You are on page 1of 86

Trường Đại Học An Giang

Khoa Kinh Tế_Quản Trị Kinh Doanh

Luận Văn Tốt Nghiệp

Đề tài:

TÌM HIỂU QUI TRÌNH CPH DNNN TẠI CÔNG


TY CỔ PHẦN XÁNG XÂY DỰNG CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


thầy Huỳnh Nhựt Nghĩa Bùi lê Thảo Ngọc
DH1KT3

Tháng 3/2004
MỤC LỤC
# "
Phần mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2.Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 2
3.Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 2
4.Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3
Phần nội dung
Chương I:Cơ sở lý luận................................................................................................... 4
1. Công ty CP ............................................................................................................ 4
1.1. Cty CP là gì? .................................................................................................. 4
1.2. Ưu nhược điểm của Cty CP ........................................................................... 4
1.3. Sơ đồ quản lý kiểm soát của Cty CP.............................................................. 6
1.4 Cổ phiếu là gì? ................................................................................................ 7
1.5 Điều kiện để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng............................. 10
2. Cổ phần hoá ?...................................................................................................... 10
2.1. Cổ phần hoá là gì?........................................................................................ 10
2.2. Cổ phần hoá không phải là tư nhân hoá....................................................... 11
2.3. Hình thức tiến hành...................................................................................... 11
2.4. Qui trình thực hiện CPH theo nghị định 64 ................................................. 12
2.5. Một số tiêu chí đánh giá việc CPH............................................................... 15
3. Sơ lượcvề một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về CPH và những nhận xét chung về tiến độ CPH ở nước ta .......................... 16
3.1. Sơ lược về một số chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta
về CPH ....................................................................................................... 16
3.2. Việc thực hiện CPH ở Việt Nam.................................................................. 18
Chương II: Giới thiệu về Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ............................................ 21
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 21
2. Tư cách pháp nhân .............................................................................................. 22
3. Chức năng nghĩa vụ và quyền hạn ...................................................................... 22
3.1 Chức năng ..................................................................................................... 22
3.2 Nghĩa vụ ........................................................................................................ 23
3.3 Quyền hạn ..................................................................................................... 24
4. Bộ máy quản lý của Cty ...................................................................................... 26
4.1 Nguyên tắc tổ chức và quản trị điều hành..................................................... 26
4.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Cty ......................................................... 27
5. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2000_2001_2002 .................................... 30
6. Thuận lợi và khó khăm của Cty .......................................................................... 30
Chương III: Phân tích tiến trình thực hiện CPH tại Cty CP Xáng, XD Cần Thơ ......... 33
1. Mục tiêu thực hiện CPH...................................................................................... 33
2. Điều kiện để tiến hành CPH................................................................................ 33
3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2000_2001_2001 .............................. 33
3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Cty ........................... 35
3. Tiến trình thực hiện CPH tại Cty ....................................................................... 38
Bước 1: Chuẩn bị ................................................................................................ 39
Bước 2: Xây dựng phương án CPH .................................................................... 41
Bước 3: Duyệt và triển khai phương án CPH ..................................................... 52
Bước 4: ĐKKD và ra mắt Cty CP....................................................................... 54
5. Kết quả hoạt động sau CPH ................................................................................ 54
Chương VI: Nhận xét & kiến nghị................................................................................ 63
Phần kết luận ................................................................................................................. 68
MỤC LỤC BIỂU BẢNG & SƠ ĐỒ
#"

Bảng 1:Tình hình thực hiện CPH từ năm 92_2003...................................................... 18


Bảng 2:Kết quả hoạt động qua 3 năm 2000_2001_2002 ............................................. 30
Bảng 3:Kết quả hoạt động qua 3 năm 2000_2001_2002 ............................................. 33
Bảng 4: Đánh giá kết quả thi công 3 năm 2000_2001_2002 ....................................... 34
Bảng 5: Kết quả xác định giá trị Cty............................................................................ 44
Bảng 6: Các tỷ số về khả năng thanh toán ................................................................... 57
Bảng 7: Báo cáo kết quả hđkd 2 năm 2002_2003........................................................ 58
Bảng 8: Các tỷ số hoạt động ........................................................................................ 60
Bảng 9: Các tỷ số lợi nhuận ......................................................................................... 61

Biểu đồ 1: Tiến độ thực hiện CPH ............................................................................... 18

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Cty CP........................................................................... 6


Sơ đồ 2: Qui trình CPH theo nghị định 64.................................................................. 12
Sơ đồ 3: Bộ máy tổ chức của Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ ................................ 26
Sơ đồ 4: Thời gian thực hiện tiến trình CPH ............................................................... 39
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XW

BCH................................................................................... Ban Chấp Hành


CHP ................................................................................... Cổ phần hoá
CP...................................................................................... CP Cổ phần
cp ....................................................................................... Cổ phiếu
Cty CP ............................................................................... Công ty Cổ phần
CB_CNV ........................................................................... Cán bộ công nhân viên
DN ..................................................................................... Doanh Nghiệp
DNNN ............................................................................... Doanh Nghiệp Nhà Nước
DNTN................................................................................ Doanh nghiệp Tư Nhân
ĐHCĐ ............................................................................... Đại Hội Cổ Đông
ĐBSCL.............................................................................. Đồng bằng sông Cửu Long
HĐQT................................................................................ Hội Đồng Quản Trị
HĐXĐ ............................................................................... Hội Động Xác Định
HĐBT................................................................................ Hội đồng Bộ trưởng
HĐLĐ................................................................................ Hợp đồng lao động
GTDN................................................................................ Giá trị doanh nghiệp
lđ........................................................................................ Lao động
PA CPH............................................................................. Phương án Cổ phần hoá
TW..................................................................................... Trung ương
TSCĐ................................................................................. Tài sản cố định
TSNH ................................................................................ Tài sản ngắn hạn
TSDH ................................................................................ Tài sản dài hạn
Vb...................................................................................... Văn bản
Phần Tóm Tắt GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa

PHẦN TÓM TẮT

Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và những kinh nghiệm thu được qua quá trình
chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh, chúng ta đã xác định được rằng cải
cách doanh nghiệp Nhà nước một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết
định để tăng cường động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy Doanh nghiệp
Nhà nước (DNNN) hoạt động có hiệu quả hơn. Một trong những phương
thức cải cách Doanh nghiệp Nhà nước là tiến hành Cổ phần hóa (CPH)
Doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên do CPH là một việc mới, chúng ta chưa có kinh nghiệm và
còn gặp nhiều khó khăn, nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp đã
gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tìm
hiểu các bước chuẩn bị và tiến trình thực hiện cổ phần hóa; nhìn nhận sơ
lược về tình hình cổ phần hóa chung của cả nước, tìm hiểu những khó khăn
thuận lợi của doanh nghiệp trong khi thực hiện qui trình cổ phần hóa trên
thực tế tại Công ty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ. Từ đó, có thể đưa ra
những giải pháp để đẩy nhanh tiến trình CPH. Phương pháp chủ yếu được
sử dụng trong luận văn là thu thập và phân tích số liệu từ đó đưa ra nhận
xét và kết luận. Số liệu phân tích của luận văn chỉ tập trung trong 2 năm
2002_2003 và chỉ tìm hiểu các Nghị định, qui định có liên quan được Cty
sử dụng trong quá trình thực hiện CPH tại Cty.
Giới thiệu về Cty Cổ Phần Xáng Xây DựngCần Thơ
Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ ban đầu là Xí nghiệp Xây dựng
Thủy lợi Hậu Giang được thành lập vào năm 1986, theo sự chỉ đạo của
UBND Tỉnh sáp nhập 3 đơn vị: Cty Xáng Hậu Giang, Cty Xây dựng Cơ
bản và Trạm Vật tư_ Vận tải Thủy lợi Hậu Giang. Đến năm 1992, được sự
cho phép của UBND Tỉnh Cần Thơ cho phép thành lập doanh nghiệp Nhà

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc Trang 1


Phần Tóm Tắt GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa

nước và đổi tên thành Xí nghiệp Xây dựng Thủy lợi Cần Thơ. Năm 1995
UBND Tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 867/QĐ.UBT đổi tên thành Cty
Xáng, Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ. Đến năm 2002 bắt đầu
thực hiện cổ phần hóa. Năm 2003 theo quyết định số 2039/QĐ_CT.UB của
Chủ tịch UBND Tỉnh Cần Thơ chuyển Cty Xáng Xây dựng và Phát triển
nông thôn Cần Thơ thành Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ. Chính thức
hoạt động dưới hình thức công ty CP vào tháng 6 năm 2003

Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ. Tên giao dịch đối ngoại là: Cantho
dredgring, construction joint stock company (CDC). Trụ sở chính đặt tại:
178 Nguyễn thị Minh Khai, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

Chức năng chính là sản xuất kinh doanh: xây dựng các công trình thủy
lợi, Xây dựng các công trình giao thông, xây dựng dân dụng, khai thác cát
sông, san lấp mặt bằng, sửa chửa đóng mới xà lan, xáng cạp, xáng thổi….

Thuận lợi và khó khăn của công ty.


Từ khi thành lập đến nay công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm đều vượt mức kế hoạch đề ra, các
khoản nợ vay công ty đều thanh toán đúng thời hạn, không để nợ dây dưa,
quá hạn, luôn giữ được uy tín. Qua thực tiễn lao động sản xuất, luôn có tinh
thần thi đua quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Công ty từng bước trên đà
phát triển đã nắm bắt được thị trường, cạnh tranh, thi công các công trình
có qui mô kĩ thuật cao, giá trị lớn.

Mức độ cạnh trang nhiều nên giá thành thấp, các doanh nghiệp tư
nhân phát triển mạnh, phá giá thị trường.Công nghệ trang thiết bị một số
chưa được sửa chữa đồng bộ còn chấp vá, chưa tương xứng với nhu cầu sản
xuất kinh doanh.Vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh đa phần là vốn vay
ngân hàng phải trả lãi từ đó giảm lợi nhuận.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc Trang 2


Phần Tóm Tắt GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa

Phân tích tiến trình Cổ phần hóa


tại Công Ty Cổ Phần Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

1. Mục tiêu thực hiện CPH:


Cty thực hiện CPH, chuyển hình thức doanh nghiệp Nhà nước sang
Cty CP nhằm để huy động thêm vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, nâng
cao tinh thầnh làm chủ cho người lao động.

2. Điều kiện để tiến hành CPH:


Hành lang pháp lý ngày càng chặc chẽ rõ ràng, hoàn thiện giúp
cho Cty hoạt động có hiệu quả.
Dự báo các công trình xây dựng trong tương lai sẽ có nhiều, đây
là điều kiện tốt cho Cty trong việc mở rộng thị trường.

Hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty đang liên tục phát
triển. Hoạt động của công ty trong xu thế ngày càng đi lên.

Đối chiếu với các qui định, thì Cty Xáng, Xây dựng và Phát triển
nông thôn Cần Thơ đã có đủ điều kiện để tiến hành CPH. Cty thuộc diện
doanh nghiệp Nhà nước “thực hiện cổ phần hóa và áp dụng hình thức
chuyển đổi sở hữu khác trong đó Nhà nước không giữ cổ phần chi phối”.

3. Tiến trình thực hiện CPH tại Cty CP Xáng, XD Cần Thơ.
Tiến trình thực hiện CPH tại Cty được thực hiện qua 4 bước:

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc Trang 3


Phần Tóm Tắt GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa

Bước 1: Chuẩn bị
Công việc chuẩn bị cổ phần hóa được Cty tiến hành như sau:
Thành lập BĐM tại Cty Xáng, XD và PTNT Cần Thơ.

BĐM bao gồm các thành phần sau:

+ Trưởng ban: Giám đốc Cty


+ Thành viên: Chủ tịch Công đoàn Cty

Kế toán trưởng Cty

Cán bộ tổ chức lao động tiền lương Cty


Ban đổi mới đã được thành lập với cơ cấu thành phần hợp lý, có
thể giải quyết được những vấn đề phát sinh trong khi thực hiện cổ phần
hóa. Từ đó đã giúp cho việc thực hiện tiến trình cổ phẩn hóa của công ty
được thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra.

Sau khi được thành lập, BĐM đã thực hiện các việc sau:
- BĐM đã được tập huấn theo NĐ 64 & TT11 của Bộ LĐ.

- BĐM đã tiến hành chuẩn bị và hoàn tất các tài liệu hồ sơ để sẵn
sàng chuẩn bị cho việc cổ phần hóa
- Lập hồ sơ, danh sách lao động có tên trong doanh nghiệp tại
thời điểm thực hiện cổ phần hóa.

- Dự toán chi phí cổ phần hóa là 150.000.000đ.

Bước 2: Xây dựng phương án CPH

Phương án cổ phần hóa:


• Tình hình công ty :

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc Trang 4


Phần Tóm Tắt GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa

- Vốn kinh doanh :

* Phân theo cơ cấu vốn :


+ Vốn cố định : 6.175.206.589 đ

+ Vốn lưu động : 7.678.103.537 đ

* Phân theo nguồn vốn :


+ Vốn Nhà nước : 3.852.667.703 đ

+ Vốn vay : 9.493.118 đ

+ Các quĩ : 123.674.186 đ


- Lao động :

Tổng lao động đến thời điểm lập phương án : 65 lđ

Trong đó :
+ Cán bộ có trình độ đại học : 11 lđ

+ Công nhân : 54 lđ

+ Lao động có hợp đồng dài hạn : 58 lđ


+ Lao động có hợp đồng ngắn hạn : 7lđ

- Các vấn đề cần xem xét giải quyết :

+ Nợ khó đòi : 1.047.434.000 đ


+ Tài sản chờ thanh lý : 70.000.000 đ

• Phương án cổ phần hóa :

- Vốn điều lệ : 3.852.667.703 đ


- Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông :

+ Nhà nước : 30%

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc Trang 5


Phần Tóm Tắt GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa

+ Người lao động trong công ty : 65%

+ Người ngoài công ty : 5%


- Trị giá 1 cổ phần thống nhất là : 100.000 đ

- Giá trị công ty được duyệt :

+ Giá trị thực tế của doanh nghiệp :12.378.710.000 đ


+ Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp :
2.378.067.979 được chia làm 23.780 CP

Cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người lao động trong
Cty trị giá : 877.000.000 đ ; Cổ phần bán theo giá trị ưu đãi cho người lao
động nghèo trong Cty trả chậm trị giá : 120.700.000 đ.
Việc thực hiện tiến hành xác định giá trị tài sản của Cty đã được
Cty thực hiện một cách nghiêm túc, tình hình tài chính của công ty lành
mạnh minh bạch, rõ ràng, giúp cho tiến trình thực hiện một cách thuận lợi.
Tuy nhiên, trong qua trình này, Cty cũng đã gặp khó khăn trong việc xin ý
kiến chỉ đạo từ trên, do những thành viên HĐXĐGTDN là những người
phải kiêm nhiệm nhiều việc nên ít có điều kiện, thời gian để thường xuyên
chỉ đạo một cách kịp thời. Trong việc xử lý lao động dôi dư tại doanh
nghiệp khi CPH, Ban đổi mới đã dựa trên tình hình thực tế lao động tại
công ty, xác định những lao động thật cần thiết nhằm đảm bảo cho sản xuất
kinh doanh, trong quá trình này, Cty cũng đã nhìn nhận lại nguồn nhân lực
của mình để có thể sử dụng lao động một cách có hiệu quả hơn. Qua đó Cty
cũng đã xây dựng một bộ máy điều hành tinh giảm gọn nhẹ, giảm số lượng
làm việc ở khối văn phòng, chú trọng hơn vào chất lượng và trình độ của
lao động. Bên cạnh đó, Cty cũng đã dựa trên những qui định để giải quyết
tốt những chính sách đối với lao động dôi dư, tạo điều kiện để tìm việc mới

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc Trang 6


Phần Tóm Tắt GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa

như hỗ trợ tiền học nghề hoặc tùy theo nguyện vọng của người lao động có
thể học nghề tại xưởng của công ty…. Nên qua đó Cty cũng đã tạo được
tâm lý ổn định cho người lao động giúp họ có thể đảm bảo cuộc sống

Bước 3: Duyệt và triển khai phương án CPH


Sau khi xem xét thống nhất phương án cổ phần hóa của Cty, Sở
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Cần Thơ trình lên UBND Tỉnh Cần
Thơ. Phương án cổ phần hóa của Cty được UBND Tỉnh Cần Thơ xem xét
duyệt và cho tiến hành triển khai thực hiện cổ phần hóa theo phương án
được duỵêt. Đồng thời, ra quyết định số 2039/QĐ_CT.UB chuyển Cty
Xáng Xây dựng và phát triển nông thôn Cần Thơ thành Cty CP Xáng, Xây
dựng Cần Thơ.

Việc phê duyệt kéo dài là do Cty phải trình duyệt phương án thông
qua nhiều cấp thẩm quyền phê duyệt, việc chờ đợi phê duyệt cũng đã làm
giảm tốc độ thực hiện CPH.

BĐM tiến hành thông báo và mở sổ đăng ký mua cp. Cty thực hiện
bán dưới hình thức đấu giá tại Cty không bán thông qua các tổ chức tín
dụng tài chính trung gian.

