You are on page 1of 2

Số phận con người.

Mikhain Sôlôkhôp.
I.Tác giả Mikhain Sôlôkhôp(1905-1984)
1.Người con của sông Đông:
_Nhà văn Nga-ra đời ở tỉnh Rốxtốp trên sông Đông, trong một gia đình nông dân.
Gắn bó máu thịt với cảnh vật và con người vùng sông Đông trong những bước chuyển
mình đau đớn,phức tạp của lịch sử: CM,nội chiến,hợp tác hoá nông nghiệp,chiến tranh vệ
quốc…Thấm đẫm hơi thở,cuộc sống vùng sông Đông.
_Không được học hành hệ thống từ đầu. Vừa học vừa kiếm sống. Trực tiếp tham gia
nội chiến và chiến tranh Vệ quốc. Tiêu biểu cho lớp trí thức mới bắt rễ sâu trong quần
chúng lao động và thực tế đầy giông bão, trưởng thành sau CM.
2.Nhà văn lớn của sông Đông:
_Đề tài quen thuộc và quan trọng trong sự nghiệp sáng tác:cuộc sống vùng sông Đông
sau CMT10 và trong thời kì nội chiến ở Liên Xô trước đây.
_Vinh quang văn học chủ yếu là những trang viết về vùng sông Đông: Giải Nobel văn
học với bộ tiểu thuyết đồ sộ Sông Đông Êm Đềm 1965(tác phẩm hoàn thành 1940).
_Tác phẩm:SĐEĐ,SPCN,Đất vỡ hoang,Họ chiến đấu vì Tổ quốc…
_Bước ngoặt mới từ truyện ngắn viết sau chiến tranh:SPCN. Với cảm hứng nghệ thuật
mới.,cách nhìn hiện thực và xử lí đề tài mới, truyện mang những giá trị tư tưởng và nghệ
thuật chân thật, lớn lao, sâu sắc, phản ánh một khía cạnh mới trong văn tài Sôlôkhôp.

II.Tác phẩm SPCN:


