You are on page 1of 13

Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả:

Lê Xuân Đỗ

7 quốc gia khu vực Nam Á chiếm 4.678.320 km2 diện tích đất. 1.478.858.000 cư dân. Quốc
gia lớn nhất là India chiếm 3.287.590 km2 và quốc gia nhỏ nhất Maldives chỉ có 298 km 2.
Ấn Độ có trên 1.000 triệu cư dân, ba nước có dân số trên 100 triệu là Pakistan, Nepal và
Bangladesh. Nhưng Maldives chỉ có 320.000 cư dân. Ấn Độ và Nepal có trên 80% cư dân là
tín đồ đạo Hindus, còn Pakistan và Bangladesh trên 80% dân số theo đạo Hồi. Tại Bhutan
và Srilanka trên 70% là tín đồ Phật giáo. Về thể chế chính trị khu vực có hai quốc gia theo
chế độ quân chủ và 5 quốc gia theo chế độ Cộng hòa với các tên gọi khác nhau như Cộng
hòa Hồi giáo Pakistan, Cộng hòa nhân dân Bangladesh, Cộng hòa dân chủ xã hội Srilanka
và Cộng hòa India, Cộng hòa Maldives. Bảy quốc gia trong khu vực gồm: Pakistan, India,
Nepal, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka, và Maldives.

1.

PAKISTAN

A. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN

Ngày nay Pakistan chia sẻ một phần lịch sử 5000 năm của tiểu lục địa Ấn Độ - Pakistan. Tại
thời điểm cổ đại các nền văn minh lưu vực sông Indus là Harappa và Mohenjo Daro đã là một
vùng hưng thịnh. Khoảng năm 4000 đến 2500 trước công nguyên tại nơi này đã có các thành
phố lớn và hệ thống tưới tiêu đồng ruộng chăng chịt. Người xâm lăng Aryan từ phía tây Bắc đến
vùng này khoảng 1500 TCN, khởi đầu một nền văn minh gọi là văn minh Hindu, từng tồn tại ở
Pakistan cũng như Ấn Độ tới 2000 năm. Từ thế kỷ thứ sáu TCN ban đầu là người Persia và tiếp
theo là Alexander đại đế rồi với Sassamian các nhà cai trị này từng thống trị hoặc chi phối lên
Pakistan. Năm 712 SCN cuộc xâm lăng lần thứ nhất của người Ả Rập, mang đạo Hồi vào tiểu lục
địa. Từ năm 1526 đến 1857, dưới sự cai trị của đế quốc Mogul, đạo Hồi chi phối hầu như khắp
Ấn Độ. Năm 1858, Anh Quốc xâm chiếm toàn bộ tiểu lục Ấn Độ, đạo Hindus một lần nữa sống
dậy.
Sau thế chiến lần thứ I, người Hồi giáo Ấn Độ trong các thuộc địa Anh làm bạo động đòi
quyền lợi cho những người thiểu số trong các cuộc bầu cử. Muhammad Ali Jinnah (1876-1948),
một nhà kiến trúc chủ chốt của Pakistan lãnh đạo Liên đoàn Hồi giáo từ năm 1916 ông ta hoạt
động nhằm mục đích tự trị cho Ấn Độ. Và từ năm 1946, ông ta ủng hộ giải pháp thành lập một
quốc gia Hồi giáo tách khỏi Ấn Độ. Ngày 14/8/1947, khi Anh Quốc triệt thoái, thì các khu vực có
đa số người theo Hồi giáo ở Ấn Độ thành lập chính quyền Pakistan tự tri trong khối thịnh vượng
Anh. Pakistan được chia thành hai khu vực. Tây Pakistan và Đông Pakistan. Hai khu vực này
cách nhau hơn 1600 km, nằm bên cạnh Ấn Độ. Năm 1956, Pakistan trở thành một nước Cộng
hòa.
Tháng 10/1958, tướng Mohammad Ayub Khan nắm quyền lực trong một cuộc đảo chánh.
Ông ta được bầu làm Tổng thống năm 1960, tái bầu năm 1965. Mohammad từ chức ngày

