You are on page 1of 5

I.

Giới thiệu:
1.Tác giả:
-Tên thật Nguyễn Văn Báu ,sinh ngày 5-9-1932 Thăng Bình-Quảng Nam. Năm 1950
gia nhập quân đội-chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên-làm phóng viên báo Quân Đội Nhân
Dân liên khu V,lấy bút danh Nguyên Ngọc.Sau hiệp định Giơ ne vơ tập kết ra Bắc. Sáng
tác chính thời kì này:Đất nước đứng lên-tiểu thuyết giải I hội văn nghệ VN 1954-1955;
Mạch nước ngầm 1960(truyện vừa),Rẻo cao1961(tập truyện ngắn).
-Năm1962vào Nam,hoạt động ở khu V,là chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền
Trung Trung bộ,phụ trách tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của Quân khu V.Tác
phẩm:Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc 1969(tập truyện kí),Đất Quảng(tiểu
thuyết,phần I.1971,phầnII.1974)bút danh Nguyễn Trung Thành.
-Tây Nguyên chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác của NTT.
-Đặc điểm bao trùm các sáng tác của NTT là tính sử thi rất đậm đà.(từ đề tài,chủ
đề,hình tượng nhân vật, bức tranh thiên nhiên, ngôn ngữ trần thuật).
2.Hoàn cảnh sáng tác: Giữa năm 1965,thuỷ quân lục chiến Mỹ ào ạt đổ quân vào bãi
biển Chu Lai.NTT cùng một số nhà văn khác làm việc ngày đêm để viết và in tạp
chí”Văn nghệ Quân giải phóng” miền Trung Trung bộ.Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu
sắc& những con người Tây Nguyên: cụ Mết,chị Dít,những cánh rừng xà nu bát ngát…
RXN được giải thưởng NDC,sau đưa vào tậpTQHNAHDN1969.
3.Tóm tắt:-Làng Xôman ở trong tầm đại bác của giặc. Đạn giặc tàn phá RXN.Nhưng,
như những người dan làng Xôman,nó vẫn kiên cường vươn tới.T nú về thăm làng, nghỉ
tại nhà cụ Mết. Đêm đó cụ Mết kể cho dân làng nghe chuyện T nú .
-Khi ấy Mỹ-Diệm khủng bố dã man nhưng dân làng vẫn tìm cách nuôi dưỡng cán bộ.T
nú được cán bộ Quyết dìu dắt,T nú làm liên lạc sau bị bắt,bị giam.Thoát tù,anh trở về
cùng dân làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu.
-Được tin này,giặc kéo về làng.Trước cảnh vợ con bị giặc đánh đập dã man,từ nơi ẩn
nấp,T nú đã nhảy vào giữa bọn lính định cứu vợ con.Anh bị bắt,vợ con chết. Giặc đốt 10
ngón tay anh.Làng Xôman nhất tề vùng dậy giết giặc. Rồi T nú đi bộ đội giải phóng,chiến
đấu dũng cảm.
II.Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu:
*Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt,được miêu tả công phu,đậm nét trong toàn bộ tác
phẩm,đặc biệt xuất hiện nhiều ở phần đầu và kết thúc truyện:”đến hút tầm mắt cũng
không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời’’(đầy chất thơ
hùng tráng).
*Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân làng Xôman.
+Trong sinh hoạt:T nú cầm đuốc xà nu soi cho Dít gằn gạo; lũ trẻ làng Xôman mặt
lem luốc khói xà nu ;T nú và Mai đốt khói xà nu xông bảng nứa để học chữ…
+Trong những sự kiện trọng đại(giặc đốt 2 bàn tay T nú bằng giẻ tẩm dầu xà nu , ngọn
lửa xà nu soi rõ xác những tên lính giặc…
* Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xôman.
+Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời cũng như dân làng Xôman ham tự do:
-Phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng: “Có cây mới nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt
như những mũi lê”(211) “ngọn xanh rờn,hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”(198).
