You are on page 1of 5

Trích trong quyển “Hỏi đáp về Sài Gòn – TP.

HCM” (Tâp1: Địa lý - Lịch sử) – Nhiều tác giả

?
Ở thành phố Hồ Chí Minh, quận nào có tên phường được đặt bằng chữ?

Hiện nay trong thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 8 quận trên tổng số 19 quận có các tên phường đặt
bằng chữ. Đó là các quận 1, 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú và quận Bình Tân.
Quận 1 gồm các phường: Bến Nghé, Bến Thành, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Đa Kao,
Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Tân Định.
Quận 2 gồm các phường: An Khánh, An Phú, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh, Bình Trưng
Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm.
Quận 7 gồm các phường: Bình Thuận, Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Hưng, Tân Kiểng, Tân Phong,
Tân Quy, Tân Phú, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây.
Quận 9 gồm các phường: Hiệp Phú, Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu,
Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B,
Trường Thạnh.
Quận 12 gồm: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp,
Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An, Trung Mỹ Tây.
Quận Thủ Đức gồm các phường: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Bình Chiểu, Tam Bình,
Bình Thọ, Truờng Thọ, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Linh Chiểu.
Quận Tân Phú gồm các phường: Hiệp Tân, Hòa Thạnh, Phú Thạnh, Phú Thọ Hòa, Phú Trung,
Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Sơn Nhì, Tân Thành, Tân Thới Hòa, Tây Thạnh.
Quận Bình Tân: An Lạc, An Lạc A, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Bình
Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Tân Tạo, Tân Tạo A.

?
Đường Đồng Khởi là một trong những con đường xưa nhất của thành phố, bạn hãy
cho biết con đường này có mấy lần đổi tên. Vì sao?

Sau khi thực dân Pháp chiếm Sài Gòn, con đường này mang số 16, rồi đổi thành Catinat - tên
một Thống chế dưới thời Louis 14. Lúc đó đường dài từ bờ sông đến Hồ Con Rùa ngày nay.
Sau khi nhà thờ Đức Bà xây xong (1880) đường bị cắt ngang thành hai đoạn. Từ 24-12-1897
đoạn từ nhà thờ trở đi được gọi là đường Beanscube, đường Catinat chỉ còn 630m.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945) chính quyền cách mạng đổi tên Catinat thành Balê Công xã.
Nhưng không bao lâu Pháp chiếm lại thành phố, đường trở lại tên cũ cho đến ngày đội quân viễn
chinh buộc phải rời khỏi Việt Nam sau thảm bại ở Điện Biên Phủ.
Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành đường Tự Do.
Bót Catinat khét tiếng thời thực dân ở ngay đầu đường được dùng làm trụ sở Bộ Nội vụ, nơi tra
tấn những người yêu nước. Hiện nay nơi đây là trụ sở Sở Văn hóa Thông tin Tp.HCM.
Thành phố giải phóng, đường được mang tên Đồng Khởi cho đến ngày nay. Đây là một trong
những con đường đẹp nhất thành phố với những tòa nhà lần lượt vươn lên tầm cao mới.

1
Trích trong quyển “Hỏi đáp về Sài Gòn – TP.HCM” (Tâp1: Địa lý - Lịch sử) – Nhiều tác giả

?
Có phải đường Nguyễn Huệ xưa từng là một con kênh? Ngôi chợ nào gắn liền với con
kênh đó?

