You are on page 1of 125

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG


KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHAÂN TÍCH NHÖÕNG THUAÄN LÔÏI - KHOÙ KHAÊN


VAØ KHAÛ NAÊNG ÑOÙNG GOÙP NGAÂN SAÙCH
CUÛA COÂNG TY DU LÒCH AN GIANG

GIAÙO VIEÂN HÖÔÙNG DAÃN SINH VIEÂN THÖÏC HIEÄN


TS.NGUYEÃN TRI KHIEÂM NGUYEÃN VOÕ THANH HÖÔNG
MSSV:DTC004525
LÔÙP : DH1TC3

Thaønh phoá Long Xuyeân – An Giang


Tháng 04 năm 2004
NHẬN XÉT
CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
NHẬN XÉT
CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
NHẬN XÉT
CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU

Du lịch một ngành công nghiệp không khói có ảnh hưởng to lớn đến cả
công nghiệp, nông nghiệp, đến cả cơ sở hạ tầng, máy móc, phương tiện giao
thông, đến cả con người và lịch sử dân tộc. Du lịch giúp con người trên trái đất
ngày càng gần gủi nhau hơn, rút ngắn khoảng cách về cả không gian và thời gian.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của du lịch – như một ngành kinh tế trọng
yếu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, tiềm năng du lịch Việt Nam
không ngừng được khai thác và đầu tư, riêng đối với An Giang đang nổ lực để
phát triển du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với mục
tiêu đó đã đưa tôi đến với đề tài này “Phân Tích Thuận Lợi – Khó Khăn Và Khả
Năng Đóng Góp Ngân Sách Của Công Ty Du Lịch An Giang”. Qua đó, giúp tôi
phát triển kỹ năng học hỏi, nghiên cứu và có cái nhìn khách quan hơn về du lịch
tỉnh nhà.
Tôi chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Tri
Khiêm và sự giúp đỡ của cô-chú-anh-chị ở công ty du lịch An Giang đã tạo cơ
hội cho tôi thực hiện đề tài của mình một cách phong phú hơn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, nhưng với vốn kiến
thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình xây dựng
luận văn. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Võ Thanh Hương
Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học An Giang
LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, bản thân tôi còn hạn chế rất
nhiều mặt kiến thức nhưng với sự tận tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Tri
Khiêm đã giúp tôi bổ sung và phát triển thêm về kiến thức chuyên môn. Đồng
thời, với sự giúp đỡ rất nhiều của các phòng ban trong công ty Du Lịch An Giang
đã tạo điều kiện cho tôi nâng cao vốn kiến thức xã hội còn nghèo nàn của mình.
Chính những sự giúp đỡ đó đã để lại trong tôi một tình cảm chân thành cao đẹp.
Trên tất cả, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tri Khiêm và các cô
chú anh chị thuộc các phòng ban trong Công ty Du lịch An Giang đã luôn có
những chỉ bảo, đóng góp ý kiến kịp thời để con (em) thực hiện chuyên đề này đạt
kết quả tốt đẹp hơn. Trong quá trình làm việc nếu con (em) có những sai sót
trong khâu ứng xử cũng rất mong được sự thông cảm của thầy và các cô chú, anh
chị.
Một lần nữa, con (em) xin chân thành cảm ơn.

Long Xuyên, ngày 30 tháng 04 năm 2004

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Võ Thanh Hương
Khoa Kinh Tế - Trường Đại Học An Giang
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP................................................................................ 01
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: ..... ........................................................................................ 01
1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: ...................................................................................... 01
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 02
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................... 02
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: .......................................................... 02
1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu: ........................................................ 03
1.4.3 Phương pháp phân tích SWOT: ........................................................ 03
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................... 04
2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MA TRẬN SWOT: ............................... 04
2.1.1 Áp lực của môi trường kinh doanh: ................................................. 04
2.1.2 Ma trận Swot: .................................................................................. 06
2.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: ............................................................... 09
2.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán: ................................................... 10
2.2.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính: .......................................................... 11
2.2.3 Các tỷ số về hoạt động: .................................................................... 13
2.2.4 Các tỷ số về doanh lợi: .................................................................... 15
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ........................................................................... 19
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG.............................................. 19
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên:............................................................................ 19
3.1.2 Đặc điểm du lịch:.............................................................................. 20
3.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG: ......................................... 22
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển: .................................................. 22
3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý: ................................................................. 24
3.2.3 Cơ cấu tổ chức của mãng du lịch:..................................................... 30
3.2.4 Xu hướng phát triển:......................................................................... 32
CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ............................................................ 33
4.1 YẾU TỐ KINH TẾ: ....................................................................................... 33
4.2 YẾƯ TỐ CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT: .......................................................... 38
4.3 YẾU TỐ VĂN HOÁ – XÃ HỘI: .................................................................... 40
4.4 YẾU TỐ TỰ NHIÊN: ................................................................................... 42
4.5 YẾU TỐ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ:............................................................ 44
CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VI MÔ ............................................................ 45
5.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:............................................................................ 45
5.2 KHÁCH HÀNG: .. ........................................................................................ 46
5.3 NHÀ CUNG ỨNG: ....................................................................................... 48
5.3.1 Người đối tác: .................................................................................. 48
5.3.2 Người cung cấp vốn: ........................................................................ 49
5.4 ĐỐI THỦ TIỀM ẨN MỚI:............................................................................ 50
5.5 SẢN PHẨM THAY THẾ:............................................................................... 51
5.6 TÍNH HỢP LÝ CỦA NGÀNH:...................................................................... 52
CHƯƠNG 6: HOÀN CẢNH NỘI TẠI .......................................................... 53
6.1 YẾU TỐ NGUỒN NHÂN LỰC:.................................................................... 53
6.2 YẾU TỐ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN:....................................................... 55
6.3 YẾU TỐ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN:.................................................................. 56
6.3.1 Tình hình chung toàn công ty: .......................................................... 57
6.3.2 Tình hình kết quả kinh doanh mãng du lịch: .................................... 61
6.4 YẾU TỐ MARKETING:................................................................................ 65
6.5 TÌNH HÌNH ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH:..................................................... 66
6.6 YẾU TỐ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: ....................................................... 68
CHƯƠNG 7: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MÃNG DU LỊCH ............... 69
7.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT..................................................................... 69
7.1.1 Chiến lược SO................................................................................... 69
7.1.2 Chiến lược ST ................................................................................... 71
7.1.3 Chiến lược WO ................................................................................ 71
7.1.4 Chiến lược WT ................................................................................ 72
7.2 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC: ........................................................................ 73
7.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC:.................................................................... 74
7.3.1 Chiến lược sản phẩm: ....................................................................... 74
7.3.2 Chiến lược giá:.................................................................................. 75
7.3.3 Chiến lược phân phối:....................................................................... 76
7.3.4 Chiến lược chiêu thị: ........................................................................ 77
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ...................................................... 79
8.1 KẾT LUẬN:.......... ........................................................................................ 79
8.1.1 Tóm tắt: ... ........................................................................................ 79
8.1.2 Đánh giá chung: ............................................................................... 79
8.2 KIẾN NGHỊ: ........ ........................................................................................ 81
8.2.1 Đối với công ty Du Lịch An Giang: ................................................. 81
8.2.2 Đối với nhà nước: ............................................................................. 81
SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ - BIỂU BẢNG
Trang

™ SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh............................. 05
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ ma trận Swot ........................................................................... 08
Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ..................................... 25
Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mãng du lịch ........................... 30
Sơ đồ 7.5: Ma trận Swot ..................................................................................... 70
Sơ đồ 7.6: Chiến lược sản phẩm ........................................................................ 74

™ ĐỒ THỊ:
Đồ thị 6.1: Tình hình doanh thu thuần và tổng chi phí mãng du lịch................. 63

™ BIỂU BẢNG:
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp danh sách lao động ................................................... 29
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003 ............................................... 33
Bảng 4.3: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội
năm 2003 .................. ........................................................................................ 35
Bảng 4.4: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ... 35
Bảng 4.5: Doanh thu du lịch .............................................................................. 36
Bảng 4.6: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ..................................... 43
Bảng 5.7: Thống kê số lượng khách của công ty Du Lịch An Giang ............... 47
Bảng 5.8: Ngân sách nhà nước cấp cho công ty Du Lịch An Giang ................. 49
Bảng 6.9: Tình hình thu nhập của công nhân viên ............................................ 54
Bảng 6.10: Lương phát cho nhân viên mãng du lịch ......................................... 55
Bảng 6.11: Số ngày khách của công ty Du Lịch An Giang ............................... 56
Bảng 6.12: Số liệu dùng phân tích tỷ số tài chính ............................................. 57
Bảng 6.13: Các tỷ số tài chính ........................................................................... 58
Bảng 6.14: Kết quả hoạt động kinh doanh mãng du lịch .................................. 61
Bảng 6.15: Tình hình thực hiện kinh doanh mãng du lịch ................................ 63
Bảng 6.16: Chi phí quảng cáo cho mãng du lịch ............................................... 65
Bảng 6.17: Tình hình đóng góp ngân sách của công ty ..................................... 67
VIẾT TẮT

AG: An Giang
UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
HĐND: Hội Đồng Nhân Dân
CHXHCN-VN: Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa-Việt Nam
CB-CNV: Cán Bộ - Công Nhân Viên
HTX: Hợp Tác Xã
GĐ: Giám Đốc
Cty: Công ty
ĐVT: Đơn Vị Tính
Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

CHƯƠNG 1

DẪN NHẬP

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ


Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không
thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được
phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều
nước trên thế giới. Đặc biệt ở những nước phát triển, đời sống vật chất, văn hoá
tinh thần của người dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu đi du lịch là không thể
thiếu được. Chế độ làm việc 4 đến 5 ngày một tuần ở một số nước đã và đang tạo
điều kiện cho người dân có nhiều thời gian rỗi để đi du lịch. Nhu cầu của khách
du lịch ngày càng tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị
trường kịp thời để thoả mãn mọi nhu cầu cho khách.
Cùng với thế giới, ngành du lịch ở Việt Nam đang mở ra nhiều triển vọng
to lớn. Lượt khách du lịch không ngừng tăng lên và nguồn thu nhập xã hội từ du
lịch cũng không ngừng phát triển. Trong đó, An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng
về nhiều mặt để phát triển du lịch, phong tục tập quán tốt và độc đáo, có nhiều di
tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản chất nhân văn, nguồn
lao động khá dồi dào, đặc biệt là người dân An Giang rất mến khách và giàu lòng
nhân ái. Với những tiềm năng phong phú ấy liệu du lịch An Giang có thật sự phát
triển thành công hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu
những thuận lợi, khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Công Ty Du
Lịch An Giang.

1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI


Công ty du lịch An Giang là đơn vị kinh doanh cả thương mại và du lịch.
Do khả năng có giới hạn, tôi tập trung nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh du lịch
của công ty; mặc khác, do hạn chế về thời gian, tôi chỉ phân tích những thuận lợi

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 1


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

– khó khăn từ môi trường kinh doanh du lịch, đồng thời rút ra nhận xét về khả
năng đóng góp ngân sách của công ty trong suốt 3 năm gần đây 2001-2002-2003
và hoạch định chiến lược một phần cho mảng du lịch của công ty

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


y Tìm hiểu những ưu - nhược điểm bên trong doanh nghiệp, cũng
như những cơ hội và các mối đe doạ bên ngoài tác động lên hoạt động kinh
doanh du lịch của công ty, để từ đó xây dựng chiến lược và các biện pháp khắc
phục nhằm thúc đẩy du lịch phát triển.
y Giúp bản thân tôi vận dụng đúng kiến thức đã tiếp thu được trên
lớp về chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp để đánh giá khả năng kinh doanh
của một công ty; đồng thời, thấy được mức độ ảnh hưởng của du lịch trong việc
đóng góp ngân sách nhà nước, mà đại diện ở đây là Công Ty Du Lịch An Giang.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên do vậy trong quá trình phân tích của
mình, tôi sử dụng các phương pháp sau:

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu


- Trực tiếp xin số liệu của công ty.
- Sử dụng những số liệu đã thu thập được trên báo, sách, tạp chí và những
kiến thức đã học ở trường cũng như xã hội.

1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu


™ Phương pháp so sánh:
Ở đây, phương pháp so sánh được dùng chủ yếu để phục vụ trong phân
tích các tỷ số tài chính thông qua việc so sánh giữa kì này với kì khác, giúp thấy
rõ xu hướng thay đổi về tài chính và đánh giá khả năng kinh doanh của doanh
nghiệp (thể hiện tiềm lực của công ty). Vì thế có thể nói, đây là một phương pháp

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 2


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

được sử dụng rất phổ biến, vừa tiện lợi vừa dễ áp dụng trong công tác phân tích
tài chính.
™ Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp tỷ lệ được sử dụng để cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi của
kỳ này so với kì trước hoặc so với kì gốc, thể hiện một cách rõ nét tình hình tăng
trưởng hay trì trệ trong việc kinh doanh. Thường thì phương pháp này được dùng
kết hợp với phương pháp so sánh. Đôi lúc, phương pháp này còn được hiểu là
phương pháp số tương đối – là một dạng của phương pháp so sánh. Có thể nói
đây là phương pháp khá đơn giản trong việc phân tính những biến động về tình
hình tài chính của công ty, để việc đánh giá được khách quan và hiệu quả hơn.

1.4.3 Phương pháp phân tích Swot


Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc phân tích thuận lợi, khó
khăn ở bất kì doanh nghiệp nào. Phương pháp này cũng dùng để đánh giá khả
năng kinh doanh của doanh nghiệp nhưng thể hiện ở góc độ lợi thế hơn là khả
năng tiềm tàng. Phương pháp này giúp chúng ta tìm hiểu không chỉ những điểm
mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp mà còn bao gồm cả những cơ hội,
những mối đe dọa bên ngoài doanh nghiệp.

@ Thời gian nghiên cứu


Từ 1/7/2003 đến 30/8/2003 : chọn đề tài, xử lí đề cương sơ lược, viết phần
mở đầu và chương cơ sở lí luận.
Học kì cuối (từ 16/2/2004 đến 30/4/2004) : thực tập và hoàn thành đề tài
tốt nghiệp ( phần giới thiệu, phần nội dung và phần kết luận).

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 3


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ MA TRẬN SWOT


Một môi trường kinh doanh chứa đựng các yếu tố mà tất cả doanh nghiệp
đều phải lệ thuộc vào và dựa vào sự phân tích đó để đưa ra chiến lược phát triển.

2.1.1 Áp lực của môi trường kinh doanh


Trong hoạt động hàng ngày, không có tổ chức nào có thể tồn tại độc lập
như một hòn đảo biệt lập mà phải chịu sự tác động bởi các yếu tố môi trường.
Trên thực tế, môi trường liên quan tới những thể chế hay lực lượng từ bên ngoài
tổ chức nhưng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả hoạt động của
một tổ chức.
y Môi trường kinh tế vĩ mô: có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách
độc lập, đặc điểm của các yếu tố trong môi trường này là chúng có mối quan hệ
tương hỗ để cùng tác động đến doanh nghiệp.
y Môi trường vi mô (tác nghiệp, đặc thù): bao gồm các yếu tố trong
ngành và là yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng của chúng
thường là một sự thực phải chấp nhận nên để có được chiến lược thành công phải
phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Tuy nhiên, sự hiểu biết sâu sắc về chúng sẽ
giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan
đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải, từ đó đề ra chiến
lược mới và có kế hoạch kinh doanh thích hợp.
y Môi trường bên trong (hoàn cảnh nội tại): bao gồm các yếu tố và
hệ thống bên trong doanh nghiệp. Việc phân tích yếu tố nội bộ này là rất quan
trọng vì qua chúng doanh nghiệp sẽ xác định rõ nét hơn các ưu nhược điểm của
mình để đưa ra các biện pháp nhằm giảm những nhược điểm và phát huy những
ưu thế để đạt được lợi thế tối đa.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 4


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Mối tương quan của chúng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa các môi trường kinh doanh

MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ


1. Các yếu tố chính trị - pháp luật
2. Các yếu tố kinh tế
3. Các yếu tố kĩ thuật công nghệ
4. Các yếu tố văn hoá xã hội
5. Các yếu tố tự nhiên

MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP


1. Các đối thủ cạnh tranh
2. Sức ép và yêu cầu của khách hàng
3. Các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn
4. Mức độ phát triển của thị trường
5. Các sản phẩm thay thế sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất
6. Các quan hệ liên kết

HOÀN CẢNH NỘI TẠI


1. Nguồn nhân lực
2. Nghiên cứu và phát triển
3. Sản xuất
4. Tài chính kế toán
5. Marketing.

(nguồn: Garry D.Smith, chiến lược và sách lược kinh doanh, nhà xuất bản thống
kê năm 2000)

Tất cả những áp lực trên có thể là những cơ may hoặc những mối đe doạ
đối với doanh nghiệp, nhờ đó tổ chức có thể đánh giá chính xác các điểm mạnh -
điểm yếu liên quan đến khả năng kinh doanh của chính mình.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 5


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

2.1.2 Ma trận SWOT (ma trận điểm yếu - điểm mạnh, cơ hội - nguy cơ)
SWOT là từ viết tắc của các chữ sau: S (Strengths - những điểm mạnh);
W (Weaknesses - những điểm yếu); O (Opportunities - những cơ hội); T (Threat
- những nguy cơ).
Thông qua việc đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu cho phép ta nhận
diện những khả năng chủ yếu của doanh nghiệp. Sự đánh giá này bao trùm lên
toàn bộ các lĩnh vực như: vị thế cạnh tranh trên thị trường, kĩ năng quản lí, nguồn
nhân lực, tiềm lực tài chính, tay nghề của nhân viên… Có 3 tiêu chuẩn có thể áp
dụng để nhận diện những khả năng chủ yếu của một doanh nghiệp là:
y Khả năng có thể tạo ra thêm tiềm năng để mở rộng thị trường
y Khả năng cốt yếu để có thể đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích
hơn từ các loại hàng hoá hay dịch vụ mà họ đã mua.
y Khả năng có thể tạo ra những sản phẩm mà các đối thủ canh tranh
không thể sao chép được.
Nhìn chung, mọi người có khuynh hướng tìm cách đánh giá những điểm
mạnh cao hơn những điểm yếu, bởi những điểm yếu đôi khi được hiểu như là sự
đe doạ bên trong doanh nghiệp nên nhất thiết phải điều chỉnh chúng theo hướng
tốt hơn. Như đã đề cập ở trên, những cơ may hoặc mối đe doạ đối với doanh
nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi áp lực môi trường vì chúng chứa đựng những yếu tố
mà doanh nghiệp phải lệ thuộc và chúng có thể tác động đến doanh nghiệp tại bất
cứ thời điểm cụ thể nào. Chính tầm quan trọng đó nên việc phân tích các yếu tố
trong môi trường kinh doanh vừa có tác dụng tìm hiểu tiềm năng của những yếu
tố bên trong lẫn bên ngoài tác động lên doanh nghiệp. Để đơn giản quá trình
nghiên cứu các yếu tố đó nhất thiết phải thông qua bước phân tích SWOT.
™ Để lập một ma trận SWOT phải trải qua 8 bước:
1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty (S);
2. Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty (W);
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty (O);
4. Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài công ty (T);

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 6


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược SO vào ô thích hợp;
6. Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi
kết quả của chiến lược WO;
7. Kết quả điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lược ST;
8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả
chiến lược WT.
™ Ma trận SWOT giúp phát triển 4 loại chiến lược sau:
y Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): sử dụng những điểm mạnh
bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Khi công ty có những
điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng thành điểm mạnh. Khi tổ
chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh
chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.
y Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): nhằm cải thiện những điểm
yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội
lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản
nó khai thác những cơ hội này.
y Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST): sử dụng các điểm mạnh
của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên
ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải
những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài.
y Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT): là những chiến lược phòng
thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ
từ môi trường bên ngoài của một doanh nghiệp. Một tổ chức mà phải đối đầu với
vô số những đe dọa bên ngoài và các điểm yếu bên trong có thể dễ dàng lâm vào
tình trạng không an toàn.
™ Ma trận SWOT được thể hiện qua mô hình bên dưới:

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 7


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Ô này luôn luôn để trống O: Những cơ hội T: Những nguy cơ


1. 1.
2. 2.
3. Liệt kê những cơ hội 3. Liệt kê những nguy cơ
4. 4.
5. 5.
6. 6.
7. 7.
8. 8.

S: Những điểm mạnh Các chiến lược SO Các chiến lược ST


1. 1. 1.
2. 2. 2.
3. Liệt kê những điểm mạnh 3. Sử dụng các điểm mạnh 3. Vượt qua những bất
4. để tận dụng cơ hội trắc bằng cách tận dụng
5. 4. các điểm mạnh
6. 5. 4.
7. 6. 5.
8. 7. 6.
W: Những điểm yếu Các chiến lược WO Các chiến lược WT
1. 1. 1.
2. 2. 2.
3. Liệt kê những điểm yếu 3. Hạn chế các mặt yếu để 3. Tối thiểu hoá những
4. lợi dụng các cơ hội điểm yếu và tránh khỏi
5. 4. các mối đe dọa
6. 5. 4.
7. 6. 5.
8. 7. 6.

Sơ đồ 2.2: Ma trận SWOT

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 8


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Mô tả (sơ đồ 2.2): một ma trận SWOT gồm có 9 ô. Trong đó, 4 ô chứa


đựng các yếu tố quan trọng (S, W, O, T) và 4 ô chứa chiến lược (SO, ST, WO,
WT) được phát triển sau khi đã hoàn thành 4ô chứa các yếu tố quan trọng và 1 ô
luôn luôn được để trống (ô phía bên đầu gốc trái).
Từ việc phân tích môi trường kinh doanh kết hợp với ma trận SWOT,
được xem như một công cụ kết hợp quan trọng giúp chúng ta có chiến lược phát
triển tốt nhất (bởi không phải tất cả các chiến lược trong ma trận SWOT đều sẽ
được lựa chọn để thực hiện) và góp phần chủ yếu trong việc đánh giá khả năng
kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào.
Tóm lại, ma trận SWOT là công cụ rất hữu hiệu cho việc phân tích đánh
giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp và dựa vào sự phân tích đó để đưa ra
chiến lược phát triển; đồng thời, giúp cho việc thực hiện dạng đề tài “phân tích
thuận lợi – khó khăn” được logic hơn và giảm bớt phần nào mức độ phức tạp của
việc phân tích này.

2.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp nói đến cùng vẫn
là lợi nhuận; đối với doanh nghiệp: lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định
khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy
bất trắc và khắc nghiệt; gồm có: lợi nhuận trước thuế (lãi chưa phân phối) là lợi
nhuận đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế (lợi
nhuận ròng hay lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức cho
ngân sách nhà nước. Nhìn chung, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay
quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận; có thể nói
tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp, và thông qua con
đường phân tích tình hình tài chính sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó;
bởi vì, nhiệm vụ của việc phân tích này là nhằm làm rõ xu hướng, tốc độ tăng
trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với
các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành, chỉ ra những thế mạnh và cả tình trạng

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 9


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để
phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích các tỉ số tài chính là
cách hữu hiệu nhất trong việc phân tích tài chính.

2.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán


Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Là mối quan tâm
hàng đầu của các nhà đầu tư bởi họ muốn biết doanh nghiệp có khả năng trả các
khoản nợ khi chúng đến hạn hay không.
™ Tỷ số thanh toán hiện thời
Là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ
đến hạn, nó chỉ ra các phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của chủ nợ được trang trải
bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kì phù hợp
với thời hạn trả nợ, nó biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ
ngắn hạn. Tỷ số này lớn hơn hoặc bằng 1 ( ≥ 1) chứng tỏ sự bình thường trong
hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là toàn bộ tài sản lưu động và các
khoản đầu tư ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Đó
là những tài sản lưu động và các khỏan đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành
tiền trong khoảng thời gian dưới một năm. Cụ thể là bao gồm các khoản: tiền
mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và tồn kho.
Nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn trả dưới một năm kể từ
ngày lập báo cáo. Vì vậy dùng tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn để
trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp. Cụ thể bao gồm: các khoản phải trả,
vay ngắn hạn, nợ tích luỹ và các khoản nợ ngắn hạn khác.
™ Tỷ số thanh toán nhanh
Đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ
ngắn hạn. Tỷ số này được sử dụng để tránh tình trạng doanh nghiệp có tỷ số

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 10


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

thanh toán cao nhưng không có khả năng trả nợ vì chúng đã loại trừ tồn kho
trong tài sản lưu động (tài sản quay vòng nhanh).

Taøi saûn löu ñoäng - toàn kho


Tyû soá thanh toaùn nhanh =
Nôï ngaén haïn

Tỷ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy
nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung
quá nhiều vốn bằng tiền, các khoản phải thu có thể không hiệu quả.

2.2.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính


Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh
mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính được coi như một
chính sách tài chính của doanh nghiệp, là chỉ tiêu cực kì quan trọng, là đòn bẩy
đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường luôn mang đầy tính rủi ro.
™ Tỷ số nợ
Là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn; cho thấy tài sản của doanh
nghiệp được tài trợ từ nợ bao nhiêu. Hay nói cách khác, cho thấy mức độ chủ
động của công ty về vốn.

Tổng số nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh
nghiệp cho đến thời hạn lập báo cáo. Nợ ngắn hạn như: các khoản phải trả, nợ
tích luỹ, vay ngắn hạn dưới một năm và các khoản nợ khác. Nợ dài hạn có thể là
nợ vay dài hạn của ngân hàng, các tổ chức khác, hoặc nợ do mua hàng trả chậm.
Tổng tài sản là toàn bộ tài sản hiện có cho đến thời điểm lập báo cáo gồm
tài sản lưu động và tài sản cố định.
Nhìn chung, các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng
thấp thì món nợ càng được đảm bảo; ngược lại, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 11


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

muốn có một tỷ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh bởi việc tăng
thêm vốn tự có sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm soát của doanh nghiệp.
™ Tỷ số đảm bảo nợ
Là loại tỷ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay với vốn chủ sở hữu; cũng
dùng để đo lường khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp nhưng tỷ số này sẽ
cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất vì cơ cấu tài chính là kết
cấu của tổng nợ và vốn tự có trong doanh nghiệp.

Tỷ số càng cao hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường
hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi. Tỷ số càng thấp, mức độ
an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh
doanh thua lỗ. Tỷ số đảm bảo nợ có thể được cho phép giới hạn trong khoảng từ
0 đến 1 vì lúc này vốn chủ sở hữu (vốn tự có) luôn lớn hơn tổng nợ, điều này sẽ
kích thích việc đẩy mạnh quyết định cho vay hay không của các chủ nợ đối với
doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tăng sử
dụng nợ khi có nhu cầu.
Nếu tỷ số đảm bảo nợ bằng 0, có nghĩa doanh nghiệp không sử dụng nợ
cho việc mua sắm tài sản mà nguồn tài sản của doanh nghiệp được hình thành
bởi 100% vốn chủ sở hữu. Nếu tỷ số đảm bảo nợ bằng 1, có nghĩa nguồn tài sản
của doanh nghiệp được hình thành bởi 50% nợ và 50% vốn chủ sở hữu.
™ Tỷ số thanh toán lãi vay
Dùng để đo lường mức độ tạo ra lợi nhuận do việc sử dụng vốn để đảm
bảo khả năng trả lãi vay như thế nào. Một cách ngắn gọn, tỷ số này phản ánh khả
năng trả nợ (lãi vay) của doanh nghiệp.

Lôïi nhuaän tröôùc thueá + laõi vay


Tyû soá thanh toaùn laõi vay =
Chi phí laõi vay

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 12


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Lãi vay là số tiền lãi nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả có thể là
do lãi vay ngắn hạn ở ngân hàng hoặc các tổ chức khác.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT: earning before interest and tax)
phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể có để trả lãi vay trong năm. Ở đây phải
sử dụng lợi tức trước thuế mà không phải lãi ròng ( lợi nhuận sau thuế) là vì lãi
vay được tính vào tổng chi phí trước khi tính thuế thu nhập.
Nếu tỷ số này càng thấp, có nghĩa là khả năng sinh lời của vốn vay không
cao, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, đúng hơn là hiệu quả sử dụng vốn
của công ty thấp; bởi vì, lợi nhuận của doanh nghiệp trước hết phải cao hơn so
với số tiền lãi vay.

2.2.3 Các tỷ số về hoạt động


Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác tổ chức điều
hành và hoạt động của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt
của chủ sơ hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày mỗi hạn hẹp đi và
chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn
lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
™ Kỳ thu tiền bình quân
Dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền – hàng, phản
ánh số ngày thu tiền bình quân từ khi ghi nhận doanh thu; là chỉ tiêu thể hiện
phương thức thanh toán (tiền mặt – thu tiền ngay, bán thiếu –thu tiền sau một
khoản thời gian được qui định bởi công ty hoặc theo sự thỏa thuận với khách
hàng) trong việc tiêu thụ hàng hóa của công ty.
Caùc khoaûn phaûi thu x 360
Kyø thu tieàn bình quaân =
Doanh thu thuaàn
Doanh thu thuần là doanh số bán ra của doanh nghiệp trong năm sau khi
đã trừ đi các khỏan giảm trừ như: chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại và thuế
doanh thu.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 13


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng do
chính sách bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác.
Về nguyên tắc, tỷ số này càng thấp càng tốt vì có như vậy thì vốn của
doanh nghiệp ít bị động trong khâu thanh toán; tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, tỷ số này cao hay thấp vẫn chưa thể có một kết luận chắc chắn mà phải căn
cứ vào chiến lược mục tiêu kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh
tranh trong từng thời điểm hay thời kì cụ thể của doanh nghiệp, ví dụ như trong
trường hợp doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng thị trường bằng việc tăng doanh
thu bán chịu…
™ Vòng quay tồn kho
Là một chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng, được sử dụng phổ biến trong
khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn; là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng
hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị
trường. Đây là chỉ tiêu cho biết mức độ sử dụng tồn kho một cách hiệu quả trên
cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, nhằm đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao.
Doanh thu thuaàn
Voøng quay toàn kho =
Toàn kho

Tồn kho là toàn bộ các tài sản như nguyên vật liệu trong khâu dự trữ, chi
phí sản xuất dở dang trong khâu sản xuất và thành phẩm trong khâu lưu thông.
Thông thường, 2 nhân tố doanh thu thuần và giá vốn hàng bán có thể được
thay thế cho nhau trong việc phân tích tỷ số này vì giá vốn hàng bán là bao gồm
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cấu
thành trong giá thành sản phẩm nên được sử dụng để so sánh với hàng tồn kho là
hoàn toàn hợp lí.
Ngoài ra, ta cũng có thể tính số ngày của một vòng bằng 360 (ngày) chia
cho số vòng. Nhìn chung, vòng quay tồn kho càng cao (số ngày cho một vòng
càng ngắn) thì càng tốt. Nhưng nếu vòng quay tồn kho quá cao sẽ thể hiện sự
trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp cung ứng kịp thời –
đúng lúc cho khách hàng, điều này dễ gây mất uy tín doanh nghiệp. Do đó, việc

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 14


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

quyết định vòng quay tồn kho cao hay thấp phải còn tùy thuộc vào loại hình kinh
doanh và thời gian trong năm.
™ Vòng quay tổng tài sản
Cũng phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp; tỷ số này có
nghĩa là trong 1 năm tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần; thể hiện
mối quan hệ so sánh giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động.
Tỷ số này nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác
1 đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao
hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
Doanh thu thuaàn
Voøng quay toång taøi saûn =
Toång taøi saûn

Tổng tài sản bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh
nghiệp đến thời điểm lập báo cáo.
Ngoài ra, vòng quay tài sản có thể dùng tương tự để tính riêng cho từng
loại tài sản, tức là so sánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần và tài sản lưu động
hay giữa doanh thu thuần và tài sản cố định.
™ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Như vừa mới đề cập nó thể hiện mối quan hệ giữa tài sản cố định và
doanh thu hoạt động; là hệ số tổng quát về số vòng quay tài sản cố định, để đo
lường việc sử dụng tài sản cố định như thế nào.
Doanh thu thuaàn
Hieäu suaát söû duïng taøi saûn coá ñònh =
Taøi saûn coá ñònh

Tài sản cố định (TSCĐ) được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản
cố định đến thời điểm lập báo cáo. Nó được xác định căn cứ vào nguyên giá của
tài sản cố định sau khi đã khấu trừ phần khấu hao tích lũy đến tại thời điểm lập
báo cáo.
Tỷ số này càng cao càng tốt vì khi đó cho thấy được công suất (hiệu suất)
sử dụng tài sản cố định cao. Những nguyên nhân phổ biến gây ra tỷ số này thấp

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 15


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

(hay việc sử dụng tài sản cố định không hiệu quả) là do đầu tư TSCĐ quá mức
cần thiết, TSCĐ không sử dụng được chiếm tỷ trọng lớn, TSCĐ được sử dụng
với công suất thấp hơn so với công suất thiết kế.