+Cây xà nu phải chịu nhiều đau thương bởi quân thù tàn bạo cũng như dân làng
Xôman nhiều người bị chúng giết hại.
-“Cả rừng, hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” (197), “Nhựa ứa ra, tràn
trề (…) rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục màu lớn” (198)
-Đã thành lệ, mỗi ngày 2 lần hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẫm
tối, hoặc nửa đêm và trỡ gà gáy -> bắn phá ác liệt. .
-Cây xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nỗi (cạnh 1 cây mới ngã gục đã có
4,5 cây con mọc lên) (198)
-“Đạn đại bác không giết nỗi chúng, những vết thương của chúng lành như trên 1 thân
thể cường tráng”
-“Chúng vượt lên thay thế những cây đã ngã” (198)
Sơ kết: Rừng xà nu – 1 phần của sức sống TN, mang đặc trưng TN, phân biệt địa bàn
này với các vùng cao khác của TQ; gắn bó với con người ở đây, khi cần “ưỡn tấm ngực lớn
của mình ra mà che chở cho làng” … (198)
Rừng xà nu – tiêu biểu cho sức sống bất diệt, tinh thần đấu tranh quật cường của dân tộc
TN. Các thế hệ cây xà nu tượng trưng cho các thế hệ dân làng Xôman (Anh Quyết hy sinh
-> T nú; Mai ngã xuống -> Dít lớn lên thay chị; những thế hệ tiếp theo sẵn sàng kế tiếp ->
bé Heng.)
III. Hệ thống nhân vật:
1.Tnú: nhân vật anh hùng,người con vinh quang của làng Xôman , của người S trá,
được NTT khắc hoạ bằng những nét độc đáo, giàu chất sử thi. T nú tiêu biểu cho số phận
và con đường đi lên của các dân tộc.
-Gắn bó với CM: từ nhỏ đã từng nuôi giấu cán bộ, làm công tác giao liên.
-Con người gan góc ,táo bạo,dũng cảm và trung thực.
+Vào rừng cùng Mai tiếp tế cho anh Quyết, khi học chữ bị thua kém Mai đã lấy đá đập
vào đầu…
+Đi đường núi thì đầu sáng lạ lùng.., không bao giờ đi đường mòn,giặc vây các ngã
đường, xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây.
+Qua sông, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang,…
+Khi bị bắt, bị tra tấn dã man đã dũng cảm chịu đựng ,chỉ tay vào bụng mình nói: Cộng
sản ở đây…
-Hình ảnh 2 bàn tay gây ấn tượng đậm nét và sâu sắc:
+Bàn tay còn lành là bàn tay trung thực, tình nghĩa : cầm phấn viết chữ của anh Quyết
dạy cho; cầm đá đập vào đầu mình để tự trừng phạt khi học hay quên chữ; khi thoát ngục
Kon tum về, gặp Mai ở đầu rừng, lối vào làng, Mai cầm tay Tnú mà giàn giụa nước mắt …
+Mười ngón tay bị giặc quấn giẽ tẩm nhựa xànu rồi đốt – 10 ngón tay thành 10 ngọn
đuốc – lửa từ 10 đầu ngón tay – thiêu đốt gan ruột, cả hệ thần kinh Tnú :” Anh không cảm
thấy … môi anh rồi “( 210 ) Mười ngọn đuốc ngón tay Tnú đã châm bùng 2le6n ngọn lửa
nổi dậy của làng XôMan. Mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt – chứng tích đầy căm hận mà Tnú
mang theo suốt đời .
+Bàn tay ấy vẫn cầm giáo, cầm súng và Tnú đã lên đường đấu tranh giải phóng quê
hương .
