You are on page 1of 93

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.......................................................................2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................................3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .........................................................................4
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN
TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ........................................5
1.1. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH:......................................................................................................5
1.1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KẾT QUẢ KINH DOANH:............5
1.1.1.1. Khái niệm: ...............................................................................5
1.1.1.2. Ý nghĩa: ...................................................................................6
1.1.2. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH:......6
1.1.2.1. Khái niệm kế toán: ..................................................................6
1.1.2.2. Nguyên tắc kế toán:.................................................................6
1.1.2.3. Nhiệm vụ kế toán: ...................................................................7
1.1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH: .......................................................................................7
1.1.3.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:......7
1.1.3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:...........7
1.1.3.1.2. Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu:...................10
1.1.3.1.3. Kế toán doanh thu thuần:................................................11
1.1.3.1.4. Tập hợp chi phí:..............................................................11
1.1.3.2. Kế toán xác định kết quả hoat động tài chính: ......................14
1.1.3.2.1. Tài khoản sử dụng: .........................................................14
1.1.3.2.2. Nguyên tắc hạch toán: ....................................................14
1.1.3.2.3. Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 10) ........................................15
1.1.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác: ............................15
1.1.3.3.1. Tài khoản sử dụng: .........................................................15
1.1.3.3.2. Nguyên tắc hạch toán: ....................................................15
1.1.3.3.3. Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 11) ........................................15
1.1.3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:...................................15
1.1.3.4.1. Khái niệm: ......................................................................15
1.1.3.4.2. Nguyên tắc hạch toán: ....................................................15
1.1.3.4.3. Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 12) ........................................16
1.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ................16
1.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP:................................................16
1.2.1.1. Khái niệm lợi nhuận:.............................................................16
1.2.1.2. Ý nghĩa lợi nhuận:.................................................................16
1.2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận: .......................................17
1.2.2. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN:........17
1.2.2.1. Mục đích phân tích lợi nhuận:...............................................17
1.2.2.2. Nội dung phân tích: ...............................................................18
1.2.2.2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của toàn doanh
nghiệp: ............................................................................................18
1.2.2.2.2.Phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận:.............18
1.2.2.2.3. Phân tích các chỉ số chủ yếu:..........................................18
1.2.3. CÁC TÀI LIỆU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN:..19
1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán: ............................................................19
1.2.3.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: ........................................19
1.2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: ..................................................19
1.2.4.1. Phân tích theo chiều ngang: ..................................................19
1.2.4.2. Phân tích theo chiều dọc: ......................................................20
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY .........................21
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: ..................................21
2.2. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG TY:.................................................................................................22
2.3. BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ:......................................................23
2.3.1. Cơ cấu tổ chức: ............................................................................23
2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban :...............................23
2.4. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ: ...............................................................24
2.4.1. Thị trường tiêu thụ hiên tại: .........................................................24
2.4.2. Dự báo thị trường sắp tới: ............................................................25
2.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG
THỜI GIAN TỚI: ......................................................................................26
2.5.1. Thuận lợi: .....................................................................................26
2.5.2. Khó khăn:.....................................................................................26
2.5.3. Phương hướng trong thời gian tới:...............................................27
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY ..............................28
3.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP:....................................................................................................28
3.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HẠCH TOÁN:.......................28
3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:.....................................................28
3.2.2. Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng: Nhật ký chung...........29
3.2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: ..............................................29
3.2.2.2. Phương pháp ghi chép:..........................................................30
3.2.2.3. Các báo cáo kế toán sử dụng trong công ty: .........................31
3.2.3. Các chứng từ sổ sách liên quan:...................................................31
3.2.3.1. Các chứng từ sử dụng:...........................................................31
3.2.3.2. Các loại sổ sử dụng: ..............................................................31
3.3. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH:....................................................................................................31
3.3.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: ..........31
3.3.1.1. Kế toán doanh thu: ................................................................31
3.3.1.1.1. Phương thức bán hàng: ..................................................31
3.3.1.1.2. Hình thức thanh toán: .....................................................32
3.3.1.1.3. Kế toán doanh thu:..........................................................32
3.3.1.2. Kế toán chi phí: .....................................................................40
3.3.1.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán: ..............................................40
3.3.1.2.2. Kế toán chi phí bán hàng:...............................................45
3.3.1.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:...........................46
3.3.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính:.............................48
3.3.2.1. Thu nhập hoạt động tài chính:...............................................48
3.3.2.2. Chi phí hoạt động tài chính: ..................................................49
3.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác: ...................................49
3.3.3.1. Thu nhập khác: ......................................................................49
3.3.3.2. Chi phí khác: .........................................................................50
3.3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:..........................................51
3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ................54
3.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm: .......57
3.4.2. Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của công ty
năm 2003:...............................................................................................66
3.4.2.1. Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch của hoạt động sản
xuất kinh doanh: .................................................................................66
3.4.2.2. Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động khác: ......67
3.4.3. Phân tích các tỷ số: ......................................................................68
3.4.3.1. Phân tích tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn:................................68
3.4.3.1.1. Phân tích tình hình thanh toán:.......................................68
3.4.3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán:.......................................70
3.4.3.2. Phân tích các tỷ số hoạt động:...............................................71
3.4.3.2.1. Vòng quay hàng tồn kho: ...............................................71
3.4.3.2.2. Vòng luân chuyển các khoản phải thu:...........................72
3.4.3.2.3. Vòng quay vốn: ..............................................................72
3.4.3.3. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh: ..........74
3.4.3.3.1. Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ:.......................................74
3.4.3.3.2. Tỷ suất đầu tư và tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản:......74
3.4.3.4. Phân tích khả năng sinh lời: ..................................................75
3.4.3.4.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động:............................................75
3.4.3.4.2. Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu: ............................76
3.4.3.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): ....................76
3.4.3.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ..............77
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................82
1. GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ:......................................................................82
1.1.Về công tác tổ chức kế toán trong công ty: .........................................82
1.2.Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: ..................................84
2. KẾT LUẬN: ..............................................................................................87
Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong tiến trình hội nhập AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO ở nước ta thì
hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ dừng ở quá trình sử dụng các tư liệu
sản xuất chế tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu xã hội, mà các doanh nghiệp
phải hoạch định sách lược sản xuất kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh trước
áp lực hội nhập không chỉ trên thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế
giới.
Xét về mặt tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
không chỉ chịu tác động của qui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật
cung cầu và qui luật cạnh tranh. Sau mỗi quá trình sản xuất, mọi sản phẩm của
doanh nghiệp phải được đưa ra thị trường đánh giá. Thị trường có thể nói là cầu
nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Những sản phẩm sau khi đem ra thị
trường tiêu thụ sẽ đem về một khoản tiền nhất định và ta gọi đó là doanh thu.
Nhờ có doanh thu doanh nghiệp có thể trang trãi các khoản chi phí đã bỏ ra trong
quá trình sản xuất và trích nộp các khoản bảo hiểm, thuế cho Nhà nước.
Như vậy doanh thu là sự tái tạo nguồn vốn bỏ ra. Nếu doanh nghiệp thực
hiện được nguyên tắc: “nguồn vốn tái tạo lớn hơn nguồn vốn bỏ ra” thì doanh
nghiệp đã biểu hiện thành công trong kinh doanh, hay nói cách khác là doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả và thu được lợi nhuận. Doanh thu sau khi trừ các
khoản chi phí thì còn lại là lợi nhuận.
Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường bởi nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong, khẳng định
khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp. Có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có
nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, đóng góp vào ngân sách nhà nước
thông qua các loại thuế; đồng thời một phần lợi nhuận sẽ được dùng để trả cổ tức
cho các cổ đông, trích lập các quỹ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 1


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Vì vậy khi doanh nghiệp bước vào một thị trường cạnh tranh, hội nhập thì
việc đánh giá, xem xét một cách chính xác doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
hay có lợi nhuận không thông qua công tác hạch toán các khoản doanh thu, chi
phí có hệ thống, đúng nguyên tắc và đúng chuẩn mực kế toán là vấn đề quan
trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp hiện nay. Ngược lại, có thể làm cho
nhà quản trị nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có
thể làm cho nhà quản trị đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc xác định lợi nhuận một cách chính xác thông qua công tác
hạch toán các khoản doanh thu, chi phí phù hợp, đúng nguyên tắc, đúng chuẩn
mực thì việc phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa rất
quan trọng. Thông qua việc phân tích lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp đánh giá
mức độ tăng trưởng lợi nhuận và mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của
doanh nghiệp nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng
đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát
huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh, không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh hiện nay.
Từ đó cho thấy: việc xác định và phân tích xem doanh nghiệp hoạt động
thật sự có hiệu quả không hay có lợi nhuận không là vấn đề quan trọng hàng đầu
trong công tác quản trị hiện nay. Vì vậy trong thời gian thực tập được sự hướng
dẫn tận tình của các thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công
ty Dược Phẩm An Giang em đã chọn và thực hiện đề tài: “Xác định và phân tích
kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang” để hoàn thành luận văn của
mình.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:


Mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay nói đến cùng là lợi nhuận.
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 2


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

và tất cả vì lợi nhuận. Để biết được doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận không
đòi hỏi phải có hệ thống kế toán ghi chép một cách chính xác, đầy đủ các nghiệp
vụ kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Quá trình
xử lý nghiệp vụ, lưu chuyển chứng từ, hạch toán chi tiết tổng hợp doanh thu, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó phân tích điểm
mạnh, điểm yếu của hệ thống kế toán của doanh nghiệp, và đề ra một số kiến
nghị để góp phần vào việc xây dựng hệ thống kế toán của doanh nghiệp ngày
càng hoàn thiện hơn.
Đồng thời đề tài còn nghiên cứu, đánh giá tình hình lợi nhuận của toàn
doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến tình hình biến động lợi nhuận để đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm
tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


Thu thập số liệu:
Thông qua quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế của công ty trong
thời gian thực tập.
Đồng thời thu thập số liệu thông qua các báo cáo và tài liệu của
công ty cung cấp.
Qua đó thu thập thêm các thông tin trên báo chí, internet.
Phân tích số liệu:
Công cụ phân tích số liệu chủ yếu là so sánh, tổng hợp các kết quả đạt được
qua các năm để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời so
sánh kết quả thực tế đạt được với kế hoạch để đánh giá xem doanh nghiệp có
hoàn thành kế hoạch đề ra không? Trên cơ sở đó còn vận dụng công cụ phân tích
để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kế toán của doanh nghiệp, từ
đó đề ra các phương hướng để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu giúp hệ
thống kế toán của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 3


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


Trong quá trình chọn đề tài và thực hiện đề tài được sự hướng dẫn của thầy
cô em đã chọn công ty Dược An Giang trụ sở đặt tại số 27 đường Nguyễn Thái
Học, Phường Mỹ Bình, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang làm nơi thực
tập. Do thời gian thực tập tại công ty có giới hạn và đặc điểm kinh doanh của
doanh nghiệp nên đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là
chủ yếu. Do kiến thức còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi sai sót kính
mong sự chỉ bảo nhiều hơn của Thầy Cô và các anh chị trong công ty.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 4


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
1.1. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH:
1.1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KẾT QUẢ KINH DOANH:
1.1.1.1. Khái niệm:
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Là số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh bao gồm:
∗ Kết quả của hoạt động sản xuất, chế biến.
∗ Kết quả của hoạt động thương mại.
∗ Kết quả của hoạt động lao vụ, dịch vụ.
Kết quả hoạt động Doanh thu Giá vốn Chi phí Chi phí
= - - -
sản xuất kinh doanh thuần hàng bán bán hàng QLDN
Kết quả hoạt động tài chính:
Là số còn lại của các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính sau
khi trừ các khoản chi phí hoạt động tài chính như: mua bán chứng khoán, cho
vay, góp vốn liên doanh…
Kết quả hoạt động Thu nhập hoạt động Chi phí hoạt động
= -
tài chính tài chính tài chính
Kết quả hoạt động khác:
Là số còn lại của các khoản thu nhập khác (ngoài hoạt động tạo
ra doanh thu của doanh nghiệp) sau khi trừ các khoản chi phí khác như: nhượng
bán, thanh lý tài sản….

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 5


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Kết quả hoạt động Thu nhập hoạt động Chi phí hoạt động
= _
khác khác khác
1.1.1.2. Ý nghĩa:
Mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường được quan tâm nhất là kết quả kinh doanh và làm thế nào để kết quả kinh
doanh càng cao càng tốt (tức lợi nhuận mang lại càng nhiều). Điều đó phụ thuộc
rất nhiều vào việc kiểm soát các khoản doanh thu, chi phí và xác định, tính toán
kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải biết kinh
doanh mặt hàng nào để có kết quả kinh doanh cao và phải kinh doanh như thế
nào để có hiệu quả, có khả năng chiếm lĩnh thị trường cao…nên đầu tư để mở
rộng kinh doanh hay chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Do vậy công việc
xác định và phân tích kết quả kinh doanh như thế nào để cung cấp những thông
tin cần thiết giúp chủ doanh nghiệp hay giám đốc điều hành có thể phân tích,
đáng giá và lựa chọn các phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả
nhất. Điều này phụ thuộc vào thông tin kế toán cung cấp và phải đảm bảo tính
trung thực, tin cậy.
1.1.2. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH:
1.1.2.1. Khái niệm kế toán:
Hoạt động của doanh nghiệp là liên tục, nhưng để xác định lãi, lỗ
của doanh nghiệp kế toán viên cần phải ghi chép, báo cáo các khoản doanh thu,
chi phí, lãi hoặc lỗ cho một kỳ nhất định, đó là kỳ kế toán.
Kỳ kế toán là những khoảng thời gian bằng nhau để thuận tiện
trong việc so sánh. Kỳ kế toán chính thức là một năm nhưng cũng có thể thực
hiện cho kỳ ngắn hơn như: tháng, quý.
1.1.2.2. Nguyên tắc kế toán:
Nguyên tắc doanh thu: doanh thu chỉ được ghi nhận khi xác
định chắc chắn là tiêu thụ trong kỳ kế toán (tức người mua đã thanh toán hay
chấp nhận thanh toán).

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 6


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Nguyên tắc phù hợp: Chi phí và doanh thu của hoạt động sản
xuất kinh doanh thực tế phát sinh phải phù hợp theo niên độ kế toán.
1.1.2.3. Nhiệm vụ kế toán:
Phản ánh kịp thời đầy đủ các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phản ánh kịp thời tình hình thực hiện chế độ phân phối kết quả
kinh doanh.
Phân tích tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH:
1.1.3.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh:
1.1.3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Khái niệm:
Bán hàng: là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và
bán hàng hoá mua vào.
Cung cấp dịch vụ: là thực hiện công việc đã thoả thuận theo
hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ như: cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho
thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động….
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền
thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như
bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu
và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Tầm quan trọng của doanh thu:
Thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là mục
tiêu hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vì nhờ có doanh thu
doanh nghiệp mới có thể bù đắp được chi phí bỏ ra và thực hiện các nghĩa vụ đối

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 7


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

với nhà nước; đồng thời chia lợi cho các cổ đông, các bên tham gia góp vốn liên
doanh và tăng vốn đầu tư, tiếp tục tái sản xuất mở rộng…
Nhiệm vụ kế toán doanh thu:
Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất thành phẩm, tiêu
thụ thành phẩm và các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm.
Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Nguyên tắc hạch toán TK 511:
TK 511 được dùng để phản ánh doanh số của khối lượng
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
TK 511 phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm,
hàng hoá, lao vụ, dịch vụ nhằm xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh
của từng mặt hàng.
Khi trao đổi hàng hoá và dịch vụ để lấy hàng hoá hoặc dịch
vụ tương tự về bản chất, giá trị thì không ghi nhận doanh thu.
Các khoản làm giảm trừ doanh thu được hạch toán riêng.
Nguyên tắc hạch toán TK 512:
TK 512 được dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ. TK này chỉ sử dụng cho các đơn
vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một công ty hay tổng công ty, nhằm
phản ánh số doanh thu tiêu thụ nội bộ của các đơn vị thành viên cung cấp lẫn
nhau trong một kỳ hạch toán.
Các khoản làm giảm trừ doanh thu hạch toán riêng.
TK 511 phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm,
hàng hoá, lao vụ, dịch vụ nhằm xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh
của từng mặt hàng.
Khi trao đổi hàng hoá và dịch vụ để lấy hàng hoá hoặc dịch
vụ tương tự về bản chất, giá trị thì không ghi nhận doanh thu.
Kế toán chi tiết:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 8


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Chứng từ sử dụng: hoá đơn bán hàng, hợp đồng mua bán và
các chứng từ có liên quan. Dựa vào hoá đơn đặt hàng hay hợp đồng, kế toán thực
hiện xuất giao hàng và lập hoá đơn xuất kho, hoá đơn bán hàng.
Căn cứ vào hợp đồng, kế toán ghi vào sổ tiêu thụ và phải mở
sổ chi tiết cho từng loại hình kinh doanh, từng mặt hàng.
Kế toán tổng hợp:
Phương thức bán hàng:
Nhận hàng: là phương thức tiêu thụ sản phẩm mà người mua
sẽ nhận hàng tại doanh nghiệp sau khi đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Gửi hàng: là phương thức tiêu thụ sản phẩm mà bên bán có
trách nhiệm phải giao hàng đến tận nơi cho người mua theo hợp đồng ký kết, kể
cả trường hợp gửi hàng đi bán. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi người mua
thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
Kết cấu và sơ đồ hạch toán:
Kết cấu: TK sử dụng: 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ”
TK 511
.
- Trị giá hàng bán bị trả lại - Doanh thu bán sản phẩm, hàng
- Khoản chiết khấu bán hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ
- Khoản giảm giá hàng bán thực hiện trong kỳ
- Kết chuyển doanh thu thuần để
tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
.
TK 511 không có số dư cuối kỳ và có 4 tài khoản cấp 2:
TK 5111: “Doanh thu bán hàng hoá”
TK 5112: ” Doanh thu bán các thành phẩm”
TK 5113: “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”
TK 5114: “ Doanh thu trợ cấp, trợ giá”

