You are on page 1of 26

THƯ ĐÔNG KINH - Tháng 10/2008

Đỗ Thông Minh

T140-0004 Tokyo-To, Shinagawa-Ku, Minami Shinagawa 3-6-3-3F JAPAN


dothongminh2001@yahoo.com
Tel & Fax: 03-3471-0162, 03-3799-1763

-----

VIETNAM FESTIVAL 2008


Ngày 19-21/9/2008, nhân kỷ niệm 35 năm
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, như mấy năm
qua, Vietnam Festival 2008 đã được TĐS CSVN và đối
tác Nhật tổ chức tại công viên Yoyogi, Tokyo.
Trình diễn áo dài của nhà thiết kế
Võ Việt Chung, Sỹ Hoàng.
Lễ hội Việt Nam lần này được coi là quy mô nhất từ trước đến nay với sự
tham dự của Hoa Hậu Việt Nam Mai Phương Thúy (hình dưới - phải), 3 ca sĩ là Mỹ
Linh, Lam Trường và Thục Hiền, 6 người mẫu trình diễn áo dài của nhà thiết kế Võ
Việt Chung, Sỹ Hoàng, các nghệ sĩ Nhật như, Oguri đánh đàn Trưng, Sakai hát tiếng
Việt cùng các đội trống, vũ của Nhật
và khoảng 30 gian hàng ăn, với các
món truyền thống của Việt Nam như
phở, nem rán, nem cuốn, gian hàng
thời trang...
Ngày thứ Bảy 20/9, trời có mây
thôi nên số người tham dự khá đông, đa số là sinh viên hay người lao động VN,
người Nhật, người tỵ nạn rất ít khi tới, nhưng Chủ Nhật 21/9, buổi chiều bị mưa nên
rất ít người tới, nhiều chương trình trình diễn phải hủy bỏ.
Theo ký giả Nam Phương của đài Chân Trời Mới, cuộc xuống đường phát
truyền đơn của Cộng đồng người Việt tại Nhật tố cáo chế độ CSVN tham nhũng…
trước cửa ra vào hội chợ làm cho ban tổ chức bối rối.
“Trước cửa ra vào hội chợ, các nhân viên sứ quán VC ở Tokyo điều động
một số ’’Việt kiều yêu nước’’ chuẩn bị đối phó với cuộc xuống đường phát truyền
đơn tố cáo chế độ CSVN của Cộng đồng người Việt tại Nhật. Nhân viên sứ quán VC
đã không dấu được sự hốt hoảng khi thấy toán phát truyền đơn của chúng ta xuất
hiện. Một vài nhân viên sứ quán VC chạy đến yêu cầu cảnh sát đẩy các toán phát
truyền đơn qua bên kia đường chứ không được đứng ngay cổng ra vào, nhưng cảnh
sát trả lời rằng chúng tôi đến đây là để giữ an ninh chứ không phải ngăn cản việc
phát truyền đơn, vì họ đã có giấy phép. Nhân viên sứ quán VC, hậm hực trở vào,
dở trò cố hữu là đưa máy lên quay phim, chụp hình để hăm dọa những đồng bào
chúng ta đang đứng phát truyền đơn.”

TT FUKUDA BẤT NGỜ TỪ CHỨC!

Tân Tổng Thư Ký đảng LDP Taro Aso (trái)


và TT Nhật Bản Yasuo Fukuda (phải).
Ngày 1/9/2008, lúc 9 giờ 30 tối, TT Yasuo
Fukuda, 72 tuổi, Chủ Tịch đảng Tự Do Dân Chủ
(Liberal Democracy Party) đã bất ngờ tuyên bố từ
chức. Có dư luận cho rằng từ chức bất thình lình
gây sốc như vậy là “vô trách nhiệm”. Một số báo
lớn đã ra số đặc biệt. Trung bình một Thủ Tướng Nhật tại nhiệm khoảng 3 năm, Bộ
Trưởng chỉ khoảng 1,5 năm, vì một Thủ Tướng thường cải tổ Nội Các mõt lần, có khi
hai lần. Nhật Bản có những thứ văn hóa lạ như “văn hóa leo núi, văn hóa tự tử, văn
hóa từ chức”…
Lâu nay chính phủ không được lòng dân vì vụ làm mất khoảng 50 triệu hồ
sơ hưu trí, tăng thu phí y tế người già, nền kinh tế suy yếu vì giá xăng và thực
phẩm tăng với mức lạm phát 2,4% và khoảng gần 40% ngân sách quốc gia thường
xuyên phải dựa vào quốc trái tạo ra món nợ khổng lồ khoảng 7.000 tỷ đô-la Mỹ tức
149% Tổng Sản Lượng Quốc Dân (GDP). Trong khi đó lại gặp nhiều khó khăn vì
Thượng Viện do phe đối lập nắm. Ông Fukuda nói là cần phải có một nhóm người
mới để thực thi chính sách của đảng.
Ông Fukuda lên nắm quyền vào tháng 9/2007, thay cho ông Shinzo Abe.
Ông Fukuda đã giữ lại hầu hết thành viên Nội các dưới thời người tiền nhiệm. Mới 1
tháng trước, ngày 1/8/2008, TF Fukuda vừa tiến hành cải tổ nội các gồm 17 thành
viên, trong một nỗ lực nhằm cải thiện tỷ lệ ủng hộ của dân chúng trước thềm diễn
ra cuộc bầu cử Hạ Viện. Kinh tế đang hồi khó khăn, tuy là một người điềm đạm,
nhiều người trong đảng cũng rời xa ông, tỷ lệ ủng hộ đối vẫn tiếp tục ở mức thấp
khoảng 27%, dù ông đã chủ trì thành công Hội Nghị Thượng Đỉnh nhóm G8 từ 7-
9/7/2008.
Đảng Tự Do Dân Chủ sẽ bầu lại Chủ Tịch (người Nhật gọi là Tổng Tài) đảng.
Ông Taro Aso (Ma Sinh Thái Lang, cựu Ngoại Trưởng...) đã nhanh chóng tuyên bố
sẽ ứng cử chức Chủ Tịch đảng, người Nhật gọi là “Tổng Tài”, 4 người khác cũng ra
tranh cử với sự ủng hộ tối thiểu phải c1o của 20 Dân Biểu - Nghị Sĩ, mà nếu đắc cử
thì đương nhiên trở thành Thủ Tướng. Ông Maso đã 3 lần tranh chức Chủ Tịch đảng
với ông Koizumi, nhân vật trẻ là ông Abe va nhân vật già là ông Fukuda, nhưng đều
thua. Nay thời của các nhân vật ấy qua rồi, phải chăng đến thời của ông.
Theo thăm dò dư luận của nhật báo Yomiuri ngày 11/9, nếu chọn giữa ông
Aso và ông Ozawa là Chủ Tịch đảng Dân Chủ đối lập thi có 59% ủng hô ông Maso,
28% ủng hộ ông Ozawa.
Kết quả cuộc bầu cử đảng Tự Do Dân Chủ ngày 22/9:
Aso: 351 phiếu, Yosa: 66 phiếu, bà Koike: 46 phiếu, Ishihara: 37 phiếu,
Ishiba: 25 phiếu.
Ngay lập tức ông Aso với tư cách Chủ Tịch Đảng đã quyết định 4 vai trò
lãnh đạo đảng như sau:
1- Tổng Thư Ký: Hosoda Hiroyuki
(2)
2- Hội Trưởng Chính Điều:
Sasakawa Takashi (1)
3- Hội Trưởng Tổng Vụ: Hori Kosuke
(3)
4- Trưởng Ban Bầu Cử: Koga Makoto
(4)
Sau khi có Thủ Tướng mới, trước việc đảng Dân Chủ vá các đảng đối lập
khác thường xuyên làm khó dễ, sẽ sớm đi đến giải tán Hạ Viện vào tháng 10/2008
để bầu lại vào tháng 11/2008 như một cách trưng cầu dân ý.
Cựu Thủ Tướng Koizumi, 66 tuổi, tuyên bố từ giã chính trường, sẽ không ra
tranh cử nữa. Ông đã giữ chức Thủ Tướng 5 năm 5 tháng, được kể là dài thứ 3
trong lịch sử các Thủ Tướng, thành tích là cải cách việc xây dựng hạ tầng và dân
doanh hóa bưu điện...