2.2.4 Các tỷ số về doanh lợi


Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp, hay phản
ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.Thực tế, trước khi đầu tư vào một doanh
nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về doanh lợi và sự thay đổi
như thế nào của các chỉ tiêu này qua quá trình hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận
vốn là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, bởi bản thân lợi nhuận có mối quan
hệ với doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu... nên khi phân tích chúng sẽ cung cấp
cho ta một ý nghĩa cụ thể trong việc đưa ra các quyết định quản trị thích hợp.
™ Tỷ lệ lãi gộp
Thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến để đạt lợi
nhuận; cho thấy khả năng điều hành sản xuất và chính sách giá của doanh
nghiệp; phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược
tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn (trên bảng kết quả
kinh doanh thì lãi gộp bằng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán).
Laõi goäp
Tyû leä laõi goäp =
Doanh thu thuaàn
Không tính đến chi phí kinh doanh, nếu lãi gộp biến động sẽ là nguyên
nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề
kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một tỷ lệ lãi
gộp thích hợp.
™ Doanh lợi tiêu thụ (ROS – return on sales)
Hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu. Nó phản ánh mức sinh lời trên
doanh thu, nghĩa là 1 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận
ròng (lợi nhuận ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế).

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 16


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Lôïi nhuaän sau thueá


Doanh lôïi tieâu thuï =
Doanh thu thuaàn
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại của doanh thu thuần sau khi
đã khấu trừ tổng chi phí và thuế thu nhập.
Phần lợi nhuận này thuộc về các chủ sở hữu. Thông thường, nó được phân
phối thành 2 phần: 1 phần để chia lợi tức cho các chủ sở hữu và 1 phần để lại để
tái đầu tư dưới hình thức lợi nhuận giữ lại. Sự thay đổi trong mức sinh lời phản
ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà
doanh nghiệp phục vụ.
™ Doanh lợi tài sản (ROA – return on asset)
Còn gọi là suất sinh lời của tài sản; nghĩa là 1 đồng tài sản tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng; chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của tài sản được đầu
tư. Tỷ số này còn được gọi là khả năng sinh lời của vốn đầu tư (ROI – return on
investment).
Lôïi nhuaän sau thueá
Doanh lôïi taøi saûn =
Toång taøi saûn

Doanh lợi tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ doanh lợi tiêu thụ và vòng
quay tài sản ( ROA = ROS x Vòng quay tài sản), nên khi doanh lợi tiêu thụ càng
lớn và vòng quay tài sản càng cao thì doanh lợi tài sản sẽ càng cao. Tỷ số này
càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lí tài sản càng hợp lí và hiệu quả.
Có thể tính và lập luận tương tự đối với từng loại tài sản như doanh lợi tài sản
lưu động hay doanh lợi tài sản cố định.
™ Doanh lợi vốn tự có (ROE – return on equity)
Còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu; mang ý nghĩa 1 đồng vốn chủ
sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Chỉ tiêu này phản ánh
hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của
vốn chủ sở hữu (vốn tự có).
Thường thì các nhà đầu tư quan tâm đến chỉ tiêu này vì họ muốn biết khả
năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn do họ bỏ ra đầu tư.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 17


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Lôïi nhuaän sau thueá


Doanh lôïi voán töï coù =
Voán töï coù

Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành
lên tài sản, do đó cũng sẽ lệ thuộc vào doanh lợi tài sản (ROE = [ROS x vòng
quay tài sản] / [1 - tỷ số nợ] = ROA / [1 - tỷ số nợ]), nên ROE tỷ lệ thuận với tỷ
số nợ. Khi doanh nghiệp đi vay nợ càng nhiều thì làm gia tăng vốn chủ sở hữu
nhưng tỷ số nợ của doanh nghiệp càng cao thì các tỷ số thanh toán lại càng thấp
làm rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng cao.
Tóm lại, qua các tỷ số tài chính, ta có thể nhận thấy được bức tranh tổng
quát về tình hình tài chính của công ty, đó là một kĩ thuật phân tích giúp cho việc
nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu về mặt tài chính của doanh nghiệp được dễ
dàng hơn.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 18


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên


Tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí
Minh 230 km về phía Tây Nam Bộ. Bắc giáp với vương quốc Campuchia; Tây
giáp với tỉnh Kiên Giang; Nam giáp với tỉnh Cần Thơ; Đông giáp với tỉnh Đồng
Tháp. An Giang có: 1 thành phố (Long Xuyên), 1 thị xã (Châu Đốc), và 9 huyện
(Chợ Mới, Châu Thành, Tân Châu, An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại
Sơn, Châu Phú). Gồm có các dân tộc tiêu biểu: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer; với
các tôn giáo là đạo Phật, Cao Đài, Công Giáo, đạo Hồi và đạo Hoà Hảo.
- Diện tích : 3.424 km2
- Dân số : 2.113.429 người
- Mật độ dân cư : 617 người/km2
An Giang cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, trong năm tỉnh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm AG vẫn đón nhận
con nước lũ khoảng từ 2,5 tháng đến 5 tháng và hình thành “mùa nước nổi”.
Nhiệt độ trung bình năm là 27oC. Độ ẩm 79 – 80%. Lượng mưa trung bình hàng
năm là 1.497 mm. Nền kinh tế chính là nông nghiệp, đặc biệt đứng đầu cả nước
về sản lượng lúa trên 2 triệu tấn/năm; ngoài ra, còn trồng bắp, đậu nành và nuôi
(trồng) thuỷ sản nước ngọt như cá, tôm… An Giang còn nổi tiếng với các nghề
thủ công truyền thống như: lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, bánh
phồng (Phú Tân), khô bò, khô cá và các mặt hàng tiêu dùng. Đặc biệt là nghề dệt
vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng
sông nước.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 19


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

3.1.2 Đặc điểm du lịch


An Giang là vùng đất phì nhiêu với khí hậu trong lành có những cánh
đồng tràn ngập màu xanh, xen kẽ với những dãy núi gắn với những câu chuyện
huyền bí về các đạo giáo. Nói đến AG là người ta nghĩ ngay đến quê hương của
bác Tôn - vị chủ tịch đầu tiên của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
An Giang còn tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang cũng như về vùng đất và
con người ở đây. Người dân AG mến khách, đất đai AG thẳng cánh cò bay, bốn
mùa hoa thơm trái ngọt. An Giang là nơi ghi dấu tích về ý chí kiên cường chinh
phục thiên nhiên, khai hoang lập nghiệp của cha ông mà tiêu biểu là danh tướng
Thoại Ngọc Hầu.
An giang là tỉnh có 4 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Việt (94,24%),
người Khmer (4,23%), người Chăm (0,63%) và người Hoa (0,90%) và các dân
tộc khác. Mỗi dân tộc đều có những nét sinh hoạt văn hóa và các lễ hội của
mình, nổi tiếng có các lễ hội văn hóa dân tộc như:
y Lễ hội Bà Chúa Xứ: đây là lễ hội dân gian lớn nhất của Nam bộ
được tổ chức hàng năm ở Châu Đốc, thu hút rất đông khách thập phương đến để
tham dự và xem lễ tắm Bà, xem múa bóng, hát bội, xin cầu tài cầu lộc, để du
ngoại, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh…
y Đối với dân tộc Khmer có: Lễ hội Chol Chnam Thmay là lễ năm
mới lớn nhất của người Khmer Nam Bộ (tương tự như tết Nguyên đán của người
Việt), mọi người có thể tham gia các trò chơi như thả diều, đánh quay lửa, xem
đốt pháo thăng thiên, xem người trong làng múa Roam Vông, hát Dù Kê…; Lễ
Đôn Ta là ngày lễ ông bà (như tết Thanh Minh của người Việt); Lễ hội đua bò là
nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Khmer ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
y Lễ hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roja Haji): là lễ hội của cộng
đồng người Chăm theo đạo Hồi, cũng giống như tết của người Việt, được diễn ra
tại chùa Chăm lớn Châu Giang xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. Đến với lễ hội, mọi
người có thể tham gia các cuộc vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao như ca hát,
đua ghe…

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 20


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Bên cạnh những lễ hội là các di tích lịch sử - văn hóa vốn là những công
trình xây dựng, khu phố cổ, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị
lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị về văn hóa khác, hoặc có liên
quan đến những danh nhân, anh hùng, những sự kiện lịch sử về quá trình hình
thành dân tộc, phát triển văn hóa, xã hội. Ở An giang có: khu di tích lịch sử Tức
Dụp là di tích cách mạng, ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại trong giai đoạn
kháng chiến chống Mỹ của nhân dân tỉnh AG, nằm ở phía tây chân núi Cô Tô và
núi Thất Sơn, thuộc địa phận xã An Ninh, huyện Tri Tôn, trên đồi là chi chít
hang động và các tầng đá kết thành giống như một tổ ong vĩ đại; thành cổ Óc Eo
tại vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn; nhà lưu niệm chủ tịch Tôn Đức
Thắng ở ấp Mỹ An, xã Hoà Hưng, cách thị xã Long Xuyên 3 km; di tích lịch sử
đền thờ quản cơ Trần Văn Thành; di tích lịch sử cách mạng Cột Dây Thép; thêm
vào đó là các công trình kiến trúc như: chùa Xã Tón, lăng Thoại Ngọc Hầu,
miếu bà Chúa Xứ, chùa cổ Tây An, chùa Giồng Thành, chùa Chăm (thánh đường
hồi giáo Ma Ba Rák) và nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác.
Ngoài những công trình kiến trúc, nghệ thuật do bàn tay khối óc con
người tạo nên, AG còn có những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên ưu đãi, đó
là các cảnh đẹp tự nhiên hoặc có công trình xây dựng cổ, nổi tiếng, đã vượt qua
khuôn khổ thời gian và không gian tồn tại đến ngày nay như: khu du lịch núi cấm
thuộc huyện Tịnh Biên cách thị xã Châu Đốc 30 km, là một ngọn trong dãy
“Thất Sơn” hùng vĩ của AG, núi Cấm cao 710 m, đường đi lên núi thoải mái,
sườn núi có nhiều cảnh đẹp như suối Thanh Lang, động Thuỷ Liêm, hang Vồ Bồ
Hông…; khu du lịch núi Sam là khu du lịch nổi tiếng thuộc xã Vĩnh Tế (phía tây
thị xã Châu Đốc). Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi,
sườn núi và cả trên đỉnh núi, đặc biệt dưới chân núi có lăng Thoại Ngọc Hầu;…
Thêm vào đặc điểm du lịch AG là sự phát triển của các loại hình du lịch
sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hành hương, du lịch nhà vườn, câu cá, ngủ ở bè,
thưởng thức các món ăn dân dã lạ miệng như bún mắm, bún nước lèo, lạp xưởng
bò, bánh cống… với hương vị đậm đà đặc trương của miền sông nước Nam Bộ.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 21


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Tất cả những đặc điểm trên như một sự ưu đãi riêng để AG mau chóng trở thành
một vùng đất có sức hút đặc biệt về du lịch. Chúng góp phần tạo nên một AG với
phong thái rất đặc sắc và cá biệt mà không nơi nào có được.
Ngày nay, An Giang đang trên đà phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội…
là vùng đất giàu tiềm năng du lịch nên Tỉnh đã và đang ra sức nổ lực tập trung
đầu tư, khai thác chúng để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong đó, An Giang đang phấn đấu để nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch.
Tất cả với tiêu chí:
“An Giang mời gọi các nhà đầu tư
An Giang điểm hẹn du lịch
An Giang đón chào quí khách”.

3.2 GIỚI THIỆU CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển


Trong những năm đầu mới giải phóng, An Giang cũng như các địa
phương khác trong toàn quốc, nền kinh tế còn quản lý theo cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp. Tỉnh An Giang trong một thời gian dài sản xuất lúa một vụ, sản
lượng lương thực chưa đủ dùng, rất nhiều vùng cần phải cứu đói. Trước tình hình
đó, Đảng Bộ tỉnh đã mạnh dạn lãnh đạo nhân dân có nhiều chính sách đột phá
trong sản xuất nông nghiệp như: cải tạo đồng ruộng, giao đất ổn định cho nông
dân, chuyển vụ, tăng vụ… kết quả từ chỗ thiếu đói, nay sản lượng lúa ở An
Giang chẳng những đủ tiêu thụ trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu, các loại
cây trồng khác đảm bảo tính hiệu quả. Bên cạnh thế mạnh sản xuất nông nghiệp,
Đảng Bộ và chính quyền tỉnh cũng đã xác định được những tiềm năng, điều kiện
tốt để phát triển du lịch. Chính vì thế, ngành du lịch An Giang ra đời rất sớm so
với các tỉnh ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Công ty du lịch AG được hình thành chính thức vào ngày 12/06/1978 do
Quyết định của UBND tỉnh An Giang, khi mới thành lập chỉ có hơn 40 CB-CNV

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 22


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

được điều động từ các ngành công an, bộ đội, xuất nhập khẩu và 1 nhà khách tiếp
quản, giám đốc công ty là một cán bộ tập kết được đào tạo qua ngành du lịch,
từng có thời gian quản lý khách sạn bờ Hồ Hà Nội.
Đến năm 1980, hình thành bộ phận hoạt động lữ hành được mang tên
“phòng hướng dẫn du lịch”. Tên giao dịch công ty là ANGIANG TOURIST.
Cuối năm 1986 đầu năm 1987, với chủ trương sắp xếp lại ngành nghề,
UBND tỉnh quyết định sát nhập Công Ty Khách Sạn-Ăn Uống (trực thuộc sở
Thương Nghiệp) với Công Ty Du Lịch thành Công Ty Du Lịch An Giang với số
lượng CB-CNV là 650 người.
Để bắt kịp với thời đại mới, phù hợp với điều kiện quản lý sản xuất kinh
doanh, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tạo điều kiện cho ngành du lịch
tỉnh ngày càng phát triển. Ngày 16/01/1996, theo Quyết định 26/QĐ-UB Công
Ty Du Lịch Và Phát Triển Miền Núi An Giang với tư cách là một doanh nghiệp
nhà nước, bởi sự sát nhập từ Công Ty Du Lịch An Giang với Công Ty Thương
Mại Và Đầu Tư Phát Triển Miền Núi, được tăng thêm chức năng thương mại-
xuất nhập khẩu. Tên giao dịch ANGIANG TOURMOUNDIMEX.
Sau hơn 4 năm hoạt động, Công Ty Du Lịch Và Phát Triển Miền Núi An
Giang đổi tên thành Công Ty Du Lịch An Giang theo Quyết định số 366/QĐ-
UB-TC ngày 22/03/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang về việc đổi tên
doanh nghiệp nhà nước và hoạt động bình thường cho đến nay năm 2004.
- Tên tiếng Việt: Công Ty Du Lịch An Giang
- Tên giao dịch: AnGiang Tourimex Company
- Tên viết tắt: An Giang Tour Co.
- Trụ sở chính: 17 - đường Nguyễn Văn Cưng - phường Mỹ Long -
thành phố Long Xuyên-tỉnh An Giang
- Website: www.angiangtourimex.com
- E-mail: tourimexbr@saigonnet.vn
- Điện thoại: 076.843752 – 076.841308
- Fax: 076.841648

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 23


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Nguồn vốn:
- Vốn kinh doanh: 26.575.503.042 VNĐ
- Vốn ngân sách: 22.489.129.914 VNĐ
- Vốn tự bổ sung: 4.086.373.128 VNĐ
(nguồn: phòng kế toán tài vụ)
Ngành nghề kinh doanh hiện nay: kinh doanh dịch vụ du lịch - nội ngoại
thương, nhà hàng, khách sạn, Massage, ăn uống công cộng, đưa đón khách du
lịch, thu mua chế biến xuất khẩu nông sản, nhập khẩu máy móc, kinh doanh vật
tư thiết bị, vật tư xây dựng…
Công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh những ngành nghề
phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao, có quyền quản lý sử dụng vốn
và các quỹ phục vụ nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả.
Mặc khác, công ty có nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý


™ Cơ cấu tổ chức của toàn công ty:
Mô hình cơ cấu tổ chức thuộc loại theo chức năng nhiệm vụ. Văn phòng
công ty quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, có các phòng ban
chức năng.
Công ty do Giám Đốc trực tiếp điều hành, cơ cấu có Phó Giám Đốc giúp
việc, các Trưởng phòng ban, Giám Đốc khách sạn nhà hàng, chi nhánh giúp việc
Ban Giám Đốc trong công tác kinh doanh dịch vụ và quản lý.
™ Sơ đồ cơ cấu tổ chức toàn công ty:

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 24



Sơđồđồ3.1:
3.3:Cơ
Cơcấu
cấutổtổchức
chứcbộbộmáy
máyquản
quảnlýlýcủa
củatoàn
côngcông
ty ty

Giám Đốc

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm


P. Tổ Chức P. Kế Toán P. Kế Hoạch P. Xuất P. Đầu Tư Chi Nhánh
Hành Chánh Tài Vụ Nghiệp Vụ Nhập Khẩu Xây Dựng TP.HCM

Các Khách Các Khu Du TT Dịch Vụ XN Chế Biến Các Xí Nghiệp


Sạn Lịch Du Lịch Nông Sản XK Thu Mua
Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Trang 25
Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh
Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

™ Chức năng - nhiệm vụ:


y Ban giám đốc:
- Giám đốc: là người có quyền hành cao nhất trong công ty và có trách
nhiệm trước pháp luật, phụ trách chung điều hành mọi hoạt động của đơn vị, trực
tiếp chỉ đạo về tổ chức, hoạch định và quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh
dịch vụ, trực tiếp phụ trách kế toán tài chánh và xuất nhập khẩu.
- Phó giám đốc:
+ Một phó giám đốc: kiêm nhiệm Giám Đốc khách sạn Đông Xuyên –
Long Xuyên, phụ trách khối ăn và nghỉ toàn công ty, phụ trách công tác đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực, có trách nhiệm hỗ trợ Giám Đốc trong việc tổ chức
điều hành chung của đơn vị và thay mặt GĐ giải quyết công việc công ty khi GĐ
vắng mặt.
+ Một phó giám đốc: kiêm nhiệm Giám Đốc trung tâm dịch vụ du lịch,
phụ trách công tác tuyên truyền, quảng cáo của công ty, phụ trách khối vui chơi -
giải trí, chịu trách nhiệm trước GĐ và pháp luật về nhiệm vụ được GĐ phân công
hoặc uỷ nhiệm thực hiện.
y Phòng tổ chức hành chánh:
- Thực hiện các công việc về tổ chức nhân sự, hành chánh, văn thư, lưu
trữ, công tác đời sống và trật tự an toàn công ty.
- Tham mưu cho GĐ trong việc đào tạo tuyển dụng nhân viên, quản lý chế
độ lao động, tiền lương…
y Phòng kế toán – tài vụ:
- Tham mưu cho Ban GĐ trong lĩnh vực quản trị tài chính của công ty.
- Phối hợp với phòng kế hoạch và phát triển miền núi xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn. Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra,
phân tích hiệu quả.
- Thực hiện các nhiệm vụ theo pháp lệnh kế toán và thống kê được Nhà
nước ban hành. Lập các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch thu mua, sản xuất, cân
đối tiền - hàng, cung ứng hàng hóa, theo dõi kho vận, thống kê số liệu, thực hiện

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 26


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

báo cáo định kì. Theo dõi hàng hóa và thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu,
theo dõi quản lý tài chính và xử lý nghiệp vụ du lịch.
y Phòng kế hoạch nghiệp vụ:
- Chức năng: tham mưu, giúp việc cho GĐ công ty về định hướng kế
hoạch sản xuất kinh doanh và nghiệp vụ phát triển du lịch, thực hiện kinh tế hợp
tác xã.
- Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, qui hoạch
phát triển 5 năm – 10 năm của công ty.
+ Thực hiện phương thức đầu tư vốn, tiêu thụ lương thực của nông dân và
hợp tác xã theo định hướng gắn kết giữa công ty và nông dân, HTX nông nghiệp,
HTX xay xát, HTX dịch vụ…
+ Thống kê, tổng hợp, theo dõi, báo cáo quá trình thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh của công ty. Định hướng chiến lược tiếp thị, tuyên truyền quảng
bá các sản phẩm du lịch.
+ Đề xuất các giải pháp đổi mới về nội dung và chất lượng phục vụ tại nhà
hàng, khách sạn, khu du lịch. Tiêu chuẩn hóa trang thiết bị, công cụ nhà hàng,
khách sạn, khu du lịch, nghiệp vụ nhân viên theo đúng qui định của ngành.
y Phòng xuất nhập khẩu:
- Chức năng: tham mưu, giúp việc cho GĐ công ty thông qua giá cả, thị
trường và kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu
- Nhiệm vụ: Thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu
theo định hướng của công ty. Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu: lập hợp đồng
kinh tế nội thương, ngoại thương; theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận, thanh
lý hợp đồng và thanh toán quốc tế. Thu nhận, phân tích và truy cập thông tin
chính xác về giá cả, thị trường trong nước và quốc tế kịp thời tham mưu cho GĐ
. Thực hiện chế độ báo cáo định kì theo qui định.
y Phòng đầu tư – xây dựng:
- Thực hiện, theo dõi thực hiện, kiểm tra các công trình đầu tư, xây dựng
cơ bản, sữa chữa cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, trang thiết bị đúng trình tự

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 27


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

thủ tục theo qui định của pháp luật và qui định về việc quản lý đầu tư xây dựng
của công ty.Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ lao động và an
toàn lao động toàn công ty.
- Lập kế hoạch, qui hoạch về đầu tư, xây dựng, phát triển du lịch, cơ sở hạ
tầng phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh theo định hướng của công ty.
y Chi nhách công ty tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Thay mặt công ty giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, tham
vấn cho công ty về việc đàm phán và ký kết hợp đồng đối nội, đối ngoại.
- Tiếp thị, quảng cáo, khai thác các tuyến du lịch lữ hành quốc nội và quốc
ngoại. Thực hiện hợp đồng kinh tế đã được ký kết theo ngành nghề kinh doanh.
- Là đơn vị kinh tế hạch toán báo sổ, trực thuộc công ty, có con dấu riêng
để giao dịch, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục để đăng ký kinh doanh
và hoạt động theo qui định của pháp luật.
™ Tình hình lao động:
Tình hình lao động của công ty chia làm hai bộ phận:
- một bộ phận làm việc ở mảng du lịch có 243 người
- một bộ phận làm ở mảng thương mại có 88 người.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 28


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp danh sách lao động

ĐVT: người
Trình độ chuyên Trình độ chính
Tổng
Đảng môn trị Ghi
Đơn vị số lao Nam Nữ
viên Đại Trung Sơ Cao Trung Sơ chú
động
học cấp cấp cấp cấp cấp
1. Văn phòng công ty 44 22 22 15 22 6 2 0 3 3
- Ban Giám Đốc 3 3 0 3 1 0 0 0 0
- P. Tổ Chức Hành Chánh 12 6 6 4 2 1 1 1 1
- P. Kế Toán – Tài Vụ 10 3 7 3 7 2 1 1 0
- P. Kế Hoạch Nghiệp Vụ 5 1 4 3 4 1 0 1 1
- P. Xuất Nhập Khẩu 5 3 2 0 3 0 0 0 1
- P. Đầu Tư – Xây dựng 5 5 0 1 3 1 0 0 0
- Chi Nhánh (TP.HCM) 4 1 3 1 2 1 0 0 0
z Mảng du lịch 243 112 131 32 31 27 31 0 8 10
2. Trung Tâm DVDL 13 10 3 2 5 0 1 0 1
3. Khách sạn ĐX – LX 116 38 78 15 12 10 22 5 5
4. Khu DL Bến Đá Núi Sam 61 29 32 7 5 11 5 2 1
5. Khu DL Tức Dụp 32 24 8 7 4 5 3 0 3
6. Nhà Nghỉ An Hải Sơn 21 11 10 1 5 1 0 1 0
z Mảng thương mại 88 69 19 11 6 18 3 0 2 1
7. XN CBNS XKI (NM4) 36 29 7 4 1 5 0 1 1
8. NM CB Gạo XKI (NM1) 13 7 6 1 2 4 2 1 0
9. NM CB Gạo XKV (NM5) 17 14 3 3 1 5 0 0 0
10. NM CB Gạo XKVI (NM6) 15 13 2 3 1 4 1 0 1
11. XN CBNS XKIII 7 6 1 0 1 0 0 0 0
z Khác 12 9 3 3 2 0 0 0 1 0
12. Nhóm đi học 10 8 2 1 0 0 0 0 0
13. Chờ nghỉ hưu 2 1 1 2 2 0 0 1 0
Tổng cộng 387 212 175 61 61 51 36 0 14 15

(nguồn: phòng tổ chức hành chánh, tháng 2/2004)

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 29


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

3.2.3 Cơ cấu tổ chức của mảng du lịch


™ Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của mảng du lịch:

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng Tổ Phòng Kế Phòng Kế Phòng Phòng Chi


Chức Toán Tài Hoạch Xuất Đầu Tư Nhánh
Hành Vụ Nghiệp Nhập Xây Dựng Tp.HCM
Chánh Vụ Khẩu

KS – NH Trung Khu Du Khu Du Khu Du


Đông Tâm dịch Lịch Tức Lịch Bến Lịch An
Xuyên – Vụ Du Dụp Đá Núi Hải Sơn
Long Lịch Sam
Xuyên

Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mảng du lịch

™ Chức năng nhiệm vụ:


y Khách sạn – nhà hàng Đông Xuyên – Long Xuyên:
- Được đổi tên từ khách sạn-nhà hàng Đông Xuyên-Cửu Long-Long
Xuyên ngày 22/4/2003.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ trong khách sạn nhà
hàng như: xông hơi, Massage, Karaoke, quầy bar rượu, vũ trường, ca nhạc, bán
hàng lưu niệm, cho thuê mặt bằng… Khách sạn có con dấu riêng để tiến hành
giao dịch và tiến hành đăng ký kinh doanh theo luật định.
y Trung tâm dịch vụ du lịch:

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 30


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

- Thực hiện các dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn du lịch lữ hành quốc nội
và quốc ngoại, tổ chức thực hiện các TOURS từng phần hay trọn gói.
- Tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo thu hút khách du lịch.
y Khu du lịch Tức Dụp:
- Chức năng: quản lí di tích lịch sử, văn hóa và khai thác dịch vụ du lịch
khu lịch sử văn hóa và du lịch Đồi Tức Dụp.
- Nhiệm vụ: Tiếp cận và quản lý, duy tu các công trình, di tích lịch sử, văn
hóa khu vực Đồi.
- Khai thác dịch vụ du lịch: nhà nghỉ, nhà hàng, quầy giải khát, bán hàng
lưu niệm, hướng dẫn tham quan hang động.
- Kinh doanh dịch vụ: giữ xe, bán vé vào cổng, vui chơi giải trí…
y Khu du lịch bến đá Núi Sam:
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vũ trường, lữ hành nội địa, vận chuyển
khách du lịch, xông hơi, xoa bóp, vật lý trị liệu, dịch vụ giải trí, Karaoke,
Billiards, trò chơi điện tử, các loịa hình thể thao, giữ xe.
- Là đơn vị hạch toán báo sổ, có con dấu riêng theo qui định của cơ quan
chức năng, có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt
động theo đúng pháp luật.
y Nhà nghỉ An Hải Sơn:
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ trong khách sạn – nhà
hàng như: quầy giải khát, bán hàng lưu niệm, giữ xe, khu vui chơi giải trí, hướng
dẫn tham quan du lịch. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty, có con dấu riêng
để giao dịch, có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt
động theo luật định.
y Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm:
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được quốc hội nước
CHXHCN-VN thông qua ngày 21/06/1994, đã chuyển giao khu du lịch núi Cấm
(kể cả đơn vị Lâm Viên Núi Cấm) từ công ty du lịch cho Ban quản lý các khu du
lịch tỉnh AG trực tiếp quản lý, đầu tư, khai thác và chịu trách nhiệm trước UBND

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 31


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

tỉnh về chức năng nhiệm vụ được giao và đã chuyển vào ngày 06/08/2003 số
1437/QĐ-UB-TC.
™ Hoạt động du lịch và chức năng kinh doanh các dịch vụ:
Thực hiện các dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế, với đội ngũ hướng dẫn
viên lành nghề, bộ phận điều hành có nhiều kinh nghiệm, đội xe - tàu từ 7 đến
50 chỗ tiện nghi. Ngoài ra, với nhiều chương trình du lịch trong tỉnh AG mới lạ
hấp dẫn du khách với loại hình, du lịch sinh thái - rừng tràm Trà Sư, dã ngoại,
leo núi…Hệ thống khách sạn đầy đủ tiện nghi được phân bố khắp tỉnh An Giang,
Kiên Giang, Vũng Tàu, Đà Lạt…

3.2.4 Xu hướng phát triển


An Giang giàu đẹp bởi tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế đa dạng,
nhiều kênh rạch, ao hồ nước ngọt quanh năm, phù sa bồi đắp đất đai màu mỡ. An
Giang có rừng, có núi, có lịch sử hình thành và phát triển rất phong phú, chứa
đựng cả một kho tang kinh tế - văn hoá. Tất cả như một ưu đãi riêng cho ngành
công nghiệp không khói ở AG ngày càng phát triển. Trước những tiềm năng du
lịch của tỉnh, hiện tại, công ty du lịch AG đã có cơ sở kinh doanh du lịch phân bố
khắp địa bàn du lịch trọng điểm với nhiều loại hình như: lữ hành nội địa và quốc
tế. Thực hiện các tour nội tỉnh, đặc biệt Homestay Tour, Mekong Tour và du lịch
mùa nước nổi. Cho thuê phương tiện thuỷ, bộ. Bán vé máy bay trong và ngoài
nước. Bán vé tàu Châu Đốc – Phnôm Pênh. Hướng dẫn, phiên dịch. Xuất khẩu
lao động.
Vì thế, định hướng phát triển du lịch là khai thác tối đa về lợi thế du lịch
tỉnh, đa dạng hoá các loại hình du lịch, các khu du lịch luôn luôn đổi mới các loại
hình dịch vụ giải trí và cảnh quan ngày càng hấp dẫn du khách. Trong tương lai,
có cơ hội mở rộng thị trường du lịch trong vùng và khu vực, liên kết với các
vùng du lịch trọng điểm của cả nước để thu hút khách du lịch đến An Giang.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 32


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

CHƯƠNG 4

MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

4.1 YẾU TỐ KINH TẾ


Trong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế thế giới năm 2003 diễn biến
khá phức tạp, tác động tiêu cực của khủng bố quốc tế, chiến tranh Irak, dịch bệnh
viêm đường hô hấp cấp (SARS), gần đây nhất là dịch cúm gà đã ảnh hưởng
tương đối đến du lịch, Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế theo hiệp
định AFTA cạnh tranh ngày càng gay gắt… đã tác động không nhỏ đến sản xuất
nhưng nhìn chung nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao và bền
vững, cơ cấu kinh tế-cơ cấu lao động đang chuyển dịch mạnh theo hướng công
nghiệp, dịch vụ tăng dần, nông nghiệp giảm dần.
Bảng4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003
Kinh tế Việt Nam năm 2003 Kinh tế tỉnh An Giang năm 2003
- GDP tăng trưởng 7,24% - GDP tăng trưởng 9,13%
- Công nghiệp và xây dựng 10,28% - Công nghiệp và xây dựng 12,77%
- Nông, lâm, ngư nghiệp 3,19% - Nông, lâm, ngư nghiệp 2,75%
- Dịch vụ 6,63% - Dịch vụ 13,58%
(nguồn: Tổng cục thống kê và cục thống kê tỉnh An Giang)
Một điều đáng phấn khởi là Việt Nam luôn tạo được đà tăng trưởng với
tốc độ năm sau cao hơn năm trước (năm 2001 GDP tăng trưởng là 6,89%, năm
2002 là 7,04% và năm 2003 là 7,24%), đặc biệt sự tăng trưởng này không những
cao hơn tốc độ tăng bình quân 6,95% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000
mà còn đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và
thế giới (Theo số liệu công bố của Ngân hàng phát triển Châu Á tháng 5/2003 thì
tăng trưởng kinh tế của Châu Á (trừ Nhật Bản) năm 2003 đạt 5,3%, trong đó tốc
độ tăng trưởng của Trung Quốc là 7,2%, Ấn Độ là 5,3%, Hàn Quốc là 4,1%, Thái
Lan là 3,5%, Malaixia là 3,5%, philíppin là 3,5%...)

