You are on page 1of 3

Chương 4: Tính ổn định và những biến động của DNA

I.Tính ổn định của DNA:


_ tính ổn định của DNA là kết quả của 2 quá trình sao chép và sửa sai
1.Sự sao chép của DNA:
1.1:Tháo xoắn:
_ Protein B đánh dấu điểm khởi sự,gắn vào điểm Ori
_ 2 phân tử Gyraza tiến hành cắt và tháo xoắn theo 2 chiều ngược nhau
_enzyme helicase tạo chạc tái bản chữ Y
_Các phân tử enzyme SSB gắn vào những đoạn đã tháo xoắn và giữ vững trạng thái chữ
Y
_DNA chỉ bị tháo xoắn 1 đoạn nhỏ ,và khi việc sao chép tiến hành tới đâu thì mới tháo
xoắn tíêp, đây là quá trình lien tục,nhịp nhàng
1.2Qúa trình kéo dài:
_ Đây là quá trình lắp ráp nucleotide vào mạch mới,trong đó có 1 mạch được tổng hợp
lien tục gọi là mạch trước còn mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn,làm thành từng
đoạn okazaki
_enzyme DNA-polymeraza III di chuyển theo chiều 3’5’ và tổng hợp đoạn mới theo
chiều 5’3’
_Enzyme DNA-polymeraza III vừa mang hoạt tính polyme hoá(tổng hợp đoạn DNA mới)
vừa mang hoạt tính sửa sai(exonucleaza,theo cả 2 chiều 5’3’ và 3’5’)
_Enzyme DNA-polymeraza III chỉ có thể hoạt động tổng hợp khi có đoạn mồi RNA
nhỏ,và enzyme gắn đoạn mồi này là primase
_Trên mạch DNA có chiều 3’5’ sự tổng hợp mạch mới diễn ra lien tục theo chiều 5’
3’
_Trên mạch còn lại sự tổng hợp cũng diễn ra theo chiều 5’3’ nhưng nguợc với hướng
tháo xoắn nên sự tổng hợp không diễn ra lien tục mà duới dạng những đoạn ngắn gọi là
đoạn okazaki

1.3Hoàn chỉnh sợi mới tổng hợp:


_ Khi sự kéo dài kết thúc các mòi RNA bị enzyme RNase H phân huỷ
_Tiếp đó enzyme DNA-polymeraza I cũng với hoạt tính exonucleaza nhưng chỉ theo 1
chiều 5’3’,và chức năng polymer hoá là cắt những đoạn mồi và lắp Nu vào các chỗ đó
_ Cuối cùng enzyme ligaza thực hiện chức năng nói các đoạn ngắn đó lại
_ vậy là từ 1 DNA”mẹ” tạo ra 2 DNA con giống nhau và giống mẹ,trong đó mỗi DNA
con mang 1 nữa là của mẹ việc sao chép thực hiện theo nguyên tắc bán bảo toàn
2.Sao chép ở DNA vòng:
_trong quá trình sao chép vẫn giữ dạng vòng
_Quá trình diễn ra tương tự như DNA mạch kép thẳng nhưng trong qúa trình sao chép có
các enzyme giữ trạng thái xoắn của vòng
3.Sự sao chép DNA ơ eukaryote:
_còn đang nghiên cứu,chưa được hiểu tường tận
_Quá trình sao chép gần với sự sao chép ở prokaryote,khác biệt chủ yếu ở chỗ các loại
DNA-polymeraza tham gia
_DNA-polymeraza ở eukaryote gồm:
• Polymeraza α primase:tổng hợp mồi RNA cho mạch chậm,nhưng không có
chức năng sửa sai,các chức năng khác chưa rõ
• polymeraza β có chức năng giống DNA polymeraza I ở prokaryote,chức năng
polymer hoá và exonucleaza, hoàn chỉnh mạch mới sau khi đoạn mồi RNA bị loại
bỏ
• polymeraza γ tìm thấy trong ty thể,chưa rõ chức năng
• polymeraza δ có chức năng gần giống với DNA polymeraza III ở prokaryote
polymeraza ε mới phát hiện gần đây,chưa rõ chức năng
Mô hình sao chép DNA ở eukaryote (đề xuất)
_Đầu tiên DNA được tháo xoắn nhờ 1 topoisomerase và nhân tố sao chép A(RF-A)
_Trên mạch sau( mạch tổng hợp gián đoạn) polymerase α prisemase tương tác với RF-A
tổng hợp đoạn mồi RNA , được nối thêm 20 desoxynucleaotide,và polymerase δ gắn vào
tổng hơp đoạn okazaki
_Polymerase α chuyển lên mạch đối diện và tổng hợp mạch mới lien tục
Sửa chữa sai sót khi sao chép:
_Khả năng sai sót trong qúa trình tổng hợp mạch mới là 10-8, điều này có được là nhờ 1
hệ thống có khả năng:(sửa chữa trong sao chép)
• Nhận biết vị trí bắt cặp không phù hợp
• Phát hiện mạch mới tổng hợp sai và cắt ngay sai sót đó
_Việc sửa chữa sai sót ngoài sao chép:
• sửa sai trực tiếp:emzyme photolyase loại bỏ trực tiếp lien kết T-T sai sót
• sửa sai gián tiếp:
1. baso sai hỏng được nhận biết và loạ trừ bởi enzyme glycosylase
2. enzyme APendonuclease cắt sợi đơn DNA ngay vị trí mất base
3. Phức hợp protein UVR gắn vào vị trí sai hỏng cắt đi 1 đoạn 12Nu
4. tái lập vị trí base nito chính xác
II Những biến động của DNA:
1.sự biến tính:
_Dưới tác động của nhiệt độ 2 mạch đơn DNA tách nhau ra
_Các yếu tó ảnh hưởng:
• thành phần Nu,ví dụ:DNA có nhiều G-C thì sẽ bền vững hơn,vì G-C liên kết với
nhau bằng lien kết hydro
• Độ dài mạch
• Môi trường phản ứng
• Điểm sai lệch
2.Sự hồi tính:
_ khi tăng nhiệt độ 2 mạch đơn DNA tách nhau ra,khi giảm nhiệt độ 2 mạch đơn lại liên
kết lại với nhau, đó là sự hồi tính
3. Đột biến gen:
_Duới tác động của các tác nhân gây đột biến như: (tia tử ngoại tia X,các tia phóng
xạ..)DNA bị biến đổi ở 1 hoặc 1 vài cặp Nu(đột biến điểm),những thay đổi này có thể
không làm thay đổi kiểu hình,và qua quá trình tiến hóa lâu dài nó là nguồn nguyên liệu sơ
cấp cho tiến hoá

You might also like