TÂN THỦ TƯỚNG TARO ASO


Ngày 23/9, Tân Chủ Tịch Aso ký hiệp ước
liên kết với đảng Công Minh như tiừ gần 10 năm
qua.
Ngày 24/9, bầu Thủ Tướng trong thể chế Đại
Nghị, cần đa số ở Hạ Viện, ông Aso được 337 phiếu
so vối đối thủ là ông Ozawa, Chủ Tịch đảng Dân Chủ
117 phiếu. Nhưng lên Thượng Viện với 240 ghế do đảng Dân Chủ và đối lập nắm
nên bi thua. Vòng đầu Chủ Tịch Ozawa được 120 phiếu… ông Aso được 108, chưa ai
đủ quá bán là 121, nên bầu lại vòng 2, ông Ozawa được 125 phiếu, ông Aso vẫn
108 phiếu, nên trên nguyên tắc ông Ozawa trở thành “Thủ Tướng”. Vì hai viện bất
đồng, nên theo luật thì Hạ Viện được ưu tiên, đương nhiên ông Aso thắng và chính
thức trở thành Thủ Tướng, việc bầu tại Thượng Viện do đó chỉ có tính cách hình
thức theo luật.
Ông Taro Aso trở thành người thứ 59 làm Thủ Tướng vả là Thủ Tướng thứ
92 (Khi Thủ Tướng cải tổ nội các thì coi như qua một đời Thủ Tướng mới). Một vài
nhân vật tranh cử với ông cũng được mời tham gia nội các. Nội các đưọc lập ngay
buổi tối, vào họ vào Hoàng Cung để nhận ủy nhiệm thư từ Thiên Hoàng Heisei (Bình
Thành năm thứ 20). Ngay sau đó TT Aso sẽ bay qua New York dự đại hội Liên Hợp
Quốc. Ngày 29/9, phát biểu đường lối chính sách tại khoáng đại quốc hội và ngày
1-3/10, tham dự cuộc trả lời chất vấn bởi các lãnh tụ các đảng…
Ông Taro Aso, 68 tuổi, là người ủng hộ chi tiêu công vào công cuộc thúc
đẩy kinh tế cũng như củng cố chính sách đối ngoại. Ông là một chính trị gia lão
luyện, yêu thích đọc truyện tranh hoạt họa (manga), có sức hút nhưng đôi khi phát
ngôn quá lố, bị vạ miệng, phải lên tiếng xin lỗi. Nhiệm vụ trước mắt của Tân Thủ
Tướng Nhật sẽ là lèo lái đất nước này ra khỏi cơn suy thoái kinh tế. Nhật Bản đang
nợ công trái khoảng 7.000 tỷ đô-la.
Ông Fukuda đã đưa ra danh
sách nội các và tân nội các đã vào
Hoàng Cung, nhận Ủy Nhiệm Thư từ
Thiên Hoàng Bình Thành:
1- Thủ Tướng: Aso Taro
2- Bộ Tổng Vụ (Nội Vụ): Hatayama Kunio
3- Bộ Tư Pháp, Mori Eisuke
4- Bộ Ngoại Giao: Nakasone Hirofumi
5- Bộ Tài Vụ - Kim Dung: Nakagawa Nukaga Shoichi
6- Bộ Văn Hóa Khoa Học: Shionoya Ryu
7- Bộ Lao Động – Phúc Lợi: Masuzoe Yoichi
8- Bộ Nông Lâm - Thủy Sản: Ishiba Shigeru
9- Bộ Kinh Tế - Kỹ Nghệ: Nikai Toshihiro
10- Bộ Quốc Thổ - Giao Thông: Nakayama Nariaki
11- Bộ Môi Trường: Saito Tetsuo
12- Bộ Phòng Vệ: Hamada Yasukazu
13- Tổng Thư Ký Nội Các: Kawamura Takeo
14- Giám Đốc Công An Quốc Gia – Phòng Tai: Sato Tsutomu
15- Bộ Kinh Tế - Tài Chính: Yosano Kaoru
16- Bộ Cải Cách Hành Chính: Amari Akira
17- Bộ Người Tiêu Thụ: Noda Seiko (nữ)
18- Bộ Thiểu Tử Hóa (đối phó vấn đề giảm nhân số): Obuchi Yuko (nữ)
Nhìn vào tên các bộ, chùng ta thấy có mấy bộ khá “lạ”. Tuổi trung bình các
Bộ Trưởng là 58, Bà Obuchi Yuko, con cố Thủ Tướng Obuchi, trẻ nhất, mới có 34
tuổi. Mức dư luận ủng hộ theo thăm dò của nhật báp Yomiuri ngày 23/9 là 49,5%,
được kể là hàng thấp đối với một tân Thủ Tướng. Dư luận ủng hộ đảng Tự Do Dân
Chủ: 31,7%, đảng Dân Chủ: 25,9%.
Ngày 28/9, Bộ Trưởng Quốc Thổ - Giao Thông: Nakayama Nariaki đột nhiên
từ chức chỉ vì phát ngôn không thích hợp, ông làm Bộ Trưởng có 3-4 ngày! Ông có
tinh thần bảo thủ, từng nói những câu như: “Nhật Bản là một dân tộc thuần nhất.”
(thực ra có người Nhật (cũng đã pha trộn tạp chủng) va người Okinawa, Inu...). Lần
này ông vì ghét nhóm giáo chức thiên tả gọi là “Nhật Giáo Tổ” ở tỉnh Oita, nên nói:
“Học lực ở tỉnh Oita thấp vì con cái của nhóm Nhật Giáo Tổ thành tích thấp mà vẫn
trở thành giáo viên.” nên bị nhóm này ra kháng thư phản đối. Ông Nakayama tuyên
bố thu hồi lời nói trên nhưng rồi lại tuyên bố không thu hồi... , ông phải nói để mọi
người biết. Trước áp lực của dư luận, ông đã bàn với Thủ Tướng Aso và xin từ chức,
chỉ vì muốn tránh ảnh huỏng không tốt đến kỳ bầu cử Hạ Viện sắp tới. TT Aso nhận
có lỗi khi đã cử người như vậy, nhưng cho là sự kiện này không ảnh hưởng gì. Các
giới chức cao cấp Nhật đôi khi mất chức chỉ vì nhưng câu nói sai hay mang tính kỳ
thị.
Ông Kaneko kazuyoshi đã được cử thay thế.
-----
Chúng tôi đã tường trình tin này với đài BBC vào tối ngày 2/9 và RFA vào
sáng ngày 3/9.

