You are on page 1of 98

TĂNG SAN BỐC DỊCH

Trước Tác: Dã Hạc Lão Nhân


Tăng San: Lý Văn Huy Giác Tử

Thánh Dã Hạc nói: Đạo bói quẻ Dịch là Tâm pháp của bốn vị Thánh lớn: Phục Hi, Văn
Vương, Chu Công, và Khổng Tử.

Ai học cho tinh vi, thì có thể biết việc Trời Đất. Còn học lý chút ít, cũng có thể hiểu việc
cát hung.

Phàm học bói, có thể học đến chỗ cao xa, mà cũng có thể học những điều sơ cạn, thì trước
cần học trang quẻ, biết chỗ động biến, cùng là những quẻ lục xung, quẻ biến lục xung,
hay những quẻ lục hợp cùng là quẻ biến lục hợp. Hãy coi kỹ trong chương "Dụng Thần":
chiếm cho người nào? Chiếm về việc gì? Rồi mới biết lấy hào nào làm Dụng Thần.

Lại nên xem coi: Thế nào là Tuần Không? Thế nào là Nguyệt Phá? Thế nào là bốn mùa
Xuân Hạ Thu Đông, suy vượng? Thế nào là sinh khắc, là xung hình, thì sẽ tự biết quyết
đoán họa phúc.

Giả như chiếm quẻ:

CẦU CÔNG DANH: Nếu đặng vượng quan trì Thế hoặc ngày, tháng, hào động làm Quan
Tinh (lâm hào Quan Quỷ) sinh hợp với Thế hào, thì cầu danh như là lấy đồ trong túi. Nếu
gặp Tử Tôn trì Thế, hoặc Tử Tôn động ở trong quẻ, thì cầu thi đậu hay cầu thăng chức,
đều là như mò trăng đáy nước.

CHIẾM CẦU TÀI: Nếu đặng Tài Tinh trì Thế, hoặc ngày, tháng, hào động lâm Tử Tôn,
sinh hợp Thế hào, hoặc Quan Quỷ trì Thế được Tài động sinh ra nó, hoặc Phụ Mẫu trì
Thế, Tài động khắc Thế đều là hứa chắc cầu tài, dễ như bực trưởng giả gải ngứa mà thôi.
Nếu gặp Huynh Đệ trì Thế, hoặc hào Huynh Đệ động ở trong quẻ, hoặc Thế trúng Tuần
Không, Nguyệt Phá, thì chẳng khác nào leo cây bắt cá.

CHIẾM VẬN HẠN NĂM, THÁNG: Nếu là người hiện đang nhiệm chức quan, thì phải
Quan Tinh trì Thế, Tài động sinh ra nó, đều là hứa chắc cát khánh. Nếu gặp Quan Quỷ
tương khắc hay ngày, tháng, hào động, lâm Tử tôn xung khắc Thế hào (tức Quan Quỷ trì
Thế), hoặc lâm Quan Quỷ xung khắc Thế hào (tức Huynh Đệ trì Thế), hoặc Thế lâm Tuần
Không, Thế bị Nguyệt Phá, hay Quan bị Nguyệt phá hoặc lâm Tuần Không, hoặc Thế
động hóa ra hồi đầu khắc, hoặc Tử Tôn trì Thế đều là điềm Hung.

Thường dân chiếm Vận Hạn một tháng, mừng được hào Tài hay Tử Tôn trì Thế, hứa chắc
một năm hanh thông. Nếu gặp Quan Quỷ trì Thế mà đặng ngày tháng, hào động làm Tài
Tinh, sinh hợp Thế hào (tức Quan Quỷ trì Thế) thì sẽ có cát lợi. Nếu không có Tài động
sinh hợp Thế hào mà Quan Quỷ trì Thế phải gặp tai nạn, thị phi (hoặc không có công việc
làm, hoặc bị mất viêc...). Nếu Thế bị Nguyệt Phá hay hồi đầu khắc phá, Thế lâm Tuần
Không, cùng Quỷ động khắc Thế, hay Thế suy nhược lại bị hình, xung, khắc; hoặc Huynh
động khắc Thế, sẽ gặp khẩu thiệt, phá tài, hoặc bệnh tật.

Thường Dân chiếm lưu niên (đoán Vận mỗi năm), tháng hợp với Thế hào thì kiết, tháng
xung với Thế hào thì hung. Không nên có Thế hào biến Quỷ và hóa ra hồi đầu khắc, định
có hung nguy. Lại cũng không nên Tài động hóa Phụ, Phụ động hóa Tài, hoặc Quỷ động

1
hóa Phụ Mẫu, phải có tai nạn cho cha mẹ (người bề trên), hoặc bệnh tật nặng nề. Còn
Huynh Đệ động hóa Quỷ, Quỷ biến Huynh Đệ, phòng anh em có tai ách và mình. Tài hóa
Quỷ, Quỷ hoá Tài, Tài hóa Huynh, Huynh hóa Tài, chắc có thương khắc vợ hầu, tôi tớ,
người làm công. Tử hoá Quỷ, Quỷ hóa Tử, Phụ hóa Tử Tôn, Tử Tôn hóa Phụ, thì trẻ nhỏ
sẽ thọ hại.

Thanh Long, Thiên Hỉ (Dụng Thần) trì Thế, sinh Thế, thì có điềm vui. Hể Quỷ phá động
sẽ có hiếu phục (có tang tóc).
Phi Xà, Chu Tước gia ngay hào Huynh trì Thế, Quỷ động khắc Thế tu phòng khẩu thiệt,
miệng tiếng thị phi, kiện tụng. Huyền Vũ gia ngay hào Huynh trì Thế, Quỷ động khắc Thế
tu phòng đạo tặc (bị cướp), hoặc kẻ xấu hãm hại.
(Theo tôi kiểm nghiệm thấy, dù Huynh Đệ trì Thế mà hóa Quỷ thì mình bị khẩu thiệt
nhiều hơn, hoặc anh em gặp nạn, còn thân mình chẳng sao. Nếu mình không có anh em
thì mới ứng vào mình. Trường hợp Quan trì Thế suy nhược lại động hoá khắc, hóa mộ thì
chắc chết, thêm Phi Xà hay Bạch Hổ thì chắc nhập hoàng tuyền, được truy tặng mộ bia.
Chắc hơn nữa, nên xủ lại nhiều lần, nếu quẻ đều hiện thế mà không lo tu hành chắc phải
chết).

CHIẾM TRÁNH TỤNG SỰ, PHÒNG THỊ PHI, TAI HỌA: như cừu nhân làm hại, và đi
sông biển, vào hiểm địa, (ngủ đêm lữ điếm, tá túc chùa miểu), hoặc kinh doanh mậu dịch,
mua lầm vật trộm, hoặc thấy nhà gần lửa cháy, hoặc hỏi về ôn dịch lưu hành, phòng hổ
lang, phòng trộm cướp, hoặc đi gấp trong đêm, hoặc đã vào trường thị phi, lòng lo hoạn
họa, hoặc muốn ngăn ngừa việc chi mà e sinh tai phi, hoặc vào nhà người bệnh, đề phòng
truyền nhiểm, hoặc ăn lầm đồ độc e phải chết, hoặc mang trọng tội cầu mong ân xá, hoặc
vương bệnh hiểm mà muốn phong nguy, hoặc hỏi xem món vật này hoặc món thuốc kia
có nên dùng không, hoặc hỏi về người lạ thú dữ có hại đến mình không, phàm gặp các
việc đề phòng mà đặng Tử Tôn trì Thế hoặc Tử Tôn động ở trong quẻ, hoặc Thế động
biến ra Tử Tôn, hoặc Thế động hóa hồi đầu tương sinh, hoặc Quan Quỷ động để tương
sinh, thì dù thân mình ở trong miệng cọp, hứa chắc được yên ổn như ngồi trong núi Thái
Sơn. Duy kỵ Quan Quỷ trì Thế ngờ vực lo lắng khó giải. Quỷ khắc Thế, tai họa sẽ xâm.
Thế động hóa Quỷ và hoá hồi đầu khắc, họa đã đến mình, không thể trốn khỏi. Duy Thế
hào lâm Tuần Không, không lo. Thế hào bị phá thì không lợi.

CHIẾM BỆNH: Như mình chiếm bệnh cho mình, nếu đặng hào Thế vượng tướng, hoặc
ngày tháng, hào động sinh hợp với Thế hào, hoặc Tử Tôn trì Thế, hoặc Tử Tôn động ở
trong quẻ, chẳng luận bệnh lâu, bệnh mới, hoặc cầu thần, hoặc uống thuốc, tức khắc sẽ an
khang.

Bệnh mới hào Thế gặp Tuần Không, hoặc Thế động hóa Không, hoặc quẻ gặp lục xung
hay biến lục xung, chẳng cần uống thuốc mà hứa chắc sẽ lành mạnh.

Bệnh lâu quan Quỷ trì Thế hưu tu, hoặc ngày, tháng, hào động khắc hào Thế, hoặc Thế
gặp Tuần Không, Nguyệt Phá, Thế động hóa Không, hóa khắc phá, hoặc gặp quẻ lục
xung, hoặc quẻ biến lục xung thì dù cho Biển Thước cũng khó chữa.

[Như có người bị bệnh khá nặng mà không biết, đến khi phát hiện bác sĩ cho hay có thể bị
ung thư, chờ khám nghiệm trong khi hiện tại lại thấy còn đang rất khỏe. Gia đình rất sợ,
gọi hỏi tôi xem sống chết thế nào? Chính đương sự xủ được quẻ Bát Thuần Khôn, ngày
Quý Mão tháng Đinh Mùi.

Khôn vi Địa
- - Tử Dậu Thế (ám động)
2
- - Tài Tí
- - Huynh Sửu
- - Quan Mão Ứng
- - Phụ Tỵ
- - Huynh Mũi

Xem quẻ Thấy Tử Tôn trì Thế lẽ ra phải đoán là bình an vô sự, nhưng vì là quẻ lục xung,
mà bệnh trì trệ không biết lâu mau, vì người này đã bị bệnh ì ạch lâu rồi mà không biết,
nên tôi đoán rằng: "Nếu là mới bệnh thì nhất định mạnh, còn bệnh lâu thì chắc là chết, tuỳ
theo lâu mau thôi. Mong rằng chị ấy mới bệnh thì tháng 7 Âm Lịch Thế lâm vượng địa
Hỏa của mùa hè không khắc được nữa thì lành. Còn bệnh lâu thì ngược lại vì Tử Tôn lâm
Bạch Hổ". Quả nhiên, chết ngày Đinh Sửu tháng Mậu Thân (7) năm Nhâm Ngọ.

CHIẾM CHA MẸ BỆNH: Lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Nếu gặp hào Phụ Mẫu
vượng tướng, hoặc ngày, tháng, hào động sinh Phụ Mẫu, hoặc Phụ Động hóa vượng,
chẳng luận bệnh đau lâu hay mới bệnh, uống thuốc lập tức bình an.

Bệnh mới đau, mà hào Phụ gặp Tuần Không, Phụ động hoá Không, hoặc gặp quẻ lục
xung, chẳng uống thuốc mà mạnh.

Bệnh đau lâu, mà hào Phụ gặp Tuần Không, Nguyệt phá, hoặc phụ động hóa Không, hóa
phá, Phụ động hóa Tài, Tài hoá Phụ Mẫu, gặp quẻ lục xung, hoặc hào Phụ hưu tù, lại bị
ngày, tháng, hào động xung khắc, làm con phải gấp lo chạy thuốc men, bản thân săn sóc,
chớ khá rời xa.

CHIẾM ANH EM BỆNH: Nếu đặng hào Huynh Đệ vượng tướng, hoặc đồng với ngày,
tháng, hoặc ngày, tháng hào động tương sinh, hoặc Huynh Đệ động hóa vượng, hóa sinh,
chẳng luận bệnh củ hay mới, hứa sẽ bình an.

Bệnh mới đau, hào Huynh gặp Tuần Không và động mà hóa Không, gặp quẻ lục xung,
quẻ biến lục xung, uống thuốc thì mạnh.

Bệnh đau lâu, hào Huynh gặp Tuần Không, Nguyệt phá, và động mà hóa Không hóa phá,
gặp quẻ lục xung, quẻ biến lục xung, Huynh động hóa quỷ, quỷ hóa Huynh hào, hoặc hào
Huynh hưu tù, bị ngày tháng, hào động xung khắc, mau gấp uống thuốc, cầu phước. Bằng
trể thì khó mà trị lành (chết nhiều hơn sống).

CHIẾM CON CHÁU BỆNH: Hào Tử Tôn vượng tướng, hoặc đồng cung với ngày, tháng,
hào động, sinh hợp, hoặc hào Tử Tôn hồi đầu hóa sinh, hóa vượng, chẳng luận bệnh đau
lâu hay mới đau, uống thuốc, cầu phước thì mạnh.

Bệnh mới đau, Tử Tôn lại gặp Tuần Không, và động mà hóa Không, gặp quẻ lục xung,
quẻ biến lục xung, chẳng uống thuốc, mà mạnh.

Bệnh đau lâu, Tử Tôn gặp Tuần Không, và động mà hóa Không, gặp quẻ lục xung, quẻ
biến lục xung, Tử Tôn động mà hóa Quỷ, Quỷ hóa Tử Tôn, Phụ hóa Tử, Tử hóa Phụ và
ngày, tháng, hào động xung khắc, thì phải mau uống thuốc. Bằng trể, thì khó mà sống.

CHIẾM CHO VỢ HẦU ĐAU: Lấy Tài làm Dụng Thần. Hào Tài vượng tướng, hoặc đồng
với ngày, tháng, hào động tương sinh, hoặc hào Tài động hóa Tử Tôn, hoặc động hóa sinh
vượng, chẳng luận lâu mau, trị thì thấy lành.

3
Bệnh mới đau, Tài gặp Tuần Không và động mà hóa Không, hoặc gặp lục xung, quẻ biến
lục xung, chẳng cần uống thuốc, dám hứa nạn qua.

Nếu bệnh đau lâu, hào Tài hóa Không, hóa Phá, gặp quẻ lục xung, quẻ biến lục xung,
hoặc Tài động biến Quỷ, Quỷ động hóa Tài, Huynh Đệ hóa Tài, Tài hóa Huynh Đệ, trên
đời dù có lương y cũng khó trị lành (chết nhiều hơn sống).

Phàm chiếm bệnh cho ba đảng: Phụ Tộc, Mẫu Tộc, Thê Tộc (bà con bên Nội, bà con bên
Ngoại, và bà con phía vợ) cùng là quan trưởng, Thầy trò, tôi tớ, người giúp việc, đều phải
coi chương Dụng Thần mà chọn cho đúng Dụng Thần, thì có thể xem rõ lành bệnh, hoặc
sống chết...

Còn chiếm bệnh cho bằng hữu là kẻ ngoại nhân, thì lấy ứng hào làm Dụng Thần. Đó cũng
là lẽ thường, nhưng có khi không ứng nghiệm. Tại sao? Có lẽ vì không phải ruột rà, nên
không hết lòng thành mà ra vậy.

(Theo tôi đã nghiệm thấy, đối với bạn bè mà người có niềm tin, và là bạn bè chí thân, hết
lòng cho nhau, thì quẻ ra vẫn ứng rõ ràng. Ta có thể dùng Ứng hào, hoặc chọn ngay Dụng
Thần là Huynh Đệ, tuỳ theo quẻ, vẫn đoán rất chính xác)

Thánh Dã Hạc nói: Có người hỏi tôi rằng, "Cứ theo lời thầy nói, bói quẻ là một việc rất dễ
dàng. Như chiếm công danh, quan chức, mà đặng vượng Quan trì Thế, sẽ thành danh; Tử
Tôn trì Thế thì thất vọng. Chiếm tật bệnh, bệnh mới đau mà gặp lục xung, gặp Tuần
Không, chẳng uống thuốc cũng hết bệnh. Bệnh đau lâu, mà gặp xung, gặp Tuần Không,
dù có thuốc linh đơn cũng không thể cứu. Như đặng thấy hiển nhiên như vậy thì thật
không phải khó biết.

Còn như chiếm tật bệnh mà không gặp lục xung, Dụng Thần chẳng thấy Tuần Không,
vượng chẳng vượng, suy chẳng suy, hung chẳng hung, mà cát chẳng cát. Lại như chiếm
công danh, sự nghiệp, Quan với Tử Tôn không trì Thế , 6 hào Loạn động, Tài phụ đồng
hung, thì mới lấy chi mà nhất quyết?

- Nếu anh xủ rèm mà làm nghề bói mướn, mỗi ngày xủ nhiều quẻ, thì đâu mà đặng toàn là
những quẻ hiển nhiên dễ thấy. Cũng trong hung mà ẩn cát, trong cát mà ẩn hung, thì phải
ráng tìm áo lý để ý xét suy.

Nếu anh muốn tự biết xu kiết tỵ hung, tất nhiên không có loạn chiếm nhiều quẻ, không có
tạp niệm trong lòng. Mỗi khi gặp một việc gì, thì tức khắc bói liền. Thần chẳng gạt người.
Hễ chiếm danh mà đặng thành, thì có Quan trì Thế. Còn không đặng thành, thì Tử Tôn sẽ
động ở trong quẻ. Hoặc như có quẻ không minh bạch rõ ràng thì mai sớm hết lòng thành
bói lại coi. Nếu còn rối reng nữa, thì bói lại nữa, tự nhiên có tương ứng.

Nhưng khi chiếm trong lòng chẳng nên tưởng nhớ hai việc. Lòng thành nhất niệm, thì sẽ
thấy ứng. Nếu một lần chiếm đôi ba việc thì quẻ không linh.

Lại như chiếm tật bệnh, còn dễ dàng lắm vậy. Một người có bệnh trong nhà ai khác cũng
có thể chiếm thay, tha hồ mà chiếm giùm. Nếu là bệnh mới đau, chỉ có một quẻ, một hào
gặp lục xung, hoặc quẻ biến lục xung, hoặc Dụng Thần gặp Tuần Không, hoặc động mà
hóa Không, đó là bệnh dễ mạnh. Bệnh đau lâu, mà nhằm nó, thì mang tai, vì khó trị.

Lại như phòng tai sợ nạn, chỉ đặng hào Tử Tôn trì Thế thì ở trong chỗ sấm sét, hứa chắc
bình an, không sao cả. Vậy thì có gì là khó đâu?
4
Khách nói: Chiếm một lần đã phiền nhọc Thần linh, chẳng dám hỏi lần thứ hai thứ ba
nữa, đâu dám bói luôn mấy ngày như vậy.

Tánh Dã Hạc trả lời: Vì một lời nói đó mà hết thả những người bói quẻ phải lầm lạc. Vậy
anh nghe nói: "Ba người chiếm thì do lời hai người bàn" không? Một việc mà đã chiếm ra
ba chỗ, thì tái cầu có hại gì? Cũng có một trường hợp không chiếm lại là, trong một khắc
mà chiếm hoài một việc. Phải chờ mai xem lại mới là tốt.

Lại cũng có trường hợp chiếm liên tiếp mà nhiều ngày cũng không nên, là như chiếm
công danh, đã đặng Tử Tôn trì Thế, trong lòng không thích, muốn chiếm lại sao cho được
Quan trì Thế mới chịu thôi. Đó gọi là làm phiền nhọc Thần linh nhiều lần. Nhưng tôi
cũng thấy có kẻ làm như vậy, mà Thân linh cũng chưa từng không ứng.

Tôi nhân thuở nhỏ lao bề công danh, chiếm đến 7 lần. Sáu lần đặng Tử Tôn trì Thế. Đó là
Thần Linh chẳng phải chán, vì tôi hỏi nhiều lần. Mỗi lần hỏi, thì mỗi lần có báo tin. Mà
chán tôi nhiều là, như tôi hỏi quẻ cầu tài, để chỉ rõ số tiền hiện hữu, lòng tôi đã rõ rồi mà
cứ hỏi hoài, thì Thần không nói nữa. Có nói, là nói về viêc tôi không có hỏi.

Như có một ngày kia, tôi chiếm cầu tài. Vượng Tài trì Thế thì tôi đã rõ ngày Thìn đặng
tài.

Ngày kế, tôi chiếm một quẻ coi quả ngày Thìn đặng có Tài không? Quẻ đặng hào Thân
Kim Huynh động, mà không rõ là nói gì? Đến ngày Thìn đặng tài, đến ngày Thân vì việc
khác mà mất tài. Mới biết Thần cho tôi rõ ngày Thìn có tài, mà ngày kế tôi còn hỏi nữa
nên Thần không nói. Thần lại nói, "ngày Thân mất tài", cho nên biết rằng hỏi nhiều lần,
Thần cũng không trách, mà lại báo tin về việc ta không hỏi. Việc như vậy rất nhiều.

Tôi viết cuốn sách này ra, là để truyền bí pháp cho bực hậu hiền. Nhưng không phép nào
khác, chỉ dạy người học bực sơ cạn, phàm gặp quẻ mơ hồ trong lòng chưa biết rõ, thì
chiếm nhiều lần vô ngại. Nếu trong quẻ đã hiện rỏ ràng rồi, thì chớ nên hỏi nữa.

Chí như chiếm bệnh, một người có bệnh, thì cả nhà ai cũng chiếm thế cho được, tự có quẻ
ứng linh. Lại gặp việc, thì chiếm liền, thừa lúc chưa loạn, chẳng khá nghĩ nhiều việc trong
lòng. Việc nhiều tâm loạn, thì không phải là lòng thành nhất niệm nữa.

Còn dạy kẻ học bói đến chỗ sâu xa, sau có chia phép chiếm và nói về chỗ sai lầm ở trong
các sách, chỉ thêm chỗ áo lý, nên nghiền ngẫm mà hiểu cho rõ cái ý nghĩa.

Đó là công trình của tôi trong bốn chục (40) năm, cả ngày ăn rồi chỉ lo một việc đó, chẳng
lìa ra chốc lát nào hết, mới là đặng vậy. Đó là chỗ tiên hiền chưa truyền. Phải ráng từ đầu
đến cuối, tỷ mỉ xét rõ, tự nhiên xảo đoạt thiên công. Muốn tham cứu chỗ hóa dục (sinh
biến) của Trời Đất, suy trắc lý ẩn vi của Quỷ Thần, không phải khó.

Giác Tử cũng có nói: "Nếu gặp việc gấp dù trong một giờ, cũng có thể chiếm năm ba quẻ
liên tiếp".

(Cá nhân tôi có kinh nghiệm với một cô em dâu chưa cưới. Cô này đang chuẩn bị vào
trường thuốc để học bác sĩ, và cô chỉ thích làm bác sĩ không học gì khác, nên đã đến nhờ
tôi xem quẻ có được nhận hay không. Từ năm ngoái đến năm nay xủ gần chục quẻ, từ quẻ
đầu cho đến quẻ cuối, không quẻ nào mà không Tử Tôn trì Thế. Nên tôi đã đoán nhất
định số cô làm bác sĩ thôi không thể làm gì khác. Và tôi cũng đã có cơ hội xem cho 3
5
người bác sĩ đã hành nghề nhiều năm, hễ họ xủ quẻ hỏi về Vận Số là Tử Tôn trì Thế. Còn
tôi có ông bạn làm Cha nhà thờ, xủ khá nhiều quẻ về bản Mệnh mà không hề có quẻ nào
là Tử Tôn trì Thế cả, thật tôi không hiểu lý do, nhưng đó là việc rất lạ. Cũng như số
Thánh Dã Hạc được làm Thầy Thiên Hạ và làm vĩ Nhân nên 6 lần đều Tử Tôn trì Thế là
vậy. Nên nhớ Thầy thuốc, Tăng đạo, Thầy tướng, trung thần lương tướng, cửu lưu thuật
sĩ, con cháu, phước đức đều lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần).

Dám chắc với các bạn là sắp tới sẽ có người mặc dù chê bai Bốc Dịch, còn viết ra thành
văn nữa, nhưng sẽ thử áp dụng cách tôi đã viết ra ở trên hoặc sắp tới, để xem có khả năng
làm Thầy không. Và cũng xin thông báo trước nếu khi xủ quẻ bản Mệnh thấy mình không
có Tử Tôn trì Thế mà đoán số càn bậy thì nghiệp không phải ít đâu nhé.

À, tôi còn quên một điều này nữa, có cô bạn làm Đông y sĩ châm cứu, đã xủ quẻ hỏi bản
mệnh năm nay. Cô ta xủ tổng cộng 3-4 quẻ gì đó, đều là Tử Tôn trì Thế!

Từ từ tôi sẽ viết ra cách các bạn có thể xem thử cho mình khi đi gặp bác sĩ khám bệnh,
Thầy coi Tử Vi, coi bói, Thầy dạy học hay thầy dạy Tử Vi, hoặc xem người mình hỏi là
người giỏi hay dỡ hay là bọn nói dốc, hay là người ta đây chỉ nói khoác lác... Các bạn đều
có thể xem biết hết! Khỏi phải sợ ai lường gạt. Lấy vượng suy để đo lường khả năng, tiền
bạc, cũng như học thuật của mình của người.

Chương 1
BÁT QUÁI ĐỒ

Đạo Càn là cha thuộc Dương: sinh ra Chấn = trưởng nam, Khảm = trung nam, Cấn =
thiếu nam

---
--- Càn
---

--
- - Chấn
---

--
--- Khảm
--

---
- - Cấn
--

Đạo Khôn là mẹ thuộc Âm: sinh ra Tốn = trưởng nữ, Ly = trung nữ, Đoài = thiếu nữ

--
- - Khôn
--

---
--- Tốn
--
6
---
- - Ly
---

--
--- Đoài
---

Chương 2
QUÁI TƯỢNG ĐỒ

CÀN tam liên (3 gạch liền): được 3 hào Dương không có hào bị đứt khúc

KHÔN lục đoạn (6 đoạn): được luôn 3 hào Âm có 6 đọan ngắn

CHẤN ngưỡng bồn (chậu để ngửa): hào đầu dương, hào 2 hào 3 là Âm

CẤN phúc oản (chén để úp): hào 1 hào 2 là Âm, hào 3 Dương

Ly trung hư (giữa ruột trộng): hào 1 và hào 3 Dương, hào 2 ở giữa Âm

KHẢM trung mãn (giữa ruột đầy): hào 1 và hào 2 là Âm, hào 2 Đương

ĐOÀI thượng khuyết (trên khuyết): hào 1 hào 2 Dương, hào 3 là Âm

TỐN hạ đoạn (dưới đứt khúc): hào đầu Âm, hào 2 hào 3 là Dương

CÁCH XỦ QUẺ (dùng 3 đồng tiền)

1 đồng sấp (head) là Dương, thì gạch 1 gạch dài (---)


2 sấp (2 heads) là Âm thì gạch 2 gạch ngắn (- -)
3 sấp là Lão Dương, thì vẽ một vòng tròn (0)
3 ngữa là Lão Âm, thì vẽ hai đường chéo (X)

1 gạch dài (---) là Thiếu Dương, còn vòng tròn (0) gọi là Lão Dương - tức là hào Dương
động.

2 gạch ngắn (- -) là Thiếu Âm, còn chữ (X) gọi là Lão Âm - tức là hào Âm động.

Phàm trong quẻ có vòng tròn, dấu chéo, thì gọi là quẻ động.

Muốn hỏi việc chi, thì lòng phải chí thành, bày tỏ tên họ, chỗ ở, cầm 3 đồng tiền gieo vào
trong mâm, hoặc đĩa, hoặc trên bàn, hoặc dưới nền nhà, coi mấy đồng ngữa mấy đồng
sấp. Thấy 1 sấp thì gạch 1 gạch dài (---), 2 sấp thì vạch 2 gạch ngắn (- -), 3 sấp thì vẽ
vòng tròn (0), 3 ngữa thì viết chữ x (X). [Dùng tiền xưa, thì bên không chữ là sấp -
Dương( ---), bên có chữ là ngữa - Âm (- -). Tại sao thế? Vì Dương chủ là Khí, còn Âm
chủ là Thể, như khí của cha truyền qua mẹ tạo thành hình thể của con là vậy. Đó là
nguyên lý mà cổ nhân đặt ra như thế.]

Thí dụ gieo tiền 6 lần như sau:

7
Thứ sáu: 1 sấp (head), thì vạch 1 vạch dài (---)
Thứ năm: 3 ngữa (tails), thì nên vạch 2 vạch ngắn và viết kế bên một chữ X (- - X)
Thứ tư: 1 sấp (head), thì vạch 1 vạch dài (---)
Thứ ba: 2 sấp (heads) thì vạch 2 vạch ngắn (- -)
Thứ hai: 3 sấp (heads), thì nên vạch 1 gạch dài và vẽ kế bên một vòng tròn (--- 0)
Thứ nhất: 2 sấp (head), thì vạch 1 gạch ngắn (- -)
(Phần này có lỗi typo, nay đã được sửa lại hoàn chỉnh)

Như vậy ta được quẻ Hỏa Thuỷ Vị Tế hóa Thuỷ Hỏa Ký Tế như sau:
--- 0
- - x (3 hào trên hợp lại là quẻ ngoại, gọi ngoại quái)
--- 0
--x
--- 0 (3 hào dưới hợp lại là quẻ nội, gọi nội quái)
--x

Quẻ Hỏa Thuỷ Vị Tế hóa Thuỷ Hỏa Ký Tế, nạp thành 6 hào như sau:

Hỏa Thuỷ Vị Tế -- Ký Tế
Huynh Tỵ Ứng 0 Quan Tí
Tử Mùi x ------ Tử Tuất
Tài Dậu 0 ----- Tài Thân
Huynh Ngọ Thế x Quan Hợi
Tử Thìn 0 ----- Tử Sửu
Phụ Dần x ----- Phụ Mão

Chú Ý: khi vạch quẻ thì vạch từ dưới lên, mà khi đọc quẻ thì đọc từ trên xuống. Như quẻ
trên có Ly trên (Ly trung hư), Khảm dưới (Khảm trung mãn), nên đọc là Hỏa Thuỷ Vị Tế
(tượng là chưa xong). Khi biến ra thì có quẻ Khảm trên, Ly dưới, nên đọc là Thuỷ Hỏa Ký
Tế (tượng đã xong). Lại nên ghi nhớ: Quẻ có động thì có biến, hào có động thì có biến.
Động hào là lão Âm thì biến thành Thiếu Dương; nếu động hào là Lão Dương thì biến
thành Thiếu Âm.

Mới đầu hơi khó nên bình tâm suy gẫm, và gắng sức sẽ hiểu.

Chương 3
TÁM CUNG TƯỢNG HÀO 64 QUẺ

I. CUNG CÀN có 8 quẻ đều thuộc Kim (nên đọc thuộc lòng)

1. Càn Vi Thiên

2. Thiên Phong Cấu

3. Thiên Sơn Độn

4. Thiên Địa Bỉ

5. Phong Địa Quan

8
6. Sơn Địa Bác

7. Hỏa Địa Tấn

8. Hỏa Thiên Đại Hữu

CÀN VI THIÊN

--- Phụ Mẫu Tuất Thổ (Thế)

--- Huynh Đệ Thân Kim

--- Quan Quỷ Ngọ Hỏa

--- Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng)

--- Thê Tài Dần Mộc

--- Tử Tôn Tí Thuỷ

THIÊN PHONG CẤU

--- Phụ Mẫu Tuât Thổ

--- Huynh Đệ Thân Kim

--- Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Ứng)

--- Huynh Đệ Dậu Kim

--- Tử Tôn Hợi Thuỷ

- - Phụ Mẫu Sữu Thổ(Thế)

THIÊN SƠN ĐỘN

--- Phụ Mẫu Tuất Thổ

--- Huynh Đệ Thân Kim (Ứng)

--- Quan Quỷ Ngọ Hỏa

--- Huynh Đệ Thân Kim

- - Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Thế)

- - Phụ Mẫu Thìn Thổ

9
THIÊN ĐỊA BỈ

--- Phụ Mẫu Tuất Thổ (Ứng)


--- Huynh Đệ Thân Kim
--- Quan Quỷ Ngọ Hỏa
- - Thê Tài Mão Mộc (Thế)
- - Quan Quỷ Tỵ Hỏa
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ

PHONG ĐỊA QUAN


--- Thê Tài Mão Mộc
--- Quan Quỷ Tỵ Hỏa
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Thế)
- - Thê Tài Mão Mộc
- - Quan Quỷ Tỵ Hỏa
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng)

SƠN ĐỊA BÁC


--- Thê Tài Dần Mộc
- - Tử Tôn Tí Thuỷ (Thế)
- - Phụ Mẫu Tuất Thổ
- - Thê Tài Mão Mộc
- - Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Ứng)
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ

HỎA ĐỊA TẤN


--- Quan Quỷ Tỵ Hỏa
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ
--- Huynh Đệ Dậu Kim (Thế)
- - Thê Tài Mão Mộc
- - Quan Quỷ Tỵ Hỏa
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng)

HỎA THIÊN ĐẠI HỮU


--- Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Ứng)
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ
--- Huynh Đệ Dậu Kim
--- Phụ Mẫu Thìn Thổ (Thế)
--- Thê Tài Dần Mộc
--- Tử Tôn Tí Thuỷ

Đó là 8 quẻ thuộc cung Càn. Cung Càn ngũ hành thuộc Kim, nên: Thân Dậu là hào
Huynh Đệ vì giống nhau; Thìn Tuất Sửu Mùi là Phụ Mẫu vì Thổ sinh Kim; Tỵ Ngọ là hào
Quan Quỷ vì là hào khắc (khắc mình là bệnh tật, hay quan lộc); Dần Mão là hào Tài vì
mình khắc (sai khiến hay xài) là Thê Tài (vợ và tiền bạc); Nhâm Quý là hào Tử Tôn vì
mình sinh ra là con cháu (cũng là phúc đức vì do mình tạo ra).

2. CUNG ĐOÀI

ĐOÀI VI TRẠCH
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Thế)
--- Huynh Đệ Dậu Kim
10
--- Tử Tôn Hợi Thuỷ
- - Phụ Mẫu Sửu Thổ (Ứng)
--- Thê Tài Mão Mộc
--- Quan Quỷ Tỵ Hỏa

TRẠCH THUỶ KHỐN


- - Phụ Mẫu Mùi Thổ
--- Huynh Đệ Dậu Kim
--- Tử Tôn Hợi Thuỷ (Ứng)
- - Quan Quỷ Ngọ Hỏa
--- Phụ Mẫu Thìn Thổ
- - Thê Tài Dần Mộc(Thế)

TRẠCH ĐỊA TUỴ


- - Phụ Mẫu Mùi Thổ
--- Huynh Đệ Dậu Kim (Ứng)
--- Huynh Đệ Hợi Thuỷ
- - Thê Tài Mão Mộc
- - Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Thế)
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ

TRẠCH SƠN HAM


- - Phụ Mẫu Mùi Thổ (Ứng)
--- Huynh Đệ Dâu Kim
--- Tử Tôn Hợi Thuỷ
--- Huynh Đệ Thân Kim (Thế)
- - Quan Quỷ Ngọ Hỏa
- - Phụ Mẫu Thìn Thổ

THUỶ SƠN KIỀN


- - Tử Tôn Tí Thuỷ
--- Phụ Mẫu Tuất Thổ
- - Huynh Đệ Thân Kim (Thế)
--- Huynh Đệ Thân Kim
- - Quan Quỷ Ngọ Hỏa
- - Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng)

ĐỊA SƠN KHIÊM


- - Huynh Đệ Dậu Kim
- - Tử Tôn Hợi Thuỷ (Thế)
- - Phụ Mẫu Sửu Thổ
--- Huynh Đệ Thân Kim
- - Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Ứng)
- - Phụ Mẫu Thìn Thổ

LÔI SƠN TIỂU QUÁ


- - Phụ Mẫu Tuất Thổ
- - Huynh Đệ Thân Kim
--- Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Thế)
--- Huynh Đệ Thân Kim
- - Quan Quỷ Ngọ Hỏa
- - Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng)
11
LÔI TRẠCH QUY MUỘI
- - Phụ Mẫu Tuất Thổ (Ứng)
- - Huynh Đệ Thân Kim
--- Quan Quỷ Ngọ Hỏa
- - Phụ Mẫu Sửu Thổ (Thế)
--- Thê Tài Mão Mộc
--- Quan Quỷ Tỵ Hỏa

Đó là 8 quẻ của cung Đoài. Cung Đoài cũng thuộc hành Kim như cung Càn, nên vẫn lấy
Kim làm Huynh Đệ và lục thân giống như cung Càn ở trên.

3. CUNG LY

LY VI HỎA
--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Thế)
- - Tử Tôn Mùi Thổ
--- Thê Tài Dậu Kim
--- Quan Quỷ Hợi Thuỷ (Ứng)
- - Tử Tôn Sửu Thổ
--- Phụ Mẫu Mão Mộc

HỎA SƠN LỮ
--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa
- - Tử Tôn Mùi Thổ
--- Thê Tài Dậu Kim (Ứng)
--- Thê Tài Thân Kim
- - Huynh Đệ Ngọ Hỏa
- - Tử Tôn Thìn Thổ (Thế)

HỎA PHONG ĐỈNH


--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa
- - Tử Mẫu Mùi Thổ (Ứng)
--- Thê Tài Dậu Kim
--- Thê Tài Dậu Kim
--- Quan Quỷ Hợi Thuỷ (Thế)
- - Tử Tôn Sửu Thổ

HỎA THUỶ VỊ TẾ
--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Ứng)
- - Tử Tôn Mùi Thổ
--- Thê Tài Dậu Kim
- - Huynh Đệ Ngọ Hỏa (Thế)
--- Tử Tôn Thìn Thổ
- - Phụ Mẫu Dần Mộc

SƠN THUỶ MÔNG


--- Phụ Mẫu Dần Mộc
- - Quan Quỷ Tí Thuỷ
- - Tử Tôn Tuất Thổ (Thế)
- - Huynh Đệ Ngọ Hỏa
--- Tử Tôn Thìn Thổ
12
- - Phu Mẫu Dần Mộc (Ứng)

PHONG THUỶ HOÁN


--- Phụ Mẫu Mão Mộc
--- Huynh Đệ Tỵ Hỏa (Thế)
--- Tử Tôn Mùi Thổ
- - Huynh Đệ Ngọ Hỏa
--- Tử Tôn Thìn Thổ (Ứng)
- - Phụ Mẫu Dần Mộc

THIÊN THUỶ TỤNG


--- Tử Tôn Tuất Thổ
--- Thê Tài Thân Kim
--- Huynh Đệ Ngọ Hỏa (Thế)
- - Huynh Đệ Ngọ Hỏa
--- Tử Tôn Thìn Thổ
- - Phụ Mẫu Dần Mộc (Ứng)

THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN


--- Tử Tôn Tuất Thổ (Ứng)
--- Thê Tài Thân Kim
--- Huynh Đệ Ngo Hỏa
--- Quan Quỷ Hơi Thuỷ (Thế)
- - Tử Tôn Sửu Thổ
--- Phụ Mẫu Mão Mộc

Đó là 8 quẻ của cung Ly. Cung Ly ngũ hành thuộc Hỏa, nên lấy Hỏa làm hành chính mà
phối với lục Thân, như sinh ra Hỏa là Mộc Dần Mão là cha mẹ. Hỏa sinh ra Thổ nên Thìn
Tuất Sửu Mùi là Tử Tôn...

