You are on page 1of 4

BÖnh viÖn TWQ§ 108 Céng hoµ x· héi chñ

nghÜa ViÖt Nam

KHOA D¦îC §éc lËp - tù do - h¹nh


phóc

Bµi thu ho¹ch ®ît häc tËp qu¸n triÖt vÒ NghÞ quyÕt TW5

Hä vµ tªn : Bïi V¨n Hoa

CÊp bËc : ThiÕu t¸ CN

Chøc vô : DS trung häc

Thứ nhất, về Nghị quyết công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu
cầu mới.

Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ
hoạt động của Ðảng. Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí của Ðảng càng trở nên cấp thiết và
quan trọng hơn khi cách mạng bước vào giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới. Hội
nghị Trung ương 5 lần này bàn về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trong đặc điểm và yêu cầu
mới đó.

Chúng ta đều biết, trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội mới do
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 20 năm đổi mới trên tất cả các lĩnh vực mang lại,
đồng thời cũng đứng trước những yêu cầu, thách thức mới trong hoàn cảnh mới. Những yêu cầu
mới đòi hỏi công tác tư tưởng, lý luận, báo chí phải có sự bứt phá mạnh mẽ, vươn lên, khắc
phục cho được tình trạng lạc hậu trên một số lĩnh vực, phải nâng cao tầm nhìn, đổi mới sâu sắc
nội dung, phương pháp, mở rộng phạm vi và năng lực hoạt động, làm tròn chức năng, vai trò đi
trước, mở đường cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới.

Nhận thức trên của Trung ương thể hiện ngay trong cách đặt vấn đề. Việc Trung ương điều chỉnh
tên gọi của Nghị quyết từ "Những vấn đề tư tưởng, lý luận và báo chí trong tình hình mới" thành
"Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới" hoàn toàn không đơn thuần ở từ ngữ,
câu chữ, mà qua đó nhấn mạnh trách nhiệm chủ thể của công tác tư tưởng, lý luận, báo chí là
toàn Ðảng và các cơ quan của Ðảng; đặt công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước những yêu
cầu mới, cơ bản, cấp bách và phức tạp, đòi hỏi công tác này phải đáp ứng, phải giải quyết.

Trong báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Trung ương, Bộ Chính trị xác định các yêu cầu mới
đối với công tác tư tưởng, lý luận, báo chí, gồm các điểm sau:

Một là, những năm tới, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác tư tưởng, lý luận và báo chí nặng nề
hơn, thể hiện trước hết ở chỗ công tác tư tưởng, lý luận, báo chí phải thích ứng và phục vụ có
hiệu quả cao nhất những mục tiêu lớn của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Từ nay đến
năm 2020, đất nước ta phải hoàn thành 2 nhiệm vụ có tính lịch sử là: ra khỏi tình trạng kém phát
triển trước năm 2010 và đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Nhiệm vụ nặng nề đó đòi hỏi công tác tư tưởng, lý luận và báo chí một sự phấn đấu
mới, phải nỗ lực tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ hơn về nội dung và phương pháp hoạt động.

Hai là, quá trình hội nhập sâu và trực tiếp vào đời sống kinh tế quốc tế cùng với sự mở rộng giao
lưu và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đang đặt chúng ta trước
những thách thức gay gắt hơn, phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây. Trong điều kiện đó, lĩnh
vực tư tưởng, lý luận và báo chí phải tiếp cận trực tiếp với các trào lưu, các khuynh hướng tư
tưởng bên ngoài xâm nhập vào nước ta, đang tác động nhanh và mạnh vào tư tưởng, tâm lý,
tình cảm, lối sống của con người Việt Nam. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và
ngoài nước sẽ ngày càng điên cuồng, quyết liệt và tinh vi hơn; chúng coi tư tưởng, lý luận và báo
chí là khâu đột phá để tấn công vào Ðảng ta, vào nền tảng tư tưởng của cách mạng nước ta.

Do đó, yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng, vững vàng trên trận địa tư tưởng, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc trước một xu thế "xâm lăng văn hóa" đặt ra một cách rất trực tiếp. Nó đòi hỏi công
tác tư tưởng, lý luận và báo chí phải nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, giúp cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân vững vàng, không dao động trước các trào lưu, các khuynh hướng chính
trị, tư tưởng, văn hóa từ bên ngoài vào nước ta.

Ba là, ở trong nước, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ngày càng trực tiếp vào kinh tế thế giới, bên cạnh những
yếu tố tích cực, sẽ xuất hiện xu thế khách quan là sự phân hóa về thu nhập, sự khác biệt về lợi
ích trong các tầng lớp và nhóm xã hội. Sự hình thành các nhóm lợi ích xã hội khác nhau chính là
tiền đề để hình thành các khuynh hướng tư tưởng khác nhau, tác động trực tiếp vào khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, vào sự đồng thuận xã hội. Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí phải
nhận thức rõ và có trách nhiệm lớn trong việc hóa giải những biểu hiện tiêu cực trong các xu thế
này.

