You are on page 1of 70

Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bất cứ một công ty nào khi bắt đầu hoạt động đều muốn thu được nhiều lợi
nhuận, tuy nhiên không phải công ty nào cũng thoả mãn được mong muốn đó. Các
công ty chúng ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường, chứ không phải là nền
kinh tế kế hoạch tập trung – nơi được kế hoạch hoá và cân đối toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, chịu sự tác động của các qui luật rất sòng phẳng đến nỗi rất nghiệt ngã
của thị trường, bất cứ một quyết định sai lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và
đôi khi là phá sản. Do đó việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết.
Và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị. Các nhà quản trị sẽ tổ chức, phối
hợp, ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, nhằm mục tiêu chỉ
đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích đánh giá
và đề ra những dự án chiến lược trong tương lai.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một công cụ kế hoạch
hóa và quản lí hữu dụng. Qua việc phân tích này, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng
của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng
của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng, giảm lợi
nhuận ra sao. Ngoài ra, thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính
dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả
hoạch định kế hoạch trong tương lại.
Với những đặc điểm trên, việc ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi
nhuận vào mỗi công ty là vô cùng cần thiết, tuy nhiên vận dụng nó là một vấn đề rất
mới mẻ. Xuất phát từ vấn đề này nên em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY ANGIMEX”. Qua
đề tài này, em sẽ có cơ hội nghiên cứu các lý thuyết đã được học, so sánh với các
điều kiện kinh doanh thực tế để rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc tổ
chức, điều hành và ra quyết định kinh doanh trong tương lai nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất cho Công ty.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của các xí nghiệp và nhà
máy Châu Đốc.
- Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của xí nghiệp hoạt động kém
hiệu quả.
- Dự báo tình hình tiêu thụ của khối xí nghiệp trong năm 2004.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 1-
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


- Trong quá trình thu thập số liệu:
+ Đối với số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
+ Đối với số liệu thứ cấp: thu thập từ Biên bản sản xuất, Nhật ký sản xuất,
Nhật ký bán hàng, Sổ chi tiết chi phí phát sinh từng tháng, Bảng Cân đối Kế toán,
Báo cáo Quyết toán…..
- Trong quá trình phân tích, các phương pháp sử dụng là thống kê, tổng hợp, so
sánh giữa các xí nghiệp.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do tính phức tạp trong loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh nhiều loại
sản phẩm nên phạm vi nghiên cứu của bài luận này được giới hạn trong việc phân
tích C.V.P trong năm 2003 của mặt hàng gạo, mặt hàng chủ lực của Công ty
ANGIMEX.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 2-
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Chương I: CỞ SỞ LÍ LUẬN
ÕÕÕ

1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN:
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Cost – Volume
– Profit) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí
khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng
của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ C.V.P là một biện pháp hữu ích nhằm hướng dẫn các
nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn đề ra quyết định, như lựa chọn dây chuyền
sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện
sản xuất kinh doanh hiện có…..
2. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C.V.P:
Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách
khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối
lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận
cao nhất.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách ứng
xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến,
phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số
khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ:
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất
biến, người quản lí sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo
kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế
hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
Doanh thu xxxxxx
Chi phí khả biến xxxxx
Số dư đảm phí xxxx
Chi phí bất biến xxx
Lợi nhuận xx

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 3-
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

™ So sánh Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (Kế toán quản trị) và Báo cáo
thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài chính):
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Doanh thu xxxxx Doanh thu. xxxxxx
(Trừ) Giá vốn hàng bán xxxx (Trừ) Chi phí khả biến. xxxx
Lãi gộp xxx Số dư đảm phí. xxx
(Trừ) Chi phí kinh doanh xx (Trừ) Chi phí bất biến. xx
Lợi nhuận. x Lợi nhuận x
Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại
chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo
cáo của Kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích
mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế toán tài
chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên
ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà
quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải
quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận.
4. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH C.V.P:
4.1 Số dư đảm phí - phần đóng góp:
Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến.
SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi
nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị
sản phẩm.
SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần
đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị.
Gọi ƒ x: sản lượng tiêu thụ.
ƒ g: giá bán.
ƒ a: chi phí khả biến đơn vị.
ƒ b: chi phí bất biến.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 4-
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Ta có báo cáo thu nhập theo SDĐP như sau:


Tổng số Tính cho 1 sp
Doanh thu gx g
Chi phí khả biến ax a
Số dư đảm phí (g - a)x g–a
Chi phí bất biến b
Lợi nhuận (g-a)x - b
Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:
- Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0 → lợi nhuận của
doanh nghiệp P = - b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh, ở đó SDĐP bằng chi phí bất
biến → lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0, doanh nghiệp đạt mức hòa vốn.
→ (g – a)xh = b
b
→ xh =
g −a
CPBB
Sản lượng hòa vốn =
SDĐP đơn vị

- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh → lợi nhuận của doanh
nghiệp P = (g – a)x1 – b.
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản sản lượng x2 > x1 > xh → lợi nhuận của
doanh nghiệp P = (g – a)x2 – b.
Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là ∆x = x2 – x1
→ Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆P = (g – a)(x2 – x1)
→ ∆P = (g – a)∆x
* Kết luận: Thông qua khái niệm SDĐP chúng ta thấy được mối quan hệ giữa
sự biến động về lượng với sự biến động về lợi nhuận, cụ thể là: nếu sản lượng tăng
1 lượng thì lợi nhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng thêm nhân cho SDĐP
đơn vị.
* Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 5-
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

™ Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP:


- Không giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ xí nghiệp nếu
công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản
phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp.
- Làm cho nhà quản lí dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng
tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều
này có khi hoàn-toàn-ngược-lại.
Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP.
4.2 Tỷ lệ SDĐP:
Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần
đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một
loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
g-a
Tỷ lệ SDĐP = ° 100%
g

Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
- Tại sản lượng x1  Doanh thu: gx1  Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b.
- Tại sản lượng x2  Doanh thu: gx2  Lợi nhuận: P2 = (g – a)x2 – b.
Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: (gx2 – gx1)
 Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆P = P2 – P1
∆P = (g – a)(x2 – x1)
( g − a)
∆P = × ( x 2 − x1 ) g
g

* Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP, ta thấy được mối quan hệ
giữa doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là: khi doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận
cũng tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ SDĐP.
™ Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở
tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp…. thì
những xí nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên càng
nhiều.
Để hiểu rõ đặc điểm của những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn - nhỏ, ta nghiên
cứu khái niệm cơ cấu chi phí.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 6-
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

4.3 Cơ cấu chi phí:


Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến
(CPKB), chi phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh
doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động
thay đổi.
Thông thường các doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau:
™ CPBB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ
trọng nhỏ, từ đó ta suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận
tăng (giảm) nhiều hơn. Doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng lớn thường là những
doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của
những doanh nghiệp này sẽ rất nhanh và ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm
thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh hoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu sản phẩm không tiêu
thụ được.
™ CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng phí thì CPKB thường chiếm tỷ
trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận sẽ
tăng (giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ thường là
những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu
gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì thiệt hại sẽ
thấp hơn.
Hai dạng cơ cấu chi phí trên đều có những ưu và nhược điểm. Tùy theo đặc
điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi doanh nghiệp xác lập
một cơ cấu chi phí riêng. Không có một mô hình cơ cấu chi phí chuẩn nào để các
doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho câu
hỏi cơ cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất.
Tuy vậy khi dự định xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem xét
những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh
nghiệp, tình hình biến động của doanh số hằng năm, quan điểm của các nhà quản trị
đối với rủi ro…
Điều đó có nghĩa là qui mô của doanh nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thị
trường và không có gì để đảm bảo một qui mô hoạt động nào đó sẽ tồn tại ở năm
sau hay thời gian xa hơn. Đây chính là điểm khác biệt giữa nền kinh tế theo kế
hoạch tập trung và nền kinh tế theo cơ chế điều tiết bởi thị trường.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 7-
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

4.4 Đòn bẩy hoạt động :


Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực
tác động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy, gọi một cách đầy đủ là ĐBHĐ
(ĐBHĐ), là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận
với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm.
ĐBHĐ chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản
lượng bán sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: ĐBHĐ
là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh
thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ
tăng doanh thu:
Tốc độ tăng lợi nhuận
ĐBHĐ = >1
Tốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán)

Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng
một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng
càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ĐBHĐ sẽ lớn hơn. Doanh
nghiệp có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ SDĐP lớn và ngược
lại. Do vậy, ĐBHĐ cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ
chức doanh nghiệp. ĐBHĐ sẽ lớn ở các xí nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí
trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các xí nghiệp có kết cấu ngược lại.
Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có ĐBHĐ lớn thì tỷ lệ định phí
trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy
cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh
thu cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận.
Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có:
- Tại sản lượng x1  Doanh thu: gx1  Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b.
- Tại sản lượng x2  Doanh thu: gx2  Lợi nhuận: P2 = (g – a)x2 – b.
P2 – P 1 (g – a)(x2 – x1)
 Tốc độ tăng lợi nhuận = ° 100% =
P1 (g – a)x1 – b
gx2 – gx1
 Tốc độ tăng doanh thu = ° 100%
gx1
(g – a)(x2 – x1) gx2 – gx1
 ĐBHĐ = :
(g – a)x1 - b gx1
(g – a)x1
=
(g – a)x1 – b

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 8-
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Vậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBHĐ:

SDĐP SDĐP
Độ lớn của ĐBHĐ = =
Lợi nhuận SDĐP – Định phí

Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được ĐBHĐ,
nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và
ngược lại.
* Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên và độ lớn ĐBHĐ
ngày càng giảm đi. ĐBHĐ lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn.
Chứng minh:
(g – a)x (g – a)x – b + b b
ĐBHĐ = (g – a)x – b = (g – a)x – b = 1+ (g – a)x – b

CPBB
Hay: ĐBHĐ = 1 +
Lợi nhuận
Do đó, khi sản lượng tiêu thụ càng tăng sẽ góp phần làm cho mẫu số tức
phần lợi nhuận càng tăng, do đó CPBB/Lợi nhuận sẽ giảm suy ra ĐBHĐ càng giảm.

5. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN:


Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối
quan hệ C.V.P. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần
phải bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hoà vốn,
điểm mà doanh số không mang lại được lợi nhuận. Tuy nhiên, không một công
ty nào hoạt động mà không muốn công ty mình mang lại lợi nhuận. Vì vậy, phân
tích điểm hoà vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định số lượng sản phẩm cần
để đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh
của mình.
5.1 Khái niệm điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng với
tổng chi phí. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị
lỗ, đó là sự hòa vốn.
Trên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là tọa độ được xác định bởi khối lượng thể
hiện trên trục hoành – còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện trên
trục tung – còn gọi là doanh thu hòa vốn. Tọa độ đó chính là giao điểm hòa vốn của
2 đường biễu diễn: doanh thu và chi phí.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 9-
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau:

Doanh thu (DT)


Biến phí (BP) SDĐP
Biến phí (BP) Định phí (ĐP) Lợi nhuận (LN)
Tổng chi phí (TP) Lợi nhuận (LN)

Nhìn vào sơ đồ ta thấy:


- SDĐP = Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN)
- Doanh thu (DT) = Biến phí (BP) + Định phí (ĐP) + Lợi nhuận (LN)
Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù
đắp tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0 (không lời, không lỗ). Nói cách khác, tại
điểm hòa vốn, SDĐP = định phí (*).
Chứng minh (*): DT = BP + SDĐP
mà SDĐP = ĐP + LN
Tại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, nên SDĐP = ĐP
Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một
cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở
mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích
cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
5.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn:
Ngoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được
quan sát dưới các góc nhìn khác: chất lượng của điểm hòa vốn. Mỗi phương pháp
đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro.
5.2.1 Thời gian hòa vốn:
Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong
một kỳ kinh doanh, thường là một năm.
Doanh thu hòa vốn
Thời gian hòa vốn =
Doanh thu bình quân 1 ngày

Trong đó:
Doanh thu trong kỳ
Doanh thu bình quân 1 ngày =
360 ngày

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 10 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

5.2.2 Tỷ lệ hòa vốn:


Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối
lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa
vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi).

Sản lượng hòa vốn


Tỷ lệ hòa vốn = ° 100%
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ

Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa
vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo
sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn
cũng vậy, càng thấp càng an toàn.
5.2.3 Doanh thu an toàn:
Doanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần
chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu
doanh thu an toàn được thể hiện theo số tuyệt đối và số tương đối.

Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được – Mức doanh thu hòa vốn

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức
doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện
tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh
doanh càng thấp và ngược lại.
Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ
cấu chi phí. Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn
thì tỷ lệ SDĐP lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những
xí nghiệp đó có doanh thu an toàn thấp hơn.
Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết
hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.