Thủ Tướng Nhật Yasuo Fukuda Từ Chức

Mặc Lâm, phóng viên RFA, 2008-09-03

Thủ Tướng Nhật Yasuo Fukuda vừa từ chức chỉ sau khi cải tổ nội các mới 1
tháng. Nguyên do thực sự của việc này là gì, có ý nghĩa thế nào đối với tình trạng kinh
tế trì trệ của Nhật hiện nay, và ảnh hưởng đối với Châu Á ra sao?
Mặc Lâm tìm hiểu vấn đề để trình bày hiến quý vị qua cuộc phỏng vấn ông Đỗ
Thông Minh, một nhà nghiên cứu hiện sinh sống và làm việc ở Nhật.
Đảng Tự Do Dân Chủ đang gặp khó khăn
Mặc Lâm : Thưa ông Đỗ Thông Minh, xin cảm ơn Ông về thời giờ đã dành cho
chúng tôi trong ngày hôm nay. Xin Ông cho biết là Thủ Tướng Yasuo Fukuda vừa từ
chức và ông ấy nói là vì phe đối lập cản trở, không cho ông thi hành những chính
sách kinh tế vĩ mô. Như vậy, nguyên do thực sự là gì, thưa Ông?
Ông Đỗ Thông Minh : Dạ vâng. Có lẽ việc Đảng Dân Chủ đối lập và một số các
đảng đối lập khác nắm đa số tại Thượng Viện là một trong những lý do gây khó
khăn rất nhiều cho đảng cầm quyền là Đảng Tự Do Dân Chủ liên kết với Đảng Công
Minh.
Bởi vì Nhật Bản theo chế dộ đại nghị, Hạ Viện lập ra luật và trình lên Thượng Viện,
nhưng mà thường xuyên bị Thượng Viện bác, kể cả có khi Thượng Viện ra nghị
quyết bất tín nhiệm cả thủ tướng nữa, v.v. thì Hạ Viện lại ra nghị quyết ngược lại là
tín nhiệm thủ tướng, cho nên có thể nói rằng trong suốt quá trình thành lập Đảng
Tự Do Dân Chủ và nắm quyền hầu như từ đầu thập niên 1950 cho tới ngày hôm
nay thì đảng này đang gặp khó khăn rất lớn trong những vấn đề làm luật.
Bên cạnh đó có những vấn đề khác nữa, thí dụ vấn đề uy tín của cá nhân ông
Fukuda, tức là khi ông lên cầm quyền vào Tháng 9-2007 thì mức ủng hộ khoảng
60% (thông thường một vị tân lãnh tụ được uy tín ở mức đó) nhưng mà cho tới
ngày hôm nay thì còn chỉ khoảng 25-27% mà thôi. Bên cạnh đó chúng tôi nghĩ là
có những khó khăn về kinh tế, đó là tình hình khó khăn chung, là vì ở bên Nhật Bản
thì giá xăng và giá thực phẩm đều lên rất là cao.
Thủ tướng mới là Ngoại Trưởng Taro Aso?
Mặc Lâm : Thủ tướng mới có thể là Ngoại Trưởng Taro Aso, năm nay đã 67 tuổi.
Liệu ông ta có thể giải quyết được nạn suy trầm kinh tế khi đà phát triển mỗi năm
được dự đoán chỉ có dưới 1% thôi, và cái 1% này cho năm nay và sang năm nữa,
thưa Ông?
Ông Đỗ Thông Minh : Dạ vâng. Cho tới giờ này thì ông Taro Aso là Tổng Thư Ký
của Đảng Tự Do Dân Chủ và ông đã từng ra tranh cử chức chủ tịch đảng 2 lần, tức
là lần trước tranh với ông thủ tướng trẻ là ông Abe và lần này thì tranh với ông thủ
tướng lớn tuổi là ông Fukuda, thì cả hai lần ông ta đều thua. Tuy nhiên, coi như thế
hệ ông Abe và ông Fukuda đi qua cho nên bây giờ ông Taro Aso coi như là nhân vật
nổi bật và có nhiều xác suất ông sẽ làm chủ tịch đảng.
Và ở bên Nhật này thì chủ tịch Đảng Tự Do Dân Chủ, còn được gọi là Tổng Tài bởi vì
chức thủ tướng gọi là Tổng Lý Đại Thần, thành ra Tổng Tài sẽ chuyển sang làm
Tổng Lý Đại Thần tức là Thủ Tướng. Đó là trưyền thống của Nhật từ xưa tới giờ.
Thực ra ông Aso cũng không đưa ra chính sách gì đặc biệt lắm, bởi vì thông thuờng
ra họ làm với tính cách coi như một nhiệm kỳ, một vai trò vậy thôi, chứ không phải
cái kiểu một chế độ độc tài toàn trị lên làm thủ tường rồi muốn làm gì thì làm, cho
nên căn bản thì ông Aso vẫn là thi hành cái chính sách chung của đảng, cho nên
việc thay đổi nếu có thì cũng không phải là cái gì thay đổi lớn lao lắm.
Nhật nợ khoảng 6 ngàn cho tới 7 ngàn tỷ đôla
Mặc Lâm : Mức lạm phát 2,4% so với cùng tháng 7 năm ngoái được coi là cao
nhất từ xưa tới nay, trong khi nợ quốc gia của Nhật chiếm 148% GDP. Xin Ông cho
biết là giới chuyên môn và công luận có ý kiến gì về 1 giải pháp cho vấn đề ấy?
Ông Đỗ Thông Minh : Cho tới bây giờ thì chúng tôi chưa thấy ông Aso hoặc là
tương lai chính phủ Nhật sẽ giải quyết như thế nào, mà có thể nói rằng là họ căn
bản đi theo những con đường cũ, tức là giống như là ông hỏi thăm đó, thì hiện tại
cái vấn đề quốc trái của Nhật nợ khoảng 6 ngàn cho tới 7 ngàn tỷ đôla, cũng tương
đương với lại Hoa Kỳ, trong khi tổng sản lượng của Nhật Bản thì chỉ khoảng cỡ hơn
1/3 của Hoa Kỳ mà thôi nhưng mà số nợ quốc trái rất là cao.
Thì hàng năm ngân sách quốc gia có khoảng gần 40% là dựa trên quốc trái thành
ra như vậy đó là một ngân sách rất là mất quân bình. Kinh tế chung của cả nước
thì đã bị trì trệ vì nền kinh tế sụp đổ kéo dài hơn 10 năm và trong vài năm gần đây
thì kinh tế coi như là đã phấn chấn trở lại, tuy nhiên gặp vấn đề lúc vật giá tăng,
giá dầu cũng như giá thực phẩm lên cao thì nền kinh tế Nhật đang bị khựng và có
chiều hướng lao đao.
Nhật giảm viện trợ các nước Châu Á
Mặc Lâm : Thưa, Ông có thể cho biết ảnh hưởng trực tiếp của sự trì trệ kinh tế ở
Nhật đối với Châu Á ra sao ạ?
Ông Đỗ Thông Minh : Dạ vâng. Chắc có lẽ cũng bị ít nhiều ảnh hưởng do Nhật là
một trong những quốc gia quan trọng trong vấn đề cấp viện trợ ODA cho các nước,
cho nên khi chính Nhật Bản bị khó khăn thì họ cũng giảm thiểu viện trợ ODA.
Chẳng hạn như là những năm đầu của thế kỷ này, thí dụ 2001-2002 thì Nhật Bản
viện trợ cho Việt Nam mỗi năm khoảng 1 tỷ đôla, nhưng bây giờ thì cái mức đó tụt
xuống trên dưới 900 triệu đôla mà thôi. Cũng như là Nhật Bản khi thấy Trung Quốc
phát triển như vậy thì nhân Năm 2008 Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh thì
Nhật Bản cũng đã chính thức chấm dứt việc viện trợ cho Trung Quốc vốn kéo dài từ
Năm 1972 cho tới ngày hôm nay. Tuy nhiên, kinh tế Nhật bây giờ dựa nhiều vào
Trung Quốc: có khoảng 20.000 công ty Nhật đầu tư, mở những khu chế xuất tại
Trung Quốc, mà Trung Quốc trong lúc phát triển như vậy đã mua rất là nhiều những
sắt thép cũng như đồ trang trí nội thất sang trọng của Nhật Bản, vì vậy cán cân
ngoại thương của Nhật Bản đối với Trung Quốc trong Năm 2007 lần đầu tiên vượt
qua cán cân thương mại giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ vốn là một bạn hàng quan trọng
lâu đời từ Thế Chiến II cho tới ngày hôm nay.
Xin xem trang nhà:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Japanese-%20PM-Fukuda-resigns-
09032008165228.html/

THỌ NHẤT THẾ GIỚI THÀNH RA XÃ HỘI LÃO HÓA!


Ngày 15/9 hàng năm là ngày lễ quốc gia “Kính Lão” ở Nhật. Nhật chỉ nghỉ
lễ những ngày đặc biệt như văn hoá, thể thao, hiến pháp, cây xanh, thành nhân,
trẻ em… chứ không nghỉ lễ tôn giáo hay danh nhân trừ sinh nhật Thiên Hoàng.
Khoảng năm 1920, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 55 tuổi mà nay trở thành
dân tộc có tuổi thọ cao nhất thế giới, tăng thêm khoảng 25 tuổi và cao thêm
khoảng 20 cm. Do sinh ít mà người già tăng, xã hội Nhật bị tình trạng lão hóa. Nay
dân số Nhật khoảng 128 triệu, từ năm 2007 bắt đầu giảm, cứ đà này thì năm 2040
còn khoảng 120 triệu. Cấu tạo kim tự tháp dân số △   với đáy thu hẹp mà đỉnh
phình ra, dần dần biến thành hình tụ, rồi thành kim tự tháp ngược  ▽ như một vài
quốc gia Âu Châu.
Các cụ giải trí và thể thao bằng cách chơi “Gateball”.

Số người già quá đông trở thành gánh nặng cho xã hội. Tỷ kệ người trẻ đi
làm nuôi người già, thay vì 5-1 thì nay còn độ 3,5-1…, gánh nặng cứ thế chồng chất
mà không có phương sách giải quyết hữu hiệu dù đã gia tăng trợ cấp cho những
người sinh và nuôi con (trợ cấp khám thai, miễn phí sinh đẻ, trợ cấp nuôi con…).
Theo thống kê của Bộ Tổng Vụ Nhật Bản, tính đến ngày này ở Nhật có:
1. Số các cụ trên 65 tuổi là 28.190.000 (22.1% tổng dân số NB). Trong đó:
- Cụ ông : 12.030.000
- Cụ bà: 16.160.000
2. Các cụ trên 70 tuổI, 20.170.000
3. Các cụ trên 80 tuổi, khoảng 7.500.000
- Cụ ông 2.510.000
- Cụ bà: 5.000.000
Như vậy số tuôi càng lớn, tỷ lệ cụ bà so với các cụ ông càng tăng. Phụ nữ ở
đâu cũng vậy, tuy sinh đẽ mất sức, nhưng có lẽ do ít lao động vất vả hơn, ít suy
nghĩ hơn phái nam nên sống an nhàn, thảnh thơi hơn mà tuổi thọ kéo dài hơn?

