You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MOÄT SOÁ GIAÛI PHAÙP NHAÈM HOAØN


THIEÄN QUY TRÌNH HOAØN THUEÁ
GIAÙ TRÒ GIA TAÊNG TAÏI CUÏC THUEÁ
TÆNH AN GIANG
(BẢN TÓM TẮT)

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


Th.S NGUYỄN DUY NHỨT HUỲNH HÀ THÁI DƯƠNG
LỚP: DH1KT3
MSSV: DKT004856

Tháng 05 - 2004
LÔØI CAÛM ÔN

Ñöôïc söï höôùng daãn vaø giaûng daïy nhieät tình cuûa quyù thaày coâ trong boán naêm
qua vaø ñöôïc söï giuùp ñôõ taän tình cuûa caùc coâ chuù, anh chò taïi Cuïc thueá tænh An Giang
em ñaõ hoaøn thaønh baøi khoùa luaän cuûa mình.

Em xin chaân thaønh caûm ôn taát caû caùc quyù thaày coâ ñaõ truyeàn ñaït kieán thöùc vaø
kinh nghieäm quyù baùu giuùp em coù ñöôïc neàn taûng hoïc vaán vöõng chaéc phuïc vuï cho quaù
trình nghieân cöùu, thöïc hieän khoùa luaän toát nghieäp vaø quaù trình coâng taùc sau naøy.

Em xin chaân thaønh caûm ôn Thaïc só Nguyeãn Duy Nhöùt ñaõ nhieät tình höôùng daãn
em trong suoát thôøi gian laøm khoùa luaän.

Xin chaân thaønh caûm ôn söï quan taâm, giuùp ñôõ nhieät tình cuûa caùc coâ chuù, anh chò
taïi Cuïc thueá tænh An Giang ñaõ taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi giuùp em hoaøn thaønh khoùa
luaän cuûa mình.

Maëc duø coù nhieàu coá gaéng nhöng do thôøi gian nghieân cöùu veà lónh vöïc thueá coøn
quaù ít, laïi khoâng coù kinh nghieäm thöïc tieãn neân khoâng traùnh khoûi nhieàu thieáu soùt vaø
haïn cheá. Kính mong ñöôïc söï höôùng daãn, ñoùng goùp yù kieán cuûa quyù thaày coâ.

Xin chaân thaønh caûm ôn


Long Xuyeân, ngaøy 5 thaùng 5 naêm 2004

Sinh vieân thöïc hieän


Huyønh Haø Thaùi Döông
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - THUẾ GTGT ....................................................1
1. Khái niệm về thuế .......................................................................................................1
2. Các đặc điểm của thuế Nhà nước ..............................................................................2
2.1. Thuế là một khoản động viên bắt buộc
gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước....................................................2
2.2. Thuế Nhà nước là một hình thức động viên
mang tính chất không hoàn trả trực tiếp ..............................................................2
2.3. Thuế Nhà nước thuộc phạm trù phân phối
chứa đựng các yếu tố kinh tế - xã hội ...................................................................3
2.4. Trong nền kinh tế thị trường hình thức thu thuế bằng tiền là phổ biến.............3
3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường ..........................................................3
3.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước .........................................3
3.2. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế........................................4
3.3. Thuế góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội...................................5
4. Phân loại thuế ..............................................................................................................6
4.1. Căn cứ vào đối tượng nộp thuế .............................................................................6
4.1.1. Thuế trực thu .....................................................................................................6
4.1.2. Thuế gián thu ....................................................................................................7
4.2. Căn cứ vào đối tượng chịu thuế ............................................................................7
5. Hệ thống Pháp luật về thuế ........................................................................................8
5.1. Thuế giá trị gia tăng...............................................................................................8
5.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................................8
5.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt ............................................................................................8
5.4. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu ..................................................................................9
6. Thuế giá trị gia tăng....................................................................................................9
6.1. Khái niệm về thuế giá trị gia tăng .........................................................................9
6.2. Đối tượng chịu thuế .............................................................................................10
6.3. Đối tượng nộp thuế ..............................................................................................10
6.4. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT....................................................10
6.5 Căn cứ tính thuế GTGT ........................................................................................11
6.5.1. Giá tính thuế GTGT ........................................................................................11
6.5.2. Thuế suất thuế GTGT .....................................................................................11
6.6. Phương pháp tính thuế GTGT ............................................................................13
6.6.1. Phương pháp khấu trừ thuế .............................................................................13
6.6.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT...........................................................14
7. Cách sử dụng hóa đơn, chứng từ .............................................................................15
8. Quy định về việc hoàn thuế GTGT..........................................................................16
8.1. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT ..............................................16
8.2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT .......................................................................................18
Chương II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU THUẾ GTGT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ............................................................19
1. Đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang...........................................19
1.1. Đặc điểm tự nhiên và hành chính tỉnh An Giang ..............................................19
1.2. Đặc điểm dân cư...................................................................................................20
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang vài năm gần đây...............................20
1.3.1. Về kinh tế ........................................................................................................20
1.3.2. Về văn hóa – xã hội........................................................................................24
2. Khái quát về nhân sự của ngành thuế tỉnh An Giang ...........................................25
3. Giới thiệu về Cục thuế tỉnh An Giang.....................................................................26
3.1. Tình hình nhân sự tại Cục thuế tỉnh An Giang .................................................26
3.2. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh An Giang......................................................27
Sơ đồ tổ chức.........................................................................................................29
3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ..........................................................30
3.3.1. Phòng Tổng hợp, dự toán................................................................................30
3.3.2. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế...............................30
3.3.3. Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế ..........................................................31
3.3.4. Phòng Quản lý doanh nghiệp ..........................................................................31
3.3.5. Phòng Thanh tra ..............................................................................................32
3.3.6. Phòng Tổ chức cán bộ .....................................................................................33
3.3.7. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ .............................................................33
4. Tình hình và kết quả thu thuế GTGT trong vài năm gần đây .............................34
Chương III: CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY TRÌNH HOÀN THUẾ
GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG .............................................38
1. Điều kiện để đối tượng nộp thuế được hoàn thuế GTGT......................................38
1.1. Những trường hợp thông thường .......................................................................38
1.2. Trường hợp đặc biệt.............................................................................................39
2. Trách nhiệm của đối tượng được hoàn thuế GTGT..............................................39
3. Công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh An Giang..........................39
3.1. Trách nhiệm của Cục thuế về giải quyết hoàn thuế...........................................40
3.1.1. Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế ...................................................................40
3.1.2. Thời gian xử lý hoàn thuế ...............................................................................40
3.1.3. Quy trình quản lý hoàn thuế tại Cục thuế tỉnh An Giang................................41
3.1.4. Trách nhiệm của Cục thuế sau khi hoàn thuế
và công việc kiểm tra, thanh tra ......................................................................44
3.2. Trách nhiệm của kho bạc Nhà nước...................................................................45
4. Vấn đề quản lý hóa đơn của cơ quan thuế..............................................................46
4.1. Công tác quản lý hóa đơn của phòng Quản lý ấn chỉ ........................................46
4.1.1. Công tác bán hóa đơn cho các cơ sở kinh doanh ............................................46
4.1.2. Công tác quản lý hóa đơn................................................................................46
4.2. Công tác quản lý hóa đơn tự in ...........................................................................47
4.2.1. Ưu điểm của việc sử dụng hóa đơn tự in.........................................................47
4.2.2. Những tồn tại trong việc sử dụng hóa đơn tự in..............................................47
5. Tình hình thực hiện hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh An Giang.....................48
6. Phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2004 .............................................................53
Chương IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG..........54
1. Thuận lợi:...................................................................................................................54
1.1. Về chính sách thuế...............................................................................................54
1.2. Về quản lý .............................................................................................................54
2. Những tồn tại, hạn chế..............................................................................................56
2.1. Về chính sách thuế...............................................................................................56
2.2. Trong công tác quản lý thuế ................................................................................56
3. Một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại..........................58
3.1. Tăng cường cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế......................................58
3.2. Đảm bảo công tác giải quyết hoàn thuế đúng theo quy trình nghiệp vụ...........59
3.3. Tăng cường công tác quản lý hóa đơn................................................................59
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra............................................................61
3.5. Thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong ngành thuế,
giữa các ngành chức năng có liên quan với nhau .............................................62
3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về thuế .....................................62
3.7. Một số giải pháp khác ..........................................................................................63
4. Kiến nghị ....................................................................................................................64
PHẦN KẾT LUẬN
GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

Giá trị gia tăng: GTGT


Cơ sở kinh doanh: CSKD
Ngân sách Nhà nước: NSNN
Quốc doanh: QD
Ngoài quốc doanh: NQD
Công thương nghiệp: CTN
Doanh nghiệp: DN
Doanh nghiệp Nhà nước: DNNN
Trung ương: TW
Địa phương: ĐP
Bộ Tài chính: BTC
Ủy Ban Nhân Dân: UBND
TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Các văn bản Pháp luật về thuế GTGT, TNDN

* Luật doanh nghiệp

* Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính

* Báo cáo tổng kết năm 1999 – 2003 của Cục thuế tỉnh An Giang

* Tạp chí Thuế Nhà nước, báo và bản tin về thuế

* Thông báo tình hình kinh tế - xã hội năm 2002, 2003 của Cục

thống kê tỉnh An Giang

* Một số tài liệu khác có liên quan


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng, thuế là nguồn thu rất quan trọng, nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng
thu ngân sách Nhà nước (khoản 70% - 80%). Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế
thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế khu vực là một vấn đề bức thiết mang tính tất
yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia. Vì vậy, vai trò của thuế ngày nay không chỉ
dừng ở chỗ đảm bảo nguồn thu để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, mà nó phải
đảm bảo vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế quốc gia ngày càng phát triển.
Vì vậy chính sách thuế đã được cải cách, sửa đổi cho phù hợp với xu hướng này. Nhằm
khuyến khích người dân mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư, khuyến khích các cơ sở kinh doanh mở
rộng sản xuất… Bộ Tài chính đã ban hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp thay cho Luật thuế doanh thu và thuế lợi tức nhằm khắc phục những nhược
điểm của 2 Luật thuế này. Những chính sách nhằm khuyến khích các cơ sở mạnh dạn đầu
tư, tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:s
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp được miễn giảm thuế trong những năm
đầu mới thành lập, trong thời gian đầu của các doanh nghiệp khi đầu tư thêm máy móc,
trang thiết bị, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái. Khi hoạt động bị lỗ sẽ được
chuyển lỗ sang năm tiếp theo…
+ Thuế giá trị gia tăng đánh vào giá trị tăng thêm trong từng khâu của quá trình sản xuất
nên không bị đánh thuế trùng lặp, thúc đẩy được sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Được
hoàn thuế giá trị gia tăng trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; đầu tư tài sản cố
định có giá trị lớn… đã khuyến khích được xuất khẩu phát triển, góp phần khuyến khích
mạnh mẽ đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh với hiệu quả ngày càng cao.
Trong quá trình áp dụng, bên cạnh những ưu điểm vốn có, công tác quản lý thuế của cán
bộ ngành cũng gặp không ít khó khăn. Do một số đối tượng lợi dụng những kẻ hở do cơ chế
thông thoáng và có nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư, kích thích sản xuất phát triển đã
dùng mọi thủ đoạn gian lận tinh vi để trốn thuế.
Đặc biệt là thuế GTGT, với cơ chế tính thuế theo phương pháp khấu trừ nhằm khắc phục
được nhược điểm đánh thuế trùng lặp, khuyến khích các cơ sở mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh
xuất khẩu… nhưng đây cũng chính là kẻ hở để cho các đối tượng nộp thuế gian lận, trốn
thuế với mục đích làm giảm tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước hoặc chiếm dụng
tiền của ngân sách thông qua cơ chế hoàn thuế.
Vấn đề nổi cộm và cấp thiết hiện nay là gian lận về việc mua bán hóa đơn; hóa đơn giả;
mua bán khống, xuất khẩu khống và nhiều thủ đoạn gian lận khác qua mặt cán bộ ngành

GVHD:Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

thuế để xin được hoàn thuế. Điều này đã gây nhiều thiệt hại cho NSNN, gây thiệt hại, mất
mát to lớn cho xã hội, làm đau đầu các cơ quan chủ quản có liên quan, nhất là ngành thuế.
Cho nên, cần phải có ngay những giải pháp thiết thực ngăn chặn những hành vi gian lận
này và những biện pháp xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, nhằm đảm bảo nguồn
thu, tránh thất thoát cho NSNN, đem lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội. Vì tính cấp thiết của
nó, đó là lý do tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu về quy trình quản lý hoàn thuế tại Cục thuế tỉnh An Giang, phát hiện những
hành vi gian lận và đề xuất biện pháp khắc phục.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ ngành thuế
Các văn bản pháp luật về thuế GTGT
- Thu thập thông tin thứ cấp:
Bộ hồ sơ xin hoàn thuế trong một số trường hợp
Quyết định hoàn thuế của Cục thuế tỉnh An Giang
Các báo cáo kết quả thu thuế của Cục thuế tỉnh An Giang
Báo cáo tổng thu ngân sách của Cục thuế tỉnh An Giang
Thông tin trên sách, báo, tạp chí, truyền hình…
- Xử lý thông tin: Dùng phương pháp so sánh, phân tích, ước lượng, tổng hợp.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Luật thuế GTGT, Nghị định quy định chi tiết và thông tư hướng dẫn thực hiện thuế
GTGT.
Quy trình hoàn thuế GTGT
Báo cáo kết quả thu thuế của Cục thuế tỉnh An Giang.
Bộ hồ sơ xin hoàn thuế của doanh nghiệp

GVHD:Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 1

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ THUẾ - THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1. Khái niệm về Thuế:


Sau công xã nguyên thủy, xã hội loài người đã trải qua các chế độ xã hội có giai cấp,
trong mỗi xã hội đó đều hình thành và tồn tại bộ máy Nhà nước, là tổ chức đại diện cho lợi
ích của giai cấp thống trị để cai trị xã hội. Cơ sở vật chất để bộ máy Nhà nước tồn tại là
ngân sách Nhà nước, đó là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, hình thành từ nhiều nguồn
lực tài chính khác nhau, trong đó nguồn thu chủ yếu là từ Thuế. Như vậy sự ra đời, tồn tại và
phát triển của Thuế gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước.
Nhà nước bằng quyền lực của mình quy định các khoản đóng góp bắt buộc với dân
chúng và các chủ thể khác trong xã hội. Các khoản đóng góp đó có thể thực hiện bằng nhiều
hình thức như: ngày công lao động, hiện vật, bằng tiền. Trong nền kinh tế thị trường chủ yếu
được thực hiện bằng tiền.
Thuế là một phạm trù kinh tế, đồng thời là một phạm trù lịch sử. Nó ra đời, tồn tại và
phát triển cùng với Nhà nước, gắn liền với mục tiêu, chức năng của Nhà nước. Thuế là một
công cụ quan trọng mà Nhà nước nào cũng sử dụng để thực hiện chức năng của mình. Thuế
mang bản chất giai cấp của Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân,
là người đại diện cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, vì vậy Thuế của nước ta ngoài
việc trang trải cho bộ máy Nhà nước do nhân dân lập ra, còn nhằm phục vụ trở lại cho nhân
dân thông qua các phúc lợi công cộng, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh…
Có nhiều quan niệm khác nhau về Thuế:
+ Theo Philip E.Taylor: “Thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi người cho Chính
phủ để trang trải các chi phí và quyền lợi chung, mà ít căn cứ vào các lợi ích riêng được
hưởng.”
+ Giáo sư Nghiêm Đằng thì cho rằng: “Thuế là một sự cung cấp tiền tài trực tiếp,
đòi hỏi ở các công dân bằng phương pháp quyền lực, để tài trợ các gánh nặng công cộng, sự
cung cấp này có tính chất chung cục và không có đối giá.”
+ Theo tính chất kinh tế: “Thuế là một hình thức phân phối sản phẩm của xã hội và
thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và người dân sáng tạo ra, hình thành nên quỹ tiền
tệ tập trung để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.”

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 2

+ Theo tính chất Pháp lý: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân
và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp Luật, nhằm đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước.”
Các quan điểm trên tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng đều thống nhất những nội
chính của Thuế đó là:
+ Thuế là một biện pháp động viên của Nhà nước mang tính chất bắt buộc đối với
các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước.
+ Thuế là một khoản đóng góp nghĩa vụ, bắt buộc mọi tổ chức và thành viên trong
xã hội phải nộp vào NSNN.
+ Thuế là một bộ phận của cải từ khu vực tư chuyển vào khu vực công, nhằm trang
trải những chi phí nuôi bộ máy Nhà nước và trang trải các chi phí công cộng mang lại lợi ích
chung cho cộng đồng.
+ Thuế là một hình thức phân phối thu nhập, được Nhà nước sử dụng để động viên
phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào NSNN.
Từ những nhận thức trên đây, chúng ta có thể đi đến khái niệm về Thuế như sau:
“Thuế là một khoản đóng góp của các cá nhân và tổ chức trong xã hội cho Nhà nước.
Khoản đóng góp này mang tính chất bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp, được Pháp luật
quy định và được sử dụng theo chức năng của Nhà nước.”

2. Các đặc điểm của Thuế Nhà nước:


2.1. Thuế là một khoản động viên bắt buộc gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà
nước:
Tính bắt buộc của Thuế là tất yếu khách quan. Bởi vì con người sẽ không tự nguyện
nộp một phần thu nhập của mình đóng góp cho lợi ích chung của xã hội. Trong xã hội bao
giờ cũng có những người tự giác, nhưng lại có nhiều người chỉ thích “ăn không” họ sẽ
không bao giờ tự giác trích một phần thu nhập để nộp cho Nhà nước. Điều này kéo theo tất
cả mọi người sẽ không chịu tự giác đóng góp nữa. Vì vậy, tính bắt buộc của Thuế phải được
thể chế hóa trong Hiến pháp của mọi quốc gia. Bằng quyền lực chính trị của mình, cơ quan
quyền lực cao nhất của Nhà nước đã ấn định và ban hành các Luật thuế, bắt buộc tất cả mọi
người phải thực hiện và không có quyền từ chối.
2.2. Thuế Nhà nước là một hình thức động viên mang tính chất không hoàn trả
trực tiếp:
Nộp thuế cho Nhà nước là nghĩa vụ của mọi công dân, Thuế không phải là một
khoản đối giá và càng không phải là một khoản vay mượn. Các thể nhân, pháp nhân không

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 3

có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp cho họ một lượng vật chất tương ứng với mức
thuế mà họ đã nộp.
Ta biết rằng trong các khoản động viên vào NSNN, ngoài thuế ra còn có các khoản
mang tính chất thuế như phí và lệ phí. Khác với thuế, phí là khoản động viên vào NSNN
dùng để chi trở lại cho mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng đã định sẵn, lệ phí là khoản thu gắn
liền với sự phục vụ trở lại của Nhà nước tương ứng với khoản người dân phải nộp.

2.3. Thuế Nhà nước thuộc phạm trù phân phối chứa đựng các yếu tố kinh tế - xã
hội:
Nguồn thu của thuế là kết quả của quá trình kinh tế. Thuế Nhà nước luôn tác động
đến lợi ích của các pháp nhân, thể nhân tồn tại và tham gia vào hoạt động của đời sống kinh
tế - xã hội.