Mức doanh thu an toàn


Tỷ lệ số dư an toàn = ° 100%
Mức doanh thu đạt được

5.3 Phương pháp xác định điểm hòa vốn:


Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ
là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 11 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh
doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn.
5.3.1 Sản lượng hòa vốn:
Xét về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh
thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn
của 2 phương trình biểu diễn hai đường đó.
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:
ydt = gx
Phương trình biễu diễn của tổng chi phí có dạng:
ytp = ax + b
Tại điểm hòa vốn thì ydt = ytp  gx = ax + b (1)
Giải phương trình (1) để tìm x, ta có:
b
x =
g-a
Định phí
Vậy: Sản lượng hòa vốn =
SDĐP đơn vị

5.3.2 Doanh thu hòa vốn:


Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu
hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán:
Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:
ydt = gx
b
Tại điểm hòa vốn x = nên
g−a

b b Định phí
y hv = g. = =
g − a ( g − a) g Tỷ lệ SDĐP

Định phí
Vậy: Doanh thu hòa vốn =
Tỷ lệ SDĐP

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 12 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

5.4 Đồ thị điểm hòa vốn:


Mối quan hệ C.V.P được biểu diễn theo 2 hình thức đồ thị. Hình thức thứ
nhất gồm các đồ thị biễu diễn toàn bộ mối quan hệ C.V.P và làm nổi bật điểm hòa
vốn trên hình, được gọi là đồ thị hòa vốn. Hình thức thứ hai gồm các đồ thị chủ yếu
chú trọng làm nối bật sự biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, được gọi là
đồ thị lợi nhuận.
5.4.1 Đồ thị điểm hòa vốn:
™ Đồ thị tổng quát:
Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường:
- Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng)
- Trục tung Oy: phản ánh số tiền hay chi phí.
- Đường doanh thu: ydt = gx (1)
- Đường tổng chi phí: ytp = ax + b (2)
- Đường định phí: yđp = b

Minh họa đồ thị C.V.P tổng quát


y
y
ydt = gx

ytp = ax + b
Điểm hòa vốn

yhv
ydp = b
b

xh (sản lượng hòa vốn) x

™ Đồ thị phân biệt:


Ngoài dạng tổng quát của đồ thị hòa vốn, các nhà quản lí còn ưa chuộng
dạng phân biệt. Về cơ bản, hai dạng này giống nhau về các bước xác định các
đường biểu diễn, chỉ khác ở chỗ ở dạng phân biệt có thêm đường biến phí ybp = ax
song song với đường tổng chi phí ytp = ax + b.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 13 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Minh họa đồ thị C.V.P phân biệt

y ydt = gx

Lợi nhuận
ytp = ax + b
Điểm hòa vốn
SDĐP ybp = ax
yh Định phí

ydp = b
b
Biến phí

xh (sản lượng hòa vốn) x

Đồ thị hòa vốn dạng phân biệt phản ánh rõ ràng từng phần một các khái niệm
của mối quan hệ C.V.P, là biến phí, định phí, SDĐP và lợi nhuận. Đồng thời cũng
phản ánh rõ bằng hình vẽ kết cấu của mối quan hệ này.
5.4.2 Đồ thị lợi nhuận:
Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản
lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt được mối quan hệ giữa chi phí
với sản lượng.
Minh họa đồ thị lợi nhuận

50.000
Đường lợi nhuận
40.000
30.000 Điểm hòa vốn
20.000
Lợi nhuận đạt được trong kỳ
10.000
25.000 50.000 75.000 100.000 125.000
0 Đường doanh thu
-10.000 y = gx

-20.000
-30.000
-40.000

0 100 200 300 400 500 x (sản lượng sản phẩm)

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 14 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Hoặc đơn giản hơn chúng ta có dạng đồ thị lợi nhuận như sau:

50.000
40.000 Đường lợi nhuận

30.000
20.000
Điểm hòa vốn
Lợi nhuận đạt được trong kỳ
10.000
0
100 200 300 400 500 x (sản lượng)
-10.000
-20.000
-30.000
-40.000

5.4.3 Phương trình lợi nhuận:


Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ C.V.P:
Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lợi nhuận
gx = b + ax + P
Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh
nghiệp có thể tìm được mức tiêu thụ và mức doanh thu cần phải thực hiện.
Đặt Pm: Lợi nhuận mong muốn
xm: mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn
gxm: doanh thu phải thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mong muốn
Từ đó ta có thể tìm được sản lượng tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn là:

b + Pm Định phí + Lợi nhuận mong muốn


xm = =
g −a Đơn giá bán - Biến phí đơn vị

™ Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm:
SDĐP được thể hiện bằng chỉ tiêu tương đối (tỷ lệ SDĐP), lúc đó có thể xác định
mức doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn bằng cách vận
dụng công thức sau:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 15 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

b + Pm b + Pm Định phí + Lợi nhuận mong muốn


gxm = ×g = =
g −a (g − a) g Tỷ lệ SDĐP

6. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁN:
Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong đơn giá bán thay đổi. Trong những
phần trên, ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không thay đổi,
cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn. Trong điều kiện giá bán
thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng
như thế nào ?
Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý
nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến, khi
giá thay đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá
tương ứng đó.
7. HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C.V.P:
Qua nghiên cứu mối quan hệ C.V.P ở trên, chúng ta thấy rằng, việc đặt chi
phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định
kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà những
điều kiện này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là:
- Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu
nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên, thực tế cho
chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí.
Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất biến
sẽ tăng theo dạng gộp chứ không phải tuyến tính như chúng ta giả định.
- Phải phân tích một cách chính xác chi phí của xí nghiệp thành chi phí khả
biến và bất biến, điều đó đã là rất khó khăn, vì vậy việc phân chia chi phí hỗn hợp
thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi phí
này chỉ mang tính gần đúng.
- Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hoà vốn, điều này có nghĩa
là lượng sản xuất bằng lượng bán ra, điều này khó có thể có thực trong thực tế. Như
chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng
sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản
phẩm như kí hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công
việc vận chuyển, tình hình thanh toán….

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 16 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

- Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt
phạm vi thích hợp. Điều này không đúng, bởi nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù
hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận doanh nghiệp
phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị (điều này có thể giảm bớt
lực lượng lao động)…
- Giá bán sản phẩm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp
định ra mà nó còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.

Chương II : GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 17 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

EÛD

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:


Công ty xuất nhập khẩu An Giang (An Giang Import Export Company - viết
tắt là ANGIMEX) là công ty xuất nhập khẩu trực tiếp, mở rộng sản xuất hàng hoá
trong nước nhất là hàng xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao các mặt hàng sản xuất và
chế biến xuất khẩu, phù hợp với tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Công ty được thành lập 23/7/1976 theo quyết định số 73/QĐ/76 do chủ tịch
ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ký, lúc đầu Công ty có tên là “Công ty ngoại thương
tỉnh An Giang” đến ngày 31/12/1979 theo quyết định số 422/QĐ/UB của Ủy Ban
Nhân Dân Tỉnh An Giang đổi tên Công ty thành “Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu
An Giang”. Năm 1989, do yêu cầu tổ chức lại ngành Ngoại thương nên “Liên hiệp
công ty xuất nhập khẩu An Giang” đổi thành “Công ty xuất nhập khẩu An Giang”.
Công ty có trụ sở chính đặt tại số 1 Ngô Gia Tự – Thành Phố Long Xuyên –
An Giang, văn phòng giao dịch tại số 137 đường Bình Trọng – Quận 5 – Thành Phố
Hồ Chí Minh. Hệ thống 8 cửa hàng ở các thành phố, thị xã, huyện và 6 nhà máy xay
xát được bố trí ở vùng trọng điểm sản xuất lúa nông sản.
Trong những năm đầu Công ty đơn thuần làm nhiệm vụ mua và cung ứng,
mua bán ủy thác hàng xuất nhập khẩu. Hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, bắp, đậu
nành, mè vàng, tôm… hàng nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu chiếm 30% đã tạo
nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp: URE, NPK, thuốc trừ sâu và một số hàng tiêu
dùng khác.
Đặc biệt năm 1998 Công ty được Bộ Thương mại cấp giấy phép xuất nhập
khẩu trực tiếp đã tạo cho Công ty có được những thuận lợi và thời cơ trong việc duy
trì và mở rộng thị trường cung ứng – tiêu thụ trong và ngoài nước.
Để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi về mặt số lượng cũng như chất
lượng của thị trường, từ năm 1990 đến nay, Công ty đã xây dựng hệ thống các nhà
máy xay xát lúa, trạm thu mua cơ động theo từng thời điểm đã tạo nên mạng lưới có
khả năng thu mua lớn.
Năm 1990, Công ty đã xây dựng nhà máy xây lúa ANGIMEX I với công
suất 5 tấn/giờ với các công trình phụ trợ với tổng trị giá là 2.792.465.000 đồng.
Năm 1991 và 1992 Công ty phải cải tạo mặt hàng, xây dựng kho trên tổng
diện tích 1412 m2, lắp đặt lò sấy nông sản công suất 5 tấn/giờ, 2 nhà máy đánh bóng
gạo công suất 4 tấn/ha, trị giá 1.480.039.000 đồng

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 18 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Năm 1993, Công ty lắp đặt nhà máy đánh bóng gạo An Hoà với các công
trình phụ trợ, 1 nhà máy xay lúa của Nhật với tổng trị giá 822.416.000 đồng
Năm 1994 xây dựng nhà máy ANGIMEX V (Chợ Vàm), lắp đặt lò sấy nông
sản công suất 5 tấn/giờ, máy đánh bóng gạo với các công trình phụ trợ với tổng trị
giá 750.762.000 đồng.
Năm 1995 xây dựng nhà máy ANGIMEX II (Chợ Mới), gồm xây dựng nhà
kho 180m2, lắp đặt máy đánh bóng gạo 5 tấn/ha, máy đánh bóng gạo ở kho Đồng
Lợi (Châu Thành) và các công trình phụ trợ trị giá 1.503.755.000 đồng.
Tháng 3/2001 theo quyết định của UBND Tỉnh, Công ty tiếp nhận 2 nhà máy
xay xát và lau bóng gạo thuộc công ty Thoại Hà, đã góp phần nào giải quyết việc
làm cho người lao động và đẩy mạnh hiệu quả của nhà máy trước đây, ngoài ra
Công ty còn có thêm một địa điểm thu mua gần nguồn nguyên liệu.
Từ năm 1990 Công ty đã trang bị 20 bộ máy vi tính và một số trang bị phục
vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh. Để mở rộng kinh doanh, thu hút
đầu tư lao động nước ngoài phù hợp với tiềm năng lao động, đất đai, công ty mở
rộng liên doanh trao đổi hàng hoá với các tỉnh bạn để huy động hàng xuất khẩu nhất
là gạo cao cấp, hợp tác với Campuchia, TP Hồ Chí Minh… Công ty đã tiếp nhận
giao dịch và đàm phán với công ty kinh doanh lương thực KITOKU. Tháng 9/1991
công ty liên doanh ANGIMEX – KITOKU đã thành lập với tổng số vốn đầu tư
1.000.000 USD, vốn pháp định là 300.000 USD mục đích là sản xuất nông sản, sản
phẩm chế biến từ hạt gạo để xuất khẩu, phần lớn xuất sang thị trường Nhật Bản.
Ngay khi thành lập, số vốn ban đầu của công ty chỉ là 5.000đ (tương đương
10 lượng vàng) với số lượng nhân viên là 40 người, qui mô và phạm vi hoạt động
còn rất nhỏ. Qua một thời gian dài hoạt động và phát triển đến nay Công ty đã thể
hiện được là một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn của tỉnh An Giang,
chuyên lĩnh vực chế biến lương thực, nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ,
kinh doanh thương mại ngày càng tạo được nhiều uy tín trên thương trường quốc tế
và khu vực…
Tổng vốn chủ sở hữu của Công ty tăng đều qua các năm, đầu năm 2003 là
44.757.696.954đ với số lượng bình quân là 293 người, tập trung chủ yếu ở các xí
nghiệp chế biến.
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
2.1 Chức năng:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 19 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

ANGIMEX là doanh nghiệp nhà nước hoạt động đa chức năng vừa sản xuất
vừa kinh doanh. Trong đó hoạt động thu mua và chế biến gạo xuất khẩu là chủ yếu.
Hiện nay Công ty có các hoạt động chủ yếu sau:
- Thu mua và sản xuất chế biến lương thực, tiêu thụ sản phẩm trong nước và
kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Nhận làm đại lý và mua bán các mặt hàng tiêu dùng như: mỹ phẩm, lương
thực, thực phẩm chế biến, các vật dụng sinh hoạt gia đình, thiết bị điện, xe gắn máy
và hầu hết các sản phẩm công nghiệp, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp…
- Ký hợp đồng bao tiêu với nông dân về việc trồng lúa có chất lượng cao.
- Hợp tác liên doanh – liên kết với các công ty nước ngoài có uy tín nhằm đa
dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường.
2.2 Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ chính của Công ty là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh và các kế hoạch khác có liên quan đáp ứng được năng lực sản xuất
kinh doanh của mình, bảo đảm hoàn thành kế hoạch được giao và đạt chỉ tiêu hiệu
quả về kinh tế.
- Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững và kinh
doanh có hiệu quả, Công ty phải tạo cho mình một nguồn vốn sản xuất kinh doanh
có tích luỹ, có khả năng sinh lợi cao, đảm bảo tự bù đắp chi phí, đổi mới công nghệ
sản xuất tiên tiến, song song với việc sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh
tranh trên thương trường quốc tế.
- Tăng cường hoạt động liên doanh – liên kết với các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước nhằm phát triển ngành hàng, chủng loại và nâng cao chất lượng
sản phẩm qua đó góp phần tìm kiếm thị trường, mở rộng phạm vi sản xuất kinh
doanh.
- Tuân thủ luật pháp của nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lí xuất
nhập khẩu và ngoại giao đối ngoại.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong các hợp đồng mua bán ngoại
thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
2.3 Quyền hạn:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 20 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

- Chủ động ký kết hợp đồng với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước,
tổ chức liên doanh – liên kết trong khuôn khổ cho phép.
- Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức vay vốn
ngân hàng, kể cả vốn ngoại tệ. Quan hệ với tất cả các ngành để xin cấp vốn, huy
động nguồn vốn trong nước và nước ngoài.
- Mở văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc cửa hàng trong và ngoài nước.
- Tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo - giới thiệu sản phẩm.
2.4 Mục tiêu:
- Xây dựng phương thức kinh doanh linh hoạt
- Đẩy mạnh đầu tư vào các vùng sản xuất chuyên canh để ổn định nguồn
hàng trong quá trình hoạt động, xây dựng và mở rộng hệ thống kho trạm, cơ sở chế
biến tại các vùng trọng điểm nhằm tiết giảm chi phí lưu thông, khai thác triệt để các
nguồn lực sẳn có.
- Đổi mới trang thiết bị hướng tới công nghệ sản xuất tiến tới ngang tầm khu
vực nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Sản lượng và doanh số thực hiện năm sau phải cao hơn năm trước, hoàn
thành tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
- Sử dụng nguồn vốn một cách tốt nhất, tăng nhanh vòng quay vốn, dự trữ
hàng hoá, thành phẩm thích hợp, tăng cường phát triển hoạt động liên doanh- liên
kết, kêu gọi đầu tư nhằm hạn chế vốn vay, mở rộng thị trường.
- Tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đa
dạng hoá sản phẩm, góp phần vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
của Tỉnh.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 21 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Chương III: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C.V.P


