You are on page 1of 2

CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp XD CNXH

Đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta luôn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) là
nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác định thực chất của CNH xã
hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới
về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái
sản xuất mở rộng“. Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế
xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm tăng trưởng nhanh ổn định,
nước ta phải xác định rõ cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho
các ngành kinh tế. Mặt khác, nước ta là nước đang phát triển vì vậy quá trình ấy gắn
liền với quá trình công nghiệp hoá để từ đó hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ta trước đây do nhiều nguyên nhân trong
đó có nguyên nhân nóng vội chúng ta đã mắc phải một số sai lầm khuyết điểm mà
đại hội Đảng lần thứ VI và VII đã vạch ra.
Việc xây dựng đúng đắn những quan điểm CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay có vị trí rất
quan trọng đối với quá trình CNH-HĐH. Bởi xây dựng đầy đủ các quan điểm CNH-HĐH
sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc định hướng, định lượng chỉ đạo và tổ chức thực hiện
các nội dung và các bước đi của CNH-HĐH phù hợp với bối cảnh xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm cao mới, đẩy
mạnh CNH-HĐH. Mặt khác, CNH-HĐH đất nước phải chứa đựng được mục tiêu, chiến
lược, nội dung, hình thức, phương hướng cách mạng của đảng ta trong thời kỳ đổi
mới. Để đạt mục tiêu nhất quán và xuyên suốt đó là dân giầu nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng và văn minh thì Đảng ta phải trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa 15 năm đổi mới đất nước.
CNH-HĐH là một mục tiêu chiến lược bởi lẽ ngày nay nó đang được thừa nhận là xu
hướng phát triển chung của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu hướng đó. Cũng chính xuất phát từ vai trò của nó trong quá trình đưa kinh tế
phát triển qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà em chọn đề tài "CNH-HĐH và
vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta".

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân


Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất
công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều có vai trò sáng tạo
chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng tạo công cụ sản
xuất, gía trị thặng dư và chính trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba
bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nghiên cứu một cách toàn diện về
các quy luật chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của các
hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, chủ nghĩa xã hội khoa học đã
tập chung nghiên cưú những nguyên tắc căn bản, những điều kiện, con đường, hình
thức, phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện chuyển biến từ chủ
nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội.
Từ vai trò to lớn của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô, nhiều
người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Bọn cơ hội xét lại và các thế lực chống cộng có cơ hội mới để phủ nhận sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra
trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội đang ở trong thời kỳ thoái trào, thời đại ngày nay
vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới còn đang có nhiều biến động, tiêu cực ... thì vấn đề làm sáng tỏ sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được đặt ra trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, cả
trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa
xã hội khoa học, do đó nó đã được C.Mác - Ph.Ăngghen và Lênin nghiên cứu và phát
triển hết sức hoàn thiện trong trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới. Xét trên
phương diện lịch sử, những nhận định và lý luận của các ông về giai cấp công nhân
có tác dụng to lớn và đúng đắn.Còn đối với nước ta, vấn đề trên được Đảng ta rất chú
trọng. Vì thế, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ thể hiện rõ trong các
văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc, mà đây còn là một trong những đề tài nghiên cứu
khoa học của nhiều nhà lý luận, nhà nghiên cứu lịch sử, và của nhiều thế hệ công
nhân, sinh viên.
Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh hưởng tới sự
chuyển biến của lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái kinh tế này sang hình thái
kinh tế khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế khác ... mà còn làm
thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên toàn thế giới, nó tác động tới quá trình
sản xuất cụ thể, tới bộ mặt phát triển của thế giới.
Như vậy, vấn đề đặt ra là: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Nội dung,
điều kiện khách quan quy định là gì? Trên phương diện lý luận và thực tiễn, nó được
thể hiện ra sao? Và để củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân cần
phải tiến hành những biện pháp gì?

You might also like