Đường Nguyễn Huệ ngày nay từng là kênh đào lớn đi dọc theo hai con đường Charner và
Rigault de Genouilly thông với thương cảng, kênh đào này phục vụ cho các vựa hàng của chợ
Charner vốn là một trong những chợ quan trọng nhất của thành phố.
Năm 1860, việc lấp kênh đào này đã phát sinh cuộc tranh cãi ngay giữa Hội đồng thành phố.
Một nhóm người đấu tranh cho vệ sinh công cộng - họ xem kênh đào như một ổ nhiễm khuẩn
thật sự ở cửa ngõ của thành phố. Nhóm khác là những thương nhân ca ngợi tính hữu dụng của
kênh đào. Do đó, dự án lấp kênh đào lớn bị dời lại đến năm 1887 kinh đào mới bị lấp để xây
dựng một đại lộ cùng tên “đường Kinh Lấp” nối liền tòa thị chính đến các bờ sông. Ngày nay đó
là đại lộ Nguyễn Huệ.
Chợ gắn liền với kênh Lớn là chợ Charner, được xây dựng năm 1860, các vựa hàng tạo nên chợ
đầu tiên của thành phố Sài Gòn. Hàng hóa được cung ứng từ con kênh đào lớn mở ra trên
thương cảng. Toàn bộ không gian chợ được chia làm ba vùng riêng biệt, đặt dưới sự kiểm soát
của viên trị sự thương mại thành phố - người chịu trách nhiệm kiểm tra việc thu thuế môn bài và
việc sử dụng hệ thống trọng lượng và đo lường của Pháp. Sau khi lấp con kênh đào năm 1887,
hoạt động của các vựa hàng dần dần ngừng hẳn, các vựa hàng này được thay thế bằng chợ
Bến Thành xây dựng năm 1912.

?
Sao gọi là “Nhà Bè nước chảy chia hai”?

Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm
thành phố khoảng 5km về phía đông nam, rồi chảy ra biển Đông bằng hai ngả chính: ngả Soài
Rạp dài 59km, rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra
vịnh Gành Rái, dài 56km, rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè
ra vào cảng Sài Gòn.

?
Về nguồn gốc tên gọi Củ Chi?

Huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh: bắc và đông giáp tỉnh Bình Dương, tây giáp hai tỉnh
Tây Ninh và Long An, nam giáp huyện Hóc Môn. Diện tích 428,6km2, dân số 248.044 người
(1995) gồm có một thị trấn và 20 xã.
Củ Chi trở thành địa danh hành chính từ năm 1956. Huyện Củ Chi vốn là hai quận Củ Chi (Hậu
Nghĩa) và quận Phú Hòa (tỉnh Bình Dương) nhập lại. Củ Chi là tên gọi dân gian của cây mã tiền
có nhiều ở vùng này vào thời đó. Cây mã tiền, một loại cây ở rừng, leo bằng móc, lá mọc đối có
ba gân, hoa trắng, quả tròn, hạt dẹt như khuy áo, dùng làm thuốc.

?
Vì sao có tên gọi Thị Nghè?

Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một trong ba tuyến sông tự nhiên cổ nhất (cùng với sông Sài Gòn và
sông Bến Nghé), ăn sâu vào lòng thành phố với nhiều chi lưu và đi qua các quận: 1, 3, 10, Bình