4. CUNG CHẤN

CHẤN VI LÔI
- - Thê Tài Tuất Thổ (Thế)
- - Quan Quỷ Thân Kim
--- Tử Tôn Ngọ Hỏa
- - Thê Tài Thìn Thổ (Ứng)
- - Huynh Đệ Dân Mộc
--- Phụ Mẫu Tí Thuỷ

LÔI ĐỊA DỰ
- - Tài Tài Tuất Thổ
- - Quan Quỷ Thân Kim (Ứng)
--- Tử Tôn Ngọ Hỏa
- - Huynh Đệ Mão Mộc
- - Tử Tôn Tỵ Hỏa
--- Thê Tài Mùi Thổ (Thế)

LÔI THUỶ GIẢI


- - Thê Tài Tuất Thổ
- - Quan Quỷ Thân Kim (Ứng)
--- Tử Tôn Ngọ Hỏa
13
- - Tử Tôn Ngọ Hỏa
--- Thê Tài Thìn Thổ (Thế)
- - Huynh Đệ Dần Mộc

LÔI PHONG HẰNG


- - Thê Tài Tuất Thổ (Ứng)
- - Quan Quỷ Thân Kim
--- Tử Tôn Ngọ Hỏa
--- Quan Quỷ Dậu Kim (Thế)
--- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
- - Thê Tài Sửu Thổ

ĐỊA PHONG THĂNG


- - Quan Quỷ Dậu Kim
- - Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
- - Thê Tài Sửu Thổ (Thế)
--- Quan Quỷ Dậu Kim
--- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
- - Thê Tài Sửu Thổ (Ứng)

THUỶ PHONG TỈNH


- - Phụ Mẫu Tí Thuỷ
--- Thê Tài Tuất Thổ (Thế)
- - Quan Quỷ Thân Kim
--- Quan Quỷ Dậu Kim
--- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ (Ứng)
- - Thê Tài Sửu Thổ

TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ


- - Thê Tài Mùi Thổ
--- Quan Quỷ Dậu Kim
--- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ (Thế)
--- Quan Quỷ Dậu Kim
--- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
- - Thê Tài Sửu Thổ (Ứng)

TRẠCH LÔI TUỲ


- - Thê Tài Mùi Thổ (Ứng)
--- Quan Quỷ Dâu Kim
--- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
- - Thê Tài Thìn Thổ (Thế)
- - Huynh Đệ Dân Mộc
--- Phụ Mẫu Tí Thuỷ

Đó là 8 quẻ thuộc cung Chấn. Cung Chấn ngũ hành thuộc Mộc, nên dựa theo Mộc mà
phối lục thân.

5. CUNG TỐN

TỐN VI PHONG
--- Huynh Đệ Mão Mộc (Thế)
--- Tử Tôn Tỵ Hỏa
14
- - Thê Tài Mùi Thổ
--- Quan Quỷ Dậu Kim (Ứng)
--- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
- - Thê Tài Sửu Thổ

PHONG THIÊN TIỂU SÚC


--- Huynh Đệ Mão Mộc
--- Tử Tôn Tỵ Hỏa
- - Thê Tài Mùi Thổ (Ứng)
--- Thê Tài Thìn Thổ
--- Huynh Đệ Dần Mộc
--- Phụ Mẫu Tí Thuỷ (Thế)

PHONG HỎA GIA NHÂN


--- Huynh Đệ Mão Mộc
--- Tử Tôn Tỵ Hỏa (Ứng)
- - Thê Tài Mùi Thổ
--- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
- - Thê Tài Sửu Thổ (Thế)
--- Huynh Đệ Mão Mộc

PHONG LÔI ÍCH


--- Huynh Đệ Mão Mộc (Ứng)
--- Tử Tôn Tỵ Hỏa
- - Thê Tài Mùi Thổ
- - Thê Tài Thìn Thổ (Thế)
- - Huynh Đệ Dần Mộc
--- Phụ Mẫu Tí Thuỷ

THIÊN lÔI VÔ VỌNG


--- Thê Tài Tuất Thổ
--- Quan Quỷ Thân Kim
--- Tử Tôn Ngọ Hỏa (Thế)
- - Thê Tài Thìn Thổ
- - Huynh Đệ Dần Mộc
--- Phụ Mẫu Tí Thuỷ (Ứng)

HỎA LÔI PHỆ HẠP


--- Tử Tôn Tỵ Hỏa
- - Thê Tài Mùi Thổ (Thế)
--- Quan Quỷ Dậu Kim
- - Thê Tài Thìn Thổ
- - Huynh Đệ Dần Mộc (Ứng)
--- Phụ Mẫu Tí Thuỷ

SƠN LÔI DI
--- Huynh Đệ Dần Mộc
- - Phụ Mẫu Tí Thuỷ
- - Thê Tài Tuất Thổ (Thế)
- - Thê Tài Thìn Thổ
- - Huynh Đệ Dần Mộc
--- Phụ Mẫu Tí Thuỷ (Ứng)
15
SƠN PHONG CỔ
--- Huynh Đệ Dần Mộc (Ứng)
- - Phụ Mẫu Tí Thuỷ
- - Thê Tài Tuất Thổ
--- Quan Quỷ Dậu Kim (Thế)
--- Phụ Mẫu Hợi Thuỷ
- - Thê Tài Sửu Thổ

Đó là 8 quẻ của cung Tốn. Cung Tốn ngũ hành thuộc Mộc.
6. CUNG KHẢM

KHẢM VI THUỶ
- - Huynh Đệ Tí Thuỷ (Thế)
--- Quan Quỷ Tuất Thổ
- - Phụ Mẫu Thân Kim
- - Thê Tài Ngọ Hỏa(Ứng)
--- Quan Quỷ Thìn Thổ
- - Tử Tôn Dần Mộc

THUỶ TRẠCH TIẾT


- - Huynh Đệ Tí Thuỷ
--- Quan Quỷ Tuất Thổ
- - Phụ Mẫu Thân Kim (Ứng)
- - Quan Quỷ Sửu Thổ
--- Tử Tôn Mão Mộc
--- Thê Tài Tỵ Hỏa (Thế)

THUỶ LÔI TRUÂN


- - Huynh Đệ Tí Thuỷ
--- Quan Quỷ Tuất Thổ (Ứng)
- - Phụ Mẫu Thân Kim
- - Quan Quỷ Thìn Thổ
- - Tử Tôn Dần Mộc (Thế)
--- Huynh Đệ Tí Thuỷ

THUỶ HOẢ KÝ TẾ
- - Huynh Đệ Tí Thuỷ (Ứng)
--- Quan Quỷ Tuất Thổ
- - Phụ Mẫu Thân Kim
--- Huynh Đệ Hợi Thuỷ (Thế)
- - Quan Quỷ Sửu Thổ
--- Tử Tôn Mão Mộc

TRẠCH HỎA CÁCH


- - Quan Quỷ Mùi Thổ
--- Phụ Mẫu Dậu Kim
--- Huynh Đệ Hợi Thuỷ (Thế)
--- Huynh Đệ Hợi Thuỷ
- - Quan Quỷ Sửu Thổ
--- Tử Tôn Mão Mộc (Ứng)

16
LÔI HỎA PHONG
- - Quan Quỷ Tuất Thổ
- - Phụ Mẫu Thân Kim (Thế)
--- Thê Tài Ngọ Hỏa
--- Huynh Đệ Hợi Thuỷ
- - Quan Quỷ Sửu Thổ (Ứng)
--- Tử Tôn Mão Mộc

ĐỊA HỎA MINH DI


- - Phụ Mẫu Dậu Kim
- - Huynh Đệ Hợi Thuỷ
- - Quan Quỷ Sửu Thổ (Thế)
--- Huynh Đệ Hợi Thuỷ
- - Quan Quỷ Sửu Thổ
--- Tử Tôn Mão Mộc

ĐỊA THUỶ SƯ
- - Phụ Mẫu Dậu Kim (Ứng)
- - Huynh Đệ Hợi Thuỷ
- - Quan Quỷ Sửu Thổ
- - Thê Tài Ngọ Hỏa (Thế)
--- Quan Quỷ Thìn Thổ
- - Tử Tôn Thân Kim

Đó là 8 quẻ thuộc cung Khảm. Cung Khảm ngũ hành thuộc Thuỷ.

7. CUNG CẤN

CẤN VI SƠN
--- Quan Quỷ Dần Mộc (Thế)
- - Thê Tài Tí Thuy
- - Huynh Đệ Tuất Thô
--- Tử Tôn Thân Kim (Ứng)
- - Phụ Mẫu Ngọ Hỏa
- - Huynh Đệ Thìn Thổ

SƠN HỎA BÔN


--- Quan Quỷ Dần Mộc
- - Thê Tài Tí Thuỷ
- - Huynh Đệ Tuất Thổ (Ứng)
--- Thê Tài Hợi Thuỷ
- - Huynh Đệ Sửu Thổ
--- Quan Quỷ Mão Mộc (Thế)

SƠN THIÊN ĐẠI SÚC


--- Quan Quỷ Dần Mộc
- - Thê Tài Tí Thuỷ (Ứng)
- - Huynh Đệ Tuất Thổ
--- Huynh Đệ Thìn Thổ
--- Quan Quỷ Dần Mộc (Thế)
--- Thê Tài Tí Thuỷ

17
SƠN TRẠCH TỔN
--- Quan Quỷ Dần Mộc (Ứng)
- - Thê Tài Tí Thuỷ
- - Huynh Đệ Tuất Thổ
- - Huynh Đệ Sửu Thổ (Thế)
--- Quan Quỷ Mão Mộc
--- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa

HỎA TRẠCH KHUÊ


--- Phụ Mẫu Tỵ Hoả
- - Huynh Đệ Mùi Thổ
--- Tử Tôn Dậu Kim (Thế)
- - Huynh Đệ Sửu Thổ
--- Quan Quỷ Mão Mộc
--- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa (Ứng)

THIÊN TRẠCH LÝ
--- Huynh Đệ Tuất Thổ
--- Tử Tôn Thân Kim (Thế)
--- Phụ Mẫu Ngọ Hoả
- - Huynh Đệ Sửu Thổ
--- Quan Quỷ Mão Mộc (Ứng)
--- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa

PHONG TRẠCH TRUNG PHU


--- Quan Quỷ Mão Mộc
--- Phụ Mẫu Tỵ Hoả
- - Huynh Đệ Mùi Thổ (Thế)
- - Huynh Đệ Sửu Thổ
--- Quan Quỷ Mão Mộc
--- Phụ Mẫu Tỵ Hỏa (Ứng)

PHONG SƠN TIỆM


--- Quan Quỷ Mão Mộc (Ứng)
--- Phụ Mẫu Tỵ Hoả
- - Huynh Đệ Mùi Thổ
--- Tử Tôn Thân Kim (Thế)
- - Phụ Mẫu Ngọ Hoả
- - Huynh Đệ Thìn Thổ

Đó là 8 quẻ thuộc cung Cấn. Cung Cấn thuộc Thổ.

8. CUNG KHÔN

KHÔN VI ĐỊA
- - Tử Tôn Dậu Kim (Thế)
- - Thê Tài Hợi Thuỷ
- - Huynh Đệ Sửu Thổ
- - Quan Quỷ Mão Mộc(Ứng)
- - Phụ Mẫu Tỵ Hỏa
- - Huynh Đệ Mùi Thổ

18
ĐỊA LÔI PHỤC
- - Tử Tôn Dậu Kim
- - Thê Tài Hợi Thuỷ
- - Huynh Đệ Sửu Thổ (Ứng)
- - Huynh Đệ Thìn Thổ
- - Quan Quỷ Dần Mộc
--- Thê Tài Tí Thuỷ (Thế)

ĐỊA TRẠCH LÂM


- - Tử Tôn Dậu Kim
- - Thê Tài Hợi Ứng
- - Huynh Đệ Sửu Thổ
- - Huynh Đệ Sửu Thổ
- - Quan Quỷ Mão Mộc Thế
--- Phụ mẫu Tỵ Hỏa

ĐỊA THIÊN THÁI


- - Tử Tôn Dậu Kim (Ứng)
- - Thê Tài Hợi Thuỷ
- - Huynh Đệ Sửu Thổ
--- Huynh Đệ Thìn Thổ (Thế)
--- Quan Quỷ Dần Mộc
--- Thê Tài Tí Thuỷ

LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG


- - Huynh Đệ Tuất
- - Tử Tôn Thân Kim
--- Phụ Mẫu Ngọ Hỏa (Thế)
--- Huynh Đệ Thìn Thổ
--- Quan Quỷ Dần Mộc
--- Thê Tài Tí Thuỷ (Ứng)

TRẠCH THIÊN QUẢI


- - Huynh Đệ Mùi Thổ
--- Tử Tôn Dậu Kim (Thế)
--- Thê Tài Hợi Thuỷ
--- Huynh Đệ Thìn Thổ
--- Quan Quỷ Dần Mộc (Ứng)
--- Thê Tài Tí Thuỷ

THUỶ THIÊN NHU


- - Thê Tài Tí
--- Huynh Đệ Tuất
- - Tử Tôn Thân Thế
--- Huynh Đệ Thìn
--- Quan Quỷ Dần
--- Thê Tài Tí Ứng

THUỶ ĐỊA TỶ
- - Thê Tài Tí Thuỷ (Ứng)
--- Huynh Đệ Tuất Thổ
- - Tử Tôn Thân Kim
19
- - Quan Quỷ Mão Mộc (Thế)
- - Phụ Mẫu Tỵ Hoả
- - Huynh Đệ Mùi Thổ

Đó là 8 quẻ thuộc cung Khôn. Cung Khôn ngũ Hành thuộc Thổ.

Dã Hạc nói: Xưa kia tôi có lấy toàn đồ này mà gửi cho 1 người bằng hữu, lúc đi ra cầu sĩ
(làm quan).

- Người bằng hữu hỏi: Tôi không biết ngũ hành, làm sao mà đoán quẻ được?

- Tôi trả lời: Trước học chấm quẻ. Khi đặng quẻ rồi, coi là quẻ gì, rồi tìm quẻ ấy trong
toàn đồ, chiếu theo đó mà viết ra, nào là Thế Ứng, nào là Ngũ Hành, nào là Lục Thân.
Không cần đọc sách quẻ, tức là không biết lý ngũ hành sinh khắc, vẫn đoán được bốn việc
lớn. Không kể gì trong quẻ có động, cùng là không có động, cứ chiếu theo toàn đồ, và chỉ
coi hào thế mà thôi.

4 VIỆC LỚN:
1. Chiếm Phòng Ngừa Ưu Hoạn: Nếu đặng Tử Tôn trì Thế, không có gì lo. Đặng Quan
Quỷ trì Thế, ưu nghi khó giải; phải để ý phòng ngừa.
2. Chiếm Công Danh: Nếu đặng Quan Quỷ trì Thế, thì hứa sẽ nên danh. Đặng Tử Tôn trì
Thế, thì phải chờ thời.
3. Chiếm cầu Tài: Thê Tài trì Thế chắc sẽ đăng. Huynh Đệ trì Thế thì khó cầu.
4. Chiếm Tật Bệnh: Nếu đặng quẻ lục xung, bệnh mới đau, không uống thuốc mà mạnh.
Còn bệnh đau lâu, thần tiên cũng khó cứu.

- Người bằng hữu hỏi: Sao là Tử Tôn trì Thế?

- Tôi trả lời: Tử Tôn và chữ Thế đồng ở chung một hào, tức là Tử Tôn trì Thế. Nếu gặp
Quan Quỷ và chữ Thế đồng ở chung một hào, tức là Quan Quỷ trì Thế. Kỳ dư Huynh Đệ,
Thê Tài trì Thế, thì cũng đồng như nói trên.

Phải biết sao gọi là quẻ lục xung. Trong mỗi cung những quẻ đầu là: Kiền Vi Thiên, Đoài
Vi Trạch, Ly Vi Hỏa, Chấn Vi Lôi, Tốn Vi Phong, Khảm Vi Thuỷ, Cấn Vi Sơn, Khôn Vi
Địa, đều là quẻ lục xung cả. Thêm quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, Lôi Thiên Đại Tráng, cũng là
quẻ lục xung. Tổng cộng là 10 quẻ, còn lại thì không phải.

- Có kẻ hỏi: Cầu quan nếu đặng Quan Quỷ trì Thế, cầu danh chắc thành. Cầu tài nếu đặng
Thê Tài trì Thế, cầu tài chắc thành. Nếu như hào Quan Quỷ với hào Thê Tài, hoặc gặp
Tuần Không, Nguyệt Phá, hoặc bị trong quẻ có Tử Tôn phát động để hại Quan. Huynh Đệ
phát động để hại Tài, tuy gặp Quan Quỷ trì Thế, Thê Tài trì Thế, có ích chi đâu?

- Tôi trả lời: Nếu anh biết lý ngũ hành, thần linh đã rõ rồi. Cái quẻ anh chiếm đặng, không
phải trong hung ẩn kiết, định cũng là trong kiết ẩn hung. Đó là thần thánh dẫn người được
biết chỗ áo lý, tự nhiên phải xem Tuần Không, Nguyệt Phá, Sinh Khắc, Xung Hình.

Còn anh không biết lý ngũ hành, thần thánh cũng đã sớm biết rồi. Như cầu danh, thì van
vái rằng: Công danh nếu thành, cho tôi quẻ Quan Quỷ trì Thế. Nếu không có hy vọng,
cho tôi quẻ Tử Tôn trì Thế.

Như chiếm phòng ngừa ưu hoạn, hãy van vái rằng: Nếu có hoạ, xin cho Quan Quỷ trì
Thế. Nếu thoát khỏi tai nạn, xin cho quẻ Tử Tôn trì Thế. Trong quẻ chiếm đặng, tự nhiên
20
rõ ràng dễ thấy. Nếu có chỗ ẩn vi (không rõ) thì thần thánh cũng khi người, đâu còn phải
là thần.

Huống tôi bày ra phép giản dị này, chỉ để cho người không biết lý ngũ hành mà thôi. Ai
biết chiếm quẻ, cứ chiếu theo 8 cung mà lập quẻ, thì sẽ biết quyết đoán 4 VIỆC LỚN.
Nếu biết chút lý ngũ hành, thì chớ nên dùng phép này. [Trích Tăng San Bốc Dịch]

Thánh Dã Hạc lại nói:

Phải xem kỷ lời trong sách này giải: Sao là không mà chẳng không, phá mà chẳng phá.
Sao là Mộ mà chẳng mộ, Tuyệt mà chẳng Tuyệt. Sao là chân phản ngâm, giả phản ngâm.
Sao là tiến mà chẳng tiến, thối mà chẳng thối. Sao là hồi đầu khắc mà sinh, hồi đầu khắc
mà tử. Chỗ nào phải xem Dụng Thần chỗ nào không xem Dụng Thần. Sao là chiếm đây
mà ứng đó (hỏi việc này mà ứng việc kia), chiếm xa mà ứng gần. Sao là đắc pháp, bách
chiếm bách linh (xủ quẻ trăm phát trăm ứng). Sao là chẳng đắc pháp chiếm hoài không
nghiệm. Sao là Nguyên Thần hữu lực, chẳng sinh Dụng Thần. Sao là Kỵ Thần vô lực, hay
hại Dụng Thần. Chỗ nào sai lầm, phải bác ở các sách. Chỗ nào kỳ diệu, thêm xảo nghiệm
cho mình. Phải xét kỷ các thứ bí pháp đó, mới có thể nhất quyết mỗi việc như
thần.

- Có kẻ hỏi: Xin một quẻ không rõ, chiếm một quẻ nữa, nếu một quẻ nữa mà không được
hiểu rõ, thì ngày mai sẽ chiếm lại. Xưa các kia, người ta câu nệ không dám chiếm lại, cho
nên hết phương pháp.

- Tôi thấy Kinh Dịch nói: "Ba người chiếm, thì theo lời bàn của hai người". Người xưa có
một viêc, mà có thể quyết ở ba chỗ người nay tái cầu có hại chi đâu?

Tôi bình sinh, ít đặng áo lý, toàn là nhờ sức chiếm lại nhiều lần. Nếu việc không gấp có
thể từ từ chiếm lại. Nếu gặp việc gấp, nghỉ một chút rồi lại chiếm nữa. Chẳng luận sớm
trưa, chẳng cần đốt nhang, nữa đêm canh khuya, cũng có thể chiếm. Chỉ cần chiếm một
việc đó mà thôi, chớ đừng có chiếm lại việc khác. Duy có người chiếm quẻ mà trong lòng
tưởng đôi ba việc, chẳng phải có lòng thành nhất niệm, thì quyết chắc không linh nghiệm.

Giả như chiếm công danh, hoặc là Quan Quỷ trì Thế, hoặc là Tử Tôn trì Thế, đặng một
trong hai quẻ đó, thì đã biết thành bại nên hư, không cần và không nên chiếm nữa. Chớ
khá thấy Tử Tôn trì Thế, mà trong lòng không vui, muốn cầu cho đặng Quan Quỷ trì Thế
mới chịu cho. Như vậy là trái lẽ.

Như chiếm cầu tài, hoặc là Tài trì Thế, hoặc là Huynh Đệ trì Thế, trong hai lẽ có có đặng
một thì thôi, có cần chi chiếm nữa.

Thỉnh thoảng cũng một việc mà có nhiều người đồng chịu ảnh hưởng họa phước, thì mỗi
người chiếm một quẻ cho chắc. Như đi thuyền gặp bảo tố, trong nhà phòng hỏa hoạn, thì
ai ai cũng đều chiếm được. Nếu có một quẻ mà đặng Tử Tôn trì Thế, thì hết thảy có gì lo.
Còn chiếm tật bệnh, người bệnh nặng tự chiếm cho mình, nếu không đặng quẻ lục xung,
thì trong nhà ai ai cũng có thể chiếm giùm. Nếu có một người đặng quẻ lục xung, hoặc
thuộc bệnh mới đau, hoặc thuộc bệnh đau lâu, thì sự cát hung đã thấy rõ ràng.

Tôi nói với bạn rằng: Người thế gian, phàm có nghi nan, mở miệng thì nói: cầu thần hỏi
bói, đủ biết họ muốn rõ sự kiết hung sẽ đến. Ngoài việc bói ra, không còn phép nào nữa.

Tôi học tập Chu Dịch mấy năm, việc nào hỏi bói, xem lý cảm ứng, như thần thánh mở
21
miệng nói chuyện với mình, làm cho con người phải rỡn ốc cùng mình. Vì đó mà có kẻ
không biết cái áo diệu của Dịch, chẳng đọc sách bói, tôi không đành không chỉ cái bí
pháp ấy, cho người ta theo đó mà thí nghiệm. Nếu bạn thấy linh thì tự nhiên mới ham đọc
sách, học bói. Phép này rất hay, bạn cũng có thể truyền cho người khác. Dù quan lớn, thứ
dân, dù làm ăn, buôn bán, không có ai mà chẳng nên dùng.

Phải nhớ: Người nào dốt đặc lý ngũ hành sinh khắc thì mới nên dùng phép này. Nếu có kẻ
biết chút ít ngũ hành thì thần cho hiện quẻ ẩn vi. Vậy trước phải đọc hỗn thiên Giáp Tí,
lục Thân ca, hễ chiếm đặng quẻ, thì phải trang ngũ hành, lục Thân. Rồi còn học biến
động. Trong quẻ phải có hào động, hễ động thì biến. Đã biết động biến rồi, phải coi Dụng
Thần, Nguyên Thần, Kỵ Thần. Biết cái này mới vào được cửa Bói Dịch. Kế coi chương
bốn mùa Vượng Tướng; chương Ngũ Hành tương sinh, tương khắc; chương Ngũ Hành
tương xung, tương hợp; chương Tuần Không, Nguyệt Phá, Sinh Vượng, Mộ Tuyệt thì lại
như vào nhà khách của Bói Dịch.

Sau lại còn phải coi cuốn chót nói về các môn, các loại, chiếm việc gì, lấy phép nào mà
đoán, lần lần do cạn vào sâu.

Phàm muốn hỏi việc, trước biên năm, tháng, ngày, giờ, kế chiếu theo Chương Lục Thần,
viết ra sáu Thần, rồi sau mới xem quẻ.

Như chiếm đặng quẻ Càn vi Thiên:

Phụ Mẫu Tuất Thổ (Thế)


Huynh Đệ Thân Kim
Quan Quỷ Ngọ Hỏa
Phụ Mẫu Thìn Thổ (Ứng)
Thê Tài Dần Mộc
Tử Tôn Tí Thuỷ

Người tự chiếm kiết hung, lấy Thế hào làm Dụng Thần. Trong quẻ này thế hào ở Tuất
Thổ, tức là lấy Tuất Thổ làm Thân Mệnh của mình. Nó phải được vượng tướng, rất sợ
hưu tù. Nó hạp (thích) gặp Tỵ Ngọ Hỏa để sinh, kỵ (sợ) Dần Mão Mộc tương khắc. Lại
Thế hào chẳng nên lạc Không Vong (Tuần Không), lại cũng chẳng nên trúng Nguyệt phá.

Cái Thế hào Tuất Thổ này có 4 chỗ: Sinh, Khắc, Xung, Hợp.
Cái Thế hào Tuất Thổ này có 4 chỗ: Sinh, Khắc, Xung, Hợp.

I. Nguyệt Kiến năng Sinh, Khắc, Xung, Hợp

Theo quẻ trên, thế hào là Tuất Thổ. Nếu chiếm quẻ này nhằm tháng Dần, Mão, thì bị Dần
Mão, mộc tương khắc. Vậy thì Thế hào chịu thương (khắc), người tự chiếm cát hung gọi
đó là hưu tù, bất lợi. Nếu chiếm quẻ nhằm tháng Thìn, Thìn xung Tuất Thổ, Tuất là bị
Nguyệt phá, cũng như thân mình bị phá cách, không làm được việc gì hết.

Nếu chiếm quẻ này nhằm tháng Tỵ, Ngo. Tỵ Ngọ tức là Quan Quỷ có thể sinh Tuất Thổ,
gọi là Hỏa vượng, Thổ tướng. Thế hào gặp vượng tướng, thì các việc đều làm được.

Nếu chiếm quẻ này nhằm tháng Sửu Mùi, trong hai tháng đó thì lúc Thổ vượng, cũng có
thể phò trì giúp Tuất Thổ. Cái Thế hào Tuất Thổ này, cũng gọi là vượng tướng, thì cũng là
kiết.

22
Nếu chiếm nhằm tháng Tuất, Thế hào Tuất Thổ làm Nguyệt Kiến, đó là vượng tướng.
Đương lúc đó mà tự chiếm cát hung, mọi việc đều được hanh thông.

Nếu chiếm ở tháng Thân Dậu, Hợi Tí thì Tuất Thổ trúng nhằm lúc tiết khí (hao sức), gọi
là Thế hào hưu tù vô lực.

Đó gọi là Nguyệt Kiến có thể sinh, khắc, xung, hợp Dụng Thần, là Thế hào Tuất Thổ.
Phải biết sao là Dụng Thần? Mình tự chiếm cát hung, dùng Thế hào làm chủ, chẳng gọi là
Thế hào, mà kêu là Dụng Thần. Chiếm cho cha mẹ, thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng
Thần...

II. Nhật Thần năng Sinh, Khắc, Xung, Hợp

Trong quẻ trên, Thế hào là Tuất Thổ. Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Dần Mão, Dần Mão Mộc
có thể khắc tuất Thổ. Đó là Thế hào bị Nhật Thần tương khắc, bất lợi.

Nếu chiếm nhằm ngày Thìn, Thìn xung với Tuất Thổ, gọi là Thế hào (ám động).

Nếu chiếm nhằm ngày Tỵ Ngọ, Hỏa của Tỵ Ngọ là Quan Quỷ, hay sinh được Tuất Thổ.
Đó gọi là Thế hào được Quan Quỷ, mà sinh ra vượng, nên mọi việc đều cát.

Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Sửu Mùi, Thổ gặp Thổ thì phù trợ, vậy Tuất Thổ cũng được
giúp.

Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Tuất, gọi là Thế lâm (ở) Nhật Kiến, được lệnh đăng quyền.

Nếu chiếm nhằm ngày Thân Dậu, Hợi Tí, đó là đối với Tuất Thổ không khắc, không sinh.

Đó là Nhật Kiến có thể sinh, khắc, xung, hợp Dụng Thần.

III. Quái Trung chi động (trong quẻ hào động), năng Sinh Khắc, Xung, Hợp

Theo quẻ trên, Thế hào là Tuất Thổ. Như trong quẻ hào thứ 2 là Thê Tài Dần Mộc phát
động, thì nó hay khắc được Tuất Thổ. Hào thứ 4, Ngọ Hỏa Quan Quỷ phát động, thì hay
sinh được Tuất Thổ. Hào thứ 3 Phụ Mẫu Thìn Thổ phát động, thì nó hay xung Tuất Thổ.

Đó gọi là, trong quẻ, hào động có thể sinh, khắc, xung, hợp Dụng Thần.
IV. Thế hào tự động biến xuất chi hào, năng hồi đầu sinh khắc.

Thế hào phát động (Tuất Thổ theo quẻ trên), động thì phải biến, biến ra Tỵ Ngọ Hỏa, gọi
là hồi đầu sinh Thế; biến ra Dần Mão Mộc, gọi là hồi đầu khắc Thế; biến ra Thìn Thổ gọi
là hồi đầu xung Thế; biến ra Mão Mộc, gọi là hợp Thế. Đó gọi là: hào Dụng Thần (Thế)
tự động thành biến hào, hay sinh khắc xung hợp với Dụng Thần (Thế).

Dẫn lên là 4 chỗ (4 chỗ tức là tháng ngày, hào động, Thế hào tự động), nếu đặng hoàn
toàn sinh hạp Dụng Thần, thì việc chiếm toàn kiết. Nếu được 3 chỗ tương sinh, một chỗ
tương khắc, cũng là đoán theo kiết. Nếu có hai chỗ khắc, hai chỗ sinh phải coi vượng suy.
Nếu Nguyên Thần sinh Dụng Thần được vượng tướng thì đoán kiết. Còn Kỵ Thần khắc
Dụng Thần vượng tướng thì bàn hung.

Nếu gặp 3 chỗ tương khắc, 1 chỗ tương sinh, [COLOR=RED]mà hào tương sinh được
vượng tướng, cũng có thể gọi là: "khắc xứ phùng sinh hung trung đắc giải" (trong chỗ
23
khắc gặp sinh, tuy thấy hung mà được cứu). Bằng hưu tù, chỗ tương sinh này có danh,
không có thật, thì đoán mọi việc đều là đại hung, như 4 chỗ đều khắc hết.

- Có kẻ hỏi: Trong quẻ này (quẻ đã nói trên), Thế hào là Tuất Thổ không có biến ra Dần
Mão, Tỵ Ngọ.

- Tôi trả lời: Mấy hào khác thường có biến ra hồi đầu sinh khắc. Đây là mượn đỡ nó để
làm kiểu mẫu mà thôi.

- Lại hỏi: Mão mộc hay khắc Tuất Thổ, lại hợp với Tuất (theo lục hợp), vậy phải kể là
khắc hay hợp?

- Tôi trả lời: Trong chương Ngũ Hành tương hợp, có giải nghĩa rất rõ ràng.

- Hoi: Quẻ này là quẻ Kiền Vi Thiên, trong đó Ngọ Hỏa là Quan Tinh. Sao mà tháng Ngọ,
ngày Ngọ, chiếm quẻ cũng lấy Ngọ Hỏa làm Quan Tinh?

- Trả lời: Bất luận chiếm được quẻ nào, nếu trong quẻ lấy Tỵ Ngọ Hỏa làm Quan Tinh,
mà chiếm quẻ lại nhằm ngày tháng Tỵ Ngọ, thì tháng hay là ngày đó cũng là Quan Tinh.
Nếu trong quẻ, lấy Tỵ Ngọ làm Tài Tinh,, thì ngày tháng Tỵ Ngọ cũng là Tài Tinh. Kỳ dư,
cứ vậy mà suy.

Vượng, tướng, hưu, tù, thì tra trong chương Tứ Thời Vượng Tướng.

Không, phá, thì coi trong chương Tuần Không, Nguyệt phá.

Xung, hợp, thì coi trong chương Ngũ Hành tương sinh, Ngũ Hành tương hợp.

Sinh khắc, thì tra ở chương Ngũ Hành tương sinh, Ngũ Hành tương khắc.

Nguyên Thần thì tra trong chương Nguyên Thần, Dụng Thần, Quan Tinh thì tra trong
chương Dụng Thần.

Ám động thì tra trong chương ám động.

Hồi đầu sinh, hồi đầu khắc, thì tra trong chương biến động sinh khắc.

Nhật Thần, Nguyệt Kiến, tra ở trong chương Nhật Thần, Nguyệt Kiến.

Nếu chiếm về Phụ Mẫu, thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Trong quẻ này (quẻ Càn Vi
Thiên ở trên), hai hào Thìn Tuất đều là Phụ Mẫu. Nếu hai hào đều động, hoặc không
động, lựa cái vượng mà làm Dụng Thần. Nếu chỉ có một hào động, thì lấy hào động làm
Dụng Thần.

Phụ Mẫu đã tới hai Thổ là Thìn, Tuất, tức là lấy Thổ làm Phụ Mẫu. Nó hợp với Hỏa
tương sinh, mà sợ Mộc tương khắc. Kỵ trúng Nguyệt Phá, Tuần Không, cũng có 4 chỗ
sinh khắc xung hợp, nhưng phải sinh nhiều, khắc ít là kiết. Phải hiệp nó với Thế hào nói
trước mà xem.

Chiếm nhà cửa, xe cộ, ghe tàu, văn thư, tấu chương đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần.
Phải coi cho rõ ở trong chươg Dụng Thần.

24
Chiếm giùm người ta, thì lấy Ứng hào làm Dụng Thần. Theo quẻ này, ứng ở Thìn Thổ.
Muốn đặng kiết, thì phải có 4 chỗ tương sinh. (GHI CHÚ: chỗ này là muốn nói khi Thầy
xủ giùm cho thân chủ, hoặc ai đó xủ quẻ hỏi về người mình không quen biết, hoặc kẻ thù,
kẻ đối đầu, địch quốc... Tuy nhiên, cá nhân tôi đã xủ nhiều quẻ cho người không quen
biết, Dụng Thần vẫn hiện ở Thế hào. Vấn đề này còn tuỳ thuộc vào sự tập trung của
người xủ quẻ, và Tâm mình có đạt được đến trạng thái Vô Tâm, để trở thành một
Medium, giống như người ngồi đồng hay cầu cơ không là chuyện khác)

Chiếm về Huynh Đệ, lấy hào Huynh Đệ làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói trên),
Thân Kim là Huynh Đệ, tức là dùng hào đó, nó hợp với Thổ tương sinh, sợ Hỏa tương
khắc, kỵ trúng Nguyệt Phá, Tuần Không, cũng có 4 chỗ sinh khắc, đều là nhiều sinh ít
khắc là kiết, ít sinh nhiều khắc là hung.

Lại nói: Hào Huynh Đệ là Thần Kiếp Tài (đoạt của). Nhưng chiếm cho biết anh em, chị
em bỉ thái, thì nó phải sinh vượng, chẳng nên trúng Tuần Không, Nguyệt Phá.

Như chiếm về vợ hầu, tôi tớ, cũng là tài vật, hào Huynh cần phải đặng nhiều khắc, ít sinh.
Lại nó (hào Huynh) ưa gặp Tuần Không, gặp Nguyệt Phá, thì mới không cướp tài, khắc
hại vợ hầu, tôi tớ (hay nhân viên) của ta được.

Chiếm về Vợ Hầu, Tôi Tớ, Tài Vật, lấy hào Thê Tài làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ
nói ở trên), Dần Mộc Thê Tài là Dụng Thần, kỵ trúng Tuần Không, Nguyệt Phá, nên có
Thuỷ tương sinh, sợ có Kim tương khắc, cũng có 4 chỗ sinh khắc, nhiều sinh ít khắc thì
kiết, đồng như nói trên.

Phàm chiếm về tiền bạc, mua bán, đều lấy hào Thê Tài làm Dụng Thần, coi kỹ trong
chương Dụng Thần.

Chiếm về Tử Tôn, lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói trên), hào đầu
Tí Thuỷ, tức là Dụng Thần, kỵ trúng Nguyệt Phá, Tuần Không, ưa kim tương sinh, sợ Thổ
tương khắc. Cũng có 4 chỗ sinh khắc, xung hợp. Hợp tại khắc ít, sinh nhiều, cũng như nói
trên.

Coi về việc khác, lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần thì cũng thường tra trong chương Dụng
Thần.

Chiếm về Công Danh, lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Theo quẻ này (quẻ nói trên),
Ngọ Hỏa Quan Tinh tức là dùng hào này. Hào Ngọ Quan rất kỵ gặp Không, gặp Phá, sợ
Thuỷ tương khắc, ưa mộc tương sinh. Cũng có 4 chỗ sinh khắc như trên.

Chiếm quỹ xí, yêu nghiệt, loạn thần, đạo tặc, đều lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Coi
kỹ trong chương Dụng Thần.

Các việc đem ra luận từ trước tới đây, thì cuốn sau sẽ nói thêm rộng cho dễ hiểu, e rằng
người sơ học không biết ngỏ mà vào. Đây chỉ nói những điểm cương lĩnh, để dẫn dẫn dắt
lần vào cửa. Biết những điều cương lĩnh rồi, hãy coi các chương trong cuốn sau cho kỹ
lưỡng, do cạn vào sâu, tự thấy cảnh đẹp.