[U\

1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP


1.1 Tình hình chế biến gạo tại các xí nghiệp:
™ Qui trình chế biến gạo bao gồm các bước sau:
- Nguyên liệu được nạp qua các xốc (bộ phận làm sạch) để loại bỏ các tạp
chất còn lẫn trong hạt. Trong khâu làm sạch nguyên liệu, mức độ làm sạch tuỳ
thuộc vào chất lượng nguyên liệu đưa vào mà chủ yếu là độ ẩm của hạt
- Nguyên liệu sau khi làm sạch qua hệ thống xát trắng (qua máy xát trắng 1
hoặc 2 hoặc cả 2 máy) tuỳ theo yêu cầu nguyên liệu đưa vào và yêu cầu thành phẩm
thu được. Trong khâu này, tuỳ theo chất lượng nguyên liệu đưa vào (độ ẩm hạt, tỷ lệ
hạt vàng, hạt đỏ…) tổ vận hành sẽ điều chỉnh mức độ xát thích hợp để đạt được độ
trắng hạt theo yêu cầu mẫu gạo và hạn chế được tỉ lệ hạt gãy nhằm tăng cường tỉ lệ
thu hồi thành phẩm
- Nguyên liệu tiếp tục qua các máy lau bóng 1 hoặc 2 hoặc cả 2 máy để làm
bóng gạo. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng thành phẩm mà tổ vận hành điều chỉnh thiết
bị (độ phun sương) để đạt độ bóng thích hợp.
- Ngoài ra trong quá trình vận hành, gạo nguyên liệu còn đi qua bộ phận bắt
thóc (gằn thóc) để loại thóc còn lẫn trong nguyên liệu còn sót trong khâu xay xát.
- Trong quá trình sản xuất nhân viên kiểm phẩm thường xuyên kiểm tra chất
lượng sản phẩm để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, hạn chế được những sản phẩm
tạo thành không đạt chất lượng yêu cầu.
™ Các sản phẩm chủ yếu:
- Gạo 5% tấm.
- Gạo 10% tấm.
- Gạo 15% tấm.
- Gạo 25% tấm.
- Gạo 35% tấm
Trong đó chất lượng và giá cả của các loại gạo được xếp theo thứ tự từ trên
xuống. Gạo càng ít tấm thì chất lượng càng cao, càng ít gẫy.
™ Lượng chế biến:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 22 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Năm 2003 lượng chế biến của các xí nghiệp như sau:
- Xí nghiệp 1: 169.212 tấn, chiếm tỷ lệ 41,3% trong khối xí nghiệp.
- Xí nghiệp 2: 47.899 tấn, chiếm tỷ lệ 11,7%.
- Xí nghiệp 3: 75.551 tấn, chiếm tỷ lệ 18,5%.
- Xí nghiệp 4: 79.111 tấn, chiếm tỷ lệ 19,3%.
- Nhà máy Châu Đốc: 37.635 tấn, chiếm tỷ lệ 9,2%.
1.2 Tình hình tiêu thụ của công ty:
Năm 2003 sản lượng tiêu thụ của công ty tăng so với năm 2002, cụ thể là mặt
hàng gạo đã tiêu thụ được 322.812 tấn tăng 65,79 % so với năm 2002, do trong năm
2003 thị trường Châu Á được mở rộng và thuận lợi hơn, lượng xuất khẩu sang thị
trường này chiếm tỷ lệ cao.
1.3 Tình hình tiêu thụ của xí nghiệp:
Năm 2003, tổng lượng tiêu thụ của các xí nghiệp là 281.474 tấn, tăng 54,4%
so với năm 2002, cụ thể như:
- Xí nghiệp 1: tiêu thụ 119.284 tấn, chiếm tỷ lệ 42,4%, tăng 32,1%.
- Xí nghiệp 2: 41.856 tấn, chiếm tỷ lệ 14,8%, tăng 57,4%.
- Xí nghiệp 3: 45.522 tấn, chiếm tỷ lệ 16,2%, tăng 81,0%.
- Xí nghiệp 4: 47.296 tấn, chiếm tỷ lệ 16,8%, tăng 67,4%.
- Nhà máy Châu Đốc: 27.516 tấn, chiếm tỷ lệ 9,8%, tăng 129,5%.
Mặc dù tình hình tiêu thụ các xí nghiệp có nhiều thuận lợi nhưng lợi nhuận
năm 2003 của cả Công ty, mà cụ thể là khối xí nghiệp chỉ bằng 70,29% (4,40 tỷ
đồng) so với năm 2002, trong đó:
- Xí nghiệp 1: 2,07 tỷ đồng, chiếm 47,1% khối xí nghiệp và chỉ bằng 58,3%
năm 2002.
- Xí nghiệp 2: 0,23 tỷ đồng, chiếm 5,2% khối xí nghiệp, chỉ bằng 42,9%
năm 2002.
- Xí nghiệp 3: 0,76 tỷ đồng, chiếm 17,2% khối xí nghiệp, chỉ bằng 96,1%
năm 2002.
- Xí nghiệp 4: 0,84 tỷ đồng, chiếm 19,0% khối xí nghiệp, chỉ bằng 96,1%
năm 2002.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 23 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

- Nhà máy Châu Đốc: 0,51 tỷ đồng, chiếm 11,5% khối xí nghiệp, chỉ bằng
90,6% năm 2002.
Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận của Công ty năm 2003 giảm so với
năm 2002 là do giảm một lượng lớn gạo xuất qua Irắc làm giảm lợi nhuận đáng kể,
bên cạnh đó chi phí lương tăng do hệ số lương tăng từ 210 lên 290.
Sau đây chúng ta cùng xem xét mối quan hệ C.V.P của các xí nghiệp trong
năm 2003.
2. XEM XÉT CHI PHÍ CỦA XÍ NGHIỆP THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ:
2.1 Chi phí khả biến:
Chi phí khả biến của các xí nghiệp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, biến phí sản xuất chung và biến phí bán hàng.
Thông thường chi phí nhân công trực tiếp được phân thành biến phí, tuy
nhiên do lương của công nhân trực tiếp sản xuất của các xí nghiệp được tính theo
thời gian (ngày công) nên được xem là định phí.
2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu:
Do loại hình kinh doanh của xí nghiệp là thu mua và chế biến gạo nên chi phí
nguyên vật liệu ở đây là gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm. Giá cả tùy theo chất
lượng loại gạo mua vào, trong đó, gạo nguyên liệu là loại gạo có giá thấp nhất kế đó
là gạo 35% và cao nhất là gạo 5%. Gạo càng nhiều % tấm thì giá càng thấp và
ngược lại, gạo càng ít tấm thì giá càng cao.
Chi phí nguyên vật liệu của các xí nghiệp đều khác nhau, nguyên nhân là do
sự khác nhau về giá cả và tỷ lệ loại gạo mua vào (số lượng) của các xí nghiệp.
Sự khác nhau về giá cả gạo mua vào của các xí nghiệp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: vùng nguyên liệu, mua của ai, thời điểm mua vào …
Ngoài ra, tỷ lệ loại gạo mua vào cũng ảnh hưởng rất lớn đối với chi phí
nguyên vật liệu. Ví dụ như trường hợp của nhà máy Châu Đốc: năm 2003 lượng gạo
chất lượng cao mà nhà máy mua vào là khá cao, trong đó gạo 5 chiếm 20%, gạo 10
chiếm 1,6%, gạo 15 chiếm 8,5% trong tổng lượng gạo mà nhà máy mua vào. Như
đã nói trên, gạo càng ít tấm thì giá càng cao, do mua nhiều gạo chất lượng nên chi
phí nguyên vật liệu của nhà máy Châu Đốc là khá cao. Chúng ta có bảng tỷ lệ mua
vào theo lượng loại gạo chất lượng của các xí nghiệp như sau:

Bảng 1: Tình hình thu mua gạo chất lượng cao của các xí nghiệp

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 24 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ


Gạo 5% 9,2% 6,2% 7,0% 8,2% 20,0%
Gạo 10% 2,6% 1,2% 9,2% 2,0% 1,6%
Gạo 15% 7,7% 9,7% 2,0% 18,9% 8,5%
TỔNG 19,5% 17,1% 18,2% 29,1% 30,1%

Để xem ảnh hưởng của giá gạo và tỷ lệ gạo mua vào như thế nào, chúng ta
hãy xem xét bảng chi phí nguyên vật liệu (CP NVL) của các xí nghiệp:

Bảng 2: Chi phí nguyên vật liệu của các xí nghiệp


Đơn vị tính: đồng
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
CP NVL 401.016.352.824 113.290.240.284 178.241.164.192 185.698.388.158 90.469.759.647
Lượng SX (kg) 169.212.046 47.899.589 75.551.053 79.110.833 37.634.585
Đơn vị (đ/kg) 2.370 2.365 2.359 2.347 2.404

Qua bảng 3 chúng ta thấy được rằng tỷ lệ thu mua gạo chất lượng của nhà
máy Châu Đốc là cao nhất, chiếm 30,1% trong tổng số gạo nhà máy thu mua, tiếp
theo là xí nghiệp 4 với 29,1%, xí nghiệp 1 với 19,5%, xí nghiệp 2 với 17,1%.
Như chúng ta đã biết, gạo càng chất lượng thì giá càng cao, do đó xí nghiệp
nào mua nhiều gạo thành phẩm chất lượng cao sẽ có chi phí nguyên vật liệu cao
hơn. Tuy nhiên ta có ngoại lệ là trường hợp của xí nghiệp 4, mặc dù mua gạo chất
lượng cao khá nhiều nhưng chi phí nguyên vật liệu của xí nghiệp 4 lại thấp. Nguyên
nhân là do trong năm nay xí nghiệp 4 mua được một khối lượng lớn nguyên vật liệu
với giá khá thấp. Trong khi đó do vùng nguyên liệu giá hơi cao và đôi khi mua
không đúng lúc nên chi phí nguyên vật liệu của nhà máy Châu Đốc khá cao.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 25 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Đồ thị 1: Chi phí nguyên vật liệu đơn vị

2.420 2.404

2.400
2.371
2.366 2.361
2.380
2.347
2.360
2.340
2.320
2.300
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ

2.1.2 Biến phí sản xuất chung:


Biến phí sản xuất chung (SXC) bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí bốc xếp,
chi phí vận chuyển, chi phí mua dây may bao.
Biến phí SXC tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tỷ lệ mua gạo thành
phẩm và tỷ lệ gạo thành phẩm chế biến, nếu xí nghiệp nào mua nhiều gạo thành
phẩm sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, ngoài ra biến phí SXC còn phụ thuộc
vào giá cả nhiên liệu, chi phí bốc xếp ….
Biến phí SXC đơn vị của các xí nghiệp như sau:

Đồ thị 2: Biến phí SXC đơn vị

40
27,4
30
20,2 18,8
16,4 16,7
20

10

0
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 26 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Để hiểu về biến phí SXC đơn vị của các xí nghiệp và nhà máy Châu Đốc, ta
lần lượt xét 2 nhân tố sau:
™ Tỷ lệ gạo mua vào và gạo chế biến:

Bảng 3: Tỷ lệ chế biến theo từng loại gạo ở các xí nghiệp

Chế biến XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ


Gạo 5% 14% 16% 10% 10% 9%
Gạo 10% 19% 26% 20% 16% 17%
Gạo 15% 31% 22% 24% 40% 34%
TỔNG 64% 64% 55% 66% 60%

Khi đối chiếu đồ thị “Biến phí SXC đơn vị” và bảng “Tỷ lệ chế biến theo
từng loại gạo” ta thấy không hợp lý lắm, vì qua bảng 3 chúng ta sẽ suy ra rằng biến
phí SXC của xí nghiệp 4 là cao nhất, biến phí SXC của xí nghiệp 2 sẽ bằng với xí
nghiệp 1 và của xí nghiệp 3 sẽ nhỏ hơn xí nghiệp 4. Tuy nhiên, như đã trình bày ở
trên, biến phí SXC không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ chế biến gạo của các xí nghiệp mà
nó còn phụ thuộc vào loại gạo nào mua vào để chế biến ra loại gạo nào. Nếu mua
gạo chất lượng để chế biến ra gạo chất lượng thì chi phí sản xuất sẽ thấp hơn so với
khi mua gạo kém chất lượng rồi sau đó phải tái chế nhiều lần. Để thấy rõ hơn chúng
ta có bảng tỷ lệ giữa lượng gạo mua vào và gạo chế biến như sau:

Bảng 4: Tỷ lệ giữa gạo mua và gạo chế biến.

XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ


Gạo 5% 66% 39% 70% 80% 221%
Gạo 10% 13% 5% 45% 13% 9%
Gạo 15% 25% 43% 8% 47% 25%
Mua/Chế biến 30% 27% 33% 44% 50%

Dựa vào bảng tỷ lệ gạo mua và gạo chế biến, chúng ta phần nào giải thích
được tại sao biến phí SXC đơn vị của các xí nghiệp như vậy. Trong các xí nghiệp
thì tỷ lệ mua/chế biến của xí nghiệp 2 là thấp nhất (27%). Điều đó cho chúng ta thấy
là để chế biến được 100% gạo 5,10,15 xí nghiệp 2 chỉ mua vào 27% loại gạo trên,
còn lại 73% (=100% - 27%) là phải tái chế nhiều lần từ các loại gạo khác, dẫn tới
biến phí SXC đơn vị của xí nghiệp 2 cao hơn các xí nghiệp khác.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 27 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Cũng với cách giải thích tương tự như vậy, xí nghiệp nào có tỷ lệ mua/chế
biến càng thấp thì biến phí SXC đơn vị càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, ở đây ta
có trường hợp của xí nghiệp 4 và nhà máy Châu Đốc. Mặc dù tỷ lệ mua/chế biến
của nhà máy cao hơn nhưng biến phí SXC của nhà máy lại lớn hơn xí nghiệp 4, và
để thấy rõ hơn nữa chúng ta tiến hành phân tích nhân tố ảnh hưởng tiếp theo…
™ Biến phí SXC đơn vị:
Như đã nói trên, biến phí SXC không chỉ bị ảnh hưởng của tỷ lệ từng loại
gạo mua vào và chế biến mà còn bị ảnh hưởng bởi giá cả của nhiên liệu, phí bốc
xếp, phí vận chuyển …

Bảng 5: Biến phí SXC đơn vị của các xí nghiệp

Đơn vị tính: đồng/kg


CHỈ TIÊU XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
Chi phí nhiên liệu 0,4 1,0 0,7 0,4 0,6
Phí phục vụ sản xuất 0,2 0,1 0,0 0,1 0,2
Phí bốc xếp 18,4 24,4 17,1 15,1 14,7
Phí vận chuyển 0,7 0,9 0,4 0,1 0,5
Phí mua dây may bao 0,5 1,0 0,6 0,6 0,7
Biến phí SXC đơn vị 20,2 27,4 18,8 16,4 16,7

Qua bảng trên, chúng ta có thể hiểu được tại sao biến phí SXC đơn vị của xí
nghiệp 2 lại cao nhiều hơn các đơn vị khác đến vậy. Nhân tố biến phí SXC vừa là
hệ quả của nhân tố trên vừa là một nhân tố riêng biệt. Là hệ quả khi chúng ta xét
đến đơn giá của chi phí nhiên liệu, phí bốc xếp, phí vận chuyển. Để giải thích điều
này chúng ta xét đến trường hợp của xí nghiệp 2.
Hầu hết các biến phí SXC đơn vị của xí nghiệp 2 đều rất cao và cao hơn xí
nghiệp khác khá nhiều. Điều đó chứng tỏ xí nghiệp 2 phải tái chế gạo nguyên liệu
nhiều lần nên tốn nhiều nhiên liệu hơn, phải bốc xếp và vận chuyển nhiều hơn. Do
tái chế nên sản lượng không thay đổi nhiều trong khi đó chi phí lại tăng, nên khi qui
ra 1 đơn vị sản phẩm (kg) sẽ tốn nhiều chi phí. Còn về các biến phí sản xuất khác,
đối với phí phục vụ sản xuất thì xí nghiệp 2 cũng không cao lắm nhưng đối với phí
mua dây may bao thì xí nghiệp 2 lại là xí nghiệp có chi phí này cao nhất.
Còn về trường hợp của xí nghiệp 4 và nhà máy Châu Đốc. Mặc dù tái chế ít
hơn xí nghiệp 4 nhưng chi phí của nhà máy Châu Đốc lại cao hơn, nguyên nhân là

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 28 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

do đơn giá các biến phí này của nhà máy cao hơn hoặc do xí nghiệp 4 quản lí chi
phí tốt hơn.
2.1.3 Biến phí bán hàng:
Biến phí bán hàng bao gồm chi phí bao bì, chi phí bảo hiểm, bốc xếp, vận
chuyển bán hàng, chi phí hoa hồng - ủy thác – giao nhận …..
Chi phí bán hàng có tính chất phức tạp, một phần phát sinh ở các xí nghiệp
(như bán tại chỗ), một phần phát sinh ở các xí nghiệp mà công ty chi dùm, (ví dụ
như công ty xuất bao bì bán hàng cho các xí nghiệp và chịu các chi phí bán hàng
khác như bảo hiểm, bão lãnh…) và một phần phát sinh do việc bán hàng của công
ty.
Ta có sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ chi phí bán hàng

Tổng chi phí bán hàng công ty chi

Chi phí bán hàng xí Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng
nghiệp phát sinh của xí nghiệp của công ty

Tổng chi phí bán


hàng của xí nghiệp

Biến phí Định phí

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 29 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Bảng 6: Biến phí bán hàng của các xí nghiệp

Đơn vị tính: đồng


XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
- Công ty chi dùm 14.987.347.306 5.258.982.300 5.719.582.420 5.942.505.977 3.457.192.133
- Xí nghiệp chi 1.139.308.515 468.759.350 436.651.720 358.023.115 125.614.850
Lượng tiêu thụ (kg) 119.284.123 41.856.179 45.522.090 47.296.336 27.515.752
TỔNG 16.126.655.821 5.727.741.650 6.156.234.140 6.300.529.092 3.582.806.983
 Đơn vị (đ/kg) 135 137 135 133 130

2.2 Chi phí bất biến:


Chi phí bất biến của xí nghiệp bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp (CP
NCTT), định phí SXC, định phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp (CP QLDN).
2.2.1 Chi phí nhân công trực tiếp:

Bảng 7: Chi phí nhân công trực tiếp ở các xí nghiệp.