2.4. Trong nền kinh tế thị trường hình thức thu thuế bằng tiền là phổ biến:
Trong lịch sử đã tồn tại nhiều hình thức thu thuế như: thu bằng ngày công lao động,
thu bằng hiện vật và thu bằng tiền. Ở nước ta đã từng tồn tại cả ba hình thức trên, trong
những năm trước khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, thì thuế nông nghiệp (thuế sử đất nông nghiệp hiện
nay) được thu bằng thóc là hình thức thu bằng hiện vật, điều này cũng phù hợp với cơ chế
về giá cả thoát ly giá trị lúc bấy giờ và mọi thứ giá đều quy về thóc làm vật ngang giá
chung. Ngày nay, hầu hết các khoản thu thuế đều được thực hiện bằng tiền là phổ biến.
Với những đặc điểm trên của Thuế cho thấy rằng Nhà nước dựa vào quyền lực của
mình để ấn định các sắc thuế và mức thuế, bắt buộc mọi người nộp thuế phải thực hiện. Nhờ
đó mà Nhà nước có nguồn thu ổn định, thường xuyên, đảm bảo trang trải các khoản chi diễn
ra trong hoạt động hàng ngày của Nhà nước.
Tuy nhiên, mỗi Nhà nước mang tính giai cấp khác nhau, khi vận dụng đặc điểm của
thuế đều tìm cách bảo vệ lợi ích của giai cấp mà Nhà nước đại diện. Do đó Thuế mang bản
chất giai cấp của Nhà nước đã ban hành ra nó.
3. Vai trò của Thuế trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, Thuế Nhà nước đóng vai trò hết sức to lớn, nó là nguồn
thu ổn định thường xuyên để trang trải cho nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước và các
phúc lợi công cộng, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo sự công bằng xã hội…

3.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước:
Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại các thu nhập ở nhiều lĩnh vực và
trong phạm vi rộng lớn, như: lĩnh vực nông nghiệp, khâu sản xuất, thương mại, tiêu dùng
trên phạm vi cả nước.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 4

Phương thức huy động tập trung nguồn lực tài chính của Thuế là sử dụng phương
pháp chuyển giao thu nhập bắt buộc. Nguồn huy động tập trung thông qua Thuế là một phần
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước tạo ra. Nhờ đó mà một bộ phận đáng
kể thu nhập của xã hội được tập trung trong tay Nhà nước, đảm bảo chi tiêu theo chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời, nguồn thu từ thuế được đảm bảo tập trung một cách đầy
đủ, nhanh chóng, thường xuyên và ổn định.
Thuế kết hợp giữa phương thức cưỡng bức được quy định dưới hình thức Pháp lý
cao với kích thích vật chất, nhằm tạo ra sự quan tâm của các chủ thể kinh tế đến chất lượng
và hiệu quả kinh doanh.
Ở nước ta nhất là sau khi Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa bị sụp đổ thì
nguồn thu viện trợ không hoàn lại từ nước ngoài không còn chiếm tỷ trọng cao như trước,
các quan hệ kinh tế đối ngoại chuyển thành quan hệ “có vay, có trả” nên từ đó cho đến nay
Thuế trở thành là nguồn thu chủ yếu.
Tuy nhiên với bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì
vậy không phải để đảm bảo vai trò chủ yếu của Thuế thì Nhà nước phải thu thuế bằng mọi
giá. Việc tăng thu phải đặt trong mối quan hệ với quá trình tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là
trong bối cảnh hiện nay. Nguồn thu của NSNN chỉ có thể gia tăng khi và chỉ khi nền kinh tế
có sự tăng trưởng đạt được năng suất và hiệu quả cao. Thu thuế vừa đảm bảo nguồn thu cho
NSNN, nhưng phải vừa đảm bảo khơi dậy sức dân.
Trong tổng thu NSNN thì số thu về thuế luôn chiếm tỷ trọng cao so với tất cả các
khoản thu. Số thu từ kinh tế địa bàn của Tỉnh An Giang năm 2003 đạt 1.050 tỷ thì số thu từ
thuế và các khoản có tính chất thuế là 839,2 tỷ, lớn nhất trong tất cả các khoản thu, chiếm
79,92% trong tổng thu NSNN.
3.2. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực còn chứa đựng những khuyết tật
vốn có của nó, như: đầu cơ, tích trữ, cạnh tranh không lành mạnh, những cơ sở kinh doanh
có nguồn lực tài chính mạnh nuốt chửng các CSKD có nguồn vốn ít, sau đó các CSKD này
sẽ độc quyền trên thị trường… Do đó, chính sách thuế được áp dụng thống nhất sẽ bảo đảm
sự cạnh tranh lành mạnh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tuỳ tình hình cụ thể, Thuế được sử dụng là công cụ góp phần điều tiết nền kinh tế,
từ khâu sản xuất đến lưu thông, phân phối, điều chỉnh các thành phần kinh tế hoạt động theo
định hướng phát triển của Nhà nước; điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành nghề,
các địa phương, các vùng kinh tế, giữa thị trường trong và ngoài nước; điều chỉnh các quan
hệ cân đối trong nền kinh tế quốc dân.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 5

Vì lợi ích xã hội, Nhà nước có thể tăng hoặc giảm Thuế đối với thu nhập của các
tầng lớp dân cư và doanh nghiệp, nhằm mục đích kích thích hoặc hạn chế sự phát triển của
các lĩnh vực, các ngành khác nhau của nền kinh tế. Cụ thể: những ngành nghề phục vụ nhiều
cho lợi ích công cộng như giáo dục, y tế… những ngành nghề sản xuất được khuyến khích
như trồng trọt, chăn nuôi, làm muối… khuyến khích phát triển kinh tế ở vùng sâu, miền núi,
hải đảo…sẽ được miễn, giảm thuế, còn những ngành, nghề có lợi nhuận cao sẽ bị đánh thuế
cao. Bên cạnh đó, những mặt hàng trong nước được bảo hộ thì sẽ quy định mức thuế suất
nhập khẩu cao; những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu sẽ được quy định mức thuế
suất thấp và ngược lại.
Thuế còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát, thúc đẩy hạch toán
kinh doanh, sắp sếp lại tổ chức lao động, tăng năng suất, hạ giá thành, tăng hiệu quả kinh tế.
Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam cũng cần khắc phục tình trạng đánh giá quá cao
vai trò điều tiết đối với nền kinh tế, dẫn đến việc xây dựng hệ thống thuế suất phức tạp,
nhằm đáp ứng mọi yêu cầu kinh tế - xã hội. Điều này làm cho chính sách Thuế bị nhiễu,
thiếu tính khả thi, kém hiệu quả. Cần quan tâm đến xu thế chung trên thế giới về tính trung
lập của Thuế và Nhà nước không can thiệp quá sâu vào hoạt động của nhà doanh nghiệp.

3.3. Thuế góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội:
Điểm nổi bật trong nền kinh tế thị trường đó là sự cạnh tranh quyết liệt. Cơ chế thị
trường tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp có tài sản, tiền vốn, kỹ thuật, khả năng kinh
doanh, khả năng thích ứng cao với sự biến động của thị trường, chăm chỉ làm ăn cho phép
họ làm giàu một cách chính đáng.
Tuy nhiên, với xu thế “mạnh được, yếu thua” đã phát sinh một số mặt tiêu cực làm
rối loạn thị trường như: mua, bán chèn ép, thậm chí tìm mọi thủ đoạn tinh vi để triệt tiêu lẫn
nhau để vươn lên và những hoạt động gian lận trốn lậu thuế. Điều này đã dẫn đến một số
người giàu lên nhanh chóng và cũng không ít người làm ăn thua lỗ dẫn đến giải thể, phá sản,
tăng thêm đội quân thất nghiệp, làm cho nền kinh tế bị kìm hãm. Xã hội có sự phân hóa giai
cấp rõ rệt, thu nhập xã hội có sự chênh lệch lớn giữa các tầng lớp dân cư, khả năng tiêu
dùng ngày càng cách xa nhau.
Để thu hẹp khoản cách này thông qua hệ thống chính sách thuế, thông qua khả năng
thu thuế, Nhà nước có thể sử dụng một phần để đáp ứng các khoản chi tiêu, thực hiện chính
sách xã hội, phúc lợi công cộng, trợ cấp khó khăn, xóa đói, giảm nghèo… nhằm thu hẹp bớt
khoản cách về thu nhập và khả năng tiêu dùng giữa các tầng lớp dân cư.
Về nguyên tắc, sự bình đẳng và công bằng xã hội về thuế được thể hiện thông qua
việc áp dụng chính sách động viên cho NSNN. Sự công bằng về thuế áp dụng ở người có
thu nhập cao sẽ nộp với mức cao và người có thu nhập thấp sẽ nộp với mức thấp hơn. Chứ

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 6

không phải Nhà nước điều tiết mọi thành viên trong xã hội có thu nhập ngang nhau theo
kiểu bình quân chủ nghĩa. Thuế tạo điều kiện cho người làm ăn có hiệu quả, có năng suất
cao hơn phải có thu nhập cao hơn nhiều lần so với người làm việc lười biếng, kém hiệu quả.
Từ đó khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân cải tiến kỹ thuật, đầu tư chất xám, tăng cường
quản lý để có thu nhập cao, hợp pháp. Phải xử lý nghiêm minh các đối tượng trốn lậu thuế,
các đối tượng dựa vào đặc quyền, ô dù để trốn lậu thuế. Có như thế thì công bằng xã hội
mới được thực hiện.

4. Phân loại Thuế:


Căn cứ vào những tiêu thức nhất định người ta chia hệ thống thuế ra làm nhiều loại
khác nhau. Phân loại về thuế giúp cho việc hoạch định các chính sách về thuế được đúng
theo chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tạo nguồn thu đầy đủ cho NSNN.

4.1. Căn cứ vào đối tượng nộp thuế:


Căn cứ vào đối tượng nộp thuế, tức ai là người nộp thuế, ta biết rằng trong các sắc
thuế khác nhau thì có sự điều tiết khác nhau đối với bản thân người nộp thuế. Có sắc thuế,
người nộp thuế cho Nhà nước là nộp số tiền mà họ đã thu hộ từ một chủ thể khác, được gọi
là hình thức gián thu, ở hình thức này người chịu thuế không trực tiếp nộp thuế vì vậy hình
như họ dễ chấp nhận hơn, đó là Thuế gián thu. Có sắc thuế, người nộp thuế cho Nhà nước
cũng chính là người chịu sự điều tiết của sắc thuế đó một cách trực tiếp, chính điều này bản
thân họ thấy ngay rằng họ bị điều tiết thực sự của khoản thuế mà họ nộp, đó là Thuế trực
thu.

4.1.1. Thuế trực thu:


Bản chất kinh tế của Thuế trực thu là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế,
tức là thuế đánh trực tiếp lên thu nhập của người nộp thuế, gồm: thuế thu nhập doanh
nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà, đất.
Ưu điểm của Thuế trực thu là động viên trực tiếp vào thu nhập của từng tổ chức, cá
nhân có thu nhập nên đảm bảo được tính công bằng xã hội: người có thu nhập cao thì phải
nộp thuế nhiều, người có thu nhập vừa thì nộp thuế ít hơn, người có thu nhập ít hoặc không
có thu nhập thì không phải nộp thuế.
Nhưng Thuế trực thu cũng có mặt bất lợi của nó: việc tính toán phức tạp hơn, thường
là phải xác định rõ thu nhập thì mới thu được thuế cho nên thường rất chậm. Nhiều trường
hợp phải đến kỳ quyết toán mới thu được đủ thuế, trường hợp thu thiếu thì phải thu thêm,
thu thừa thì phải thoái trả. Một trở ngại khác là thuế thu trực diện vào thu nhập của các tổ
chức, cá nhân nên về tâm lý là dễ bị phản ứng, dẫn đến tình trạng trốn thuế. Vì vậy, phải sử

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 7

dụng thêm Thuế gián thu để hỗ trợ cho nhau, phát huy tác dụng đồng bộ của cả hệ thống
thuế.

4.1.2. Thuế gián thu:


Gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… Bản chất kinh tế của
thuế gián thu là người nộp thuế có thể chuyển dịch số thuế phải nộp sang cho người mua
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bằng cách cộng gộp số thuế đó vào giá bán hàng hóa, dịch vụ.
Do đó người nộp thuế không phải là người chịu thuế, mà người chịu thuế chính là người tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ. Vì thế, nó khắc phục được nhược điểm của Thuế trực thu. Đó chính
là ưu điểm của Thuế gián thu.
Nhưng nhược điểm của Thuế gián thu chính là tính lũy thoái của nó. Vì Thuế gián
thu đánh như nhau trên cùng một loại sản phẩm hàng hóa và số lượng như nhau thì chịu thuế
như nhau, nên có hiện tượng người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế trên thu nhập
càng thấp, nghĩa là gánh nặng Thuế của người có thu nhập cao ít hơn những người có thu
nhập thấp.

4.2. Căn cứ đối tượng chịu thuế:


Đối tượng chịu thuế được hiểu là những của cải mà một Luật thuế nhất định tác động
vào nó, điều tiết nó, phân phối nó. Đối tượng chịu thuế có thể là giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ, có thể là các khoản thu nhập đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh, có
thể là lợi tức nhận được hoặc một khoản tiền thu nhập từ trúng xổ số độc đắc…
Căn cứ theo đối tượng chịu thuế có thể phân thành các nhóm sau:
- Thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ như: thuế GTGT.
- Thuế đánh vào một số sản phẩm hàng hóa như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất,
nhập khẩu…
- Thuế đánh vào tài sản như: Thuế nhà, đất…
- Thuế đánh vào một số tài sản của Nhà nước như: Thuế tài nguyên, Thuế về sử dụng
đất nông nghiệp…
- Thuế đánh vào thu nhập như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập đối với
những người có thu nhập cao.
Hệ thống thuế được áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau như trên nhằm vừa phát
huy tác dụng riêng của từng sắc thuế, vừa hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đảo bảo thực hiện
chức năng toàn diện của cả hệ thống thuế.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 8

5. Hệ thống Pháp Luật về Thuế:


Hệ thống thuế là toàn bộ các sắc thuế và các khoản thu mang tính chất thuế trong
từng thời kỳ của một quốc gia. Hệ thống thuế được coi là có hiệu quả kinh tế – xã hội khi
các chính sách trong hệ thống thuế đáp ứng các yêu cầu huy động nguồn lực tài chính tập
trung vào NSNN một cách ổn định, thường xuyên để trang trải các chi phí của bộ máy Nhà
nước, các chi phí công cộng đem lại lợi ích cho cộng đồng. Bên cạnh đó hệ thống thuế phải
kích thích được phát triển kinh tế - xã hội , tạo sự công bằng trong phân phối thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư.
Để thực hiện tốt vai trò của thuế, Nhà nước phải ban hành một hệ thống thuế bao
quát hết mọi nguồn thu có thể khai thác, động viên cho NSNN từ mọi lĩnh vực hoạt động
kinh doanh, từ mọi nguồn thu nhập, tiêu dùng, tài sản… Mỗi sắc thuế chỉ đảm nhiệm một số
chức năng, mục đích nhất định, đồng thời hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau để phát huy tác dụng
toàn diện cả hệ thống thuế.

Hệ thống thuế hiện hành ở nước ta bao gồm:


5.1. Thuế giá trị gia tăng:
Là loại Thuế gián thu, là nguồn thu quan trọng của NSNN. Nó là công cụ để Nhà
nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, căn cứ để tính thuế là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa,
dịch vụ thuộc đối tượng đánh thuế, từ đó có ưu điểm là đánh thuế không trùng lặp, khuyến
khích xuất khẩu. Có 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%.

5.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp:


Là loại Thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở sản xuất kinh
doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thuế thu nhập trực tiếp làm giảm lợi nhuận của đối
tượng chịu thuế, nó có vai trò điều tiết thu nhập, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh
trong từng ngành nghề, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thuế suất thuế thu nhập áp
dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh là 28%, thuế suất đối với từng CSKD tiến hành tìm
kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp với
từng dự án, từng CSKD.

5.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt:


Là loại Thuế gián thu, đánh vào giá trị của một số hàng hóa sản xuất và lưu thông
trong nước hoặc nhập khẩu. Thuế này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hướng dẫn sản
xuất hoặc tiêu dùng, những hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại hàng hóa
không được khuyến khích sản xuất hoặc tiêu dùng.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 9

Ở nước ta thuế tiêu thụ đặc biệt tập trung vào một số hàng hóa như rượu, bia, thuốc
lá, bài lá, vàng mã, các loại hàng xa xỉ, cao cấp… Nó có tác dụng điều tiết những người tiêu
dùng có thu nhập cao và hạn chế tiêu dùng những hàng hóa độc hại cho con người.

5.4. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu:


Là loại Thuế gián thu, đối tượng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được
phép xuất khẩu, nhập khẩu. Nó đóng vai trò quan trọng trong chính sách mở cửa với bên
ngoài, đồng thời là vũ khí để bảo vệ kinh tế trong nước và là một nguồn thu lớn của NSNN.
Ngoài ra, còn nhiều sắc thuế khác như:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà, đất.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
- Thuế môn bài.
- Thuế tài nguyên.

6. Thuế giá trị gia tăng:


Mục đích ban hành thuế GTGT là để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông
hàng hóa, dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu
nhập của người tiêu dùng vào NSNN.

6.1. Khái niệm về thuế giá trị gia tăng:


Thuế giá trị gia tăng là một loại Thuế gián thu, tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, được phép
tính cộng vào giá bán của hàng hóa, do người tiêu dùng chịu.
Vì thuế GTGT là một loại thuế gián thu, thu trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ, do người bán thu hộ Nhà nước lúc bán hàng, nó không ảnh hưởng đến doanh thu của
người bán. Mặt khác, đối với người tiêu dùng, việc thu thuế GTGT cũng được dễ dàng hơn,
do thuế GTGT không đánh trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế mà đánh vào việc chi
tiêu hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Nó không nhằm vào một địa chỉ nhất định, vì
thế bản thân người chịu thuế biết mình phải nộp thuế nhưng dễ dàng chấp nhận hơn là Thuế
đánh trực tiếp vào thu nhập. Vả lại, thuế GTGT được tính vào giá nên người tiêu dùng
không thể không nộp thuế nếu họ mua hàng hóa, dịch vụ, tức là họ không thể trốn thuế.
Điều này đảm bảo nguồn thu cho NSNN.
Thuế GTGT đánh vào từng loại hàng hóa, đánh vào sự tiêu dùng của người tiêu
dùng, vì thế đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là khác nhau.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 10

6.2. Đối tượng chịu thuế:


Đối tượng chịu thuế là khách thể của Thuế, đó là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.

6.3. Đối tượng nộp thuế:


Đối tượng nộp thuế là chủ thể của Thuế, đó là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ
chức kinh doanh (gọi chung là CSKD) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa dịch
vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT từ nước ngoài.
Là loại Thuế gián thu nên người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người chịu thuế và
nhà sản xuất, người bán hàng chỉ làm công việc thu thuế hộ Nhà nước từ người mua hàng
hóa, dịch vụ thông qua việc cộng thuế GTGT vào giá thanh toán để nộp cho Nhà nước. Điều
này không làm ảnh hưởng đến thu nhập của các CSKD, đồng thời việc thu thuế từ người
tiêu dùng cũng thuận lợi hơn, bảo đảm nguồn thu cho NSNN. Việc định thuế suất cao hay
thấp không ảnh hưởng đến kết quả lãi, lỗ của các CSKD, nhưng nếu định mức thuế suất thuế
GTGT quá cao sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng (làm giảm tiêu dùng). Như vậy các CSKD
không bán được hàng hóa sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất (giảm sản lượng). Cho nên Nhà
nước cần phải cân nhắc mức thuế suất hợp lý để có thể khuyến khích được tiêu dùng và
kích thích được sản xuất ngày càng phát triển, có như thế thì việc huy động nguồn thu từ
thuế đóng góp vào NSNN mới có hiệu quả và ngày một tăng cao.

6.4. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT:


Ngoài đối tượng chịu thuế đã được quy định, Luật còn quy định một số đối tượng
không thuộc diện chịu thuế GTGT nhằm khuyến khích một số ngành, nghề này phát triển.
Đối tượng không thuộc diện chịu thuế được quy định bao gồm 28 khoản, có thể phân thành
một số nhóm như sau:
+ Một số ngành, nghề được khuyến khích sản xuất như: sản phẩm muối; sản phẩm là
giống vật nuôi, giống cây trồng; sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi
trồng, đánh bắt…
+ Khuyến khích đầu tư công nghệ mới, hiện đại loại trong nước chưa sản xuất được.
+ Các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho lợi ích xã hội như: xe buýt, xe điện, giáo dục,
y tế, văn hóa, nghệ thuật, một số loại bảo hiểm; các dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh,
thoát nước đường phố, khu dân cư…
+ Các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho an ninh, quốc phòng.
+ Một số trường hợp không thuộc diện chịu thuế vì nó không phục vụ cho tiêu dùng
trong nước.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 11

+ Một số trường hợp khác.


Hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT không được khấu trừ và hoàn
thuế GTGT đầu vào.
Nhà nước quy định một số đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT nhằm
khuyến khích những ngành, nghề đó phát triển, hoặc là những hàng hóa phục vụ lợi ích công
cộng. Sau một thời gian, khi một số ngành, nghề này đã phát triển và ổn định, thì Nhà nước
nên mở rộng đối tượng chịu thuế để đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT.
6.5. Căn cứ tính thuế GTGT:
Căn cứ để tính thuế GTGT đó là: Giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT.
6.5.1. Giá tính thuế GTGT:
Trong thực tế việc mua, bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ có rất nhiều hình thức
khác nhau, vì thế giá tính thuế GTGT cũng được tính theo nhiều cách khác nhau, tùy theo
từng hình thức trao đổi, theo sản phẩm của từng ngành nghề mà quy định cách tính giá tính
thuế cho phù hợp. Tuy nhiên nó cũng phải dựa trên một nguyên tắc chung để xác định:
* Giá tính thuế GTGT là giá hàng hóa, dịch vụ của các CSKD bán cho người mua
chưa tính thuế GTGT.
Giá tính thuế bao gồm cả (+) khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch
vụ mà CSKD được hưởng, nó bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu phải nộp
(nếu có), trừ (-) các khoản phụ thu và phí cơ sở phải nộp NSNN.
* Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả một lần
chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền
trả góp từng kỳ.
* Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính,
vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, giá chưa
có thuế được xác định như sau:

Giá chưa có Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem…)
thuế GTGT = ----------------------------------------------------
1+ (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó

6.5.2. Thuế suất thuế GTGT:


Thuế suất thuế GTGT trước đây gồm có 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10% và 20%.
- Mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là do hàng hóa, dịch vụ đó
không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
- Mức thuế suất 5% áp dụng đối với những những sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ
thuộc những ngành, nghề được Nhà nước khuyến khích đẩy mạnh sản xuất trong nước.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 12

- Mức thuế suất 10% áp dụng đối với những sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ thông
thường.
- Mức thuế suất 20% áp dụng đối với những sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ có ưu
thế, hoạt động kinh doanh có doanh thu và lợi nhuận cao.
* Với nhiều mức thuế suất như thế nó làm cho việc tính thuế, thu và nộp thuế trở nên
phức tạp. Việc chọn các tiêu thức để phân định các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế theo
từng mức thuế suất gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, thuế GTGT với nhiều mức thuế suất làm
cho các doanh nghiệp phải hao tốn thêm công sức trong việc hoạch định chiến lược sản
xuất, chiến lược mặt hàng, bởi vì họ phải đưa thêm một thông số vào tính toán – đó là mức
thuế suất thuế GTGT của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Mặt khác, việc áp dụng nhiều
mức thuế suất cũng làm cho hiện tượng phân phối thuế phải thu trong từng công đoạn không
đều nhau, có khâu phải thu nhiều của người tiêu dùng, có khâu lại thu ít, có khâu lại không
thu, đồng thời thuế hoàn và truy thu cũng tăng lên một cách không đáng có, làm tiêu hao
công sức và của cải của xã hội.
Vì vậy, sau một thời gian thực hiện nguồn thu ngân sách đã đi vào ổn định, một số
ngành, nghề cần được khuyến khích sản xuất đã có vị trí khá vững vàng, Nhà nước nên thu
gọn số lượng mức thuế suất, tiến đến thuế GTGT một mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa,
dịch vụ tiêu dùng trong nước.
Hiện nay, thuế GTGT chỉ còn 3 mức thuế suất: 0%, 5% và 10%. Ở mỗi mức thuế
suất với từng trường hợp được quy định cụ thể như sau:
- Mức thuế suất 0%: Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng hóa gia công
xuất khẩu, hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT xuất khẩu.
- Mức thuế suất 5%: Ở mức thuế suất này trước đây chỉ có 13 nhóm hàng hóa, dịch
vụ. Nhưng hiện nay đã lên đến 21 nhóm, chủ yếu là các loại sản phẩm hàng hóa thiết yếu
phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt
của người dân.
- Mức thuế suất 10%: Được áp dụng chủ yếu vào các đối tượng là hàng công nghệ,
xây dựng, dịch vụ, tư vấn và các loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh
của mức thuế suất 0% và 5%.
Việc giảm số lượng mức thuế suất từ 4 mức xuống còn 3 mức thuế suất là một sự cải
cách đáng kể trong quá trình hoàn thiện hơn Luật thuế GTGT ở nước ta.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 13

6.6. Phương pháp tính thuế GTGT:


Là cách thức xác định số thuế GTGT mà CSKD phải nộp thay cho người tiêu dùng
vào NSNN. Thông thường các nước trên thế giới chỉ áp dụng 1 phương pháp tính thuế
GTGT đó là phương pháp khấu trừ thuế. Nhưng do tình hình thực tế ở nước ta với nhiều
CSKD nhỏ lẻ, kinh tế cá thể ở quy mô hộ gia đình, vì thế đã phân thành 2 phương pháp tính
thuế GTGT cho phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay.
Hai phương pháp tính thuế GTGT, đó là:
+ Phương pháp khấu trừ thuế
+ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Sở dĩ phải chia ra thành 2 phương pháp vì phương pháp khấu trừ thuế đòi hỏi CSKD
phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán theo đúng quy định của chế độ
kế toán hiện hành. Luật thuế GTGT còn rất mới ở nước ta, mặt khác ở nước ta đa số là
những hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, CSKD ở quy mô nhỏ chưa có thói quen sử dụng hóa đơn,
chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán theo đúng quy định. Đặc biệt là người tiêu dùng khi
mua hàng hóa chưa có nhu cầu lấy hóa đơn bán hàng, nên chưa thể áp dụng một phương
pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Vì vậy, các CSKD chưa thực hiện được
những quy định vừa nêu thì phải tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.