BĐM báo cáo tình hình thực hiện phương án CPH tại Cty lên cơ
quan chủ quản và UBND Tỉnh, đồng thời dự kiến nhân sự chuẩn bị cho
ĐHCĐ.Triệu tập ĐHCĐ lần thứ nhất - ĐHCĐ thành lập – để bầu HĐQT và
thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động của Cty CP.
Tổng kết chi phí cổ phần hóa là:133.595.000đ

Bước 4: Đăng ký kinh doanh và ra mắt Cty CP.


- BĐM bàn giao lại cho HĐQT Cty CP: lao động tiền vốn,
tài sản danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của
doanh nghiệp .

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc Trang 7


Phần Tóm Tắt GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa

- HĐQT Cty thực hiện các công việc còn lại để nhanh chóng
đưa Cty đi vào nề nếp hoạt động dưới hình thức Cty CP.
Trong bước này Cty đã tranh thủ thời gian để thực hiện nhanh
chóng các bước hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, ngay khi nhận được
quyết định của UBND Tỉnh Cty đã hoàn thành xong hồ sơ để đăng ký kinh
doanh theo qui định. Mặc khác Cty cũng đã được sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của cơ quan chủ quản là Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cần Thơ
cũng như các cơ quan Nhà nước khác như : Cơ quan thuế, Sở kế hoạch đầu
tư…giúp cho Cty có thể nhanh chóng chuyển sang hoạt động dưới hình
thức Công ty cổ phần

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc Trang 8


Phần Tóm Tắt GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa

Nhận Xét và Kiến Nghị


Thực hiện việc cổ phần hóa trong thời điểm đất nước đang chuyển
mình phát triển; các doanh nghiệp Nhà nước cần phải thật sự thay đổi để có
thể bắt kịp nhịp độ phát triển chung của toàn xã hội mà đỉnh cao là việc
thực hiện cổ phần hóa.

Nhìn chung, tiến trình CPH tại Cty được thực hiện một cách thuận
lợi, các bước tiến hành được thực hiện theo đúng trình tự của các qui định
của Nhà nước về việc CPH.

Những thuận lợi trong việc thực hiện tiến trình CPH tại Cty: Trong
Cty có sự quyết tâm đồng lòng nhất trí trong việc thực hiện chủ trương
CPH, nhất là những nhận thức đúng đắn về CPH của ban lãnh đạo, những
người đi đầu trong Cty, đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy nhanh tiến
trình CPH tại Cty. Trong vấn đề giải quyết lao động dôi dư cũng được Cty
thực hiện một cách hợp lý, giải quyết nhanh các chế độ đối với lao động dôi
dư, tạo tâm lý tốt cho người lao động. Cty cũng đã làm tốt công tác vận
động CB_CNV trong Cty mua cổ phần, 100% CB_CNV trong Cty đều mua
cổ phần.

Để có thể đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, trong quá trình thực hiện
cũng cần phải xem xét đến vấn đề xem xét, phê duyệt phải thông qua nhiều
cấp đã gây mất nhiều thời gian cho Cty trong tiến trình thực hiện. Mặc
khác, hiện nay vẫn chưa có cơ quan hay tổ chức nào chuyên trách về vấn đề
CPH, dù Tỉnh đã lập Ban đổi mới doanh nghiệp Tỉnh, nhưng ban này phải
kiêm nhiệm nhiều việc nên đã không giải quyết một cách kịp thời các vấn
đề phát sinh khi tiến hành CPH. Do đó, để có thể rút ngắn thời gian thực
hiện, thiết nghĩ các cấp có thẩm quyền nên thành lập một ban chuyên trách
về CPH .

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc Trang 9


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài:

Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa và những kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo,
điều hành sản xuất kinh doanh, chúng ta đã xác định được rằng cải cách doanh
nghiệp Nhà nước một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường
động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hoạt
động có hiệu quả hơn.

Một trong những phương thức cải cách Doanh nghiệp Nhà nước là tiến hành
Cổ phần hóa (CPH) Doanh nghiệp Nhà nước. Mục tiêu của việc CPH Doanh
nghiệp Nhà nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định rõ ở Nghị định số
64/2002/NĐ_CP của Chính phủ như sau :

1. Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của Doanh
nghiệp (DN), tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó, có
đông đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động
cho doanh nghiệp để quản lý có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh
nghiệp.

2. Huy động vốn của toàn xã hội, để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển
doanh nghiệp.

3. Phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động, của các cổ đông,
tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đảm bảo sự hài hòa
lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.

Từ năm 1992, năm thực hiện việc thí điểm CPH, đến hết năm 2003, cả
nước đã CPH được 1468 DN; trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhà nước sau khi
CPH đã hoạt động đạt được hiệu quả cao. Tiêu biểu như Công ty mía đường Lam

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 1


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Sơn thực hiện CPH đầu năm 2000, sau 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty
cổ phần (Cty CP), công ty đã được những thành tích đáng phấn khởi: năm 2002,
đạt 510 tỉ đồng, tăng 85,5% và nộp ngân sách đạt 38,4 tỉ, tăng 44,68%, vòng
quay vốn tăng gấp 2 lần, thu nhập người lao động tăng từ 10 – 20% so với trước
khi CPH.

Mặc dù vậy, nhưng tiến độ CPH ở nước ta còn chậm so với kế hoạch đề
ra, theo đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2002 – 2005, phải
cổ phần hóa 2000 doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, trong 2 năm 2002 – 2003,
trung bình phải cổ phần hóa 1000 DNNN, tuy nhiên, trong 2 năm này, chỉ cổ
phần hóa được 685 DNNN, chỉ đạt được khoảng 70% kế hoạch đề ra.

Do cổ phần hóa là một việc mới, chúng ta chưa có kinh nghiệm và còn
gặp nhiều khó khăn, nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp đã gặp
nhiều vướng mắc. Vì vậy, việc tìm hiểu qui trình cổ phần hóa sẽ giúp chúng ta
nắm rõ các bước chuẩn bị cũng như phương thức tiến hành. Bên cạnh đó, có thể
biết được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện chủ
trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Để từ đó có thể góp phần
đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN ở Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu & nội dung nghiên cứu:

- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu các bước chuẩn bị và
tiến trình thực hiện cổ phần hóa; nhìn nhận sơ lược về tình hình cổ phần hóa
chung của cả nước, tìm hiểu những khó khăn thuận lợi của doanh nghiệp trong
khi thực hiện qui trình cổ phần hóa trên thực tế tại Công ty CP Xáng, Xây dựng
Cần Thơ. Từ đó, có thể đưa ra những giảipháp để đẩy nhanh tiến trình CPH.

- Từ những mục tiêu trên, luận văn tập trung vào những nội dung sau :

+ Tìm hiểu sơ lược về tình hình cổ phần hóa chung của cả nước và điểm
lại một số qui định có liên quan.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 2


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

+ Tìm hiểu về việc triển khai thực hiện cổ phần hóa tại Công ty cổ phần
Xáng, Xây dựng Cần Thơ.

+ Đưa ra đánh giá và kết luận về việc thực hiện qui trình cổ phần hóa.

3. Phương pháp nghiên cứu:

Chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu tài liệu.

+ Các văn bản, nghị định của Chính phủ.

+ Các số liệu tài liệu có liên quan.

+ Các văn bản, quyết định cổ phần hóa; sổ sách kế toán, biên bản xác định
giá trị DN, phương án cổ phần hóa…của công ty.

Sau đó, dùng phương pháp phân tích, để phân tích tìm hiểu, từ đó đưa ra nhận
xét và kết luận.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc tìm hiểu quá trình
triển khai thực hiện cổ phần hóa tại Công ty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ.

Thông qua đó, có thể tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn của
Công ty trong quá trình thực hiện

Do luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu tiến trình thực hiện cổ phần hóa
tại Cty và do Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ bắt đầu thực hiện qui trình cổ
phần hóa từ tháng 4 năm 2002; khi Cty nhận được thông báo số 20/TB_UB ngày
24/4/2002 của UBND Tỉnh Cần Thơ, Cty thuộc diện cổ phần hóa theo kế hoạch
sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước của UBND Tỉnh Cần Thơ trong năm 2002; Cho
đến khi Cty chính thức hoạt động dưới hình thức Cty CP vào tháng 6 năm 2003.
Nên số liệu phân tích của luận văn chỉ tập trung trong 2 năm 2002_2003 và chỉ
tìm hiểu các Nghị định, qui định có liên quan được Cty sử dụng trong quá trình
thực hiện CPH tại Cty.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 3


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận

1. Công ty cổ phần?

1.1 Công ty cổ phần?

Công ty cổ phần là loại công ty được thành lập do nhiều người bỏ vốn
ra (cổ đông). Tiền vốn được chia làm các cổ phần bằng nhau, người hùn vốn với
tư cách là cổ đông sẽ mua một số cổ phần (CP) đó.

Theo Luật Doanh nghiệp công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó :

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là vốn CP.

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người


khác, trừ trường hợp cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập.

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và


không hạn chế số lượng tối đa

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo
qui định của pháp luật về chứng khoán

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.

1.2 Ưu nhược điểm của Cty CP

a. Ưu điểm :

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 4


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

- Có khả năng huy động vốn rất lớn nhờ phát hành cổ phiếu và trái phiếu

- Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn góp của mình
vào công ty.

- Được tổ chức quản lý chặt chẽ

- Gắn người lao động với kết quả cuối cùng.

- Thời gian hoạt động vô hạn không bị chi phối bởi việc các cổ đông bị
tù tội hay qua đời

- Dễ mở rộng tầm hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách gọi thêm
vốn dưới dạng cổ phiếu, trái phiếu.

- Được hưởng tư cách pháp nhân

- Có quyền mua bán chuyển nhượng lại cổ phần

- Ngoài ra còn được xem là một biện pháp để xoa dịu mâu thuẫn giai
cấp.

b. Nhược điểm :

- Mức thuế cao, ngoài chịu thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải chịu
thuế thu nhập cá nhân.

- Chi phí tổ chức công ty khá tốn kém.

- Pháp chế nhà nước qui định chặt chẽ về hoạt động của công ty và công
ty có trách nhiệm báo cáo cho nhà nước kết quả hoạt động của mình.

- Luật pháp qui định số thành viên tối thiểu.

- Không giữ được bí mật kinh doanh, bí mật tài chính

- Tương đối ít được tín nhiệm trong việc cấp tín dụng vì công ty chịu
trách nhiệm hữu hạn.

- Công ty khó thay đổi phạm vi kinh doanh vì phải căn cứ vào điều lệ

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 5


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

1.3 Sơ đồ quản lý và kiểm soát của Cty CP

a. Đại hội cổ đông : gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

b. Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

c. Ban kiểm soát : công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát
từ 3–5 thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu 1 thành viên làm
trưởng ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông.

Đại hội cổ đông

Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát

Giám Đốc (Tổng Giám Đốc)


điều hành

P.Giám Đốc (Giám Đốc) P.Giám Đốc (Giám Đốc)


điều hành điều hành

Các Các Các Các


Phòng Phòng Phòng Phòng
Ban Ban Ban Ban

Sơ đồ 1: Sơ đồ quản lý và kiểm soát của Cty CP.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 6


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

1.4 Cổ phiếu là gì ?

1.4.1 Cổ phiếu là gì ?

Khi một Cty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia làm nhiều
phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Nguời mua cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông
được cấp một giấy chứng nhận cổ phần gọi là cổ phiếu.

Cổ phiếu là một chứng minh thư quyền sở hữu của một cổ đông đối với
một Cty Cổ phần _ cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.

Cổ phiếu được phát hành lúc thành lập Cty và lúc Cty cần gọi thêm vốn.

Cổ phiếu có giá trị ban đầu gọi là mệnh giá _ mệnh giá chỉ là danh nghĩa,
tùy theo lợi nhuận thu được và cách phân phối lợi nhuận, giá cổ phiếu sẽ được
tăng lên hoặc giảm xuống, dần dần xa rời với mệnh giá.

1.4.2 Các loại cổ phiếu :

Có 2 loại cổ phiếu : cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

a. Cổ phiếu thường :

Cổ phiếu thường có các đặc điểm sau :

- Là loại chứng khoán có thu nhập cao : cổ tức cao hơn so với
lãi trái phiếu ; ngoài thu nhập từ cổ tức, nhà đầu tư còn có thêm phần chênh lệch
giá, khi nó được đem ra trao dổi trên thị trường.

- Là loại chứng khoán có rủi ro cao ; nó chịu nhiều rủi ro


như : rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro từ những biến động của thị trường
chứng khoán, rủi ro từ những biến động của nền kinh tế ...

- Là loại chứng khoán hay có biến động lớn về giá.

Nghĩa vụ và quyền lợi của cổ đông thường :

• Nghĩa vụ :

+ Góp vốn vào Cty cổ phần và góp vốn vĩnh viễn

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 7


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

+ Tuân theo các qui định của điều lệ công ty.

+ Phải chia sẽ rủi ro với công ty thông qua hội đồng việc
phân phối cổ tức của công ty.

+ Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ công ty nhưng chỉ
giới hạn trên phần vốn góp vào công ty

• Quyền lợi :

- Quyền quản lý kiểm soát :

+ Bất cứ cổ đông nào cũng được quyền ứng cử, bầu cử, bãi
nhiệm Hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty.

+ Được quyền biểu quyết về các vấn đề : chính sách phân


phối cổ tức, thay đổi các qui định trong điều lệ công ty, phương hướng chiến
lược kinh doanh của công ty, kế hoạch phát hành cổ phiếu mới....

- Quyền về tài chính :

+ Cổ đông được quyền về chia cổ tức (phụ thuộc vào số


lượng cổ phiếu sở hữu).

+ Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu để có thu nhập


chênh lệch giá nhưng ngoại trừ các cổ đông sáng lập viên ; Hội đồng quản trị ;
Cổ đông mua nợ cổ phần.

+ Được ưu tiên mua cổ phiếu mới theo giá phát hành ưu đãi.

+ Khi công ty cổ phần phá sản hay giải thể thì cổ đông
được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vào công ty
nhưng sau chủ nợ và cổ dông ưu đãi.

+ Quyền được chia cổ phiếu thưởng hay nhận giá trị cổ


phần gia tăng : khi công ty cổ phần dùng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn điều lệ.

Cổ tức của cổ phiếu thường :

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 8


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Cổ tức là một khoản thu nhập của cổ đông, là phần lội nhuận
ròng của công ty phân phối cho cổ đông thường tho tỷ lệ cổ phiếu sở hữu.

Cổ tức sẽ được thanh toán dưới các hình thức :

+ Tiền mặt.

+ Cổ phiếu mới phát hành : trong trường hợp này là cổ đông


đã bỏ vốn góp thêm vào công ty.

+ Sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoặc chứng khoán khác do


công ty sở hữu.

b. Cổ phiếu ưu đãi :

Nó cũng là một hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thường,
đó cũng là một chứng minh thư chứng mình quyền sở hữu đối với công ty, nhưng
ở mức độ hạn chế : Không được tham gia bầu cử, ứng cử vào ban quản trị, ban
kiểm soát công ty. Đổi lại họ được hưởng những ưu đãi về tài chính : được
hưởng một mức cổ tức riêng biệt có tính chất cố định hằng năm. Được ưu tiên
chia lãi cổ phần trước cổ phần thường và được phân chia tài sản còn lại của công
ty khi công ty thanh lý, giải thể.

Có 4 loại cổ phiếu ưu đãi :

- Cổ phiếu ưu đãi tích lũy.

- Cổ phiếu ưu đãi tham dự.

- Cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường.

- Cổ phiếu ưu đãi có quyền chuộc lại.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 9


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

1.5 Điều kiện để Cty CP được phép phát hành chứng khoán rộng
rãi ra công chúng tại Việt Nam theo Nghị định
144/2003/NĐ_CP ngày 28/11/2003

a. Mức vốn điều lệ tối thiểu là 5 tỷ đồng Việt Nam.

b. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước khi xin phép niêm yết phải
có lãi.

c. Thành viên hội đồng quản trị và giám đốc có kinh nghiệm quản lý
kinh doanh.

d. Có phương án khả thi về sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ
phiếu.

e. Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho
trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành ; trương hợp vốn cổ phần phát
hành từ 100 tỷ đ trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức
phát hành.

f. Cổ đông sáng lập phải nằm giử ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức
phát hành và phải nắm giử mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc
phát hành.

g. Trường hợp phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt quá 10 tỷ đ
thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

2. Cổ phần hóa là gì ?

2.1. Cổ phần hóa là gì ?

Cổ phần hóa là chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ


phần ; nhằm xác định lại chủ sở hữu thực sự cụ thể của doanh nghiệp. Cổ phần
hóa thực chất là quá trình xã hội hóa các doanh nghiệp Nhà nước.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 10


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

2.2. Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa

Trước hết, cổ phần hóa và tư nhân hóa là 2 khái niệm riêng lẻ.

