You are on page 1of 6

Thuật phong thủy và cuộc sống

Thứ ba, 6/2/2007, 08:56 GMT+7

"Phong thủy" đuợc xem là một môn khoa học của nguời Á Đông, phát khởi từ Trung Hoa đã hơn
3.000 năm. Muốn giải thích các môn khoa học của nguời Trung Hoa bằng phuơng pháp luận duy
vật thì khó hơn lên trời.

Muốn hiểu được Y lý phương Đông cũng như môn phong thủy, phải biết chấp nhận những yếu
luận căn bản của triết lý phương Đông như âm dương, ngũ hành, v...v... và v...v...Thôi thì nhường
điều ấy lại cho các học giả, các triết gia và các thầy địa lý, chúng ta chỉ xem xét thuật phong thủy
trên góc độ hiệu dụng của nó đối với cuộc sống.

Tháng 9 năm 1999, tạp chí Vogue của Mỹ đăng bài phóng sự của nhà báo Kristina Zimbalist cho
biết rất nhiều nghệ sĩ, doanh nhân ở Mỹ và châu Âu tin tưởng và mê tín thuật phong thủy. Bài báo
hướng dẫn trường hợp của Steven Klein – nhà nhiếp ảnh thời trang chuyên chụp người mẫu cho
các tạp chí nổi tiếng như Vogue, Cosmo, Elle v.v… dạo mùa thu năm 1998 tự dưng ế ẩm. Một
người bạn bảo anh thử đến hỏi David Raney một người có nhiều năm nghiên cứu thuật phong
thủy chủa người Á Đông và có tiếng là từng giúp nhiều người được hạnh phúc và thành công nhờ
thuật phong thủy của mình.

David Raney đến nhà và phòng chụp (studio) của Steven Klein. Mỗi nơi, ông thay đổi vị trí của
một số vật dụng, thêm đèn, chậu hoa, thay kính cửa v.v… thế mà công việc của anh ta tốt hẳn lên.
Bài báo còn tiết lộ rằng ngay cả tỉ phủ Donal Trump khi xây khách sạn Trump Tower khổng lồ
cũng đến hỏi ý kiến David Raney. Ngoài ra, tỉ phú Kenvin Hart nhà tài chính Randolph Duke, các
nhà thiết kế nổi tiếng Joyce Ma, Vivienne Tam Shanghai Tany, công chúa Christine của Bỉ, kỹ sư
tin học nổi tiếng Wendy Lee, Nicole Kidman, Tom Cruise, Cindy Crawford v.v… đều là khách
hàng thân thiết của David Raney.

Còn ý kiến của David Raney thì thế nào? David Raney hiện đang ở California, Mỹ. Ông cho biết
đã nghiên cứu thuật phong thủy hoàn toàn là khoa học chứ không phải là mê tín như người ta
nghĩ. Chẳng qua trước đây giới tri thức Á Đông muốn thần bí hóa sự việc nên không muốn giải
thích dài dòng với quần chúng, tạo nên nét huyễn hoặc cho vấn đề này.

Theo ông, thuật phong thủy chỉ là khoa học về môi trường. Sắp xếp thế nào để môi trường sống
trong nhà được nhiều ánh sáng, nhiều khí trời, có gió thông thoáng, có nước, có lửa, có khoảng
cách để di chuyển thoải mái, cửa sổ, cửa ra vào thông thoáng, có màu xanh cây cối, có không
gian để tiếp xúc với mọi người, tránh va chạm nhau, tránh lan truyền bệnh tật v.v…

Nếu sống trong môi trường hợp lý thì người ta sẽ khỏe mạnh, vui vẻ, làm ăn phát đạt, còn nếu
sống trong môi trường luộm thuộm, thiếu hòa hợp, con người trở nên cáu gắt khó chịu, làm ăn sẽ
thật bại, hỏng việc…Thuật phong thủy thật ra chỉ là khoa học kiến trúc cộng với khoa học môi
trường ở dạng thực nghiệm phổ thông. Vậy thôi!

