You are on page 1of 36

NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o

thùc tËp CBKT

I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ


XÂY DỰNG VIỆT NAM – VINACONEX

A. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Trải qua 18 năm phát triển và trưởng thành, đến nay VINACONEX đã trở thành một
Tổng Công ty đa doanh hàng đầu trong ngành xây dựng, với chức năng chính là: Kinh
doanh Bất động sản, Xây lắp, Tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh
xuât nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản
xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài,
và đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hàng đầu nhằm chuyển đổi cơ cấu và
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của
đất nước.

Được thành lập ngày 27/09/1988, Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt Nam (VINACONEX),
tiền thân là Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài, có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công
nhân ngành xây dựng làm việc ở các nước Bungaria, Nga, Tiệp Khắc, Liên Xô cũ, Iraq.
Tại thời điểm thành lập, VINACONEX không có một đồng vốn, chỉ có hai chiếc xe tải cũ
và trụ sở đi mượn của một đơn vị ban. Năm 1990 do xảy ra chiến tranh vùng Vịnh và sự
kiện các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ tan rã, theo chỉ đạo của
Đảng và Chính Phủ, VINACONEX đã nhanh chóng tổ chức rút tất cả lực lượng gồm trên
13.000 CBCN từ nhiều nước về Việt Nam và lực lượng này đã trở thành một sức ép to
lớn cho Ngành Xây dựng và VINACONEX do thiếu công ăn việc làm.

Ngày 20/11/1995, thừa Uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xâu dựng đã
có quyết định số 992/BXD-TCLĐ về việc thành lập lại Tổng Công ty XNK Xây dựng Việt
Nam (VINACONEX) theo mô hình Tổng Công ty 90 với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và phạm vi hoạt động rộng hơn. Theo Quyết định này, Tổng Công ty được Bộ xây dựng
cho phép tiếp nhận một số công ty xây dựng trực thuộc Bộ về trực thuộc Tổng Công ty.

Khác với các đơn vị khác trực thuộc Bộ Xây dựng, ngay từ khi mới thành lập,
VINACONEX là một Tổng Công ty đã xác định phương châm kinh doanh đa ngành và
hiện nay VINACONEX đã trở thành một trong những Tổng Công ty đa doanh hàng đầu
của Bộ Xây dựng với chức năng chính là Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp,
cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường…, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư
phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác; đưa lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài và đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất xây dựng và các ngành kinh tế khác;
đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và đầu tư vào các lĩnh vực như sản
xuất vật liệu xây dựng, các khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án điện, nước…

- 2-
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Tổng Công ty hiện có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc hoạt động trên khắp mọi miền của
đất nước với đội ngũ hơn 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên trong đó có
nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu
kinh nghiệm. Trong quá trình hoạt động, VINACONEX luôn coi trọng và xác định chữ tín
với khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đến nay, VINACONEX đã tạo dựng được
uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được các khách hàng trong và ngoài
nước tôn trọng, đánh giá cao, đặt niềm tin cho để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh
trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

B. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY XNK & XD VIỆT NAM

- 3-
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 1 - VINACONEX 1

- 4-
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TẠI CÔNG TRƯỜNG

Ban chủ
nhiệm công
trình

Tổ nghiệp Tổ kỹ
vụ thuật

Tổ phục Tổ bê Tổ cốp Tổ lắp


vụ tông Tổ thép pha ghép

- Ban chủ nhiệm công trình bao gồm:


- Chủ nhiệm công trình: Phụ trách chung.
- Chuyên trách an toàn và bảo hộ lao động.
- Kế toán.
- Tổ kỹ thuật: 03 kỹ sư (hoăc trung cấp) phụ trách kỹ thuật phần bê tông toàn
khối và lắp ghép.
- Tổ nghiệp vụ:

 01 cán bộ thống kê công trường + điều độ cung ứng vật tư, cấu kiện.
 01 cán bộ vật tư và thủ kho.

 01 cán bộ thanh toán.

- 5-
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
- Tổ phục vu:

 Bảo vệ: 04 người.


 Tổ điện máy: 03 người.
 Tổ trắc đạc: 03 người.
- Tổ cốp pha: 01 tổ (12 người).
- Tổ thép: 01 tổ (10 người).
- Tổ bê tông: 01 tổ (17 người).
- Tổ lắp ghép: 02 tổ (mỗi tổ 07 người).
-

C. HO¹T §éng t¹I c«ng trêng

- Mỗi buổi sáng vào đầu giờ làm việc có cuộc giao ban và giao việc.

- Tuỳ theo tiến độ đã thiết kế của công trình, khả năng về nhân lực, vật tư,
máy móc trang thiết bị mà Chủ nhiệm công trình giao khối lượng cho các tổ
đội.

- Chủ nhiệm công trình giao việc có sổ giao việc và phiếu công việc

- Các kỹ sư

II. CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ TỔNG C.TY CỔ PHẦN XNK & XD VIỆT NAM

Tên công trình: Trụ sở chính Tổng Công ty


Vinaconex

Chủ đầu tư: Tổng Công ty CP Vinaconex

Tổng mức đầu tư: 326.948 tỷ đồng


Thời điểm bắt đầu: 2007
Thời điểm kết thúc: 6/2009

Địa điểm xây dựng: 34 Láng Hạ, Hà Nội

Công nghệ ứng dụng:


-Biện pháp thi công semi-topdown
-Sử dụng công nghệ trượt lõi và cấu kiện lắp ghép

- 6-
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
-Ứng dụng hệ thống quản lý toà nhà trung tâm BMS
-Hệ thống an ninh, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại
-Dự kiến kết thúc thi công phần thô,cất nóc: ngày27/9/2008

Tòa nhà Vinaconex Tower nằm tại ngã tư Láng Hạ-Hoàng Ngọc Phách trên một trong
những trục giao thông chính của thành phố. Từ Vinaconex Tower chỉ mất 40 phút ra sân
bay quốc tế Nội Bài và khoảng 15 phút đi vào trung tâm thành phố (quận Hoàn Kiếm).

Quy mô tòa nhà:

Hướng Tây Nam giáp đường Hoàng Ngọc


Phách, Hướng Tây Bắc giáp đường Láng Hạ.
Diện tích khu đất: 2736 m2
Diện tích xây dựng: 854 m2
Diện tích sử dụng 1 sàn: 620 m2
Chiều cao tòa nhà: 27 tầng nổi, 3 tầng hầm
Tổng diện tích sàn: 18.074 m2
Tổng diện tích làm văn phòng: 13.500 m2

Tổng diện tích hầm: 5.598 m2 đáp ứng 118 chỗ để ô tô và 136 chỗ để xe máy

- 7-
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT

Mặt bằng tầng 3, phòng họp cho 300 chỗ ngồi. Mặt bằng tầng điển hình

Các hệ thống kỹ thuật:

Hệ thống quản lý tòa nhà trung tâm BMS


Hệ thống điều hòa không khí trung tâm
Máy phát điện dự phòng 100% công suất
PCCC tại chỗ và tự động
Hạ tầng công nghệ thông tin
Hệ thống giám sát an ninh 24/24
Từ tầng 4 đến tầng 27 là khu văn phòng cao cấp đạt tiêu chuẩn hạng B. Trong đó từ tầng
4 đến tầng 20 (tương ứng diện tích 10.500 m2) được sử dụng với mục đích cho thuê,
tầng 21 đến tầng 27 được sử dụng làm trụ sở Tổng công ty cổ phần Vinaconex

- 8-
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Dịch vụ cho thuê văn phòng theo các hình thức sau:
1) Thời gian:
- Thuê dài hạn
- Thuê ngắn hạn
2) Phương thức cho thuê:
- Cho thuê trực tiếp
- Cho thuê thông qua các đơn vị quản lý chuyên nghiệp
3) Giá cho thuê: được tính dựa trên thời gian, diện tích thuê và phương thức thanh toán.
Ưu tiên cho khách hàng thuê với diện tích lớn, thời gian dài và thanh toán trọn gói.
4) Các dịch vụ không tính phí
- Thang máy
- An ninh
- Nước sinh hoạt
- Vệ sinh khu vực công cộng…

- 9-
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT

Tæng c«ng ty xuÊt nhËp khÈu x©y dùng viÖt nam


c«ng ty cæ phÇn x©y dùng sè 1 - vinaconex
------***------

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG

CÔNG TRÌNH: TRỤ SỞ LÀM VIỆC TỔNG

- 10 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT

CÔNG TY VINACONEX

ĐỊA ĐIỂM XD: 34 LÁNG HẠ - ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI

A. GIỚI THIỆU CHUNG


Công trình trụ sở văn phòng Tổng công ty Vinaconex được XD vơíi mục đích làm
trụ sở điều hành hoạt động của Tổng công ty Vinaconex. Phần móng và 03 tầng hầm
được thi công bằng bê tông cốt thép tại chỗ. Phần khung cột , dầm , sàn được lắp dựng
bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn kết hợp với bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
Phương án thi công :
 Kết cấu bê tông cốt thép lõi được trượt trước.