Tư nhân hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu từ Nhà nước sang tư
nhân, đồng thời, chuyển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh từ Nhà nước độc quyền
sang cho tư nhân đảm nhiệm theo nguyên tắc thị trường (cung – cầu). Để đạt
được sự chuyển đổi này, chúng ta đã thấy nhiều cách thức khác nhau được thực
hiện ở Liên Xô cũ và Đông Âu như cho không các công dân một giá trị nhất định
tài sản của Chính phủ, bán đấu giá, bán lại toàn bộ cho tư nhân, CPH, …Những
cách thức này cũng đã được qui định trong các văn bản của Chính phủ Việt Nam
hoặc đã được thi hành, như bán, khoán, cho thuê….doanh nghiệp Nhà nước. Như
vậy, mặc nhiên, cổ phần hóa chỉ là một trong nhiều cách để tư nhân hóa một
phần tài sản của doanh nghiệp Nhà nước. cổ phần hóa là một khái niệm hẹp hơn
tư nhân hóa. Trong cổ phần hóa, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước được bán lại
cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm : các tổ chức kinh tế - xã hội , các cá
nhân trong và ngoài DN, giữ lại một tỉ lệ cổ phần cho Nhà nước trong chính
doanh nghiệp cổ phần đó. Như vậy, hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển
từ hình thức Nhà nước duy nhất sang hỗn hợp, từ đây, dẫn đến những thay đổi
quan trọng về hình thức tổ chức, quản lý cũng như phương hướng hoạt động của
công ty. Doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa trở thành công ty CP, điều
lệ và thể thức hoạt động theo Luật doanh nghiệp áp dụng đối với hình thức công
ty cổ phần. Còn doanh nghiệp Nhà nước sau khi tư nhân hóa trở thành doanh
nghiệp tư nhân và thể thức hoạt động theo Luật doanh nghiệp áp dụng đối với
hình thức doanh nghiệp tư nhân.

2.3. Hình thức tiến hành

Việc cổ phần hóa được tiến hành theo các hình thức sau :

a. Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát
hành thêm cổ phiếu thu hút vốn để phát triển doanh nghiệp. Hình thức này nhằm
thu hút vốn ngoài xã hội đầu tư, phát triển, tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 11


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

b. Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Hình
thức này được áp dụng cho những DNNN thuộc đối tượngmà Nhà nước cần nắm
giữ cổ phần ; Hình thức này chỉ chuyển đổi một phần tài sản từ sở hữu của Nhà
nước sang công ty cổ phần.

c. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển
thành công ty cổ phần ; tứclà bán toàn bộ tài sản của Nhà nước hiệ có tại doanh
nghiệp,chuyển đổi toàn bộ sở hữu Nhà nước tại sang công ty cổ phần, Nhà nướuc
không nắm giữ cổ phần tại công ty.

d. Thực hiện các hình thức b hoặc c kết hợpvới phát hành cổ phiếu thu
hút thêm vốn ; hình thức này vừa chuyển đổi sở hữu tài sản của Nhà nước sang
sở hữu công ty cổ phần vừa huy động vốn bên ngoài xã hội làm ăng tài sản, tăng
vốn kinh doanh của Cty.

2.4 Qui trình thực hiện CPH theo Nghị định 64/2002/NĐ_CP ngày
19/6/2002:

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4

Duyệt và Đăng ký
Chuẩn bị Xây dựng triển khai kinh doanh
PA CPH phương án và ra mắt
Cty CP

Sơ đồ 2: Qui trình thực hiện CPH theo Nghị định 64

Bước 1: Chuẩn bị

Các Bộ, Tổng Cty 91, UBND Tỉnh, lên kế hoạch và đưa vào danh sách
các doanh nghiệp sẽ thực hiện cổ phần hóa.

Các Bộ, Tổng Cty 91, UBND Tỉnh gởi thông báo đến các doanh
nghiệp có tên trong danh sách sẽ thực hiện cổ phần hóa.

Các doanh nghiệp sau khi nhận đươc thông báo sẽ lập danh sách dự
kiến Ban Đổi Mới (BĐM) quản lý tại doanh nghiệp trình lên Cơ quan quản lý

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 12


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

doanh nghiệp. Cơ quan quản lý doanh nghiệp ra quyết định thành lập Ban dổi
mới quản lý tại doanh nghiệp. Sau đó tổ chức tập huấn : Nghị định 64, thông tư
11 của Bộ Tài Chính cho Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp.

Quy chế làm việc của Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp :Tnh3 ra
quyết định có ý kiến của Sở quản lý ngành.

Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hóa.

* Cơ quan quản lý doanh nghiệp sẽ thực hiện những việc sau:

- Chỉ đạo BĐM quản lý tại doanh nghiệp:

+ Kiểm kê xác định giá trị doanh nghiệp

+ Xây dựng phương án cổ phần hóa

+ Dự thảo điều lệ hoạt dộng của Cty

- Thẩm định giá trị doanh nghiệp.

- Ra quyết định giá trị doanh nghiệp

* Ban chỉ đạo cổ phần hóa tại doanh nghiệp cũng thực hện các việc sau:

- Phân phối quỹ khen thưởng phúc lợi

- Xác định cổ phần cấp cho người lao động

- Xác định tiền cho người lao động vay đê mua cổ phần

- Công khai phương án cổ phần hóa để thực hiện

- Trình duyệt phương án cổ phần hóa.

Đồng thời cũng lập hồ sơ dự kiến người quản lý vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp. Hồ sơ gồm:

+ Biên bản của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp

+ Phương án cổ phần hóa.

+ Văn bản cử người quản lý phần vốn của Nhà nước tại DN.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 13


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Bước 3: Duyệt và triển khai phương án cổ phần hóa

• Cơ quan quản lý doanh nghiệp sẽ:

- Duyệt phương án cổ phần hóa

- Ra quyết đinh chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần

- Thỏa thuận về nhân sự tham gia hội đồng quản trị để quản lý phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp.

• Ban chỉ đạo cổ phần hóa tại doanh nghiệp

- Thông báo tài chính trước cổ phần hóa

- Thông báo và đăng ký mua cổ phần

- Tổ chức bán cổ phần và nộp tiền vào kho bạc.

- Báo cáo tình hình thực hiện phương án cổ phần hóa

- Dự kiến nhân sự chuẩn bị triệu tập Đại hội cổ đông.

- Triệu tập Đại hội cổ đông để bầu Hội đồng quản trị và thông qua điều
lệ.

Bước 4: Đăng ký kinh doanh và ra mắt Cty cổ phần:

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

- Quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Cty CP

- Điều lệ Cty Cổ phần

- Biên bản bầu HĐQT và giám đốc điều hành

- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước trước khi CPH.

Giám đốc và kế toán trưởng bàn giao lao động, tài sản, hồ sơ tài
liệu cho Hội đồng quản trị của công ty.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 14


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Hội đồng quản trị của công ty tiếp tục thực hiện các công việc còn
lại nhanh chóng đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động dưới hình thức Cty Cổ phần
như:

- Khắc con dấu mới nộp con dấu cũ

- Làm thủ tục chuyển sở hữu Nhà nước sang Cty.

- Tổ chức ra mắt và hoạt động.

2.5 Một số tiêu chí đánh giá tiến trình CPH

- Sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền, các chủ trương
chính sách về cổ phần hóa được ban hành một cách đồng bộ rõ ràng, tạo hành
lang pháp lý chặt chẽ cho doanh nghiệp khi tiến hành CPH.

- Sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán…
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện CPH, giúp doanh
nghiệp giải quyết nhanh chóng các vấn đề như: xử lý nợ, xác định giá trị doanh
nghiệp, bán cổ phần…

- Sự quyết tâm, đồng lòng, nhất trí thực hiện chủ trương CPH của
cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Nhất là sự
quyết tâm của ban lãnh đạo những người đầu tàu, lãnh đạo doanh nghiệp thực
hiện chủ trương cổ phần hóa.

- Qua CPH làm rõ thực trạng tài chính, tài sản của doanh nghiệp, loại
bỏ những tài sản không cần thiết, tài sản chờ thanh lý… góp phần làm cho tình
hình tài chính của công ty lành mạnh, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh theo mô
hình mới.

- Trong quá trình thực hiện CPH giải quyết tốt các vấn đề về người
lao động, trong các việc xử lý lao động dôi dư, giải quyết nhanh chóng kịp thời
các chế độ chính sách đối với lao động dôi dư.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 15


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

- Đạt được mục tiêu đề ra của công tác cổ phần hóa như: phát huy
tinh thần làm chủ cho người lao động, thu hút vốn đầu tư, đổi mới phương thức
quản trị điều hành…

3. Sơ lược về một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về CPH DNNN và những nhận xét chung về tiến độ thực hiện CPH ở
nước ta

3.1 Sơ lược về một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về CPH

Ở nước ta, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã
chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Tiếp đó, tháng 11 năm 1987,
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã chủ trương cổ phần hóa một bộ phận
DNNN mà trước hết cần thực hiện thí điểm ở một số ngành, lĩnh vực, sau đó tổng
kết rút kinh nghiệm chỉ đạo nhân rộng ra toàn quốc.

Tháng 5 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng lại có quyết định 143/ HĐBT
nhắc lại chủ trương cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 8 tháng 6
năm 1992, Hội đồng Bộ Trưởng có chỉ thị số 202CT về thí điểm chuyển một số
doanh nghiệp Nhà nước thành Cty CP.

Tháng 6 năm 1996, tại Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng lại khẳng
định “Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa” và nhấn mạnh “Phải triển khai
tích cực và vững chắc việc cổ phần hóa để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực
phát triển”. (Văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam).

Ngày 20 tháng 8 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 658/TTg về
việc thúc đẩy cổ phần hóa. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Nghị
định 44/NĐCP về chuyển DNNN thành công ty CP.

Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ IX (tháng 9/ 2001) lại khẳng
định “Mục tiêu của cổ phần hóa là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều
chủ sở hữu, trong đó, đông đảo người lao động tham gia để sử dụng có hiệu quả

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 16


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất
kinh doanh” (Nghị quyết TW 3 khóa IX của Đảng).

Tiếp đó, năm 2002, Chính phủ đã ban hành quyết định số 58/QĐTTg ngày
26/4/2002 về phân loại DNNN, trong đó, Nhà nước phải nắm toàn bộ sở hữu một
số lớn các doanh nghiệp ở những lĩnh vực được coi có tầm quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ngày 19/6/2002 , Chính phủ ban hành Nghị định số 64/ NĐCP 2002 thay
Nghị định số 44/ NĐCP về việc xác định quyền được mua cổ phiếu của các tổ
chức cá nhân người Việt Nam và nước ngoài.

Ngày 9/9/2002, Bộ Tài Chính ra Thông tư số 79, hướng dẫn định giá tài
sản doanh nghiệp và xác định cơ cấu cổ phần khi tiến hành cổ phần hóa.

Nghị định số 69/NĐCP ban hành ngày 12/7/2002 hướng dẫn doanh nghiệp
thanh toán nợ đọng và thông tư 80 ngày 12/9/2002 của Bộ tài chính qui định về
ưu tiên bán cổ phần cho người lao động, nhà sản xuất cung ứng vật tư trong các
doanh nghiệp nông lâm ngư nghiệp với giá trị ưu đãi.

Gần đây, trong Hội nghị toàn quốc vế sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 15 & 16/3/2004 vừa qua cũng đã nhấn
mạnh “Trong đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa là công việc trọng
tâm, do đó các Bộ, ngành có trách nhiệm cần phải hoàn thành sớm những văn
bản liên quan đến cổ phần hóa để tạo thuận lợi cho quá trình triển khai”. Bên
cạnh đó, một danh mục gồm 8 Nghị định của Chính phủ và 7 Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho đổi mới sắp xếp DNNN
đã được nêu ra trong dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ được đưa ra lấy ý
kiến của các đại biểu tại Hội nghị.

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương nhất quán và kiên trì trong
chủ trương cổ phần hóa.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 17


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

3.2 Việc thực hiện CPH tại Việt Nam

Bảng 1: Tình Hình CPH DNNN từ 1992 đến 2003

ĐVT: Doanh Nghiệp

Năm 92 _97 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Số DN 28 102 242 211 200 148 537

600

500

400
DN

300

200

100

0
92 _97 1998 1999 2000 2001 2002 2003

năm

Biểu đồ 1: Tiến độ CPH ở Việt Nam những năm qua


(Nguồn: Số liệu tổng hợp)

Tốc độ cổ phần hóa đã được phần nào đã được cải thiện, đây là dấu hiệu tốt,
đáng mừng. Bởi một thực tế là các doanh nghiệp Nhà nước sau khi thực hiện cổ
phần hóa đều có chuyển biến tích cực theo báo cáo của 500 DN đã cổ phần hóa
thì vốn điều lệ tăng từ 50% - 100%, doanh thu tăng 60%, lợi nhuận tăng 45%, thu
nhập người lao động tăng 63%.

Sở hữu Nhà nước bước đầu được cấu trúc lại theo yêu cầu phát triển nền kinh
tế thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Qua bán cổ phiếu
Nhà nước đã huy động được một lượng vốn quan trọng từ người lao động trong

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 18


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

doanh nghiệp và trong dân cư vào đầu tư phát triển. Tại 370 DN mà Nhà nước đã
cổ phần hóa, tính đến hết năm 1999, Nhà nước đã thu hút được 1.349 tỷ đồng để
đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước và giải quyết một số chính sách cho
người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Vốn và tài
sản của Nhà nước không chỉ được bảo toàn mà còn tăng lên đáng kể. Hằng năm
Nhà nước thu được lợi tức từ cổ phần Nhà nước tại công ty cổ phần, các khoản
lãi do người lao động vay mua chịu cổ phiếu, các khoản thu từ thuế của công ty
cổ phần. Mặc khác, Nhà nước không phải mất một khoản ngân sách để hỗ trợ
vốn hoặc bù lỗ hàng năm cho các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa như
các thời kỳ trước đây.

CPH cũng đã góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường chứng khoán.
Trên thị trường chứng khoán về cơ bản, có 5 chủ thể lớn, đó là người mua chứng
khoán; người bán chứng khoán; người môi giới chứng khoán và kinh doanh
chứng khoán; người điều hòa thị trường chứng khoán; người tổ chức hoạt động
mua bán chứng khoán. Trong 5 chủ thể trên, chủ thể thứ nhất và thứ hai mang
tính quyết định bởi lẽ nó là nhân tố ban đầu tạo ra thị trường chứng khóan.
Nguồn cung gồm: chính phủ, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức tài chính, các
doanh nghiệp Nhà nước, nhưng nguồn quan trọng nhất là cổ phiếu của các công
ty cổ phần.

Như vậy, việc cổ phần hóa là bức tranh tươi sáng, và rất đáng khích lệ, lẽ ra
phải được thực hiện vượt kế hoạch đề ra bởi vì cổ phần hóa hoàn toàn do Nhà
nước quyết định, một việc làm trong tầm tay, lại được các nhà tài trợ nước ngoài
cổ vũ và hỗ trợ, cổ phần hóa còn là một thước đo, một bước đi cụ thể trong lộ
trình hội nhập, cổ phần hóa được Đảng chỉ đạo chặt chẽ bằng nghị quyết TW3
khóa IX; Chính phủ có các quyết sách và bước đi phù hợp ban hành các tiêu chí
rõ ràng, chỉ tiêu kế hoạch cổ phần hóa do các Tỉnh, Bộ, ngành, Tổng Cty 91 tự
lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, không có sức ép nào từ cấp trên vậy
mà năm nào chúng ta cũng đặt ra chỉ tiêu kế hoạch cổ phần hóa nhưng không
năm nào thực hiện được. Năm 2003, theo kế hoạch là cổ phần hóa 867DN nhưng

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 19


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

chỉ cổ phần hóa được 573DN, chỉ đạt được 60% kế hoạch đề ra. Nếu cứ tiếp tục
với tốc độ như thế này, chúng ta sẽ không đổi mới kịp, doanh nghiệp Nhà nước
Việt Nam sẽ phải thua ngay trên “sân nhà”, khi vào năm 2005 tới đây chúng ta sẽ
phải hội nhập WTO.

Bên cạnh đó, việc tiến hành cổ phần hóa không đồng đều giữa các ngành và
địa phương. Theo số liệu thống kê cuối năm 2002 cả nước vẫn còn 5/13 bộ, 4/17
Tổng Cty 91 và 6/61 tỉnh chưa tiến hành cổ phần hóa.

Ngoài ra, mục tiêu huy động vốn của toàn xã hội vào đầu tư phát triển: chưa
thu hút được đông đảo các nhà đầu tư. Trong số doanh nghiệp Nhà nước đã cổ
phần hóa trước năm 1998 có khoảng 40% số doanh nghiệp không có cổ đông là
người ngoài doanh nghiệp, sau năm 1999 là 26%. Thực tế, chủ yếu chỉ cổ phần
hóa bằng cách bán tài sản Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, tức là chuyển đổi
sở hữu tài sản chứ chưa làm tăng tài sản doanh nghiệp. Mặc khác, hơn 90% số
doanh nghiệp đã cổ phần hóa có quy mô nhỏ với vốn dưới 10 tỷ đồng, trong đó
trên 2/3 với vốn dưới 5 tỷ đồng. Việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài
còn rất hạn chế.

