You are on page 1of 9

Gia đình và sự hình thành nhân cách của trẻ em.

Bất cứ ai cũng đều được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nào đó. Nghĩa là
phải có một ông bố bà mẹ nào đó. Đó là điểm chung của mọi người. Tuy vậy,
quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách của mỗi con người là khác nhau
cho dù là anh em trong cùng một nhà, đã tạo nên sự đa dạng của xã hội. Do đó
ta thấy ngay rằng cho dù là cùng bộ Gen như anh em ruột thịt thì tính cách của
mỗi người vẫn khác nhau.

Vậy cái gì ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách, nhân cách của con người ?
Không gì khác là sự nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình và xã hội.

Vậy nên giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tính
cách và tài năng của mỗi con người. Nếu như người ta bỏ qua hai yếu tố này thì
trẻ em được sinh ra nhiều nhưng không được nuôi dạy đến nơi đến chốn sẻ tạo
nên một bầy người chứ không phải là con người. Đó là một xã hội ốm yếu, hỗn
độn.

Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Ta
không được coi thường bất cứ yếu tố nào.

Thật là may mắn nếu trẻ em được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, trong
một xã hội văn minh và ngược lại. Cho nên một xã hội tốt đẹp cần phải lưu ý
những gia đình yếu kém, không hạnh phúc . Vì đã làm tổn hại nghiêm trọng
đến sự hình thành nhân cách của trẻ em ở trong những gia đình đó. Trẻ em
trong những gia đình này không đủ sức để trưởng thành, hay ốm đau bệnh tật.
Nhân cách trí tuệ không được phát triển đầy đủ. Do vậy nó khó thích ứng với
cuộc sống sau này. Chúng sẻ tạo nên những gánh nặng cho xã hội.

Nói thêm:

Sự giàu sang chưa hằn là có hạnh phúc. Có của mà không biết dùng thì nhiều
lúc là tai họa. Tóm lại, là cần của nhưng cũng cần cả trí khôn nữa.

Cuối cùng xin chốt lại những ý sau:

1. Loại bỏ quan niệm lạc hậu xem giòng giống là yếu tố quyết định sự thành bại
của con người.

2. Coi việc nuôi dưỡng và giáo dục là hai yếu tố then chốt để hình thức nên
những con người hoàn thiện về thể chất, nhân cách, trí tuệ, tài năng.
3. Việc giáo dục và nuôi dưỡng phải thực hiện dựa trên sự thống nhất chặt chẻ
giữa gia đình và xã hội.
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Lê Quý Đức - Vũ Thị Huệ


(Cập nhật: 1/10/2007)

Gia đình có vai trò to lớn mang tính đặc thù trong việc duy trì nòi giống và là môi trường
nuôi dưỡng nhân cách của con người, không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế
được. Để hình thành nhân cách con người Việt Nam hôm nay, cùng với việc phát huy vai
trò của xã hội, chúng ta cần phát huy vai trò của gia đình.

Gia đình - "hạt nhân của xã hội"

Gia đình sẽ còn tồn tại mãi mãi trong đời sống xã hội, trong các cộng đồng người, nên cần nâng
cao nhận thức về vai trò của gia đình và giáo dục của gia đình đối với con người và xã hội. Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình.
Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt"[1]. Nếu xét từ
chiều sâu tư tưởng, đạo đức, tinh thần thì gia đình là hạt nhân của xã hội. Gia đình bao chứa
những quan hệ nhân bản, sâu nhất của con người, gắn với bản chất của con người - tính người.

Gia đình với ý nghĩa "hạt nhân" của xã hội có vai trò duy trì những giá trị văn hóa, đạo đức của
mỗi cộng đồng, góp phần xây nên văn hóa, đạo đức cả xã hội. Cha ông ta cho rằng: "Nhất gia
nhân, nhất quốc hưng nhân" (mỗi gia đình làm điều nhân thì cả nước sẽ vươn tới điều nhân).
Một nhà tư tưởng phương Tây khẳng định: gia đình khó phá bỏ hơn quốc gia, có nghĩa là
không thể phá bỏ gia đình, nếu gia đình tan rã thì nhân loại sụp đổ.