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 9


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Sơ đồ hạch toán: Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp


khấu trừ (Phụ lục 1).
1.1.3.1.2. Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu:
Thuế VAT trực tiếp, Thuế TTĐB, Thuế XK:
Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 2)
Chiết khấu thương mại:
Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp
bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phản ánh các khoản chiết khấu
thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách
chiết khấu thương mại của doanh nghiệp. Trường hợp giá bán ghi trên hoá đơn là
giá đã giảm (giá đã trừ các khoản chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu
này không được hạch toán vào TK 521.
Kết cấu tài khoản 521 “chiết khấu thương mại”
TK 521
Số chiết khấu thương mại đã chấp Kết chuyển toàn bộ số chiết
nhận thanh toán cho khách hàng. khấu thương mại sang TK 511
ơ

Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 3)


Hàng bán bị trả lại:
Khái niệm: Hàng bán bị trả lại là số hàng hoá đã tiêu thụ bị
trả lại do vi phạm hợp đồng kinh tế, kém phẩm chất, sai qui cách…
Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phản ánh vào tài khoản này trị
giá của số hàng bị trả lại đúng bằng lượng hàng bị trả lại nhân với đơn giá ghi
trên hoá đơn khi bán. Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị
trả lại này doanh nghiệp phải phản ánh vào TK 641 “chi phí bán hàng”.
Kết cấu của TK 531 “hàng bán bị trả lại”

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 10


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

TK 531
Trị giá hàng bán bị trả lại Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại
phát sinh trong kỳ sang TK 511 hay tính vào chi phí

Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 4)


Giảm giá hàng bán:
Khái niệm: Giảm giá hàng bán là giảm trừ cho người mua
khi hàng hoá kém phẩm chất, sai qui cách,….
Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phản ánh vào tài khoản này các
khoản giảm trừdo việc giảm giá ngoài hoá đơn tức là sau khi đã có hoá đơn.
Không phản ánh vào tài khoản này số giảm giá đã được ghi trên hoá đơn bán
hàng và đã được khấu trừ vào tổng số giá bán ghi trên hoá đơn.
Kết cấu của tài khoản 532 “giảm giá hàng bán”
TK 521
Các khoản giảm giá hàng bán đã Kết chuyển toàn bộ số giảm giá
chấp nhận cho khách hàng. hàng bán sang TK 511
Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 5)
1.1.3.1.3. Kế toán doanh thu thuần:
Khái niệm: Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng số
doanh thu với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB và thuế XK.
Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 6)
1.1.3.1.4. Tập hợp chi phí:
Giá vốn hàng bán:
Kết cấu TK 632 “Giá vốn hàng bán”.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 11


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

TK 632
- Giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch - Hoàn nhập khoản dự phòng giảm
vụ đã tiêu thụ trong kỳ. giá hàng tồn kho.
- Chi phí nguyên vật liệu, nhân công - Kết chuyển giá vốn hàng bán của sản
vượt trên mức bình thường. phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
- Chi phí sản xuất chung cố định không trong kỳ sang TK 911.
phân bổ được .
- Hao hụt, mất mát của hàng tồn kho
sau khi trừ phần bồi thường.
- Chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ
vượt trên mức bình thường.
- Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá
hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn
năm trước.
Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 7)
Ý nghĩa của giá vốn hàng bán:
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì việc xác
định kết quả kinh doanh là điều cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện
nay, trong đó giá vốn hàng bán cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định kết
quả kinh doanh. Nếu giá vốn hàng bán trên một đơn vị sản phẩm thấp sẽ làm cho
doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận kiếm được từ
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tăng tính cạnh tranh
của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Vì vậy, khi doanh nghiệp kiểm soát giá vốn hàng bán tốt sẽ
giúp cho nhà quản lý có những quyết định đúng trong các chiến lược kinh doanh.
Chi phí bán hàng:
Khái niệm: Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan
đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bao gồm ca chi phí bảo hành, sửa chửa như:
chi phí vận chuyển, đóng gói, bảo quản,…

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 12


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Nguyên tắc hạch toán: mở sổ theo dõi từng nội dung chi phí.
Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có sản phẩm
tiêu thụ thì cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí bán hàng
vào TK 142 “chi phí trả trước” và theo dõi quá trình phân bổ trên.
Kết cấu TK 641 “chi phí bán hàng”:
TK 641
- Chi phí bán hàng thực tế phát - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
sinh trong kỳ. - Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK
911 hoặc phân bổ cho những sản
phẩm tiêu thụ kỳ sau.

Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 8)


Ý nghĩa của chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng không chỉ là một trong số những chi phí
dùng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn là công cụ
giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược nhằm tăng doanh số,
tạo thêm lợi nhuận cho công ty như: tăng chi phí quảng cáo, đa dạng hoá bao bì,
mẫu mã,….Vì vậy việc xác định chi phí bán hàng một cách chính xác sẽ rất có
lợi cho các doanh nghiệp hiện nay.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí dùng
trong bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc hạch toán: mở sổ theo dõi chi tiết theo từng yếu
tố chi phí đã phục vụ cho việc quản lý. Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh
doanh dài, trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu không tương
xứng với chi phí quản lý doanh nghiệp thì kế toán phải kết chuyển toàn bộ chi
phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ sang chi phí hoạt động của kỳ sau
hoặc phân bổ cho hai đối tượng: sản phẩm đã bán hoặc sản phẩm chưa bán được

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 13


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

lúc cuối kỳ, mức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho những sản phẩm
chưa bán được lúc cuối kỳ sẽ được chuyển sang kỳ sau.
Kết cấu TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”

TK 642
-Chi phí quản lý doanh - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý
nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. doanh nghiệp.
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh
nghiệp sang TK 911 hoặc phân bổ
cho những sản phẩm tiêu thụ kỳ sau.
Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 9)
Ý nghĩa của chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tương tự như chi phí bán
hàng vì đều là một trong những chi phí dùng để xác định kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là yếu tố quan trọng quyết định quá trình tồn tại
của doanh nghiệp vì khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cần phải có bộ phận
quản lý doanh nghiệp để đưa ra những hoạch định, chiến lược hoạt động của
doanh nghiệp, nếu chúng ta chi tiêu nhiều hay thuê mướn bộ phận quản lý không
tốt sẽ làm lãng phí của cải, tài sản của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định chi phí quản lý doanh nghiệp
một cách đúng đắn sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động.
1.1.3.2. Kế toán xác định kết quả hoat động tài chính:
1.1.3.2.1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 515 “thu nhập hoạt động tài chính”.
Tài khoản 635 “chi phí hoạt động tài chính”
Khi có các khoản thu nhập hoạt động tài chính phát sinh sẽ
được hạch toán vào bên có của TK 515, và các khoản chi phí hoạt động tài chính
sẽ được hạch toán vào bên nợ của TK 635.
1.1.3.2.2. Nguyên tắc hạch toán:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 14


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

TK 515 và TK 635 chỉ dùng để phản ánh các khoản thu nhập
và chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động sau:
Hoạt động cho vay, mua bán hàng trả chậm, trả góp đầu tư
trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán, cho thuê tài chính.
Hoạt động cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh.
Hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
Hoạt động chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng.
Hoạt động mua bán ngoại tệ.
Hoạt động đầu tư khác.
1.1.3.2.3. Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 10)
1.1.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác:
1.1.3.3.1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 711 “thu nhập khác”.
Tài khoản 811 “chi phí khác”
Khi có các khoản thu nhập khác phát sinh sẽ hạch toán vào
bên có của TK 711 và chi phí khác sẽ được hạch toán vào bên nợ của TK 811.
1.1.3.3.2. Nguyên tắc hạch toán:
TK 711, TK 811 chỉ dùng để phản ảnh các khoản thu nhập khác
và chi phí khác của doanh nghiệp (ngoài các khoản thu nhập, chi phí đã phản ánh
ở tài khoản của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính) như:
nhượng bán, thanh lý TSCĐ, vi phạm hợp đồng, …
1.1.3.3.3. Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 11)
1.1.3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
1.1.3.4.1. Khái niệm:
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
1.1.3.4.2. Nguyên tắc hạch toán:
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chyển vào TK 911
“xác định kết quả kinh doanh” là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 15


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

1.1.3.4.3. Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 12)


Tóm lại:
Trong môi trường cạnh tranh, hội nhập hiện nay việc làm thế nào để
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả (tức doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận)
là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời nó còn tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tăng khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị
trường trong nước mà ngay cả thị trường nước ngoài. Do đó việc xác định doanh
thu, chi phí một cách hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong
việc xác định kết quả kinh doanh từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra những hoạch
định, chiến lược phù hợp với tình hình thực tế và tương lai của doanh nghiệp.
1.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
1.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP:
1.2.1.1. Khái niệm lợi nhuận:
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh
thu thu về so với các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc
vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh
nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh
nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên lợi nhuận cũng được
tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau như: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, từ hoạt động tài chính và hoạt động khác.
1.2.1.2. Ý nghĩa lợi nhuận:
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài
chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả ấy
là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái sản xuất mở rộng toàn bộ
nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên
thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế; đồng thời một bộ

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 16


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

phận lợi nhuận được để lại thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng sản xuất,
nâng cao mức sống của người lao động và nâng cao phúc lợi xã hội.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến
khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận:
Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh
nghiệp.
Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận.
Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh
nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.2. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN:
1.2.2.1. Mục đích phân tích lợi nhuận:
Nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so
với mục tiêu kế hoạch đề ra, để xem trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã
có cố gắng trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra không, từ đó tìm ra nguyên nhân
và có biện pháp khắc phục.
Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp cho doanh nghiệp thấy
được những mặt hàng ưu thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựng cơ cấu mặt
hàng kinh doanh có hiệu quả góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Phân tích lợi nhuận cũng giúp ta nhìn ra các nhân tố bên trong
và bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận và tìm ra các nguyên nhân gây nên mức
độ ảnh hưởng đó, từ đó giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và
khắc phục những yếu kém, tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 17


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

1.2.2.2. Nội dung phân tích:


1.2.2.2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của toàn
doanh nghiệp:
Phân tích chung tình hình lợi nhuận của toàn doanh nghiệp được
tiến hành như sau:
So sánh tổng mức lợi nhuận giữa thực tế so với kế hoạch
nhằm đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp.
So sánh tổng mức lợi nhuận thực tế giữa các kỳ kinh doanh
trước nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố sự tăng giảm tổng
mức lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.2.2.2.Phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận:
Phân tích tình hình lợi nhuận từng bộ phận của doanh nghiệp
là xem xét sự biến động lợi nhuận giữa thực tế so với kế hoạch và thực tế các
năm trước nhằm thấy khái quát tình thực hiện kế hoạch lợi nhuận và tốc độ tăng
trưởng của từng bộ phận; đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự biến động đó.
Phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận bao gồm:
Phân tích lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích lợi nhuận hoạt động tài chính.
Phân tích lợi nhuận thu hoạt động khác.
1.2.2.2.3. Phân tích các chỉ số chủ yếu:
Phân tích chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn:
Phân tích chỉ số này sẽ cho ta thấy doanh nghiệp có khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không (nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải
thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh). Và tỷ số
này cũng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp vì nếu tỷ số
này quá thấp sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến
hạn trả đưa đến doanh nghiệp bị phá sản.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 18


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Phân tích các tỷ số hoạt động:


Phân tích chỉ số này cũng sẽ giúp ta đánh giá khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, hiệu quả của quá trình họat động của doanh
nghiệp và tình hình dự trữ nguyên liệu, hàng hóa đảm bảo quá trình sản xuất liên
tục, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khác hàng, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản,…
Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh:
Phân tích tỷ số này nhằm mục đích đánh giá tính rủi ro của
đầu tư dài hạn, có nghĩa là đánh giá khả năng kinh doanh lâu dài của doanh
nghịêp đối với việc thỏa mãn các khoản nợ vay dài hạn mà doanh nghiệp vay của
các chủ nợ để có vốn họat động kinh doanh.
Phân tích khả năng sinh lời:
Phân tích khả năng sinh lời luôn được các nhà quản trị kinh
doanh, các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan
trọng để đánh giá kết quả kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn
và mức lãi của các doanh ngiệp cùng loại.
1.2.3. CÁC TÀI LIỆU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH LỢI
NHUẬN:
1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
1.2.3.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả họat động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tổng
hợp tình hình và kết quả trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiết theo
hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với
Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
1.2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH:
1.2.4.1. Phân tích theo chiều ngang:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 19


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Khi nghiên cứu mức độ biến động của một chỉ tiêu nào đó qua các
kỳ khác nhau gọi là phân tích theo chiều ngang. Thông qua sự so sánh này cho ta
thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó
qua các kỳ liên tiếp.
1.2.4.2. Phân tích theo chiều dọc:
Khi nghiên cứu một sự kiện nào đó trong tổng thể về một chỉ tiêu
kinh tế nào đó gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc. Thông qua sự so sánh
này cho ta thấy được tỷ trọng của sự kiện kinh tế trong tổng thể.
Tóm lại: Tuy yêu cầu chi tiết trong phân tích lợi nhuận có khác
nhau, có nhiều cách phân tích khác nhau nhưng mục đích chung nhất của phân
tích lợi nhuận là tìm kiếm hướng phát triển và đầu tư có lợi , khai thác các nhân
tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đảm bảo kinh doanh có lãi và lãi ngày
càng nhiều trong môi trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 20


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY


DƯỢC PHẨM AN GIANG
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Tiền thân của Công ty Dược phẩm An Giang là Xí nghiệp dược phẩm An
Giang được thành lập theo Quyết định số 52 /QĐ.UB ngày 10 tháng 6 năm 1981
của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Trụ sở đặt tại số 34-36 đường Ngô Gia Tự,
thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1992 cùng với sự sắp xếp lại các doanh
nghiệp thuộc địa bàn tỉnh An Giang, Công ty chuyển thành doanh nghiệp Nhà
nước lấy tên đầy đủ là: “Xí nghiệp liên hiệp dược An Giang”. Tên viết tắt:
ANGIPHARMA. Địa điểm trụ sở vẫn không thay đổi.
Đến cuối năm 1996 theo quyết định số: 82 /QĐ.UB ngày 07 tháng 12
năm 1996 của Ủy ban nhân dân Tỉnh An Giang, Công ty Dược Phẩm An Giang
chính thức được thành lập đến nay, trên cơ sở sáp nhập Công ty Dươc và vật tư y
tế An Giang vào Xí nghiệp dược phẩm An Giang.
Tên giao dịch đầy đủ: CÔNG TY DƯỢC PHẨM AN GIANG
Tên viết tắt: ANGIPHARMA
Mã số thuế: 1600191319-1
Trụ sở: số 27 đường Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Bình, thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Số điện thoại: 854961-854964-857300. Fax: 857301
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vật tư,
trang thiết bị, dụng cụ y tế, thực phẩm có bổ sung vitamin và khoáng chất, mỹ
phẩm.
Công ty Dược phẩm An Giang là doanh nghiệp Nhà nước hạch
toán độc lập do Ủy ban nhân dân Tỉnh thành lập và sở y tế An Giang quản lý
chuyên ngành.
Vốn kinh doanh: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 tổng số vốn
của Công ty ghi trên sổ sách kế toán là: 13.989.315.743 đồng

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 21


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Chia theo nguồn vốn: 13.989.315.743 đồng


- Vốn ngân sách Nhà nước: 6.688.520.029 47,81%
- Vốn tự bổ sung: 1.250.790.210 8,94%
- Vốn vay: 6.050.005.504 43,25%
Chia theo cơ cấu vốn: 13.989.315.743 đồng
- Vốn cố định: 2.979.020.259 21,29%
- Vốn lưu động: 11.010.295.484 78,71%
Lao động : tổng số lao động toàn công ty là 128 người:
Phân theo trình độ chuyên môn:
- Đại học dược: 11
- Đại học khác: 3
- Trung cấp dược: 46
- Trung cấp khác: 7
- Dược tá: 13
- Lái xe: 2
- Lao động phổ thông: 46
Phân theo thời gian hợp đồng:
- Hợp đồng dài hạn: 128
- Hợp đồng ngắn hạn: 0
2.2. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG TY:
Mục đích: sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh để đáp ứng nhu
cầu về thuốc chữa bệnh thiết yếu của địa phương trong địa bàn Tỉnh và khu vực
xung quanh. Mở rộng hoạt động sản xuất để kịp thời đáp ứng những loại thuốc
thông thường tại Long Xuyên và các huyện, thị trong tỉnh An Giang phục vụ
người bệnh.
Phạm vi hoạt động: được giao dịch với các doanh nghiệp trong và
ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 22


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Nhiệm vụ: sản xuất thuốc và kinh doanh thuốc tân dược dùng để
phòng và chữa bệnh cho con người.
2.3. BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ:
2.3.1. Cơ cấu tổ chức:

Ban giám đốc

Phòng Phòng Phòng Phòng Xưởng


kinh kế toán tổ chức kiểm tra dược
doanh thống kê hành chính chất lượng
tài chính

Hiệu thuốc Các hiệu Hệ thống


quầy thuốc thuốc các đại lý
trực thuộc Huyện

2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban :


Ban giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc
Giám đốc: do Ủy ban nhân nhân Tỉnh bổ nhiệm, có quyền điều
hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ Thủ trưởng và chịu trách nhiệm
toàn diện trước Ủy ban nhân dân Tỉnh và tập thể cán bộ công nhân viên toàn
Công ty
Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác
lãnh đạo Công ty. Thay mặt giám đốc quản trị điều hành mọi công tác khi Giám
đốc đi vắng.
- 01 Phó giám đốc phụ trách công tác tổ chức và công tác Đảng.
- 01 Phó giám đốc phụ trách khâu sản xuất.
- 01 Phó giám đốc phụ trách khâu kinh doanh.
Phòng kinh doanh: Do Trưởng phòng điều hành có nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của công ty.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 23


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Lập các hợp đồng kinh tế.