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 33


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Riêng tỉnh An Giang, tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 10,54% vượt cao
so chỉ tiêu nghị quyết là 7,5%, đến năm 2003 tăng trưởng tiếp tục đạt 9,13%
vượt so chỉ tiêu 8,5%. Chính sự tăng trưởng này đã dẫn đến sự phát triển không
ngừng của nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung, của tỉnh An Giang nói riêng.
Như chúng ta đã biết, giữa nhu cầu và hiện thực tồn tại một khoảng cách nhất
định nhưng khoảng cách ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của
nền sản xuất xã hội : trình độ càng cao khoảng cách càng rút ngắn và sự phát
triển du lịch cũng bị chi phối bởi yếu tố đó, rõ ràng nếu một nước có nền kinh tế
chậm phát triển thì nhu cầu nghỉ ngơi du lịch cũng bị hạn chế, ngược lại nước
nào có nền kinh tế phát triển thì nhu cầu nghỉ ngơi du lịch lại gia tăng và ngày
càng đa dạng. Chúng ta phải thừa nhận rằng không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt
động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn trong tình trạng
thấp kém. Bởi thế, những biểu hiện tăng trưởng kinh tế đã cho chúng ta một niềm
tin rằng du lịch Việt Nam sẽ phát triển ngày một mạnh hơn nữa đúng với phương
hướng, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngoài ra, với số liệu thống kê năm 2003 của tỉnh An Giang cũng tạo ra
một bộ mặt kinh tế tỉnh rất khả quan với kết quả đạt được hơn mong đợi và có
ảnh hưởng to lớn đến tình hình phát triển du lịch của tỉnh nhà, cụ thể:
y Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội đạt trên 20 ngàn tỷ đồng
tăng 15% so năm 2002 (xem bảng 3)
y Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 10.986,7 tỷ đồng tăng
18,79% so năm trước (xem bảng 4). Trong đó, kinh tế nhà nước tăng đến
45,27%, cá thể tăng 21,65%, tập thể tăng gần 9%, trong khi tư nhân giảm 4,4%.
y Tổng lượt khách tham quan du lịch đạt 2,765 triệu lượt người tăng
13,3% so năm 2002.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 34


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Bảng4.3 Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội
ĐVT: triệu đồng
% thực hiện
Thực hiện Thực hiện
Phân theo ngành hoạt động so cùng kỳ
năm 2002 năm 2003
(%)
1. Ngành thương nghiệp 14.390.863 16.190.011 112,50
2. Khách sạn-nhà hàng 2.745.925 3.342.531 121,73
3. Dịch vụ 497.160 615.603 123,82
4. Du lịch 5.619 2.450 43,60
5. Mức bán lẻ trực tiếp của CSSX 187.540 265.517 141,58
Tổng cộng 17.827.102 20.416.112 114,53
(nguồn: Cục thống kê An Giang)

Bảng4.4 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội
ĐVT: triệu đồng
% thực hiện
Thực hiện Thực hiện
Phân theo ngành hoạt động so cùng kỳ
năm 2002 năm 2003
(%)
1. Ngành thương nghiệp 5.812.560 6.760.553 116,31
2. Khách sạn-nhà hàng 2.745.925 3.342.531 121,73
3. Dịch vụ 497.160 615.603 123,82
4. Du lịch 5.619 2.450 43,60
5. Mức bán lẻ trực tiếp của CSSX 187.540 265.517 141,58
Tổng cộng 9.248.804 10.986.654 118,79
(nguồn: Cục thống kê An Giang)

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 35


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Bảng4.5 Doanh thu du lịch


ĐVT: triệu đồng
Thực hiện Thực hiện 2003 so
Chia theo loại hình kinh doanh
năm 2002 năm 2003 2002 (%)
1. Doanh thu dịch vụ 24.936 30.650 122,91
- Doanh thu cho thuê buồng 15.080 19.100 126,66
- Doanh thu lữ hành 1.679 1.700 101,25
- Doanh thu vận chuyển khách 931 1.360 146,08
- Doanh thu vui chơi, giải trí 3.083 2.200 71,36
- Doanh thu dịch vụ khác 4.163 6.290 151,09
2. Doanh thu bán hàng hoá 752 750 99,73
Trong đó: bán lẻ 752 750 99,73
3. Doanh thu hàng ăn uống 18.541 21.700 117,04
Trong đó: hàng tự chế 13.164 15.000 113,95
Tổng cộng 44.229 53.100 120,06
(nguồn: Cục thống kê An Giang)
y Tổng doanh thu du lịch cả năm đạt 53,1 tỷ đồng tăng 10% so năm
trước (xem bảng 4), nhưng trong đó doanh thu của mảng tổ chức tour chuyến du
lịch trong nước và nước ngoài giảm hơn một nữa vì ảnh hưởng dịch SARS, nhiều
tour chuyến phải bị huỷ và do công ty đầu tư nâng cấp sửa chữa xây dựng các cơ
sở du lịch; đồng thời, mức lưu chuyển hàng hoá và mức bán lẻ hàng hoá của du
lịch lại có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, nhìn chung sự ảnh hưởng này chỉ xảy ra
vào một thời điểm nhất định không tác động lâu dài nên du lịch tỉnh nhà sẽ lại có
thể tiếp tục gia tăng về doanh thu trong tương lai.
y Hiện nay, tốc độ đô thị hoá là 16% và dự báo sẽ còn tăng rất nhanh
35% vào năm 2010. Một dấu hiệu tốt để đẩy mạnh nhu cầu du lịch, bởi đô thị
hoá tạo nên một lối sống đặc biệt - lối sống thành thị và từ đó góp phần nâng cao
điều kiện sống cho nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần, chính nhịp sống sôi
động của đô thị đã làm cuộc sống xã hội tỉnh AG ngày càng hiện đại hơn. Theo

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 36


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

báo cáo cuối năm 2003, tỉnh đang tiếp tục thực hiện các công trình trọng điểm
như: khu công nghiệp Bình Long- Bình Hoà, các khu kinh tế cửa khẩu, các công
trình Bảo Tàng, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp sạch… Hơn thế nữa, kết
cấu hạ tầng nông thôn đã được xây dựng đồng bộ đến tận vùng sâu vùng xa, nhất
là hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp sửa chữa cả đường bộ và đường
thuỷ, hệ thống kênh rạch sông ngòi được nạo vét khai thông, đẩy mạnh sức lưu
thông của tàu thuyền và tự do thông thương mua bán nhằm thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước.
Trong năm 2003, tỉnh đã nâng cấp 401km đường, 65 cầu và cống với
chiều dài 2.107m, tổng kinh phí 113 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành giao thông vận
tải của cả nước cũng đã cải tạo và nâng cấp làm mới 4.567km đường quốc lộ và
các nhánh đường, 454km đường sắt, 35.937m cầu đường bộ và 4.690m cầu
đường sắt. Điều này sẽ đảm bảo đáp ứng được một trong những nhu cầu thiết yếu
nhất của du khách bởi du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một
khoảng cách nhất định, nên hoạt động du lịch phụ thuộc rất nhiều vào giao thông
và từ việc thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch
mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.
y Mặc khác, do kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, giá cả
ổn định và việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 180.000 đồng lên 210.000
đồng năm 2001 và 290.000 đồng đầu năm 2003 cùng với việc triển khai nhiều
chương trình xoá đói giảm nghèo nên đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị
và nông thôn tiếp tục được cải thiện. Được biết, mức sống hộ gia đình hiện nay
do Tổng cục thống kê tiến hành thì thu nhập bình quân 1người/tháng theo giá
thực tế đạt 365.800 đồng, trong đó khu vực thành thị đạt 625.900 đồng và khu
vực nông thôn đạt 274.900 đồng. Hơn nữa, GDP bình quân đầu người của tỉnh
AG năm 2003 đạt 6.147.000 đồng (năm 2002 là 6,5 triệu đồng) và theo dự báo
năm 2004 sẽ còn tăng lên 7.040.000 đồng, cùng với chế độ làm việc 8giờ/ngày
được nghỉ thêm ngày thứ bảy và những chế độ nghỉ lễ, tết hàng năm đã giúp cho
đa số người dân có điều kiện đi du lịch. Vì thực tế chỉ ra rằng, du lịch không thể

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 37


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

phát triển mạnh nếu con người thiếu thời gian rỗi và thu nhập thấp; nên để phát
triển du lịch trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam đã thực hiện
chế độ tuần làm việc 5 ngày và theo thống kê trên thế giới thì 4/5 nhu cầu là đi
du lịch nội địa. Ở Việt Nam, người dân cũng đi du lịch trong nước là chủ yếu. Do
đó, với thời gian rỗi và thu nhập được cải thiện như thế, đảm bảo cho tỉnh AG và
công ty du lịch An Giang có cơ hội khai thác tối đa thị trường khách du lịch
trong nước và gia tăng lượng khách nước ngoài.
y Một yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh nền kinh tế đó là
vốn. Tỉnh cũng đã từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh
tế. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tích cực đáp ứng vấn đề
này, tăng cường cho vay kịp thời giúp các khu vực kinh tế phát triển. Tổng doanh
số cho vay năm 2003 đạt 9.800 tỷ tăng 49,4% so năm 2002, trong đó vay ngắn
hạn 7.404 tỷ đồng và vay trung-dài hạn 2.396 tỷ đồng. Từ đó, giúp tạo vốn đầu tư
cho công ty, góp phần phát triển bền vững cho ngành du lịch tỉnh nhà.
Vậy, An Giang có đủ điều kiện để phát triển du lịch một cách có hiệu quả.

4.2 YẾU TỐ CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT


Tình hình thế giới đã có những biến đổi sâu sắc, toàn cầu hoá ngày càng
mở rộng, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế
chuyển dần sang khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương. Nắm bắt được thời
đại, đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Nhà nước đã xác định “phát triển
du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã tạo một động lực to lớn cho
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch.
Hơn nữa, du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà
bình và quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Theo tâm lí,
chẳng ai thích du lịch ở những quốc gia đang xảy ra chiến tranh hay có những
xung đột về chính trị nên xét trong lĩnh vực này Việt Nam có lợi thế mạnh vì
được xem là một quốc gia có nền kinh tế - chính trị ổn định, có quan hệ hợp tác
kinh tế với gần 200 quốc gia trên thế giới, luôn là điểm đến an toàn của du khách.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 38


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Đặc biệt, Việt Nam và Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia đã ký


kết hiệp định miễn visa song phương đối với công dân hai nước. Đầu năm 2004,
thủ tướng chính phủ cũng đã đồng ý trên nguyên tắc miễn visa cho thị trường du
khách Nhật Bản, hướng sắp tới là miễn visa cho các thị trường Pháp và Hàn
Quốc. Từ nay, du khách đến từ các quốc gia này không còn cảnh chầu chực tại
cơ quan ngoại giao ở các nước để đăng kí visa vào Việt Nam. Đây là “món quà”
lớn của ngành du lịch nước nhà trong cuộc đua cùng các quốc gia khu vực hiện
nay và thời gian tới. Nhiều năm qua tình hình du lịch Việt Nam bị hạn chế không
khai thác được thị trường trọng điểm là khách du lịch nước ngoài do thủ tục xuất
nhập cảnh rườm rà. Trong hoạt động du lịch, việc khách quốc tế đến đông phần
lớn bắt nguồn từ các thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng, tiện lợi, lịch sự. Vì thế,
với chính sách “ mở cửa visa” để đón khách của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy
ngành du lịch cả nước có bước tiến triển vượt bậc.
Trước những thuận lợi chung của đất nước, tỉnh An Giang theo báo cáo
năm 2003 có tình hình an ninh chính trị được đánh giá là khá ổn định, bảo vệ
được vững chắc biên giới quốc gia, ngăn chặn kịp thời âm mưu của các tổ chức
lợi dụng tự do tín ngưỡng, dân tộc chống phá ta, có thể nói đó là điều kiện tốt cho
sự phát triển bền vững, thu hút nhà đầu tư và khách du lịch, góp phần đẩy mạnh
du lịch tỉnh nhà.
UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, cơ chế phù
hợp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tiêu biểu có chính sách
khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề trên địa bàn
tỉnh AG được ban hành kèm theo quyết định số 522/2002/QĐ-UB ngày 7/3/2002
trong đó có ưu tiên phát triển du lịch.
Đồng thời UBND tỉnh cũng có những chính sách ưu đãi riêng đối với
Công ty du lịch An Giang, cụ thể:
y Đối với khu du lịch núi Sam: được miễn tiền thuê đất 13 năm tính
từ ngày 14/11/2000 đến ngày 14/11/2013 theo hợp đồng thuê đất số 05 ngày
12/3/2001 theo giấy ưu đãi đầu tư 99 và 85 của UBND tỉnh AG.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 39


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

y Đối với khách sạn Đông Xuyên: được miễn tiền thuê đất 3 năm
tính từ ngày 9/8/2001 đến ngày 9/8/2004.
Hiện, An Giang đang tận dụng tình hình ổn định chính trị và chính sách
hội nhập của nước nhà để tỉnh trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và
ngoài nước; đồng thời, tạo cơ hội cho Công ty du lịch An Giang ngày càng gia
tăng thị phần.

4.3 YẾU TỐ VĂN HOÁ - XÃ HỘI


Thực hiện chiến lược phát triển toàn diện Đồng Bằng Sông Cửu Long đến
năm 2010 của chính phủ, An Giang sẽ là tỉnh có nền nông nghiệp, công nghiệp,
thương mại và dịch vụ phát triển tương đối hiện đại; đời sống vật chất và văn
minh tinh thần của nhân dân được nâng cao nên tỉnh đã không ngừng quan tâm tổ
chức sản xuất, hỗ trợ công cụ, phương tiện và vốn sản xuất cho nông dân nghèo,
thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chương trình xoá đói giảm nghèo, việc làm…
kết quả năm 2003 thu từ cục thống kê tỉnh AG đạt được là:
y Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,2%. Giải quyết việc làm cho trên
25.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dạy nghề cũng tăng nhưng không
cao chỉ đạt 13,81% (năm 2002 là 12,31%). Tỷ lệ học sinh đến trường tăng ở các
cấp học. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. Công tác y tế được triển khai tốt, tỷ lệ chết
giảm, tuổi thọ bình quân được nâng lên (có khả năng đạt 70 tuổi trước năm
2005).
y Trật tự an toàn xã hội có bước chuyển biến khá tốt, công tác tuyên
truyền phòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh hơn. Ý thức chấp hành luật lệ
giao thông được nâng lên, ùn tắt giao thông - số vụ và mức thiệt hại về tai nạn
giao thông giảm (giảm 43% số vụ). Tình hình buôn lậu qua biên giới cũng giảm.
y Giữ vững tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác phát triển với tỉnh Kandal
và Ta Keo – Camphuchia, mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong cả nước.
y Công tác bảo tồn và tôn tạo các di tích được tăng cường kết hợp hệ
thống lễ hội ngày càng hoàn thiện tạo ra đặc thù văn hoá mới của AG. Hoạt động

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 40


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

văn hoá thông tin đã bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội,
khu du lịch núi Cấm đang tiếp tục triển khai, Lễ hội vía bà Chúa Xứ núi Sam
được tổ chức tốt và có dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước
thải, nước sinh hoạt và bãi xử lí rác quanh khu vực Miếu. Lễ hội đua bò Bảy núi
được nâng cấp quảng bá thành sản phẩm du lịch. Xây dựng thêm 15 nhà văn hoá
xã, 100% xã phường có đài truyền thanh hoạt động thường xuyên kịp thời đưa
thông tin đến người dân.
Tất cả góp phần nâng cao độ bền vững của sự ổn định và tiến bộ xã hội là
biểu hiện tốt để phát triển du lịch vì một khi dân trí cao, điều kiện sống được cải
thiện không còn lo thiếu ăn thiếu mặc, không còn lo thất nghiệp thì ý thức con
người sẽ phát triển theo, họ sẽ quan tâm hơn đến nhu cầu làm đẹp, đến sức khoẻ,
đến nghỉ ngơi giải trí.
Đó là những gì đạt được nếu xét chung trong toàn tỉnh nhưng nếu xét
riêng ở khu vực nông thôn tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao 14% và những tệ nạn xã
hội như ma tuý, tội phạm, côn đồ… ở nông thôn và giới trẻ còn diễn biến phức
tạp là một mối đe doạ lớn đối với xã hội. Và một thực trạng không thể không
nhắc đến đó là hiện tượng ăn xin nheo nhóc trước các khu du lịch, giá cả sản
phẩm cũng như dịch vụ tại các điểm du lịch của tư nhân quá cao chưa có sự
thống nhất giá, rác thải không hợp lí mất vệ sinh đã gây cho khách du lịch không
ít sự phiền hà, bực bội. Đó chỉ là tác động nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả du lịch của tỉnh.
Như đã biết, An Giang có nhiều di tích lịch sử-văn hoá phong phú là
những sản phẩm văn hoá mang màu sắc tôn giáo như: Núi Sam (thị xã Châu
Đốc), núi Cấm (huyện Tịnh Biên), đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn), văn hoá Óc Eo
(huyện Thoại Sơn)… đa dạng các loại hình du lịch, nổi tiếng với các lễ hội văn
hoá dân tộc và cảnh đẹp tự nhiên của những danh lam thắng cảnh (xem phần giới
thiệu chung về tỉnh An Giang-chương 3). Hiện nay, tỉnh có 27 di tích cấp quốc
gia, 30 di tích cấp tỉnh và hệ thống đình làng, 4 lễ hội hàng năm đã thu hút hàng
vạn khách tham quan và tham dự. Bên cạnh đó, An Giang có đủ 6 loại hình tôn

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 41


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

giáo của cả nước: trong đó đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi từ
nước ngoài du nhập vào, còn 2 tôn giáo nội sinh mang tính chất địa phương là
đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo. Chính sự hoà nhập giữa các tôn giáo đã tạo nên
con người Việt Nam giàu tính khoan dung, hiếu khách, từ đó tạo nên một sự
đoàn kết dân tộc trong tín ngưỡng tôn giáo - một nét đặc trưng mà không phải
nơi đâu cũng có được và cũng chính những nhân tố này đã giúp cho AG trở
thành tỉnh có tiềm năng du lịch to lớn.

4.4 YẾU TỐ TỰ NHIÊN


Đã từ lâu, các doanh nghiệp đã thừa nhận rằng điều kiện tự nhiên giữ một
vai trò rất quan trọng để hình thành khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, đối với các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch lại càng quan tâm hơn về yếu tố này, nó cũng là
một áp lực quyết định đến hiệu quả du lịch vì thị trường tiêu thụ du lịch phải di
chuyển về hướng sản phẩm du lịch chứ không như các sản phẩm tiêu dùng khác
dễ di chuyển về các thị trường tiêu thụ. Có ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên
thì có thể xem như tiềm năng du lịch đã rộng mở, tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp du lịch khai thác và ngày càng phát triển.
y Xét về vị trí địa lý, An Giang là một bộ phận của Đồng Bằng Sông
Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 190 km về phía Tây Nam bộ,
có đường biên giới trên 90 km đất liền với vương quốc Campuchia, có cửa khẩu
quốc tế Vĩnh Xương (huyện Tân Châu), Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên) và các cửa
khẩu quốc gia khác, có nhiều con đường từ các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên
Giang đến An Giang. Đó là lợi thế để AG có thể giao lưu hoặc tiếp cận nhiều mặt
thay đổi của cả nước, ngoài ra với số km đường như vậy rất thuận lợi cho việc
mua bán, trao đổi hàng hoá, mở rộng quan hệ với tiểu vùng Mekông gồm Việt
Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á khác và cũng
thuận tiện cho khách nước ngoài quá cảnh đến An Giang.
y Xét về địa hình, An Giang là tỉnh đồng bằng có núi, nhất là khu
vực Bảy núi và vùng đồi thấp với diện tích 417 km2. Khu vực này chiếm diện

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 42


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

tích khá lớn đất nông nghiệp nhưng lại có nhiều tiềm năng cho ngành công
nghiệp không khói của tỉnh, do có không gian thoáng đãng bao la, có nhiều di
tích và tài nguyên văn hoá lịch sử độc đáo như: di tích lịch sử núi Sam, núi Ba
Thê, núi Sập… tạo nên một loại hình du lịch leo núi, tham quan cắm trại ngày
nay được nhiều người ưu chuộng.
Thêm vào đó, An Giang có khu vực đất phù sa nước ngọt nằm giữa 2 con
sông Tiền và sông Hậu tạo thành hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc dễ dàng
cho tàu bè đi lại. Hàng năm 2 con sông này đón nhận một lượng phù sa đáng kể
làm tăng sự màu mỡ của những cánh đồng bạt ngàn và hình thành nên những cù
lao lớn. Chúng được xem như hệ thống giao thông đường thủy vô cùng quan
trọng của tỉnh. Điều thú vị là du khách đến An Giang không chỉ để tham quan
các khu du lịch mà còn để ngắm những cách đồng lúa bạt ngàn và vui chơi ở
vườn trái cây tươi mát.
y Xét về khí hậu, An Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt
độ trung bình là 27oC với lượng mưa trung bình 1.497 mm, có thể nói khí hậu
khá điều hoà rất dễ chịu đối với khách du lịch. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là
sự ảnh hưởng của mùa nước nổi với những cơn lũ mỗi năm đã làm thiệt hại nhiều
cơ sở hạ tầng, tàn phá nhiều tuyến du lịch, đường xá bị ngập rất nhiều và hoạt
động du lịch gần như bị ngưng trệ…
Bảng4.6 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
Nhiệt độ trung Lượng mưa năm
Hạng Ý nghĩa
bình năm (oC) (mm)
1 Thích nghi 18 – 24 1250 – 1900
2 Khá thích nghi 24 – 27 1900 – 2550
3 Nóng 27 – 29 >2550
4 Rất nóng 29 – 32 <1250
5 Không thích nghi > 32 <650
(nguồn: Nguyễn Minh Tuệ et al, Địa lý du lịch, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí
Minh năm 1997)

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 43


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Rõ ràng, nếu một tỉnh có nhiều cảnh quan, di tích, danh lam thắng cảnh
nhưng lại nằm ở vị trí không tiện lợi thì cũng không đủ điều kiện để phát triển
tiềm năng du lịch nhưng tỉnh An Giang lại là tỉnh có vị trí rất thuận lợi, vì thế
tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển tiềm năng du lịch.

4.5 YẾU TỐ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ


Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới và các phương tiện giao thông
vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm cho
việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực
hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các nước. Do đó, trong năm 2003 trang
Web An Giang đã đi vào hoạt động ổn định và đang tiếp tục được nâng cấp, dự
án internet nông thôn đã triển khai thí diểm đến 42 xã phường thị trấn, chương
trình internet vào trường học đã thực hiện ở 52 trường phổ thông trung học…
mục đích cung cấp thông tin thời sự, giá cả… thường xuyên cho nhân dân, cũng
như nhằm giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, chính điều
này giúp con người sử dụng những công cụ sản xuất hiện đại, lao động chân tay
giảm xuống nhưng đồng thời lao động trí óc lại tăng lên nên dễ gây căng thẳng
đầu óc và chỉ có con đường du lịch họ mới có thể giải toả được căng thẳng. Thực
tế, ít có doanh nghiệp nào mà không phụ thuộc vào các công nghệ ngày càng tiên
tiến. Tại An Giang, phần lớn các doanh nghiệp đang lao vào công việc tìm tòi
các giải pháp kỹ thuật mới một mặt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
chi phí, mặt khác nhằm khai thác thị trường và gia tăng lợi nhuận; đồng thời, họ
áp dụng các qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đăng
kí thương hiệu, còn các nhà máy cũng đã có hệ thống xử lý chất thải hợp lí…Rõ
ràng, từ việc nghiên cứu của các doanh nghiệp đã làm cho bộ mặt xã hội thay
đổi, nhất là đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao tạo tiền đề cho
việc nâng cao thu nhập của người lao động và tạo cho du lịch có bước phát triển
mới vững chắc.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 44


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

CHƯƠNG 5

MÔI TRƯỜNG VI MÔ

5.1 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH


Mảng dịch vụ, công ty Du Lịch An Giang kinh doanh trên các lĩnh vực lữ
hành nội địa và quốc tế, kinh doanh nhà hàng và khách sạn. Trong hoạt động
hàng ngày, công ty cũng đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị
trường như: Công ty cổ phần du lịch Hàng Châu – Victoria: chuyên kinh doanh
nhà hàng, khách sạn, mục tiêu là khách nước ngoài; Công ty Dịch Vụ Bảo Vệ
Thực Vật An Giang có tổ chức tour đi cả nội địa và quốc tế nhưng chủ yếu là
tour gẫy (chỉ nhận khách từ nơi khác đến); Công ty du lịch Hàng Châu II vừa
kinh doanh khách sạn vừa tổ chức tour nhưng là tour đi vùng Bảy Núi, đi Châu
Đốc, nhưng thế mạnh lại là tàu du lịch đi Phnôm Phênh đánh vào đối tượng
khách nước ngoài; Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Hương chuyên vận chuyển
khách và có cả dịch vụ du lịch lữ hành…
Theo số liệu của cục thống kê, hiện toàn tỉnh An Giang có 63 đơn vị kinh
doanh du lịch, trong đó:
y Kinh tế nhà nước: 7 đơn vị
y Kinh tế tập thể: 0 đơn vị
y Kinh tế tư nhân: 44 đơn vị
y Kinh tế hỗn hợp: 11 đơn vị
y Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 1 đơn vị
Với thế mạnh áp đảo là 56 đơn vị trong tổng số 63 đơn vị kinh doanh du
lịch, nên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang được cty Du Lịch An Giang
quan tâm đánh giá là đối thủ chính của mình. Các công ty này hoạt động du lịch
rất hiệu quả với chính sách thay đổi linh động, luôn nâng cao chất lượng phục vụ,
thường xuyên đổi mới các hoạt động dịch vụ du lịch; đặc biệt, họ luôn chủ động
trong tình hình tài chính. Như đã biết, các doanh nghiệp ngày nay đang trên bước

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 45


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

đường hội nhập với tôn chỉ chất lượng là hàng đầu. Song, trong hoạt động du
lịch yếu tố giá cũng giữ vị trí khá quan trọng, nếu 2 công ty cùng sản phẩm du
lịch cùng chất lượng phục vụ như nhau nhưng công ty nào có vốn mạnh sẽ có
chiến lược giảm giá chỉ vài nghìn đồng thôi cũng đủ lôi cuốn khách đến với
mình. Dĩ nhiên, đó là tâm lí chung nhưng với cách nhìn nhận này đã làm công ty
Du Lịch An Giang đôi lúc mất sức cạnh tranh do tình trạng thiếu vốn, vốn tự có
thấp không thể có một giá dịch vụ dao động rộng hơn được.
Rõ ràng, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là lực lượng hùng hậu mà
công ty đặc biệt chú trọng. Thế nhưng sức cạnh tranh của những đơn vị này
không mạnh và dữ dội nên nhìn chung các doanh nghiệp này chỉ cố gắng đạt lợi
nhuận ở mức độ nào đó chứ chưa đến mức độ khốc liệt loại trừ lẫn nhau trên thị
trường. Xét cho cùng, Cty du lịch An Giang với kinh nghiệm lâu năm, với những
bước đi đúng đắn, chiến lược phù hợp nên cho đến ngày nay cty vẫn giữ vị trí
cao, có thể nói là hàng đầu trong hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh.
Xét trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, công ty không thua kém
gì so với các công ty này nhưng chưa đạt được tính năng động bằng các tỉnh Bến
Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang. Những tỉnh này luôn có những bước đột
phá mà chủ yếu là tận dụng những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên như đưa
khách đi trên những chiếc xuồng nhỏ để xem các hoạt động của người dân trong
mùa lũ như câu cá, chày lưới, ở với nhà dân trong mùa lũ… Trong khi đó, công
ty du lịch An Giang gần đây mới khai thác hoạt động này nhưng cũng rất hạn chế
chủ yếu là cho du khách ngắm cảnh và thưởng thức những món ăn dân dã khi
lênh đênh trên thuyền giữa sông nước mùa lũ. Vì thế, công ty đang từng bước
phấn đấu để luôn ngang tầm với các công ty du lịch trong khu vực.