Đối với phương Đông (hiện nay, cả phương Tây nữa) đang chú ý đến việc củng cố gia đình và
các giá trị gia đình. Ông Tô-my Rô - nhà chiến lược Xin-ga-po đã nêu ra 10 giá trị làm nền tảng
cho sự phát triển của Đông á, trong đó có 3 giá trị thuộc về gia đình và cho rằng gia đình là "trụ
cột", là "hạt nhân" của xã hội. Như vậy, dù phương Đông hay phương Tây, dù trong xã hội nào,
người ta đều đề cao vai trò của gia đình. Việc nghiên cứu vấn đề gia đình và nhận thức đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn về vai trò của gia đình vẫn là vấn đề đặt ra thường xuyên đối với chúng ta.
Như người ta thường nói: Dù gia đình biến đổi như thế nào thì đằng sau gia đình vẫn là gia đình.
Cái gì làm cho gia đình trở thành một hiện tượng tồn tại đặc hữu của con người thì phải luôn
luôn củng cố - đó là các quan hệ đạo đức của gia đình, nếu nhân loại không muốn đi đến chỗ
diệt vong.

Muốn phát triển nền văn hóa, đạo đức của xã hội, phải gắn liền với phát triển văn hóa, đạo đức
của gia đình. Coi việc xây dựng văn hóa, đạo đức xã hội và văn hóa, đạo đức gia đình là một
nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.

Xây dựng văn hóa, đạo đức trong gia đình

Thái độ đối với vấn đề gia đình ở nước ta luôn có sự biến động phức tạp. Nhưng dù thế nào
cũng cần chú ý nghiên cứu vấn đề định hướng giá trị văn hóa, đạo đức và hình thành các chuẩn
mực, khuôn mẫu ứng xử xã hội và gia đình cho phù hợp.

Có một thực tế hiện nay là, nhiều gia đình lúng túng trong việc dạy con cái như thế nào? Hướng
con cái vào những giá trị đạo đức cổ truyền thì xem ra lỗi thời, hướng con cái vào các giá trị của
giai đoạn trước đổi mới xem ra không phù hợp, hướng vào các giá trị hiện đại thì chưa thật rõ.
Cho nên, có những gia đình chỉ biết dạy con "ngoan", thành người "tử tế" mà thôi, một bộ phận
dạy con cái theo kiểu "tùy thời", còn một bộ phận phó thác cho xã hội hoặc bất lực, hoặc dạy một
cách tiêu cực. Vì vậy, việc nghiên cứu giáo dục văn hóa, đạo đức gia đình và xã hội đang đặt ra
trước Đảng, Nhà nước, các cơ quan hữu trách và cả xã hội.

Chúng tôi thấy, cần phải chú ý đến những kinh nghiệm truyền thống của ông cha về xây dựng
văn hóa, đạo đức trong gia đình. Đó là sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ về đạo đức. Ông bà,
cha mẹ và người lớn trong gia đình phải là tấm gương đạo đức cho con em noi theo. Tục ngữ
Việt Nam đã đúc kết "sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó", "giỏ nhà ai, quai nhà nấy" hay "phụ từ,
tử hiếu" như một quy luật, một triết lý giáo dục văn hóa, đạo đức trong gia đình. Hành vi đạo đức
của ông bà, cha mẹ không chỉ để lại "quả đức" cho con cháu mà còn là sự gieo trồng đạo đức
cho thế hệ sau "mạc nhi chủng phúc lưu tâm địa" (nghĩa là trồng vườn phúc ở trong lòng lưu lại
cho đời sau). Hiện nay, Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động phong trào "ông bà, cha mẹ
gương mẫu, con cháu thảo hiền" chính là sự tiếp nối truyền thống và kinh nghiệm của cha ông
trong giáo dục văn hóa đạo đức của gia đình Việt Nam.