- Tnú có tính kỷ luật rất cao : Tuy nhớ nhà nhớ quê nhưng phải được cấp trên cho
phép mới về, và cũng chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấy phép
- Tnú giàu tình yêu thương đối với mọi người :
+Sau ba năm chiến đấu trở về làng, Tnú bồi hồi xúc động khi nghe tiếng chày “ chuyên
cần … ấy rồi ”( 200 )  nỗi nhớ quê hương, nhớ mẹ, nhớ chị, nhớ dân làng…
+Yêu thương vợ con tha thiết : Chứng kiến kẻ thù dùng cây sắt đập chết mẹ con Mai,
anh lao vào lũ giặc với “ một tiếng thét … ôm chặt mẹ con Mai ”. Đau thương  căm thù
: đôi mắt thành hai cục lửa lớn . Căm thù  thành hành động :” Thét lên một tiếng.. dữ
dội hơn ”…” lửa cháy khắp rừng ” cả làng vùng lên chống giặc .
+Cả làng vây quanh ngày anh về ( 200 )
@ Tnú thật sự là người con chung của dân làng Xôman, của người Strá, luôn
xứng đáng với tình cảm của Mai trước đây và của Dít sau này .
2. Dít : Hiện thân và sự tiếp nối của Mai .
- Tình cảm trong sáng, sâu sắc nhưng lặng lẽ và kín đáo
- Là người dũng cảm ít nói :
* Bị giặc bắt , khi vào rừng tiếp tế cho cụ Mết và Tnú, đạn giặc bắn xung quanh, sượt qua
tai, xém tóc, cày đất ..( 207 ) không khóc, lặng thinh, bình thản
* Ngày Mai mất, nó lầm lì … mang đi ( 199 )  gan lì từ nhỏ, biết dồn nén đau thương
để nung nấu lòng căm thù, nhận thức bản chất của kẻ thù, quyết tâm tiêu diệt chúng
- Tính nguyên tắc có phần cứng nhắc của một cán bộ chính trị ở tuổi mới lớn ( qua cách
hỏi giấy phép, xưng hô với Tnú trước và sau khi đọc giấy : đồng chí  anh em ) 
người đọc cảm thông  trưởng thành .
- Đằng sau thái độ lạnh lùng, ngôn từ có vẻ gay gắt “ không có giấy trên về thì không
được, uỷ ban phải bắt thôi ” là tình cảm thầm kín ẩn trong cái nhìn rất sâu đối với Tnú(
một đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt )
3.Cụ Mết :
Xuất hiện muộn khiến Tnú nóng ruột chờ đợi – là linh hồn của làng Xôman, là chiếc cầu
nối quá khứ và hiện tại
- Hình dáng :” quắc thước như xưa, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng “ mắt sáng và
xếch ngược ”, “ ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn ” ( 201 ) vết sẹo …
quắc tước, cứng cỏi
- Ngôn ngữ : Không bao giờ khen tốt. Những khi vừa ý nhất đều nói “được” .
Tiếng nói ồ ồ, dội vang
- Tự hào về quê hương :
+ “Không có gì mạnh bằng cây xànu … mọc lên ”( 202)
+ Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất núi rừng này đấy (202)
- Mệnh lệnh chiến đấu cụ Mết phát ra đơn giản và chắc nịch, rực rỡ như trong sử
thi “Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên ”
- Tính cách ông tiêu biểu cho tính cách quật cường, bất khuất của dân tộc ta :” Nhớ
lấy (…) chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo ” ( 208) lời nói của ông là âm
hưởng chủ đạo của bản hùng ca tây nguyên
@ Cụ Mết là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống
và cội nguồn của miền núi Tây nguyên, của các dân tộc Tây nguyên, là đại diện cho
quần chúng, cái gạch nối giữa Đảng và đồng bào các dân tộc ( Người thủ lĩnh tinh
thần của làng Xôman )
4. Bé Heng : Xuất hiện nhiều ở đầu câu chuyện, đóng vai người hướng dẫn Tnú trở
về . Cách ăn mặc và trang bị ra dáng người lính, người chiến sĩ du kích của làng Xôman
- Mang khẩu súng trường mác, đội một cái mũ sụp xin được của một anh giải phóng
quân nào đó, mặc một chiếc áo bà ba daì phết đít, vẫn đóng khố, súng đeo chéo ngang
lưng (198)
- Góp phần thiết lập hầm chông, hố chông chằng chịt  hãnh diện – trưởng thành : ý
thức trách nhiệm
- Heng tượng trưng cho lứa cây xànu mới lớn, mang trong mình bao sinh lực và nhựa
sống hứa hẹn sẽ trở thành những cây xànu mạnh mẽ và bất tử.