Đơn vị tính: đồng
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
CP NCTT 4.306.719.384 1.705.329.701 1.647.800.641 2.252.022.277 736.803.939
Lượng SX (kg) 169.212.046 47.899.589 75.551.053 79.110.833 37.634.585
 Đơn vị (đ/kg) 25,5 35,6 21,8 28,5 19,6

Để thấy rõ sự khác nhau giữa CPNCTT của các xí nghiệp chúng ta xem bảng sau:

Bảng 8 : Chi tiết chi phí NCTT đơn vị ở các xí nghiệp


Đơn vị tính: đồng/kg
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
Lương + khoản trích 24,2 34,1 21,0 27,2 18,7
Ăn giữa ca 1,3 1,5 0,8 1,3 0,9
TỔNG 25,5 35,6 21,8 28,5 19,6

Bảng số liệu cho thấy chi phí NCTT đơn vị của xí nghiệp 2 rất cao, nguyên
nhân do xí nghiệp 2 phải tái chế nhiều lần hơn, công nhân phải làm với khối lượng
công việc lớn nên thời gian làm việc tăng dẫn đến chi phí NCTT đơn vị tăng.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 30 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Ngoài ra, bên cạnh xí nghiệp 2 chúng ta thấy chi phí NCTT của xí nghiệp 4
cũng khá cao. Trái với xí nghiệp 2 phải tái chế nhiều thì xí nghiệp 4 lại hoàn toàn
ngược lại. Tuy vậy, chi phí này của xí nghiệp 4 vẫn cao, có thể do 1 trong 2 nguyên
nhân sau: thứ nhất, đơn giá các chi phí này ở xí nghiệp 4 cao; thứ hai, do khối lượng
công việc không đều, cụ thể như khi lượng sản xuất ít thì chi phí lương không đổi
nhưng khi lượng sản xuất nhiều, công nhân phải làm thêm giờ thì chi phí này lại
tăng (do lương được trả theo thời gian).
Còn trường hợp của đơn vị có chi phí NCTT thấp nhất - nhà máy Châu Đốc,
ta thấy các khoản chi phí của nhà máy đều thấp, nguyên nhân do nhà máy khai thác
tốt công suất chế biến của mình nên công nhân không phải làm thêm giờ nhiều.
2.2.2 Định phí SXC:
Định phí SXC bao gồm lương quản lí phân xưởng, chi phí mua vật tư sữa
chữa, chi phí khấu hao, chi phí điện, nước, chi phí thuê kho ……

Bảng 9: Định phí SXC của các xí nghiệp

XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ


Định phí SXC 6.748.618.689 2.484.183.135 3.104.269.791 3.502.267.524 1.108.348.920
Lượng SX (kg) 169.212.046 47.899.589 75.551.053 79.110.833 37.634.585
 Đơn vị (đ/kg) 39,9 51,9 41,1 44,3 29,5

Giống như chi phí NCTT, xí nghiệp có định phí SXC đơn vị cao nhất vẫn là xí
nghiệp 2 và nhà máy Châu Đốc vẫn là đơn vị có định phí SXC đơn vị thấp nhất.

Bảng 10: Chi tiết định phí SXC đơn vị tính trên lượng sản xuất.
Đơn vị tính: đồng/kg
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
Lương + trích 2,4 5,9 3,4 3,4 2,8
Ăn giữa ca 0,3 0,8 0,5 0,6 0,4
Khấu hao TSCĐ 11,0 12,5 7,0 10,3 2,8
Vật tư sữa chữa 0,3 0,6 0,1 0,2 0,3
Mua sắm sữa chữa-thiết bị 2,4 4,5 1,4 3,0 2,1
Điện + nước 17,2 19,9 19,0 19,5 15,4
Điện thoại 0,9 1,8 1,0 0,7 1,0
Hủy bao bì 1,1 1,5 0,5 0,6 0,4
CP khác 4,3 4,4 8,2 6,0 4,3

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 31 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

TỔNG 39,9 51,9 41,1 44,3 29,5


Từ bảng chi tiết trên, chúng ta thấy hầu hết các chi phí của xí nghiệp 2 và xí
nghiệp 4 khá cao, điển hình là lương quản lí phân xưởng và chi phí điện nước.
Trong mỗi kg gạo thì tổng hai chi phí này của xí nghiệp 2 là 25,8đ; của xí nghiệp 4
là 22,9đ trong khi các xí nghiệp 1, 3 và nhà máy Châu Đốc lần lượt là 19,6; 24,9 và
18,2đ. Cũng giống như định phí CNTT, nguyên nhân làm định phí SXC đơn vị của
các xí nghiệp cao chủ yếu như sau:
- Lượng thành phẩm thu hồi ở xí nghiệp 2 thấp: mặc dù tỷ lệ mua vào gấp
1,7 lần nhà máy Châu Đốc nhưng tỷ lệ thu hồi thành phẩm chỉ gấp 1,3 lần, nguyên
nhân do xí nghiệp 2 mua nhiều gạo nguyên liệu nên tỷ lệ thu hồi thành phẩm không
cao, dẫn đến tỷ lệ phụ phẩm và hao hụt nhiều, do đó chi phí trên 1 kg gạo của xí
nghiệp cao.
- Do phải tái chế nhiều lần (xí nghiệp 2) và do không khai thác tốt công suất
(xí nghiệp 4) nên các chi phí như: điện, nước, lương công nhân, lương quản lí phân
xưởng, tiền ăn giữa ca đều tăng do tăng thời gian làm thêm và làm ngoài giờ.
2.2.3 Định phí bán hàng:
Định phí bán hàng bao gồm: chi phí thuê kho, chi phí tiếp khách và các chi
phí bán hàng khác.
Bảng 11: Định phí bán hàng của các xí nghiệp.
Đơn vị tính: đồng
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
Định phí bán hàng 817.446.275 286.837.651 311.959.899 324.118.690 188.563.645

2.2.4 Chi phí quản lí:


Chi phí quản lí đối với các xí nghiệp được xem là định phí gián tiếp (tức là
những định phí cố định, không gắn với bất kì một bộ phận riêng biệt nào và chúng
phát sinh do sự tồn tại của nhiều bộ phận). Chi phí quản lí gồm những chi phí phát
sinh ở văn phòng công ty và các phòng ban khác. Do lợi nhuận của các cửa hàng
thấp nên chi phí quản lí không phân bổ cho cửa hàng mà được phân bổ cho các xí
nghiệp và công ty dựa trên sản lượng tiêu thụ. Ta có công thức tính như sau:

CPQL phân bổ cho xí nghiệp = CPQL đơn vị ° lượng gạo xí nghiệp tiêu thụ.

Tổng CPQL 6.679.187.201


Trong đó: CPQL đơn vị = = = 18
Tổng lượng tiêu thụ 373.424.610

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 32 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Và sau đây là bảng phân bổ chi phí quản lí cho các xí nghiệp:

Bảng 12: Phân bổ chi phí quản lí cho các xí nghiệp.


Đơn vị tính: đồng
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
 CPQL đơn vị (đ/kg) 18 18 18 18 18
Lượng XN tiêu thụ (kg) 119.284.123 41.856.179 45.522.090 47.296.336 27.515.752
 CPQL phân bổ 2.133.552.439 748.652.466 814.222.075 845.956.784 492.155.187

2.3 Tổng hợp chi phí năm 2003:


Ở phần này chi phí sẽ được trình bày theo 2 dạng:
- Theo lượng sản xuất: mục đích là tập hợp các chi phí phát sinh năm 2003.
- Theo lượng tiêu thụ: nhằm tập hợp chi phí để tính hiệu quả kinh doanh.

Bảng 13: Tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất
Đơn vị tính: đồng
LOẠI CHI PHÍ XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
BIẾN PHÍ
- CP NVL 401.168.000.381 113.350.499.655 178.390.288.565 185.702.327.525 90.472.030.149
Đơn vị (đ/kg) 2.371 2.366 2.361 2.347 2.404
- CP SXC 3.424.113.457 1.312.253.711 1.421.379.505 1.293.808.090 627.237.139
Đơn vị (đ/kg) 20 27 19 16 17
- CPBH 16.126.655.821 5.727.725.103 6.156.225.363 6.300.534.104 3.582.798.552
Đơn vị (đ/kg) 135 137 135 133 130
 Đơn vị (đ/kg) 2.526 2.531 2.515 2.497 2.551
ĐỊNH PHÍ
- CP NCTT 4.306.719.384 1.705.329.701 1.647.800.641 2.252.022.277 736.803.939
- CP SXC 6.748.618.689 2.484.183.135 3.104.269.791 3.502.267.524 1.108.348.920
- CPBH 817.446.275 286.837.651 311.959.899 324.118.690 188.563.645
- CPQL 2.133.552.439 748.652.466 814.222.075 845.956.784 492.155.187
Tổng định phí 14.006.336.788 5.225.002.953 5.878.252.406 6.924.365.275 2.525.871.690

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 33 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Bảng 14: Tổng hợp chi phí theo lượng tiêu thụ:
Đơn vị tính: đồng
LOẠI CHI PHÍ XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
BIẾN PHÍ
- CP NVL 282.798.856.419 99.049.259.134 107.486.242.067 111.021.959.263 66.146.762.200
- SXC 2.413.790.155 1.146.688.883 856.429.701 773.501.932 458.591.521
- CPBH 16.126.655.821 5.727.725.103 6.156.225.363 6.300.534.104 3.582.798.552
Tổng biến phí 301.339.302.395 105.923.673.121 114.498.897.131 118.095.995.299 70.188.152.273
ĐỊNH PHÍ
- CP NCTT 4.306.719.384 1.705.329.701 1.647.800.641 2.252.022.277 736.803.939
- SXC 6.748.618.689 2.484.183.135 3.104.269.791 3.502.267.524 1.108.348.920
- CPBH 817.446.275 286.837.651 311.959.899 324.118.690 188.563.645
- CPQL 2.133.552.439 748.652.466 814.222.075 845.956.784 492.155.187
Tổng định phí 14.006.336.788 5.225.002.953 5.878.252.406 6.924.365.275 2.525.871.690

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 34 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

3. Báo cáo thu nhập

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 35 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

4. theo SDĐP của Xí nghiệp năm 2003:

Bảng 15: Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng xí nghiệp trong năm 2003

Đơn vị tính: 1.000đ


Chỉ XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
tiêu Đơn Đơn Đơn Đơn
Tổng vị % Tổng vị % Tổng % Tổng vị % Tổng vị %
DT 317.415.051 2,661 100,0% 111.379.292 2,661 100,0% 121.134.281 2,661 100,0% 125.855.550 2,661 100,0% 73.219.416 2,661 100,0%
CPKB 301.339.302 2,526 94,9% 105.923.673 2,531 95,1% 114.498.897 2,515 94,5% 118.095.995 2,497 93,8% 70.188.152 2,551 95,9%
SDĐP 16.075.749 0,135 5,1% 5.455.619 0,130 4,9% 6.635.384 0,146 5,5% 7.759.555 0,164 6,2% 3.031.264 0,110 4,1%
CPBB 14.006.337 0,117 4,4% 5.225.003 0,125 4,7% 5.878.252 0,129 4,9% 6.924.365 0,146 5,5% 2.525.872 0,092 3,4%
LN 2.069.412 0,017 0,7% 230.616 0,006 0,2% 757.132 0,017 0,6% 835.190 0,018 0,7% 505.392 0,018 0,7%

Qua bảng cáo cáo thu nhập trên ta thấy được xí nghiệp 1 là xí nghiệp có doanh thu lớn nhất, chí phí khả biến, chi phí bất
biến lớn nhất đồng thời cũng là xí nghiệp có lợi nhuận biểu hiện bằng số tuyệt đối lớn nhất. Nhưng, liệu xí nghiệp 1 có phải là xí
nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất không, và các xí nghiệp khác, đặc biệt là xí nghiệp 2, 5 có phải là những xí nghiệp kém hiệu
quả nhất không ? Và tại sao nhà máy Châu Đốc có doanh thu thấp hơn xí nghiệp 2 nhưng lại có lợi nhuận cao hơn ? Và những
chi phí khả biến, bất biến, SDĐP đóng vai trò như thế nào trong kết quả hoạt động của xí nghiệp ? Để trả lời cho những câu hỏi
đó ta tiến hành phân tích như sau…….