- 11 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
 Lắp ghép cột.
 Lắp ghép dầm.
 M Lắp ghép tấm sàn
 Đổ bê tông lõi cột và bù mặt sàn đổ tại chỗ.
Để đảm bảo các yêu cầu chịu lực của cốp pha cột, giáo chống đỡ dầm, tấm sàn
lắp ghép, cũng như quá trình thi công liên tục ta cần tính toán lựa chọn phương án
cốp pha giáo chống và phân chia phân đoạn cho tầng điển hình. Với chiều cao nhà
m ta cấn tính toán chia đợt thi công cho phù hợp với khả năng làm việc của cẩu
tháp.
B. TỔ CHỨC NHÂN SỰ
C. TỔ CHỨC THI CÔNG
I. BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG: (XEM BV BIỆN PHÁP )
Quá trình thi công được phân làm 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất thi công phần thô
công trình, giai đoạn 2 thi công phần hoàn thiện. Chi tiết quá trình tổ chức mặt
bằng thi công xem bản vẽ BP có thể thay đổi một số vật liệu xây dựng theo từng
giai đoạn.
Bố trí máy móc thi công như sau :

 1 cẩu JCC180 ( bên ngoài lõi ) theo phương pháp nối thân cẩu
 1 cẩu bánh lốp Ka to 50 - 100 tấn.
 1 máy bơm tĩnh để bơm bê tông
 Các bãi tập kết, kho, xưởng gia công cốt thép, xưởng gia công cốt pha, bãi
tập kết cấu kiện, nhà bảo cũng được xác đinh trên mặt bằng.
II - THI CÔNG PHẦN TỪ TẦNG 01 ĐẾN MÁI:
Do phần thi công trượt lõi chưa kết thúc nên nhà thầu sẽ bố trí mặt bằng thi công
thành hai giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Bố trí cần cẩu bánh lốp Kato sức nâng 50-100 tấn để thi công
các công việc lắp ghép, cốp pha, cốt thép tầng 1, tầng 2. Bố trí bơm bê tông
để đổ bê tông tầng 1, tầng 2.
- Giai đoạn 2: Khi đơn vị thi công trượt lõi rút ra khỏi công trường thì mặt
bằng thi công được tổ chức lại, trong đó dùng cần cẩu tháp để phục vụ thi
công các công việc lắp ghép, cốp pha, cốt thép… từ tầng 3 đến mái. Nhà
thầu còn bố trí vận thăng để phục vụ công tác thi công sau khi xong phần
kết cấu tầng 7.
1. PHÂN ĐỢT THI CÔNG THEO PHƯƠNG ĐỨNG: (XEM BẢN VẼ...)

- 12 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
 Đợt 1: Thi công lắp ghép tầng 1, tầng 2 (từ cốt +0.00 đến cốt +8.450) bằng
cẩu bánh lốp Kato 50-100 tấn.

 Đợt 2: Thi công lắp ghép tầng03 (từ cốt +8.450 đến cốt +101.50) bằng cẩu
tháp.
2. PHÂN ĐOẠN THI CÔNG: (XEM BẢN VẼ...)
Thi công tầng 1, tầng 2 (cốt +0.000 đến cốt +8.450): Không chia phân đoạn.
Thi công tầng 3 đến tầng 25(cốt +8.450 đến cốt +87.700): Mỗi tầng chia làm 2
phân đoạn, mạch ngừng ở vị trí trục (4 -3.000)
Thi công tầng 26 đến mái: Không chia phân đoạn.
3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
Giải pháp vận chuyển:
+ Vận chuyển trên mặt bằng công trình, bốc xếp nguyên vật liệu theo phương
đứng bằng cẩu tháp (vị trí lắp dựng xem bản vẽ : BPTC )
+ Vận chuyển một số vật liệu rời, vật liệu phục vụ quá trình hoàn thiện tinh bằng
vận thăng, thăng tải.
+ Bê tông được đổ vào cấu kiện chủ yếu bằng xe bơm bê tông, các cấu kiện cột,
tường được đổ bằng cẩu tháp nhờ ben bê tông chuyên dụng.
+ Cốt thép cho bê tông được gia công bằng máy, kết hợp với thủ công tại trạm hiện
trường. Thép nguyên liệu và bán thành phẩm được xếp kho theo từng loại, có bục kê cao
30-50 cm, có mái che mưa nắng, thông thoáng tốt và chống ăn mòn do nước biển, trong
gió bụi và mưa bão, sương mù có nhiễm mặn.
Giải pháp cốp pha, giáo chống:
+ Giải pháp cốp pha: sử dụng cốt pha thép định hình với phụ kiện liên kết, văng
chống, đồng bộ, kết hợp với một phần nhờ cốp pha gỗ cho các kích thước phi tiêu chuẩn,
nhỏ, lẻ.
+ Giải pháp giáo chống: Chống cốp pha cột, dầm, sàn, bằng giáo thép tam giác
(còn gọi là giáo Pal), kết hợp với cây chống đơn bằng ống thép φ50, dài từ 1,2 ÷ 4,5m,
giáo Pal và cây chống đơn đều có bộ phận vi chỉnh độ dài cả 2 đầu được 50cm theo
nguyên tắc vít me. Hệ cốp pha được định vị vững chắc, chính xác ổn định cả 3 chiều
không gian nhờ sự trợ giúp của hệ thống tăng độ đa năng (tăng độ 1 chiều, 2 chiều, giây
cáp, giây xích vv...).
+ Sàn thao tác (hệ giáo hoàn thiện) phục vụ công tác xây trát sử dụng giáo thép
Minh khai với hệ tấm sàn thao tác bằng hợp kim nhôm chuyên dụng, có cầu thang lên
xuống đồng bộ kết hợp với giáo sàn thao tác.
Giải pháp phối hợp khi thi công phần thô:
Phần thô thân công trình gồm 2 công việc chủ yếu là: thi công kết cấu BTCT, cột
dầm sàn và xây bao che, ngăn cách từ mặt móng đến mái. Có nhiều cách phối hợp thi

- 13 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
công hoặc độc lập thi công giữa hai phần việc đó, hoặc xen kẽ, hoặc kết hợp cả hai. Với
kinh nghiệm của mình, dạng công trình khung BTCT nhiều tầng nhà thầu chọn cách thi
công sau đây:
+ Trước hết lắp dựng cốt thép cột đổ tại chỗ tầng 1 đến sàn tầng 2 cốt +4.900
(từng cụm một), lắp dựng cột , lắp dựng dầm , tấm sàn , thép sàn.
+ Tiến hành đổ bê tông bù sàn đồng thời với cột lắp ghép
Từ tầng 2 đến hết tầng 28 trình tự tương tự như trên .
Tại điểm thi công tầng 3 đã đủ thời gian cho phép giải phóng cốp pha giáo chống
tầng 1 đến hết sàn tầng 2 cốt +, lúc đó sẽ bắt đầu tiến hành mũi thi công thứ hai: đó là
xây tường bao che gạch M#75 VXM50.
Công tác trát tường cũng được bắt đầu thực hiện khi các mảng tường xây đầu tiên
đã đủ thời gian đặc chắc và khô hết nước (ít nhất phải ≥15-20 ngày).
4. TRẮC ĐẠC:
- Sau khi đổ bê tông 24h sẽ tiến hành làm trắc đạt trên sàn
- Căn cứ vào 6 điểm gửi tại lỗ kỹ thuật sàn +0.00m bằng máy chiếu đứng ta xác
định được 6 điểm trên sàn thi công.
- Từ 6 điểm phóng lên ta xác định được 2 điểm gốc toạ độ.
- Ta xác định tim vách, chân vách, và các đường gửi cách chân vách 50cm.
- Cốt sàn được gửi cách mặt sàn 1m ở các vị trí cạnh lõi.
- Khi hoàn tất cốp pha dầm và sắt dầm ta đưa tim dầm lắp ghép, lỗ kỹ thuật lên
trên sắt dầm.
5. BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP GHÉP
1/ Trình tự : Lắp nửa tầng phía xa cẩu trước sau đó lắp nửa tầng còn lại.
2/ Biện pháp lắp ghép : Ta tiến hành lắp dung cột ( hướng thi công xem bản vẽ biện
pháp thi công chi tiết) . sau khi ghép cột xong ta tiến hành lắp dựng dầm, lắp dựng tấm
sàn . Sau khi lắp dựng xong ta tiến hành lắp dựng thép sàn.
Trắc đạc dựng các trục nhà trên mặt bằng sàn từng tầng . Sau đó định vị trí chân
cột theo từng chủng loại để xác định được khuôn chân cột.
Vẽ các bướm bằng sơn đỏ cách chân cột 100 -:- 150 cm định vị các trục của cột ( x, y)
6. BIỆN PHÁP THI CÔNG CỐP PHA:
6.1. Biện pháp lắp dựng ván khuôn cột
(Có bản vẽ biện pháp cốp pha cột kèm theo)
Trình tự thi công cụ thể:
- Thi công cốp pha cột :
+ Công tác chuẩn bị:

- 14 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
 Tắc đạc: Định vị tim và mép cốp pha trên mặt sàn bê tông đã đổ.
Đường gửi cách mép cấu kiện 500mm để kiểm tra.
 Hàn chân cữ vào vị trí các góc vách.
 Vệ sinh sạch tấm cốp pha, bôi dầu chống dính.
+ Công tác lắp dựng:
 Tổ hợp tôn đúng vị trí, kích thước hình học
 Lắp bu lông và hê gông theo 2 phương.
 Xiết chặt Êcu.
 Lắp dựng chống chéo.
 Căng cáp và tăng đơ.
 Căn chỉnh thep phương đứng (dùng cây chống và tăng đơ)
6.2. Tháo dỡ cốp pha đà giáo:
Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu
chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công
sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm
mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
Các bộ phận đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đông rắn ( như cốp
pha thành bên của dầm, cột, tường ) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị
cường độ trên 50 daN/cm2 - sau từ 18 đến 24 giờ.
Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu
không có các chi tiết chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá
trị cường độ và được phép của tổ giám sát và Chủ đầu tư.
Các kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi
cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
Trình tự tháo dỡ cốp pha theo trình tự từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới.
6.3. Tính toán luân chuyển cốp pha:
Tính toán luân chuyển cốp pha cột::
Cốp pha cột được luân chuyển theo từng tầng. Số lần luân chuyển 30 lần

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI KHỐI LƯỢNG CỐP PHA CỘT

- 15 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Tổng số lượng 1
STT Chủng loại
tầng
1 1500x300 30
2 1500x250 10
3 1500x200 14
4 1500x100 14
5 góc trong 4
6 góc ngoài 4
7 góc J 4
8 ống D48 dàI 4m 4
9 ống D48 dàI 3m 4
10 ống D48 dàI 2m 4
ống D48 dàI
11 4
0,9m
12 Cáp 4
13 Tăng đơ 4
Xà gồ 8x12 dàI
14 4
3m
15 Cây chống đơn 4
16 Kích chân 4
17 Kích đầu 4
18 Chốt 240
Tính toán luân chuyển cốp pha cột:
Cốp pha cột phải đảm bảo đủ khối lượng cho 3 tầng. Khi thi công cốp pha dầm sàn
tầng thứ ba xong thì bắt đầu tháo cốp pha dầm sàn tầng thứ nhất. Như vậy số lần luân
chuyển cốp pha, giáo chống: 28/3 = 10 lần
6.4. An toàn lao động:
- Tuân thủ các nội quy an toàn chung.
- Giáo, cốp pha tôn vận chuyển bằng cẩu tháp.
- ống nối và chân kích phải cho vào ben và vận chuyển lên cao.
- An toàn về điện khi sử dụng máy hàn.
- Thi công trên cao, ngoài mép công trình bắt buộc phải đeo dây an toàn và móc
buộc vào vị trí chắc chắn.

7. BIỆN PHÁP THI CÔNG BÊ TÔNG:

- 16 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Bê tông kết cấu công trình (cột, dầm, sàn...vv) sử dụng loại bê tông, sản xuất tại:
trạm thương phẩm và được vận chuyển đến công trường trường bằng xe chuyên dụng
vừa đi vừa quay, sức chứa 3 ÷ 7 m3/xe.
Mẫu thí nghiệm được lấy theo lô 50m3 và theo chức năng đại diện cho từng loại
kết cấu (cột, dầm sàn ...vv) bằng khuôn cơ khí chính xác 150x150x150, mỗi tổ gồm ba
mẫu, trên mặt mẫu nghi rõ ngày tháng mã mác..... bảo dưỡng tại hiện trường ít nhất 72
giờ sau đó lập lý lịch chuyển đến phòng thí nghiệm thành phố (hộp chuẩn quốc gia) tiếp
tục bảo dưỡng để nén ở tuổi 7 ngày và 28 ngày trước sự chứng kiến của kỹ sư giám sát
(KSGS).
Bê tông được đổ vào kết cấu bằng máy bơm áp lực chuyên dụng, với sức đẩy 80 ÷
100 m3/h, đi xa vài trăm mét và lên cao hơn 100m qua hệ thống ống chuyên dụng, cũng
có thể kết hợp đổ bằng cẩu tháp - chủ yếu là cho cột và các khối lượng nhỏ lẻ khác.
Đơn vị cấp bê tông sẽ trình cấp phối bê tông cho BQLDA tổng VINACONEX trước
khi đưa sản phẩm bê tông vào sử dụng. Lấy mẫu bê tông tại hiện trường nhằm đảm bảo
chất lượng cho việc bơm, đổ bê tông và kiểm tra cường độ bê tông theo thời gian linh kết.
Kiểm soát kích thước khối đổ bê tông và cao độ đổ bê tông bằng máy thuỷ bình và
thước thép.
Kiểm tra cốp pha, cốt thép và chỉ được tiến hành đổ bê tông khi đã được nghiệm
thu của Tổ giám sát, Chủ đầu tư.
Biện pháp đổ bê tông bù sàn:
Trước khi đổ bê tông sàn, cột, cầu thang ta phải vệ sinh ván khuôn bằng cách dùng
máy nén khí kéo dây dẫn mềm và cần xịt khí dài 1.2m đi thổi toàn bộ mặt sàn, và đặc biệt
là các đầu cột. Đối với các mẩu phoi bào, gỗ vụn không thể thổi bay được sẽ dùng thanh
thép mài nhọn đầu để xâu từng mẩu một và chuyển ra khỏi mặt ván sau đó tưới nước rửa
sàn đảm bảo cho ván khuôn đủ độ ẩm và sạch sẽ.
Vữa bê tông thương phẩm được đưa tới công trình và được bơm trực tiếp lên dầm
và sàn thông qua bơm bê tông có sự kết hợp của cẩu tháp.
Biện pháp đổ bê tông xem bản vẽ biện pháp chi tiết.
Sau đổ bê tông lõi cột, tiến hành đổ bê tông sàn - hướng đổ như đã thiết kế ở phần
trên, đổ đầm tới đâu tổ công nhân làm mặt sẽ hoàn thiện bề mặt ngay tới đó. Đặc biệt
trong quá trình đổ bê tông và làm mặt nhà thầu luôn bố trí một tổ trắc đạc thường xuyên
bám sát vị trí đổ để kiểm tra và báo hiệu cốt mặt trên của dầm, sàn.
Quá trình đổ BT dầm sàn phải phải chú ý tới bề dày thiết kế của sàn để đảm bảo
bê tông đổ đủ kích thước, không được đầm, đi lại trên cốt thép trong khi đổ.
Trong quá trình thi công bê tông ngoài yêu cầu về kỹ thuật cần quan tâm đặc biệt
tới các chi tiết chôn sẵn, thép chờ, hộp kỹ thuật trong bê tông để tránh phải đục sửa sau
khi đổ bê tông.
Dây chuyền thi công bê tông dầm sàn gồm 17 công nhân :

- 17 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
+ 03 người đưa vòi bơm vào vị trí đổ.
+ 04 người dầm dùi.
+ 02 người đầm bàn.
+ 05 người làm mặt.
+ 01 người trực điện.
+ 02 người trắc đạc.
Thiết bị đổ bê tông:
+ 02 dầm dùi (01 dầm dự phòng).
+ 01 dầm bàn.
Phương pháp đầm bê tông:
Việc đầm bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Có thể dùng các loại đầm khác nhau, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi đầm bê
tông được đầm chặt và không bị rỗ. Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông
được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông đã được đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề
mặt và bọt khí không còn nữa.
Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính
tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm. Sau khi đầm xong
1 vị trí đầm phải rút lên từ từ và không được tắt công tắc.
Phương pháp bảo dường bê tông:
Sau khi đổ từ 6-8 giờ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và
nhiệt độ cần thiết để đóng rắn nhờ phản ứng thuỷ hoá của xi măng và ngăn ngừa các
chấn động trong quá trình đóng rắn của bê tông .
Bảo dưỡng ẩm là quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết và
đóng rắn sau khi tạo hình. Phương pháp và qui trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo TCVN
5592 : 1991.

Thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết

Vùng khí hậu Tên mùa Tháng Rth BD% R28 TctBD ngày
đêm
Miền Bắc Hè 4–9 50 – 55 3
Đông 10 – 3 40 - 50 4
Phương pháp xử lý mạch ngừng:

- 18 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Trong thi công bê tông toàn khối, có nhiều trường hợp không thể đổ bê tông một
cách liên tục toàn bộ các kết cấu của công trình mà thường phải ngừng ở nhiều vị trí do
các nguyên nhân về thời tiết, khí hậu, vật liệu, kỹ thuật, tổ chức...vv. Mạch ngừng thi công
phải đặt ở vị trí mà lực cắt và mô men uốn tương đối nhỏ đồng thời phải vuông góc với
phương truyền lực nén vào kết cấu.
- Mạch ngừng thi công nằm ngang: mạch ngừng thi công nằm ngang nên đặt ở vị
trí bằng chiều cao cốp pha. Trước khi đổ bê tông mới, bề mặt bê tông cũ cần xử lý, làm
nhám, làm ẩm và trong khi đổ phải đầm lèn sao cho lớp bê tông mới bám chặt vào lớp bê
tông cũ, đảm bảo tính liền khối của kết cấu.
- Mạch ngừng thẳng đứng: mạch ngừng thi công theo chiều thẳng đứng hoặc chiều
nằm nghiêng nên cấu tạo bằng lưới thép với mắt lưới 5mm – 10mm và có khuôn chắn.
Trước khi đổ lớp bê tông mới cần tưới nước làm ẩm bề mặt bê tông cũ, làm nhám bề
mặt, rửa sạch và trong khi đổ phải đầm kỹ đảm bảo tính liền khối của kết cấu.
- Mạch ngừng thi công ở cột được đặt tại các vị trí sau:
+ ở mặt trên của móng và ở mặt dưới của dầm, xà
+ Dầm có kích thước lớn và liền khối với bản thì mạch ngừng thi công bố trí cách
mặt dưới của bản từ 2cm – 3cm.
+ Khi đổ bê tông sàn phẳng không dầm thì mạch ngừng thi công có thể đặt ở một
vị trí bất kỳ nhưng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn.
+ Khi đổ bê tông ở các tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phụ thì
mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa của nhịp dầm.
+ Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố
trí ở trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng dài 1/4 nhịp )
An toàn lao động
- Tuân thủ nội quy chung.
- Khi đổ bê tông mép biên phải có lan can an toàn.
- Toàn bộ đường điẹn phục vụ việc đổ bê tông phải đặt cách sàn.
8. BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP GHÉP:
8.1. Công tác chuẩn bị:
1. Mặt bằng tổ chức thi công: Xem bản vẽ thi công.
2. Hồ sơ:
- Biểu mẫu theo dõi cung ứng cấu kiện: Cán bộ điều độ cung ứng cấu kiện ghi.
+ Bảng yêu cầu cung ứng cấu kiện thay giấy đặt hàng bao gồm: Chủng loại,
số lượng trình tự sản xuất và tiến độ cấp cấu kiện tại chân công trình.
+ Phiếu yêu cầu cung ứng cấu kiện: Chủng loại, số lượng và thời gian cấp
cấu kiện.

- 19 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
- Nhật ký thi công: Cán bộ kỹ thuật và CNCT ghi chép tình hình thi công trong ca,
nội dung, khối lượng thực hiện công việc từng ca. Nôi dung bàn giao ca.
- Nhật kỹ công trình.
- Sổ theo dõi công tác bảo hộ và an toàn lao động.
3. Công cụ thiết bị và vật tư thi công:
- Cẩu bánh lốp Kato 50 - 100 tấn.
- Cần cẩu tháp:ôiJCC180.
- Công cụ thiết bị:
+ Bộ đàm, đèn ống xi nhan (nếu có): 01 bộ
+ Bộ cáp móc cẩu: 01 bộ
+ Tăng đơ
+ Máy hàn: 01 cái
+ Cáp điện: 100m
+ Dây hàn: 50m
+ ống nước , máy bơm nước hoặc ben nước.
+ Máy bơm vữa (có thể)
+ Búa và vam uốn thép.
+ Cây chống, giáo đỡ, kích, xà gồ...
- Vật tư:
+ Nêm gỗ hoặc thép (50x50)
+ Gỗ kê xếp cấu kiện 80x120
+ Si ka
+ Xi măng
8.2. Trình tự và biện pháp lắp ghép:
1. Trình tự: Lắp nửa phía xa cẩu trước sau đó lắp nửa tầng còn lại.
2. Biện pháp lắp ghép:
a. Công tác trắc đạc: Cho lắp cột,dầm, sàn
- Hoàn công cột tầng dưới trước khi làm tim dầm tầng trên. Vẽ bướm tim
dầm vào thép dầm (đã buộc chắc chắn) của dầm đổ toàn khối.
- Chuyển cao độ mặt sàn lên đỉnh cột để căn cao độ.
- Các tấm dầm, sàn khi lắp: Các bướm cao độ cách mặt sàn 100÷150 vẽ tại
cốt thép chờ ngoài cùng của cột tại mỗi vị trí đầu dầm phải có 01 bướm.
b. Phương pháp lắp ghép:

- 20 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
- Xuống và kê xếp cấu kiện tại bãi chứa:
+ Xếp đúng mặt bằng tổ chứcbãi chứa, đúng sơ đồ kê cấu kiện theo chủng
loại và số lượng.
+ Các móc cẩu và lỗ neo móc cẩu cần để lộ để tiện cho việc móc cẩu cấu
kiện khi lắp.
+ Đường giao thông trong bãi cấu kiện đảm bảo ≥ 70cm.

+ Khoảng cách giữa các tấm cùng chủng loại ≥ 20cm.


+ Xà gồ kê tấm được đặt tại vị trí móc cẩu.
+ Xà gồ kê phải vươn dài quá tấm panel ≥ 2cm
- Công tác chuẩn bị:
+ Bắc giáo, xà gồ đỡ panel. Đảm bảo đúng vị trí, đúng cốt...
+ Đánh dấu tim ở đầu cấu kiện, sửa lỗ lồng thép nắn chỉnh thép chờ.
- Lắp ghép tấm dầm, sàn:
+ Hạ cấu kiện và lồng thép chờ neo thép đầu dầm và sàn vào vị trí định vị.
+ Dùng xà beng, con kê kích bẩy cấu kiện chuyển vị đến vị trí định vị theo cả
2 phương đứng và ngang.
+ Dùng nêm căn chỉnh cấu kiện, thước kiểm tra để đạt yêu cầu định vị theo
thiết kế.
+ Khi lắp tấm dầm xong phải dùng U100, cây chống và kích đầu làm dầm
phụ tại mép kê (theo phương ngắn của toàn sàn) trước khi lắp tấm sàn.
+ Việc lắp ghép các tấm panel nhỏ tại vị trí sát lõi trượt được lắp ghép thông
qua hệ đòn gánh:

c. Công tác thi công mối nối:


- Chít vữa xi măng mặt ngoài, các khe hở của mối nối.
- Bơm hoặc đổ si ka vào các mối nối cột, dầm, sàn.
- Đổ bê tông mối nối đầu cột và đầu dầm.
Công tác mối nối phải được thực hiện kịp thời cùng công tác lắp ghép theo trình tự
tổ chức thi công quy định. Không để việc lắp các cấu kiện phải chờ.
Khi các mối nối đã đủ cường độ cho phép (sau 24 giờ bơm si ka) có sự đồng ý của
cán bộ kỹ thuật mới được tháo, hạ neo chống cấu kiện từng vị trí đã được kiểm tra cụ thể.
8.3. Biện pháp an toàn lao động:
a. Nhân sự:
- 01 kỹ sư phụ trách an toàn và vệ sinh công nghiệp

- 21 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
- Công nhân có kinh nghiệm làm an toàn viên.
- Tất cả cán bộ công nhân viên trên công trình phải co trách nhiệm thực hiện
công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động.
b. Trang bị bảo hộ lao động:
- Theo chế độ của ngành xây dựng: Quần, áo, mũ cứng, giầy, dây an toàn ...
- Tất cả cán bộ công nhân viên trên công trình phải được huẩn luyện an toàn lao
động theo định kỳ (tháng/1 lần).
c. Quy định, nội quy an toàn lao động trên công trường lắp ghép.
d. Những điểm cần lưu ý:
+ Lắp ghép các cấu kiện mép ngoài sàn.
+ Công tác neo chốt móc cẩu.
+ Các yêu cầu và trình tự lắp, tháo các công cụ thiết bị neo chống.
e. An toàn cho thiết bị, cẩu tháp, cấu kiện lắp dở dang khi có mưa bão hoặc gió
lớn.
9. BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH TRONG MÙA MƯA BÃO:
Thời gian thi công công trình kéo dài (174 ngày) do vậy quá trình thi công gặp mưa
bão là điều khó tránh khỏi. Đơn vị thi công đã lường trước và tính đến các biện pháp dự
phòng hữu hiệu, các giải pháp cụ thể như sau:
Tạo phẳng mái đất ta luy, xây rãnh thoát nước và hố thu bằng đá hộc xung quanh
công trình để đảm bảo thu thoát nước tốt khi gặp trời mưa.
Thi công gọn, dứt điểm từng phần, từng công việc theo phương pháp cuốn chiếu.
Các thiết bị như hệ đà giáo, lưới che chắn xung quanh công trình đều được ghim cài và
neo buộc chắc chắn, giảm thiểu tối đa những thiệt hại do lốc, bão có thể xảy ra. Có biện
pháp chủ động dự phòng gió lốc đột xuất làm bay các tấm nhẹ, lán trại... Cũng vậy, khi
dựng lắp giáo, cốp pha, phải đảm bảo ổn định vững chắc ngay cả lúc đang dở dang, đề
phòng gió bão đột xuất gây lật đổ...
Quá trình thi công bê tông luôn chuẩn bị sẵn bạt che mưa dự phòng khi giông tố
đột ngột xuất hiện, khối lượng bê tông lớn không bị trôi mất xi măng khi đang thi công dở
dang.
Có biện pháp chủ động kê cao máy móc, vật liệu nhất là xi măng đề phòng mưa
đột ngột
Trang bị áo mưa để có thể làm việc khi lượng mưa nhỏ do yêu cầu tiến độ.

