You are on page 1of 16

Qui trình nuôi lợn con theo mẹ và sau cai sữa giống

lợn Bản địa.


I. Nội dung quy trình

1.1. Kỹ thuật nuôi lợn con giai đoạn theo mẹ

• Cho lợn con bú sữa:

Sau khi lợn được lấy hết dịch nhờn ở mũi, ở miệng, lau khô xong, bấm nanh xong
thì cho lợn con bú sữa đầu. Lợn con bú được sữa đầu càng sớm càng tốt vì tăng
khả năng phòng chống bệnh tật ở lợn con. Sau khi lợn bú xong nếu có ô úm thì cho
lợn vào ô úm. Nếu không có ô úm cho lợn con thì cần lót chất độn đủ dày cho lợn
con nằm cạnh

• Tiêm sắt cho lợn con:

Tiêm sắt 2 lần cho lợn con. Lần 1 tiêm vào thứ 3 – 4 ngày sau khi đẻ, liều lượng
100mg ( 1ml ), lần tiêm thứ 2 vào ngày thứ 10 sau khi đẻ cũng với liều lượng
100mg. Vị trí tiêm tốt nhất là tiêm vào cơ bắp cổ, không nên tiêm vào mông ( cơ bắp
đùi sau ) vì dễ chạm vào dây thần kinh.

• Tập ăn cho lợn con:

Bắt đầu tập ăn cho lợn con từ ngày thứ 15 đến 20. Thức ăn cho lợn con tập ăn dùng
bột gạo nấu cháo chín để nguội, đỗ tương đã rang chín và nghiền bột cho một ít vào
cháo (1/2 miệng môi múc canh ) và khuấy đều. Lúc đầu tập ăn cho từng ít một, cho
nhiều lần trong ngày ( 6-8 lần ) và sau đó lượng cứ tăng dần. Khi lợn được một
tháng tuổi trở lên thì dùng bột gạo và bột ngô để nấu ( tỉ lệ 1:1 ) và bổ sung tăng dần
bột đỗ tương

Khuyến cáo những nơi có dịch vụ thức ăn công nghiệp nên mua loại thức ăn dành
cho lợn con để tập ăn.

Cần có máng ăn riêng và nơi tập ăn riêng cho lợn con. Máng tập ăn cho lợn con có
kích thước: Cao 6cm, rộng đáy là 8 cm , rộng miệng 13-14 cm.

• Thiến lợn đực :

Thực hiện vào thời gian khi lợn được 15-20 ngày tuổi ( trời nắng ấm )

- Chuẩn bị dụng cụ: một cái khay nhôm hay khay nhựa để đặt dụng cụ mổ,
một con dao thiến hoặc 1 lưỡi dao Panh xalam sắc, một lọ cồn iốt để sát
trùng, một ít bột thuốc kháng sinh, 1 gói bông

- Chỗ để thiến lợn: Cần sạch sẽ, bằng phẳng, khô ráo, đủ ánh sáng ( không
thiến lợn con trong chồng phòng lợn mẹ tấn công )
- Thao tác thiến lợn: cần 2 người tham gia, 1 người nắm giữ 2 chân sau còn
người kia thiến lợn. Sau khi đã cố định được lợn thì lau chùi bìu dái và vùng
xung quanh bằng bông thấm cồn iốt. Trước khi rạch kiểm tra 2 hòn cà có
bằng nhau hay không, nếu có 1 bên bìu to có thể là sa bìu hoặc thoát vị, nếu
không có kinh nghiệm xử lý sa bìu thì không nên thiến vì ruột sẽ dễ bị đẩy ra
ngoài theo vết cắt. Dùng tay trái ấn phần da của bìu dái để làm nổi hòn cà.
Tay phải cầm lưỡi dao đã sát trùng rạch một đường lên mỗi một hòn cà,
đường rạch chạy dọc theo gần giữa của mỗi hòn. Dùng 2 ngón tay ( ngón cái
và ngón tay trỏ ) bóp để cho hòn cà phọt lên qua vết cắt. Kéo hòn cà ra ngoài
hướng về phía đuôi và dùng dao cắt cuống sát với vết chích. Lặp lại tiến trình
tương tự cho hòn cà thứ 2. Sau khi đã xong, quan sát xem lợn có bị chảy
máu nhiều hay không, hoặc có bị sa ruột. Nếu ruột lòi ra, nhẹ nhàng đẩy nó
trở lại và khâu màng phúc mạc lại. Sau đó dùng bột thuốc kháng sinh cho
vào vết rạch rồi khâu lại hoặc không khâu lại cũng được.