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 36 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 37 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

5. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C.V.P:


4.1 SDĐP:

Bảng 16: Chi tiết báo cáo thu nhập của từng xí nghiệp năm 2003
Đơn vị tính: đồng
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
Doanh thu 2.661,0 2.661,0 2.661,0 2.661,0 2.661,0
Chi phí khả biến 2.526,2 2.530,7 2.515,2 2.496,9 2.550,8
Số dư đảm phí 134,8 130,3 145,8 164,1 110,2
Chi phí bất biến 117,4 124,8 129,1 146,4 91,8
Lợi nhuận 17,3 5,5 16,6 17,7 18,4

Qua bảng báo cáo chi tiết trên ta thấy được rằng các xí nghiệp đều có SDĐP
khác nhau, trong đó xí nghiệp 4 là xí nghiệp có SDĐP lớn nhất. Để thấy rõ hơn ta
nhìn vào đồ thị sau:

Đồ thị 3: Số dư đảm phí đơn vị

200 164,1
145,8
134,8 130,3
150
110,2

100

50

0
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ

Như phần lý thuyết đã trình bày, SDĐP đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và
chi phí khả biến, SDĐP được dùng trước hết là bù đắp định phí và sau đó còn lại là
lợi nhuận.
Đồ thị cho ta thấy rằng xí nghiệp 4 là xí nghiệp có SDĐP đơn vị lớn nhất:
164,1đ, bao gồm 146,4đ bù đắp định phí và 17,7đ lợi nhuận. Khi vượt qua điểm hòa

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 39 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

vốn (tức đã bù đắp hết định phí), cứ 1kg gạo xí nghiệp 4 bán thêm sẽ được lợi
nhuận là 164,1đ tức bằng toàn bộ SDĐP đơn vị. Trong khi đó nếu vượt qua điểm
hòa vốn thì lợi nhuận trên 1kg gạo của xí nghiệp 1 là 134,8đ, xí nghiệp 2 là 130,3đ,
xí nghiệp 3 là 145,8đ và cuối cùng là nhà máy Châu Đốc chỉ có 110,2đ.
Với cách tính như vậy, chúng ta có thể tính nhanh lợi nhuận tăng thêm bằng
cách lấy SDĐP đơn vị nhân với lượng tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn. Công thức
này thể hiện rõ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận. Có thể nói SDĐP tỷ lệ thuận
với lợi nhuận, do đó xí nghiệp nào có SDĐP càng lớn thì khi vượt qua hòa vốn lợi
nhuận tăng thêm càng nhiều.
Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận, chúng ta tham khảo
bảng các trường hợp sau:

Bảng 17: Quan hệ giữa SDĐP và lượng tiêu thụ.


Đơn vị tính: đồng
LỢI NHUẬN TĂNG THÊM
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
SDĐP đơn vị 135 130 146 164 110
Lượng vượt hòa vốn
1 kg 135 130 146 164 110
1.000 kg 135.000 130.000 146.000 164.000 110.000
10.000 kg 1.350.000 1.300.000 1.460.000 1.640.000 1.100.000
100.000 kg 13.500.000 13.000.000 14.600.000 16.400.000 11.000.000
1.000.000 kg 135.000.000 130.000.000 146.000.000 164.000.000 110.000.000

Qua ví dụ trên chúng ta thấy rõ được mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và
lợi nhuận, nếu tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn càng nhiều sản phẩm thì xí nghiệp
nào có SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều. Cùng một lượng vượt
hòa vốn như nhau thì lợi nhuận của xí nghiệp 4 tăng thêm là nhiều nhất do SDĐP
lớn nhất và lợi nhuận của nhà máy Châu Đốc là nhỏ nhất do SDĐP thấp nhất.
Và qua khái niệm SDĐP, chúng ta cũng có thể tính được độ chênh lệch lợi
nhuận của các xí nghiệp khi đã vượt qua điểm hòa vốn bằng cách lấy cùng một
lượng tiêu thụ tăng thêm của các xí nghiệp nhân với độ lệch của SDĐP.
Ví dụ: Khi cùng tăng lượng tiêu thụ của xí nghiệp 4 và nhà máy Châu Đốc
thêm 10.000kg gạo thì lợi nhuận của xí nghiệp 4 sẽ lớn hơn nhà máy Châu Đốc là
(164 − 110) × 10.000 = 540.000 đ.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 40 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Điều này cũng có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trong việc quyết định sẽ
xuất bán thành phẩm của xí nghiệp nào nếu số lượng lớn để được nhiều lợi nhuận
hơn. Tuy nhiên quyết định này chỉ đúng khi các yếu tố khác không thay đổi như giá
bán ra sao, chi phí bán hàng như thế nào, địa điểm giao hàng có thuận lợi không…
nên nó chỉ có ý nghĩa tham khảo. Và một điều nữa, chỉ qua khái niệm SDĐP mà kết
luận nghỉ kinh doanh một đơn vị nào đó do lợi nhuận thấp là hơi vội vàng. Do đó,
để có quyết định đúng đắn thì ngoài khái niệm này các nhà quản trị luôn kết hợp sử
dụng với các khái niệm khác mà chúng ta sẽ gặp ở các phần sau.
4.2 Tỷ lệ SDĐP:

Bảng 18: Tỷ lệ SDĐP của các xí nghiệp


Đơn vị tính: Tỷ đồng
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
TỔNG % TỔNG % TỔNG % TỔNG % TỔNG %
Doanh thu 317,4 100,0% 111,4 100,0% 121,1 100,0% 125,9 100,0% 73,2 100,0%
Chi phí khả biến 301,3 94,9% 105,9 95,1% 114,5 94,5% 118,1 93,8% 70,2 95,9%
Số dư đảm phí 16,1 5,1% 5,5 4,9% 6,6 5,5% 7,8 6,2% 3,0 4,1%
Chi phí bất biến 14,0 5,2 5,9 6,9 2,5
Lợi nhuận 2,1 0,2 0,8 0,8 0,5

Đồ thị 4: Tỷ lệ số dư đảm phí

10%

8%
6,2%
5,1% 4,9% 5,5%
6% 4,1%
4%

2%

0%
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 41 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Qua đồ thị trên ta thấy vẫn không có gì thay đổi, vẫn xí nghiệp 4 là xí nghiệp
có tỷ lệ SDĐP lớn nhất nguyên nhân là do chi phí khả biến của xí nghiệp 4 thấp
nhất. Ngược lại, do chi phí khả biến lớn nhất nên tỷ lệ SDĐP của nhà máy Châu
Đốc nhỏ nhất.
Ý nghĩa của tỷ lệ SDĐP, cụ thể như của nhà máy Châu Đốc, là: cứ 100%
doanh thu thì có 6,2% là SDĐP (tức định phí và lợi nhuận) hoặc cứ 100đ doanh thu
thì có 6,2đ lợi nhuận và định phí. Nếu vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận của xí
nghiệp 4 là 6,2đ, trong khi đó lợi nhuận của các xí nghiệp khác thấp hơn khá nhiều
và thấp nhất là nhà máy Châu Đốc với 4,1đ. Và khi doanh thu sau hòa vốn tăng
1.000đ thì lợi nhuận của xí nghiệp 4 sẽ là 62đ (= 1.000đ x 6,2%). Với cách tính
tương tự như vậy chúng ta có thể tính nhanh lợi nhuận của các xí nghiệp khác bằng
cách lấy lượng doanh thu tăng thêm nhân với tỷ lệ SDĐP.
Đế thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận qua khái niệm tỷ lệ
SDĐP, chúng ta giả sử trường hợp năm 2004 Công ty có kế hoạch tăng thêm doanh
thu của xí nghiệp 4 10.000.000.000đ. Khi đó nhà quản trị sẽ dự đoán được SDĐP
tăng thêm là: 10.000.000.000 x 6,2 % = 620.000.000đ và lợi nhuận cũng sẽ tăng
thêm 620.000.000đ (giả sử các chi phí bất biến khác không đổi). Chúng ta kiểm tra
lợi nhuận này với báo cáo thu nhập sau:

Bảng 19: Báo cáo thu nhập theo SDĐP của xí nghiệp 4
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2003 % Năm 2004 Chênh lệch
Doanh thu 125,86 100,0% 135,86 10,00
Chi phí khả biến 118,10 93,8% 127,48 9,38
Số dư đảm phí 7,76 6,2% 8,38 0,62
Chi phí bất biến 6,92 6,92 0
Lợi nhuận 0,84 1,45 0,62

Lần lượt tăng doanh thu các xí nghiệp khác 10 tỷ đồng ta được kết quả sau:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 42 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Đồ thị 5: Lợi nhuận tăng thêm khi tăng


doanh thu 10 tỷ
0,8
0,62

Đơn vị tính: Tỷ đồng


0,55
0,6 0,51 0,49
0,41

0,4

0,2

-
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ

Giống như SDĐP, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP để dự kiến lợi nhuận
khi có biến động doanh thu cũng rất dễ dàng, bằng con số tương đối chúng ta dễ
thấy được đơn vị nào có tỷ lệ SDĐP cao nhất. Điều này rất có ý nghĩa đối với công
ty trong việc chú trọng đến những bộ phận có SDĐP sinh ra cao nhất để bù đắp chi
phí bất biến và để thu nhiều lợi nhuận, tuy nhiên để quyết định đúng đắn nhà quản lí
còn nên xem xét các yếu tố khác như năng lực sản xuất có thể sử dụng ngay được,
mức bảo hòa của thị trường … Nếu các yếu tố này đều thay đổi thì công ty nên tập
trung vào những bộ phận, những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP cao nhất.
4.3 Cơ cấu chi phí:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 43 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Đồ thị 6: Cơ cấu chi phí trong tổng phí

120%
95,6% 95,3% 95,1% 94,5% 96,5%
100%

80%

60%

40%

20% 4,4% 4,9% 5,5% 3,5%


4,7%
0%
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ

Định phí Biến phí

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy rằng chi phí khả biến của tất cả các xí nghiệp đều
chiếm tỷ trọng rất lớn và lớn hơn 94%. Điều này xuất phát từ loại hình kinh doanh
của các xí nghiệp là thu mua sơ chế nguyên liệu gạo nên chi phí bất biến như đầu tư
vào máy móc thiết bị, nhà xưởng không lớn.
Trong các đơn vị thì nhà máy Châu Đốc có chi phí khả biến chiếm tỷ trọng
cao nhất 96,5%, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu của nhà máy cao.
Điều đó làm tỷ lệ SDĐP của nhà máy Châu Đốc nhỏ hơn các xí nghiệp khác. Do đó
khi tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận của nhà máy Châu Đốc tăng giảm ít hơn.
Nhìn chung ta có thể kết luận xí nghiệp 4 có kết cấu chi phí tốt hơn, vì chi
phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn (5,5%) nên khi doanh thu tăng lợi nhuận sẽ tăng
nhanh hơn các xí nghiệp khác.
Giả sử tăng, giảm 10%, 20% doanh số ở các xí nghiệp. (Chúng ta cũng có thể
lấy lại ví dụ ở phần tỷ lệ SDĐP là tăng doanh thu của mỗi xí nghiệp lên 10 tỷ sẽ dễ
thấy hơn, tuy nhiên mỗi xí nghiệp có qui mô hoạt động khác nhau nên ví dụ đó
không thực tế). Để thấy ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận, chúng ta
nên xem xét qua lợi nhuận bình quân trên 1kg gạo thay vì lợi nhuận tăng thêm trên
1kg gạo. Vì qua đó chúng ta sẽ thấy rõ ảnh hưởng của định phí của từng xí nghiệp
đối với lợi nhuận của mình như thế nào.
™ Lợi nhuận đơn vị thay đổi khi tăng doanh thu:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 44 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Đồ thị 7: Lợi nhuận đơn vị khi tăng doanh thu


50
42,1
36,9 38,2
40 33,7
28,4 31,0
30 28,0 26,3 26,7
18,4
20 17,3 16,9 16,6 17,7

10 5,5

0
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
Khi chưa thay đổi doanh thu
Tăng 10% doanh thu
Tăng 20% doanh thu

™ Lợi nhuận đơnvị thay đổi khi giảm doanh thu:

Đồ thị 8: Lợi nhuận đơn vị khi giảm doanh thu


30

20 17,3 16,6 17,7 18,4

8,2
10 5,5
4,3 2,3 1,4
0

-10 -4,6
-8,4
-12,0
-20 -15,7
-18,9
-30 -25,7

Khi chưa thay đổi doanh thu


Giảm 10% doanh thu
Giảm 20% doanh thu

Do định phí của các xí nghiệp chiếm tỷ trọng khác nhau nên khi có biến
động doanh thu thì mức độ tăng giảm lợi nhuận của các xí nghiệp sẽ khác nhau.
Thông thường, đơn vị nào có định phí chiếm tỷ trọng lớn thì khi có biến động lợi
nhuận sẽ tăng giảm nhiều hơn.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 45 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Tuy nhiên, ở đây chúng ta có các trường hợp đặc biệt là xí nghiệp 2, xí
nghiệp 4 và nhà máy Châu Đốc. Đối với nhà máy Châu Đốc: mặc dù tỷ lệ định phí
thấp hơn xí nghiệp 2 nhưng khi tăng doanh thu thì lợi nhuận 1kg gạo của nhà máy
Châu Đốc lại lớn hơn. Còn trường hợp của xí nghiệp 4, mặc dù tỷ lệ định phí cao
nhất nhưng khi doanh thu giảm thì lợi nhuận 1kg gạo của xí nghiệp 4 lại không nhỏ
bằng xí nghiệp 2. Và đặc biệt nhất là xí nghiệp 2, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận
chẳng lớn bao nhiêu nhưng khi doanh thu giảm thì lợi nhuận đơn vị lại rất thấp. Để
hiểu rõ hơn, chúng ta lần lượt xét đến từng trường hợp của các xí nghiệp.
¾ Đối với nhà máy Châu Đốc:
Mặc dù tỷ lệ SDĐP chiếm tỷ trọng thấp nhưng ở mức doanh thu đạt được
nhà máy Châu Đốc lại có lợi nhuận trên 1kg gạo là cao nhất: 18,4đ, và khi tăng
doanh thu thì lợi nhuận của nhà máy Châu Đốc lại lớn hơn xí nghiệp 2. Nguyên
nhân là do định phí của nhà máy Châu Đốc chiếm tỷ trọng rất thấp (thấp nhất trong
các xí nghiệp). Tuy tỷ lệ SDĐP của nhà máy khá nhỏ (4,14%) nhưng tỷ lệ của định
phí lại càng nhỏ hơn (3,45%), do đó lợi nhuận sẽ chiếm tỷ trọng lớn.
Cái lợi trước mắt của nhà máy Châu Đốc so với các xí nghiệp khác là do tỷ lệ
định phí thấp trong tổng chi phí nên lợi nhuận của nhà máy sẽ tương đối ổn định khi
có biến động giảm của doanh thu. Tuy nhiên về lâu dài nhà máy Châu Đốc sẽ bị thất
thu nếu doanh số ngày càng tăng thêm. Vì khi giảm 10% doanh thu lợi nhuận của
nhà máy sẽ giảm 10,2đ/kg (= 18,4 – 8,2) (giảm ít nhất trong khối xí nghiệp) nhưng
khi tăng doanh thu thì lợi nhuận của nhà máy chỉ tăng 8,3đ/kg (= 26,7 – 18,4) (tăng
ít nhất trong khối xí nghiệp).
¾ Đối với xí nghiệp 4:
Tuy là xí nghiệp có tỷ lệ định phí cao nhất nhưng khi có biến động giảm
doanh thu thì xí nghiệp 4 không phải là xí nghiệp có lợi nhuận đơn vị thấp nhất mặc
dù độ giảm lợi nhuận là nhiều nhất (cụ thể như doanh thu giảm 10% lợi nhuận của
xí nghiệp 4 sẽ giảm 17,7 – 1,4 = 16,3đ/kg). Nguyên nhân là do SDĐP của xí nghiệp
4 rất lớn. Mặc dù tỷ trọng định phí của xí nghiệp 4 cao nhất so với các xí nghiệp
khác nhưng do SDĐP của xí nghiệp lớn nên sau khi bù đắp định phí thì phần còn lại
là lợi nhuận của xí nghiệp 4 sẽ dư ra nhiều.
¾ Đối với xí nghiệp 2:
Tuy không phải là xí nghiệp có tỷ lệ định phí lớn nhất nhưng khi giảm doanh
thu thì lợi nhuận của xí nghiệp 2 lại thấp nhất mặc dù độ giảm lợi nhuận không
bằng xí nghiệp 4. Và mặc dù tỷ lệ SDĐP, tỷ lệ định phí trong tổng phí lớn hơn nhà

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 46 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

máy Châu Đốc nhưng khi tăng doanh thu thì lợi nhuận của xí nghiệp 4 lại chẳng
tăng bằng. Để giải thích cho điều tưởng chừng như bất hợp lí này chúng ta cùng
quan sát bảng sau để xem xét định phí chiếm tỷ trọng thế nào trong 1 sản phẩm tại
mức doanh thu đạt được.