Bốn là,tình hình quốc tế đang tiếp tục biến đổi nhanh chóng, phức tạp, nhất là sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đặt ra những yêu cầu mới về công tác tư tưởng, lý luận và
báo chí. Trên thế giới đã và sẽ xuất hiện những vấn đề mới về lý luận, đòi hỏi những người làm
công tác tư tưởng, công tác lý luận phải đánh giá, định hướng đúng, kịp thời lý giải thỏa đáng
trong tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quản lý báo chí không thể tiến hành như
cũ, khi các phương thức thông tin đa dạng, nhiều chiều gắn với các phương tiện hiện đại đang
phát triển mạnh mẽ cả ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy, để đáp ứng đòi hỏi mới đó, công tác
tư tưởng, lý luận và báo chí phải có nhiều nỗ lực mới, phải nghiên cứu một cách nghiêm túc để
có câu trả lời thỏa đáng, khoa học, góp phần định hướng chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân.

Trong quan điểm chỉ đạo Trung ương chỉ rõ vai trò, vị trí, sứ mệnh của công tác tư tưởng, lý luận
và báo chí. Xin lưu ý các đồng chí, lần đầu tiên, Trung ương từ tổng kết thực tiễn đã xác định bốn
quan điểm chỉ đạo đối với lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí, trong đó có những nội dung rất
mới. Ví dụ, Trung ương khẳng định, đây là một bộ phận "đặc biệt quan trọng" trong toàn bộ
hoạt động của Ðảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế
độ; là cơ sở để khẳng định, nâng cao vai trò tiên phong của Ðảng ta về chính trị, lý luận,
trí tuệ, văn hóa và đạo đức.

Một nội dung nữa trong quan điểm chỉ đạo của Ðảng lần này cần chú ý: phải quan tâm đến tính
đặc thù, những quy luật đặc thù của công tác tư tưởng, lý luận và báo chí để từ đó định ra những
yêu cầu có tính phương pháp luận đúng đắn và phương pháp khoa học, phù hợp hơn. Trong
quan điểm chỉ đạo thứ tư, Trung ương khẳng định công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là công
tác đối với con người, cho nên phải gắn chặt lý chí với tình cảm; gắn sự định hướng với tính tự
nguyện.
Trung ương khẳng định mạnh mẽ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí, một mặt, phải đấu tranh
để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mặt khác cũng đồng thời nhấn mạnh
vế thứ hai: "Phát triển" chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ đó yêu cầu
công tác tư tưởng, lý luận phải làm rõ những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phải bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong điều kiện
mới, đáp ứng yêu cầu phát triển và phù hợp với thực tiễn đất nước, thời đại. Ðây là một yêu cầu
rất cao đối với toàn bộ công tác lý luận của chúng ta.

Về phương thức tiến hành, trong khi khẳng định cần phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển
công tác tư tưởng, lý luận và báo chí, Trung ương cũng nhấn mạnh phải đề cao việc phát huy
dân chủ, tự do tư tưởng, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Ðảng và toàn xã hội, tạo
bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên lĩnh vực này.

Trong hệ thống các nhiệm vụ và giải pháp của ba lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí, xin lưu ý
các đồng chí, Nghị quyết lần này gắn chặt nhiệm vụ với giải pháp. Nhiệm vụ được xác định trên
cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu mới, và đặc biệt, phải khắc phục bằng được các yếu kém,
khuyết điểm kéo dài trong thời gian qua; mỗi nhiệm vụ gắn với các nhóm giải pháp cần thiết,
trong đó có những giải pháp mới, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực rất nhiều... Vì vậy, nghiên cứu
Nghị quyết lần này cần thể hiện rõ tư duy hành động, tăng cường thảo luận để tổ chức hoạt động
có hiệu quả. Ðó cũng chính là một định hướng mới và quan trọng khi Trung ương thảo luận và ra
Nghị quyết quan trọng này.

Thứ hai, về Nghị quyết tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng.

Công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng
Ðảng. Một nguyên lý cơ bản ai cũng rõ là không có kiểm tra, không có lãnh đạo. Hội nghị Trung
ương 5 đã xác định rõ một cách nhìn toàn diện, sâu sắc về mục tiêu của công tác kiểm tra, giám
sát, mà lâu nay, theo thói quen và quan niệm cũ, vẫn dừng lại ở một số nội dung hạn hẹp. Các
mục tiêu được xác định là:

1- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng.

2- Thực hiện dân chủ trong Ðảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật Ðảng.

3- Ngăn chặn và phòng ngừa sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí trong Ðảng và trong bộ máy nhà nước.

4- Góp phần bảo vệ quan điểm, đường lối của Ðảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối,
quan liêu, xa dân.

5- Kịp thời phát hiện những nhân tố mới, các ưu điểm của tổ chức đảng, đảng viên để phát huy,
bảo vệ, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước.