• Cai sữa lợn con:

Nên cai sữa vào lúc 45-50 ngày tuổi. Nếu trong đàn có lợn con đang bị ốm hoặc ỉa
chảy thì tạm lùi cai sữa lại một ít ngày, sau đó lợn khoẻ rồi mới cai sữa.

Cai sữa lợn con cần lưu ý 2 vấn đề sau đây:

+ Không thay đổi loại thức ăn của lợn con vào 2-3 ngày trước ngày cai sữa và 2-3
ngày sau khi mới cai sữa.

+ Khi chuyển từ thức ăn tập ăn chuyển sang thức ăn sau cai sữa, cần chuyển đổi
một cách từ từ trong vòng 3-4 ngày, sau đó mới chuyển hẳn sang thức ăn mới.

+ Cho lợn con ăn ít đi ( cho ăn hạn chế ) vào các ngày: trước cai sữa 2-3 ngày và
sau cai sữa 2-3 ngày để phòng ngừa lợn con ăn quá nhiều gây tiêu chảy. Sau khi
tách mẹ nên đuổi lợn mẹ đi và để lợn con cai sữa ở lại ổ chuồng đẻ 1 tuần sau đó
mới chuyển lợn con sang nơi mới.

1.2. Nuôi lợn con sau cai sữa

• Chuồng nuôi:

Diện tích chuồng đảm bảo 0,30-0,35 m2 / con, thành chuồng cao 0,6-0,7 m. Phải có
tấm phên hoặc tấm bạt dùng để che chắn cho lợn con khi cần thiết.

Máng ăn cho lợn con đền 2-3 tháng tuổi đảm bảo đủ 0,2 m chiều dài cho một đầu
lợn. Máng rộng trên 16-18 cm , rộng đáy 10 cm, chiều cao máng 8 cm.

• Thức ăn và kỹ thuật cho lợn con ăn

- Thức ăn: Dùng bột ngô nghiền cộng với cám gạo ( loại 1 ) nấu chín, để nguội
rồi cho lợn ăn. Đỗ tương thì rang chín nghiền thành bột, mỗi lần cho khoảng
miêngj môi múc canh nhỏ vào thức ăn đã nấu chín và khuấy đều. Không nên
dùng sắn tươi để nuôi lợn con dưới 2 tháng tuổi. Dùng ít rau non và sạch cho
lợn con ăn sống

Khuyến cáo những nơi có dịch vụ thức ăn công nghiệp nên mua loại thức ăn
dành cho lợn con tập ăn để trộn với thức ăn đã nấu chín ( tỉ lệ 5:1), nghĩa là
cứ nấu 1 kg gồm bột ngô nghiền ( 0,7 kg ) và cám gạo ( 0,3 kg ) thì sau khi
nấu chín để nguội cho thêm 0,2 kg ( 2 lạng ) bột đậu tương rang nghiền.

- Cách cho lợn con ăn: Cho ăn ít nhưng ăn nhiều bữa ( 4-5 bữa/ ngày ) đối với
lợn con dưới 2 tháng tuổi

• Chăm sóc lợn con sau cai sữa

- Không nhốt chung và không để lợn con ăn chung cùng với các loại lợn khác
( lợn nái, lợn đực, lợn thịt )

- Cần giữ chuồng luôn khô ráo, thoáng về mùa hè. Khi thời tiết mưa, lạnh phải
che chắn không để lợn lạnh, bị mưa tạt, gió lùa.

- Cung cấp đủ nước sạch cho lợn ( có một máng nước uống riêng

1.3. Tiêm phòng cho lợn con:

Cai sữa lợn con 45-50 ngày có lịch tiêm phòng như sau:

+ 21 ngày tuổi: Tiêm vaccin Phó thương hàn lần 1

+ 28 ngày tuổi: Tiêm vaccin Phó thương hàn lần 2

+ 35 ngày tuổi: Tiêm vaccin dịch tả lợn

+42 ngày tuổi: Tiêm vaccin tụ huyết trùng.

+ Tiêm vaccin lở mồm long móng khi trong khu vực có dịch bệnh bùng phát

Quy trình Chăn nuôi lợn nái giống bản địa


I. Nội dung quy trình:

I.1. Yêu cầu kỹ thuật về chuồng nuôi

• Vị trí xây chuồng lợn:


Chuồng phải xây xa nguồn nước sinh hoạt và nơi ăn ở của gia đình, tránh bị ô
nhiễm.