1
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

25/3/1969, sau nhiều tháng bạo loạn đập phá và bất an, ở phía Đông Pakistan, nơi dân chúng
đòi được quyền tự trị. Chính quyền được trao trở lại cho quân đội, tướng Agha Mohammad
Yahya Khan nắm chính quyền và công bố thiết quân luật Liên đoàn Awami tổ chức từng tìm kiếm
một chính quyền tự trị cho vùng phía Đông Pakistan, thắng với đa số ghế tại nghị viện trong cuộc
bầu cử tháng
12/1970. Tháng 3/1971 Yahaya hoãn triệu tập phiên họp nghị viện. Bạo loạn, đập phá và biểu
tình nổi lên ở khu vực phía Đông.
Ngày 25/3/1971, chính phủ đưa quân đến dẹp loạn. Nhân dân phía Đông với sự giúp đỡ của
Ấn Độ tuyên bố quốc gia Bangladesh độc lập. Các trận đánh diễn ra và mở rộng trong nhiều
tháng nhiều ngàn người bị giết, và hơn 10 triệu người phía Đông chạy vào Ấn Độ. Cuộc chiến
phát triển thành chiến tranh giữa hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan cả ở mặt trận phía Đông lẫn
phía Tây vào ngày 3/12. Ngày 16/12 Pakistan ở mặt trận phía Đông đầu hàng. Ngày 17/12
Pakistan đồng ý một cuộc ngưng chiến tại mặt trận phía Tây. Ngày 3/7/1972 Pakistan và India ký
một thỏa hiệp rút quân khỏi vùng biên giới của họ và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tất cả
các vấn đề của hai nước. Zulfikar Ali Bhutto lãnh đạo đảng nhân dân Pakistan thắng trong cuộc
bầu cử tháng 12/1970 và trở thành Tổng thống Pakistan. Bhutto bị truất phế trong một cuộc đảo
chánh quân sự tháng 7/1973. Bị buộc tội đồng loã trong vụ giết chết một chính trị gia năm 1974,
với bản án tử hình Bhutto bị hành quyết ngày 4/4/1974. Tháng 12/1979, hơn 3 triệu người
Afghanistan tràn vào Pakistan, sau khi Liên Xô xâm lăng Afghanistan, trên 1,2 triệu người vẫn
còn ở lại đến năm 1999.
Tổng thống Mohammad Zia al Haq chết trong tháng 8/1998 khi máy bay của ông ta bị nổ
tung. Sau cuộc bầu cử tháng 11 Benazir Bhutto, con gái của Zulfikar Ali Bhutto được bổ nhiệm
làm Thủ tướng, trở thành nhà lãnh đạo phụ nữ đầu tiên trong các quốc gia Hồi giáo. Bà ta bị tố
cáo tham nhũng và bãi chức bởi Tổng thống Pakistan tháng 8/1990. Đảng của bà Butto thất bại
trong cuộc bầu cử tháng 10/1990 và Nawaz Sharif trở thành Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử
tháng 10/1993 bà Butto một lần nữa chiến thắng nắm quyền lực. Phe đối lập chống bà Butto tụ
họp ở Karachi đập phá, reo hò, làm bạo loạn. Các cuộc xung đột sắc tộc nổ ra trong suốt năm
1995 và 1996. Chính quyền bà Bhutto lại bị tố cáo tham nhũng và quản lý tồi. Ngày 5/11/1996
Tổng thống Faraog Leghari chỉ định một người tạm thời nắm chức Thủ tướng. cuộc bầu cử ngày
3/2/1997, trao cho Sharif, chức Thủ tướng với một đa số trong Quốc hội.
Đáp trả các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Ấn Độ, Pakistan cũng cho tiến hành các
cuộc thử nghiệm tương tự vào ngày 28-30/5/1998, Hoa Kỳ áp đặt cấm vận kinh tế lên cả hai
nước. Trong một phiên xử vắng mặt, nguyên Thủ tướng bị lưu đày Bhutto bị buộc tội nhận hối lộ,
bản án bị kháng án và phiên xử mới vào ngày 6/4/2001. Giữa năm 1999, những người xâm lăng
Hồi giáo rõ ràng có cả quân đội Pakistan, chiếm một số địa điểm do Ấn Độ quản lý tại vùng tranh
chấp Kashmir, nơi từng xảy ra các cuộc đánh nhau ác liệt trong hai thập kỷ qua. Ngày 4/7/1999,
sau khi gặp Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Thủ tướng Sharif đồng ý rút quân đội Pakistan khỏi vùng
mới chiếm. Mâu thuẫn giữa Shairf và quân đội đạt tới đỉnh cao vào ngày 12/10, khi tướng Pervez
Musharraf hất cẳng ông ta bằng một cuộc đảo chánh không đổ máu. Ngày 15/10 lệnh thiết quân
được ban bố và hiến pháp tạm thời ngưng hiệu lực. Bởi vì quân đội chiếm quyền do đảo chánh
nên tư cách thành viên của Pakistan trong Hiệp hội các quốc gia thịnh vượng tạm thời đình chỉ

2
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

vào ngày 18/10. Ngày 6/4/2000 Sharif bị kết án tù chung thân và buộc phải rời nước và đến sống
lưu vong tại Saudi Arabia ngày 10/12. Musharrraf kiêm luôn chức vụ Tổng thống ngày 20/6/2001.
Sau vụ khủng bố tấn công vào Hoa Kỳ nagỳ 11/9/2001, Tổng thống Musharraf ngày 19/11
cam kết sẽ hợp tác với Hoa Kỳ, trong các hoạt động chống lại Taliban và al Qaeda tại nước láng
giềng Afghanisstan. Đổi lại Hoa Kỳ sẽ trợ giúp tài chính và giảm nợ cho Pakistan. Để giảm bớt sự
căng thẳng đang ngày càng gia tăng với Ấn Độ, cuối tháng 12/2001, Musharraf ra lệnh bắt các
thành viên của nhóm dân quân Hồi giáo quá khích, những người mà Ấn Độ cáo buộc đã tấn
công vào tòa nhà Quốc hội Ấn tại New Delhi ngày 13/12. Bạo loạn của quân du kích quân tại
Kashmir và vụ thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân từ ngày 25-28/5/2002 là mối đe dọa cao có
thể dẫn đến chiến tranh với Ấn Độ nhưng khủng hoảng dịu dần vào tháng 6 qua sự trung gian
hòa giải của Hoa Kỳ.
Vụ dân quân quá khích Hồi giáo bắt cóc thông tín viên báo Wall Street Journal là Daniel Pearl
ngày 23/1/2002 và cuối cùng giết anh ta. Một thẩm phán Pakistan trong phiên xử ngày 15/7 đã
kêu án 4 du kích quân về tội hình sự. Cuộc trưng cầu dân ý ngày 30/4/2002 gia hạn quyền cai trị
của Musharraf thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Nhiều quan sát viên gọi cuộc trưng cầu dân ý ấy
là một sự “lừa đảo”. Ngày 21/8 Musharraf tu chỉnh Hiến pháp tăng thêm, vai trò của quân đội
trong việc điều hành quốc gia. Trong suốt năm 2000 có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động
của al Qaeda tăng lên bên trong nội địa Pakistan. Vụ xe bom phát nổ ở Karachi giết chết 11 kỹ
sư người Pháp trong tháng 5 và giết chết 12 người Pakistan tại tòa đại sứ Mỹ trong tháng 6 là
hai trường hợp điển hình. Nhiều hoạt động khác cũng cho là của al Qaeda, kể cả Ramzi Bin al
Shibh, người có quan hệ hợp tác gần gũi với tên đầu sỏ Mohamad Atta trong vụ khủng bố 11/9.
Hắn ta được giải thoát trong một vụ nổ súng ở Karachi ngày 11/9/2002.