6.6.1. Phương pháp khấu trừ thuế:


Là cách tính thuế GTGT phải nộp vào NSNN bằng cách lấy số thuế GTGT (đầu ra)
mà cơ sở sản xuất kinh doanh phải nộp do xuất bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trừ (-) đi số
thuế GTGT (đầu vào) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã nộp trong giá mua vật tư, hàng hóa
phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng áp dụng:
Các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp,
Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế trên GTGT.
- Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp bằng (=) số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ (-)
số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ.
Công thức:
Số thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT đầu vào
phải nộp đầu ra được khấu trừ

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 14

Trong đó:
* Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa,
dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu.
* Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân (x) Thuế suất
* Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
+ Căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên
hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hóa
nhập khẩu.
+ Thời điểm xác định được khấu trừ thuế GTGT: Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch
vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng, được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp
của tháng đó, không phân biệt xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp hóa đơn GTGT
hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng
chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau, thời gian tối
đa là 3 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh.
Riêng đối với tài sản cố định, nếu có số thuế đầu được khấu trừ lớn thì được khấu trừ
dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của Chính phủ.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào phải:
· Được cơ quan Hải quan xác nhận là hàng hóa đã thực xuất khẩu đối với hàng hóa
xuất khẩu.
· Có hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên nước
ngoài.
· Được thanh toán qua ngân hàng, trừ trường hợp thanh toán bù trừ giữa các hàng hóa,
dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước và một số thanh
toán đặc biệt khác.
· Được Chính phủ quy định cụ thể thủ tục, điều kiện thanh toán đối với hàng hóa, dịch
vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào.

6.6.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:


* Đối tượng áp dụng:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức
đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế
toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
- CSKD mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 15

* Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp:


Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bằng (=) doanh số trừ (-) cho giá vốn của hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế bán ra, sau đó nhân (x) cho thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
Công thức:

Số thuế GTGT Thuế suất thuế GTGT


GTGT = của hàng hóa, dịch vụ x của hàng hóa,
phải nộp chịu thuế dịch vụ đó

GTGT của Doanh số của hàng Giá vốn của hàng hóa,
Hàng hóa, dịch vụ = hóa, dịch vụ bán ra - dịch vụ bán ra

* Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng
CSKD như sau:
- Đối với CSKD đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn,
chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi
trên chứng từ.
- Đối với CSKD đã thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ nhưng
không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định như sau:

GTGT = Doanh thu (x) Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu

- Đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hóa đơn
mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan Thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ
ấn định mức doanh thu tính thuế, GTGT được xác định như sau:

GTGT = Doanh thu ấn định (x) Tỷ lệ (%) tính trên doanh thu

7. Cách sử dụng hóa đơn, chứng từ:


Hóa đơn là bằng chứng chứng minh thực tế việc mua, bán hàng hóa bằng giấy tờ
theo mẫu do Bộ Tài Chính quy định hoặc do cơ sở sản xuất kinh doanh tự in theo những
điều kiện được quy định và được chấp thuận của cơ quan Thuế.
* Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là:
Hóa đơn do Bộ Tài Chính (Tổng Cục Thuế) phát hành do cơ quan Thuế cung cấp
cho các CSKD.
Hóa đơn do các CSKD tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đã được cơ quan Thuế
chấp nhận cho sử dụng.
Các loại hóa đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 16

- CSKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì khi bán
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn, chứng từ, kể cả trường hợp bán
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- CSKD nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hóa, dịch vụ
phải sử dụng hóa đơn bán hàng. Giá bán ghi trên hóa đơn là giá đã có thuế GTGT.
- CSKD trực tiếp bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng đối với hàng hóa có giá bán
dưới mức quy định phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, nếu cơ sở không lập
hóa đơn thì phải lập bảng kê hàng hóa bán lẻ theo mẫu bảng kê của cơ quan Thuế để làm
căn cứ tính thuế GTGT. Trường hợp nếu người mua yêu cầu lập hóa đơn thì phải lập theo
đúng quy định.
- Khi lập hóa đơn, CSKD phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hóa đơn.

8. Quy định về việc hoàn thuế giá trị gia tăng:


Hoàn thuế giá trị gia tăng là khoản tiền Nhà nước hoàn trả lại cho cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thông qua cơ chế khấu
trừ thuế các CSKD có số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào đã
nộp thì sẽ được hoàn lại phần chênh lệch, do CSKD đã nộp nhiều hơn số thuế đầu ra phát
sinh theo quy định của từng trường hợp cụ thể.

8.1. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT:


8.1.1. CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét
hoàn thuế trong các trường hợp sau:
- CSKD trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có số thuế
đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn
thuế. Trường hợp này áp dụng cho cả CSKD có đầu tư mới, đầu tư chiều sâu.
- CSKD trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào
của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên
thì được xét hoàn thuế theo tháng. Trường hợp trong tháng thuế GTGT đầu vào chưa được
khấu trừ hết bao gồm cả thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cũng được
tính vào số thuế được hoàn trong tháng.
Đối với quy định này đã góp phần tích cực hơn trong việc khuyến khích các CSKD
xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Giúp cho CSKD thu hồi được vốn một cách nhanh chóng để
tái đầu tư phục vụ kịp thời cho lần xuất khẩu tiếp theo, đảm bảo uy tín cho CSKD.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 17

8.1.2. Đối với CSKD đầu tư mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát
sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo
từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu
đồng trở lên trong từng quý thì được xét hoàn thuế theo quý.

8.1.3. Đối với CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có
dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa
đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho
dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên được xét hoàn thuế theo quý. CSKD phải kê khai, lập
hồ sơ hoàn thuế riêng cho dự án đầu tư.
Những quy định về việc hoàn thuế GTGT đối với những dự án đầu tư mới, đầu tư
mở rộng, nâng cấp máy móc, thiết bị… đã góp phần thiết thực vào việc khuyến khích sự đầu
tư đối với các tổ chức và các nhân nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần đẩy nhanh
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền
kinh tế trong khu vực và thế giới.

8.1.4. CSKD quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản,
chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có thuế GTGT nộp
thừa, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

8.1.5. CSKD được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của Pháp luật.

8.1.6. Hoàn thuế GTGT đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA):
- Đối với các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ dự án hoặc nhà thầu
chính được hoàn lại số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT đã trả trong giá mua hàng hóa,
dịch vụ sử dụng cho dự án.
- Đối với các dự án sử dụng vốn ODA thuộc diện NSNN đầu tư không hoàn trả: chủ
dự án hoặc nhà thầu chính được hoàn lại số thuế GTGT đã trả khi nhập khẩu hoặc mua hàng
hóa, dịch vụ trong nước sử dụng cho dự án.

8.1.7. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức cá nhân nước
ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam có thuế GTGT để viện trợ nhân đạo, thì được hoàn lại số
thuế GTGT của hàng hóa đó.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 18

8.1.8. Đối tượng được miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi
miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam theo giá có thuế GTGT để sử dụng
thì được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT.

8.2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT:


Để được giải quyết hoàn thuế CSKD phải gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ hoàn
thuế tới cơ quan quản lý thu thuế cơ sở. Hồ sơ hoàn thuế gồm những biểu, mẫu sau:
- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT.
- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số
thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại.
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định
thuế GTGT được hoàn.
- Biên bản thanh lý hợp đồng xuất khẩu hoặc ủy thác gia công hàng xuất khẩu.
- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở.
- Hình thức thanh toán, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch
vụ xuất khẩu.
- Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu;
giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước của cấp có thẩm quyền.
- Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá
sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước…
Tùy theo từng trường hợp mà có quy định bộ hồ sơ hoàn thuế cho phù hợp.
(Đính kèm bộ hồ sơ hoàn thuế cho từng trường hợp ở phần phụ lục)

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 19

CHƯƠNG II:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH AN GIANG

1. Đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang:


1.1. Đặc điểm tự nhiên và hành chính tỉnh An Giang:
An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), một phần nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên, là tỉnh biên giới có nhiều dân
tộc và tôn giáo. Kinh tế chủ yếu là nông – công nghiệp.
An giang có diện tích tự nhiên là 3.424 km2. Có 11 đơn vị hành chính trực thuộc:
thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện (Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri
Tôn, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn). Là tỉnh nằm ở đầu nguồn sông
Cửu Long (phần ở Việt Nam), nằm ở vị trí: phía Bắc tây bắc giáp Campuchia, Tây nam giáp
tỉnh Kiên Giang, Nam giáp với tỉnh Cần Thơ và phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp.
Thế mạnh của An Giang là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, bởi vì hai nhánh lớn của
hạ lưu sông Mê Kông là sông Tiền Và sông Hậu đều chảy qua An Giang. Hàng năm 2 con
sông này mang đến cho vùng đất An Giang một lượng phù sa màu mỡ rất thích hợp cho việc
trồng lúa nước và nhiều loại hoa màu khác.
Bên cạnh nhiều thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi, An Giang phải chịu những thiệt hại
nặng nề do lũ, lụt, sụp lở, chua phèn, ngập mặn… gây ra. Nhưng hiện nay An Giang đã xây
dựng thành công nhiều công trình thủy lợi nhằm hạn chế tác hại của lũ, và những công trình
đê bao khép kín chống lũ triệt để đã giúp nhân dân sản xuất lúa 3 vụ trong năm an toàn,
không còn bị ảnh hưởng của lũ, kinh tế ngày một phát triển hơn.
An Giang có địa hình rất đặc biệt, nó là một vùng có cả đồng bằng, rừng và núi. Tạo
điều kiện thuận lợi phát triển một nền kinh tế đa dạng như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thêm
vào đó ở vùng núi An Giang với những bãi cỏ rất thích hợp cho việc nuôi bò, dê mang lại
giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh sự phát triển của ngành nông nghiệp, An Giang đang ra sức đầu tư, phát
triển ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm. Nhằm mục đích đưa sản
phẩm nông nghiệp của An Giang tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Vùng đất An Giang với cảnh sắc thơ mộng, còn có nhiều di tích lịch sử và khu văn
hóa, điều này khá thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch ở An Giang.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 20

Về hệ thống giao thông, An Giang có hệ thống các đường giao thông thủy, bộ rất
thuận tiện. Với trục lộ 91 nối quốc lộ số 2 của Campuchia; sông Tiền, sông Hậu là con
đường giao lưu quốc tế quan trọng nối ĐBSCL với các nước Campuchia, Lào, Thái Lan.
An Giang còn có nhiều cửa khẩu với Campuchia như cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương
(thuộc huyện Tân Châu), cửa khẩu Tịnh Biên (thuộc huyện Tịnh Biên), cửa khẩu Khánh
Bình, Vĩnh Hội Đông, Đông Đức (thuộc huyện An Phú)… với mối quan hệ giao lưu kinh tế
giữa An Giang và Campuchia đã có từ lâu, ngày nay đó là một trong những điều kiện khách
quan, thuận lợi để nền kinh tế An Giang và cả nước nhanh chóng hội nhập cùng nền kinh tế
khu vực và thế giới.

1.2. Đặc điểm dân cư:


Theo số liệu năm 2003 của Cục thống kê thì dân số của tỉnh An Giang là 2.155.121
người, sống ở nông thôn chiếm tỷ trọng khoản 73%, giảm khoản 3% so với năm 2002. Mật
độ dân số trung bình: 629 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1.427%/năm.

1.3. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang vài năm gần đây:
1.3.1. Về kinh tế:
Trong vài năm gần đây, kinh tế của An Giang gặp nhiều khó khăn, liên tiếp bị lũ lụt
tàn phá nặng nề gây nhiều thiệt hại cho đời sống nhân dân, làm cho kinh tế tỉnh nhà giảm
sút. Tiếp đến là vụ kiện cá da trơn gây tổn thất to lớn cho người dân nuôi cá bè trong tỉnh,
giá trị xuất khẩu thủy sản giảm mạnh… Trước những khó khăn, thử thách Tỉnh ủy và chính
quyền các cấp đã tích cực chủ động lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các cấp, các ngành có liên
quan, cùng với sự quyết tâm của nhân dân đã từng bước vượt qua khó khăn và khôi phục lại
nền kinh tế với thành tích đáng tự hào. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 3 năm 2001, 2002,
2003 như sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
ĐVT: %
Năm
2001 2002 2003
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 4,52 10,54 9,13
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản -0,51 10,33 2,75
+ Khu vực công nghiệp-xây dựng 11,65 10,84 12,77
+ Khu vực dịch vụ 7,04 10,63 13,58
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang năm 2002, 2003)

- Năm 2001 với tốc độ tăng trưởng GDP là 4,52%, tốc độ tăng trưởng chậm nhất
trong 12 năm vừa qua. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành nông nghiệp là thế mạnh của An

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 21

Giang, nhưng trong năm lại có mức tăng trưởng âm (-). Nguyên nhân: do lũ tăng cao đột
ngột và kéo dài gây thiệt hại nặng nề cho nông dân; mặt khác giá lúa năm này lại giảm thấp,
thấp hơn cả giá thành sản xuất; đồng thời tỉnh còn gặp khó khăn trong việc xuất khẩu cá da
trơn làm kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm mạnh.
- Trước những khó khăn trên, trong năm 2002 Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có nhiều
chủ trương, giải pháp và chỉ đạo điều hành có hiệu quả. Các ngành, các cấp ra sức khôi phục
lại nền kinh tế. Và năm 2002 nền kinh tế của tỉnh đã hồi phục một cách tuyệt vời, từ tốc độ
tăng trưởng kinh tế trong năm 2001 là 4,52% lên 10,54% và đến năm 2003 vẫn giữ được tốc
độ tăng trưởng cao, đạt 9,13%. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh trong 3 năm 2001, 2002, 2003
như sau:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG TỈNH (GDP)


(Theo giá so sánh 1994)
ĐVT: triệu đồng
Tăng Tăng
Thực hiện Thực hiện Ước năm trưởng trưởng
năm 2001 năm 2002 2003 2002 so 2003 so
2001 (%) 2002 (%)

GDP phân theo khu vực kinh tế 7.067.383 7.812.584 8.525.979 10,54 9,13
1. Khu vực nông, lâm-thủy sản 2.826.073 3.118.106 3.203.729 10,33 2,75
- Nông nghiệp 2.359.094 2.631.333 2.700.800 11,54 2,64
- Lâm nghiệp 47.964 49.028 49.994 2,22 1,97
- Thủy sản 419.015 437.745 452.935 4,47 3,47
2.Khu vực CN-xây dựng 1.065.321 1.180.817 1.331.565 10,84 12,77
- Công nghiệp khai thác mỏ 29.047 39.316 43.429 35,35 10,46
- Công nghiệp chế biến 719.349 782.226 879.692 8,74 12,46
- SX và phân phối điện nước 69.347 81.318 95.020 17,26 16,85
- Xây dựng 247.578 277.957 313.424 12,27 12,76
3. Khu vực dịch vụ 3.175.988 3.513.661 3.990.685 10,63 13,58
- Thương nghiệp sửa chữa… 1.008.503 1.095.471 1.227.476 8,62 12,05
- Khách sạn, nhà hàng 387.426 494.619 561.175 27,67 13,46
- Vận tải, thông tin liên lạc 239.544 283.649 318.964 18,41 12,45
- Tài chính tín dụng 264.138 294.471 334.343 11,48 13,54
- Khoa học và công nghệ 1.261 1.040 1.293 -17,53 24,33
- HĐKD tài sản & Dvụ tư vấn 709.241 739.152 829.632 4,22 12,24
- Các ngành khác 535.725 570.347 680.660 6,46 19,34
- Thuế nhập khẩu 30.150 34.885 37.142 15,71 6,47
(Nguồn: Thông báo tình tình kinh tế xã hội của Cục thống kê tỉnh An Giang năm 2002, 2003)

- Trong năm 2001, tổng sản phẩm của tỉnh là 7.067.383 triệu đồng, trong đó:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 2.826.073 triệu đồng, chiếm 39,99%.
+ Khu vực công nghiệp xây dựng đạt 1.065.321 triệu đồng, chiếm 15,07%.
+ Khu vực dịch vụ đạt 3.175.988 triệu đồng, chiếm 44,94%.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 22

- Trong năm 2002, tổng sản phẩm của tỉnh đạt 7.812.584 triệu đồng, tăng 10,54% so
với năm 2001, trong đó:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 3.118.106 triệu đồng, tăng 10,33% so với năm
2001, chiếm 39,87%. Nổi bậc là sản lượng lúa đạt trên 2,59 triệu tấn, tăng 480 ngàn tấn
tương đương 22,7% so với năm 2001. Sản lượng cá đạt trên 111 ngàn tấn, trong đó cá bè
trên 58 ngàn tấn… Đồng thời, trong năm này giá lúa và cá khá cao đem lại nhiều lợi nhuận
cho người dân.
+ Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 1.180.817 triệu đồng, tăng 10,84% so với
năm 2001, chiếm 12,53%. Nhưng mức tăng trưởng này lại không cao so với các năm trước
đó. Trong khu vực này nổi bậc là thủy sản chế biến đạt 19.000 tấn, tăng 65% so với năm
2001; ciment các loại đạt 235.000 tấn, vượt 36,6%; quần áo may sẵn đạt 5,5 triệu cái gấp 2
lần kế hoạch… bên cạnh đó vẫn còn một số sản phẩm chưa đạt kế hoạch như trụ bê tông ly
tâm, trung đại tu ôtô… đã làm ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng chung của khu vực.
+ Khu vực dịch vụ đạt 3.513.661 triệu đồng, tăng 10,63% so với năm 2001, chiếm
47,6%.
Xuất khẩu cả năm ước đạt 144 triệu USD, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là gạo và cá
(gạo: 62 triệu USD, cá: 60 triệu USD).
Trong năm này lượng gạo xuất khẩu chỉ được 317.509 tấn, bằng 68,7% so với
cùng kỳ, do khó khăn về thị trường và giá cả, nhưng bù lại thị trường gạo nội địa tăng mạnh.
Mặt hàng thủy sản đông lạnh đã xuất được 23.523 tấn, tăng 87,6% so cùng kỳ,
trong đó cá xuất được 23.330 tấn, tăng 91,4% và rau củ đông lạnh xuất được 1.936 tấn, tăng
42,1%.
Bộ phận thương nghiệp tăng 15,8%; giao thông vận tải và thông tin liên lạc tăng
12,1%; tài chính tín dụng tăng 11,12%… Hoạt động du lịch đã dần dần đi vào hiệu quả,
doanh thu tăng 32% so với cùng kỳ.
- Đến năm 2003, kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tăng
9,13% so với năm 2002, tổng sản phẩm của tỉnh đạt 8.525.979 triệu đồng. Trong đó:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ tăng 2,75%, đạt 3.203.729 triệu đồng, chiếm
37,65%. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng thấp là do gặp thời tiết không thuận lợi, đặt biệt là khi sản
xuất lúa vụ 3 đã bị ảnh hưởng của bão lúc thu hoạch nên năng suất lúa giảm; do nắng nóng
kéo dài đã xảy ra 3 vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề, diện tích thiệt hại tăng 15,63 ha so
với cùng kỳ; về thủy sản số lồng nuôi cá bè giảm đáng kể, giảm 21,6% (875 cái), và do nước
kém lượng đánh bắt thủy sản chỉ đạt 71.000 tấn, giảm 10%… Nhưng riêng về hoa màu,
chăn nuôi gia súc, gia cầm, diện tích nuôi tôm và khai thác lâm sản đều có tốc độ tăng khá.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 24

Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đi vào tăng tốc và đảm bảo phát triển đúng hướng
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ
tăng dần lên, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản đang giảm dần thể hiện qua cơ
cấu GDP trong 3 năm 2001, 2002, 2003 như sau:
TỶ TRỌNG CỦA CÁC NGÀNH TRONG TỔNG GDP CỦA TỈNH
ĐVT: %
Năm
2001 2002 2003
Cơ cấu GDP 100,00 100,00 100,00
Khu vực nông, lâm, thủy sản 39,99 39,87 37,65
Khu vực công nghiệp - xây dựng 15,07 12,53 12,73
Khu vực dịch vụ 44,94 47,6 49,62
(Nguồn: Thông báo tình hình kinh tế xã hội của Cục thống kê tỉnh An Giang năm 2002, 2003)

An Giang còn nhiều tiềm năng kinh tế cần được khai thác, ví dụ như ngành công
nghiệp còn non trẻ cần được quan tâm phát triển nhiều hơn, dần dần chuyển dịch kinh tế
theo cơ cấu công – nông nghiệp hiện đại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đưa
khoa học - kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng hàng nông sản. Kết hợp với phát triển ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm để chế biến hàng nông sản do chính mình làm ra, nâng cao hiệu quả kinh tế, từ đó cải
thiện được đời sống của nhân dân trong tỉnh (nhất là người nông dân). Bên cạnh đó cần phải
có những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng tốc độ phát triển các ngành trong khu vực dịch vụ,
khu vực tỉnh còn tiềm năng phát triển lớn. Nâng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây
dựng và khu vực dịch vụ trong nền kinh tế tỉnh nhà.