Cần xây nơi cao ráo, tương đối bằng phẳng, dễ thoát nước, đi lại dễ dàng.

• Hướng chuồng:

Chuồng quay mặt về hướng Đông-Nam là tốt nhất, tránh đầu hướng gió thổi và nhà
và thổi vào nhà hàng xóm.

• Độ cao chuồng:

Chuồng cao 2,2-2,4 m ( kể từ giọt gianh đến nền chuồng ).

• Nền chuồng :

Nếu làm chuồng trệt thì nền tôn cao hơn mặt bằng vườn 0,30-0,40 m, độ dốc từ 3-5
%, đảm bảo thoát nước nhanh. Nền đầm chắc, lát gạch già, miết mạch, không đánh
bóng, tạo độ nhám đề tránh trơn trượt.

Nếu làm chuồng sàn, nền sàn cần ghép từ các mảng vật liệu không có sắc cạnh, khi
ghép lại tạo nên nền bằng phẳng, các khe có độ rộng 1-1,5 cm

Diện tích chuồng: Trung bình 6m2 / 1 lợn nái ( cả khi nuôi con): Dài 2m x rộng 3m,
trong đó chia ngăn: chiều rộng 2m x2m ( ngăn lợn mẹ ) và chiều rộng 1m x 2m
( ngăn lợn con ), trong ngăn lợn con có ngăn ra làm 2 ngăn nhỏ: ô úm và một ngăn
tập ăn). Tấm ngăn giữa ô mẹ và con là tấm ngăn di động ( không xây cố định).
Khuyền cáo làm ô úm cho lợn con vì vùng cao rất lạnh vào mùa đông

Lợn hậu bị và lợn nái khi chửa nuôi chung cần 1,5 m2 / con. Lợn nái đẻ cần phải
nuôi nhốt ở chuồng riêng. ( Tránh khi lợn con đẻ ra bị lợn khác cắn chết )

Cần có bạt che bao quanh chuồng để tránh mưa tạt, gió lùa, giảm lạnh cho lợn về
mùa rét.

Cần có 2 hố (1 hố thu gom phân khô và 1 hố thu nước thải riêng có nắp đậy ở ngoài
ô chuồng để giữ vệ sinh môi trường.

• Máng ăn cho lợn:

Có thể làm bằng gỗ, hoặc xây bằng gạch bê tông cố định ( chuồng trệt ).

Độ dài máng ăn 40cm / 1 con nái, rộng miệng máng 22 cm, rộng đáy máng 13 cm,
cao máng 10 cm-12 cm

Có máng ăn riêng cho lợn con để trong ô úm lợn con.

I.2. Cách chọn lợn cái gây hậu bị


Khi chọn lợn cái gây nái sinh sản cần căn cứ vào: nguồn gốc, ngoại
hình và thể chất

I.2.1. Yêu cầu về nguồn gốc

Mua lợn phải biết rõ nguồn gốc, chỉ mua ở nơi không có dịch bệnh.

Chọn lợn cái hậu bị từ lợn mẹ có khả năng sinh sản tốt ( Lợn mẹ đẻ ≥
6 con / lứa, tốt sữa, nuôi con khéo).

Không chọn những lợn cái là sản phẩm từ giao phối cận huyết để làm
giống ( những lợn cái được đẻ ra từ giao phối cận thân: ( Con phối
mẹ, cháu phối bà …) Chỉ chọn mua những con lợn cái khỏe mạnh

I.2.2. Yêu cầu về ngoại hình:

Lợn có lông da màu đen hoặc có 6 điểm trắng: trán, 4 bàn


chân và vót đuôi, lông thưa mượt, gốc đuôi to, mõm bẹ

Trường mình, lưng võng nhẹ, bụng thon gọn

Mông nở, không dốc.

Bốn chân: Thẳng, khoẻ chắc, không đi bàn, không bị khuyết


tật ( vòng kiềng hoặc chữ bát )

Số vú: Lợn từ 8 vú trở lên, vú đều, núm vú dài, lộ rõ, không vú


kẹ

Hoa ( bộ phận sinh dục ngoài ) phát triển bình thường, không
quá bé, không bị dị tật. Lợn không bị úng rốn.