Tóm lại, cả phương diện lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm đều khẳng định
chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nuớc ta là
hoàn toàn đúng đắn, hợp quy luật, có lập trường quan điểm rõ ràng, hợp với xu
thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Cổ phần hóa doanh nghịêp Nhà
nước là một trong những giải pháp tích cực nhằm nâng cao tính năng động và
hiệu quả không chỉ của các doanh nghiệp Nhà nước mà còn của cả hệ thống các
doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 20


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Chương II: Giới thiệu về Cty Cổ Phần


Xáng Xây Dựng Cần Thơ

1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển:

- Công ty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ ban đầu là Cty Xây dựng cơ bản
Thủy lợi Hậu Giang (cũ), đến năm 1986, theo quyết định của UBND Tỉnh số
73/QĐ.UBT.78 ngày 29/8/1978. Thành lập thêm Cty Xáng Hậu Giang.

- Đến năm 1986, theo sự chỉ đạo của UBND Tỉnh sáp nhập 3 đơn vị: Cty
Xáng Hậu Giang, Cty Xây dựng Cơ bản và Trạm Vật tư_ Vận tải Thủy lợi Hậu
Giang thành Xí nghiệp Xây dựng Thủy lợi Hậu Giang theo quyết định số
25/QĐ.UBT.86 ngày 16/7/86 Trực thuộc Sở Thủy lợi Hậu Giang. Xí nghiệp chủ
yếu thực hiện các công trình thủy lợi do Tỉnh giao.

- Năm 1992, được sự cho phép của UBND Tỉnh Cần Thơ cho phép thành
lập doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên thành Xí nghiệp Xây dựng Thủy lợi Cần
Thơ theo quyết định số 1665/QĐ.UBT.92 ngày 31/12/1992. Trong thời điểm này,
đất nước đang chuyển mình từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường, do đó, các công trình trước đây thường được giao thầu nay chuyển sang
cơ chế đấu thầu. Nhằm bắt kịp được nhịp độ phát triển chung của cả nước cũng
như nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đủ điều
kiện tham gia đấu thầu các công trình, xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào đổi mới
máy móc trang thiết bị cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Tháng 5 năm 1995 UBND Tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 867/QĐ.UBT
đổi tên thành Cty Xáng, Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ.

- Đến tháng 6 năm 2003 theo quyết định số 2039/QĐ_CT.UB của Chủ
tịch UBND Tỉnh Cần Thơ chuyển Cty Xáng Xây dựng và Phát triển nông thôn
Cần Thơ thành Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 21


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ

Tên giao dịch đối ngoại là: Cantho dredgring, construction joint stock
company (CDC)

Trụ sở chính đặt tại: 178 Nguyễn thị Minh Khai, P. Xuân Khánh, Q. Ninh
Kiều, Tp. Cần Thơ.

2. Tư cách pháp nhân:

Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ:

- Có tư cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của pháp luật Việt Nam.

- Có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước, các Ngân hàng trong và ngoài nước theo qui định của pháp
luật

- Có điều lệ tổ chức hoạt động của Cty.

- Chịu trách nhiệm hữu hạn về kết quả sản xuất kinh doanh, được hạch
toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính.

- Có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo qui định của
Luật Doanh Nghiệp và Nghị quyết của Đại Hội Cổ Đông.

3. Chức năng nghĩa vụ và quyền hạn

3.1 Chức năng:

Sản xuất kinh doanh

+ Xây dựng các công trình thủy lợi : kè, cống, đê, đập, trạm bơm, đào
bới, nạo vét kinh mương.

+ Xây dựng giao thông, xây dựng dân dụng

+ Khai thác cát sông, san lấp mặt bằng.

+ Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành thủy lợi.

+ Sửa chữa, đóng mới xà lan, xáng cạp, xáng thổi, xe máy…

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 22


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

+ Sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký kinh
doanh và phù hợp với qui định của pháp luật.

3.2 Nghĩa vụ:

- Nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh của Cty.

+ Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng
ký, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả hoạt động kinh doanh, chịu
trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm do Cty thực hiện.

+ Xây dựng chiến lược phát trỉên, kế hoạch kinh doanh của Cty và
nhu cầu thị trường.

+ Đăng ký và tổ chức thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao
độngtheo qui định của Bộ luật lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia
quản lý Cty bằng thỏa ước lao động tập thể và các quy chế khác .

+ Thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi
trường, an ninh quốc gia và phòng cháy chữa cháy.

+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo
qui định, và báo cáo bất thường theo yêu cầu của ĐHCĐ và chịu trách nhiệm về
tính chính xác của các báo cáo.

+ Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước theo qui định
của pháp luật. Tuân thủ các qui định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.

- Nghĩa vụ quản lý tài chính của Cty:

+ Thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, tài sản, các
quĩ, hạch toán, kế toán _ thống kê, chế độ khác do pháp luật qui định, chịu trách
nhiệm về tính xác thực của các báo cáo tài chính của Cty.

+ Bảo toàn và phát triển vốn.

+ Thực hiện các khoản phải thu và các khoản phải trả ghi trong bảng
cân đối kế toán của Cty tại thời điểm thành lập

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 23


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

+ Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm,
đánh giá đúng đắn khách quan về hoạt động của Cty

+ Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà
nước theo qui định của pháp luật.

+ Cty chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng trong phạm vi
nguồn vốn điều lệ của Cty.

3.4 Quyền hạn:

- Quyền tự chủ trong quản lý sản xuất kinh doanh:

+ Cty có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Cty để
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

+ Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị kinh doanh phù hợp
mục tiêu, nhiệm vụ của Cty. Phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị
trực thuộc trong Cty nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

+ Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển
và hiệu quả kinh doanh.

+ Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Cty ở trong và ngoài
nước theo qui định của pháp luật

+ Kinh doanh những ngành nghề được nhà nước cho phép, kinh
doanh những ngành nghề khác được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
cho phép bổ sung.

+ Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với
các khách hàng trong và ngoài nước.

+ Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm, dịch
vụ chủ yếu, trừ những sản phẩm dịch vụ do Nhà nước qui định giá.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 24


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

+ Đầu tư, liên doanh, liên kết vốn CP, mua một phần hoặc toàn bộ
tài sản của doanh nghiệp khác theo qui định của pháp luật với mục đích phát
triển kinh doanh.

+ Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa
chọn các hình thức trả lương theo trên cơ sở cống hiến và hiệu quả hoạt động
kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo đúng qui dịnh
của Nhà nước.

+ Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ nhân viên Cty đi
công tác nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp tác của Cty và các qui
định của Nhà nước.

- Quyền quản lý tài chính trong Cty:

+ Sử dụng vốn và các quỹ của Cty để phục vụ các nhu cầu trong
kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi.

+ Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc
chưa dùng hết công suất.

+ Phát hành, chuyển nhượng, bán các CP, trái phiếu theo qui dinh
của pháp luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc
quyền quản lý của Cty tại các ngân hàng Việt Nam dể quay vòng vốn kinh
doanh.

+ Quyết định sử dụng và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho các
cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quỹ
theo qui định của Nhà nước và nghị quyết của ĐHCĐ.

+ Được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi về thuế khi chuyển
doanh nghiệp Nhà nước thành Cty CP.

4. Bộ máy quản lý tại Cty:

4.1 Nguyên tắc tổ chức và quản trị điều hành:

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 25


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

- Cty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn
trọng pháp luật.

- Cơ quan quyết định cao nhất của Cty là Đại Hội Cổ Đông; ĐHCĐ bầu
ra HĐQT dể quản trị Cty giữa 2 kỳ Đại Hội, bầu Ban kiểm soát để
kiểm sóat mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Cty.

- Quản lý, điều hành hoạt động hằng ngày của Cty là Giám đốc, do
HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm.

4.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức:

Đại hội cổ đông

Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát

Ban Giám Đốc

Phòng Phòng Phòng Xưởng


SXKD kế TCHC sửa
toán LĐTL chửa

9 Tổ Xáng 1 Tổ Máy 3 Tổ Tàu

Sơ đồ 3: Bộ máy tổ chức Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ.

- Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Cty gồm: Đại
hội cổ đông thành lập, Đại hội cổ đông thường niên và Đại hội cổ đông bất
thường. Đại hội cổ đông của Cty có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát; thông qua phương hướng hoạt động kinh doanh của

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 26


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

công ty; quyết định các vấn đề khác như: việc phân chia cổ tức, phân chia các
quỹ, trả lương cho hội đồng quản trị,....Tổng số cổ đông trong Cty là: 59 cổ đông.
Tổng số cổ phần theo vốn điều lệ là : 23.780 cổ phần. Nghị quyết cùa Đại hội cổ
đông chỉ có giá trị khi được các cổ đông và đại diện nắm giữ trên 51% tổng số cổ
phần của Cty

- Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản trị cao nhất của Cty
giữa 2 kỳ Đại hội cổ đông. HĐQT của Cty có 3 thành viên, do Đại hội Cổ đông
bầu hoăc miễn nhiệm. Thành viên của Hội đồng quản trị được trúng cử với đa số
phiếu bầu bằng thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh
Cty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Cty phù hợp với
luật pháp, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của của Đại hội cổ đông.
HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông.

- Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh quản trị và điều hành của Cty. Ban kiểm soát gồm 3 người do
Đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm với đa số phiếu bầu bằng thể thức bỏ phiếu
kín. Kiểm soát viên trưởng do các kiểm soát viên tự đề cử.

- Ban giám đốc (BGĐ): bao gồm giám đốc và phó giám đốc.

+ Giám đốc là người đại diện pháp nhân cho Cty trong mọi giao
dịch điều hành hoạt động của Cty. Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu và Giám
đốc chịu trách nhiệm trước Hội đông quản trị và Đại hội cổ đông về trách nhiệm
quản lý điều hành Cty .

+ Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm theo đề nghị của giám đốc. Thừa lệnh của giám đốc, thay mặt giám đốc
khi giám đốc đi vắng.

- Các phòng ban:

Chịu sự quản lý trực tiếp từ ban giám đốc.

+ Phòng sản xuất kinh doanh:

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 27


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Bao gồm 3 nhân viên: Trưởng phòng, cán bộ kỷ thuật và quản


lý xe máy.

Chức năng chính là tham khảo, tìm kiếm thị trường, mở rộng thị
trường. Quan hệ với các ban quản lý dự án, làm hồ sơ thủ tục tham gia đấu thầu,
nhận thầu. Cùng với, Ban giám đốc, phòng Kế toán tài chính xây dựng giá đấu
thầu. Cử cán bộ giám sát thi công các hạng mục công trình, tổ chức nghiệm thu
lên phiếu giá thanh toán, chịu trách nhiệm quản lý thi công, tiến độ, thời gian,
báo cáo trước Ban giám đốc, tham mưu cho Ban giám đốc.

+ Phòng tài chính kế toán:

Bao gồm 3 nhân viên: Kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ

Tham mưu cho BGĐ trong lĩnh vực chế độ quản lý tài chính,
công tác kiểm tra, giám sát sử dụng tài chính trong các đơn vị thi công. Quản lý
và kinh doanh nguồn vốn cho vay của Cty, đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt
động sản xuất kinh doanh hằng năm hoạch toán các dự án thi công dự kiến tham
gia đấu thầu lựa chọn phương án có lợi và có lãi để thực hiện. Thực hiện các chế
độ hạch toán, báo cáo tài chính, báo cáo lưu trữ thống kê, theo dõi và kiểm tra
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thu chi, nhập xuất, trích nộp các khoản qui
định của Nhà nước, theo dõi công nợ, các hợp đồng kinh tế.

+ Phòng tổ chức hành chánh:

Bao gồm : 1 trưởng phòng,1 cán bộ lao động tiền lương,1


văn thư đánh máy, 1 bảo vệ, 1 lái xe

Tham mưu cho BGĐ về quản lý nhân sự, đề bạt khen


thưởng, kỷ luật, nâng hạ bật lương, tiếp nhận cán bộ nhân viên mới, bên cạnh đó,
cũng tham mưu cho BGĐ trong công tác quản lý lao động, sắp xếp và sử dụng
nhân sự hợp lý nhằm tăng năng suất lao động cho Cty. Đề xuất phương hướng
chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên phù với yêu cầu, nhiệm vụ, phát
triển chung của Cty, đồng thời soạn thảo và thông báo các quyết định của giám

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 28


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

đốc đến công nhân viên toàn Cty được thực hiện một cách kịp thời . Điều hành
công tác hành chính, bảo vệ, quản lý xe, phục vụ công vụ trong Cty.

+ Xưởng sửa chữa:

Bao gồm : xưởng trưởng, 2 công nhân và một số công nhân thuê
thời vụ.

Sửa chữa những hư hỏng các máy móc thiết bị ở công trình,
đại tu máy móc bảo quản tài sản cho công ty kiểm tra thực hiện vệ sinh môi
trường, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn lao động.

Tổ chức sản xuất đóng mới xà lan, sửa chữa xà lan cần cẩu
cho bên trong và bên ngoài công ty

+ Các đội xáng, tàu … gọi chung là các tổ thi công

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ kỹ thuật phụ trách thi
công, có nhiệm vụ hoàn thành các công trình mà công ty giao. Quản lý và bảo
quản tài sản máy móc thiết bị của công ty sử dụng có hiệu quả năng lực của máy
móc thiết bị, nghiên cứu cải tiến phương pháp, cách thức thi công nhằm thực
hiện thi công các công trình đạt năng suất chất lượng hiệu quả và an toàn.

Trong thời gian qua công ty đã thường xuyên tổ chức nhiều phiên họp
toàn công ty nhằm hướng dẫn cho công nhân thực hiện những kỉ thuật, những qui
trình mới nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng công trình tạo ra.

Luôn có những công văn, kế hoạch chỉ đạo từ trên xuống nhằm hướng
dẫn công nhân thực hiện những công đoạn sản xuất đáp ứng nhu cầu của dự án
thiết kế công trình khách hàng chủ đầu tư.

Do nhu cầu của các công trình ngày một gia tăng, đa dạng về qui mô
thiết kế công trình đòi hỏi kỹ thuật cao nên lưc lương lao động phải có đủ năng
lực trình độ về mọi mặt do đó công ty cũng đã tiến hành đào tạo nhân viên, nâng
cao tay nghề cho công nhân một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
công ty trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong công ty luôn có sự phân biệt rõ

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 29


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

ràng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và
giữa các cá nhân với nhau nhằm đảm bảo công việc chung của công ty, gắn với
trách nhiệm rõ ràng và các bộ phậ luôn ăn khớp với nhau, đồng bộ trong dơn vị
và trên phạm vi toàn công ty.

5. Kết quả hoạt động 3 năm 2000_2001_2002


Bảng 2 : Kết quả hoạt động 3 năm 2000_2001_2002
Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

1. Doanh thu thuần 6.808.682 7.325.087 9.800.000


2. Tổng lợi nhuận trước thuế 427.700 571.319 422.100
3. Thuế lợi tức phải nộp 106.925 142.829 135.072
4. Lợi nhuận sau thuế 365.775 428.490 287.028
5. Số CNV(người) 59 65 65
6. Lương bình quân 850.000 980.000 1.000.000
(người/tháng)

Từ bảng kết quả kinh doanh trên, ta nhận thấy coanh thu của công ty liên
tục tăng, năm 2001 tăng trên 516 triệu đồng so với năm 2000, năm 2002 tăng hơn
2.447 triệu đồng so với năm 2001. Về lợi nhuận, năm 2001 tăng hơn so với năm
2000, đến năm 2002 lại giảm so với năm 2001. Tuy nhiên về thu nhập trung bình
của cán bộ công nhân viên đều tăng qua các năm. Điều này đã tạo cho người lao
động tin tưởng vào công ty, gắn bó với công ty trong những năm qua.

6. Thuận lợi và khó khăn của công ty.

6.1 Thuận lợi

Từ khi thành lập đến nay công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm đều vượt mức kế hoạch đề ra, các khoản

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 30


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

nợ vay công ty đều thanh toán đúng thời hạn, không để nợ dây dưa, quá hạn, luôn
giữ được uy tín. Cùng với chủ trương của Đảng, Nhà nước, công nghiệp hóa –
hiện đại hóa Nông nghiệp Nông thôn, hiện nay Nhà nước ta vẫn xác định nông
nghiệp luôn là mặt trận hàng đầu. Vì vậy, hàng năm ngân sách Nhà nước cùng
địa phương chi hàng chục tỉ đồng để đầu tư và nâng cấp các công trình thủy lợi,
xây dựng cơ sở hạ tầng, … ở các tỉnh ĐBSCL. Qua thực tiễn lao động sản xuất,
luôn có tinh thần thi đua quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, nêu cao tinh thần trách
nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể mỗi đơn vị trong công ty, tinh thần chủ động
sáng tạo trong sản xuất, luôn luôn nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm các
đơn vị bạn để đưa ra sáng kiến, cải tiến kĩ thuật trong lĩnh vực hoạt động sản xuất
của mình cũng như tích lũy được nhiều bài học quí giá, là cơ sở để tăng năng
suất, hiệu quả, chất lượng trong các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty từng bước trên đà phát triển đã nắm bắt được thị trường, cạnh tranh, thi
công các công trình có qui mô kĩ thuật cao, giá trị lớn. Cơ sở vật chất của công ty
ngày càng được củng cố, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, thay đổi nâng
cấp thiết bị máy móc, có đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh để đáp ứng tình
hình mới và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

6.2 Khó khăn:

Mức độ cạnh trang nhiều nên giá thành thấp, các doanh nghiệp tư nhân
phát triển mạnh, phá giá thị trường.

Công nghệ trang thiết bị một số chưa được sửa chữa đồng bộ còn chấp
vá thiếu vốn để sửa chữa chua tương xứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh, do
vậy chi phối ngay từ khi tham gia đấu thầu đến tiến độ thi công.

Vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh đa phần là vốn vay ngân hàng
phải trả lãi từ đó giảm lợi nhuận.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 31


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Chương III: Phân tích tiến trình Cổ phần hóa


tại Công Ty Cổ Phần Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

1. Mục tiêu thực hiện CPH:

Cty thực hiện cổ phần hóa, chuyển hình thức doanh nghiệp Nhà nước sang
Cty CP nhằm để huy động thêm vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc
phát triển sản xuất kinh doanh về xây dựng công trình thủy lợi, giao thông
xây dựng dân dụng, khai thác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc
làm ổn định cho người lao động, phát huy quyền làm chủ của người lao động
tăng lợi tức ngân sách Nhà nước và phát triển Cty.

2. Điều kiện để tiến hành CPH:

3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2000_2001_2002:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty chủ yếu kinh doanh các công trình thủy
lợi, tầm hoạt động của công ty là trong và ngoài Tỉnh, đặc biệt là vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 32


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Bảng 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2000_2001_2002.
Đvt:1000 đồng
Chênh lệch 2000/2001 Chênh lệch 2001/20002
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ %

1. Doanh thu thuần 6.808.682 7.325.087 9.800.000 516.405 7,58 2.477.913 33.79
2. Tổng lợi nhuận trước thuế 427.700 571.319 422.100 133.346 31,18 (197.046) (35.12)
3. Thuế lợi tức phải nộp 106.925 142.829 135.072 35.904 33,58 (7.757) (5.43)
4. Lợi nhuận sau thuế 365.775 428.490 287.028 62.715 17,15 (141.462) (33.01)
5. Số CNV(người) 59 65 65 6 10,17 0 0
6. Lương bình quân 850.000 980.000 1.000.000 130.000 15,29 20.000 2.04
(người/tháng)

(Nguồn: Kết quả hoạt động của Cty trong 3 năm 2000_2001_2002)

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 33


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Nhận xét;
Qua báo cáo tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của 3 năm vừa qua
cho ta thấy tổng doanh thu Cty liên tục tăng.
- Năm 2001 tăng 516 triệu so với năm 2000; tương ứng 7,58%; lợi
nhuận cũng tăng so với trước.
- Năm 2002 tăng 2.477 triệu so với năm 2001; tương ứng 33,7%; tuy
nhiên lợi nhuận lại giảm so với năm 2001. Lợi nhuận giảm do tình
hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt; giá thắng thầu thấp,
dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm xuống. Mặt khác những năm gần
đây, Cty phải đối mặt với vấn đề giá cả biến động thất thường của các
loại nguyên vật liệu xây dựng, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi
nhuận của công ty.
Bảng 4: Đánh giá kết quả thi công 3 năm 2000_2001_2002
Khối lượng Tăng(%)
Năm
( m3 ) So với năm trước So với kế hoạch

2000 1.652.896 37,06 18,06


2001 1.741.108 5,34 5,52
2002 1.970.000 13,15 9,44

( Nguồn : báo cáo kết quả thi công các năm)

Ta nhận thấy trong thời gian qua Cty đã tích cực tìm kiếm các công trình,
mở rộng thị trường, tham gia đấu thầu nhiều công trình, nhằm đảm bảo công ăn
việc làm cho nhân viên, ổn định đời sống cho công nhân viên, để họ an tâm công
tác gắn bó với Cty.

3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Cty

Các yếu tố về chính sách và đầu tư: Với chủ trương hỗ trợ cho ngành xây
dựng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều qui chuẩn xây dựng, bao gồm những vấn

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 34


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

đề nhà ở và xây dựng, thiết kế công trình thi công, xây dựng dân dụng, công
nghiệp, công trình chuyên ngành và thi công xây lắp. Đây là những văn kiện
quan trọng cho ngành xây dựng, rất cần thiết cho Cty hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng về thiết kế công trình, thiết kế qui hoạch thi công xây lắp. Bên cạnh đó,
hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước quản lý về kinh tế nói chung và ngành
xây dựng nói riêng ngày càng chặc chẽ rõ ràng, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý
cho Cty hoạt động có hiệu quả.

Nghị quyết 06 của Bộ Chính Trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp
và nông thôn, tiếp tục khẳng định: “Phát triển nông nghiệp là biện pháp hàng đầu
để thâm canh tăng vụ và khai thác vùng đất mới”. Tại cuộc họp Hội nghị sơ kết 3
năm thực hiện các Quyết định của Chính phủ về phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn vùng ĐBSCL ngày 16 & 17/3/1999, cố vấn Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính
phủ, đặc biệt lưu ý các Tỉnh ĐBSCL muốn đảm bảo sản xuất, an ninh lương
thực… Trong 10 _ 15 năm tới phải thật sự giải quyết bằng được vấn đề “nước”.
Trong đó, công tác thuỷ lợi phải chống xâm nhập mặn, tiếp và giữ ngọt, xử lý lũ
để giảm nhẹ tác hại của thiên tai, quản lý và triển khai tốt chương trình mục tiêu
quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Phương hướng mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001_2005 đã được Đảng bộ


Tỉnh Cần Thơ lần thứ 10 và được thể chế bằng quyết định số 31/2001/QĐUB
ngày 9/4/2001 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Cần Thơ cụ thể “trước hết tập trung
cho nông nghiệp nông thôn, phát triển đô thị có định hướng trên cơ sở phát triển
nông thôn bền vững”. Để phát triển nông thôn và đảm bảo sản lượng lúa theo kế
hoạch 5 năm là 160.000 – 170.000 ha có điều kiện tưới tiêu chủ động, sản lượng
lúa từ 2,2 _ 2,4 triệu tấn lúa/năm, thì công trình thủy lợi về tưới tiêu là hết sức cấp
bách.

Do tình hình phát triển đô thị vùng nông thôn hiện nay, các dự án đầu tư
xây dựng kiên cố hóa kênh mươn, đê bao ngăn lũ, khắc phục hậu quả lũ lụt, các
dự án vùng nguyên liệu, mía, thủy sản, dự án khai hoang phục hóa phục vụ công

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 35


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

tác di dân và các dự án đầu tư của nước ngoài. Như vậy, dự báo các công trình
xây dựng trong tương lai sẽ có nhiều, đây là điều kiện tốt cho Cty trong việc mở
rộng thị trường.

Trong những năm qua, Cty hoạt động dưới hình thức là doanh nghiệp
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác
đều phải chịu sự tác động từ nền kinh tế thị trường, không chỉ là những thuận lợi
mà còn mang đến cho Cty những thách thức. So với trước đây, hiện nay là do nền
kinh tế là kinh tế mở đã làm xuất hiện nhiều các doanh nghiệp tư nhân hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng, tạo cho Cty nhiều đối thủ cạnh tranh, và việc cạnh tranh
để tham gia và có thể trúng thầu là một điều khó khăn do hầu hết máy móc của
Cty đều cũ kỷ lạc hậu, xuống cấp chưa được nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp,
Cty phải tự tìm cách giải quyết để khắc phục, thời gian vừa qua Cty đã có đầu tư
mới và sửa chữa một số nhưng chưa hết và còn chấp vá, dẫn đến tiến trình thi
công bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, nhu
cầu về vốn là hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.Trong khi
đó, nguồn vốn của Cty còn hạn chế, vốn chủ yếu là đi vay Ngân hàng, làm cho
Cty phải chịu một phần lớn chi phí về lãi vay dẫn đến làm giảm bớt lợi nhuận.
Mặc khác, trong thời gian qua các tác động của môi trường kinh doanh cũng đã
có những ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động của Cty như: khâu giải
phóng mặt bằng thi công, giá cả bất thường của vật liệu xây dựng…. Tuy vậy, để
tồn tại và phát triển, Cty đã phát huy tối đa sự năng động sáng tạo, tính tự chủ
trong sản xuất kinh doanh, từng bước chuyển mình theo cơ chế thị trường, phát
huy khả năng của hoạt động tài chính tự trang trải chi phí, kinh doanh có lãi. Địa
bàn hoạt động đã từng bước được mở rộng từ các công trình Tỉnh, huyện và mở
rộng ra các Tỉnh bạn bằng chính năng lực, chất lượng sản phẩm và uy tín của
mình.

Hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty đang liên tục phát triển,
những năm qua doanh thu hằng năm đều tăng và mỗi năm đều tạo ra được lợi
nhuận. Vốn kinh doanh liên tục được bảo toàn và không ngừng phát triển. Nhờ

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 36


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

kinh doanh có hiệu quả có vốn tích lũy nên công ty đã tăng cường đầu tư sửa
chữa nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Hoạt động của
công ty trong xu thế ngày càng đi lên.

Như vậy ta nhận thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các
năm, năng lực hiện có, về cơ sở vật chất, tiền vốn và con người, các điều kiện
khác về uy tín của công ty tích lũy được trong quá trình hoạt động… Đối chiếu
với các qui định, thì Cty Xáng, Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ đã có
đủ điều kiện để tiến hành CPH. Cty thuộc diện doanh nghiệp Nhà nước “thực
hiện cổ phần hóa và áp dụng hình thức chuyển đổi sở hữu khác trong đó Nhà
nước không giữ cổ phần chi phối”.

3. Tiến trình thực hiện CPH tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ.

Tiến trình thực hiện CPH tại Cty được thực hiện qua 4 bước:

Thời gian thực hiện được thể hiện qua sơ đồ sau:

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 37


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Các bước thực hiện. 4/02 5/02 6/02 7/02 8/02 9/02 10/02 11/02 12/02 1/03 2/03 3/03 4/03 5/03 6/03 7/03

Bước 1: Chuẩn bị
- Cty lập sách dự kiến các thành
viên trong BĐM
- UBND Tỉnh ra QĐ lập BĐM
- Tiến hành tập huấn
- Chuẩn bị tài liệu
Bước 2: Xây dựng PACPH
- Kiểm kê tài sản
- Làm việc với HĐXĐGT.
- Ra quyết định về gt DN
- Phổ biến PA cho CNV
Bước 3: Duyệt và triển khai PA
- Phê duyệt phương án
- Đăng ký mua cổ phần
- Thông báo bán cổ phần ra bên
ngoài
- Cbị và triệu tập ĐHCĐ
Bước 4: ĐKKD và hoạt động
- Đăng ký kinh doanh
- Hoàn tất thủ tục
- Ra mắt và hoạt động.
Sơ đồ 4: Sơ đồ thời gian thực hiện tiến trình CPH tại Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 38


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Bước 1: Chuẩn bị

Tháng 4 năm 2002 UBND Tỉnh Cần Thơ ra thông báo số 20/TB_UB, Cty
nằm trong 8 DNNN sẽ tiến hành cổ phần hóa trong năm 2002.

Cty đã nhanh chóng tiến hành chuẩn bị các bước cần thiết để chuẩn bị cổ
phần hóa theo tinh thần thông báo này. Tuy nhiên trong công tác xây dựng
phương án cổ phần hóa, xử lý lao động dôi dư, xác định giá trị doanh nghiệp….
Vẫn còn là vấn đề mới, mặc khác, cũng trong thời điểm này Chính phủ cũng ban
hành những văn bản mới về việc cổ phần hóa, nên Cty cũng đã gặp nhiều lúng
túng trong việc tiếp cận các Nghị định này và vận dụng chúng một cách tốt nhất
vào tình hình thực tế của Cty. Bên cạnh đó, điều khó khăn nhất là Ban lãnh đạo
của Cty cần phải tạo được niềm tin cho cán bộ công nhân viên (CB_CNV) đối
với Cty; nâng cao nhận thức của họ, giúp họ hiểu và biết rõ những quyền lợi của
mình khi Cty trở thành Cty CP, vận động họ mua cổ phiếu để trở thành cổ đông
của Cty. Do những khó khăn đó nên Cty đã không thể hoàn tất được việc thực
hiện cổ phần hóa trong năm 2002.

Đến tháng 1 năm 2003 UBND Tỉnh đã tiếp tục ra thông báo số 04/TB-UB
về kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 trong đó Cty Xáng,
Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ nằm trong 7 DNNN thuộc diện cổ
phần hóa từ kế hoạch năm 2002 chuyển sang tiếp tục thực hiện trong năm 2003.

Công việc chuẩn bị cổ phần hóa được Cty tiến hành như sau:

Sau khi nhận đươc QĐ 20/TB-UB, Cty đã tiến hành lập danh sách dự kiến
Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp (BĐM) để báo cáo lên Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Cần Thơ, Sở dựa trên báo cáo này đề nghị lên UBND Tỉnh
để sau đó, UBND Tỉnh ra QĐ số 1828/QĐ-CT-UB ngày 21 tháng 5 năm 2002 về
việc thành lập BĐM tại Cty Xáng, Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ.

BĐM bao gồm các thành phần sau:

+ Trưởng ban: Giám đốc Cty

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 39


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

+ Thành viên: Chủ tịch Công đoàn Cty

Kế toán trưởng Cty

Cán bộ tổ chức lao động tiền lương Cty

Sau khi được thành lập, BĐM đã thực hiện các việc sau:

- BĐM đã được tập huấn theo NĐ 64 & TT11 của Bộ LĐ.

- BĐM đã tiến hành chuẩn bị và hoàn tất các tài liệu hồ sơ để sẵn sàng
chuẩn bị cho việc cổ phần hóa như:

+ Hồ sơ pháp lý để thành lập doanh nghiệp

+ Tình hình công nợ, xác định các khoản nợ phải trả, nợ quá hạn,
mất khả năng thanh toán…, đồng thời chuẩn bị các tài liệu về tài sản, nhà
xưởng… để có thể sẵn sàng làm việc với Hội đồng định giá tài sản.

- Lập hồ sơ, danh sách lao động có tên trong doanh nghiệp tại thời điểm
thực hiện cổ phần hóa. Tổng cộng có 65 nhân viên, bên cạnh đó cũng tiến hành
xác định lao động nghèo trong doanh nghiệp để lập phương án bán CP theo giá
ưu đãi.

- Dự toán chi phí cổ phần hóa là 150.000.000đ.

Nhận xét : Ban đổi mới đã được thành lập với cơ cấu thành phần hợp lý,
có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh trong khi thực hiện cổ phần hóa
như : đại diện cho công đoàn là chủ tịch công đoàn, là người đại diện cho người
lao động trong công ty, nắm được tâm tư nguyện vọng của công nhân viên trong
toàn công ty ; kế toán trưởng là người nắm vững tình hình tài chính của công ty
trong những năm qua, có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề tài chính một
cách nhanh chóng ; Cán bộ tổ chức lao động tiền lương, sẽ giải quyết những vấn
đề chính sách có liên quan đến lao động trong công ty một cách hợp lý và nhanh
chóng. Ban đổi mới là những người đi đầu trong công ty, gắn bó lâu dài với công
ty nắm vững được tình hình của công ty, đồng thời cũng là những người nắm

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 40


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

vững qui trình cổ phần hóa, nhận thức một cách sâu rộng chủ trương cổ phần
hóa… Từ đó đã giúp cho việc thực hiện tiến trình cổ phẩn hóa của công ty được
thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra.

Bước 2: Xây dựng phương án CPH

Căn cứ pháp lý để thành lập phương án CPH:

- Căn cứ nghị định 64/2002/NĐ_CP ngày 19/6/2002 của Thủ tướng


chính phủ về việc chuyển DNNN thành Cty CP.

- Căn cứ nghị định 41/2002/NĐ_CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về


chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN

- Căn cứ nghị định 76/2002/TT_BTC ngày 9/9/2002 của Bộ tài chính


về vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành Cty CP.

- Căn cứ thông tư 79/2002/TT_BTC ngày 12/9/2002 của Bộ tài chính


hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển thành Cty CP.

- Căn cứ biên bản của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp của Tỉnh
về việc xác định giá trị doanh nghiệp trước khi CPH tại thời điểm
ngày 31/12/2002

Phương án cổ phần hóa:

• Tình hình công ty :

- Vốn kinh doanh :

* Phân theo cơ cấu vốn :

+ Vốn cố định : 6.175.206.589 đ

+ Vốn lưu động : 7.678.103.537 đ

* Phân theo nguồn vốn :

+ Vốn Nhà nước : 3.852.667.703 đ

+ Vốn vay : 9.493.118 đ

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 41


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

+ Các quĩ : 123.674.186 đ

- Lao động :

Tổng lao động đến thời điểm lập phương án : 65 lđ

Trong đó :

+ Cán bộ có trình độ đại học : 11 lđ

+ Công nhân : 54 lđ

+ Lao động có hợp đồng dài hạn : 58 lđ

+ Lao động có hợp đồng ngắn hạn : 7lđ

- Các vấn đề cần xem xét giải quyết :

+ Nợ khó đòi : 1.047.434.000 đ

+ Tài sản chờ thanh lý : 70.000.000 đ

• Phương án cổ phần hóa :

- Vốn điều lệ : 3.852.667.703 đ

- Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông :

+ Nhà nước : 30%

+ Người lao động trong công ty : 65%

+ Người ngoài công ty : 5%

- Trị giá 1 cổ phần thống nhất là : 100.000 đ

- Giá trị công ty được duyệt :

+ Giá trị thực tế của doanh nghiệp :12.378.710.000 đ

+ Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp :
2.378.067.979 được chia làm 23.780 CP

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 42


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người lao động trong Cty trị giá :
877.000.000 đ ; Cổ phần bán theo giá trị ưu đãi cho người lao động nghèo trong
Cty trả chậm trị giá : 120.700.000 đ.