Bát cung toàn Đồ ở phía trước đều là tịnh hào. Những quẻ nên có động, động thì phải
biến. Thiên sau, tuy có chương động biến, e người không rõ. Đây xin vẽ ra một quẻ biến
làm kiểu. Phải xem cho kỹ. Quẻ có vòng tròn 0. Biến ra vòng tròn làm "trùng", trùng là
Dương, Dương động biến Âm. Quẻ có dấu tréo X. Biến ra dấu tréo làm "giao", giao là
25
Âm, Âm động biến Dương. (Ở đây chúng tôi viết theo cách viết và đọc của Việt Nam để
mọi người dễ hiểu, vì viết theo lối chữ hán thì viết ngược, để phù hợp thời nay chúng ta
cần biến thông vậy).

Như chiếm đặng quẻ Trạch Thiên Quải, biến ra quẻ Thiên Phong Cấu:

Trạch Thiên Quải --------- Cấu

-0- Huynh Đệ Mùi Thổ X --- Huynh Đệ Tuất Thổ


--- Tử Tôn Dậu Kim ---
--- Hợi Thuỷ Thê Tài ---
--- Huynh Đệ Thìn Thổ ---
--- Quan Quỷ Dần Mộc ---
-X- Thê Tài Tí Thuỷ 0 - - Huynh Đệ Sửu Thổ

Trong quẻ này, Trạch ở trên (là ngoại quái), Thiên ở dưới (là nội quái), tức là quẻ Trạch
Thiên Quải. Hãy kiếm quẻ này trong toàn Đồ (phía trước), chiếu theo đó mà trang ra Thế
Ứng, Ngũ Hành, Lục Thân, rồi sau coi động hào.

Ba hào trên là quẻ Đoài, hào thứ sáu là giao động. Dấu tréo X (hai vạch ngắn) biến ra một
vạch dài. Ấy là quẻ Đoài biến ra quẻ Càn, Càn vi Thiên.

Ba hào dưới là quẻ Càn, hào đầu là trùng động. Vòng tròn 0 biến ra hai vạch ngắn, ấy là
quẻ Càn biến ra quẻ Tốn, Tốn vi Phong.

Thiên ở trên, Phong ở dưới, tức là quẻ Thiên Phong Cấu. Vì hào đầu, sửu Thổ trong quẻ
Cấu, đối chiếu với hào đầu phát động trong quẻ trước là Tí Thuỷ, nên gọi là Tí Thuỷ biến
ra Sửu Thổ. Vì hào thứ 6 Tuất Thổ ở trong quẻ Cấu, đối chiếu với với hào thứ 6 phát động
trong quẻ trước là Mùi Thổ, nên gọi Mùi Thổ biến ra Tuất Thổ. Còn các hào khác không
động, thì chẳng cần viết ra.

- Theo lục Thân, trong quẻ Cấu: Sửu Thổ, Tuất Thổ nguyên là Phụ Mẫu, nay đều viết là
Huynh Đệ tại sao?

- Về lục Thân, phải chiếu theo quẻ trước mà định. Quẻ trước là Trạch Thiên Quải, Thổ
làm Huynh Đệ, cho nên hai Thổ Sửu Tuất ở trong quẻ mới biến ra cũng phải để là Huynh
Đệ. Các hào khác động biến ra cũng theo đó mà suy. Tất cả các quẻ khác, cứ vậy mà suy.

(Ghi chú: Trường hợp quẻ trước là nội hay ngoại quái là Càn, mà trong quẻ biến ra
không có lục Thân, ví như Thiên Phong Cấu có hào nào đó động biến ra hào có lục Thân
là Dần hay Mão Mộc, tức là trong quẻ Cấu không có. Không biết lục Thân là gì thì có thể
tìm xem quẻ Cấu thuộc cung gì? Quẻ Cấu thuộc cung Càn, nó là 1 trong 8 quẻ của cung
Càn nên có thể tra ngay lục Thân trong quẻ Bát Thuần Càn xem Dần Mão Mộc lục Thân
là gì. Ta sẽ thấy đó là Tử Tôn Dần Mộc. Nếu là hào Mão Mộc cũng là Tử Tôn. Các quẻ
và các trường hợp khác cũng theo đây mà suy xét, truy tìm về quẻ Chính Bát Thuần sẽ có
lục Thân.

CHƯƠNG 4. Hỗn Thiên Giáp Tí

Phần này Kh.K.MinhTâm tôi phải thuyết minh rõ để các bạn học Dịch biết được nguồn
cội của 64 quẻ Nạp Giáp tức Nạp Can và Nạp Chi tức lục Thân do đâu mà ra. Xưa nay
26
hầu hết tất cả các sách Bói chưa có sách nào nói đến. Sỡ dĩ không nói đến, không phải Cổ
Nhân không biết, mà chỉ vì thời xưa con người "thông tuệ" gã chăn trâu cũng làu thông
Dịch Lý, còn thời nay dù người học cao đến đâu cũng chưa chắc hiểu nổi thành ra mới
phải cần làm rõ vấn đề.

"Lãi Hải Tập" nói: "Thuyết về Nạp Giáp, từ Giáp là 1 đến Nhâm là số 9, đó là số Dương
bắt đầu và cuối hết vậy, vì vậy quay về Càn, Dịch thuận số vậy. Ất là số 2 đến Quý là số
10, số Âm bắt đầu và hết ở đó, vì vậy quay về Khôn, Dịch nghịch số vậy. Càn nhất sách,
một lần tìm mà được nam là Chấn; Khôn nhất sách, một lần tìm mà được nữ là Tốn (1), vì
vậy Canh nhập Chấn, Tân nhập Tốn. Càn lại sách tìm lần nữa, mà được nam là Khảm;
Khôn, lại sách tìm lần nữa mà được nữ Ly, vì vậy Mậu quy về Khảm, Kỷ xu theo Ly. Càn
sách tìm lần thứ 3 mà được nam là Cấn; Khôn sách tìm lần thứ 3 mà được nữ là Đoài, vì
vậy Bính theo Cấn, Đinh theo Đoài. Dương sinh ở Bắc mà thành ở Nam, vì vậy Càn bắt
đầu ở Giáp Tí mà kết thúc ở Nhâm Ngọ. Âm sinh ở Nam mà thành ở Bắc, vì vậy Khôn
bắt đầu ở Mùi mà kết thúc ở Quý Sửu. Chấn Tốn sách tìm một lần (từ Càn Khôn), vì vậy
Canh Tân bắt đầu ở Tí Sửu (tức là Chân bắt đầu ở Canh Tí, Tốn bắt đầu ở bắt đầu ở Tân
Sửu). Khảm Ly sách tìm lần nữa (lần thứ 2 từ Càn Khôn), vì vậy Mậu Kỷ bắt đầu ở Dần
Mão (tức là Khảm bắt đầu ở Mậu Dần, Ly bắt đầu ở Kỷ Mão). Cấn Đoai ba lần sách tìm
(từ Càn Khôn), vì vậy Bính Đinh bắt đầu ở Thìn Tỵ (tức là Cấn bắt đầu ở Thìn là Bính
Thìn, Đoài bắt đầu ở Tỵ là Đinh Tỵ".

ĐỒ HÌNH NẠP GIÁP 12 CHI

CÀN ****** KHÔN **** CHẤN ****** TỐN


--- Nhâm Tuất - - Quý Dậu - - Canh Tuất --- Tân Mão
--- Nhâm Thân - - Quý Hợi - - Canh Thân --- Tân Tỵ
--- Nhâm Ngọ - - Quý Sửu --- Canh Ngọ - - Tân Mùi
--- Giáp Thìn - - Ất Mão - - Canh Thìn --- Tân Dậu
--- Giáp Dần - - Ất Tỵ - - Canh Dần --- Tân Hợi
--- Giáp Tí - - Ất Mùi --- Canh Tí - - Tân Sửu

KHẢM ***** LY ***** CẤN ****** ĐOÀI


- - Mậu Tí --- Kỷ Tỵ --- Bính Dần - - Đinh Mùi
--- Mậu Tuất - - Kỷ Mùi - - Bính Tí --- Đinh Dậu
- - Mậu Thân --- Kỷ Dậu - - Bính Tuất --- Đinh Hợi
- - Mậu Ngọ --- Kỷ Hợi --- Bính Thân - - Đinh Sửu
--- Mậu Thìn - - Kỷ Sửu - - Bính Ngọ --- Đinh Mão
- - Mậu Dần --- Kỷ Mão - - Bính Thìn --- Đinh Tỵ

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Đó là phương Pháp lấy sáu hào cúa Bát Quái phân ra mà nạp
với lục thời của Địa Chi. Hễ Càn tại nội quái thì là Giáp nạp với Địa Chi Tí Dần Thìn.
Tức là sơ cửu Giáp Tí, cửu nhị Giáp Dần, cửu tam Giáp Thìn. Tại ngoại quái thì là Nhâm,
nạp với Địa Chi Ngọ Thân Tuất, tức là cửu tứ là Nhâm Ngọ, cửu ngũ là Nhâm Thân,
thượng cửu là Nhâm Tuất. Hễ Khôn tại nội quái thì Ất nạp với Địa Chi Mùi Tỵ Mão, tức
là sơ lục là Ất Mùi, lục nhị là Ất Tỵ, lục tam là Ất Mão. Tại ngoại quái thì là Quý, nạp
Sửu Hợi Dậu, tức là lục tứ là Quý Sửu, lục ngũ là Quý Hợi, thượng lục là Quý Dậu. Bởi
vì là Càn Khôn đều nạp với hai Can cho nên phân ra làm nội ngoại hai quái. Ngoài ra sáu
quẻ, chỉ nạp một Can, dựa vào thứ tự phối với nhau với chỗ nạp lục thời có thể được.

Phương pháp cúa Bát Quái nạp với Địa Chi, là Chi Dương đều thuận hành, Chi Âm đều
nghịch chuyển. Bát Quái dựa vào chỗ thứ tự của Âm Dương, chỗ nạp Địa Chi đều lệch

27
nhau một ngôi vi. Chỉ có chỗ nạp của Chấn với Càn là giống nhau, đại khái ý tứ là trưởng
tử thừa tiếp thể của cha. Khôn không khởi ở Sửu mà khởi ở Mùi, đặc biệt cùng với Lạc
Thư số ngẫu khởi ở Mùi. Ở đồ hình hậu thiên, Khôn đóng ở Tây Nam, nhạc luật Lâm
Chung là địa, thống nhất mà ứng với khí của tháng Mùi, hợp nhau. Tại chỗ có ở trong
thuật số, chỉ có Nạp Giáp hết sức gần với lý lẽ. Nay 'Hỏa Châu Lâm' chiêm quẻ, chỗ dùng
đúng chính là loại phương pháp này".

(Chú Ý: Bát Quái cũng có phân Âm Dương. Dương Quái là Càn Khảm Cấn Chấn; Âm
Quái là Tốn Ly Khôn Đoài. Ý nói "Dương thuận Âm nghịch và lệch nhau một vị", tức như
quẻ Càn khởi đầu là Tí Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tuất là hết 6 hào
Dương; Khảm khởi đầu là Dần Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tí hết 6 hào
Dương; Cấn khởi đầu là Thìn Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Dần là hết 6 hào
Dương. Riêng Chấn và Càn khởi giống nhau nên ở đây không lập lại nữa. Âm Quẻ
chuyển nghịch, như quẻ Tốn khởi đầu là Sửu Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến
Mão là hết 6 hào Âm; Ly khởi đầu là Mão Âm Chi chuyển nghịch đến Tỵ là hết 6 hào
Âm; Khôn khởi đầu là Mùi Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Dậu là hết 6 hào Âm;
Đoài khởi đầu là Tỵ Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mùi là hết 6 hào Âm).

Tóm lại, những gì viết trên đây là phần tối quan trọng của Dịch Lý, các bạn nên chú ý và
hiểu rõ, thì sẽ có một nền tảng vững chắc dù sau này học bất cứ môn nào thuộc Dịch Lý,
cũng sẽ dễ thông đạt các diệu lý. Hoặc trường hợp đọc các sách man thư, hoặc các nhà
làm sách không thông đạt lý lẽ, có thể tự mình biết được chỗ sai trái mà phế bỏ đi. Mong
quý vị chớ nên xem thường.

1 Ghi Chú: Nói Càn nhất sách, một lần tìm mà được nam là Chấn; Khôn nhất sách, một
lần tìm mà được nữ là Tốn, tức nói Đạo Càn là Đạo thuần Dương; Đạo Khôn là Đạo
thuần Âm, muốn cầu con trai trưởng phải phối với Khôn mà được Chấn. Muốn cầu con
gái trưởng phải phối với Càn mà được Tốn. Nghĩa là Quẻ Khôn là thuần Âm, mượn một
hào Dương của càn phối vào hào đầu (nhất sách) thì biến thành quẻ Chấn; Quẻ Càn là
thuần Dương mượn một hào Âm của Khôn phối vào mà thành Tốn. Thời nay có nhiều
nhà Dịch học ở Trung Quốc và Việt Nam không nắm được Thánh Ý nên đã tranh luận về
vấn đề Đạo Càn sách tìm một lần làm sao ra được Chấn? Hoặc Đạo Khôn sách tìm một
lần làm sao ra được Tốn? Đó là do hiểu lầm ý của Thánh Nhân mà ra cả.

Giả như chiếm đặng quẻ Thiên Phong Cấu.

--- Phụ Tuất Thổ ) Ba hào trên là quẻ Càn, tức Càn ở quẻ
--- Huynh Thân Kim ) Ngoài: Ngọ Hỏa, Thân Kim, Tuất Thổ
--- Quan Ngọ Hỏa Ứng )
--- Huynh Dậu Kim ) Ba hào dưới là quẻ Tốn, tức Tốn ở quẻ
--- Tử Hợi Thuỷ ) Trong: Sửu Thổ, Hợi Thuỷ
- - Phụ Sửu Thổ Thế )

Ghi chú: Chấm quẻ thì bắt từ dưới chấm lên, cho nên trang Ngũ Hành cùng từ dưới mà đi
lên.

Kỳ dư, làm y như vậy.

5. Lục Thân Ca

Càn Đoài: Kim Huynh, Thổ Phụ truyền, Mộc Tài, Hỏa Quỷ, Thuỷ Tử nhiên
(Càn Đoài cung, theo Bát Quái đều thuộc Kim)

28
Khảm: Thuỷ Huynh, Hỏa vi Tài, Thổ Quỷ, Kim Phụ, Mộc Tử lai

Khôn Cấn: Thổ Huynh, Hỏa vi Phụ, Mộc Quỷ, Thuỷ Tài, Kim Tử lộ
(Khôn Cấn cung, theo Bát Quái đều thuộc Thổ)

Ly: Hỏa Huynh, Thuỷ vi Quỷ, Thổ Tử, Mộc Phụ, Kim Tài trợ

Chấn Tốn: Mộc Huynh, Thuỷ Phụ Mẫu, Kim Quỹ, Hỏa Tử, Tài thị Thổ
(Chấn Tốn cung, theo Bát Quái đều thuộc Mộc)

6. Thế Ứng

Càn vi Thiên: Thế tại hào 6


Thiên Phong Cấu: --- 1
Thiên Sơn Độn: --- 2
Thiên Địa Bỉ: --- 3
Phong Địa Quan: --- 4
Sơn Địa Bác: --- ; 5
Hỏa Địa Tấn: --- ; 4 (Du Hồn)
Hỏa Thiên Đại Hữu: --- 3 (Quy Hồn)

Cách với hào Thế 2 ngôi, tức là hào Ứng; kỳ dư các quẻ khác có thể từ đó mà suy ra.

Sau đây tôi cần phải thuyết minh rõ nguồn gốc ở đâu mà Thánh Nhân đã lập ra được Thế
Ứng cho các quẻ. Và vì sao có quẻ Du Hồn, và Quy Hồn
Tất cả các Quẻ Thuần của tám Quẻ là Quẻ Kép của quẻ đơn Bát Quái chồng lên mà có.
Tất cả 64 quẻ có Thế Ứng đều từ 8 Quẻ Thuần tuần tự biến ra. Và các cặp Thế Ứng là sự
hòa hợp Âm Dương của Hào Vị mà có từng cặp như (1-4) (2-5) (3-6). Tại sao vậy? Vì
Hào Vị được lập ra từ nguyên lý Cơ Ngẫu, tức là do số chẳn lẻ mà có. Tỷ như trong một
quẻ có 6 Hào từ dưới đếm lên: 1,2,3,4,5,6

Hào: 1, 3, 5 là số lẻ nên là Dương Hào


Hào: 2, 4, 6 là số chẳn nên là Âm Hào

Nhưng tại sao có các cặp hợp như (1-4), (2-5), (3-6)? Chắc có bạn sẽ cho rằng vì do
Dương và Âm hợp, nên có sự hợp như thế! Nói vậy thì chỉ đúng 1 phần, bởi nếu thế thì,
tại sao 1 không hợp với 6, 3 không hợp với 4??? Sở Dĩ có sự hợp thành cặp Thế Ứng là
vì:

- Hào 1 là Dương thuộc hào đầu của quẻ Nội, 4 là Hào Âm thuộc hào đầu của quẻ Ngoại
(phải có đủ Âm Dương, Nội Ngoại, và hợp Hào Vị mới chính đáng hòa hợp sinh thành
được). Dịch Đạo có câu: "một Âm, một Dương là Đạo của Trời Đất", "độc Dương không
thể sinh, độc Âm cũng không thể thành". Quẻ Bát Thuần là Quẻ Kép chồng lên nhau mà
có. Quẻ Thượng hay quẻ Ngoại gọi là Dương vì tượng của Trời nên ở trên; Quẻ Nội gọi là
Âm vì tượng của Đất nên ở dưới. Do đó các cặp Thế Ứng phải có đủ Âm Dương, Nội
Ngoại Quái, Trời Đất, và hào vị mới hòa hợp được. (Hầu như chưa có sách nào giải thích
điều này, nhưng nếu ta Thấy và Hiểu được Ý Thánh Nhân thì không gì không rõ ràng cả).
Cũng từ cái Lý thiên nhiên trời trên đất dưới, trời có trước đất có sau mà Thánh Nhân mới
vạch quẻ từ dưới lên theo tuần tự từ thấp lên cao, vì bất cứ Sự Vật nào cũng có quá trình
từ dưới thăng tiến lên, rồi đến cực mới giáng xuống theo hậu thiên. Hơn nữa, người học
theo Đạo Trời Đất nên phải theo ĐỊNH LUẬT tự nhiên. Vạch từ dưới lên là theo Hậu

29
Thiên mà lập vì có hào thì thành tượng. Trường hợp lập quẻ theo Tiên Thiên thì sẽ
diễn từ số mà ra, vì số có trước sau mới thành tượng. Một khi lập quẻ từ các con số,
thì phải lập quẻ thượng (ngoại quái) trước, sau mới lập quẻ hạ (nội quái), tức là từ
trên xuống.

Trên là nói sơ qua Nguyên Lý do đâu mà có các cặp Thế Ứng, dưới đây là nói về Nguyên
Lý vì sao có Thế Ứng của 64 quẻ và Tổ Bói Dịch Lý Thuần Phong dựa vào đâu mà lập
thành.

Thí Dụ: Quẻ Thuần Càn

6. ----- Thế
5. -----
4. -----
3. ----- Ứng
2. -----
1. -----

Như đã nói ở trên, vạch quẻ theo Bốc Phệ thì vạch từ dưới lên. Từ dưới vạch lên đến Hào
6 là vừa đủ một Quẻ Kép Càn chồng lên Càn. Đến đó là Cực và đó cũng là hào vừa vạch
(Động) cuối cùng nên mới lấy Thế ở đó. Thế chẳng gì khác hơn là hào vừa động mà có.
Khi đã có Thế rồi thì lấy hào 3 làm Ứng, theo LÝ đã nói ở trên. Và tất cả các Quẻ Bát
Thuần đều có hào Thế ở hào 6 vì Nguyên Lý vừa nêu.

Từ quẻ Bát Thuần Càn vừa vạch xong 6 Hào, là QUẺ CHỦ; nếu bây giờ có sự chuyển
động thì hào Dương sẽ biến thành Âm, hoặc ngược lại Âm sẽ biến thành Dương. Vạch
đến hào 6 rồi, phải trở xuống Hào 1 mà chuyển động ngay từ dưới. Hào 1 (sơ) Dương
động thành Âm, nên thành quẻ Thiên Phong Cấu. (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. -----
5. -----
4. ----- Ứng
3. -----
2. -----
1. -- -- Thế

Vì Hào một vừa động biến ra, nên quẻ Cấu Thế ở Hào 1 thì Ứng ở hào 4 theo LÝ đã nêu
ở trên theo các cặp (1-4), (2-5), (3-6).

Hào 1 đổi rồi, đến động hào 2 thành quẻ Thiên Sơn Độn. (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. -----
5. ----- Ứng
4. -----
3. -----
2. -- -- Thế
1. -- --

Hào 2 vừa động biến thành Quẻ Độn nên Thế ở hào 2 thì Ứng ở hào 5.

Giờ đến Hào 3 động thì thành quẻ Thiên Địa Bĩ. (Xem tượng ở dưới)

30
6. ----- Ứng
5. -----
4. -----
3. -- -- Thế
2. -- --
1. -- --

Hào 3 vừa động biến thành Quẻ Bĩ, nên Thế ở Hào 3 và Ứng ở Hào 6.

Đến hào 4 động thì thành quẻ Phong Địa Quan hoặc Quán. (Xem tượng ở dưới)

6. -----
5. -----
4. -- -- Thế
3. -- --
2. -- --
1. -- -- Ứng

Hào 4 vừa động biến ra quẻ Quán, nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1.

Đến hào 5 động thì thành quẻ Sơn Địa Bác. (Xem tượng ở dưới)

6. -----
5. -- -- Thế
4. -- --
3. -- --
2. -- -- Ứng
1. -- --

Hào 5 vừa động thành quẻ Bác, nên Thế ở hào 5 thì Ứng ở hào 2.

Đến đây thay vì động hào 6 Thánh Nhân lại không làm vậy mà trở ngược xuống động hào
4 là cớ làm sao? Đó là vì, nếu cho động hào 6 nữa thì coi như 6 hào Dương đều động
thành 6 Âm tức Thành quẻ Khôn mất, nên không thể cho động hào 6. Từ quẻ Bác vẫn còn
nằm trong quẻ Càn, nay muốn giữ (Xác) của quẻ Càn phải mượn động hào 4 thành quẻ
Hỏa Địa Tấn. Tuy Xác thì vẫn là quẻ Càn, nhưng Hồn thì không phải của quẻ Càn nữa vì
tên quẻ không có chữ nào là Thiên (tượng của Càn) cả. Bởi mỗi quẻ chỉ có 6 hào biến 6
lần thì hết, nên quẻ Càn xuất qua quẻ Bác động hào 4 thành quẻ Hỏa Địa Tấn nên gọi là
Du Hồn. Chỗ này hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. -----
5. -- --
4. ----- Thế
3. -- --
2. -- --
1. -- -- Ứng

Hào 4 vừa động thành quẻ Tấn nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1.

Vừa biến xuống hào 4 xong, bây giờ phải động xuống hào 3, nhưng nếu động hào 3 thành
quẻ Hỏa Sơn Lữ thì Hồn không trở về được Thể quẻ Càn. Do đó phải động hào 1, 2, 3,
của quẻ Khôn ở dưới thành quẻ Càn mới quy về Hồn của quẻ Càn được, nên thành quẻ
31
Hỏa Thiên Đại Hữu. Cũng nhờ cách biến này mới Quy Hồn về Xác quẻ Càn mà gọi là
quẻ Quy Hồn. Chỗ này cũng hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. ----- Ứng
5. -- --
4. -----
3. ----- Thế
2. -----
1. -----

Vì hào 3 là hào động cuối cùng nên Thế ở hào 3 thì Ứng ở hào 6.

Ghi chú: Chỉ có quẻ thứ 7 và quẻ thứ 8 của tám quẻ Bát Thuần mới gọi là Du Hồn
và Quy Hôn thôi. Không phải Thế ở hào 4 hay hào 3 thì gọi là quẻ Du Hồn hoặc Quy
Hồn.

Lấy Quẻ Càn Khôn làm viền mối trời đất, tất cả quẻ khác cũng đồng một Nguyên Lý biến
(theo Càn Khôn) và Thế Ứng, Du Hồn Quy Hồn, bất di bất dịch. Đâu phải Thánh Nhân
muốn làm gì thì làm, họ đều có Nguyên Lý cả. Nhưng chúng ta hiểu được hay không lại
là chuyện khác.

7. Động Biến

Sáu hào không động thì chẳng biến. Hễ động thì biến.

0 là Dương, động thì biến Âm - -


X là Âm, động thì biến Dương ---

Giả như quẻ Càn, hào 1 động hóa thành quẻ Tốn

--- ---
--- ---
-0- => - -

Nếu quẻ Càn, hào 1 và hào 3 động thì hóa thành quẻ Khảm

-0- => - -
--- ---
-0- => - -

Giả như quẻ Khôn, hào 2 động biến thành quẻ Khảm

-- --
-X- => ---
-- --

Nếu quẻ Khôn, bao hào đều động thì biến thành quẻ Càn

-X- => ---


-X- => ---
-X- => ---

32
Giả như chiếm đặng quẻ Thuỷ Thiên Nhu, biến ra Thiên Thuỷ Tụng

-X- => --- Thê Tài Tí Thuỷ => Huynh Đệ Tuất Thổ
--- --- Huynh Đệ Tuất
-X- => --- Tử Tôn Thân Kim => Phụ Mẫu Ngọ Hỏa
-0- => - - Huynh Đệ Thìn Thổ => Phụ Mẫu Ngọ Hỏa
--- --- Quan Quỷ Dần Mộc
-0- => - - Thê Tài Tí Thuỷ => Quan Quỷ Dần Mộc

Ba hào trên là quẻ Khảm, tức là Khảm ở ngoài: Thân Kim, Tuất Thổ, Tí Thuỷ, cho nên
hào thứ 4 là Thân Kim, hào thứ 5 là Tuất Thổ, hào thứ 6 Tí Thuỷ; biến ra quẻ Càn, tức là
Càn ở ngoài: Ngọ Hỏa, Thân Kim, Tuất Thổ; cho nên Thân Kim biến ra Ngọ Hỏa, Tí
Thuỷ biến ra Tuất Thổ. Hào giữa không động nên không biến.

Ba hào dưới là quẻ Càn, tức là (nội) Càn ở trong: Tí Thuỷ, Dần Mộc, Thìn Thổ, cho nên
hào thứ nhất là Tí Thuỷ, thứ 2 là Dần Mộc, thứ 3 là Thìn Thổ; biến ra quẻ Khảm là (nội)
Khảm ở trong: Dần Mộc, Thìn Thổ, Ngọ Hỏa; cho nên Tí Thuỷ biến ra Dần Mộc, Thìn
Thổ biến Ngọ Hỏa. Hào giữa không động nên không biến.

Những hào mới biến ra, theo lục Thân, thì lấy theo lục Thân của quẻ CHÍNH (quẻ đầu)
mà lấp vào. Xem lại cách an lục Thân quẻ trên sẽ rõ.

8. DỤNG THẦN

Hào Phụ Mẫu: Chiếm cho cha mẹ, thì lấy hào Phụ Mẫu trong quẻ làm Dụng Thần.

Hoặc cho ông bà của ta, cha mẹ của chú bác, của cô dì, phàm lớn hơn cha mẹ ta, hay là
bằng như chú bác cô dì, cùng là Thầy, cha mẹ vợ, cha mẹ của vú nuôi bái nhận, tam phụ
bát mẫu. Hoặc tôi tớ hay người làm chiếm cho chủ, đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần.

Chiếm về trời đất, trời mưa, thành ao, tường rào, nhà cửa, ghe xe, áo quần, khí cụ (đao,
kiếm...), bô vải, tạp hóa, cùng là tấu chương, văn thư, văn chương, thi cữ, thư quán, văn
khế, giấy tờ, đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng Thần. Vật loại rất nhiều, tại người thông
biến. Nói tóm lại, các vật loại có tính cách tỷ hộ hay tỷ trợ thân ta, tức là nuôi nấng, che
chỡ, đỡ đần cho ta đều thuộc hào Phụ Mẫu.

Phụ Mẫu là hào khắc Tử Tôn, là Kỵ Thần của Tử Tôn.

Hào Quan Quỹ: Chiếm công danh, quan phủ, việc quan, lôi đình (sấm động), quỷ thần,
xác chết, vợ chiếm cho chồng đều lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần.

Chiếm yêu nghiệt, loạn thần, đạo tặc, tà xí, những điều nghi kỵ lo âu, những lo sợ, tai họa,
cũng đều lấy hào Quan Quỷ làm Dụng Thần. Vật loại cũng nhiều, nói tắc lại là những
món câu thúc, khắc chế, thân ta đều thuộc hào Quan Quỷ.

Hào Quan Quỷ là hào khắc Huynh Đệ, là Kỵ Thần của Huynh Đệ.

Hào Huynh Đệ: Chiếm anh em, chị em ruột, cùng là những bà con trong họ, như con cô
dì chú bác, anh em rễ, anh em bạn, trời gió, đều lấy hào Huynh Đệ làm Dụng Thần.

Anh em là người ngang hàng, đồng loại. Người kia đắc chí thì người nọ xâm lăng, thấy
33
Tài thì đoạt. Cho nên chiếm Tài vật, lấy hào này làm thần cướp của, cướp tài; chiếm mưu
sự, lấy nó làm thần cách trở; chiếm vợ hầu, tôi tớ, lấy nó làm thần hình thương khắc hại.

Chiếm cho anh rễ, em rễ, lấy Thế hào làm Dụng Thần mỗi khi tôi (tức Thánh Dã Hạc)
đều thấy nghiệm.

Chiếm cho anh em chú bác và cô cậu, lấy hào huynh đệ làm Dụng Thần thì không
nghiệm, rồi phải lấy Ứng hào làm Dụng Thần.

Ghi Chú: Tôi (Kh.K.MinhTâm) có gặp quẻ anh em chú bác cô cậu ứng vào hào Huynh
Đệ. Lại ứng luôn cả vào hào Huynh Đệ cho anh em vợ, hay anh em rễ. Theo tôi nghĩ vấn
đề chính là mình có thân thương những người ấy và xem họ như anh em của mình hay
không thôi. Bởi nếu nói đúng theo Nguyên Lý Tài là vợ thì anh em, chị em của vợ tức
ngang vai với vợ, vậy nên phải lấy Tài làm Dụng Thần. Anh em của mình là Huynh Đệ,
thì chồng của chị em mình là Quan Quỷ vì người câu thúc sai khiến chị em gái của mình.
Hoặc như chị em dâu, thì anh em của mình là Huynh Đệ, thì Tài là vợ của Huynh Đệ, vậy
nên phải lấy Tài làm Dụng Thần. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều khi lại ứng ngay vào hào
Huynh Đệ, do đó cần phải xét quẻ mới có thể đoán chắc được. Theo tôi thì tuỳ thuộc vào
câu hỏi rất lớn, ví như hỏi rằng:"Chị B (chị vợ) bệnh có qua khỏi không"? Thì chắc sẽ
ứng vào Huynh Đệ. Nhưng nếu hỏi rằng: "Chị của vợ tôi là B bệnh có qua khỏi không"?
Thì chắc Thần sẽ ứng vào hào Tài. Tuy nhiên, lắm lúc phải bảo chính người trong cuộc
xủ mới chắc, mới mong bách phát bách trúng.

Hào Thê Tài: Chiếm cho Thê Tài, tôi tớ, tay sai, phàm những người của ta sai khiến, đều
lấy hào Tài làm Dụng Thần.

Chiếm hóa Tài, châu báu, vàng bạc, kho vựa, tiền lương, nhất thiết các món để dùng, nào
là tài vật, nào là thập vật, khí minh (trời nắng sáng), đều lấy hào Tài làm Dụng Thần.

Hào Thê Tài là hào khắc hào Phụ Mẫu, là Kỵ Thần của Phụ Mẫu.

Hào Tử Tôn: Chiếm cho con cháu, con cái, con rễ, con dâu, môn đồ, phàm theo hàng với
con cháu của ta, đều lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần.

Chiếm cho trung thần, lương tướng, y sĩ, y dược, tăng đạo, cửu lưu thuật sĩ, binh tốt, trăng
sao, đều lấy hào Tử Tôn làm Dụng Thần.

Chiếm lục súc (chó mèo heo gà nuôi trong nhà), cầm thú, cũng lấy hào Tử Tôn làm Dụng
Thần.

Tử Tôn là Thần phúc đức, là thần chế Quỷ, là Thần giải phiền rầu, ưu nghi, mà cũng là
Thần bác (khắc chế) quan, tước chức. Nên gọi phước Thần, mọi việc chi gặp nó thì vui
vẻ. Chỉ có chiếm công danh, thì kỵ nó mà thôi.

9. Dụng Thần, Nguyên Thần, Kỵ Thần, Cừu Thần

Dụng Thần tức là Dụng Thần thuộc các loại đã kể trước.

Nguyên Thần là hào sinh Dụng Thần. (Ví như Dụng Thần là Tí Thuỷ, thì Thân Dậu Kim
sinh Tí Thuỷ gọi là Nguyên Thần, tức là Thần gốc sinh ra Thuỷ).

Kỵ Thần tức là hào khắc Dụng Thần. (Ví như Dụng Thần là Tí Thuỷ, thì Thìn Tuất Sửu
34
Mùi Thổ là Kỵ Thần của Tí Thuỷ).

Cừu Thần tức là hào khắc Nguyên Thần, không cho sinh trợ Dụng Thần, trở lại sinh Kỵ
Thần để Kỵ Thần khắc hại Dụng Thần. (Ví như Thân Dậu Kim là Nguyên Thần của Tí
Thuỷ, thì Cừu Thần là Tỵ Ngọ Hỏa, khắc Thân Dậu Kim và sinh trợ cho Thìn Tuất Sửu
Mùi Thổ).

Giả như Kim là Dụng Thần. Sinh Kim là Thổ, Thổ là Nguyên Thần. Khắc Kim là Hỏa,
Hỏa là Kỵ Thần. Khắc Thổ, sinh Hỏa là Mộc, Mộc là Cừu Thần.

Bất luận chiếm việc nào, trước coi hào nào là Dụng Thần. Đã đặng Dụng Thần, coi có
vượng tướng không? Có Nguyên Thần động mà sinh phò chăng? Có Kỵ Thần động mà
khắc hại chăng?

Giả như tháng Thìn, ngày Mậu Thân, chiếm cho cha mới đau; đặng quẻ Càn vi Thiên,
biến ra Phong Thiên Tiểu Súc.

Càn Vi Thiên ***** Tiểu Súc


--- Phụ Mẫu Tuất Thổ Thế
--- Huynh Đệ Thân
-0- Quan Quỷ Ngọ --- Phụ Mẫu Mùi Thổ
--- Phụ Mẫu Thìn Thổ Ứng
--- Thê Tài Dần Mộc
--- Tử Tôn Tí Thuỷ

Một người cầm quẻ này đến hỏi tôi. Tôi trả lời:

- Bệnh mới phát gặp xung thì mạnh. Quẻ này thuộc về quẻ lục xung.
- Nhưng cha tôi đau nặng lắm, xin Thầy coi ngày nào mạnh?
- Trong quẻ này, Thìn Thổ, Mùi Thổ, Tuất Thổ, ba từng Phụ Mẫu là ba hào Thổ, phải
chọn hào nào vượng mà dùng. Nay Thìn Thổ Phụ Mẫu, trúng Nguyệt Kiến (tức hào Thìn
gặp tháng Thìn), tức là dùng Thìn Thổ làm Dụng Thần. Hiện giờ bệnh trầm trọng là vì
ngày Thân xung Dần Mộc thành ám động, Mộc động để khắc Thìn Thổ.

Khách liền hỏi:

- Trong quẻ Ngọ Hỏa phát động, Dần Mộc tuy cũng ám động, mà trở lại sinh Ngọ Hỏa,
thành ra sinh Thìn Thổ. Kinh Bốc nói: "Kỵ Thần và Nguyên Thần đồng động, thì lưỡng
sinh (hai chỗ sinh). Nay thầy chỉ nói: "Dần Mộc khắc Thìn Thổ, mà chẳng nói: "Ngọ Hỏa
sinh Thìn Thổ, là tại sao?
- Ngọ Hỏa tuy động hóa ra Mùi Thổ, Ngọ Hỏa và Mùi hạp. Ngọ Hỏa tương hạp, chẳng
sinh Thìn Thổ, cho nên Thìn Thổ bị Dần Mộc khắc, chẳng đặng Ngọ Hỏa sinh. Cho nên
bệnh thế rất trầm trọng. Phải chờ ngày Sửu xung trừ Mùi Thổ, thì Ngọ Hỏa hết hạp, mới
có thể sinh Thổ. Chừng đó tai nạn sẽ thối.

Quả nhiên đến ngày Sửu, bệnh nhân chổi dậy.

10. Nguyên Thần, Kỵ Thần Suy Vượng

Nguyên Thần sinh được Dụng Thần mà cần phải Vượng Tướng mới có sức sinh.

Nguyên Thần sinh được Dụng Thần, có 5 trường hợp:


35
1. Nguyên Thần vượng tướng, hoặc đồng với ngày tháng, hoặc đặng ngày tháng, hay
động hào sinh phò. (Tỷ như, Kim là Dụng Thần, Thổ là Nguyên Thần gặp tháng Mùi Thổ
là Nguyên Thần vượng tướng, hoặc gặp hào Thổ động sinh, tức là đúng với câu trên).

2. Nguyên Thần động hóa hồi đầu sinh, hay hóa tiến thần. (Ví như Nguyên Thần là Thân
Kim động hóa Thìn Tuất Sửu Mùi là hóa hồi đầu sinh; nếu Thân Kim động hóa Dậu là
hóa tiến thần).

3. Nguyên Thần Trường Sinh, Đế Vượng ở ngày chiếm quẻ. (Thí như Tí Hợi Thuỷ xủ quẻ
nhằm ngày Thân gọi là Trường Sinh, nếu gặp ngày Hợi Tí gọi là Đế Vượng).

4. Nguyên Thần cùng Kỵ Thần đồng động. (Tỷ như Tí Hợi Thuỷ là Nguyên Thần động,
lại được thêm, Kim là Kỵ Thần cùng động. Vì Kim động sinh Thuỷ, Thuỷ động sẽ sinh
Dụng Thần Mộc).

5. Nguyên Thần vượng động, trúng không hay hóa không. (Ví như Nguyên Thần Tí lâm
Tuần Không động, gặp ngày tháng sinh trợ, hoặc Nguyên Thần là Mộc động hóa ra Tí
lâm Không, thì dù lâm Không hoặc hóa Không, sau ngày Ngọ xung Không hoặc ngày Tí
xuất Không vẫn hữu dụng).