5.2 KHÁCH HÀNG


Đã từ lâu khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” không còn xa lạ với tất cả
chúng ta, bản thân khách hàng cũng thấy được quyền lực của mình. Có thể nói
rằng, sự sống còn của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sức tiêu thụ và

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 46


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

sự tín nhiệm của khách hàng; và đối với một doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì
yếu tố này bắt buộc phải đạt được.
Công ty Du Lịch An Giang không phân biệt đối tượng khách, gần như
phục vụ cho mọi tầng lớp trong xã hội khi họ có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm du
lịch của công ty. Hàng năm, lượng khách hành hương về An Giang gần 3 triệu
khách, song song đó, số người dân An Giang có nhu cầu du lịch tăng mạnh, phần
lớn những vị khách du lịch này họ rất dễ chịu và mức chi tiêu trung bình. Điều
đáng chú ý ở đây, công ty luôn quan tâm đến chất lượng nên bất kỳ loại khách
hàng nào cũng được công ty phục vụ chu đáo, khả năng mất thị phần rất khó xảy
ra, do vậy trong tương lai công ty có cơ hội khai thác tối đa khách du lịch đến An
Giang và cả khách An Giang đi du lịch. Theo đánh giá, công ty chiếm được
khoảng 60% thị phần trong toàn tỉnh.
Bảng5.7 Thống kê số lượng khách của công ty du lịch An Giang
ĐVT: người
Năm
1999 2000 2001 2002 2003
Chỉ tiêu
• Khách lữ hành 4.857 5.718 5.493 6.331 8.680
- Quốc tế 0 0 530 844 692
- Nội địa 4.857 5.718 4.963 5.487 7.988
• Khách lưu trú 20.969 16.288 23.144 33.993 38.958
- Quốc tế 1.215 1.066 1.449 2.999 3.385
- Nội Địa 19.754 15.222 21.695 30.994 35.573
• Khách tham quan 514.488 462.729 481.906 561.667 417.280
- Lâm viên núi Cấm 335.625 297.961 319.134 380.536 285.203
- Tức Dụp 178.863 164.768 162.772 181.131 132.077
(nguồn: phòng kế hoạch nghiệp vụ)
Theo số liệu trên, trong các hoạt động qua 5 năm của cty đều có chiều
hướng tăng, thế nhưng khách tham quan lại giảm vào năm 2003 là do ảnh hưởng
dịch SARS và do cty mới hoàn thành việc nâng cấp, sửa chửa các điểm du lịch
trọng yếu nên lượng khách giảm không đáng ngại. Hơn nữa, vào năm 2004, công

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 47


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

ty đã trả Lâm Viên Núi Cấm cho Ban quản lý tỉnh nên cty chỉ có thể khai thác
được khách tham quan ở Tức Dụp nhưng chắc chắn số lượng khách ở đây sẽ tăng
vì khu du lịch này đã hoàn thành và đang đi vào hoạt động ổn định.
Tuy là phục vụ chung cho mọi đối tượng khách nhưng ở mỗi đơn vị cũng
được xây dựng để đánh vào nguồn khách mục tiêu đầy tiềm năng riêng của mình
như: Khách sạn Đông Xuyên đạt tiêu chuẩn 3 sao phục vụ cho thương nhân,
khách trung lưu; khách sạn Long Xuyên phục vụ cho khách đoàn lẻ, khách vãng
lai, khách có thu nhập trung bình…
Nhìn chung, công ty Du Lịch An Giang trong những năm qua đã tạo ấn
tượng tốt trong lòng khách hàng, công ty luôn cố gắng làm thoả mãn nhu cầu và
thị hiếu của khách hàng bằng việc làm mới sản phẩm du lịch, nâng cao chất
lượng phục vụ, cho khách hàng cảm giác gần gủi, thoải mái. Chính điều đó làm
cho khách hàng ngày một hài lòng hơn, đã góp phần tạo uy tín cho cty giúp cty
đứng vững trên thị trường và ngày càng gia tăng thị phần.

5.3 NHÀ CUNG ỨNG

5.3.1 Người đối tác


Trong kinh doanh, không một doanh nghiệp nào có thể hoạt động một
cách đơn lẻ mà không cần đến những đối tác kinh tế. Một doanh nghiệp được
đánh giá là mạnh không chỉ về vốn, về qui mô… mà còn xét đến mối quan hệ
kinh tế như thế nào. Không thể tưởng tượng được một doanh nghiệp biệt lập có
thể tồn tại trong vòng xoáy của nền kinh tế thị trường như hiện nay. Chính vì thế,
công ty Du Lịch An Giang không ngừng mở rộng hợp tác với các công ty trong
và ngoài nước.
y Trong quan hệ kinh doanh lữ hành: công ty có quan hệ hợp tác với
50 công ty và hãng lữ hành trong nước, 3 công ty Trung Quốc, 2 công ty
Malaysia, 1 công ty Singapore và 2 công ty Thái Lan. Đặc biệt, công ty còn là
thành viên của Pata “ tổ chức du lịch quốc tế”

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 48


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

y Trong cung ứng dịch vụ lưu trú trong nước: công ty có quan hệ với
hơn 100 khách sạn từ 1 đến 5 sao trong toàn quốc.
Những đối tác kinh tế này đã hỗ trợ cho công ty rất nhiều trong quá trình
hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế. Đây là một thế mạnh nổi bật
của cty nhờ mối quan hệ rộng rãi này. Một mặt, họ cung cấp khách hàng đến cho
cty, mặt khác họ cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà công ty đưa đến. Trên
thực tế, nhờ có quan hệ đối tác cùng phối hợp với nhau nên tạo thành mạng lưới
giá cả như nhau, vì thế những sản phẩm - dịch vụ du lịch mà công ty cung cấp
gần như ngang bằng với các cty ở các khu vực khác, từ đó tạo nên tâm lí an toàn
cho khách hàng đến với cty.

5.3.2 Người cung cấp vốn


Là một doanh nghiệp nhà nước, hàng năm công ty luôn được nhà nước
cung cấp vốn để kinh doanh ngày càng tăng.
Bảng5.8 Ngân sách nhà nước cấp cho công ty du lịch An Giang
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Ngân sách cấp cho nguồn
Ngân sách cấp cho nguồn
vốn đầu tư xây dựng cơ
vốn kinh doanh
Năm bản

1999 11.206.879.186 656.040.495


2000 14.006.879.186 2.702.581.138
2001 11.594.730.004 5.702.581.138
2002 19.745.535.018 7.702.581.138
2003 22.489.129.914 7.702.581.138

(nguồn: phòng kế toán tài vụ)


Bên cạnh đó, cũng như phần lớn các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp
hoạt động có lãi đều phải vay vốn tạm thời từ người tài trợ, công ty Du Lịch An
Giang cũng được cung cấp vốn dưới hình thức vay chủ yếu từ Ngân hàng ngoại

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 49


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

thương. Mặc dù, công ty vay với lãi suất không ưu đãi (cũng như các doanh
nghiệp khác) nhưng các điều kiện mà Ngân hàng cho vay luôn đáp ứng được
mục tiêu lợi nhuận của công ty, chẳng hạn: vay thu mua hợp đồng thì có tỷ lệ lãi
suất thấp hơn so với vay để xây dựng cơ bản, sử dụng vốn vay đúng mục đích,
thời hạn vay thích hợp đầu năm công ty được vay để mua dự trữ sản phẩm, giữa
năm công ty được vay theo hợp đồng thương mại…
Đặc biệt, Ngân hàng cho công ty vay vốn theo hạn mức nhưng hạn mức
này luôn tăng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho công ty. Theo phòng kế toán
tài vụ cho biết, năm 2003, Ngân hàng ngoại thương cho công ty hạn mức vay vốn
là 80 tỷ đồng, sang năm 2004 tăng lên 120 tỷ đồng. Vì vậy, tuy hiện nay công ty
Du Lịch An Giang thiếu vốn tự có nhưng bản thân công ty không bị động về vốn
do được ngân sách và ngân hàng ngoại thương hỗ trợ cung cấp vốn hàng năm
đảm bảo khả năng hoạt động liên tục cho công ty.

5.4 ĐỐI THỦ TIỀM ẨN MỚI


Những đối thủ mới gia nhập vào ngành luôn có những năng lực mới, họ
có thể tác động làm cho lợi nhuận của công ty giảm, thậm chí chiếm lấy thị phần.
Ngày nay, với chủ trương của tỉnh nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn đã khuyến khích mọi người tham gia kinh doanh , khai thác tối đa tiềm
năng du lịch của tỉnh. Hơn nữa, với chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại của
tỉnh năm 2003 dành ưu tiên cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh càng làm
gia tăng số lượng doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường kinh doanh du lịch, điển
hình là các công ty vận chuyển bằng xe khách chất lượng cao có thể sẽ tham gia
kinh doanh lữ hành. Khi những đối thủ này gia nhập sẽ có tác động không nhỏ
đối với công ty Du Lịch An Giang.
Tuy nhiên, theo nhận định chung những đối thủ tiềm ẩn cũng sẽ như
những đối thủ hiện có của công ty, họ có ưu đãi riêng, họ tự chủ tài chính, họ linh
động nhưng sức cạnh tranh cũng sẽ còn yếu kém vì công ty có niềm tin vào kinh
nghiệm, vào sự nhạy bén của mình, vào những mối quan hệ lâu dài bền chặt của

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 50


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

mình và mức độ độc quyền ở những khu du lịch trọng điểm nên công ty sẽ vẫn
đứng vững trên thị trường.

5.5 SẢN PHẨM THAY THẾ


Du lịch là một nhu cầu không thể thay thế được. Hiện tại, công ty Du Lịch
An Giang đã khai thác tất cả những điều kiện tự nhiên, văn hoá-xã hội, con người
để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch. Sản phẩm chính của công ty là tổ chức tour nội
địa và quốc tế, kinh doanh nhà hàng-khách sạn, sản phẩm phụ là cho thuê
phương tiện đường thuỷ và đường bộ, bán vé máy bay, cho thuê hướng dẫn viên
và phiên dịch.
Khách quan nhận xét, những sản phẩm thay thế cho những sản phẩm mà
công ty hiện có là rất giới hạn, ví dụ: thay vì đi tham quan đăng kí theo tour của
công ty thì người dân tự tổ chức đi bằng xe nhà, thay vì dến nhà hàng ăn thì họ đi
ăn ở tiệm, thay vì đến khách sạn nghỉ ngơi họ lại đến nhà trọ. Dĩ nhiên dù hình
thức nào đi nữa thì họ vẫn đi du lịch. Thế nhưng, sự thay thế này không đáng kể,
chỉ tác động rất nhẹ vì khi có thu nhập cao hơn người ta có khuynh hướng muốn
trải qua một kỳ nghỉ thật sự thoải mái, nói khác hơn họ muốn được tận hưởng.
Ngoài ra, sản phẩm mà công ty cung cấp đôi khi bị tác động bởi những
sản phẩm mang tính chất thay đổi hơn là thay thế, nghĩa là những sản phẩm mà
công ty không có được do hạn chế khách quan sẽ được thay đổi bằng sản phẩm
của các công ty khác. Ví dụ: công ty không có chương trình tour nào đó nên
khách hàng phải đi tour của công ty khác, nhà hàng của công ty thiếu món nào đó
mà khách hàng thích thì khách phải đổi sang nhà hàng khác, hay khách đổi sang
một khách sạn khác để có cảm giác mới…
Hơn nữa, một doanh nghiệp kinh doanh du lịch thường ra đời gắn liền với
điều kiện tự nhiên tại nơi nó hoạt động, đó là một yếu tố bất di bất dịch nên công
ty chỉ có khả năng tận dụng những gì sẵn có để cải tiến thêm, phát triển hơn mà
kinh doanh cho hiệu quả. Ví dụ với địa hình như ở An Giang, công ty không thể
có được một bãi biển tuyệt đẹp để tạo ra sản phẩm tắm biển như ở Nha Trang,

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 51


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Vũng Tàu hay Hà Tiên được. Do vậy, dù thế nào đi nữa, sản phẩm mà công ty
Du Lịch An Giang có được như ngày nay cũng từ nhu cầu của mọi người mà có,
nên công ty gần như hoàn toàn không chịu áp lực bởi sản phẩm thay thế vì du
lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường của
người dân.

5.6 TÍNH HỢP LÍ CỦA NGÀNH


Đối với mảng du lịch, công ty Du Lịch An Giang hiện được xếp hàng đầu
trong toàn tỉnh và cũng ngang tầm với các công ty du lịch của khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Có được thành quả như vậy, do công ty luôn thực hiện
đúng qui định tiêu chuẩn trong ngành của Tổng cục du lịch, đó là:
y Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phòng óc được trang trí, thiết
kế theo kích thước-tỷ lệ qui định, xe-tàu vận chuyển khách đảm bảo độ an toàn.
y Nhân viên có kinh nghiệm và được qua đào tạo chuyên môn, đội
ngũ tiếp tân-hướng dẫn viên lịch sự, nhiệt tình có trình độ.
y Không ngừng ra sức nghiên cứu để làm mới sản phẩm du lịch và đa
dạng loại hình du lịch.
Trong suốt thời gian hoạt động, công ty đều nhận được bằng khen của
Tổng cục du lịch và của Bộ thương mại. Thành tích cao nhất của công ty là được
bằng khen của Chính Phủ năm 2001, cho đến năm 2003 công ty đã có 3 cờ của
UBND tỉnh, còn 2 năm nữa là công ty sẽ nhận được huân chương lao động hạng
III. Gần đây nhất, liên đoàn lao động tỉnh An Giang trao tặng danh hiệu “Cơ sở
vững mạnh xuất sắc năm 2003”. Với những kết quả này đã khích lệ tinh thần
hoạt động cho toàn thể công ty và phần nào tạo nên tiếng vang cho công ty so với
các đơn vị khác.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 52


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

CHƯƠNG 6

HOÀN CẢNH NỘI TẠI

6.1 YẾU TỐ NGUỒN NHÂN LỰC


Trong sự thành công của một doanh nghiệp, nguồn nhân lực giữ vai trò
quan trọng mang tính chất quyết định. Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả
thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có những con người làm việc hiệu quả. Nhận thấy
được vấn đề này nên công ty Du Lịch An Giang không ngừng ra sức nâng cao
chất lượng của đội ngũ lao động, luôn tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành
nhiệm vụ và luôn chăm sóc đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân viên.
Ưu thế hiện nay công ty có được, đó là:
y Đội ngũ nhân viên 387 người, trong đó mảng du lịch có 243 nhân
viên với khoảng 31 nhân viên có trình độ đại học. Nhân viên dù đạt trình độ ở
mức độ nào thì họ cũng đã được đào tạo chuyên môn phù hợp với từng vị trí ở
từng đơn vị trong công ty như: nhân viên phục vụ du lịch được công ty tổ chức
đào tạo tại chỗ, vừa học vừa làm bằng cách mời giáo viên từ trường Trung học
nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu vào huấn luyện, cho nhân viên đi học nâng cao trình
độ từ trung học, cao đẳng lên đại học. Đặc biệt, nhân viên ở đây lại có được lợi
thế là kinh nghiệm trong công việc để luôn có những ứng biến kịp thời ví dụ: trên
một chuyến đi tour, nhân viên mới đã học hỏi được kinh nghiệm từ những nhân
viên cũ lớn hơn làm cho chuyến đi của khách không nhàm chán bằng những câu
chuyện vui đầy tâm lí, hay làm cho những vị khách khó tính phải hài lòng về
cung cách phục vụ nhã nhặn, lịch sự và đầy tự tin. Giữa nhân viên ở các phòng
ban, cũng như ở các đơn vị luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, tạo ra bầu không
khí làm việc tích cực và hăng say.
y Năng lực và trình độ chuyên môn của Ban Giám Đốc không ngừng
được cải thiện, nâng cao đáng kể thể hiện ở khả năng điều hành quản lý luôn đạt
hiệu quả.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 53


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Có được đội ngũ lao động như hôm nay, không chỉ mình bản thân người
nhân viên phấn đấu mà thành mà còn ở sự cố gắng của toàn công ty, của Ban
lãnh đạo. Bởi vì đời sống của CB-CNV luôn được Ban lãnh đạo quan tâm, họ
xem việc cải thiện đời sống của nhân viên là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu:
y Hàng năm, công ty thực hiện đúng các chế độ ưu đãi chung cho
nhân viên như nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ thai sản, trợ cấp… Bên cạnh đó, công ty
cũng có chính sách khen thưởng như: phát động phong trào “người tốt-việc tốt”
một mặt khen thưởng cho nhân viên mặt khác nâng cao tinh thần trách nhiệm,
đạo đức của nhân viên (ví dụ: phục vụ ở Nhà hàng-Khách sạn, nếu khách để
quên hàng mà nhớ trả cho khách sẽ được tuyên dương và khen thưởng), nhân
viên có sáng kiến mới giúp công ty hoạt động hiệu quả sẽ được khen thưởng sáng
kiến, hay căn cứ vào bảng chấm công nếu những đơn vị, cá nhân nào hoàn thành
nhiệm vụ theo kế hoạch thì được công ty khen thưởng hình thức: có thể là nâng
lương, có thể sau một năm công tác sẽ cho CB-CNV hoàn thành nhiệm vụ đi
tham quan học tập, nghỉ mát vào dịp hè, vừa qua công ty đã tổ chức cho nhân
viên đi Trung Quốc, Thái Lan, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang… Thế nhưng, nhân
viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị phạt bằng cách chậm nâng lương mà thôi.
Theo báo cáo trong 3 năm vừa qua, tình hình thu nhập bình quân của nhân viên
không ngừng được nâng cao.
Bảng6.9 Tình hình thu nhập của công nhân viên
ĐVT: ngàn đồng
Năm Thực hiện Thực hiện Thực hiện
Chỉ tiêu năm 2001 năm 2002 năm 2003
- Tổng quỹ lương (kế hoạch) 4.186.000 4.860.000 6.019.000
- Tổng quỹ lương (thực hiện) 4.214.008 5.640.811 6.435.175
- Lương bình quân (kế hoạch) 800 900 1.200
- Lương bình quân (thực hiện) 1.012 1.166 1.279
(nguồn: phòng kế toán tài vụ)
y Hiện tại, công ty áp dụng hình thức trả lương 2 lần trong 1 tháng:

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 54


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Lần1: từ ngày 1 đến ngày 5, trả lương theo hệ số lương chính của Nghị
Định 26/CP (còn gọi là lương nghị định).
Lần2: từ ngày 15 đến ngày 20 (còn gọi là lương sản phẩm) khi công ty
hạch toán tạm trong tháng vừa qua, nếu không đạt chỉ tiêu lợi nhuận lương sản
phẩm được trả theo tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận, nếu lỗ công ty trả 70%
lương sản phẩm (căn cứ vào hệ số trách nhiệm, ngày công lao động, thi đua).
Riêng đối với mảng du lịch, lương bình quân tháng của nhân viên ở các
đơn vị gần như đều tăng lên.
Bảng6.10 Lương phát cho nhân viên mảng du lịch
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Lương bình quân Lương bình quân
Đơn vị tháng năm 2002 tháng năm 2003
1. Trung tâm dịch vụ du lịch 1.150.202 1.203.889
2. KS Đông Xuyên-Long Xuyên 1.131.728 1.201.388
3. Khu du lịch Lâm Viên-Núi Cấm 1.130.716 1.127.986
4. Khu du lịch Tức Dụp 1.112.509 1.179.709
5. Khu du lịch bến đá Núi Sam 1.064.710 1.066.467
6. Nhà nghỉ An Hải Sơn 1.013.405 1.111.726
(Nguồn: phòng kế toán tài vụ)
(Ghi chú: năm 2002 cụm khách sạn gồm Đông Xuyên-Long Xuyên-Cửu Long.)

Tất cả những nhân tố trên đã tác động mạnh vào tinh thần làm việc của
nhân viên và giúp công ty có cơ hội đẩy mạnh sự phát triển của mình.

6.2 YẾU TỐ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN


Hiện nay, trong toàn tỉnh An Giang, hoạt động kinh doanh du lịch của
công ty Du Lịch An Giang đang giữ vị trí hàng đầu, để đạt được kết quả như vậy
phải kể đến sự nổ lực nghiên cứu thị trường, đầu tư phát triển của công ty. Vì thế,
y Năm 2001 đã nâng cấp sửa chữa hoàn chỉnh nhà hàng Long Xuyên
đạt tiêu chuẩn 2 sao có nhiều loại hình mới trong dịch vụ ăn uống. Năm 2002,

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 55


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

khách sạn Đông Xuyên được đưa vào hoạt động với tiêu chuẩn 3 sao đáp ứng
nhu cầu dịch vụ lưu trú của du khách, khu du lịch Tức Dụp cũng được hoàn thiện
xong. Năm 2003 trung tâm dịch vụ du lịch đã nghiên cứu nhu cầu khách và điều
kiện ở An Giang để từ đó đưa vào loại hình dịch vụ canô, mua sắm được 4 xe ôtô
mới hiện đại và thêm vào sản phẩm du lịch loại hình du lịch mùa nước nổi ngày
càng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách và cuốn hút nhiều khách hơn đến
với công ty.
y Khu du lịch Tức Dụp, Bến Đá Núi Sam cũng đang cố gắng tìm
nhiều biện pháp để hoạt động hiệu quả như bảo quản tốt công cụ, tài sản, tiết
kiệm mọi sinh hoạt, tăng cường nhanh dịch vụ massage…
Nhờ công tác nghiên cứu mà kết quả thu hút khách đạt được ngày một gia tăng.
Bảng6.11 Số ngày khách công ty khai thác
ĐVT: ngày
Chỉ tiêu Lữ hành Lưu trú
Ngày Trong đó: Ngày Trong đó: Công suất
Năm khách quốc tế khách quốc tế phòng (%)
1999 13.170 0 28.685 2.150 52
2000 15.684 0 20.918 1.787 56
2001 22.850 530 32.172 2.620 40
2002 21.728 844 43.647 5.771 32
2003 24.259 692 55.277 6.768 40
(nguồn: phòng kế hoạch nghiệp vụ)
Nhìn chung, trong những năm qua, công ty cố gắng nghiên cứu những sản
phẩm còn thiếu, chậm khai thác để đưa vào loại hình du lịch mới cho công ty,
công ty cũng cố gắng khuyến khích CB-CNV đầu tư suy nghĩ, phát huy sáng
kiến, từng đơn vị có phương án hiệu quả cụ thể, khả thi để góp phần tăng hiệu
quả ngày càng cao cho mảng du lịch của công ty.

6.3 YẾU TỐ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 56


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

6.3.1 Tình hình chung toàn công ty


Khi phân tích môi trường bên trong của một doanh nghiệp thì yếu tố tài
chính kế toán là một yếu tố không thể nào bỏ qua được. Công việc này có tác
động một cách to lớn bởi vì phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
hướng vào phục vụ nội bộ quản trị doanh nghiệp rất linh hoạt và đa dạng, có tác
dụng giúp doanh nghiệp củng cố phát huy thế mạnh, khắc phục thế yếu.
Công ty Du Lịch An Giang cũng không phải là ngoại lệ. Cứ cuối mỗi
năm, trong thuyết minh báo cáo tài chính, công ty đều có đưa ra một số chỉ tiêu
đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty. Họ
cũng phân tích những số liệu ở kỳ trước để từ đó có quyết định đúng đắn hơn
trong hoạt động trong kỳ tiếp theo. Khi phân tích hoạt động của toàn công ty, tôi
căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của mình và đã lựa chọn những tỷ số như đã giới
thiệu ở phần cơ sở lý luận để đánh giá phần nào đó thực trạng của công ty Du
Lịch An Giang.
™ Tóm tắt các số liệu cần phân tích:
Bảng6.12 Số liệu dùng phân tích tỷ số tài chính
ĐVT: đồng
Năm
2001 2002 2003
Khoản mục
1. Tài sản lưu động và ĐTNH 34.775.174.957 93.749.951.406 93.862.663.239
2. Tồn kho 6.604.975.079 11.073.455.241 10.889.875.500
3. TSLĐ và ĐTNH - tồn kho 28.170.199.878 104.823.406.647 82.972.787.739
4. Các khoản phải thu 25.354.265.113 79.887.138.125 77.809.776.668
5. Tài sản cố định 31.798.895.812 38.637.864.711 54.984.655.016
6. Tổng tài sản 72.163.437.955 137.492.182.086 165.922.667.902
7. Nợ ngắn hạn 24.537.327.325 70.792.215.681 98.629.261.419
8. Tổng nợ 48.297.157.164 101.491.857.911 125.445.370.538
9. Vốn chủ sở hữu 23.866.280.791 36.000.324.175 40.477.297.364
10. Doanh thu thuần 296.744.565.363 270.803.997.672 387.020.609.666
11. Lãi gộp 35.280.197.963 49.416.565.212 36.986.501.568
12. Lợi nhuận trước thuế 2.799.030.046 2.487.471.658 2.725.994.750
13. Chi phí lãi vay 6.383.754.861 5.252.834.417 6.321.837.109
14. LNTT và lãi vay 9.182.784.907 7.740.306.075 9.047.831.859
15. Lợi nhuận sau thuế 2.799.030.046 1.691.480.727 1.853.676.430
(nguồn: phòng kế toán tài vụ)
™ Nhận xét chung:

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 57


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Bảng6.13 Các tỷ số tài chính


Trung bình
Tỷ số tài chính ĐVT 2001 2002 2003
3 năm
- Các tỷ số về khả năng thanh toán
+ Tỷ số thanh toán hiện thời lần 1,42 1,32 0,95 1,23
+ Tỷ số thanh toán nhanh lần 1,15 1,48 0,84 1,16
- Các tỷ số về cơ cấu tài chính
+ Tỷ số nợ % 66,93 73,82 75,60 72,12
+ Tỷ số đảm bảo nợ % 202,37 281,92 309,92 264,74
+ Tỷ số thanh toán lãi vay lần 1,44 1,47 1,43 1,45
- Các tỷ số về hoạt động
+ Kỳ thu tiền bình quân ngày 30,76 106,20 72,38 69,78
+ Vòng quay tồn kho lần 44,93 24,46 35,54 34,98
+ Vòng quay tổng tài sản lần 4,11 1,97 2,33 2,80
+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định lần 9,33 7,01 7,04 7,79
- Các tỷ số về doanh lợi
+ Doanh lợi tiêu thụ (ROS) % 0,94 0,62 0,48 0,68
+ Doanh lợi tài sản (ROA) % 3,88 1,23 1,12 2,08
+ Doanh lợi vốn tự có (ROE) % 11,73 4,70 4,58 7,00

y Về khả năng thanh toán: tỷ số này luôn lớn hơn một, đây là một
biểu hiện tốt cho thấy sự hoạt động bình thường trong hoạt động tài chính. Công
ty gần như không bị thừa vốn và cũng không thiếu khả năng thanh toán. Tuy
nhiên, hiện nay tỷ số ngày đang có xu hướng giảm dần do công ty tăng dần nợ
ngắn hạn chủ yếu để thu mua sản phẩm dự trữ cho kỳ sau, đặc biệt trong mảng
thương mại việc sử dụng nợ ngắn hạn là điều hiển nhiên vì hoạt động này tạo ra
lợi nhuận chủ yếu cho công ty.
y Về cơ cấu tài chính: nhìn vào tỷ số nợ đang khuynh hướng tăng
dần, sự gia tăng này không có gì lạ vì theo đánh giá đối với những doanh nghiệp
dịch vụ và thương mại thì các doanh nghiệp này thường sử dụng tỷ số nợ cao.
Qua tỷ số này thể hiện tài sản của công ty được hình thành chủ yếu từ nợ trung
bình chiếm 72,12% trong tổng tài sản, còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 27,88%.
Chính vì thế làm cho tỷ số đảm bảo nợ của công ty cũng rất cao. Trên thực tế, nợ
của công ty chủ yếu từ các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ, vay ngắn hạn và
vay dài hạn, đặc biệt đối với ngân hàng ngoại thương – nhà cho vay chính của
công ty, họ không được sự đảm bảo vững chắc cho món nợ mà họ đã cho vay,

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 58


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

nhưng đối với công ty thì lại là một lợi thế bởi họ nắm quyền điều khiển doanh
nghiệp với một số vốn đóng góp rất ít. Đồng thời khả năng thanh toán lãi vay của
công ty khá tốt đạt trung bình là 1.45 lần, nên mỗi năm công ty sau khi hoàn
thành việc trả lãi vay thì vẫn đạt mức lợi nhuận trung bình là 2.114.729.068
đồng, điều này cho thấy công ty kinh doanh đạt hiệu quả. Tại sao nợ cao, khả
năng thanh toán giảm dần không đủ tiêu chuẩn để được ngân hàng cho vay mà
công ty không bị ảnh hưởng? Vì chủ nợ công ty hiện giờ là người cung cấp vốn
thường xuyên cho công ty, họ là những nhà tài trợ dễ chịu bởi họ là những đơn vị
nội bộ và Ngân hàng ngoại thương, mục đích cuối cùng của họ cũng chỉ để giúp
doanh nghiệp phát triển mà thôi. Hơn nữa, đây là những năm mà công ty gia tăng
đầu tư cả thương mại và dịch vụ nên chi phí ban đầu có cao là cũng hợp lí, công
ty cũng đang gia tăng nhẹ lợi nhuận của mình. Vì vậy, cơ cấu tài chính của công
ty như thế là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
y Về tỷ số hoạt động: với kỳ thu tiền bình quân như trên, công ty đã
có những thay đổi trong chính sách bán chịu hàng hoá, thể hiện ở thời gian thu
hồi các khoản phải thu qua các năm tăng từ 1 tháng đến 3 tháng, kết quả này cho
thấy công ty đã tự gia tăng rủi ro về sự xuất hiện của của nợ khó đòi nhưng trái
lại công ty đã tự mình đẩy mạnh cơ hội tăng doanh số. Đối với mảng du lịch, tình
trạng để khách hàng thiếu nợ lâu đến mức không thể đòi được là chuyện hiếm
xảy ra vì trong hoạt động dịch vụ thông thường khách phải chi trả trước để được
phục vụ, nếu không khi đặt chương trình tour với số lượng khách đông cũng phải
đặt cọc trước và kết thúc chương trình phải thanh toán ngay. Còn đối với mảng
thương mại để khách nợ đến gần 3 tháng là nằm trong chính sách bán hàng của
công ty và sản phẩm cũng chỉ để xuất khẩu nên khách hàng công ty giao dịch
phải là những công ty có khả năng tài chính để ký kết hợp đồng. Do thế, với số
ngày thu hồi tiền như thế đối với toàn công ty hoàn toàn không ảnh hưởng lớn.
Hơn nữa, vòng quay tồn kho của công ty ở 3 năm khá cao, công ty không bị động
trong khâu cung ứng, cụ thể đầu năm công ty đã vay vốn để thu mua dự trữ, có
thể nói việc sử dụng tồn kho của công ty là rất tốt là cơ sở nâng cao hiệu quả của

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 59


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

vốn. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm dần qua 3 năm rõ ràng tài sản cố
định được sử dụng với công suất thấp, cần phải có những biện pháp ngân cao
năng suất của tài sản cố định. Nhìn lại, vòng quay tổng tài sản cũng giảm xuống
dần, cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty không cao, nhưng nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này là do tài sản cố định sử dụng không hiệu quả vì qua
phân tích thì tài sản lưu động sử dụng tốt (vòng quay tồn kho tốt, kỳ thu tiền bình
quân tốt).
y Các tỷ số về doanh lợi: doanh thu thuần năm 2002 giảm hơn năm
2001 và lợi nhuận sau thuế năm 2002 cũng giảm so với năm 2001 vì thế doanh
lợi tiêu thụ năm 2002 giảm xuống là do năm 2002 công ty có nhiều đơn vị mới
đưa vào hoạt động phải gia tăng chi phí trang bị, mua sắm công cụ dụng cụ, chi
nhiều hơn cho khâu tuyển dụng nhân viên, tăng tiền lương, khấu hao tài sản lớn.
Ngược lại, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2003 lại tăng lên so với
năm 2002, nhưng đáng lẻ năm 2003 tỷ số doanh lợi tiêu thụ phải tăng lên nhưng
lại giảm xuống là do chi phí tăng cao hơn so với doanh thu tăng lên, làm cho lợi
nhuận sau thuế tăng nhưng ít hơn. Do đó, doanh lợi tiêu thụ giảm là do chi phí
đội lên, nên công ty cần có biện pháp quản lý các loại chi phí hợp lí hơn. Thêm
vào đó, tỷ số doanh lợi tài sản giảm xuống thể hiện năng suất của tài sản trong
việc tìm lợi nhuận không đạt hiệu quả, kèm theo vòng quay tài sản cũng giảm
dần, điều này có nghĩa là khả năng sinh lời của công ty thấp, thế nhưng với phân
tích ban đầu, công ty phải tổ chức sử dụng tài sản cố định sao cho đạt hiệu quả
hơn trong việc thu về lợi nhuận. Mặt khác, so sánh với doanh lợi tài sản thì
doanh lợi vốn tự có không cách quá xa là do công ty sử dụng tỷ số nợ cao, và dĩ
nhiên với doanh lợi vốn tự có giảm dần như thế cũng chưa phải là xấu, bởi tỷ số
này không những cho thấy cần phải sử dụng nguồn vốn tự có hiệu quả mà còn
khuyến khích công ty huy động nguồn vốn khác vào hoạt dộng kinh doanh của
mình. Điều này, giải thích vì sao Cty sử dụng nợ cao mà không ảnh hưởng lớn.
Vậy, qua phân tích tổng quát, công ty cần phải có biện pháp tích cực hơn
bằng cách chi tiêu những khoản chi phù hợp hơn, xem lại tất cả các khoản chi phí

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 60


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

như chi phí bán hàng, thuế… và cần có biện pháp sử dụng tài sản cố định một
cách hiệu quả hơn.