B. PAKISTAN NGÀY NAY


•CƯ DÂN VÀ LÃNH THỔ: Con người: dân số 147.663.429; Tuổi dưới 15: 40,5%; Trên 65:
4,1%. Mật độ dân cư: 185 người/km2. Thành phố: 37%. Sắc tộc: Punjabi, Shindhi, Pashtu. Ngôn
ngữ: Urdu, English (chính), Punjabi, Shindhi, Pashtu. Tôn giáo: Hồi giáo Sha’fi Sunni: 77%, Hồi
giáo Shi’a: 20%. Đất đai: Diện tích: 796.095 km2. Địa điểm: Một phần Tây Nam Á. Quốc gia láng
giềng: Iran phía Tây, Afghanistan và Trung Quốc phía Bắc, India phía Đông. Địa thế: Sông Indus
xuất hiện ở núi Himalaya và Hindu Kush phía Bắc có dòng chảy hơn 1.609 km xuyên qua đồng
bằng phì nhiêu rồi chảy vào biển Arabia. Sa mạc Thar và bình nguyên phía Đông, cạnh sườn lưu
vực Indus. Thủ đô: Islamabad: 636.000 cư dân. Thành phố đông dân: Karachi: 10.032.000,
Lahore: 5.452.000; Faisalabad: 2.142.000.
• CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ: Loại chính quyền chuyển tiếp. Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu
chính phủ: Tổng thống Pervez MuSharraf, sinh năm: 1943, nhậm chức: 15/10/1999. Thủ tướng:
Shaukat Aziz, sinh năm: 1949, nhậm chức: 28/8/2004. Chính quyền địa phương: 4 tỉnh và một
vùng thủ đô cùng với nhiều vùng du mục quản lý theo kiểu Liên bang. Ngân sách quốc phòng
(2001): 2,6 tỷ USD. Quân đội chính quy: 620.000. Kinh tế: Công nghiệp vải may mặc, chế biến
thực phẩm và thức uống. Nông sản: Gạo, lúa mì, sợi bông. Hầm mỏ: khí thiên nhiên. Dự trữ
nhiên liệu (2001): 300 triệu thùng. Đất nông nghiệp: 27%; chăn nuôi (2001); Trâu bò: 22,40 triệu;

3
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

Gà: 155 triệu; Dê: 49,1 triệu; Cừu: 24,20 triệu. Đánh cá: 597.201 tấn. Cung cấp điện: 62,69 tỷ
Kwh. Phân bố lao động: Nông nghiệp: 44%; Công nghiệp: 17%; Dịch vụ: 39%.

•TÀI CHÍNH VÀ AN SINH: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupee (2002: 59,18 =1USD). Tổng sản
lượng nội địa (2000): 282 tỷ. Bình quân đầu người: 2000. Nhập khẩu: 9,6 tỷ. Bạn hàng: U.A.
Emirates: 8%, Saudi Arabia: 8%. Xuất khẩu: 8.6 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ 24%, Hồng Kông 7%. Du
lịch: 98 triệu. Ngân sách quốc gia: 11,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 1,16 tỷ. Dự trữ vàng: 2,09 triệu ozt.
Biến động giá cả: 4,4%. Vận chuyển: Đường xe lửa: 8.773 km; Bằng xe hơi: 800.000 đầu xe; Xe
hơi thông thường: 300.000 chiếc. Bằng máy bay: bay 11,5 tỷ km. Sân bay: 35. Bến cảng biển: 1-
Kyrachi. Truyền thông: Máy truyền hình: 62/1000 cư dân. Radio: 92/1000. Điện thoại: 4.200.000.
Nhật báo: 21/1000 người đọc. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: Nam 61; Nữ 62,7. Sinh xuất: 30,4/1000
cư dân; Tử xuất: 9/1000. Tăng dân số tự nhiên: 2,14%. Chết trước tuổi trưởng thành: 78/1000 trẻ
sơ sinh. Giáo dục: Tuổi cưỡng bức đi học. Biết đọc biết viết: 38%.

•THAM GIA TỔ CHỨC QUỐC TẾ: Liên Hiệp quốc (UN), Lương nông Thế giới (FAO). Ngân
hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO). Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hàng hải Thế giới
(IMO). Y tế Thế giới (WHO). Mậu dịch Thế giới (WTO).

2.