Theo dõi và thống kê quá trình sản xuất kinh doanh.
Xây dựng và quản lý định mức kỷ thuật.
Phụ trách kho, các hiệu thuốc, quầy thuốc, đại lý.
Phòng kế toán – thống kê – tài chính :
Do kế toán trưởng điều hành có nhiệm vụ: Hạch toán, phân bổ
chi phí, tổng hợp, quyết toán theo Luật kế toán đã ban hành. Lập báo cáo sản
xuất, báo cáo tài chính đúng kỳ.
Phòng tổ chức hành chính:
Do Trưởng phòng điều hành có nhiệm vụ: quản lý hồ sơ cán bộ
công nhân viên, quản trị hành chính văn thư lưu trữ, tuyển dụng, giải quyết các
vấn đề tiền lương, chế độ chính sách cho công nhân viên, công tác đời sống và
trật tự, an toàn Công ty.
Phòng kiểm tra chất lượng:
Do trưởng phòng điều hành, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm
số lượng, chất lượng nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm sản xuất khi nhập
kho và xuất kho.
Xưởng dược:
Là một phân xưởng sản xuất, chuyên sản xuất tân dược, do Trưởng
phân xưởng điều hành, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm dược theo kế hoạch sản
xuất của Công ty, sử dụng tiết kiệm và an toàn nguyên, nhiên vật liệu.
2.4. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ:
2.4.1. Thị trường tiêu thụ hiên tại:
Đối với các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm có bổ sung
vitamin và khoáng chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế. . . thị trường tiêu thụ của
Công ty hiện nay là trong tỉnh An Giang và được phân bố cho các đối tượng sau:
Các bệnh viện Tỉnh, Huyện, các Trung tâm y tế khác thuộc
ngành y tế: 55%
Nhà thuốc, quầy thuốc trực thuộc Công ty: 20%

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 24


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Các hiệu thuốc Huyện của Công ty: 5%


Các đại lý: 20%
Đối với các loại dược phẩm do Công ty sản xuất:
Các bệnh viện Tỉnh, Huyện, các Trung tâm y tế khác thuộc
ngành y tế: 5%
Nhà thuốc, quầy thuốc trực thuộc Công ty: 40%
Các hiệu thuốc Huyện của Công ty: 10%
Các đại lý: 20%
Các công ty khác: 25%
Đây là thị trường truyền thống cần phải giữ vững và cố gắng tạo
mối liên kết để phát triển ở mức cao hơn nữa.
2.4.2. Dự báo thị trường sắp tới:
Trong một vài năm tới thì thị trường thuốc ở An Giang nói riêng và cả
nước nói chung sẽ còn diễn biến phức tạp. Khi mà việc quản lý vẫn còn nhiều bất
cập ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, thị trường An Giang là thị trường
trên 2 triệu dân nên việc giữ vững và phát triển rộng khắp thị trường trong Tỉnh
là mục tiêu hàng đầu, song song với việc cố gắng nâng dần doanh số để có thể
đạt mức tăng trưởng từ 10% đến 15% đối với hàng hoá mua ngoài và 20% đến
30% đối với hàng sản xuất tại công ty, đồng thời sẽ điều chỉnh theo hướng tăng
lên về sản lượng, doanh thu các mặt hàng do Công ty tự sản xuất trong tổng
doanh số bán ra.
Do việc cung ứng thuốc theo chỉ thị 12/CT-UB ngày 15 tháng 4 năm
1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang có thay đổi là sẽ thực hiện quy chế đấu
thầu cung ứng thuốc đối với các đơn vị y tế trong Tỉnh, cho nên khả năng cung
ứng cho hệ thống điều trị có thể sẽ bị giảm. Vì vậy Công ty sẽ tập trung vào các
đối tượng còn lại đó là các nhà thuốc, đại lý, các hiệu thuốc, quầy thuốc bán sĩ và
lẽ trực thuộc, các công ty, xí nghiệp dược là đối tác truyền thống lâu năm ở Đồng
bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 25


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

2.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG


THỜI GIAN TỚI:
2.5.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân
dân và các ngành chức năng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiệt tình trong công tác,
trong lao động sản xuất.
Thị trường chủ yếu của công ty hiện nay là tỉnh An Giang. Thị
trường An Giang là thị trường lớn, có dân số trên hai triệu dân nên việc nó sẽ là
cơ hội tốt cho doanh nghiệp nắm vững và phát triển rộng khắp thị trường trong
tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Với phương châm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng
sản phẩm không chỉ tạo cơ hội cho doanh nghiệp nắm vững và phát triển thị
trường trong Tỉnh mà còn có thể mở rộng ra các thị trường ngoài Tỉnh.
2.5.2. Khó khăn:
Máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu chưa được đầu tư
đúng mức.
Vốn kinh doanh ít lại bị các đơn vị như các bệnh viện huyện, thị
nợ cao và kéo dài.
Tình hình giá cả luôn biến động, Công ty lại chưa có chức năng
xuất nhập khẩu trực tiếp nên chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, hàng hoá,
không chủ động được về giá cả các loại hàng ngoại nhập.
Cán bộ công nhân viên chức dù nhiệt tình nhưng năng lực quản
lý, tay nghề còn hạn chế. Đội ngũ tiếp thị của công ty chưa nắm kịp các diễn biến
phức tạp của thị trường, công tác nghiên cứu sản phẩm mới còn chậm, chưa có
mặt hàng mới mang tính chủ lực, tiêu biểu của công ty đưa vào tham gia thị
trường .
Công tác quản lý dược từ Trung ương đến địa phương còn nhiều
bất cập, thị trường thuốc chuyển biến rất phức tạp.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 26


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

2.5.3. Phương hướng trong thời gian tới:


Công ty Dược phẩm An Giang sẽ thực hiện cổ phần hoá trong
thời gian tới theo hình thức Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ
phân để thành lập Công ty cổ phần dược phẩm An Giang theo Quyết định số
411/QĐ-TTg ngày 11 tháng 04 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Ủy ban
nhân dân Tỉnh An Giang giai đoạn 2003-2005
Phát huy năng lực sẵn có, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội
ngũ cán bộ công nhân viên chức để nâng cao trình độ quản lý, năng suất và chất
lượng lao động.
Xây dựng mới xưởng sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP để đáp ứng
yêu cầu sản xuất thuốc chất lượng cao, liên kết với các nhà khoa học nhằm ứng
dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, các quy trình sản xuất đã được nghiên cứu
nhằm giảm bớt thời gian nghiên cứu tại công ty, đa dạng hoá sản phẩm với hình
thức và chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng
và đủ sức cạnh tranh trên thị trường . Đồng thời nâng dần tỷ trọng doanh thu
hàng do công ty sản xuất trong cơ cấu hàng bán ra.
Song song với phát triển thị trường trong Tỉnh và các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh; sẽ đẩy mạnh việc xúc tiến mở
rộng thị trường ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, tây Nguyên và các
tỉnh phía Bắc trong đó chủ yếu là thuốc của công ty sản xuất.
Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, trao đổi, mua bán với tất cả các
đối tác hiện có và tìm kiếm thêm đối tác mới có tiềm năng kinh tế mạnh trong
lĩnh vực dược phẩm, trang thiết bị, dụng cụ y tế, nguyên liệu sản xuất dược cho
kế hoạch sắp tới.
Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp để chủ động nguồn
nguyên liệu hoá dược, các loại thuốc đặc trị phục vụ người bệnh và nhất là chủ
động đươc giá cả.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 27


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY


3.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP:
Công ty dược phẩm An Giang là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc
lập, doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên; thành phẩm, hàng hoá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền vào cuối mỗi tháng. Kỳ tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh
là tháng. Đơn vị tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Do đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp là vừa sản xuất vừa tiêu thụ, có
nghĩa là doanh nghiệp vừa kinh doanh hàng tự sản xuất vừa kinh doanh hàng
mua ngoài nên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phần chênh lệch
giữa các khoản thu nhập so với những chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh như: giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất và chi phí hàng mua), chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…Vì vậy việc xác định kết quả kinh doanh
của từng hoạt động (sản xuất, kinh doanh) của doanh nghiệp là rất quan trọng
giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách, phương hướng hoạt động và tổ chức
bộ máy kế toán, hạch toán phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp giúp doanh
nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
3.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HẠCH TOÁN:
3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

Kế toán trưởng

Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán


thanh toán ngân hàng giá thành hàng hoá

Thủ Kế toán
quỹ tiền lương

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 28


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập
trung, tất cả các công việc kế toán đều được tập trung thực hiện tại phòng kế toán
như: Phân loại chứng từ, định khoản, hạch toán chi phí,...Bộ máy kế toán bao
gồm:
- Kế toán trưởng: với chức năng chuyên môn có nhiệm vụ quản lý,
kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác về kế toán, tài chính tại Công ty.
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ
thu chi bằng tiền khi có chỉ đạo của cấp trên.
- Kế toán ngân hàng: theo dõi đối chiếu số phát sinh và số dư trên tài
khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng và công nợ của
khách hàng
- Kế toán giá thành: thực hiện tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành
thành phẩm nhập kho trong kỳ sản xuất, kiêm kế toán tổng hợp kho vật tư, tài sản
cố định, ghi sổ nhật ký chung, lên Sổ cái và tổng hợp lập báo cáo tài chính hàng
kỳ.
- Kế toán háng hoá: theo dõi tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho
hàng hoá, thành phẩm và chi phí bán hàng.
- Kế toán tiền lương: thực hiện tính toán tiền lương và các khoản trích
theo lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho toán thể công nhân viên Công ty, theo
dõi bậc lương công nhân viên, đồng thời kiêm phụ trách việc lập báo cáo thống
kê theo quy định.
- Thủ quỹ: cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng
tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày.
3.2.2. Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng: Nhật ký chung
3.2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 29


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Chứng từ gốc

Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán


chi tiết

Bảng tổng hợp


Sổ cái
chi tiết

Bảng cân đối số dư và


số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày hoặc định kỳ

Ghi cuối kỳ

Quan hệ đối chiếu

3.2.2.2. Phương pháp ghi chép:


Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung (công ty không
sử dụng các loại sổ nhật ký đặc biệt mà ghi thẳng vào Nhật ký chung); đồng thời

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 30


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế
toán chi tiết liên quan. Sau đó căn cứ trên sổ Nhật ký chung mà ghi vào Sổ cái
theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đến kỳ lập báo cáo tào chính kế toán sẽ cộng
số liệu trên Sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp
đúng số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi
tiết). Kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính.
3.2.2.3. Các báo cáo kế toán sử dụng trong công ty:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
3.2.3. Các chứng từ sổ sách liên quan:
3.2.3.1. Các chứng từ sử dụng:
Hoá đơn bán hàng,hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
Bảng thanh toán hàng đại lý, phiếu thu, phiếu chi,…
3.2.3.2. Các loại sổ sử dụng:
Sổ nhật ký chung
Sổ cái.
Các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết.
3.3. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH:
3.3.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
3.3.1.1. Kế toán doanh thu:
3.3.1.1.1. Phương thức bán hàng: thường thông qua hợp đồng
mua bán với các đại lý, hoặc bán trực tiếp cho các hiệu thuốc huyện và các quầy
thuốc, hiệu thuốc trực thuộc. Thành phẩm, hàng hoá nhập kho được xuất bán
thông qua một trong hai phương thức: nhận hàng và chuyển hàng.
Nhận hàng: là hình thức người mua đem hoá đơn (sau khi đã
nộp tiền tại phòng kế toán hoặc khi đã chấp nhận thanh toán) đến kho công ty

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 31


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

nhận hàng theo số lượng ghi trong hoá đơn. Phương thức này thường áp dụng đối
với các hiệu thuốc nhỏ, lẽ.
Chuyển hàng: là hình thức công ty căn cứ vào đơn đặt hàng
của khách hàng sẽ tổ chức vận chuyển hàng đến địa điểm người mua quy định,
phương thức này thường áp dụng đối với các đại lý, các quầy thuốc, hiệu thuốc
trực thuộc.
3.3.1.1.2. Hình thức thanh toán:
Mua trả chậm: là chính sách chủ yếu của doanh nghiệp áp
dụng đối với khách hàng nhằm tăng doanh số bán hàng, duy trì khác hàng cũ và
tìm kiếm khách hàng mới. Đồng thời tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp với
các doanh nghiệp khác. Thời gian mua trả chậm từ 10-15 ngày.
Mua trả ngay: thường áp dụng đối với các hiệu thuốc nhỏ, lẽ
hoặc đối với các đợt mua hàng với giá trị nhỏ.
Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản.
3.3.1.1.3. Kế toán doanh thu:
Nội dung của doanh thu:
Do hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động sản
xuất kinh doanh nên doanh thu về bán sản phẩm, hàng hoá do công ty tự sản xuất
hay mua ngoài là vô cùng quan trọng. Nên việc ghi nhận doanh thu một cách
chính xác, đúng đắn cũng là nhân tố có tính quyết định đến sự tồn vong của
doanh nghiệp, nó không những bù đắp chi phí bỏ ra mà còn cho thấy hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường hiện nay.
Doanh thu được ghi nhận khi khối lượng sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ được xác định là tiêu thụ, tức là khi đã giao hàng cho khách hàng
hoặc khi dịch vụ hoàn thành và được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh
toán. Căn cứ tính doanh thu trong kỳ hạch toán là số tiền được ghi trên hoá đơn.
Doanh thu được ghi nhận hàng ngày trên sổ nhật ký (chi tiết cho từng nội dung

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 32


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

doanh thu). Mỗi tháng kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp trên sổ cái và tạm tính doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Chứng từ sử dụng:
Hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho.
Hợp đồng đại lý và các chứng từ khác có liên quan.
Hoá đơn sẽ được lập thành 3 liên, 1 liên giao cho khách
hàng, 2 liên còn lại sẽ được lưu trữ tại phòng kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ:

Đơn đặt hàng, (1) Phòng kinh (2) Phòng


hợp đồng doanh kế toán

(3) (5)

(4) Kho thành


Khách hàng
phẩm, hàng hoá

(1) Phòng kinh doanh tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng, kiểm nhận lại
chủng loại, số lượng. Sau đó lập hóa đơn bán hàng.
(2) Hóa đơn bán hàng sẽ được chuyển đến phòng kế toán. Trường hợp thanh
toán ngay thì hóa đơn sẽ được chuyển đến thủ quỹ làm thủ tục thu tiền và kế tóan
thanh toán lập phiếu thu, thu tiền xong thủ quỹ ký tên đóng dấu “đã thanh tóan”
ngay trên hóa đơn.
Trường hợp khách hàng chấp nhận thanh tóan nhưng chưa thu tiền ngay thì
trên hóa đơn sẽ đóng là “đã ghi nợ”
(3) Hóa đơn sẽ được chuyển đến thủ kho.
(4) Căn cứ vào hóa đơn, thủ kho tiến hành xuất kho, sau đó đưa cho khách
hàng ký tên vào các liên, giao cho khách hàng 1 liên (liên đỏ) làm chứng từ ra
cổng.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 33


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

(5) Hai liên còn lại sẽ được chuyển đến phòng kế toán, kế toán thanh tóan giữ
1 liên, kế toán tiêu thụ giữ 1 liên. Dựa vào hóa đơn kế toán tiêu thụ sẽ ghi vào sổ
nhật ký để theo dõi tình hình tiêu thụ và kế toán thanh toán sẽ theo dõi tình hình
thanh toán của khách hàng.
Tài khoản sử dụng:
Hạch toán về doanh thu kế toán sử dụng TK 511 để hạch
toán và sẽ được theo dõi chi tiết cho từng nội dung doanh thu trên tài TK cấp 2:
TK 5111 “doanh thu hàng hoá”
TK 5112 “doanh thu thành phẩm”
TK 5113 “doanh thu dịch vụ”
Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng một số tài khoản liên
quan đến quá trình tiêu thụ như:
TK 131 “Phải thu của khách hàng”
TK 111 “tiền mặt”
TK 112 “tiền gửi ngân hàng”
TK 3331 “thuế GTGT đầu ra”
Trình tự hạch toán:
Kế toán chi tiết:
Kế toán tiêu thụ sẽ theo dõi chi tiết cho từng khách hàng,
theo từng loại mặt hàng và kế toán thanh toán sẽ theo dõi chi tiết tình hình thanh
toán nợ của khách hàng trên phiếu kế toán cho từng khách hàng.
Kế toán tổng hợp:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ, hoá đơn kế toán sẽ ghi
vào các sổ nhật ký cho từng loại doanh thu. Cuối tháng kế toán tổng hợp dựa vào
sổ nhật ký của từng loại doanh thu để ghi vào sổ cái các TK 5111 "doanh thu
hàng hóa", TK 5112 "doanh thu thành phẩm", TK 5113 "doanh thu dịch vụ" và
tổng hợp trên TK 511 "doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ".