Truyền thống xây đắp gia phong và giáo dục gia phong trong các gia đình cần được phát huy.
Gia phong là truyền thống tốt đẹp của gia đình được các thế hệ đi trước phấn đấu xây đắp nên
và truyền lại cho các thế hệ sau noi theo, kế thừa và phát triển. Trong đó truyền thống đạo đức là
yếu tố cốt lõi của gia phong, là nền tảng tinh thần của sự tồn tại bền vững của một gia đình.
Những gia đình đã có gia phong, cần kế thừa bằng việc thường xuyên ôn lại truyền thống,
khuyên nhủ, động viên con em phấn đấu theo bước cha anh, tự hào về cha anh và xứng đáng
với cha anh như một giá trị làm người. Những gia đình chưa có gia phong thì phải biết tạo dựng
gia phong bằng sự phấn đấu của ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hôm nay. Mỗi sự cố gắng đem
lại một thành quả tốt đẹp nào đó là một sự đóng góp nho nhỏ sẽ tạo nên một bề dày truyền
thống, qua một hai thế hệ gia đình sẽ có một gia phong đáng tự hào. Gần đây, chúng ta thấy
nhiều gia đình, dòng họ tổ chức họp họ, giỗ tổ, viết lại gia phả để tôn vinh tổ tiên, ôn lại truyền
thống gia phong nhằm khuyến khích con em noi gương cha ông, thúc đẩy con em của dòng họ
phấn đấu trong học tập, lao động, công tác với một động lực tinh thần cao quý là biết ơn và tự
hào về cha ông mình. Truyền thống gia đình không chỉ có tác dụng như một động lực tinh thần
thôi thúc người ta phấn đấu mà còn có tác dụng như một cơ chế tự bảo vệ, chống lại sự tha hóa.

Chúng ta cũng biết rằng, trong xã hội cổ truyền, nhiều gia đình, dòng họ "thế gia vọng tộc" rất
chú ý đến giáo dục gia phong, cho nên các thế hệ con em của họ nối tiếp nhau làm rạng rỡ cho
gia tộc và đất nước. Còn trong xã hội của chúng ta có rất nhiều gia đình "thế gia vọng tộc" mới
nổi lên, lại không chú ý giáo dục gia phong đã dẫn đến những bi kịch gia đình, thậm chí dẫn đến
hậu quả tan nát gia đình. Đó là nỗi đau không chỉ cho các gia đình đó mà còn là nỗi buồn cho cả
xã hội.

Truyền thống giáo dục, sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ và giáo dục liên thông, vận
thông giữa các thế hệ trong gia đình của cha ông cũng cần được kế thừa và phát huy.

Về sự tự giáo dục của mỗi cá nhân, mỗi thế hệ, cha ông đã đúc kết từ mối quan hệ rất biện
chứng của sự hình thành nhân cách.

"Sinh con rồi mới sinh cha,

Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông".


(Ca dao)

Như vậy, sự hình thành nhân cách "con, cháu" và "cha, ông" đều bắt đầu cùng một lúc. Do vậy
mỗi cá nhân, mỗi thế hệ phải tự ý thức về vị thế của mình trong gia đình. Muốn cho gia đình tam
đại đồng đường, tứ đại đồng đường hạnh phúc hòa thuận thì ông phải ra ông, cha phải ra cha,
con phải ra con. Mỗi người phải tự hoàn thiện nhân cách cho xứng đáng với vị thế của mình
trong gia đình.

Song, nếu quá nhấn mạnh điều đó có thể dẫn đến sự tách biệt giữa các thế hệ và xung đột thế
hệ trong gia đình, nên ông cha ta đã bổ sung bằng sự giáo dục liên thông, vận thông giữa các
thế hệ. Đó là cần tạo ra sự hài hòa giữa các thế hệ, sự thông cảm giữa các thế hệ để họ cùng
nhau chia sẻ và nâng đỡ lẫn nhau. Chẳng hạn, người cha phải thấy mình là kết quả và là một
phần hiện hữu của thế hệ trước (bố mình), đồng thời mình cũng chính là điều kiện ra đời của thế
hệ sau (con mình) và con mình chính là một phần của mình tái hiện ở trong đó. Do vậy, họ cũng
phải chia sẻ với nhau những điều hay, điều dở để cùng nhau khắc phục hoặc phát huy, phát
triển, không nên đổ lỗi cho thế hệ trước và trách cứ thế hệ sau dẫn đến xung đột thế hệ. Truyền
thống "trên kính, dưới nhường", "vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà" là kết quả tốt đẹp của phương
thức giáo dục liên thông, vận thông của cha ông ta cần được phát huy.

Xây dựng văn hóa đạo đức gia đình cũng cần chú ý đến các lĩnh vực: tình yêu, tình dục, sức
khỏe sinh sản, hiện tượng xung đột thế hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Tất cả các vấn đề trên
đều gắn liền với quan hệ đạo đức trong gia đình mà chúng ta lúc này hay lúc khác, chưa mấy
quan tâm.

Hướng tới gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ

Trong hoàn cảnh đổi mới đất nước, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, một đơn vị tiêu dùng, mọi
thành viên trong gia đình phải dựa vào gia đình nhiều hơn trước đây (đặc biệt là thành viên chưa
trưởng thành). Do vậy, cần phải đầu tư vào gia đình, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao mức
sống vật chất, tinh thần để gia đình làm tốt chức năng của nó.

Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình là tạo điều kiện cho gia đình có tư liệu, có vốn để sản
xuất và làm giàu chính đáng. Chính sách khoán hộ, giao đất, giao rừng ở nông thôn, chính sách
kinh doanh dịch vụ, kinh tế tư nhân, chế độ lương cho cán bộ công chức, thu nhập cho công
nhân, lao động thỏa đáng, hợp lý là điều kiện ổn định đời sống gia đình và cơ sở vật chất của
đạo đức trong gia đình. Thực hiện tốt hơn cuộc vận động "xóa đói, giảm nghèo", "giúp nhau lập
nghiệp", giúp nhau làm giàu.

Bảo đảm cho những chính sách xã hội được thực hiện công bằng và có hiệu quả trên các lĩnh
vực: y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, vệ sinh môi trường, sức khỏe sinh sản... bằng cách lồng
ghép các chương trình mục tiêu. Chính sách tín dụng, ưu đãi cho người nghèo, chuyển giao
công nghệ, tạo việc làm, hướng nghiệp... tạo điều kiện cho các gia đình có đời sống vật chất bớt
khó khăn, thì mới có thể làm tốt việc xây dựng quan hệ gia đình và đạo đức trong gia đình tốt
đẹp.

Tổ chức tốt các dịch vụ xã hội để giảm nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em, tạo
điều kiện rảnh rỗi nhiều hơn cho họ tham gia vào sinh hoạt xã hội, văn hóa tinh thần, giáo dục
con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Tạo cho mỗi gia đình có điều kiện vật chất tối thiểu
(gia tài), chỗ ở (gia cư), môi trường sống (gia cảnh) làm cơ sở cho việc giáo dục gia đình (gia
đạo, gia huấn) tạo một nền nếp đạo đức gia đình (gia phong). Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ghi rõ: Các chính sách của Nhà nước phải
chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ.

Gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách con người (30/12/2007)
Nhân cách của con người được hình thành đầu tiên từ gia đình. Văn hoá gia đình giữ vị trí và
vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người.

Chỉ thị của Ban Bí thư (ngày 21-2-2005) về “Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước” đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng
hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền
thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.

Mỗi chúng ta đều được sinh ra từ trong gia đình. Niềm vui hay nỗi buồn của con người cũng
khởi nguồn từ nơi ấy. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia
đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Gia
đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, văn hoá gia đình là một thành tố quan trọng của “nền văn
hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” mà chúng ta đang xây dựng.

Gia đình bao gồm những con người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi
ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Đây vừa là nơi đáp ứng nhu cầu
riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát
triển nhân cách con người. Gia đình là nền tảng của xã hội, là môi trường tự nhiên đảm bảo
hạnh phúc cho mỗi thành viên, tạo cho mỗi con người có môi trường sống bình yên, hạnh phúc.
Trong nhóm nhỏ đặc biệt này, mọi người yêu thương, lo lắng và chăm sóc lẫn nhau. Trong mỗi
gia đình, vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, chủ của mỗi gia
đình thường thuộc về người đàn ông. Người chồng là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn
hoá cao đẹp nhất để cho con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm
lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con.
Cho nên gia đình là cái nôi văn hoá đầu tiên để hình thành nhân cách trẻ em. Đứa trẻ được sinh
ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa ngọt ngào của mẹ, được nghe lời ru ấm áp của
mẹ để đi vào giấc ngủ yên bình. Mẹ là người đầu tiên đứa trẻ được tiếp xúc khi cất tiếng khóc
chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn, tiếng nói, hướng dẫn con từ những bước đi đầu tiên. Đánh
giá đúng vai trò của người mẹ, Đảng ta đã khẳng định: “Phụ nữ là người thầy đầu tiên của con
người”. Niềm hạnh phúc lớn lao, sự yêu thương trìu mến, mọi tri thức đầu đời đứa trẻ nhận
được chủ yếu từ người mẹ.