Trọng lượng: Chọn những con có trọng lượng trên trung bình
của đàn trở lên

I.2.3. Yêu cầu về thể chất:

Lợn có thể chất thanh săn, mắt tinh nhanh, đi lại hoạt bát
nhanh nhẹn

I.2.3.1. Số lần chọn: Cần chọn 2 lần

Chọn lần 1 : Khi lợn được ≥ 3 tháng tuổi, chọn căn


cứ vào yêu cầu về nguồn gốc, ngoại hình và thể
chất như nêu ở trên.

Chọn lần 2: Chọn khi lợn sắp đạt khối lượng và tuổi
phối giống ( ≥ 7 tháng tuổi, khối lượng 20 kg ). Lần
chọn này xem xét lại về vú, về chân, móng, về sinh
trưởng và đặc điểm phát dục của lợn cái hậu bị.
Nếu lợn cái bị còi cọc hoặc có vấn đề về chân
móng thì loại. Lợn cái đã ngoài 10 tháng tuổi mà
chưa động dục thì loại thải.

Bắt đầu theo dõi lợn động dục từ 5,0 tháng tuổi đổ
ra

Phối giống lần đầu thì lợn cái 7,5 - 8 tháng tuổi
trọng lượng cần đạt > 25 kg / con.

Lợn nái phải được phối giống với lợn đực mà lợn
đực đó không có quan hệ huyết thống với lợn nái.
Để đạt được yêu cầu này cứ 2 năm phải đảo đực
giống một lần.

Các hộ mượn lợn đực giống. Chỉ để lợn đực giống


ở lại trong chuồng với lợn nái phối giống tối đa 3
ngày kể từ khi lợn nái chịu đực.

I.3. Thức ăn và sử dụng thức ăn nuôi lợn nái.

Phải dự trữ thức ăn cho lợn ăn vào giữa mùa giáp hạt, không để lợn
bị đói.

Sắn tươi phải thái phơi khô, nghiền thành bột hoặc cạo vỏ ngoài và
bóc vỏ trong rồi nấu chín mới cho lợn ăn, không cho lợn cho ăn sắn
sống vì có độc tố.

Các loại hạt đỗ phải rang trước rồi sau đó mới đem nghiền bột hoặc
luộc chín.

Thức ăn thừa của người phải nấu chín trước khi cho lợn ăn.

Bảo quản tốt thức ăn: Thức ăn sau khi đã trộn cần phải bảo quản nơi
khô mát, đậy kín không để chuột, gián vào được, không để thức ăn bị
ẩm, bị ướt dễ bị ướt, dễ bị ôi, mốc và gây nhiềm độc tố lây bệnh cho
lợn.

I.3.1. Nhu cầu về thức ăn :

Cho lợn nái ăn đủ về số lượng và đủ chất ( Tinh bột, đạm,


khoáng, vitamin )

I.3.1.1. Lợn cái hậu bị:

Trước khi phối giống 2 tháng cho ăn như mức ăn


của lợn nuôi thịt. Sau đó khẩu phần thức ăn cho
lợn giảm bớt chất tinh bột ( nếu lợn béo ) và tăng
lượng rau xanh.
Khối lượng lợn cái hậu bị ( kg ) Lượng thức ăn tinh hỗn hợp

( quy đổi ở dạng khô không khí ) con / ngày ( kg )

+ 8 - 19 0,4 – 0,9

+ 20 – 25 1 – 1,1

+ 25 đến phối giống 1,1 – 1,2

Ghi chú : Lượng thức ăn trên là tính cho thức ăn phối trộn đã cân đối các chất dinh dưỡng.
Trong trường hợp khẩu phẩn chỉ có ngô, cám và sắn mà không bổ sung bột cá, đỗ tương hoặc
chất giàu đạm khác thì mức ăn cần tăng lên 0,2 – 0,3 kg / con / ngày.

Ngoài ra cho lợn ăn thức ăn thô xanh để bổ sung vitamin ( từ 1 -3 kg / ngày tuỳ theo lợn nhỏ
hoặc to ).

I.3.1.2. Lợn nái chửa:

Một tháng trước khi đẻ cho ăn tăng 20 % sơ với


mức ăn khi chửa 3 tháng đầu.

