You are on page 1of 3

Dự báo thị trường bất động sản 2008

1
Ngày 14/2, công ty quản lý và tiếp thị bất động sản chuyên nghiệp CB Richard Ellis Việt
Nam đã công bố bản dự báo về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2008.

Căn cứ trên đà tăng mạnh về cầu trong tất cả các mảng thị trường bất động sản năm 2007, CB
Richard Ellis dự báo năm 2008 sẽ tiếp tục tăng, tuy nhiên sẽ có sự khác biệt. Theo đó, sự tiếp tục
phát triển của một số thị trường sẽ làm giảm nhẹ tình trạng thiếu cung trong tương lai. Các dự án
không chỉ còn tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM mà đã lan tỏa đến các thành
phố đầy tiềm năng khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ...

Mảng thị trường nào lên ngôi?

CB Richard Ellis cho rằng nhu cầu vẫn tăng tuy nhiên yêu cầu của người mua sẽ cao hơn. Việc
xếp hàng để mua căn hộ trong các dự án như Vista, Keppel và Estelle, Hoàng Anh Gia Lai và Phú
Mỹ Hưng cho thấy những dự án chất lượng, giá cả phải chăng sẽ vẫn luôn dẫn đầu thị trường.

Thay đổi có chăng là ở thị trường bất động sản Hà Nội khi mà cho tới thời điểm này vẫn chưa có
nhiều biến động đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở. Hà Nội hiện giờ vẫn không được đánh giá cao
nhưng có thể thấy được tiềm năng với các dự án trong tương lai như Golden Westlake, Hanoi
Indochina Plaza, Keangnam, và Hanoi Landmark.

Thị trường văn phòng và cửa hàng bán lẻ vẫn không đủ cung trên cả nước, vì thế giá thuê sẽ tăng
và các công ty buộc phải xem xét đến các giải pháp khác như là phát triển ra phía ngoài khu vực
trung tâm nhằm chiếm giữ vị trí.

Thị trường căn hộ cho thuê năm 2007 bị hạn chế về nguồn cung và trong năm 2008 sẽ không có
gì khác biệt, điều này gây ra sự thiếu hụt cho thị trường căn hộ chi phối thị trường mua để cho
thuê (các nhà đầu tư tư nhân mua căn hộ với mục đích cho người nước ngoài thuê lại). Hà Nội sẽ
có thêm hai dự án căn hộ cho thuê ra đời vào năm 2008.

Thị trường khách sạn và resort sẽ không có thêm nguồn cung nào ở các thành phố lớn, bởi các
nhà đầu tư chỉ chú ý tới các khu vực du lịch như Đà Nẵng, Biển Đông, Phú Quốc, sắp tới là Long
Hải, vịnh Hạ Long và Huế.

Thị trường đất công nghiệp là mảng thị trường chiếm tới gần 60% FDI, cũng được nhắc đến gần
đây. Mảng thị trường này sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa với ngày càng nhiều nhà đầu tư, đặc biệt
là nhà đầu tư Mỹ tìm cách thâm nhập vào thị trường Việt Nam mong tận dụng được lực lượng lao
động trẻ có tay nghề cùng với các chính sách ưu đãi từ Chính phủ. Với những bất cập về cơ sở
hạ tầng, lãnh đạo các cấp trung ương và địa phương đều đang nỗ lực khắc phục khó khăn này
trong năm 2008.

Trong tương lai trước mắt, các dự án tổ hợp đa năng có quy mô lớn sẽ được phát triển tại các khu
vực bên ngoài trung tâm thành phố như khu vực quận Tân Bình (C.T Plaza), quận 11 (Saigon
Palace), quận 7 (Phú Mỹ Hưng với 10 tòa tháp) tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Hồ Tây, Mỹ
Đình tại Hà Nội như dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower trên đường Phạm Hùng, The
Landmark trên đường Liễu Giai, dự án Hanoi Indochina Plaza trên đường Xuân Thủy...

Sự phát triển ra bên ngoài trung tâm sẽ trở thành xu hướng chung với việc Hà Nội mở rộng ra
phía tây và thành phố Hồ Chí Minh mở rộng ra vài hướng phía ngoài. Việc mở rộng này đã giải
quyết được khó khăn về việc tìm kiếm những văn phòng có giá thuê thấp và diện tích lớn.
2
3

You might also like