Bảng 20: Báo cáo thu nhập theo tỷ lệ % của các xí nghiệp.

XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ


Giá bán 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%
Chi phí khả biến 94,94% 95,10% 94,52% 93,83% 95,86%
Số dư đảm phí 5,06% 4,90% 5,48% 6,17% 4,14%
Chi phí bất biến 4,41% 4,69% 4,85% 5,50% 3,45%
Lợi nhuận 0,65% 0,21% 0,63% 0,67% 0,69%

Qua bảng trên ta dễ thấy được điểm hạn chế của xí nghiệp 2: cả chi phí khả
biến và bất biến đều chiếm tỷ trọng lớn. Đơn vị có cơ cấu chi phí như thế này
thường hoạt động không hiệu quả và có kết quả rất xấu trong trường hợp doanh thu
có chiều hướng giảm. Do SDĐP nhỏ nên khi tăng doanh thu vì phải bù đắp định phí
quá lớn nên lợi nhuận tăng sẽ không nhiều, và khi giảm doanh thu thì thường SDĐP
sẽ không đủ bù đắp nổi định phí, do đó lỗ sẽ diễn ra nhanh chóng. Công ty cần thay
đổi kết cấu của xí nghiệp này.
Ngoài trường hợp của xí nghiệp 2 mỗi xí nghiệp đều có ưu và khuyết điểm
khác nhau. Nếu tình hình kinh doanh của các xí nghiệp không theo chiều hướng
thuận lợi, tức doanh thu ngày càng giảm thì kết quả cơ cấu chi phí của xí nghiệp có
định phí thấp ví dụ như nhà máy Châu Đốc sẽ tốt hơn các xí nghiệp có định phí cao
vì hai nguyên nhân:
- Do tỷ lệ SDĐP thấp nên nhà máy Châu Đốc không bị giảm SDĐP nhanh
như các xí nghiệp khác, suy ra lợi nhuận của nhà máy Châu Đốc sẽ bền vững hơn.
- Do chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ nên khi lỗ sẽ không lỗ nhanh bằng
các xí nghiệp khác.
Một điểm cần lưu ý trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là khi sản
lượng tiêu thụ càng tăng thì chi phí bất biến tính cho 1 sản phẩm sẽ càng giảm, do
đó chi phí cho 1 sản phẩm sẽ càng giảm dẫn đến lợi nhuận trên 1 sản phẩm (= giá
bán – chi phí cho 1 sản phẩm) sẽ càng tăng. Ví dụ: lợi nhuận của xí nghiệp 1 trước
khi tăng doanh thu là 17,3đ/kg và sau khi tăng 10% doanh thu là 28,0đ/kg. Do đó sẽ

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 47 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

thật sai lầm khi sử dụng chi phí bình quân đơn vị để xây dựng kế hoạch lợi nhuận
khi có biến động khối lượng tiêu thụ.
4.4 Đòn bẩy hoạt động:

SDĐP SDĐP
Độ lớn của ĐBHĐ = =
Lợi nhuận SDĐP -Định phí
Ở mức doanh thu đạt được, độ lớn ĐBHĐ của các xí nghiệp như sau:
16.075.748.908
- Xí nghiệp 1: = 7,8
2.069.412.120
5.455.619.198
- Xí nghiệp 2: = 23,7
130.616.246
6.635.384.359
- Xí nghiệp 3: = 8,8
757.131.953
7.759.554.797
- Xí nghiệp 4: = 9,3
835.189.522
3.031.263.799
- Nhà máy Châu Đốc: = 6,0
505.392.109
Để thấy mối quan hệ giữa ĐBHĐ và lợi nhuận, ta giả sử Công ty tăng 20%
doanh thu trong năm 2003.

Bảng 21: Lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng 20%

Chỉ tiêu XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ


Độ lớn ĐBHĐ 7,8 23,7 8,8 9,3 6,10
Doanh thu tăng 20%
% lợi nhuận tăng 155% 473% 175% 186% 120%
Lợi nhuận tăng (đ) 3.215.149.782 1.091.123.840 1.327.076.872 1.551.910.959 606.252.760

Qua kết quả trên ta thấy rằng độ lớn ĐBHĐ của các xí nghiệp đều khá cao và
cao nhất là xí nghiệp 2. Tốc độ tăng lợi nhuận của xí nghiệp 2 gấp 3 – 4 lần các xí
nghiệp khác. Tuy nhiên, không phải cứ độ lớn ĐBHĐ càng lớn thì càng có lợi.
Như chúng ta đã biết, độ lớn ĐBHĐ phụ thuộc vào định phí và tỷ lệ thuận
với định phí. ĐBHĐ của xí nghiệp 2 lớn do định phí chiếm tỷ trọng khá lớn (4,7%
và chỉ thua xí nghiệp 4) trong khi đó tỷ lệ SDĐP lại không cao, do đó lợi nhuận
chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy, mặc dù tốc độ tăng lợi nhuận của xí nghiệp 2 rất cao

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 48 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

nhưng do lợi nhuận quá nhỏ nên lợi nhuận sau khi tăng chẳng đáng bao nhiêu, trong
khi đó đòn bẩy của các xí nghiệp khác thấp hơn nhưng hiệu quả hơn nhiều.
Và bây giờ chúng ta có thể giải thích được trường hợp của nhà máy Châu
Đốc. Mặc dù lợi nhuận bình quân trên 1kg gạo tại mức sản lượng tiêu thụ được là
cao nhất nhưng khi càng tăng doanh thu thì lợi nhuận sau khi tăng của nhà máy
Châu Đốc lại tăng thấp hơn các xí nghiệp khác và chỉ hơn xí nghiệp 2. Như đã nói
trên, tốc độ tăng (giảm) lợi nhuận do ĐBHĐ quyết định, mà ĐBHĐ là hệ quả của cơ
cấu chi phí. Do tỷ lệ chi phí khả biến của nhà máy Châu Đốc cao (95,9%), tỷ lệ
SDĐP thấp (4,1%), đầu tư thấp nên ĐBHĐ của nhà máy Châu Đốc nhỏ, vì thế khi
tăng doanh thu tốc độ tăng lợi nhuận của nhà máy Châu Đốc sẽ thấp. Nhưng ngược
lại khi doanh thu giảm thì nhà máy Châu Đốc lại an toàn hơn.
Và qua khái niệm ĐBHĐ chúng ta lại thấy được hiệu quả hoạt động của xí
nghiệp 4. Mặc dù ĐBHĐ và tốc độ tăng lợi nhuận không cao bằng xí nghiệp 2
nhưng xí nghiệp 4 hoạt động rất có hiệu quả do có một kết cấu chi phí rất hợp lí.

5. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN:


5.1 Xác định điểm hoà vốn của các xí nghiệp:
5.1.1 Sản lượng hoà vốn:

Định phí
Sản lượng hòa vốn =
SDĐP đơn vị

Ta có sản lượng hoà vốn của các xí nghiệp như sau:


14.006.336.788
- Xí nghiệp 1: = 103.928.819 kg
135
5.225.002.953
- Xí nghiệp 2 : = 40.086.863 kg
130
5.878.252.406
- Xí nghiệp 3: = 40.327.782 kg
146
6.942.365.275
- Xí nghiệp 4: = 42.205.657 kg
164
2.525.871.690
- Nhà máy Châu Đốc: = 22.928.146 kg
110

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 49 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Ta thấy sản lượng hoà vốn của các xí nghiệp rất khác nhau, nguyên nhân chủ
yếu là do qui mô các xí nghiệp. Xí nghiệp nào có chi phí càng lớn thì sản lượng hòa
vốn sẽ càng nhiều để có thể đủ bù đắp chi phí. Tại mức sản lượng hoà vốn xí nghiệp
sẽ không lời cũng không lỗ và nếu muốn có lợi nhuận (tất nhiên) thì các xí nghiệp
phải bán vượt qua sản lượng hoà vốn của mình và cứ 1 kg gạo bán thêm sẽ được lợi
nhuận bằng chính SDĐP của xí nghiệp đó.
Tuy lợi nhuận sau hoà vốn là thấp nhất (do SDĐP nhỏ nhất) nhưng bù lại nhà
máy Châu Đốc chỉ cần bán 22.928.146kg gạo là đã đủ hoà vốn, một lượng chỉ nhỏ
bằng 2 -5 lần lượng hoà vốn của các xí nghiệp khác. Điều này chứng tỏ nhà máy
Châu Đốc là một xí nghiệp nhỏ và tuy lợi nhuận không cao nhưng nó thu được lợi
nhuận nhanh hơn các xí nghiệp khác.
5.1.2 Doanh thu hoà vốn:

Doanh thu hoà vốn = Sản lượng hoà vốn ° giá bán

Doanh thu hoà vốn của các xí nghiệp như sau:


- Xí nghiệp 1: 103.928.819 x 2.661 = 276.554.587.637 đ
- Xí nghiệp 2: 40.086.863 x 2.661 = 106.671.142.189 đ
- Xí nghiệp 3: 40.327.782 x 2.661 = 107.312.228.367 đ
- Xí nghiệp 4: 42.205.657 x 2.661 = 112.309.252.728 đ
- Nhà máy Châu Đốc: 22.928.146 x 2.661 = 61.011.796.565 đ
Cũng giống như sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của các xí nghiệp đều
khác nhau và nó phụ thuộc chủ yếu vào qui mô hoạt động của xí nghiệp.
5.1.3 Thời gian hoà vốn:

Doanh thu hòa vốn


Thời gian hòa vốn =
Doanh thu bình quân 1 ngày

Doanh thu trong kỳ


Mà Doanh thu bình quân 1 ngày =
360 ngày

Ta có thời gian hoà vốn của các xí nghiệp như sau:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 50 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

276.554.637
- Xí nghiệp 1: = 314 ngày
317.415.051.303
360
106.671.142.189
- Xí nghiệp 2: = 345 ngày
111.379.292.319
360
107.312.228.367
- Xí nghiệp 3: = 319 ngày
121.134.281.490
360
112.309.252.728
- Xí nghiệp 4: = 321 ngày
125.855.550.096
360
61.011.796.565
- Nhà máy Châu Đốc: = 300 ngày
73.219.416.072
360

Qua kết quả trên ta thấy rằng thời gian hoà vốn của nhà máy Châu Đốc là
ngắn nhất và tốt nhất (300 ngày) và xí nghiệp có thời gian hoà vốn lâu nhất lại là xí
nghiệp 2 (345 ngày). Điều này càng chứng tỏ tính không hiệu quả của xí nghiệp 2
trong khi các xí nghiệp khác thời gian hoà vốn cũng không chênh lệch là bao nhiêu.
Tuy nhiên do loại hình kinh doanh gạo lâu thu hồi vốn nên hầu hết các xí nghiệp
đều có thời gian hoà vốn lâu.
5.1.4 Tỷ lệ hoà vốn:

Sản lượng hòa vốn


Tỷ lệ hòa vốn = ° 100%
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ

Ta có tỷ lệ hoà vốn của các xí nghiệp như sau:


103.928.819
- Xí nghiệp 1: = 87,13%
119.284.123
40.086.863
- Xí nghiệp 2 : = 95,77%
41.856.179
40.327.782
- Xí nghiệp 3: = 88,59%
45.522.090
42.205.657
- Xí nghiệp 4: = 89,24%
47.296.336
22.928.146
- Nhà máy Châu Đốc: = 83,33%
27.515.752
Tỷ lệ hoà vốn có thể được hiểu là thước đo sự rủi ro. Trong khi sản lượng
hoà vốn càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hoà vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 51 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Và qua kết quả trên lại thêm một lần nữa ta thấy được tính không hiệu quả
của xí nghiệp 2 do tỷ lệ hoà vốn cao. Trong 100% sản lượng tiêu thụ thì đã có
95,77% là sản lượng hòa vốn, một lượng tiêu thụ mà không hề có lợi nhuận, và chỉ
có 4,23% (= 100% – 95,65%) sản lượng tiêu thụ có lợi nhuận.
Trong khi đó thì các xí nghiệp còn lại tỷ lệ hòa vốn thấp hơn nhiều, điều đó
chứng tỏ là sản lượng hòa vốn của các xí nghiệp còn lại chiếm tỷ lệ trong tổng sản
lượng mà các xí nghiệp tiêu thụ thấp hơn xí nghiệp 2, cho nên tỷ lệ sản lượng tiêu
thụ có lợi nhuận của các xí nghiệp còn lại sẽ cao hơn. Cụ thể như xí nghiệp 1, 3, 4
và nhà máy Châu Đốc chỉ cần tiêu thụ lần lượt 87,13%, 88,59%, 89,24%, 83,33%
trong tổng lượng tiêu thụ được là đã hòa vốn trong khi để hòa vốn thì xí nghiệp 2
phải bán đến 95,77%. Điều này chứng tỏ độ rủi ro của xí nghiệp 2 do tỷ lệ hòa vốn
cao nhất, trong khi đó do tỷ lệ hoà vốn thấp nhất lại chứng tỏ nhà máy Châu Đốc
khá an toàn.