Chiếm trúng Không, hay hóa Không, cho là vô dụng thì không phải vậy. Sao chẳng biết
động chẳng phải là Không, phải ăn với ngày xung Không, thật Không, (như đã giải thích
câu chữ đỏ ở trên), mới là hữu dụng. Cho nên cho là kiết, hay sinh Dụng Thần.

Trên có 5 trường hợp, mà Dụng Thần đều có sức. Chiếm các việc đều cát.

Như tháng Dậu ngày Tân Hợi, chiếm cầu Tài. Đặng quẻ Đoài vi Trạch, biến ra quẻ Lôi
Thuỷ Giải.

Đoài vi Trạch Giải


- - Phụ Mẫu Mùi Thổ Thế
-0- Huynh Đệ Dậu Kim - Huynh Đệ Thân Kim
--- Tử Tôn Hợi Thuỷ
- - Phụ Mẫu Sửu Thổ Ứng
--- Thê Tài Mão Mộc
-0- Quan Quỹ Tỵ Hỏa -- Thê Tài Dần Mộc

Đoán rằng: ngày Giáp Dần sẽ có tài, theo ý nguyện.

Khách hỏi:
- Mão Mộc, Tài hào đã không mà lại bị Nguyệt phá, bị Kim khắc. Hào đầu Tỵ Hỏa Quan,
tuy sinh Thế, ngày Hợi xung Tán, lại hóa Tuần Không. Sao lại gọi rằng cát?
- Thần triệu cơ (lộ ra) ở động, tôi không bao giờ nói tán. Chính vì Tỵ Hỏa hóa Không, cho
nên hiện giờ tôi thấy tài. Chờ ngày Giáp Dần ra khỏi (xuất) Không thì tương kiến.

Dần Tài Mộc sinh Quan, Quan sinh Thế, quả tới ngày Dần ban, mới thấy ngày Mộc đặng
Tài.
Nguyên Thần tuy hiện, mà đôi khi không sinh được Dụng Thần, có sáu trường hợp.

1. Nguyên Thần hưu tù chẳng động, hoặc động mà hưu tù, lại bị tương khắc (Tỷ như
Dụng Thần là Dần Mão Mộc, Nguyên Thần là Hợi Tí Thuỷ, mùa Hạ tháng Mùi thì Thuỷ
36
vô khí, nếu không động, hoặc động mà hóa ra Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ, hoặc hóa ra Dần
Mão Mộc)

2. Nguyên Thần hưu tù lại gặp Tuần Không, Nguyệt Phá (Ví như Nguyên Thần Hợi Tí
Thuỷ gặp tháng Ngọ, lại hào Hợi hay Tí lâm Tuần Không)

3. Nguyên Thần hưu tù, động hóa thoái thần (Nguyên Thần Tí gặp mù Hạ, tuy động
nhưng hóa Hợi, là hóa thoái)

4. Nguyên Thần hưu tù mà lại suy tuyệt (Nguyên Thần Tí Hợi Thuỷ không động, lại gặp
mù Hạ)

5. Nguyên Thần nhập tam Mộ (ví như Nguyên Thần Hợi Tí Thuỷ nhập Tam Mộ: gặp
ngày Thìn là Nhật Mộ, gặp hào Thìn động gọi là động Mộ, động hoá ra hào Thìn gọi là
hóa Mộ)

6. Nguyên Thần hưu tù, động và hóa tuyệt, hoá khắc, hóa phá, hóa tán (tỷ như Dần Mão
Mộc gặp mùa Hạ, động mà hóa ra Thân Dậu)

Dẫn lên là thấy sinh mà chẳng có sức sinh, ấy là Nguyên Thần vô dụng. Tuy có, mà như
không.

Kỵ Thần động mà khắc hại Dụng Thần, có 5 trường hợp:

1. Kỵ Thần vượng tướng, hoặc gặp ngày, tháng, động hào sinh phò, hoặc đồng với ngày
tháng chiếm quẻ
2. Kỵ Thần động, hóa hồi đầu sinh, hóa tiến thần
3. Kỵ Thần vượng động, trúng Không hay hóa Không
4. Kỵ Thần trường sinh, đế vượng, nhằm nhật thần (lâm ngày)
5. Kỵ Thần và cừu Thần đồng động

Dẫn lên các Kỵ Thần cũng như búa riều. Chiếm mọi việc đều hung. (Xem lại mục
Nguyên Thần để hiểu rõ hơn về Ngũ Hành sinh khắc)

Kỵ Thân tuy động, lại có khi không khắc được Dụng Thần, có 7 trường hợp:

1. Kỵ Thần Hưu Tù chẳng động, động mà hưu tù, bị ngày, tháng, động hào khắc
2. Kỵ Thần tịnh trúng Tuần Không, Nguyệt Phá
3. Kỵ Thần nhập Tam Mộ
4. Kỵ Thần suy, động hóa thoái thần
5. Kỵ Thần suy, mà lại tuyệt
6. Kỵ Thần đông, hóa tuyệt, hóa khắc, hóa phá, hóa tán
7. Kỵ Thần cùng Nguyên Thần đồng động

Đó là những Kỵ Thần không có sức. Chiếm mọi việc, hóa hung làm cát. (Xem lại mục
Nguyên Thần vô dụng để hiểu rõ hơn về Ngũ Hành sinh khắc)

Dẫn lên là luận Nguyên Thần và Kỵ Thần có sức, cùng không có sức. Còn Dụng Thần
cũng cần phải có khí. Thảng như Dụng Thần không có gốc, tuy rằng Nguyên Thần có sức
cũng khó sinh. Cho nên Kỵ Thần không đủ sức, thì cũng không đủ mừng.

Như tháng Tỵ, ngày Ất Mùi, tự mình chiếm bệnh. Đặng quẻ Trạch Phong Đại Quá, biến
37
ra quẻ Hỏa Phong Đỉnh.

-X- Tài Mùi Thổ --- Tử Tỵ Hỏa


-0- Quan Dậu Kim -- Tài Mùi Thổ
--- Phụ Hợi
--- Quan Dậu
--- Phụ Hợi
- - Tài Sửu

Tự mình chiếm bệnh, lấy Thế hào là Hợi Thuỷ làm Dụng Thần, bị Mùi Thổ Kỵ Thần
động mà khắc Thuỷ. May đặng Dậu Kim, Kim sinh Hợi Thuỷ, thì cả hai hào đều tiếp tục
tương sinh, hóa hung ra cát.

Nào dè Hợi Thuỷ, tháng xung, ngày khắc, gặp Nguyệt phá và bị khắc. Tuy có sinh phò,
mà sinh không nổi, như cây không rễ, hàn cốc chẳng hồi Xuân.

Quả sau, chết ở ngày Quý Mão. Ứng với ngày Mão, là vì ngày xung khử Nguyên Thần.
Đó là chỗ gọi: "Dụng Thần không gốc, Nguyên Thần có sức cũng khó sinh".

11. Ngũ Hành Tương Sinh

Kim sinh Thuỷ -> Thuỷ sinh Mộc -> Mộc sinh Hỏa -> Hỏa sinh Thổ -> Thổ sinh Kim.

Phàm Dụng Thần và Nguyên Thần, nên gặp sinh: Nguyệt Kiến sinh, Nhật kiến sinh, động
hào sinh, động hóa hồi đầu sinh.

Như tháng Mão, ngày Kỷ Mão, em chiếm cho anh, anh bị trọng tội, mẹ muốn làm đơn xin
ân xá, không biết cứu khỏi chăng? Đặng quẻ Địa Lôi Phục biến ra quẻ Chấn vi Lôi.

Địa Lôi Phục --- Chấn


- - Tử Dậu Kim
- - Tài Hợi Thuỷ
- - Huynh Sửu Thổ X Phụ Ngọ Hỏa
- - Huynh Thìn Thổ
- - Quỷ Dần Mộc
--- Tài Tí Thuỷ

Hào Huynh Sửu làm Dụng Thần. Huynh Sửu động, ngày tháng khắc nó, rõ ràng là đại tội
khó thoát. May đặng hào Huynh Sửu động hóa Ngọ Hỏa, Phụ Mẫu hồi đầu sinh.

Đoán rằng: Mau mau làm đơn đi. Huynh hóa Phụ Mẫu, thần mách bảo rõ ràng. Sau mong
ân xá được khỏi chết. (Đó chính là nhờ mẹ cứu: Phụ Mẫu động sinh)

12. Ngũ Hành Tương Khắc

Kim khắc Mộc -> Mộc khắc Thổ -> Thổ khắc Thuỷ -> Thuỷ khắc Hỏa -> Hỏa khắc Kim.

Phàm có Kỵ Thần và Cừu Thần, nên gặp khắc: Tháng khắc, ngày khắc, động hào khắc,
động hóa hồi đầu khắc.

Trong 4 cái đó, Dụng Thần và Nguyên Thần cả hai đều gặp một cái khắc, chỗ khắc không
thấy sinh phò, làm điềm hung.

38
Chiếm việc lành lạc cực sinh bi. Chiếm việc dữ, khá mau hồi tỵ (bỏ, tránh).

Như tháng Mão, ngày Mậu Thìn, chiếm quan sự cho cha, đã bị trọng tội. Đặng quẻ Trạch
Địa Tuỵ, biến ra quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân.

Trạch Địa Tuỵ -- Đồng Nhân


- - Phụ Mùi Thổ X Phụ Tuất Thổ
--- Huynh Dậu Kim Ứng
--- Tử Hợi Thuỷ
- - Tài Mão Mộc X Tử Hợi Thuỷ
- - Quan Tỵ Hỏa Thế
- - Phụ Mùi Thổ X Tài Mão Mộc

Quẻ Ngoại Mùi Thổ Phụ Mẫu, bị tháng Mão khắc. Quẻ trong, Hợi Mão Mùi, hiệp thành
Mộc Cục, lại tương khắc chế Tháng khắc, toàn không có gì cứu trợ. Quả bị trọng hình.

Cũng đồng một ngày, em gái chiếm cho anh, về quan sự, đồng một án đó, cũng định trọng
tội rồi. Đặng quẻ Thiên Địa Bỉ, biến ra Thiên Thuỷ Tụng.

Thiên Địa Bỉ -- Tụng


--- Phụ Tuất Thổ
--- Huynh Thân Kim
--- Quỷ Ngọ Hỏa
- - Tài Mão Mộc
--- Quỷ Tỵ Hỏa X Phụ Thìn
- - Phụ Mùi

Thân Kim Huynh hào làm Dụng Thần, Tỵ Hỏa Quỷ Động, hình khắc Thân Kim, là trọng
tội định rồi. May có ngày Thìn xung động Phụ Tuất Thổ, Phụ Tuất ám động sinh Huynh
Thân, khắc xứ phùng sinh. Nếu có Phụ Mẫu thì cứu được.

Sau nhờ có cha già bát tuần (80 tuổi), viện lệ xin ân xá, được khỏi chết.

Thánh nhân làm ra Kinh Dịch, là muốn cho người xu cát tỵ hung. Ai chưa bói mà
không biết ấy là tại số. Có bói mà Thần chẳng cho biết, ấy cũng là tại số. Đã bói rồi,
mà thần đã nói rồi, biết rõ ràng mà cố phạm, thì không thể đổ trút cho số hết. Ấy là
Mạng!
13. Khắc Xứ Phùng Sinh

Gặp chỗ này khắc, gặp chỗ kia sinh, đó gọi là khắc xứ phùng sinh. Đại phàm, Dụng Thần,
Nguyên Thần, bị khắc ít, đặng sinh nhiều là cát. Kỵ Thần bị khắc ít, đặng sinh nhiều là
hung. Bởi cớ, Kỵ Thần nên bị khắc, mà không nên được sinh.

Như tháng Thìn, ngày Bính Thân, chiếm em bị trái trời, tình hình đã nguy. Đặng quẻ Ký
Tế, biến ra quẻ Trạch Hỏa Cách.

Thuỷ Hỏa Ký Tế --- Cách


- - Huynh Tí Thuỷ Ứng
--- Quỷ Tuất Thổ
- - Phụ Thân Kim X Huynh Hợi
- - Huynh Hợi Thuỷ Thế
39
--- Quỷ Sửu Thổ
- - Tử Mão Mộc

Đoán rằng: Nguyệt Kiến là Thìn Thổ, tuy là khắc Hợi Thuỷ Huynh Đệ, mà nhờ ngày
Thân sinh nó, lại nhờ có động hào tương sinh, tuy lâm nguy mà có người cứu.

Quả nội ngày đó, giờ Dậu, gặp Thầy minh y cứu khỏi. Tới ngày Kỷ Hợi, thì toàn sinh.

14. Động Tịnh Sinh Khắc

Sáu hào yên tịnh, hào nào vượng tướng có thể sinh khắc được hào bị hưu tù. Vì hào
vượng tướng tỷ như một người có lực lượng.

Giả như mùa Xuân, tháng Dần Mão, chiếm đặng quẻ Khôn.

Khôn vi Địa
- - Tử Dậu Kim Thế
- - Tài Hợi Thuỷ
- - Huynh Sửu Thổ
- - Quan Mão Mộc Ứng
- - Phụ Tỵ Hoả
- - Huynh Mùi Thổ

Như chiếm cho cha mẹ, Tỵ Hỏa là Phụ Mẫu là Dụng Thần. Hào 3 là Mão Mộc, đương
mùa Xuân, nên vượng tướng, có thể sinh Tỵ Hỏa, thì thành ra hào Phụ Mẫu tướng. Tỵ
Hỏa Phụ Mẫu đã gặp Xuân Mộc tương sinh, Phụ Vượng năng khắc Tử Tôn. Như chiếm
cho con cháu thì Tử Tôn suy.

Xuân Mộc đương lệnh, có thể khắc Sửu Thổ, Mùi Thổ, là Huynh Đệ. Chiếm cho anh em,
thì gọi là Huynh Đệ hưu tù, không có khí. Kỳ dư cứ vậy mà suy ra.

Trong quẻ động hào, thì có thể khắc tịnh hào. Còn tịnh hào dù được vượng tướng, cũng
không thể khắc động hào.

Giả như tháng Dần, chiếm được quẻ Đoài, biến ra quẻ Lôi Trạch Quy Muội.

Đoài vi Trạch --- Quy Muội


- - Phụ Mùi Thổ
--- Huynh Dậu Kim 0 Huynh Thân Kim
--- Tử Hợi Thuỷ
- - Phụ Sửu Thổ
--- Tài Mão Mộc
--- Quỷ Tỵ Hỏa

Dậu Kim phát động, tuy là hưu tù, chứ động cũng khắc được Mão Mộc vượng tướng.

Mão Mộc đương lệnh, có thể khắc Sửu Thổ, Mùi Thổ. Nay Mộc đã bị Kim Thương cũng
khó mà khắc Thổ. Kỳ dư cứ vậy mà suy.

Tịnh cũng như người ngồi, người nằm; động cũng như đi, như chạy.

15a. Động Biến Sinh Khắc Xung Hạp

40
Quẻ có hào động, động thì phải biến. Cái hào mới biến ra có thể sinh khắc xung hạp hào
động tại bổn vị (tức hào vừa động biến ra nó mà thôi), không có thể sinh khắc các hào
khác. Còn các hào khác đối với hào vừa biến ra cũng không thể sinh khắc nó (nhưng dĩ
nhiên có thể sinh khắc hào vừa động biến ra nó). Tức là hào động có thể sinh khắc các
hào khác, còn hào biến thì không; ngược lại các hào khác có thể sinh khắc hào động,
nhưng đối với hào biến thì không). Duy có Nhật Nguyệt Kiến mới đủ quyền sinh, khắc,
xung, hạp được hào biến mà thôi!

Giả như tháng Tí, ngày Mão chiếm được quẻ Khôn, biến ra Hỏa Địa Tấn.

Bát Thuần Khôn -- Tấn


- - Tử Dậu Kim X Phụ Tỵ Hỏa
- - Tài Hợi
- - Huynh Sửu Thổ X Tử Dậu
- - Quỷ Mão
- - Phụ Tỵ Hỏa
- - Huynh Mùi

Hào thứ 6 Dậu Kim phát động. Dậu là động hào, biến ra Tỵ Hỏa, Tỵ là biến hào. Biến hào
Tỵ Hỏa có thể hồi đầu khắc Dậu Kim ở bổn vị, mà không có thể sinh khắc các hào khác.

Hào thứ 4 là Sửu Thổ động, có thể sinh Dậu Kim ở Thế hào, mà không có thể sinh hào
Dậu Kim mới biến ra, mà hào Dậu Kim này cũng không thể sinh khắc hào nào khác.

Vậy thì lấy chi chế cái biến hào này được? Duy có Ngày Tháng hay sinh, hay khắc, hay
xung, hay hạp được nó mà thôi. Tại sao vậy? Vì ngày, tháng như Trời, có thể sinh khắc
động hào, tịnh hào, phi hào, phục hào, biến hào, mà các hào này không thể thương khắc
ngày, tháng được.

Huỳnh Kim sách nói: "Hào thương nhật, đồ thọ kỳ danh". Nghĩa là: "Hào thương khắc
ngày, tháng, chỉ có danh chứ không có thực". Như trong quẻ này, Tí Thuỷ Nguyệt Kiến có
thể khắc Tỵ Hỏa là hào Thế mới động biến ra; Mão là Nhật Kiến có thể xung Dậu Kim là
hào Huynh Đệ mới động biến ra.

Kỳ dư cứ vậy mà suy ra.

15b. Tứ Thời Vượng Tướng

- Tháng Giêng, Dần là Nguyệt Kiến, Dần Mộc vượng, Mão Mộc kế đó.
- Tháng Hai, Mão là Nguyệt Kiến, Mão Mộc vượng, Dần Mộc kế đó.
- Tháng Giêng tháng Hai, Mộc vượng, Hỏa Tướng. Kỳ dư Kim Thuỷ Thổ đều là
Hưu Tù.
- Tháng Ba, Thìn là Nguyệt Kiến, Thìn Thổ vượng, Sửu Mùi Thổ kế đó. Kim nhờ Thổ
sinh, thì Kim tướng. Mộc tuy chẳng vượng, cũng còn dư khí. Kỳ dư các hành khác đều là
hưu tù.

- Tháng Tư, Tỵ là Nguyệt Kiến, Tỵ Hỏa vượng, Ngọ Hỏa kế đó.


- Tháng Năm, Ngọ là Nguyệt Kiến, Ngọ Hỏa vượng, Tỵ Hỏa kế đó.
- Tháng Tư tháng Năm, Hỏa vượng; Hỏa sinh Thổ thì Thổ tướng. Kỳ dư các hành
41
khác đều là hưu tù.
- Tháng 6, Mùi là Nguyệt Kiến, Thổ vượng, Thìn Tuất Thổ kế đó. Thổ sinh Kim, Kim là
tướng. Hỏa tuy suy, cũng còn dư khí. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.

- Tháng Bảy, Thân là Nguyệt Kiến, Thân Kim vượng, Dậu Kim kế đó.
- Tháng Tám, Dậu là Nguyệt kiến, Dậu Kim vượng, Thân Kim kế đó.
- Tháng Bảy tháng Tám, Kim vượng; Kim sinh Thuỷ thì Thuỷ tướng. Kỳ dư các
hành khác đều là hưu tù.
- Tháng Chín, Tuất là Nguyệt Kiến, Tuất Thổ vượng, Sửu Mùi kế đó. Thổ sinh Kim thì
Kim tướng. Kỳ dư các hành khác đều là hưu tù.

- Tháng Mười, Hợi là Nguyệt Kiến, Hợi Thuỷ vượng, Tí Thuỷ kế đó.
- Tháng Mười Một, Tí là nguyệt Kiến, Tí Thuỷ vượng, Hợi là kế đó.
- Tháng Mười tháng Mười Một, Thuỷ vượng; Thuỷ sinh Mộc thì Mộc tướng. Kỳ dư
các hành khác đều hưu tù.
- Tháng Mười Hai, Sửu là Nguyệt Kiến, Sửu Thổ vượng, Thìn Tuất Thổ kế đó. Thổ sinh
Kim thì Kim tướng. Thuỷ tuy suy, mà còn có khí. Kỳ dư đều là hưu tù.

GHI CHÚ: Tháng Giêng Kiến Dần tháng Hai kiến Mão gọi là Nguyệt Kiến, vì lúc đó
chuôi sao chổi chỉ thẳng vào tháng Dần tháng Mão nên Dần Mão là Nguyệt Kiến. Tuy
nhiên, đó là tính theo 4 mùa, không phải năm nào Dần Mão cũng được nắm Nguyệt Lệnh.
Ví như chúng ta biết 12 giờ trưa là giờ chính Ngọ. Đúng thế, nhưng 12 giờ trưa ở VN, có
những tháng ngày 12:07 là giờ chính Ngọ, mà nhiều khi mới 11:54 hay 11:49 đã là giờ
chính Ngọ rồi, tuỳ theo tỉnh và ngày tháng trong năm. Hoặc như ở Mỹ tuỳ theo Tiểu Bang
và tuỳ theo tháng ngày trong năm, có đôi lúc mới 11:54 đã là giờ Ngọ, mà lại có lúc giờ
12:37 phút mới là chính Ngọ vậy. Chưa kể gặp những tháng có giờ tiệm quan là 1:37 phút
mới là chính Ngọ.

Nguyệt Lệnh cũng vậy, tuy tháng Giêng nói là Kiến Dần nhưng thực tế, có năm tháng
Giêng rồi mà Tiết Khí Nguyệt Lệnh vẫn là tháng Chạp; hoặc có năm mới tháng Chạp
(Sửu) mà Tiết Khí Nguyệt Lệnh đã là tháng Giêng (Dần) rồi vậy.

Nhiều người vẫn tranh cãi rằng xem Bói Dịch phải xem theo lịch Nguyệt Kiến tức tháng
nào là tháng đó, như tháng Giêng là tháng Dần, tháng Bảy là tháng Thân... Nhưng trên
thực tế tôi đã kiểm nghiệm nhiều lần phải theo Tiết Khí mới đúng.

Điển hình như gần đây nhất có quẻ của CoBeKho trong quán Bói Dịch, vì tôi đã đoán và
xác quyết tháng cô đi nên xin trích lại đây để học giả tham khảo.

Quẻ hỏi là, trong vài tháng tới, tôi có đi xa thăm được người yêu xưa không?
Ngày Tân Hợi, tháng Tân Mùi.
Dần Mão Không vong.

Thuỷ Phong Tĩnh (Mộc) biến Khôn Vi Địa (Thổ)


6)HHT _ _ Phụ Mẫu Tý Thuỷ.....................Đằng xà
5)HHH ___O Thê Tài Tuất(Thế)-->Phụ Mẫu Hợi....Câu trần
4)HHT _ _ Quan Quỷ Thân.......................Chu tước
3)HHH ___O Quan Quỷ Dậu------>Huynh Đệ Mão...Thanh Long
2)HHH ___O Phụ Mẫu Hợi(Ứng)-->Tử Tôn Tỵ Hoả...Huyền vũ
1)HHT _ _ Thê Tài Sửu.........................Bạch hổ

NYN hỏi tôi:


42
- Nhiều người đoán tháng Dậu hay tháng Tuất thì có thể gặp được nhau, vậy anh đoán
tháng nào?
- Tôi đoán tháng Dậu hoặc Tuất đều gặp được, nhưng theo quẻ này thì tôi đoán chắc là
tháng Dậu.
- Tại sao anh đoán là tháng Dậu mà không là tháng Thân hay Tuất?
- Vì Quan Dậu động lâm Thanh Long là tượng vui gặp người yêu, hiềm vì quẻ nội Phản
Ngâm Dậu động hóa Mão; Phản Ngâm tượng của chuyện quá khứ trở về, khiến lòng rên
xiết, vì cứ trở đi trở lại, khó gặp nhau. Gặp tháng Dậu xung mất Mão Phản Ngâm và
tháng Dậu lâm Thanh Long Quan Tinh động thì sẽ gặp được nhau. Tháng Thân không
động trong quẻ nên không đoán là tháng Thân.
- Vậy anh đoán ngày nào có thể đi được?
- Quẻ biến lục xung, lại Tuất động cần gặp hợp ngày Mão hợp Thế Tuất thì đi được, và
ngày Thìn hợp Quan Dậu thì gặp được người yêu.

Quả nhiên, đã đúng như dự đoán!

Thế nên nếu không xem theo Tiết Khí thì đoán tháng Dậu là sai, nhưng vì xem theo Tiết
Khí nên biết chắc tháng Dậu là đúng. Bởi lúc CBK đi thì vẫn còn là tháng Thân, nhưng đã
qua Tiết Khí 3 ngày rồi, mà theo quẻ này thì không thể nào gặp nhau ở tháng Thân mà
phải là tháng Dậu vậy.

Tiếp tục chứng minh về Tiết Khi với quẻ thứ 2 của Cobekho.

Quẻ gieo ngày Canh Ngọ, tháng Nhâm Thân, năm Giáp Thân, Tuất Hợi không vong
Hỏi là: Chuyến đi xa kỳ này có được vui vẻ không ? ( Gặp người xưa )
Được quẻ Lôi Địa Dự (Lục Hợp), quẻ biến Lôi Hoả Phong

6) // ---Tài Tuất Thổ (Đằng xà)


5) // ---Quỉ Thân Kim (Câu trần)
4) / --- Tôn Ngọ Hoả (Ứng) (Chu tước)
3) //x --- Đệ Mão Mộc ----> Mẫu Hợi Thuỷ (Thanh long)
2) // --- Tôn Tỵ Hỏa (Huyền vũ)
1) //x --- Tài Mùi Thổ (Thế) ----> Đệ Mão Mộc (Bạch hổ)

NYN hỏi tôi:

- Em thấy quẻ này động hóa hồi đầu khắc mà còn hợp thành Mộc Cục nên ghê quá. Anh
đoán thế nào?
- Tài lâm Tràng sinh ở tháng Thân lại được Nhật sinh nên Thế vượng, tuy động hóa Mão
hồi đầu khắc. Nhưng may là khi cô ta đi đã qua tháng Dậu, Mão Mộc Kỵ Thần bị tháng
Dậu xung phá, đồng thời xung phá Mão Mộc không cho hợp thành Mộc Cục. Thế lâm
Bạch Hổ chủ máu me thương tích; ở hào 1 tượng là chân, Huynh ở hào 3 tượng là tay,
động khắc thế thì tay hay chân sẽ bị thương chảy máu. Đồng thời Tài Mùi chủ bao tử hay
vùng bụng, bị Mộc khắc nên bụng bị bệnh, hoặc ăn uống không được, hoặc bị đau bụng.
May là Mão Mộc bị Dậu Nguyệt phá nên chỉ là trầy trụa chảy máu nhẹ thôi, không nặng
lắm. Nhưng vì Mão Mộc phá Tài nên chuyến đi này tốn tiền rất nhiều, ít nhất là 3 cho đến
5 ngàn đô la. Nếu tốn tiền nhiều cũng là cách tránh được họa lớn thôi.
- Vậy em không cần khuyên cô đừng đi chứ?
- Không cần! Vì quẻ lục hợp là lòng đã quyết rồi nên sẽ đi.

Sự thật đã đúng với dự đoán!

43
Nếu không xem theo Tiết Khí thì tháng Thân tuy khắc Mão Mộc, nhưng Mộc sẽ hợp
thành Cục, lại xuất hành ngày Mão thì dù có gan sắt tôi cũng sẽ khuyên CBK ở nhà đừng
đi, vì tai họa khó lường, mà lại đi máy bay nữa nên rất dễ "gần trời xa đất", họa sát thân
không phải là khó. Xem quẻ này ta có thể thấy rõ sự khác biệt của đoán quẻ theo Tiết Khí
và không theo Tiết Khí vậy!

16. NGUYỆT TƯỚNG

Nguyệt Tướng, tức là Nguyệt Kiến, lại là Nguyệt Lệnh. Nó nắm quyền trong một tháng,
tư lệnh trọn ba tuần (1 Tuần=10 ngày; 3 Tuần=30 ngày). Trong một tháng 30 ngày, nó
đương quyền đắc lệnh.

Nguyệt Kiến nắm mối chánh của muôn việc bói, nó xét dữ lành hết cả 6 hào, hay trợ quẻ
hào nào suy nhược, hay bớt hào tượng nào vượng cường, chế phục hào nào động biến,
phò khởi Phi Thần, Phục Thần ra hữu dụng.

Nguyệt Tướng là chủ soái cầm quyền, muôn việc bói đều lấy nó làm cương lĩnh.

Hào này suy nhược, thì nó hay sinh, hợp, tỷ, củng, phò, nên suy mà cũng ra vượng. Hào
cường vượng, thì nó hay xung, khắc, hình, phá, nên vượng mà cũng ra suy.

Trong quẻ có biến hào khắc chế động hào, thì Nguyệt Kiến hay chế phục biến hào.

Trong quẻ có động hào khắc chế tịnh hào, thì Nguyệt Kiến cũng hay khắc chế động hào.

Dụng Thần phục tàng bị Phi Thần yểm trụ, thì Nguyệt Kiến xung khắc Phi Thần, sinh trợ
Phục Thần, mới có thể dùng.

Hào gặp Nguyệt Hợp mới hữu dụng, hào gặp Nguyệt Phá thì vô công.

Nguyệt Kiến hợp với hào thì thành Nguyệt Hợp, đó là hào hữu dụng. Nguyệt Kiến xung
với hào, thì thành Nguyệt Phá, đó là hào vô công.

Nguyệt Kiến chẳng nhập hào cũng là hữu dụng, Nguyệt Kiến nhập hào rồi càng thấy
cương cường.

Quẻ không có Dụng Thần mà Nguyệt Kiến là Dụng Thần thì lấy Nguyệt Kiến làm Dụng
Thần, chẳng cần phải tìm Phục Thần.

Nguyệt Kiến nhập quẻ, động làm Nguyên Thần, tác phước còn lớn nữa, động mà làm Kỵ
Thần, làm họa còn sâu nữa. Không nhập quẻ, thì còn huởn.

Hào gặp Nguyệt Kiến và vượng tướng, phải gọi là gặp Không mà chẳng Không, gặp
Thương mà chẳng hại. Người xưa có cái thuyết này, tôi thí nghiệm không ra vậy: "Ở
trong Tuần rốt cuộc là Không".

Như tháng Dần, ngày Canh Tuất, chiếm cầu tài, đặng quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu.

--- Quan Tỵ Ứng


- - Phụ Mùi
--- Huynh Dậu
44
--- Phụ Thìn Thế
--- Tài Dần (Tuần Không)
--- Tử Tí

Đoán rằng: Dần Mộc Tài là Dụng Thần, hào Tài khắc Thế. Tài này sẽ đặng mà hiện giờ
còn là Không. Phải chờ tới ngày Giáp Dần, ra khỏi Tuần Không mới là đặng Tài. Quả tới
ngày Giấp Dần thì đặng.

Nếu cho gặp Không chẳng Không, là sai. Nếu ở trong Tuần, thì còn Không Vong. Ra
ngoài Tuần mới chẳng Không.

Gặp Không chẳng Không, rốt rồi chẳng phải cái không đáo để (luôn luôn). Gặp Thương
cũng thương, mà phải biết đợi chờ thời. Cho nên Dụng Thần gặp Không, đừng có chỉ mà
nói là chẳng Không, rốt cuộc là Không. Nhưng cái Không này là cái Không ở trong Tuần
hiện tại. Chờ ngày nào hết Tuần đó thì chẳng Không nữa.

Làm Kỵ Thần, hiện ra thì gây họa. Làm Nguyên Thần, hiện ra thì tác phước. Chứ không
phải là Chân Không của hưu tù, rốt cuộc là Không.

Hào gặp Nguyệt Kiến là vượng, hoặc bị hào khác khắc thì gọi là gặp thương. Người
chiếm bệnh, trước mắt không mạnh, người chiếm sự, trước mắt không thành. Hãy chờ
đến ngày xung khử thương hào, thì hết bị thương nữa. Chừng đó bệnh sẽ mạnh, việc sẽ
thành. Cho nên nói gặp thương cũng là thương, nên phải biết chờ thời.

Như tháng Dậu, ngày Bính Dần, chiếm về yết kiến quý nhân. Đặng quẻ Sơn Phong Cổ,
biến ra Sơn Thuỷ Mông.

--- Huynh Dần Ứng


- - Phụ Tí
- - Tài Tuất
--- Quan Dậu 0 --- Tử Ngọ
--- Phụ Hợi
- - Tài Sửu

Thế nhằm Nguyệt Kiến làm Quan Tinh, định sẽ gặp mặt, song bị Ngọ Hỏa hồi khắc. Phải
chờ ngày Tí xung khử Ngọ Hỏa, mới là đặng bái kiến.

Quả đắc kiến ngày Bính Tí. Cho nói nên: Gặp thương cũng thương, nhưng phải chờ thời
mới được.

Ngày Tuyệt, ngày xung, ngày khắc, phải coi ở chỗ khác có sinh phò, hóa Tuyệt, hóa Mộ,
hóa khắc không. Lại còn sợ hào khác thêm chế khắc.

Hào gặp Nguyệt Kiến, mà gặp Mộ ở ngày, cùng là Nhật Kiến xung khắc thì có thể chống
lại, ra cảnh không cát không hung. Trường hợp gặp hào khác cũng động tương phò, thì
thêm điềm cát. Chỉ có sợ hào khác đến chế khắc Dụng hào. Tuy gặp Nguyệt Kiến cũng là
khó đương nổi.

Như tháng Dần, ngày Bính Thân, chiếm coi làm quan có được thăng thưởng hay đổi đi?
Đặng quẻ Cấn biến ra Sơn Lôi Di.

--- Quan Dần Thế


45
- - Tài Tí
- - Huynh Tuât
--- Tử Thân 0 ---- Huynh Thìn
- - Phụ Ngọ
- - Huynh Thìn X - Tài Tí

Dần Mộc làm Quan tinh trì Thế, gặp Nguyệt Kiến nên vượng tướng. Tuy bị hào Thân
xung khắc, mà mừng có Thân Tí Thìn hợp thành Thuỷ Cục để sinh Quan. Chẳng những
vô hại, mà tháng 3 sẽ cao thăng. Quả tới tháng Thìn thì được nhậm chức. Rất ứng với lời
bàn sẽ thăng, là Dụng hào nhờ Thuỷ Cục sinh phò. Ứng tháng Thìn Thổ ra ngoài Chân
Không. Ứng thăng nhậm là vì Thế với Quan Tinh đều ở Tại hào 6.

Lại như tháng Ngọ, ngày Đinh Mùi, chiếm cho biết em bị tụng sự cát hay hung. Đặng quẻ
Khổn biến ra Lôi Phong Hằng.

- - Phụ Mùi
--- Huynh Dậu 0 --- Huynh Thân
--- Tử Hợi Ưng
- - Quan Ngọ X ---- Huynh Dậu
--- Phụ Thìn
- - Tài Dần Thế

Dậu Kim Huynh làm Dụng Thần, bị tháng Ngọ khắc. Nhờ ngày Mùi sinh, nó có thể
chống lại được. Nhưng chẳng hợp là tại động hào Ngọ Hỏa tương khắc. Chính là chỗ nói
"rất sợ hào khác thêm chế khắc". Họ hỏi:

- Có hại lớn không?


- Ngọ Hỏa là Nguyệt Kiến, động ở trong quẻ, đó gọi là "nhập quẻ", còn thêm cương
cường. Lại cũng gọi là Nguyệt Kiến làm Kỵ Thần, gieo họa chẳng nhỏ, là cảnh đại hung.
- Hung về lúc nào?
- Huynh Dậu Kim hóa thoái thần. Năm nay năm Thìn, Thái Tuế tương hợp, thì chưa thấy
hại, sợ thoái tới năm Thân thì cùng đường.

Quả trong năm Thìn bị hạ ngục. Rồi tới năm Thân thì bị xử tử.

Tiếp theo là nói về Dụng Thần lâm Nguyệt Kiến:

- Thiên tượng cát, thì từ đây vận thái. Thiên tượng hung thì ngoài tháng mang tai.

- Khắc ít, sinh nhiều, là thiên tượng cát. Khắc nhiều, sinh ít, là thiên tượng hung.

- Thiên Tượng hung mà trong tháng hứa không ngại. Ra ngoài tháng thì bị họa ương.

- Dụng Thần đặng nó, được phước không ít. Kỵ Thần đặng nó, gieo họa chẳng vừa. Đây
là nói Dụng Thần trúng Nguyệt Kiến, mà không có hào khác khắc nó; phàm chiếm mọi
việc đều kiết. Kỵ Thần trúng Nguyệt Kiến mà Dụng Thần hưu tù, là hết cứu, thì chiếm
việc chi cũng hung.

- Sinh phò Kỵ Thần là "trợ ác vi ngược". Khắc chế Nguyên Thần là "kiêu lộ đoạt lương"
(chận đường đoạt lương).

- Kỵ Thần khắc hại Dụng Thần, đặng Nguyệt Kiến khắc chế Kỵ Thần, thì gọi là hữu cứu.
46
Trái lại, nếu Nguyệt Kiến sinh Kỵ Thần, thì là "trợ ác vi ngược".

- Như Dụng Thần đặng Nguyên Thần sinh, Nguyệt Kiến lại sinh Nguyên Thần, thì cát mà
thêm cát.

- Trường hợp Nguyệt Kiến khắc chế Nguyên Thần, thì như "kiêu thần đoạt thực", cưỡng
đoạt mất miếng ăn của nó vậy.

- Vật cùng thì biến, khí mãn phải khuynh, (đồ đựng đầy quá thì phải tràn).

- Dụng Thần đương suy, mà gặp thời lại phát, cũng như Dụng Thần gặp Hỏa chiếm mùa
Đông thì không vượng, gọi là vật cùng thì biến.

Lại như tháng Giêng chiếm quẻ, Dụng Thần trúng Dần Mộc Nguyệt Kiến, đó gọi là đại
vượng. Nếu qua mùa Thu, lại gặp Thân xung khắc thì có gì không phá bại!? Cho nên gọi
là khí mãn thì khuynh.

Như tháng Dần, ngày Tân Dậu, chiếm khai trương. Đặng quẻ Cấn biến quẻ Minh Di.

Cấn vi Sơn ------- Minh Di


Quan Dần Mộc Thế 0 Tử Dậu Kim
Tài Tí
Huynh Tuất
Tử Thân Kim Ứng
Phụ Ngọ
Huynh Thìn Thổ X Quỹ Mão

Đoán rằng:
- Hào Thế trúng Dần Mộc, đắc lệnh đương thời. Hiện giờ, khai trương thì sẽ được náo
nhiệt. Nhưng hiềm vì Nhật Thần khắc Thế, Thế hóa hồi đầu khắc, sinh ít, khắc nhiều. Lại
là quẻ lục xung, lục xung thì chẳng lâu.