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 34


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Trường hợp bán hàng doanh nghiệp mua ngoài, kế toán sẽ tiến hành
theo dõi doanh thu trên sổ nhật ký TK 5111 :
SỔ NHẬT KÝ TK 5111
tháng 11/2003
Đvt: đồng

Chứng từ Ghi có TK Ghi nợ TK


DIỄN GIẢI
Số Ngày 5111 3331 131 111

1/11 Hiệu thuốc BV Châu Đốc 536.630 26.832 563.462


1/11 Đại lý 241 Thọai Sơn 59.360 2.968 62.328
3/11 Quầy thuốc cty Dược1 3.330.925 166.546 3.497.471
3/11 Đại lý 187 Long Xuyên 197.158 9.858 207.015
3/11 Quầy trung tâm tim mạch 2.115.638 105.782 2.221.420
3/11 Đại lý 169 Châu Thành 150.000 7.500 157.500
3/11 Hiệu thuốc An Giang 5 14.536.321 726.816 15.263.137
3/11 Phòng khám Mỹ Luông 3.058.120 152.906 3.211.026
3/11 Trạm y tế Tịnh Biên 8.050.680 402.534 8.453.412
4/11 Bệnh viện Đa Khoa AG 10.507.130 525.357 10.032.487
4/11 Đại lý 200 Châu Thành 605.740 30.287 636.027
5/11 Trạm y tế Mỹ Thới 121.323 6.066 127.389
5/11 Đại lý 12 Long Xuyên 1.753.339 87.617 1.839.956
…… ................................... ……. ………. ………… ……….
……. ................................... ……. ………. ……….. ………….
22/11 Đại lý 84 – Châu Đốc 734.440 36.720 771.120
24/11 Hiệu thuốc BV Châu Đốc 2.124.450 106.223 2.230.673
26/11 Đại lý 150 Châu Phú 899.650 44.983 944.633
27/11 Nhà thuốc Trí Hiếu 2.702.089 135.104 2.837.193
........................ ………… …………. …………… ………….
........................... …………. …………. …………… ………….

Cộng 3.369.753.147 187.858.578 3.498.652.785 58.958.940

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 35


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Trường hợp bán hàng doanh nghiệp tự sản xuất, kế toán sẽ tiến hành
theo dõi doanh thu trên sổ nhật ký TK 5112 :
SỔ NHẬT KÝ TK 5112
tháng 11/2003
Đvt: đồng

Chứng từ Ghi có TK Ghi nợ TK


DIỄN GIẢI
Số Ngày 5112 3331 131 111

1/11 Cty dược VTYT Daklak 4.415.440 220.772 4.636.212


1/11 TT y tế TP LX 632.400 31.620 664.020
1/11 Hiệu thuốc An Giang 5 10.675.508 533.775 11.209.283
3/11 Hiệu thuốc Tân Châu 5.733.400 286.670 6.020.070
3/11 Đại lý 296 An Phú 833.416 41.671 875.087
3/11 Đại lý 187 Long Xuyên 193.242 9.662 202.904
4/11 Cty dược Tiền Giang 3.411.574 170.579 3.582.153
4/11 Nhà thuốc Vạn Phứơc 680.962 34.048 715.010
5/11 Trạm y tế Tịnh Biên 292.060 14.603 306.663
5/11 Quầy thuốc Cty Dược 2 1.533.270 76.664 1.609.934
6/11 Cty đầu tư Miền Đông 18.706.690 935.335 19.642.025
6/11 Đại lý 701 Thoại Sơn 725.256 36.263 761.519
..… ………………….. .......... .............. ............. ..............
……. …………………… ........... .............. ............ ..............
23/11 Quầy trung tâm tim mạch 1.683.752 84.188 1.767.940
23/11 Hiệu thuốc An Giang 5 3.885.720 192.286 4.080.006
25/11 Nhà thuốc Thu Liễu – ĐT 1.116.690 55.835 1.172.525
27/11 Đại lý 59 - Chợ Mới 838.590 41.930 880.520
27/11 Nhà thuốc Tâm- Tri Tôn 2.445.740 122.287 2.568.027
……. ……………………….. ................ .............. ................ ............
……. ……………………… .............. .............. ................ ..............

Cộng 424.056.877 4.122.304 423.910.968 4.268.213

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 36


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng, doanh thu cũng được
theo dõi trên TK 5113
SỔ NHẬT KÝ TK 5113
tháng 11/2003
Đvt: đồng

Chứng từ Ghi có TK Ghi nợ TK


DIỄN GIẢI
Số Ngày 5113 3331 131 111

1/11 TTYT TP Long Xuyên:cồn 248.800 12.440 261.240


1/11 Trường THYT: cồn 186.600 9.330 195.930
3/11 TTTM An Giang: cồn 373.200 18.660 391.860
10/11 Ban quân y: cồn 62.200 3.110 65.310
10/11 TT mắt-RHM AG: cồn 124.400 6.220 130.620
13/11 Công ty Agifish: bột mì 975.000 97.500 1.072.500
14/11 Công ty Agifish: Vanilline 490.000 49.000 539.000
17/11 TTYT TP Long Xuyên:cồn 186.600 9.330 195.930
25/11 Agifish: phí kiểm nghiệm 2.964.000 296.400 3.260.400
26/11 Agfish: thuê thiết bị 11.360.000 1.136.000 12.496.000
27/11 Ban quân y: cồn 62.200 3.110 65.310

Cộng 17.029.000 1.641.100 979.650 17.690.450

Khi khách hàng thanh toán kế toán sẽ theo dõi trên sổ nhật ký TK 131
“phải thu của khách hàng” và trích hoa hồng đối với các trung tâm y tế, bệnh
viện bán đúng giá hưởng hoa hồng.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 37


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

SỔ NHẬT KÝ TK 131
tháng 11/2003
Đvt: đồng

Chứng từ Ghi có TK Ghi nợ TK


DIỄN GIẢI
Số Ngày 131 111 112 641
….. ……………………. ................... .................... .................. ...............
….. ………………….. .................... ................... ................. ..............
….. ………………….. ................... .................... ................ ...............
15/11 Hiệu thuốc An Giang5 11.209.283 11.209.283
15/11 Hiệu thuốc BV CĐ 563.462 552.192 11.270
16/11 Hiệu thuốc Tân Châu 6.020.070 6.020.070
16/11 Đại lý 296 An Phú 875.087 875.087
16/11 TT y tế TP LX 664.020 637.460 26.560
17/11 Cty dược Tiền Giang 3.582.153 3.582.153
18/11 Cty dược VTYTDaklak 4.636.212 4.636.212
19/11 Bệnh viện Đa Khoa AG 10.032.487 9.831.837 200.650
……. ………………………. ..................... .................... ................... ..............
……. ………………………. ..................... .................... ................... ...............
…… …………………….. ...................... ..................... .................. ...............
28/11 Đại lý 84 – Châu Đốc 771.120 771.120
29/11 Quầy trung tâm tim mạch 1.767.940 1.697.222 70.718
……. ………………………. ................... ................... ................ ...........
……. ……………………….. ............... ................... ................ ...........
……. ………………………… .................. .................... ................. ...............

Cộng 2.424.056.877 1.814.122.304 583.666.360 26.268.213

Cuối kỳ kế toán tổng hợp dựa vào sổ nhật ký của từng loại doanh thu
để ghi vào sổ cái các TK 5111 "doanh thu hàng hóa", TK 5112 "doanh thu thành
phẩm", TK 5113 "doanh thu dịch vụ" và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết
quả kinh doanh:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 38


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Dựa vào sổ cái, ta xác định được doanh thu cả năm của từng loại
doanh thu, từ đó kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả sản xuất kinh
doanh năm 2003 của doanh nghiệp
Trong năm xuất bán hàng doanh nghiệp mua ngoài là:
Nợ TK 111: 823.272.649
Nợ TK 131:34.296.129.816
Có TK 5111: 35.119.402.465
Trong năm xuất bán hàng doanh nghiệp tự sản xuất là:
Nợ TK 111: 145.398.975
Nợ TK 131: 6.831.124.894
Có TK 5112: 6.976.683.869
Trong năm cung cấp dịch vụ là:
Nợ TK 111: 141.104.213
Nợ TK 131: 80.990.633
Có TK 5113: 222.094.846
Cuối năm kết chuyển sang TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”
Nợ TK 5111: 35.119.402.465
Nợ TK 5112: 6.976.683.869
Nợ TK 5113: 222.094.846
Có TK 911: 42.318.181.180

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 39


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN DOANH THU


911 5111 111

34.296.129.816 823.272.649
35.119.402.465
823.272.649 145.398.975
141.104.213
5112 131

6.831.124.894 34.296.129.816
6.976.683.869
145.398.975 6.831.124.894
80.990.633
5113 3331

80.990.633
222.094.846 2.153.116.182
141.104.213

3.3.1.2. Kế toán chi phí:


3.3.1.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu xác định giá vốn
chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp chính xác hơn, giúp cho nhà quản lý đưa ra những chiến lược kinh
doanh tốt hơn.
Tài khoản sử dụng: Do đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
nên giá vốn sẽ được theo dõi chi tiết trên từng tài khoản:
TK 6321: “Giá vốn sản xuất”
TK 6322: “Giá vốn mua ngoài”
TK 6323: “Giá vốn vật tư”
Nguyên tắc hạch toán:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 40


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Giá vốn của sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất hay mua
ngoài đều được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền một lần vào cuối
mỗi tháng.

Trị giá vốn sản phẩm Đơn giá Số lượng sản phẩm
= *
xuất kho bình quân xuất kho

Trị giá tồn đầu kỳ + trị giá nhập trong kỳ


Đơn giá bình quân =
Số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ
Chứng từ sử dụng:
Hoá đơn bán hàng hay phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng
báo cáo thành phẩm tiêu thụ, bảng báo cáo nhập- xuất -tồn và các chứng từ khác
có liên quan.
Trình tự hạch toán:
Giá vốn sản xuất:
Vào cuối mỗi tháng căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu
xuất kho, phiếu nhập kho kế toán tiến hành lập báo cáo thành phẩm tiêu thụ, dựa
vào bảng báo cáo kế toán sẽ tính được giá vốn của thành phẩm xuất kho theo
từng loại sản phẩm. Từ đó kế toán sẽ tính được trị giá vốn thành phẩm xuất bán
trong kỳ trên sổ nhật ký và làm căn cứ để ghi vào sổ cái TK 6321 “Giá vốn sản
xuất”
Nợ TK 6321: “Giá vốn sản xuất”
Có TK 155: “Thành phẩm”

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 41


BẢNG BÁO CÁO THÀNH PHẨM TIÊU THỤ
Tháng 11/2003
Đvt: đồng

S Tên Đ Tồn đầu kỳ Nhập hàng hóa Tổng nhập Tổng xuất Tồn cuối kỳ
Đơn
T hàng V
giá
T hoá T Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Sồ lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền

1 Nước cất ống 258.400 67.784.079 75.600 20.444.398 334.550 88.346.577 264,11 108.400 28.629.524 226.100 59.717.053

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo


2 Tuxcap viên 2.700.200 216.075.767 692.850 64.084.876 3.393.050 280.160.643 82,78 137.070 11.483.724 871.980 73.052.169

3 Acepen gói 510.190 87.438.350 174.390 33.179.174 684.580 120.617.524 176,19 231.270 40.747.461 453.210 79.870.063
Xác định và phân tích kết quả kinh doanh

4 Sorbitol gói 230.749 43.476.591 230.749 43.476.591 188,35 88.020 16.578.567 142.729 126.898.024
Công ty Dược Phẩm An Giang

5 ACP 325 viên 192.450 4.821.344 192.450 4.821.344 25,05 10.800 270.540 181.650 4.550.804

6 DD Axit chai 15 149.299 10 93.600 25 242.899 9.715,96 12 46.591 13 126.308

7 Pamol viên 53.520 4.401.690 199.520 10.831.695 253.040 15.233.385 60,20 49.440 2.976.288 203.600 12.257.097

. ……….. ….. ……. .....….. ….. ……. ……. …… ….. ….. ….. ….. ……..
.
Cộng 1.013.950.746 328.222.082 1.342.172.828 318.409.285 1.023.763.543
GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy

Trang 42
Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Cuối kỳ kết chuyển giá vốn sản xuất sang TK 911 “xác định
kết quả kinh doanh”
Nợ TK 911: “xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 6321: “Giá vốn sản xuất”
Dựa vào sổ cái ta xác định giá vốn sản xuất cả năm của doanh
nghiệp, từ đó kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh cả năm
của doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 5.574.458.670
Có TK 6321: 5.574.458.670
Giá vốn mua ngoài:
Vào cuối mỗi tháng căn cứ vào hoá đơn bán hàng hay phiếu xuất
kho, nhập kho, kế toán sẽ tiến hành lập bảng báo cáo nhập - xuất - tồn kho hàng
hoá, dựa vào bảng báo cáo kế toán sẽ tính được giá vốn của hàng hoá xuất kho
theo từng loại sản phẩm. Từ đó sẽ tính được trị giá vốn hàng hoá xuất bán trên sổ
nhật ký và làm căn cứ ghi vào sổ cái TK 6322 “giá vốn mua ngoài”.
Nợ TK 6322: “Giá vốn mua ngoài”
Có TK 156: “Hàng hoá”
SỔ NHẬT KÝ TK 6322
tháng 11/2003
Đvt: đồng

CHỨNG TỪ Ghi có Ghi nợ các TK


STT DIỄN GIẢI
Số Ngày TK 156 632 641 138

1 Hàng TW Xuất bán 531.002.314 531.002.314


2 Hàng khác Xuất bán 2.682.589.557 2.682.589.557
3 25/11 Xuất quảng cáo 438.968 438.968
4 Xuất hư hao 1.522.639 1.522.639
5 Thiếu kiểm kê 2.353.385 2.353.385

TỔNG 3.217.906.863 3.215.114.510 438.968 2.353.385

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 43


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng mua ngoài sang TK 911
“xác định kết quả kinh doanh”
Nợ TK 911: “xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 6322: “Giá vốn mua ngoài”
Dựa vào sổ cái ta xác định giá vốn hàng mua ngoài cả năm của
doanh nghiệp, từ đó kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh cả
năm của doanh nghiệp.
Nợ TK 911: 31.808.199.642
Có TK 6322: 31.808.199.642
Giá vốn vật tư: Cũng được theo dõi tương tự như giá vốn hàng mua
ngoài nhưng trên TK 6323 “Giá vốn vật tư”.
Dựa vào sổ cái ta xác định được giá vốn vật tư cả năm của doanh
nghiệp, từ đó kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh cả năm
của doanh nghiệp
Nợ TK 911: 95.521.218
Có TK 6323: 95.521.218

Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN GIÁ VỐN

6321 911

5.574.458.670

6322

31.808.199.642

6323

95.521.218

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 44


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

3.3.1.2.2. Kế toán chi phí bán hàng:


Chi phí bán hàng là những chi phí liên quan đến việc bán hàng
như: chi phí vận chuyển, lương nhân viên, hoa hồng, quảng cáo, điện nước, công
tác phí, lãi vay ngân hàng,…
Trình tự hạch toán:
Trong kỳ khi nhận được các chứng từ gốc, hoá
đơn,…những chi phí liên quan đến việc bán hàng, kế toán ghi:
SỔ NHẬT KÝ TK 641
Tháng 11/2003
Đvt: đồng
Ghi nợ
Chứng từ Ghi có các TK
DIỄN GIẢI
TK 641
Số Ngày 111 112 141 156 334....
03/11 Tạm ứng 2.000.000 2.000.000
Mua vật tư
04/11 sc 1.745.000 1.745.000
04/11 NH thu phí 240.656 240.656
Công tác
06/11 phí 3.450.800 3.450.800
06/11 Quảng cáo 223.535 223.535
07/11 Tạm ứng 1.500.000 1.500.000
08/11 Vận chuyển 2.345.500 2.345.500
10/11 Tạp chí,báo 240.000 240.000
11/11 Quảng cáo 215.433 215.433
11/11 Tiền điện 17.373.430 17.373.430
12/11 Hoa hồng 2.121.350 2121350
…… ………….. ….………. …………. ……….. ……….. ………. ……….
…… ………….. ………… …………… ……….. …………. ……… …………
Lương
27/11 Nviên 46.070.660 46.070.660
29/11 Trã lãi NH 44.763.944 44.763.944
30/11 Điện, nước 19.134.520 19.134.520
Cộng 307.499.402 148.708.738 65.374.906 30.886.412 438.968 46.070.660

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 45


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Vào cuối mỗi tháng kế toán sẽ tổng hợp từng nội dung
chi phí vào thẻ tài khoản, từ đó làm căn cứ để ghi vào sổ cái tài khoản 641 “chi
phí bán hàng” (Phụ lục 13).
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 “xác
định kết quả kinh doanh”:
Nợ TK 911: “xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 641: “chi phí bán hàng”
Dựa vào số liệu tổng hợp trên sổ cái ta xác định được chi phí
bán hàng phát sinh cả năm, từ đó kết chuyển sang TK 911 đ ể xác định kết quả
kinh doanh cả năm của doanh nghiệp
Nợ TK 911: 3.267.887.915
Có TK 641: 3.267.887.915

Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG


641 911

3.267.887.915

3.3.1.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:


Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí thuộc về chi phí
quản lý hành chính, văn phòng và các chi phí điều hành chung cho toàn doanh
nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ,….
Trình tự hạch toán:
Trong kỳ khi nhận được chứng từ, hoá đơn…về những
chi phí liên quan đến quá trình quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 46


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

SỔ NHẬT KÝ TK 642
Tháng 11/2003
Đvt: đồng
Chứng Ghi nợ
từ DIỄN GIẢI Ghi có các TK
TK 642
Số Ngày 111 112 141 155 3337….
03/11 Mua vật tư sc 1.745.000 1.745.000
03/11 Biếu, tặng 124.523 124.523
05/11 Hội nghị 860.500 860.500
06/11 Công tác phí 1.520.700 1.520.700
07/11 Quảng cáo 425.678 425.678
07/11 Tạm ứng 1.000.000 1.000.000
08/11 Vệ sinh VP 125.000 125.000
10/11 Gửi EMS 80.000 80.000
11/11 Tiền điện 1.235.450 1.235.450
…… ………….. ….………. …………. ……….. ……….. ………. ………..
…… ………….. ………… …………. ……… ……….. ……… …………