David Raney còn phát biểu rằng thuật phong thủy ai cũng học và ứng dụng được, nhưng cũng
như những ngành nghề khác trong xã hội, sẽ có một số người chuyên chú và trở thành “Thầy
phong thủy”. Các ông “Thầy phong thủy” cố giữ bí mật nghề nghiệp để làm ăn chứ không có gì
là kỳ bí, siêu nhiên cả.

Ngày nay, các ông thầy phong thủy thực chất là một chuyên gia trang trí nội thất, hiểu biết được
mối quan hệ giữa con người và môi trường sống. Nếu thiết lập thật tốt mối quan hệ này thì con
người sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu trong ngôi nhà của mình. Do đó, sức khỏe tăng lên, làm ăn dễ
thành công, bạn bè khách hàng thích lui tới, cuộc đời “lên hương” thế là có “tình yêu & hạnh
phúc” ngay thôi!
Vậy đối với chúng ta, phong thủy có phải là mê tín, nhảm nhí hay không? Thôi thì …ông bà mình
đã nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nếu vì tin vào phong thủy mà phải đập tan cả cái nhà
thì xin đừng, nhưng nếu tốn kém chút ít mà căn nhà đẹp ra, cuộc sống thoải mái hơn thì cũng nên
tin đấy chứ.

Vả lại, ngày nay thuật phong thủy đã có trong chương trình đào tạo của Đại học Kiến trúc và
ngay cả những chuyên viên địa ốc cũng được trang bị kiến thức cơ bản về môn học lý thú này.
Tây phương gọi môn học mới mẻ này là “Thuật tạo hạnh phúc gia đình và làm ăn phát đạt”. Có lẽ
hơi một chút cường điệu, nhưng một chút cường điệu tăng thêm niềm tin cho cuộc sống. Tại sao
không nên nhỉ?

Theo Suu tam

Cửa sổ và phong thủy


Thứ tư, 13/12/2006, 16:29 GMT+7

Đối với một ngôi nhà, cửa sổ được coi là linh hồn, đón sinh khí cho gia đình và là một phần tất
yếu tạo nên sự lịch lãm, cũng như phong cách kiến trúc của ngôi nhà đó.

Tuy nhiên, ngày nay, chuyện mở cửa sổ đối với một số ngôi nhà còn bị xem nhẹ bởi ý nghĩ, quan niệm sai
lầm “miễn sao ánh nắng mặt trời chiếu sáng đầy đủ thông suốt là được”. Ý nghĩ và quan niệm đó quả
thực mới chỉ đúng một nửa mà thôi.

Đón nguồn sáng vào nhà

Xưa, cổ nhân đã sớm nhận biết trong trời đất, mọi vật phát triển sung mãn trước hết là do hội tụ đầy đủ
hai khí âm dương. Nghĩa là, gió mang theo dương khí, nước chứa đựng âm khí, khi hai khí âm dương
giao hội sung mãn sẽ tạo ra phong thủy tốt (gió và nước phải hòa hợp, quân bình nhau). Có những ngôi
nhà khi bước vào ta có cảm giác tà khí vây quanh bởi sự thiếu ánh sáng bao trùm căn nhà đó hoặc quá
nhiều ánh sáng cho ta có cảm giác sát khí nặng nề (môi trường sinh sống không tốt).

Có người cho rằng, nhà có nhiều âm khí (nước) là nhà tụ tài, chiêu tài song ít ai biết rằng, âm khí là con
dao hai lưỡi: âm khí quá nặng, lý khí mất cân bằng, nảy sinh bệnh tật, người sống trong nhà hay mắc
chứng bệnh về ảo giác, quỷ quái, hô hấp. Ngược lại, do tâm lý, sở thích... một số người khi xây nhà, mở
thật nhiều cửa sổ, cốt sao đưa thật nhiều ánh sáng vào trong mà không hay biết đã phạm vào dương
kháng (dương quá mạnh) trong phong thủy dẫn đến phát sinh các bệnh về lông, tóc.