MÁY CHỤP HÌNH LẬP THỂ (3 CHIỀU)

Máy hình 3 chiếu. Khung hình 3 chiếu. In hình 3 chiều.

Ngày 24/9/2008, công ty Fuji Film lừng


danh vừa công bố loại máy hình thế hệ mới, lập thể
loại kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới gọi là
“FinePix Real 3D System” hướng tới người thường
(gia dụng). Tuy nhiên chưa tung ra thị trường và
chưa định giá.
1- Máy hình có kích thước nhỏ như nhiều
loại dùng kỹ thuật số, nhưng dài hơn một chút vì có
tới 2 ông kính như 2 con mắt người ta nên cho ra hình 3 chiếu (3D), thấy sao chụp
vậy.
2- Bên trong có bộ xử lý dữ kiện như ảnh tố, ánh sang, phối hợp màu của 2
hình chụp được (chồng và hơi lệnh nhau).
3- Kỹ thuật
in cũng dủng kỹ
thuật mới, dùng loại
giấy in 3 chiều đặc
biệt giúp cho người
xem chỉ với mắt
thường có thể dễ
dàng thấy hình nổi.

Và với ứng dụng kỹ thuật 2 ống kính này, trong tương lai có thể chụp cùng
lúc 2 tấm hình 2 chiều, 1 tấm xa, một tấm gần hay 1 tấm nhạt, 1 tấm đậm. Rồi
hình ghép 2 hình thành hình dài hơn cả hình “paloma”, hình vừa động vừa tĩnh…
http://www.fujifilm.co.jp/corporate/news/article/ffnr0226.html

VÒNG QUANH THẾ GIỚI MỘT MÌNH KHÔNG GHÉ CẢNG NÀO!
Ngày 28/9/2008, tại cảng Yokohama, ông
Saito Minoru ( 斉藤実 , 74 tuổi,) được khoảng
100 những tay chơi thuyền buồm và thân hữu
tiễn đưa lên đường mạo hiểm đi 1 vòng thế
giới bằng thuyền buồm một mình không
ghé cảng nào (ヨット単独無寄港世界一周 ). Đây là lần thứ 8 ông đi 1 vòng thế giới
bằng thuyền buồm. Chuyến đi biển này dài khoảng 50.000 km, 1,25 lần chu vi quả
đất, dự trù kéo dài khoảng 250 ngày, đến tháng 5/2009, ông sẽ trở lại cảng
Yokohama nhân dịp kỷ niăm 150 năm mở cảng này. Khi đó ông Ito được 75 tuổi,
đạt kỷ lục thế giới về lãnh vực này.
Trước đây đã từng có một
người Nhật tên Kashima Ikuo ( 鹿 島
郁夫), sinh năm 1929, đã 2 lần làm
cuộc hành trình như vậy. Ông
Kashima đã đi 1 vòng thế giới bằng thuyền buồm một mình không ghé cảng
nào lần 1 năm 1999-2000 và lần 2 từ ngày 6/8/2006 đến cuối tháng 6/2007…
trong 302 ngày, hành trình dài 48.024 km!
Anh Shirashi Kojiro ( 白石康次郎 ,
sinh năm 1967) là người trẻ tuổi nhất,
năm 1993, lúc 26 tuổi, đã làm cuộc hành
trình bằng thuyền buồm dài 46.115 km.
Anh đã đi một vòng thế giới lần đầu năm
1986, rồi các năm 1993 (26 tuổi), 2006, 2007.
http://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20080929-00000063-san-soci
http://www.koraasa77.com/index_j.php
http://www.kojiro.jp/

THẾ VẬN HỘI NGƯỜI KHUYẾT TẬT


(IPC)

Trung Quốc bỏ ra 43 tỷ đô-la Mỹ (trong số có 20


tỷ trực tiếp, số còn lại là đầu tư hạ tầng như phi trường
Bắc Kinh… và môi sinh) để tố chức Thế Vận Hội Mùa Hè
lần thứ 29 gọi là Thế Vận Bắc Kinh 2008 (từ 8 đến 24/8)
đáng là một kỳ công của Trung Quốc vì đây là dịp khẳng định uy thế và nền kinh tế
phát triển của Trung Quốc.
Sau Thế Vận Hội Mùa Hè là Thế Vận Hội dành cho người
khuyết tật hay bị bệnh tâm thần (International Paralympics
Committee = IPC) diễn ra từ 6 đến 17/9, các tuyển thủ khuyết
tật gọi là “Paralypian”. Thể thao kuyết tật được tổ chức lần đầu
năm 1948 tại London, dành cho thương binh Thế Chiến Thứ 2, rồi năm 1952 tại Đức
có tính cách quốc tế. IPC được chính thức tổ chức và mỡ rộng cho cả dân sự lần đầu
tiên tại Roma, Ý năm 1960 và Thế Vận Hội lần thứ 18 tại Tokyo năm 1964… tiếp tục
tới nay. Thế Vận Khuyết Tật mang ý nghĩa đặc biệt của “hòa bình”, như trước đây
khi hai đội Iran và Irak từng tàn sát tại chiến trường khiến trở thành khuyết tật,
nhưng lại thận mật trong một cuộc tranh tài.
Lễ khai mạc tại sân vận động Quốc Gia Bắc Kinh vào lúc 8 giờ tối ngày
86/8/2008 cũng rất hoành tráng, có sự hiện diện của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, vận
động trường 91.000 chỗ đầy ắp người. Có 147 quốc gia và khu vực với khoảng
6.500 tuyển thủ tham dự (tại Athen năm 2004 có 3.806 tuyển thủ), đông nhất từ
trước đến nay, qua 20 bộ môn.

Lễ khai mạc.

Các tuyển thủ diễn hành.

Pháo bông/hoa
ngày khai mạc.

Đây là cuộc tranh tài của những người thiếu


may mắn, đôi khi vụng về nhưng rất cảm động, vì
đó là sự cố gắng của những người đã từng có những
lúc cực kỳ thất vọng, những đã cố gắng vương lên với đời. Đôi khi trong lúc tranh
tài, họ té ngã rất tội nghiệp, rất đáng thương, nhưng cũng rất đáng cảm phục.
Những người khuyết tật chân đánh bóng chuyền bằng cách ngồi lết.
Thứ Tự Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng Cộng
1 Trung Quốc 51 21 28 100
2 Hoa Kỳ 36 38 36 110
3 Nga 23 21 28 72
4 Anh Quốc 19 13 15 47
5 Đức Quốc 16 10 15 41
` 6 Úc 14 15 17 46
7 Hàn Quốc 13 10 8 31
8 Nhật Bản 9 6 11 26
9Ý 8 10 10 28
10 Pháp 7 16 17 40
11 Ukrina 7 5 15 27
12 Hà Lan 7 5 4 16 Tuyển thủ bơi với chân giả.

TRUNG QUỐC CHẾ TẠO XE ĐIỆN NHANH NHẤT THẾ GIỚI: 350 KM/GIỜ
Trung Quốc áp dụng công nghệ Đức vận hành xe điện chạy bằng nệm từ
đầu tiên trên đoạn đường nối trung
tâm Thượng Hải và phi trường
Thượng Hải dài khoảng 30 km với tốc
độ trên 200 km/giờ.
Năm 2007, Nhật đã giúp Đài
Loan thiết lập hệ thống xe điện chạy
từ Đài Bắc đến Cao Hùng dài 335,5
km với tốc độ 350 km/giờ (hình bên).