28/11 Thuế nhà đất 12.058.228 12.058.228


30/11 Điện, nước 3.240.578 3.240.578
Cộng 316.250.078 17.918.904 8.750.676 6.349.600 1.213.485 12.058.228

Vào cuối mỗi tháng kế toán sẽ tổng hợp từng nội dung
chi phí vào thẻ tài khoản, từ đó làm căn cứ để ghi vào sổ cái TK 642 “chi phí
quản lý doanh nghiệp” (Phụ lục 14).
Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
sang TK 911 "xác định kết quả kinh doanh"
Dựa vào số liệu tổng hợp trên sổ cái ta xác định được chi
phí quản lý doanh nghiệp cả năm và kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định
kết quả kinh doanh cả năm của doanh nghiệp

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 47


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Nợ TK 911: 945.362.410
Có TK 642: 945.362.410
Sơ đồ 4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
642 911

945.362.410

3.3.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính:
Do hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh
doanh nên hoạt động tài chính của doanh nghiệp chỉ bao gồm: tiền gửi ngân hàng
và đầu tư chứng khoán dài hạn.
3.3.2.1. Thu nhập hoạt động tài chính:
Thu nhập về hoạt động tài chính của công ty bao gồm: thu lãi
tiền gửi ngân hàng và thu lãi cổ đông.
Tài khoản sử dụng: TK 515 "thu nhập hoạt động tài chính"
Phương pháp hạch toán:
Nhận giấy bán có về lãi tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 112: 140.294
Có TK 515: 140.294
Đến kỳ chia lãi cổ đông, nhận tiền lãi cổ đông, kế toán ghi:
Nợ TK 111: 5.100.000
Có TK 515: 5.100.000
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập hoạt động tài chính sang
TK 911 "xác định kết quả kinh doanh"
Dựa vào số liệu tổng hợp trên sổ cái ta xác định được thu nhập hoạt
động tài chính cả năm của doanh nghiệp và kết chuyển sang TK 911 để xác định
kết quả kinh doanh cả năm của doanh nghiệp.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 48


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Nợ TK 111: 1.476.012
Nợ TK 112: 26.508.000
Có TK 515: 27.984.012
Nợ TK 515: 27.984.012
Có TK 911: 27.984.012
3.3.2.2. Chi phí hoạt động tài chính:
Do HĐTC của doanh nghiệp rất hạn hẹp nên chi phí hoạt động
tài chính trong năm cũng không phát sinh nhiều, trong năm chỉ phát sinh chi phí
HĐTC về khoản lãi vay ngân hàng, nhưng do phương pháp hạch toán của doanh
nghiệp nên khoản lãi vay đó doanh nghiệp không hạch toán vào chi phí HĐTC
mà được hạch toán vào TK 641 “chi phí quản lý doanh nghiệp” và TK 627 “chi
phí sản xuất chung”.
Sơ đồ 5: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ HĐTC
911 515

27.984.012

3.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác:


3.3.3.1. Thu nhập khác:
Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm: thu hoa hồng,
thu tiền vật tư, thu tiền sửa chửa, chênh lệch kiểm kê thực tế so với sổ cái, thanh
lý nhượng bán TSCĐ,…
TK sử dụng: TK 711: "thu nhập khác"
Phương pháp hạch toán:
Khi nhận được hoa hồng do mua hàng hoá của doanh nghiệp khác,
kế toán ghi:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 49


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Nợ TK 111: 1.729.186
Có TK 711: 1.729.186
Khi phát sinh các khoản thu tiền cho thuê máy móc, thiết bị, thanh
lý TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 111: 117.200
Có TK 711: 117.200
Khi phát sinh các khoản chênh lệch thừa kiểm kê thực tế so với sổ
cái, kế toán ghi:
Nợ TK 131: 28.422
Nợ TK 152: 1.417
Có TK 711: 29.880
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập hoạt động khác sang TK
911 "xác định kết quả kinh doanh"
Dựa vào số liệu tổng hợp trên sổ cái ta xác định thu nhập khác cả
năm và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh cả năm của
doanh nghiệp:
Nợ TK 711: 23.480.808
Có TK 911: 23.480.808
3.3.3.2. Chi phí khác:
Trong năm chi phí khác của công ty chỉ phát sinh về khoản
chênh lệch thiếu do kiểm kê thực tế với sổ cái.
TK sử dụng: TK 811 “chi phí khác”
Phương pháp hạch toán:
Khi phát sinh các khoản chênh lệch thiếu do kiểm kê thực tế so với
sổ cái, kế toán ghi vào bên nợ TK 811.
Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí khác sang TK 911 “xác định
kết quả kinh doanh”
Nợ TK 911: 325
Có TK 811: 325

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 50


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Sơ đồ 6: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁC


711 911 811

23.480.808 325

3.3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:


Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt độnh khác.
TK sử dụng: TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”
Phương pháp hạch toán:
Để xác định kết quả kinh doanh năm 2003 ta kết chuyển các khoản
doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài
chính, thu nhập hoạt động khác, chi phí hoạt động khác sang TK 911 để xác định
lãi, lỗ.
Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911:
Nợ TK 511: 42.318.181.180
Có TK 911: 42.318.181.180
Kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911:
Nợ TK 911: 37.478.179.530
Có TK 632: 37.478.179.530
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý sang TK 911:
Nợ TK 911: 4.213.250.325
Có TK 641: 3.267.887.915
Có TK 642: 945.362.410
Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động khác sang
TK911

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 51


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Nợ TK 515: 27.984.012
Nợ TK 711: 23.480.808
Có TK 911: 51.464.820
Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, hoạt động khác sang
TK911:
Nợ TK 911: 325
Có TK 811: 325
Tính và kết chuyển lãi lỗ trong kỳ sang TK 421 “lãi chưa phân
phối”: Nợ TK 911: 678.215.820
Có TK 421: 678.215.820
Sơ đồ 7: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH

632 911 511

37.478.179.530 42.318.181.180

641 515

3.267.887.915 27.984.012

642
711

945.362.410
23.480.808

811

325

421

678.215.820

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 52


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY


NĂM 2003

CHỈ TIÊU Mã số Năm 2003


- Tổng doanh thu 01 42.318.181.180
Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 02 -
- Các khoản giảm trừ: 03 = 04+05+06+07 03 -
+ Chiết khấu 04 -
+ Giảm giá hàng bán 05 -
+ Hàng bán bị trả lại 06 -
+ Thuế XK, thuế TTĐB, thuế GTGT trực tiếp 07 -
1.Doanh thu thuần: 10 = 01-03 10 42.318.181.180
2.Giá vốn hàng bán 11 37.478.179.530
3.Lãi gộp: 20 = 10-11 20 4.840.001.650
4.Chi phí bán hàng 21 3.267.887.915
5.Chi phí QLDN 22 945.362.410
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: 30 626.751.325
30=20-(21+22)
- Thu nhập hoạt động tài chính 31 27.984.012
- Chi phí hoạt động tài chính 32 -
7.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: 40 = 31-32 40 27.984.012
- Thu nhập hoạt động khác 41 23.480.808
- Chi phí hoạt động khác 42 325
8.Lợi nhuận hoạt động khác: 50 = 41-42 50 23.480.483
9.Tổng lợi nhuận trước thuế: 60 = 30+40+50 60 678.215.820
10.Thuế thu nhập doanh nghiệp 70 217.029.062
11.Lợi nhuận sau thuế: 80 = 60-70 80 461.186.758

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 53


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:


CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:
BẢNG 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đvt: đồng


TÀI SẢN Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
SỐ

1 2 3 4 5
A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG, ĐẦU TƯ NGẮN HẠN: 100 12.028.766.459 12.805.694.236 14.046.650.271
I.Tiền: 110 410.255.947 563.805.785 403.514.846
1.Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 339.505.647 530.294.112 333.907.064
2.Tiền gửi Ngân hàng 112 70.750.300 33.511.673 69.607.782
3.Tiền đang chuyển 113
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: 120
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121
2. Đầu tư ngắn hạn khác 128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129
III. Các khoản phải thu: 130 7.105.003.363 6.500.291.586 7.961.303.697
1. Phải thu của khách hàng 131 6.787.989.738 6.179.967.593 7.425.965.032
2. Trả trước cho người bán 132
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 (52.427.439)
4. Phải thu nội bộ 134
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135
- Phải thu nội bộ khác 136
5. Các khoản phải thu khác 138 369.441.064 320.323.993 535.338.665
6. Dự phòng các khoản thu khó đòi (*) 139
IV. Hàng hoá tồn kho: 140 3.828.696.075 5.140.675.155 5.195.456.628
1. Hàng mua đang đi trên đường 141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 945.786.049 861.302.964 790.231.262
3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 3.833.001 3.833.001 3.833.000
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 117.958.300 1.084.753.948 722.101.392
5. Thành phẩm tồn kho 145 497.419.440 800.149.438 897.427.103
6. Hàng hoá tồn kho 146 2.263.699.285 2.390.635.804 2.781.863.871
7. Hàng gửi đi bán 147

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 54


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149


V. Tài sản lưu động khác: 150 684.811.074 600.921.710 486.375.100
1. Tạm ứng 151 10.900.002 11.000.002 5.500.000
2. Chi phí trả trước 152 174.046.608 109.046.608
3. Chi phí chờ kết chuyển 153 499.864.464 480875,100 480.875.100
4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154
5.Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155
VI. Chi sự nghiệp 160
1. Chi sự nghiệp năm trước 161
2. Chi sự nghiệp năm nay 162
B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẨU TƯ DÀI HẠN: 200 5.316.576.879 4.969.692.992 5.327.985.584
I.Tài sản cố định 210 5.246.576.879 4.869.692.992 5.217.985.584
1. Tài sản cố định hữu hình 211 5.246.576.879 4.869.692.992 5.217.985.584
- Nguyên giá 212 9.876.425.486 9.960.722.431 10.827.079.818
- Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 213 (4.166.361.113)(5.091.029.439)(5.609.094.234)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 214
- Nguyên giá 215
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216
3. Tài sản cố định vô hình 217
- Nguyên giá 218
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 220 70.000.000 100.000.000 110.000.000
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 70.000.000 100.000.000 110.000.000
2. Góp vốn liên doanh 222
3. Đầu tư dài hạn khác 228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn(*) 229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 230
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn: 240
V. Chi phí trả trước dài hạn: 241
TÔNG CỘNG TÀI SẢN 250 17.345.343.338 17.775.387.228 19.374.635.855
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ: 300 11.714.325.558 9.880.500.324 10.843.165.477
I. Nợ ngắn hạn: 310 11.714.235.558 9.880.500.324 10.843.165.477

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 55


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

1. Vay ngắn hạn 311 9.339.730.801 6.195.478.530 6.050.005.504


2. Nợ dài hạn đến hạn phải trả 312
3. Phải trả cho người bán 313 2.653.434.609 3.992.788.675 5.086.978.163
4. Người mua trả tiền trước 314
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 -296.491.832 (300.250.723) (266.768.146)
6. Phải trả cho công nhân viên 316 880900
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 17.651.980 (27.050.044)
II. Nợ dài hạn: 320
1. Vay dài hạn 321
2. Nợ dài hạn 322
II. Nợ khác: 330
1. Chi phí phải trả 331
2. Tài sản thừa chờ xử lý 332
3.Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: 400 5.631.017.780 7.894.886.904 8.531.470.378
I. Nguồn vốn, quỹ: 410 5.780.515.154 8.001.086.687 8.637.670.161
1. Nguồn vốn kinh doanh 411 5.939.310.239 7.939.310.239 7.939.310.239
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 17.516.022 3.610.801 4.604.871
3. Chênh lệch tỷ giá 413
4. Quỹ đầu tư phát triển 414 7.963.724 7.963.724 7.963.724
5. Quỹ dự phòng tài chính 415 34.359.380 34.359.380 845,100
6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 (225.364.618) 9.112.136 678.215.820
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 6.730.407 6.730.07 6.730.407
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác: 420 (149.497.374) (106.199.783) (106.199.783)
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc 421
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 (149.497.374) (106.199.783) (106.199.783)
3. Quỹ quản lý của cấp trên 423
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 17.345.343.338 17.775.387.228 19.374.635.855

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 56


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

BẢNG 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Đvt: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

1.Tổng doanh thu 32.327.458.847 35.489.236.575 42.318.181.180


2.Chiết khấu thương mại 28.930.178 5.079.502 -
3.Giảm giá hàng bán 78.948.656 - -
4.Doanh thu thuần 32.219.580.013 35.484.157.073 42.318.181.180
5.Giá vốn hàng bán 28.446.420.466 31.741.098.177 37.478.179.530
6.Lãi gộp 3.773.159.547 3.743.058.896 4.840.001.650
7.Chi phí bán hàng 2.753.520.009 2.697.865.266 3.267.887.915
8.Chi phí quản lý 701.197.899 832.482.340 945.362.410
9.Lợi nhuận thuần HĐKD 318.441.639 212.711.290 626.751.325
10.Lợi nhuận HĐTC 48.929.652 72.982.838 27.984.012
11.Lợi nhuận HĐ khác 38.556.205 5.055.163 23.480.483
12.Tổng lợi nhuận trước thuế 405.927.496 290.749.291 678.215.820
13.Thuế TNDN 129.896.799 93.039.773 217.029.062
14.Lợi nhuận sau thuế 276.030.697 197.709.518 461.186.758

3.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm:
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh việc dựa
vào các bảng báo cáo tài chính ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong đó lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ
tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp ta đi sâu vào phân tích sự biến động lợi nhuận và các nhân tố
làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 57


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Bảng 3: Bảng phân tích tình hình lợi nhuận qua 3 năm

CHÊNH LỆCH

Số tuyệt đối (đồng) Số tương đối


CHỈ TIÊU
(%)

2001-2002 2001-2003 01-02 01-03

1.Tổng doanh thu 3.161.777.728 9.990.722.333 9,78 30,90


2.Chiết khấu thương mại -23.850.676 -28.930.178 -82,44 -
3.Giảm giá hàng bán -78.948.656 -78.948.656 -100,00 -
4.Doanh thu thuần 3.264.577.060 10.098.601.167 10,13 31,34
5.Giá vốn hàng bán 3.294.677.711 9.031.759.064 11,58 31,75
6.Lãi gộp -30.100.651 1.066.842.103 -0,80 28,27
7.Chi phí bán hàng -55.654.743 514.367.906 -2,02 18,68
8.Chi phí quản lý 131.284.441 244.164.511 18,72 34,82
9.Lợi nhuận thuần HĐKD -105.730.349 308.309.686 -33,20 96,82
10.Lợi nhuận HĐTC 24.053.186 -20.945.640 49,16 -42,81
11.Lợi nhuận HĐ khác -33.501.042 -15.075.722 -86,89 -39,00
12.Tổng lợi nhuận trước -115.178.205 272.288.324 -28,37 67,08
13.Thuế TNDN -36.857.026 87.132.263 -28,37 67,08
14.Lợi nhuận sau thuế -78.321.179 185.156.061 -28,37 67,08
Qua bảng phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp ta thấy lợi
nhuận của doanh nghiệp có sự biến động tăng giảm qua các năm, tuy nhiên nhìn
chung thì tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tương đối khả
quan mặc dù lợi nhuận có sự biến động tăng giảm nhưng sự biến động giảm là
tương đối nhỏ so với sự biến động tăng.
Năm 2001-2002: Tổng mức lợi nhuận trước thuế năm 2002 giảm hơn
so với năm 2001 là -115.178.205đ tương ứng -28,37%. Nguyên nhân ảnh hưởng
đến tình hình này là:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 58


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Tổng doanh thu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 3.161.777.728đ
đã làm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên tương ứng là 3.161.777.728đ.
Nguyên nhân là do sản lượng bán ra trong kỳ tăng và giá bán tăng.
Chiết khấu thương mại năm 2002 giảm so với năm 2001 là
23.850.676đ làm tổng mức lợi nhuận của doang nghiệp tăng tương ứng là
23.850.676đ. Nguyên nhân là do năm 2002 doanh nghiệp hạn chế sử dụng chính
sách chiết khấu thương mại mà áp dụng chính sách hoa hồng cho người bán.
Giảm giá hàng bán năm 2002 giảm so với năm 2001 là
78.948.656đ làm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên tương ứng là
78.948.656đ. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã rất cố gắng trong việc nâng
cao chất lượng sản phẩm để không phải giảm giá do chất lượng sản phẩm không
tốt, nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về
giá và chất lượng sản phẩm.
Giá vốn hàng bán năm 2002 tăng so với năm 2001 là
3.394.677.711đ làm cho tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp giảm tương ứng là
-3.394.677.711đ. Nguyên nhân là do số lượng hàng bán tăng; đồng thời cũng do
giá vốn hàng mua ngoài tăng và các yếu tố đầu vào tăng (chủ yếu là giá nguyên
liệu dùng để sản xuất tăng) nên cũng làm cho giá vốn sản xuất tăng.
Chi phí bán hàng giảm làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng
tương ứng là 55.654.743đ. Nguyên nhân là do năm 2002 doanh nghiệp đã sắp
xếp lại tình hình kho bãi làm tiết giảm chi phí vận chuyển; đồng thời doanh
nghiệp thực hiện tốt việc bảo quản máy móc dùng cho bán hàng nên đã tiết kiệm
một khoản chi phí về sửa chửa.Nên đã làm cho chi phí bán hàng năm 2002 giảm
hơn so với năm 2001.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 tăng so với năm 2001 đã
làm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp giảm tương ứng là -131.284.441đ.
Nguyên nhân là do trong năm 2002 doanh nghiệp tăng chi phí mua sắm vật liệu
dùng cho quản lý và đồ dùng văn phòng.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 59