CỘNG HÒA ẤN ĐỘ

A. TIỂN TRÌNH PHÁT TRIỂN

Ấn Độ (India) là một trong những nền văn minh cổ nhất của thế giới. Cổ vật khai quật cho thấy
văn minh lưu vực sông Indus xuất hiện cách đây ít nhất 5000 năm. Tranh vẽ về hang động núi
non của Ajanta được trưng bày nhiều ở các đền thờ như Taj Mahal ở Agra và Kutab Minar ở
Delhi là những di vật trong nhiều vật tích còn nguyên vẹn của thời quá khứ. Người du cư Aryan,
nói tiếng Sanskrit, xâm lăng Ấn Độ từ phía Tây Bắc, khoảng 1500 TCN là cư dân đầu tiên sáng
tạo ra đẳng cấp xã hội Ấn Độ như là một nền văn minh. Asoka cai trị hầu hết tiểu lục Ấn Độ vào
thế kỷ thứ ba TCN. Ông ta ủng hộ Phật giáo, xem Phật giáo là tôn giáo chính trong vương quốc.
Nhưng đạo Hindus cũng được phục hồi và cuối cùng chiếm ưu thế.
Từ thế kỷ thứ tư đến thứ sáu SCN dưới thời vương quốc Gupta văn học, nghệ thuật, khoa
học, đạt tới sự hưng thịnh như là một thời kỳ vàng son. Người xâm lăng Ả Rập chiếm phần phía
Tây và lập ra đạo Hồi vào thế kỷ thứ 8. Năm 1200 Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm Bắc Ấn.
Hoàng đế Mogul cai trị Ấn Độ từ 1526 đến 1857, Vasco De Gama là người Bồ Đào Nha lập ra
các trạm buôn bán với Ấn Độ từ năm 1498-1503. Kế đến là người Hà Lan. Năm 1609, công ty
Anh phía Đông Ấn Độ gởi thuyền trưởng William Hawkins đến thương lượng với Hoàng đế
Mogul xin ban cấp đặc quyền mua bán trầm hương và tơ lụa. Thông qua hoạt động của công ty

4
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

Đông Ấn, Anh Quốc từng bước chiếm cứ và kiểm soát hầu như toàn bộ Ấn Độ. Quốc hội Anh
đứng ra điều hành chính sự Ấn Độ từ năm 1825 đến 1835 dưới thời cai trị của Lord Bentinck các
Vua Ấn vẫn còn tại vị như kẻ bù nhìn không chút quyền hành. Sau vụ nổi loạn của quân lính tại
Sepoy năm 1857-1858, chính quyền Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ từ Công ty Đông Ấn.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, làn sóng chủ nghĩa quốc gia phát triển mạnh, Hội nghị
quốc gia Ấn Độ và Liên đoàn Hồi giáo đòi hỏi sửa đổi Hiến Pháp. Nhà lãnh đạo nổi tiếng ở
Mohandas là K. Gandhi, sinh năm 2/10/1869 bị ám sát ngày 30/1/1948. Ông ta ủng hộ chính
quyền tự trị, bất bạo động, xóa bỏ hệ thống đẳng cấp. Năm 1930 ông ta tung ra một chương trình
kêu gọi bất hợp tác trên các vấn đề liên quan đến dân sự như tẩy chay hàng hóa Anh Quốc và
phản đổi các sắc thuế không phù hợp. Năm 1935, Anh Quốc thông qua một Hiến pháp về Ấn Độ
cho phép nước này có một Quốc hội lưỡng viện Liên bang. Muhammad Ali Jinnah cầm đầu liên
đoàn Hồi giáo, vận động thành lập quốc gia Hồi giáo - Pakistan.
Chính quyền Anh phân chia thuộc địa Anh trên đất Ấn Độ thành hai chính quyền tự trị Ấn Độ
và Pakistan. Ấn Độ trở thành thành viên của Liên Hiệp quốc năm 1945, một thành viên của chính
quyền tự trị trong khối thịnh vượng chung (CommonWealth) năm 1947; và là một nước Cộng hòa
dân chủ ngày 26/1/1950. Hơn 12 triệu người tỵ nạn Hồi giáo và Hindu băng qua biên giới Ấn Độ -
Pakistan, trong đó có 2 triệu người của năm 1947, năm mà các cuộc đánh nhau vì sắc tộc giết
hại trên 200.000 người. Sau khi quân đội Pakistan tấn công vào những người ly khai Bangladesh
ở Đông Pakistan, ngày 25/3/1971, khoảng 10 triệu người tỵ nạn chạy vào Ấn Độ. Ấn Độ và
Pakistan khởi sự chiến tranh ngày 3/12/1971, trên cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây. Quân
Pakistan trên mặt trận phía Đông đầu hàng 16/12 Pakistan đồng ý ngưng chiến ngày 17/12 trên
mặt trận phía Tây.
Indira Gandhi làm Thủ tướng Ấn Độ từ tháng 1/1966. Ban bố tình trạng khẩn cấp tháng
6/1975 và hàng ngàn người đối lập chính trị bị bắt và áp đặt kiểm duyệt báo chí. Các hành động
này và những việc làm khác kể cả việc áp đặt thiết quân luật khiến sự căm ghét chính quyền lan
ra trên một diện rộng. Các đảng phái đối lập hợp nhất với nhau trong liên minh Janata đẩy đảng
Quốc Đại của Gandhi khỏi quyền lực trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang và Tiểu bang năm
1977. Gandhi trở thành Thủ tướng lần thứ hai ngày 14/1/1980, và bị ám sát ngày 31/10/1984 bởi
hai vệ sĩ người Sikh của bà, trong một hành động như để đáp trả việc đàn áp của chính quyền
lên cuộc nổi dậy của người Sikh ở Punjab trong tháng 6/1984, gồm cả việc tấn công vào ngôi
đền vàng tại Amritsar nơi để thánh cốt linh thiêng nhất của người Sikh. Bạo loạn nổi lên khắp nơi
theo sau vụ ám sát, hàng ngàn người Sikh bị giết và khoảng 50.000 phải rời bỏ nhà cửa của họ.
Con trai của Gandhi, Rajiv Indira thay thế bà ta trong chức vụ Thủ tướng. Ông ta nắm Thủ tướng
cho đến giữa năm 1989 thì bị cáo buộc thiếu khả năng và tham nhũng. Rajiv Indira bị ám sát
ngày 21/5/1991, trong khi đang vận động để được tái giữ chức Thủ tướng Ấn Độ.
Việc rò rỉ hơi độc tại nhà máy hóa chất tổng hợp Carbide ở Bhopal tháng 12/1984 cuối cùng
giết chết khoảng 14.000 người. Năm 1989, tòa án ra phán quyết nhà máy phải bồi thường 470
triệu USD cho các nạn nhân. Chủ tịch hội đồng quản trị nhà máy là Warren Anderson kháng án
và trong một phiên xử phúc thẩm tòa án tối cao Ấn Độ năm 2002, bác đơn kháng án. Nhiều cuộc
bạo loạn của người Sikh nổi lên đập phá trong suốt thập niên 1980. Tháng 5/1987 một quyết định
của chính quyền đưa tiểu bang Punjab đặt dưới sự cai trị của chính quyền trung ương lại dấy lên
một cuộc bạo loạn mới. Tháng 5/1988 nhiều người chết trong khi chính quyền mở cuộc bao vây