- 22 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT

BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG


CÔNG TRÌNH: TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY VINACONEX
ĐỊA ĐIỂM XD: 34 - LÁNG HẠ - HÀ NỘI

I. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO


Chất lượng công trình phụ thuộc nhiều yếu tố. Trước hết và quan trọng hơn cả là
phải kiểm soát được ba mặt chủ yếu ngay từ đầu vào;
Lựa chọn và thu mua các vật liệu chủ yếu như sắt thép, xi măng, cát, đá, sỏi, các
chất liệu và thiết bị vật tư điện nước... đúng chủng loại, có chất lượng tốt theo yêu cầu
của thiết kế và hướng dẫn kỹ thuật của hồ sơ mời thầu. Cụ thể một số loại vật tư chính
như sau:
+ Xi măng PC-30 do nhà máy xi măng Trung ương sản xuất hoặc tương đương
+ Thép xây dựng: do Tổng công ty thép Việt Nam hoặc các các nhà máy sản xuất
thép có chất lượng tương đương.
...vv.
Mỗi loại vật liệu nói trên đều được lấy chứng chỉ nguồn gốc, chứng nhận kỹ thuật,
tính chất cơ lý hoá học, kết quả thí nghiệm của các tổ chức hợp pháp và mẫu hiện vật
trình kỹ sư giám sát và chủ đầu tư xem xét chấp thuận.
Bảo quản vật tư: Tổ chức kho tàng tại công trình đúng qui trình bảo quản đối với
từng chủng loại vật liệu: đảm bảo khô ráo, thông thoáng, kê xếp hợp lý và sử dụng đúng
thời hạn. Đảm bảo thu mua về công trường đúng tiến độ thi công, đúng thời gian xây lắp
cần thiết... Tổ chức, vận chuyển bằng xe ô tô đúng qui trình qui phạm hiện hành... Có sổ
sách theo dõi từng loại. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để kỹ sư giám sát và chủ đầu tư
có thể kiểm tra xem xét bất kỳ lúc nào cần thiết.
II. LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ MÁY MÓC TIÊN TIẾN PHÙ HỢP NHẤT
TRÊN CÔNG TRƯỜNG.

- 23 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Máy móc thiết bị thi công, công cụ chạy điện cầm tay và các thiết bị thí nghiệm,
kiểm tra chất lượng... đều được nhà thầu lựa chọn đưa vào thi công công trình đảm bảo
hai yêu cầu: phù hợp với yêu cầu mặt bằng thi công và tính chất kỹ thuật và khối lượng.
Mặt khác máy móc công cụ đảm bảo đáp ứng được quá trình thi công và khả thi cao.
- Dùng cẩu tháp để chuyển nguyên vật liệu lên cao
- Vận chuyển người, một số thiết bị bằng thăng tải dạng cabin
- Vận chuyển một số vật liệu rời, vật liệu nhỏ lẻ bằng vận thăng công trường.
- Dùng máy bơm bê tông thương phẩm lên các sàn (khi đổ cột, tường thì bê tông
được đổ vào ben và dùng cẩu cẩu vào vị trí thi công.

- Dùng máy công cụ để gia công hàn, uốn thép, tời điện kéo dãn thép cuộn φ≤10.
Dùng máy cắt, uốn để gia công cốt thép đến φ32/AIII.
- Dùng máy chạy điện cầm tay như máy khoan phá bê tông cưa, bào, súng bắn
đinh, bắn bê tông, máy mài, máy cắt gạch... để thi công cốp pha, ốp lát là phù hợp.
- Dùng súng nảy bật để kiểm tra mác bê tông, dùng khuôn 150x150x150 bằng thép
chính xác để đúc mẫu. Dùng côn tiêu chuẩn để kiểm tra độ sụt bê tông. Dùng sàng tiêu
chuẩn để kiểm tra cấp phối đá sỏi... là phù hợp. Thiết bị được lần lượt đưa đến công
trường theo tiến độ thi công các công trình.
- Dùng máy toàn đạc, máy thủy bình và máy kinh vĩ để định vị, bắn tim cốt, phục vụ
hoàn công...vv.
III. BỐ TRÍ NHÂN LỰC THI CÔNG
Đây là yếu tố có tính quyết định do vậy đơn vị bố trí cán bộ kỹ thuật là các kỹ sư
chuyên ngành, có nhiều năm làm công tác giám sát kỹ thuật KCS , đã từng thi công các
công trình tương tự để làm công tác giám sát chất lượng công trình.
Đơn vị bố trí đội ngũ công nhân: sắt, lắp ghép, bê tông... được đào tạo tại các
trường dạy nghề chính qui của Bộ xây dựng, đã trải qua nhiều công trình xây lắp cao tầng
có yêu cầu chất lượng rất cao trong và ngoài nước, thành thạo công việc, cấp bậc kỹ
thuật cao, tính kỷ luật tốt, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi công việc.
Đơn vị tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng tự kiểm tra mọi sản phẩm ngay từ
tổ sản xuất, đội sản xuất đến công trường xí nghiệp, công ty..., lực lượng kiểm tra, giám
sát chất lượng của công trường là những cán bộ giỏi, có kinh nghiệm công tác kiểm tra,
giám sát nhiều năm, hoạt động độc lập.
IV. ÁP DỤNG NGHIÊM NGẶT CÁC QUI CHUẨN QUI PHẠM
Đơn vị sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Tổ chức thi công: TCVN-4055-85
2. Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN-4091-85
3. Nhà cao tầng – thi công cọc khoan nhồi TCXD-197: 1997
4. Kết cấu gạch đá - Qui phạm thi công và nghiệm thu TCVN-4085-85

- 24 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
5. Kết cấu BT toàn khối , Qui phạm TC và nghiệm thu TCVN-4452-95
6. Công tác hoàn thiện XD, Qui phạm TC và nghiệm thu TCVN-5674-92
7. Bê tông, kiểm tra đánh giá độ bền. Qui định chung TCVN-5540-91
8. Xi măng Pooclăng TCVN-2682-92
9. Xi măng, các tiêu chuẩn để thử xi măng TCVN-139-
1991
10. Cát xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật TCVN-1770-86
11. Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong XD. Yêu cầu KT TCVN-1771-87
12. Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng bê tông TCVN-5592-91
13. Vôi can xi cho xây dựng TCVN-2231-89
14. Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật TCVN-4314-86
15. Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong XD TCVN-4459-87
16. Hệ thống tiêu chuẩn ATLĐ. Qui định cơ bản TCVN-2287-78
17. Gạch – phương pháp kiểm tra bền nén TCVN-246-86
18. Nước cho bê tông và vữa –yêu cầu kỹ thuật TCVN-4506-87
19. Bê tông nặng – Lấy mẫu chế tạo và bảo dưỡng mẫu TCVN-3105-1993
20. Mái bằng và sàn BTCT trong công trình. TCVN-5718-1993
21. Thép cốt bê tông TCVN-1651-85
22. Hệ thống điện 20TCVN–207- 91
23. Qui phạm trang bị điện. Khối lượng và tiêu chuẩn
thử nghiệm, nghiệm thu bàn giao các thiết bị điện 11TCN-84
24. Qui định chung 11TCVN-22-85
25. Các máy cắt và doa cách ly 11TCVN-25-85
26. Thiết bị phân khối 11TCVN-26-85
27. Các thiết bị khác trong trạm 11TCVN-27-85
28. Vật cách điện 11TCVN-28-85
29. Dầu máy biến áp 11TCVN-29-85
30. Khí cụ điện, mạch thứ cấp và các đường dây dẫn
điện áp đến 1000V 11TCVN-30-85
31. Đường dẫn điện cơ cấu nối đất và nối không 11TCVN-31-85
32. Chống sét cho công trình TCXD -46-1994
33. Chiếu sáng nhân tạo. Phương pháp đo độ dọi TCXD -5176-90

- 25 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
34. Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình DD 20TCN -95-83
35. Chiếu sáng nhân tạo bên trong công trình DD 20TCN -16-86
36. Nghiệm thu thiết bị đã lắp xong. Nguyên tắc cơ bản TCVN-5639-1991
37. Bàn giao công trình XD, Nguyên tắc cơ bản TCVN-5640-1991
38. Hệ thống cấp thoát nước TCVN-4519-88
39. Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình 20TCN 33-85
40. Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình 20TCN 51-84
41. Bơm cấp nước ly tâm. Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5634-1991
42. Phòng cháy chữa cháy cho công trình TCVN2622-95-91
43. Công tác hoạn thiện mặt bằng xây dựng TCVN- 4516-88
V. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH THI CÔNG:
Đây là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả công tác quản lý chất lượng công
trình – đơn vị sẽ tiến hành:
Tổ chức bộ máy chỉ huy gọn nhẹ, năng động có hiệu quả cao.
Tổ chức nhóm chuyên viên khảo sát và thu mua nguyên vật liệu, thiết bị, vận
chuyển, bốc xếp và sử dụng vật liệu thiết bị đúng qui trình, qui phạm hiện hành. Có sổ
sách theo dõi một cách hệ thống và chi tiết, chịu trách nhiệm trước chỉ huy công trường
và sẵn sàng trước mọi kiểm tra, kiểm soát của kỹ sư giám sát bất cứ lúc nào.
Tổ chức nhóm kiểm soát chất lượng vật tư vật liệu thiết bị chuyên trách nằm trong
lực lượng quản lý và kiểm tra chất lượng chung của công trường. Lực lượng kiểm tra này
sẽ kiểm soát toàn bộ quá trình xây lắp theo một lịch trình liên tục, chặt chẽ tại tất cả các
khâu và kiểm tra đột suất mọi việc thu mua nguyên vật liệu, sản xuất tại hiện trường và
chuẩn bị hoàn công bàn giao... Đồng thời kết hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện thuận
tiện, kịp thời cho giám sát của A, giám sát tác giả thiết kế và giám sát cấp trên... tiến hành
kiểm tra, kiểm định chất lượng bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu (tại kho bãi, tại hiện trường
hay tại điểm cung ứng nguyên vật liệu).
Mặt khác, lực lượng kiểm tra giám sát chất lượng sẽ thường xuyên hướng dẫn
chỉ đạo nghiệp vụ... cho các tổ, đội sản xuất tự kiểm tra nội bộ.
Tóm lại, với các giải pháp trên đây chắc chắn tất cả mọi người, mọi công việc, mọi
quá trình đều hướng về mục tiêu chung: Công trình thi công đạt chất lượng cao, đúng tiến
độ, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao.