Như vậy, quan niệm về công tác kiểm tra, giám sát là một bước phát triển về tư duy lý luận và
tổng kết thực tiễn của Ðảng. Các cấp ủy Ðảng, các ủy ban kiểm tra của Ðảng cần quán triệt sâu
sắc các nội dung cốt lõi và toàn diện trên.

Hiện nay, hoàn cảnh khách quan đang đặt ra cho Ðảng ta và đội ngũ đảng viên của chúng ta
những thách thức mới. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh, hội nhập quốc tế ngày càng
sâu và toàn diện, bên cạnh mặt được, không ít những thách thức đang đứng trước chúng ta.
Ðảng là một tổ chức nằm trong xã hội, cán bộ, đảng viên của Ðảng sống trong xã hội, cho nên
mặt trái kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập cũng tác động ngày càng mạnh vào Ðảng và
đội ngũ cán bộ, đảng viên của Ðảng. Ðã có nhiều bài học đau xót và vô cùng thấm thía với chúng
ta khi bước vào kinh tế thị trường. Ðiều đó nhắc nhở chúng ta không thể chủ quan, không thể lơ
là công tác kiểm tra, giám sát.

Mặt khác, từ Ðại hội X, Ðiều lệ Ðảng có bổ sung thêm cho cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp
một chức năng mới, đó là chức năng giám sát. Nghị quyết lần này đã làm rõ nội hàm của công
tác giám sát của Ðảng, để không lẫn với giám sát của các cơ quan dân cử, giám sát tối cao của
Quốc hội, giám sát của hội đồng nhân dân các cấp, giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Nghị quyết đã làm rõ mối quan hệ giữa giám sát của
Ðảng với giám sát của các cơ quan trong hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ giữa công tác
kiểm tra và công tác giám sát theo hướng "giám sát phải mở rộng", "kiểm tra phải có trọng tâm,
trọng điểm" để chủ động phòng ngừa vi phạm và kịp thời phát hiện nhân tố mới. Ðó là một nội
dung rất mới và rất quan trọng của Nghị quyết.

Trong Nghị quyết đã khẳng định những ưu điểm, những cố gắng, đóng góp quan trọng, nhưng
cũng nêu những hạn chế, khuyết điểm trong công tác kiểm tra, giám sát cần phải khắc phục để
đáp ứng yêu cầu mới. Ðó là: sự quan tâm của các cấp ủy Ðảng, của bí thư cấp ủy đối với công
tác kiểm tra chưa đúng tầm. Lâu nay, công tác kiểm tra thường giao cho Ủy ban Kiểm tra, cơ
quan kiểm tra tiến hành kiểm tra là chính, còn kiểm tra của cấp ủy rất hạn chế. Nội dung kiểm tra
thường sa vào vụ việc, có đơn thư, có dư luận mới kiểm tra, nên thiếu kế hoạch, toàn diện, đồng
bộ; kiểm tra nhiều, nhưng chuyển biến ít. Chất lượng kiểm tra, nhất là chất lượng xử lý sau kiểm
tra, rất hạn chế; vẫn còn biểu hiện né tránh trong kiểm tra. Một số kết luận kiểm tra thiếu tính
khoa học, thiếu tính nghiêm minh. Việc xử lý sau kiểm tra rất chậm trễ, không có tác dụng răn đe,
còn "nhẹ trên, nặng dưới"... Bên cạnh đó, công tác giám sát trong Ðảng hầu như chưa được
quan tâm. Việc Hội nghị Trung ương 5 ra Nghị quyết về công tác kiểm tra, giám sát là nhằm khắc
phục những yếu kém nói trên, đồng thời phát huy những yếu tố tích cực, nâng tầm trí tuệ và tính
khoa học của công tác này, để kiểm tra, giám sát của Ðảng được tiến hành đồng bộ, toàn diện và
hiệu lực, hiệu quả cao.

Trong Nghị quyết, Trung ương đã xác định rõ chủ thể và đối tượng của kiểm tra, giám sát và
nhấn mạnh trách nhiệm trực tiếp của cấp ủy đối với công tác kiểm tra, giám sát, xem đó là nhiệm
vụ thường xuyên, toàn diện và phải thực hiện có hiệu lực, hiệu quả; gắn giám sát với kiểm tra,
chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, ngăn chặn, giải quyết từ khi mới manh nha, không để xảy
ra vi phạm; kết hợp "xây với chống", lấy "xây" làm chính. Về các chủ trương, giải pháp nêu trong
Nghị quyết, đặc biệt lưu ý hai nội dung. Một là, phải chuẩn hóa và pháp quy hóa quy trình,
phương pháp kiểm tra, giám sát. Hai là, Nghị quyết đã xác định rõ phần trọng tâm của công tác
kiểm tra, giám sát hiện nay là các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, quản lý báo chí; về chấp hành
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng; kinh tế, tài chính; hành chính, tư pháp; tổ chức và
cán bộ và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện lại quy chế dân chủ ở cơ sở. Ðây là những
lĩnh vực đang tồn tại nhiều vấn đề có nguy cơ cao xảy ra vi phạm cần đặc biệt quan tâm.

You might also like