1.3.2. Về văn hóa – xã hội:


- Về thu nhập của người dân: trong năm 2003, GDP bình quân là 6,2 triệu
đồng/năm/người, tăng 0,6 triệu đồng/năm/người so với năm 2002 tương đương 10,71%.
Trong năm 2003 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhiều so với năm 2002, cụ thể là:
+ Số hộ nghèo: - Năm 2002 là: 29.970 hộ
- Năm 2003 là: 22.277 hộ, giảm 7.693 hộ
+ Tỷ lệ hộ nghèo: - Năm 2002 là: 6,7%
- Năm 2003 là: 4,96%, đã giảm 1.74%
- Về giáo dục và đào tạo: Trong năm 2003 toàn tỉnh có 693 trường học các cấp, tăng
17 trường so với năm 2002: có 1 trường đại học An Giang, 3 trường trung học chuyên
nghiệp, 2 trường nghiệp vụ, 6 trung tâm dạy nghề hoặc dịch vụ hỗ trợ việc làm, 7 trung tâm

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 25

giáo dục thường xuyên, 1 trường dạy nghề và nhiều cơ sở tư nhân khác… nhưng vẫn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay. Số lượng lao động qua đào tạo vẫn còn rất ít so với yêu cầu,
năm 2001 là 9,6%, năm 2002 là 12,3%, năm 2003 ước khoản 15%. Vì vậy cần phải quan
tâm đến vấn đề đào tạo nhiều hơn nữa, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tri thức đủ đáp ứng
nhu cầu. Nâng cao năng lực làm việc của người lao động, năng suất lao động tăng cao góp
phần xây dựng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân trong
tỉnh.
- Về y tế, các hoạt động thể dục - thể thao, văn hóa thông tin, bảo vệ trật tự an
toàn xã hội được Tỉnh ủy và UBND các cấp quan tâm, đề ra nhiều chính sách lãnh đạo, chỉ
đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt.
Đặc biệt là việc xây dựng cụm tuyến dân cư tránh lũ, trong năm 2002 toàn tỉnh đã
xây dựng 82 cụm tuyến dân cư với quy mô 389,99 ha với tổng mức đầu tư là 337 tỷ đồng,
giải quyết chỗ ở cho 18.154 hộ. Sang năm 2003 tiếp tục xây dựng thêm 83 cụm tuyến dân
cư với qui mô hơn 243 ha nhằm giải quyết chỗ ở cho 13.155 hộ, có một số công trình đã
hoàn thành, còn lại thì đang trong quá trình xây dựng. Bên cạnh việc đầu tư nhà ở, tỉnh còn
đầu tư các chương trình giếng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các cụm tuyến dân cư
nhằm đảm bảo cuộc sống cho nhân dân vùng lũ.

2. Khái quát về nhân sự của ngành thuế tỉnh An Giang:


Trên địa bàn tỉnh An Giang có Cục thuế tỉnh và 11 Chi cục thuế huyện, thị, thành.
Tổng số cán bộ trong toàn ngành trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2003 là: 1.127 người,
trong đó: số cán bộ trong biên chế là 849 người và số cán bộ theo hợp đồng là 278 người.
- Về giới tính:
Số lượng cán bộ nữ chỉ chiếm 18,3%, cán bộ nam chiếm đa số. Điều này phù hợp
với nhiệm vụ đặc thù của ngành thuế, nhất là ở các Chi cục thuế, vì cán bộ thuế phải trực
tiếp nhắc nhở và thu thuế các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ trên địa bàn. Thiết nghĩ công việc này
nam giới sẽ phù hợp hơn.
- Về trình độ:
+ Đại học và trên đại học có 246 người, chiếm tỷ lệ 21,83%
+ Cao đẳng có 14 người, chiếm 1,24%
+ Trung cấp có 604 người, chiếm 53,6%
+ Khác có 263 người, chiếm 23,34% nhưng trong đó theo hợp đồng có đến 196
người, chiếm 74,5% trong tổng số cán bộ có trình độ khác.
Cùng với sự phát triển của xã hội, để thích ứng được với sự thay đổi, quản lý thuế
một cách khoa học và đạt được hiệu quả ngày càng cao. Lãnh đạo ngành, lãnh đạo các Chi

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 26

cục cần đưa cán bộ đi đào tạo thêm để thích ứng nhanh chóng, kịp thời với những sự thay
đổi, nhằm quản lý thuế ngày một có hiệu quả hơn, tăng nguồn thu cho NSNN.

3. Giới thiệu về Cục thuế tỉnh An Giang:


Cục thuế tỉnh An Giang nằm tại số 10 Bùi Văn Danh, phường Mỹ xuyên, thành phố
Long Xuyên. Được thành lập vào ngày 20 tháng 3 năm 1990.
3.1. Tình hình nhân sự tại Cục thuế tỉnh An Giang:
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 tình hình nhân sự tại văn phòng Cục thuế tỉnh
An Giang có 97 cán bộ trong biên chế và 18 nhân viên theo hợp đồng. Sang năm 2004 về
nhân sự không có sự thay đổi nhiều so với năm 2003. Trong số 97 cán bộ công chức trong
biên chế gồm có 22 nữ chiếm 22,68%. Số Đảng viên chiếm trên 50%, cụ thể là 53 Đảng
viên. Về trình độ, về độ tuổi, về lý luận chính trị, về trình độ chuyên môn và trình độ ngoại
ngữ, tin học… của cán bộ Cục thuế được thống kê như sau:
Về độ tuổi và tuổi nghề: Cán bộ ít tuổi nhất là 28 tuổi và các cán bộ trong văn phòng
Cục thuế đều có kinh nghiệm công tác lâu năm, kinh nghiệm làm việc ít nhất là 6 năm trở
lên.
Về độ tuổi Về tuổi nghề
Số tuổi Số cán bộ Số năm làm việc Số cán bộ
28 2 6 – 10 30
30 – 40 46 11 – 15 25
41 – 50 43 16 – 20 16
51 trở lên 6 Trên 20 26
Tổng 97 Tổng 97

Về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị:

Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị


Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng (%) Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng (%)
Đại học và trên đại học 71 73,20 Đại học 4 4,12
Cao đẳng 1 1,03 Cao cấp 1 1,03
Trung cấp 21 21,65 Trung cấp 15 15,46
Khác 4 4,12 Sơ cấp 12 12,37
Tổng 97 100,00 Tổng 32 32,98

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 23

+ Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 1.331.565 triệu đồng, tăng 12,77%, chiếm
12.73%. Trong đó các ngành đều có tốc độ tăng trưởng trên 10%, riêng lĩnh vực công
nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm vừa qua, ước giá trị sản xuất tăng
14,52%.
Hiện toàn tỉnh có 11.270 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp, với hơn 62.600 lao
động chuyên nghiệp. Ngoài ra còn hơn 10.164 cơ sở, giải quyết việc làm cho hơn 22.500 lao
động kinh tế phụ gia đình. Hiện nay sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những
bước tăng trưởng ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn
tỉnh.
+ Khu vực dịch vụ tăng mạnh, tăng 13,58% so với cùng kỳ, đạt 3.990.685 triệu
đồng. Hầu hết các lĩnh vực trong khu vực dịch vụ đều tăng trên 12%, riêng thuế nhập khẩu
chỉ tăng 6,47%.
Lượng gạo xuất khẩu chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, ước năm
2003 xuất khẩu được 525 ngàn tấn, tương đương 92,4 triệu USD, so cùng kỳ tăng 63,4% về
lượng và tăng 48,6% về trị giá.
Về xuất khẩu thủy sản, tuy gặp nhiều khó khăn, lượng xuất khẩu sang thị trường
Mỹ giảm mạnh, giảm tương đương 30% so với cùng kỳ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao
(chiếm 25%), để giảm bớt rủi ro do phụ thuộc vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp thủy sản
đã đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như: Úc, Trung Quốc, Mêxicô, Ả Rập… và
trong năm lượng xuất sang Hồng Kông chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 26,4% trong
tổng lượng xuất khẩu thủy sản, đồng thời các doanh nghiệp này đã quan tâm đến thị trường
trong nước nhiều hơn, đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thủy sản.
Bên cạnh đó các mặt hàng rau quả đông lạnh, hàng may mặc, giày thể thao, hàng
thêu tay… giá trị xuất khẩu cũng tăng cao.
Lĩnh vực dịch vụ du lịch ước tổng doanh thu đạt 53,1 tỷ đồng tăng 20%, ước tổng
lượt khách đến tỉnh đạt 2,765 triệu người tăng 13,3% so với năm 2002…
Đạt được kết quả như trên là do Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã tập trung vào phát triển
nông nghiệp – nông thôn, thắng lợi trong lĩnh vực nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến
sức mua trong xã hội, kéo theo hoạt động thương mại đã diễn ra sôi động, thêm vào đó các
doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn, thử thách để duy trì, phát triển sản xuất,
kinh doanh, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, kích thích nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó
Tỉnh ủy, UBND tỉnh có nhiều chính sách hiệu quả mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
trong và ngoài nước, tăng cường ưu đãi và thu hút đầu tư theo định hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 28

- Phó Cục trưởng Tô Đại Đồng giúp Cục trưởng trực tiếp phụ trách 3 phòng chức
năng:
+ Phòng Tổng hợp và dự toán
+ Phòng Quản lý doanh nghiệp I
+ Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ
Phụ trách Chi cục thuế các huyện và thị xã: Châu Đốc, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh
Biên.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 29

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH AN GIANGm

CỤC TRƯỞNG
TRỊNH THANH SƠN

PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG


NGHUYỄN VĂN THÀNH TÔ ĐẠI ĐỒNG

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG
QUẢN QUẢN LÝ TIN HỌC TỔ CHỨC THANH THANH HÀNH TỔNG QUẢN LÝ TUYÊN
LÝ ẤN CHỈ VÀ XỬ LÝ CÁN BỘ TRA I TRA II CHÍNH - HỢP VÀ DOANH TRUYỀN
DOANH DỮ LIỆU QUẢN TRỊ DỰ TOÁN NGHIỆP I VÀ HỖ
NGHIỆP VỀ THUẾ -TÀI VỤ TRỢ
II

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 27

Về trình độ ngoại ngữ, tin học:

Ngoại ngữ Tin học


Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng Trình độ Số cán bộ Tỷ trọng
Chứng chỉ A 31 31,95 Chứng chỉ A 10 10,31
Chứng chỉ B 19 19,58 Chứng chỉ B 3 3,09
Chứng chỉ C 1 1,03 Đại học 3 3,09
Trung cấp 2 2,06
Tổng 51 52,56 Tổng 18 18,55
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ của Cục thuế tỉnh An Giang)

Lãnh đạo Cục thuế rất quan tâm đến trình độ chuyên môn và khả năng quản lý của
cán bộ ngành. Nhằm nâng cao khă năng quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ,
thích ứng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, thích ứng một cách nhanh chóng với
cách quản lý thuế khoa học và đạt được hiệu quả cao, Ban lãnh đạo rất quan tâm đến việc
thường xuyên đưa cán bộ tham gia học các lớp đào tạo ngắn, trung và dài hạn, đồng thời tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học.

3.2. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh An Giang:


Cơ cấu tổ chức của văn phòng Cục thuế tỉnh An Giang trong năm 2004 có sự thay
đổi so với những năm trước đó. Theo năm 2003, Cục thuế có 1 Cục trưởng, 3 phó Cục
trưởng và 12 phòng chức năng. Đến năm 2004 đã có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức như
sau: Cục thuế có 1 Cục trưởng, 2 Phó Cục trưởng và 10 phòng chức năng, cụ thể:
- Cục trưởng Trịnh Thanh Sơn lãnh đạo, chỉ đạo chung và toàn diện các nhiệm vụ
công tác chung của Cục thuế. Trực tiếp phụ trách 4 phòng chức năng:
+ Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng Thanh tra I
+ Phòng Thanh tra II
+ Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ
Phụ trách các Chi cục thuế: Thành phố Long Xuyên, huyện Thoại Sơn và An
Phú.
Quan hệ phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Hải quan.
- Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Thành giúp Cục trưởng Cục thuế trực tiếp phụ trách 3
phòng chức năng:
+ Phòng Quản lý doanh nghiệp II
+ Phòng Quản lý ấn chỉ
+ Phòng Tin học và quản lý dữ liệu về thuế
Phụ trách Chi cục thuế các huyện: Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Châu Thành.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 29

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 30

3.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:


3.3.1. Phòng Tổng hợp và dự toán:
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổng hợp, xây dựng, phân bổ, tổ chức, chỉ đạo thực hiện
dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác (quy ước gọi là thu thuế) do Cục thuế
quản lý; triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý thu thuế. Một số nhiệm vụ cụ
thể như sau:
- Xây dựng, tổng hợp dự toán thu thuế.
- Tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc cơ quan Thuế cấp dưới trong việc thực hiện
dự toán thu; tổng hợp, đánh giá tiến độ thực hiện, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác thu, đề xuất các biện pháp khai thác nguồn thu và chống thất thu NSNN.
- Chủ trì hoặc tham gia với các ngành trong việc khảo sát, điều tra doanh thu, thu
nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế khu vực ngoài quốc doanh.
- Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của các tổ chức và cá nhân nộp thuế
thuộc Chi cục thuế quản lý, trình lãnh đạo Cục thuế quyết định…

3.3.2. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế: (gọi tắt là phòng
tuyên truyền và hỗ trợ)
Giúp Cục trưởng Cục thuế tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, thực hiện các
hoạt động hỗ trợ cho tổ chức và cá nhân nộp thuế trong việc thực hiện Pháp luật thuế. Một
số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình về công tác tuyên truyền, giáo dục Pháp luật
thuế, công tác hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế do Cục thuế quản lý; tuyên truyền, phổ biến
Pháp luật về thuế cho các tầng lớp nhân dân và các ban ngành trong xã hội.
- Chủ trì trong việc tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại với các tổ chức, cá nhân nộp
thuế, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện
Luật thuế. Từ đó đề xuất, báo cáo Tổng Cục thuế sửa đổi, bổ sung chính sách thuế và quản
lý thu thuế.
- Cung cấp các thông tin cảnh báo, trợ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro, thiệt hại trong
sản xuất, kinh doanh và các thông tin hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế trên cơ sở hệ thống
thông tin do ngành thuế quản lý như là các hóa đơn không còn giá trị sử dụng, các doanh
nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp mất tích…

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 31

3.3.3. Phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế:


Giúp Cục trưởng Cục thuế ứng dụng, quản lý, phát triển công tác tin học của Cục
thuế, xử lý dữ liệu và thống kê thuế. Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nhiệm vụ về tin học:
- Tổ chức quản lý và phát triển công tác tin học tại Cục thuế theo chỉ đạo của Tổng
Cục thuế. Đề xuất kế hoạch, nhu cầu phát triển ứng dụng tin học vào công tác quản lý của
Cục thuế với Tổng Cục thuế. Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, triển khai và vận
hành hệ thống tin học của Cục thuế.
- Tổ chức triển khai hệ thống tin học theo đúng các quy định của ngành thuế gồm:
lắp đặt trang thiết bị tin học, cài đặt phần mềm hệ thống và các chương trình ứng dụng thống
nhất trong ngành; trực tiếp vận hành quản trị hệ thống mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị
hệ thống mạng truyền thông kết nối với các Chi cục thuế trực thuộc và kết nối thông tin với
Tổng Cục thuế, đảm bảo an toàn hệ thống và dữ liệu…
Nhiệm vụ về xử lý dữ liệu:
- Tổ chức công tác đăng ký thuế: tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, kiểm tra tờ khai,
nhập dữ liệu về những thông tin liên quan về việc xử lý tính thuế, cấp mã số thuế…; lập
danh bạ tổ chức và cá nhân nộp thuế; theo dõi, nhập các dữ liệu về số thu nộp vào tài khoản
tạm giữ, tài khoản nộp ngân sách từ kết quả thanh tra, kiểm tra về thuế.
- Thực hiện tính thuế, thông báo thuế, thông báo phạt nộp chậm, ấn định thuế.
- Thực hiện kế toán, thống kê thuế; in và truyền các báo cáo kế toán, thống kê thuế
về Tổng Cục thuế.
- Thực hiện và hướng dẫn Chi cục thuế về việc đối chiếu biên lai thuế, phí, lệ phí với
bộ thuế.
- Thực hiện các thủ tục hoàn tiền thuế cho đối tượng nộp thuế sau khi có quyết định
hoàn thuế của Cục trưởng Cục thuế; theo dõi và kế toán tài khoản tạm giữ, tài khoản quỹ
hoàn thuế.

3.3.4. Phòng Quản lý doanh nghiệp:


Phòng quản lý doanh nghiệp được phân ra thành 2 phòng: phòng Quản lý doanh
nghiệp I quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh và phòng Quản lý doanh
nghiệp II quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Cả 2 phòng này điều
giúp Cục trưởng Cục thuế quản lý, đôn đốc việc kê khai nộp thuế đối với các doanh nghiệp
thuộc phân cấp quản lý của Cục thuế; tổ chức thu phí; quản lý thu nợ đọng thuế; quản lý thu
thuế thu nhập cá nhân.
Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 32

- Tổng hợp tình hình hoạt động, giải thể, phá sản… đối với doanh nghiệp thuộc
phạm vi quản lý.
- Tổ chức quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp được phân công:
+ Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế; lập biên bản các trường hợp vi
phạm, xử lý và đề nghị xử lý theo quy định của Pháp luật.
+ Xem xét, kiểm tra các hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, hồ sơ quyết
toán thuế của các doanh nghiệp.
+ Phối hợp với phòng Thanh tra trong việc thanh tra các hồ sơ hoàn thuế, quyết
toán thuế tại doanh nghiệp.
+ Quản lý theo dõi số thuế nợ đọng và lập danh sách các doanh nghiệp nợ đọng
thuế, các vụ việc cần thanh tra chuyển sang phòng Thanh tra.
+ Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ của các doanh nghiệp, báo cáo tài
chính, báo cáo quyết toán, hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế và các tài liệu khác có liên quan
vào hồ sơ doanh nghiệp nộp thuế, phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra thuế và tra cứu các
tài liệu phục vụ cho công tác quản lý…

3.3.5. Phòng Thanh tra:


Phòng Thanh tra cũng được phân ra thành 2 phòng: phòng Thanh tra I và phòng
Thanh tra II. Thực hiện công tác thanh tra các đối tượng tương ứng với các đối tượng nộp
thuế mà phòng Quản lý doanh nghiệp I và II quản lý, mặt khác phòng Thanh tra II còn có
thêm chức năng thanh tra nội bộ ngành và chống thất thu.
Phòng Thanh tra giúp Cục trưởng Cục thuế thực hiện, hướng dẫn, chỉ đạo các Chi
cục thuế thực hiện công tác thanh tra các tổ chức, cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ
ngành trong việc chấp hành Pháp luật về thuế và các quy định của ngành; công tác cưỡng
chế về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể như
sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra các tổ chức và cá nhân nộp thuế và thanh tra nội bộ
ngành thuế.
- Trực tiếp thanh tra các đối tượng nộp thuế do Cục thuế quản lý và các đối tượng
nộp thuế vượt quá khả năng và phạm vi thanh tra của Chi cục thuế; theo dõi đôn đốc các
quyết định sau thanh tra.
- Thực hiện các thủ tục cưỡng chế về thuế theo Luật định.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế đối với các tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc
thẩm quyền và những vụ việc được ủy quyền giải quyết…

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 33

3.3.6. Phòng Tổ chức cán bộ:


Giúp Cục trưởng Cục thuế về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, đào tạo, biên chế,
tiền lương và công tác thi đua khen thưởng của Cục thuế. Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Sắp xếp bộ máy Cục thuế theo quy định.
- Thực hiện quy hoạch, sắp xếp, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều
động, kỷ luật cán bộ… theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức; thực
hiện tuyển dụng, nâng lương, nâng ngạch, hưu trí thôi việc và các chế độ chính sách đối với
người lao động theo quy định; hướng dẫn và thực hiện công tác thi đua khen thưởng của
Cục thuế.
- Kiểm tra, xác minh, trả lời các đơn khiếu nại, tố cáo về cán bộ của Cục thuế, đề
xuất việc xử lý cán bộ…

3.3.7. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ:


Giúp Cục trưởng Cục thuế đảm bảo hậu cần cho hoạt động của Cục thuế; tổ chức
công tác văn thư, lưu trữ của Cục thuế. Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Hành chính cơ quan:
+ Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, tiếp nhận, phát hành kịp thời, đầy đủ,
chính xác công văn của Cục thuế (bao gồm cả tờ khai và hồ sơ về thuế) và in ấn tài liệu
phục vụ công tác của cơ quan.
+ Tổng hợp xây dựng kế hoạch của Cục thuế, theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế
hoạch công tác nhằm đảm bảo thời gian và chất lượng; tổng hợp đánh giá tình hình và kết
quả thực hiện nhiệm vụ của văn phòng Cục thuế.
+ Quản lý việc sử dụng con dấu, khắc dấu theo quy định của Nhà nước…
Quản lý tài chính:
+ Cụ thể hóa các quy định của ngành về công tác chi tiêu tài chính của Cục thuế;
thực hiện chi trả, cấp phát và phân bổ các khoản kinh phí và chi tiêu của Cục thuế theo kế
hoạch.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán
chi tiêu của các Chi cục thuế.
Công tác quản trị:
+ Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch về xây dựng cơ bản, trang thiết bị, các phương
tiện làm việc và trang phục của Cục thuế.
+ Bố trí địa điểm và phương tiện cần thiết phục vụ các buổi hội họp, các lớp tập
huấn, bồi dưỡng… của Cục thuế; bố trí, thực hiện công tác lễ tân ở cơ quan.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 34

+ Tổ chức công tác bảo vệ cơ sở vật chất; thực hiện nội quy phòng cháy, chữa cháy;
duy trì trật tự, vệ sinh của Cục thuế…
* Đồng thời các phòng ban thực hiện thêm các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục
thuế giao và hỗ trợ các Chi cục thuế theo chức năng của mình.