Để có cơ sở để xây dựng phương án trên Cty đã tiến hành thực hiện


những công việc sau :

BĐM tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của Cty
và phân loại tài sản .

BĐM làm việc với BĐM Tỉnh (thành phần gồm : Ban tổ chức
chính quyền Tỉnh, UB Kế hoạch , Sở LĐ, Sở tài chính vật giá, Sở địa chính, Sở
xây dựng) nhằm tiến hành triển khai việc xác định giá trị doanh nghiệp .

Căn cứ vào sổ sách kế toán của Cty ; Cty xác định giá trị doanh nghiệp
theo sổ sách kế toán ; BĐM và Ban định giá tài sản tại Cty đã tiến hành định giá
TS của Cty như sau :

Tổng giá trị TSDN theo sổ sách kế toán :

+ TSCĐ 6.175.206.000
+ Tiền 300.581.000
+ Các khoản phải thu 7.273.065.000
+ Hàng tồn kho 13.062.000
+ TSLĐ 91.395.000
Tổng cộng 13.853.310.000

Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp đã tiến hành làm việc tại Cty
Xáng Xây Dựng Cần Thơ từ ngày 13 tháng 11 năm 2002 đã tiến hành thẩm định
giá trị Cty như sau:

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 43


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Bảng 5 : Kết quả xác định giá trị Cty


ĐVT:1000 đồng
Số liệu sổ sách Số liệu
Chỉ tiêu Chênh lệch
kế toán xác định lại
1 2 3 4
A. Tài sản đang dùng
I. TSCĐ và đầu tư dài hạn 6.175.206 5.741.779 (433.426)
- Tài sản cố định hữu hình 6.175.206 5.741.779 (433.426)
II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. 7.678.103 6.636.930 (1.041.173)
1. Tiền 300.581 300.581
+ Tiền mặt tồn quỹ 2.852 2.852
+ Tiền giử ngân hàng 297.728 297.728
+ Tiền đang chuyển
2. Các khoản phải thu 7.273.065 6.225.631 (1.047.434)
3. Vật tư hàng hoá tồn kho 13.062 13.062
4. TSLĐ khác 91.395 97.656 6.261
Tổng giá trị thực tế của Doanh nghiệp (I+II) 13.853.310 12.378.710 (1.474.599)
III. Nợ thực tế phải trả 9.616.792 9.616.792
- Nợ phải trả 9.493.118 9.493.118
- Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi 123.674 123.674
Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN 4.236.517 2.761.917 (1.474.599)
- Giá trị ưu đãi cho người lao động 263.100 263.100
- Giá trị ưu đãi cho người lao động nghèo 120.750 120.750
Tổng giá trị thực tế của DN(-)nợ thực tế phải trả 3.852.667 2.378.067 (1.474.599)
B. Tài sản không cần dùng
I. TSCĐ và đầu tư dài hạn
II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.047.434 1.047.434
- Công nợ không có khả năng thu hồi 1.047.434 1.047.434
C. Tài sản chờ thanh lý 70.000.000 70.000.000

(nguồn:Bảng chi tiết kết quả xác định giá trị DN)

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 44


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Phương pháp tính và nguyên nhân tăng giảm:

• Phương pháp tính:

Về tài sản cố định : đánh giá theo giá trị sử dụng còn lại thực tế của
từng tài sản, cơ sở đánh giá cụ thể bằng hình thức kiểm tra thực tế, giá cả căn cứ
mức giá hiện hành của các tài sản cùng loại trên thị trường hiện nay.

• Nguyên nhân tăng giảm:

Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp được Hội đồng xác định giá trị
doanh nghiệp xác định lại là: 12.378.710 đ; so với giá trị của sổ sách kế toán là
13.853.310.000 đ, giảm 1.474.599.000 đ. Việc giảm này là do việc xác định lại
giá trị của tài sản đang dùng của doanh nghiệp cụ thể như sau:

+ Tăng : 6.261.000 đồng của tài sản lưu động.

Là giá trị còn lại của công cụ dụng cụ đã phân bổ vào chi phí, khi
cổ phần hóa các công cụ này còn sử dụng được

+ Giảm : 1.480.860.724 đồng.

- Về tài sản cố định đang sử dụng : giá trị đánh giá lại là
5.741.779.000 đồng so sổ sách kế toán là 6.175.206.000 đồng giảm 433.426.724
đồng là do đánh giá lại theo giá trị hiện còn, các tài sản đánh giá giảm phần lớn là
số tài sản của Cty nhận từ tài sản tiếp quản của chế độ cũ, trong quá trình sử dụng
có đầu tư sửa chữa lại nhưng hiện tại giá trị sử dụng còn quá thấp cụ thể như tàu
hút bùn số II, Xáng cạp 6, Xáng cạp 7.

- Ngoài các yếu tố nêu trên, các khoản phải thu cũng giảm
1.047.443.000 đồng, do khi xác định qua thực tế chi tiết tài khoản công nợ phải
thu Cty đề nghị cho trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp 1.047.434.000đ; đây là
khoản nợ thi công tại 02 huyện Châu Thành và Châu Thành A từ đầu năm 2000
chưa thu hồi được.

Hội đồng đã có văn bản xin ý kiến UBND Tỉnh tại Công văn số
579/STCVG ngày 10/4/2003 và UBND Tỉnh đã có Công văn số 1626/UB ngày

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 45


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

12/5/2003 đồng ý cho loại trừ khoản nợ phải thu của 02 huyện Châu Thành và
Châu Thành A không tính vào giá trị doanh nghiệp của Cty Xáng XD và Phát
triển nông thôn Cần Thơ khi cổ phần hóa, Ngoài ra theo tinh thần của Công văn
này Cty cũng cần thực hện những việc sau khi thực hiện cổ phần hóa như:

- Thanh lý tài sản (cẩu Xáng cạp 5) theo đúng quy định hiện
hành và nộp toàn bộ tiền bán được vào Ngân sách nhà nước. Nếu sau 03 tháng
chưa bán được Cty CP cần có trách nhiệm báo cáo cho Sở Nông nghiệp & PTNT
và Sở Tài chính Vật giá.

- Khoản nợ phải thu 1.047.434.000đ của 02 huyện Châu


Thanh và Châu Thành A: Giám đốc Cty CP có trách nhiệm tích cực thu hồi nợ để
nộp Ngân sách Nhà nước.

- Sau khi kết thúc công tác cổ phần hóa đề nghị Cty thực hiện
quyết toán và báo cáo các chi phí cổ phần hóa với cơ quan quyết định cổ phần
hóa . Các chi phí hợp lý chi cho công tác cổ phần hóa sẽ được trừ vào tiền thu
được từ bán cổ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Nhận xét: Việc thực hiện tiến hành xác định giá trị tài sản của Cty đã được
Cty thực hiện một cách nghiêm túc, tình hình tài chính của công ty lành mạnh
minh bạch, rõ ràng, giúp cho tiến trình thực hiện một cách thuận lợi. Tuy nhiên,
trong qua trình này, Cty cũng đã gặp khó khăn trong việc xin ý kiến chỉ đạo từ
trên, do những thành viên HĐXĐGTDN là những người phải kiêm nhiệm nhiều
việc nên ít có điều kiện, thời gian để thường xuyên chỉ đạo một cách kịp thời để
giải quyết các vấn đề như xử lý nợ khó đòi, xác định giá trị tài sản… Làm cho
Cty phải chờ đợi, thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

BĐM thành lập phương án sắp xếp lao động do cơ cấu lại
doanh nghiệp :

a. Phân loại lao động trước khi sắp xếp:

- Tổng số lao động có tên trong doanh nghiệp : 65 người.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 46


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Trong đó:

+ Số lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn : 58 người

+ Số lao động ký HĐLĐ thời hạn 3-5 năm: 7 người.

b. Phân loại lao động tại thời điểm cổ phần hóa:

- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất : 56 người

- Số lao động nghỉ hưu theo chế độ qui định của luật lao động : 3 người

- Số lao động dôi dư : 6 người.

Đồng thời BĐM cũng lập dự toán kinh phí chi trả cho người lao động
theo chế độ như sau:

- Trợ cấp mỗi năm 2 tháng tiền lương tối thiểu.

- Trợ cấp 1 lần 5 triệu.

- Trợ cấp 6 tháng tiền lương đi tìm việc mới.

- Trợ cấp học nghề miễn phí không tính BHXH

Tổng kinh phí chi trả như sau:

- Tổng kinh phí chi trả: 190.351.800đ

+ Trách nhiệm doanh nghiệp chi: 69.470.500đ

+ Trách nhiệm của quỹ lao động dôi dư chi: 120.873.300đ

- Tổng kinh phí cấp từ quỹ: 176.851.300đ.

+ Trách nhiệm của quỹ chi: 120.873.300đ

+ Hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn: 55.978.500đ

Trong việc xử lý lao động dôi dư tại doanh nghiệp khi CPH, Ban đổi mới
đã dựa trên tình hình thực tế lao động tại công ty, xác định những lao động thật
cần thiết nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, trong quá trình này, Cty cũng
đã nhìn nhận lại nguồn nhân lực của mình để có thể sử dụng lao động một cách

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 47


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

có hiệu quả hơn. Qua đó Cty cũng đã xây dựng một bộ máy điều hành tinh giảm
gọn nhẹ, giảm số lượng làm việc ở khối văn phòng, chú trọng hơn vào chất lượng
và trình độ của lao động. Bên cạnh đó, Cty cũng đã dựa trên những qui định để
giải quyết tốt những chính sách đối với lao động dôi dư, tạo điều kiện để tìm việc
mới như hỗ trợ tiền học nghề hoặc tùy theo nguyện vọng của người lao động có
thể học nghề tại xưởng của công ty…. Nên qua đó Cty cũng đã tạo được tâm lý
ổn định cho người lao động giúp họ có thể đảm bảo cuộc sống

BĐM lập phương án phát hành và bán cổ phần

Hình thức cổ phần hóa:

Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, trở thành Cty CP nội bộ.

+ Vốn CP theo điều lệ: 2.387.000.000đ

+ Mệnh giá: 100.000/CP

+ Số lượng CP theo điều lệ: 23.780 CP

Trong đó :

• Tỷ lệ Nhà nước : 30% (713.400.000đ)

• Tỷ lệ bán cho cổ đông trong Cty: 65% (1.545.700.000đ)

• Tỷ lệ bán cho đối tượng bên ngoài Cty:5% (118.900.000đ)

Mức độ khống chế số lượng mua CP

Được áp dụng cho người lao động của doanh nghiệp và ngoài doanh
nghiệp .

• Cổ đông là cá nhân: 10% tổng vốn điều lệ.

• Cổ đông là pháp nhân: 20% tổng vốn điều lệ.

Các loại cp phát hành.

Cty phát hành 2 loại cổ phiếu (cp)

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 48


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

• Cp ghi danh:

Là cp thuộc các sở hữu là Nhà nước, thành viên HĐQT, người lao động
nghèo trong Cty được mua với giá ưu đãi trả dần trong 10 năm.

Mỗi cp ghi danh phải ghi rõ họ tên, đia chỉ của pháp nhân hay cá nhân
chủ sở hữu, được đóng dấu của Cty, ghi rõ số CP và số tiền đóng góp.

• Cp không ghi danh:

+ Cp phát hành cho các cổ đông không phải là các đối tương nêu trên.

+ Cp ghi danh đã chuyển nhượng.

+ Cp phát hành thêm khi Cty tăng vốn điều lệ.

+ Cp của cổ đông là người lao động nghèo trong Cty được mua với
giá ưu đãi mà các cổ đông này đã trả hết nợ.

Kế hoạch bán CP

• Xác định CP bán ưu đãi cho người lao động :

Gọi S1 là số lượng cp bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính
theo mức độ tối đa.

S2 là số lượng cp thực tế được phép bán ưu đãi cho người lao động trong
DN.

T là tổng thời gian làm việc trong khu vực nhà nước của toàn bộ lao động
trong danh sách có mặt thương xuyên của doanh nghiệp tai thời điểm cổ phần
hóa.

G1 là tổng giá trị ưu đãi cho người lao động trong DN tính theo mức tối đa.

G2 là tổng giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động xác định theo giá trị thực
tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp .

C1 là giá trị cp bán trả chậm cho người lao động nghèo tính theo mức độ tối
đa

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 49


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

C2 là giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động nghèo xác định theo giá trị
thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

H là giá trị thực tế phần vốn góp Nhà nước còn lại sau khi trừ chi phí cổ
phần hóa và giá trị vốn Nhà nước cần thiết nắm tại Cty.

Số lượng CP bán ưu đãi và giá trị ưu đãi cho người lđ được tính như sau:

a. Số lượng CP bán ưu đãi tối đa

S1 = T *10 CP
= 872*10
= 8720 CP.

b. Giá trị ưu đãi tối đa

G1 = S1 * 30.000đ
= 8.720 CP * 30.000đ
= 261.600.000đ

c. Giá trị bán trả chậm tối đa

C1 = S1 * 20% * 70.000đ
= 8720 CP * 20% * 70.000đ
=122.080.000đ

d. Giá trị vốn thực tế của Nhà nước

H = 2.378.067.979đ

Do : G1 + C1 < H

261.600.000đ +122.080.000đ < 2.378.067.979 đ


383.680.000đ < 2.378.067.979 đ

Nên theo qui định tại thông tư 76/2002/TT-BTC thì người


lao động được mua CP ưu đãi và CP trả chậm theo mức tối đa.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 50


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

+ Đối tượng bán CP theo giá ưu đãi : Là người có tên trong


danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định Cổ PHầN
HÓA, được mua tối đa 10 cp cho mỗi năm công tác trên thực tế.

+ Đối tượng bán CP trả chậm : là người lao động nghèo trong
doanh nghiệp ; được mua với giá ưu đãi theo phương thức trả góp trong 10 năm,
được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không trả
lãi suất.

Người lao động được xác định nghèo theo thông tư


03/1999/TT_BLĐTBXH, là người có thu nhập bình quân đầu người trong gia
đình thấp; Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình cao nhất bằng 1/3
tiền lương bình quân tháng tính trong năm do Bộ LĐTB&XH công bố là:
900.000đ/tháng

Theo tiêu chuẩn trên Cty đã xác định số lao động nghèo trong Cty là : 12 lđ.

Ta nhận thấy trong phương án cổ phần hóa của công ty không phát hành thêm
cổ phiếu mà chỉ chuyển đổi sở hữu Nhà nước sang công ty. Điều này là do công
ty chưa đủ điều kiện để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, Cty có vốn
điều lệ chỉ hơn 2 tỷ chưa đủ điều kiện để có thể phát hành thêm cổ phiếu để thu
hút vốn. Đây cũng là hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu CPH tại công ty.

• BĐM hoàn thiện phương án cổ phần hóa và trình duyệt lên


cơ quan chủ quản là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ. Đồng
thời, hoàn chỉnh dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Cty Cp để chuẩn bị
trình ĐHCĐ xem xét quyết định.

Bước 3: Duyệt và triển khai phương án CPH

Sau khi xem xét thống nhất phương án cổ phần hóa của Cty, Sở Nông
Nghiệp và phát triển nông thôn Cần Thơ trình lên UBND Tỉnh Cần Thơ. Phương
án cổ phần hóa của Cty được UBND Tỉnh Cần Thơ xem xét duyệt và cho tiến
hành triển khai thực hiện cổ phần hóa theo phương án được duỵêt. Đồng thời, ra

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 51


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

quyết định số 2039/QĐ_CT.UB chuyển Cty Xáng Xây dựng và phát triển nông
thôn Cần Thơ thành Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ.

BĐM tiến hành thông báo và mở sổ đăng ký mua cp cho CB_CNV trong
Cty; thông báo bán cp trên báo Cần Thơ trong 3 kỳ báo đăng. Do số lượng cp bán
ra bên ngoài không nhiều nên Cty thực hiện bán dưới hình thức đấu giá tại Cty
không bán thông qua các tổ chức tín dụng tài chính trung gian.

Cũng trong thời gian này, Cty cũng đã thực hiện việc vay tín chấp cho
người lao động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động mua cổ phần,
mổi người lao động trong Cty có thể được vay từ 5_10 triệu đồng để mua cổ
phiếu. Nhờ vậy mà 100% CB_CNV trong Cty đều mua cổ phần của Cty.