Dương khí quá thịnh dẫn đến tiền tài không tụ, hữu danh vô lợi, tiền đến tiền đi, và con cái sớm rời cha
mẹ. Bởi theo lý luận tâm sinh lý hiện đại, người trẻ tuổi thường nhạy cảm với ánh sáng mạnh, người lớn
tuổi thì ngược lại. Vì thế, trong phong thủy, khi mở cửa sổ, cần chú ý không nên mở quá lớn (gấp 3 lần)
so với cửa chính. Nếu phạm phải điều trên, đảm bảo trong gia đình đó, con cái sẽ rất bướng bỉnh, không
nghe lời cha mẹ.

Một số gia đình khi hoàn thiện ngôi nhà, thấy việc bố trí ánh sáng không phù hợp, ánh sáng nhiều, con cái
bỗng trở nên khó bảo, liền xem lại phong thủy mới hay phạm phải dương kháng. Lúc này, giải pháp tốt
nhất và đơn giản là dùng rèm cửa điều chỉnh ánh sáng. Còn nếu cẩn thận hơn thì thu nhỏ kích thước cửa
sổ lại.

Cửa sổ phạm “Giáp giác song sát”

Một điều dễ thấy, các ngôi nhà hiện đại ngày nay đa phần thiết kế nội thất thường mắc phải các quy tắc
phong thủy. Lỗi cơ bản nhất các gia chủ thường phạm phải: phong thủy đại kỵ – Giáp giác song sát - tức
là trên hai bức tường vuông góc với nhau 90 độ (trong một phòng) đều mở cửa sổ ra ngoài. Ví dụ: một
căn phòng có cửa sổ quay sang hướng chính Đông, một quay sang hướng Nam là phạm phải Giáp giác
đào hoa trong nhà dễ vì chuyện ong bướm mà phân ly.

Theo trường phái phong thủy Lý Khí, hiện tượng trên đã phạm vào nguyên tắc âm dương không thể trộn
lẫn. Khi một phương là khí tốt đến, phương kia là Hung tinh vào cửa thì dứt khoát khắp căn phòng này cát
trung tàng hung (trong tốt chứa xấu), xấu tốt lẫn lộn – xấu nhiều tốt ít. Nguyên nhân chính do khí của
phòng đó không do cùng một phương đến, từ đó tạo ra các hiện tượng trên. Theo một số nhà phong thủy
học, để giải quyết tình trạng này, gia chủ cần lược bỏ bớt một cửa hoặc dùng mành rèm che kín tuyệt đối
một cửa (có thể chọn lựa che cửa hướng không phù hợp mệnh trạch phù hợp với mình). Đứng về phía
mặt quang học, khi mở cửa sổ tại phía vuông góc với nhau như vậy, ta luôn bị nhiều sáng bởi hai luồng
sáng có cường độ khác nhau, đặc biệt là khu vực giữa phòng, điều này tạo sự căng thẳng trong tâm lý,
ảnh hưởng đến hoạt động của thị giác, thần kinh.

Thêm một số điều cần lưu ý

- Trong phòng ngủ, cần tránh kê giường đối diện với cửa sổ, như vậy người sử dụng chiếc giường đó bị
luồng ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt mỗi khi đi ngủ, tạo ra các bệnh về tâm thần, ngoài ra người ngủ
còn có nguy cơ phải đối mặt với những luồng gió lùa đột ngột khi ngủ, đó là nguyên nhân khá lớn gây ra
chứng đột quỵ cho những người có tiền sử về tim mạch, gây ra nhiều biến cố bất ngờ cho người khoẻ
mạnh.

- Trong phòng bếp cần tránh đặt bếp đối diện hoặc ngay dưới cửa sổ. Theo phong thủy học nếu như vậy
gia chủ sẽ gặp nhiều việc khó chịu, tiền bạc đến rồi đi, không tích lũy được.