- Hoặc là do do kẻ hùn hạp chẳng đồng tâm, hay là có chuyện chi khác nữa?

- Quỹ ở một bên mình, khá phòng tật bệnh. Người hùn vốn (partner) nhân dịp đó mới
thay lòng đổi dạ, thì anh sẽ bị luỵ.

Quả tới tháng Mùi, đau bệnh kiết. Tới tháng Dậu người hùn vốn lấy hết tiền. Có kiện cáo
mà không lấy lại được một đồng. Ai dám nói đương thời vượng tướng không hại? Qua
khỏi hồi đó, thì vẫn có hại.

Ứng với tháng Mùi, là vì Mộc Mộ ở Mùi. Người hùn thay lòng đổi dạ, là ứng hào Thân
Kim, mùa Thu đương lệnh nên xung khắc. Tài bị cướp hết là vì Tí Thuỷ Tài lạc Không
Vong.
-------

- Gặp Tuyệt không Tuyệt, gặp xung không Tán, ngày sinh tháng khắc, coi luôn sinh phò;
tháng sinh ngày khắc, xem luôn xung khắc. [Câu này tối quan trọng, hiếm người biết,
hoặc chú ý. Học giả ráng nhớ kỹ.]

Nguyệt tướng đương quyền, không thể nào suy tuyệt? Vượng tướng là cang cường, làm
sao cho tán? Tháng khắc, ngày sinh, gặp sinh phò thì thêm vượng. Tháng sinh, ngày khắc,
47
gặp chỗ khắc phá (làm giảm lực), rồi cũng suy.

Như tháng Ngọ, ngày Mậu Thìn, chiếm em gái sẽ sinh sản được cát hung. Đặng quẻ Hỏa
Địa Tấn.

Hỏa Địa Tấn


Quỷ Tỵ
Phụ Mùi
Huynh Dậu Thế
Tài Mão
Quỷ Tỵ
Phụ Mùi Ứng

Dậu Kim Huynh hào làm Dụng Thần. Nguyệt lệnh khắc nó, nhật kiến sinh nó. Hứa sẽ vô
ngại. Ngày Mão hay giờ Mão chắc sinh.

Quả tới ngày Tỵ giờ Mão thì sinh, mẹ con bình yên.

Ứng giờ Mão, là vì Dậu Kim và ngày Thìn tương hợp.

Huỳnh Kim Sách nói: "Nhược phùng hợp trụ, tất phải xung khai". Đó là tháng khắc, mà
ngày sinh, không thêm khắc chế, sinh phò.

NHẬT THẦN

Hợi Tí Thuỷ, Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ, Dần Mão Mộc, Tỵ Ngọ Hỏa, Thân Dậu Kim.

Nhật Thần làm chủ tể 6 hào, coi về 4 mùa vượng tướng.

Chương trước nói Nguyệt Lệnh tư lệnh 3 tuần (tức 30 ngày). Lệnh ở xuân thì sinh, lệnh ở
Thu thì Sát (nghĩa là dù một hào vượng ở mùa Xuân, đến Thu vẫn bị sát như thường).
Xuân Hạ Thu Đông, mỗi lệnh theo mùa. Nhật Thần chẳng phải thế, bốn mùa đều vượng,
cầm quyền sinh sát, công dụng đồng với nguyệt kiến.

Xung "tịnh" hào vượng tướng, thành "ám động" (không như Nguyệt Lệnh xung hào
vượng tướng thành vô lực, thành "Nguyệt Phá"). Xung "tịnh" hào suy nhược, thành "nhật
phá".

Hào vượng mà "tịnh", bị Nhật xung tức là thành "ám động", càng thêm lực lượng. Hào
suy mà tịnh, bị nó xung tức là tức là thành "nhật phá", càng thêm vô dụng. (Học giả nên
chú ý: Nguyệt Phá qua hết tháng hay lúc gặp thời cũng có thể thành sự; còn Nhật Phá thì
coi như vô dụng, khó còn cơ hội thành sự. Ghi nhớ: nếu "tịnh hào" được động hào có lực
đến sinh, thì sẽ trở thành "ám động", không phải là "Nhật Phá".

Xung Không thì khởi, xung hợp thì khai. (Tức là xung hào bị Tuần Không thì thành thật,
xung hào bị hợp khai tán ra).

Hào nào suy nhược, Nhật Thần hay sinh phò củng hợp, như mưa mùa làm tươi mạ. Hào
nào cường vượng, nó hay khắc hại hình chế, tựa sương thu giết chết cỏ.

Hào gặp Tuần Không, Nhật Thần xung khởi, mới ra hữu dụng, gọi là "xung Không tắc
48
thật". Hào gặp hợp trụ, Nhật Kiến xung khai, gọi là "hợp xứ phùng xung".

Nhưng hung thần hợp trụ, mừng được gặp xung; cát thần hợp trụ, chẳng nên gặp xung.

Hào nào suy nhược, Nhật Thần có thể sinh nó, vượng nó, hợp nó, đối với đồng loại thì
giúp đỡ, phò trợ. Hào nào cường vượng, Nhật Thần có thể hình nó, xung nó, khắc nó,
tuyệt nó, mộ nó.

Hào vượng mà động, nó xung càng động. Hào suy mà động, nó xung thì tán.

Có sách nói rằng: "Hào phùng Nguyệt Kiến, Nhật xung nhi bất tán". Đủ biết rõ, hào
đương lệnh, chẳng sợ ngày xung. Còn luận về họa phước, chẳng cầu vượng tướng hưu tù,
nhất khái đều cho là tán hết. Nhưng tôi thí nghiệm nhiều lần, không dè chẳng ứng với chữ
tán đó.

Thần triệu cơ ở động, động thì phải ứng, lại không thấy tán. Hào vượng tướng, bị xung,
lại thêm mạnh. Hào hưu tù, vô khí, họa may có tán, nhưng cũng là một trăm phần chỉ có
một, hai.

Gặp Nguyệt Phá mà chẳng phá, gặp xung khắc mà không hại.

Hào nhằm Nhật kiến, tháng xung chẳng thể phá, tháng khắc không bị thương, bị động hào
khắc cũng không hại, hóa hồi đầu khắc cũng như không, mạnh như thế là như núi, như
thép, tựa như đồng quyền cùng Nguyệt Kiến. Mặt nhật lên cao giữa trời, là vượng tướng
cùng cực.

Sinh nhiều, khắc ít, cẫm thượng thiêm hoa. Sinh ít mà khắc nhiều, quả bất địch chúng.

Hào trúng Nhật Kiến, còn trong quẻ lại còn có động hào sinh phò, thì như cẩm thượng
thiêm hoa.

Hào gặp Nhật sinh, mà Nguyệt Kiến và động hào lại khắc, tựa quả bất địch chúng.

Chương 17: NHẬT THẦN

Tý thủy-Sửu Thổ-Dần Mộc-Thìn Thổ-Tị Hỏa-Ngọ Hỏa-Mùi Thổ-Thân Kim-Dậu Kim-


Tuất Thổ-Hợi Thủy.

Nhựt thần làm chủ tể 6 hào,coi về bốn mùa vượng tướng.

Chương trước nói Nguyệt lênh,tư lệnh trong 3 tuần.Lệnh ở xuân thì sanh,lệnh ở Thu thì
sát.Xuân,hạ,thu,đông,mỗi lệnh theo mùa.Nhựt thần chẳng phải vậy,bốn mùa đều
vượng,cầm quyền sanh sát; công dụng đồng với Nguyệt Kiến.

Xung tịnh hào được vượng tướng,tức là ám động.Xung tịnh hào đương suy nhược,tức là
Nhựt phá.

Hào vượng mà tịnh,xung nó tức Ám động,càng thêm lực lượng.Hào suy mà tịnh,xung nó
tức là nhựt-phá,càng thêm vô dụng.

Xung không thì khởi,xung hạp liền khai.

49
Hào nào suy nhược,mà hay sanh phò củng hạp,như mưa làm tươi mạ.Hào nào cường
vượng,mà hay khắc hại hình xung,tợ sương thu giết cỏ.

Hào gặp tuần không,nhựt phá xung khởi,mới ra hữu dụng,gọi là “xung không tắc
thực”.Hào gặp hạp trụ,nhựt kiến xung khai,gọi là “hạp xứ phùng xung”.

Nhưng hung thần hạp trụ,mừng được gặp xung;kiết thần hạp trụ,chẳng nên gặp xung.

Hào nào suy nhược,nhựt thần có thể sanh nó,vượng nó,hạp nó,đối với đồng loại thì giúp
đỡ,phò trợ.Hào nào cường vượng,nhựt-thần có thể hình nó,xung nó,khắc nó,tuyệt nó,mộ
nó.

Hào vượng mà động,xung nó càng động.Hào suy mà động,xung nó thì nó tán.

Có sách nói rằng: “Hào phùng Nguyệt kiến,nhựt xung nhi bất tán”.Đủ biết rỏ,hào đương
lệnh,không sợ ngày xung.Còn luận về họa phước,chẳng cầu vượng tuớng hưu tù,đều cho
là tán hết.Trọng tại chữ Tán.Nhưng tôi thí-nghiệm nhiều lần,không dè chẳng ứng với chữ
Tán đó.

Thần triệu cơ ở động,động thì phải ứng,lại không thấy tán.Hào vượng tướng,bị xung,lại
thêm mạnh.Hào hưu tù,vô khí,họa may có tán,nhưng cũng là một phần trăm phần chỉ có
một,hai.

Gặp Nguyệt phá mà chẳng Phá,gặp xung khắc mà không hại.


Hào nhằm Nhựt-kiến,tháng xung chẳng thể Phá,tháng khắc không bị Thương,bị động hào
khắc cũng không hại , hóa hồi đầu khắc cũng như không,mạnh như thể là như núi,như
thép,tợ như đồng quyền cùng Nguyệt kiến .Mặt nhựt lên cao giữa trời,là vượng tướng
cùng cực.

Sanh nhiều,khắc ít,cẩm thượng thiêm hoa.Sanh ít,khắc nhiều,quả bất địch chúng.

Hào trúng nhựt-kiến,còn trong quẻ lại còn có hào động sanh phò thì như cẩm thượng
thiêm hoa.

Hào gặp nhựt sanh,mà nguyệt-kiến và động hào đồng lại khắc,tợ quả bất địch chúng.

* Như tháng Dậu,ngày Mẹo,chiếm quẻ,hào gặp mẹo mộc,gọi là gặp phá mà không
phá.Giả sử trong hào có động,biến ra thân dậu kim,hoặ mẹo hào động hóa ra thân dậu,gọi
là quả bất địch chúng,phá cũng là phá;thương cũng là thương.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

Như tháng Thân,ngày Mậu ngọ,chiếm bịnh.Đặng quẻ Thiên Sơn Độn,biến ra quẻ Thiên
Phong Cấu.

--- Phụ Tuất


--- Huynh Thân Ứng
--- Quỷ Ngọ
--- Huynh Thân
- - Quỷ Ngọ hỏa X Thế ------Hợi Thủy,Tử
- - Phụ Thìn

Thế hào Ngọ hỏa trúng nhựt-thần,vốn chủ vượng tướng,chẳng nên có Thân kim Nguyệt
kiến,sanh hợi thủy hồi đầu khắc Thế.Chết tại tháng Hợi.
50
Lại như tháng Tị,ngày Đinh Hợi,chiếm coi đứa tớ ngày nào trở về.Đặng quẻ Quải biến
Ly.

- - Huynh Mùi Thổ X -----Huynh Tuất Thổ


--- Tử Dậu Thế
--- Tài Hợi
--- Huynh Thìn Thổ O ------Huynh Sửu Thổ
--- Quan Tài Ứng
--- Tài Tí

Hợi thủy Tài hào làm Dụng thần.Hợi là Nguyệt phá.Tuy gặp nhựt-kiến,phá mà chẳng
phá.Nhưng lại gặp trùng thổ,động và thương khắc nó.

Lời ngạn ngữ nói rằng: “Song quyền bất địch tứ thủ “,chẳng những khó mong đến ngày
trở về,còn phải phòng sự bất trắc .
Quả tới tháng Ngọ,ngày Mẹo,đặng tin cho hay rằng bị hại giữa đường.

Nên coi chương này chung với Nguyệt kiến.

Tổng chú: Vượng nó là tới ngày đó,hào được đế vượng.Tỉ nó là hào động với ngày,tháng.

Phò nó,củng nó,nghĩa là: hào với ngày,tháng đồng loại (1)
Mộ nó,Tuyệt nó,nghĩa là: tới ngày đó,hào bị Mộ,Tuyệt .

-Lý Ngã Bình nói:Dịch cho hào trúng nhựt thần,không có cái chi làm tán nó được,làm
không nó được,gọi là :gặp tán mà chẳng tán,gặp không mà chẳng không.

-Nhưng hào động mà gặp ngày xung,gọi là:Tán


Đã làm nhựt thần,đâu lại có nhựt thần đến xung nữa?
Tuần Không là cái không ở trong Tuần.Đã là tuần-không,há đi có cái trúng nhựt thần
sao?Cho nên biết sách như vậy là không đủ chứng.

-----------------
(1)-Phò là đồng loại mà ở sau,như hợi phò tý,sửu phò thìn.Củng là đông loại mà ở
trước,như tý củng hợi,thìn củng sửu.

Chương 18 : LỤC THẦN

Lục thú: THANH LONG


CHU TƯỚC
CÂU TRẦN
ĐẰNG XÀ
BẠCH HỔ
HUYỀN VÕ
Ngày Giáp,Ất thì khởi Thanh Long
Ngày Bính,Đinh khởi Chu Tước
Ngày Mậu khởi Câu Trần
Ngày Kỷ khởi Đằng Xà
Ngày Canh Tân khởi Bạch Hổ
Ngày Nhâm Quí khởi Huyền Võ

51
Các sách không có sách nào chẳng có Thanh Long là Kiết,Bạch hổ là Hung.

-Thiên Huyền Phù nói: “Thân vượng,long trì,đa kiết khảnh”.


-Toái kim phú nói : “Long động gia hữu hỉ,hổ động gia hữu tang”.
-Bốc phệ huyền qui nói: “Đằng xà,Bạch hổ ưu tôn trưởng”.
-Bốc phệ đại toàn nói: “Úy hàm đao chi Bạch hổ,hỉ phó thủy chủ tang”.
-Theo chương Duyệt áo,chiếm tật bịnh,Đằng xà chủ tử,Bạch hổ chủ tang.

Đó đều là không theo lý ngũ hành,chỉ theo lục thần mà đoán sanh tử.

Duy Thiên-kim phú nói : “Hổ hưng nhi ngộ kiết-thần,bất hại kỳ kiết.Long động nhi phung
hung diệu,nan yểm kỳ hung”.Đó thiệt là chính lý.

Vậy thì Lục-thần không có ứng nghiệm sao? Không phải.Ấy là thần phụ họa.Nếu quẻ
tốt,mà còn gặp Thanh-long,thì càng thêm tốt.Nếu quẻ xấu mà còn gặp Bạch-hổ,Đằng-
Xà,thì càng thêm hung.Còn Huyền Vũ chủ về đạo tặc,Châu Tước chủ về thị phi,chẳng cái
nào không ứng nghiệm.Cho tới Gia Trạch phần Mộ không thiếu nó.

Như ngày Mậu Tý,chiếm sanh sản,đặng quẻ Sơn Địa Bác biến quẻ Phong Địa Quan.

Tước--- Tài Dần


Long- - Tử Tí thủy Thế-----Quan Tị hỏa
Võ - - Phụ Tuất
Hổ - - Tài Mẹo
Xà - - Quan Tị Ứng
Trần- -Phụ Mùi

Tý thủy Tử Tôn hóa Tuyệt,biến Quỉ.Nội ngày ấy sanh sản rồi chết.Ấy là Thanh Long
nhằm Tử Tôn,cũng có thể gọi là hỉ chăng?
Lại như tháng Thân,ngày Giáp Dần,chiêm bệnh cho anh.Đặng quẻ Truân hóa Chấn.

Huyền - - Huynh Tí
Hổ --- Quan Tuất Thổ O Ứng-----Phụ Thân Kim
Xà - - Phụ Thân Kim X ----------Tài Ngọ Hỏa
Câu - - Quỉ Thìn
Tước - - Tử Dần Thế
Long --- Huynh Tí

Tý Thủy huynh hào làm Dụng thần.Trong quẻ,kị-thần,nguyên-thần đồng động.Thổ động
sanh Thân Kim,Thân Kim động sanh Tí Thủy.Nguyệt kiến lại sanh Tí Thủy.Tới ngày Mậu
thân,bịnh trầm mà chổi dậy,thì có thể nói : “Xà động chủ tử,Hổ động chủ tang” không ?

CHƯƠNG 19: LỤC HẠP

Tý và Sửu hợp,Dần và Hợi hợp,Mẹo và Tuất hợp,Thìn và Dậu hợp,Tị và Thân hợp,Ngọ
và Mùi hợp.

Tương hạp có 6 phép:


1.Ngày,tháng hợp với hào.
2.Hào với hào hợp.
52
3.Hào động hóa hợp.
4.Quẻ trúng lục hợp.
5.Quẻ trúng lục xung biến ra lục hợp.
6.Quẻ lục hợp biến ra lục hợp.

Ngày,tháng hợp với hào: Giả như tháng sửu,chiêm đặng quẻ Khảm,Thế hào Tí Thủy hợp
với Nguyệt Kiến.

Hào hợp với hào: Giả như chiêm đặng quẻ Thiên Địa Bỉ,Thế Ứng hai hào đều động,Mẹo
với Tuất hợp.Nếu có một hào chẳng động thì không phải là hợp.

Hào động hóa hợp: Giả như chiêm đặng quẻ Thiên Phong Cấu,Thế hào Sửu động hóa ra
Tý Thủy,hợp với nhau.

Quẻ gặp lục hợp: Như trong quẻ Thiên Địa Bỉ,6 hào trong ngoài tương hợp.Không động
cũng hợp.

Lục xung biến lục hợp: Giả như chiêm đặng quẻ Càn Vi Thiên đó là Quẻ lục xung.Nếu ba
hào ở quẻ ngoài đều động,ấy là quẻ Địa Thiên Thái,gọi là lục xung biến lục hợp.

Quẻ lục hợp biến lục hợp: Tức là chiêm đặng quẻ Lữ,biến ra quẻ Bí.

-Cái hào được hợp,đang tịnh mà gặp hợp,gọi là “hợp khởi”,đang động mà gặp hợp,gọi là
“hợp bạn”.
-Hào với hào hợp,gọi là hợp hão.
-Hào động hóa hợp,gọi là hóa phò.
-Hào tỉnh,hoặc hợp với ngày,tháng,động hào,đặng hợp mà khởi,dầu hào đó bị hưu tù,cũng
có mầm vượng tướng.
-Hào động,hoặc hợp với ngày,tháng,động hào thì gọi là động,gặp hợp thì bạn trụ(cột
cứng),trái lại có ý không động được.
-Hào động với hào động tương hợp,ấy là đặng họ đến tương hiệp với ta,có cái ý cùng ta
hòa hỏa,tương trợ.
-Hào động hóa ra hào hồi đầu tương hợp,gọi là hóa phò,có cái ý đặng người ta phò trợ.

Phàm đặng những thứ hợp kể trên,mọi việc chiêm đều là tốt.Hễ chiêm danh,thì danh
thành;hể chiêm lợi thì lợi đến,chiêm hôn thì thành,chiêm thân phát tích;chiêm trạch hưng
vượng;chiêm phong thủy thì tụ khí,tàng phong;chiêm cầu mưu,toại tâm,hợp ý.
Nhưng Dụng thần hữu khí mới nên dùng.Nếu thất hảm,thì vô ích.

Sách bói nói: “Vạn sự nhược đắc tam lục hợp,chư sự tất đắc cửu viển,hửu thỉ hửu
chung” ?
Nhược kiết sự gặp nó chắc sẽ thành tựu,còn hung sự khó được kiết quả.

*Như tháng Mùi,ngày Bính Tý,chiêm xuất môn,được quẻ Minh Di biến Tiểu Quá.
- -Phụ Dậu
- -Huynh Hợi
- -Quan Sửu Thổ X Thế-------Tài Ngọ hỏa
---Huynh Hợi
- -Quan Sửu
---Tử Mão Mộc O Ứng ----Quan Thìn thổ

Thế động phá.


53
Hợp trụ phải có sự bạn(việc ràng buộc),không thể ra đi.
-Họ hỏi:việc chi trở ngại?
-Tôi trả lời:Trong quẻ,tử động biến quỉ,phòng con cái không được bình yên.
-Họ nói:chính vì đứa con gái nhỏ bị bịnh nhiều,bên nam thôi thúc thành hôn.Nay muốn đi
ra ngoài,để kiếm cho đủ đồ trang sức,phấn son.
-Tôi hỏi:Vậy chớ đau bịnh gì?
-Họ nói:huyết khô thành lao.
-Tôi nói: Mão mộc tử tôn,tới tháng Thân thì tuyệt,ngày Tí hình nó,thêm động biến ra
Quỉ,e gả không kịp.

Đến sau,vì bệnh trầm,người đó chưa kịp đi,thì con chết nhằm ngày Thìn.

Ứng không đi được là Thế động mà gặp hợp.Còn con gái chết về ngày Thìn,vì lẽ Mão
mộc Tử tôn biến ra Thìn thổ.Đó là chỗ ứng nghiệm của hào gặp hợp,quẻ gặp lục hợp.

Tôi cũng có thí-nghiệm,được quẻ lục xung biến ra lục hợp:

*Như tháng Mùi,ngày Đinh Tỵ,chiêm coi việc hôn nhân đã từ,mà có thành được không?
Được quẻ Ly,biến ra Hỏa Sơn Lữ.

---Huynh Tị Thế
- -Tử Mùi
---Tài Dậu
---Quỉ Hợi Ứng
- -Tử Sửu
---Phụ Mẫu Mão Mộc O ------Tử Tôn Thìn Thổ

Đoán rằng: Quẻ này xưa nay ít ai đoán là kiết.Nhờ kinh nghiệm nhiều lần,lục xung biến
ra lục hợp,tán rồi mà tụ lại,lìa rồi sẽ hợp,nên đám hôn nhân này,nhứt định sau sẽ thành lại
Quả sang năm,tháng 3,trở lại thành hôn.

Các cái hợp đều lấy Dụng-thần vượng là kiết,chỉ có quẻ lục xung nầy biến ra lục
hợp,chẳng coi Dụng thần,mà đoán theo lẽ kiết.Chiêm hôn nhân,thì trước, Ngô,Việt,sau lại
Châu,trần.Chiêm phu phụ thì trước Sâm Thương,sau chắc hợp hảo.Chiêm công danh mới
thì gian nan,sau được vinh hiển.Chiêm cầu mưu trước khó, sau dễ.Chiêm thân mạng
,trước khốn đốn, sau yên ổn.Chiêm phong thủy sẽ gặp chỗ hết sức tốt.Chiêm gia
trạch,trước suy sau vượng.

*Quẻ lục hợp biến ra lục hợp: - Hào gặp lục hợp đã là điềm kiết,động mà biến ra lục hợp
nữa,gọi là trước sau đều hợp cả.

-Chiêm phong thủy,bá đợi trâm anh.Chiêm trạch-xá,thiên thu cơ nghiệp.Chiêm hôn
nhân,ở với nhau tới già.Chiêm lỏa kế,Quản Bào,Lôi Trần.Chiêm công danh,hoạn lộ hanh
thông.Chiêm tài bạch,tụ chứa như núi.Chiêm huynh đệ,nhiều đời ở chung.Nên hợp
kiết,chẳng nên hợp hung.

-Mọi việc chiêm,dụng-thần nhằm ngày,tháng,kiết còn thêm kiết.Duy chiêm về tụng ngục
thì bất lợi,oan cừu khó giải.Cùng là chiêm ưu nghi,quái sự,rốt rồi cũng toại tâm.Chiêm
dựng,thai an.Chiêm sản,khó sanh.Nếu dụng-thần còn bị khắc,là điềm hung hơn nữa.

*Như tháng Mão,ngày Giáp Dần,chiêm phong thủy.Được quẻ Khôn biến ra Tiết.

54
Võ - -Phụ Mùi
Hổ ---Huynh Dậu
Xà ---Tử Hợi Thủy O Ứng-----Huynh Đệ Thân Kim
Câu- -Quan Ngọ
Tước---Phụ Thìn
Long- -Tài Dần Mộc X Thế-------Quan Tị Hỏa

Tôi nói:Chiếm phần mộ ông bà,chắc có duyên cớ gì? Từ ngày táng,cho tới bây giờ,có xảy
ra việc chi không tốt ? cái chỗ nghĩ lo hôm nay,tại sao mà đến cầu hỏi ? Hãy nói rõ cho
tôi nghe,thì tôi mới có thể quyết đoán.
-Khách nói:Từ chôn cất cho đến bây giờ,đường công danh khốn đốn.Nay tuổi đã gần 50
rồi,mà cũng chưa có con cái.Bởi cớ,nên hỏi cho biết phần mộ này có trở ngại chi chăng?
-Tôi trả lời: Long từ hữu mạch mà lại,thủy cũng do tả mà tới,bởi nguồn và giòng nước
chẳng về chỗ vực sâu(qui tào).
-Khách hỏi: Làm sao mà biết được?
-Tôi trả lời: Hợi thủy Tử tôn,hóa Thân kim,sanh trở ngại nó.Thân là nguyên lưu,bị ngày
Dần xung.Nếu biết sửa cho thủy về chỗ vực sâu,chẳng chạy ra bên ngoài,thì sang năm sẽ
làm quan lại,tái bái đơn trì,năm Thân;định sanh con quí.
-Họ hỏi:Có được lâu dài chăng?
-Tôi nói:Lục hợp hóa lục hợp,vững bền muôn năm.

*Tam hợp: -Thân Tí Thìn hợp thành Thủy cục


-Tị Dậu Sửu hợp Kim cục
-Dần Ngọ Tuất hợp Hỏa cục
-Hợi Mão Mùi hợp Mộc cục
Thứ Tam hợp này có 4 phép:
1.Trong một quẻ,có 1 hào động mà hợp cục
2.Nếu có 2 hào động,1 hào chẳng động cũng thành hợp cục
3.Ở nội quái,hào 1 và hào 3 động,động mà hào biến ra thành tam hợp
4.Ở ngoại quái,hào 4 và hào 6 động,động mà hào biến ra thành tam hợp

Nhưng Tam hợp có hung,có kiết.

-Như chiêm công danh,hợp thành Quan cục,gọi là quan vượng;hợp thành Tài cục thì Tài
vượng sanh Quan.Tháng hợp thành Tử tôn cục,là thần phá hại việc đương cầu.
-Như chiêm cầu tài,hợp thành Tài cục,gọi là tài khố;hợp thành Huynh đệ cục,là phá
tài,hao tài,là thần trở cách.
-Như chiêm phần mộ,gia-trạch,thì hào Phụ mẫu phải hợp thành cục.
-Như chiêm hôn nhân,phu phụ,phải có Tài Quan vượng và hợp cục.

Phàm chiêm việc cầu mưu,các việc hỉ khánh,nên có thành cục,sẽ được vinh viễn bền
chắc.Còn chiêm quan tụng,ưu nghi,mà gặp hợp cục,thì cả đời việc đó kết chắc thêm
hoài,trong lòng khó mà giải hết.Nhưng trong hợp cục,phải có Thế hào mới tốt.Nếu không
có Thế hào trong cục,thì cục phải sanh Thế hào mới kiết,cục khắc Thế hào là hung.

-Ba hào mà có hai hào động,không thành cục,phải chờ sau bổ thêm thành cục,gọi là “hư
tam đãi dụng”.

-Một hào minh động,một hào ám động cũng gọi là hai hào động.

-Trong tam hợp cục,có một cái không hay phá,thì chờ ngày,tháng điền thực cho thành
cục.
55
Phàm đặng danh lợi,hôn nhân,gia-trạch,phong thủy,mà dụng-thần được vượng,thì cầu chi
cũng kiết.Thế hào ở trong cục mới quí.Nếu không có ở trong cục,thì cục phải sanh Thế
hào mới kiết,khắc là hung.

-Như chiêm tài,cục sanh Thế là lợi cho ta,còn Tài cục sanh ứng là lợi cho người.
-Chiêm xuất hành,dụng-thần ở trong tam hợp thì ở lại.
-Chiêm hành-nhân,dụng-thần ở trong tam hợp thì chẳng trông về.

Lại cũng có quẻ trong,và quẻ ngoài thanh tam hợp,thì phải phân nội,ngoại.

-Như chiêm gia-trạch,nếu ở ngoài trạch,chẳng nên ngoại quái khắc nội quái.Nếu ở nội
trạch,chẳng nên nội trạch sanh ngoại.
-Như chiêm hình thế hai bên: nội quái là ta,ngoại quái là họ.Ngoại quái hợp cục mà sanh
nội quái là kiết,khắc nội quái là hung.

*Như tháng Mão,ngày Đinh Tị,làng trên làng dưới nhân tranh điền thủy mà đánh đập
nhau.Đăng quẻ Li,biến ra Khôn.

Long---Huynh Tị O-----Tử Dậu


Vũ - - Tử Mùi
Hổ ---Tài Dậu O------Tử Sửu
Xà ---Quỉ Hợi O-----Phụ Mão
Trần - -Tử Sửu
Tước---Phụ Mão O----Tử Mùi

Đoán rằng: Nội quái là làng ta,Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục.Ngoại quái là làng
ngoài,Tị Dậu Sửu hợp thành Kim Cục.Kim đến khắc Mộc,nhưng may thay!Kim suy
không khắc Mộc vượng,chẳng đủ sợ.Huống đây là quẻ lục xung biến lục xung,có người
giải tán,sẽ không thành tụng.
Sau có người khuyên,rồi bải.

-Có kẻ hỏi: Hình của bên này,bên kia,phải lấy thế ứng làm chủ.Sao mà chẳng nói đến thế
ứng.
-Tôi trả lời: Nếu không hợp cục trong và ngoài,thì phải coi thế ứng.Nay hai làng,tức là
ngoài và nội quái,dân chúng đồng tâm,hai bên hợp cục là diệu dụng của thần linh,ứng
nghiệm rõ ràng.Cho nên bỏ thế ứng mà không dùng.
Nếu không phải quẻ hóa lục xung,thì chẳng bao giờ không thành tụng.

CHƯƠNG 20 : LỤC XUNG

Tí Ngọ xung,Sửu Mùi xung,Dần Thân xung,Mão Dậu xung,Thìn Tuất xung,Tị Hợi xung.

Tương xung có 6 phép :


1.Nhật,Nguyệt xung hào
2.Quẻ gặp lục xung
3.Lục hợp biến lục xung
4.Lục xung biến lục xung
5.Động hào biến xung
6.Hào với hào xung
Xung có nghĩa là tán(đánh tan).

56
Phàm chiêm về hung sự,thì cầu cho xung tán.Chiêm về kiết sự thì không nên.Đây cũng là
nói phải có dụng-thần trong đó.Dụng-thần vượng,tuy xung mà không ngại.Dụng-thần
hãm,hung lại thêm hung.

Quẻ lục xung biến ra lục xung,dụng-thần nếu vượng,mới kiết,sau hung.Tỉnh việc tuy
thành,mà hữu thỉ vô chung.

Hào xung có 5 phép:


1.Hào gặp Nguyệt xung là Nguyệt phá
2.Hào gặp Nhật xung là ám động(hào có khí)
3.Hưu tù mà gặp Nhật xung,gọi là Nhật phá
4.Động hào tự hóa hồi đầu xung,như gặp cừu địch
5.Hào gặp hào xung,gọi là tương kích

*Như tháng Tị,ngày Mậu Tuất,chiêm tài,được quẻ Phong Lôi Ích.

Tước---Huynh Mão Ứng


Long---Tử Tị
Vũ - -Tài Mùi
Hổ - -Tài Thìn
Xà - -Huynh Dần &nb sp; &nb sp;
Trần---Phụ Tí

Thìn Thổ Tài hào trì Thế,vì gặp Tuần không.Tuất nhật xung không,Tài thực.Nội ngày liền
có tài.

*Lại như tháng Ngọ,ngày Bính Thìn,chiêm đi đổi chác ở xa,tài ra thế nào?Đặng Hằng ra
Dự.

- -Tài Tuất Ứng


- -Quỉ Thân
---Tử Ngọ
---Quỉ Dậu Kim O Thế------Huynh Mão Mộc
---Phụ Hợi Thủy O ----Tử Tị Hỏa
- -Tài Sửu

Thế hào Dậu kim hóa Mão,tương xung.Đây là quẻ phản phúc.Này Bính Thìn lại
hợp,trong xung có hợp(xung trung phùng hợp).
Lại đặng Tuất thổ làm tài,ám-động sinh Thế.Tuy là phản phúc bất thường,mà có tài lợi.
Quả người đó đi rồi trở về,3 lần đổi hết đồ ở giữa đàng.

-Trước nói: hào động hóa xung,như gặp cừu địch,đó la hóa hồi đầu khắc.Theo quẻ
này,Thế hào là Dậu hóa Mão xung Thế,mà không khắc Thế.Lại đặng ngày Thìn xung
động Tuất Tài sinh Thế,cho nên được kiết.

*Lại như tháng Dậu,ngày Kỉ Mùi,chiêm cho biết con đi xa không về,sống hay chết thế
nào.Đặng quẻ Khôn.

- -Tử Dậu Thế


- -Tài Hợi
- -Huynh Sửu
- -Quỉ Mão Ứng
57
- -Phụ Tị
- -Huynh Mùi

Thế đồng với hào Tử tôn và nguyệt-kiến,ngày mùi sanh nó.Tuy là quẻ lục xung,đứa con
này sẽ về.
Quả năm Tý,tháng kiến-mão,con đắc ý trở về.Đó là chỗ ứng nghiêm về hào tịnh mà gặp
xung.

*Lại có tháng Sửu,ngày Giáp Dần,chiêm về việc rước thầy dạy con.Đặng Thiên Địa
Bỉ,biến quẻ Càn:

---Phụ Tuất Ứng


---Huynh Thân
---Quan Ngọ
- -Tài Mão Mộc X Thế------Phụ Thìn Thổ
- -Quan Tị Hỏa X------------Tài Dần Mộc
- -Phụ Mùi Thổ X-----------Tử Tí Thủy

Lấy Ứng làm dụng-thần.Thế Ứng tương hợp.Ứng gặp Tuất Phụ để sinh nó ra,có thể gọi là
bảo học(học đủ điều).Chỉ hiềm vì quẻ biến lục xung,hợp mà biến xung,đó là triệu chứng
không bền bỉ.
-Khách hỏi: Tại cớ chi mà không lâu?
-Tôi trả lời: Tý thủy,Tử tôn gặp tuần-không,trong quẻ Mùi thổ Phụ động,phòng Tử tôn tai
biến.
Sau hai tháng,quả người con bị bịnh,chẳng bao lâu bỏ mình.

Phàm đặng lục hợp ra lục xung,mọi việc chiêm trước hợp,sau lìa,trước thân ,sau sơ,trước
trọng sau bạc,trước tươi sau héo,trước tốt sau trái ý,trước hanh sau bỉ,đặng đó mất đó,nên
rồi lại hư,việc thành rồi mà biến đổi nữa.Duy chiêm quan,không phải đạo tặc,việc kiết
tuyệt,mới là nên.

*Như tháng Thân,ngày Ất Mão,cha con bảy người đều bị bắt tra vấn.Đặng quẻ Tốn biến
Khôn.

---Huynh Mão O Thế------Quỉ Dậu


---Tử Tị Hỏa O------------Phụ Mẫu Hợi Thủy
- -Tài Mùi
---Quỉ Dậu Kim O Ứng---Huynh Đệ Mão Mộc
---Phụ Hợi Thủy O-------Tử Tôn TÍ Hỏa
- - Tài Sửu

Đây là quẻ biến Mộc Tốn hóa ra Khôn Thổ,gọi là hóa khứ.
Hóa khứ không khắc,thường không có hại.Chỉ vì Thế hào biến Quỉ,Mão mộc hóa Dậu
kim,Mộc bị Kim khắc.Tị hỏa Tử tôn lại hóa Hợi thủy.Cha con 2 hào đều là bị thương.
Lục xung biến xung là loạn.Hễ xung loạn thì cả nhà đều thọ hình.

-Pháp chiêm đều cho quẻ xung là hợp với việc quan,ưa chỗ xung-tán,nhưng phải coi việc
bói nhỏ lớn,lại nói đây là gồm luôn dụng-thần.
Quẻ nầy,lục xung biến lục xung,cũng có thể gọi là việc quan gặp xung thì tán.

CHƯƠNG 21: TAM HÌNH

58
-Tam hình:Dần hình Tỵ,Tỵ hình Thân,Thân hình Dần
Sửu hình Tuất,Tuất hình Mùi,Mùi hình Sửu
-Nhị hình:Tý hình Mão,Mão hình Tý
-Tự hình:Thìn,Ngọ,Dậu,Hợi

Về tam hình tôi có thí-nghiệm nhiều phen.Nếu dụng-thần hưu tù,thêm bị hào khác
khắc,mà trong đo còn phạm luôn hết tam hình,thì sẽ thấy sự hung theo bên mình.
Nếu chỉ phạm riêng từng cái,không đủ tam hình,thì ít khi thấy ứng nghiệm.

-Tôi chiêm quẻ trên mười năm,chỉ thấy có 1 quẻ ứng nghiệm.

*Như tháng Dần,ngày Canh Thân,chiêm cho con mắc bệnh trái trời.Đặng quẻ Phong Hỏa
Gia Nhân,biến ra quẻ Li.

---Huynh Mão
---Tử Tôn Tị Hỏa O Ứng---Tài Mùi Thổ
- -Tài Mùi Thổ X---------Quan Quỉ Dậu Kim
---Phụ Hợi
- -Tài Sửu Thế
---Huynh Mão

Đoán rằng:Chánh đương mùa xuân,Tị hỏa,Tử tôn vượng tướng,hứa sẽ trị lành.
Sau chết ngày Dần,giờ Dần,mới biết Nguyệt kiến tại Dần,Nhật kiến tại Thân,hợp với Tị
hào Tử tôn,thành tam hình Dần Tỵ Thân.Chỉ có 1 quẻ đó,không có hào khác khắc.

