You are on page 1of 14

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM

TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG TPHCM


KHOA CƠ KHÍ
---------------

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG


SẤY BÁNH TRÁNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ĐỖ THỊ PHƯƠNG KHANH


SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HOÀNG MINH LONG
LÝ CHÁNH LỰC
LỚP: 06 CĐCK2

TPHCM 04/2008
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm em gặp không ít khó khăn, trở ngại trong việc
tìm hiểu tài liệu tham khảo, các bước và cách thức để tiến hành một đề tài. Nhờ có sự tận
tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, động viên của cô Đỗ Thị Phương Khanh mà nhóm em có
thể hoàn thành đề tài theo đúng tiến độ đã đề ra.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báo của giáo viên hướng
dẫn, các thầy cô giáo trong trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng, gia đìng và các bạn bè đã
ủng hộ và tạo điều kiện cho nhóm trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
CHƯƠNG I: DẪN NHẬP........................................................................................ ..........6
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
IV.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
V.KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
VI.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ ......8


I. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY........................................ ..........................9


I. NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
II. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG
III. PHỎNG VẤN
VI. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
V. LẮP ĐẶT VÀ CHẠY THỬ NGHIỆM
VI. HIỆU CHỈNH MÁY
VII. THỰC NGHIỆM

CHƯƠNG IV:XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................. .......................10

CHƯƠNG V:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. .........11


I. KÉT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. .................12


PHỤ LỤC..................................................................................................... ........................13
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta vốn đi lên từ một nước phong kiến, với nền văn hóa lúa nước lâu đời. Ngày
nay tuy nước ta đã có nhiều đổi mới,với nhiều ngành kinh tế nhưng ngành trồng lúa vẫn là
một ngành hết sức quan trọng. Do đó lúa gạo đã trở nên rất thân thuộc với người dân ta. Đất
chịu người, người mến đất, người Việt xưa đã sáng tạo ra cách sử dụng gạo để chế biến ra
những món ăn độc đáo và không kém phần ngon miệng. Những bí quyết nghề được gieo
mầm và từ đó hình thành nên nhiều làng nghề truyền thống tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Nghề làm bánh tráng là một trong những nghề truyền thống đặc trưng của Việt Nam.
Nó đã góp phần tạo nên những món ăn mang hương vị rất riêng của việt nam. Tuy nhiên do
vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu nên ngành làm bánh tráng chỉ sản xuất bằng phương
pháp thủ công truyền thống, năng suất thấp. Để góp phần tăng năng suất, đưa ngành làm
bánh tráng truyền thống trở thành một ngành kinh tế quan trọng thì việc áp dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất là việc hết sức cần thiết.

Hưởng ứng tinh thần đó năm 2001 các kĩ sư trong nước đã chế tạo máy tráng bánh
tráng tự động góp phần giảm sức lao động và nâng cao năng suất. Tuy nhiên việc áp dụng
máy tráng bánh tự động chỉ giảm được một phần công lao động còn việc làm khô bánh vẫn
phải thực hiện bằng phương pháp thủ công. Do đó nhóm em xin đưa ra một giải pháp đó là
áp dụng hệ thống sấy bánh tráng vào trong sản xuất.
CHƯƠNG I:
DẪN NHẬP
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nên yêu cầu đặt
ra là phải áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất nhằm gia tăng năng suất, sản
lượng trên tất cả mọi ngành mọi lĩnh vực. Đến năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của tổ chức WTO thì yêu cầu đó càng trở nên gay gắt. Tuy nhiên, lâu nay nghề
bánh tráng vẫn làm theo lối thủ công nên năng suất thấp và chất lượng không đồng đều
không đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Năm 1999 các công ty chế biến lương thực thực
phẩm không đủ bánh tráng để giao hàng xuất khẩu nên đã đi thu gom hàng ở các cơ sở tư
nhân nhằm thực hiện đúng hợp đồng xuất khẩu đi các nước. Kết quả, toàn bộ số hàng bánh
tráng xuất khẩu của Việt Nam từ Mỹ đã bị "trả về" do không đạt độ đồng nhất của sản phẩm,
bánh tráng có độ dày mỏng khác nhau, phần lớn không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
vì bánh tráng được làm khô bằng cách phơi nắng theo hướng sản xuất thủ công.
Mặt khác với đặc trưng là một nước nhiệt đới gió mùa một mùa mưa và một mùa
nắng thì việc sản xuất bánh tráng không thể làm quanh năm mà chỉ có thể làm trong những
tháng nắng, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, làm giảm thu nhập người lao
động. Để công việc sản xuất có thể diễn ra liên tục, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và góp
phần vào công cuộc công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ những hiện trạng trên nhóm em xin chọn đề tài “Nghiên cứu và chế tạo hệ thông
sấy bánh tráng”. Nhằm nâng cao năng suất phục vụ suất khẩu, giảm sức lao động, tăng thu
nhập, và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
II.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:

Do quy mô và thời gian có hạn nên nhóm nghiên cứu chỉ dừng lại ở phạm vi thử
nghiệm.

III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Nhằm nghiên cứu chế tạo được hệ thống sấy bánh tráng.

IV.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Nhiệt độ sấy
Thời gian sấy
Phương pháp sấy

Trang 6
V.KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

Tìm và nghiên cứu các tài liệu, sách báo trong nước và ngoài nước, trên internet.
(01/04/08-10/04/08)
Nghiên cứu các máy tráng bánh tráng có sẵn trên thị trường. (11/04/08-20/04/08)
Phỏng vấn, trò chuyện đặt, câu hỏi, thu phản hồi từ người những người trong
nghề.(21/04/08-30/04/08)
Thiết kế, chọn loại động cơ, chọn vật liệu…(01/05/08-15/05/08)
Lắp đặt và chạy thử nghiệm.(16/05/08-01/06/08)
Hiệu chỉnh máy, khắc phục những sai xót.(02/06/08-15/06/08)
Chạy thử tại cái xưởng thu phản hồi, hoàn thiện hệ thống.(16/06/08-30/06/08)

VI.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phương pháp nghiên cứu:


• Thu thập tài liệu.
• Xử lý tài liệu.
• Thống kê.

Phương pháp điều tra phỏng vấn:


• Bút vấn
• Phỏng vấn

Phương pháp thực nghiệm:


• Kiểm nghiệm khả năng làm việc
• Khắc phục sai xót
• Đưa người khác sử dụng để có đánh khách quan

Trang 7
CHƯƠNG II:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
I. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Tháng 9.1999, trước sự chứng kiến của lãnh đạo thành phố và nhiều sở, bang
ngành... dây chuyền sản xuất bánh tráng xuất khẩu được chạy thử ở xí nghiệp chế biến hàng
xuất khẩu Cầu Tre, quận 11, TP.HCM. Kết quả, chỉ thành công ở máy tráng bánh còn máy
sấy chưa thành công do chế độ nhiệt không đủ, vì thiếu kinh nghiệm về xử lý nhiệt nên bánh
tráng chạy trên băng chuyền sản phẩm còn bị ướt.

PGS.TS. Trần Doãn Sơn - chủ nhiệm bộ môn chế tạo máy khoa cơ khí, Đại học Bách
khoa TP.HCM đã mạnh dạn đăng ký cụm công trình nghiên cứu đổi mới công nghệ và thiết
bị chế biến lương thực thực phẩm và nông sản Việt Nam. Trong đó có công trình nghiên cứu
đổi mới và phát triển công nghệ sản xuất bánh tráng xuất khẩu, với nguồn kinh phí đề tài từ
Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM.

Ngày đó, do thiết bị không có trên thị trường công nghệ mới nên phải hiệu chỉnh chế
tạo nhiều lần, chạy thử nghiệm cùng thay đổi các bộ phận cho phù hợp. Hơn nữa kinh phí
hạn hẹp, phải kiên trì nghiên cứu không nản lòng. Cuối cùng đến tháng 2.2001 mới hoàn
thành chuyển giao công nghệ mới cho xí nghiệp hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Dây chuyền sản xuất bánh tráng của PGS.TS. Trần Doãn Sơn.