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2002 tăng hơn so với năm 2001
đã làm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp tăng tương ứng là 24.053.186đ.
Nguyên nhân là do năm 2002 doanh nghiệp tăng đầu tư chứng khoán vào các
doanh nghiệp khác làm cho thu nhập hoạt động tài chính tăng lên.
Lợi nhuận hoạt động khác năm 2002 giảm so với năm 2001 đã làm
cho tổng lợi nhuận của doanh giảm tương ứng là -33.501.042đ. Nguyên nhân là
do các khoản thu về cho thuê máy móc, thiết bị giảm.
Tổng hợp các nhân tố làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp:
- Tổng doanh thu tăng làm tổng lợi nhuận tăng: 3.161.777.728
- Chiết khấu thương mại giảm làm tổng lợi nhuận tăng: 23.850.676
- Giảm giá hàng bán giảm làm tổng lợi nhuận tăng: 78.948.656
- Chi phí bán hàng giảm làm tổng lợi nhuận tăng: 55.654.743
- Lợi nhuận hoạt động tài chính tăng làm tổng lợi nhuận tăng: 24.053.186
3.344.284.989
Tổng hợp các nhân tố làm giảm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp:
- Giá vốn hàng bán tăng làm tổng mức lợi nhuận giảm: 3.294.677.711
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm tổng lợi nhuận giảm: 131.284.441
- Lợi nhuận hoạt động khác giảm làm tổng lợi nhuận giảm: 33.501.042
3.459.463.194
Tổng hợp các nhân tố làm tăng, giảm lợi nhuận: ta thấy lợi nhuận
năm 2002 giảm so với năm 2001 là: 3.344.284.989 - 3.459.463.194 =
-115.178.205đ. Nguyên nhân chủ yếu nhất là do giá vốn hàng bán tăng hơn so
với mức độ tăng của giá bán. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp làm
giảm giá vốn hàng bán để góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận trong những
năm tới.
Năm 2001-2003: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2003 tăng hơn so với
năm 2001 là 272.288.324đ. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 60


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Tổng doanh thu năm 2003 tăng hơn so với năm 2001 là
9.990.722.333đ làm tổng mức lợi nhuận tăng tương ứng là 9.990.722.333đ.
Nguyên nhân tăng là do giá bán tăng và sản lượng tiêu thụ tăng.
Chiết khấu thương mại năm 2003 giảm hơn so với năm 2001 là
28.930.178đ làm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp tăng tương ứng là
28.930.178đ. Nguyên nhân là do năm 2003 công ty không còn áp dụng chính
sách chiết khấu thương mại nữa mà thay thế bằng chính sách hoa hồng cho người
bán.
Giảm giá hàng bán năm 2003 giảm so với năm 2001 đã làm cho
tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp tăng tương ứng là 78.948.656đ. Nguyên
nhân là do công ty đã rất cố gắng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nên
trong năm đã không còn khoản giảm giá hàng bán do chất lượng sản phẩm không
tốt, không cạnh tranh lại các doanh nghiệp khác về giá.
Giá vốn hàng bán năm 2003 tăng hơn so với năm 2001 đã làm cho
tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp giảm tương ứng là -9.031.759.064đ.
Nguyên nhân là do sản lượng bán ra tăng và do sự biến động tình hình thế giới
làm cho giá vốn hàng mua ngoài và nguyên liệu dùng cho sản xuất tăng.
Chi phí bán hàng tăng làm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm
tương ứng là -514.367.906đ. Nguyên nhân là do hoa hồng cho người bán tăng.
Cũng có thể xem sự tăng này là nhân tố tích cực vì nó góp phần làm tăng sản
lượng bán ra, mở rộng thị trường. Đồng thời nó cũng là một loại chi phí làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiêp cần phải có biện pháp
sao cho vừa kích thích sản lượng tiêu thụ vừa tiết giảm chi phí để góp phần làm
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm tổng mức lợi nhuận của
doanh nghiệp giảm tương ứng là -244.164.511đ. Nguyên nhân là do trong năm
doanh nghiệp đã gia tăng mua sắm tài sản nhằm phục vụ cho công tác quản lý, đồ
dùng văn phòng.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 61


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Lợi nhuận hoạt động tài chính giảm làm tổng mức lợi nhuận giảm
tương ứng là -20.945.640đ. Nguyên nhân là do lãi nhận được từ việc đầu tư
chứng khoản giảm.
Lợi nhuận hoạt động khác giảm làm tổng mức lợi nhuận của doanh
nghiệp giảm tương ứng là -15.075.722đ. Nguyên nhân do tiền thu về cho thuê
máy móc, thiết bị giảm.

Tổng hợp các nhân tố làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp:
- Doanh thu tăng làm tổng lợi nhuận tăng: 9.990.722.333
- Chiết khấu thương mại giảm làm tổng lợi nhuận tăng: 28.930.178
- Giảm giá hàng bán giảm làm tổng lợi nhuận tăng: 78.948.656
10.098.601.167
Tổng hợp các nhân tố làm giảm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp:
- Giá vốn hàng bán tăng làm tổng lợi nhuận giảm: 9.031.759.064
- Chi phí bán hàng tăng làm tổng lợi nhuận giảm: 514.367.906
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm tổng lợi nhuận giảm: 244.164.511
- Lợi nhuận hoạt động tài chính giảm làm tổng lợi nhuận giảm: 20.945.640
- Lợi nhuận hoạt động khác giảm làm tổng lợi nhuận giảm: 15.075.722
9.826.312.843
Tổng hợp các nhân tố làm tăng, giảm lợi nhuận: ta thấy lợi nhuận
của năm 2003 tăng hơn so với năm 2001 là: 10.098.601.167 – 9.826.312.843 =
272.288.324đ. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu tăng, bên cạnh đó doanh
nghiệp còn cố gắng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác về mặt chất lượng và giá cả. Tuy năm 2003 các
nhân tố làm tăng lợi nhuận lớn hơn nhân tố làm giảm lợi nhuận nhưng doanh
nghiệp cần phải chú ý đến 2 nhân tố làm giảm lợi nhuận đó là chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp, có tỉ lệ tăng rất cao so với năm 2001. Vì vậy để
tăng tổng lợi nhuận trong những năm tới doanh nghiệp cần phải có biện pháp
kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý một cách tốt hơn.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 62


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Để hiểu rõ hơn sự biến động tỉ trọng của từng khoản mục trong tổng
doanh thu ta phân tích bảng trên theo chiều dọc.

Bảng 4: Bảng phân tích kết cấu lợi nhuận 3 năm gần nhất

Năm Chênh lệch


CHỈ TIÊU
2001 2002 2003 2001-2002 2001-2003

1.Tổng doanh thu 100,000% 100,000% 100,000% 0,000% 0,000%

2.Chiết khấu 0,089% 0,014% - -0,075% -

4.Doanh thu thuần 99,670% 99,986% 100,000% 0,316% 0,330%


5.Giá vốn hàng bán 87,995% 89,439% 88,563% 1,444% 0,568%

6.Lãi gộp 11,672% 10,547% 11,437% -1,125% -0,235%

7.Chi phí bán hàng 8,517% 7,602% 7,722% -0,915% -0,795%

8.Chi phí QLDN 2,169% 2,346% 2,234% 0,177% 0,065%

9.Lợi nhuận thuần HĐKD 0,986% 0,599% 1,481% -0,387% 0,495%

10.Lợi nhuận HĐTC 0,151% 0,206% 0,066% 0,055% -0,085%


11.Lợi nhuận HĐ khác 0,119% 0,014% 0,055% -0,105% -0,064%

12.Tổng lợi nhuận trước thuế 1,256% 0,819% 1,602% -0,437% 0,346%

13.Thuế TNDN 0,402% 0,262% 0,513% -0,140% 0,111%

14.Lợi nhuận sau thuế 0,854% 0,557% 1,089% -0,297% 0,235%

Qua bảng phân tích kết cấu lợi nhuận ta thấy:


Giai đoạn năm 2001-2002: lợi nhuận trước thuế năm 2001 chiếm
1,256đ trong khi đó năm 2002 chỉ chiếm 0,819đ trong 100đ doanh thu. Như vậy
về mặt kết cấu, lợi nhuận trước thuế năm 2002 so với năm 2001 giảm -0,437đ
trong 100đ doanh thu. Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm -
0,387đ và lợi nhuận hoạt động khác giảm -0,105đ. Trong đó chủ yếu là do lợi
nhuận hoạt động kinh doanh giảm.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm chủ yếu là do giá vốn hàng bán
và chi phí quản lý tăng về mặt kết cấu, nhân tố tác động lớn nhất làm cho lợi
nhuận hoạt động kinh doanh giảm là giá vốn hàng bán (chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong tổng doanh thu), giá vốn hàng bán năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 63


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

1,444đ và chi phí quản lý tăng 0,177đ trong 100đ doanh thu. Vì vậy để tăng lợi
nhuận vào những năm tới doanh nghiệp cần phải kiểm soát tốt giá vốn hàng bán
và chi phí quản lý hơn nữa.
Giai đọan năm 2001-2003: lợi nhuận trước thuế năm 2001 chiếm
1,256đ, trong khi đó năm 2003 chiếm 1,602đ trong 100đ doanh thu. Như vậy về
mặt kết cấu, lợi nhuận trước thuế năm 2003 so với năm 2001 tăng 0,246đ trong
100đ doanh thu. Nguyên nhân là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng
0,568đ, nguyên nhân tăng là do các nhân tố sau:
Chiết khấu thương mại năm 2003 không còn nữa. Đây cũng có thể
là sự biến đổi tích cực vì nó là nhân tố làm giảm doanh thu của doanh nghiệp và
cũng có thể ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của doanh nghiệp do nó là nhân tố tăng
sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so
với doanh nghiệp khác.
Giảm giá hàng bán năm 2003 cũng không còn nữa, cho thấy doanh
nghiệp đã cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để không
còn các khoản giảm giá hàng bán do hàng kém chất lượng. Đây là bước tiến triển
tích cực doanh nghiệp cần phải phát huy hơn nữa.
Bên cạnh đó việc tiết giảm chi phí bán hàng về mặt kết cấu cũng
góp phần làm tăng tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể là chi phí bán
hàng năm 2001 chiếm 8,517đ, năm 2003 chỉ chiếm 7,722đ trong 100đ doanh thụ,
chi phí bán hàng năm 2003 giảm về mặt tỉ trọng so với năm 2001 là -0,795đ.
Ngoài các nhân tố tích cực làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
cần phải phát huy nên chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận
của doanh nghiệp như: giá vốn hàng bán (năm 2003 tỉ trọng giá vốn hàng bán
tăng hơn so với năm 2001 là 0,568đ trong 100đ doanh thu), chi phí quản lý
doanh nghiệp, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.
Để khái quát toàn bộ quá trình phân tích sự biến động lợi nhuận
của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, ta xem xét sự biến động tổng doanh thu,

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 64


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

tổng chi phí và tổng lợi nhuận của 3 năm thông qua biểu đồ biểu diễn mối quan
hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Bảng 5: Bảng doanh thu, chi phí và lợi nhuận 3 năm


Đvt: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Tổng doanh thu 32.307.065.870 35.562.195.074 42.369.646.000
Tổng chi phí 31.901.138.374 35.271.445.783 41.691.430.180
Tổng lợi nhuận trước thuế 405.927.496 290.749.291 678.215.820

Đvt (đồng)
45.000.000.000

40.000.000.000

35.000.000.000

30.000.000.000

25.000.000.000

20.000.000.000

15.000.000.000

10.000.000.000

5.000.000.000

0
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Tổngdoanh
T?ng doanhthu
thu
T?ng
Tổngchi
chiphí
phí
Tổngl?i
T?ng lợinhu?n
nhuậntrư?c
trước thuế
thu?

Biểu đồ: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy: tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng dần
qua các năm, bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng qua các năm, nhưng đặc biệt
năm 2002 tỉ lệ tăng tổng chi phí nhiều hơn tỉ lệ tăng tổng doanh thu so với năm
2001. Vì vậy đã làm tổng lợi nhuận trước thuế năm 2002 giảm so với năm 2001

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 65


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

là -28,37%, nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng. Nhưng đến năm
2003 thì tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao so với năm 2001 là 67,08%,
rất cao so với năm 2002 là 133,26%. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu tăng
và các khoản làm giảm trừ doanh thu không còn.
Vì vậy để tăng tổng lợi nhuận trong những năm tới doanh nghiệp
cần phải có biện pháp tăng doanh số hàng bán hơn nữa bằng cách nâng cao chất
lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, duy trì khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng
mới. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải chú ý đến giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vì qua phân tích ta thấy các yếu tố này có
xu hướng tăng dần qua các năm làm ảnh hưởng không tốt đến tổng lợi nhuận của
doanh nghiệp. Đồng thời cần có biện pháp khắc phục tình trạng lợi nhuận hoạt
động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác giảm nhằm giúp doanh nghiệp hoạt
động ngày càng tốt hơn.
3.4.2. Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của công
ty năm 2003:
3.4.2.1. Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch của hoạt động
sản xuất kinh doanh:
Bảng 6: Bảng tính mức độ hoàn thành kế hoạch HĐSX kinh doanh
Đvt:đồng
CHÊNH LỆCH
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Số Số
tuyệt đối tươngđối
I.Tổng doanh thu thuần: 33.600.000.000 42.318.181.180 8.718.181.180 25,947%

1.Hàng hoá, dịch vụ 27.000.000.000 35.341.497.311 8.341.497.311 30,894%


2.Thành phẩm công ty sản xuất 6.600.000.000 6.976.683.869 376.683.869 5,707%

II.Tổng chi phí: 33.228.000.000 41.691.429.855 8.463.429.855 25,471%

1.Giá vốn hàng hoá, dịch vụ 23.520.000.000 31.903.720.860 8.383.720.860 35,645%

2.Giá thành tiêu thụ sản phẩm 5.478.000.000 5.574.458.670 96.458.670 1,761%

3.Chi phí quản lý doanh nghiệp 990.000.000 945.362.410 -44.637.590 -4,509%

4.Chi phí bán hàng 3.240.000.000 3.267.887.915 27.887.915 0,861%

III Tổng lợi nhuận trưóc thuế: 372 000 000 626 751 325 254 751 325 68 482%
SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 66
Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Qua bảng tính ta thấy: lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh mà công
ty đạt được năm 2003 đã vượt mức kế hoạch đề ra là 254.751.325đ tương ứng
68,482%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:
Doanh thu hàng hoá, dịch vụ tăng vượt mức kế hoạch là
8.341.497.311đ tương ứng 38,302%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá bán và sản
lượng vượt mức kế hoạch đề ra.
Doanh thu thành phẩm do công ty sản xuất cũng vượt mức kế
hoạch đề ra là 376.683.869đ tương ứng 5,707%. Nguyên nhân là do sản lượng và
giá bán thực tế vượt mức kế hoạch đề ra.
Việc tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn so với kế
hoạch là 44.637.590đ đã góp phần làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp vượt mức
kế hoạch đề ra. Đây là sự chuyển biến tích cực cần phát huy hơn nữa để doanh
nghiệp hoạt động ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh các nhân tố làm lợi nhuận của doanh nghiệp vượt mức kế
hoạch đề ra, cần chú ý đến các nhân tố làm lợi nhuận của doanh nghiệp không
đạt kế hoạch là: giá vốn hàng hoá, dịch vụ và giá vốn thành phẩm do công ty sản
xuất đã vượt mức kế hoạch là 8.383.720.860đ tương ứng 35,645% và
96.458.670đ tương ứng 1,761%.
3.4.2.2. Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động khác:
Bảng 7: Bảng tính mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động khác
Đvt: đồng

CHÊNH LỆCH
KẾ THỰC
CHỈ TIÊU Số Số
HOẠCH HIỆN
tuyệt đối tương đối
I.LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH: 20.000.000 27.984.012 7.984.012 39,920%
1.Thu nhập hoạt động tài chính 20.000.000 27.984.012
2.Chi phí hoạt động tài chính - -
II.LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KHÁC: 10.000.000 23.480.483 13.480.483 134,805%
1.Thu nhập hoạt động khác 10.000.000 23.480.808
2.Chi phí hoạt động khác 325

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 67


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Từ bảng tính ta thấy:


Lợi nhuận hoạt động tài chính thực tế so với kế hoạch tăng
7.984.012đ tương ứng 39,92%. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền lãi ngân hàng
nhận được tăng hơn so với kế hoạch đề ra đã góp phần làm lợi nhuận hoạt động
tài chính của doanh nghiệp vượt mức kế hoạch đề ra.
Lợi nhuận hoạt động khác thực tế so với kế hoạch tăng
13.480.483đ tương ứng 134,805%. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền thu từ các
khoản hoa hồng tăng và các khoản thanh lý máy móc, thiết bị cũ tăng.
Nhận xét:
Qua quá trình phân tích ta thấy lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh
doanh và lợi nhuận hoạt động khác đều vượt mức kế hoạch đề ra. Đây là sự
chuyển biến tích cực doanh nghiệp cần phát huy để doanh nghiệp hoạt động ngày
càng tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
3.4.3. Phân tích các tỷ số:
3.4.3.1. Phân tích tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn:
3.4.3.1.1. Phân tích tình hình thanh toán:
Phân tích các khoản phải thu:
Khoản phải thu
Tỷ trọng khoản phải thu trong tổng TSLĐ =
Tổng TSLĐ
Bảng 8: Bảng phân tích các khoản phải thu