Tổng kết việc bán cp như sau:

- CP bán giá ưu đãi cho người lao động

+ Tỷ lệ ưu đãi: 30%
+ Giá CP: 70.000đ
+ Tổng số CP bán giá ưu đãi: 8770đ
+ Tổng giá trị ưu đãi:61.390.000đ

- CP ưu đãi bán trả chậm cho lao động ngheo trong Cty

+ Số lao động nghèo là :12


+ Giá CP: 100.000/CP
+ Tổng số CP ưu đãi: 1.207 CP
+ Tổng giá trị CP ưu đãi: 120.700.000đ

- CP bán ra bên ngoài

+ Giá CP : 100.000đ
+ Tổng CP bán ra bên ngoài:1.189 CP
+ Tổng giá trị: 118.900.000đ
Toàn bộ tiền bán cổ phần được Cty nộp vào Kho bạc Nhà nước, và
đăng ký mua tờ cổ phiếu cho cổ đông tại kho bạc Nhà nước. Trong thời gian này,

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 52


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

theo yêu cầu của Kho bạc Cty phải quyết toán toàn bộ chi phí cổ phần hóa, mới
được phép nhận tờ cổ phiếu từ Kho bạc. Điều này Cty không thể thực hiện được,
vì cho đến thời điểm này Cty vẫn chưa tổ chức Đại hội cổ đông (chi phí CPH bao
gồm cả chi phí tổ chức đại hội) nên Cty không thể quyết toán được.Do đó, Cty
vẫn không thể nhận được tờ cổ phiếu cho cổ đông.

BĐM báo cáo tình hình thực hiện phương án cổ phần hóa tại Cty
lên cơ quan chủ quản và UBND Tỉnh, đồng thời dự kiến nhân sự chuẩn bị cho
ĐHCĐ.

Triệu tập ĐHCĐ lần thứ nhất - ĐHCĐ thành lập – để bầu HĐQT
và thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động của Cty CP. ĐHCĐ thành lập đã được
tiến hành và đạt đủ điều kiện tiến hành ĐHCĐ thành lập theo qui định như:
Thành phần tham gia ĐHCĐ thành lập là các cổ đông sở hữu ích nhất 1/2CP vốn
điều lệ; số cổ đông tham gia đại diện cho hơn ¾ vốn điều lệ.
Trong ĐHCĐ thành lập đã :

+ Thảo luận và thông qua Điều lệ


+ Bầu HĐQT và Ban kiểm soát
+ Thông qua phương án sản xuất kinh doanh.
+ Quyết định bộ máy tổ chức quản lý của Cty
+ Và đề ra một số qui định khác.
Tổng kết chi phí cổ phần hóa là:133.595.000đ

Nhận xét: Trong bước này Cty đã phải tiến hành trong hơn 3 tháng, việc
phê duyệt kéo dài một phần là do Cty phải trình duyệt phương án thông qua
nhiều cấp thẩm quyền phê duyệt, không chỉ trong bước này mà trong cả quá trình
thực hiện, để có thể tiến hành các công tác liên quan đến việc CPH Cty phải
thông qua nhiều cơ quan phê duyệt, nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến
trình thực hiện của Cty. Chẳng hạn, để phê duyệt phương án Cty phải trình qua
cơ quan chủ quản là Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cần Thơ, sau khi
được Sở phê duyệt mới trình lên Chủ tịnh UBND Tỉnh để ra quyết định… Việc

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 53


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

phê duyệt qua nhiều cấp này đã làm cho Cty phải chờ đợi, làm mất nhiều thời
gian, chưa nói đến những cơ quan giải quyết các vấn đề CPH còn phải kiêm
nhiệm nhiều việc, chưa có cơ quan chuyên trách về CPH, nên đã dẫn đến việc
chậm phê duyệt hay ra quyết định.

Bước 4: Đăng ký kinh doanh và ra mắt Cty CP.

- BĐM bàn giao lại cho HĐQT Cty CP: lao động tiền vốn, tài sản
danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp .

- HĐQT hoàn tất các thủ tục hồ sơ đăng ký kinh doanh:

Hồ sơ gồm:

+ QĐ chuyển DNNN thành công ty cổ phần.


+ Điều lệ Cty CP
+ Biên bản bầu HĐQT và giám đốc điều hành
+ Giấy ĐKKD của DNNN trước cổ phần hóa

- HĐQT Cty thực hiện các công việc còn lại để nhanh chóng đưa Cty
đi vào nề nếp hoạt động dưới hình thức Cty CP như:

+ Khắc con dấu mới, nộp con dấu cũ.

+ Làm thủ tục chuyển sở hữu Nhà nước sang Cty…

Trong bước này Cty đã tranh thủ thời gian để thực hiện nhanh
chóng các bước hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, ngay khi nhận được quyết
định của UBND Tỉnh Cty đã hoàn thành xong hồ sơ để đăng ký kinh doanh theo
qui định. Mặc khác Cty cũng đã được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cơ quan chủ
quản là Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cần Thơ cũng như các cơ quan
Nhà nước khác như : Cơ quan thuế, Sở kế hoạch đầu tư…giúp cho Cty có thể
nhanh chóng chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 54


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Cty đã hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Cty CP và chính
thức hoạt động dưới hình thức hình thức Cty CP vào ngày 17 tháng 6 năm 2003.
Cổ phiếu của công ty chưa đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán.

4. Kết quả hoạt động của Cty sau khi thực hiện cổ phần hóa:

Trong Đại Hội Cổ Đông thường niên 2003 đã ra quyết định phân phối lợi nhuận
đạt được trong năm 2003 như sau:

Trả cổ tức cho cổ đông 6%/6 tháng

Quỹ dự trữ tài chính: 10%

Quỹ phúc lợi: 10%

Quỹ khen thưởng: 10%

Với số liệu trên ta nhận thấy Cty sau cổ phần hóa đã đi vào
hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo được lợi nhuận và đảm bảo việc chia cổ
tức cho cổ đông theo tỷ lệ thông báo trước cũng như việc đảm bảo cho các quỹ
nhằm tích trữ vốn phục vụ cho việc phát triển mở rộng qui mô sản xuất. Tuy
nhiên bước đầu Cty mới đi vào hoạt động dưới hình thức Cty CP, vẫn còn thiếu
kinh nghiệm trong quản lý, chưa có được những quyết định cụ thể nhằm định
hướng cho Cty, chẳng hạn như việc xây dựng phương án phát hành thêm cổ
phiếu để thu hút thêm vốn, tăng vốn điều lệ, tăng vốn sản xuất.

Phân tích tình hình thanh toán:

Tỷ lệ thanh toán hiện hành:

Tài sản lưu động


Tỷ lệ thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ thanh toán nhanh:

Vốn bằng tiền


Tỷ lệ thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 55


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt:

Tiền mặt
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt =
Nợ ngắn hạn

Bảng 6: Các tỷ số về khả năng thanh toán


ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003

1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 6.030 6.505


2. Vốn bằng tiền 5.920 6.156
3. Tiền mặt 300 811
4. Nợ ngắn hạn 6.758 6.348
5. Tỷ lệ thanh toán hiện hành 0,8922 1,0247
6. Tỷ lệ thanh toán nhanh 0,8759 0.9697
7. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt 0,0443 0,1277

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Cty 2 năm 2002_2003)

Nhận xét:

Từ các tỷ số trên ta nhận thấy xu hướng chung là các tỷ số thanh toán


tăng hơn so với năm trước; điều này biểu hiện khả năng thanh toán của công ty
ngày càng được đảm bảo, tình hình tài chính của Cty có phần khả quan hơn và
lành mạnh hơn. Tuy nhiên, Cty cũng cần phải cải thiện hơn một cách hợp lý các
tỷ số này nhằm đảm bảo độ tin cậy đối với các nhà đầu tư trong tương lai, khi
Cty ngày càng phát triển, có thể phát hành thêm cổ phiếu hoặc khi cổ phiếu của
Cty có đủ điều kiện giao dịch trên thị trường chứng khoán.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 56


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Phân tích tình hình hoạt động:

Bảng 7 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm 2002_2003.
Đvt:1000 đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003
Mức Tỷ lệ %

1. Doanh thu 9.800.000 8.564.000 (1.236.000) (12,61)


2. Giá vốn hàng bán 8.890.000 7.737.000 (1.153.000) (12,96)
3.Lợi tức gộp 910.000 827.000 (83.000) (9,12)
4.Doanh thu hoạt động tài chính 36.000 8.000 (28.000) (77,77)
5.Chi phí hoạt động TC 146.000 349.000 203.000 139,04
6.Chi phí QLDN 436.000 294.000 (142.000) (32,56)
7.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 364.000 192.000 (172.000) (47,25)
8.Thu nhập khác 66.600 19.000 (47.600) (71,47)
9.Chi phí khác 8.500 (8.500) (100)
10.Tổng lợi nhuận trước thuế 422.100 211.000 (211.000) (50,01)
11.Thuế thu nhập DN 135.072 1.176 (133.896) (99,12)
12.Lợinhuận sau thuế 287.028 209.824 (77.204) (26,89)
13.Số CNV(đvt:người) 65 56 (9) (13,84)
14.Lương bình quân 1.000 1.092 92 9,2
(người/tháng)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Cty 2 năm 2002_2003)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy doanh thu trong năm 2003, giảm
so vớI năm 2002 khoảng 1.236 triệu, tương ứng 12,61%. Mặc dù trong
năm 2003 Cty đã tích cực quan hệ tìm việc làm, đã tham gia đấu thầu,
trúng thầu 16 công trình với tổng số vốn 15 tỷ trong đó công trình ngoài
tỉnh là 7,4 tỷ đồng; Tuy Cty đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết về
phía Cty và sẳn sàng đi vào thi công tuy nhiên một số công trình vẫn
không thể thi công được do bị vướn trong khâu giải phóng mặt bằng; có

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 57


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

những công trình Cty đã kéo xáng vào đến nơi nhưng vẫn phải nằm chờ,
vừa làm phát sinh chi phí vừa làm giảm tiến độ kế hoạch thi công. Không
những vậy, hiện nay Cty đang phải đối mặt với việc giá cả các nguyên
vật liệu như: dầu, thép…đang lên cao một cách đột biến trên thị trường,
khiến cho các công trình thi công gặp nhiều khó khăn; Bên cạnh đó, sự
cạnh tranh trên thị trường xây dựng ngày càng gay gắt, làm cho Cty tham
gia đấu thầu ngày một khó khăn, giá thắng thầu thấp, dẫn đến lợi nhuận
của Cty giảm nhiều.

Ta đi vào phân tích các chỉ số hoạt động, nhằm tìm hiểu hiệu quả hoạt
động của Cty, đánh giá hiệu quả sử dụng các TSNH & TSDH của Cty.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:

Doanh thu thuần


Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân

Số ngày tồn kho:

360 ngày
Số ngày tồn kho =
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số vòng quay khoản phải thu:

Doanh thu thuần


Tỷ số vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân

Số ngày khoản phải thu:

360 ngày
Số ngày khoản phải thu =
Tỷ số vòng quay khoản phải thu

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Doanh thu thuần


Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
NG TSCĐ bình quân

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 58


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Bảng 8: Các tỷ số hoạt động


Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003

1. Doanh thu thuần 9.800 8.564


2. Hàng tồn kho bq 120 230
3.Khoản phải thu bq 5.025,5 5.372
4. NG TSCĐ bq 4.996 5.557
5. Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 4,43 9,67
6. Số ngày tồn kho (ngày) 81,6 37,23
7. Số vòng quay khoản phải thu (vòng) 1,95 1,59
8. Số ngày khoản phải thu (ngày) 185 226
9. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,96 1,54

Nhận xét:

Nhìn chung hoạt động của Cty đã phần nào đi vào ổn định sau khi
thực hiện cổ phần hóa. Nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao.Ta nhận thấy, số
vòng quay hàng tồn kho giảm; điều này chứng tỏ Cty đã phải tăng vốn đầu tư vào
dự trữ vật tư hàng hóa nhằm đảm bảo cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vòng luân chuyển các khoản phải thu, tăng so với năm trước, điều này chứng tỏ
tốc độ thu hồi các khoản nợ chậm hơn năm trước. Tuy nhiên trong năm nay Cty
đã thi công nhiều công trình có qui mô lớn thời gian thi công kéo dài, nên các tỷ
số này giảm đi là điều hợp lý. Về hiệu suất TSCĐ giảm so với năm trước, nguyên
nhân là do doanh thu thuần giảm so với năm trước mặc khác năm nay Cty đã
tăng cường đầu tư thêm máy móc thiết bị nên đã làm nguyên giá TSCĐ tăng lên.

Bên cạnh đó, ta cũng phân tích thêm các tỷ số lợi nhuận để có thể
nắm được tình hình hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động của Cty.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 59


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Lợi nhuận trên doanh thu:

Lợi nhuận ròng


ROs =
Doanh thu thuần

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản:

Lợi nhuận ròng


ROA =
Tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH:

Lợi nhuận ròng


ROE =
Vốn chủ sở hữu

Bảng 9 : Các tỷ số lợi nhuận.


Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003

1. Lợi nhuận ròng 278 211


2. Doanh thu thuần 9.800 8.564
3. Tổng tài sản 11.771 11.878
4. Vốn CSH 2.501 2.587
5. ROs 0,028 0,025
6. ROA 0,024 0,018
7. ROE 0,111 0,082

Nhận xét:

Nhìn chung ta nhận thấy; so với năm trước hiệu quả hoạt động của
Cty có phần giảm; do Cty khi đi vào hoạt động dưới hình thức Cty CP
còn gặp nhiều khó khăn, và lúng túng trong Công tác điều hành và quản
lý; HĐQT và BGĐ chưa thích nghi với hình thức hoạt động của Cty CP
nên trong phần chỉ đạo vẫn còn nhiều trở ngại. Bên cạnh đó việc tiến

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 60


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

hành các công trình thi công còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, dẫn đến
làm giảm tiến độ thi công và có một số công trình thi công chưa được
nghiệm thu nên phần nào cũng đã làm ảnh hưởng không tốt đến doanh
thu của Cty trong năm nay.

Phân tích hiệu quả của cổ phần:

Thu nhập trên mỗi CP thường:


Thu nhập còn lại trong cpt
EPS =
Số CP đang lưu hành
211.335.000
=
23.780
= 8887 đ

Chỉ số này đo lường mức độ tối đa hóa giá trị lợi ích CSH
của các cổ đông thông qua khả năng tạo ra thu nhập trên mỗI cpt. Phản
ánh mức độ sinh lờI của mỗi cpt đang lưu hànhtrong năm nay là
8.887,09đ/cp

Tỷ số giá thị trường

Giá thị trường hiện tại của 1 cp


=
P/E EPS
100.000
=
8.887,09
= 112,72

Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa giá trị thị trường cp và thu nhập
của cp tỷ lệ cho thấy để có 1đ thu nhập ; thị trường cần phải trả 112,27đ cho cp.

Qua ĐHCĐ thường niên cũng đã quyết định tỷ lệ chia cổ tức là


6%/6tháng/1cp; tỷ lệ này cao hơn so với lãi suất tiền gởi ngân hàng. Điều này
cũng đã phần nào làm ổn định tâm lý của cổ đông, tin tưởng vào hiệu quả hoạt
động của Cty yên tâm về đồng vốn của mình bỏ ra đầu tư vào Cty.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 61


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Chương IV: Nhận Xét và Kiến Nghị

Lựa chọn con đường cổ phần hóa vừa phù hợp với chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước, vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh các thách thức thực
tế đang đặt ra; từ đó tạo ra những thuận lợi mới trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và phương hướng phát triển cho doanh nghiệp .

Thực hiện việc cổ phần hóa trong thời điểm đất nước đang chuyển mình
phát triển; các doanh nghiệp Nhà nước cần phải thật sự thay đổi để có thể bắt kịp
nhịp độ phát triển chung của toàn xã hội mà đỉnh cao là việc thực hiện cổ phần
hóa, Đảng và Nhà nước ta đã quyết tâm thực hiện việc sắp xếp đổi mới các doanh
nghiệp nhà nước để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới từ đó mới có thể
vựt dậy nền kinh tế Việt Nam. Nhằm đảm bảo cho tốc độ cổ phần hóa được thực
hiện theo đúng kế hoạch đề ra, trong năm 2002 Nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật, pháp chế và các qui định hướng dẫn cụ thể cho công việc cổ
phần hóa. Điều này vừa đem đến những thuận lợi lại vừa đem lại những khó
khăn; thuận lợi là Cty có thể tiến hành cổ phần hóa theo những qui định chế tài
cụ thể về cổ phần hóa đã được ban hành một cách chặc chẽ, tạo thành hành lang
pháp lý vững chắc cho Cty khi tiến hành cổ phần hóa. Có những vướng mắc
trong khi tiến hành đều đã được tháo gỡ trong Nghị định mới giúp cho doanh
nghiệp có thể giải quyết được vần đề một cách tốt đẹp hơn. Cái khó cho Cty là
trong thời điểm này các văn bản mới được ban hành so với các văn bản cũ có
nhiều thay đổi; Đôi khi tạo cho Cty sự lúng túng trong việc xử lý. Cty phải theo
dõi và nắm bắt kịp thời các qui định mới ban hành để tiến hành cổ phần hóa sao
cho đúng với qui định hiện hành. Đây cũng là những khó khăn chung cho các
doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa trong thời điểm này và cũng là
khó khăn chung cho cả nước trong các lĩnh vực khác do đất nước ta đang trong
quá trình đổi mới. Riêng trong việc cổ phần hóa trong thời gian qua vẫn còn
“trong quá trình triển khai rút kinh nghiệm” nên các qui định vẫn chưa hoàn thiện

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 62


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

vẫn còn cần phải sửa đổi bổ sung; việc tiến hành triển khai còn chậm và còn
nhiều lúng túng, một số cơ chế chính sách còn chưa thông thoáng, thiếu tính linh
hoạt, tính thực tế, thủ tục còn nhiều phiền hà. Một số nội dung của các văn bản
chỉ đạo, tổ chức triển khai chưa rõ ràng, thiếu tính đồng bộ; nhiều vấn đề chậm
được khẳng định như: cổ phần hóa là tự nguyện hay bắt buột ?.... Điều này có thể
là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp thờ ơ với chủ trương cổ phần hóa;
vẫn còn thái độ trông chờ, dò xét không hứng thú với việc cổ phần hóa.