Năm ba năm trước, Trung Quốc đã


du nhập công nghệ chế tạo và mua đầu máy
xe điện (tàu điện) chạy với tốc độ 200-300
km/giờ từ Pháp, Nhật Bản và Canada về
nghiên cứu. Với sự hỗ trợ công nghệ từ tập
đoàn Siemens của Đức, Trung Quốc đã tiến
rất nhanh trong việc chế tạo loại tàu đạt tốc
độ 350 km/giờ.
Nay 3 đoàn tàu cao tốc đầu tiên do Trung Quốc sản xuất bắt đầu đã chạy
trên tuyến đường sắt giữa Bắc Kinh và Thiên Tân dài khoảng 180 km, khởi hành
hôm 1/8 vừa qua nhân Thế Vận Hội với tốc độ 350 km/giờ.
Trung Quốc đang xây đường xe diện nối Bắc Kinh và Thượng Hải dài 1.318
km cho lo ại xe với tốc độ 300 km/giờ, dự trù khánh thành nhân dịp Hội Chợ Quốc
Tế Thượng Hài năm 2010. Khi đó, nếu dùng xe điện cải tiến do họ tự chế lên tốc độ
mới đến 380 km/giờ sẽ rút ngắn thời gian đi từ 5 xuống còn khoảng 4 tiếng.
Giám Đốc Văn Phòng Thiết Đạo, Bộ Giao Thông là Zhang Shuguang (张曙光,
Trương Thự Quang), cho biết xe điện tốc độ cao nhất thế giới sẽ được ch ế tạo ngay
trong nước. Trung Quốc đã thiết lập được một hệ thống toàn diện trong việc chế tạo
loại xe điện này.

TRUNG QUỐC BƯỚC RA KHÔNG GIAN


Ngày 27/9/2008, phi hành gia Trác Chí
Cương (Zhi Zhigang), 42 tuổi, bước ra khỏi vệ tinh
Thần Châu VII do hỏa tiễn Trường Chinh II-F đưa
lên ngày 25/9. Phi thuyền đang quay quanh trái đất
ở cao độ 300-340km, ông tay vẫy cờ, trong khi 2 phi hành gia khác theo dõi và hỗ
trợ từ bên trong vệ tinh. Phi hành đoàn đã trở vế quả đất an toàn ngày 28/9/2009.
Trung Quốc đang đặt mục tiêu thử nghiệm ráp nối phi thuyền, sẽ phóng phi
thuyền không người thám hiểm mặt trăng năm 2010, hỏa tinh, lập trạm không gian
lớn năm 2020…
Trung Quốc đang chế tạo hỏa tiễn cỡ lớn là Trường Chinh
5. Tới nay đã xây dựng tới 3 trạm phóng phi tuyền, gồm Tửu
Tuyền tại tỉnh Cam Túc, Thái Nguyên tại Sơn Tây, Tây Xương
tại tỉnh Tứ Xuyên và bắt đầu xây trạm thứ 4 Văn Xương tại
tỉnh Nam Hải để bắt đầu vận dụng vào năm 2014.
Trước đó, Trung Quốc đã 2 lần thành công, mỗi lần
đưa 1 người vào không gian. "Đây là một bước tiến kỹ thuật
lớn" của Trung Quốc, Trung Quốc đi sau nhưng tiến rất
nhanh về nhiều lãnh vực là điều mà thế giới đang cảnh giác.
-----
Người Nhật bàng hoàng về vụ PCI

25 Tháng 9 2008 - Cập nhật 13h37 GMT


Người Nhật đặc biệt quan tâm vụ PCI vì tiền thuế của họ bị sử dụng sai
trái

Đã tròn một tháng trôi qua kể từ khi Nhật Bản chính thức khởi tố vụ các
viên chức công ty tư vấn PIC ở Tokyo tội hối lộ quan chức Việt Nam để được
xây một dự án công.
Các ông Masayoshi Taga, Kunio Takasu, Haruo
Sakashita, Tsuneo Sakano bị khởi tố hôm 28/08/08
vì đã đưa hối lộ tổng cộng 820,000 đôla trong dự án
dùng vốn viện trợ phát triển (ODA) của Nhật cho
công trình xa lộ Đông Tây ở TPHCM.
BBC phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học
Waseda, Tokyo để biết dư luận Nhật đánh giá sao
về vụ khởi tố các viên chức PCI vì tội đưa hối lộ ở Việt Nam.
Giáo sư Trần Văn Thọ: Liên quan đến việc sử dụng ODA của Nhật có thể nói chưa
có sự kiện nào lớn bằng vụ PCI lần này và chưa bao giờ dư luận Nhật Bản quan tâm
theo dõi diễn tiến sự kiện sử dụng bất chính ODA như lần này.
Tôi hiện đang nghiên cứu tại Mỹ nhưng qua báo mạng cũng thấy các nhật báo lớn ở
Nhật đều tường thuật sự kiện và có xã luận về vấn đề này.
Đầu tháng này gặp một bạn đồng nghiệp người Nhật ở Tokyo sang dự hội nghị ở Mỹ
cho biết các đài truyền hình ở Nhật liên tiếp nhiều ngày đã đưa sự kiện lên màn
hình làm thành một trong những tin chính trong ngày.
Dư luận Nhật bàng hoàng
Theo tôi, sự kiện này lôi cuốn quan tâm của dư luận Nhật Bản vì ba yếu tố: thứ
nhất, dân chúng ngày càng quan tâm giám sát nội dung chi tiêu ngân sách của
chính phủ để cho tiền thuế của họ được sử dụng đúng mục đích và không lãng phí.
Đặc biệt từ thập niên 1990, trong bối cảnh kinh tế trì trệ, ngân sách thâm hụt, dân
chúng đặc biệt nghiêm khắc đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Các đảng phái đối lập, các cơ quan ngôn luận và các tổ chức phi chính phủ (NGO)
đều được quyền tiếp cận các thông tin liên quan chi tiêu ngân sách.
ODA cũng là một bộ phận trong ngân sách và nằm trong sự giám sát chung đó.
Thứ hai, là người dân của một nước tiên tiến, người Nhật thấy xấu hổ khi công ty
của nước mình có hành vi bất chính tại nước ngoài.
Nhất là từ năm 1998 khi Nhật đã phê chuẩn Công ước ngăn ngừa hành vi đưa hối lộ
cho quan chức nước ngoài của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), một tổ
chức của các nước tiên tiến, và Nhật đã sửa đổi Luật ngăn ngừa cạnh tranh bất
chính để nội dung đi sát với tinh thần của công ước ấy.
Bốn thành viên trong ban lãnh đạo của công ty PCI bị bắt vì tội vi phạm luật này.
Thứ ba, có lẽ nhiều người Nhật đã bàng hoàng khi thấy trong vụ PCI số tiền thuộc
loại cho vay ưu đãi đã rơi vào chi tiêu bất chính quá lớn (chỉ một dự án mà số tiền
bất chính lên tới 820.000 USD).
Và nhất là tiền hối lộ đó được đưa cho quan chức của một nước mà thu nhập GDP
đầu người mới chỉ ở mức 800 USD.
Hơn nữa sự kiện lại xảy ra tại một nước mà bấy lâu nay họ thấy rất có cảm tình,
thấy gần gũi về văn hóa và nhiều mặt khác.
Đối với tuyệt đại đa số người Nhật, việc nhận viện trợ nước ngoài là chuyện bất đắc
dĩ trong một giai đoạn ngắn của quá trình phát triển, và giới lãnh đạo của nước
nhận viện trợ phải có ý thức trách nhiệm trong việc dùng tiền viện trợ.
Nhật cũng đã từng là nước nhận viện trợ. Từ năm 1946 đến năm 1951, Nhật đã
nhận viện trợ không hoàn lại từ Mỹ, số tiền nầy được quản lý chặt chẽ và chỉ dùng
để nhập khẩu những nguyên liệu cần thiết cho sản xuất.
Từ năm 1949 đến 1961, Nhật vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng thế giới và chính phủ
Mỹ, để dùng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và để phát triển một số ngành công
nghiệp.
Trong thời gian đó, nhiều quan chức cao cấp khi đi công du ở nước ngoài phải thuê
khách sạn rẻ tiền, phải ở chung phòng để tiết kiệm ngoại tệ. Sự kiện PCI gây sốc
cho nhiều người Nhật còn vì bối cảnh đó nữa.
BBC Mục tiêu Nhật giúp Việt Nam qua các khoản viện trợ ODA là gì? Vì món nợ quá
khứ thời chiến, còn muốn tạo ảnh hưởng thì đó là ảnh hưởng gì?
Giáo sư Trần Văn Thọ: Không riêng gì Việt Nam, ODA của Nhật cấp cho các nước
đang phát triển có hai mục đich chính: một là duy trì, tăng cường quan hệ ngoại
giao để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ chính sách, lập trường của mình trên vũ đài
quốc tế; hai là, tạo điều kiện để các công ty của Nhật đến đầu tư (ODA xúc tiến xây
dựng cơ sở hạ tầng, tiền đề để công ty tư nhân đầu tư kinh doanh, sản xuất).
ODA của Nhật bắt đầu từ thập niên 1960, tập trung tại khu vực Á châu, nơi Nhật có
nhiều lợi ích về ngoại giao và kinh tế, tuy từ thập niên 1990, các nước Phi châu
cũng được chú trọng nhằm tăng cường chính sách ngoại giao đa phương và nhất là
ngày càng nhiều nước Á châu đã phát triển, không cần nhận nhiều ODA như trước.
Riêng Việt Nam, một nước ở giai đoạn có nhu cầu nhận ODA và lại có vị trí đăc biệt
quan trọng đối với Nhật cả về ngoại giao và kinh tế. Việt Nam là một trong những
nước thành viên quan trọng của ASEAN, một khu vực mà cả Trung Quốc và Nhật
Bản đều đang tranh dành ảnh hưởng. Với qui mô dân số, vị trí địa lý, và văn hóa
gần gũi với Nhật, Việt Nam còn là môi trường đầu tư nhiều tiềm năng đối với doanh
nghiệp Nhật Bản.
BBC: Nhìn lại cả quá trình đầu tư, viện trợ của Nhật vào VN từ vụ sập cầu Cần Thơ
đến vụ PCI, có ý kiến nào trong chính giới Nhật, hay truyền thông của họ cho rằng
cần xem lại cách làm việc ở Việt Nam?
Giáo sư Trần Văn Thọ: Sự kiện PCI chắc chắn đã làm cho hình ảnh Việt Nam
trong dư luận Nhật Bản và trong lòng người Nhật xấu đi nhiều. Đó là điều rất đáng
tiếc.
Nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ ảnh hưởng đến chính sách ODA của Nhật đối với
Việt Nam.
Như đã nói ở trên, chính sách ODA được hoạch định và thực hiện trên những tính
toán về chiến lược, lợi ích về ngoại giao và kinh tế.
Việt Nam không phải lo về vấn đề ODA có bị cắt giảm hay không mà cái đáng lo
hơn cả là làm sao gỡ lại thể diện của đất nước trong dư luận ở Nhật và trên vũ đài
quốc tế.
Muốn vậy chính phủ cần hợp tác tích cực với Nhật trong việc điều tra sự kiện và xử
phạt công minh người có tội.
Được biết vào cuối tháng 8/2008, chính phủ Nhật có đề nghị với chính phủ Việt
Nam lập Ủy ban hỗn hợp để giám sát các dự án ODA nhằm phòng tránh các sự kiện
tương tự. Theo chỗ tôi tìm hiểu, cho đến nay, ít nhất là trong vòng 20 năm nay,
chưa có một ủy ban tương tự giữa Nhật với các nước nhận ODA của họ. Thành ra
nếu Ủy ban hỗn hợp Nhật-Việt ra đời thì đây là một sự kiện không mấy danh dự cho
Việt Nam.
Do đó, tốt nhất là Việt Nam phải chủ động cho thấy mình sẽ sẵn sàng chuẩn bị cơ
chế để phòng chống hiện tượng tiêu cực trong ODA nói riêng và tệ nạn tham nhũng
nói chung.
Một cơ chế hữu hiệu khi dân chúng có quyền giám sát tài chính và quá trình thực
thi dự án ODA thông qua báo chí và xã hội dân sự.
BBC: Thay đổi nội các Nhật thời gian này sẽ tác động ra sao đến quan hệ hai bên?
Giáo sư Trần Văn Thọ: So với thủ tướng Fukuda Yasuo, thủ tướng mới Aso Taro có
lẽ không có quan tâm đặc biệt đối với các nước Á châu. Tuy nhiên sẽ không có sự
thay đổi trong quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Như đã nói, Việt Nam vẫn là
nước được chú trọng trong chính sách ngoại giao
của Nhật và là môi truờng đầu tư quan trọng của
các công ty Nhật Bản.
Giáo sư Trần Văn Thọ giảng dạy môn kinh tế học ở Đại học Waseda, Tokyo. Trong
thời gian trả lời phỏng vấn BBC ông đang làm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Hoa
Kỳ.