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Khoản phải thu (đồng) 7.105.003.363 6.500.291.586 7.961.303.697
Tổng TSLĐ (đồng) 12.028.766.459 12.805.694.236 14.046.650.271

Khoản phải thu/tổng TSLĐ 59,067% 50,761% 56,678%


Qua bảng phân tích ta thấy khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng vốn lưu động và điều này có nghĩa là mức độ vốn của doanh nghiệp bị
chiếm dụng rất cao. Năm 2002 tỷ trọng khoản phải thu đã giảm hơn so với năm
2001 là -8,306% tương ứng khoản phải thu giảm là -604.711.777đ, đến năm 2003

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 68


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

tỷ trọng này đã tăng hơn so với năm 2002 nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm
2001 là -2,389% (mặc dù khoản phải thu của năm 2003 tăng hơn so với năm
2001 nhưng tốc độ tăng của khoản phải thu lại thấp hơn tốc độ tăng của TSLĐ).
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp cũng đã có những cố gắng trong việc thu hồi nợ.
Tuy nhiên với tỷ trọng khoản phải thu cao như sẽ làm động vốn dẫn đến việc
thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp
cần phải theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng.
Phân tích các khoản phải trả:
Khoản phải trả
Tỷ trọng khoản phải thu trong tổng TSLĐ =
Tổng TSLĐ
Bảng 9: Bảng phân tích các khoản phải trả

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Khoản phải trả (đồng) 2.374.594.757 3.693.418.852 4.793.159.973
Tổng TSLĐ (đồng) 12.028.766.459 12.805.694.236 14.046.650.271
Khoản phải trả/tổng TSLĐ 19,741% 28,842% 34,123%
Qua bảng phân tích ta thấy khoản phải trả trong tổng vốn lưu động
chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này cho thấy mức độ chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp đối với các doanh nghiệp khác tương đối thấp. Nhưng tỷ trọng này đã
tăng dần qua các năm, tình hình này cho thấy yêu cầu thanh toán đối với doanh
nghiệp ngày càng tăng dần.
Nhìn vào hai khoản mục trên (khoản phải thu và khoản phải trả) ta thấy
tỷ trọng khoản phải thu chiếm trong tổng vốn lưu động nhiều hơn tỷ trọng khoản
phải trả. Điều này cho thấy mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác thấp
hơn mức độ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng; do đó doanh nghiệp cần phải
có biện pháp thu hồi lượng vốn bị chiếm dụng này nhằm sử dụng vốn một cách
có hiệu quả hơn.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 69


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

3.4.3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán:


Vốn luân chuyển = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tiền + Tương đương tiền
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Bảng 10: Bảng phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Tài sản lưu động (đồng) 12.028.766.459 12.805.694.236 14.046.650.271
Tiền + tương đương tiền (đồng) 7.515.259.310 7.064.097.371 8.364.818.543
Nợ ngắn hạn (đồng) 11.714.235.558 9.880.500.324 10.843.165.477
Vốn luân chuyển (đồng) 314.530.901 2.925.193.912 3.203.484.794
Hệ số thanh toán hiện hành 1,027 1,296 1,295
Hệ số thanh toán nhanh 0,642 0,715 0,771
Vốn luân chuyển: vốn luân chuyển của doanh nghiệp năm sau tăng
hơn rất nhiều so với năm trước, trong đó tài sản lưu động tăng dần qua các năm
nhưng nợ ngắn hạn thì ngược lại. Như vậy chứng tỏ tính chủ động của doanh
nghiệp đã tăng và lượng tài sản bị sức ép thanh toán giảm.
Hệ số thanh toán hiện hành: Năm 2001 hệ số thanh toán hiện hành
của doanh nghiệp là 1,027, điều này có nghĩa là cứ 1đ nợ ngắn hạn sẽ được đảm
bảo bởi 1,027đ vốn lưu động và năm 2002 là 1,296 , năm 2003 là 1,295. Cho
thấy khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp năm 2002, 2003 tốt hơn so
với năm 2001. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm và tài sản
lưu động lại tăng dần qua các năm đã góp phần nâng cao khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán hiện hành cao chứng tỏ khả năng
thanh toán của doanh nghiệp đã được cải thiện. Tuy nhiên hệ số này vẫn chưa thể
đánh giá chính xác năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để có thể phản ánh
chính xác năng lực thanh toán của doanh nghiệp ta xét hệ số thanh toán nhanh
của doanh nghiệp.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 70


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Hệ số thanh toán nhanh: Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh
toán nhanh của doanh nghiệp qua các năm tăng dần và điều này có nghĩa là vào
năm 2001 cứ 1đ nợ ngắn hạn sẽ có 0,642đ tài sản có khả năng thanh khoản cao
bảo đảm, năm 2002 thì hệ số này tăng hơn so với năm 2001 là 0,073đ và năm
2003 thì hệ số này lại tăng hơn so với năm 2001 và năm 2002. Điều này cho thấy
khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tương đối tốt và ngày càng được
nâng cao.
3.4.3.2. Phân tích các tỷ số hoạt động:
3.4.3.2.1. Vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Bảng 11: Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Giá vốn hàng bán (đồng) 28.446.420.466 31.741.098.177 37.478.179.530
Hàng tồn kho bình quân (đồng) 4.173.045.596 4.484.685.615 5.168.065.892
Vòng quay hàng tồn kho 6,817 7,078 7,252
Qua bảng ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2001 là
6,817vòng/năm, nghĩa là trung bình hàng tồn kho mua về được bán ra
6,817lần/năm, năm 2002 là 7,078vòng/năm tăng 0,261vòng/năm so với năm
2001 .Và năm 2003 số vòng quay hàng tồn kho là 7,252vòng/năm tăng
0,435vòng/năm so với năm 2001 và 0,174vòng/năm so với năm 2002. Điều này
cho thấy tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho ngày càng hiệu quả
hơn, giúp doanh nghiệp giảm dần lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ, rút ngắn chu
kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền; đồng thời
giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ động. Đây là sự chuyển biến
tốt doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 71


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

3.4.3.2.2. Vòng luân chuyển các khoản phải thu:


Doanh thu thuần
Vòng luân chuyển các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Bảng 12: Bảng phân tích vòng luân chuyển khoản phải thu

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Doanh thu thuần (đồng) 32.219.580.01335.484.157.07342.318.181.180
Số dư bình quân các khoản phải thu (đồng) 6.058.420.951 6.802.647.475 7.230.797.642
Vòng luân chuyển khoản phải thu 5,318 5,216 5,852
Các khoản phải thu chủ yếu của doanh nghiệp là các khoản do doanh
nghiệp bán chịu cho các doanh nghiệp khác và các khoản thu khác. Số vòng quay
các khoản phải thu năm 2001 là 5,318vòng/năm, năm 2002 giảm so với năm
2001 là -0,102vòng/năm. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu
của doanh nghiệp năm 2002 còn chậm so với năm 2001 nên doanh nghiệp vẫn
chưa giảm được việc bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng. Tuy nhiên vào năm
2003 hệ số này lại tăng lên và cao hơn so với năm 2001 và năm 2002. Mặc dù
vậy, nhưng hệ số này tăng lên không phải do các khoản nợ phải thu giảm mà do
doanh thu tăng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp để thu hồi
khoản phải thu một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
3.4.3.2.3. Vòng quay vốn:
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng vốn =
Tổng vốn bình quân
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 72


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Bảng 13: Bảng phân tích vòng quay vốn

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Tổng vốn bình quân (đồng) 16.697.850.393 17.560.365.284 18.575.011.542


Vồn cố định bình quân (đồng) 5.454.836.126 5.143.134.936 5.148.839.288
Vốn lưu động bình quân (đồng) 11.243.014.267 12.417.230.348 13.426.172.254
Doanh thu thuần (đồng) 32.219.580.013 35.484.157.073 42.318.181.180
Vòng quay tổng vốn 1,930 2,021 2,278
Vòng quay vốn cố định 5,907 6,899 8,219
Vòng quay vốn lưu động 2,866 2,858 3,152
Vòng quay tổng vốn: chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử
dụng tài sản để tạo ra doanh thu thuần. Ta thấy số vòng quay tài sản năm 2001 là
1,930vòng/năm, có nghĩa là cứ 1đ đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 1,930đ doanh
thu thuần. Năm 2002 quay được 2,021vòng/năm tăng hơn so với năm 2001 là
0,091vòng/năm, vào năm 2003 là 2,278 vòng/năm tăng hơn so với năm 2001 là
0,348vòng/năm và năm 2002 là 0,257vòng/năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Vòng quay vốn cố định: Dựa vào chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố
định ta thấy năm 2001 mỗi đồng đầu tư vào TSCĐ sẽ tạo ra 5,907đ doanh thu
thuần và năm 2002, 2003 hiệu suất sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn so với năm
2001. Với việc vốn cố định đầu tư vào tài sản giảm dần nhưng vẫn đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển cho thấy việc sử dụng vốn cố định vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả.
Vòng quay vốn lưu động: Năm 2001 mỗi đồng vốn đầu tư vào
TSLĐ sẽ tạo ra 2,403đ doanh thu thuần hay vốn lưu động đã thực hiện được
2,403 lần/năm . Vào năm 2002 thì mỗi đồng vốn lưu động đầu tư sẽ tạo ra được
2,857đ doanh thu thuần tăng hơn so với năm 2001 là 0,454đ. Và năm 2003 thì
vòng quay vốn lưu động tăng nhanh hơn so với năm 2001, 2002. Cho thấy việc
sử dụng vốn lưu động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là
tương đối tốt.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 73


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

3.4.3.3. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh:
3.4.3.3.1. Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ:
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ = * 100%
Nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ = *100%
Nguồn vốn
Bảng 14: Bảng tính tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Nợ phải trả (đồng) 11.714.325.558 9.880.500.324 10.843.165.477
Vốn chủ sở hữu (đồng) 5.631.017.780 7.894.886.904 8.531.470.378
Nguồn vốn (đồng) 17.345.343.338 17.775.387.228 19.374.635.855
Tỷ suất nợ 67,536% 55,585% 55,966%
Tỷ suất tự tài trợ 32,464% 44,415% 44,034%
Tỷ suất nợ của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp. Năm 2001 cứ 100đ vốn của doanh nghiệp thì đã có 67,536đ
nợ, vào năm 2002 thì tỷ lệ này có giảm so với năm 2001 là -11,951% và năm
2003 tỷ lệ này cũng đã giảm hơn so với năm 2001 là -11,57%. Tỷ số này giảm
qua các năm là do doanh nghiệp đã cố gắng giảm dần các khoản nợ phải trả và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm góp phần tăng dần nguồn vốn chủ
sở hữu. Tuy nhiên đối với tỷ lệ nợ và tỷ suất tự tài trợ này đối với các nhà cho
vay, nhà đầu tư thì họ không thích lắm vì với tỷ số nợ cao sẽ cho thấy mức độ tự
tài trợ của doanh nghiệp sẽ không cao. Do đó nếu có rủi ro trong kinh doanh thì
phần thiệt hại của của họ có thể sẽ rất cao.
3.4.3.3.2. Tỷ suất đầu tư và tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản:
Tài sản cố định
Tỷ suất đầu tư = *100%
Tổng tài sản
Tài sản lưu động
Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản = *100%
Tổng tài sản

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 74


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Bảng 15: Bảng tính tỷ suất đầu tư và tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Tài sản cố định (đồng) 5.316.576.879 4.969.692.992 5.327.985.584
Tài sản lưu động (đồng) 12.028.766.459 12.805.694.236 14.046.650.271
Tổng tài sản (đồng) 17.345.343.338 17.775.387.228 19.374.635.855
Tỷ suất đầu tư 30,651% 27,958% 27,500%

Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản 69,349% 72,042% 72,500%


Qua bảng ta thấy TSCĐ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng tài
sản. Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vừa sản
xuất vừa kinh doanh và chính sách bán trả chậm cho khách hàng nên tài sản lưu
động chiếm tỷ trọng lớn là phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên để hoạt động của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả doanh nên chú ý
đầu tư vào trang thiết bị, máy móc để nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm,
có thể cạnh tranh và đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày nay.
3.4.3.4. Phân tích khả năng sinh lời:
3.4.3.4.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động:
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh
Chỉ số lợi nhuận hoạt động =
Doanh thu thuần
Bảng 16: Bảng tính chỉ số lợi nhuận hoạt động

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Lợi nhuận thuần HĐKD (đồng) 318.441.639 212.711.290 626.751.325

Doanh thu thuần (đồng) 32.219.580.013 35.484.157.073 42.318.181.180

Chỉ số lợi nhuận hoạt động 0,988% 0,599% 1,481%

Qua bảng phân tích ta thấy: trong năm 2001 cứ 100đ doanh thu thuần
đem lại 0,988đ lợi nhuận thuần, đến năm 2002 chỉ số lợi nhuận hoạt động giảm
so với năm 2001 chỉ còn 0,599%, tức là cứ 100đ doanh thu đem lại cho doanh
nghiệp 0,599đ lợi nhuận. Đến năm 2003 thì chỉ số này lại tăng cao hơn so với

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 75


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

năm 2001,2002 đạt 1,481% (có nghĩa là 100đ doanh thu thuần đem lại 1,481đ lợi
nhuận). Như vậy từ những phân tích trên cho thấy hoạt động kinh doanh của
công ty tuy có sự biến động tăng giảm nhưng nhìn chung tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty ngày càng khả quan hơn.
3.4.3.4.2. Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu:
Lợi nhuận ròng
Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Bảng 17: Bảng tính chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Lợi nhuận ròng (đồng) 276.030.697 197.709.518 461.186.758

Doanh thu thuần (đồng) 32.219.580.013 35.484.157.073 42.318.181.180

Chỉ số lợi nhuận ròng 0,857% 0,557% 1,090%

Qua bảng phân tích ta thấy: Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu năm
2001 là 0,857% tức là cứ 100đ doanh thu thuần sẽ mang lại 0,857đ lợi nhuận
ròng. Vào năm 2002 thì chỉ số này giảm chỉ còn 0,557% và đến năm 2003 thì chỉ
số này tăng trở lại đạt 1,09% (có nghĩa là cứ 100đ doanh thu thuần sẽ mang lại
1,09đ lợi nhuận ròng). Nhìn chung tuy công ty có cố gắng trong việc tăng dần lợi
nhuận hoạt động qua các năm nhưng chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu qua
các năm mà công ty đạt được có tỷ lệ rất thấp so với tổng doanh thu. Vì vậy để
công ty hoạt động hiệu quả hơn, công ty cần có biện pháp tăng dần mức lợi
nhuận trong những năm tới.
3.4.3.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Lãi ròng Doanh thu thuần Lãi ròng
ROA = = *
Tổng tài sản Tổng tài sản Doanh thu thuần
= Hệ số vòng quay vốn * tỷ suất lợi nhuận

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 76


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Bảng 18: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Tỷ suất lợi nhuận ròng 0,009 0,006 0,011
Hệ số quay vòng vốn 1,930 2,021 2,278
ROA 0,017 0,012 0,025

Qua bảng phân tích ta thấy: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản qua các
năm có sự biến động tăng giảm. Năm 2001 đạt 0,017lần, có nghĩa là cứ 1đ đầu tư
vào tài sản sẽ thu được 0,017đ lãi ròng, vào năm 2002 thì chỉ số này lại sụt giảm
chỉ còn 0,012lần. Đến năm 2003 thì tăng trở lại và tăng nhiều hơn so với năm
2001, 2002, đó là cứ 1đ đầu tư vào tài sản sẽ thu được 0,025đ lãi ròng. Qua các
kết quả trên ta có thể đánh giá khái quát về công ty như sau:
Tuy công ty đã có những cố gắng trong việc nâng cao dần tỷ lệ lãi
ròng trên doanh thu nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là tương
đối thấp (chỉ đạt được 0,009đ lãi ròng trên 1đ doanh thu vào năm 2001, 0,006đ
vào năm 2002 và 0,011đ vào năm 2003).
Qui mô hoạt động kinh doanh của công ty là tương đối lớn (doanh
thu chiếm trên 30tỷ đồng 1 năm) và công ty có tính năng động trong kinh doanh
bằng chứng là hệ số vòng quay vốn của công ty ngày một tăng lên nhưng quá
trình sinh lợi của công ty thì lại thấp.
Qui mô hoạt động lớn với tính năng động cao chứng tỏ công ty
đang trong tư thế phát triển. Nhưng quá trình sinh lợi thấp cho thấy công ty chưa
khai thác hết được tiềm năng của mình. Vì vậy công ty cần phải có biện pháp
khai thác mọi khả năng sẵn có của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong những năm tới.
3.4.3.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Doanh thu
ROE = = *
Vốn chủ sở hữu Doanh thu Vốn chủ sở hữu

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 77


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Bảng 19: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


Lợi nhuận ròng (đồng) 276.030.297 197.709.518 461.186.758
Vốn chủ sở hữu (đồng) 5.631.017.780 7.894.886.896 8.531.470.387
ROE 0,049 0,025 0,054

Qua bảng phân tích ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của
công ty năm 2001 là 0,049đ, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được
0,049đ lợi nhuận ròng. Năm 2002 chỉ số này giảm xuống chỉ còn 0,025đ. Đến
năm 2003 chỉ số này tăng lên là cứ 1đ vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 0,054đ lợi
nhuận ròng. Tuy chỉ số này có sự biến động tăng, giảm qua các năm nhưng nhìn
chung nó có xu hướng tăng dần trong những năm tới.
Nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (cũng chính là tỷ
suất lợi nhuận ròng trên tổng vốn) với tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
của công ty ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cao hơn so với tỷ
suất lợi nhuận ròng trên tổng vốn. Vì vậy doanh nghiệp cần phải xem xét lại hiệu
quả sử dụng vốn vay của mình để việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 78