- Khi thiết kế cửa sổ, khoa phong thủy luôn tính đến yếu tố khí trường, tại các hướng có khí trường tốt
nếu điều kiện cho phép, khoa phong thủy khuyên bạn nên mở một cửa sổ để nạp khí tốt cho ngôi nhà
mình. Tất nhiên nó phải được phối hợp với môi trường bên ngoài!

- Khi mở cửa sổ ra mà gặp các cột nhọn hoặc ống khói nhà máy trong khoảng 100 – 200m thì tốt nhất là
đóng lại vì lúc đó bạn sẽ có nguy cơ phải đối đầu với những căn bệnh quái ác, do tác động của sóng hình
thể và sự ô nhiễm của khí thải từ các ống khói.

Trên đây là một số những lỗi cơ bản chúng ta thường gặp trong kiến trúc nhà ở. Mong các gia chủ trước
và trong khi xây dựng thiết kế, thi công, hãy thận trọng xem xét kỹ thuyết phong thủy khi đặt hướng và mở
cửa sổ đúng quy tắc của phong thủy kẻo tai họa vô lường. Vì xét cho cùng, phong thủy chính là sự tổng
kết tích lũy qua nhiều đời, nhiều thế hệ, bản thân sự tồn tại của nó đã là một sự hợp lý! Bỏ qua các yếu tố
thần bí vô căn cứ chúng ta vẫn có được các kinh nghiệm quý báu cho ngôi nhà mình ở.

Theo Suu tam

Bình yên nhờ phong thủy

Vườn luôn là nơi hỗ trợ, bồi bổ cuộc sống, hoán chuyển, thanh lọc môt trường cho các thành viên
và mọi sinh vật trong NHÀ. Vườn xưa hay nay đều được thiết kế theo nguyên tắc ngũ hành: Sơn
(núi), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước) và Thổ (đất).

Chúng tạo ra sự hài hòa về cả màu sắc lẫn hình dáng, mang lại nhiều sinh khí cho con người và sinh vật
sống. Nếu không gian hạn hẹp, thì một "góc" nhỏ bố trí hợp lý cũng đã mang lại lợi ích "lớn" cho căn nhà
và người sống trong nhà.

Sơn

Chắc chắn là ta không thể "rinh" cả "trái" núi về nhà mà ở đây sẽ là những bố trí mang dáng dấp từ núi
đá. Có nhiều loại đá: loại lớn từng mảng làm đường đi, hoặc làm vách ngăn; loại nhỏ hơn và có hình dáng
đặc biệt sẽ được bố trí làm hòn non bộ... Đá núi thường được đặt hoặc xây dựng ở các vị trí phí Tây hoặc
Bắc, tạo nét tương phản âm dương với hồ nước thường đặt ở phía Nam hoặc Đông.

Thủy

Theo phong thủy thì nước mang lại năng lượng, mang lại sự luân lưu tuần hoàn và phản chiếu cũng như
thu hút vạn vật từ vũ trụ. Nước luân lưu mang theo Khí, nước có khả năng cuốn hút và thu nạp. Người
xưa cho rằng nước tượng trưng cho tài lộc, ở đâu có nước thì ở đó có tiền. Singapore là một quốc gia
điển hình, giữ quan niệm truyền thống ấy của khoa học phong thủy vào xây dựng và bố trí cảnh quan ở
khắp mọi nơi.

Thổ

Hành thổ (trong vườn) đuợc dẫn dắt theo các lối đi hoặc Đất, chất liệu chính để "trụ", "giữ" mọi thứ trên
quả đất này và trong vườn nó sẽ là nền tảng dẫn dắt cho KHÍ lưu thông. Những nơi có lá vàng nhiều, vào
mùa thu chẳng hạn, cũng tạo nền móng cho hành Thổ phát huy tác dụng nuôi dưỡng và dẫn dắt, tái tạo
"mùa sau".

