You are on page 1of 2

TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT

Dưới đây là tài liệu cung cấp cho báo chí của Bộ Tài chính tại cuộc họp báo chiều
ngày 7/3/2008 do Bộ thông tin -truyền thông tổ chức
TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
Năm 2007, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm và tình hình kinh
tế thế giới nhiều diễn biến phức tạp; giá dầu thô và nguyên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất
tăng cao, nhưng với quyết tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực
phấn đấu của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân, chúng ta đã hoàn thành và
hoàn thành vượt mức hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm
2007 do Quốc hội đề ra. Kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao trong khu vực. Các lĩnh vực
xã hội có nhiều chuyển biến tót, đặc biệt là công tác xoá đói giảm nghèo được cộng đồng
quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh những thành tựu đạt được, những tồn tại yếu kém nổi lên
trong năm 2007 là: mất cân đối trong cán cân thương mại, nhập siêu tăng cao, chỉ số giá tăng
cao không đạt mục tiêu thấp hơn tăng trưởng kinh tế.
Hai tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tốt: sản
xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá tăng 16,1%; tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ trong nước tăng hơn cùng kỳ nhiều năm; kim ngạch xuất khẩu tăng
hơn so với cùng kỳ năm 2007. Các cân đối vĩ mô nền kinh tế vẫn được kiểm soát: thu, chi
ngân sách đạt kế hoạch đề ra; vốn FDI thực hiện ước đạt 1,08 tỷ USD. Tuy nhiên, do tình hình
giá cả năng lượng, nguyên liệu và lương thực thị trường thế giới có sự giảm sút; đợt rét kéo
dài và dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát… có tác động mạnh đến nền kinh tế
nước ta và làm nảy sinh một số vấn đề:
1.Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức 6,02%, tăng cao hơn hai tháng cùng kỳ năm trước
(2007: 3.22%), đã tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, nhất là bộ phận dân cư có
thu nhập thấp.
2.Thị trường chứng khoán biến động khó lường trong khi thị trường bất động sản tăng
trưởng nóng, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Ngày 05/3/2008, chỉ số Vn-Index giảm xuống còn
583,45 điểm, mức giảm thấp nhất từ đầu năm 2007; từ ngày 06 và 07/3/2008 Vn-Index đã
tăng trở lại, đóng cửa đạt mức 640,14 điểm.
3.Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục vào nhiều gây sức ép tăng tổng phương tiện thanh t oán
và tăng giá VND, lãi suất cho vay qua đêm có thời điểm lên rất cao (tới 30%), lãi suất huy
động vốn của ngân hàng tăng.
CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ
Về cân đối vĩ mô, tiếp tục phát triển sản xuất:
(1) Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, giữ vững các cân đối vĩ mô của nền kinh tế, cung cầu
hàng hoá đảm bảo, không xảy ra thiếu hụt. Kiểm soát chặt chẽ giá hàng hoá dịch vụ đặt hàng
thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hoá còn được trợ cước, trợ giá.
(2) Tập trung khắc phục khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do hạn hán, rét đậm, rét hại
kéo dài. Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cho ngư dân khi giá cả tăng cao.
(3) Các Bộ, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chính sách,
nhất là giữa chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, bảo đảm ổn
định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt mức tăng trưởng.
Về chính sách tài chính- ngân sách, giá cả:
(1) Tiếp tục điều hành cân đối thu, chi NSNN theo kế hoạch; đẩy mạnh giải ngân đặc biệt
là giải ngân vốn đầu tư, tập trung vào các dự án đầu tư có hiệu quả, các dự án có khả năng
hoàn thành vào các tháng trong năm 2008 để tăng cung hàng hoá cho nền kinh tế; tiếp tục
phát hành tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ bù đắp cho thiếu hụt NS, cho giao thông
thuỷ lợi theo kế hoạch được duyệt. Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước theo lộ trình.
Rà soát các dự án đầu tư của Nhà nước để có biện pháp tập trung vốn hoàn thành dứt
điểm những dự án trọng điểm, có hiệu quả, sớm đưa vào sản xuất sử dụng nâng cao năng
lực của nền kinh tế.
(2) Tăng tiến độ bổ sung NSTW cân đối cho địa phương để dự trữ hàng hoá phục vụ Tết;
cấp kinh phí lương hưu, trợ cấp thường xuyên kịp thời; Tổ chức giải ngân vốn đầu tư theo kế
hoạch; xuất gạo dự trữ quốc gia cứu trợ không để dân ở các vùng bị thiên tai ngập lụt đói
trong dịp Tết.
(3) Tiếp tục điều hành thuế xuất, nhập khẩu theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, góp phần
cân đối xuất nhập khẩu, bảo vệ tài nguyên trong nước, đảm bảo cung cầu.
(4)Tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, kiếm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương
mại, kiểm tra việc chấp hành kỷluật nhà nước về giá ( trong dịp trước, trong và sau tết nguyên
đán Mậu Tý Hải quan đã kiểm tra xử lý 1.355 vụ, ngành thuế kiểm tra 544 doanh nghiệp và xử
lý tịch thu, truy thu thuế và phát tiền hơn 4.178 triệu đồng).
(5) Hỗ trợ nhằm giảm tác động của việc tăng giá đến một bộ phận dân cư nhất là người
nghèo, ngư dân, người thuộc diện chính sách, vùng bị thiên tai.
(6)Giảm giá một số hàng hoá, dịch vụ cho phù hợp với mặt bằng giá thế giới và khu vực
(cước điện thoại, cước thuê kênh quốc tế).
Về thị trường chứng khoán:
(1) Điều hoà IPO đảm bảo mục tiêu thực hiện chủ trương kế hoạch cổ phần hoá doanh
nghệp doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cân đối cung cầu theo tình hình thị trường tại từng
thời điểm;
(2)Chưa đánh thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong năm
2008;
(3)Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước mua vào một số cổ phiếu;
(4) Giãn lịch phát hành ra công chúng giảm tốc độ tăng cung hàng hoá;
(5) Cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của công ty đại chúng chưa niêm yết với hạn
mức 40%.
(6) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng và thị
trường chứng khoán;
Về chính sách tiền tệ:
Tiếp tục thực hiện về chính sách tiền tệ một cách chủ động và linh hoạt, đồng bộ với chính
sách tài khoá và các chính sách điều hành vĩ mô khác của Chính phủ theo đúng tin thần chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 319/TTg-KHTT ngày 3/3/2008.
TTBC
Ngày 07/03/2008

You might also like