Còn Tý,Mão,Thìn,Tuất,Sửu,Mùi,cũng là thấy ứng nghiệm,nhưng đều là phụ họa mà thành


hung.

LỤC HẠI toàn không có ứng nghiệm,nên bỏ ra.

CHƯƠNG 22: ÁM-ĐỘNG

Tịnh hào vượng tướng,bị nhật-thần xung,gọi là ám-động.Tịnh hào hưu tù,bị nhật-thần
xung,gọi là nhật-phá.Ám động,có khi nên,mà cũng có khi cữ.

Như dụng-thần hưu tù,đặng nguyên-thần bị ám-động đến tương sinh hay là kị-thần minh
động ở trong quẻ,có nguyên-thần bị ám động mà sinh dụng-thần,thì gọi là nên(có chỗ
mừng).Như dụng-thần hưu tù,không có chi trợ đở,nếu còn bị ki-thần ám-động khắc hại,thì
gọi là cữ (có chỗ hại).

-Người xưa cho ám-động là phước đến mà không biết,họa đến mà không hay.Lại nói:Ứng
về sự kiết hung thì hưởn.Không phải luân như vậy.

Có lục hào mà không biết, không hay?Báo ứng cũng không phải là hưởn.

*Như tháng Dần,ngày Kỉ Mùi,chiêm cho con gái đau bệnh trái trời.Đặng quẻ Khôn ra Sư.

- -Tử Dậu Kim Thế


- -Tài Hợi
- -Huynh Sửu
59
- -Quỉ Mão Ứng
- -Phụ Mẫu Tị Hỏa X------Huynh Đệ Thìn Thổ
- -Huynh Mùi

Dậu Kim Tử Tôn,gặp mùa xuân,bị hưu tù,mà có nhật-thần sinh nó.Hào thứ hai là Tị
hỏa,động đi khắc kim.Có ngày Mùi xung động Sửu thổ.Hỏa động sanh thổ,thổ động sanh
kim.Trái tuy nhiều,mà bệnh sẽ mạnh.
-Khách nói: Hiện giờ tình hình rất nguy.
-Tôi đáp: Không hại. Ngày nay , giờ Mùi , Thân có cứu tinh.
Quả đến giờ Thân , gặp minh-y cứu trị , thì nào có phải là hưởn đâu?

CHƯƠNG 23: ĐỘNG TÁN

Chiêm mà thấy nhật-thần xung động hào,gọi là xung tán.Lại hào động xung hào khác
cũng là hay xung tán được.

Tôi có thí-nghiệm nhiều lần.Hào vượng tướng mà bị xung thì nó không tán.Hào có
khí,mà bị xung thì nó cũng không tán.Hào hưu tù có khi bị xung tán,mà cũng là trong cả
trăm ngàn lần có một hai khi mà thôi.

Bởi cớ sao? Thần phát lộ ở chỗ động,động thì phải có cớ,tuy ngày nay bị chế,chớ sau gặp
ngày trị(đồng một chi),thì không tán.

*Như tháng Sửu,ngày Đinh Dậu,chiêm coi người cha đi xứ xa,sao một năm rồi mà bặt thơ
từ.Đặng quẻ Phong Thủy Hoán,biến quẻ Khảm.

---Phụ Mão Mộc O Thế ------Tý Thủy


---Huynh Tị Hỏa
- -Tử Mùi
- -Huynh Ngọ
---Tử Thìn Ứng
- -Phụ Dần

Mão Mộc Phụ hào,động mà sanh Thế,lại hóa Tý thủy hồi đầu sanh.Hứa chắc người đi xa
được bình an.Thế không lại càng mau,bước qua xuân sẽ trở về.
Quả tới tháng 2,người cha trở về.Đây không phải là Mão động,ngày Dậu xung nó sao,mà
nào có tán đâu ?

Lý-Ngã-Bình nói : Huỳnh kim sách coi không vong là trọng,xung tán là khinh.Dịch lại rất
trọng xung tán.Xét kỷ mấy đều chiêm mà được nghiệm,thường bị chỗ đó mà bàn sai.

CHƯƠNG 24: -QUẺ BIẾN SANH,KHẮC,MỘ,TUYỆT

Quẻ biến ra có nhiều cách:biến sanh,biến khắc,biến mộ,biến tuyệt,biến tỉ hòa.Chổ tôi thí-
nghiệm chắc là : phàm gặp quẻ hóa khắc,bất luận dụng-thần suy hay vượng,đều đoán theo
lẽ hung.

Quẻ Tốn Mộc biến Khảm Thủy,gọi là hóa sanh.Thủy hồi đầu để sanh Mộc,tức là đoán
theo lẽ kiết.
Quẻ Chấn Mộc biến ra quẻ Càn Kim,gọi là hóa khắc.Kim hồi đầu để khắc Mộc,tức là
đoán theo lẽ hung.

60
*Tháng Ngọ,ngày Tân Tị,có người đến mà không nói chuyện gì.Chiêm đặng quẻ
Tốn,biến ra quẻ Càn.

---Huynh Mão Thế


---Tử Tị
- -Mùi Tài X -------Tử Ngọ
---Quỉ Dậu Ứng
---Phụ Hợi
- -Tài Sửu X --------Phụ Tí

-Tôi hỏi: Vây chiếm về việc chi ?


-Khách đáp: Bói giùm công danh cho trưởng bối (bực lớn hơn mình).
-Tôi hỏi: Công danh thì phải tự chiếm cho mình.Chiếm giùm khó biết lấy gì làm dụng-
thần,nên không dám đoán.
Nhưng may,quẻ này rỏ ràng dễ thấy : Tốn mộc hóa Càn kim,tức la hóa lai (1) hồi đầu
khắc,là tuyệt quái.Chẳng cần hỏi công danh,tuổi thọ cũng không được lâu.
Quả tới tháng Ngọ,bị bãi chức;tháng 7 thì mất .

(1)Hóa lai là hồi đầu khắc,có hại lớn.

*Lại như tháng Ngọ,ngày Bính Dần,chiếm về bịnh.Đặng quẻ Li,biến quẻ Khảm.

-Li hỏa biến Khảm thủy,hồi đầu lại khắc.Nhưng vì tháng Ngọ,hỏa vượng,hứa chắc mùa
đông sẽ nguy.
Quả người bệnh chết tháng 10,ngày Đinh Hợi.Đó là không coi dụng-thần suy vượng

Lý-Ngã-Bình nói: Dịch vị trong chương mộ tuyệt nói rằng : Ngày tháng đương lệnh
chẳng phải thiệt là không biết hung sự,thần động đã sớm báo cho biết tương lai.Ngày
tháng đương thời,tuy vượng,qua thời đó thì phải hết sức .

Cũng như trong thiên này,chiếm về bịnh,tháng Ngọ đặng quẻ Li,biến Khảm.Hiện thời,hỏa
mùa hạ tuy đương cháy,tới mùa đông không là chẳng tuyệt sao ?

Dịch-vị,trong chương phản phúc nói rằng: “Nhật nguyệt tùng vãng tặc phi,không phá
tùng vãng tặc trọng” .

Lại nói: “Bán tùng vãng,bán tùng lai,bán hung,bán kiết”.


Các thứ nghỉ nghị ấy đều là không phải do kinh nghiệm.Quái thế như căn bổn của
người.Quẻ biến khắc tuyệt,như cây bị nhổ khỏi đất luôn cả rễ.Trước mắt,nhành lá tuy là
thấy xanh tốt,mà có thể bảo thủ đừng hư mục chăng? Đương thời tuy vượng,hết lúc nầy
thì suy.Không phá tuy là hư,gặp ngày tháng điền thực là hung.

Trong cuốn Dịch-vị,chương phản phục,về khoảng chiếm nghiệm,tôi thấy rõ ràng là hào
hồi đầu khắc,mà họ lầm cho là phản phúc hưu tù .

*Như tháng Dần,ngày Quí Dậu,chiếm con trai lớn bịnh.Đặng quẻ Chấn,biến ra quẻ Đoài.

- -Tài Tuất - -Mùi


- -Quỉ Thân ---Dậu
---Tử Ngọ ---Hợi
- -Tài Thìn - -Sửu
- -Huynh Dần X ---Mão
61
---Phụ Tí ---Tị

Đây không phải là Chấn Mộc hóa Đoài Kim,là hồi đầu khắc sao ?
Hai quẻ nầy,rốt rồi không thấy chổ : Thổ gặp Mộc khắc,Mộc bị Kim thương.Cũng như lấy
Chấn làm trưởng-nam,chiếm cho trưởng-tử,sở dĩ không được kiết.
Sao lại không rỏ: Quẻ biến ra hồi đầu khắc,dầu có thiếu-nữ,cũng là khó giữ gìn.

Nay lấy chỗ chiếm nghiệm,mà cho họ lầm lạc,không còn nói gì nữa được!

CHƯƠNG 25: - PHẢN-PHỤC

-Quẻ thì có quẻ biến,hào thì có hào biến.


+Quẻ biến là nội ngoại động,mà phản-phục trọn quẻ .Như quẻ Kiền biến ra quẻ Khôn.
+Hào biến là nội ngoại động,mà phản-phục chẳng trọn quẻ ? Như quẻ Thăng biến ra quẻ
Quan.
-Lại có khi ngoại quái phản-phục,mà nội quái chẳng động.Như quẻ Quan lại biến ra
quẻ Khôn.
-Lại có khi nội quái phản-phục,mà ngoài quái chẳng động.Như quẻ Tốn biến ra quẻ
Quan.

*Quẻ trong phản-phục thì ở trong không an.Quẻ ngoài phản-phục thỉ ở ngoài không
an.Trong ngoài đều phản-phục,là trong ngoài đều không an.Đó là chủ về thành mà bại,bại
mà thành,có mà không,không mà có,mất mà đặng,đặng mà mất,lại rồi đi,đi rồi lại,tụ rồi
tán,tán rồi tụ,động thì muốn tịnh,tịnh thì muốn động.

-Chiếm công danh,dùng hào vượng,đổi chỗ mà lại đổi chỗ,thăng chức đi tới,rồi trở lại
cũng thăng.Dụng-thần thất hãm,chủ về hoặc giáng hoặc thăng,hoặc đặng hoặc mất.
-Chiếm về tài vật tụ tán bất thường,mua bán kinh doanh,hưng phế qua lại không định.
-Chiếm phần mộ,nhà cửa,muốn dời mà chẳng dời,hoặc dời rồi còn dời nữa,hoặc hiện giờ
đang lo dời dạc.
-Chiếm về việc đã qua lâu rồi,hiện giờ lại sanh biến động.
-Chiếm về thiên-thời,tạnh rồi mưa,mưa rồi tạnh.
-Chiếm về hôn-nhân,phản phúc khó thành.
-Chiếm về tật-bịnh,mạnh rồi lại đau.
-Chiếm về đạo-tặc,quan phi,thấy việc nầy rồi tới thấy việc khác.
-Chiếm xuất-hành,tới nửa đường rồi trở lại,mà dầu có tới chổ cũng không thành việc gì.
-Chiếm về hành-nhân,nếu ngoại quái phản-phục,dụng-thần vượng tướng,sẽ trở về.Bằng
không,cũng là dời nơi khác.

-Người ở phương xa,mà chiếm nhà cửa,nội quái phản phục,thì những người ở trong nhà
không yên.
-Chiếm hình-thể hai bên,nếu nội quái phản-phục thì ta loạn,họ định.Nếu ngoại quái phản-
phục,thì họ loạn,ta định.

Bởi sanh dụng-thần vượng tướng,chẳng biến xung khắc,tuy là việc có phản-phục,mà sẻ
thành tựu.Chỉ e dụng-thần hóa hồi đầu xung khắc , tức là quẻ biến ra điềm đại hung.

*Như tháng Mão,ngày Nhâm Thân,chiêm về việc theo quan phủ đi thượng nhậm.Đặng
quẻ Tỉ ra Tỉnh.

- -Tài Tí Ứng
---Huynh Tuất
62
- -Tử Thân
- -Quan Mão Mộc X Thế----Tử Dậu Kim
- -Phụ Tị Hỏa X---------Tài Hợi Thủy
- -Huynh Mùi

Đoán rằng: Thế gặp Quan quỉ,trúng nguyệt-kiến,nên vượng.Ai theo thì nên việc.Nhưng
nội quái phản-phục,sẻ có phản phúc chẳng định.
Thế hào tuyệt ở ngày Thân,lại hóa hồi đầu xung khắc.Vậy thì đi không kiết,chẳng đi thì
hơn.
Sau,nhân quan phủ bắt thăm đặng bổ ở gần nơi Tặc-ninh,người ấy từ mà chẳng đi.Đến
khi quan phủ đi rồi,bổng lại nhơn một cớ khác,người ấy phải đi theo.Tới tháng7,thành
phá,đồng bị hại cùng quan phủ.

*Lại như tháng Mão,ngày Kỉ Hợi,chiếm về thăng chức,dời chổ.Đặng quẻ Lâm,biến ra
Trung Phu.

- -Tử Dậu Kim X ------Quan Mão Mộc


- -Tài Hợi Thủy X Ứng----Phụ Tị Hỏa
---Huynh Sửu O
- -Huynh Sửu
---Quan Mão Thế
---Phụ Tị

Đoán rằng: Thế đồng Mão mộc với tháng,nguyệt-kiến làm quan-tinh,lại trường-sanh ở
Hợi.Thế và quan-tinh đặng tới vượng địa,hứa sẽ thăng chẳng lâu.Quả nội tháng nghe
báo,do Giang-hửu thăng nhậm ớ Sơn-đông.Chưa đầy một năm,lại nhậm Giang-tây.
Ứng Hợi nội tháng có thăng,là Mão Quan gặp nguyệt-lịnh.
Thăng Sơn-đông là Quan lâm Mão mộc.Rồi lại nhậm Giang-tây,ngoại quái phản-phục,đi
rồi lại trở lại nữa.

Phản-phục có : trong phản-phục ra ngoài,ngoài phản phục vô trong.Như Vô Vọng mà


biến Đại Tráng đó vậy.

Quẻ Vô Vọng biến Đại Tráng: -Nội ngoại phục ngâm,nghĩa là trong ngoài có cảnh ưu
uất,thân ngâm(than van).

-Cũng có quẻ trong động,biến phục-ngâm,thì trong thân ngâm,quẻ ngoài động biến phục-
ngâm,thì ngoài chẳng an.Chiếm về việc chi,cũng không đặng như ý.Động như chẳng
động,sầu não than van.
-Chiếm về danh,thì thọ khổn quan đồ,đình lưu sỉ lộ.
-Chiếm về lợi,thì nguồn tài hao tán,thủy lợi tiêu hết.
-Chiếm về phần-mộ,nhà cửa.Muốn dời thì không dời được,muốn giử thì chẳng lợi.
-Chiếm về hôn-nhơn,buồn chứ không vui.
-Chiếm về tật-bịnh,đau lâu rên siết.
-Chiếm về khẩu-thiệt,quan phi,sự khó liểu kết.
-Chiếm về xuất-hành,khó mà dời gót.
-Chiếm về hành-nhơn,ở ngoài u uất.
-Chiếm về hình-thế hai bên,nội quái là ta,ngoại quái là người.Nội phục-ngâm tâm ta
chẳng toại.Ngọai phục-ngâm,ý họ chẳng yên.

Nhưng phục-ngâm mà sánh với phản-ngâm,thì phản-ngâm có xung,có khắc,dụng-thần thọ


khắc,vương họa chẳng vừa.Trong quẻ phục-ngâm,dụng-thần vượng tướng,đến năm tháng
63
xung khai nó,thì chí sẽ đặng thỏa thích.Dụng-thần hưu tù,đến năm tháng nó,chỉ thêm ưu
uất mà thôi.

*Như tháng Thân,ngày Quí Tị,chiếm coi cha đi phó nhậm ở xa có được bình an không?
Đặng quẻ Cấu,biến quẻ Hằng.

---Phụ Tuất O ------Tuất


---Huynh Thân O----Thân
---Quan Ngọ Ứng
---Huynh Dậu
---Tử Hợi
- -Phụ Sửu Thế

Đoán rằng: Tị hỏa là nhật-thần,sanh Phụ mẫu,khá hứa tại nhậm bình-an.Nhưng hiềm
trong quẻ có phục-ngâm,đó là cái đang chẳng yên.Tại nhậm chức có việc chi đó,vì không
đắc ý mới có than van.
-Họ hỏi: Nghe nói,trong địa phương,có sự biến-loạn của người Miêu-cương,có ngại
không?
-Tôi đáp: nhật-kiên sanh Phụ,các việc khác không làm phiền lụy được.
-Lại hỏi: Chừng nào,mới trở về?
-Tôi đáp: Có phục-ngâm,nếu muốn trở về,mà không về được.Năm Thìn sẽ về.

Sau nghe Miêu-cương làm loạn,địa-phương không an,kinh hiểm lạ thường.


Năm Dần,chiếm quẻ,năm Thìn tài khuyết đặng về.Năm Ngọ,lại bổ Tứ-xuyên.
-Ứng năm Thìn,là vì Tuất Phụ hóa Tuất Phụ,năm Thìn là năm xung khai Tuất Phụ.
-Ứng tài khuyết,là ngày Tị xung khởi Hợi thủy,ám-động để khắc Quan.
-Ứng năm Ngọ, lại bổ quan,là chiếm thời gặp ngày Tị phò khởi Ngọ hỏa,quan-tinh.Đương
ngày,Hợi thủy khắc nó,mà chẳng trọn,khiến nên Ngọ hỏa quan-tinh,sang năm khác,vượng
lại y nhiên.

Lý-Ngã-Bình nói: Dịch Lâm-thần-Di có nói: Hào có phục-ngâm chẳng kiết.Thuật giả
chưa từng nghe quẻ có phản-ngâm rất hung.Các thầy bói có ai biết rằng: Chẳng coi dụng-
thần suy vượng,chỉ cho phản-ngâm là chỗ phải sợ .

Nay Dã-Hạc lão nhân luận như vầy,lấy quẻ Tỉ biến ra Tỉnh.Hể Thế gặp xung khắc,thì sự
phản phục,thân phải tai ương.
Nếu biến ra quẻ Trung Phu,thì Thế quan đắc địa.Tuy phản phục,quan liền liền thiên
chuyển.Thiệt là cái phép dạy người rất thấu triệt.

CHƯƠNG 26(A) : TUẦN- KHÔNG

Giáp Tí tuần trung,Tuất Hợi không


Giáp Tuất------------Thân Dậu -
Giáp Thân------------Ngọ Mùi -
Giáp Ngọ-------------Thìn Tị -
Giáp Thìn------------Dần Mão -
Giáp Dần-------------Tý Sửu -

-Sao mà gọi là tuần-không?


-Như giáp-tý,tới ngày Quí Dậu,là một tuần.Trong mười ngày đó,không có Tuất Hợi,cho
nên hào gặp Tuất Hợi thành không-vong,cũng gọi là tuần-không.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

64
Các sách luận về phép tuần-không rất phiền phức.Nào là :-chơn-không,giả-không,động-
không,xung -không,điền-không,viện-không,vô cô tự-không,hửu tán nhi-không,mộ-
không,tuyệt-không,hại-không,a n-không,phá-không.

* Dã Hạc nói:
-Vượng chẳng phải không,động chẳng phải không,có nhật-kiến,động-hào sanh phò cũng
chẳng phải là không,động mà hóa không,phục mà vượng tướng,đều chẳng phải là không.

-Nguyệt phá là không,hửu khí mà chẳng động cũng là không,phục mà bị khắc cũng là
không,chơn-không là không.

Khi ta mới học bói,phàm gặp tuần-không,không biết đoán làm sao.Muốn cho là đáo để
toàn không,lại ứng với ngày điền thực,mà chẳng phải không.Cho là chẳng không,lại đáo
để toàn không(không đến cùng).

Sau đặng cái phép chiếm nhiều lần,phàm gặp tuần-không,biểu người chiếm lại.Quẻ tốt,thì
hứa rằng ra khỏi tuần-không hết không.Quẻ hung thì cho là không.

Như tháng Thìn,ngày Ất Mão,chiếm cầu tài.Đặng quẻ Gia Nhân biến quẻ Bí.

---Huynh Mão
---Tử Tị Hỏa O Ứng -----Phụ Tí Thủy
- -Tài Mùi
---Phụ Hợi
- -Tài Sửu Thổ Thế
---Huynh Đệ Mão

Sửu Tài trì Thế,gặp tuần-không.Tuy có Tị hỏa sanh,Tị hỏa lại hóa hồi đầu khắc,chẳng
rảnh mà sanh Sửu thổ Tài.Tài nầy đã không có sanh phò,thì khó cầu được.
Lại nhơn tháng 3,Sửu thổ trở lại có khí.Theo phép xưa,có khí thì chẳng phải không.Chẳng
dám quyết đoán,xin chiếm lại nữa.

Lại đặng quẻ Khuể,biến ra Tổn.

---Phụ Tị Hỏa
- -Huynh Mùi Thổ--------Phục Tí Thủy,Tài
---Tử Dậu Kim O Thế-----Huynh Tuất Thổ
- -Huynh Sửu
---Quỉ Mão
---Phụ Tị Hỏa Ứng

Nhờ đặng quẻ nầy hợp với quẻ trước,mà quyết đoán rằng:Tài không có,chẳng cần lao
tâm.
-Họ hỏi : Vì cớ gì?
-Tôi đáp : Quẻ trước,Sửu Tài tuy không,mà có khí.Quẻ sau nầy,Tí thủy Tài không,núp ở
hào 5,dưới Mùi thổ.Phục mà lại không,không mà bị khắc,thì biết không có tài,hết chỗ
nghi.Sau quả không có gì hết.

*Lại như tháng Tí,ngày Tân Hợi,chiêm đi phương xa cầu tài.


Đặng quẻ Đại-súc.

---Quan Dần Mộc


65
- -Tài Tí Thủy Ứng
- -Huynh Tuất Thổ
---Huynh Thìn Thổ
---Quan Dần Mộc Thế
---Tài Tí Thủy

Thế gặp Dần mộc,tháng Tí,ngày Hợi,đều là tài-thần sanh Thế.


Lại mừng ứng hào làm địa-đầu.Thế và Ứng tương sanh,đó là quẻ trọn tốt
Nhưng Thế gặp tuần-không.Nếu chấp theo phép xưa,đoán là “vô cớ tự không”,la triệu
chứng đại hung.Ai dám biểu họ cứ đi phương xa sao ? Tôi bèn nói họ chiếm lại.
*Lại đặng quẻ Minh Di,biến ra quẻ Phong.

- -Phụ Dậu
- -Huynh Hợi
- -Huynh Sửu Thổ X Thế------Quan Ngọ Hỏa
---Huynh Hợi
- -Quỉ Sửu
---Tử Mão Ứng

Quẻ nầy cũng đồng quẻ trước.Nếu đi thì quả chắc là đặng ngay.
Thế hào Sửu thổ hóa Ngọ hỏa,hồi đầu tương sanh.Hiện thời là nguyệt-phá.Ra tháng thì
hết phá.Khai xuân,tháng Dần Mão,theo quẻ trước mà đoán,là tháng thế hào ra khỏi
không.Gặp Tí Hợi,Tài sanh,mãn tâm như nguyện.
-Họ hỏi: Đi đặng thành không?
-Tôi đáp: Ngày Giáp Dần,thế hào ra khỏi không rồi,cho đi không nghi chi hết.
Quả tới ngày Ất Mão khởi trình,sau tới đất người,trong tháng Dần Mão,mọi việc đều toại
tâm,trở về được nhiều tiền.

-Dã Hạc nói: Phép chiếm nhiều lần làm cho bớt một phần ưu nghi hoặc.Bằng chẳng
vậy,chỉ do quẻ trước mà đoán,vô cớ tự không,như vào hang sâu vực thẳm.Vượng Tài sanh
Thế là chứng cớ chắc,lưng mang muôn bạc,vậy hứa cho đi chăng?Hay là cản không cho
đi chăng?

Lý Ngã Bình nói:Cái thuyết không-vong là một cái huyền-diệu,quỉ thần khó độ,tợ có mà
không,cũng là có khi điền thực chẳng không.

Vậy phải chiếm nhiều lần,hai quẻ hợp lại mà quyết đoán,thiệt là nói hết lậu máy mầu
nhiệm của quỉ-thần.Cái lý của Trời Đất cũng ở trong không mà ra,gọi là “huyền không dĩ
đải”.
Phàm chiếm mà gặp không,chẳng cho liền là không.Phải coi lại việc của mình
chiếm,hoặc gần,hoặc xa.Như ở trong tuần,tức là đoán không.Nhưng cũng có ngày trúng
không,giờ thực không.

Còn việc ra ngoài tuần,hứa tới ngày ra không thì thấy ứng.

Nếu chiếm việc viển-đại,chưa có định kỳ,chẳng phải ra tuần mà được thành.Đại tượng
không kiết,thì có thể nói rốt cuộc là không.Đại tượng mà kiết,thái-tuế nguyệt-kiến cũng
có thể điền thực.Nhưng cũng không bằng chiếm luôn hai quẻ,thiệt là diệu-pháp.

CHƯƠNG 26(B): - SANH,VƯỢNG,MỘ,TUYỆT.

1.Trường-sanh
66
2.Mộc-dục
3.Quan-đới
4.Lâm-quan
5.Đế-vượng
6.Suy
7.Bịnh
8.Tử
9.Mộ
10.Tuyệt
11.Thai
12.Dưỡng

Tôi chỉ thí-nghiệm được 4 chữ :Sanh,Vượng,Mộ,Tuyệt.Kỳ dư,không nghiệm,chẳng nên


dùng.

Kim trường-sanh tại Tị,Vượng tại Dậu,Mộ tại Sửu,Tuyệt Dần.


Mộc--------------Hợi,----------Mão,-------Mùi,-- ------Thân.
Thủy,Thổ-------Thân,----------Tý ,-------Thìn,--------Tị.
Hỏa-------------Dần,-----------Ngọ,------T uất,-------Hợi.

Tỉ như hào chủ sự thuộc Mộc,nếu chiếm quẻ nhằm ngày Hợi,tức là hào chủ sự trường-
sanh ở ngày Hợi.Nếu chiếm quẻ nhằm ngày Mão,Mộc vượng ở Mão.Nếu chiếm quẻ
nhằm ngày Mùi,Mộc mộ ở Mùi.Nếu chiếm quẻ ở ngày Thân,Mộc tuyệt ở ngày Thân.Kỳ
dư,cứ đó mà suy.

-Lại như hào chủ sự thuộc Mộc,trong quẻ,động xuất Hợi hào,cũng là hào chủ sự gặp
trường-sanh,động xuất Mão hào,gọi là hào chủ sự gặp vượng.Trong quẻ,động xuất Thân
kim,gọi là:hào chủ sự gặp tuyệt.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

-Lại như hào chủ sự thuộc Mộc,đông mà biến ra Hợi thủy,gọi là : hóa trường-sanh.Động
mà biến ra Mão mộc,gọi là hóa vượng.Động mà biến ra Mùi thổ,gọi là hóa mộ.Động hóa
ra Thân kim,gọi là :hóa tuyệt.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

*Giác-Tử nói :- Kim tuy trường-sanh tại Tị,cần phải hào kim vượng tướng,hoặc
ngày,tháng,động hào sanh phò,lại gặp ngày Tị chiếm quẻ,hoặc là trong quẻ động biến ra
Tị hào,hoặc là kim hào động mà hóa ra Tị hỏa,đều gọi là gặp trường-sanh.

-Thảng như kim hào hưu tù,không có khí,lại gặp Tị Ngọ hỏa nhiều,thì liệt hỏa đốt
kim,luận khắc chớ không luận sanh.

-Kim hào tuy mộ ở Sửu,đều đặng Mùi thổ xung động,hoặc trong quẻ thổ nhiều sanh
kim,luận sanh,chẳng luận mộ.

-Thổ hào tuy tuyệt ở Tị,tất-nhiên phải hưu tù vô khí,lại gặp Tị hào,mới gợi là tuyệt.Nếu
thổ hào vượng tướng,hoặc đặng ngày,tháng,động-hào sanh phò,thêm gặp Tị hào,thì Tị hỏa
trở lại sanh thổ,luận sanh chớ không luận tuyệt.

-Tị hào tuy trường-sanh ở Dần.Thảng ngày,tháng động hào,cùng là hào biến ra,thêm gặp
Thân kim,thì gọi là tam hình,luận hình mà không luận sanh.

Người xưa cho thổ hào trường-sanh ở Thân,lại nói: Thổ trường-sanh tại Dần,không đủ
bằng chứng.
67
Tôi dùng thiên-thời mà khảo chứng , thường thấy thổ ở hào Phụ mẫu,có ngày Thân thì
mưa,có ngày Tí thì mưa.Lại thấy thổ ở hào Tử tôn,có ngày Thân tạnh,có ngày Tý tạnh.
Cho nên biết rằng : Thổ trường-sanh tại Thân,Vuợng tai Tý.Thiệt biết thổ ký sanh ở
Thân,hết nghi.

*Một khi,tháng Ngọ,ngày Kỷ Mão,chiếm vợ bịnh.Đặng quẻ Chấn,biến ra Phong.

- -Tuất
- -Thân
---Ngọ
---Tài Thìn Thổ X---Tài Thìn Thổ
- -Dần
---Tý

Thìn thổ,Tài hào,làm dụng-thần,bịnh mới găp xung thì mạnh.Hứa sẽ mạnh trong ngày
Thìn.Chẳng vậy,ngày Dậu sẽ mạnh.
Sau vì liên tiếp nhiều ngày hôn trầm,tới ngày Tý mới chổi dậy.
Hứa ngày Thìn mạnh,là vì Thìn thổ gặp ngày của nó.Hứa ngày Dậu,là vì Thìn với Dậu
hợp,động mà gặp hợp.Nay mạnh ngày Tý,Thìn thổ tài hào vượng tại Tý.

Lý-Ngã-Bình nói : Luận về sanh vượng,mộ,tuyệt,Kim sanh tại Tị,Mộc sanh tại Dần,Thủy
sanh tại Thân,hỏa sanh tại Dần.Bốn cái trường-sanh là chánh lý.Duy Thổ ký sanh,chưa
được thiệt khảo pháp.

Nói : Hỏa thổ trường-sanh,Dần thượng bài,


Minh tri Tý thượng,thị bào thai.

Đó là thổ ký sanh tại dần.Còn theo ngũ hành gia,mồ thổ sanh tại dần,kỷ thổ sanh tại dậu.

Dịch-vị tuy nói : Duy thổ trường-sanh chẳng phải một chổ.Trong núi có khôn thổ sanh ở
thân.Nếu phân ra âm dương,thì mồ thổ sanh tại dần,kỷ thổ sanh tại dậu,cũng là chưa đặng
chứng chắc.

Đây là chuyên lấy thiên-thời mà khảo chứng,thổ ký sanh ở thân,muôn đời không đổi.

CHƯƠNG 26(C) : - CÁC MÔN LOẠI ĐỀ-ĐẦU TỔNG CHÚ.

Sau vì chia ra nhiều môn,nhiều loại,phải dùng chữ cái ( tự nhãn ) ,e có chổ phiền phức
không tiện viết ra trọn,nên chỉ dùng đề-đầu.

Như sau có dụng-thần ,cần phải được vượng , không thể chỉ định vượng ở bốn mùa,chỉ
nói đặng dụng-thần đồng với ngày,tháng,hoặc gặp ngày tháng,động-hào,biến hào sanh
phò,hoặc dụng-hào gặp trường-sanh,gặp đế-vượng,đều gọi là vượng .

*Dụng thần hóa kiết : - Phàm dụng-thần,nguyên-thần,động hóa hồi đầu sanh,hóa trường-
sanh,hóa đế-vượng,hóa phò trợ,hóa ngày tháng,đều là hóa kiết .

*Dụng-thần hóa hung: -Phàm dụng-thần,nguyên-thần,động hóa hồi đầu khắc,hóa


tuyệt,hóa mộ,hóa không,hóa quỉ,hóa thối-thần,đều là hóa hung .

*Tuế-quân tức là thái tuế đương niên: -Tuế ngũ(5): Tuế là thái-tuế,Ngũ là hào thứ 5 trong
68
quẻ.

*Thân tức là hào: -Xưa dùng Quái-thân,Thế-thân,tôi thử không nghiệm,nên không
dùng.Phàm sau có gặp chữ thân,tức là Thế hào,chớ không phải là Quái-thân,Thế-thân.

*Ngũ vị: -Hào thứ năm của mỗi quẻ là quấn vị.Kinh Dịch nói : “Cửu ngũ chi trí giả”,là
đó.

*Tam-mộ: - Dụng-hào nhựt mộ,nhập mộ động,động mà hóa mộ.

*Chủ tượng: -Chủ sự hào.-Từ xưa quái thế là chủ tượng,cũng gọi là chủ sự hào.Chiếm
phụ mẫu ,huynh đệ ,tức là lấy phụ mẫu,huynh đệ làm chủ sự hào.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

*Lão âm làm thiếu-dương,gọi là biến.Lão dương làm thiếu-âm,gọi là hóa.

-Người xưa nói : Biến như vật tiêu (mòn) rồi trưởng (lớn),thối rồi tấn.Hóa là như vật
thành rồi bại,tấn rồi thối.Tôi thử chẳng thấy ứng nghiệm như vậy.Khi hóa tấn-thần,hóa
sanh vượng,tuy hóa cũng là kiết.Lúc biến quỉ,biến hồi đầu khắc,tuy biến cũng là hung.

Trong các chương sau nầy,phàm nói biến tức là hóa hào,hóa tức là biến vậy.

CHƯƠNG 26(D) : -CÁC MÔN LOẠI ỨNG-KỲ TỔNG CHÚ.

*Tịnh mà găp trị,gặp xung: -Như chủ sự hào ở Tý thủy chẳng động,sau gặp ngày Tý,ngày
Ngọ thì ứng với nó.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

*Động mà gặp hợp,gặp trị : - Như chủ sự hào ở Tý phát động,sau gặp ngày Sửu,ngày Tý
thì ứng với nó.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

*Thái vượng mà gặp mộ,gặp xung: -Như chủ sự hào ở Ngọ hỏa,lại chiếm quẻ gặp tháng
Tị,Ngọ,hoặc trong quẻ Tị Ngọ hào rất nhiều,sau gặp ngày Hợi,Tý thì ứng với nó.Lại có
ngày Tuất ứng với nó,đó là hỏa nhập mộ

*Suy tuyệt mà gặp sanh,gặp vượng :- Như chủ sự hào thuộc kim,chiếm quẻ nhằm tháng
Tị,Ngọ,tức là hưu tù,vô khí. Sau gặp ngày tháng thổ,hoặc nhằm thu lịnh,đương thời thì
vượng.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

*Nhập tam mộ đều ưa xung khai : -Như chủ tượng ở Ngọ hỏa,nhập mộ tại Tuất,sau gặp
ngày Thìn,thì sẽ ứng với nó.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

*Gặp lục hợp cũng phải tương kích: -Như chủ sự hào cùng ngày,tháng thành hợp,hoặc
động với hào hợp,hoặc động mà hóa hợp,hoặc hung,hoặc kiết,phải chờ ngày tháng xung
khai,ứng với nó.

Như chủ-tượng ở Tý và Sửu được hợp,sau gặp ngày Ngọ,Mùi thì ứng với nó.Kỳ dư,cứ đó
mà suy.

*Nguyệt-phá ưa gặp điền hợp: - Như tháng Tý,chiếm quẻ,chủ sự hào ở Ngọ hỏa,đó là
nguyệt-phá.Sau gặp ngày Mùi ứng với nó,gọi là phá mà gặp hợp.Lại có khi gặp ngày Ngọ
ứng với nó,ngày điền thực thì hết phá.

*Tuần-không rất ưa điền xung : -Coi chương tuần-không,có giải rất rỏ ràng.
69
*Đại tượng kiết mà thọ khắc,phải chờ khắc-thần thọ khắc : -Giả như dụng-thần ở Thìn
thổ,chờ ngày tháng sanh phò,mới là đại tượng kiết.Tháng bị Dần Mão khắc hại,sau gặp
ngày Thân Dậu xung khắc khắc-thần,thì mới được kiết.Kỳ dư,cứ vậy mà suy.

*Đại tượng hung mà thọ khắc,phải phòng khắc-giả gặp sanh : -Như trước nói dụng-thần ở
Thìn thổ,đã không có ngày,tháng,động hào sanh phò,đó là đại tượng hung.Còn thêm gặp
Dần Mão khắc chế nữa,sau gặp ngày Tý Hợi thì hung.

*Nguyên-thần tới trợ,tới phò,phải coi dụng-thần suy hay vượng .

*Kị-thần tới khắc,tới xung,coi chừng nguyên-khí hưng hay suy.


Dẩn lên là hai điều,trong chương nguyên-thần,kị-thần,có giải nghĩa minh bạch.

* Hóa tiến-thần,gặp trị,gặp hợp : -Như Thân động hóa Dậu,gọi là tiến-thần.Làm họa,làm
phước,có khi ứng ngày,tháng Thân,có khi ứng ngày,tháng Tị.

*Hóa thối-thần,kị trị,kị xung : -Như Dậu động,hóa Thân,có khi ứng tháng,ngày Thân,có
khi ứng tháng,ngày Dần.

*Có khi ứng tại độc phát,độc tịnh : -Coi chương độc phát thì rỏ

*Có khi ứng tại biến hào,động hào : - Như hào ở Tuất thổ,biến ra Dậu kim,có khí ứng
ngày Tuất,cũng có khi ứng ngày Dậu.

*Đừng gọi : Hào không có nghiệm,phải phân xa,gần. – Việc xa thì lấy năm,tháng mà
định,việc gần thì lấy giờ,ngày mà ứng.
Cũng có khi chiếm xa,mà ứng gần,chiếm gần mà ứng xa,chiếm tháng ứng năm,chiếm
ngày ứng giờ,chẳng khá không biết .

*Thảng gặp quẻ không được rỏ ràng,thì chiếm lại : -Nếu quẻ lờ mờ thì chiếm lại một quẻ
khác,đừng có đoán liều.

*Thế không,nguyên động,phải chờ nguyên-thần gặp trị : -Như trong tuần giáp-thìn chiếm
cầu tài,đặng quẻ Khôn biến ra Khảm,ngày Hợi đặng tài.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

*Thế suy,nguyên tịnh,phải chờ nguyên-thần gặp xung : -Như mùa thu,chiếm cầu
mưu,đặng quẻ Khôn.Sau gặp ngày Tị,nên việc.Kỳ dư,cứ thế mà suy.