- 26 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT

BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG,

- 27 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CÔNG TRÌNH: TRỤ SỞ LÀM VIỆC TỔNG CÔNG TY VINACONEX
ĐỊA ĐIỂM XD: 34 LÁNG HẠ - ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI

i. I. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG


Sản xuất phải an toàn - đó là yêu cầu của pháp luật. Thi công các công trình là
ngành sản xuất chứa đựng nguy cơ cao về "mất an toàn". Có vô số nguyên nhân dẫn đến
tai nạn nhưng có thể qui vào mấy nhóm chính sau đây: ngã cao, vật rơi từ trên cao gây va
đập, điện giật hoặc điện giật kết hợp ngã cao, máy kẹp, cán hoặc va đập, sập hố đào, đất
lở v.v. Vì vậy Đơn vị thi công đã thể chế hoá yêu cầu của pháp luật thành qui chế sản
suất: "Tất cả các công trình, hạng mục công trình, các công đoạn thi công đều phải lập
biện pháp kỹ thuật thi công, được Giám đốc công ty duyệt, trước khi thi công. Trong biện
pháp ấy bắt buộc phải có biện pháp an toàn lao động - phòng chống cháy nổ và bảo vệ
môi trường".
1. Những biện pháp chung
Phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn lao động
Căn cứ qui chế chung của công ty và đặc điểm của công trình – Giám đốc công ty
ra quyết định phân cấp "trách nhiệm về công tác ATLĐ" trong xây dựng công trình cụ thể
cho từng người : từ Giám đốc công ty các đơn vị trực thuộc, Giám đốc xí nghiệp, các
phòng ban, Đội trưởng, Chủ nhiệm công trình, Cán bộ kỹ thuật ... đến tổ đội công nhân
tham gia thi công: văn bản phân cấp này là kế hoạch cụ thể để chỉ đạo thực hiện vừa là
sự ràng buộc trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân trong công ty trước pháp luật nhà nước
khi có sự cố.
Xây dựng nội qui: Chủ nhiệm công trình lập bản nội qui công trường bao hàm một
cách tóm tắt các biện pháp về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi
trường, bảo vệ tài sản công trình, trật tự trị an trong quá trình làm việc, ăn ở, đi lại, ra vào
công trường.
Nội qui được viết chữ to lên bảng đặt cạnh cổng ra vào dễ nhìn, dễ đọc
Tổ chức cho tất cả mọi người tham gia xây dựng công trình: học tập kỹ nội qui
công trường, biện pháp an toàn chung. Ai chưa học tập chưa được làm việc. Các tổ đội
có quyền và nghĩa vụ từ chối bố trí công việc cho những người chưa học tập biện pháp
và nội qui công trường.
Lập và thực hiện kế hoạch về ATLĐ đối với công trình - như một bộ phận hữu cơ
của kế hoạch chung về kinh tế, kỹ thuật của công ty gồm có :
Học tập định kỳ, tuyên truyền giáo dục, đào tạo, làm khẩu hiệu, biển báo, biển cấm,
biển chỉ dẫn - theo mẫu sẵn qui định của công ty.
Mở sổ sách ghi chép và theo dõi cấp phát trang bị phòng hộ cá nhân; cấp phát thẻ
an toàn lao động - thẻ ra vào công trường ...

- 28 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Trang bị tối thiểu bắt buộc đối với mọi người là mũ cứng và giầy lao động. Ai không
đội mũ an toàn, không đi giầy phòng hộ đều không được vào công trình.
Khám sức khoẻ định kỳ và khám bất thường khi có việc phải làm trên cao, dưới
sâu, hoặc công việc độc hại nhiều...
Các nội dung trên đều phải có chữ ký xác nhận trách nhiệm cá nhân của từng
người một. Sổ theo dõi được công ty lập thống nhất và cấp phát bắt buộc thực hiện đối
với tất cả các đơn vị trực thuộc.
2. Những biện pháp cụ thể
Có lan can an toàn xung quanh mái của công trình.
Căng vải che chắn bụi: toàn bộ mặt ngoài công trình hoặc từng phần định hướng
chống bụi được căng bằng vải xác rắn theo chiều cao thi công công trình.
Che chắn lối ra vào công trình, bắt buộc mọi người phải ra vào đúng lối qui định có
mái che dài 2-:-4m. Cấm ra vào tuỳ tiện !
Che đậy, rào chắn tất cả các lỗ hổng trên mặt bằng công trường như hố đào, hố
móng, mương rãnh.... và trên tất cả các mặt sàn tầng của công trình. Che chắn các lối đi
có nhiều người qua lại sát công trình đang thi công.
Làm sàn che chắn vững chắc tại các mặt đứng phải thi công đồng thời nhiều cao
độ khác nhau. Không che chắn hoặc che chắn không đủ an toàn, người làm có quyền từ
chối công việc và phải báo cáo ngay cho chủ nhiệm công trình.
Làm lưới chắn vật rơi xung quanh công trình : khi chưa có giáo ngoài sẽ dùng lưới
dù cùng với hệ ống thép φ36 đua ra căng để hứng. Hệ ống này sẽ được bắt gông vào
giáo hoặc cắm thép chờ lỗ ở sàn để đua ra. Cứ 3 tầng có một hệ lưới căng hứng vật rơi
để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị phía dưới.
Biện pháp lắp dựng giàn giáo giá đỡ:
Đối với giàn giáo thép: các ống thép dùng làm giàn giáo và các loại đai thép liên kết
không bị cong, bẹp, lõm, nứt, thủng và các khuyết tật khác.
Các chân cột của giàn giáo phải lồng vào chân đế và được kê đệm ổn định, chắc
chắn. Dựng giàn giáo cao đến đâu phải neo chắc vào công trình đến đó. Vị trí đặt móc
neo phải theo thiết kế. Khi vị trí neo trùng với lỗ tường phải làm hệ giằng phía trong để
neo, các đai thép phải liên kết chắc chắn để đề phòng thanh đà trượt trên cột- đứng.
Công tác cốp pha , cốt thép & bê tông :
Đối với tổ hợp và lắp dựng cốp pha :
Cốp pha dùng để đỡ các kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng
các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.
Cốp pha ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải đảm bảo vững chắc.
Dựng lắp cốp pha cho kết cấu phải có sàn công tác và lan can bảo vệ. Khoảng
cách từ cốp pha đến sàn công tác không lớn hơn 1,5m.

- 29 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Không được để trên cốp pha những thiết bị, vật liệu đồ dùng - phải đeo trực tiếp
trên người
Cấm đặt và chất xếp các tấm cốp pha, các bộ phận của cốp pha lên ban công , các
mặt dốc, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình. ở các vị trí thẳng
đứng hoặc nghiêng khi chưa giằng néo chúng.
Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra kỹ lại, nếu có hư hỏng
phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn và biển báo.
Gia công và lắp dựng cốt thép:
Chuẩn bị phôi và gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung
quanh có rào chắn và biển báo.
Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng máy hoặc các thiết bị chuyên dùng. Sử dụng các
loại máy gia công cốt thép phải tuân thủ theo quy định .Phải có biện pháp ngăn ngừa thép
văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m.
Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nhất là khi gia công các loại
thép có đường kính lớn hơn 20mm. Nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở
hai phía thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1m. Cốt thép đã làm xong phải
đặt đúng chỗ quy định.
Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải :
Che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy.
Hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.
Rào ngăn hai bên sợi thép chạy từ trục cuộn đến tang của máy.
Trục cuộn các cuộn thép phải đặt cách tang của máy tù 1,5m đến 2m và đặt cách
mặt nền không lớn hơn 50cm. Xung quanh có rào chắn. Giữa trục cuộn tang của máy
phải có bộ phận hạn chế sự chuyển dịch của dây thép đang tháo. Chỉ được mắc đầu sợi
thép vào máy khi máy đã ngừng hoạt động.
Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay, phải có biện pháp đề phòng sợi
thép tuột hoặc đứt văng vào người. Đầu cáp của tời kéo nối với nơi thép cần nắn thẳng
bằng thiết bị chuyên dùng. Không nối bằng phương pháp buộc. Dây cáp và sợi thép khi
kéo phải nằm trong rãnh che chắn.
Chỉ được tháo hoặc lắp đầu cốt thép vào dây cáp của tời kéo khi tời kéo ngừng
hoạt động.
Cấm dùng máy truyền động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có
các thiết bị bảo đảm an toàn.
Chỉ được dịch chuyển vị trí cốt thép uốn trên bàn máy khi đĩa quay ngừng hoạt
động.
Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân cho công nhân.