4. Tình hình và kết quả thu thuế GTGT trong vài năm gần đây:
- Khi bắt đầu áp dụng luật thuế GTGT thay cho Luật thuế doanh thu, trong năm đầu
tiên tổng số thuế GTGT thu được thấp hơn tổng số thuế doanh thu đã thu năm trước đó. Cụ
thể, trong năm 1998 tổng số thuế doanh thu đã thu được là 140.996 triệu đồng, sang năm
1999 khi áp dụng luật thuế GTGT thì tổng số thuế GTGT là 92.796 triệu đồng chỉ bằng
65,82% so với năm 1998, giảm 48.200 triệu, tương đương 34,18%.
Nguyên nhân giảm là do thay đổi cơ chế chính sách, thay đổi phương pháp kê khai,
quản lý thuế làm cho có sự chênh lệch, lúng túng trong kê khai (phần lớn đối với các CSKD
nhỏ), một vài vấn đề cụ thể như sau:
+ Đối với số thu từ các doanh nghiệp Nhà Nước Trung ương: Thuế GTGT giảm trên
10 tỷ đồng so với dự toán đầu năm, trong đó: thu từ điện lực giảm gầm 8 tỷ đồng do việc
phân bổ thuế đầu vào từ tổng công ty khá cao, chênh lệch số thuế phải thu không đáng kể;
thu từ ngành bưu điện giảm trên 2 tỷ đồng… Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh của công ty
lương thực trong năm không hiệu quả, tình hình tài chính doanh nghiệp mất cân đối nghiêm
trọng (-160 tỷ đồng), số dự toán thu trên 6 tỷ đồng không đảm bảo nộp NSNN.
+ Tình hình sản xuất của các đơn vị đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn đã dẫn
đến không đảm bảo số thu theo dự toán.
+ Đối với các hộ kinh doanh thuộc khu vực ngoài quốc doanh, nhất là đối với các hộ
thực hiện kê khai thuế, do bước đầu thực hiện kê khai thuế nên còn lúng túng, đã kê khai
không đúng thời gian quy định, chưa đúng với kết quả kinh doanh… Lợi dụng quy trình tự
tính thuế, tự kê khai thuế còn mới, trong giai đoạn đầu chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ,
có một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong kê khai nhằm mục đích trốn thuế.
Sau một thời gian các CSKD đã thích nghi với cơ chế mới, đã đưa hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình đạt được những kết quả khả quan. Nhiều CSKD đã mở rộng hoạt
động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trang thiết bị mới, nâng cấp trang thiết bị cũ. Đồng thời đã
khuyến khích nhiều đối tượng tham gia kinh doanh, thành lập các CSKD mới. Bên cạnh đó,
trình độ quản lý của các cán bộ thuế ngày càng tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác
hơn. Từ đó đã làm tăng nguồn thu thuế GTGT cho NSNN, đồng thời thực hiện công tác
chống thất thu ngày một hiệu quả hơn.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 35

Số đối tượng nộp thuế và kết quả đóng góp của thuế GTGT trong NSNN cụ thể qua
3 năm 2001, 2002, 2003 như sau:
BẢNG TỔNG KẾT SỐ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ QUA 3 NĂM 2001, 2002, 2003
ĐVT: Đối tượng (ĐT)
Số đối tượng nộp thuế trong năm 2002 so 2003 so Tốc độ tăng Tốc độ tăng
2001 2002 2003 với 2001 với 2002 2002 so với 2003 so với
(số ĐT) (số ĐT) 2001 (%) 2002 (%)
Khu vực QD - - - - - - -
Khu vực NQD 25.125 25.412 25.256 287 -156 1,14 -0,61
Theo PPnộp thuế:
+ Khấu trừ 1.424 1.514 1.712 90 198 6,32 13,08
° Phòng NQD qlý 265 216 325 -49 109 -18,49 50,46
° Các Chi cục qlý 1.159 1.298 1.387 139 89 12 6,86
+ Trực tiếp 23.701 23.898 23.544 197 -354 0,83 -1,48
Trên GTGT 383 477 248 94 -229 24,54 -48
Trên doanh thu 2.686 3.039 4.393 353 1354 13,14 44,55
Thuế khoán 20.638 20.382 18.903 -256 -1.479 -1,24 -7,26
(Nguồn báo tổng kết thu thuế của Cục thuế tỉnh An Giang năm 2001, 2002, 2003)
Qua tổng kết về số lượng đối tượng nộp thuế, ở khu vực quốc doanh số lượng doanh
nghiệp không thay đổi nhiều và ở khu vực CTN-NQD số lượng cũng không có biến động
lớn, chỉ dao động nhẹ trong khoản – 0,61% đến 1,14% trong 3 năm 2001 đến 2003.
Điều đáng quan tâm ở đây là mỗi năm số đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
dần dần tăng lên, đồng thời trong số đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, số đơn
vị kê khai thuế ngày càng tăng, nhất là số đơn vị nộp thuế theo doanh thu năm 2002 tăng
13,14% so với năm 2001 và trong năm 2003 tăng lên đến 44,55% so với năm 2002. Và số
đối tượng nộp theo phương thức khoán thuế ngày càng giảm dần, điều này phù hợp với xu
hướng chung, nhưng số đối tượng này vẫn còn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số đối
tượng nộp thuế hiện nay, cụ thể là chiếm khoản 74,85% trong khu vực NQD năm 2003.
Vì vậy cần phải khuyến khích, hướng dẫn các đơn vị này thực hiện chế độ ghi chép
sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ để các đối tượng này chuyển sang kê khai thuế
và dần dần sẽ chuyển sang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tạo điều kiện trong
tương lai sẽ áp dụng phương pháp tính thuế GTGT thống nhất đó là đối tượng nộp thuế tự
kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào NSNN theo phương pháp khấu trừ.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 36

BẢNG TỔNG KẾT THUẾ GTGT QUA 3 NĂM 2001, 2002, 2003
ĐVT: triệu đồng
Các khoản mục Năm Tỷ trọng (%) trong Tốc độ Tốc độ
tăng tăng
2001 2002 2003 Khu vực Tổng số 2002 so 2003 so
2001 2002 2003 2001 2002 2003 2001 2002 (%)
(%)
Số thuế GTGT phải thu 142.239,6 187.795,2 233.494 100 100 100 32,03 24,33
+ Khu vực QD 63.311,0 90.792,2 106.783 100 100 100 44,51 48,35 45,73 43,41 17,61
+ Khu vực NQD 78.928,6 97.003,0 126.711 100 100 100 55,49 51,65 54,27 22,9 30,63
Theo PP nộp thuế:
° Khấu trừ 28.414,3 38.801,2 51.584 36,00 40,00 40,71 19,98 20,66 22,09 36,56 32,94
° Trực tiếp: 50.514,3 58.201,8 75.127 64,00 60,00 59,29 35,51 30,99 32,18 15,22 29,08
Trên GTGT 3.543,9 8.335,0 9.732 4,49 8,59 7,68 2,49 4,44 4,17 35,19 16,76
Trên doanh thu 18.232,5 18.430,6 30.221 23,10 19,00 23,85 12,82 9,81 12,94 1,1 63,97
Thuế khoán 28.737,9 31.436,2 35.174 36,41 32,41 27,76 20,2 16,74 15,07 9,39 11,89
Tổng số đã thu:
NSNN trên địa bàn(1) 787.175 882.055 1.050.000 12,05 19,04
Thuế GTGT (2) 128.724 167.515 214.676 100 100 100 30,14 28,15
+ Khu vực QD 56.899 77.700 98.676 100 100 100 44,20 46,38 45,97 36,56 27
° DNNN TW 22.258 32.573 40.720 39,12 41,92 41,27 17,29 19,44 18,97 46,34 25
° DNNN ĐP 25.530 31.324 46.680 44,87 40,31 47,30 19,83 18,70 21,75 22,7 49
° Có vốn ĐTNN 9.111 13.803 11.276 16,01 17,77 11,43 7,08 8,24 5,25 51,5 -18,31
+ Khu vực NQD 71.825 89.815 116.000 100 100 100 55,80 53,62 54,03 25,05 29,15
(2) so với (1) (%) 16,35 19,00 20,45 2,65 1,45
Tiền thuế tồn đọng: 13.515,6 20.280,2 18.818 50,05 -7,21
+ Khu vực QD 6.421,0 7.188,0 8.107 11,95 12,79
+ Khu vực NQD 7.103,6 13.092,2 10.711 84,30 -18,19

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Cục thuế tỉnh An Giang năm 2001, 2002, 2003)

Số thu thuế GTGT tăng lên liên tục qua 3 năm và tăng rất nhanh, nhanh hơn nhiều so
với tốc độ tăng của tổng thu ngân sách tỉnh hàng năm, chiếm một tỷ trọng tương đối lớn
trong tổng số thu ngân sách, đồng thời tỷ trọng này tăng lên hàng năm, cụ thể năm 2001
chiếm 16,35%, năm 2002 chiếm 19%, năm 2003 chiếm 20,45%.
Năm 2001 số thuế GTGT phải thu là 142.239,6 triệu đồng, năm 2002 tăng lên
32,03% so với năm 2001 và năm 2003 tăng 24,33% so với năm 2002. Trong đó tỷ trọng số
thuế GTGT phải thu ở khu vực QD trong 3 năm dao động trong khoản 44% - 48%, tỷ trọng
ở khu vực NQD dao động trong khoản 51% - 56%, nhưng qua số liệu của 3 năm ta nhận
thấy số phải thu trong khu vực NQD ngày càng nhanh, điều này chứng tỏ khu vực kinh tế tư
nhân hoạt động ngày một hiệu quả hơn.
Trong khu vực NQD chia ra quản lý theo phương thức nộp thuế gồm đối tượng nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ và đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Tỷ trọng
số thuế phải thu của đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, phương thức trực tiếp
trên GTGT ngày càng tăng lên, trong khi đó tỷ trọng phải thu từ các đối tượng nộp thuế
khoán đã giảm xuống. Điều này phù hợp với xu thế phát triển, với khuynh hướng khuyến

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 37

khích các CSKD sử dụng hóa đơn chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán để nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ nhằm phát huy được ưu điểm của thuế GTGT.
Tình hình thu thuế GTGT còn để tình trạng nợ đọng tiền thuế khá nhiều, trong năm
2001 là 13.515,6 triệu đồng chiếm 9,5% trong tổng số thuế GTGT phải thu trong năm; trong
năm 2002 là 20.280,2 triệu đồng chiếm 10,8%, số thuế tồn đọng đã tăng lên 6.764,6 triệu
đồng; năm 2003 tình hình quản lý thu thuế có chuyển biến tốt hơn so với trước đó, số thuế
tồn đọng trong năm là 18.818 triệu đồng chiếm 8,06%, đã giảm –7,21% so với năm 2002.
Tuy nhiên số nợ đọng vẫn còn quá nhiều, cần phải có biện pháp truy thu, tránh thất thu
nhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN.
Đạt được những kết quả trên là do đưa các Luật thuế mới vào áp dụng, cụ thể là do
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế GTGT hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời cùng với cơ
chế thông thoáng của Luật doanh nghiệp, đã góp phần rất tích cực trong việc khuyến khích
nhân dân mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư và thành lập các CSKD mới, các chủ doanh nghiệp
cũng được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc mở rộng công việc sản xuất kinh doanh
của mình. Các CSKD hoạt động thuận lợi sẽ thu được nhiều lợi nhuận, sức mua của người
dân sẽ tăng lên. Từ đó số thu thuế GTGT cũng tăng theo, do bản chất của thuế GTGT là
thuế đánh vào hành vi tiêu dùng của người dân.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 38

CHƯƠNG III:

CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY TRÌNH HOÀN THUẾ GTGT TẠI


CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG

Hoàn thuế là một trong những ưu điểm của Luật thuế GTGT được áp dụng thay cho
Luật thuế doanh thu trước đó. Hoàn thuế được xem là một thuộc tính ưu việt của thuế
GTGT, với cơ chế hoàn thuế đã phát huy tác dụng khuyến khích sản xuất phát triển và đẩy
mạnh xuất khẩu, do nó giúp các CSKD thu hồi vốn một cách nhanh chóng, đáp ứng kịp thời
được một phần nhu cầu vốn cho các CSKD. Riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc
hoàn thuế kịp thời và đúng quy định sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong nhu
cầu vốn lưu động, giảm được chi phí lãi vay ngân hàng, góp phần trong việc làm giảm giá
thành sản phẩm.
Tuy nhiên từ khi áp dụng luật thuế GTGT, có nhiều đối tượng lợi dụng việc được
khấu trừ thuế đã có nhiều hành vi gian lận trong kê khai thuế GTGT đầu vào, kê khai không
đúng với thực tế phát sinh mục đích làm giảm số thuế phải nộp, nghiêm trọng hơn là có
những đối tượng tìm mọi cách gian lận trong kê khai để được hoàn thuế GTGT nhằm chiếm
đoạt tiền của NSNN.
Bên cạnh nhiều mặt tích cực do cơ chế hoàn thuế GTGT mang lại, đồng thời còn tồn
tại những vấn đề tiêu cực, làm giảm nguồn thu và thất thoát tiền của ngân sách gây tổn thất
cho xã hội, không đảm bảo được tính công bằng giữa các CSKD. Vì vậy cần phải hoàn thiện
công tác quản lý hoàn thuế nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm,
tránh thất thoát tiền của ngân sách và đảm bảo được tính công bằng.

1. Điều kiện để đối tượng nộp thuế được hoàn thuế GTGT:
Không phải bất cứ đối tượng nộp thuế GTGT nào cũng được hoàn thuế GTGT, chỉ
có một số đối tượng được hoàn thuế GTGT theo những trường hợp được quy định như sau:

1.1. Những trường hợp thông thường:


- Đối với những CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế:
+ CSKD trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết do:
mua sắm tài sản cố định có số thuế GTGT đầu vào lớn không thể khấu trừ hết trong một thời
gian ngắn; trong kho còn nhiều hàng hóa chưa bán hết; cơ sở có kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ xuất khẩu…

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 39

+ CSKD quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển
đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có thuế GTGT nộp thừa, số
thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
- Hoàn thuế GTGT đối với các dự án sử dụng vốn ODA.
- Hoàn thuế GTGT đối với các tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo,
viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam để viện
trợ nhân đạo.
- Hoàn thuế GTGT đối với các đối tượng được miễn trừ ngoại giao theo quy định
của Pháp lệnh về Ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam theo giá
có thuế GTGT để sử dụng.
1.2. Trường hợp đặc biệt:
Hoàn thuế GTGT đối với các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của Pháp luật.

2. Trách nhiệm của đối tượng được hoàn thuế GTGT:


Là những công việc đối tượng được hoàn thuế GTGT phải thực hiện đúng và đầy đủ
theo quy định thì cơ quan Thuế mới giải quyết hoàn thuế. Trách nhiệm của đối tượng được
hoàn thuế được quy định cụ thể như sau:
- Phải lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định, kê khai đúng, trung thực và chịu
trách nhiệm trước Pháp luật về số liệu kê khai.
- Phải bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan Thuế trong trường hợp hồ sơ
không rõ ràng, không đầy đủ.
- Gửi hồ sơ hoàn thuế theo quy định đến bộ phận Hành chính của cơ quan Thuế trực
tiếp quản lý; lưu giữ đầy đủ tại cơ sở các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế;
cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT
được hoàn khi cơ quan Thuế yêu cầu kiểm tra, thanh tra tại cơ sở.
Đồng thời đối tượng hoàn thuế phải mở tài khoản tại Ngân hàng, bởi vì Kho bạc Nhà
nước chi hoàn thuế GTGT cho các đối tượng được hoàn thuế thông qua hệ thống ngân hàng,
Kho bạc sẽ chuyển tiền thuế được hoàn vào tài khoản cho các đối tượng đó.
3. Công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh An Giang:
Trách nhiệm của Cục thuế:
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế.
- Phân loại đối tượng hoàn thuế.
- Xác định số thuế được hoàn và ra quyết định hoàn thuế cho đối tượng được hoàn
thuế theo quy định.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 40

- Lập chứng từ ủy nhiệm chi hoàn thuế, đồng thời phải xử lý hồ sơ đã được hoàn
thuế.
- Kiểm tra, thanh tra trước và sau hoàn thuế.
Các phòng chức năng có trách nhiệm chính trong việc xử lý hoàn thuế gồm:
- Lãnh đạo Cục thuế: Thẩm quyền quyết định hoàn thuế là Cục trưởng Cục thuế.
- Phòng Hành chính: tiếp nhận, lưu hành, lưu trữ hồ sơ hoàn thuế.
- Phòng Quản lý doanh nghiệp I và II: kiểm tra, lưu trữ hồ sơ hoàn thuế.
- Phòng Tổng hợp và dự toán: kiểm tra, lưu trữ hồ sơ hoàn thuế các đối tượng do Chi
cục thuế quản lý.
- Phòng Thanh tra I và II: có trách nhiệm cùng với phòng Quản lý doanh nghiệp
kiểm tra, thanh tra trước và sau hoàn thuế.

3.1. Trách nhiệm của Cục thuế về giải quyết hoàn thuế:
3.1.1. Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế:
- Đối với các trường hợp thông thường nêu trên, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế
GTGT là Cục trưởng Cục thuế.
- Đối với các đối tượng và trường hợp đặc biệt khác, thẩm quyền giải quyết hoàn
thuế GTGT là Bộ trưởng Bộ tài chính hoặc Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế theo ủy quyền
của Bộ tài chính.

3.1.2. Thời gian xử lý hoàn thuế:


- Đối với các CSKD, cơ quan Thuế phân thành 2 loại đối tượng để quản lý hoàn
thuế: đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế và đối tượng được hoàn thuế
trước, kiểm tra sau.
+ Đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế, gồm:
CSKD mới thành lập có thời gian kinh doanh dưới 1 năm, đề nghị hoàn thuế lần đầu.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh đã có các hành vi vi phạm gian lận về thuế GTGT.
CSKD xuất khẩu hàng hóa là hàng nông, lâm, thủy sản theo đường biên giới đất liền.
CSKD chia tách, giải thể, phá sản.
Đối với trường hợp này, thời gian xử lý hoàn thuế là: 60 ngày làm việc kể từ ngày
nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định đến khi ra quyết định hoàn thuế.
Trường hợp CSKD có hành vi vi phạm, gian lận về thuế GTGT nêu trên, nếu sau 12
tháng kể từ khi phát hiện các đối tượng đó đã chấp hành tốt các quy định của luật thuế, chế
độ sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ sẽ được áp dụng hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Cơ
quan Thuế xem xét cụ thể từng trường hợp này.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 41

+ Đối tượng áp dụng hoàn thuế trước, kiểm tra sau: là các đối tượng không có hành
vi gian lận, vi phạm về thuế GTGT, không thuộc các đối tượng kiểm tra, thanh tra trước khi
hoàn thuế.
Đối với trường hợp này, thời gian hoàn thuế là: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ
sơ đầy đủ, đúng quy định đến khi ra quyết định hoàn thuế.
- Riêng đối tượng sử dụng vốn ODA; tổ chức, cá nhân ở Việt Nam sử dụng tiền viện
trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa tại
Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế, thời gian hoàn thuế là 3 ngày.