- Lợn nái chửa kỳ đầu ( 3 tháng chửa đầu ): Mức ăn 1,1 – 1,2 kg thức ăn tinh (
gồm bột ngô, cám gạo và bột sắn…) cộng với 0,2 kg ( 2 lạng ) thức ăn đậm
đặc hoặc 2 lạng đỗ tương rang nghiền

- Lợn nái chửa kỳ cuối ( khoảng 30 ngày trước khi đẻ ): Mức ăn 1,3 – 1,5 kg
thức ăn tinh ( gồm bột ngô, cám gạo và bột sắn …) cộng thêm 0,25kg thức
ăn đậm đặc hoặc ( 2 lạng đỗ tương rang nghiền và 1 lạng bột cá ) cho ăn làm
3 bữa vì bụng chửa to hoặc cho ăn đặc hơn.

Chú ý : Trước và sau khi đẻ xong cho lợn mẹ ăn giảm ½ để lợn dễ đẻ và


không bị sốt sữa.

I.3.1.3. Lợn nái nuôi con:

Cần được ăn đủ về lượng và tăng chất đạm, chất


khoáng.

Tham khảo công thức tính lượng thức ăn tinh hỗn


hợp / 1 ngày cho lợn nái nuôi con như sau: = 1,4
kg + ( số lợn con theo mẹ x 0,20 kg )
Tỉ lệ phối trộn khẩu phần cho lợn nái nuôi con có
thể như sau: Ngô 50%, cám gạo 20%, bột sắn 20%
và cám đậm đặc là 10%

Ngoài ra cần cho lợn nái ăn từ 2 – 4 kg thức ăn thô


xanh để bổ sung vitamin

Ghi chú : Nếu dùng củ sắn tươi thì có thể quy đổi
3,3 kg sắn tươi thì được 1 kg sắn khô

I.4. Kỹ thuật chăn nuôi:

Cho lợn ăn đều bữa, đủ nước uống và nước uống sạch cho lợn.

Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

- Chống lạnh cho lợn vào mùa đông, che chắn chuồng nuôi khi mưa, bão

I.4.1. Chuẩn bị ổ đẻ

- Trước 3 ngày lợn đẻ, làm vệ sinh chuồng trại và tẩy uế bằng dung dịch nước
vôi pha loãng 20% ( 10 lít nước hoà vào 2 kh vôi tôi ) lấy phần nước trong ở
trên, sau 3 ngày rửa lại chuồng rồi cho lợn vào đẻ.

- Phơi khô rơm rạ, băm nhỏ khoảng 20 cm làm đồ lót ổ cho lợn con. Chuẩn bị
chất độn chuồng khô và sạch cho lợn nái lúc đẻ.

- Chuẩn bị ô úm hoặc thúng để đựng lợn con.

- Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: Kéo, lọ cồn iốt, bấm móng tay loại to để bấm răng
nanh và thuốc trợ đẻ (ôxytôxin )

- Vệ sinh cơ thể lợn nái: Dùng khăn ướt để lau sạch bầu vú và phía ngoài của
âm hộ lợn nái

- Giữ yên tĩnh trong khi lợn nái đẻ.

I.4.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con sơ sinh:

• Lấy hết dịch nhờn từ mũi, từ miệng và lau khô lợn con bằng một tấm vải mỏng, mềm
và sạch theo trình tự: trước hết ở mũi, sau đó đến miệng, tiếp tục lau đầu, mình, bốn
chân, xong đặt lợn con vào ô úm hoặc thùng có lót chất độn rơm hoặc rạ hoặc cỏ
khô sạch.

• Bấm răng nanh cho lợn con: Số lượng răng nanh cần phải bấm bỏ là 8 cái, trong đó
4 cái ở hàm trên ( ở phía trái 2 răng và ở phía phải 2 răng ) và 4 cái ở hàm dưới
cũng tương tự. Vị trí cắt răng nanh là ở điểm giữa của độ dài nanh ( bấm ½ chiều
dài của răng nanh ), ấn định vị trí bấm và bấm dứt điểm chỉ 1 lần.
• Cắt rốn cho lợn con ( chỉ khi rốn quá dài ). Dùng lưỡi dao đã sát trùng qua cồn iốt,
cắt rốn chừa lại 4-5 cm, sau đó dùng bông chấm cồn iốt chấm vào vết cắt để phòng
nhiễm trùng rốn.

• Nếu lợn đẻ bọc, phải xé bọc ngay cho lợn con. Nếu lợn con bị ngạt phải thổi hơi vào
mồm hô hấp nhân tạo, nếu lợn con vẫn chưa thở được cần ngâm vào nước ấm 30 –
35 ∘C để hở mũi trong 10-15 phút và khi thấy lợn thở ( cử động ) thì nhấc lợn ra
khỏi nước ngay, nếu lợn không cử động là lợn đã bị chết.