- 30 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Lắp dựng cốt thép cho các khung độc lập, dầm , xà, cột, tường và các kết cấu
tương tự khác phải sử dụng sàn thao tác rộng hơn hoặc bằng 1m.
Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván có chiều rộng không nhỏ hơn 40cm.
Khi gia công cốt thép trong xưởng hoặc tại chỗ, về ban đêm cần phải được chiếu
sáng đầy đủ đảm bảo cường độ chiếu sáng .
Buộc cốt thép phải dùng các dụng cụ chuyên dùng : cấm buộc bằng tay.
Không được chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên ván khuôn vượt quá tải trọng
cho phép trong thiết kế.
An toàn trong công tác lắp ghép cấu kiện bê tông
1. Sử dụng các loại máy trục, các lọai cần cẩu phảI theo quy định về quy phạm an
toàn cho cần trục, phảI được kiểm định trước khi sử dụng.
2. Trong thiết kế thi công phảI ghi rõ:
 Các biện pháp bảo đảm an toàn cho quá trình lắp.
 Cách xắp xếp các loại cẩu kiện trên giá, dưới đất.
 Phạm vi hoạt động của cần cẩu.
3. Trong quá trình thi công phảI có cán bộ kỹ thuật hoặc đội trưởng hướng dẫn và
giãm sát.
4. Công nhân phảI là những người có chứng chỉ nghề nghiệp lắp ghép cấu kiện bê
tông, có kinh nghiệm và nắm vững nội quy, kỹ thuật an toàn lắp ghép.
5. Người công nhân được phép thi công lắp ghép phảI có đầy đủ sức khỏe, không có
bệnh thần kinh, tim mạch, phảI kiểm tra sức khỏe định kỳ.
6. Cấm mọi người uống rượu, bia, các chất gây kích thích, trước và trong khi làm
việc.
7. Cấm mọi người đứng dưới cấu kiện hoặc trong phạm vi hoạt động của máy và
thiết bị đang cẩu.
8. Khi cần thao tác trên cao mỗi tầng (lắp đặt các thiết bị neo kẹp, tháo móc cẩu,làm
mối nối…) phảI đứng trên ghế giáo.Cấm dùng thang hoặc giáo tựa vào các bộ
phận đang lắp để làm bất cứ việc gì.
9. Khi cẩu vật phảI kiểm tra lại vật cẩu, móc cẩu đảm bảo an toàn mới được cẩu vật
lên.
10. Khi móc cẩu phảI sử dụng đúng loại cáp và móc cho từng chủng loại cấu kiện theo
thiết kế thi công quy định.
11. Khi cẩu phảI dọn về sinh sạch sẽ vật cẩu.
12. Cấm cẩu với, cẩu cấu kiện bị vùi lấp hoặc vừa xoay cẩu vừa cẩu cấu kiện.
13. Cấm cẩu lắp khi có giông bão, gió từ cấp 4 trở lên, hoặc khi trời tối không có ánh
sáng.

- 31 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
14. Khi tiến hành cẩu lắp phải có người chỉ huy tín hiệu thống nhất, tất cả mọi người
tham gia cẩu lắp phảI nắm vững tín hiệu đó.
15. Khi đang cẩu, cấm sửa chữa bất kỳ bộ phần nào của vật cẩu.
16. Cấm xếp hoặc đặt tạm các cấu kiện trên sàn lắp ghép.
17. Chỉ được tháo móc cẩu khi đã neo chống kê xếp cấu kiện, vật cẩu chắc chắn theo
đúng quy định của thiết kế biện pháp thi công.
18. Không đước ném, thả bất cứ vật gì (công cụ, thiết bị, vật tư …) từ trên tầng xuống
đất. Phải chuyển bằng cẩu hoặc thang.
19. Không đước ngừng công việc khi chưa lắp đặt cấu kiện vào vị trí ổn định. Kê xếp
và neo chống chắc chắn.
20. Cấm xếp hoặc đặt tạm các vật cẩu không đúng quy định thiết kế.
21. Chỉ được lắp trần tầng trên khi tầng dưới đã được cố định chắc chắn và đã nghiệm
thu.
22. Khi lắp xong sàn mỗi khu vực của từng tầng (theo biện pháp thi công) phảI lắp
ngay hệ thống rào chắn an toàn bao quanh và các lỗ trống trên sàn phải được rào
chắn.
23. Cấm đi trên đỉnh cột để tháo móc cẩu hoặc để tháo các cấu kiện khác.
24. Khi lắp các cấu kiện mép ngoài của công trình phải đeo dây an toàn rồi mới đón
đưa vật vào vị trí.
25. Các tấm cột, tường phảI được neo chống cố định bằng 2 tăng đơ khi lắp dựng.
26. Tăng đơ, thiết bị cho công tác lắp ghép phảI thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng khi
thấy không đảm an toàn phảI loại bỏ.
27. Khi lắp ghép không được cẩu 2 cấu kiện trở lên cho 1 lần cẩu, không cẩu quá tải.
28. Thường xuyên kiểm tra các tầng cáp cẩu, móc cẩu nếu an tòn mới cho cẩu.
29. Chỉ thao hà thiết bị néo chống khi các cấu kiện được kê xếp chắc chắn, các mối
nối đã được thi công đủ cường độ cho phép.
30. Các đơn vị thi công lắp ghép phảI thực hiện nghiêm chỉnh quy định nêu trên và
những quy định an toàn cho công tác lắp ghép.
Đổ và đầm bê tông:
Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha,
cốt thép, giàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ bê tông sau
khi đã có văn bản xác nhận.
Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 30o trở lên phải có
dây neo buộc chắc chắn các thiết bị. Công nhân phải đeo dây an toàn.

- 32 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
Thi công bê tông ở hố sâu hoặc ở các vị trí chặt hẹp, công nhân phải đứng trên các
sàn thao tác và phải đảm bảo thông gió và cường độ chiếu sáng và đảm bảo thông gió và
cường độ chiếu sáng.
Dùng đầm rung để đầm vữa bê tông cần:
Nối đất vỏ đầm rung.
Dùng dây bọc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của dầm.
Ngừng đầm rung từ 5 đến 7 phút, sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 đến 35 phút.
Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương
tiện bảo vệ cá nhân khác.
Tháo dỡ cốp pha:
Chỉ được tháo cốp pha sau khi bê tông đã đạt đến cường độ quy định theo sự
hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công.
Khi tháo cốp pha phải tháo theo trình tự hợp lý, phải có biện pháp đề phòng cốp
pha rời hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo cốp pha phải có rào ngăn và
biển báo.
Trước khi tháo cốp pha phải thu gọn hết vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ
phận công trình sắp tháo cốp pha.
Khi tháo cốp pha, phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu
có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết.
Sau khi tháo dỡ cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình.Không được để
cốp pha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném côp pha từ trên cao xuống. Cốp pha sau khi
tháo phải được nhổ đinh và xếp vào nơi quy định.
Sử dụng xe máy xây dựng:
Tất cả các xe máy xây dựng đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó phải có các
thông số kỹ thuật cơ bản, hướng dẫn về lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa
chữa, có sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật của máy.
Xe máy xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong suốt quá trình sử
dụng, phải được bảo dưỡng kỹ thuật , và sửa chữa định kỳ theo quy định trong hồ sơ kỹ
thuật. Khi cải tạo máy hoặc sửa chữa thay thế các bộ phận quan trọng của máy phải có
tính toán thiết kế và được duyệt theo thủ tục thiết kế hiện hành.
Các thiết bị nâng sử dụng cho công trình được quản lý và sử dụng theo TCVN
4244 – 86 và các quy định.
Các xe máy xây dựng có dẫn điện động phải được : Bọc cách điện hoặc bao che
kín các phần mang điện để trần.
Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của xe máy.
Những bộ phận chuyển động của xe máy có thể gây nguy hiểm cho người lao
động phải được che chắn họặc trang bị bằng phưong tiện bảo vệ . Trong những trường