3.1.3. Quy trình quản lý hoàn thuế tại Cục thuế tỉnh An Giang:
Quy trình giải quyết hoàn thuế là trình tự các công việc mà cơ quan Thuế phải xử lý
để ra quyết định hoàn thuế cho đối tượng được hoàn thuế.
Do thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế trong tỉnh là Cục trưởng Cục thuế. Vì vậy đã
phân ra thành 2 trường hợp để công việc xử lý hồ sơ hoàn thuế được nhanh chóng và thuận
tiện hơn:
+ Trường hợp xử lý hồ sơ hoàn thuế của đối tượng do Chi cục thuế trực tiếp quản lý
+ Trường hợp xử lý hồ sơ hoàn thuế của đối tượng do Cục thuế tỉnh trực tiếp quản lý

E Quy trình quản lý hồ sơ hoàn thuế của đối tượng được hoàn thuế do Cục thuế tỉnh
trực tiếp quản lý:
- Phòng Hành chính tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế từ đối tượng đề nghị hoàn thuế. Khi
tiếp nhận hồ sơ phòng Hành chính ghi rõ ngày nhận hồ sơ, vào sổ công văn đến, đóng dấu
công văn đến vào hồ sơ hoàn thuế, chuyển hồ sơ sang phòng Quản lý doanh nghiệp (I) hoặc
(II) tuỳ theo đối tượng thuộc khu vực quốc doanh hay ngoài quốc doanh ngay trong ngày,
hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo.
- Khi nhận được hồ sơ, phòng Quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện kiểm
tra thủ tục, hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra thủ tục hồ sơ hoàn thuế theo văn bản pháp luật về thuế GTGT.
+ Kiểm tra về đối tượng và trường hợp đề nghị hoàn thuế.
+ Kiểm tra các chỉ tiêu, số liệu tổng hợp và chi tiết liên quan đến thuế GTGT đề nghị
hoàn trên hồ sơ của đối tượng.
Trường hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế thấy chưa lập đầy đủ, đúng quy định, trong
thời hạn 7 ngày (tính theo ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ) Cục thuế phải thông báo
bằng văn bản yêu cầu đối tượng hoàn thuế bổ sung thêm các hồ sơ còn thiếu hoặc lập lại hồ
sơ theo đúng quy định.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 42

Trường hợp không thuộc đối tượng được hoàn thuế, Cục thuế phải thông báo bằng
văn bản cho đối tượng đề nghị hoàn. Thông báo nêu rõ lý do không được hoàn.
- Đối với các hồ sơ hoàn thuế lập đầy đủ và đúng quy định, phòng Quản lý doanh
nghiệp sẽ phân loại đối tượng được hoàn thuế để xử lý.
- Sau đó phòng Quản lý doanh nghiệp sẽ kiểm tra xác định số thuế được hoàn:
+ Đối với đối tượng áp dụng hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì phòng Quản lý doanh
nghiệp xác định số thuế được hoàn dựa vào các căn cứ sau:
Kiểm tra đối chiếu số liệu đề nghị hoàn thuế với các căn cứ, hồ sơ gửi kèm theo.
Đối chiếu các số liệu giữa các biểu trong hồ sơ hoàn thuế với nhau và đối chiếu với
tờ khai nộp thuế GTGT hàng tháng, quyết toán thuế của năm có liên quan, tình hình nộp
thuế, hoàn thuế các tháng trước; tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Kiểm tra, tính toán cụ thể số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, phân tích mối quan
hệ doanh thu của hàng xuất khẩu với hàng tiêu thụ trong nước; phân tích trường hợp kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ vừa chịu thuế GTGT vừa không chịu thuế GTGT; thuế GTGT thực
tế đã nộp khi nhập khẩu vật tư hàng hóa; thuế GTGT đã nộp của tài sản đầu tư.
Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện số liệu có sai lệch, phòng Quản lý doanh nghiệp trình
Cục trưởng Cục thuế ra thông báo bằng văn bản cho đối tượng biết để giải trình bổ sung.
Trường hợp thật cần thiết phải xuống cơ sở để xác minh thêm các căn cứ tính số thuế được
hoàn.
Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu trên hồ sơ và số liệu liên quan đến hồ sơ hoàn
thuế, bộ phận kiểm tra xác định số thuế GTGT được hoàn để trình Cục trưởng ra quyết định
hoàn thuế.
+ Đối với đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế:
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra, quyết định xử lý vi phạm (nếu có), phòng
Quản lý doanh nghiệp trình Cục trưởng ra quyết định hoàn thuế theo kết quả đã xác định lại
qua quá trình kiểm tra, thanh tra.

E Quy trình quản lý hồ sơ hoàn thuế của đối tượng được hoàn thuế do Chi cục thuế
trực tiếp quản lý:
Tại Chi cục thuế:
Tổ Hành chính tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và thực hiện các công việc như ở phòng
Hành chính của Cục thuế, sau đó chuyển hồ sơ hoàn thuế sang cho đội khấu trừ thực hiện
công việc kiểm tra, xác định số thuế được hoàn.
Sau khi Đội khấu trừ đã xem xong, chuyển hồ sơ hoàn thuế sang cho Tổ nghiệp vụ
thẩm định lại.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 43

Tổ nghiệp vụ có trách nhiệm giám sát hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra lại một lần nữa, sau
đó trình Chi Cục trưởng Chi cục thuế.
Chi Cục trưởng có công văn gửi Cục thuế kèm theo hồ sơ hoàn thuế của đối tượng
xin hoàn thuế. Công văn nêu rõ: kết quả kiểm tra hồ sơ, phân loại đối tượng hoàn thuế, số
tiền được hoàn và hồ sơ kiểm tra, thanh tra của Chi cục thuế (nếu là đối tượng kiểm tra
trước, hoàn thuế sau).
Tại Cục thuế:
Khi phòng Hành chính nhận được hồ sơ hoàn thuế do Chi cục thuế gửi lên, ghi rõ
ngày nhận hồ sơ, vào sổ công văn đến, đóng dấu công văn đến vào hồ sơ hoàn thuế và
chuyển lên phòng Tổng hợp và dự toán.
Phòng Tổng hợp và dự toán thực hiện thẩm định hồ sơ hoàn thuế và trình Cục trưởng
ra quyết định hoàn thuế.
Đối với những trường hợp thuộc đối tượng áp dụng hoàn thuế trước, kiểm tra sau:
khi kiểm tra hồ sơ phát hiện có sai phạm trong kê khai hoàn thuế, hoặc có dấu hiệu bất
thường, phòng Tổng hợp và dự toán báo cáo Cục trưởng ra quyết định kiểm tra hoặc thanh
tra tại cơ sở, gửi xuống Chi cục thuế kiểm tra, thanh tra trước khi hoàn thuế.
- Cục trưởng căn cứ vào hồ sơ hoàn thuế của phòng Quản lý doanh nghiệp hoặc
phòng Tổng hợp và dự toán, ra quyết định hoàn thuế và chuyển qua phòng Hành chính để
lưu hành.
- Quyết định hoàn thuế được gửi cho các đối tượng sau:
+ 1 bản cho đối tượng được hoàn thuế.
+ 1 bản cho phòng Tổng hợp và dự toán.
+ 1 bản cho phòng Quản lý doanh nghiệp (I) hoặc (II) hoặc phòng Tổng hợp và dự
toán đối với trường hợp hoàn thuế cho đối tượng do Chi cục thuế quản lý để lưu hồ sơ hoàn
thuế.
+ 1 bản gửi cho Kho bạc Nhà nước tỉnh để làm thủ tục hoàn thuế cho đối tượng.
+ 1 bản cho Chi cục thuế (đối với trường hợp hoàn thuế cho đối tượng hoàn thuế do
Chi cục thuế quản lý).
+ 1 bản gửi cho cơ quan Tài chính quản lý vốn đầu tư đối với trường hợp được hoàn
thuế phải ghi tăng vốn đầu tư NSNN cấp để theo dõi quản lý vốn đầu tư.
+ 1 bản lưu tại phòng Hành chính.
- Lập chứng từ ủy nhiệm chi hoàn thuế: căn cứ vào quyết định hoàn thuế phòng
Tổng hợp và dự toán lập ủy nhiệm chi hoàn thuế gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh để thực hiện
chi hoàn thuế cho đối tượng được hoàn thuế.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 44

3.1.4. Trách nhiệm của Cục thuế sau khi hoàn thuế và công việc kiểm tra, thanh
tra:
Nhằm phục vụ cho việc lưu trữ hồ sơ của các đối tượng được hoàn thuế và điều
chỉnh số thuế mà các đối tượng này phải nộp ở kỳ tiếp theo, sau khi đã được hoàn thuế, hạch
toán, tổng hợp số thuế đã hoàn…
Lập danh sách đối tượng được hoàn thuế, điều chỉnh số thuế GTGT phải nộp của đối
tượng được hoàn thuế:
- Chậm nhất là 1 ngày sau khi có quyết định hoàn thuế, phòng Quản lý doanh
nghiệp, phòng Tổng hợp và dự toán phải lập danh sách kết quả hoàn thuế theo mẫu quy định
chuyển cho phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế, chuyển cho Chi cục thuế (đối với đối
tượng hoàn thuế do Chi cục thuế quản lý).
- Từ kết quả đó, phòng Tin học và xử lý dữ liệu về thuế điều chỉnh số thuế phải nộp
cho kỳ tính thuế sau.
Hạch toán, tổng hợp báo cáo số thuế đã hoàn:
Phòng Tin học và xử lý dữ liệu nhận, nhập chứng từ hoàn thuế từ Kho bạc Nhà
nước, lưu chứng từ tại phòng, lập báo cáo kế toán hoàn thuế theo chế độ hiện hành.
Lưu hồ sơ hoàn thuế kể cả biên bản kiểm tra, thanh tra hoàn thuế và quyết định xử lý
(nếu có) tại phòng Quản lý doanh nghiệp, tổ Quản lý thu tại Chi cục thuế, phòng Tổng hợp
và dự toán.
Kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở:
- Đối tượng kiểm tra, thanh tra gồm có:
+ Đối tượng kiểm tra, thanh tra tại cơ sở trước khi hoàn thuế
+ Đối tượng kiểm tra, thanh tra tại cơ sở sau khi hoàn thuế theo kế hoạch kiểm tra,
thanh tra hàng năm của Cục thuế.
- Ra quyết định kiểm tra, thanh tra:
+ Phòng Quản lý doanh nghiệp căn cứ vào hồ sơ các đối tượng phải kiểm tra, thanh
tra lập tờ trình kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở trong đó nêu rõ nội dung kiểm tra,
thanh tra kèm theo dự thảo quyết định kiểm tra, thanh tra (theo mẫu quy định) trình Cục
trưởng Cục thuế ra quyết định.
Trường hợp có vi phạm hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, tính chất phức tạp, nghiêm trọng,
thời gian kiểm tra dài thì thực hiện dưới hình thức thanh tra
+ Quyết định kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở phải được thông báo cho cơ sở ít
nhất là 3 ngày đối với quyết định kiểm tra và ít nhất là 7 ngày đối với quyết định thanh tra
trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra bất thường khi phát
hiện cơ sở có vi phạm pháp luật.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 45

- Nội dung kiểm tra, thanh tra:


+ Yêu cầu cơ sở được kiểm tra, thanh tra cung cấp tài liệu liên quan đến hoàn thuế:
Tờ khai thuế GTGT tháng, quyết toán thuế GTGT năm liên quan.
Hợp đồng kinh tế liên quan đến hoàn thuế
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu có xác nhận theo cơ quan hải quan về hàng hóa xuất
khẩu.
Hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra.
Chứng từ thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua bán kiên quan đến hoàn thuế. Chứng
từ nộp thuế GTGT, hoàn thuế GTGT.
Tình hình nộp, hoàn thuế GTGT.
Báo cáo kế toán, báo cáo xuất, nhập, tồn kho hàng hóa; báo cáo tiêu thụ và các sổ
sách kế toán, chứng từ và hồ sơ tài liệu có liên quan đến việc xác định số thuế GTGT được
hoàn.
- Khi kiểm tra, các cán bộ chọn lựa những trọng tâm, trọng điểm, tập trung kiểm tra
những dấu hiệu có nghi ngờ nhằm đạt hiệu quả và rút ngắn thời gian:
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu liên quan đến các vấn đề có nghi vấn cần kiểm tra như:
Chứng từ liên quan đến tình hình nộp thuế, hoàn thuế của cơ sở, chứng từ thanh toán
và các tài liệu có liên quan khác.
Số liệu trên hồ sơ hoàn thuế với số liệu báo cáo tổng hợp về chi tiết doanh số mua,
doanh số bán, tồn kho hàng hóa, các hóa đơn, chứng từ liên quan đến số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra.
Định mức sử dụng vật tư hàng hóa, căn cứ phân bổ thuế GTGT đầu vào.
+ Đối tượng hoàn thuế.
+ Đối chiếu xác minh các hóa đơn có nghi vấn. Lập phiếu xác minh hóa đơn đầu vào
gửi các cơ quan Thuế có liên quan.
- Lập biên bản xác nhận số liệu với kế toán trưởng của cơ sở được kiểm tra về nội
dung.
- Lập biên bản kiểm tra, thanh tra. Trường hợp CSKD có hành vi vi phạm thì phải
ghi rõ nội dung và mức độ của từng hành vi, căn cứ pháp lý để kết luận mức độ vi phạm đó.

3.2. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:


Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc chi hoàn thuế GTGT cho các
đối tượng trong thời gian tối đa là 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoàn thuế của cơ
quan Thuế.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 46

4. Vấn đề quản lý hóa đơn của cơ quan Thuế:


Để thực hiện Luật thuế GTGT và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp Bộ trưởng Bộ
Tài chính đã quy định 2 hệ thống hóa đơn:
+ Hệ thống hóa đơn do Bộ Tài chính in ấn, phát hành
+ Hệ thống hóa đơn tự in của các tổ chức, cá nhân
Cơ sở quan trọng để giải quyết hồ sơ xin hoàn thuế GTGT đó là hóa đơn GTGT. Vì
vậy, công tác quản lý hóa đơn của cơ quan Thuế cần chặt chẽ, khoa học và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn.

4.1. Công tác quản lý hóa đơn của phòng quản lý ấn chỉ:
4.1.1. Công tác bán hóa đơn cho các CSKD:
- Đối với các tổ chức, cá nhân mua hóa đơn lần đầu: phải làm đơn xin mua hóa đơn
kèm theo các giấy tờ cần thiết theo quy định.
Phòng Quản lý ấn chỉ tiếp nhận hồ sơ xin mua hóa đơn, sau khi kiểm tra thủ tục đầy
đủ, đúng thì viết giấy hẹn cho tổ chức, cá nhân. Thời gian hẹn không quá 5 ngày kể từ ngày
nhận hồ sơ.
Trong thời gian hẹn, cán bộ phòng Quản lý ấn chỉ kiểm tra thực tế địa điểm kinh
doanh, nhằm xác định chính xác là địa điểm kinh doanh đó có thật hay không.
Sau khi kiểm tra thấy đủ điều kiện phòng Ấn chỉ tiến hành cấp sổ theo dõi cho tổ
chức, cá nhân xin mua hóa đơn và bán hóa đơn theo đúng hẹn, số lượng bán hóa đơn lần đầu
không quá 2 quyển.
- Các lần mua hóa đơn tiếp sau cũng phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định.

4.1.2. Công tác quản lý hóa đơn:


- Hàng tháng, hàng quý các CSKD phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho
phòng Quản lý ấn chỉ:
Báo cáo số lượng hóa đơn đã sử dụng trong tháng; số hóa đơn đã làm hư hỏng, mất
mát. Trên cơ sở số lượng hóa đơn đã sử dụng là căn cứ để cơ quan Thuế bán hóa đơn cho
CSKD lần tiếp theo.
- Cuối năm, CSKD phải lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng hóa đơn nộp cho
phòng Quản lý ấn chỉ.
- Hàng năm phòng Quản lý ấn chỉ đi kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn tại
CSKD:
Kiểm tra xem các cơ sở này có sử dụng hóa đơn và nội dung ghi trên hóa đơn có đầy
đủ, đúng theo quy định hay không.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 47

Nếu phát hiện có gian lận CSKD sẽ bị truy cứu trách nhiệm và phạt theo từng mức
độ vi phạm.

4.2. Công tác quản lý hóa đơn tự in:


Tuy công tác quản lý hóa đơn khá chặt chẽ nhưng cơ quan Thuế vẫn không thể kiểm
tra hết tất cả các đối tượng sử dụng hóa đơn nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm. Do đó
nhiều trường hợp gian lận trong kê khai thuế GTGT, làm tăng số thuế GTGT được khấu trừ,
làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn vẫn xuất phát chủ yếu từ hóa đơn
chung do BTC phát hành.
Vì vậy để khắc phục nhược điểm của hóa đơn chung do BTC phát hành, ngành thuế
đã khuyến khích các CSKD sử dụng hóa đơn tự in.
Số lượng các đơn vị sử dụng hóa đơn tự in hiện nay: Năm 2002 cả nước đã có hơn
1500 đơn vị được tự in hóa đơn để sử dụng. Riêng tỉnh An Giang trong năm 2002 có 13 đơn
vị sử dụng hóa đơn tự in, sang năm 2003 đã có 33 đơn vị sử dụng hóa đơn tự in, đã tăng hơn
năm 2002 đến 20 đơn vị. Điều này chứng tỏ càng ngày các CSKD đã nhận thức được ưu
điểm của việc sử dụng hóa đơn tự in trong hoạt động kinh doanh của mình.
4.2.1. Ưu điểm của việc sử dụng hóa đơn tự in:
- Nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp trong cả nước khi
áp dụng luật thuế GTGT.
- Hóa đơn tự in của doanh nghiệp ngoài việc đảm bảo sự tín nhiệm đối với khách
hàng, còn có thêm chức năng quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của công ty do trên
hóa đơn có logo, có thể giới thiệu sản phẩm, màu sắc đẹp, đồng thời thể hiện được những
đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp…
- Việc sử dụng hóa đơn tự in đã thúc đẩy các doanh nghiệp nêu cao tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về hoạt động kinh doanh của mình.
- Doanh nghiệp chủ động trong việc lập kế hoạch sử dụng hóa đơn phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
- Hóa đơn tự in được in tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ rõ ràng, có biểu tượng
trên mẫu hóa đơn… nên khi cần đối chiếu, xác minh hóa đơn sẽ được thực hiện dễ dàng,
thuận lợi hơn, hạn chế được việc mua bán hóa đơn.

4.2.1. Những tồn tại trong việc sử dụng hóa đơn tự in:
- Khâu đăng ký quản lý sử dụng hóa đơn tự in tại một số nơi chưa tổ chức tốt, còn
lúng túng trong theo dõi, trong việc mở sổ sách.
- Một số tổ chức cá nhân còn sử dụng 2 loại hình hóa đơn là hóa đơn tự in và hóa
đơn do BTC phát hành mà không báo cáo.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 48

- Một số đơn vị in hóa đơn không đúng mẫu đã được duyệt như: sai mã số, sót mã
số…
- Một số tổ chức, cá nhân đã đăng ký sử dụng hóa đơn với Tổng Cục thuế nhưng
không thực hiện đăng ký sử dụng với Cục thuế. Hoặc khi không có nhu cầu sử dụng cũng
không thực hiện báo cáo cơ quan Thuế để hủy bỏ hiệu lực sử dụng hóa đơn.
- Việc in hóa đơn gây tốn kém nhiều cho các doanh nghiệp, muốn giảm chi phí phải
in với số lượng lớn, vốn đầu tư phải bỏ ra nhiều. Điều này gây khó khăn nhiều cho các
doanh nghiệp nhỏ.
- Hiện nay tại An Giang chưa có cơ sở in được phép in hóa đơn, nơi in hóa đơn gần
nhất là một số cơ sở in được phép in hóa đơn tại thành phố Hồ Chi Minh. Vì thế các doanh
nghiệp tại An Giang muốn in hóa đơn sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
Xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay là các CSKD sử dụng hóa đơn tự
in. Ở tỉnh ta tuy việc sử dụng hóa đơn tự in còn nhiều khó khăn nhưng đã đạt được những
kết quả bước đầu, vì thế cần phải khắc phục khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để nó phát
triển.

5. Tình hình thực hiện hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh An Giang:
Thuế GTGT gia tăng là một sắc thuế đánh trên hành vi tiêu dùng của người dân.
Điều này đồng nghĩa với: khi kinh tế - xã hội phát triển, thu nhập của người dân tăng lên,
dẫn đến sức mua tăng lên thì số thuế GTGT thu được sẽ tăng lên.
Chính sách hoàn thuế GTGT với mục đích nhằm khuyến khích xuất khẩu, khuyến
khích các CSKD đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất… vì vậy nếu số tiền hoàn thuế trong
năm lớn thì số thu thuế GTGT và kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng lên.
Nhưng trong những năm đầu áp dụng thuế GTGT, số tiền hoàn thuế GTGT rất lớn,
trên 45% so với số thuế GTGT đã thu. Sở dĩ số tiền hoàn thuế quá lớn là do:
+ Công việc hoàn thuế cho các CSKD là việc hoàn toàn mới đối với ngành thuế,
bước đầu triển khai thực hiện còn bỡ ngỡ.
+ Quy trình quản lý hoàn thuế trong thời gian đầu còn khá lỏng lẻo.
+ Công tác kiểm tra, thanh tra hoàn thuế chưa thực sự hiệu quả…
Đã có kẻ hở cho nhiều đối tượng gian lận, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Ngân sách.
Nhưng qua thời gian thực hiện các cán bộ ngành đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong
quá trình xử lý, quy trình quản lý hoàn thuế đã chặt chẽ hơn… nên số thuế đã hoàn cho các
đối tượng cũng chính xác hơn, giảm được nhiều trường hợp gian lận.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 49

Qua số thu và số tiền đã hoàn thuế GTGT qua 5 năm thực hiện sẽ cho thấy được
công tác quản lý hoàn thuế ngày càng có hiệu quả hơn, tránh được nhiều trường hợp vi
phạm, gian lận nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Ngân sách:

BẢNG SỐ THU VÀ TIỀN HOÀN THUẾ GTGT QUA 5 NĂM


ĐVT: triệu đồng
Năm 1999 2000 2001 2002 2003
Khoản mục
Số thu thuế 92.796 90.910 128.724 167.515 214.676
Số hoàn thuế 43.377 59.107 72.345 51.146 59.745
Tỷ trọng số hoàn thuế 46,74 65 56,2 30,53 27,83
so với số thu(%)

BIỂU ĐỒ THU VÀ CHI HOÀN THUẾ GTGT

250.000
TRIỆU ĐỒNG

200.000

150.000
THU
100.000 CHI

50.000

0
1999 2000 2001 2002 2003
NĂM
Các trường hợp xin hoàn thuế thường là xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; bị âm thuế do
chưa giải phóng được hàng tồn kho hoặc đầu tư mới tài sản cố định; rất ít khi phát sinh các
trường hợp hoàn thuế khác.
Nhưng số tiền hoàn thuế trong những năm đầu quá lớn nên vấn đề cần đặt ra: có phải
tất cả các cơ sở xin hoàn thuế đều thuộc trường hợp được hoàn, hay một số cơ sở đã lợi
dụng cơ chế hoàn thuế, có những hành vi gian lận nhằm chiếm đoạt tiền của NSNN.
Vì vậy cán bộ thuế cần kiểm soát quy trình hoàn thuế chặt chẽ hơn; tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra trước và sau hoàn thuế để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi
gian lận trốn thuế. Nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, tránh thất thoát tiền của NSNN
đồng thời đảm bảo công bằng xã hội.
Qua kết quả trên cho thấy số thu thuế GTGT hàng năm đều tăng lên, đồng thời số
tiền hoàn thuế của từng năm đã giảm so với số tiền thuế thu được, trong khi tốc độ tăng