Trang 8
Trong khi đó các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc do có nhiều điều
khiện thuận lợi hơn về khoa học kĩ thuật và công nghệ nên họ đã sớm đưa vào áp dụng dây
chuyền sản xuất bánh tráng tự động.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Chọn loại động cơ: chọn loại động cơ đúng thì sẽ có tính năng làm việc phù hợp với
yêu cầu truyền động của máy, vận hành được an toàn và ổn định.

Truyền động bánh răng có nhiều ưu điểm nổi bật như kích thước nhỏ, khả năng tải
lớn, hiệu suất cao, tỉ số truyền không thay đổi, làm việc chắc chắn và bền lâu.

Truyền động xích: có kích thước nhỏ gọn, hiệu suất cao, lực tác dụng lên trục nhỏ.

Băng chuyền: băng chuyền cao su chịu dầu, chịu nhiệt, kháng kéo đứt, kháng mài
mòn cao.

Sấy hơi nước: đơn giản, giá thành rẻ, hiệu quả cao.

CHƯƠNG III:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY

I. NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU:

Tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có sẵn trong trường, các sách báo trong nước và
ngoài nước, trên internet, về các máy có liên quan đến hệ thống sấy bánh tráng.

II. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG:

Tìm đến các xưởng làm bánh tráng, nghiên cứu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt
động các máy tráng bánh tự động tại đây để thu thập cái số liệu cần thiết cho việc chế tạo hệ
thống sấy như vận tốc băng chuyền, lực trên băng chuyền…

III. PHỎNG VẤN:

Đến các xưởng làm bánh tráng phỏng vấn xin ý kiến của các công nhân làm việc tại
đó để tiếp thu những kinh nghiệm của họ trong quá trình làm việc

Trang 9
VI. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ:

Từ lực trên băng chuyền tính toán chọn loại động cơ cho phù hợp, từ vận tốc băng
chuyền tính toán tỉ số truyền sao cho băng chuyền của hệ thống sấy có cùng tốc độ với băng
chuyền của hệ thống tráng bánh tự động.
Tính toán bộ truyền xích và bánh răng sao cho tuổi thọ của máy là cao nhất.
Chọn vật liệu, thiết kế sơ bộ hệ thống sấy.
Tính toán thời gian sấy, phương pháp sấy và nhiệt độ sấy sao cho thời gian là ngắn
nhất.

V. LẮP ĐẶT VÀ CHẠY THỬ NGHIỆM:

Gia các chi tiết trong hệ thống theo những tính toán sơ bộ ban đầu.
Lắp ráp và cho chạy không tải.

VI. HIỆU CHỈNH MÁY:

Bổ sung, khắc phục những sai phạm, thiếu sót phát sinh trong quá trình chạy không
tải.

VII. THỰC NGHIỆM:

Cho máy chạy thử ở các xưởng làm bánh tráng một thời gian sau đó thu ý kiến phản
hồi từ những người ở đó từ đó đưa ra những điểu chỉnh thích hợp, dần dần hoàn thiện sản
phẩm.

CHƯƠNG IV:

Trang 10
XỬ LÝ SỐ LIỆU
N=10

Câu 1 Chọn nguyên liệu Tráng bánh Phơi bánh Pha bột
Fi(%) 50% 20% 20% 10%

Câu 2 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ


Fi(%) 10% 60% 30% 10%

Câu 3 Chọn nguyên liệu Tráng bánh Phơi bánh Pha bột
Fi(%) 0% 10% 60% 30%

Câu 4 Giá thành rẻ Năng suất cao Tiết kiệm điện


Fi(%) 40% 40% 20%

Câu 5 Nhôm Inox Cao su


Fi(%) 20% 30% 50%

Câu 6 Xích Đai Bánh răng


Fi(%) 60% 20% 20%

Câu 7 1 pha 3 pha


Fi(%) 10% 90%

Câu 8 Ở trên băng chuyền Ở dưới băng chuyền Cả trên và dưới


Fi(%) 50% 40% 10%

Câu 9 Có Không
Fi(%) 100%

Câu 10 Hơi nước Tia hồng ngoại Điện trở


Fi(%) 70% 10% 20%

CHƯƠNG V:

Trang 11
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KÉT LUẬN:

Trong đề tài này chúng em đã nghiên cứu và chế tạo thành công hệ tống sấy bánh
tráng tự động. Sau khi chế tạo xong nhóm đã cho chạy thử tại một số xưởng sản xuất bánh
tráng và đã thu được một số thành công nhất định.