CHƯƠNG 26(D) : - DU-HỒN , QUI-HỒN

- Du-hồn là quẻ thứ 7 trong mỗi cung,như quẻ Hỏa Địa Tấn trong cung Kiền,quẻ Thủy
Thiên Nhu trong cung Khôn.
- Qui-hồn là quẻ thứ 8 trong mỗi cung,như quẻ Hỏa Thiên Đai Hữu trong cung Kiền,quẻ
Thủy Địa Tỉ trong cung Khôn.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

Người xưa nói du-hồn là đi ngàn dặm.Ta làm một việc nầy,mà muốn được lâu dài,gặp du-
hồn thì trong lòng không bền-bỉ,không định hướng,dời đổi không chừng.

Qui-hồn chẳng ra khỏi biên cương,mọi việc câu nệ chẳng lành,lấy tương phản với du-hồn
mà đoán,thì trúng.

70
Phàm đặng quẻ du-hồn: Chiếm thân mạng,bình sanh không được an cư lạc nghiệp,đi hay
không chẳng định.Chiếm phần-mộ,vong linh chẳng an.

Dã-Hạc nói : Trước phải lấy dụng-thần làm chủ,sau lấy theo khoảng nầy mà xét thêm.Nếu
bỏ dụng-thần ra,chấp theo đấy mà đoán,là lầm vậy .

------------------------------ ---
CUỐN THỨ NHỨT CHUNG

TĂNG SAN BỐC DỊCH

------------------------------

CUỐN THỨ NHÌ


-Oo0-

CHƯƠNG 27 : - NGUYỆT PHÁ.

Tháng giêng :Thân ;Tháng hai :Dậu


Tháng 3 :Tuất ;Tháng 4 :Hợi
Tháng 5 :Tý ;Tháng 6 :Sửu
Tháng 7 :Dần ;Tháng 8 :Mão
Tháng 9 :Thìn ;Tháng 10 :Tị
Tháng 11 :Ngọ ;Tháng 12 :Mùi

Ngôi nào bị nguyệt-kiến đối xung là nguyệt-phá.Trên đó là chỉ ngày phá trong mỗi tháng.

Các sách đều cho dụng-thần trúng nguyệt-phá là trái thời,không khác chi rể khô,cây
mục.Dầu gặp cái chi sanh cũng không sanh nó được.Mà gặp cái chi hại,thì bị thương càng
nặng.Tuy là thấy nó hiện trong quẻ,chớ có đó cũng như không;núp trong quẻ,rốt cuộc
cũng khó xuất lộ.

Tuy có nhựt-thần sanh,cũng không sanh nó được;có hào động kị-thần cũng không hại nó
được.Nó làm biến-hào,cũng không thương khắc được động hào.

Dã-Hạc nói : Tôi có thí nghiệm,thấy động thì thương hào,biến thì thương động.Tại sao ?-
Thần phát lộ ở chổ động.Nếu việc không kiết,không hung,thì chẳng động.Hể động,thì có
đem họa phước tới.
Hiện thời,tuy phá,chớ ra ngoài tháng thì hết phá.Nay tuy phá,chớ đến ngày thiệt phá thì
hết phá.Gặp ngày hợp,thì chẳng còn phá.

Gần thì ứng trong ngày giờ,xa thì ứng trong năm tháng.Chỉ có tịnh mà không động,lại
không có nhựt-thần,động-hào sanh trợ,thì thiệt tới đâu cũng vẫn là phá.

*Như tháng Hợi,ngày Kỷ Sửu,chiếm coi ngày sau có làm quan không.Đặng quẻ Đoài hóa
Tụng.

- -Phụ Mẫu Mùi Thổ X Thế----Tuất Thổ


---Huynh Dậu
---Tử Hợi
- -Phụ Sửu Ứng
71
---Tài Mão
---Quan Quỉ Tị Hỏa O---------Dần Mộc

Trong quẻ nầy,Quan động mà sanh Thế,Thế động hóa tiến-thần.Rỏ ràng là có thể làm
quan rồi.

Nhưng gặp nguyệt-phá,Thế gặp tuần-không.May chỗ không đó,lại có nhựt-thần tương
xung.Xung không thì ra thiệt(xung không tắc thực),chẳng phải còn không nữa.Mà hào
phá kia lại không có nhựt-thần,động hào đến sanh.Dầu chiếm nhằm nhựt-kiến cũng sanh
không nổi,huống là không có nhựt-kiến,động hào đến sanh nó kia mà !

Tôi mới đem lòng ngờ vực.Hào-quan đã không dùng vào đâu,cớ sao phát động mà sanh
Thế?Tôi bèn biểu chiếm lại.

*Lại đặng quẻ Thủy Địa Tỉ.

- -Tài Tý Ứng
---Huynh Tuất
- -Tử Thân
- -Quan Mão Thế
- -Phụ Tị
- -Huynh Mùi

*Đoán rằng : Nếu mạng không làm quan,thì đâu có Quan đến sanh Thế,cùng là quan-tinh
trì Thế.
Nay quẻ trước động Quan tương sanh,quẻ sau có Quan đến ngôi Thế hào,thì lộc nước có
ngày sẻ được hưởng.
-Khách nói : Ứng vào năm nào?
-Tôi đáp : Trong quẻ trước.Quan trúng nguyệt-phá,định chắc là năm thiệt phá.

Quả đến năm Tị,được thừa tập ấm trưởng-phòng mà thế chức cho cha.Nếu nói : Nguyệt-
phá không dùng gì được,thì sai như một trời một vực .

*Lại như tháng Thìn,ngày Mậu Tý,chiếm coi người cha chừng nào trở về.Đặng quẻ Kiền
biến Quải.

---Phụ Tuất Thổ O Thế-------Mùi Thổ


---Huynh Thân
---Quan Ngọ
---Phụ Thìn Ứng
---Tài Dần
---Tử Tý

Phụ Mẫu trì Thế,đã phá mà hóa không.Đã không có nhựt-thần sanh,lại không có hào động
trợ.Nếu đoán theo phép xưa,cho dụng-thần là vô khí,thì người cha không thể nào về được.

Tôi không đoán theo đó.Lại đoán : Châu-tước ở hào Phụ,động và trì Thế.Ngày Mão có
tin,ngày Ngọ Mùi trở về.

Sau quả ngày Mão đặng thơ,ngày Ất Mùi tới nhà.Ứng vào ngày Mão đặng tin,là ngày phá
mà gặp hợp.Ứng ngày Mùi trở về,là ngày Phụ hóa Mùi thổ bị tuần-không,được ra khỏi
72
không.

Phép xưa luận về tiến-thần,có nói : Động mà gặp nguyệt-phá,thì ngôi ta đã mất;Dậu hóa
ra nguyệt-kiến,cũng là thối,không đủ sức.

Trong quẻ nầy,hào Phụ bị phá và hóa không,rốt cuộc thối để trở về nhà.

*Lại như tháng Ngọ,ngày Quí Mão,chiếm ngày sau gặp công danh không ? Đặng quẻ Cấn
biến ra Quan.

---Quan Dần Mộc Thế


- -Tài Tý Thủy X-----------Tị Hỏa
- -Huynh Tuất
---Tử Thân Kim O Ứng-----Mão Mộc
- -Phụ Ngọ
- -Huynh Thìn

Đoán rằng : Dần mộc quan-tinh trì Thế,bị Thân kim động lại khắc.
Năm nay,tháng 7,sẻ gặp hung,sự thị phi.

-Khách hỏi: Coi giùm về việc chi:


-Tôi đáp: Bởi động khắc Thế,chắc là có người oán thù.
-Lại hỏi: Có trở ngại về công danh không?
-Tôi đáp : Nếu không có Tý thủy động hào,mất ngôi là chắc rồi.May thay! Có Tý thủy
tiếp tục tương sanh,mà không khỏi giáng cấp,li nhậm(đổi).

Bửa sau cho đòi tôi vào phòng giấy.CÓ người khách ở đó,biết lý Kinh dịch,hỏi tôi rằng :
đã biết Tý thủy,tiếp tục tương sanh,sách bói có nói : kị-thần với nguyên-thần đồng
động,Quan và Thế hào đều đặng sanh hết cả hai.Đó là triệu chứng mùa đông nầy cao
thăng,sao lại nói trái lại là phải bị đổi?

-Tôi đáp : Tý thủy bị phá và hóa không.Sách bói có nói : Tuy có chớ như không,thành ra
nguyên-thần vô dụng.
Tôi không đoán theo phép xưa.Thần phát lộ ở động,động chắc là có cớ chi,cho nên đoán
là giáng cấp mà thôi.

Ngày sau,nếu trung tháng Đông-chí,thì mới có cái nghiệm nầy.Thảng ở tháng khác,Tý
thủy chưa đặng thiệt,thì cũng chưa biết chắc được.

Quả tới tháng 7,hai đàng yết tham,kết thành lổi to.Tháng đông-chí sự liểu kết,giáng cấp bị
đổi.

Lúc đó,tôi đã đi qua tỉnh khác,còn kêu đến chổ ông ở để bói.Tháng Dần,ngày Bính
Thìn,chiếm đặng quẻ Địa Trạch Lâm.

- -Tử Dậu Ứng


- -Tài Hợi
- -Huynh Sửu
- -Huynh Sửu Thế
---Quan Mão
---Phụ Tị

73
Tôi nói : Nghe đâu sỉ dân có ý muốn xin lưu ngài lại,mà e không được lâu.Phải chờ tới
năm Tý,thì chắc sẻ được phục chức củ,mà làm việc như xưa.

-Người khách biết Dịch lý kia,ngồi ở chổ mình,mà nói rằng:cửu nhủ Hợi thủy sanh
Quan,thì sao lại không lâu ?
-Tôi đáp : Tuy là có cửu ngủ thủy mà kim sanh nó bị Tị khắc.Đến năm Tý,Hợi thủy
vượng ở Tý.Lại hợp với quẻ trước,hào thứ năm là Tý thủy,gặp thái-tuế mà hết phá : làm
việc như xưa,hết nghi .

Quả tới năm Giáp-Tý,tháng Tị,được phục chức và bổ nhiệm như xưa,luôn ở hai chổ.Năm
Mão lên Đốc-phủ.Tôi khuyên hảy từ chức.

-Ông nói : Tại cớ sao ?


-Tôi đáp : Cũng là theo quẻ trước mà đoán,vì Thân kim khắc Thế.Tý thủy tuy động,mà
gặp phá và hóa không,chẳng sanh được Thế sanh được Quan,thanh ra có chổ kết oán.Tới
tháng Tý,tuy là có thiệt bị,mà sức hảy còn yếu.Tuy chẳng đến nổi tước chức,mà phải bị
giáng cấp.

Ông ấy gặp năm Tý là năm thiệt phá,lại là Thái-tuế đương quyền,nên được làm việc
lại.Tới năm Thìn ,là năm Tý thủy nhập mộ,thái-tuế khắc hại Tý thủy,Thân kim trở lại
khắc Thế,có khắc mà không sanh,sánh với cái họa năm trước,thì lại còn nặng nề hơn nữa.

Ngài không nghe,quả tới năm Thìn,tháng 3 về sự điều-trần(tỏ bày việc quan),tuy lưu
phương danh muôn thuở,mà bị tội giải về kinh.

Lấy thổ mà biện ngày nhựt-phá,là vì phá mà động.Nếu chẳng động thì đừng đoán như thế.

-Lý-Ngã-Bình nói : Cuốn Dịch-vị có luận : Nguyệt-phá động là kị-thần,thì vô hại;động


làm nguyên-thần thì không nhờ cậy gì . Nhựt-thần sanh nó cũng không nổi,không dùng
vào đâu được hết.

-Dịch-lâm bổ-di lại nói : Nếu nhằm hào nguyệt-phá,chẳng luận suy vượng,cứ cho là hung:
gặp sanh chẳng nhờ sanh,gặp khắc không bị khắc.Lại cũng nói : Tuy có,chớ như không.

Xét lại quẻ Cấn biến Quan,ở trước,lúc chiếm nhằm nguyệt-phá,chẳng tiếp tục tương sanh
được.Cấu tụng sỉ đình,tuy nguyệt-kiến điền cung,mà sức còn yếu,nên cũng còn bị giáng
phạt.Gặp thái-tuế đương quyền,sẻ đặng phục chức và bổ dụng như xưa.

Tới năm Thìn,thì thủy nhập mộ,bị họa không vừa.Đó là nửa hung,nửa kiết cùng chung
trong môt hào,thì có thể nói : “Nguyệt-phá có chớ như không,chẳng dùng vào đâu được
hết” chăng ?Thật là hết sức sai lầm vậy.

CHƯƠNG 28 : - PHI THẦN ,PHỤC THẦN.

Nếu dụng-thần không hiện trong quẻ,thì lấy ngày,tháng làm dụng-thần.Nếu ngày tháng
không phải là dụng-thần,thì hảy tìm nó ở quẻ đầu,của bổn cung.Vì quẻ đầu của bổn
cung,có đủ lục thân,là Tài,Quan,Huynh,Phụ,Tử .

*Giả như chiếm đặng quẻ Thiên Phong Cấu.


74
---Phụ Tuất Thổ
---Huynh Thân Kim
---Quan Ngọ Hỏa Ứng
---Huynh Dậu Kim
---Tử Hợi Thủy
- -Phụ Sửu Thổ Thế

Nếu chiếm thê tài,lấy hào Tài làm dụng-thần.Quẻ nầy thuộc về cung Kiền,thì Dần Mão
Mộc là thê tài.
Nay trong quẻ không có Dần,Mão,thì dụng-thần chẳng có ở trong quẻ.Như chiếm khác
ngày tháng Dần,Mão , thì tìm dụng-thần ở trong quẻ đầu là Càn Vi Thiên,tại bổn cung.

*Cung Kiền quẻ đầu,Kiền Vi Thiên :

---Phụ Tuất Thổ Thế


---Huynh Thân Kim
---Quỉ Ngọ Hỏa
---Phụ Thìn Thổ Ứng
---Tài Dần Mộc
---Tử Tý Thủy

Trong quẻ nầy,Dần Mộc Thê Tài ở hào thứ hai,thì đem nó núp(phục) dưới Hợi thủy của
quẻ Cấu.Hào thứ hai Hợi thủy tức là phi-thần;Dần Mộc Thê Tài tức là phục-thần.

Hợi thủy sanh Dần mộc,gọi là phi lại sanh phục,đặng trường sanh.
Đó là dụng-thần chẳng hiện,tìm đặng phục-thần mà gặp sanh phò,vô dụng cũng ra hửu
dụng,thì đoán theo lẽ kiết.Kỳ dư,cứ đó mà suy.

*Lại như chiếm cho tử tôn,lấy hào Tử tôn làm dụng-thần.Đây là quẻ Thiên Sơn Độn.

---Phụ Tuất
---Huynh Thân Ứng
---Quỉ Ngọ
---Huynh Thân
- -Quỉ Ngọ Hỏa Thế
- -Phụ Thổ Thìn Phục:Tý thủy,Tử Tôn

Quẻ nầy thuộc về Kiền cung,lấy Tý thủy Tử tôn.Nay trong sáu hào,không có Hợi
thủy,cũng là Tử tôn không hiện trong quẻ.
Thảng ở vào ngày tháng Hợi Tý,người chiếm quẻ sẻ lấy ngày tháng làm dụng-thần.Nếu
không phải ngày tháng Hợi,Tý,thì cũng tìm nó trong quẻ Kiền Vi Thiên.

Trong quẻ Kiền Vi Thiên,hào đồng là Tý thủy,Tử tôn,hãy đem nó núp dưới hào đầu là
Thìn thổ ở trong quẻ Độn,
Thìn thổ là phi-thần,Tử tôn là phục-thần.Đó là phi lại khắc phục-thần,chịu khắc hại,đặt
tên là phục-thần thọ chế,hửu dụng cũng là vô dụng.Hảy đoán theo lẽ hung.Kỳ dư,suy theo
đó.

*Phục-thần hửu dụng có 6 trường hợp :


1.Phục-thần đặng ngày tháng(đồng với ngày,tháng),
2.Phục-thần vượng tướng,
75
3.Phục-thần đặng phi-thần sanh,
4.Phục-thần đặng động-hào sanh,
5.Phục-thần gặp ngày tháng,động-hào xung khắc phi-thần.
6.Phục-thần gặp phi-thần không,phá,hưu tù,mộ,tuyệt.

Huỳnh-kim sách nói : Phục-thần ở dưới hào không,thì dể bề dẫn bạt(kéo lên).Lời luận
nầy cận lý.Nhưng chẳng phải một mình phi-thần không-vong mà phục-thần ra đặng.Nếu
phi-thần nhằm phá,tuyệt,hưu tù,nhập mộ,phục-thần cũng dể ra . Tại sao ?

-Vì phục-thần ở dưới,phi-thần ở trên . Phi-thần đã gặp phá,mộ suy,không,tuy có mà như


không,cho nên phục-thần sẻ dể bề xuất hiện .
Sáu phục-thần kể trên đều là hửu dụng cả.Tuy nó chẳng hiện,chớ cũng như hiện vậy.

*Lại phục-thần không xuất hiện được,có 5 trường hợp :


1.Phục-thần hưu tù,vô khí,
2.Phục-thần bị ngày tháng xung khắc,
3.Phục-thần bị phi-thần vượng tướng đến khắc hại,
4.Phục-thần mộ tuyệt,ở ngày,tháng,ở phi-hào,
5.Phục-thần hưu tù,gặp tuần-không,nguyệt-phá.

Đó là 5 cái phục-thần vô dụng.Tuy có mà như không,tới cùng không thể xuất hiện.

Huỳnh-kim sách nói : “Phục cư không địa,sự dử tâm vi”.Nghĩa là : Hào phục trúng tuần-
không,thì việc chi cũng không vừa lòng.

Tôi đặng thấy chổ ứng nghiệm,không phải theo lời luận này.Phàm dụng-thần vượng
tướng,mà gặp tuần-không,thì tới ngày ra khỏi tuần-không,sẻ xuất hiện .

*Như tháng Mão,ngày Nhâm Thìn,chiếm coi ngày nào đặng lảnh văn thư(giấy tờ,bằng
khoan,v.v…) mà họ đương chờ đợi .
Đặng quẻ Hỏa Sơn Lữ .

---Quỉ Dần
- -Tài Tý
---Huynh Tuất Ứng
---Tài Hợi
- -Huynh Sửu &nb sp; -Phục : Ngọ hỏa,Phụ Mẫu
- -Quan Mão

Ngọ hỏa,Phụ mẫu,làm dụng-thần đã không mà lại núp dưới hào hai Sửu thổ,bị đè lên khó
ra.Hứa ngày giáp-ngọ,ra khỏi tuần-không thì sẻ đặng.
Quả đặng văn thơ ngày giáp-ngọ .

*Lại như tháng Dậu,ngày Bính Thìn,chiếm coi bịnh.Đặng quẻ Địa Phong Thăng .

- -Quỉ Dậu
- -Phụ Hợi
- -Tài Sửu Thổ Thế -Phục:Ngọ hỏa,Tử tôn
---Quỉ Dậu
---Phụ Hợi
76
- -Tài Sửu Ứng

Huỳnh-kim sách nói : Phục-thần ở dưới hào không,thì dễ bề dẩn bạt (kéo lên).

Trong quẻ nầy,Ngọ hỏa Tử tôn phục ở dưới hào Sửu thổ.Sửu thổ bị tuần-không,phục-thần
dễ xuất.Hứa ngày Ngọ,Tử tôn xuất hiện,thì được mạnh.
Quả đến ngày Ngọ,thì trên sàng chổi dậy.
Dẩn lên là dụng-thần chẳng hiện,phải tìm nó ở quẻ bổn cung .

Phép xưa lại có nói : Phàm đặng quẻ đầu bát thuần,nếu dụng-thần gặp không,phá,thì lại
tìm nó ở cung khác .

Tỉ như chiếm đặng quẻ Kiền Vi Thiên,trong đó có dụng-thần bị không,suy,tuyệt,thì lại


đến cung Khôn mà tìm nó,gọi là : “Kiền Khôn vảng lai hoán”.

Dịch-lâm bổ-di lại cho quẻ Qui-hồn thì lấy quẻ thứ tư trong cung Ly.

Dã-Hạc nói : Cần chi phải làm như vậy.Dung-thần bị không,phá,suy,tuyệt,thì việc họa
phước đã biết 8,9 phần rồi .Sao lại không chiếm một quẻ nữa ,hiệp lại mà quyết đoán,tự-
nhiên có dụng-thần chắc sẻ hiện .

*Một ngày kia,tôi tới một nhà nọ,thấy thầy thuốc chật nhà.
Tháng Mão,ngày Bính Thìn,chiếm cho cha bịnh.Đặng quẻ Địa Lôi Phục .

- -Tử Dậu
- -Tài Hợi
- -Huynh Sửu Ứng
- -Huynh Thìn
- -Quan Dần -Phục : Tị hỏa,Phụ Mẫu
---Tài Tý Thế

Phụ mẫu dụng-thần chẳng hiện,vẫn biết rõ Tị hỏa Phụ mẫu phục dưới hào thứ hai Dần
mộc.Vượng mộc oanh Tị hỏa,phi lại sanh phục,chắc bịnh được mạnh .

Không chiếu theo đó mà đoán,tôi bèn bói lại,đặng quẻ Sơn Trạch Tổn .

---Quỉ Dần Ứng


- -Tài Tý
- -Huynh Tuất
- -Huynh Sửu Thế
---Quỉ Mão
---Phụ Tị Hỏa

Tị hỏa Phụ mẫu hiện rõ ở hào đầu,chiếm mùa xuân,mộc vượng hỏa tướng,đoán chắc sẽ
mạnh .

-Khách thấy thế bịnh rất nguy,nên chưa tin chắc.Người con thứ lại chiếm;đặng quẻ
Tiệm,biến ra Tổn .

---Quỉ Mão
---Phụ Tị
77
- -Huynh Mùi
---Tử Thân Thế
- -Phụ Ngọ Hỏa X------Hợi Thủy
- -Huynh Thìn

Tôi nghĩ rằng : Hai quẻ trước đều nói sẽ mạnh .Làm sao trong quẻ nầy,Hợi thủy hồi đầu
khắc Phụ mẫu . Bỗng nhiên đặng ngộ : Đó là trong hai quẻ trước,Tị hỏa Phụ Mẫu
vượng,chẳng bị thương khắc,ứng với sự mạnh đương thời .

Trong quẻ nầy,Hợi thủy khắc Phụ ,đông lịnh khó sống.

-Đến đầu mùa nầy,cha tự chiếm,đặng quẻ Thiên Sơn Độn.

---Phụ Tuất
--- Huynh Thân Ứng
---Quỉ Ngọ
---Huynh Thân
- -Quỉ Ngọ X Thế------Hợi Thủy
- -Phụ Thìn

-Quẻ nầy đồng với quẻ trước.Lại thỉnh phu-nhân bói,lại đặng quẻ Thiên Sơn Độn.

---
--- Ứng
---
---Huynh Thân
- -Quỉ Ngọ X ------Hợi Thủy
- -Phụ Thìn Thế

Tôi coi luôn ba quẻ nầy,phát lạnh trong gân cốt.Có thần hay không có thần ?

-Con chiếm,thì Hợi thủy hồi đầu khắc,


-Cha tự chiếm,thì Hợi thủy khắc Thế,
-Vợ chiếm cho chồng,thì Hợi thủy khắc Quan.

Ba quẻ nầy in như là một tay đưa ra.Mùa đông rất nguy,dầu Biển-Thước cũng khó trị cho
lành bịnh.

Tôi cũng không nói ra,chỉ theo quẻ trước mà đoán,cho là bây giờ bịnh mạnh.

-Tôi hỏi mấy ông thầy thuốc rằng : Theo quẻ thì không thấy rõ,vậy liệt vị thấy làm sao?
-Thế bịnh rất nguy hiểm.
Rồi họ công nghị một thang đối chứng,cậy nhờ nơi âm-công,đức-hạnh mà thôi.Trong đó
có 1 vị cười lạt,mà không nói ra.
-Tôi mới hỏi tánh(họ).
-Đáp là tánh Thọ.
-Rồi tôi mới hỏi riêng rằng : bịnh của ông đây ra sao ?
-Vị ấy đáp : Tôi có thể trị được.Nhưng không uống thuốc của tôi mới làm sao đặng ?
-Tôi mới nói nhỏ với người con rằng : Bịnh của ông,phải dùng thầy tánh Thọ trị cho.
Sáng ra ông tánh Thọ lại tạ ơn tôi.
-Tôi mới hỏi tương lai ra thế nào?
-Ông nói : Hiện bây giờ thì không có sao,mà bịnh-nhân khó qua khỏi mùa đông nầy.
78
-Tôi nói : Lời ông hợp với số tướng hợp nhau,thật là thần-y !

Sau quả chết tháng Hợi.Tôi không dùng phục-thần,nhờ chiếm nhiều quẻ,quyết-định họa
phước mới là vững vàng.Đã biết lúc đó thì sống,tương lai sẽ chết,thì không phải nhờ
chiếm nhiều quẻ mà ra sao?

Lý-Ngã-Bình nói : Phép xưa dùng phục-thần,tuy là có ứng nghiệm,nhưng phục-thần bị


suy,vuợng,hưu tù,hình xung khắc,hại,nguyệt-phá,tuần-không,khó lấy đâu làm căn cứ,nên
nói : Chiếm thêm quẻ thứ hai,thì có dụng-thần,thiệt là bí pháp!Đem cái bí-pháp này,muốn
vội truyền cho người đời,thiệt là ba-tâm!

Có kẻ nói : Chiếm nhiều chứng hai quẻ,đã là phiền nhọc thần-linh rồi,chẳng dám chiếm
tới ba.Nhưng đây còn chiếm lại nữa,thiệt là bí quyết biết là dường nào!

Tôi nói :Đã biết chiếm lại nữa,mà sao dụng-thần chẳng hiện,còn phải tìm phục-
thần?Phục-thần vô dụng,lại tìm hộ quái.Hộ quái không ra,còn tìm ở hóa.

Huống trong Dịch-vị,chương biến hộ ,có ghi chiếm nghiệm.


Duy có Vân-cường mới thiệt là sai lầm nốt!

Tháng Tý,ngày Mậu Dần,chiếm quan.Đặng quẻ Khốn,biến ra Đoài.

- -Phụ Mùi
---Huynh Dậu
---Tử Hợi Ứng
- -Quan Ngọ
---Phụ Thìn
- -Tài Dần Mộc X Thế-----Quan Tị Hỏa

Họ đoán rằng : Phi-hào Ngọ hỏa Quan đã bị phá.Tị Quan,là phục-thần,trường sanh ở
Dần.Tới mạnh-xuân(tháng giêng),sẽ được thăng chức .

Tôi lại đoán : Huỳnh-kim sách nói : phi-hào,biến-hào đều là không có dụng-thần,mới là
tìm phục-thần.

Trong quẻ nầy,hào đầu Dần mộc biến ra Tị hỏa quan-tinh,mạnh-xuân Quan gặp trường
sanh,thì hào hết sanh Quan.Sao mà không nói : biến xuất quan,lại nói phục-thần ?

May trong quẻ nầy,phục-thần và biến hào đều là Tị hỏa.Thảng người sau gặp quẻ
khác,chấp đấy làm kiểu mẫu,dùng biến-hào hay là dùng dụng-thần ? Chẳng phải là kiểu
mẫu của người truyền thế dạy người,thì chẳng nhận dùng .

Lại thấy những điều chiếm nghiệm trong chương “hóa”,càng thêm tức cười!
- Năm Tân Mão,tháng Bính Thân,ngày Bính Tý,có người chiếm coi người còn sống hay
chết,còn hay mất ?

---Tài Mão Mộc O----Mùi Thổ


---Quỉ Tị
- -Phụ Mùi Thổ X Thế-----Tử Hợi Thủy
- -Tài Mão
- -Quỉ Tị
- -Phụ Mùi Ứng
79
Họ đoán rằng : Thủy là Tử tôn chẳng hiện,mà đặng tháng Bính,năm Tân,Bính Tân hóa
Thủy.Sau tới tháng Hợi,ngày giáp-thìn,Thân Tý Thìn hợp Thủy cục,tháng Hợi sẽ trở về.

-Tôi đoán rằng : Thế hào Mùi thổ phát động,hóa ra Hợi thủy Tử tôn,thì tháng Hợi sẽ thấy
mặt con.Thế với Tử tôn : Hợi Mão Mùi,tam hợp thành cục,rõ ràng là cha con gặp
nhau.Sao lại dùng hóa mà đoán?

Giả như trong quẻ,Hợi thủy chẳng hiện,Tý thủy nhật-kiến,cũng là dụng-thần.Dụng-thần
đông đúc mà chẳng dùng,lại lấy thiên can hóa ngũ hành ở bên cạnh.Đó là làm cho người
lầm lạc,chớ chẳng phải dạy người sau.

CHƯƠNG 29: - TIẾN THẦN,THỐI THẦN

Tiến-thần,thối-thần là hào động tự hóa ra.Hóa tiến,hóa thối,kiết hung,họa phước,thì có


phân hai đường hỉ kị (ưa ghét).
Chỗ hỉ thì nên hóa tiến,chỗ kị thì nên hóa thối-thần.

-Hóa tiến-thần là : Hợi hóa Tý,Dần hóa Mão,Tị hóa Ngọ,Thân hóa Dậu,Sửu hóa
Thìn,Thìn hóa Mùi,Mùi hóa Tuất.

-Hóa thối-thần là : Tý hóa Hợi,Mão hóa Dần,Ngọ hóa Tị,Dậu hóa Thân,Thìn hóa
Sửu,Mùi hóa Thìn,Tuất hóa Mùi.

+Tiến-thần là biến hóa tiến tới,như cây mùa xuân,như nước có nguồn,nên có dáng tiến tới
lâu dài.

+Thối-thần là bắt từ đây thối lại lần lần,như mùa thu,cây bông lần lần điêu tàng.

*Như tháng Thân,ngày Quí Mão,chiếm hương thí (thi trong làng).Đặng Hằng biến ra Đại
Súc.

- -Tài Tuất Ứng


- -Quan Thân Kim X-----Dậu Kim
---Tử Ngọ
---Quan Dậu Thế
---Phụ Hợi
- -Tài Sửu

Đoán rằng : Dậu kim,Quan trì Thế,vượng tướng đương thời,mà bị ngày Mão xung,nên ám
động.Lại đặng trên hào cửu ngũ,Quan hóa tiến-thần,Tài trợ sanh phò(?).Chẳng những
mùa thu nầy bẻ quế,sang xuân định chiếm ngao đầu.Quả đậu luôn hai keo.

*Lai như tháng Mão,ngày Ất Sửu,chiếm coi cầu hôn có thành chăng?Đặng quẻ Phệ
Hạp,biến Tỉ.

---Tử Tị Hỏa O-------Phụ Tý Thủy


- -Tài Mùi Thổ Thế---Tuất Thổ
---Quan Dậu Kim------Quỉ Thân Kim
- -Tài Thìn
- -Huynh Dần Ứng
---Phụ Tý Thủy O-----Tài Mùi Thổ
80
Tài hào trì Thế,hóa tiến-thần.Tị hỏa tự động sanh Thế.Nhưng vì Tị hỏa,hóa Tý thủy,hồi
đầu khắc,phải chờ ngày Ngọ xung khử Tý thủy,Tị hỏa trở lại sanh Thế hào,thì sự hôn-
nhân sẽ thành.
Quả tới ngày Ngọ cho cưới.

-Có kẻ hỏi : Hào Dậu kim Quỉ động,không có trở ngại sao?
-Quỉ ta hóa thối-thần,tuy có bị trở ngại,mà không hại.

Quẻ nầy,Thế hào Mùi thổ,tài hóa Tuất tuần-không.Người xưa gọi Tài hóa tuần-không là
động.Ngày tháng mà hóa không con không tiến được.Vô lực,động tán mà hóa không,cũng
có thể tiến chăng?

*Lại như tháng Dậu,ngày giáp-thìn,vì bị luận(quyết tội) chiếm tự trần ra sao ?

- -Phụ Dậu Ứng


- -Huynh Hợi
- -Quỉ Sửu
- -Tài Ngọ Hỏa Thế------Hợi thủy
---Quan Thìn Thổ O -----Sửu Thổ
- -Tử Dần Mộc X ---------Mão Mộc

Đoán rằng : Thế hào hồi đầu khắc,Quan hóa thối-thần,Tử tôn hóa tiến-thần.Ba hào đều
chẳng điềm tốt,đại hung.

Quả năm sau,bị cách chức và bắt tra vấn.

Người xưa cho ngày tháng động hào mà hóa không,phá,gọi là chẳng thối .
Quẻ nầy,Quan động nhằm nhật-thần.Lại gọi : Ngày,tháng động hóa không,phá gọi là
chẳng tiến.

Trong quẻ nầy,Tử tôn động,hưu tù mà hóa không,phá,tiến thì vẫn tấn tới,mà thối rốt rồi
cũng thối.

*Lại như tháng Sửu,ngày Bính Tuất,chiếm coi đặng tin cha,ở chổ trấn nhậm đã lên
đường,bây giờ đi đón rước có gặp không ?

- -Tử Tý Thủy X-----------Tị Hỏa


---Phụ Tuất Thổ-----------Mùi Thổ
- -Huynh Thân Kim X Thế---Dậu Kim
---Huynh Thân
- -Quỉ Ngọ
- -Phụ Thìn Ứng

Phụ hóa thối-thần,đã về rồi.Thế hóa tiến-thần,là con muốn đi đón.Phụ hào sanh Thế,nhất
định sẽ gặp,giáp mặt ngày Mùi.
Quả đặng gặp nhau ngày Mùi.Ứng vào ngày Mùi,là Tuất Phụ hóa Mùi,bị phá,lại
không.Tới ngày Mùi,là ngày thiệt cái không,thiệt cái phá kia.

Nếu chấp theo phép xưa,cho ngày tháng động mà hóa không,phá gọi là chẳng thối,thì
theo hào nầy,có ngày nào mà về đâu ?

81
Như tháng Tuất,ngày Quí Tỵ,chiếm coi năm nay,mùa đông có đặng tịch sai(bổ làm việc )
không?Đặng quẻ Thủy Trạch Tiết,biến ra quẻ nhu.

- -Tý Thủy
---Tuất Thổ
- -Thân Kim Ứng
- -Quan Sửu Thổ X----Thìn
---Mão Mộc
---Tị Hỏa Thế

Sửu thổ,Quan,động hóa tiến-thần.Hứa ngày Sửu,sẻ đặng.


Quả sau ngày Sửu đặng.

Người xưa cho ngày tháng động hóa không,pha,là không tiến.Quẻ nầy động,chẳng phải
nhằm ngày,tháng,hóa không phá,cũng vẫn tiến được.

*Lại như tháng Mùi,ngày Đinh Mão,chiếm công danh,coi sau có ra làm quan được
không ?Đặng quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân,biến ra quẻ Cách.

---Tử Tuất O Ứng-------Mùi Thổ


---Tài Thân
---Huynh Ngọ
---Quỉ Hợi Thế
- -Tử Sửu
---Phụ Mão

Tôi nói : Nếu đoán theo phép xưa,thì hể Tử tôn động,thì có tài,mà chung thân không có
quan.
Tôi hưa đến năm Thìn,sẻ làm quan.Tại sao ? Tuất Thổ Tử tôn tuy động,mà nay nó hóa
thối-thần,chẳng khắc Quan.Năm Thìn xung khử Tuất thổ,cho nên hứa như vậy.

Quả tới năm Thìn,đắc tuyển.Há đi gọi động,không hóa ngày tháng,thì chẳng thối chăng ?

*Lại như tháng Thân,ngày Mão,chiếm bịnh.Đặng Trạch Thiên Quải,biến Đại Tráng.

- -Huynh Mùi
---Tử Dậu O Thế-------Tử Thân
---Tài Hợi
---Huynh Thìn
---Quỉ Dần Ứng
---Tài Tý

-Ông ấy bàn cho là chứng nguy.


-Tôi nói : Tử tôn trì Thế,ngày mai là ngày Thìn,sẻ gặp lương-y.
Quả ngày sau,dùng châm chích mà được mạnh.
-Có kẻ nói : Tử tôn hóa thối-thần,sao mà dùng thuốc cũng thấy hiệu ?
-Tôi nói : Động và biến đều thuộc về thu kim.Đương tướng,đắc lịnh,chiếm về việc gần,há
có thể nói thối ?Nếu chiếm việc xa xôi,chờ lúc nào hưu tù,mới có thể thối được .

Xưa nói động,phá,tán,mà hóa ngày tháng,không có thềm lên,không có lộ tới ( cùng đường
rồi) ,là lầm.

82
*Lại như tháng Sửu,ngày Quí Mão,chiếm vợ bịnh uống thuốc có thể mạnh chăng ? Đặng
quẻ Lâm,biến Thái.

- -Tử Dậu
- -Tài Hợi Ứng
- -Huynh Sửu
- -Huynh Sửu X-------Huynh Thìn
---Quỉ Mão
---Phụ Tỵ Thế

-Tôi đoán rằng : Huynh động hóa tiến-thần,linh-đơn cũng khó cứu.
Người vợ ấy chết ngày Thìn.

Đây là Huynh động trúng nguyệt-kiến,mà hóa tuần-không,cũng có thể gọi là chẳng thối
chăng ?

*Lại như tháng Tuất,ngày Quí Mùi,chiếm bịnh,đặng quẻ Kiền biến Quải.

---Phụ Tuất O Thế -------Huynh Mùi


---Huynh Thân
---Quỉ Ngọ
---Phụ Thìn Ứng
---Tài Dần
---Tử Tý

Đoán rằng : Bịnh đau lâu,gặp xung không thể trị .Lại là Phụ hào trì Thế,diệu dược nan
y.Tuy hóa thối-thần,không phải bệnh thối.Đó là cái dáng tinh-thần mạch mạng lân lân khô
khan .
Phải phòng ngày tháng xung phá Mùi Thổ,thì cùng đường.
Quả sau chết tháng Sửu.

*Lại như tháng Tuất,ngày Ất Mão,chiếm bị huyết băng trên một năm.Đặng quẻ Đồng
Nhân,biến Giải.