Mộc

Việc trồng cây cối, hoa cỏ cho một khu vườn dù lớn hay nhỏ rất quan trọng. Đặc biệt, màu sắc và hình
dáng (loại cây) phải được chú ý vì vừa là vật thể sống động tạo ra khung cảnh tươi đẹp và hòa hợp quan
hệ giữa con người và năng lượng sống từ thiên nhiên.

Hãy chú ý đến hai vấn đề chính của Cây cối, Thảo mộc là màu sắc và hình dáng thể loại, nhìn bằng con
mắt: Ngũ Hành. Và trong Vườn thì không nên để bất cứ một "thiên cực" nào tức là nghiêng hẳn về một
nơi chốn nào hoặc loại cây cối nào "thái quá" để tạo ra sự cân bằng về sinh thái cũng như về phối trí.

Màu xanh của lá cây chiếm giữ cảnh quan một cách hữu hiệu nhất trong khu vườn. Không thể chối cãi vị
trí thống lĩnh độc tôn của cây cỏ trong Vườn thì tất cả thảo mộc đều là hành Mộc nhưng hình dáng và
màu sắc của chúng có thể gợi đến một hành khác.

Như vậy đặc thù của cây cối, thảo mộc thuộc hành mộc là các loại cây có hình trụ và các giàn đỡ, cột
chống bằng gỗ. Thậm chí các cột trụ ngày nay, dù làm bằng bê tông cốt thép nhưng người ta vẫn cố tạo
dáng để nhìn vào giống như một thân gỗ mọc tự nhiên, dĩ nhiên cũng được coi như mộc.

Hỏa

Những cây nào có hình dáng đâm thẳng lên, lá kim hoặc hoa đỏ, hoặc giữa lá có đốm đỏ, hoặc cây theo
dáng kim tự tháp (Trắc bá điệp, Tùng.v.v...) đều được kể là hành Hỏa. Hỏa rất mạnh so với các hành khác
cho nên phải cẩn thận để tạo sự cân bằng, vì nếu thái quá sẽ làm cho sự nóng nảy, bực bội kéo đến
nhiều hơn mà không còn là thư giãn dù ở trong vườn.

Kim

Các loại cây có vòm, tán lá rộng, và các khối hình cong tròn, hình vòm từ nhà cho đến vườn cũng đều
mang dáng dấp của hành Kim. Những khoảng màu trắng nhỏ hai bên lối đi tạo ra cảm giác ấm cúng và
sinh động, làm cho tâm trạng của mọi người hưng phấn, dễ chịu hơn.

Theo Suu tam

Trang phục và phong thủy

Bạn đã bao giờ để ý rằng trang phục bạn mặc vào mang lại cho bạn sự tự tin, sự thoải mái về tinh
thần và hơn nữa là những may mắn, vui vẻ. Cũng có những trang phục bạn mặc vào lại đem đến
cho bạn những sự phiền phức, khó chịu. Điều này không hẳn là sự ngẫu nhiên tình cờ.

Trang phục, trang sức cũng nên hợp... phong thuỷ

Theo quan điểm của thuật phong thủy, trang phục quần áo, giày dép, trang sức có vai trò to lớn trong việc
hỗ trợ, cân bằng, điều hòa yếu tố âm dương-ngũ hành của bản mệnh từng người. Chúng tôi sẽ giới thiệu
cho bạn cách thức sử dụng kiểu cách, màu sắc trang phục sao cho phù hợp với quan điểm của luật
phong thủy.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu những trang sức, vật dụng có vai trò hỗ trợ, rất có lợi cho sức khỏe,
tinh thần và đời sống hàng ngày.
Hãy thử xem...

Theo văn hóa phương Đông, vạn vật được cấu thành từ hai khí âm và dương, âm dương vận động mà
sinh ra mọi vật. Sự tồn tại và phát triển khi âm dương ở thế quân bình, khi thái quá hoặc bất cập thì sự
vật sẽ hoại diệt.