5
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

đền vàng. Tháng 2/1993 tại Assam phía Tây Bắc Ấn Độ, trong một cuộc bạo loạn sắc tộc hàng
ngàn người bị giết. Các cuộc đập phá lan rộng ra ở tầm mức quốc gia theo sau vụ những người
dân quân Hindu đập phá một ngôi đền cổ thế kỷ 16 vào tháng 12/1992. Một làn sóng bạo loạn
giết người lớn nhất lịch sử Ấn Độ là một loạt các vụ nổ bom gây kinh hoàng hai thành phố Bom
Bay và Calcutta từ ngày 12-19/3/1993, giết chết trên 300 người.
Các vụ tai tiếng tham nhũng nổi lên trong giới chính trị gia Ấn Độ trong giữa thập niên 1990.
Sau cuộc bầu cử đảng Quốc gia Chủ nghĩa Ấn Độ giáo không đủ tỷ số để thành lập chính phủ.
Liên minh cánh tả năm chính quyền ngày 1/6/1996. Một người có đẳng cấp thấp nhất trong xã
hội Ấn Độ lần đầu tiên nắm giữ vai trò nguyên thủ quốc gia, đó là ông K.R Narayanan, nhậm
chức Tổng thống ngày 25/7/1997. Mẹ Teresa người nổi danh về các việc làm từ thiện của bà ta
cho người nghèo ở Calcutta chết ngày 5/9/1997. Cuộc bầu cử Quốc hội tháng 2/1998, đảng quốc
gia chiến thắng và Atal Bihari VaJpayee nhận chức Thủ tướng ngày 19/3. Giữa tháng 5, Ấn Độ
tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân làm dấy lên các sự chỉ trích của thế giới và tăng
thêm sự căng thẳng với Pakistan.
Liên minh dưới sự lãnh đạo của Vajpayee thắng với một đa số ghế trong cuộc bầu cử cơ
quan lập pháp ngày 5/9 và 3/10/1999. Một cơn lốc mạnh ập vào tiểu bang Orissia Đông Ấn vào
ngày 29/10 làm gần 10.000 người thiệt mạng. Một trận động đất cực mạnh ở tiểu bang Gujarat
ngày 26/1/2001 làm hơn 20.000 người chết và hơn 166.000 người bị thương. Ấn Độ cáo buộc
Pakistan bảo trợ cho các nhóm khủng bố trong một vụ ôm bom tự sát tấn công Quốc hội Tiểu
bang Jammu ngày 1/10 và tại Kashmir giết chết gần 40 người. Một vụ tấn công vào tòa nhà
Quốc hội Ấn Độ ở New Delhi ngày 13/12 giết chết 13 người. Các cuộc đụng độ giữa người Ấn
Độ theo đạo Hồi và người Ấn Độ theo Ấn giáo ở Gujarat từ ngày 27/2 đến ngày 11/3/2002 làm
hơn 800 người chết. Ông A. P.J Abdul, một khoa học gia Hồi giáo người cầm đầu chương trình
vũ khí hạt nhân Ấn Độ trở thành Tổng thống vào ngày 25/7/2002.
Lưu ý:
1. Sikkim ranh giới với Tibet Bhutan và Nepal, nguyên trước đây là một vùng dưới sự bảo hộ
của Anh Quốc, trở thành vùng bảo hộ của Ấn Độ năm 1950. Vùng này có diện tích 7.093 km 2,
với dân số: 444.000. Thủ đô: Gantok. Tháng 9/1974, Quốc hội Ấn Độ thông qua luật sát nhập vào
một tiểu bang của Ấn Độ.
2. Kashmir vùng người Hồi giáo chiếm đa số ở phía Tây Bắc Ấn Độ, luôn đặt Ấn Độ -
Pakistan trong tình trạng căng thẳng từ năm 1947. Ngày 1/1/1949, dưới sự dàn xếp của Liên
Hiệp quốc một thỏa ước ngưng bắn được ký kết theo đó một phần ba khu vực về phía Tây và tây
Bắc trao cho Pakistan kiểm soát, 2/3 còn lại thuộc về tiểu bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ.
Cả hai nơi hài lòng về chính quyền tự trị trong nội địa. Thập niên 1990, có nhiều cuộc đánh nhau
giữa quân đội Ấn Độ và lực lượng hậu thuẫn cho một chính quyền độc lập, bởi vì một quyết định
của chính phủ Ấn Độ đặt vùng này dưới sự cai trị của chính quyền Trung ương. Những trận đánh
nhau phát triển liên quan đến hai chính quyền Pakistan và Ấn Độ, trong đó Ấn Độ bị cáo buộc là
đã trợ giúp những người Hồi giáo ly khai. Các trận đánh ác liệt nhất xảy ra trong hai tháng 5 và
6/1999. Đầu năm 2002, hơn một triệu quân lính của hai nước Pakistan - Ấn Độ, sẵn sàng nghinh
chiến tại ranh giới phân chia Kashmir. Căng thẳng leo thang vào tháng 5, khi các tay súng Hồi
giáo giết chết 34 người, đàn bà và trẻ em tại một căn cứ quân sự gần Jammu. Và Pakistan tiến