5. Nhân vật tập thể: Lũ làng Xôman – người già và trẻ con, nam và nữ, người có tên
và không tên . họ vui mừng khi Tnú về làng và chăm chú chờ nghe cụ Mết kể lại chuyện
cũ. Hình tượng này bổ sung, tạo nền cần thiết và rất có ý nghĩa cho các nhân vật chính.
Phải có nhân dân ấy mới có được những người con ưu tú ấy .
IV. Tính sử thi của truyện :
- Đề tài –chủ đề : Truyện viết về cuộc đấu tranh cách mạng, vùng lên không chịu
sống quỳ của một buôn làng, nhằm ca ngợi và nêu lên sức mạnh quật khởi, tinh
thần và ý chí không gì dập tắt nổi của một Tây nguyên bất khuất .
- Hình tượng nhân vật : Được khai thác và xây dựng bằng những phẩm chất và
tính cách kỳ vĩ, mạnh mẽ. Cụ Mết sừng sững uy nghi như một cây đại thụ. Tnú và
tập thể làng Xôman đoàn kết một lòng, giàu dũng khí. Họ là những con người tiêu
biểu cho cộng đồng, sống chết vì cộng đồng, dân tộc .
- Bức tranh thiên nhiên : được mô tả hùng vĩ, hoành tráng. Hình ảnh rừng xà nu bạt
ngàn “ ưởn tấm ngực … cho làng ”,
- Những cảnh “ suốt đêm nghe cả rừng Xômsn ào ào rung động và lửa cháy khắp
rừng ”( 211)
- Ngôn ngữ : Được viết với giọng say mê, trang trọng, tạo nên chất thơ, hùng tráng
dạt dào .
- Trần thuật : Câu chuyện được kể như một hồi tưởng trong 1 đêm Tnú về thăm
làng, qua lời cụ MẾt, bên bếp lửa, cho dân làng nghe, cách kể trang trọng như
muốn truyền lại cho các thế hệ con cháu những trang lịch sử cộng đồng .
- Câu chuyện của thời hiện tại nhưng vẫn được kể như chuyện lịch sử, giọng sử thi.
V Kết luận :
- Rừng xà nu là truyện ngắn đậm đặc cuộc sống và lịch sử quật cường của con người,
núi rừng Tây nguyên . Nhà văn Nguyễn Trung Thành khơi nguồn sức trào cuốn của dòng
chảy lịch sử chở nặng đau thương của các dân tộc Tây nguyên, tạo nên bản tráng ca
chống Mỹ .
- RXN phản ánh núi rừng, đất nước đứng lên lần 2 ( chống Mỹ ). Lần 1- chống Pháp
được phản ánh trong “ Đất nước đứng lên ” với bút danh Nguyên Ngọc

CÂU HỎI ỨNG DỤNG :


1. Phân tích hình tượng NV Tnú: những tính cách nổi bật, câu chuyện bi tráng về
cuộc đời riêng, ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường CM của dân làng
Xôman
2. Phân tích ý nghĩa của hình tượng cây xànu, rừng xànu
3. Phân tích tính sử thi trong truyện RXN
4. Đặc sắc nghệ thuật của truyện RXN

You might also like