6.3.2 Tình hình kết quả kinh doanh mảng du lịch


Bảng6.14 Kết quả hoạt động kinh doanh mảng du lịch
ĐVT: ngàn đồng
Năm
2001 2002 2003
Khoản mục
- TỔNG DOANH THU 10.875.165 18.145.787 20.987.582
+ Dịch vụ du lịch 1.142.572 2.487.115 1.209.906
+ Homestay 12.865 23.878 36.235
+ Tàu du lịch 51.623 70.333 50.859
+ Khách sạn 2.387.331 3.846.149 5.035.000
+ Ăn uống 4.292.966 6.864.696 9.047.175
+ Massage 535.965 1.497.405 603.970
+ Karaoke 11.332 15.737 26.430
+ Vé tham quan 1.527.893 1.781.236 1.325.135
+ Cho thuê mặt bằng 54.063 302.660 413.852
+ Giữ xe/bến bãi 348.107 437.000 359.448
+ Hàng mỹ nghệ/hàng lưu niệm 236.334 399.624 424.085
+ Vận chuyển khách 0 30.383 0
+ Hải sản 0 0 33.355
+ Thuê xe 0 0 937.049
+ Cano 0 0 5.152
+ Bán vé máy bay 0 0 51.561
+ Vui chơi giả trí 0 0 236.544
+ Dịch vụ khác 274.109 389.564 80.500
- CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ 63.998 253.549 290.286
1. Doanh thu thuần (du lịch) 10.811.167 17.892.237 20.697.296
2. Giá vốn hàng bán 3.541.797 4.874.950 12.833.730
3. Lợi tức gộp 7.269.369 13.017.287 7.863.565
4. Tổng chi phí 8.380.768 14.374.967 9.687.686
Trong đó:
- Lương 2.478.043 3.735.089 2.212.235
- Khấu hao 812.242 1.440.239 1.035.237
- Điện 573.254 978.923 1.048.861
- Trang bị công cụ lao động 678.533 1.496.865 936.539
- Trả lãi vay ngân hàng 489.544 1.426.053 1.716.541
5. Tổng lợi tức trước thuế -1.111.398 -1.357.680 -1.824.120
Tổng các chi phí chủ yếu 5.031.618 9.077.170 6.949.413
Chi phí chủ yếu/Tổng chi phí (%) 60,04 63,15 71,73
Tỷ lệ lãi gộp [(3)/(1)] 67,24 72,75 37,99
(nguồn: phòng kế toán tài vụ )

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 61


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Doanh thu mảng du lịch tăng dần qua các năm. Năm 2002, hầu như các
loại hình kinh doanh đều tăng hơn so với năm 2001 là do có thêm thu nhập từ
khách sạn Đông Xuyên và nhà nghỉ An Hải Sơn. Năm 2003, doanh thu có tăng
so với năm 2002 nhưng với tốc độ thấp hơn vì với những loại hình kinh doanh cũ
đã có ở năm 2002 thì gần như tổng doanh thu không thay đổi nhưng vì công ty
đưa vào hoạt động thêm 5 loại hình mới (hải sản, thuê xe, cano, bán vé máy bay,
vui chơi giải trí) đã góp phần làm gia tăng doanh thu năm 2003.
Tổng doanh thu tăng, bên cạnh đó các khoản giảm trừ (chủ yếu là thuế
tiêu thụ đặc biệt) cũng tăng theo với tốc độ như vậy, nên làm cho doanh thu
thuần của 3 năm cũng đi theo xu hướng của tổng doanh thu, có nghĩa là tạo ra
khoản cách chênh lệch giữa các năm của doanh thu thuần cũng như khoản cách
chênh lệch của tổng doanh thu.
Tỷ lệ lãi gộp năm 2002 tăng lên so với năm 2001, cho thấy tình hình bán
hàng khá tốt, giá bán khá cao so với giá vốn, có thể nói tình hình kinh doanh du
lịch năm 2002 có bước chuyển biến khá thuận lợi. Nhưng năm 2003, tình hình
bán hàng có chiều hướng xấu, giảm rất nhiều so với năm 2001 và 2002, giá bán
đạt không hiệu quả nhưng cũng do tác động khách quan, đây là năm có nhiều
biến động, dịch SARS xảy ra bất ngờ làm sức tiêu thụ của dịch vụ du lịch giảm
đáng kể nên để cố gắng tiêu thụ sản phẩm, không để rơi vào tình trạng bị động,
công ty đã có thay đổi trong chính sách kinh doanh, đưa vào loại hình kinh doanh
mới và ra sức bán hàng bằng cách khuyến mãi, cung cấp dịch vụ với giá ưu đãi
nhiều hơn. Đến đây đã lý giải cho câu hỏi doanh thu cao mà lợi nhuận gộp năm
2003 chỉ sắp xỉ năm 2001.
Năm 2002 và 2003, tốc độ doanh thu thuần tăng lên nhưng tốc độ tăng chi
phí lại khá cao làm cho lợi nhuận trước thuế cứ tiếp tục âm.
Năm 2002, thực ra lợi nhuận đã có cải thiện chút ít, tốc độ tăng chi phí là
61% chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu là 65% nên lỗ chỉ 1,3 tỷ, mà đáng lẻ
ra phải lỗ đến 1,8 tỷ đồng (-1.839.365.064 = -1.111.398.830 x 1,655). Năm 2003,
lợi nhuận càng có biểu hiện tệ hơn , tốc độ tăng chi phí còn cao hơn tốc độ tăng

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 62


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

doanh thu đến 1,31% (16,99%-15,68%) nên lỗ đến 1,8 tỷ, đáng lẻ chỉ lỗ 1.5 tỷ (-
1.570.564.236 = -1.357.680.010 x 1,1568).
Bảng6.15 Tình hình thực hiện kinh doanh mảng du lịch
ĐVT: 1000 đồng
Năm % 2002 % 2003
2001 2002 2003
Chỉ tiêu so 2001 so 2002
1. Doanh thu thuần 10.811.167 17.892.237 20.697.296 65,50 15,68
2. Tổng chi phí 11.922.566 19.249.917 22.521.416 61,46 16,99
- Chi phí hàng đã bán 3.541.797 4.874.950 12.833.730 37,64 163,26
- Chi phí bán hàng 7.472.413 12.652.496 7.375.637 69,32 -41,71
- Chi phí quản lý 438.939 547.001 715.344 24,62 30,78
- Chi phí khác 469.415 1.175.468 1.596.704 150,41 35,84
3. Lợi nhuận trước thuế -1.111.398 -1.357.680 -1.824.120 22,16 34,36
(nguồn: phòng kế toán tài vụ)
Đồ thị6.1 Tình hình doanh thu thuần và tổng chi phí mảng du lịch

25.000.000
20.000.000
Số tiền (VNĐ)

15.000.000
10.000.000
5.000.000
0
2001 2002 2003
Năm

Doanh thu thuần Tổng chi phí

Nhưng xét cho cùng, mảng du lịch của công ty 3 năm liên tiếp 2001-2002-
2003 đều lỗ, sở dĩ có tình trạng này là do chi phí qua các năm cứ liên tục lớn hơn
so với doanh thu. Khi tham khảo số liệu công ty thì chi phí lương, khấu hao tài
sản cố định, điện, trang bị công cụ lao dộng và trả lãi vay ngân hàng chiếm tỷ lệ
khá cao trong tổng chi phí ( năm 2001 chiếm 60% trong tổng chi phí, năm 2002
chiếm 63% và năm 2003 chiếm 72%). Đứng trên góc độ công ty mà nhận xét:
những chi phí này công ty không thể tiết kiệm được. Tại sao như vậy?

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 63


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Chi phí tiền lương cao: là chuyện bình thường vì đưa vào thêm các cơ sở
kinh doanh mới nên có số lượng nhân viên đông đảo mới đủ phục vụ, trả lương
cũng trên cơ sở qui định của nhà nước và trên bảng thi đua ở mỗi đơn vị. Không
thể cắt giảm nhân sự hay giảm lương của CB-CNV, điều này sẽ tạo tâm lý không
tốt cho nhân viên, với lại mục đích của công ty Du Lịch An Giang - một doanh
nghiệp nhà nước một phần là để giải quyết việc làm.
Khấu hao tài sản cố định cao: là vì khách sạn Đông Xuyên, nhà nghỉ An
Hải Sơn mới đưa vào hoạt động, khu du lịch Tức Dụp, Bến Đá Núi Sam mới
nâng cấp sửa chữa hoàn chỉnh cũng bắt đầu đi vào hoạt động vào 2 năm gần đây
và lẻ dĩ nhiên mới hoạt động chi phí khấu hao cao là hợp lí.
Chi phí điện cao: những điểm tham quan, điểm lưu trú mà công ty đang
kinh doanh đều đã nâng cấp theo chuẩn sao, phòng ốc, máy móc thiết bị như
thang máy, đèn trang trí… không thể không sử dụng điện, hơn nữa điện dùng cho
kinh doanh giá lại cao hơn so với giá điện tiêu dùng. Vì thế giảm sử dụng điện để
góp phần giảm chi phí cũng không phải là chính sách thích hợp.
Trang bị công cụ lao động: tất nhiên trong giai đoạn đầu chi phí này cao
là không có gì đáng ngại, trong tương lai khi các đơn vị đi vào hoạt động ổn định
hơn thì chi phí này chắc chắn sẽ giảm.
Chi phí lãi vay ngân hàng: trong những năm qua, công ty gần như sử
dụng nợ rất nhiều, đặc biệt trong thời gian đầu tư ở các đơn vị, công ty vay ngân
hàng rất nhiều nên việc trả lãi vay là chuyện không thể tránh khỏi.
Vậy, chi phí cao là do tác động khách quan nên nếu có tiết kiệm chi phí
chỉ đạt ở mức độ nhất định nào đó, có thể không hiệu quả, do vậy hướng sắp tới
của công ty không phải là làm sao hạn chế tối đa chi phí, mà là cố gắng gia tăng
nhanh doanh thu ở các năm sau.
Tóm lại, tình hình kinh doanh trong toàn công ty trong suốt 3 năm qua có
lợi nhuận là do mảng thương mại hoạt động có hiệu quả bù đắp cho khoản lỗ của
mảng du lịch. Tài sản cố định của công ty sử dụng kém hiệu quả, có thể kể đến
sự tác động của mảng du lịch vì các cơ sở mới đưa vào hoạt động chưa khai thác

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 64


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

hết công suất, chỉ khi nào các nhà hàng – khách sạn sử dụng tối đa 100% công
suất phòng thì lúc đó tài sản công ty mới góp phần gia tăng lợi nhuận. Hiện nay,
công ty hy vọng rằng, trong những năm sắp tới khi các yếu tố tác động khách
quan không còn nữa, mảng du lịch sẽ lại hoạt động hiệu quả hơn, ngày càng gia
tăng lợi nhuận, để đóng góp đáng kể vào thu nhập cho toàn công ty.

6.4 YẾU TỐ MARKETING


Marketing được mô tả như một quá trình xác định, dự báo, thiết lập và
thoả mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay
dịch vụ. Theo được biết, công ty Du Lịch An Giang không có phòng ban riêng
cho bộ phận marketing cũng như không có những chuyên viên marketing nhưng
chiến lược chiêu thị của công ty rất có hiệu quả:
y Thị phần của công ty được mở rộng trong và ngoài nước
y Công ty cũng đã sử dụng trang Web đưa thông tin lên mạng
internet để giới thiệu về các chương trình du lịch, kịp thời đáp ứng nhu cầu của
khách hàng bằng tất cả phương tiện điện thoại, Fax, thư điện tử…
Bảng6.16 Chi phí quảng cáo cho mảng du lịch
ĐVT: đồng
Năm
2001 2002 2003
Chi phí quảng cáo
- Cụm khách sạn ĐX-LX-CL 43.392.500 12.919.320 48.901.322
- Khu du lịch Lâm Viên-Núi Cấm 49.759.900 77.612.270 53.505.500
- Khu du lịch Tức Dụp 28.368.825 12.730.195 13.130.922
- Trung tâm dịch vụ du lịch 27.966.412 17.065.712 4.214.165
- Khu du lịch Bến Đá Núi Sam 31.764.853 7.397.184 14.691.696
- Nhà nghỉ An Hải Sơn 0 13.469.532 4.976.709
Tổng cộng 181.252.490 141.194.213 139.120.314
(nguồn: phòng kế toán tài vụ)

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 65


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

(ghi chú: năm 2001 không có khách sạn Đông Xuyên năm 2003 không có khách
sạn Cửu Long.)
y Quảng cáo sản phẩm công ty bằng catalogue. Hàng năm, công ty
đã dùng một lượng tiền đáng kể cho quảng cáo, mặc dù chi phí này qua 3 năm
liền có xu hướng giảm nhưng không phải là dấu hiệu xấu bởi vì sản phẩm của
công ty đã được khách hàng biết đến nhiều hơn, song lí do chính là còn tuỳ thuộc
vào nhu cầu của từng đơn vị mà tăng lên hoặc giảm xuống chi phí quảng cáo.
Đồng thời, có thể do công ty thực hiện giảm chi phí quảng cáo quá cao ở những
đơn vị hoạt động không hiệu quả để tập trung hướng vào tạo ra sản phẩm mới, đa
dạng. Nhìn chung, chi phí quảng cáo công ty đưa ra luôn thích hợp với nhu cầu
hiện tại nên góp phần làm cho kết quả doanh thu mảng du lịch qua 3 năm đều
tăng (10,8 tỷ năm 2001; 18,1 tỷ năm 2002 và 20,9 tỷ năm 2003).
y Tham gia các buổi lễ giao lưu với các doanh nghiệp, với sinh viên
ở các trường đại học, tham gia hội chợ… để tranh thủ sự nghiên cứu tìm tòi của
những đối tượng này quảng bá sản phẩm du lịch của công ty.
y Nhà hàng-khách sạn của công ty đạt tiêu chuẩn cao cũng đã góp
phần tạo tiếng vang đến tai người tiêu dùng.
y Có chiến lược giá dao động nhẹ theo mùa và theo đối tượng khách
hàng. Ví dụ: vào mùa hè khách tham quan nhiều công ty có giá trọn gói với giá
ưu đãi hay thêm vào chương trình tour một điểm tham quan mới…
Có thể nói, mối quan hệ và trao đổi giữa công ty và khách hàng cũ luôn
được duy trì, còn đối với khách hàng mới được quan tâm, tạo một ảnh hưởng tích
cực cho khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch cao với giá thành
thích hợp.

6.5 TÌNH HÌNH ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH


Là một doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
luôn được công ty Du Lịch An Giang chú trọng quan tâm. Chính vì thế, tổng số
nộp ngân sách qua 3 năm cứ tăng đều lên và luôn vượt chỉ tiêu so với kế hoạch

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 66


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

(năm 2001 vượt 23,4% so kế hoạch, năm 2002 vượt 23,34% và năm 2003 vượt
26,08% - xem phụ lục)
Bảng6.17 Tình hình đóng góp ngân sách của công ty
ĐVT: triệu đồng
Năm
2001 2002 2003
Các khoản nộp ngân sách
- Tổng số nộp ngân sách 1.542 1.758 3.275
Trong đó:
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt 81 245 292
+ Thuế giá trị gia tăng 1.294 884 1.846
+ Thuế đất 0 70 80
+ Thuế môn bài 7 7 27
+ Thu sử dụng vốn 0 0 69
+ Tiền thuê đất 160 0 0
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 552 961
(nguồn: phòng kế toán tài vụ)
Năm 2001, mặc dù hoạt động có lãi nhưng công ty không phải nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp do được bù trừ từ số thuế được hoàn lại do những năm
trước công ty kinh doanh bị lỗ.
Bắt đầu từ năm 2002 và đến năm 2003, công ty đưa vào thêm các đơn vị
kinh doanh mới như đã biết, đẩy mạnh hoạt động mảng thương mại nên tiếp tục
kinh doanh có lãi và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều đáng phấn khởi là tình hình nợ thuế nhà nước của công ty đã có xu
hướng giảm dần. Theo phòng kế toán tài vụ cho biết, năm 2002 công ty nợ thuế
là 987.378.650 đồng, đến năm 2003 con số này đã giảm đáng kể còn
400.586.214 đồng (giảm đến 59,43%). Hơn nữa, công ty còn đạt lợi nhuận tăng
dần qua 3 năm sau khi đã hoàn thành việc nộp ngân sách vượt kế hoạch. Chính vì
thế, trong suốt 3 năm qua công ty luôn được khen thưởng của Ban thi đua khen
thưởng của tỉnh vì đạt thành tích vượt kế hoạch nộp ngân sách.
Vậy, qua tình hình chung, có thể đánh giá khả năng đóng góp ngân sách
của công ty rất đạt hiệu quả. Công ty đang từng bước cố gắng hơn nữa để gia
tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận ở cả hai lĩnh vực thương mại và du lịch để góp
phần đóng góp ngày càng cao cho nguồn thu ngân sách của tỉnh nhà.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 67


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

6.6 YẾU TỐ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP


Nề nếp tổ chức của doanh nghiệp định hướng cho phần lớn công việc
trong nội bộ. Công ty Du Lịch An Giang là một doanh nghiệp có nề nếp tốt, có
môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị trong toàn công ty, có
chính sách khen thưởng phù hợp công băng, nhân viên có trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm và tư cách đạo đức, nhân viên ở mỗi phòng ban, mỗi đơn vị thực
hiện tốt nội qui riêng cũng như nội qui chung của toàn công ty, ví dụ: nữ phải
mặc áo dài vào ngày thứ hai, thứ tư, thứ năm hàng tuần; nam phải mặc áo sơ mi
trắng vào thứ hai, sơ mi xanh vào thứ tư và sơ mi xám vào thứ năm…
Điều này, đã khuyến khích nhân viên phát huy năng lực của mình, kích
thích khả năng lao động của nhân viên giúp họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 68


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

CHƯƠNG 7

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC


MẢNG DU LỊCH
7.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
(xem sơ đồ 7.5)
7.1.1 Chiến lược SO
™ Chiến lược kết hợp S1S2 và O1O4O5 “chiến lược thu hút khách”:
Công ty Du Lịch An Giang đang ngày càng đổi mới và đa dạng các loại
hình du lịch. Để làm được điều này không thể thiếu những lợi thế mà tỉnh nhà
cung cấp từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện kinh tế, từ những di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh đa dạng đến phong phú các lễ hội truyền thống mang đậm
màu sắc tôn giáo, từ nhu cầu du lịch của người dân đến các điều kiện thời gian
làm việc giảm dần rồi đến chính sách đón khách của cả nước; thêm vào đó bên
trong công ty lại có được sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, giá thành hợp lí,
đội ngũ nhân viên từ tiếp tân đến nhân viên phục vụ, hướng dẫn đều nhã nhặn,
lịch sự, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn. Tất cả những yếu tố này sát
cánh bên nhau, hỗ trợ với nhau để không những tỉnh An Giang mà chính bản
thân công ty luôn là điểm đến lí tưởng của du khách quốc tế và nội địa, từ đó tạo
điều kiện cho công ty mở rộng thị phần, gia tăng nguồn doanh thu dịch vụ.
™ Chiến lược kết hợp S5 và O7O8 “chiến lược đẩy mạnh giới thiệu
sản phẩm dịch vụ, du lịch”:
Thực tế, công ty đang có quan hệ hợp tác kinh tế rông rãi với các công ty
khác trong và ngoài nước, bên cạnh chiến lược quảng bá sản phẩm của công ty
đang được quan tâm. Thế nhưng để sản phẩm đến với khách hàng nhất thiết phải
có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, tiện lợi, nhanh chóng. Do đó, với chiến
lược kết hợp này giúp sản phẩm công ty ngày càng đến gần với khách du lịch
hơn, dù khách ở xa hay ở gần cũng có thể biết qua những sản phẩm mà công ty
đang kinh doanh cung cấp.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 69


Sơ đồ7.5 Ma Trận SWOT
Các cơ hội (Opportunities) Các thách thức (Threats)
O1: Thu nhập và thời gian nghỉ ngơi của người dân được cải T1: Tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến khá
thiện và gia tăng. phức tạp
O2: Có tình hình an ninh và nền chính trị ổn định T2: Tình trạng ăn xin và mất vệ sinh ở khu
O3. có chính sách và chế độ ưu đãi riêng phát triển du lịch du lịch vẫn còn
O4: Có chính sách “mở cửa visa” để đón khách. T3: Thị trường tiêu thụ bị áp đảo bởi các
O5: Có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. đối thủ cạnh tranh ngoài quốc doanh.
O6: Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông thông thoáng T4: Chịu tác động nhẹ bởi các đối thủ tiềm
O7: Thông tin liên lạc tiện lợi, nhanh chóng và hiện đại. ẩn mới
O8: Có quan hệ hợp tác kinh tế rộng rãi với các công ty trong và T5: Bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thay đổi

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm


ngoài nước. hình thức du lịch của khách.

Các điểm mạnh (Strengths) Chiến lược SO: Chiến lược ST:
S1: Nhân viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn và tư cách đạo đức
S2: Sản phẩm dịch vụ du lịch đạt chất lượng S1S2O1O4O5 S1S2S3T3T4
cao, giá thành hợp lí
S3: phương tiện vận chuyển, trang thiết bị hiện S5O7O8 S4T5
đại, các điểm lưu trú đạt tiêu chuẩn sao
S4: Có nổ lực nghiên cứu phát triển các loại
hình du lịch
S5: Có chiến lược quảng bá sản phẩm như:
internet, catalogue
S6: Nề nếp tổ chức hoạt động tốt

Các điểm yếu (Weaknesses) Chiến lược WO: Chiến lược WT:
W1: hoạt động kinh doanh chưa đạt như mong
đợi, tốc độ tăng doanh thu còn chậm
W2: Tài sản cố định sử dụng chưa đạt yêu cầu W2W4O1O2O3O4O5O6O7O8O9
(công suât phòng con thấp Không lựu chọn chiến lược này
W3: Chi phí đầu tư ban đầu cho các đơn vị cao W3O3
Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

W4: Thị phần chủ yếu vẫn còn trong tỉnh và khu
vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trang 70
W5: Không được ưu đãi lãi suất vay ngân hàng.
Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

7.1.2 Chiến lược ST


™ Chiến lược kết hợp S1S2S3 và T3T4 “chiến lược giữ vững thế lực
canh tranh”:
Qua phân tích, hiện nay thế mạnh đông đảo của các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch ngoài quốc doanh và các đối thủ tiềm ẩn mới, tuy sức cạnh tranh
của họ chưa ảnh hưởng mạnh đến công ty nhưng vẫn là một yếu tố mà công ty
cũng quan tâm vì họ vẫn là mối đe doạ chính chiếm lấy thị phần của công ty, nên
để có thể giữ vững vị thế trên thị trường như ngày nay, công ty đã đầu tư vào sản
phẩm nhiều hơn, đầu tư vào các phương tiện vận chuyển du lịch, các điểm tham
quan, các điểm lưu trú hiện đại, tiện nghi hơn, tận dụng sự hiếu khách, kinh
nghiệm làm việc của đội ngũ nhân viên. Chính vì vậy, công ty đã có được vị trí
trong lòng du khách và công ty lại có thể tiếp tục đứng vào vị thế hàng đầu trong
toàn tỉnh, đồng thời hạn chế tối đa khả năng mất thị phần của mình.
™ Chiến lược kết hợp S4 và T5 “chiến lược đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách”:
Ngày nay thị hiếu của khách hàng thay đổi rất nhanh. Trên thực tế, công
ty bị tác động bởi sản phẩm thay thế là không nhiều, mà có tác động hay chăng là
ở tâm lý thay đổi của khách du lịch. Chẳng hạn, nghỉ ngơi ở khách sạn 3 sao hoài
cũng không có gì lạ, khách có thể sẽ thay đổi nhu cầu nghỉ ngơi ở khách sạn bình
dân hơn hay ở nhà trọ để có cảm giác mới. Song sự tác động này có tích chất
nhất thời, không hoàn toàn dựa trên hầu bao của khách mà hoàn toàn do tâm lý
của khách, nên công ty cố gắng nghiên cứu phát triển để tìm hiểu nhu cầu khách,
khai thác những sản phẩm mà công ty có thể tận dụng được. Sự kết hợp này có
thể nói là tối ưu vì giúp công ty luôn đổi mới với những loại hình kinh doanh
mới, ngày càng thoả mãn hơn nhu cầu của khách du lịch.

7.1.3 Chiến lược WO


™ Chiến lược kết hợp W2W4 và O1O2O3O4O5O6O7O8O9 “ chiến lược
mở rộng thị phần”:

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 71


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Tài sản cố định của công ty đang sử dụng chưa hiệu quả nên công ty đang
phấn đấu tăng năng suất cụ thể là nâng cao công suất phòng ở các điểm lưu trú
(hiện nay chỉ đạt 40%), công suất sử dụng các phương tiện vận chuyển khách và
khai thác tối đa khách ở các điểm tham quan. Hơn nữa, thị phần của công ty vẫn
chưa đạt như mong muốn. Với những yếu kém này, đòi hỏi phải làm sao gia tăng
thị phần, thu hút khách để tài sản được tận dụng và hoạt động hiệu quả. Do thế,
với tất cả cơ hội hiện nay như: nền kinh tế phát triển, nền chính trị ổn định, điều
kiện tự nhiên,văn hoá, xã hội thuận lợi… mà tỉnh có được, cuối cùng cũng chỉ để
thu hút, gia tăng khách du lịch cả trong và ngoài nước đến An Giang. Hơn nữa,
sản phẩm của công ty cũng dựa trên những điều kiện sẵn có của tỉnh nhà nên làm
cho loại hình du lịch mà công ty đang có được đa dạng, phong phú. Vì thế, ngẫu
nhiên các yếu tố này đã tạo điều kiện tốt để công ty tận dụng chúng mà khai thác
lượng du khách đến An Giang, giúp công ty tăng thị phần, tăng doanh thu.
™ Chiến lược kết hợp W3 và O3 “chiến lược nâng cấp các điểm
tham quan, lưu trú”
Từ năm 2002, công ty đã đưa vào những đơn vị kinh doanh mới là khách
sạn Đông Xuyên và nhà nghỉ An Hải Sơn, nâng cấp sửa chữa hoàn chỉnh khu du
lịch Bến Đá Núi Sam và khu du lịch Tức Dụp. Để hoàn thành các công trình này
công ty đã bỏ ra một khoản chi phí đầu tư ban đầu khá cao và đây cũng là điều tự
nhiên không thể khác được. Song điều mà giúp công ty bớt gánh nặng này là do
chính sách khuyến khích của tỉnh và nhà nước, được hưởng chế độ ưu đãi tiền
thuê đất ở 2 đơn vị mới trong một thời gian nhất định. Vì vây, điều này đã giúp
công ty mạnh dạn đầu tư và ngày càng phát triển. Chắc chắn trong tương lai
doanh thu mà công ty thu về sẽ bù đắp chẳng những đủ mà còn vượt xa so với
khoản chi phí mà công ty đã bỏ ra đầu tư.

7.1.4 Chiến lươc WT


Công ty không hoạch định chiến lược này vì nếu phải đối đầu với vô số
những mối đe doạ bên ngoài và những điểm yếu bên trong thì công ty có thể lâm

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 72


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

vào tình trạng không an toàn. Công ty Du Lịch An Giang vẫn hoạt động tốt ở
mảng du lịch chưa đến mức phải đấu tranh để tồn tại, nên không cần đưa ra chiến
lược phòng thủ nhằm hạn chế đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những
mối đe doạ của môi trường bên ngoài.