Âm dương được chia thành 8 trạng thái gọi là Bát quái, đó là 8 quẻ Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn,
Khôn. Mỗi trạng thái phản ánh một tính chất khác nhau của âm dương trong quá trình vận hành. Mỗi cá
nhân cũng có một quái chủ thể tương ứng dựa theo năm sinh gọi là Mệnh quái. Dựa vào mệnh quái này
để lựa chọn phương hướng, trang phục, nghề nghiệp, bạn bè phù hợp.

8 Mệnh quái này chia thành 2 nhóm, nhóm phía Tây gồm 4 quái Càn, Đoài, Cấn, Khôn. Nếu năm sinh từ
1950 - 1995 thì những người sau đây thuộc nhóm phía Tây:

Nam sinh năm: 1950, 1953, 1956, 1957, 1958, 1959, 1962, 1965, 1966, 1967, 1968, 1971, 1974, 1975,
1976, 1677, 1980, 1983, 1984, 1985, 1986, 1989, 1992, 1993, 1994, 1995.

Nữ gồm những người sinh năm: 1951,1954, 1955, 1956, 1957, 1960, 1963, 1964, 1965, 1966, 1969,
1972, 1973, 1974, 1975, 1978, 1981, 1982, 1983, 1984, 1985, 1987, 1990, 1991, 1992, 1993.

Những tuổi còn lại thuộc nhóm phía Đông gồm 4 quái Ly, Khảm, Chấn, Tốn.

Những người Tây Tứ Mệnh nên dùng các trang phục có tính chất của 4 quái Càn, Đoài, Cấn, Khôn như
sau:

Càn: Trang phục kiểu Âu, tính chất nghiêm túc, sang trọng, đứng đắn, hợp với người lớn tuổi hoặc những
trang phục kiểu công sở như veston. Màu sắc chủ đạo là 2 màu đen, trắng.

Đoài: Trang phục trẻ trung, xinh xắn nhưng vẫn phải đảm bảo tính nghiêm túc, kín đáo. Thiết kế đơn giản,
phong cách nữ tính, màu sắc tươi sáng, màu trắng là phù hợp nhất. Có thể sử dụng kèm một vài món đồ
trang sức vàng, bạc nhỏ nhắn, không quá lộ liễu.

Cấn: Trang phục nghiêm túc, kín đáo nhưng trẻ trung như quần jeans, áo phông. Màu sắc chủ đạo là
màu vàng, màu xám, màu ghi.

Khôn: Những bộ đầm dài, kín đáo, sang trọng, với những chi tiết đơn giản, hợp với người lớn tuổi. Màu
sắc chủ đạo là màu vàng, màu xám, màu ghi.

Những người Đông Tứ Mệnh nên dùng các trang phục có tính chất của 4 quái Khảm, Ly, Chấn, Tốn như
sau:

Khảm: Những trang phục đa dạng, thể hiện ý tưởng bay bổng, tính sáng tạo, cầu kỳ, có những nét dị lạ,
khác thường, gây ấn tượng mạnh cho những người xung quanh. Màu sắc chủ đạo là các màu đen, tím,
sẫm.

Ly: Nên sử dụng những trang phục trẻ trung, nóng bỏng, sôi động. Các gam chủ đạo là nóng như đỏ,
hồng, cánh sen đậm, tím đỏ mười giờ, da cam. Điều này cần lưu ý là với những gam màu kiểu này nên
chú ý thiết kế theo hướng mở (cổ, tay thoáng rộng...)

Tốn: Trang phục kín đáo, có những nét của miền sơn cước hoặc các trang phục mang đậm tính văn hóa
vùng, miền, thêu các hoa văn, họa tiết thể hiện văn hoá của dân tộc, màu xanh, chàm.