Bên cạnh cha mẹ và con cái, trong gia đình còn có quan hệ vợ chồng. Đây là quan hệ cơ bản,
nó đan xen giữa khía cạnh tự nhiên - sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức. Ba yếu tố trên là một
chỉnh thể thống nhất gắn bó mật thiết với nhau. Văn hoá trong gia đình nói chung, quan hệ vợ
chồng nói riêng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
các thành viên trong nhóm. Bầu không khí tâm lý - đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến
nếp nghĩ, lối sống của trẻ em. Mọi sự xung khắc của các cá nhân trong nhóm nhỏ đặc biệt này,
nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của trẻ nhỏ luôn lưu giữ
hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ. vì vậy, xây dựng gia đình hoà thuận, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc là những tiêu chí quan trọng của gia đình văn hoá hiện nay. Và ở đó, nhân cách của
mọi thành viên hoàn thiện và phát triển hài hoà, bền vững. Không được coi gia đình là đơn vị
kiếm sống, nơi góp gạo thổi cơm chung, hoặc là quán trọ của những tâm hồn cô đơn... mà phải
xây dựng gia đình văn hoá theo các tiêu chí trên.

Nói đến gia đình, ngoài các mối quan hệ trên còn có mối quan hệ giữa ông, bà và các cháu; anh
chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần
của các cá nhân. Văn hoá gia đình không chỉ thể hiện ở sự ứng xử giữa mọi người với nhau mà
còn thể hiện ở các mối quan hệ khác như: thờ cúng tổ tiên, duy trì đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” v.v... của gia đình. Sức mạnh của truyền thống gia đình,
dòng họ nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người như dòng sữa mẹ đối với con trẻ vậy. Vì vậy, văn
hoá gia đình có tác động tích cực đến quá trình hoàn thiện nhân cách không chỉ đối với trẻ em
mà cả ở ông bà, bố mẹ...
“Sinh con rồi mới sinh cha

Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Các bậc lớn tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề
đạo đức, văn hoá và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình.

Gia đình truyền thống Việt Nam từ xưa cho đến nay luôn có sự gắn bó với họ hàng, làng xóm.
Người trong họ gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống, cho nên “một giọt máu đào hơn ao
nước lã”. Mỗi dòng họ là một gia đình lớn, mọi người luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn
nhau trong cuộc sống. Truyền thống gia phong đó góp phần quan trọng trong giáo dục các
thành viên sống tốt và có ích cho xã hội. Vì vậy, duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dòng họ là nét đẹp văn hoá rất đáng trân trọng.

Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người.
Nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt: Đức và Tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo
đức và gieo mầm các tài năng, cung cấp cho xã hội những công dân kiểu mẫu. Việc xây dựng
gia đình văn hoá: no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc góp phần vào xây dựng con người là
vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập, văn hoá
gia đình đang đứng trước những thách thức mới. Và, không ít nét đẹp trong văn hoá gia đình
đang bị rạn nứt trước sự công phá của kinh tế thị trường, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân
cách của con người. Thực trạng này cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc để hình
thành mô hình gia đình bền vững, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, tạo ra nền
tảng vững chắc, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước ta hiện nay.

Phạm Văn Tản - (Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ


Nâng cao vai trò của gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa .
01/10/2007, 11h14
Gia đình là nền tảng của xã hội. Sự giàu có của các gia đình, cá nhân mới có
một quốc gia vững mạnh. Người nhấn mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt; gia đình tốt thì xã hội mới tốt”

I. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò gia đình.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò của gia đình.
Người nói: “Hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Điều đó có nghĩa rằng cơ
sở cho một xã hội mới cũng như sự đảm bảo cho thắng lợi của chúng ta
trong tiến trình xây dựng xã hội mới cần phải xây dựng một gia đình tốt.
Giữa gia đình và xã hội có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Gia đình là
nền tảng của xã hội. Sự giàu có của các gia đình, cá nhân mới có một
Ảnh minh hoạ
quốc gia vững mạnh. Người nhấn mạnh: “Nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt; gia đình tốt thì xã hội mới tốt” (1).
Theo sự chỉ dạy của Người, trong tiến trình phát triển Đảng ta luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng
của gia đình. Chính với việc củng cố xây dựng gia đình truyền thống Việt Nam đã tạo cơ sở vững
chắc đảm bảo thắng lợi của hai cuộc trường kỳ kháng chiến bảo vệ đất nước. Trong điều kiện
mới tập trung xây dựng đất nước trên cơ sở phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,
Đảng ta càng chú ý và nhấn mạnh vai trò của gia đình. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI đã xác định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới”.
Quan điểm trên đã được cụ thể hóa trong các văn bản chính sách về gia đình và đã thể hiện
trong thực tế. Trước yêu cầu mới của công cuộc phát triển phải đẩy mạnh công nghiệp hóa và
hội nhập quốc tế, năm 2005 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 49-CT/TƯ về xây dựng gia đình
Việt Nam, trong đó khẳng định “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường
quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn
hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Với việc coi trọng vai trò của gia đình, từ năm 2001 Đảng và Nhà nước đã quyết định lấy ngày
28-6 hàng năm là “Ngày gia đình Việt Nam”. Bên cạnh đó đã thể chế hóa thành luật và ban hành
các pháp lệnh và nghị định để hỗ trợ và điều chỉnh các quan hệ gia đình và công tác gia đình.
Chẳng hạn như Luật Hôn nhân và Gia đình (2000), Luật Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (1991), Luật
Đất đai, Pháp lệnh người tàn tật…
Đường lối của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước về gia đình đã mở ra điều kiện
thuận lợi cho củng cố và phát triển gia đình Việt Nam. Trên thực tế hơn hai mươi năm qua đất
nước, xã hội và con người Việt Nam đều đổi mới. Kinh tế hộ gia đình đã có bước phát triển
mạnh, trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần không nhỏ vào quá
trình xóa đói giảm nghèo. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em đã
có những thành tích đáng kể góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn định
và phát triển. Vai trò của phụ nữ trong xã hội và gia đình được đề cao. Các hoạt động cưới xin và
lễ hội cũng có nhiều tiến bộ. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa",
các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công thu hút sự tham gia rộng rãi của các
tầng lớp nhân dân. Những điều đó làm đẹp thêm những giá trị nhân văn của gia đình Việt Nam.
Tuy nhiên, trong giai đoạn mới để phát huy được sức mạnh cả nước thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Đại hội lần thứ X của Đảng đề ra, gia đình Việt Nam cũng đang đứng
trước nhiều cơ hội và thách thức.