6
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

hành thử nghiệm tên lửa hạt nhân vào ngày 25-28/5. Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian hòa giải vào
tháng 6 và khủng hoảng trở nên giảm dần.
3. Một nơi khác, nguyên là 5 thuộc địa của Pháp từ 1952-1954, bằng các sự chuyển giao hòa
bình cho Ấn Độ. Đó là các thuộc địa Pondicherry, Karakal, Chahe, Yanaon và Chandernagor.
Yanon nay trở thành vùng hợp nhất Pondicherry. Còn Chandernagor được sáp nhập vào tiểu
bang West Bengal.

B. ẤN ĐỘ NGÀY NAY
•CƯ DÂN VÀ LÃNH THỔ: Con người: dân số 1.045.845.226; Tuổi dưới 15: 33,1%; Trên 65:
4,7%. Mật độ dân cư: 358 người/km2. Thành phố: 28%. Sắc tộc: Indo-Aryan: 72%; Dravidian:
25%. Ngôn ngữ: Hindi (chính), English và 14 vùng ngôn ngữ chính khác. Tôn giáo: Hindu: 80%,
Hồi giáo: 14%. Đất đai: Diện tích: 3.287.590 km2. Địa điểm: Chiếm hầu hết tiểu lục Ấn Độ. Quốc
gia láng giềng: Pakistan phía Tây, Trung Quốc, Nepal, Bhutan phía Bắc, Miến Điện, Bangladesh
phía Đông. Địa thế: Dãy núi Himalaya cao nhất thế giới chạy dài băng quan biên giới Bắc Ấn.
Thấp hơn là đồng bằng Ganges rộng đất phì nhiêu là một vùng có mực độ cư dân đông đúc nhất
Thế giới. Một vùng thấp khác là bán đảo Deccan gần một phần tư phủ kín bởi rừng cây. Thời tiết
khác nhau từ cái nóng nhiệt đới ở phía Nam tới cái lạnh gần giống Bắc cực ở phía Bắc. Sa mạc
RaJasthan nằm phía Tây Bắc, vùng đồi núi Assam phía Đông Bắc có lượng mưa 400 inch hằng
năm. Thủ đô: New Delhi 12.987.000 cư dân. Thành phố đông dân: Bombay: 16.086.000,
Calcutta: 13.058.000; Delhi: 12.987.000; Hyderabad: 5.445.000, Chennai: 6.353.000, Bangalore:
5.567.000 cư dân.

•CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ: Loại chính quyền Cộng hòa Liên bang. Nguyên thủ quốc gia:
Tổng thống A.P.J. Abdul Kalam, sinh năm: 1931, nhậm chức: 25/7/2002. Đứng đầu chính phủ:
Thủ tướng Manmohan Singh, sinh năm: 1932, nhậm chức: 22/5/2004. Chính quyền địa phương:
28 tiểu bang, 6 vùng hợp nhất tự trị, 1 vùng thủ đô quốc gia. Ngân sách quốc phòng (2001): 15,6
tỷ USD. Quân đội chính quy: 1.263.000. Kinh tế: Công nghiệp dệt vải may mặc, chế biến thực
phẩm, y dược, luyện kim trang thiết bị vận tải, ciment, khai thác mỏ. Nông sản: Gạo, hạt ngũ cốc
khác, đường, gia vị, trà, hạt điều, sợi bông, khoai tây, sợi đay, các loại hạt có dầu. Hầm mỏ: than
đá, quặng sắt, quặng nhôm, kim loại màu, nguyên tố thép không gỉ, nguyên tố mica, nguyên tố
mangan, dầu lửa, khí thiên nhiên. Dự trữ nhiên liệu (2001): 3,3 tỷ thùng. Các nguồn khác: gỗ. Đất
nông nghiệp: 56%; Chăn nuôi (2001); Trâu bò: 219,64 triệu; Gà: 413,40 triệu; Dê: 123,50 triệu;
Heo: 17,50 triệu; Cừu: 58,20 triệu. Đánh cá: 5,38 triệu tấn. Cung cấp điện: 547,12 tỷ Kwh. Phân
bố lao động: Nông nghiệp: 67%; Công nghiệp: 15%; Dịch vụ: 18%.