7.2 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC


Đối với mảng du lịch của công ty, việc cắt giảm chi phí để có lợi nhuận
cao là vấn đề khách quan, bản thân công ty muốn cũng khó thực hiện và tất nhiên
công ty cũng đang cố gắng hạn chế ở mức nào hay mức đó. Tuy thế, hướng sắp
tới của công ty là đánh vào “Tổng doanh thu”, ra sức nổ lực để doanh thu tăng
với tốc độ cao nhưng không phải bằng cách giảm giá bán dịch vụ nhiều như năm
2003. Do đó, trong chiến lược của công ty, tôi chọn chiến lược nào giúp công ty
gia tăng khách tiêu thụ, vừa đa dạng vừa phát triển làm mới loại hình dịch vụ, gọi
chung là chiến lược “ gia tăng doanh thu” – đó là “chiến lược thu hút khách”
và “chiến lược mở rộng thị phần” là sự kết hợp giữa W2W4 -
1O2O3O4O5O6O7O8O9 - S1S2 , theo tôi là sự kết hợp khả thi nhất vì chiến lược này
giúp công ty tận dụng những cơ hội bên ngoài, phát huy những thế mạnh bên
trong để khắc phục hạn chế trước mắt mà công ty đối phó.
Vì vậy, với những ưu thế sẵn có của tỉnh từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội đến vị trí địa lý, khí hậu… Rồi đến những lợi thế mà công ty gặt hái trong
quá trình kinh doanh lâu dài của mình như: trình độ nhân viên, chất lượng sản
phẩm, giá cả sản phẩm… Tất cả dù trực tiếp hay gián tiếp tác động đi nữa cũng
sẽ là những thuận lợi vô cùng to lớn để công ty tạo ra nhiều loại hình du lịch hơn,
tạo ra sản phẩm chất lượng ngày càng chất lượng hơn, sản phẩm ngày càng có
sức cạnh tranh cao hơn, đưa công ty hướng tới mục tiêu tăng dần lượng khách
tiêu thụ, gia tăng thị phần, gia tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận. Một điều quan
trọng khác, giúp công ty tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng,
giữ vững sức cạnh tranh trên thị trường trong tỉnh, trong toàn quốc và trước các
nước bạn trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế của Việt Nam.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 73


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

7.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

7.3.1 Chiến lược sản phẩm:


Hiện tại, theo thống kê của phòng kế toán, công ty có 17 sản phẩm dịch
vụ. Trong đó có:
y 4 sản phẩm chính tạo ra doanh thu chủ yếu là: kinh doanh khách
sạn (xem phụ lục), ăn uống, du lịch và vé tham quan
y 5 sản phẩm mới đưa vào năm 2003 là: canô, thuê xe, hải sản, bán
vé máy bay, vui chơi giải trí.
y 8 sản phẩm phụ còn lại: dao động qua các năm, có loại doanh thu
tăng, có loại doanh thu giảm nhưng xét cho cùng tổng doanh thu của các sản
phẩm phụ này chỉ tăng lên ở mức rất nhẹ.
Hướng sắp tới, công ty có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có
để phục vụ cho thị trường hiện tại và thị trường mới, đưa sản phẩm mới vào phục
vụ thị trường hiện tại. Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm hiện tại kết hợp với sản
phẩm mới để đưa vào thị trường mới.
Sơ đồ 7.6 Chiến lược sản phẩm
Thị trường hiện tại Thị trường mới

Sản phẩm mới


D C

Sản phẩm hiện tại A B

Hiện nay, công ty đang xây dựng thêm 1 hồ bơi ở Tức Dụp, sân Tennis ở
khu du lịch Bến Đá Núi Sam và ở nhà nghỉ An Hải Sơn.
Để làm mới sản phẩm du lịch, công ty cần nổ lực khuyến khích tất cả
nhân viên ở các đơn vị ra sức nghiên cứu đưa sáng kiến mới, bỏ ra một lượng chi
phí nhất định cho bộ phận nghiên cứu và phát triển để thăm dò ý kiến của khách

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 74


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

hàng điển hình trong cả nước, để biết nhu cầu khách từ đó làm cho sản phẩm
mình tốt hơn, mới hơn. Ví dụ: trong kinh doanh ăn uống, thay vì để khách đi ăn ở
lầu 5 của khách sạn Đông Xuyên, công ty đã đưa ra loại hình “gánh hàng rong”
bán giá bình dân ở khu vực sân trước của khách sạn, với những nhân viên ăn mặc
truyền thống đã được nhiều người ưa chuộng…
Những sản phẩm mà công ty hiện có và những sản phẩm sắp đưa vào hoạt
động, cũng thông qua quá trình khai thác trên nhu cầu của khách mà tiến hành
kinh doanh. Nên trong thời gian tới công ty chỉ cố gắng làm mới sản phẩm, tìm
thêm loại hình sản phẩm mới, nếu sản phẩm có bị giảm sức tiêu thụ thì công ty
cố gắng đầu tư để phát triển, chứ trong chiến lược của mình công ty không có
khuynh hướng loại bỏ sản phẩm, chỉ loại bỏ khi hoàn toàn mất sức cạnh tranh.

7.3.2 Chiến lược giá


Hiện nay, giá dịch vụ mà công ty cung cấp không chênh lệch nhiều so với
các công ty khác, một phần là do công ty có quan hệ với nhiều công ty đối tác
trong cả nước, một phần là do tuỳ theo đơn vị cung cấp mà giá cả dao động khác
nhau. Ví dụ: giá phòng ở khách sạn Đông Xuyên (tiêu chuẩn 3sao) dĩ nhiên phải
cao hơn giá phòng ở khách sạn Long Xuyên (tiêu chuẩn 2 sao).
Đó là nhìn ở góc độ chung, nhưng ở góc độ riêng chỉ chung cho các sản
phẩm mà công ty hiện có, chắc chắn giá cả sẽ dao động ít hơn so với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Họ có chiến lược rất linh động do luôn tự chủ về tài
chính, đôi lúc vì đẩy mạnh cạnh tranh, gia tăng sức tiêu thụ họ sẽ có chính sách
giảm giá mà công ty Du Lịch An Giang không thể thực hiện được. Thế nhưng,
giá cả chưa phải là vấn đề cốt yếu quyết định tất cả. Vì trong thời kỳ hiện nay,
hầu như tất cả các doanh nghiệp đi theo khẩu hiệu “chất lượng là hàng đầu” và
tất nhiên theo xu thế của thời đại, công ty cũng đang hướng vào chất lượng và
đối tượng khách ở mỗi đơn vị kinh doanh tập trung vào lại khác nhau nên công ty
đã tạo cho mình sức cạnh tranh bền vững không phải trên giá cả mà trên chất
lượng phục vụ.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 75


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Hoạt động du lịch cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mùa vụ, thường vào
mùa vía bà, mùa hè thì doanh thu không ngừng tăng lên do vào những ngày lễ,
ngày tết như thế lượng khách gia tăng hơn bình thường. Nhưng nhìn chung, giá
cả sẽ thay đổi tuỳ theo mùa, tuỳ theo sản phẩm và tuỳ theo từng loại khách hàng.
Các bộ phận bán hàng, giao dịch luôn giữ mức giảm giá chung cho các sản phẩm
là 10%-15%. Tiêu biểu:
y Đối với mùa du lịch: giá sẽ tăng lên để bù đắp vào những mùa còn
lại trong năm thu hút ít khách như: vé tham quan ngày thường là 5000đ sẽ tăng
lên 7000đ vào ngày lễ tết, trên bảng giá thuê xe (xem phụ lục) cung cấp hàng
ngày cũng không áp dụng chung cho những ngày này, thường tăng lên khoảng
5%-10% giá ngày thường.
y Đối với khách hàng quen thuộc: đăng ký đi tour thì giá tour sẽ giảm
từ 12% đến 20%.
y Đối với khách hàng đăng ký đi tour với số lượng lớn thì sẽ thực
hiện chiến lược giá thoả thuận, thường giảm giá cho đối tượng này là 10%-15%.
y Đối với các công ty đối tác: nếu khách hàng do các công ty này đưa
đến để trọ phòng ở khách sạn của công ty Du Lịch An Giang thì giá thuê phòng
áp dụng với các khách hàng này sẽ được giảm từ 20% đến 25%.
Tuy là vậy, giảm giá là một chính sách thường không được công ty quan
tâm nhiều, theo tôi để tăng doanh thu, công ty còn cần phải tiết kiệm chi phí nếu
có thể được như bộ phận bán hàng và quản lý phải cố gắng hạn chế tối đa tỷ lệ
hư hỏng của công cụ, trang thiết bị đắc tiền, bộ phân kỹ thuật phải thường xuyên
theo dõi những hệ thống điện còn cũ kỹ để thay đổi kịp thời nhằm tránh thất
thoát trên đường dây, các đơn vị phải cố gắng khuyến khích nâng cao năng suất
lao động của CB-CNV….

7.3.3 Chiến lược phân phối


Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc thù, nó không thể phân phối tận tay
người tiêu dùng mà ngược lại người tiêu dùng phải di chuyển đến với người cung

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 76


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

cấp dịch vụ. Thế nhưng, để mở rộng thị trường, công ty đã có chi nhánh ở thành
phố, có một nhà nghỉ An Hải Sơn ở Kiên Giang và nhiều nhà hàng-khách sạn rải
rác khắp tỉnh thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ cho khách du lịch.
Hơn nữa, những sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp là dạng sản phẩm
vô hình, khách hàng chi tiêu để được hưởng những phút thư giản, nghỉ ngơi thật
vui vẻ thoải mái, được đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí. Nên từ đấy, việc phân
phối sản phẩm cũng vô hình và người phân phối hữu hiệu nhất, chính yếu nhất
không ai khác hơn là khách hàng. Họ đến công ty, sử dụng dịch vụ của công ty,
họ được sự hài lòng bởi cung cách phục vụ, bởi chất lượng sản phẩm như:
phương tiện vận chuyển khách hiện đại, phòng óc thoáng mát, tiện nghi, các
điểm tham quan sạch đẹp, xanh tươi, không khí trong lành… Từ đây, họ mang sự
hài lòng này truyền đạt cho bạn bè, người thân và cứ thế vô tình sản phẩm vô
hình của công ty đến tai những vị khách hàng mới đầy tiềm năng, để rồi những
khách hàng này lại đến công ty sử dụng dịch vụ để có được niềm vui, sự thư
giãn. Vì vậy, toàn thể công ty phải hết sức chú trọng về mọi mặt từ chất lượng
sản phẩm cung cấp ra đến cả chất lượng của đội ngũ nhân viên, cố gắng khai thác
tối đa lượng khách đến An Giang hàng năm. Có vậy kênh phân phối của công ty
mới ngày càng rộng lớn hơn.

7.3.4 Chiến lược chiêu thị


Đối với công ty Du Lịch An Giang, chiến lược chiêu thị hiện nay là khá
cần thiết nếu muốn tăng doanh thu ở mức cao. Mỗi năm, công ty cũng đã gởi đến
khách hàng, các công ty đối tác những bản catalogue giới thiệu những đơn vị
kinh doanh du lịch của công ty có kèm theo sản phẩm mà các đơn vị này cung
cấp (xem phụ lục). Theo tôi, bên cạnh chính sách giảm giá dịch vụ thực hiện như
hiện nay, bộ phận kế toán phải tính toán chi phí để công ty đẩy mạnh quảng cáo,
khuyến mãi. Hình thức có thể là:
y Thêm vào các chương trình tour một điểm tham quan gần với
chương trình đi nhất, điều này nhằm cho khách hàng cảm giác mới hơn. Ví dụ:

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 77


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

thay vì đưa khách tham quan làng Chăm xong rồi quay về lại Long Xuyên thì sẽ
cho khách nghỉ đêm tại nhà của người Chăm cùng ăn bữa cơm truyền thống,
cùng ngủ với họ, tối đến đưa họ đi xem chương trình ca hát do người Chăm thể
hiện… Ngoài ra, khi khách có nhu cầu đi tour thì công ty tư vấn miễn phí hay in
bảng chương trình du lịch cụ thể cho khách (xem phụ lục).
y Tăng cường quảng cáo thêm trên báo, đài ngoài việc giới thiệu trên
trang Web, bằng catalogue. Không phải là hình thức quảng bá rầm rộ mà nên có
những bản phóng sự ngắn giới thiệu các dịch vụ mà công ty đang hoạt động nhất
là trong các mùa lễ tết, như khu du lịch Suối Tiên ở thành phố Hồ Chí Minh đã
từng làm trong 2 năm qua.
y Công ty cũng nên thực hiện chính sách hậu mãi như: sau mỗi
chương trình tour, công ty sẽ tặng khách một tờ bướm khuyến mãi nếu lần sau
tiếp tục đến với công ty. Hay vào những ngày lễ valentine, ngày quốc tế phụ nữ,
ngày quốc tế thiếu nhi, công ty nên có ưu tiên cho những đối tượng đặc biệt này,
hay vào những ngày tham gia hội chợ, ngày lễ kỉ niệm của công ty… nên tặng
khách nón, viết, bong bóng, móc khoá… có in logo của công ty. Những công
việc có vẻ đơn giản nhưng sẽ giúp công ty vừa quảng cáo thương hiệu, vừa giữ
khách hàng cũ vừa thu hút khách hàng mới.
y Thường xuyên tham gia các chương trình giao lưu với sinh viên-
học sinh ở các trường đại học, trung học để giới thiệu chương trình du lịch công
ty tổ chức trong hè nhưng cũng không quên kèm phiếu khuyến mãi riêng cho họ.
Đây cũng là một hình thức quảng cáo khá dễ thực hiện.
Những công tác trên muốn thực hiện được hiệu quả, đòi hỏi sự nhạy bén,
năng động của nhân viên của bộ phận Marketing, bộ phận bán hàng và cũng cần
sự nổ lực hết mình của nhân viên ở các đơn vị, của phòng kế hoạch phát triển.
Tóm lại, cũng cần chú ý rằng, các chiến lược trên được hoạch định dựa
trên chiến lược công ty đang thực hiện và ý kiến chủ quan của bản thân tôi.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 78


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

CHƯƠNG 8

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ


8.1 KẾT LUẬN

8.1.1 Tóm tắt


Trong hoạt động kinh doanh du lịch qua 3 năm gần đây, tình hình doanh
thu của công ty luôn tăng lên, thế nhưng lợi nhuận lại có chiều hướng giảm dần,
mức độ lỗ ngày càng nhiều (năm 2001 lỗ 1,1 tỷ; năm 2002 lỗ 1,3 tỷ và năm 2003
lỗ 1,8 tỷ). Nguyên nhân đưa đến lợi nhuận âm là do tổng chi phí tăng dần lên và
luôn cao hơn so với doanh thu. Tuy nhiên, nếu không nhìn nhận kỹ vấn đề sẽ cho
một kết luận sai, rằng đó là một biểu hiện xấu nhưng qua phân tích sẽ cho ta một
dấu hiệu tốt cho tương lai. Vì 3 năm này công ty mới đưa vào các đơn vị mới nên
chi phí đầu tư ban đầu phải cao, khấu hao tài sản cố định cũng lớn, phải thuê
mướn thêm nhiều nhân viên… và theo công ty nhận xét những chi phí mà công
ty phải gánh chịu là không thể tránh khỏi. Từ nhìn nhận trên, nên hướng sắp tới
của Cty chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để gia tăng doanh thu. Vì vậy, khi
phân tích SWOT tôi cũng đi theo hướng này, bằng cách kết hợp tất cả các cơ hội
bên ngoài đến tận dụng những điểm mạnh bên trong để khắc phục yếu điểm hiện
có của Cty.
Hiện nay, tài sản cố định của công ty đang sử dụng không hiệu quả thể
hiện ở hiệu suất sử dụng tài sản cố định rất thấp (năm 2001 đạt 9,33 lần; năm
2002 chỉ đạt 7,01 lần và năm 2003 là 7,04 lần), mà cụ thể trong kinh doanh du
lịch công suất phòng đạt năng suất thấp (hiện nay là 40%). Do đó, công ty phải
tận dụng những điều kiện thuận lợi của tỉnh, của cả nước và dựa vào sản phẩm
dịch vụ chất lượng cùng với phong cách phục vụ tận tình, chu đáo của nhân viên
để ngày càng thu hút khách, tăng năng suất sử dụng tài sản cố định, góp phần đẩy
mạnh việc gia tăng doanh thu.

8.1.2 Đánh giá chung

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 79


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

Sau hơn 25 năm thành lập và phát triển, công ty Du Lịch An Giang có thể
nói đã có nền tảng vững chắc cho con đường tương lai sắp tới. Công ty tự hào
mình là một trong những doanh nghiệp kinh doanh du lịch tiên phong trong toàn
tỉnh, trong toàn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Những năm tháng hoạt
động trôi qua cũng không ít khó khăn, thử thách nhưng bằng nổ lực của chính
bản thân, công ty đã tìm được một chỗ đứng vững chắc trong ngành du lịch của
tỉnh, được đánh giá là một trong những doanh nghiệp quốc doanh làm ăn có hiệu
quả nên trong năm 2004 nhà nước tiến hành định giá tài sản công ty để tiến hành
cổ phần hoá. Công ty luôn tạo cho mình những hướng đi hợp lí đưa công ty từng
bước vượt qua khó khăn, nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ cung cấp.
y Khai thác được những tiềm năng du lịch to lớn của tỉnh.
y Luôn ra sức đào tạo nhân viên, khuyến khích nhân viên. Từ đó tạo
ra đội ngũ nhân viên đạt chất lượng cao từ năng lực, trình độ chuyên môn đến
kinh nghiệm làm việc và cả tư cách đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao, luôn biết
học hỏi, phát huy sáng kiến, nổ lực cho sự thành công phát triển của công ty.
y Luôn nghiên cứu đưa vào loại hình dịch vụ mới, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách, vừa tạo uy tín cho
công ty vừa giúp công ty thu hút khách. Có được môi trường làm việc đoàn kết,
hoà thuận của nhân viên ở các đơn vị trong toàn công ty.
y Trên bước đường hội nhập của cả nước, công ty luôn cố gắng hoà
mình vào lối sống tập thể to lớn, vì thế công ty đã gia nhập vào tổ chức du lịch
quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài và
luôn có chính sách bảo vệ bền vững các mối quan hệ hợp tác cũ, không ngừng
tìm kiếm các công ty đối tác mới
y Bên cạnh đó, sự phát triển của công ty không thể không nhắc đến
sự tác động tích cực trong việc khuyến khích phát triển du lịch của Đảng, của nhà
nước và của riêng tỉnh An Giang.
Hiện tại, khó khăn trong hoạt động du lịch vẫn còn tồn tại, đối với công ty
đó là những khó khăn khách quan, có tính chất tạm thời nên công ty mong rằng

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 80


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

khi những yếu tố nhất thời này qua đi, công ty sẽ đạt được doanh thu cao, lợi
nhuận được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống cho CB-CNV, đẩy mạnh đóng
góp ngân sách. Từ đấy, công ty sẽ tiếp tục vững bước tiến lên phía trước.

8.2 KIẾN NGHỊ

8.2.1 Đối với công ty Du Lịch An Giang


Mặc dù, khó khăn là không thể tránh khỏi, là tạm thời, là khách quan
nhưng công ty cũng không vì thế mà chủ quan lơ là. Theo tôi:
y Công ty phải cố gắng hạn chế những khoản chi phí không hợp lý,
những khoản chi phí tiết kiệm được tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lâu dần sẽ là
những khoản tiết kiệm có giá trị lớn.
y Phải có biện pháp nâng cao năng suất của tài sản cố định, công suất
phòng ở khách sạn phải đạt trên 60%.
y Trong ăn uống, phải tận dụng những sản phẩm hiện có của tỉnh,
đặc sản của vùng để tạo ra món ăn đặc sản độc quyền của tỉnh An Giang như: các
món ăn chế biến từ cá Tra, cá Basa, mắm vốn là những sản phẩm truyền thống
của tỉnh mà được nhân dân trong nước và nước ngoài rất ưa chuộng.
y Phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những nhân viên có
thái độ phục vụ kém lịch sự, qui trách nhiệm cho những nhân viên làm hư hỏng
các công cụ, dụng cụ, thiết bị đắc tiền…
y Phải thường xuyên giám sát thị trường để biết mức độ biến động
giá cả mà điều chỉnh cho phù hợp, phải nắm bắt kịp thời các chính sách mới của
nhà nước trong phạm vi kinh doanh để có hướng phát triển hiệu quả.

8.2.2 Đối với nhà nước


Tỉnh và chính phủ cần phải quan tâm hỗ trợ cho công ty.
y Trong các năm qua, công ty vay vốn chủ yếu từ ngân hàng ngoại
thương với lãi suất bình thường nên hàng năm công ty phải trả khoản lãi vay khá
cao (trên 6 tỷ đồng mỗi năm). Vì thế, nhà nước cần có chính sách ưu đãi lãi suất

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 81


Phân tích thuận lợi – khó khăn và khả năng đóng góp ngân sách của Cty Du lịch An Giang.

vay cho công ty trong hoạt động mở rộng đơn vị kinh doanh, hay kéo dài thời
gian trả lãi để công ty dễ xoay sở hơn.
y Trong hoạt động dịch vụ, các thiết bị công ty sử dụng phải sử dụng
điện thường xuyên mà chi phí điện ngày càng tăng lên, với lại giá điện công ty
phải chi trả khá cao so giá sinh hoạt. Do vậy, nhà nước cũng nên có chính sách
giá điện hỗ trợ cho công ty. Mặc khác, nhà nước cũng cần chú ý nâng cao chất
lượng điện, tránh việc nguồn điện cung cấp không ổn định làm giảm hiệu quả
chất lượng dịch vụ của công ty.
y Nhà nước cũng cần quan tâm bằng cách giảm giá thuế đất, miễn
giảm thuế các trang thiết bị mà công ty nhập khẩu để phục vụ kinh doanh.
y Điều khá quan trọng là việc quảng bá ngành du lịch, tỉnh nên có
chương trình giới thiệu những tiềm năng du lịch của mình trong toàn quốc và
nước ngoài để kích thích óc tò mò, thích khám phá của khách du lịch.
y Cuối cùng, Đảng và nhà nước phải có chính sách mở rộng tối đa
quan hệ hợp tác kinh tế với quốc tế, có chính sách “mở cửa visa” – đơn giản hoá
các thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân ở tất cả các nước thành viên của
ASEAN và các thị trường du lịch trọng điểm khác.

GVHD: TS. Nguyễn Tri Khiêm Trang 82


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tổ chức lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam, Cẩm nang du lịch An Giang,
Xuất bản 2001, Trang 15.

2. Nguyễn Minh Tuệ et al, Địa lý Du Lịch, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí
Minh 1997, Trang 11.

3. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại
học Thành phố Hồ Chí Minh 2000, Trang 168.

4. Nguyễn Thị Liên Diệp, Quản Trị Học, Nhà xuất bản thống kê 1997.

5. Nguyễn Văn Thuận, Quản trị Tài Chính, Trường đại học kinh tế - Nhà
xuất bản thống kê 2001, Trang 25.

6. Phạm Côn Sơn, Đất Việt Mến Yêu - Những nẻo đường Việt Nam, Nhà
xuất bản Đồng Nai, Trang 9.

7. Tổng cục du lịch trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Non nước Việt
Nam, Hà Nội 2002, Trang 619.

8. Trần Minh Hải, Giáo trình Quản Trị Doanh Nghiệp, Tài liệu giảng dạy lưu
hành nội bộ Đại Học An Giang 2003, Trang 14.

9. Smith Garry et al, Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản
thống kê 2000, Trang 28.
PHỤ LỤC

1. Bảng kết quả kinh doanh công ty Du Lịch An Giang năm 2001/2002/2003

2. Bảng cân đối kế toán Công ty Du Lịch An Giang năm 2001/2002/2003

3. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh mảng du lịch của Công ty Du Lịch An

Giang năm 2001/2002/2003

4. Bảng cáo cáo đóng góp ngân sách của Công Ty Du Lịch An Giang qua

các năm 2001/2002/2003

5. Bảng thống kê số lượng nhà hàng khách sạn của Công Ty Du Lịch An

Giang năm 2004

6. Bảng giá của khách sạn Đông Xuyên và khách sạn Long Xuyên

7. Bảng giá thuê xe

8. Bảng giới thiệu các chương trình du lịch của Công Ty Du Lịch An Giang.

9. Bảng mẫu catalogue các đơn vị kinh doanh du lịch của Công ty Du Lịch

An Giang
UBND TỈNH AG Mẫu số B 02-DN
CÔNG TY DU LỊCH Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
ngày 25 tháng 10 năm 2000 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Quý IV năm 2001

PHẦN I – LÃI, LỖ
Đơn vị tính: đồng
Lũy kế từ đầu
Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Kỳ trước
năm
1 2 3 4 5
Tổng doanh thu 01 58.328.568.628 65.397.508.978 300.812.723.779
Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu 02 49.561.987.210 53.375.474.716 263.153.984.704
Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) 03 41.318.417 22.679.999 4.068.158.416
+ Giảm giá hàng bán 05
+ Hàng bán bị trả lại 06
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt 07 41.318.417 22.679.999
1.Doanh thu thuần (10=01- 03) 10 58.287.250.211 65.374.828.979 296.744.565.363
2. Giá vốn hàng bán 11 48.023.899.637 55.198.585.316 261.464.367.400
3. Lợi tức gộp 20 10.263.350.574 10.176.243.663 35.280.197.963
4. Chi phí bán hàng 21 8.018.021.074 7.508.121.897 25.969.280.875
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 1.923.966.029 1.146.306.486 5.531.079.357
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD [ 30=20-(21+22)] 30 321.363.471 1.521.815.280 3.779.837.731
7. Thu nhập hoạt động tài chính 31 174.116.964 687.937.555 2.318.376.403
8. Chi phí hoạt động tài chính 32 1.771.129.638 1.945.974.735 6.383.754.861
9. Lợi nhuận thuần từ HĐTC (40=31-32) 40 -1.597.012.674 -1.258.037.180 -4.065.378.458
10. Các khoản thu nhập bất thường 41 2.866.495.975 854.772.935 4.013.620.756
11. Chi phí bất thường 42 876.455.199 1.100.000 929.049.983
12. Lợi tức bất thường 50 1.990.040.776 853.672.935 3.084.570.773
13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 714.391.573 1.117.451.035 2.799.030.046
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 0
15. Lợi tức sau thuế 80 2.799.030.046
UBND TỈNH AG Mẫu số B 02-DN
CÔNG TY DU LỊCH Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
ngày 25 tháng 10 năm 2000 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Quý IV năm 2002

PHẦN I: LÃI, LỖ
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Mã số Lũy kế từ đầu năm
Tổng doanh thu 01 271.057.547.203
Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 02 229.047.304.911
Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) 03 253.549.531
+ Chiết khấu thương mại 04
+ Giảm giá hàng bán 05
+ Hàng bán bị trả lại 06 1.359.091
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt 07 252.190.440
1.Doanh thu thuần (10=01- 03) 10 270.803.997.672
2. Giá vốn hàng bán 11 221.387.432.460
3. Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 49.416.565.212
4. Chi phí bán hàng 21 40.231.313.920
5. Chi phí quản lý 22 7.046.447.894
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD [ 30=20-(21+22)] 30 2.138.803.398
7. Thu nhập hoạt động tài chính 31 1.261.067.880
8. Chi phí hoạt động tài chính 32 5.252.834.417
9. Lợi nhuận HĐTC (40=31-32) 40 (3.991.766.537)
10. Thu nhập khác 41 4.340.434.797
11. Chi phí khác 42
12. Lợi nhuận khác (50=41- 42) 50 4.340.434.797
13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 2.487.471.658
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 795.990.931
15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 1.691.480.727
UBND TỈNH AG Mẫu số B 02-DN
CÔNG TY DU LỊCH Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
ngày 25 tháng 10 năm 2000 và sửa đổi bổ sung
theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002
của Bộ Tài Chính

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Quý IV năm 2003

PHẦN I: LÃI, LỖ

Đơn vị tính: VNĐ


Chỉ tiêu Mã số Lũy kế từ đầu năm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 387.310.896.457
Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 290.286.791
+ Chiết khấu thương mại 04
+ Giảm giá hàng bán 05
+ Hàng bán bị trả lại 06
+ Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 290.286.791
1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 03) 10 387.020.609.666
2. Giá vốn hàng bán 11 350.034.108.098
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 36.986.501.568
4. Chi phí bán hàng 24 26.294.560.565
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 7.148.571.014
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [ 30=20-(24+25)] 30 3.543.369.989
7. Doanh thu hoạt động tài chính 31 4.707.978.463
8. Chi phí tài chính 32 6.321.837.109
Trong đó: lãi vay phải trả 6.321.837.109
9. Lợi nhuận HĐTC (40=31-32) 40 (1.613.858.646)
10. Thu nhập khác 41 1.362.523.407
11. Chi phí khác 42 566.040.000
12. Lợi nhuận khác (50=41- 42) 50 796.483.407
13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 2.725.994.750
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 872.318.320
15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 1.853.676.430
CTY DU LỊCH AN GIANG Mã số B 01-DN
Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ/BTC
ngày 25 tháng 10 năm 2000 của
Bộ trưởng Bộ tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Ngày 31 tháng 12 năm 2001

ĐVT: đồng
TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI KỲ
1 2 3 4
A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 55.576.950.445 34.775.174.957
(100=110+120+130+140+150+160)

I. Tiền 110 1.595.627.195 2.257.122.750


1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 1.148.063.326 694.378.191
2. Tiền gởi ngân hàng 112 447.563.869 1.562.744.559
3. Tiền đang chuyển 113

II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 0 0


1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121
2. Đầu tư ngắn hạn khác 128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129

III. Các khoản phải thu 130 46.277.747.668 25.354.265.113


1. Phải thu của khách hàng 131 26.867.261.257 23.721.476.903
2. Trả trước cho người bán 132 2.280.388.197 300.306.401
3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 469.204.533 461.256.632
4. Phải thu nội bộ 134 11.386.491.956 0
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 11.386.491.956
- Phải thu nội bộ khác 136
5. Các khoản phải thu khác 138 5.268.454.337 865.277.789
6. Dự phòng các KPT khó đòi (*) 139 5.947.388 5.947.388

IV. Hàng tồn kho 140 6.352.607.153 6.604.975.079


1. Hàng mua đang đi trên đường 141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 102.028.087 22.627.506
3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 1.865.201.694 2.632.222.717
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144
5. Thành phẩm tồn kho 145 3.241.023.962 3.791.966.568
6. Hàng hóa tồn kho 146 1.144.353.410 158.158.288
7. Hàng gửi đi bán 147
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149

V. Tài sản lưu động khác 150 1.350.968.429 558.812.015


1. Tạm ứng 151 335.724.704 261.450.004
2. Chi phí trả trước 152
3. Chi phí chờ kết chuyển 153 694.837.592 84.955.878
4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 112.772.000 112.772.000
5. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 207.634.133 99.634.133
1 2 3 4
VI. Chi sự nghiệp 160 0 0
01. Chi sự nghiệp năm trước 161
02. Chi sự nghiệp năm nay 162
B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 26.919.280.479 37.388.262.998
(200=210+220+230+240)