2
Trích trong quyển “Hỏi đáp về Sài Gòn – TP.HCM” (Tâp1: Địa lý - Lịch sử) – Nhiều tác giả

Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình. Toàn tuyến kênh chính có chiều dài 9.470m. Mạng lưới kênh rạch
chằng chịt đã đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu và giao thông vận tải.
Rạch Thị Nghè bắt nguồn từ Bàu Cát (quận Tân Bình nay), chảy qua kênh Nhiêu Lộc, rồi đổ ra
sông Sài Gòn chỗ nhà máy đóng tàu Ba Son. Khúc ngọn này mang tên Nhiêu Lộc, xưa gọi là
Hậu Giang, nơi Nguyễn Ánh thường chọn làm nơi đóng binh trước khi đánh Sài Gòn. Con rạch
chính từ cầu Nguyễn Văn Trỗi đến sông Sài Gòn dài 4,5km, tuy ngắn nhưng quan trọng, có giá trị
như một hào hố thiên nhiên, bao quanh thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ.
Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí đã miêu tả về con sông này: “Sông Bình Trị tục
gọi sông Bà Nghè ở địa phận tổng Bình Trị về phía bắc trấn, từ sông Tân Bình quanh sau trấn lỵ
đến cầu Ngang, ngược dòng lên tây độ 4 dặm rưỡi đến cầu Cao Miên (cầu Bông), chảy về tây
bắc độ 2 dặm đến chợ Chiểu (chợ Bà Chiểu nay), chảy về phía nam độ 4 dặm đến Phú Nhuận, 6
dặm rưỡi đến cầu Huệ là cùng nguyên, nơi đây có những ao vũng tản mạn”.
Người Pháp gọi đây là rạch Avalanche, tên chiếc pháo hạm đầu tiên vào thám sát rạch Thị
Nghè vào một ngày trước khi mở màn trận đánh thành Gia Định vào năm 1859, vì thành Phụng
nằm sát bờ sông Thị Nghè.
Bà Nghè, Mụ Nghè, Thị Nghè là những danh xưng thân mật và kính trọng gọi bà Nguyễn Thị
Khánh, con gái đầu của quan Khâm sai Chánh thống Vân Trường Hầu Nguyễn Cửu Vân. Trương
Vĩnh Ký trong sách Souvenirs historique sur Saigon et ses environs (1885) lại ghi là Nguyễn Thị
Canh vì phiên âm Latinh từ chữ Khánh.
Trịnh Hoài Đức cũng ghi chép về nhân vật này: “Có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời
gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do khi đầu bà khai hoang đất ở, bắc cầu
ngang qua để tiện việc đi lại, nên dân gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy là sông Bà Nghè
(Gia Định thành thông chí).
Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì chú: “Trên cầu qua làng Phú Mỹ, ở gần thành
cũ Gia Định, lấy trước một bà làm nên cây cầu ấy mà đặt”.
Thái Văn Kiểm cũng gọi là “rạch Thị Nghè” hay “rạch Bà Nghè” (Đất Việt trời Nam)
Huỳnh Minh trong Gia Định xưa và nay chép: “Dân chúng địa phương gọi là Bà Nghè theo chức
tước của chồng bà là một vị quan văn trong Phiên trấn”
Theo Lê Trung Hoa, vào đầu thế kỷ XIX về trước, địa danh này được gọi là Bà Nghè (Gia Định
thành thông chí; Gia Định phú, bài 1). Từ giữa thế kỷ XIX về sau, địa danh này đổi thành Thị
Nghè (Gia Định phú, bài 2; Đại Nam quấc âm tự vị), nhưng chưa rõ lý do đổi tên. Năm 1714,
Nguyễn Cửu Vân chinh phục Chân Lạp. Năm đó ông khoảng 30 tuổi và cô Khánh khoảng 10
tuổi. Đến khoảng năm 1725, cô Khánh lập gia đình và bắt đầu khẩn hoang, xây cầu. Theo ông,
có thể đoán định địa danh này ra đời trong khoảng thời gian 1725-1750 (Địa danh ở thành phố
Hồ Chí Minh). Riêng Vương Hồng Sển cho rằng: “... gọi cầu và sông Bà Nghè, hưng các quan
không chịu xưng hô như vậy và đổi lại là “cầu và sông hay rạch Thị Nghè” (Sài Gòn năm xưa).
Kiến giải này là hợp lý, vì nó biểu thị sự kính trọng của người dân đối với một phụ nữ có công.

?
Các địa danh mang tên động vật ở thành phố Hồ Chí Minh?

3
Trích trong quyển “Hỏi đáp về Sài Gòn – TP.HCM” (Tâp1: Địa lý - Lịch sử) – Nhiều tác giả

Theo số liệu sưu tập, trên địa bàn thành phố, từ thế kỷ XVII đến nay, có 153 địa danh mang tên
động vật. Trong đó có 89 địa danh chỉ sông rạch.
Có khoảng 50 loài động vật khác nhau đã đi vào địa danh thành phố: chợ Chuồng Bò (quận 10),
rạch Đĩa, rạch Cá Trê, rạch Cá Tra (Nhà Bè), Bàu Cò, rạch Kiến Vàng (Bình Chánh), rạch Tôm
Càng, mũi Gành Rái, rạch Gành Hàu (Cần Giờ)...
Mặt khác, qua địa danh, ta biết được trước đây đã có một số cầm thú ở địa bàn này, nay không
còn hoặc rất hiếm: Hố Bò (bò rừng, Củ Chi), rạch Gò Công (Thủ Đức), ấp Bàu Nai (Hóc Môn),
mũi Nai và sông vịnh Sấu và giồng Sấu (Cần Giờ), ấp Bàu Trăng, rạch Bàu Trăng (Củ Chi), rạch
Tượng, vàm Tượng, cù lao Tượng (Cần Giờ), rạch Voi (Nhà Bè), xóm Đồng Voi (Bình Chánh).
Có 13 địa danh có từ tố cá tập trung ở Nhà Bè và Cần Giờ: rạch Cá Cấm, doi Cá Bông, rạch Cá
Cúm, tắt Cá Đôi, sông Cá Gâu, rạch Cá Ngay Bé, rạch Cá Ngay Lớn, rạch Cá Ngang, rạch Cá
Nháp, sông Cá Nháp, rạch Cá Nháp Lớn, rạch Cá Nháp Bé.