Giáo sư Trần Văn Thọ


http://www.bbc. co.uk/vietnamese /vietnam/ story/2008/ 09/080925_
japan_pci_ view.shtml
-----
Ngừng giải ngân các hợp đồng với PCI
Tin cho hay UBND TP Hồ Chí Minh đã quyết định tạm ngừng giải ngân các hợp đồng với
Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) của Nhật Bản do quan chức công ty này
bị cáo buộc đưa hối lộ để giành thầu.

Báo trong nước đưa tin Chủ tịch UBND thành phố, ông Lê Hoàng Quân, đã có chỉ đạo cho các
cơ quan, tổ chức liên quan ngừng giải ngân cho PCI theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

PCI tham gia tư vấn bảy dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chủ yếu bằng tiền viện trợ phát triển
ODA của chính phủ Nhật.

Trong đó, ba dự án thuộc TP Hồ Chí Minh là: đại lộ Đông-Tây, dự án Cải thiện môi trường nước
giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Các dự án này có chủ đầu tư là Ban Quản lý PMU Đông-Tây.

Mới đây, chính quyền thành phố đã có thay đổi người chịu trách nhiệm ba dự án nói trên.

Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Thành Tài được giao trách nhiệm phụ trách dự án đại lộ
Đông - Tây thay cho Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín, người được giải thích là 'bận đi học'.

Trước khi có thay đổi nhân sự cấp cao này, các cơ quan chức năng của VN đã bắt đầu mở điều
tra sau khi nhận hồ sơ ủy thác tư pháp từ phía Nhật Bản về việc PCI bị cáo buộc hối lộ quan
chức TP HCM để thắng thầu trong dự án Đại lộ Đông-Tây.

-----

GIỚI THIỆU

CON ĐUỜNG DÂN CHỦ


CỦA

ĐỖ THÔNG MINH

Nhân buổi nói chuyện của tác giả tại trụ sở VIVO ngày 3/8/2008.