•TÀI CHÍNH VÀ AN SINH: Đơn vị tiền tệ: Đồng Rupee (2002: 48,38 =1USD). Tổng sản
lượng nội địa (2000): 2.200 tỷ. Bình quân đầu người: 2200. Nhập khẩu: 60,8 tỷ. Bạn hàng: Hoa
Kỳ: 9%. Xuất khẩu: 43,1 tỷ. Bạn hàng: Hoa Kỳ: 22%; Anh Quốc: 6%. Du lịch: 3,04 tỷ. Ngân sách
quốc gia: 73,6 tỷ. Dự trữ ngoại tệ: 29,09 tỷ. Dự trữ vàng: 11,50 triệu ozt. Biến động giá cả: 4%.
Vận chuyển: Đường xe lửa: 62.646 km; Bằng xe hơi: 6,83 triệu đầu xe; Xe hơi thông thường:

7
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

2,51 triệu chiếc. Bằng máy bay: bay 24 tỷ km. Sân bay: 66. Bến cảng biển: 5- Calcutta, Bombay,
Channai, Vishakhapatnam và Kandia. Truyền thông: Máy truyền hình: 68/1000 cư dân. Radio:
117/1000. Điện thoại: 41.162.900. Nhật báo: 21/1000 người đọc. Sức khỏe y tế: Tuổi thọ: Nam
62,5; Nữ 63,9. Sinh xuất: 23,8/1000 cư dân; Tử xuất: 8,6/1000. Tăng dân số tự nhiên: 1,52%.
Chết trước tuổi trưởng thành: 61,5/1000 trẻ sơ sinh. Giáo dục: Tuổi cưỡng bức đi học: 6-14. Biết
đọc biết viết: 52%.

•THAM GIA TỔ CHỨC QUỐC TẾ: Liên Hiệp quốc (UN), Lương nông Thế giới (FAO). Ngân
hàng Thế giới (IBRD), Lao động Thế giới (ILO). Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Hàng hải Thế giới
(IMO). Y tế Thế giới (WHO). Mậu dịch Thế giới (WTO). Khối thịnh vượng Anh (Commonwealth).

(Mời bạn tìm đọc các phần tiếp theo trong quyển “Thế giới sự kiện” – tác giả: Đỗ Xuân Hợp)

MỤC LỤC

TỔNG QUAN VỀ THẾ GIỚI 11

CHƯƠNG I: 48 QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU Á


19 QUỐC GIA KHU VỰC TÂY NAM Á 33
1. CỘNG HÒA THỔ NHĨ KỲ 34
2. GEORGIA 39
3. CỘNG HÒA ARMENIA 43
4. CỘNG HÒA AZERBAIJAN 46
5. CỘNG HÒA SÍP (CYPRUS) 49
6. CỘNG HÒA SYRIA 53
7. CỘNG HÒA LEBANON 57
8. ISRAEL 61
9. JORDAN 70
10. CỘNG HÒA IRAQ 73
11. CỘNG HÒA HỒI GIÁO IRAN 81
12. AFGHANISTAN 86
13. VƯƠNG QUỐC SAUDI ARABIA 91
14. KUWAIT 96
15. VƯƠNG QUỐC BAHRAIN 99
16. QATAR 102

8
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

17. UNITED ARAB EMIRATES 105


18. OMAN 108
19. CỘNG HÒA YEMEN 111
7 QUỐC GIA KHU VỰC NAM Á 115
1. PAKISTAN 116
2. CỘNG HÒA ẤN ĐỘ 122
3. NEPAL 130
4. BHUTAN 133
5. BANGLADESH 135
6. SRILANKA 139
7. MALDIVES 143
11 QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 145
1. MYANMAR 146
2. VƯƠNG QUỐC THÁI LAN 150
3. CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 154
4. VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA 157
5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 161
6. MALAYSIA 167
7. SINGAPORE 170
8. BRUNEI 173
9. PHILIPPINES 175
10. INDONESIA 180
11. ĐÔNG TIMOR 185
4 QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG Á VÀ 1 VÙNG LÃNH THỔ 187
1. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA 188
2. CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN 201
3. CỘNG HÒA HÀN QUỐC 205
4. NHẬT BẢN 210
5. ĐÀI LOAN (VÙNG LÃNH THỔ) 215
6 QUỐC GIA KHU VỰC TRUNG Á 219
1. KAZAKHSTAN 220
2. UZBEKISTAN 223
3. TURKMENISTAN 226
4. TAJIKISTAN 229
5. KYRGYZSTAN 232
6. MONGOLIA 235