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Bảng 20: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính của doanh nghiệp

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003


1.Phân tích tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn
- Tỷ trọng khoản phải thu trong tổng TSLĐ 59,07% 50,76% 56,68%
- Tỷ trọng khoản phải trả trong tổng TSLĐ 19,74% 28,84% 34,12%
- Vốn luân chuyển 314.530.901 2.925.193.912 3.203.484.794
- Hệ số thanh toán hiện hành 1,027 1,296 1,295
- Hệ số thanh toán nhanh 0,642 0,715 0,771
2.Phân tích các tỷ số hoạt động
- Vòng quay hàng tồn kho 6,817 7,078 7,252
- Vòng luân chuyển khoản phải thu 5,318 5,216 5,852
- Vòng quay tổng vốn 1,93 2,021 2,278
- Vòng quay vốn cố định 5,907 6,899 8,219
- Vòng quay vốn lưu động 2,866 2,858 3,152
3.Phân tích tình hình đầu tư và
cơ cấu vốn kinh doanh
- Tỷ suất nợ 67,536% 55,585% 55,966%
- Tỷ suất tự tài trợ 32,464% 44,415% 44,034%
- Tỷ suất đầu tư 30,651% 27,958% 27,500%
- Tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản 69,349% 72,042% 72,500%
4.Phân tích khả năng sinh lời

- Chỉ số lợi nhuận hoạt động 0,010 0,006 0,015


- Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu 0,009 0,006 0,011
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0,017 0,012 0,025

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): 0,049 0,025 0,054

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 79


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Nhận xét:
Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
Qua phân tích các chỉ số ta thấy tình hình thanh toán và khả năng
thanh toán của doanh nghiệp tương đối tốt, các chỉ số của năm sau tăng hơn so
với năm trước. Tình hình thanh toán hiện tại của doanh nghiệp là các khoản phải
thu chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản phải trả, chứng tỏ vốn bằng tiền của doanh
nghiệp bị đọng nhiều trong khâu thanh toán nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu
để thu hồi các khoản phải thu; bên cạnh đó doanh nghiệp cũng đã cố gắng rất
nhiều trong việc thanh toán các khoản nợ. Mặc dù các khoản phải trả của năm
sau lớn hơn năm trước nhưng với tỷ trọng đó cho thấy khả năng thanh toán của
doanh nghiệp là rất tốt.
Các tỷ số hoạt động:
Qua phân tích ta thấy việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có
những chuyển biến tốt vì số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày một
tăng lên. Bên cạnh đó thì vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp thì không
tốt lắm. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp để quản lý tốt các khoản phải
thu hơn.
Đồng thời thông qua việc phân tích vòng quay vốn cho thấy hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp tương đối tốt, trong đó hiệu quả sử dụng vốn cố
định tốt hơn so với vốn lưu động.
Tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh:
Qua phân tích tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ ta thấy tỷ số nợ của doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên tình hình này đã
được doanh nghiệp cải thiện dần bằng cách giảm dần tỷ suất nợ và tăng dần tỷ
suất tự tài trợ.
Đồng thời qua phân tích tình hình đầu tư ta thấy tỷ trọng TSLĐ
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản và tăng dần qua các năm. Do đặc điểm
và tính chất hoạt động của doanh nghiệp nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng như

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 80


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

vậy là phù hợp. Tuy vậy doanh nghiệp cũng nên chú trọng vào việc đầu tư TSCĐ
(máy móc, thiết bị,…) để nâng cao chất luợng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường.
Khả năng sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động và tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh
thu tuy có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt (mặc dù mức độ và khả năng sinh lời
của công ty là không cao). Vì vậy doanh nghiệp cần phải có gắng hơn nữa trong
việc nâng cao dần các tỷ suất lợi nhuận trong những năm tới nhằm tăng tính cạnh
tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Doanh nghiệp đã sử dụng tương đối hiệu quả vốn kinh doanh của
mình (tổng số vốn của công ty bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu, trong đó vốn
vay chiếm tỷ trọng rất lớn). Do đặc thù của ngành mang tính chất phục vụ nên
công ty phải bán hàng trả chậm cho các bệnh viện, các cơ sở điều trị thuộc ngành
y tế nên tình trạng chiếm dụng vốn luôn xảy ra, nợ kéo dài, vòng vay vốn chậm,
lãi vay ngân hàng cao làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vì vậy để
nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong những năm tới, doanh nghiệp cần
phải có biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, quản lý tốt các khoản nợ để việc sử
dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả hơn.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 81


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

PHẦN KẾT LUẬN

1. GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ:


1.1.Về công tác tổ chức kế toán trong công ty:
Trong quá trình thực tập tại công ty đã giúp em có dịp tìm hiểu
công tác kế tóan tại công ty và học hỏi được một số kinh nghiệm trong công tác
kế toán. Qua đó cho thấy công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác kế toán
từ khâu lập chứng từ đến lập báo cáo tài chính, các số liệu được ghi chép đầy đủ ,
chính xác vào sổ, định khoản rõ ràng, trung thực. Hệ thống sổ sách kế toán được
công ty thiết kế và vận dụng chi tiết (sổ nhật ký cho từng tài khoản), có thể phản
ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đang tồn tại và trong tương lai.
Các chứng từ được lưu trữ có hệ thống giúp công việc kiểm tra, đối
chiếu thuận lợi. Chứng từ gốc về chi phí, doanh thu được kiểm tra chặt chẽ để
tiến hành phân lọai theo loại hình kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định kết quả
kinh doanh và lập báo cáo tài chính.
Tổ chức công tác hạch tóan chặt chẽ, phân công phân nhiệm rõ
ràng, tránh sự chồng chéo trong công việc, tạo sự đoàn kết trong nội bộ.
Trong quá trình cải thiện hệ thống kế toán, tuy có khó khăn trong
cách hạch toán, làm quen những số liệu, những tài khoản mới nhưng được nhân
viên kế toán có kiến thức vững vàng về nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm gắn bó
với công việc nên khi áp dụng cũng ít gặp trở ngại, khó khăn gì.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi công ty cũng có những khó
khăn như:
Do công ty áp dụng chính sách trả chậm đối với khách hàng nên đã
dẫn đến việc phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi. Nhưng công ty đã không
thực hiện đúng theo chế độ kế toán để bù đắp các khoản thiệt hại này. Vì vậy đối
với các khoản nợ phải thu khó đòi công ty cần phải lập quỹ “dự phòng nợ phải

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 82


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

thu khó đòi” TK 139 nhằm bù đắp những thiệt hại về nhũng khoản nợ mà khách
hàng không có khả năng thanh toán. Và các khoản này nên đưa vào TK 642 “chi
phí quản lý doanh nghiệp” trong kỳ.
Tương tự đối với hàng tồn kho doanh nghiệp cũng đã không thực
hiện đúng chế độ kế toán nhằm bù đắp các khoản thiệt hại khi đánh giá lại các
khoản hàng tồn kho vào cuối kỳ. Vì vậy đối với các khoản hàng tồn kho doanh
nghiệp nên lập quỹ “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” TK 159 và khoản này nên
đưa vào TK 632 “giá vốn hàng bán” trong kỳ.
Đối với các khoản doanh thu, giá vốn của từng hoạtt động sản xuất,
kinh doanh được doanh nghiệp theo dõi rất chi tiết, nhưng về chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp đã không được theo chi tiết cho từng khâu để đánh
giá hiệu quả họat động của từng khâu sản xuất, kinh doanh chính xác hơn.
Đồng thời khoản tiền lương và các khoản trích theo lương cho bộ
phận bán hàng, bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất phải được theo dõi riêng cho
từng bộ phận, không nên tính tổng lương rồi phân bổ cho từng bộ phận như: 60%
cho chi phí bán hàng, 20% cho chi phí quản lý và 20% cho chi phí sản xuất
chung. Như vậy sẽ không phản ánh chính xác về chi phí của từng bộ phận dẫn
đến sai lệch khi đánh giá và tìm nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động ngoài phát sinh các khoản chi phí về
hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó cũng đã phát sinh khoản chi phí hoạt
động tài chính (lãi vay) nhưng không được doanh nghiệp theo dõi riêng mà được
hạch toán vào chi phí bán hàng và chi phí sản xuất chung như vậy là không phù
hợp với nguyên tắc kế toán và làm cho việc xác định kết quả hoạt động kinh
doanh chính và hoạt động khác không chính xác; đồng thời nó không phản ảnh rõ
được sự tác động của lãi vay đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp như thế
nào.Vì vậy đối với chi phí lãi vay doanh nghiệp nên theo dói riêng trên TK 635
“chi phí hoạt động tài chính”.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 83


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

1.2.Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Nhìn chung qua quá trình tìm hiểu và phân tích hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp qua 3 năm 2001, 2002, 2003 cho thấy:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt
(tuy lợi nhuận qua các năm có sự tăng giảm nhưng hàng năm doanh nghiệp đều
tạo ra một khoản lợi nhuận nhất định).
Doanh nghiệp đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Trong
đó các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều vượt mức cao so với kế hoạch.
Các khoản giảm giá hàng bán đã không còn, cho thấy doanh nghiệp
đã tổ chức tốt công tác nghiên cứu: cải thiện chất lượng sản phẩm, nghiên cứu
sản phẩm mới để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về giá và chất
lượng sản phẩm. Đây là việc làm thiết thực, vì thế doanh nghiệp cần duy trì và
phát huy hơn nữa công tác này.
Doanh thu các năm sau tăng hơn so với năm trước, doanh thu tăng
trong trường hợp này là do 2 nhân tố tạo thành đó là giá tăng và sản lượng tăng.
Từ sản lượng tăng cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm
kiếm khách hàng, mở rộng thị trường để có thể tồn tại và phát triển trong môi
trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp những khó
khăn như:
Thị trường tiêu thụ:
Qua quá trình tìm hiểu cho thấy thị trường tiêu thụ chủ yếu của
công ty là địa bàn tỉnh. Với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay để đảm
bảo hoạt đọng kinh doanh của công ty ổn định và liên tục thì việc mở rộng thị
trường là mục tiêu không thể thiếu. Công ty cần phải mở rộng mạng lưới tiêu thụ
sản phẩm, đưa thuốc của công ty về tận vùng sâu, vùng xa địa bàn tỉnh An Giang
và các tỉnh bạn. Đồng thời tìm hiểu, nắm vững hơn mọi thông tin cần thiết về sự
biến động: vào thời điểm nào thì nhu cầu thị trường là cao nhất để có chế độ điều
chỉnh cho phù hợp.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 84


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Công tác giới thiệu sản phẩm, quảng cáo cũng có vai trò vô
cùng quan trọng, quảng cáo giúp cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn sản phẩm của
công ty, từ đó góp phần nâng cao sản lượng tiêu thụ, giúp doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả hơn. Trong những năm qua công ty chưa chú trọng đúng mức đến
công tác này; do đó phương hướng sắp tới công ty nên thực hiện tốt hơn.
Giá cả:
Trong các năm qua do sự mất ổn định về tình hình thế giới và lũng
đoạn thị trường trong nước đã làm cho giá cả không ổn định, giá một số sản
phẩm tăng làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. Vì vậy để sản
phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có chổ đứng và chiếm ưu thế trên thị trường
doanh nghiệp cần phải có chính sách giá hợp lý và linh hoạt để đẩy mạnh khối
lượng tiêu thụ hơn nữa. Đồng thời tìm kiếm nguồn cung ứng có uy tín để đáp ứng
kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Qua phân tích nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của
doanh nghiệp là giá vốn hàng bán (giá thành tiêu thụ của thành phẩm do doanh
nghiệp sản xuất và giá vốn hàng hoá mua ngoài). Do đó để giảm giá vốn hàng
bán, tăng lợi nhuận trong những năm tới, doanh nghiệp cần có các biện pháp
như:
Nguyên liệu sản xuất đa phần nhập từ nước ngoài nên giá rất
cao. Do đó công ty cần cố gắng tìm kiếm nguồn nguyên liệu có giá rẽ (có thể tìm
nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế) và cân đối nguyên liệu cho sản xuất
sao cho kịp thời và không bị động trong sản xuất.
Giảm các chi phí sản xuất chung như bố trí đúng người đúng
việc, từ đó kích thích được khả năng sáng tạo và phát huy hết năng lực lao động
của cán bộ công nhân viên.
Trong những năm qua tuy doanh nghiệp cũng đã trang bị thêm
một số máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn một số công đoạn thủ công. Vì vậy để
tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp
cần phải đầu tư thêm một số máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 85


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

Ngoài nhân tố giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận thì
yếu tố lãi vay cũng ảnh hưởng không nhỏ. Hàng năm doanh nghiệp phải chịu một
khoản lãi vay rất lớn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lơi nhuận của doanh
nghiệp. Vì vậy để hạn chế bớt chi phí lãi vay, doanh nghiệp cần phải tăng tốc độ
luân chuyển vốn lưu động lên (tăng vòng vay vốn) nhằm giảm mức vốn lưu động
cần thiết, từ đó làm giảm khoản đi vay và chi phí lãi vay cũng được giảm xuống.
Qua phân tích ta thấy doanh nghiệp đã sử dụng cơ cấu vốn với vốn
vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu tức là sử dụng đòn cân nọ. Tuy nhiên việc sử dụng
đòn cân nợ ngoài tác động tích cực là giúp cho doanh nghiệp tăng vốn, mở rộng
họat động sản xuất kinh doanh thì nó còn tác động tiêu cực là làm giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp do chịu một khoản lãi vay và có thể làm cho nguồn vốn gặp rủi
ro do mất khả năng chi trả. Do đó để giảm bớt rủi ro doanh nghiệp cố gắng giảm
bớt nguồn vốn vay, tăng vốn chủ sở hữu, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
lên (tăng vòng vay vốn) nhằm giảm mức vốn lưu động cần thiết và có biện pháp
nhanh chóng thu hồi nợ để đưa vốn vào sử dụng.
Ta thấy các khoản hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp mỗi năm là
rất cao, trong đó trị giá thành phẩm và hàng hoá chiếm tỉ trọng rất lớn đã ảnh
hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy để giải phóng hàng
tồn kho, tăng vòng vay vốn doanh nghiệp nên có chính sách bán với giá giảm
hơn so với giá bán ban đầu góp phần vào tăng doanh thu, lợi nhuận trong kỳ.
Đồng thời doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống hàng tồn kho hợp lý nhằm không
làm gián đoạn sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi
phí bảo quản, hao hụt,….
Thanh toán là khâu then chốt đồng thời cũng là khâu cuối cùng để
kết thúc quá trình tiêu thụ. Qua tìm hiểu ta thấy các khoản nợ phải thu của doanh
nghiệp chiếm rất lớn và kéo dài ảnh hưởng không tốt đến quá trình luân chuyển
vốn của doanh nghiệp. Vì vậy để giải quyết tình trạng này doanh nghiệp nên tìm
biện pháp để khuyến khích khách hàng thanh toán trong thời hạn sớm nhất bằng
cách áp dụng chiết khấu thanh toán đối với khách hàng thanh toán trước thời hạn;

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 86


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

ngược lại nếu quá thời hạn nhưng chưa trả khách hàng phải chịu phạt theo lãi
suất qui định.

2. KẾT LUẬN:
Trong môi trường cạnh tranh và hội nhập như hiện nay để có thể tồn
tại và phát triển thì doanh nghiệp phải làm thế nào để hoạt động kinh doanh có
hiệu quả hay nói cách khác là có lợi nhuận, để có lợi nhuận thì phải đảm bảo
nguyên tắc là doanh thu thu về lớn hơn chi phí bỏ ra. Đây là nguyên tắc cơ bản
và là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay.
Công ty dược phẩm An Giang là doanh nghiệp nhà nước hạch toán
độc lập. Từ khi ra đời đến nay công ty cũng đã có những bước tiến quan trọng và
tích cực hoàn thành trách nhiệm của nhà nước giao phó. Do đặc thù của ngành
mang tính chất phục vụ nên công ty phải bán hàng trả chậm cho các bệnh viện,
các cơ sở điều trị thuộc ngành y tế nên tình trạng chiếm dụng vốn luôn xảy ra từ
đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, cho nên nhu cầu vay
và sử dụng vốn vay của doanh nghịêp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến giá thành tiêu thụ cao. Ngoài ra trong việc
quản lý, chi phí quản lý vẫn chưa được chặt chẽ lắm và chi phí bán hàng còn ở
mức cao nên làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp rất nhiều.
Nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp là tương
đối tốt vì hàng năm đều tạo ra lợi nhuận và doanh thu, lợi nhuận năm sau có xu
hướnh tăng hơn so với năm trứơc. Để đạt được kết quả đó thì sự đóng góp của
công tác kế toán quả là không nhỏ. Hạch toán kế toán đã cung cấp cho ban lãnh
đạo công ty các thông tin, số liệu chính xác, đầy đủ về tình hình biến động các
hoạt động kinh tế - tài chính trong doanh nghịêp. Trong công tác kế toán tài
chính việc xác định doanh thu, chi phí là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến
việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên các số liệu mà bộ
phận kế toán cung cấp, các nhà quản lý tiến hành so sánh, phân tích kết quả đạt
được nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 87


Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy
Công ty Dược Phẩm An Giang

được khai thác của doanh nghiệp; đồng thời tìm ra các mặt tích cực cũng như
những mặt hạn chế của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho người quản lý đề ra các
phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Chính vì vậy công tác hạch toán và phân tích kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp khi mà vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra có tính chất
thường xuyên, phức tạp và mang tính khốc liệt trong điều kiện nền kinh tế thị
trường hiện nay.

SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 88

You might also like