Đỗ Thông Minh, một tên tuổi rất quen thuộc trong giới đấu tranh, cũng như trên
diễn đàn văn học. Anh được biết tới như một người trẻ dấn thân khi còn là một sinh viên
du học tại Nhật Bản, hoạt động trong tổ chức Người Việt Tự Do. Sau đó người ta lại có
dịp biết thêm về anh như một thành phần lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải
Phóng Việt Nam. Sau khi từ giã Mặt Trận, anh lui về vui với đèn sách, dồn hết thì giờ
và nghị lực cho việc nghiên cứu văn học và lý thuyết đấu tranh. Anh đã viết nhiều về
chữ Hán, chữ Nôm, về Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, về Việt Nam và rất nhiều về
nước Nhật. Hôm nay, anh đã kết đọng những suy nghĩ của anh về công cuộc đấu tranh
dân chủ hóa Việt Nam trong tuyển tập Con Đường Dân Chủ 1 & 2.
Phải nói ngay rằng, đây là một kho tàng tài liệu quý giá, như thể một thư viện dân
chủ thu nhỏ, chuyên chở kiến thức về nhiều lãnh vực.
1- Thứ nhất là ngôn ngữ đấu tranh: Đọc Con Đường Dân Chủ, người ta sẽ tìm
thấy đa số từ ngữ liên hệ tới đấu tranh được tác giả giải nghĩa theo từng cặp song đôi
làm nổi bật ý nghĩa cốt yếu của mỗi cụm từ, chẳng hạn bạo động-bất bạo động, chính
nghĩa-phi nghĩa, cộng sản-tư bản, bảo thủ-cấp tiến, hữu hạn-vô hạn, tuyệt đối-tương đối,
kết đoàn-đoàn kết..
2- Thứ hai là tư tưởng đấu tranh cách mạng: Tác giả đã lược qua tư tưởng đấu
tranh cách mạng qua các thời đại giữa lằn ranh bạo động và bất bạo động
* Tư tưởng bạo động phải kể tới Tuân Tử và Pháp Gia ngày xưa tại Trung Hoa với
thuyết tính ác, và gần đây là Mao Trạch Đông với chủ trương đấu tranh giai cấp, cải
cách ruộng đất và cách mạng văn hóa; Phan Bội Châu tại Việt Nam với niềm tin vào sức
mạnh của súng đạn, Nguyễn Thái Học với chủ trương không thành công cũng thành
nhân, và đặc biệt là tập đoàn cộng sản Việt Nam hôm nay với chủ trương tân diệt trí phú
địa hào.
Phía trời Tây, không thể không nhắc tới Machiavelli với quan niệm cứu cánh biện
minh cho phương tiện, cũng như Marx và Engel với chủ trương mâu hóa giải thuẫn và
đấu tranh giai cấp
* Tư tưởng bất bạo động thì phải kể tới Khổng Tử và Mạnh Tử tại Trung Hoa ngày
xưa với chủ trương tính thiện và đức trị, Tôn Văn với chủ thuyết Tam Dân;
Montesquieu, Voltaire, Jean Jacques Rousseau của Pháp với ý niệm dân chủ, Gandhi
của Ấn và Martin Luther King của Mỹ với sức mạnh tinh thần, cũng như Phan Chu
Trinh của Việt Nam với quan niệm duy tân, Nguyễn Trãi lấy chí nhân mà thay cường
bạo.
3- Thứ ba là các biến cố lịch sử: Xuyên qua tư tưởng đấu tranh cách mạng, người
ta nhìn thấy hầu hết các khuôn mặt đấu tranh trải dài trong các biến cố lịch sử từ xưa
đến nay với những hình ảnh thật cụ thể đầy tính cách tác động. Xa xưa thì có thể nói tới
cuộc cách mạng dành Độc Lập Hoa Kỳ 1775, cách mạng Dân Quyền Pháp năm 1789,
cách mạng Duy Tân Nhật năm 1886, cách mạng Tân Hợi Trung Hoa năm 1911, cách
mạng Vô Sản Nga năm 1917, cách mạng Vô Sản Việt Nam năm 1945. Cận đại như cách
mạng dân chủ Ba Lan năm 1980, cách mạng dân chủ Phi Luật Tân 1986, cách mạng dân
chủ Đông Đức, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, Tiệp Khắc năm 1989 và đặc biệt cách mạng
dân chủ Nga năm 1991.
Tác giả đã dành 2/3 bộ sách để nói về niên biểu đấu tranh dân chủ cho Việt Nam từ
năm 1975 đến nay. Khởi đi từ cuộc di tản năm 1975 khi cộng sản xâm chiếm miền Nam
Việt Nam, tiếp đó là thảm nạn vượt biển tìm tự do và hình ảnh các trại tù gọi là tập
trung cải tạo của cộng sản Việt Nam, nhằm trả thù và hủy diệt tinh hoa của miền Nam.
Cốt yếu của phần niên biểu đấu tranh là ghi lại như những chứng liệu lịch sử tất cả
những nỗ lực đấu tranh của dân Việt trong nước cũng như ngoài nước, nhằm giải thể
chế độ cộng sản để thiết lập một thể chế mới thật sự tự do dân chủ đa nguyên pháp trị.
Khởi đầu là Lê Quốc Tuý và Trần Văn Bá với Mặt Trận Thống Nhất Các Lực
Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam từ 1976-1984. Tiếp đến là Võ Đại Tôn với Lực
Lượng Quân Dân Yểm Trợ Phục Quốc Việt Nam 1977 rồi Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại
Phục Quốc 1978 và cuộc xâm nhập nội địa năm 1981. Tiếp theo là BS Nguyễn Đan Quế
với Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ năm 1978, rồi Cao Trào Nhân Bản năm 1990. Đáng nói
nhất là sự ra đời của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do sự phối
hợp đấu tranh của 3 chính đảng, gồm Lực Lượng Quân Dân Việt Nam của cựu Phó Đề
Đốc Hoàng Cơ Minh, Tổ Chức Người Việt Tự Do của ông Ngô Chí Dũng và Tổ Chức
Phục Hưng Việt Nam của ông Trần Văn Sơn. Ba đại diện đầu tiên của các chính đảng
nêu trên gồm Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, ông Trần Văn Sơn và ông Đỗ Thông Minh
đã về biên giới Thái Lào, năm 1981, thiết lập căn cứ kháng chiến đầu tiên tại Ubon quy
tụ gần 240 kháng chiến quân thực hiện 3 đợt xâm nhập Việt Nam gọi là Chiến Dịch
Đông Tiến 1-2-3. Tại hải ngoại, Mặt Trận cũng thành lập Tổng Vụ Hải Ngoại do ông
Phạm Văn Liễu làm Tổng Vụ Trưởng, ông Huỳh Lương Thiện làm Tổng Vụ Phó, và tôi
là Ngô Quốc Sĩ làm Tổng Thư Ký đầu tiên. Sau đó Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam rút
lui, rồi Mặt Trận đổ vỡ vì tranh chấp nội bộ không hóa giải được.
Một số biến cố khác được ghi lại gồm hành động thả truyền đơn tại Việt Nam và
Cuba của Lý Tống, thái độ quyết liệt đòi tự do tôn giáo của LM Nguyễn Văn Lý với
khẩu hiệu “Tự do tôn giáo hay là chết”, cũng như ý chí kiên cuờng đấu tranh cho dân
chủ dân của BS Phạm Hồng Sơn, LS Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân...
Biến cố mới nhất là những cuộc khiếu kiện của Dân Oan đang tiếp tục diễn ra tại
Sai Gòn, Huế, Hà Nội, Tiền Giang, cũng như những buổi cầu nguyện của Công Giáo
đòi CSVN trả lại Tòa Khâm Sứ và đất đai đã bị chiếm đoạt từ lâu.. Đặc biệt tại San
Jose, cuộc tranh đấu đòi tên Little Saigon vẫn còn nóng bỏng. Hình ảnh của những cuộc
biểu dương sức mạnh cộng đồng lên tới cả chục ngàn người, với tiếng nói khẳng khái
quyết đòi hỏi dân chủ của Đỗ Hùng, Nguyễn Ngọc Tiên, và đặc biệt là cuộc tuyệt thực
của Lý Tống đã được lịch sử đấu tranh ghi những nét đậm. Hôm nay, người ta đang chờ
đợi, không biết chiến dịch bãi nhiệm Nghị Viên Madison Nguyễn sẽ diễn ra như thế
nào?
4- Thứ tư là bài học dân chủ.
Sau khi phân tích tư tưởng đấu tranh và ghi lại các biến cố lớn nhỏ, Đỗ Thông
Minh đã cố gắng rút ra những bài học thực tiễn cho công cuộc tranh đấu dân chủ hóa
Việt Nam. Từ bài học cởi mở, ý chí tự cường và ngoại giao đa phương của Nhật Bản,
đến bài học duy tân và cởi mở kinh tế của Trung Hoa, qua bài học Việt Nam với sự thất
bại của đảng CS với chủ trương lãnh đạo độc tôn và độc toàn trị, và hôm nay, ngọn gió
dân chủ dân chủ đang bừng khởi tại Việt Nam với khối 8406, đảng Thăng Tiến, Liên
Minh Dân Chủ Nhân Quyền, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông... tác giả đã đưa ra một sồ
đề nghị thực tiễn cho công cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam như sau:
Thay đổi tư duy: Dân Việt, đặc biệt là những người giữ vai trò lãnh đạo phải thay
đổi lối suy nghĩ, để nhìn thấy chủ nghĩa dân chủ là hợp lý và hợp lòng người, tránh
được bạo động và xáo trộn.
Giới trẻ nhập cuộc: Người trẻ Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, với nhiệt
tâm, nghị lực và khả năng, cần dấn thân cho công cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam.
Kết hợp hải ngoại với quốc nội: Để tạo sức mạnh làm đà cho dân chủ tiến lên, cần
có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 triệu người VN hải ngoại với 85 triệu người tại quốc
nội về mọi mặt.
Thiết lập thể chế dân chủ: Chế độ CS đã hoàn toàn thất bại trên toàn thế giới. Tại
VN, chế độ CS cũng đang cản trở đà tiến của dân tộc. Con đường giải thoát duy hhất
cho Việt Nam là con đường dân chủ. Nói khác, dân Việt phải quyết tâm đẩy lui chế độ
độc tài toàn trị vào bóng tối, để thay thế bằng một thể chế mới, thể chế dân chủ thực sự,
đúng như nhận định của Yeltsin “Cộng Sản chỉ có thể thay thế, chứ không thể sửa đổi.”.
Con đường dân chủ đã hé mở. Nhiệm vụ của mỗi người dân Việt là nắm tay nhau,
tạo sức mạnh để biến ngọn gió dân chủ thành cơn bão dân chủ, hầu dân Việt sớm giành
lại quyền làm người nói chung và quyền làm người Việt Nam nói riêng với dân chủ
được thực thi, tự do được tôn trọng và nhân quyền được tôn vinh.
Trân trọng kính chào quý vi.
Ngô Đức Diễm

-----

Học Giả Đỗ Thông


Minh Ra Sách
“Con Đường Dân
Chủ”
Việt Báo Thứ Sáu, 7/25/2008, 12:02:00 AM

Ký tên trên sách.