1.Tóm tắt truyện:
Anđrây Xôcôlốp là chiến sĩ hồng quân Liên Xô đã tham chiến chống phát xít trong Đại
chiến II và phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề: bản thân bị thương, bị địch băt, bị hành
hạ tra tấn dã man, vợ và 2con gái chết vì bom.,con trai là đại uý pháo binh hi sinh đúng
vào ngày chiến thắng. Trở về cuộc sống đời thường ngoài quân ngũ, gặp bé Vania tội
nghiệp(mất gia đình vì bom đạn,sống lang thang vất vưởng),Xôcôlốp tự nhận là” bố”đưa
đứa trẻ mồ côi về nuôi. Hai tâm hồn cô đơn,buốt giá đã sưởi ấm cho nhau, sống với nhau
những ngày không thể nào quên.Nhưng số phận vẫn chưa chịu buông tha.Xôcôlốp gặp
rủi trong một chuyến chở hàng thuê và bị thu bằng lái xe.Thế là hai bố con lại thất thểu
dắt nhau đi kiếm sống ở phương trời khác.Con vẫn hớn hở tung tăng, quấn quýt lấy bố
trong khi bố phải gượng mà che giấ bệnh tim và nỗi thống khổ vì những sự thật cay đắng.
2.Giá trị nội dung:
_Hình tượng Xôcôlốp là hình tượng một con người “bé nhỏ”, bình thường mà vĩ đại
của nhân dân Nga trong và sau Đại chiến II. Xôcôlôp không có địa vị ,quyền thế gì đặc
biệt. Xôcôlốp đã trải qua những cảnh ngộ mà bất cứ một người lính vô danh nào cũng đã
nếm trải. Nhưng mặt khác, Xôcôlốp có sức chịu đựng ghê gớm những tổn thất nặng nề về
vật chất và tinh thần.X.đã cố gắng vươt lên không để cho số phận đánh gục. X.còn dốc cả
tình thương cho những con người bấ hạnh- nạn nhân tội nghiệp của chiến tranh.
_Trên cái nền chung là thái độ lên án chiến tranh tàn khốc, tp một mặt là tiếng nói tâm
tình tha thiết với những rủi ro quá sức chiụ đựng của con người; một mặt biểu
dươngphẩm chất đẹp đẽ, vững vàng, cao thượng của một tâm hồn Nga.
3.Chủ đề:
Truyện lên án sự tàn phá và huỷ diệt ghê gớmcủa chiến tranh,mà đáng sợ nhất là sự tàn
phá hạnh phúc của con người. Từ hình ảnh người lính mất hết gia đình, vợ con đến đứa
bé mất hết cha mẹ, anh em, tác giả đã làm người đọc xúc động bàng hoàng trước hậu quả
khủng khiếp của chiến tranh. Tưởng như mất hết, nhưng còn lại cuối cùng là lòng nhân
hậu của con người, là sức sống kiên cường sẽ giúp con người đương đầu mọi thử
thách.
4.Phân tích:
a.Xôcôlôp-một phẩm chất Nga kiên cường:
_Tình thế sau chiến tranh: cô đơn ghê gớm, gia đình, nhà cửa, vợ con…tất cả không
còn ai.
_Đời thường thì eo sèo chua chát: bị tước bằng lái xe vì đụng phải một con bò(con bò
không hề gì) nghĩa là mất việc làm.
_Sự mất mát trong chiến tranh, sau chiến tranh, trong cuộc sống đời thường quá lớn nên
X. luôn luôn đau khổ. X. phải phiêu bạt tìm đến nơi ở mới để kiếm sống.
_Thể chất anh ngày càng tồi tệ:”Trái tim tôi suy kiệt, nó từng bị đau khổ làm cho chai
đá” nhưng X. không hề than vãn.
b.Xôcôlốp-một phẩm chất Nga nhân hậu.
_Qua mấy câu hỏi chuyện ngẫu nhiên , biết Vania mồ côi không bà con thân thích, X.
quyết định”không gì có thể chia cắt mình với nó được nữa”.Quyết định có tính bột phát
hồn nhiên chứng tỏ xuất phát từ đáy lòng,không hề tính toán tư lợi.
_X.thương yêu,chăm sóc cho Vania hơn cả cha đối với con.
_Mọi đau khổX. âm thầm chịu đựng,tuyệt nhiên không thổ lộ ra ngoài vì sợ Vania đau
buồn.
Trong tình cảm của X.đối với Vania có niềm vui của một trái tim” đượchồi phục, trở lại
mềm dịu hơn”.
_Vania gắn bó,quyến luyến với X: áp sát vào người,ôm chặt lấy cổ, áp chặt má. Bố đi
vắng thì”khóc suốt từ sáng đến tối”. Đối với Vania,X. là người cha thân thương,là chỗ
dựa cho cuộc đời nó.Còn đối với X, Vania là niềm vui sưởi ấm trái tim giá lạnh của anh.
Trong hoàn cảnh khốc liệt biết nương tựa vào nhau để vươn lên,hi vọng vào cuộc sống
chính là phẩm chất tuyệt vời của con người chân chính.
_X.hầu như “đêm nào cũng chiêm bao thấy những người thân đã quá cố, ban đêm thức
giấc thì đầm đìa nước mắt”. Những đau thương mất mát của anh quá lớnkhông gì bù đắp
nổi và thời gian cũng không xoa dịu được vết thươn g lòng.-> Biểu hiện đích thực của
con người.
Câu hỏi ứng dụng:
1.Những nét đặc sắc nào trong tiểu sử của Sôlôkhôp đã giúp anh(chị) hiểu thêm văn
nghiệp của ông?
2.Anh (chị) hãy giới thiệu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Sôlôkhôp?
Sáng tác nổi tiếng nhất của ông là tp SĐÊĐ hay tp SPCN?
3.Anh(chị) hãy tóm tắt và nêu giá trị bao trùm về nội dung truyện ngắn SPCN của
Sôlôkhốp.
4-Tìm hiểu tâm trạng Xôcôlôp trong những ngày sống với Vania?
5-Chủ đề truyện?,

You might also like