CHƯƠNG II: 53 QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU PHI


10 QUỐC GIA KHU VỰC BẮC PHI 241
1. MAURITANIA 242
2. ALGERIA 245
3. MOROCCO 249
4. TUNISIA 253

9
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

5. LIBYA 256
6. AI CẬP 260
7. SUDAN 266
8. CỘNG HÒA CHAD 270
9. NIGER 273
10. MALI 276
29 QUỐC GIA KHU VỰC TRUNG PHI 279
1. CỘNG HÒA CAPE VERDE 280
2. SENEGAL 283
3. GAMBIA 286
4. GUINEA BISSAU 289
5. CỘNG HÒA GUINEA 292
6. SIERRA LEON 295
7. LIBERIA 298
8. CỘNG HÒA BỜ BIỂN NGÀ (CÔTE D’IVOIRE) 301
9. BURKINA FASO 304
10. GHANA 307
11. TOGO 311
12. BENIN 314
13. NIGERIA 317
14. CAMEROON 321
15. CỘNG HÒA TRUNG PHI 324
16. ETHIOPIA 327
17. ERITREA 331
18. DJIBOUTI 334
19. SOMALIA 337
20. KENYA 341
21. UGANDA 344
22. TANZANIA 348
23. BURUNDI 352
24. RWANDA 355
25. CONGO (ZAIRE) 358
26. CỘNG HÒA CONGO 363
27. GABON 366
28. GUINEA XÍCH ĐẠO 369
29. SÃO TOMÉ, PRINCIPE 372
14 QUỐC GIA KHU VỰC NAM PHI 375
1. ANGOLA 376
2. ZAMBIA 380
3. MALAWI 383
4. MOZAMBIQUE 386
5. ZIMBABWE 389
6. BOTSWANA 393

10
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

7. NAMIBIA 396
8. NAM PHI 399
9. VƯƠNG QUỐC LESOTHO 404
10. SWAZILAND 407
11. MAURITIUS 410
12. MADAGASCAR 413
13. SEYCHELLES 416
14. COMOROS 419

CHƯƠNG III: 43 QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU ÂU


23 QUỐC GIA KHU VỰC TÂY ÂU 425
1. CỘNG HÒA ICELAND (BĂNG ĐẢO) 427
2. NA UY 430
3. THỤY ĐIỂN 433
4. PHẦN LAN 436
5. VƯƠNG QUỐC ANH 439
6. AI-LEN 456
7. ĐAN MẠCH 460
8. HÀ LAN 463
9. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC 467
10. VƯƠNG QUỐC BỈ 478
11. LUXEMBOURG 481
12. CỘNG HÒA PHÁP 484
13. MONACO 498
14. THỤY SĨ 500
15. LIECHTENSTEIN 503
16. CỘNG HÒA ÁO 505
17. ITALY 508
18. SAN MARRINO 515
19. VATICAN 517
20. MALTA 519
21. BỒ ĐÀO NHA 522
22. TÂY BAN NHA 526
23. ANDORRA 531
16 QUỐC GIA KHU VỰC TRUNG ÂU 533
1. ESTONIA 535
2. LATVIA 538
3. LITHUANIA 541
4. BA LAN 544
5. CỘNG HÒA SEC 550
6. SLOVAKIA 555
7. HUNGARY 558
8. ROMANIA 562

11
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

9. SLOVENIA 567
10. CROATIA 570
11. BOSNIA HERZEGOVINA 574
12. NAM TƯ 578
13. MACEDONIA 583
14. BULGARIA 586
15. ALBANIA 589
16. HY LẠP 592
4 QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG ÂU 597
1. BELARUS 598
2. UKRAINA 601
3. MOLDOVA 605
4. LIÊN BANG NGA 608

CHƯƠNG IV: 35 QUỐC GIA ĐỘC LẬP Ở CHÂU MỸ


2 QUỐC GIA KHU VỰC BẮC MỸ 643
1. CANADA 644
2. HOA KỲ 650
8 QUỐC GIA KHU VỰC TRUNG MỸ 673
1. MEXICO 674
2. BELIZE 678
3. GUATEMALA 680
4. EL SALVADOR 683
5. HONDURAS 686
6. NICARAGUA 689
7. COSTA RICA 693
8. PANAMA 696
13 QUỐC GIA KHU VỰC BIỂN CARIBÊ 699
1. THE BAHAMAS 700
2. CUBA 702
3. JAMAICA 707
4. HAITI 710
5. CỘNG HÒA DOMINICAN 714
6. SAINT KITTS AND NEVIS 717
7. ANTIGUA AND BARBUDA 719
8. DOMINICA 721
9. SAINT LUCIA 723
10. BARBADOS 725
11. SAINT VINCENT AND THE GRENADINES 728
12. GRENADA 730
13. TRINIDAD AND TOBAGO 733
12 QUỐC GIA KHU VỰC NAM MỸ 737

12
Trích chương I trong quyển “Thế giới sự kiện”, phần 7 quốc gia khu vực Nam Á – Tác giả: Lê Xuân Đỗ

1. COLOMBIA 738
2. ECUADOR 742
3. PERU 746
4. CHI LÊ 750
5. VENEZUELA 754
6. GUYANA 758
7. SURINAME 761
8. BRAZIL 764
9. BOLIVIA 768
10. PARAGUAY 771
11. ARGENTINA 774
12. URUGUAY 779
1 QUỐC GIA TRÊN LỤC ĐỊA AUSTRALIA 783
1. AUSTRALIA 784
13 QUỐC GIA ĐẢO 799
1. NEW ZEALAND 800
2. PAPUA NEW GUINEA 804
3. SOLOMON ISLANDS 807
4. VANUATU 809
5. CỘNG HÒA FIJI ISLANDS 811
6. TONGA 814
7. SAMOA 816
8. TUVALU 818
9. KIRIBATI 820
10. NAURU 822
11. MARSHALL ISLANDS 824
12. LIÊN BANG MICRONESIA 826
13. PALAU 828
TÀI LIỆU THAM KHẢO 830
VÀI DÒNG TIỂU SỬ TÁC GIẢ 831

13

You might also like