Garden Grove (Cổ Ngưu) - Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam 10872
Westminster Ave Garden Grove, CA 92843, hơn một trăm quan khách, giáo sư, nhân sĩ,
các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí và đồng hương tham dự buổi ra mắt sách
Con Đường Dân Chủ của Học Giả Đỗ Thông Minh đến từ Nhật Bản. Sau phần nghi
thức chào Quốc Kỳ, phút mặc niệm. Nhà báo Du Miên, người điều hợp chương trình
nói qua về tác giả cũng như các cuốn sách mà học giả Đỗ Thông Minh đã xuất bản
trước đây. Đặc biệt nhà báo Du Miên cũng đã tóm lược một số nét quan trọng trong Con
Đường Dân Chủ...
Tiếp theo học giả Đỗ Thông Minh trình bày chi tiết về Con Đường Dân Chủ,
sách in thành 2 cuốn gồm 1,052 trang đây là tác phẩm thứ 12 mà ông đã xuất bản. Ông
cũng đã trình bày và phân tách từng giai đoạn như: Qui luật đấu tranh, Bạo động hay bất
bạo động, Con đường dân chủ. Ông cũng dẫn chứng những cuộc đấu tranh dân chủ tại
các Quốc Gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đặc biệt là công cuộc đấu tranh dân chủ tại
Việt Nam... Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam có công hay có tội, và ông cũng
đề nghị một giải pháp cho Việt Nam. Trong Con Đường Dân Chủ, ông cũng đã ghi rõ
niên biểu đấu tranh từ năm 1975 đến năm 2008, Trào lưu vận động mới tại Việt Nam,
Khúc quanh lịch sử...
Trong Con Đường Dân Chủ còn có những phần phụ lục như: Những cuộc đình
công ở Việt Nam - Ngọn lửa đấu tranh - Vấn đề lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam - Đấu
tranh dân chủ tại Miến Điện - Đấu tranh độc lập tại Tây Tạng. Cuối cùng là phần nói về
đạo đức bị băng hoại và từ đó chúng ta rút ra được bài học gì. Diễn giả đã phân tách khá
tường tận, đây là cuốn sách rất có giá trị để chúng ta tìm hiểu cũng như làm kim chỉ
nam cho công cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ tại quê nhà. Học giả Đỗ Thông Minh
cũng đã đóng góp nhiều trong công cuộc bảo tồn và phát huy văn hóa qua nhiều tác
phẩm cũng như những lần diễn thuyết của ông, Ông đã đến Quận Cam 30 lần và đã di
diễn thuyết 75 nơi, lần nầy Ông dự tính sẽ đi khoảng 9-10 nơi nữa trước khi ông trở lại
Nhật Bản. Quy vị muốn có những cuốn sách của Học Giả Đỗ Thông Minh xin liên lạc
các nhà sách Việt Ngữ tại địa phương.

-----

Trước hiện tình đấu tranh của người dân trong nước:
Nhà biên khảo Ðỗ Thông Minh ra mắt bộ sách

“Con Ðường Dân Chủ”


Tuesday, July 29, 2008

Nguyên Huy/Người Việt

Vào sáng hôm Chủ Nhật 20 tháng 7 vừa qua, trong dịp Thư Viện Việt Nam
trong thành phố Garden Grove kỷ niệm 10 năm thành lập, nhà biên khảo Ðỗ Thông
Minh đã cho ra mắt bộ sách trên 1 ngàn trang sưu tầm, nghiên cứu và nhận định về
con đường dân chủ đã diễn ra khắp nơi trong lịch sử loài người để có được cái nhìn
chuẩn xác về con đường dân chủ đang diễn ra tại Việt Nam. Ðây là tác phẩm thứ 12
trong sự nghiệp nghiên cứu của ông về văn hóa và lịch sử Việt Nam.

Trước khoảng 100 đồng hương đến tham dự, nhà biên khảo Ðỗ Thông Minh
đã chỉ xin nói chuyện về một vài chương trong bộ sách hơn một ngàn trang này.
Ông nói về quy luật đấu tranh, về bạo động hay bất bạo động và về con đường dân
chủ tại Nhật Bản, tại Trung Quốc, và tại Việt Nam trong khúc quanh lịch sử với
những trào lưu vận động mới tại Việt Nam hiện nay.

Bộ sách “Con Ðường Dân Chủ” của ông đề cập đến các cuộc vận động, đấu
tranh dân chủ tại nhiều nước trên thế giới xuyên qua lịch sử cận đại. Ðặc biệt tại
Việt Nam qua thời cận sử, ông đã nhắc đến các phong trào Cần Vương, Duy Tân,
Phan Chu Trinh, VNQDÐ... để dẫn đưa đến các phong trào đấu tranh dân chủ hiện
nay ở trong nước đang dưới chế độ độc tài đảng trị Cộng Sản. Có thể nói đây là một
bộ sách thu thập khá đầy đủ về những phong trào tranh đấu ở trong nước từ nhỏ
đến lớn của người nông dân, của công nhân và cả những trí thức đảng viên trong
đảng. Cứ mỗi chương sách ông lại có những phần nhận định phân tích khá cặn kẽ
và rút ra được những đường hướng đấu tranh làm bài học kinh nghiệm. Từ những
bài học ấy, tác giả đã có nhận xét rằng công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam
với nhà cầm quyền CSVN nên bất bạo động, dùng “nhu thắng cương”.

Có lẽ chưa có bộ sách nào thu thập được đầy đủ tài liệu và dữ kiện về các
cuộc tranh đấu của người dân Việt Nam trong nước như bộ sách này. Nếu chỉ tính từ
sau 1975, khi CSVN đã cưỡng chiếm được miền Nam thu toàn bộ đất nước vào dưới
chế độ CS thì đã có những cuộc tranh đấu vừa bạo động như vụ tự thiêu của các ni
cô Phật Giáo vào năm 1976, các cuộc đòi đất của đồng bào thượng du Trung Việt
cho đến những cuộc biểu tình, đình công của nông dân, công nhân, dân oan khiếu
kiện từ Bắc vào Nam ra Trung, liên tục diễn ra trong những năm qua và như bùng
nổ mạnh mẽ từ năm 2000 tới nay. Nhưng dù đã bùng nổ nhưng vẫn chưa phá bỏ
được cái chế độ đã cưỡng chế toàn dân Việt Nam, theo tác giả Ðỗ Thông Minh thì
“các giới, các tầng lớp vẫn còn cách biệt nhau, chưa nhìn xa và chưa đồng lòng,
thực tâm đoàn kết để cùng nhau gánh vác khó khăn mà vẫn thụ động để mặc khó
khăn của người khác như hiện nay”.

Bộ sách “Con Ðường Dân Chủ” của Ðỗ Thông Minh là một kho tài liệu cho
chúng ta nhìn về đất nước mà không chỉ để hiếu được những gian khó của người
dân Việt trong công cuộc tranh đấu dân chủ cho đất nước và dân tộc mà còn là căn
cứ cho ta tiên đoán được vận mệnh của đất nước quê hương mình. (NH)

-----

SÁCH MỚI
Chúng tôi đã phát hành các cuốn:
1- VUI HỌC VIỆT - HÁN – NÔM
ấn bản thứ 4: 284 trang khổ lớn A4, 18 đô-la, của Đỗ Thông Minh
(đã bổ chính thêm 76 trang)

2- DU LỊCH NHẬT BẢN


ấn bản thứ 1: 256 trang khổ sách thường, 12 đô-la,
của Đỗ Thông Minh

Sẽ phát hành:
1- HÀNH TRÌNH NGƯỜI ĐI CỨU NƯỚC
ấn bản thứ 2: bộ 2 cuốn 980 trang khổ thường, kèm DVD, 40 đô-la,
của Kháng Chiến Quân Phạm Hoàng Tùng
(đã bổ chính thêm 44 trang)

2- CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ


ấn bản thứ 1: bộ 2 cuốn, 1.052 trang, khổ sách thường, 40 đô-la,
của Đỗ Thông Minh
- Quy Luật Đấu Tranh
- Bạo Động Hay Bất Bạo Động
- Con Đường Dân Chủ
- Niên Biểu Đấu Tranh Từ 1975
- Ngọn Lửa Đấu Tranh
- Vấn Đề Miến Điện, Tây Tạng… và Việt Nam
2.000 dân oan 20 tỉnh kiên trì 27 ngày đêm tại Sài Gòn (22/6-18/7/2007) – Hà Nội
Lãnh Thổ - Lãnh Hải
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Đòi Đất
Vai trò của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam…
Phát hành giữa năm 2008

Xin hỏi mua tai:

http://www.tulucmall.com
-----

You might also like