- Sau khi lợn mẹ đẻ xong, đếm đủ nhau thai và nhặt hết ra, lau sạch bộ phận
sinh dục ngoài cho lợn mẹ, thay độn chuồng, nên cho lợn mẹ ăn cháo ấm
pha ít muối, có đủ nước cho lợn mẹ uống.

I.4.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái đẻ:

+ Cho ăn ít trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó cho ăn tăng dần và


cho ăn đủ lượng và tăng chất lượng để cho lợn mẹ tiết đủ sữa
nuôi con.

+ Cho lợn nái uống đủ nước sạch, 10 – 25 lít / ngày ( tuỳ theo
mùa )

+ Chuồng luôn giữ khô, sạch, không tắm cho lợn mẹ, lợn con
trong tháng đầu.

+ Che chắn chuồng không để gió lùa.

+ Thường xuyên kiểm tra để phát hiện lợn sót rau để kịp thời
chữa ( Sốt cao, bỏ ăn )

+ Nếu lợn bị viêm vú ( Sốt, bỏ ăn, bầu vú sưng, cứng và đỏ,


không cho con bú vì đau ): Dùng khăn mềm thấm nước nóng
xoa nhẹ nhiều lần lên bầu vú, nếu vú không giảm sưng, không
giảm cứng thì phải gọi thú y đến can thiệp bằng thuốc kháng
sinh.

I.4.4. Thú y đối với lợn nái:

+ Lợn cái trước khi phối giống ( khoảng 7 tháng tuổi ) cần tiêm
phòng

+ Sau khi lợn nái đẻ và tách con xong thì tiêm lại các bệnh:
Dịch tả, tụ huyết trùng, tụ dấu

Lưu ý: Một năm lợn nái phải được tiêm phòng đủ 2 lần bằng
các loại vaccin trên, thời gian tiêm cách nhau 6 tháng. Khi
trong vùng có dịch thì phải tiêm theo quy định hiện hành của
thú y.
Quy trình chăn nuôi gà thả vườn

I. Chọn giống :

- Phải biết nguồn gốc gà ở đâu ?

- Gà giống gì ?

- Có bị dịch bệnh không? Thường mắc bệnh gì?

- Chăm sóc ra sao?

Nếu đàn gà bố mẹ đã được tiêm các loại vaccin dầu như: vaccin Gumboro,
Newcastle… thì đàn gà con sẽ được truyền kháng thể từ gà mẹ qua lòng đỏ
trứng tới gà con. Phòng được bệnh 2 tuần đầu.

1. Gà ri: Đây là giống nuôi phổ biến ở mọi miền của nước ta, chiếm gần 70
% cơ cấu các giống gà nội

• Đặc điểm: + Phổ biến nhất là gà mái có lông màu vàng nhạt ( vàng rơm ) điểm các
đốm đen ở cổ, đầu cánh và chóp đuôi

+ Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, chiếm ưu thế nhất là lông vàng đậm và đỏ
tía ở cổ, đuôi, cánh và bụng, ở đuôi còn điểm các lông xanh đen.

- Màu mỏ, chân da của cả gà mái và gà trống đều vàng nhạt.


• Khối lượng lúc trưởng thành:

+ Trống : 1,8 – 2,2 kg / con

+ Mái: 1,2 – 1,6 kg / con.

• Sản lượng trứng: 120 -125 quả / mái / năm

• Khối lượng trứng: 38 -42 gam / quả.

• Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 2,5 – 2,8 kg

• Tuổi thành thục sinh dục: 135 -140 ngày ( 19 - 20 tuần tuổi ) ≈ 5 tháng

• Gà có chất lượng thịt thơm ngon

2. Gà Lương Phượng hoa ( gà nhập nội ).

Đây là giống gà thịt lông màu được lai tạo thành công ở Quảng Tây

gà có đặc điểm : mào, yếm và tích tai phát triênr màu đỏ tươi.