Những thuận lợi trong việc thực hiện tiến trình CPH tại Cty:

- Trong Cty có sự quyết tâm đồng lòng nhất trí trong việc thực hiện
chủ trương CPH, nhất là những nhận thức đúng đắn về CPH của ban lãnh đạo,
những người đi đầu trong Cty, đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy nhanh tiến
trình CPH tại Cty.

- Trong vấn đề giải quyết lao động dôi dư cũng được Cty thực hiện
một cách hợp lý, giải quyết nhanh các chế độ đối với lao động dôi dư, tạo tâm lý
tốt cho người lao động.

- Cty cũng đã làm tốt công tác vận động CB_CNV trong Cty mua cổ
phần. Do phần lớn CB_CNV trong công ty đa phần là những người đã gắn bó với
Cty trong nhiều năm qua, họ luôn tin tưởng vào khả năng hoạt động của công ty.
Mặt khác, Cty đã thực hiện nhiều chế độ cho CB_CNV giúp họ có thể mua cổ
phần của Cty như tín chấp cho người lao động có thể vay vốn ngân hàng để mua
cổ phiếu, cam kết về tỷ lệ cổ tức sẽ trả cho cổ đông… Đã giúp cho người lao
động trong Cty hưởng ứng việc mua cổ phần, 100% CB_CNV trong Cty đều mua
cổ phần.

- Công ty đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan chủ quản
cũng như các cấp có thẩm quyền, điều này cũng đã góp phần không nhỏ trong
việc thực hiện tiến trình một cách thuận lợi.

Theo những thuận lợi mà Cty có được, ta nhận thấy muốn đẩy nhanh tiến
độ CPH đối với các DN khi thực hiện CPH cần chú ý đến các vấn đề về người

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 63


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

lao động, giải quyết tốt các vấn đề chế độ chính sách cho người lao động, việc
xác định và xử lý lao động dôi dư. Nhằm tạo tâm lý tốt cho người lao động, tích
cực hưởng ứng tiến trình CPH tại doanh nghiệp.

Để có thể đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, trong quá trình thực hiện cũng
cần phải xem xét đến vấn đề sau: Qua thực tế thực hiện tại Cty, ta nhận thấy, mọi
quá trình phê duyệt điều thông qua cấp chủ quản sau đó trình lên trên, điều này
cũng hợp lý bởi như thế nó sẽ làm giảm gánh nặng cho cấp trên khi thực hiện giải
quyết các vấn đề cổ phần hóa. Tuy nhiên, do phải phê duyệt nhiều cấp đã gây
mất nhiều thời gian cho Cty trong tiến trình thực hiện. Mặc khác, hiện nay vẫn
chưa có cơ quan hay tổ chức nào chuyên trách về vấn đề CPH, dù Tỉnh đã lập
Ban đổi mới doanh nghiệp Tỉnh, nhưng ban này phải kiêm nhiệm nhiều việc nên
đã không giải quyết một cách kịp thời các vấn đề phát sinh khi tiến hành CPH.
Do đó, để có thể rút ngắn thời gian thực hiện, thiết nghĩ các cấp có thẩm quyền
nên thành lập một ban chuyên trách về CPH, chịu trách nhiệm giải quyết các vấn
đề về CPH cũng như có thể thực hiện phê duyệt các bước thực hiện qui trình
CPH, chỉ đạo và đồng thời ra quyết định cho việc cổ phần hóa, bởi CPH là một
việc làm cấp bách và lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển của các DN nói riêng,
của nền kinh tế nói chung.

Phải nhìn nhận rằng, nền kinh tế thị trường Việt Nam đang trong quá trình
hình thành, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị
trường với xuất phát điểm thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quan liêu
bao cấp, mặc khác trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, nhìn
chung kinh tế lạc hậu nên mức thu nhập thấp bên cạnh đó trình độ dân trí còn
thấp, mang nặng tâm lý sản xuất nhỏ. Về mặc tâm lý xã hội, do nền kinh tế kém
phát triển, lại sống trong chế độ bao cấp nhiều năm, nên tâm lý kinh doanh, đầu
tư, nhất là kinh doanh vốn tiền tệ như đầu tư vào vào mua cp vẫn là vấn đề rất xa
lạ đối với đại đa số dân cư. Theo điều tra và ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư,
tổng cục thống kê, số tiền để dành trong dân chúng hiện có từ 6-8 tỷ USD, trong
đó 44% để mua vàng, ngoại tệ để cất trữ; 20% mua nhà đất và cải thiện điều kiện

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 64


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

sinh hoạt; 17% gửi tiết kiệm; chỉ có 19% được sử dụng vào các dự án đầu tư,
nhưng chủ yếu là ngắn hạn.

Cùng chung tâm lý này, nên đã gây khó khăn cho Cty trong quá trình vận
động CB_CNV và các đối tượng khác đăng ký mua cổ phần của Cty. Tuy nhiên,
bằng uy tín lâu nay của Cty, cũng như sự gắn bó giữa CB_CNV với Cty đã giúp
cho Cty bán được hết số CP theo tỷ lệ qui định.

Điều khó của Cty hiện nay, sau khi cổ phần hóa, là tạo đựơc niềm tin cho
cổ đông, để có thể đảm bảo được sự ổn định trong đầu tư và tâm lý an tâm khi
đầu tư vào Cty. Hiện nay, Cty cũng đã và đang gặp một vấn đề khó khăn để đảm
bảo tâm lý vững tin dối với cổ đông là cho đến thời điểm này khi đã tiến hành
xong cổ phần hóa; đã nhận tiền bán cp của cổ đông ; đã nộp toàn bộ số tiền đó
vào Kho bạc Nhà nước; Cty cũng đã lập bảng kê và đăng ký mua cổ phiếu cho cổ
đông tại Kho bạc Nhà nước, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được cổ phiếu để
phát cho cổ đông; điều này cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cổ
đông; điều này cũng dễ hiểu vì đa phần cổ đông của Cty là người lao động, do
đó, số tiền mua cổ phần đối với họ là không nhỏ; số tiền ấy có thể là được họ vay
mượn hoặc gom góp của cả gia đình, vậy mà đến giờ họ vẫn chưa thấy được tấm
cổ phiếu ra sao? Tâm lý rất hoang mang. Được biết, trong Cty cũng đã xảy ra
tình trạng chuyển nhượng cổ phần lẫn nhau giữa các cổ đông trong và ngoài Cty,
không thông qua HĐQT. Điều này đối với các cổ đông là không nên làm, bởi khi
có xảy ra bất cứ chuyện gì thì HĐQT Cty sẽ hoàn toàn không chịu trách nhiệm
trước những trường hợp này. Đây cũng là một dấu hiệu không tốt vế tâm lý của
cổ đông, Cty cũng cần phải đưa ra những biện pháp thích hợp để có thể xoa dịu
tình hình này cũng như tạo dựng niềm tin của cổ đông đối với Cty như: Cty có
thể cấp cho cổ đông giấy chứng nhận cổ đông; công nhận phần vốn góp của cổ
đông vào Cty trong khi chờ đợi cp từ Kho bạc. Mặc khác, Cty cần phải xem xét
việc trả cổ tức hằng năm cho cổ đông một cách sớm nhất, để tạo tâm lý an tâm
cho cổ đông. Song song đó, Cty cũng phải thường xuyên làm việc với Kho bạc
để nhanh chóng nhận được cp phát cho cổ đông.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 65


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Một điều đáng quan tâm nữa là mục tiêu cổ phần hóa của Cty vẫn chưa
thực hiện được một cách triệt để.

- Mục tiêu đầu tiên là vốn : Cty tiến hành cổ phần hóa theo phương
thức bán một phần vốn nhà nước tại Cty chứ không phát hành thêm cp mới thu
hút thêm vốn; tiền bán cp sau khi thu được đem nộp hết vào Kho bạc, trong khi
Cty đang cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của Cty hầu
hết phải vay ngân hàng để trang trải chi phí hoạt động cũng như mua sắm thiết bị
mới; điều đáng nói ở đây là sau khi Cty CP việc vay vốn ở các ngân hàng trở nên
khó khăn hơn so với khi còn là doanh nghiệp Nhà nước trước đây do việc vay
vốn phải dựa trên vốn điều lệ, nên đã phần nào làm hạn chế vốn được vay của
Cty.

Để khắc phục tình trạng này: sau khi đi vào hoạt động ổn định Cty cần
phải phát hành thêm cp, trái phiếu … dưới nhiều hình thức khác nhau để thu hút
vốn đầu tư vào Cty. Tuy nhiên, để làm được điều này Cty cần phải phấn đấu sao
cho đạt đủ điều kiện tham gia vào thị trường chứng khoán, cũng như phát hành
thêm cổ phiếu theo qui định. Có như thế mới có thể làm tăng giá trị của Cty và
việc thu hút vốn dễ dàng hơn.

- Mục tiêu còn lại là quyền làm chủ của cổ đông. ĐHCĐ thường
niên 2003 vừa qua đã được tổ chức một cách tốt đẹp; thông qua Đại hội cũng đã
đánh giá tình hình chung của Cty qua 1 năm hoạt động, thông báo cho các cổ
đông tình hình tài chính của Cty, Đại hội cũng đã thông qua một số nghị quyết
quan trọng và phương hướng hoạt động sắp tới của Cty.

Tuy nhiên, tinh thần làm chủ của cổ đông chưa cao, biểu hiện là sự tham
dự của các cổ đông còn mang tính hình thức, chưa phát huy hết quyền làm chủ
của mình, hầu hết vẫn chưa tham gia đóng góp ý kiến cho Cty, trong khi Cty
đang rất cần những ý kiến đóng góp nhất là các cổ đông trong Cty để tạo sự phát
triển chung cho toàn Cty.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 66


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

Do đó, Cty, nhất là HĐQT cần phải đi sâu vào việc gần gũi tìm hiểu tâm
tư tình cảm của người lao động, ghi nhận những ý kiến đóng góp, đồng thời cũng
cần phải có hình thức khen thưởng một cách kịp thời và xứng đáng cho những
sáng tạo và thành tích làm việc của người lao động; Giải thích cho người lao
động hiểu rõ những quyền lợi của mình, của một cổ đông trong Cty, từ đó nâng
cao ý thức trách nhiệm cũng như khuyến kích họ cống hiến hết mình cho sự đi
lên của Cty. Bên cạnh đó, Cty cũng có thể tìm hiểu và thông qua các mối quan hệ
của các cổ đông trong và ngoài Cty nhằm tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị
trường, cũng như tiếp cận những công nghệ mới… Có như thế mới đảm bảo
được sự phát triển bền vững của Cty.

Nhìn chung, tiến trình CPH tại Cty được thực hiện một cách thuận lợi, các
bước tiến hành được thực hiện theo đúng trình tự của các qui định của Nhà nước
về việc CPH.

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 67


Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ

PHẦN KẾT LUẬN

Cổ phần hóa là vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao,
đòi hỏi chúng ta phải hết sức thận trọng khi tiến hành ở một nước mà ở đó dân
chúng còn chưa hiểu biết nhiều về thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường
chứng khoán, còn có thói quen cất trữ tiền hơn là mang tiền đi đầu tư và doanh
nghiệp Nhà nước tồn tại khá lâu, tư tưởng bao cấp đã ăn sâu vào trong suy nghĩ
của nhiều người.

Trong nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập như nước ta hiện nay,
thì sự tồn tại và vận hành của thị trường chứng khoán và các Cty CP được xem là
một động lực tích cực để phát triển nền kinh tế. Tính hiệu quả của nó so với các
doanh nghiệp Nhà nước thể hiện tập trung ở những điểm: cơ chế thu hút vốn
nhanh, huy dộng từ nhiều nguồn, nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp
dân cư, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế.

Qua nghiên cứu thực tế tiến trình cổ phần hóa tại Cty CP Xáng, Xây dựng
Cần Thơ, là đơn vị thực hiện cổ phần hóa theo hình thức bán một phần vốn của
nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, quá trình phân tích thực trạng của Cty cho
thấy Cty đã thực hiện các bước cổ phần hóa hết sức thuận lợi do Cty có tình hình
tài chính lành mạnh, có uy tín trong sản xuất kinh doanh, được sự đồng tình ủng
hộ của toàn thể cán bộ công nhân viên.

Với kiến thức có hạn và thời gian nghiên cứu ngắn nên các kiến nghị và
phần trình bày trong luận văn chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong sự góp ý và
chỉ bảo của quý thầy cô và các cô chú đi trước.
Tháng 4/2004
SVTH: Bùi lê Thảo Ngọc

SVTH: Buøi leâ Thaûo Ngoïc 68


PHỤ LỤC
a
Tình hình cổ phần hoá tại các bộ ngành, tổng công ty 91
tính đến cuối năm 2002.

Bộ, ngành, Tổng công ty 91 Số DNNN đã


CPH

I. Các bộ, ngành (tính cả số doanh nghiệp thuộc TCT thành viên)
1. Bộ công nghiệp 38
2. Bộ nông nghiệp 45
3. Bộ xây dựng 14
4. Bộ Giao thông vận tải 44
5. Bộ Thuỷ sản 8
6. Bộ Y tế 3
7. Bộ Thương mại 19
8. Tổng cục Du lịch 3
II. Các Tổng công ty 91
1. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 13
2. Tổng công ty Than Việt Nam 3
3. Tổng công ty BC-VT Việt Nam 6
4. Tổng công ty Điện lực 2
5. Tổng công ty Dệt may 11
6. Tổng công ty Cà phê 2
7. Tổng công ty Xăng dầu 12
8. Tổng công ty Giấy 2
9. Tổng công ty Chè 6
10. Tổng công ty Ximăng 5
11. Tổng công ty Thép 2
12. Tổng công ty Hoá chất Việt Nam 3
13. Tổng công ty Lương thực Miền Bắc 1
Số liệu về tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
ở các đại phương trên phạm vi toàn quốc tính đến cuối năm 2002.
Địa phương Số DNNN đã
CPH
1. Hà nội 82
2. Tp. Hồ Chí Minh 78
3. Hải Phòng 15
4. Đà Nẵng 11
5. Hà Giang 1
6. Cao Bằng 11
7. Lào Cai 2
8. Tuyên Quang 12
9. Thái Nguyên 5
10. Lạng Sơn 1
11. Sơn La 2
12. Yên Bái 5
13. Phú Thọ 14
14. Hoà Bình 4
15. Vĩnh Phúc 3
16. Bắc Ninh 5
17. Bắc Giang 11
18. Hà Tây 11
19. Hải Dương 6
20. Hà Nam 5
21. Nình Bình 7
22. Quảng Ninh 13
23. Thái Bình 5
24. Nam Định 37
25. Thanh Hoá 31
26. Nghệ An 21
27. Hà Tĩnh 9
28. Quảng Bình 4
29. Quảng Trị 4
30. Thừa Thiên - Huế 12
31. Quảng Nam 3
32. Quảng Ngãi 5
33. Bình Định 16
34. Khánh Hoà 14
35. Ninh Thuận 3
36. Bình Thuận 3
37. Gia Lai 4
38. Dak Lak 9
39. Lâm Đồng 15
40. Tây Ninh 2
41. Bình Dương 4
42. Đồng Nai 12
43. Bà Rịa-Vũng Tàu 6
44. Long An 2
45. Đồng Tháp 1
46. An Giang 4
47. Tiền Giang 5
48. Vĩnh Long 1
49. Cần Thơ 11
50. Kiên Giang 1
51. Trà Vinh 1
52. Bến Tre 1
53. Bạc Liêu 3
54. Cà Mau 5
55. Sóc Trăng 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UUU
1. ĐH Quốc Gia Tp HCM; trường Đại học kinh tế, khoa TCDN & KDTT. Tài Chính
Doanh Nghiệp, nhà xuất bản Tài chính _ 1999.
2. Tập thể tác giả khoa kế toán_kiểm toán. Kế Toán Quản Trị, Nhà xuất bản thống
kê_2000.
3. Các qui định của Nhà nước về Chứng khoán & Thị trường chứng khoán. Nhà xuất
bản xây dựng_2000
4. Nghị định 64/2002/NĐ_CP ngày 19/6/2002. Về việc chuyển DNNN thành Cty CP
5. Nghị định 69/2002/NĐ_CP ngày 12/7/2002. Về quản lý nợ tồn đọng đối với DNNN
6. Thông tư 76/2002/TT_BTC ngày 9/9/2002. Hướng dẫn những vấn đề tài chính khi
chuyển DNNN thành Cty CP.
7. Thông tư 11/2002/TT_ BLĐTBXH ngày 12/6/2002. Hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 41/2002/NĐ_CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về lao động
dôi dư do sắp xếp lại DNNN.
8. Bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn
9. Bộ kế hoạch và đầu tư: http://www.mpi.gov.vn
10. http://www.mekongsecurities.com.vn
11. http://www.vn.express.net

You might also like