II. Cơ hội và thách thức đối với gia đình Việt Nam hiện nay.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đưa lại nhiều
cơ hội, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức đối với gia đình và công tác gia đình của chúng
ta hiện nay.
a. Về cơ hội và điều kiện
- Trong điều kiện mới các chức năng của gia đình, nhất là chức năng kinh tế của gia đình có điều
kiện thể hiện rõ. Với kinh tế thị trường, vai trò kinh tế hộ được chú trọng, phát huy và vì vậy nó
đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung, đồng thời nó cũng là chủ thể quan
trọng trong chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính điều này góp phần củng cố thiết chế gia
đình, gia tăng vai trò và khẳng định vị thế nền tảng của nó trong tiến trình phát triển.
- Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế đặt ra những đòi hỏi đồng thời tạo điều kiện cho
nâng cao mức sống gia đình cả về vật chất và văn hóa tinh thần. Do vậy sự chăm sóc, tạo điều
kiện phát triển cho các thành viên được tốt hơn, nhất là với con trẻ. Sự khỏe mạnh về thể chất và
tinh thần của các thành viên sẽ là cơ sở quan trọng cho sự hạnh phúc gia đình.
- Với sự mở cửa giao lưu, hội nhập, gia đình Việt Nam có điều kiện tiếp thu những giá trị văn hóa
tinh hoa của thế giới, trong đó phải kể đến quyền bình đẳng giới và quyền của trẻ em để bổ sung
cho giá trị văn hóa truyền thống làm cho gia đình Việt Nam ngày càng tiến bộ, cuộc sống con
người ngày càng ấm no và hạnh phúc.
- Quy mô và nếp sống trong gia đình Việt Nam cũng có những thay đổi theo hướng hình thành
các gia đình hạt nhân với số con ít. Các thành viên gia đình cùng với việc bình đẳng hơn, sẽ có
điều kiện tham gia vào các công việc xã hội. Sự độc đóan, gia trưởng của người chủ gia đình có
xu hướng dần đang được dẹp bỏ thay vào đó là xu hướng nâng cao tính dân chủ ngay trong gia
đình giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, đời sống riêng tư của con người được coi trọng
hơn, giảm bớt các mâu thuẫn gia đình nảy sinh từ việc chung sống của nhiều thế hệ.
b. Về khó khăn, thách thức
- Dưới tác động thị hiếu và lối sống du nhập tới mỗi người cũng như tới gia đình thông qua các
phương tiện truyền thông làm thay đổi phong tục tập quán, hình thành lối sống thực dụng, hưởng
thụ. Kéo theo đó là các tình trạng hôn nhân không đăng ký và quan hệ tình dục trước hôn nhân
gia tăng do thiếu hiểu biết và ý thức pháp luật kém làm nảy sinh các hậu quả xã hội và sức khỏe
của người vị thành niên, phá vỡ nền tảng pháp lý gia đình.
- Trong điều kiện mới gắn liền với việc gia tăng tự do cá nhân là sự nảy sinh và cũng có nguy cơ
ngày càng tăng chủ nghĩa cá nhân ích kỷ trong quan hệ gia đình ảnh hưởng đến cơ sở bền vững
của hôn nhân, của quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Và trên thực tế hiện nay tình trạng ly hôn
đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở thành thị. Tuy tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam còn thấp so với các
nước công nghiệp, song điều này nó cũng đang đặt ra không ít vấn đề về quan hệ tài sản, con
cái trong xã hội hiện nay.
- Quy mô gia đình thu nhỏ trong điều kiện kinh tế được cải thiện một mặt đưa lại điều kiện nâng
cao cuộc sống của các thành viên, song cũng lại đặt ra không ít vấn đề, trong đó phải kể đến việc
chăm sóc người già, trẻ em và người tàn tật, khi mà dịch vụ xã hội trong bước đầu phát triển còn
hạn chế. Hiện nay theo số liệu điều tra trong các gia đình quy mô nhỏ ở thành phố Hà Nội có tới
30% số người được hỏi trả lời không có điều kiện chăm sóc con cái làm cho quan hệ cha mẹ -
con cái khá lỏng lẻo ở những gia đình này.
- Sự phát triển của xã hội theo hướng mở đặt gia đình trước nguy cơ bị xâm hại bởi các tệ nạn
xã hội như ma túy, mại dâm, trẻ lang thang. Năm 2002 so với năm 1996 số trẻ em phải vào
trường giáo dưỡng tăng 8 lần. Nguyên nhân của tình trạng trẻ em phạm pháp rất đa dạng trong
đó phải kể đến sự giảm sút vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em. Không ít gia đình chiều
con, hoặc không có thời gian, buông lỏng kiểm soát, thậm chí “thả nổi”, tình trạng ly hôn làm bố
mẹ không quan tâm đến con cái…
- Tình trạng bạo lực trong gia đình đang diễn ra với nhiều hình thức ở các mức độ khác nhau kể
cả trong gia đình những người lao động giản đơn đến các gia đình trí thức. Nạn nhân của tình
trạng này chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ngày 15-1-2003 đưa
thông tin: ở thành phố này, trong 1.665 vụ bạo hành gia đình thì 43,6% phụ nữ bị bạo hành về
thể xác, 55,3% bị bạo hành về tinh thần và 1,6% bị bạo hành về tình dục. Và cũng theo số liệu
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2004 cả nước có khoảng 50 nghìn trẻ lang thang
bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có tới 40% là do gia đình tan vỡ và bất hạnh (2).