Ở con trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu ( sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở lưng cánh,
xanh đen ở đuôi ). Ở con mái có màu nâu nhạt điểm các đốm lông đen tương tự gà mái
ri, được bà con các nơi ưa chuộng: nuôi thả vườn thích nghi cao, phù hợp với sở thích
người tiêu dùng

• Các chỉ tiêu năng suất gà bố, mẹ :

- Gà bắt đầu đẻ: 21 - 23 tuần tuổi ( hơn 5 tháng )

- Sản lượng trứng đến 66 tuần tuổi: 177 quả / mái

- Số gà con loại 1 /mái: 130 con

- Khối lượng cơ thể lúc bắt đầu đẻ: 2,1 kg / con.

• Các chỉ tiêu năng suất gà thường phẩm ( gà nuôi thịt )

- Tỷ lệ nuôi sống đến 65 ngày tuổi: 95 %

- Khối lượng cơ thể 65 ngày tuổi : 1,5 - 1,6 kg

- Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng: 2,4 – 2,6 kg

II. Chuồng trại:

1. Xây dựng các khu chăn nuôi gia cầm:

- Xa đường giao thông


- Càng xa chợ càng tốt

2. Hướng chuồng: Tốt nhất tránh nóng vào mùa hè, thu. Chống gió rét vào mùa đông

Nên xây dựng chuồng theo hướng Đông Nam – Tây Bắc chuồng trại sẽ thông thoáng
gió tốt.

3. Nguồn nước uống, nước rửa chuồng trại:

• Nguồn nước cho gà uống sạch, nếu chưa sạch phải được sát trùng trước khi cho gà
( Thuốc sát trùng : Halamid ( chloramin T ) 2 – 3 g/ 1 m3 nước hoặc bằng thuốc tím
pha nhạt màu cánh sen.

Nghiêm cấm dùng nước phèn, nước mặn hoặc có nhiều sắt.

• Nước rửa chuồng cũng phải rất chú ý, vì nó là nguồn lây bệnh.

III. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng gà bố,mẹ:

1. Chăm sóc và nuôi dưỡng gà con:

1.1. Chọn giống 1 ngày tuổi:

Chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối, mắt tròn và sáng, chân
đứng vững, ngón chân không vẹo, lông bông tơi xốp, cánh áp sát vào thân, bụng thon
mềm, không xệ, rốn khô và kín. Những cá thể chọn cần tiêm phòng ngay tại trạm ấp
bằng vaccin Marek, tiêm dưới da cổ.

1.2. Yêu cần kỹ thuật:

- Mật độ nuôi : 12-15 con/m2.

- Khay ăn hình chữ nhật ( 60 x 70cm ) : 2 chiếc / 100 con.

- Máng uống tròn loại 1 lít và loại 3,8 lít: 2 chiếc / 100 con.

- Nhiệt độ chuồng nuôi: 35 -25 oC.

Trước khi thả gà vào chuồng cần bố trí máng ăn, máng uống sẵn ( xen kẽ nhau )và sưởi
ấm chuồng trước đó 2 -3 giờ. Làm quây úm gà hình tròn có đường kính 2 -3 m bằng cót
ép, nếu thời tiết lạnh phải kéo kín rèm che trong tuần đầu.

- Cho gà uống vitamin C cùng với đường glucô theo tý lệ 50g đường + 1g vitamin C hoà
trong 1 lít nước trước lúc cho ăn.

- Quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây. Khi nhiệt độ quá cao, đàn gà sẽ
tản ra xung quanh quây, ngược lại khi thiếu nhiệt, đàn gà sẽ dồn vào giữa quây ngay
dưới chụp sưởi. Khi nhiệt độ thích hợp đàn gà sẽ nhanh nhẹn phân bố đều trong quây.

1.3. Thức ăn, dinh dưỡng và chăm sóc.


- Gà được ăn tự do 0-1 tuần tuổi đối với gà trống và từ 0 -3 tuần tuổi đối với gà mái với
protein ( chất đạm ) 18 % năng lượng trao đổi 2800 Kcal / kg. Mỗi ngày cho gà ăn 6- 8
lần, lượng thức ăn mỗi lần cho vừa đủ tránh để thức thức ăn tồn lưu lâu trong máng gây
mất vệ sinh. Trước lúc cho thức ăn mới vào phải sàng thức ăn cũ. Thay nước uống 3 -4
lần trong ngày, cọ rửa máng uống sạch sẽ.

- Tiến hành cắt mỏ và tuần thứ 2 để tránh gà mổ cắn lẫn nhau. Dùng dao sắc nung đỏ
trên bếp than hoặc bếp dầu ( hoặc dao cắt bằng điện ) cắt 1/3 chiều dài của mỏ tính từ
ngoài vào sau khi cắt xong lai lại vết cắt nhằm tránh chảy máu. Chú ý trước và sau khi
cắt mỏ 1-2 ngày cho gà uống vitamin C và K.