Tuy nhiên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là đề tài chỉ dừng lại ở mục đích thử
nghiệm chưa có thể đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

II. KIẾN NGHỊ:

Do tài liệu nghiên cứu và thời gian thực hiện cũng như kinh phí thực hiện đề tài còn
hạn chế nên đề tài chỉ dừng lại ở mục đích thử nghiệm. Để đề tài nghiên cứu có thể phát huy
được hết hiệu quả của nó. Nhóm mong ban giám hiệu và quý thầy cô trong trường tạo thêm
điều, giúp đỡ thêm cho nhóm em về tài liệu nghiên cứu cũng như thời gian thực hiện đề tài.
Để nhóm chúng em có thể tiếp tục phát triển sản phẩm để có thể đưa vào sử dụng rộng rãi
trong sản xuất.

III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI:

Do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nếu có thể đề tài nên phát triển thêm hệ
thống cắt bánh tráng tự động và hệ thống vô bao tự động nhằm tự động hóa hoàn toàn quá
trình sản xuất bánh tráng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Trọng Hiệp + Nguyễn Văn Lẫm, Thiết kế chi tiết máy, NXBGD,2001.
2.Tập Bản Vẽ chi tiết máy, NXBGD, 1989.
3.Trịnh Chất + Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí (T1 & T2), NXBGD,
1999.
4.Các tài liệu khác trên mạng….

PHỤ LỤC

Trang 12
PHIẾU XIN Ý KIẾN
-----------------

Để đề tài “Nghiên cứu và chế tạo hệ thông sấy bánh tráng” đạt chất lượng xin anh
(chị) vui lòng cho biêt các thông tin sau:
Họ và tên:................................................... ..............Năm sinh:.....................
Nghề nghiệp:............................................ ................
Địa chỉ:............................................................................................................... .......................
Số điện thoại:............................ ...............................

1. Trong các khâu sản xuất bánh tráng thì khâu nào có vai trò quyết định nhất?
 Chọn nguyên liệu  Tráng bánh
 Phơi bánh  Pha bột

2. Trung bình thời gian để phơi khô một đợt bánh tráng là bao lâu?
 1 giờ  2 giờ
 3 giờ  4 giờ

3. Trong các khâu sản xuất bánh tráng thì khâu nào tốn thời gian nhiều nhất?
 Chọn nguyên liệu  Tráng bánh
 Phơi bánh  Pha bột

4. Theo anh (chị) để hệ thống sấy bánh tráng có thể đưa vào sử dụng trong sản xuất
thì trước hết nó phải đáp ứng yêu cầu gì?
 Giá thành rẻ  Năng suất cao
 Tiết kiệm điện

5. Theo anh (chị) băng chuyền trong hệ thống sấy nên sử dụng vật liệu gì ?
 Nhôm  Inox
 Cao su

6. Theo anh (chị) thì hệ thống truyền động trong máy sấy nên sử dụng loại nào?
 Xích  Đai
 Bánh răng

7. Theo anh (chị) thì nên sử dụng loại động cơ nào cho hộp số?
 1 pha

Trang 13
 3 pha

8. Theo anh (chị) thì hệ thống sấy nên để ở vị trí nào?


 Ở trên băng chuyền  Ở dưới băng chuyền
 Cả trên và dưới

9. Theo anh (chị) có nên sử dụng 2 buồng sấy (1 buồng sấy chính và 1 sấy phụ) để
giảm nhiệt độ của bánh trước khi ra khỏi lò?
 Có
 Không

10. Theo anh (chị) thì nên sử dụng phương pháp sấy nào để đạt hiệu quả cao nhất?
 Hơi nước  Tia hồng ngoại
 Điện trở

Trang 14

You might also like