You are on page 1of 2

NHẬT KÍ TRONG TÙ- HỒ CHÍ MINH

I. Hoàn cảnh sáng tác:


_Tháng 8-1942 Bác Hồ trở lại Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới cho cách mạng Việt
Nam. Ngay29-8-1942 Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Túc Vinh, Quảng Tây,
Trung Quốc.
_ Nhật kí trong tù là tập nhật kí bằng thơ gồm 134 bài viết bằng chữ Hán chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt,
làm trong thời gian HCM bị cầm tù ở 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây Trung Quốc từ 29-8-
1942 đến 10-9-1943 ghi lại những điều người đã chứng kiến và tâm tư Người trong những ngày lao tù.
II. Nội dung:
1. Phơi bày bản chất xấu xa, đen tối của bọn phản động TQ những năm 1942-1943:
_Một chế độ nhà tù tàn bạo đối với tù nhân: Cái cùm, Bốn tháng rồi…=> đói rét, bệnh tật, chết chóc
đầy đọa , rình rập những người tù.
- Bắt người, giam người 1 cách vô lí: Gia quyến người bị bắt lính; Cháu bé trong ngục Tân Dương…
Tác giả là đại biểu của VN, đồng minh của TQ chống Nhật, thế mà bỗng dưng bị bắt.
Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi
Tội trung với nước với dân à? ( Đến cục chính trị chiến khu IV)
- Quan lại, cai ngục thối nát: Lai Tân, Tiền Công, Tiền đèn… Trong tù có tổ chức đánh bạc, buôn bán,
hối lộ…
- Một xã hội bất nhân: Cảnh binh khiêng lợn cùng đi…
2. Thể hiện chân dung tinh thần của người tù CM:
a. Tâm hồn lớn
 Lòng nhân đạo:  thương người dân TQ đau khổ ở trong tù và ngoài tù
- Trong tù, Người lắng nghe tiếng khóc vang của 1 em bé nửa tuổi (Cháu bé trong ngục Tân Dương),
xót xa trước cái chết của một người tù (Một người tù cờ bạc chết cứng), cảm thông với “Người bạn tù
thổi sáo” nhớ quê, nhớ nhà; với cảnh “Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng”
- Khi bị giải đi, dù trong cảnh bị trói xích. Người vẫn thương nhà nông cần kiệm mà có thể bị đói kém
(Long An – Đồng Chính)
Người còn thương anh làm đường:
“Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
Phu đường vất vả lắm ai ơi” (Phu làm đường)
 thương nhớ đất Việt và dân Việt: Tức cảnh, Ốm nặng, Không ngủ được
 Tình yêu thiên nhiên: Ngắm trăng, Cảnh chiều hôm, Trên đường đi, Hoàng hôn… Tâm hồn tinh tế,
nhạy cảm với mọi biến đổi của thiên nhiên, lòng người: Chiều tối, MRTTLN…
 Tình yêu tự do: Cảnh binh khiêng lợn cùng đi, Bị hạn chế … Phong thái ung dung tự tại: Giữa
đường đáp thuyền đi Ung Ninh
 Tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng tương lai: Giải đi sớm, Chiều tối, Ốm nặng…
 CHẤT THÉP
b. Trí tuệ lớn:
 Nhận thức quy luật cuộc sống theo chiều hướng tích cực: Tự khuyên mình, Trời hửng…
 Tổng kết những bài học quý về sống, đấu tranh, sáng tác: Học đánh cờ, Nghe tiếng giã gạo, Cảm
hứng đọc Thiên Gia Thi
 Tinh thần, ý chí CM kiên cường, bất khuất: Bốn tháng rồi, Học đánh cờ, Mới …núi -> phong thái
ung dung tự tại, làm chủ hoàn cảnh và bản thân
III. Nghệ thuật:
- Bình dị mà sâu sắc: thường nói chuyện lớn qua sự việc bình thường, quen thuộc.
+ Nhìn lính khiêng lợn cùng đi, Người rút ra kết luận về sự mất tự do
+ Nghe tiếng giã gạo, Người nghĩ đến bài học “Gian nan rèn luyện”
- Cổ điển mà hiện đại:
+ Cổ điển: giàu tình cảm với thiên nhiên, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung tự tại, bút pháp
chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật
+ Rất cổ điển ở cảm hứng về vẻ đẹp của cảnh vật, coi thiên nhiên là người bạn hòa hợp, chia sẻ
tâm tình (Ngắm trăng, Cảnh chiều hôm, MRTTLN…), ở thể thơ và cách tả ngụ tình
+ Hiện đại: hình tượng thơ luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Nhân vật trữ tình không
phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ
+ Rất hiện đại ở giọng điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên, hình ảnh thường quen thuộc, cảm hứng về
ánh sáng, ánh hồng, niềm vui, niềm tin thắng lợi (Chiều tối, Giải đi sớm); tinh thần dân chủ: cách chọn
đề tài, cách nói, cách thể hiện bình dị, hướng về đời sống người dân cực khổ
- Phong phú mà đặc sắc: khi trữ tình (Cảnh chiều hôm), khi hài hước châm biếm (Dây trói, Ghẻ, Lai
Tân) hoặc kết hợp hai yếu tố này (Chiều hôm)

 Câu hỏi ứng dụng:


1. Những nét cơ bản của bức chân dung tự học của HCM trong NKTT

You might also like