Chấn: Những bộ quần áo phá cách, hợp với các bạn trẻ, gần với các trào lưu thời trang hiện đại. Đi kèm
với trang phục kiểu này là các đồ trang sức, kiểu tóc, giày dép mang đậm phong cách hiphop.

Phụ kiện thời trang

Ngoài việc vận dụng trang phục hợp theo phong thủy, bạn có thể sử dụng thêm các trang sức và vật dụng
cá nhân bằng ngọc hoặc đá quý thạch anh. Ngọc hoặc đá quý thạch anh là các khoáng chất lâu năm nằm
trong lòng đất, kết tinh Thổ chất, có tác dụng hóa giải âm khí, tăng cường sức khoẻ, chống lại bệnh tật và
đem lại sự may mắn. Các sản phẩm dưới đây bạn có thể tham khảo sử dụng:
Khánh bát quái: Hình Tiên thiên Bát quái là một biểu tượng của vũ trụ, nó mang một năng lượng vô cùng
đặc biệt. Theo quan niệm phương Đông thì ngoài tác dụng hoà giải tà khí, nó còn tăng cường sự may
mắn cho người mang nó. Khánh làm từ đá ngọc hoặc mã não là những khoáng vật quý hiếm, ngoài tính
thẩm mỹ cao còn rất có lợi cho sức khoẻ.

Vòng ngọc mẫu đơn: Mẫu đơn là bà chúa các loài hoa, thể hiện sự sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn
nồng nàn, sự may mắn trong tình yêu. Phụ nữ đeo vòng này trên tay phải sẽ tăng cường hỷ khí, sự tự
tin, hấp dẫn, vẻ duyên dáng đáng yêu pha chút hóm hỉnh đầy cá tính.

Vòng thạch anh: Làm từ đá ngọc thạch anh, với các màu ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành. Có vai trò
tăng cường sức khỏe và sự may mắn trong cuộc sống.

Túi phúc: Túi được làm bằng vải đỏ có hương thơm, tượng trưng cho sự may mắn và hoá giải bệnh tật.
Trong túi chứa chất Thất bảo tức là 7 thứ quý hiếm là vàng, bạc, san hô, mã não, lưu ly, hổ phách, trân
châu. Ngoài ra còn có những cuốn kinh Phật nhỏ để mang lại sức khỏe và sự bình an

Chuông bình an: Chuông phát ra âm thanh, âm thanh thuộc hành Kim, có tác dụng hoá giải bệnh tật, tà
khí, sự trì trệ. Chuông này bạn dùng trên xe để đem lại những chuyến đi bình an.

Dây đeo chìa khoá phong thuỷ: Thiết kế từ đá ngọc, mang hình kỳ lân hoặc hình hồ lô. Kỳ lân là loài thú
mang lại sự bình an, hồ lô cũng là biểu tượng của sức khoẻ, chống lại bệnh tật. Dây đeo chìa khoá/điện
thoại này có tác dụng đem lại sự bình an cho bạn khi đi tàu xe.

Theo Suu tam

Höôùng Toát: duøng ñeå day höôùng nhaø choïn cöûa ngoõ,
môû cöûa chaùnh, cöûa phoøng, laäp nhaø höông hoûa, ñaët
baøn thôø thoå ñòa, höôùng laäp baøn thôø toå tieân, laøm
phoøng, buoàng rieâng, choã thôø phöôïng, laøm nhaø kho,
höôùng laäp cô sôû thöông maïi ñeàu laø toát.

Höôùng Xaáu: duøng choïn vò trí ñaët nhaø veä sinh, nhaø
taém, haàm chöùa phaân, xaây loø beáp, coái xay, ñaù maøi,
giaët röûa, nhaèm muïc ñích yeåm traán hung thaàn, thì gia
chuû khoûi lo tai naïn, ñieàu may maén laïi ñeán. Caàn phaûi tin
laáy maø deø daët caån troïng khi choïn höôùng, vò trí.

You might also like