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 50

trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh vẫn tăng lên mỗi năm, đặc biệt là 2 năm
2002 và 2003:
Tốc độ tăng trưởng: năm 2002 là 10,54%, năm 2003 là 9,13%.
Kim ngạch xuất khẩu: năm 2001 là 118.777.000USD, năm 2002 tăng 24% so với
năm 2001, năm 2003 tăng 24,21% so với năm 2002.
Điều này chứng tỏ công tác xử lý hoàn thuế đã đạt được hiệu quả, đảm bảo hoàn
thuế cho đúng đối tượng được hoàn, tạo được sự công bằng trong xã hội. Đạt được như vậy
là do bộ máy quản lý của cơ quan Thuế đã được sắp xếp lại, sự phân công trách nhiệm rõ
ràng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, nhất là bộ phận Ấn chỉ, bộ phận Quản lý và
bộ phận Thanh tra. Cụ thể qua kết quả của 3 năm 2001, 2002, 2003:

Kết quả hoàn thuế qua 3 năm 2001, 2002, 2003:


ĐVT: triệu đồng
Năm
2001 2002 2003
QD NQD Tổng QD NQD Tổng QD NQD Tổng
Số hồ sơ xin hoàn thuế 67 64 131 - - - 90 - -
Số DN xin hoàn 11 64 75 - - - 14 - -
Số tiền thuế xin hoàn 67.792 9.123 77.241 - - - 48.634 - -
Số hồ sơ đã giải quyết 58 47 105 62 29 91 76 30 106
Số DN đã được hoàn 11 47 58 14 26 40 14 15 29
Số tiền đã hoàn 63.634 8.711 72.345 44.719 6.427 51.146 46.454 13.291 59.745

Năm 2001:
- Có 131 hồ sơ xin hoàn thuế, số tiền đề nghị hoàn là 77.241 triệu đồng.
- Đã giải quyết 105 hồ sơ của 58 doanh nghiệp, số tiền đã hoàn là 72.345 triệu đồng.
- Trong năm chỉ mới kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế có 17 doanh nghiệp, chiếm
29,31% so với số doanh nghiệp đã được hoàn thuế. Và số tiền thu hồi về quỹ hoàn thuế là 4
triệu đồng. Trong khi đó những quy định về hoàn thuế thời gian này còn khá lỏng lẻo, vì vậy
đã tạo nhiều kẻ hở để các doanh nghiệp gian lận, nhưng cán bộ ngành lại chưa phát hiện
được:
+ Do được khấu trừ theo tỷ lệ % trên giá trị thu mua hàng nông, lâm, thủy sản nên
các doanh nghiệp đã kê khai khống bảng kê thu mua hàng nông, lâm, thủy sản.
+ Xuất hóa đơn khống, sử dụng hóa đơn giả.
+ Tình trạng xuất khẩu khống do không quy định phương thức thanh toán qua ngân
hàng…

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 51

Từ đó thấy được trong giai đoạn đầu các cán bộ ngành đã không kiểm soát chặt chẽ
quy trình hoàn thuế, không thực hiện công tác hậu kiểm một cách nghiêm túc. Nguyên nhân
là do chưa có sự phân công rõ trách nhiệm thuộc về bộ phận nào, dẫn đến tình trạng đùn đẩy
trách nhiệm cho nhau, làm thất thoát tiền của NSNN.
- Sau một thời gian áp dụng đã phát hiện ra những thiếu sót ban đầu, chính sách hoàn
thuế đã dần dần được hoàn thiện:
+ Giảm dần tỷ lệ khấu trừ theo tỷ lệ %, tiến đến bãi bỏ việc khấu trừ theo tỷ lệ %
trên giá trị thu mua hàng nông, lâm, thủy sản.
+ Quy định các CSKD xuất khẩu phải thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng,
nhằm ngăn chặn trường hợp xuất khẩu khống.
+ Đồng thời sắp xếp lại cơ cấu tổ chức ngành thuế, phân công rõ ràng quyền hạn và
trách nhiệm nhằm tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm cho nhau dẫn đến không hoàn
thành nhiệm vụ.
Năm 2002:
- Đã giải quyết 92 hồ sơ hoàn thuế cho 40 doanh nghiệp, với số tiền hoàn thuế là
51.146 triệu đồng, ngoài ra còn giải quyết cho 2 trường hợp hoàn thuế GTGT cho dự án sử
dụng nguồn vốn ODA: 30 triệu đồng và hoàn trả thuế GTGT cho công trình quản lý đường
sông: 73 triệu đồng. Tổng số tiền hoàn thuế là 51.249 triệu đồng, giảm so với năm 2001 là
21.096 triệu đồng, tương đương 29,16%.
- Đặc biệt, công tác kiểm tra, thanh tra hoàn thuế được đẩy mạnh. Kiểm tra, thanh tra
cả những đối tượng của năm trước đó chưa được kiểm tra. Đã kiểm tra hoàn thuế cho 79
lượt doanh nghiệp với 122 hồ sơ, số tiền hoàn thuế là 51.323 triệu đồng. Kết quả phát hiện
23 trường hợp vi phạm, đã thu hồi và phạt 32 triệu đồng, trong đó:
+ Khu vực doanh nghiệp Nhà nước: Đã tổ chức kiểm tra 14 doanh nghiệp với 51 hồ
sơ, số thuế được hoàn là 44.718 triệu đồng, trong đó phòng Thanh tra phụ trách 7 doanh
nghiệp với 40 hồ sơ; phòng quản lý doanh nghiệp phụ trách 7 doanh nghiệp với 11 hồ sơ,
trong đó có 1 hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế.
+ Khu vực CTN – NQD: Đã tổ chức kiểm tra hoàn thuế 65 lượt doanh nghiệp với 71
hồ sơ:
Phòng quản lý DN NQD kiểm tra trước hoàn thuế 18 lượt doanh nghiệp với 18 hồ
sơ, số thuế đề nghị hoàn là 5.074 triệu đồng.
Kiểm tra sau hoàn thuế 47 lượt doanh nghiệp với 53 hồ sơ hoàn thuế: phòng Quản lý
DN NQD kiểm tra 31 lượt doanh nghiệp, 34 hồ sơ với số tiền hoàn thuế là 3.112 triệu đồng;
phòng Thanh tra thực hiện 16 doanh nghiệp với 19 hồ sơ, số tiền hoàn thuế là 3.493 triệu
đồng, đã phát hiện 7 trường hợp vi phạm với số tiền thu hồi và phạt 16 triệu đồng.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 52

- Đồng thời trong năm đã phúc tra hoàn thuế từ năm 1999 đến năm 2002 của 41 lượt
doanh nghiệp với 225 hồ sơ hoàn thuế, trong đó:
+ Phòng Thanh tra đã tiến hành rà soát phúc tra lại 10 DNNN với 191 hồ sơ thời
gian của 2 năm 2000 và 2001.
+ Phòng quản lý DN NQD đã phúc tra 31 doanh nghiệp với 34 hồ sơ, thời gian từ
năm 1999 đến 2001, số tiền thu hồi và phạt trên 16 triệu đồng.
Năm 2003:
- Đã giải quyết hoàn thuế cho 106 hồ sơ của 29 doanh nghiệp, số tiền thuế đã hoàn là
59.745 triệu đồng. Ngoài ra trong năm còn giải quyết hoàn thuế cho dự án sử dụng nguồn
vốn ODA, số tiền hoàn thuế là 62 triệu đồng. Cả năm số tiền hoàn thuế là 59.807 triệu đồng,
tăng hơn năm 2002 là 8.661 triệu đồng, tương đương 16,9%.
- Công tác kiểm tra, thanh tra trong năm 2003: đã kiểm tra 44 hồ sơ hoàn thuế, phát
hiện vi phạm 13 hồ sơ, tổng số tiền thu theo biên bản kiểm tra lên đến 298 triệu đồng trong
đó truy thu 190 triệu đồng, phạt vi phạm về thuế 98 triệu đồng, phạt vi phạm hành chính 10
triệu đồng.
Đến cuối năm 2003 số hồ sơ còn tồn cần phải tiến hành kiểm tra là 63 hồ sơ.
R Qua quá trình kiểm tra hồ sơ hoàn thuế; kiểm tra, thanh tra trước và sau hoàn thuế có
những biểu hiện sai sót, vi phạm sau:
+ Qua kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, cho thấy các trường hợp doanh nghiệp gửi chưa đầy
đủ hồ sơ theo quy định hoàn thuế GTGT như:
Kê khai thuế trùng lắp hai lần trên 1 hóa đơn
Chứng từ thanh toán không phù hợp với phương thức thanh toán do Nhà nước quy
định, thanh toán không qua ngân hàng đối với hàng xuất khẩu.
Hồ sơ chứng minh hàng xuất khẩu gửi không kịp thời tại thời điểm đề nghị hoàn
thuế GTGT.
+ Qua kiểm tra tại các CSKD, có nhiều trường hợp vi phạm dưới nhiều hình thức,
mức độ khác nhau:
Vi phạm kê khai sót doanh thu
Hóa đơn không có mã số thuế, viết với 2 màu mực
Hóa đơn đầu vào ghi không đầy đủ chỉ tiêu
Kê khai hóa đơn không chịu thuế
Kê khai hóa đơn đối với những hàng hóa không phục vụ cho việc sản xuất, kinh
doanh
Kê khai hóa đơn bán hàng trễ hạn
Lập bảng kê sai với quy định

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 53

Kê khai hóa đơn đầu vào không chịu thuế và kê khai doanh số xuất khẩu không
đúng quy định…
Qua kết quả 5 năm thực hiện hoàn thuế GTGT, của Ngành thuế tỉnh An Giang thấy được:
Công tác giải quyết hoàn thuế trong khoản 3 năm đầu chưa đạt hiệu quả cao, do cơ
chế thông thoáng của Luật đầu tư, quy trình hoàn thuế còn lỏng lẻo, cán bộ ngành còn thiếu
kinh nghiệm và trình độ trong công tác quản lý hoàn thuế, chưa có sự phối hợp đồng bộ,
chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau…
Sang 2 năm kế tiếp, thấy được công tác giải quyết hoàn thuế của cán bộ ngành ngày
một chặt chẽ hơn, đảm bảo thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu
vốn cho đối tượng hoàn thuế. Đồng thời giảm được các hành vi gian lận nhằm chiếm đoạt
tiền từ NSNN, đảm bảo tính công bằng giữa các CSKD.
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế do điều kiện
khách quan và chủ quan gây ra, cần được Chính quyền, các ngành, các cấp quan tâm khắc
phục để chính sách thuế ngày càng hoàn thiện hơn, tiên tiến hơn, phù hợp với thông lệ quốc
tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của đất nước.

6. Phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2004:


Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế,
chống thất thu ngân sách, chống tình trạng các CSKD lợi dụng hoàn thuế để gian lận chiếm
đoạt tiền từ NSNN. Nhằm đảm bảo công bằng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa
các CSKD với nhau.
Giải quyết các hồ sơ hoàn thuế còn tồn đọng, giải quyết kịp thời các hồ sơ hoàn thuế
phát sinh trong năm 2004, nhằm đảm bảo nguồn vốn tạo điều kiện cho các CSKD hoạt động
thuận lợi. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh công tác hậu kiểm nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời
các hành vi gian lận tiền hoàn thuế và thu hồi về cho NSNN.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 54

CHƯƠNG IV:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN


CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH
AN GIANG

Qua thực tế, quá trình quản lý công tác hoàn thuế tại Cục thuế tỉnh An Giang có
nhiều mặt thuận lợi, bên cạnh đó vẫn còn một số mặt tồn tại cần được khắc phục, đảm bảo
ngăn chặn và đẩy lùi kịp thời các hành vi gian lận nhằm chiếm dụng tiền hoàn thuế của
NSNN. Đảm bảo cơ chế hoàn thuế là một trong những vai trò tích cực nhất thúc đẩy sản
xuất phát triển, khuyến khích xuất khẩu, đưa kinh tế nước ta nhanh chóng hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới.

1. Thuận lợi:
1.1. Về chính sách thuế:
Đã hình thành một hệ thống chính sách thuế bao quát được hầu hết các nguồn thu.
Thuế GTGT cũng mở rộng các đối tượng chịu thuế mà trước đây chưa có quy định.
Hệ thống chính sách thuế đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với
nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến
khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
Hệ thống chính sách thuế từng bước hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu của hội
nhập. Từng bước tiến tới đơn giản, rõ ràng, tạo điều kiện giảm chi phí hành chính cho cả
người nộp thuế và cơ quan Thuế. Thuế GTGT từ 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%, 20% giảm
xuống còn 3 mức: 0%, 5%, 10%, làm cho việc tính toán đơn giản hơn, hợp lý hơn trong nộp
thuế và hoàn thuế.
Tăng cường quản lý hạch toán kinh doanh trong từng doanh nghiệp, thúc đẩy việc tổ
chức và sắp xếp lại doanh nghiệp.

1.2. Về quản lý:


- Đã hình thành một hệ thống quản lý thuế thống nhất trong cả nước, ngày càng được
củng cố và tăng cường về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ quản lý thuế được đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ quản lý và phẩm chất.
Các cán bộ tại Cục thuế có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc lâu
năm. Công tác bồi dưỡng cán bộ luôn được quan tâm.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 55

Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tạo điều kiện làm việc thoải mái, năng suất làm việc
cao.
Trang bị hệ thống máy tính, tạo điều kiện ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong
công tác quản lý thuế. Nối mạng nội bộ giữa các ngành Thuế, Tài chính và Kho bạc cấp tỉnh
giúp đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trao đổi, cập nhật thông tin nhanh chóng, kịp
thời.
- Công tác quản lý thuế được chuyển từng bước từ chế độ chuyên quản khép kín
sang chế độ người nộp thuế tự tính, tự khai và tự nộp thuế. Cơ chế này đã đề cao nghĩa vụ,
trách nhiệm của người nộp thuế trước Pháp luật.
- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế bước đầu thực hiện tương đối tốt,
đã có soạn thảo và phát hành các nội dung tuyên truyền về chính sách thuế, ban hành văn
bản trả lời các vướng mắc cho các đối tượng nộp thuế qua phương tiện thông tin đại chúng.
- Công tác quản lý thuế đã có những chuyển biến tích cực, theo hướng rõ ràng, công
khai, dân chủ và minh bạch hơn.
Quy trình hoàn thuế được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan Thuế nhằm giúp
doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ưu điểm của hoàn thuế và thực hiện một cách dễ dàng.
- Tổ chức quản lý thuế được tổ chức thành 3 bộ phận độc lập: Bộ phận cấp đăng ký
mã số thuế, nhận và kiểm tra tờ khai thuế: bộ phận tính thuế, thông báo nộp thuế và đôn đốc
thu nộp thuế; bộ phận thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế. Đã hạn chế được tiêu
cực trong công tác quản lý thuế theo kiểu “khép kín” trước đây. Từng bước thực hiện
chuyên môn hóa quản lý thuế theo chức năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế.
- Thông báo “đường dây nóng” của lãnh đạo cơ quan Thuế các cấp tại địa phương để
đối tượng nộp thuế thuận tiện trong việc trao đổi kịp thời những vướng mắc, những sai trái
của cán bộ thuế nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có phầm chất đạo đức tốt, lề lối, thái độ
làm việc văn minh, lịch sự, chân thành, có tinh thần trách nhiệm vững vàng.
- Các đối tượng kinh doanh được hoàn thuế GTGT đều phải được kiểm tra sau hoàn
thuế, điều này sẽ giảm thiểu được tình trạng gian lận chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN.
- Công tác hoàn thuế cơ bản đã thực hiện theo thời gian quy định, theo đúng quy
trình nghiệp vụ, giải quyết phần nào khó khăn về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hoàn thiện hơn công tác hoàn thuế, bãi bỏ một số quy định dễ dẫn đến phát sinh tiêu
cực:
+ Bãi bỏ quy định khấu trừ theo tỷ lệ % đối với hàng nông, lâm, thủy sản.
+ Quy định phải thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa xuất khẩu.
+ Tổ chức kiểm tra sự tồn tại thực tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các
doanh nghiệp mới thành lập.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 56

+ Hoàn thiện bộ hồ sơ hoàn thuế.


+ Quy trình quản lý hóa đơn chặt chẽ hơn.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra…

2. Những tồn tại, hạn chế:


2.1. Về chính sách thuế:
- Hệ thống chính sách thuế vẫn chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp
thuế.
Sắc thuế GTGT cũng còn nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế, làm cho quá
trình tính thuế không trở thành một quy trình khép kín, là cơ sở cho một số đối tượng cố tình
gian lận trốn thuế.
- Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hóa và hợp tác trong sản xuất kinh doanh.
Thuế GTGT vẫn còn đến 3 mức thuế suất, trong tương lai nên giảm xuống còn 2
mức thuế suất 0% và 10% để công việc tính toán dễ dàng, đơn giản hơn.
Do còn có nhiều mức thuế suất, điều kiện ưu đãi nên chưa thực sự đảm bảo tính bình
đẳng, công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế.
- Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều
mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối
tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế.

2.2. Trong công tác quản lý thuế:


- Tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế ở nhiều sắc thuế, ở các địa phương trong cả
nước. Trước hết là do đối tượng nộp thuế chưa nhận thức đúng về nghĩa vụ, trách nhiệm nộp
thuế theo Pháp luật. Một số tổ chức, cá nhân cố tình tìm mọi cách gian lận thuế.
Trong những năm đầu thực hiện Luật thuế GTGT có khá nhiều hành vi gian lận trốn
thuế, do cơ chế quản lý trước đây chưa chặt chẽ, đồng thời quản lý chưa đồng bộ đã có
nhiều kẻ hở cho các đối tượng lợi dụng gian lận để trốn thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN.
Hiện nay qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã khắc phục được nhiều thiếu sót, giảm được đáng
kể các vụ việc gian lận. Nhưng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như:
+ Các CSKD đã lợi dụng quy trình tự tính thuế, tự kê khai thuế. Một số doanh
nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong kê khai, nhằm mục đích trốn thuế: vi phạm về ghi chép sổ
sách kế toán không kịp thời, không đầy đủ, hạch toán chi phí, sử dụng chứng từ không hợp
lý, vi phạm về hóa đơn như xuất bán hàng không lập hóa đơn, xuất hóa đơn không đúng giá,
không đúng số lượng so với thực tế như giá cao hơn giá thực tế hoặc lập hóa đơn thấp hơn

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 57

giá thanh toán. cơ quan Thuế chủ yếu thu theo tự kê khai của doanh nghiệp, chỉ khi phát
hiện doanh nghiệp có biểu hiện trốn thuế thì mới tập trung kiểm tra, xử lý.
+ Việc thực hiện quy trình kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế, đối tượng hoàn
thuế, trong việc phối hợp giữa các bộ phận: quản lý, thanh tra, ấn chỉ chưa chặt chẽ nên hiệu
quả chưa cao.
+ Việc phối hợp giữa cơ quan Thuế với các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân
có liên quan như: cơ quan Địa chính, Xây dựng, Công an, Kiểm sát, Ngân hàng, các cơ quan
thông tin đại chúng… đến việc thu thuế chưa chặt chẽ, đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Vì thế
đã tạo nên kẻ hở để một số đối tượng có cơ hội gian lận trốn thuế.
- Chế tài xử phạt vi phạm về thuế chưa được quy định rõ ràng, các hình thức xử phạt
vi phạm về thuế còn quá nhẹ chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế.
- Có nhiều doanh nghiệp, nhất là ở khu vực ngoài quốc doanh chưa nhận thức đúng
đắn về ý nghĩa của việc hoàn thuế, sợ thanh tra, kiểm tra, ngại làm thủ tục hoàn thuế. Vì thế
có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện được hoàn thuế nhưng không đề nghị xin hoàn mà để
trừ dần số thuế phát sinh dương làm cho số thu ngân sách địa phương giảm đi.
- Các quy định về chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu qua Campuchia chưa được
ngành ngân hàng hướng dẫn rõ ràng nên ảnh hưởng đến việc hoàn thuế GTGT hàng xuất
khẩu qua Campuchia, kéo dài thời gian hoàn thuế cho doanh nghiệp. Đặc biệt là xuất khẩu
qua Campuchia bằng đường tiểu ngạch, thói quen thường là nhận tiền thanh toán là tiền mặt,
đã gây khó khăn cho cán bộ ngành thuế trong việc giải quyết hoàn thuế.
- Còn gặp nhiều khó khăn về địa điểm in hóa đơn tự in cho các doanh nghiệp của
tỉnh, chi phí in ấn khá cao điều này cũng làm trở ngại trong việc khuyến khích các doanh
nghiệp sử dụng hóa đơn tự in.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật, giáo dục và hướng dẫn đối tượng nộp
thuế chưa đạt hiệu quả cao, hình thức chưa phong phú. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào quản lý thuế vẫn còn ở mức độ thấp.
- Chưa có một tờ báo viết riêng về thuế nhằm hướng dẫn, trả lời những vướng mắc
của đối tượng nộp thuế trong tỉnh và những đối tượng có quan tâm. Phân tích những tác
động của thuế, sự cần thiết của thuế đối với địa phương cũng như trong cả nước. Dư luận
rộng rãi chưa lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.
- Người tiêu dùng chưa có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ, điều
này làm trở ngại trong công tác quản lý doanh số bán của các đơn vị, gây khó khăn cho cán
bộ thuế trong việc xác minh hồ sơ hoàn thuế.
- Các CSKD chưa có thói quen thanh toán qua ngân hàng đã gây nhiều khó khăn cho
cơ quan Thuế trong việc xác minh chi phí, doanh thu, thuế đầu ra, thuế đầu vào tạo kẻ hở

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 58

cho các đối tượng nộp thuế gian lận trong ghi chép các số liệu trên hóa đơn chứng từ, sổ
sách kế toán…

3. Một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại:
3.1. Tăng cường cung cấp dịch vụ cho các đối tượng nộp thuế:
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh, đồng thời Việt Nam đã mở cửa hội
nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Với cơ chế tự kê khai thuế, tự tính thuế và tự nộp thuế
vào Kho bạc Nhà nước, đây là một điểm mới hết sức linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của
nền kinh tế trong nước và bắt kịp xu thế chung của thế giới.
Việc chuyển sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế phải gắn liền với
việc thực hiện cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế nhằm hỗ trợ và giúp họ hiểu và thực
hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình, cụ thể là:
+ Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế,
trên cơ sở đó thực hiện đúng, đủ, kịp thời vào NSNN.
+ Tạo điều kiện để đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm
dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế thường mắc phải.
+ Lập mối quan hệ thân thiện, thường xuyên giữa cơ quan Thuế với các đối tượng
nộp thuế, giúp họ thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Vì vậy cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế tại Cục thuế và các Chi
cục thuế huyện, thị, thành. Giải đáp thắc mắc của các đối tượng nộp thuế có thể là ở tại các
phòng, bộ phận hỗ trợ và tuyên truyền trực tiếp tại các trụ sở thuế hoặc qua điện thoại, fax,
mạng máy tính…
* Cung cấp dịch vụ thuế gồm nhiều nội dung như:
+ Hướng dẫn, giải thích về luật thuế, giúp các đối tượng nộp thuế cập nhật nhanh
những thay đổi bổ sung trong luật để thực hiện cho đúng.
+ Hướng dẫn về cách tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế.
+ Giải đáp những thắc mắc của đối tượng nộp thuế xung quanh việc thực hiện Luật
thuế như: cách sử dụng hóa đơn chứng từ, cách ghi chép số sách kế toán liên quan đến hạch
toán các nghiệp vụ về thuế phát sinh...
+ Cung cấp những thông tin liên quan như: những doanh nghiệp không có thật,
những doanh nghiệp ngừng hoạt động, các hóa đơn không còn giá trị lưu hành…
+ Và cung cấp các dịch vụ tư vấn khác về thuế và liên quan đến thuế.
Có thể thấy nếu quy định của Luật thuế quá phức tạp hoặc thay đổi thường xuyên thì
khối lượng công việc sẽ rất lớn, điều này sẽ chiếm một khối lượng lớn về thời gian và nhân

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 59

lực của cơ quan Thuế. Vì vậy để giảm bớt gánh nặng này cần phối hợp giữa Nhà nước và tư
nhân, nên khuyến khích loại hình kinh doanh mới là làm dịch vụ tư vấn pháp luật về thuế và
các vấn đề có liên quan được phép thực hiện. Khi đó cơ quan Thuế tập trung vào biên soạn
các tài liệu giải thích, hướng dẫn về nghĩa vụ nộp thuế một cách chi tiết và cụ thể, đồng thời
tổng kết những vướng mắc của đối tượng nộp thuế, định hướng các nội dung cần hỗ trợ cho
đối tượng nộp thuế.