III. Nội dung và giải pháp cơ bản xây dựng gia đình Việt Nam.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt
đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc (*), thực sự là tổ ấm của mỗi
người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo
dục nhân cách con người, bảo tồn và pháp huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (3).
Để thực hiện tốt định hướng trên cần có sự phối hợp và huy động nguồn lực của các ngành, các
cấp, các gia đình. Trong thời gian trước mắt theo chúng tôi cần tập trung trước hết vào các giải
pháp sau:
- Trước hết cần làm rõ về nhận thức và tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp xã hội, gia đình là
một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đầu tư
cho gia đình chính là hướng đầu tư phát triển bền vững.
- Về tổ chức triển khai, phải “đưa công tác dân số, gia đình và trẻ em ở các cấp đi vào nền nếp,
vào từng gia đình, có chiều sâu và mang tính bền vững” (4). Muốn vậy phải có sự phân công
phân nhiệm và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước được phân công quản lý các lĩnh
vực này là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thực hiện tổ chức tốt và đa dạng các dịch vụ an sinh xã hội để hỗ trợ các gia đình và các thành
viên trong cuộc sống.
- Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến gia đình và công
tác gia đình. Trong đó chú ý xây dựng các chế độ chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng,
kinh tế hộ, gia đình có công… để ổn định cuộc sống gia đình và giải quyết ngay từ đầu vấn đề xã
hội có thể nảy sinh.
- Công tác nghiên cứu về gia đình cần được đầu tư có tính hệ thống, dài hơi. Trong đó hướng
đến làm rõ các giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình Việt Nam cần phát huy và những giá trị
mới phù hợp cần tiếp thu. Làm rõ những tác động, chiều hướng biến đổi và đề xuất các giải pháp
chính sách để xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH theo hướng ấm no, bình
đẳng, tiên tiến và hạnh phúc.
- Công tác tuyên truyền giáo dục phải được chú trọng hơn, trong đó phải kể đến vai trò của gia
đình - nhà trường và xã hội trong việc nuôi dưỡng hình thành nhân cách cá nhân. Trên thực tế
việc tuyên truyền thực hiện các chính sách và pháp luật của ta chưa hiệu quả. Theo số liệu điều
tra của Ủy ban Dân số gia đình trẻ em Hà Nội năm 2004, chỉ có khoảng 30% cho rằng công tác
tuyên truyền là tốt, 40-50% cho là bình thường, 20-30% cho là kém. Riêng với đối tượng tiền hôn
nhân cho rằng công tác tuyên truyền về các luật liên quan đến gia đình là bình thường chiếm từ
37-59%. Rõ ràng là cần đổi mới công tác tuyên truyền, trong đó đặc biệt chú ý đến đội ngũ thực
hiện nhiệm vụ này. Hướng tuyên truyền cần tập trung đến hộ gia đình chứ không nên chung
chung. Gắn với tuyên truyền nội dung các luật, chính sách là việc nêu các gương điển hình và
phê phán, xử lý những vi phạm nghiêm minh.
Tóm lại, để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH một trong những vấn đề quan trọng là
phải chú ý phát huy vai trò của gia đình. “Nếu chúng ta không phát động được phong trào quần
chúng chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thì không thể tạo động
lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng đất nước văn minh và hiện đại” (5).

Theo Tạp chí văn hoá cơ sở

Gia đình

Gia đình là tác nhân xã hội hóa đầu tiên và quan trọng, khi mới sinh ra, con người hoàn
toàn phụ thuộc vào người khác trong việc đáp ứng các nhu cầu của mình. Đối với hầu hết
các cá nhân, gia đình là tập thể cơ bản đầu tiên, dạy cho trẻ em những kinh nghiệm xã
hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em kết hợp được nó vào ý thức của cá
nhân. Thông qua quá trình đó, gia đình không chỉ đưa trẻ em đến với thế giới hữu hình
mà còn đặt chúng vào trong xã hội. Nhiều nhà xã hội học cho rằng các đặc điểm như
chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp xã hội...đều được gia đình truyền thụ trực tiếp cho
trẻ em và trở thành một phần trong khái niệm cái tôi của trẻ. Trước khi đứa trẻ đủ lớn
khôn để thực sự hiểu được vấn đề thì nó đã có thể nắm bắt được vị trí của mình trong cấu
trúc xã hội do gia đình xác lập. Trong quá trình trưởng thành, vị trí nắm bắt được này có
thể được cá nhân tìm cách thay đổi nhưng dù sao chăng nữa, cá nhân đó phải giải quyết
nó. Gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho những thành viên mới sinh ra của xã hội
những ý niệm về giống phái, giới tính, trên lĩnh vực này, phần lớn những gì chúng ta xem
là bẩm sinh ở bản thân thực ra đều là sản phẩm của văn hóa, kết hợp vào nhân cách của
chúng ta thông qua xã hội hóa. Cũng chính tại gia đình, trong hầu hết các nền văn hóa,
trẻ nhỏ được dạy rằng con trai cần phải mạnh mẽ, dũng cảm..., con gái cần phải dịu
dàng....Xã hội hóa giới tính luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia
đình.[4] Tuy vậy cần lưu ý rằng không phải tất cả những gì gia đình truyền thụ cho trẻ em
đều là có chủ ý, trẻ em còn bị ảnh hưởng và học hỏi ở chính môi trường được tạo ra trong
gia đình. Những gì đứa trẻ dần nhận thức về bản thân mình như mạnh mẽ hay yếu ớt,
thông minh hay tối dạ, được yêu thương và tha thứ hay bị ghét bỏ... cũng như về thế giới
như thế giới này đáng tin cậy hay đầy rủi ro, nguy hiểm... có vai trò rất quan trọng của xã
hội hóa trong gia đình.

You might also like