You are on page 1of 2

VI HÀNH- NGUYỄN ÁI QUỐC

I.GIỚI THIỆU:
1.Hoàn cảnh và mục đích sáng tác:
_ Năm 1922 TDP đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác xây
nhằm tuyên truyền cho sức mạnh và công khai hóa của chúng đối với dân thuộc địa, đồng thời
kêu gọi người Pháp đầu tư khai thác Đông Dương.
_ Năm 1923, nhà yêu nước NAQ viết truyện ngắn Vi hành bằng tiếng Pháp, đăng báo Nhân Đạo
của ĐCS Pháp 19-2-1923, nhằm châm biếm đả kích 2 đối tượng chính: trùm phong kiến VN và
nhà cầm quyền TDP. Bút pháp hiện thực trào phúng.
2. Tóm tắt truyện: Với hình thức bức thư gửi cho cô em họ, tác giả kể lại những điều tai nghe
mắt thấy của mình về chuyến đi Pháp của Khải Định . Trước hết là sự nhầm lẫn của đôi trai gái
người Pháp trong xe điện ngầm tưởng tác giả là vua Khải Định vi hành .Rồi tác giả lại giả định
là vua Khải Định vi hành để tiện việc riêng. Cuối cùng dân chúng và chính phủ Pháp cũng nhầm
lẫn không biết đâu là vua nước Nam nữa. Chính phủ phái người theo dõi tất cả những người An
Nam trên đất Pháp, đặc biệt với nhân vật “Tôi”.
II.NỘI DUNG ĐẢ KÍCH:
1.Khải Định ,công cụ rẻ tiền của chế độ TDP:
a. Chân dung Khải Định dưới con mắt những người Pháp bình thường:
_ Dáng vẻ: Cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đeo đầy những
nhẫn(13),đeo lên người đủ cả bộ lụa là,đủ cả bộ hạt cườm (14). Mặt bủng như vỏ chanh, mũi tẹt,
mắt xếch. Điệu bộ, cử chỉ nhút nhát, lúng ta lúng túng trông cứng nhắc , ngơ ngẩn như con
rối(14)
bậc cải trang vĩ đại muốn đi sâu vào cuộc sống nhân dân”(15)mà chỉ để tiện việc riêng và vì _
Hành động: qua Pháp “ chắc chắn không phải như vua Thuấn hay vua Pie nước Nga, nhửng
những lí do không cao thượng bằng” (15) , “ chỉ để nếm thử cảnh sống của các công tử bé, các
tay tập tành ăn chơi, xuất hiện cả ở các trường đua xem ngựa…
b. Chuyến đi Pháp của Khải Định không đem vẻ vang cho nước An Nam, không thắt chặt
tình thân hữu giữa 2 dân tộc Pháp-Việt như những lời quảng cáo của bọn tay sai. Người Pháp
truớc sau chỉ coi y như một tên hề, 1 tiết mục gây cười, rất có ích cho họ vì Khải Định xuất hiện
đúng lúc kho chuyện giải trí của họ “cạn ráo”
+ “Nghe nói .. thuê đấy”
+ “Hắn đấy! Xem hắn kìa!”, “ những lời chào mừng kín đáo và kính trọng” (16) của dân
chúng Pháp đối với Hoàng đế An nam = > những lời mát mẻ mỉa mai sâu cay
+ Khải Định chỉ là 1 tên hề rẻ tiền (xếp sau vợ lẽ, nàng hầu vua Cao miên, sau cả bọn
dây leo nhào lộn) (15)
2. Ách thống trị độc ác tại thuộc địa:
- Chính sách đầu độc cưỡng bức bằng rượu cồn và thuốc phiện “phải chăng là ngài… hay
không” (15)
- Tuyên truyền dối trá, bịp bợm, đi cướp nước mà gọi là đi khai hóa: “đến nay tất cả những ai …
hoàng đế ở Pháp” (15,16)
- Tung mật thám để bám theo những người VN yêu nước 1 cách ráo riết “bám lấy đế giày”,
“dính chặt như hình với bóng”, cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm phút” (16)
3. Những mặt trái của XHTB Pháp (qua đôi thanh niên Pháp)
* Sống hời hợt, nông nổi, tầm thường:
- Đọc báo để xem truyện li kì, mua vé đắt tiền để xem vợ lẽ, nàng hầu vua Cao Miên, xem trò
nhào lộn…
- Báo chí chạy theo thị hiếu tầm thường: giết người lấy của, mất đồ nữ trang. “Em mà có… ngôi
sao” (14)
- Kì thị chủng tộc, nói về người VN: “cái mũi tẹt …vỏ chanh” (14)
* Hiếu kỳ, lọc lõi, tính toán: “vua thì tốn lắm”, “hôm nay mình có mất tí tiền nào đâu mà được