3.2. Đảm bảo công tác giải quyết hoàn thuế đúng quy trình nghiệp vụ:
Nhìn chung công tác giải quyết hoàn thuế tại Cục thuế tỉnh khá tốt, thực hiện đúng
theo quy trình nghiệp vụ, nhưng thời gian giải quyết còn kéo dài, chưa đáp ứng kịp thời cho
các đối tượng hoàn thuế. Hiện tại còn một số trường hợp đặt biệt chờ văn bản trả lời của
Tổng Cục Thuế và Bộ Tài chính như hiện nay còn tồn đọng 10 hồ sơ hoàn thuế với số thuế
GTGT đề nghị hoàn là 6.145 triệu đồng do hàng hóa xuất qua Campuchia có phương thức
thanh toán bằng tiền mặt và đề nghị hoàn trước thời điểm có quy định hàng xuất khẩu phải
thanh toán qua ngân hàng; và một số trường hợp cần thanh tra nhưng có phạm vi ảnh hưởng
rộng cần thời gian thanh tra dài.
Bộ phận Quản lý doanh nghiệp hoặc bộ phận Tổng hợp và dự toán của Cục thuế cần
thực hiện và hướng dẫn chi tiết cho cán bộ thuế tại Chi cục thuế về quy trình giải quyết hoàn
thuế nhằm giúp cán bộ tại Chi cục thuế thực hiện đúng, đầy đủ và nhanh chóng đảm bảo
thời gian theo quy định.
Theo Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung thì quy định về bộ hồ sơ hoàn thuế đã hoàn
thiện hơn so với trước, nó đảm bảo hơn trong việc chống gian lận trong hoàn thuế, khắc
phục được nhiều thiếu sót trước đó. Vì vậy các cán bộ xử lý hồ sơ hoàn thuế cần phải kiểm
tra hồ sơ đầy đủ không nên bỏ sót, góp phần tích cực trong công tác chống gian lận trong
hoàn thuế.

3.3. Tăng cường công tác quản lý hóa đơn:


Tăng cường công tác quản lý hóa đơn nhằm giảm thiểu các sai phạm, gian lận về hóa
đơn như:
+ Về việc bán hóa đơn: cơ quan Thuế có thể tổ chức việc đóng dấu mã số thuế trước
khi bán hóa đơn cho từng đối tượng nộp thuế đối với các đối tượng thường xuyên sử dụng
hóa đơn với số lượng nhiều; đối với các đối tượng nộp thuế sử dụng ít, không thường xuyên,
sử dụng hóa đơn lẻ thì phải tự đóng dấu hoặc ghi mã số thuế tại nơi mua hóa đơn.
+ Việc hướng dẫn đối tượng nộp thuế cách sử dụng hóa đơn phải tận tình, phải rõ
ràng để tránh nhiều trường hợp các đối tượng ghi chép có những sai sót không đáng có làm

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 60

ảnh hưởng đến kết quả báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, ảnh hưởng đến kết quả kê khai
thuế, gây phiền phức cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan Thuế.
+ Thực hiện tốt công tác lưu sổ theo dõi các đối tượng sử dụng hóa đơn. Tổ chức
thường xuyên việc xác minh hóa đơn. Có biện pháp thích hợp để việc xác minh hóa đơn
trong thời gian nhanh nhất, như là thêm vào luật thuế GTGT quy định rằng mọi CSKD đều
có trách nhiệm nhận xác minh hóa đơn cho cơ quan Thuế trong thời gian từ 1 đến 5 ngày.
Có như vậy công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế sẽ nhanh chóng hơn cho các đối tượng hoàn
thuế, đồng thời các công việc khác cũng sẽ được giải quyết nhanh hơn như công tác chống
thất thu…
+ Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ qua đó phát hiện và
chống các trường hợp sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chứng từ mà hàng hóa đó không phục
vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thường xuyên xác minh hóa đơn, trên cơ sở xác minh được lập kế hoạch kiểm tra,
thanh tra hóa đơn tại các CSKD một cách khoa học nhằm phát hiện nhanh chóng, kịp thời
các hành vi vi phạm và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Đồng thời việc thường xuyên
xác minh hóa đơn hàng tháng, nhất là đối với các đơn vị thường xuyên có hàng xuất khẩu
trước khi họ xin hoàn thuế, đến khi các đối tượng này xin hoàn thuế công việc sẽ nhanh
chóng và nhẹ nhàng hơn, đảm bảo giải quyết kịp thời cho các đối tượng hoàn thuế, đảm bảo
cho các đối tượng này xoay vòng vốn một cách kịp thời, không gây khó khăn và gián đoạn
trong sản xuất. Từ đó nâng cao uy tín của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giúp CSKD ngày một
phát triển hơn.
+ Áp dụng công nghệ tin học trong khâu xác minh hóa đơn.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các CSKD sử dụng hóa đơn tự in,
như: hướng dẫn rõ ràng cách lập hồ sơ xin sử dụng hóa đơn tự in, nêu rõ ưu điểm của việc
sử dụng hóa đơn tự in, giải quyết nhanh chóng các hồ sơ xin được sử dụng hóa đơn tự in.
+ Hiện nay chi phí in hóa đơn còn khá cao, phải in với số lượng nhiều mới có thể
giảm được chi phí. Đồng thời ở An Giang lại chưa có cơ sở được phép in hóa đơn, cơ sở in
hóa đơn gần nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh, điều này gây không ít khó khăn cho các
CSKD trong việc in hóa đơn như tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc đi lại.
Vì vậy để khuyến khích được các CSKD sử dụng hóa đơn tự in ngày càng nhiều ở
An Giang nên có cơ sở in đủ điều kiện in hóa đơn để giảm bớt chi phí in hóa đơn cho các
CSKD sử dụng hóa đơn tự in bằng cách thành lập cơ sở in mới đủ điều kiện được phép in
hóa đơn, hoặc đưa các điều kiện để một cơ sở in hiện có của tỉnh thực hiện đúng, nhằm mục
đích để cơ sở in đó được phép in hóa đơn cho các cơ sở muốn sử dụng hóa tự in, ví dụ như
công ty cổ phần in An Giang.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 61

3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra:


Tập trung lực lượng đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra nhằm ngăn chặn các gian
lận về khấu trừ và hoàn thuế, đảm bảo NSNN không bị thất thoát, đảm bảo công bằng và tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh:
+ Đảm bảo kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói chung
và kiểm tra thanh tra về hoàn thuế nói riêng. Cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế
phải được đào tạo và đào tạo lại thường xuyên để đáp ứng kịp thời với những yêu cầu mới,
đối phó lại những hành vi gian lận ngày càng tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn.
+ Triển khai kiểm tra ngay khi có quyết định hoàn thuế, tập trung vào xử lý kịp thời
nghiêm minh các trường hợp vi phạm, thu hồi đến mức cao nhất các khoản tiền hoàn thuế bị
gian lận. Phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi kịp thời tình trạng lập doanh nghiệp không nhằm
mục đích sản xuất, kinh doanh mà mua, bán hóa đơn bất hợp pháp, tiếp tay cho các tổ chức
cá nhân rút tiền NSNN dưới nhiều hình thức.
+ Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra nội bộ ngành, chú trọng đến việc chấp hành kỷ
cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong toàn ngành. Quan tâm nhiều đến đạo đức của cán bộ
thuế, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng,
gây nhũng nhiễu, phiền hà cho các đối tượng nộp thuế mỗi lần kiểm tra, thanh tra làm mất
lòng tin của nhân dân, gây nhiều dư luận xấu, làm cho tâm lý chung của các CSKD là sợ bị
kiểm tra, thanh tra.
+ Công tác kiểm tra, thanh tra phải được xây dựng từ đầu năm, có như vậy mới tránh
được tình trạng bị động trong công tác kiểm tra, thanh tra.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra ngay từ bây giờ và thực hiện đều đặn,
thường xuyên công việc sẽ không bị ứ đọng. Được như vậy công tác kiểm tra, thanh tra sau
này sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận.
+ Công việc kiểm tra với tinh thần hợp tác giữa cán bộ thuế và các đối tượng nộp
thuế, để các đối tượng nộp thuế hiểu rằng đây là một thủ tục thông thường không gây khó
khăn trong kinh doanh và ảnh hưởng đến uy tín của mình trên thương trường.
+ Một số doanh nghiệp bị âm thuế liên tục trong 3 tháng nhưng vẫn không yêu cầu
hoàn thuế cũng cần phải thực hiện kiểm tra như hoàn thuế để phát hiện sớm những hành vi
gian lận nếu có. Đồng thời khuyến khích các cơ sở này xin hoàn thuế nhằm đảm bảo nguồn
thu cho ngân sách địa phương.
+ Công việc kiểm tra, thanh tra không chỉ dừng lại ở khâu hóa đơn chứng từ, ghi
chép sổ sách kế toán mà cần phải kiểm tra sự hiện hữu thực tế của hàng hóa, nguồn gốc,
xuất xứ của hàng hóa, chủ sở hữu thực của hàng hóa, có như vậy mới đảm bảo kiểm soát
được và giảm thiểu các hành vi gian lận của CSKD.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 62

3.5. Thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong ngành thuế; các ngành
chức năng có liên quan với nhau:
Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong cơ quan Thuế, giữa Cục thuế và
các Chi cục thuế, nhất là 3 bộ phận: Quản lý, Thanh tra và Ấn chỉ nhằm liên kết được các
thông tin có liên quan về đối tượng nộp thuế lại với nhau để tránh được nhiều thiếu sót
không cần thiết, giảm thiểu được công việc mà hiệu quả lại cao. Các bộ phận này cần phân
công trách nhiệm và công việc rõ ràng, sau đó nối kết các thông tin cần thiết lại với nhau,
như thế sẽ đảm bảo công việc quản lý và giám sát được chặt chẽ hạn chế được nhiều trường
hợp gian lận.
Để đảm bảo hạn chế tối đa các gian lận, nhất là gian lận về khấu trừ thuế và hoàn
thuế GTGT thì cơ quan Thuế cần phải phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng khác có
liên quan như là cơ quan Thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Thuế của tỉnh bạn và
Ban quản lý thị trường, cơ quan Hải quan, Cảnh sát kinh tế, Thanh tra Nhà nước, ngành Địa
chính, Xây dựng… kiên quyết chống trốn lậu thuế, chống gian lận thương mại, chống tình
trạng thành lập các doanh nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh mà nhằm mua bán hóa
đơn bất hợp pháp, chống tình trạng xuất khẩu khống nhất là ở các cửa khẩu xuất sang
Campuchia, đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào nề nếp, kỷ cương, đúng Pháp luật
và góp phần làm lành mạnh nền kinh tế.

3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về thuế:
Tình trạng trốn, lậu thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho NSNN, vừa không
đảm bảo công bằng xã hội và đưa quản lý thuế vào nề nếp. Nguyên nhân trước hết là do
người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt là chưa hiểu được quyền
thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung, chính
sách và nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp
luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ tự nguyện chưa cao. Vì
vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết
của nhân dân về thuế.
Nhằm mục đích tăng sự hiểu biết của nhân dân về thuế, về tầm quan trọng của những
khoản đóng góp từ thuế, nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác của các đối tượng nộp thuế về
nghĩa vụ nộp thuế của mình từ đó làm giảm đi những hành vi gian lận trốn thuế, một số biện
pháp trước mắt và lâu dài như sau:
+ Bên cạnh dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế, các bài viết về thuế đăng
trên báo An Giang, chuyên mục về thuế phát sóng trên đài phát thanh địa phương và truyền
hình của tỉnh vào mỗi tối thứ tư hàng tuần, cần phải phát hành một tờ báo chuyên về thuế
với nội dung hấp dẫn, mang tính thời sự như:

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 63

Tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế; tầm quan trọng của việc lấy hóa đơn khi mua
hàng hóa; khuyến khích các CSKD và người dân có điều kiện hạn chế việc sử dụng tiền mặt.
Bàn luận, phân tích, hướng dẫn thực hiện những nội dung của luật thuế, cập nhật
những nghị định, thông tư mới để hướng dẫn cho các đối tượng nộp thuế biết và thực hiện
được dễ dàng hơn.
Có phần giải đáp thắc mắc cho đối tượng nộp thuế và những người dân có quan
tâm; có phần trao đổi, nghiên cứu của nhân dân, các nhà nghiên cứu.
Lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, đồng thời khen thưởng,
tuyên dương các CSKD hoạt động hiệu quả, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ về thuế, có
đóng góp nhiều cho nguồn thu NSNN.
Công khai các khoản chi tiêu phục vụ lợi ích công cộng để nhân dân được biết,
được như vậy sẽ nâng cao trình độ hiểu biết của người dân, họ sẽ nhận thức được tầm quan
trọng của thuế, ý thức được nghĩa vụ nộp thuế của mình và những quyền lợi mà mình được
hưởng.

3.7. Một số giải pháp khác:


- Tuy thuế suất thuế GTGT đã giảm từ 4 mức thuế suất xuống còn 3 mức thuế suất
nhưng vẫn còn gây khó khăn phức tạp trong vấn đề xác định chính xác số thuế được hoàn,
tạo kẻ hở cho một số đối tượng gian lận nhằm chiếm đoạt tiền của NSNN. Vì vậy, trong thời
gian tới cần giảm mức thuế suất xuống còn 2 mức thuế suất thống nhất: 10% cho hàng hóa
tiêu thụ nội địa và 0% cho hàng hóa xuất khẩu, có như vậy công việc xác định số thuế được
khấu trừ sẽ được dễ dàng hơn và đảm bảo được tính thống nhất, công bằng của sắc thuế.
- Khuyến khích các CSKD, nhất là các CSKD hiện đang nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp trên GTGT và trực tiếp trên doanh thu thực hiện ghi chép sổ sách kế
toán và sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định hiện hành. Tạo cho các cơ sở này đủ
điều kiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đủ điều kiện để được hoàn thuế khi
xuất khẩu hoặc mua sắm tài sản cố định… Đồng thời khuyến khích các loại hình kinh doanh
dịch vụ kế toán phát triển bên cạnh các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế.
- Phải xử lý nghiêm minh và phạt thật nặng đối với các trường hợp vi phạm. Các vụ
vi phạm nghiêm trọng về thuế nên để cơ quan Thuế cùng phối hợp với các cơ quan Pháp
luật điều tra, vì cơ quan Thuế có kinh nghiệm hơn cơ quan Pháp luật về các hành vi vi phạm
về thuế, đồng thời các cơ quan Pháp luật phải nhanh chóng đưa các đối tượng vi phạm ra
khởi tố, xét xử.
- Bên cạnh việc xử lý nghiêm minh các đối tượng gian lận về thuế cũng cần phải có
chính sách khen thưởng, tuyên dương kịp thời các đối tượng chấp hành tốt, hoạt động sản
xuất, kinh doanh có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách ngày càng nhiều.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Trang 64

- Cần chăm lo hơn đến mức sống của cán bộ ngành thuế, nhiệm vụ càng nặng nề thì
quyền lợi được hưởng cũng tương xứng, có như vậy mới đảm bảo ngăn chặn các hành vi
gian lận, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Phải khen thưởng, tuyên dương kịp thời các cán
bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đồng thời phải xử lý thật nghiêm khắc các hành vi tiêu
cực, tham nhũng, không làm tròn trách nhiệm… đủ sức răn đe cán bộ ngành.

4. Kiến nghị:
Nhằm hoàn thiện hơn quy trình hoàn thuế và công tác quản lý hoàn thuế, nhằm nâng
cao tính tự giác của người dân đối với nghĩa vụ nộp thuế của mình và giảm các trường hợp
gian lận trong kê khai khấu trừ thuế GTGT, các ngành, các cơ quan chức năng cần phải có
những biện pháp sau:
Giảm số lượng mức thuế suất từ 3 mức (0%, 5%, 10%) xuống còn 2 mức (0% và
10%) nhằm đơn giản hóa việc tính toán cho đối tượng nộp thuế và cơ quan Thuế.
Nên quy định thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn tự in đơn giản hơn. Tạo điều kiện cho
An Giang thành lập các cơ sở được phép in hóa đơn. Các cơ sở được phép chọn lựa nhà máy
in cho mình mà không phải theo chỉ định của Tổng Cục thuế.
Nâng mức xử phạt vi phạm về thuế.
Đầu tư sách, báo, tạp chí thuế cho các thư viện.
Rút ngắn thời gian giải quyết hoàn thuế cho các đối tượng được hoàn thuế trước,
kiểm tra sau.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHẦN KẾT LUẬN

Sau 5 năm thực hiện Luật thuế GTGT nói chung và cơ chế hoàn thuế GTGT nói riêng
đã mang lại những kết quả bước đầu, đồng thời công tác quản lý của cán bộ ngành đã đi vào
nề nếp và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình quản lý. Số thu thuế GTGT ngày càng tăng
lên, công tác giải quyết hoàn thuế được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn, giảm thiểu được
các vụ việc gian lận trong hoàn thuế, đảm bảo được sự công bằng xã hội.
Cơ chế hoàn thuế đã góp phần thiết thực vào việc sắp xếp lại chiến lược kinh doanh,
thúc đẩy hạch toán kế toán, sử dụng chế độ hóa đơn chứng từ trong quá trình kinh doanh,
thúc đẩy các cơ sở mở rộng đầu tư, khuyến khích xuất khẩu… từ đó đã mang lại những hiệu
quả đáng tự hào.
Tuy những năm gần đây tỉnh An giang gặp không ít khó khăn do thiên tai liên tiếp,
tình hình tiêu thụ nông, thủy sản không ổn định, gần đây ảnh hưởng nhiều nhất là vụ kiện
bán phá giá cá tra, cá ba sa của Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh. Nhưng tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đều tăng cao.
Để đạt được những kết quả như vậy là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Tỉnh ủy, sự điều
hành của UBND tỉnh, sự năng động của các doanh nghiệp, các chính sách ưu đãi đầu tư,
cộng với cơ chế thông thoáng của Luật doanh nghiệp, cách tính thuế hợp lý đã khuyến khích
được người dân mạnh dạn bỏ vốn ra làm ăn, mở rộng đầu tư và hoạt động kinh doanh có
hiệu quả.
Tuy trong thời gian đầu mới áp dụng Luật thuế GTGT, kết quả của công tác quản lý
hoàn thuế cho chúng ta thấy còn nhiều thiếu sót kể cả trong chính sách lẫn trong công tác
quản lý thuế. Điều này đã gây nhiều tổn thất cho xã hội, chưa đảm bảo được tính công bằng
của thuế. Mặt khác, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội như cho khấu trừ theo tỷ lệ % đối
với giá trị thu mua hàng nông, lâm, thủy sản đã làm hạn chế tính trung lập của thuế. Những
điều này dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực và làm phức tạp công tác quản lý thuế.
Tuy nhiên chính sách thuế luôn được bổ sung, sửa đổi nhằm khắc phục kịp thời, lấp
đầy các lỗ hỏng phát sinh tiêu cực. Đồng thời phải đảm bảo cho mục tiêu quan trọng nhất là
khuyến khích sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm ổn định, nâng dần mức sống của
người dân kể cả vật chất lẫn tinh thần. Quan tâm đúng mức đến năng lực quản lý, năng lực
chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ ngành, đảm bảo bắt kịp sự thay đổi của nền
kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập, nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế ngày một
hiệu quả và khoa học phù hợp với xu thế chung của thời đại.

GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhứt SVTH: Huỳnh Hà Thái Dương

You might also like