5.2 Đồ thị hoà vốn, đồ thị lợi nhuận:


™ Xí nghiệp 1:
- Đồ thị hòa vốn:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 52 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Doanh ydt = 2.661x


thu
(đ) ytp = 2.526x + 14.006.336.788

Điểm hòa vốn


276.554.587.637

103.928.819 Sản lượng (kg)

- Đồ thị lợi nhuận:

10.000
Điểm hòa vốn
5.000 104
2.069

0
- 50 100 119 150 200
-5.000

-10.000

-14.006
-15.000

Đồ thị cho thấy điểm hòa vốn của xí nghiệp 1 tại khối lượng 104 nghìn tấn gạo.
Khi lượng tiêu thụ bằng 0, xí nghiệp 1 lỗ 14.006 triệu đồng (lỗ bằng tổng
định phí). Khi vượt qua điểm hòa vốn xí nghiệp bắt đầu có lợi nhuận và lợi nhuận
chính bằng SDĐP của số kg gạo vượt qua điểm hòa vốn. Cụ thể như tại mức sản
lượng 119 nghìn tấn xí nghiệp 1 tiêu thụ được trong năm 2003, lượng vượt qua

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 53 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

điểm hòa vốn là 15,4 nghìn tấn (= 119 – 104), lợi nhuận 2.069 triệu chính là SDĐP
của 15 nghìn tấn gạo ( 15 nghìn tấn ° 135,8 đ/kg ).
™ Xí nghiệp 2:
- Đồ thị hòa vốn:
ydt = 2.661x
Doanh
thu
(đ) ytp = 2.531x + 5.225.002.953

Điểm hòa vốn


106.671.142.189

40.086.863 Sản lượng (kg)


- Đồ thị lợi nhuận:

6.000

4.000
Điểm hòa vốn
40
2.000
231
0
- 20 40 42 60 80
-2.000

-4.000
-5.225
-6.000

Õ Xí nghiệp 3:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 54 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

¾ Đồ thị hòa vốn:

ydt = 2.661x
Doanh
thu
(đ) ytp = 2.515x + 5.878.252.406

Điểm hòa vốn


107.312.228.367

40.327.782 Sản lượng (kg)

¾ Đồ thị lợi nhuận:

8.000

Điểm hòa vốn


4.000 40

757
0
- 40 46 80

-4.000
-5.878
-8.000

™ Xí nghiệp 4:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 55 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

- Đồ thị hòa vốn:


ydt = 2.661x
Doanh
thu
(đ) ytp = 2.497x + 6.924.365.275

Điểm hòa vốn


112.309.252.728

42.205.657 Sản lượng (kg)

- Đồ thị lợi nhuận:

8.000

Điểm hòa vốn


4.000 42

835
0
- 30 47 60 90

-4.000

-6.924
-8.000

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 56 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

™ Nhà máy Châu Đốc:


- Đồ thị hòa vốn:
ydt = 2.661x
Doanh
thu
(đ) ytp = 2.551x + 2.525.871.690

Điểm hòa vốn


61.011.796.565

22.928.146 Sản lượng (kg)

- Đồ thị lợi nhuận:

4.000

Điểm hòa vốn


2.000 23
505

0
- 20 28 40 60
-2.000
-2.526

-4.000

5.3 Doanh thu an toàn:

Doanh thu an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hòa vốn

Doanh thu an toàn của các xí nghiệp như sau:


- Xí nghiệp 1: 341.198.131.131 – 298.049.247.773 = 43.148.883.358đ

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 57 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

- Xí nghiệp 2: 119.909.596.356 – 114.689.343.058 = 5.220.253.298đ


- Xí nghiệp 3: 137.767.955.787 – 121.713.337.685 = 16.054.618.102đ
- Xí nghiệp 4: 129.941.005.821 – 115.970.628.011 = 13.970.377.810đ
- Nhà máy Châu Đốc: 75.639.544.728 – 63.404.590.566 = 12.234.954.162đ
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức
doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thể hiện tính an toàn
cao của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua kết quả trên chúng ta khó nhận xét được điều gì bởi vì qui mô hoạt động
của các xí nghiệp là khác nhau, để thấy rõ hơn ta nên phân tích chỉ tiêu tỷ lệ doanh
thu an toàn:

Mức doanh thu an toàn


Tỷ lệ doanh thu an toàn = x 100%
Mức doanh thu đạt được

Tỷ lệ doanh thu an toàn của các xí nghiệp như sau:


43.148.883.358
- Xí nghiệp 1: = 12,65%
341.198.131.131
5.220.253.298
- Xí nghiệp 2: = 4,35%
119.909.596.356
16.054.618.102
- Xí nghiệp 3: = 11,65%
137.767.955.787
13.970.377.810
- Xí nghiệp 4: = 10,75%
129.941.005.821
12.234.954.162
- Nhà máy Châu Đốc: = 16,82%
75.639.544.728
Các xí nghiệp có tỷ lệ doanh thu an toàn xếp theo thứ tự giảm dần lần lượt
như sau: nhà máy Châu Đốc, xí nghiệp 1, xí nghiệp 3, xí nghiệp 4 và cuối cùng là xí
nghiệp 2.
Xí nghiệp nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp là do tỷ lệ định phí trong tổng
chi phí cao. Điều này có nghĩa là mức rủi ro của các xí nghiệp có tỷ lệ doanh thu an
toàn thấp sẽ cao hơn các xí nghiệp có tỷ lệ doanh thu an toàn cao. Nếu hoạt động
kinh doanh không thành công hoặc thị trường biến động khiến doanh thu giảm thì xí
nghiệp nào có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp sẽ lỗ nhiều hơn các xí nghiệp khác. Ví dụ

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 58 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

như xí nghiệp 1 sẽ lỗ nhiều hơn nhà máy Châu Đốc và lỗ ít hơn xí nghiệp 3, 4, 2;
hoặc xí nghiệp 4 sẽ lỗ ít hơn xí nghiệp 2 và lỗ nhiều hơn các xí nghiệp khác.
5.4 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận:

Bảng 22: Chỉ tiêu lợi nhuận của các xí nghiệp năm 2004
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN NĂM 2004
Xí nghiệp 1 2.560
Xí nghiệp 2 630
Xí nghiệp 3 1.225
Xí nghiệp 4 1.055
Nhà máy Châu Đốc 530

Trong năm 2004 giá lúa, gạo sẽ tăng, công ty dự kiến giá nguyên vật liệu sẽ
tăng đến 2.600 đ/kg (so với giá nguyên vật liệu năm 2003 là 2.366 đ/kg) điều này
dẫn đến việc tăng giá bán lên 3.000 – 3.120 đ/kg.
Chúng ta cùng xem trong năm 2004 sản lượng và doanh thu cần phải đạt
được để có lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào khi xét các phương án sau đây:
- Phương án 1: Biến phí SXC, biến phí bán hàng, định phí không đổi so với
năm 2003.
- Phương án 2: Biến phí SXC, biến phí bán hàng tăng 10%, định phí không
đổi so với năm 2003.
- Phương án 3: Biến phí SXC, biến phí bán hàng, định phí đều tăng 10% so
với năm 2003.
Lượng cần tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn của các xí nghiệp
được tính theo công thức sau:

Định phí + Lợi nhuận mong muốn


Lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn =
SDĐP đơn vị
Định phí + Lợi nhuận mong muốn
=
Giá bán - biến phí đơn vị

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 59 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

™ Khi biến phí SXC, biến phí bán hàng và định phí không đổi:

Bảng 23.a: Tổng hợp chi phí theo phương án 1


Đơn vị tính: đồng.
BIẾN PHÍ XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
CP NVL (đ/kg) 2.600 2.600 2.600 2.600 2.600
CP SXC (đ/kg) 20 27 19 16 17
CPBH (đ/kg) 135 137 135 133 130
Biến phí đơn vị 2.755 2.764 2.754 2.750 2.747
ĐỊNH PHÍ 14.006.336.788 5.225.002.953 5.878.252.406 6.924.365.275 2.525.871.690

Bảng 23.b: Sản lượng, doanh thu theo phương án 1


Đơn vị tính: đồng
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
Giá 3.000
SDĐP đơn vị 245 236 246 250 253
Sản lượng 67.736.852 24.834.477 28.880.821 31.862.450 12.072.604
Doanh thu 203.210.556.661 74.503.431.543 86.642.462.419 95.587.351.064 36.217.811.339
Giá 3.020
SDĐP đơn vị 265 256 266 270 273
Sản lượng 62.616.310 22.892.471 26.708.926 29.506.036 11.188.567
Doanh thu 189.101.254.845 69.135.262.872 80.660.957.657 89.108.228.275 33.789.472.563
Giá 3.040
SDĐP đơn vị 285 276 286 290 293
Sản lượng 58.215.528 21.232.159 24.840.846 27.474.161 10.425.167
Doanh thu 176.975.204.927 64.545.763.741 75.516.171.796 83.521.449.459 31.692.506.817
Giá 3.060
SDĐP đơn vị 305 296 306 310 313
Sản lượng 54.392.715 19.796.395 23.216.999 25.704.099 9.759.287
Doanh thu 166.441.706.898 60.576.968.222 71.044.015.764 78.654.543.018 29.863.417.370
Giá 3.080
SDĐP đơn vị 325 316 326 330 333
Sản lượng 51.041.026 18.542.510 21.792.427 24.148.310 9.173.362
Doanh thu 157.206.360.792 57.110.932.020 67.120.673.860 74.376.794.036 28.253.956.260

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 60 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Giá 3.100
SDĐP đơn vị 345 336 346 350 353
Sản lượng 48.078.425 17.438.004 20.532.569 22.770.106 8.653.808
Doanh thu 149.043.118.686 54.057.812.799 63.650.962.389 70.587.328.492 26.826.806.052
Giá 3.120
SDĐP đơn vị 365 356 366 370 373
Sản lượng 45.440.877 16.457.683 19.410.418 21.540.724 8.189.952
Doanh thu 141.775.535.976 51.347.971.071 60.560.505.646 67.207.057.549 25.552.650.379

™ Khi biến phí SXC, biến phí bán hàng tăng 10%, định phí không đổi:

Bảng 24.a: Tổng hợp chi phí theo phương án 2


Đơn vị tính: đồng
BIẾN PHÍ XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
CP NVL (đ/kg) 2.600 2.600 2.600 2.600 2.600
CP SXC (đ/kg) 22 30 21 18 18
CPBH (đ/kg) 149 151 149 147 143
Tổng biến phí 2.771 2.781 2.769 2.765 2.762
ĐỊNH PHÍ 14.006.336.788 5.225.002.953 5.878.252.406 6.924.365.275 2.525.871.690

Bảng 24.b: Sản lượng, doanh thu theo phương án 2


Đơn vị tính: đồng
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
Giá 3.000
SDĐP đơn vị 229 219 231 235 238
Sản lượng 72.333.888 26.694.074 30.810.624 33.886.283 12.816.268
Doanh thu 217.001.663.424 80.082.222.986 92.431.872.605 101.658.847.989 38.448.803.507
Giá 3.020
SDĐP đơn vị 249 239 251 255 258
Sản lượng 66.524.542 24.463.408 28.351.141 31.233.474 11.824.438
Doanh thu 200.904.117.514 73.879.490.889 85.620.446.973 94.325.092.442 35.709.804.062
Giá 3.040
SDĐP đơn vị 269 259 271 275 278
Sản lượng 61.578.957 22.576.797 26.255.292 28.965.864 10.975.094
Doanh thu 187.200.027.908 68.633.464.209 79.816.086.592 88.056.226.435 33.364.286.810

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 61 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Giá 3.060
SDĐP đơn vị 289 279 291 295 298
Sản lượng 57.317.820 20.960.343 24.447.982 27.005.232 10.239.589
Doanh thu 175.392.527.862 64.138.648.193 74.810.824.364 82.636.010.293 31.333.143.140
Giá 3.080
SDĐP đơn vị 309 299 311 315 318
Sản lượng 53.608.240 19.559.892 22.873.464 25.293.195 9.596.474
Doanh thu 165.113.378.475 60.244.468.026 70.450.267.838 77.903.039.703 29.557.138.672
Giá 3.100
SDĐP đơn vị 329 319 331 335 338
Sản lượng 50.349.637 18.334.862 21.489.481 23.785.290 9.029.368
Doanh thu 156.083.875.159 56.838.070.732 66.617.391.263 73.734.400.113 27.991.040.896
Giá 3.120
SDĐP đơn vị 349 339 351 355 358
Sản lượng 47.464.486 17.254.234 20.263.422 22.447.064 8.525.549
Doanh thu 148.089.195.015 53.833.208.844 63.221.875.999 70.034.839.031 26.599.712.805

™ Khi biến phí SXC, biến phí bán hàng, định phí đều tăng 10%:

Bảng 25.a: Tổng hợp chi phí theo phương án 3


Đơn vị tính: đồng
BIẾN PHÍ XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
CP NVL (đ/kg) 2.600 2.600 2.600 2.600 2.600
CP SXC (đ/kg) 22 30 21 18 18
CPBH (đ/kg) 149 151 149 147 143
Tổng biến phí 2.771 2.781 2.769 2.765 2.762
ĐỊNH PHÍ 15.406.970.467 5.747.503.248 6.466.077.646 7.616.801.802 2.778.458.859

Bảng 25b: Sản lượng, doanh thu theo phương án 3


Đơn vị tính: đồng
XN1 XN2 XN3 XN4 NMCĐ
Giá 3.000
SDĐP đơn vị 229 219 231 235 238
Sản lượng 78.449.499 29.076.253 33.360.338 36.826.880 13.875.614
Doanh thu 235.348.497.853 87.228.758.264 100.081.014.807 41.626.840.877 574.765.751.659

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 62 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Giá 3.020
SDĐP đơn vị 249 239 251 255 258
Sản lượng 72.148.991 26.646.521 30.697.322 33.943.865 12.801.803
Doanh thu 217.889.953.116 80.472.494.533 92.705.913.879 102.510.472.759 38.661.445.763
Giá 3.040
SDĐP đơn vị 269 259 271 275 278
Sản lượng 66.785.271 24.591.550 28.428.032 31.479.475 11.882.255
Doanh thu 203.027.224.174 74.758.312.584 86.421.217.259 95.697.604.609 36.122.056.640
Giá 3.060
SDĐP đơn vị 289 279 291 295 298
Sản lượng 62.163.868 22.830.843 26.471.159 29.348.703 11.085.956
Doanh thu 190.221.435.706 69.862.379.315 81.001.747.664 89.807.030.799 33.923.026.068
Giá 3.080
SDĐP đơn vị 309 299 311 315 318
Sản lượng 58.140.654 21.305.416 24.766.343 27.488.098 10.389.683
Doanh thu 179.073.215.322 65.620.682.621 76.280.335.992 84.663.340.608 32.000.223.571
Giá 3.100
SDĐP đơn vị 329 319 331 335 338
Sản lượng 54.606.547 19.971.064 23.267.830 25.849.340 9.775.703
Doanh thu 169.280.294.805 61.910.298.531 72.130.272.096 80.132.953.157 30.304.677.885
Giá 3.120
SDĐP đơn vị 349 339 351 355 358
Sản lượng 51.477.464 18.794.001 21.940.309 24.394.984 9.230.240
Doanh thu 160.609.688.632 58.637.282.854 68.453.763.076 76.112.350.095 28.798.347.707

Để thấy rõ hiệu quả của từng phương án chúng ta nên xem xét trên phạm vi
toàn khối xí nghiệp thay vì xét từng xí nghiệp. Trong đó, sản lượng (hoặc doanh
thu) của khối xí nghiệp bằng tổng sản lượng (hoặc doanh thu) của các xí nghiệp và
nhà máy Châu Đốc.
Và sau đây là bảng tổng hợp sản lượng, doanh thu theo từng phương án:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 63 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Bảng 26: Bảng tổng hợp sản lượng, doanh thu theo từng phương án.