xem vua đang ngay cạnh” (15)
III. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT:
1. Cách dựng truyện sáng tạo:
- Hình thức bức thư -> lợi thế, hiệu quả nghệ thuật cao. Vừa tự sự, miêu tả khách quan vừa trữ
tình, phát biểu thoải mái những cảm xúc, ý kiến của mình. Hồi tưởng, liên tưởng, chuyển từ
chuyện nọ sang chuyện kia thoải mái, tự nhiên => do đó nhân vật được soi từ nhiều góc độ, vấn
đề được mở rộng, đào sâu, lặp đi lặp lại…
- Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn làm nổi bật chủ đề và nhân vật
+ NAQ không nói đến việc làm bán nước của Khải Định mà chỉ nói việc hắn lén lút “vi
hành” một cách mờ ám xấu xa. Cái tài của tác giả biểu hiện ở khả năng dồn nén một nội dung
lớn lao, mãnh liệt vào trong một hư cấu nghệ thuật đơn giản: một khoảnh khắc ngắn ngủi trên toa
xe điện. Vẻn vẹn 3 nhân vật, trong đó nhân vật “tôi” chỉ lắng nghe và nghĩ ngợi. Đôi thanh niên
Pháp nói chuyện bâng quơ, phù phiếm.
+ Một loạt tình thế hiểu lầm:
 Người biết tiếng Pháp thì bị coi là chẳng hiểu gì. Người chẳng phải vua thì lại cho là
hoàng thượng. Không có Khải Định thật, mà Khải Định vẫn cứ hiện ra, trong một bức biếm họa
có 1 ko 2 về “anh vua” đến đúng lúc để làm trò tiêu khiển không mất tiền, quá rẻ so với đám “vợ
lẽ, nàng hầu vua Cao Miên”, “sư thánh xứ Côngo”… lúc kho giải trí cạn ráo.
 Hoàng đế là “tôi” và cũng có thể là bất cứ người Việt nào trên đất Pháp. Nội dung tố
cáo: sự rình mò người dân thuộc địa
2. Tài nghệ trào phúng sắc sảo bậc thầy:
- Mâu thuẫn trào phúng:
Địa vị tôn nghiêm của vua, Tên hề lố lăng, bị người Pháp khinh
thượng khách của Pháp được tường bỉ, chế giễu
trình bằng những lời to tát
- Phóng đại:
+ Việc Khải Định vi hành
+ Việc đem các quan hầu gửi kho hành lý nhà ga để tiện vi hành
+ Việc bầu nhà hát múa rối kí giao kèo thuê
+ Việc người VN được chính phủ Pháp “tùy tùng hộ giá” một cách bí mật
 phóng đại – gây thú vị cho người đọc
- Lối dẫn truyện độc đáo. Luôn đan xen nhiều giọng nói, nhiều giọng kể, nhiều sự đổi giọng,
chuyển giọng bất ngờ lý thú.
3. Vai trò nghệ thuật của nhân vật “tôi” trong tác phẩm:
- Từ đầu đến cuối nhân vật “tôi” không 1 lời nói, không 1 cử chỉ, có vẻ thật bị động, thật tội
nghiệp trong vai trò “1 đấng hoàng thượng bất đắc dĩ”
- Với những ý nghỉa của mình, “tôi” là người phát ngôn trực tiếp cho những ý tưởng của nhà văn
- “tôi” 1 lúc sắm 2 vai hoàn toàn trái ngược: dân thường và hoàng đế. Nhờ vậy tác giả thực hiện
được đòn đánh kì tài: tố cáo Khải Định mà không cần sự có mặt của y
- Chủ đề tác phẩm hiện lên: sự lên án một tên vua bù nhìn và đồi bại, lên án chính sách mật thám
đê hèn của thực dân
IV. KẾT LUẬN:
Vi hành:
- Một tác phẩm đặc sắc, kịch tính tạo sức hấp dẫn người đọc
- Một bằng chứng xuất sắc của sự kết hợp văn chương và chính trị
 Câu hỏi ứng dụng
1. Tìm trong truyện 1 câu văn giúp anh chị hiểu đúng nghĩa của chữ “Vi hành” được dùng làm
tựa đề tác phẩm. Việc mượn chuyện Khải Định cải trang, Khải Định vi hành để làm cái tứ
cho cốt truyện theo anh chị là nhằm đạt đến những mục đích tư tưởng và nghệ thuật gì?
2. Giải thích tại sao một mục đích sáng tác có tính chất chính trị nghiêm trang như thế mà tác
giả lại thể hiện qua 1 câu chuyện chẳng nghiêm túc chút nào của 1 cặp tình nhân?
3. Vai trò nghệ thuật của “tôi” trong tác phẩm

You might also like