- Sau 1 tuần nới rộng quây và sau 2 tuần có thể bỏ quây tuỳ thời tiết. Có thể thay máng
ăn vuông ( hoặc mẹt ăn ) bằng máng ăn tròn và thay máng uống tròn bằng máng uống
dài ( chú ý thay đổi máng từ từ ).

- Thay đổi một phần hoặc toàn bộ chất độn chuồng nếu bị ẩm ướt.

- Ghi chép lượng thức ăn, thuốc thú y đã sử dụng hàng ngày cho đàn gà cũng như số
gà chết, loại thải để tiện tính toán lời lãi sau mỗi đợt nuôi.

- Sử dụng thuốc thú y theo lịch.

2. Chăm sóc và nuôi dưỡng gà hậu bị:

Giai đoạn này gà trống, gà mái được nuôi tách riêng

2.1. Yêu cầu kỹ thuật:

- Mật độ nuôi : 8- 10 con / m2

- Máng ăn dài 1,5 m : 4 -5 cm / con

- Máng ăn tròn P50 : 25 con / máng

- Máng uống dài 1,5m : 80 – 100 con / máng

2.2. Chế độ ăn và khống chế khối lượng cơ thể:

Trong giai đoạn gà được ăn hạn chế nhằm tránh tích luỹ mỡ sớm ảnh hưởng đến sức
đẻ trứng sau này, Có thể áp dụng 1 trong 3 phương thức sau đây:

* Cho ăn hàng ngày:

Lượng thức ăn hàng ngày giảm xuống ½ so với nhu cầu . Yêu cầu số lượng máng ăn
phải đầy đủ và rải thức ăn đều các máng chia làm 2 lần trong ngày. Nếu có điều kiện bà
con dùng hệ thống dòng rọc để nâng hạ máng ăn cùng lúc sao cho tất cả đàn gà đều
được ăn không chen lấn xô đẩy lẫn nhau.

* 2 ngày ăn 1 ngày nghỉ:


- Lượng thức ăn của ngày nhịn được chia đều cho 2 ngày. Ngày nhịn dùng ít thóc ngô
hạt rải đều trên nền chuồng cho gà nhặt ăn.

- Để có đàn gà tương đối đồng đều về khối lượng cơ thể ( là yêu cầu hết sức quan trọng
đối với gà hậu bị ) hàng tuần cân 10% số gà có mặt, so sánh khối lượng trung bình thu
được với khối lượng chuẩn của gà ở tuần tuổi tương ứng. Nếu khối lượng bình quân =
khối lượng chuẩn + 10% thì tăng lượng thức ăn một cách bình thường như bảng hướng
dẫn. Nếu khối lượng bình quân > khối lượng chuẩn thì vẫn giữ nguyên lượng thức ăn.
Nếu khối lượng bình quân < khối lượng chuẩn thì tằng từ từ lượng thức ăn để sao cho
bẳt kịp khối lượng chuẩn sau 1 vài tuần.

2.3. Hạn chế nước uống:

- Mục đích: Làm diều đỡ căng to gà đi lại nặng nề, làm cho nền chuồng đỡ ẩm ướt .

- Nguyên tắc khống chế

- Sau khi gà đẻ 5 % phải chuyển sang cho uống nước tự do.

2.4. Chế độ chiếu sáng:

- Không được tăng thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 1 – 20 tuần tuổi và không bao giờ
được giảm thời gian chiếu sáng từ 20 tuần tuổi đến cuối đời gà.

Đối với chuồng thông thoáng tự nhiên bà con có thể thực hiện chế độ chiếu sáng như
sau.

1 tuần tuổi : 22 giờ / ngày đêm

2 tuần tuổi : 14giờ / ngày đêm

3 – 20 tuần tuổi : sử dụng ánh sáng tự nhiên

- Cường độ chiếu sáng: 3 w / m2 nền chuồng, chú ý bóng điện treo sao cho ánh sáng
phân đều trong nền chuồng ( tốt nhất dùng bóng điện tròng có công suất 75- 100 w ).

- Kết thúc giai đoạn hậu bị ( 20 tuần tuổi ) cần tiến hành chọn lọc cả trống lẫn mái những
con đạt tiêu chuẩn đưa lên ghép đàn.

You might also like