SẢN LƯỢNG (tấn) DOANH THU (1.000.000đ)


GIÁ
PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3
3.000/kg 165.387 176.541 191.589 496.162 529.623 574.766
3.020/kg 152.912 162.397 176.239 461.795 490.439 532.240
3.040/kg 142.188 150.352 163.167 432.251 457.070 496.026
3.060/kg 132.869 139.971 151.901 406.581 428.311 464.816
3.080/kg 124.698 130.931 142.090 384.069 403.268 437.638
3.100/kg 117.473 122.989 133.470 364.166 381.265 413.758
3.120/kg 111.040 115.955 125.837 346.444 361.779 392.611

Mặc dù ảnh hưởng đến sản lượng và doanh thu khác nhau nhưng cả 3
phương án trên đều tạo ra cùng một lợi nhuận. Và do cùng một lợi nhuận nên
phương án nào có kết quả sản lượng tiêu thụ thấp nhất sẽ có hiệu quả cao nhất. Cụ
thể như tại mức giá 3.000đ/kg gạo, đối với phương án 1 khối xí nghiệp chỉ cần tiêu
thụ được 165.387 tấn gạo là đã đạt được lợi nhuận mong muốn trong khi đó thì với
phương án 2 khối xí nghiệp phải bán 176.541 tấn gạo, phương án 3 thì lên đến
191.589 tấn. Và qua bảng chúng ta nhận thấy khi giá bán càng tăng thì sản lượng
tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn càng giảm, cụ thể như tại mức giá cao nhất
3.120đ/kg gạo thì lượng mà khối xí nghiệp cần tiêu thụ để đạt mục tiêu sẽ thấp nhất
so với lượng tại các mức giá khác.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện của xí
nghiệp và tình hình thị trường. Có thể có những phương án cho hiệu quả rất cao
nhưng khi áp dụng vào một đơn vị nào đó thì không thể thực hiện được hoặc tình
hình thị trường không cho phép. Các xí nghiệp nói chung nên lựa chọn riêng cho xí
nghiệp mình một phương án phù hợp với điều kiện của xí nghiệp mình mà cho ra
hiệu quả cao nhất.
5.5 Phân tích độ nhạy cảm đến điểm hòa vốn của xí nghiệp 2:
Trong các xí nghiệp thì xí nghiệp 2 là xí nghiệp kém hiệu quả nhất, khi
doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng rất ít và khi doanh thu giảm thì lợi nhuận lại giảm
rất nhiều. Như chúng ta đã biết xí nghiệp 2 có kết cấu chi phí rất không hợp lí, cả
chi phí khả biến và bất biến đều lớn. Sau đây chúng ta thử xem xét xí nghiệp 2 sẽ
thay đổi như thế nào nếu thay đổi chi phí..
- Trường hợp 1: biến phí đơn vị giảm 7đ.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 64 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

- Trường hợp 2: đinh phí giảm 100.000.000đ.

Bảng 27: Thay đổi chi phí của xí nghiệp 2.


Đơn vị tính: đồng/kg
THỰC TẾ TH1 TH2
Giá bán 2.661 2.661 2.661
Biến phí 2.531 2.524 2.531
SDĐP 130 137 130

Ta có báo cáo thu nhập như sau:

Bảng 28: Báo cáo thu nhập dự kiến của xí nghiệp 2.

THỰC TẾ TH1 TH2


Doanh thu 111.379.292.319 111.379.292.319 111.379.292.319
Chi phí khả biến 105.923.673.121 105.644.161.990 105.923.673.121
Số dư đảm phí 5.455.619.198 5.735.130.329 5.455.619.198
Chi phí bất biến 5.225.002.953 5.225.002.953 5.125.002.953
Lợi nhuận 230.616.246 510.127.376 330.616.246

- Trường hợp 1: Biến phí đơn vị giảm 7 đ


Lợi nhuận tăng = 510.127.376 – 230.616.246 = 279.511.131 đ
5.225.002.953
Sản lượng hòa vốn mới = = 38.133.163 kg
135
Khi biến phí đơn vị giảm sẽ làm cho SDĐP tức phần mẫu số của công thức
sản lượng hòa vốn tăng. Lúc này mỗi kg gạo bán được sẽ đem lại 137đ để bù đắp
chi phí bất biến, trong khi lúc chưa thay đổi biến phí đơn vị thì mỗi kg gạo chỉ đem
lại 130 đ. Do đó, sau khi thay đổi biến phí đơn vị xí nghiệp 2 chỉ cần bán ít hơn
lượng hòa vốn ban đầu 1.953.700 kg gạo ( = 40.086.863 – 38.133.163) cũng đã đủ
hòa vốn. Và hơn nữa việc thay đổi này cũng làm tăng lợi nhuận 279.511.131đ.
- Trường hợp 2: Định phí giảm 100.000.000 đ.
Lợi nhuận tăng = 330.616.246 – 230.616.246 = 100.000.000 đ
5.125.002.953
Sản lượng hòa vốn mới = = 39.319.651 kg
130

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 65 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Kết quả của trường hợp này là để hòa vốn xí nghiệp 2 chỉ cần bán
39.319.651 kg gạo thay vì phải bán 40.086.863 kg gạo như trước đây, và hơn nữa,
lợi nhuận sẽ tăng thêm 100.000.000 đ, bằng đúng số chi phí bất biến đã giảm.
Các trường hợp trên đây không chỉ xảy ra đơn lẻ, nó tuỳ thuộc vào tình hình
của đơn vị và biến động thì trường. Vì vậy xí nghiệp nên hoạch định các chiến lược
khác nhau, có thể kết hợp các trường hợp trên, hoặc có thể thay đổi giá bán. Khi
thay đổi giá bán phải cân nhắc sao cho giá bán ít nhất phải bù đắp chi phí bất biến
và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. Chúng ta xét mối quan hệ giữa điểm hoà
vốn và giá bán để cho việc định giá trở nên chính xác hơn.
Û Mối quan hệ giữa điểm hoà vốn và giá bán:
Trong các ví dụ trên, chúng ta xem xét trong điều kiện giá bán không đổi thì
phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để hoà vốn. Bây giờ thì chúng ta xem xét ngược
lại, nếu giá bán thay đổi thì khối lượng sản xuất và tiêu thụ ở điểm hoà vốn sẽ như
thế nào ?
Chúng ta xét trường hợp của xí nghiệp 2.
Hiện tại xí nghiệp 2 đang tiêu thụ 41.856.179kg gạo với đơn giá bán là
2.661đ/kg. Lượng hoà vốn lúc này là 40.086.863kg. Giả sử mức giá dao động từ
2.600 – 2.720đ/kg, chúng ta cùng xem khi đó xí nghiệp 2 phải tiêu thụ bao nhiêu
sản phẩm thì đủ hoà vốn.
Cách tính như sau:
Định phí Định phí
Sản lượng hoà vốn = =
SDĐP đơn vị Giá bán - biến phí

Bảng 29: Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hoà vốn.
Đơn vị tính: đồng
Lượng Giá bán hoàn vốn 1 kg
ĐỊNH PHÍ BIẾN PHÍ TỔNG PHÍ
tiêu thụ Định phí Biến phí Tổng
5.225.002.953 190.688.043.362 195.913.046.314 75.351.172 69 2.531 2.600
5.225.002.953 133.102.734.361 138.327.737.314 52.596.098 99 2.531 2.630
5.225.002.953 101.446.139.236 106.671.142.189 40.086.863 130 2.531 2.661
5.225.002.953 82.983.100.326 88.208.103.279 32.791.116 159 2.531 2.690
5.225.002.953 69.834.973.342 75.059.976.294 27.595.580 189 2.531 2.720

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 66 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Khi sản lượng bán ra từ 27.595.580 - 75.351.172kg thì xí nghiệp 2 có thể bán
với giá tương ứng tăng từ 2.600 – 2720đ/kg vẫn đảm bảo hoàn vốn. Qua bảng ta
thấy khi sản lượng bán tăng thì biến phí đơn vị không đổi nhưng định phí cho mỗi
1kg gạo giảm và làm cho tổng chi phí đơn vị thay đổi.
Nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của xí nghiệp 2 chủ yếu là do lượng
sản xuất và lượng tiêu thụ trong năm 2003 không cân xứng với qui mô của xí
nghiệp, dẫn đến chi phí phí đơn vị cao nên lợi nhuận đơn vị sẽ thấp. Để khắc phục
điều này xí nghiệp 2 nên sản xuất và tiêu thụ hết ở mức công suất tối đa, khi đó chi
phí đơn vị của xí nghiệp sẽ là tối thiểu (do phần định phí phân bổ cho một đơn vị
sản phẩm sẽ là thấp nhất). Và cũng chính là lúc này, lợi nhuận mà xí nghiệp 2 thu
được sẽ là tối đa.

1. NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ:

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 67 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

Việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận giúp chúng ta
thấy được phần nào hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2003 kết quả kinh
doanh của Công ty được đánh giá là thành công tốt đẹp, hầu hết các chỉ tiêu đều
vượt kế hoạch đề ra. Sản lượng tiêu thụ tăng ở mức kỉ lục từ trước đến nay đã làm
cho lợi nhuận tăng vượt mức so với kế hoạch, tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận lại
không cân xứng với tốc độ tăng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm qua giá
gạo xuất khẩu giảm, trong khi đó chi phí lại không thay đổi nhiều, do đó lợi nhuận
sẽ không cao.
Và sau đây là một số giải pháp đề xuất để cắt giảm chi phí:
™ Chi phí nguyên vật liệu:
- Để tránh chi phí hao hụt, khi thu mua nguyên vật liệu Công ty nên có
kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng lẫn chất
lượng nguồn nguyên liệu nhập kho. Ngoài ra để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu
hao cần cải tiến công tác bảo quản vừa giảm hư hỏng kém phẩm chất, vừa giảm
chi phí chế biến lại.
- Khi nguyên vật liệu tăng giá: Lúc này công ty nên xác định mức tồn kho
hợp lí. Công ty cần dự toán tình hình thị trường của nguyên vật liệu nhất là các loại
có mức biến động cao. Khi Công ty dự đoán được tình hình thị trường giá những
loại này sẽ tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá
cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chi phí, lợi nhuận. Trường hợp không dự đoán
được Công ty nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ dùng để giảm ảnh hưởng của của
giá giảm vì nếu tồn kho nhiều khi giá giảm công ty phải gánh chịu một khoản chi
phí rất lớn. Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu để
mua được với giá rẻ hơn.
™ Giảm chi phí nhân công:
Bằng cách tăng năng suất lao động. Cần nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao
động, nghiên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề. Bên cạnh đó Công
ty áp dụng chế độ khen thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân có sáng kiến mang lại
hiệu quả trong hoạt đông sản xuất kinh doanh.
™ Giảm chi phí sản xuất chung:
- Năm 2003 công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm chi phí có hiệu quả,
Công ty nên phát huy hơn nữa mặt này để góp phần giảm giá thành và tăng lợi
nhuận cho Công ty. Nên tránh sự tồn đọng hàng hàng hóa để giảm chi phí bảo quản,

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 68 -
Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän

chi phí thuê kho, đảm bảo thuận tiện cho các khâu giao nhận, vận chuyển… Nên có kế
hoạch mua sắm và sử dụng công cụ, dụng cụ hợp lí, nên xây dựng mức tiêu hao hợp
lí cho các chi phí bao bì, vận chuyển…
- Nên cố gắng mua nhiều gạo thành phẩm để được tỷ lệ thành phẩm thu hồi
là cao nhất, góp phần làm giảm chi phí sản xuất chung, giảm giá thành sản phẩm.
™ Chi phí quản lí hành chính:
- Lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lí chi phí cụ thể hơn.
- Phân công, phân cấp quản lí chi phí. Phòng kế toán tài vụ phải kiểm tra
theo dõi nếu có những khoản chi phí không hợp lí thì kiên quyết không thanh toán.
- Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp
cụ thể tiết kiệm chi phí, ví dụ: đối với chi phí văn phòng phẩm, Công ty nên khống
chế nó ở mức thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội
họp, tiếp khách, Công ty cần lập ra một biên độ dao động thích hợp.
™ Chi phí bán hàng:
- Để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường để tạo điều kiện mở rộng
phạm vi hoạt động của công ty, công ty nhất thiết phải có một tổ Marketing chuyên
trách công tác này. Đặc biệt phải làm tốt việc nghiên cứu dự báo thị trường, cung
cấp thông tin chính xác kịp thời để hổ trợ cho Ban Giám Đốc cùng phòng kế hoạch
kinh doanh có cơ sở để ra quyết định, lập phương án kinh doanh trong quá trình
đàm phán và ký kết hợp đồng, giúp Ban Giám Đốc chủ động hơn trong việc mặc cả,
thương lượng về các điều kiện của hợp đồng sao cho có lợi nhất để từ đó góp phần
làm giảm chi phí bán hàng của Công ty.
Ngoài ra, định kì Công ty nên tiến hành phân tích tình hình lợi nhuận để
thường xuyên thấy được biến động của lợi nhuận, qua đó thấy dược nguyên nhân
tăng giảm của lợi nhuận từ đó đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời và phát huy
những ưu điểm nếu có.

GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 69 -
1. KẾT LUẬN:
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một làm thiết thực
đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản lí thấy được sự liên quan giữa 3
yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi
phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hoá lợi nhuận, một
vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí.
Muốn vậy, Công ty nói chung hay từng xí nghiệp nói riêng phải nắm rõ kết cấu chi
phí của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích
hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Mặc khác, Công ty sẽ dựa trên mô
hình chi phí - khối lượng - lợi nhuận để đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu
quả.
Với em, đề tài này rất có ý nghĩa vì tính thực tế của nó. Tuy nhiên, do thời
gian thực tập quá ngắn cộng với hạn chế về kiến thức thực tế và sự mới mẻ của đề
tài nên bài viết không tránh khỏi sai sót. Kính mong quí thầy cô và các cô chú anh
chị trong Công ty góp ý để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.

You might also like