I. Tài sản cố định 210 19.023.682.590 31.798.895.812


1. Tài sản cố định hữu hình 211 19.001.939.507 31.798.895.812
- Nguyên giá 212 25.423.820.798 39.488.471.111
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (6.421.881.291) (7.711.318.382)
2. TSCĐ thuê tài chính 214 0 0
- Nguyên giá 215
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216
3. Tài sản cố định vô hình 217 21.743.083 21.743.083
- Nguyên giá 218 21.743.083 21.743.083
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 3.768.599.995 992.065.355
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221
2. Góp vốn liên doanh 222 2.800.000.000 23.465.360
3. Đầu tư dài hạn khác 228 968.599.995 968.599.995
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn(*) 229

III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 4.126.997.894 4.597.301.831

IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240


TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250=100+200) 250 82.496.230.924 72.163.437.955

NGUỒN VỐN
A-NỢ PHẢI TRẢ 300 61.180.965.179 48.297.157.164
(300=310+320+330)

I. Nợ ngắn hạn 310 50.572.286.899 24.537.327.325


1. Vay ngắn hạn 311 38.052.000.000 21.180.500.000
2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312
3. Phải trả cho người bán 313
4. Người mua trả tiền trước 314
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 -575.735.448 32.926.079
6. Phải trả cho công nhân viên 316
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 11.386.491.956
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 1.709.530.391 3.323.901.246

II. Nợ dài hạn 320 10.431.807.080 21.297.736.280


1. Vay dài hạn 321 10.431.807.080 21.297.736.280
2. Nợ dài hạn 322

III. Nợ khác 330 176.871.200 2.462.093.559


1. Chi phí phải trả 331 90.911.200 2.435.093.559
2. Tài sản thừa chờ xử lý 332
3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 333 85.960.000 27.000.000
1 2 3 4
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 21.315.265.745 23.866.280.791
(400=410+420)

I. Nguồn vốn - quỹ 410 21.301.199.246 23.891.429.292


1. Nguồn vốn kinh doanh 411 18.476.636.407 15.267.836.407
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412
3. Chênh lệch tỷ giá 413
4. Quỹ đầu tư phát triển 414 118.343.623 118.343.623
5. Quỹ dự phòng tài chính 415 168.739.718 168.739.718
6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 -2.697.523.559 101.506.487
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 5.235.003.057 8.235.003.057

III. Nguồn kinh phí 420 14.066.499 -25.148.501


1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 7.466 7.466
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 14.059.033 -25.155.967
3. Quỹ quản lý cấp trên 423
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430=300+400) 430 82.496.230.924 72.163.437.955

Ghi chú: số liệu chỉ tiêu trong các dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc
đơn ().
CTY DU LỊCH AN GIANG Mã số B 01-DN
Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ/BTC
ngày 25 tháng 10 năm 2000 của
Bộ trưởng Bộ tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Ngày 31 tháng 12 năm 2002

ĐVT: đồng
TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI KỲ
1 2 3 4
A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 34.775.174.957 93.749.951.406
(100=110+120+130+140+150+160)

I. Tiền 110 2.257.122.750 1.747.077.792


1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 694.378.191 643.434.423
2. Tiền gởi ngân hàng 112 1.562.744.559 1.103.643.369
3. Tiền đang chuyển 113

II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 0 0


1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121
2. Đầu tư ngắn hạn khác 128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129

III. Các khoản phải thu 130 25.354.265.113 79.887.138.125


1. Phải thu của khách hàng 131 23.721.476.903 34.782.122.900
2. Trả trước cho người bán 132 300.306.401
3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 461.256.632 2.003.709.915
4. Phải thu nội bộ 134 42.273.833.198
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135
- Phải thu nội bộ khác 136
5. Các khoản phải thu khác 138 865.277.789 11.121.524.724
6. Dự phòng các KPT khó đòi (*) 139 5.947.388 (294.052.612)

IV. Hàng tồn kho 140 6.604.975.079 11.073.455.241


1. Hàng mua đang đi trên đường 141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 22.627.506 3.536.965.189
3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 2.632.222.717 2.909.783.938
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144
5. Thành phẩm tồn kho 145 3.791.966.568 4.350.946.836
6. Hàng hóa tồn kho 146 158.158.288 275.759.278
7. Hàng gửi đi bán 147
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149

V. Tài sản lưu động khác 150 558.812.015 1.042.280.248


1. Tạm ứng 151 261.450.004 260.535.354
2. Chi phí trả trước 152
3. Chi phí chờ kết chuyển 153 84.955.878 241.838.761
4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 112.772.000 112.772.000
5. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 99.634.133 427.134.133
1 2 3 4
VI. Chi sự nghiệp 160 0 0
01. Chi sự nghiệp năm trước 161
02. Chi sự nghiệp năm nay 162
B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 37.388.262.998 43.742.230.680
(200=210+220+230+240)

I. Tài sản cố định 210 31.798.895.812 38.637.864.711


1. Tài sản cố định hữu hình 211 31.777.152.729 38.616.121.628
- Nguyên giá 212 39.488.471.111 49.219.789.188
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (7.711.318.382) (10.603.667.560)
2. TSCĐ thuê tài chính 214 0
- Nguyên giá 215
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216
3. Tài sản cố định vô hình 217 21.743.083 21.743.083
- Nguyên giá 218 21.743.083 21.742.083
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 992.065.355 992.065.355
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221
2. Góp vốn liên doanh 222 23.465.360 23.465.360
3. Đầu tư dài hạn khác 228 968.599.995 968.599.995
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn(*) 229

III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 4.597.301.831 4.112.300.614

IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 0


TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250=100+200) 250 72.163.437.955 137.492.182.086

NGUỒN VỐN
A-NỢ PHẢI TRẢ 300 48.297.157.164 101.491.857.911
(300=310+320+330)

I. Nợ ngắn hạn 310 24.537.327.325 70.792.215.681


1. Vay ngắn hạn 311 21.180.500.000 25.213.892.156
2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312
3. Phải trả cho người bán 313 447.708.700
4. Người mua trả tiền trước 314
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 32.926.079 996.544.459
6. Phải trả cho công nhân viên 316 452.127.500
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 42.273.833.198
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 3.323.901.246 1.408.109.668

II. Nợ dài hạn 320 21.297.736.280 19.485.123.280


1. Vay dài hạn 321 21.297.736.280 19.485.123.280
2. Nợ dài hạn 322

III. Nợ khác 330 2.462.093.559 11.214.518.950


1. Chi phí phải trả 331 2.435.093.559 11.149.518.950
2. Tài sản thừa chờ xử lý 332
3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 333 27.000.000 65.000.000
1 2 3 4
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 23.866.280.791 36.000.324.175
(400=410+420)

I. Nguồn vốn - quỹ 410 23.891.429.292 35.153.820.512


1. Nguồn vốn kinh doanh 411 15.267.836.407 23.831.908.146
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412
3. Chênh lệch tỷ giá 413
4. Quỹ đầu tư phát triển 414 118.343.623 784.865.263
5. Quỹ dự phòng tài chính 415 168.739.718 302.044.046
6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 101.506.487
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 8.235.003.057 10.235.003.057

III. Nguồn kinh phí 420 -25.148.501 846.503.663


1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 7.466 66.659.630
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 - 25.155.967 779.844.033
3. Quỹ quản lý cấp trên 423
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430=300+400) 430 72.163.437.955 137.492.182.086

Ghi chú: số liệu chỉ tiêu trong các dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc
đơn ( ).
CTY DU LỊCH AN GIANG Mã số B 01-DN
Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ/BTC
ngày 25 tháng 10 năm 2000 của
Bộ trưởng Bộ tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Ngày 31 tháng 12 năm 2003

ĐVT: đồng
TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI KỲ
1 2 3 4
A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 93.749.951.406 93.862.663.239
(100=110+120+130+140+150+160)

I. Tiền 110 1.747.077.792 2.293.370.367


1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 643.434.423 378.231.082
2. Tiền gởi ngân hàng 112 1.103.643.369 515.139.285
3. Tiền đang chuyển 113 1.400.000.000

II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 0 2.000.000.000


1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2.000.000.000
2. Đầu tư ngắn hạn khác 128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129

III. Các khoản phải thu 130 79.887.138.125 77.809.776.668


1. Phải thu của khách hàng 131 34.782.122.900 7.495.019.705
2. Trả trước cho người bán 132 827.073.000
3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 2.003.709.915 2.777.454.841
4. Phải thu nội bộ 134 42.273.833.198 58.391.489.322
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135
- Phải thu nội bộ khác 136
5. Các khoản phải thu khác 138 11.121.524.724 8.318.734.800
6. Dự phòng các KPT khó đòi (*) 139 (294.052.612)

IV. Hàng tồn kho 140 11.073.455.241 10.889.875.500


1. Hàng mua đang đi trên đường 141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 3.536.965.189 1.573.172.100
3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 2.909.783.938 2.691.018.816
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 90.471.220
5. Thành phẩm tồn kho 145 4.350.946.836 6.273.819.552
6. Hàng hóa tồn kho 146 275.759.278 261.393.832
7. Hàng gửi đi bán 147
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149

V. Tài sản lưu động khác 150 1.042.280.248 869.640.684


1. Tạm ứng 151 260.535.354 155.964.010
2. Chi phí trả trước 152
3. Chi phí chờ kết chuyển 153 241.838.761 168.304.674
4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 112.772.000 112.772.000
5. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 427.134.133 432.600.000
1 2 3 4
VI. Chi sự nghiệp 160 0 0
01. Chi sự nghiệp năm trước 161
02. Chi sự nghiệp năm nay 162
B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 43.742.230.680 72.060.004.663
(200=210+220+230+240)

I. Tài sản cố định 210 38.637.864.711 54.984.655.016


1. Tài sản cố định hữu hình 211 38.616.121.628 51.623.663.678
- Nguyên giá 212 49.219.789.188 64.798.666.294
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (10.603.667.560) (13.175.002.616)
2. TSCĐ thuê tài chính 214
- Nguyên giá 215
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216
3. Tài sản cố định vô hình 217 21.743.083 3.360.991.338
- Nguyên giá 218 21.742.083 3.360.991.338
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 992.065.355 11.950.026.500
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221
2. Góp vốn liên doanh 222 23.465.360 10.981.426.505
3. Đầu tư dài hạn khác 228 968.599.995 968.599.995
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn(*) 229

III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 4.112.300.614 4.720.121.747

IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240


TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250=100+200) 250 137.492.182.086 165.922.667.902

NGUỒN VỐN
A-NỢ PHẢI TRẢ 300 101.491.857.911 125.445.370.538
(300=310+320+330)

I. Nợ ngắn hạn 310 70.792.215.681 98.629.261.419


1. Vay ngắn hạn 311 25.213.892.156 38.515.760.000
2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312
3. Phải trả cho người bán 313 447.708.700
4. Người mua trả tiền trước 314
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 996.544.459 400.586.214
6. Phải trả cho công nhân viên 316 452.127.500 160.000.000
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 42.273.833.198 58.391.489.322
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 1.408.109.668 1.161.425.883

II. Nợ dài hạn 320 19.485.123.280 26.375.084.425


1. Vay dài hạn 321 19.485.123.280 26.375.084.425
2. Nợ dài hạn 322

III. Nợ khác 330 11.214.518.950 441.024.694


1. Chi phí phải trả 331 11.149.518.950 409.024.694
2. Tài sản thừa chờ xử lý 332
3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 333 65.000.000 32.000.000
1 2 3 4
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 36.000.324.175 40.477.297.364
(400=410+420)

I. Nguồn vốn - quỹ 410 35.153.820.512 38.772.458.074


1. Nguồn vốn kinh doanh 411 23.831.908.146 26.575.503.042
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412
3. Chênh lệch tỷ giá 413
4. Quỹ đầu tư phát triển 414 784.865.263 1.514.067.485
5. Quỹ dự phòng tài chính 415 302.044.046 447.884.490
6. Lợi nhuận chưa phân phối 416
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 10.235.003.057 10.235.003.057

III. Nguồn kinh phí 420 846.503.663 1.704.839.290


1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 66.659.630 104.229.752
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 779.844.033 1.600.609.538
3. Quỹ quản lý cấp trên 423
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430=300+400) 430 137.492.182.086 165.922.667.902

Ghi chú: số liệu chỉ tiêu trong các dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc
đơn ().
CTY DU LỊCH AN GIANG
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH


NĂM 2001
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU LX-CL LÂM VIÊN TỨC DỤP TTDVDL KDLBĐNS TỔNG CỘNG
TỔNG DOANH THU ( Có 5113) 5.106.375.658 1.765.999.082 1.144.779.808 1.207.061.061 1.650.950.046 10.875.165.655
- Dịch vụ du lịch 0 0 0 1.142.572.836 0 1.142.572.836
- Homestay 0 0 0 12.865.092 0 12.865.092
- Tàu du lịch 0 0 0 51.623.133 0 51.623.133
- Khách sạn 1.943.742.174 52.200.901 0 0 391.388.077 2.387.331.152
- Ăn uống 2.791.299.339 265.611.614 295.842.712 0 940.213.081 4.292.966.746
- Massage 261.376.668 0 0 0 274.588.333 535.965.001
- Karaoke 0 3.367.168 0 0 7.965.751 11.332.919
- Vé tham quan 0 1.009.982.745 517.910.911 0 0 1.527.893.656
- Thuê mặt bằng 0 24.454.540 29.609.089 0 0 54.063.629
- Giữ xe 55.373.333 213.045.438 60.433.641 0 19.255.263 348.107.675
- Hàng mỹ nghệ 0 84.745.909 134.048.910 0 17.539.541 236.334.360
- Dịch vụ khác 54.584.144 112.590.767 106.934.545 0 0 274.109.456
CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ 19.676.667 86.333 0 0 44.235.416 63.998.416
- Thuế tiêu thụ đặc biệt 19.676.667 86.333 0 0 44.235.416 63.998.416
- Giảm giá 0 0 0 0 0 0
1. DOANH THU THUẦN 5.086.698.991 1.765.912.749 1.144.779.808 1.207.061.061 1.606.714.630 10.811.167.239
2. GIÁ VỐN HÀNG BÁN 2.185.783.078 250.170.505 324.335.708 0 781.508.019 3.541.797.310
3. LỢI TỨC GỘP 2.900.915.913 1.515.742.244 820.444.100 1.207.061.061 825.206.611 7.269.369.929
4. CHI PHÍ BÁN HÀNG 2.392.550.276 1.284.398.291 947.360.402 1.205.298.607 1.642.805.666 7.472.413.242
- Lương 560.710.158 429.339.728 291.867.699 123.482.164 321.293.388 1.726.693.137
- Lương công nhật 17.316.500 75.063.469 46.987.600 10.883.300 108.207.985 258.458.854
- Lương kĩ thuật 63.454.000 0 0 0 79.778.900 143.232.900
- Tiền ăn giữa ca - Tiền ăn của bếp (NS) 152.684.000 99.667.499 66.862.000 14.120.000 5.479.000 338.812.499
- Kinh phí công đoàn 11.029.932 8.586.794 5.837.354 2.469.643 6.018.620 33.942.343
- Bảo hiểm xã hội 48.134.940 28.383.042 21.286.409 9.061.290 24.621.102 131.486.783
- Bảo hiểm y tế 6.417.992 3.784.406 2.838.188 1.208.172 3.282.813 17.531.571
- Bảo hiểm hoả hoạn 0 0 0 0 0 0
- Bảo hiểm xe 0 0 0 16.339.070 0 16.339.070
- Khám lưu hà ng – đăng kiểm 0 0 0 4.249.997 0 4.249.997
- Nguyên vật liệu chế biến – nhiên liệu 193.504.200 9.751.157 1.663.000 0 16.623.109 221.541.466
- Trang bị CCLĐ 147.001.087 72.804.077 49.691.304 15.703.736 393.333.006 678.533.210
- Phân bổ CCLĐ 0 0 0 0 0 0
- Trang bị đoàn du lịch 0 0 0 2.813.000 0 2.813.000
- Khấu hao TSCĐ 210.404.743 169.940.658 98.262.056 119.382.129 214.253.250 812.242.836
- Sữa chữa TSCĐ 139.580.933 55.291.797 81.991.632 88.076.254 25.659.188 390.599.804
- In ấn, photo 17.660.035 24.743.879 29.167.979 9.965.569 6.411.313 87.948.775
- Văn phòng phẩm - báo chí 0 8.140.492 5.564.489 5.452.474 15.751.796 34.909.251
- Hồ sơ, hộ chiếu - gởi thư 6.697.000 0 0 0 0 6.697.000
- Vận chuyển, bốc vác 0 2.690.000 4.025.528 0 12.568.500 19.284.028
- Điện 397.429.412 54.693.685 26.647.947 0 94.483.161 573.254.205
- Nước 105.362.062 1.174.999 0 0 49.474.793 156.011.854
- Điện thoại, máy nhắn tin 30.730.860 20.451.747 19.999.992 26.809.521 29.710.785 127.702.905
- Trang bị đồng phục 85.300.000 26.407.950 33.022.712 10.380.000 66.654.597 221.765.259
- Trực lễ, tết, làm thêm 21.170.000 18.168.700 6.360.000 2.760.000 15.336.000 63.794.700
- Đào tạo 3.200.000 19.920.357 2.170.000 0 15.967.000 41.257.357
- Tiếp khách 12.260.000 21.871.889 13.364.114 7.047.538 43.549.981 98.093.522
- Công tác phí 0 19.861.000 21.052.214 0 19.873.293 60.786.507
- Chi phí khảo sát du lịch 0 0 0 5.274.666 0 5.274.666
- Quảng cáo 43.392.500 49.759.900 28.368.825 27.966.412 31.764.853 181.252.490
- Hàng hoá mất phẩm 0 1.428.631 0 0 1.039.360 2.467.991
- Vệ sinh 38.653.000 865.000 4.408.582 0 8.905.805 52.832.387
- Giặt là 28.692.000 0 0 0 0 28.692.000
- Tiền thuê đất 0 11.390.000 0 0 0 11.390.000
- Hỗ trợ bà mẹ VNAH 0 9.020.000 9.900.000 0 0 18.920.000
- Chi phí trồng cây 0 10.088.900 9.045.078 0 6.063.520 25.197.498
- Chi phí mua và nuôi thú 0 22.311.600 15.699.106 0 0 38.010.706
- Chi phí tham quan, xăng dầu 0 0 0 690.234.799 0 690.234.799
- Thuế môn bài 1.100.000 0 0 0 0 1.100.000
- Hoa hồng KS 14.820.308 0 0 0 8.686.870 23.507.178
- Chi phí lễ hội - tết 0 0 45.456.748 0 2.613.000 48.069.748
- Lãi vay ngân hàng 4.838.000 0 0 0 0 4.838.000
- Chi phí đo đạc phân đất nền nhà 0 3.857.035 0 0 0 3.857.035
- Chi phí khác 31.006.614 4.939.900 5.819.846 11.618.873 15.400.678 68.785.911
5. CHI PHÍ QUẢN LÝ 138.941.894 95.742.432 71.446.120 0 132.809.147 438.939.593
- Lương 113.145.196 85.072.335 65.024.000 0 86.416.782 349.658.313
- Kinh phí công đoàn 2.447.175 1.701.447 1.300.480 0 1.657.601 7.106.703
- Bảo hiểm xã hội 10.742.748 4.064.250 4.033.800 0 5.853.555 24.694.353
- Bảo hiểm y tế 1.432.366 541.900 537.840 0 780.474 3.292.580
- Trợ cấp thôi việc 2.677.500 472.500 0 0 8.002.050 11.152.050
- Văn phòng phẩm 5.896.909 0 0 0 0 5.896.909
- Sữa chữa TSCĐ 0 0 0 0 0 0
- Công cụ, dụng cụ 0 0 0 0 4.517.980 4.517.980
- Thuế môn bài 0 550.000 550.000 0 550.000 1.650.000
- Phí và lệ phí khác 0 0 0 0 4.466.976 4.466.976
- Chi phí dự phòng 0 0 0 0 0 0
- Điện 0 0 0 0 0 0
- Nước 0 0 0 0 1.410.000 1.410.000
- Điện thoại 0 0 0 0 3.220.729 3.220.729
- Quỹ phát triển ngành du lịch 0 0 0 0 1.050.000 1.050.000
- Chi phí đào tạo 2.600.000 0 0 0 150.000 2.750.000
- Hỗ trợ quỹ địa phương 0 3.340.000 0 0 13.100.000 16.440.000
- Tiếp khách 0 0 0 0 1.633.000 1.633.000
- Lương công nhật 0 0 0 0 0 0
- Chi phí khác 0 0 0 0 0 0
6. LỢI TỨC HOẠT ĐỘNG KD CHÍNH 369.423.743 135.601.521 (198.362.422) 1.762.454 (950.408.202) (641.982.906)
- Thu nhập tài chính 0 0 0 1.788.813 0 1.788.813
- Chi phí hoạt động tài chính 18.581.833 0 0 3.491.036 467.260.690 489.333.559
7. LỢI TỨC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH (18.581.833) 0 0 (1.702.223) (467.260.690) (487.544.746)
- Thu nhập bất thường 4.980.000 26.160.000 0 8.251.000 0 39.391.000
- Chi phí bất thường 13.932.578 0 0 1.923.000 5.406.600 21.262.178
8. LỢI TỨC BẤT THƯỜNG (8.952.578) 26.160.000 0 6.328.000 (5.406.600) 18.128.822
9. TỔNG LỢI TỨC TRƯỚC THUẾ 341.889.332 161.761.521 (198.362.422) 6.388.231 (1.423.075.492) (1.111.398.830)
10. THUẾ LỢI TỨC PHẢI NỘP
11. LỢI TỨC SAU THUẾ
Long Xuyên, ngày 31 tháng 12 năm 2001
Kế Toán Trưởng Lập Bảng

Nguyễn Tấn Sơn Huỳnh Yến Nguyệt


CTY DU LỊCH AN GIANG
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH


NĂM 2002
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU ĐX-LX-CL LÂM VIÊN TỨC DỤP TTDVDL KDLBĐNS AN HẢI SƠN TỔNG CỘNG
TỔNG DOANH THU 9.199.243.824 2.171.216.900 1.279.856.698 2.596.807.369 2.456.009.520 442.652.806 18.145.787.117
- Dịch vụ du lịch 0 0 0 2.487.115.857 0 0 2.487.115.857
- Homestay 0 0 0 23.878.182 0 0 23.878.182
- Tàu du lịch 0 0 0 70.333.329 0 0 70.333.329
- Khách sạn 2.973.589.932 56.336.362 0 0 676.429.622 139.793.174 3.846.149.090
- Ăn uống 5.208.179.563 299.788.172 218.110.007 0 847.070.258 291.548.266 6.864.696.266
- Massage 578.085.000 43.500.000 0 0 875.820.000 0 1.497.405.000
- Karaoke 0 10.641.000 0 0 5.096.500 0 15.737.500
- Vé tham quan 0 1.204.910.908 576.325.916 0 0 0 1.781.236.824
- Thuê mặt bằng 254.181.818 20.454.545 28.024.544 0 0 0 302.660.907
- Giữ xe 91.954.558 259.018.184 58.427.268 0 27.600.915 0 437.000.925
- Hàng mỹ nghệ 0 130.880.457 246.038.962 0 17.340.817 5.364.545 399.624.781
- Vận chuyển khách 24.002.855 0 0 0 6.380.953 0 30.383.808
- Dịch vụ khác 69.250.098 145.687.272 152.930.001 15.480.001 270.455 5.946.821 389.564.648
CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ 96.347.537 9.023.493 0 1.359.091 146.819.410 0 253.549.531
- Thuếtiêu thụ đặc biệt 96.347.537 9.023.493 0 1.359.091 146.819.410 0 253.549.531
- Giảm giá 0 0 0 0 0 0 0
1. DOANH THU THUẦN 9.102.896.287 2.162.193.407 1.279.856.698 2.595.448.278 2.309.190.110 442.652.806 17.892.237.586
2. GIÁ VỐN HÀNG BÁN 3.419.572.289 304.182.615 348.738.275 0 595.047.611 207.409.670 4.874.950.460
3. LỢI TỨC GỘP 5.683.323.998 1.858.010.792 931.118.423 2.595.448.278 1.714.142.499 235.243.136 13.017.287.126
4. CHI PHÍ BÁN HÀNG 4.793.286.210 1.737.682.968 1.186.649.244 2.542.548.003 2.082.258.518 310.071.811 12.652.496.754
- Lương 927.513.782 588.050.925 386.381.183 176.341.460 487.324.516 62.497.639 2.628.109.505
- Lương công nhật 89.891.500 54.806.840 21.449.434 11.826.000 42.860.843 9.177.695 230.012.312
- Lương kĩ thuật 192.536.352 13.654.500 0 0 220.788.872 957.724 427.937.448
- Tiền ăn giữa ca 248.975.500 138.171.000 90.340.688 30.480.000 102.407.087 17.710.000 628.084.275
- Kinh phí công đoàn 18.850.274 11.761.019 7.727.624 3.526.829 9.746.490 1.249.952 52.862.188
- Bảo hiểm xã hội 61.573.729 37.683.968 24.010.929 11.895.030 27.782.269 4.547.194 167.493.119
- Bảo hiểm y tế 8.209.831 5.024.531 3.201.456 1.586.004 3.679.913 592.760 22.294.495
- Bảo hiểm hoả hoạn 0 0 0 0 0 0 0
- Bảo hiểm xe 0 0 0 18.462.100 2.051.000 0 20.513.100
- Khám lưu hà ng – đăng kiểm 0 0 0 552.871 0 0 552.871
- Nguyên vật liệu chế biến – nhiên liệu 303.054.249 13.557.586 2.658.050 0 16.529.499 3.459.818 339.259.202
- Trang bị CCLĐ 1.075.335.955 220.607.196 45.805.142 11.726.310 99.354.246 44.036.386 1.496.865.235
- Phân bổ CCLĐ 0 0 168.858.186 0 328.896.446 0 497.754.632
- Thay vỏ xe, sữa chữa nhỏ 0 0 0 5.908.733 0 0 5.908.733
- Khấu hao TSCĐ 506.915.385 205.150.033 124.503.915 175.906.254 406.685.150 21.078.458 1.440.239.195
- Sữa chữa TSCĐ 117.211.679 61.925.106 56.175.838 2.785.710 26.839.123 5.639.119 270.576.575
- In ấn, photo 30.297.215 7.030.890 9.184.179 1.268.905 5.565.504 3.918.196 57.264.889
- Văn phòng phẩm - báo chí 0 7.537.040 8.981.953 6.134.470 4.901.421 6.010.604 33.565.488
- Hồ sơ, hộ chiếu - gởi thư 0 0 0 0 0 0 0
- Vận chuyển, bốc vác 7.192.000 2.813.000 6.160.400 0 1.828.500 5.356.169 23.350.069
- Điện 726.924.419 63.791.190 27.881.343 1.394.782 126.161.969 32.769.900 978.923.603
- Nước 148.522.026 3.608.000 0 119.462 62.501.633 20.355.157 235.106.278
- Điện thoại, máy nhắn tin 66.626.115 23.600.663 20.053.163 38.742.781 29.572.062 16.039.020 194.633.804
- Trang bị đồng phục 0 58.038.495 21.331.464 8.470.000 27.559.930 8.462.816 123.862.705
- Trực lễ, tết, làm thêm 19.573.000 4.240.000 7.135.000 1.640.000 8.530.000 940.000 42.058.000
- Đào tạo 5.613.436 11.063.433 26.188.055 0 1.165.000 0 44.029.924
- Tiếp khách 9.867.824 30.259.409 11.804.186 7.717.439 4.373.831 9.148.904 73.171.593
- Công tác phí 7.671.247 23.887.636 15.983.000 0 15.356.779 10.621.097 73.519.759
- Chi phí khảo sát du lịch 0 0 0 11.402.047 0 0 11.402.047
- Quảng cáo 12.919.320 77.612.270 12.730.195 17.065.712 7.397.184 13.469.532 141.194.213
- Vệ sinh 47.262.000 2.960.000 3.032.858 0 3.755.501 0 57.010.359
- Giặt là 31.406.500 0 0 0 0 0 31.406.500
- Tiền thuê đất 0 8.799.000 120.000 0 0 0 8.919.000
- Hỗ trợ bà mẹ VNAH 0 10.800.000 9.500.000 0 0 0 20.300.000
- Chi phí trồng cây 0 2.490.270 6.857.835 0 1.861.500 5.172.350 16.381.955
- Chi phí mua và nuôi thú 0 39.377.900 29.738.095 0 0 0 69.115.995
- Chi phí tham quan, xăng dầu 0 0 0 1.967.399.904 0 0 1.967.399.904
- Thuế môn bài 1.100.000 0 0 550.000 0 0 1.650.000
- Hoa hông dịch vụ 28.724.200 0 0 19.845.200 1.206.500 467.218 50.243.118
- Chi phí mất phẩm, hao hụt 0 3.181.068 0 0 0 6.240 3.187.308
- Chi phí lễ hội - tết 0 0 32.555.073 0 0 0 32.555.073
- Chi phí PCCC 0 0 0 0 4.739.750 0 4.739.750
- Chi phí thuê nhà 0 0 0 9.800.000 0 0 9.800.000
- Chi phí xăng xe, vận chuyển khách 2.031.214 0 0 0 0 0 2.031.214
- Chi phí bảo vệ ANTT 0 6.200.000 6.300.000 0 0 0 12.500.000
- Chi phí khám sức khoẻ 3.305.000 0 0 0 836.000 0 4.141.000
- Chi phí khác 94.482.458 0 0 0 0 6.387.863 100.870.321
5. CHI PHÍ QUẢN LÝ 224.653.402 122.748.780 79.732.551 0 108.025.012 11.841.830 547.001.575
- Lương 174.800.072 110.500.000 71.382.900 0 82.413.128 9.933.817 449.029.917
- Kinh phí công đoàn 3.496.003 2.210.000 1.427.658 0 1.648.265 198.675 8.980.601
- Bảo hiểm xã hội 11.110.341 4.017.600 4.622.685 0 5.843.054 699.882 26.293.562
- Bảo hiểm y tế 1.481.380 535.680 616.358 0 777.733 167.706 3.578.857
- Trợ cấp thôi việc 14.137.020 1.320.900 1.132.950 0 1.315.650 141.750 18.048.270
- Văn phòng phẩm 18.683.386 0 0 0 0 0 18.683.386
- Sữa chữa TSCĐ 0 0 0 0 0 0 0
- Công cụ, dụng cụ 0 0 0 0 0 0 0
- Thuế môn bài 0 550.000 550.000 0 550.000 0 1.650.000
- Phí và lệ phí khác 0 0 0 0 0 0 0
- Chi phí dự phòng 0 0 0 0 0 0 0
- Điện 0 0 0 0 0 0 0
- Nước 0 0 0 0 0 0 0
- Điện thoại 0 0 0 0 900.000 0 900.000
- Quỹ phát triển ngành du lịch 0 0 0 0 0 0 0
- Chi phí đào tạo 685.200 0 0 0 0 0 685.200
- Hỗ trợ quỹ địa phương 0 3.614.600 0 0 0 700.000 4.314.600
- Tiếp khách 0 0 0 0 0 0 0
- Tiền ăn giữa ca 0 0 0 0 11.427.172 0 11.427.172
- Công tác phí 0 0 0 0 2.930.000 0 2.930.000
- Chi phí khác 260.000 0 0 0 220.000 0 480.000
6. LỢI TỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH 665.384.386 (2.420.956) (335.263.372) 52.900.275 (476.141.031) (86.670.505) (182.211.203)
- Thu nhập tài chính 65.410.306 0 0 287.600 154.590.693 0 220.288.599
- Chi phí hoạt động tài chính 365.633.898 3.478.759 1.609.409 81.674.051 959.875.964 13.821.529 1.426.093.610
7. LỢI TỨC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH (300.223.592) (3.478.759) (1.609.409) (81.386.451) (805.285.271) (13.821.529) (1.205.805.011)
- Thu nhập bất thường 0 23.350.000 3.436.204 0 3.550.000 0 30.336.204
- Chi phí bất thường 0 0 0 0 0 0 0
8. LỢI TỨC BẤT THƯỜNG 0 23.350.000 3.436.204 0 3.550.000 0 30.336.204
9. TỔNG LỢI TỨC TRƯỚC THUẾ 365.160.794 17.450.285 (333.436.577) (28.486.176) (1.277.876.302) (100.492.034) (1.357.680.010)
10. THUẾ LỢI TỨC PHẢI NỘP
11. LỢI TỨC SAU THUẾ