- 33 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
hợp bộ phận chuyển động không thể che chắn hoặc trang bị bằng phương tiện bảo vệ
khác do chức năng công cụ của nó, thì phải trang bị thiết bị tín hiệu.
Xe máy phải đảm bảo khi ở chế độ làm việc không bình thường phải có tín hiệu
báo hiệu, còn trong các trường hợp cần thiết phải có thiết bị ngừng, tự động tắt xe máy
hoặc loại trừ yếu tố nguy hiểm.
Các xe máy di động phải được trang bị thiết bị tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng.
Trong phạm vi hoạt động của máy phải có biển báo.
3. Biện pháp an toàn sử dụng điện:
Bao gồm các nội dung sau :
Những điều hướng dẫn sử dụng điện thi công cho ánh sáng và thiết bị.
Những điều nghiêm cấm kèm theo qui chế sử phạt vi phạm.
Cử cán bộ chuyên môn về điện quản lý, theo dõi thực hiện, tu dưỡng sửa chữa
thường xuyên và kịp thời ... Tuyến điện thi công phải được lập và duyệt biện pháp trước
chỉ huy công trường và phòng nghiệp vụ chuyên môn trước khi được phép kéo tuyến...
Việc lắp đặt thiết bị và đường giây điện thi công phải theo đúng TCVN 4756-89 và TCVN
5556-91
4. Tổ chức trực y tế công trường
Tuỳ theo địa điểm xây dựng công trình và các cơ sở khám chữa bệnh quanh vùng
để bố trí lực lượng và qui mô y tế trực công trường nhằm mục tiêu : Sơ cứu nhanh, cấp
cứu kịp thời trong điều kiện tốt nhất có thể mỗi khi có tai nạn. Mặt khác, người trực y tế
trực kiêm cả vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường công trình xây dựng. Tại công
trường có tủ thuốc, 1 số trang thiết bị phục vụ sơ cứu như bông băng, cồn...vv.
5. Tổ chức công tác kiểm tra định kỳ
Theo tháng, quí, năm và kiểm tra bất thường của đơn vị cấp trên, các đoàn thanh
tra lao động của trung ương và địa phương.
6. Tổ chức và quản lý tốt mạng lưới "an toàn vệ sinh viên"
Do công đoàn xí nghiệp, chi nhánh phụ trách. Đây chính là lực lượng quần chúng
tự quản lý công việc vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động cho chính mình và cho đơn
vị mình. Tổ chức tốt lực lượng tự quản sẽ có hiệu quả rất tốt.
ii. II. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Đơn vị thi công thực hiện nghiêm chỉnh theo các nội dung sau
1. Lập phương án phòng chống cháy nổ
Trong biện pháp thi công nhất thiết phải có biện pháp phòng chống cháy nổ. Trong
công tác bảo hiểm, có bảo hiểm cháy nổ...
Biện pháp phải được bảo vệ trước lãnh đạo công ty và được chấp nhận. Nếu công
trình có qui mô lớn, thời gian thi công dài và có tính chất đặc biệt nhạy cảm với cháy nổ
như : công trình ngành xăng dầu, kho vũ khí, kho mìn và kíp nổ, kho hoá chất, kho bông

- 34 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
vải, chất dễ cháy ..v.v Nhất thiết phải trình duyệt trước cơ quan phòng cháy chữa cháy và
ban quản lý công trình được sự chấp thuận.
Các giải pháp tổ chức thi công trước hết là tổ chức mặt bằng thi công
Bố trí hàng rào, cổng ngõ, đường xá, nguồn điện nước, sắp xếp kho tàng lán
trại..v.v. phải quán triệt yêu cầu của phương án " Phòng chống cháy nổ"...
Phải báo cáo phương án phòng chống cháy nổ với cơ quan hữu trách địa phương
và chịu sự kiểm tra, chỉ đạo của họ về mặt chuyên môn. Trường hợp địa điểm xây dựng
không có cơ quan chuyên trách thì phải báo cáo với chính quyền địa phương để có sự hỗ
trợ, phối hợp phòng chống cháy nổ khi cần thiết.
Mua bảo hiểm công trình, máy móc thiết bị thi công, kho xưởng gia công theo chế
độ hiện hành của nhà nước Việt Nam và yêu cầu cụ thể của hồ sơ mơi thầu.
Đăng kiểm theo qui định của nhà nước đối với các máy móc thiết bị nhạy cảm với
cháy nổ như: Bình khí nén, Pin hàn hơi (chai ôxy và bình chứa đất đèn).v.v.
2. Tổ chức thực hiện phòng chống cháy nổ
Lực lượng này được huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, thực tập tình huống giả
định, thống nhất tín hiệu cấp báo, qui định chế độ trực ban .v.v.
Chuẩn bị phương tiện dụng cụ như: thang, sào, cuốc, xẻng, xô thùng, bồn cát, bình
xịt khí CO2 cầm tay, một số quần áo chụi lửa, mặt nạ phòng độc. Chuẩn bị nguồn nước
thường xuyên và đường ra vào cần thiết cho xe cứu hoả khi cần thiết.
Có phương án dự phòng thoát hiểm cho người và tài liệu, tài sản quan trọng. Có
nội qui cụ thể về phòng chống cháy nổ
Có đủ biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn cần thiết cho các khu vực, các điểm cần
phòng chống cháy nổ, cấm lửa, chấn động mạnh và chỉ dẫn lối thoát hiểm.
Có qui định sử dụng điện thi công và sinh hoạt trên công trường, các nguồn lửa thi
công và sinh hoạt cụ thể
Tổ chức kiểm tra, thưởng phạt theo định kỳ và bất thường.
Luôn tuyên truyền nhắc nhở mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các qui định
phòng chống cháy nổ, xây dựng ý thức cảnh giác cao nhằm giữ gìn sự bình yên tuyệt đối
để tập trung xây dựng công trình chất lượng cao, đúng tiến độ.
iii. III. BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Môi trường sống, tài sản vô giá của tất cả mọi người đã và đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Bảo vệ môi trường là nghiã vụ của tất cả mọi người. Nhận thức được trách nhiệm
của mình và biết rằng công trường xây dựng luôn tiềm tàng nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi
trường, Đơn vị thi công sẽ thực hiện các việc dưới đây.
1. Lập biện pháp bảo vệ môi trường
Các giải pháp được chọn phải đảm bảo các mục tiêu sau:

- 35 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT
- Che chắn được bụi, khí độc, mùi hôi hám, tiếng ồn, tiếng động mạnh, bức xạ
nhiệt, phóng xạ .v.v. phát sinh trong quá trình xây lắp, vận chuyển, bốc xếp nguyên vật
liệu và các hoạt động của xe máy thi công, không để ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường
sống của dân cư trong vùng, không làm tăng độ ô nhiễm vào nguồn nước, mặt đất và bầu
khí quyển nói chung.
- Giữ gìn nguyên vẹn và tôn tạo thêm cây cỏ, cảnh quan xung quanh và cả chính
nơi xây dựng. Không chặt phá cây cối , hoa lá vườn, rừng vốn có . không làm cản trở
đường giao thông, sân chơi, bến bãi vốn có. Không để vì sự có mặt của công trường làm
ảnh hưởng xấu đến cuộc sống bình yên vốn có trong vùng, trong khu vực.
- Bố trí cán bộ, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện và thường xuyên tuyên
truyền giáo dục, nhắc nhở kiểm tra, khen tthưởng và xử phạt kịp thời những thành tích và
những sai phạm.
2. Những biện pháp cơ bản
Làm hệ thống thoát nước mặt, nước sản suất và nước sinh hoạt hợp lý và hợp vệ
sinh, đảm bảo mặt bằng công trường luôn khô ráo sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng.
Nước thải vệ sinh được xử lý qua bể phốt 2-:-3 ngăn trước khi thải vào hệ thống
chung. Nước mưa, nước sản xuất đều qua lắng cặn và lưới chắn rác bằng thép trước khi
thải vào ống chung.
Làm tường rào che chắn kín tới độ cao cần thiết ngăn cách với môi trường xung
quanh.
Phế liệu phế phẩm được thu gom tại chỗ qui định, chuyển trên cao xuống qua
máng kín vào giờ qui định. Đất đai phế liệu chuyển đi, ximăng, vôicát .v.v. chuyển về công
trường bằng ô tô đều phủ bạt kín, tránh bụi và rơi vãi trên đường...
Thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp. Làm ngày nào thu dọn ngày đó, làm chỗ
nào thu dọn chỗ đó. Tổ chức dọn vệ sinh hàng tuần và tổng vệ sinh hàng tháng, sắp xếp
lại kho lán nguyên vật liệu xe máy ngăn nắp gọn gàng.
Bố trí giờ làm việc thích hợp để tránh tiếng động, tiếng ồn quá mức ảnh hưởng đến
giấc ngủ, nếp sinh hoạt bình thường của dân chúng xung quanh..
Tổ chức hệ thống WC nam nữ riêng biệt, có đủ nước, điện và người thu dọn vệ
sinh hàng ngày không để mùi xú uế ảnh hưởng đến công trường và vùng lân cận. WC
cho nữ có đủ nơi tắm rửa, thay quần áo... theo qui định của luật lao động hiện hành. Tạo
môi trường làm việc thông thoáng, đủ ánh sáng, không bụi bậm không tiếng ồn tiếng động
vượt quá mức để đảm bảo sức khoẻ cho chính công nhân xây dựng.
Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để che chắn các máy phát ra tiếng ồn như máy
phát điện, máy trộn bê tông.... nhằm giảm thiểu tiếng ồn xuống đến dưới mức cho phép.
Đường nội bộ công trường sẽ được tưới nước làm giảm bụi vào mùa khô hanh bằng xe
téc nước.

- 36 -
NguyÔn V¨n Minh – 245349 – 49XD8 B¸o c¸o
thùc tËp CBKT

- 37 -

You might also like