?
Các địa danh mang tên cây cỏ ở thành phố Hồ Chí Minh?

Trên địa bàn thành phố, trong ba thế kỷ qua, có tất cả 271 địa danh mang tên cây cỏ. Trong số
này có khoảng 132 địa danh chỉ sông rạch.
Tất cả có gần 100 loại cây cỏ khác nhau đã đi vào tên địa danh.
Ga Hàng Sao (quận 1), chợ Vườn Chuối (quận 3), cầu Dừa (quận 4), chợ Bàu Sen (quận 5),
cầu Cây Gõ (quận 6), đường Cây Sung (quận 8), Vườn Lài (quận 10), Đầm Sen (quận 11), cầu
Kiệu (quận Phú Nhuận), gò Dầu (quận Tân Phú), rạch Cầu Sơn, chợ Cây Thị (quận Bình Thạnh),
Vườn Trầu (huyện Hóc Môn), Bưng Tre (huyện Củ Chi), rạch Chà Là (huyện Cần Giờ), bến đò
Cây Bàng (huyện Thủ Đức), rạch Mương Chuối (huyện Nhà Bè), cầu Bàu Môn (huyện Bình
Chánh).
Có một số tên cây ở miền Bắc và miền Trung cũng có, nhưng người Nam Bộ gọi một cách
khác: củ chi - mã tiền (huyện Củ Chi), điều - đào lộn hột (Vườn Điều - quận Tân Bình; Bàu Điều,
huyện Củ Chi), điệp - phượng (hẻm Cây Điệp, quận 1; cầu Cây Điệp, huyện Củ Chi)
Một số cây khác là đặc sản Nam Bộ: thai thai: tên một loại bắp (cầu Thai Thai, huyện Củ Chi);
thiền liền: tên một loại ngải thấp (rạch Thiền Liền, huyện Cần Giờ); nhum: tên một loại cây giống
cây cau (rạch Nhum, huyện Hóc Môn); quao: một giống cây lá có chất nhuộm màu đen (gò Quao,
huyện Cần Giờ; rạch Quao, huyện Thủ Đức); trôm: loại cây to, lá giống lá gòn (giồng Trôm,
huyện Cần Giờ); bàng: một loại cỏ bộng ruột (rạch Bàng ở các huyện Thủ Đức, Nhà Bè, Cần
Giờ); bần: loại cây to mọc ven sông rạch (Hố Bần, quận 8; rạch Bần Bộng, huyện Nhà Bè); cám:
loại cây lớn, trái có phấn nhám như cám (rạch Cây Cám, quận 1); cui: giống cây to, lá đơn một
phiến, cứng và giòn (xóm Cui, rạch Cui, quận 8); chiếc: thứ cây thấp mà lớn lá, hay mọc hai bên
mé sông, có thể ăn như các loại rau (cầu Rạch Chiếc, quận 9); ráng: tên một số cây cỏ (rạch
Ráng, huyện Cần Giờ), sộp: loại cây to, lá xanh đậm, mọc chùm dày, đọt trắng (ấp Cây Sộp,
huyện Củ Chi); trĩ: một loại cây sác, nhỏ và dài (xóm Trĩ, quận 5); vắp: loại cây lim (Gò Vắp, bị nói
chệch thành Gò Vấp).

4
Trích trong quyển “Hỏi đáp về Sài Gòn – TP.HCM” (Tâp1: Địa lý - Lịch sử) – Nhiều tác giả

Hai tên cây có nguồn gốc Khmer: cần duột (hay cần giuộc), tức cây chùm duột, do tiếng Khmer
kamtuôt đọc thành (sông Cần Giuộc); tầm vông: một loại tre đặc ruột, do tiếng Khmer ping pong
(bót Tầm Công, quận Phú Nhuận).
Rạch Cây Tri (huyện Bình Chánh) có lẽ gọi tắt của tên cây tri mẫu hay cây tri phong thảo.

You might also like