Long Xuyên, ngày 31 tháng 12 năm 2002


Kế Toán Trưởng Lập Bảng

Nguyễn Tấn Sơn Huỳnh Yến Nguyệt


CTY DU LỊCH AN GIANG
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH


NĂM 2003
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU ĐX-LX LÂM VIÊN TỨC DỤP TTDVDL KDLBĐNS AN HẢI SƠN TỔNG CỘNG
DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DV 10.993.553.683 1.806.355.072 1.124.147.824 2.226.605.372 3.735.061.043 1.101.859.991 20.987.582.985
- Khách sạn 3.564.859.138 45.972.727 0 0 1.030.042.281 394.126.342 5.035.000.488
- Ăn uống 6.387.992.829 290.695.448 230.581.367 0 1.497.648.182 640.257.830 9.047.175.656
- Hải sản 0 0 0 0 0 33.355.908 33.355.908
- Karaoke 0 14.881.000 0 0 35.000 11.514.000 26.430.000
- Thuế mặt bằng 345.674.909 20.454.539 29.545.455 0 18.177.547 0 413.852.450
- Du lịch 0 0 0 1.209.906.815 0 0 1.209.906.815
- Thuê xe 0 0 0 924.450.939 12.598.476 0 937.049.415
- Homestay 0 0 0 36.235.430 0 0 36.235.430
- Cano 0 0 0 5.152.380 0 0 5.152.380
- Tàu du lịch 0 0 0 50.859.808 0 0 50.859.808
- Bán vé máy bay 51.561.000 0 0 0 0 0 51.561.000
- Vé tham quan 0 904.890.909 420.244.994 0 0 0 1.325.135.903
- Massage 533.120.000 70.850.000 0 0 1.11.320.000 0 603.970.000
- Bến bãi 110.345.807 171.265.456 42.789.999 0 35.047.286 0 359.448.548
- Hàng lưu niệm 0 173.575.460 197.711.458 0 30.192.271 22.605.911 424.085.100
- Vui chơi giải trí 0 113.769.533 122.774.551 0 0 0 236.544.084
- Dịch vụ khác 0 0 80.500.000 0 0 0 80.500.000
CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ 88.853.447 14.288.501 0 0 185.225.833 1.919.010 290.286.791
- Thuế tiêu thụ đặc biệt 88.853.447 14.288.501 0 0 185.225.833 1.919.010 290.286.791
1. DOANH THU THUẦN VỀ B.HÀNG VÀ CCDV 10.904.700.236 1.792.066.571 1.124.147.824 2.226.605.372 3.549.835.210 1.099.940.981 20.697.296.194
2. GIÁ VỐN HÀNG BÁN 4.814.435.847 1.237.433.039 325.700.700 2.168.965.016 3.244.143.511 1.043.052.100 12.833.730.213
Trong đó:
- CP nguyên liệu trực tiếp 4.603.846.218 128.471.761 325.700.700 0 676.686.292 489.406.033 6.224.111.004
- CP xuất kho hàng hoá bán 0 206.486.430 0 0 375.668.498 0 582.154.928
- CP hao hụt hàng hoá 0 297.207 0 0 0 94.949 392.156
- CP nhân công trực tiếp, bao gồm: 210.589.629 711.114.651 0 218.570.049 1.022.493.019 234.458.096 2.397.225.444
+ Tiền lương cán bộ CNVC 0 503.036.774 0 147.591.862 580.942.001 186.543.667 1.418.114.304
+ Tiền lương công nhật 0 400.000 0 9.586.154 48.478.200 20.707.690 79.172.044
+ Tiền lương kỹ thuật bếp 210.589.629 1.143.459 0 0 171.229.921 4.743.421 387.706.430
+ Trích kinh phí công đoàn 0 8.917.277 0 2.688.331 11.594.848 3.843.470 27.043.926
+ Trích BHXH 0 37.717.477 0 14.350.325 47.000.681 13.464.571 112.533.054
+ Trích BHYT 0 5.028.998 0 1.913.377 6.246.368 1.795.277 14.984.020
+ Tiền ăn giữa ca cán bộ CNVC 0 129.760.000 0 42.440.000 157.001.000 3.360.000 332.561.000
+ Chi phí thuê CN phục vụ 0 12.539.000 0 0 0 0 12.539.000
+ Chi phí thuê KTV massage 0 12.571.660 0 0 0 0 12.571.660
- Chi phí sản xuất chung, bao gồm: 0 191.062.990 0 1.950.394.967 1.169.295.702 319.093.022 3.629.846.681
+ Điện 0 44.131.380 0 5.743.077 198.545.115 64.896.540 313.316.112
+ Điện thoại 0 0 0 26.157.229 36.974.868 0 63.132.097
+ Nước 0 3.135.000 0 0 72.227.231 23.916.083 99.278.314
+ Khấu hao TSCĐ 0 143.796.610 0 193.662.415 415.421.837 146.405.277 899.286.139
+ Sữa chữa TSCĐ 0 0 0 91.720.212 70.693.328 23.159.516 185.573.056
+ Chi phí tiếp khách 0 0 0 3.258.439 15.074.785 15.412.227 33.745.451
+ Công cụ, dụng cụ 0 0 0 24.266.013 110.945.686 900.000 136.111.699
+ Phân bổ công cụ, dụng cụ 0 0 0 0 148.979.513 8.271.610 157.251.123
+ Đồ dùng trang bị 0 0 0 0 0 13.877.984 13.877.984
+ Chi phí xăng dầu 0 0 0 1.551.033.089 0 0 1.551.033.089
+ Nhiên liệu, nguyên vật liệu 0 0 0 0 8.626.650 22.253.785 30.880.435
+ Khám lệ phí xe + đăng kiểm 0 0 0 3.137.480 0 0 3.137.480
+ Chi hoa hồng dịch vụ 0 0 0 11.403.034 6.467.950 0 17.870.984
+ Trực lễ, tết, kiểm kê 0 0 0 2.320.000 8.939.000 0 11.259.000
+ Công tác phí 0 0 0 0 15.226.876 0 15.226.876
+ Khám sức khoẻ 0 0 0 0 1.578.000 0 1.578.000
+ In ấn, photo 0 0 0 498.188 1.978.150 0 2.476.338
+ VP phẩm, báo chí 0 0 0 2.139.108 10.101.200 0 12.240.308
+ Chi phí quảng cáo 0 0 0 635.323 13.219.196 0 13.854.519
+ BH xe, ca nô 0 0 0 18.581.635 0 0 18.581.635
+ Thay vỏ xe, sữa chữa nhỏ 0 0 0 12.859.066 0 0 12.859.066
+ Khảo sát Tour, chào Tour 0 0 0 2.980.659 0 0 2.980.659
+ Vệ sinh 0 0 0 0 2.681.273 0 2.681.273
+ Thức ăn cho cá 0 0 0 0 1.451.000 0 1.451.000
+ Chi phí đào tạo 0 0 0 0 23.750.394 0 23.750.394
+ Trợ cấp thôi việc 0 0 0 0 1.213.650 0 1.213.650
+ Chi phí khác 0 0 0 0 5.200.000 0 5.200.000
3. LỢI NHUẬN GỘP VỀ BÁN HÀNG 6.090.264.389 554.633.532 798.447.124 57.640.356 305.691.699 56.888.881 7.863.565.981
4. DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 0 0 2.855.090 0 0 0 2.855.090
5. CHI PHÍ TÀI CHÍNH 608.914.099 39.919.084 4.193.702 101.330.959 771.466.963 190.716.273 1.716.541.080
- Lãi vay phải trả 608.914.099 39.919.084 4.193.702 101.330.959 771.466.963 190.716.273 1.716.541.080
6. CHI PHÍ BÁN HÀNG 5.464.002.574 522.776.646 859.153.782 81.552.067 203.071.360 245.081.341 7.375.637.770
- Lương 1.082.072.038 52.200.000 339.695.772 12.892.213 31.031.776 12.240.000 1.530.131.799
- Lương công nhật 50.403.970 0 8.907.500 2.220.000 3.506.484 1.790.000 66.827.954
- Lương kĩ thuật 62.458.871 7.310.000 0 257.844 17.516.320 0 87.543.035
- Kinh phí công đoàn 21.641.439 1.044.000 6.811.536 1.029.735 619.826 244.800 31.391.336
- Bảo hiểm xã hội 83.356.932 3.419.128 28.322.942 137.298 2.248.422 763.829 118.248.551
- Bảo hiểm y tế 11.114.256 455.884 3.776.393 22.888.758 320.846 101.844 38.657.981
- Bảo hiểm hoả hoạn 0 0 0 0 0 0 0
- Bảo hiểm xe 0 0 0 0 3.411.600 0 3.411.600
- Nhiên liệu 0 13.315.555 0 0 0 3.732.042 17.047.597
- Nguyên vật liệu chế biến 335.975.302 1.856.000 1.380.031 0 0 0 339.211.333
- Trang bị thiết bị điện 0 3.281.000 15.103.086 0 0 0 18.384.086
- Trợ cấp thôi việc 0 0 0 0 0 0 0
- Văn phòng phẩm 0 6.041.400 6.459.550 36.000 1.363.150 6.589.750 20.489.850
- In ấn-photo 42.541.663 10.196.469 1.678.000 813.350 4.926.807 5.523.373 65.679.662
- Vận chuyển, bốc xếp 16.567.000 4.264.399 2.874.750 0 350.000 2.215.400 26.271.549
- Khấu hao TSCĐ 857.934.382 19.433.489 113.982.423 0 38.267.242 5.619.469 1.035.237.005
- Sữa chữa TSCĐ 153.365.363 42.372.570 57.499.014 0 9.693.925 991.062 263.921.934
- Công cụ, dụng cụ 742.095.229 106.347.395 41.740.009 2.455.085 21.436.159 22.465.128 936.539.005
- Phân bổ công cụ 0 0 2.000.000 0 16.319.805 55.925.665 74.245.470
- Thuế môn bài 6.000.000 0 0 0 0 0 6.000.000
- Thuế nhà đất 0 0 0 0 0 0 0
- Phí và lệ phí khác 0 0 0 0 0 0 0
- Khám lệ phí xe + đăng kiểm 0 0 0 1.200.000 0 0 1.200.000
- Thay vỏ xe, sữa chữa nhỏ 0 0 0 310.000 0 0 310.000
- Chi phí xăng xe vận chuyển khách 0 0 0 27.185.722 0 0 27.185.722
- Khảo sát Tour + chào Tour 0 0 0 1.450.000 0 0 1.450.000
- Chi phí PCCC 0 0 0 0 455.000 0 455.000
- Trực lễ, tết, kiểm kê 60.983.000 5.680.000 9.650.000 285.000 0 2.700.000 79.298.000
- Điện 993.206.919 4.678.110 31.432.012 0 13.457.000 4.624.800 1.047.398.841
- Nước 172.638.486 315.000 0 65.000 4.814.940 1.770.665 179.604.091
- Điện thoại 59.116.116 16.940.159 14.726.035 2.319.562 2.539.689 27.120.538 122.762.099
- Chi phí hội nghị 0 4.000.000 0 0 0 0 4.000.000
- Hoa hồng dịch vụ 45.464.454 0 0 0 1.546.750 0 47.011.204
- Chi phí quảng cáo 48.901.322 53.505.500 13.130.922 2.851.000 1.472.500 4.976.709 124.837.953
- Chi phí đào tạo 0 37.172.000 0 0 0 0 37.172.000
- Hỗ trợ quỹ địa phương 0 0 0 0 0 0 0
- Chi phí bảo vệ ANTT 0 6.509.200 4.450.000 0 0 0 10.959.200
- Bảo trợ bà mẹ VNAH 0 7.200.000 0 0 0 0 7.200.000
- Chi phí trồng cây, mua và nuôi thú 0 37.307.000 9.259.400 0 610.500 4.293.500 51.470.400
- Chi phí tổ chức lễ hội 0 0 24.640.000 0 0 0 24.640.000
- Trang bị đồng phục 53.818.200 0 0 0 0 0 53.818.200
- Tiếp khách 9.312.400 29.060.699 4.608.192 215.500 7.004.851 2.310.943 52.512.585
- Tiền ăn giữa ca 340.050.000 13.611.000 104.602.500 2.940.000 9.255.000 50.825.000 521.283.500
- Công tác phí 15.097.814 8.209.000 11.295.615 0 3.639.435 17.045.000 55.286.864
- Tiền thuế nhà đất, thuê đất 0 9.734.800 0 0 0 0 9.734.800
- Khám sức khoẻ định kỳ 0 707.000 0 0 0 216.000 923.000
- Chi phí vệ sinh 52.542.456 2.018.000 1.128.100 0 7.263.333 3.300.000 66.251.889
- Chi phí giặt là 26.217.000 0 0 0 0 0 26.217.000
- Chi phí khác 121.127.962 14.591.889 0 0 0 7.695.824 143.415.675
7. CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 295.082.334 91.647.232 155.379.860 94.482.574 61.706.472 17.046.007 715.344.479
- Lương 234.218.839 70.441.099 121.954.398 50.177.791 48.780.511 2.160.000 527.732.638
- Lương công nhật 0 0 0 0 0 0 0
- Kinh phí công đoàn 4.684.377 1.408.823 2.439.088 1.267.078 975.611 43.200 10.818.177
- Bảo hiểm xã hội 15.837.496 4.845.892 8.271.961 3.908.610 3.149.219 134.793 36.147.971
- Bảo hiểm y tế 2.111.667 646.118 1.102.928 521.148 422.631 17.972 4.822.464
- Trợ cấp thôi việc 6.849.800 3.645.300 14.061.500 0 5.118.500 213.150 29.888.250
- Văn phòng phẩm 20.905.155 0 0 4.919.948 0 679.437 26.504.540
- In ấn – photo 0 0 0 2.549.178 0 61.000 2.610.178
- Khấu hao TSCĐ 0 0 0 0 0 0 0
- Sữa chữa TSCĐ 0 0 0 0 0 0 0
- Công cụ, dụng cụ 0 0 0 0 0 0 0
- Thuế môn bài 0 0 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 8.000.000
- Phí và lệ phí khác 0 0 5.549.985 0 0 2.200.000 7.749.985
- Khám lệ phí xe + đăng kiểm 0 0 0 0 0 0 0
- Thay vỏ xe, sữa chữa nhỏ 0 0 0 0 0 0 0
- Chi phí xăng xe vận chuyển khách 0 0 0 0 0 0 0
- Khảo sát Tour + chào Tour 0 0 0 5.967.163 0 0 5.967.163
- Trực lễ, tết, kiểm kê 0 0 0 0 0 0 0
- Điện 0 0 0 1.462.302 0 0 1.462.302
- Nước 0 0 0 0 0 0 0
- Điện thoại 0 7.000.000 0 0 0 0 7.000.000
- Thuê đất 0 0 0 16.922.500 0 0 16.922.500
- Chi phí quảng cáo 0 0 0 727.842 0 0 727.842
- Chi phí đào tạo 2.680.000 0 0 0 0 1.200.000 3.880.000
- Khen thưởng 300.000 0 0 0 0 0 300.000
- Hỗ trợ quỹ địa phương 0 3.660.000 0 0 0 7.401.000 11.061.000
- Tiếp khách 0 0 0 4.059.014 0 0 4.059.014
- Tiền ăn giữa ca 0 0 0 0 1.260.000 0 1.260.000
- Công tác phí 0 0 0 0 0 0 0
- Chi phí khác 413.800 0 0 0 0 935.455 1.349.255
8. LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG TC (277.734.618) (99.709.430) (217.425.130) (219.725.244) (730.553.096) (395.954.740) (1.941.102.258)
9. THU NHẬP KHÁC 61.737.846 24.505.000 5.720.000 21.483.829 3.516.100 18.852 116.981.627
10. CHI PHÍ KHÁC 0 0 0 0 0 0 0
11. LỢI NHUẬN KHÁC 61.737.846 24.505.000 5.720.000 21.483.829 3.516.100 18.852 116.981.627
12. TỔNG LỢI TỨC TRƯỚC THUẾ (215.996.772) (75.204.430) (211.705.130) (198.241.415) (727.036.996) (395.935.888) (1.824.120.631)
13. LƯƠNG BỔ SUNG 12 THÁNG / 2003 167.086.588 38.600.000 53.036.298 18.912.953 75.827.431 27.736.034 381.199.304
14. DOANH THU NỘI BỘ THAM QUAN 35.310.142 0 4.640.000 45.460.000 23.750.394 3.400.000 112.560.536
15. CHI PHÍ HÀNG HOÁ MẤT PHẨM 0 0 17.101.050 0 0 0 17.101.050
16. TỔNG LỢI TỨC TRƯỚC THUẾ (13.600.042) (36.604.430) (136.927.782) (133.868.462) (627.459.171) (364.799.854) (1.313.259.741)
(Trừ lương bổ sung)

Long Xuyên, ngày 31 tháng 12 năm 2003

Kế Toán Trưởng Lập Bảng

Nguyễn Tấn Sơn Huỳnh Yến Nguyệt


UBND tỉnh An Giang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Công ty Du Lịch & PTMN Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo---
Số: 14/CVDL
V/v xin xác nhận
kết quả nộp ngân sách Long Xuyên, ngày 07 tháng 1 năm 2002

Kính gởi: CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG

Căn cứ hướng dẫn số 432/TĐKT ngày 17/9/1998 của Viện Thi Đua Khen Thưởng nhà
nước về việc thực hiện nghị định số 56/1998/NĐ.CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ.
Căn cứ theo yêu cầu của Ban thi đua khen thưởng tỉnh về việc xét khen thưởng thành
tích năm 2001
Trong năm 2001 Công ty Du Lịch thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách như sau:
ĐVT: đồng
Năm 2001
Các khoản phải nộp ngân sách Ghi chú
Kế hoạch Thực nộp % đạt
Tổng số nộp ngân sách nhà
1.250.000.000 1.542.487.690 123,40
nước
Trong đó:
81.119.885
Thuế tiêu thụ đặc biêt
160.359.311
Tiền thuê đất
7.450.000
Thuế môn bài
1.293.558.494
Thuế giá trị gia tăng

Kính đề nghị Cục thuế xác nhận số tiền nộp ngân sách nói trên để công ty bổ sung hồ
sơ xét khen thưởng năm 2001
Rất mong được giải quyết
Ý kiến của cục thuế Phó Giám Đốc

Nguyễn Văn Lượng


UBND tỉnh An Giang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Công ty Du Lịch Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo---
Số: 11/CVDL
V/v xin xác nhận
kết quả nộp ngân sách Long Xuyên, ngày 13 tháng 1 năm 2003

Kính gởi: CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG

Căn cứ hướng dẫn số 432/TĐKT ngày 17/9/1998 của Viện Thi Đua Khen Thưởng nhà
nước về việc thực hiện nghị định số 56/1998/NĐ.CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ.
Căn cứ theo yêu cầu của Ban thi đua khen thưởng tỉnh về việc xét khen thưởng thành tích
năm 2002
Tình hình nộp ngân sách năm 2002 như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2002
Các khoản phải nộp ngân sách Ghi chú
Kế hoạch Thực nộp % đạt

Tổng số nộp ngân sách nhà nước 1.425 1.758 123,34


Trong đó:
Thuế tiêu thụ đặc biệt 245
Thuế giá trị gia tăng 884
Thuế đất 70
Thuế môn bài 7
Thu sử dụng vốn 0
Thuế thu nhập doanh nghiệp 552

Kính đề nghị Cục thuế xác nhận số tiền nộp ngân sách nói trên để công ty bổ sung hồ sơ
xét khen thưởng năm 2002
Rất mong được giải quyết
Ý kiến của cục thuế Giám Đốc

Phạm Đăng Dũng


UBND tỉnh An Giang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Công ty Du Lịch Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo---
Số: 26/CVDL
V/v xin xác nhận
kết quả nộp ngân sách Long Xuyên, ngày 18 tháng 1 năm 2004

Kính gởi: CỤC THUẾ TỈNH AN GIANG

Căn cứ hướng dẫn số 432/TĐKT ngày 17/9/1998 của Viện Thi Đua Khen Thưởng nhà
nước về việc thực hiện nghị định số 56/1998/NĐ.CP ngày 30/7/1998 của Chính phủ.
Căn cứ theo yêu cầu của Ban thi đua khen thưởng tỉnh về việc xét khen thưởng thành
tích năm 2003
Tình hình nộp ngân sách năm 2003 như sau:
ĐVT: triệu đồng
Năm 2003
Các khoản phải nộp ngân sách Ghi chú
Kế hoạch Thực nộp % đạt

Tổng số nộp ngân sách nhà nước 2500 3.275 126,08


Trong đó:
Thuế tiêu thụ đặc biệt 292
Thuế giá trị gia tăng 1.846
Thuế đất 80
Thuế môn bài 27
Thu sử dụng vốn 69
Thuế thu nhập doanh nghiệp 961

Kính đề nghị Cục thuế xác nhận số tiền nộp ngân sách nói trên để công ty bổ sung hồ
sơ xét khen thưởng năm 2003
Rất mong được giải quyết
Ý kiến của cục thuế Giám Đốc

Phạm Đăng Dũng


THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN NĂM 2004
NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN MASSAGE BAR(lầu 6) PHÒNG HỌP
TÊN ĐƠN VỊ
Số NH Số bàn Số ghế Số phòng Số giường Số phòng KTV. Số phòng Sức chứa Số phòng Số ghế
* ĐÔNG XUYÊN (3 sao) 1 58 580 57 107 11 11 2 100 5 390
(2 phòng ăn x 20 khách/phòng) Lầu 2 (3ph.) 50 500 09 gi.đôi 1 40 04 nhỏ 140
(1 phòng ăn x 30 khách/phòng) Lầu 6 8 80 98 gi.chiếc 1 60 01 lớn 250

* LONG XUYÊN (2 sao) 1 45 450 35 66 2 200


Tầng trệt 30 300 16 gi. Đôi Khu A 100 – 150
Lầu 1 15 150 50 gi.chiếc Khu B 30 – 50

* BẾN ĐÁ NÚI SAM 1 50 500 61 290 14 14 1 200


- Hoa Cau I (8 giường đơn/ph) 10 80
- Hoa Cau II 9 72
- Hoa Cau III 10 80
- Phượng Vĩ (2 sao) 20 36
(14 phòng = 28 giường đơn)
(06 phòng = 6 đôi + 2 đơn)
- Ngọc Lan (2 sao) 12 22
(08 phòng = 16 giường đơn)
(04 phòng = 4 đôi + 2 đơn)

* TỨC DỤP 1 15 150


- Nhà hàng Tức Dụp 15 150

* AN HẢI SƠN 1 15 150 22 49


- Biệt thự (Khu A) 14 23
(14 phòng = 5 đôi + 18 đơn)
- Nhà nghỉ (Khu B) 8 26
(8 phòng = 6 đôi + 20 đơn)

TỔNG CỘNG 5 183 1830 175 512 25 25 2 100 8 790

PHÒNG KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ


BẢNG GIÁ PHÒNG
W yyy X

Long Xuyên Hotel Đông Xuyên Hotel

Giá phòng Giá phòng


Loại phòng Loại phòng Số phòng
(VNĐ/người) (VNĐ/người)

Đặc biệt 250.000


I 200.000 Standard 51 300.000
II 180.000 Deluxe 06 450.000
III 150.000 Connecting 03 450.000
IV 130.000

- Khách sạn: với 35 phòng - Khách sạn: với 60 phòng tiêu chuẩn 3 sao.
tiêu chuẩn 2 sao, quầy hàng Trung tâm thương mại, câu lạc bộ sức khoẻ,
lưu niệm, tổ chức hội thảo, hội Massage, Jacuzzi, Sauna, Steambath, quầy hàng
nghị, tổ chức tour du lịch. lưu niệm… Tổ chức hội nghị, hội thảo, cho
thuê xe du lịch, tổ chức tour du lịch, đại lý bán
vé máy bay Vietnam Airlines

- Nhà hàng: sức chứa 300 - Nhà hàng: 600 chỗ tổ chức tiệc cưới, chiêu
khách, phục vụ tiệc cưới, chiêu đãi, liên hoan, sinh nhật, phòng ăn riêng,
đãi, liên hoan, sinh nhật, phòng karaoke, cà phê vườn kiểng, coffee shop, nhận
ăn riêng, karaoke, nhận phục phục vụ tiệc tại tư gia,…
vụ tiệc tại tư gia.
BAÛNG GIAÙ DU LÒCH NAÊM 2004
( Khôûi haønh töø Long Xuyeân)
MAÕ SOÁ
Chöông THÔØI DU LÒCH THUEÂ XE
Trình GIAN
TUYEÁN (ngaøy)
Xe 15 choã Xe 25 choã Xe 35 choã Xe 15 choã Xe 25 choã Xe 35choã

VAG01 LX- Hoøn Choâng-Haø Tieân 02 400.000 400.000 320.000 1.100.000 1.350.000 1.700.000
VAG02 LX- Phuù Quoác( Maùy bay) 03 1.490.000 1.400.000 1.350.000
VAG03 LX- Vuõng Taøu- TP.HCM 02 515.000 420.000 390.000 1.700.000 2.000.000 2.600.000
VAG04 LX- Vuõng Taøu- Long Haûi- TP.HCM 03 735.000 600.000 545.000 1.800.000 2.200.000 2.800.000
VAG05 LX- Vuõng Taøu-Ñaø Laït 05 1.125.000 950.000 840.000 3.100.000 3.800.000 4.750.000
VAG06 LX- Vuõng Taøu-Long Haûi-Ñaø Laït 06 1.365.000 1.1650.000 1.090.000 3.400.000 3.800.000 5.500.000
VAG07 LX- Ñaø Laït 04 955.000 795.000 735.000 2.600.000 3.200.000 4.000.000
VAG08 LX- TP.HCM- Cuû Chi- Ñaø Laït 05 1.220.000 1.020.000 950.000 2.900.000 3.550.000 4.500.000
VAG09 LX- Nha Trang-TP.HCM 05 1.435.000 1.200.000 1.150.000 3.350.000 4.100.000 5.100.000
VAG10 LX- Nha Trang 04 1.295.000 1.075.000 955.000 3.200.000 3.950.000 4.900.000
VAG11 LX- Nha Trang-Ñaø Laït 05 1.470.000 1.230.000 1.140.000 3.550.000 4.350.000 5.450.000
VAG12 LX- Phan Rang-N.Trang-Pleiku-Buoân Ma Thuoät 07 1.950.000 1.680.000 1.585.000 4.800.000 5.900.000 7.500.000
VAG13 LX- Nha Trang- Ñaø Naúng- Phoá Coå-Hoäi An-Hueá 07 2.075.000 1.680.000 1.560.000 5.900.000 7.300.000 9.000.000
VAG14 LX- Tp.HCM-Nha Trang-Ñaø Naúng-Baø Naø-Hueá 08 2.330.000 1.920.000 1.770.000 6.300.000 7.700.000 9.600.000
VAG15 LX- N.Trang-Ñaø Naúng-Hueá-Ñaø Laït 10 2.690.000 2.230.000 2.060.000 6.550.000 7.900.000 10.000.000
VAG16 LX- N.Trang-Ñaø Naúng-Hueá-Ñaø Laït 11 2.930.000 2.455.000 2.295.000
VAG17 LX- N.Trang-Ñaø Naúng-Hueá-Vinh-Haø Noäi-Haï Long-Hoaø Bình 18 4.870.000 4.200.000 3.900.000 12.000.000 15.000.000 17.500.000
VAG18 LX- N.Trang-Ñaø Naúng-Hueá-Vinh-Haø Noäi-Haï Long-Hoaø Bình- Laïng Sôn-Baèng Töôøng(TQ) 20 5.890.000 5.000.000 4.800.000 13.000.000 16.000.000 19.000.000
VAG19 LX-N.Trang-Ñ.Naúng-Hueá-Vinh-HaøNoäi-Haï Long-Ñeàn Huøng-Sapa 20 5.855.000 4.990.000 4.750.000 13.000.000 16.000.000 19.000.000
VAG20 LX-NTrang-ÑNaúng-Hueá-Vinh-HNoäi-HaïLong-HoaøBình-Ñieän Bieân 20 5.935.000 5.250.000 4.995.000 13.000.000 16.000.000 19.000.000
VAG21 LX- Taây Ninh-Cuû Chi-TP.HCM 02 580.000 495.000 470.000 1.600.000 2.000.000 2.500.000
VAG22 LX- Muõi Neù - Phan Thieát -Coå Thaïch 03 785.000 649.000 599.000 2.600.000 2.500.000 3.000.000
VAG23 LX- Long Haûi- Muõi Neù 03 990.000 810.000 770.000 2.600.000 3.500.000 4.400.000
VAG24 LX- TP.HCM-Coân Ñaûo (Maùy bay-oâ toâ) 05 2.900.000 2.700.000 2.600.000
VAG25 LX- Hueá(maùy bay) 04 3.310.000 3.080.000 3.017.000
VAG26 LX- Haø Noäi- Q.Ninh-Hoaø Bình- TP.HCM(maùy bay-oâ toâ) 06 5.500.000 5.350.000 5.230.000
VAG27 LX- N.Trang-Hueá- Haø Noäi-Laøo Cai- Coân Minh-Thaïch Laâm 15 5.600.000

* Ghi chuù:- Giaù khoâng aùp duïng cho ngaøy leã teát. Ñoùn khaùch ngoaøi khu vöïc TP.Long Xuyeân chæ tính theâm chi phí xaêng daàu vaø leä phí caàu ñöôøng

You might also like