---Tử Tuất O Ứng-------Tuất


---Tài Thân O------------Thân
---Huynh Ngọ
---Quỉ Hợi O Thế------Huynh Ngọ
- -Tử Sửu X------------Tử Thìn
---Phụ Mão O----------Phụ Dần

Mão mộc Phụ mẫu gặp nhật-kiến.Ứng hào Tuất thổ sanh Thân kim,kim sanh Hợi
thủy.Nếu chẳng có Sửu thổ hóa tiến-thần mà ngăn Hợi thủy,thì cái hào Phụ mẫu nầy,nhờ
cái hào vượng tướng đó sẽ sanh hỏa,cường hiểm mà hóa phá.

Nay Phụ mẫu mộc hào,đã không có nước dưỡng,mà lại hóa thối-thần,tinh huyết rất vượng
tướng,tới tháng Sửu vượng,chính là dễ tuyệt nguồn nước,nguồn nước bị nguy hiểm.

Quả chết tháng Sửu.Đó là Phụ gặp nguyệt-kiến,không hóa không,phá mà cũng có thể thối

83
*Lại như tháng Mão,ngày Quí Dậu,chiếm cha mới đau.Đặng quẻ Tụy biến Bỉ.

- -Phụ Mùi X Ứng-----Tuất


---Huynh Dậu
---Tử Hợi
- -Phụ Sửu Thế
- -Tài Mão
- -Quỉ Tị

Mùi thổ Phụ động,hóa tiến-thần Tuất,gặp tuần-không.Bịnh mới mà gặp không,sẽ mạnh
ngay.Hứa ngày sau,bịnh thối .
Quả tới ngày giáp-tuất,ra tuần không thì thấy mạnh ngay.

Đó là Phụ hào hưu tù mà hóa không.Nếu theo phép xưa,ngày tháng động hóa không
phá,còn chưa có thể tiến.Nay hưu tù,mà hóa không,có thể mạnh không ?

*Lại như tháng Thìn,ngày Quí Sửu,chiếm bịnh niên.Đặng quẻ Khổn,biến Giải.

- -Phụ Mùi
---Huynh Dậu O------Thân
---Tử Hợi Ứng
- -Quỉ Ngọ
---Phụ Thìn
- -Tài Dần Thế

Đoán rằng : Thế hào Dần mộc gặp tuần-không,Dậu kim kị-thần động ở ngôi ngũ.Phép
xưa gọi là tị không.Tôi không đoán như thế.
Ra khỏi “không”,nhứt định mang tai.

Sau chết nhằm tháng 6,ứng trong bổn ngoạt là thổ hào Mùi thổ,là mộ của Thế hào đã
phá,ngày Sửu xung khai,gọi là : khai mộ dĩ đải bỉ khắc,mà nhập mộ,há không chết sao ?
-Hỏi : Dậu kim hóa thối-thần,mà sao lại khắc Mộc?
-Tôi đáp : Ngày Sửu thổ sanh Dậu kim,vượng mà chẳng thối.

*Lại như tháng Thìn,ngày Ất Sửu,chiếm bịnh cho mẹ vợ.Đặng quẻ Tùy biến Bỉ

- -Tài Mùi X Ứng------Tuất


---Quỉ Dậu
---Phụ Hợi
- -Tài Thìn Thế
- -Huynh Dần
---Phụ Tý O -----------Tài Mùi

Đoán rằng : Tý thủy Phụ hào hóa Mùi thổ,hồi đầu khắc Phụ.Thổ hòa Mùi thổ lại hóa tiến-
thần,để khắc phụ.Phải phòng tháng Tuất.
Quả chết ở ngày giáp-tuất,là ngày Tuất thổ ra khỏi tuần không .

Phép xưa nói tán như không tán .

Quẻ nầy Mùi thổ bị Nhật xung,lại hóa tuần-không.Nguyệt-phá rốt cuộc không thấy nó
tán.
84
*Lại như tháng Thân,ngày Ất Mão,chiếm xuất hành.Đặng quẻ Truân biến Tiết.

- -Huynh Tí
---Quỉ Tuất Ứng
- -Phụ Thân
- -Quỉ Thìn
- -Tử Dần X Thế-----Tử Mão
---Huynh Tí

Đoán rằng : Thế trúng Dần mộc và hóa tiến-thần,thì xuất hành rất tốt.Nhưng bị nguyệt-
phá thì chưa thể đi liền.Chờ hết tháng đó,mới được.
Sau tới tháng Hợi ra đi,từ Yên tới Việt.
Năm sau,tháng 8 trở về.

-Tôi hỏi: Đi đường có được bình-an chăng ?


-Đáp : Đi,về,chi cũng nhờ Trời đều được bình-an .
Tôi thấy Tử tôn hóa tiến-thần thì biết được bình-an,nên mới hỏi câu đó .
Ra đi vào tháng Hợi là ứng vào phá mà gặp tháng hợp .

Đó là động phá hóa nhật-thần,há gọi là chẳng tiến,được chăng ?

*Lại như tháng Thìn,ngày Kỉ Mùi,chiếm anh ngày nào trở về.Đặng quẻ Lý biến Đoài.

---Huynh Tuất O------Huynh Mùi


---Tử Thân Thế
---Hỏa Ngọ
- -Huynh Sửu
---Quỉ Mão Ứng
---Phụ Tị

Phàm huynh động hóa thối,đã có chí trở về.Nhưng Tuất gặp nguyệt-phá,tại ngoại mọi
việc chưa toại,tháng 6 có hi-vọng .

Sau tới tháng Tuất mới về,ấy là ứng vào tháng thiệt phá.
Đó là động phá,mà biến nhựt nguyệt,há có thể gọi là thối bất cập chăng ?

*Lại như tháng Thìn,ngày Ất Mùi,chiếm coi bịnh.Đặng Đại Hửu biến Khuể.

---Quỉ Tị Ứng
- -Phụ Mùi
---Huynh Dậu
---Phụ Thìn O Thế-----Phụ Sửu
---Tài Dần
---Tử Tý

Như Thìn thổ vượng,do Phụ gặp nguyệt-kiến,hóa thối thần.Người con đó chết ngày sau .

*Lại như tháng Mão,ngày Bính Dần,nha dịch chiếm coi quan-phủ thăng chức không ?
Đặng quẻ Giải biến Khổn .

- -Tài Tuất
85
- -Quỉ Thân X -------Quỉ Dậu
---Hỏa Ngọ
- -Tử Ngọ
---Tài Thìn
- -Huynh Dần

Quan động hóa tiến-thần,đến mùa thu đắc lịnh.Sau đặng tin thăng chức tháng Tị.Ứng vào
tháng Tị là động mà gặp tháng hợp .
Thân kim lại trường sinh ở Tị .
Đó là ngày giờ động mà hóa không,phá,há gọi là chẳng tiến sao ?

*Lại như tháng TỊ,ngày Ất Sửu,chiếm coi trúng thí không ?


Đặng quẻ Đoài biến Tụng .

- -Phụ Mùi X Thế ------Tử Tuất


---Dậu
---Hợi
- -Sửu Ứng
---Mão
---Quỉ Tị O---------Phụ Dần

Đoán rằng : Mùi Phụ hóa tiến-thần,TỊ hỏa Quan động mà sanh Thế,rõ ràng là điềm
kiết,ngồi chờ mà nghe tin .
Quả tới ngày Dần,yết bảng trúng đệ bát danh .

Phép xưa động phá tán hóa ngày tháng,còn chẳng tiến được.Quẻ nầy động tán hóa
không,mà cũng trúng thí được .

*Lại như tháng Mùi,ngày Đinh Sửu,chiếm mẹ ở xa cách ngàn dặm,chừng nào mới trở
về.Đặng quẻ Hỏa Thiên Đại Hửu,biến Tỉnh .

---Quỉ Tị O Ứng-----Tý
- -Phụ Mùi X----------Tuất
- -Huynh Dậu O------Thân
---Phụ Thìn Thế
---Tài Dần
---Tử Tý O-----------Phụ Sửu

Hào đầu,Tý thủy,hóa ra Sửu Phụ,Tý hợp với Sửu,bị hợp mà không về .
Mùi Phụ hóa tiến-thần,cũng là ứng chẳng về .

May đặng Mùi thổ sanh Dậu kim huynh hào,huynh hóa thối-thần mà hợp Thế;mẹ chắc
không về,có anh em về .

Họ nói : CÓ em gái,chớ không có em trai .


QUả năm sau tháng 3 ,em gái tới .

Đó là hào huynh đệ hóa không,không thể thối được .

*Lại như tháng Mùi,ngày Ất Sửu,chiếm khai phố bán đồ kim-ngân.


Đặng quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp ,biến Truân .
86
---Tử Tị O------Tý
- -Tài Mùi X Thế-----Tuất
---Quỉ Dậu O----------Thân
- -Tài Thìn
- -Huynh Dần Ứng
---Phụ Tý

Tài hào trì Thế,hóa tiến-thần,đó là cái dáng phong long lâu dài.
Tôi nói : Tôi thế anh mà chọn giùm ngày giáp-tuất để khai-trương,thì hứa chắc sẽ đại phát
.
QUả khai thị ngày Tuất,tới nay cái phố nầy trở nên phong thạnh .

Đó là ngày tháng động mà không,há gọi là chẳng thối không ?

*Dã Hạc nói :


Phép tiến-thần có 4 trường hợp :

1.Hào động vượng tướng mà hóa ra vượng tướng,thừa thế mà tiến .


2.Hào động hưu tù mà hóa ra hưu tù,chờ thời mà tiến .
3.Trong hào động,hào biến,có một gặp hưu tù cũng chờ ngày vượng tướng mà tiến .
4.Trong hào động,hào biến,có một gặp không,phá ,chờ ngày điền thiệt mới tiến

Phép thoái-thần cũng có 4 trường hợp :

1.Hào động vượng tướng mà hóa ra vượng tướng,hoặc có ngày tháng ,động hào sanh
phò,chiếm việc gần,đắc thời thì chẳng thối .
2.Hào động hưu tù,mà hóa ra hưu tù,tới giờ đó thì thối.
3.Trong hào động,hào biến,có một vượng tướng,chờ thời nào hưu tù mới thối .
4.Trong hào động,hào biến,có một gặp không,phá,chờ ngày điền thiệt mới thối .

Lý-Ngã-Bình nói : Mới khai cuốn Dịch-vị,có đại tấn,bất tấn .

Không thể tấn là chỉ nói :lý gần .Sau có ngày tháng động mà hóa không,phá,thì hết
bực,cùng đường gọi là bất tấn,nên biết là lầm .

Động hào đã trúng ngày,tháng,gặp không chẳng không,gặp phá chẳng phá,thì ngày tháng
như Trời .Tuy hóa không phá như mây nổi che mặt nhật .Này nào thiệt không,thiệt
phá,tức là mây tan móc tán,tư lịnh đương quyền,sao gọi là bất tấn ?

Lại nói : Động mà gặp phá tán,mà biến ngày tháng gọi là : ngôi ta đã mất,làm sao mà tới
(hà dĩ đắc tiến ) .Sao không rõ : Đã động mà phá,tự nhiên có khi thiệt phá;đã động mà
tan,tự nhiên có ngày điền thiệt.Huống hóa ngày tháng,gọi là hóa vượng,ngày sau điền
thiệt rồi,càng thêm vượng,càng thêm mạnh .

Sao mà gọi là không tới ? Họ có để cách thức lại như vầy :


-Tháng Thân,ngày Mão,chiếm về anh em.Đặng quẻ Đoài ra Phong.

- -Phụ Mùi Thế


---Huynh Dậu O--------Thân
---Tử Hợi
- -Phụ Sửu X Ứng----Hợi
87
---Tài Mão O---------Sửu
---Quỉ Tị

Hào Dậu Huynh Đệ,bị ngày Mão xung tán,tuy hóa Thân làm nguyệt-kiến,cũng là không
đến nổi thối (bất cập thối).Bất thối ấy là kiến đó.Bất cập thối là lầm .
Họ nói : Trong chương Nguyệt tướng có nói : hào trung nguyệt-tướng,gặp tấn mà không
tán .
Dậu kim tháng 7,tuy chẳng phải nguyệt-tướng,làm sao nói là không vượng ? Huống hóa
nguyệt-kiến,động biến đều thuộc vàng cứng bang trợ cũng phò,như núi,như đỉnh,thì biết
ngày làm sao xung tán .Mấy chương khác có ghi chiếm nghiệm,chỉ có chương nầy để 1,2
kiểu quẻ mà thôi,nên tôi biết là định chừng mà nói,chớ không phải là kinh nghiệm mà ra .

Hết chương 29.

CHƯƠNG 29

TÙY QUỶ NHẬP MỘ

Xưa có nói đến tam mộ, là nhập mộ, động mộ, hóa mộ rồi thế hào tùy quỷ nhập mộ,
bản mệnh theo quỷ nhập mộ, quái Thân tùy quỷ nhập mộ, thế Thân tùy quỷ nhập mộ.
Giác Tử hỏi : Chấp theo lý luận này thì gặp ngày Thìn Tuất Sửu Mùi chẳng dám
xem quẻ, thế không lâm quẻ thì quái lâm quẻ không, thế thì bản mệnh lâm quỷ mà
không chỉ ở các ngày Thìn Tuất Sửu Mùi, các ngày khác cũng chẳng dám xem. Vì sao
vậy ? Bốc quẻ làm sao khỏi tránh được tam mộ, động mộ, thế chẳng nhập thì thân,
thế không hóa mộ thì thân thật khó bảo toàn bản mệnh. Còn hào chẳng hóa mộ thì
không cần xem hình khắc hại phá tán tuyệt, phàm xem bệnh chỉ lấy tùy quỷ nhập mộ
thì biết hung cát. Ta thường thử xem quẻ bệnh tật, mọi quẻ đều thấy thế vượng
thì lành, thân có tùy quỷ nhập mộ cũng không chết, hóa mộ động cũng không chết.
Những kinh nghiệm để lại chẳng đúng, thử mãi thấy trong 100 quẻ thì chỉ ứng một
hai, thế mới biết dụng hào thế hào nếu tùy quỷ nhập mộ động mộ hóa mộ nếu hưu tù
vô khí mới hung nguy, còn vượng được phò thì có cứu giải.

Tháng Thân ngày Mậu Thìn xem chồng bị bệnh được quẻ Đồng nhân biễn Ly. Đoán rằng
vợ xem cho chồng thì dùng hào Quan quỷ làm Dụng thần, Dụng thần nhập mộ tại ngày
Thìn là phu tinh nhập mộ. Theo cổ pháp đoán thì tất chết. Ta đoán : không những
chẳng chết mà ngày mai lành. Vì sao vậy ? Ngày Thìn xung động Tuất Thổ sinh Thân
Kim vì thế Hợi Thủy bị không vong không được sinh, ngày mai xung khởi, Hợi Thủy
được sinh thì hết bệnh. Quả hôm sau thì lành.

88
Như tháng Tuất ngày Giáp Dần xem thi Hội có đậu không được quẻ Tiểu Quá biến
Cấu. Thế hào theo Quan nhập mộ, nhập động mộ hóa mộ, nhập vào mộ tại Nguyệt
kiến. Sang năm xung khởi mộ khố thì ngược lại rất tốt không chỉ đậu liên tiếp mà
đậu cao nữa. Quả nhiên vậy.
Lại như tháng Thân ngày Kỷ Sửu xem bệnh được quẻ Hằng. Mình tùy quỷ nhập mộ, thế
hào tủy quỷ nhập mộ, thế Thân lạc không vong, quái Thân lâm Nguyệt phá, theo Cổ
pháp thì hết đường. Ta nhân thế hào vượng tướng nên đoán ngay Mùi lành. Quả ngày
Mùi lành ứng với ngày xung khai mộ khố. Cổ pháp xem trọng ở mộ khố, như vậy là
cân lý. Người bị bệnh hôn trầm đột nhiên đến ngày Mùi thì lành, há tùy quỷ nhập
mộ thì chết.

Lại như tháng Mùi ngày Mậu Thìn xem bị trọng tội còn hy vọng được ân xá không?
Được quẻ Cổ biến Tổn. Thế hào tùy quỷ nhập mộ lại động hóa mộ nên hung, ta chẳng
đoán vậy vì Nhật Nguyệt sinh thế, Sửu mộ bị Nguyệt phá là phá la võng nên dễ
xuất ra. Sang năm là Dậu được ân xá. Quả sang năm thì được thả ra.

Ta thường thử được nghiệm, lại có kinh nghiệm về thế hào nhập mộ thường chia ra
ba loại :
1. Thế hào tùy quỷ nhập mộ ở Nhật thần
2. Thế hào nhập động mộ
3. Thế hào động hóa mộ
Tự đi xem thì thế hào vượng tướng thì không thật mộ. Dụng thần vượng tướng thì
không thật mộ. Duy thế hào, Dụng thần hưu tù bị khắc nhập mộ mới thật là mộ. Mộ
Thần gặp ngày tháng xung phá, động hào xung phá cũng chẳng phải mộ, giống như
phá lưới để xuất hiện.
Xem công danh được thế vượng, đắc địa thì năm tháng xung khắc mộ khố sẽ thành
danh, nếu thế bị không phá hưu tù thì tượng khó thành
Xem Thân mệnh : Thế vượng đắc địa, gặp năm tháng xung khởi mộ khố sẽ phát lớn,
thế hào không phá hưu tù thì chẳng ra gì giống như Nhật Nguyệt không có ánh
sáng.
Xem ra làm quan, xem xuất hành : Thế vượng đắc địa gặp ngày thàng xung khởi mộ
khố sẽ được toại ý, nếu không phá hưu tù thì chẳng được gì
Xem cầu tài, mưu sự thế vượng thì ngày tháng xung mộ sẽ thành, nếu không phá hưu
tù thì cuối cùng chẳng được.
Xem hôn nhân : Thế vượng đắc địa cùng tài hào hữu khí sinh thế thì gặp ngày
tháng xung khởi mộ thì thành, nếu không phá hưu tù thì khó thành tựu.

89
Xem tật bệnh : Thế vượng đắc địa gặp ngày tháng xung khởi mộ thì lành, nếu không
phá hưu tù gặp ngày xung khởi thì nguy, cận bệnh gặp không vong thì xung không
thì lành.
Xem tụng ngục : Thế vượng thì ra được, không phá hưu tù thì khó tránh được hung.
Xem hành nhân : Dụng thần hóa mộ, nhập mộ, động mộ tất trở về, Dụng thần không
phá hưu tù thì chẳng bệnh cũng lưu lạc tha hương.
Xem thai sản : Tài hào tử tôn nhập động mộ hóa mộ mà vượng thì ngày tháng xung
mộ tất sinh, tài bị không phá hưu tù thì vợ bị gặp sản nạn, tử bị không phá thì
con tất nguy.
Xem về chốn công môn : Thế vượng đắc địa gặp năm tháng xung mộ được toại tâm,
gặp không phá hưu tù thường bị gông cùm ngục tù.
Xem gia trạch : Thế vượng hoặc được tài hào sinh thế thì năm tháng xung mộ sẽ
hưng gia, nếu không phá hưu tù thì Thân suy gia phá.
Xem mồ mã gia trạch cũng như vậy.
Xem mới chôn cất thì vượng tướng hưu tù đều giống nhau.
Xem ra đi vào nơi hiểm trở : Thế hào vượng tướng lại được sinh phù thì chẳng
nguy dù quỷ ở bên mình.
Xem kiện tụng : Thế vượng thì đắc lý, không phá hưu tù thì khắc hình ngục tù.
Xem mọi chuyện : Thế hào nếu vượng, mộ hào bị không phá thì đợi ngày điền thực
mộ hào sẽ cát, thế hào không phá hưu tù sẽ gặp hung tại ngày tháng điền thực.
Vì vậy xưa cho thế lâm phá quỷ như xem khi phòng chuyện lo âu thì có họa tiêu.
Ta thì chẳng cho như vậy, thế bị Nguyệt phá dù có Bạch Hổ, quỷ trước mắt tuy
khỏi phòng, nhưng gặp năm tháng thực phá thì không tốt.

Như tháng Thân ngày Kỷ Mùi xem giặc có đến không được quẻ Đại Súc biến Thái.
Thời đó có giặc cướp nổi lên, lui tới bất thường, người làng không lúc nào được
an. Ngày nọ đột nhiên giặc đến, người xem đem vợ con chạy trốn, con gái nhỏ chưa
kịp theo, y trở lại nên cùng với con gái bị hại. Hào thượng quỷ hóa tử tôn cho
nên như vậy, thế lâm quỷ phá họa đâu có tiêu. Quỷ lâm Nguyệt phá bất động cũng
chẳng nghiệm.

CHƯƠNG 30

ĐỘC PHÁT – ĐỘC TĨNH

* Năm hào đều động, một hào bất động gọi là độc tĩnh

90
* Năm hào bất động, một hào động gọi là độc phát
Sự thành bại là do Dụng thần nhanh chậm, ứng kỳ cũng do Dụng thần độc phát, độc
tĩnh. Xưa cũng có nghiệm nhưng nghiệm sau khi ứng việc đã rồi, chẳng dám chấp mà
đoán họa phúc cùng ứng kỳ, huống hồ quẻ độc tĩnh thì ít mà quẻ độc phát thì
nhiều. Bỏ Dụng thần mà chấp theo hào độc phát độc tĩnh thì sợ lầm lẫn.

Tháng Thìn ngày Giáp Ngọ xem nghênh đón linh cửu của phụ vương có được không
được quẻ Đại hửu biến Ly. Người này có môn khách biết Dịch lý nói : Dần Mộc độc
phát hóa xuất Sửu phụ là đúng ý nguyện thấy đượcc linh cửu của cha. Ta bảo đoán
thế là ngoa : trong quẻ phụ hào trì thế bị Dần Mộc khắc chế là Thân không động
mà linh cửu của cha cũng không động, muốn thân động mà thấy linh cửu cần ngày
tháng xung khai Dần, xin xem thêm một quẻ để dễ quyết đoán.

Lại được quẻ Cách biến Ký tế. Ta bảo : quẻ này hợp với quẻ trước, quẻ trước ứng
với xung khai Dần Mộc là Thân Kim. Quẻ này thế hóa Thân Kim hồi đầu sinh cũng
ứng vào tháng Thân. Thế lâm Hổ động nhân việc tang chế mà đi, ngày Mão xung động
hào ngũ sinh thế, năm nay tháng Thân được ân. Trước mắt thì Nguyệt phá ngàn lần
chẳng được. Sau ứng vào năm Thân cuối năm đón linh cửu mà về. Đấy là hai quẻ độc
phát có thể chấp nhận được.

Tháng Ngọ ngày Giáp Thân : phòng nước lụt phá lúa xem ngày nào tạnh được quẻ
Đồng nhân biến Cách. Có người cầm quẻ này đến hỏi ta và nói : Tuất Thổ tử tôn
độc phát thì ngày Bính Tuất phải tạnh sao lại còn mưa. Ta nói : Lo lúa bị nước
lụt làm hư dùng tử tôn động khắc quỷ bên mình, muốn khỏi phải lo thì không ứng
với tạnh, tuy trước mắt không tạnh nhưng nước chẳng lên. Đã quyết đoán lúc nào
tạnh thì ngày Mão tạnh hẳn, người xem hỏi vì sao ? Động thì gặp hiệp tất hết lo.
Quả nhiên ngày Mão tạnh hẳn.
86

Tháng Thìn ngày Giáp Ngọ xem khai mỏ than được quẻ Gia Nhân biến Ích. Sửu là tài
trì thế được ngày Ngọ sinh có thể khởi được. Hỏi lúc nào thấy than ? Đáp : Sửu
Thổ là tài tinh, tháng Mùi xung khởi ứng vào tháng sáu. Đến tháng sáu chẳng thấy
than, đến năm Hợi tháng Thìn thì được than. Đấy là ứng độc phát, Hợi Thủy hóa
Thìn Thổ, năm tháng đều ứng quẻ, ai dám đoán vào năm Hợi tháng Thìn.

Tháng Dần ngày Canh Tuất xem con gái bị bệnh được quẻ Vị Tế biến Kiển. Xưa dùng

91
hào độc tĩnh để đoán ứng kỳ, ví như quẻ này Dần Mộc độc tĩnh , nếu không xem
Dụng thần mà đoán Dần Mộc thì sống hay chết. Ta thấy quẻ này tử tôn tuy hưu tù
nhưng được Tỵ Ngọ Hỏa động sinh nó, Mùi Thổ hóa Tấn thần, Thìn Thổ hóa hồi đầu
sinh, ngày Dần tất lành, nhưng chẳng dám quyết.

Khiến mẹ xem thêm một quẻ được quẻ Cấu biến Vô Vọng. Hợi Thủy tử tôn động hóa
Dần Mộc không vong bệnh gặp không tất lành. Ngày xuất không là ngày Dần. Quẻ
nầy hợp với quẻ trước
Ta nói : Ngày Dần lành, trước mắt tuy bị nặng nhưng đừng lo, quả ngày Dần đang
mê thì tỉnh. Đấy là quẻ trước tuy ứng một hào độc tỉnh nhưng được một hào vượng
tướng, lại được quẻ sau mới dám quyết là ngày Dần.
Lý Ngã Bình nói : Dịch mạo lấy cát hung ở động vì thế trọng ở động mà xem nhẹ ở
dụng, việc ứng lại không xem ở dụng mà xem ở quái tượng khiến dạy người coi
trọng ở độc tỉnh. Dùng độc tỉnh mà không dùng Dụng thần thì đã rõ.
Lại bảo tuy không là Dụng thần mà bất chấp dụng hào, như vậy dạy người dùng dụng
hay không dùng dụng.
Lại nói : Độc phát độc tỉnh có thể định ngày giờ còn hung cát nên xem Dụng thần
. Như vậy dạy người nên xem trọng dụng hào sao? Để sách truyền cho người, phá
những chỗ nghi ngờ xưa nay, chứ bất định như vậy làm sao thành phép để lại.

CHƯƠNG 31

LƯỠNG HIỆN
Như xem về cha mẹ mà trong quẻ có hai hào phụ mẫu gọi là Dụng thần lưỡng hiện.
theo cổ pháp tì bỏ hưu tù dùng vượng, bỏ tĩnh dùng động, bỏ Nguyệt phá dùng bất
phá, bỏp tuần dùng bất không, bỏ bị thương mà dùng không bị thương. Ta có kinh
nghiệm với Tuần không Nguyệt phá là bỏ bất không dùng tuần, bỏ bất phá dùng phá.

Tháng Mùi ngày Canh Tý xem cầu tài được quẻ Tỉểu Súc. Ưáng lâm Nguyệt kiến là
tài khắc thế thì chắc chắn được. Người xem hỏi lúc nào ? Ta bảo ngày Tân Sửu
xung động tài tất được, thế mà được vào ngày Thìn xuất không. Đấy là bỏ bất
không mà dùng không.

Tháng Mùi ngày Giáp Ngọ xem lên chức được quẻ Sư biến Hoán. Đoán rằng thế hào
cực vượng lâm Nhật thần, được Nguyệt kiến lâm quan tinh hợp thế, nhưng trong quẻ
hiện hai hào quan một không và một phá. Đến năm Thìn thì xuất không thì lên cao,

92
nhưng ngoại quái phản ngâm tức đi rồi lại về. Quả năm Thìn điều đi Hà Nam, tháng
5 vì cớ khác đưa về chổ cũ, tháng 10 mở đốc phủ, 10 năm hai lần thăng chức, ứng
với thực không.

Tháng Hợi ngày Bính Ngọ xem con lúc nào thoát ách được quẻ Dự biến Lôi. Ta thấy
trong quẻ tử tôn hiện ba nơi đều sinh hào thế : Ngọ ở Nhật thần và hào Ngọ tĩnh,
hào Tỵ bị Nguyệt phá nên đoán năm Tỵ thoát ách tức năm thực phá. Âëy là Dụng
thần tam hiện mà dùng Nguyệt phá vậy.

Dã Hạc nói : Ta lấy hào Nguyệt phá mà đoán ứng kỳ. Nghe nói không phải chỉ một
quẻ này. Dầu là lão phu nhân đến xem quẻ thì gặp Thân tử tôn động, động thì gặp
hợp ứng với năm Tỵ. Rồi em xem cho anh cũng Thân Kim động, ứng vào năm Tỵ, quẻ
này Tỵ tử tôn hôì đầu sinh thế, tuy bị Nguyệt phá nhưng hợp hai quẻ trước mới
dám đoán năm Tỵ. Bốc dịch linh cơ hoạt biến, muốn lưu lại Thần kỳ, nếu chẳng lưu
tâm thì đoán Ngọ Hỏa sinh thế thì dùng năm Ngọ, huống gì Ngọ hợp với thế đâu dám
đoán năm Tỵ nhân hai quẻ mới dám đoán thế.

CHƯƠNG 32
TINH SÁT
* Thái ất quý nhân :
- Giáp mậu kiêm Ngưu Dương
- Ất Kỷ thử Hầu Vương
- Bính Đinh Trư Kê vị
- Nhâm Quý Thố Xà Tràng
- Canh Tân phùng Mã Hổ
Ví dụ : ngày Mậu xem quẻ, trong quẻ có hào Sửu tất Quý nhân ở đấy
* Lộc Thần :
Giáp lộc ở Dần, Ất lộc ở Mão, Bính Mậu lộc ở Tỵ, Đinh Kỷ lộc ở Ngọ, Tân lộc ở
Dậu, Canh lộc ở Thân, Nhâm lộc ở Hợi, Quý lộc ở Tý. Ví dụ ngày Giáp xem quẻ lộc
tại hào Dần.
* Dịch mã :
Thân Tý Thìn mã ở Dần, Tỵ Dậu Sửu mã ở Hợi, Dần Ngọ Tuất mã ở Thân, Hợi Mão Mùi
mã ở Tỵ. Như ngày Thân xem có hào Dần tức có dịch mã.
* Thiên hỷ :
Xuân : Tuất ; Hạ : Sửu ; Thu : Thìn ; Đông : Mùi. Như mùa Xuân tháng 1, tháng 2
quẻ có hào Tuất tức có Thiên Hỷ. Tháng 3 tuy lấy hào Tuất làm Thiên hỷ nhưng bị

93
Nguyệt phá nên trong quẻ có hào động sinh, Dụng thần vượng tướng thì là Hỷ chớ
không phải phá, ngoài ra phỏng thế.
Mọi sách thường có nhiều Tinh đẩu, ta lưu tâm 40 năm thì chỉ nghiệm có quý nhân,
Lộc Thần, Dich mã và Thiên hỷ. Nhưng chẳng độc quyền nắm họa phúc. Dụng thần
vượng tướng thì tốt thêm, Dụng thần thất hãm có cũng như không.
Lý Ngã Bình nói : Phục Hy xem chẳn lẽ để định âm dương, Văn Vương dùng hào đoán
hung cát sau đó Chu Công quyết họa phúc ở Ngũ hành là cùng cực của Đạo Dịch.
Ơã chương tật bệnh trong Dịch mạo bốc quẻ bất tử gặp tinh đẩu bất tử, Dụng thần
sinh thì sống, Dụng thần tử thì chết. Đó cùng đắc lý.
Gần đây trong chương Tinh đẩu lại định nhiều sao để kẽ hậu học chẳng biết ra sao
mà theo để được nghiệm quý nhân lộc mã tất chỉ là Thần phụ họa. Sự vượng tướng
của Dụng thần mới quyết được họa phúc, không dùng cũng chẳng sai ý của tiền
nhân. Thiên Kim phú có viết :
“ Cái hung Thần chi đa đoan, hà như sinh khắc chế hóa chi lý”

Chương: Thiên Thời


Thê tài phát động bát phương hàm ngưỡng tình quan phụ mẫu hưng long tư hải tân
triêm vũ trạch. Giải nghĩa : Lấy hào phụ mẫu làm mưa, tài động tức khắc chế được
Thần vũ cho nên chủ là nắng.
Ứng nãi thái hư phùng không tắc vũ tĩnh nang ngoại. Giải nghĩa : Chiêm thiên
thời ứng lâm không thì mưa nắng tráo trở, nên cần phải dựa vào tác vụ Nhật thần
để đoán.
Thế rãi đại khôi thọ khắc chế tắc thiên biến phi thường. Giải nghĩa : Ứng là
trời là thể của vạn vật, thế là đất là chủ của vạn vật. Nếu thế bị động hào khắc
chế tức là có chuyện thay đổi phi thường.
Nhật Thân chủ nhất Nhật chi âm tính. Giải nghĩa : Như hào phụ mẫu bị động hào,
Nhật thần khắc chế thì trời không mưa, nếu hào phụ mẫu động được Nhật thần sinh
phò thì trời mưa to, tài hào động được Nhật thần sinh phò thì chủ nắng gắt vì
vậy cho nên Nhật thần là chủ.
Tử tôn quán chủ thiên chi Nhật Nguyệt. Giải nghĩa : Tương dương thì tử tôn là
mặt trời, tương âm tử tôn là mặt trăng. Nếu tương vượng thì trăng thanh, tương
suy thì trăng mờ. Bị khống phục thì mờ ảo, mây mù, mộ tuyệt thì an nuôi không
thấy vì vậy cho nên mộ cần gặp xung, tuyệt thì cần gặp sinh phò.
Nhược luôn phong vân, toàn bằng huynh đệ. Giải nghĩa : Lấy hào huynh đệ để xem
về mây gió, vượng động hoặc suy hình để lấy đó mà luận mây gió to nhỏ hoặc mù ảm
đạm. Nếu hỏi về gió Thuận nghịch thì không cần phải lấy hào huynh đệ mà ta lấy

94
hào tử tôn làm gió Thuận, hào quan quỷ làm gió nghịch.
Yếu trí lôi điền đảm khán quan hào. Giải nghĩa : Hào quan quỷ tại quẻ chấn
động thì sấm vượng tướng, thì có sét, mà hóa tiến Thần cũng như vậy. Hoặc quẻ mà
không có hào phụ mẫu thì sấm mà không mưa. Nếu hào phụ mẫu trực Nhật thì mưa mới
có .
Canh tùy tứ quý thôi tường ở đoạn. Giải nghĩa : Ở đoạn này giống đoạn văn trên
mà nói mùa Đông thì không thể đoán có sấm được.
Tu thôi Ngũ hành tham quyết. Giải nghĩa : Ngũ hành có thời vượng của nó. Mùa
Xuân Đông thì băng tuyết mây mù. Mùa hè Thu thì nhiều sấm chớp buổi sáng tối.
Thanh hoặc phòng quang vi yên vi lê. Giải nghĩa : Quẻ có triều nắng mà gặp
quan quỷ động thì nhiều khói nặng nề, và có ác phong ám muội. Mùa Đông lạnh rét,
mùa hè nắng gắt.
Vũ nhi ngộ phước vi điện vi hồng (cầu vồng). Giải nghĩa : Quẻ có triều mà tử
tôn động thì có chớp điện cầu vồng cho nên tử tôn chủ về cầu vồng ngũ sắc và
chớp. Nếu thấy có tượng đó thì ta cũng lấy đây mà suy ra.
Ứng trực tử tôn bịch lạc vô hà tỷ chi bàn điền. Giải nghĩa : Phàm hào tử tôn
động thì ngày đó có nắng to đẹp, hoặc hào tài lâm ứng động hóa cũng vậy.
Thế lâm Thổ quỷ hoàn sa đa tán ngang ư thiên khôi. Giải nghĩa : Hào phụ mẫu
hoặc hào phụ mẫu không, phục mà hào thế lâm Thổ quỷ động thì đó là trời rơi cát
xuống. Đôi khi hào phụ xuất phục xuất không thì đó mới lộ ra có mưa.
Tam hợp thành tài vân vũ na kham nhập quái. Giải nghĩa : Quẻ có tam hợp tài
cục thì có mây ngũ sắc không mưa.
Ngũ hương liên phụ tinh quái sát lâm không. Giải nghĩa : Ngũ hương tức là Ngũ
hành duy chỉ lấy hào phụ làm mưa, hào tài làm kỵ sát, nếu như cầu nắng to thì
tài hào lâm Tuần không.
Tài hào quỷ âm tình vị dinh. Giải nghĩa : Tài chủ về trời trong sáng, quỷ chủ
về trời âm u. Nếu như gặp tài hóa quỷ, quỷ hóa tài đều động thì chủ về trời âm u
mà nắng.
Phụ hào hóa huynh phong vũ phi thường :
- Hào phụ là chủ mưa, hào huynh chủ gió, hai hào biến qua biến lại hoặc cùng
động, đều chủ về trời mưa và gió (huynh biến phụ hay phụ biến huynh).
- Như hào động hợp với phụ hào được hào quan đến xung động thì trước có sấm sau
mưa. Nếu hào tài bị hào động đến hợp nếu được hào huynh đệ đến khắc hào động thì
không có gió mà chẳng có mưa.
Khảm tốn phó văn thứ Nhật tuyết hoa phi lục xuất. Hai quẻ Khảm tốn đó là chỉ
nói về hào phụ hào huynh. Nếu như hai hào này động về mùa Đông khi ta chiêm thì

95
có cơn gió và tuyết bay.
Âm dương đó là nói về hai Thần quan, phụ : Như cầu mưa mà thấy quan phụ đều
vượng động không bị xung hợp thương tổn thì đương nhiên ngày đó có mưa.
Huynh Mộc hưng hệ tốn phong nhi bằng di hà kỳ tứ nể : Nếu gặp hào huynh đệ nằm
ở Mộc tại cung tốn, vượng động hình khắc thế hào thì đương nhiên có tai nạn gió
bão hoặc như phụ hào cũng vượng động thì chủ mưa giao nhau.
Thế tài hào phát động Thuộc càn dương nhi Hạn, bạt hổ nhỉ hành hung. Thế hào
tác phát động hoặc biến cung càn rồi lại gặp Nguyệt kiến, Nhật thần động hào
sinh phò hợp trợ thì tất nhiên chủ có đại Hạn.
Lục phong ngự thiên kỳ viên xà hưng chấn quái : Chấn là tượng rồng nếu gặp
thanh long hoặc hào Thìn ở cung đó mà được vượng động thì tất nhiên có rồng xuất
hiện, nếu theo hào phụ hóa Thìn thì mưa trước rồng hiện sau hoặc ngược lại,
trường hợp phụ hào yên tĩnh hoặc lâm không, phục, tuy rồng hiện mà không có mưa
và nếu hóa tài cũng vậy.
Ngũ lôi khu điền cai lộc không tiến. Thì đó là chớp, như hào quỷ ở nhi động
thì đương nhiên ta đoán có ngũ lôi khu điền (sấm chớp liên tục) mà ở cung ly thì
có cái tượng có móng sắc (cầu vồng) hoặc ở hào Hỏa có hào quan quỷ ta cũng đoán
vậy.
Thổ tình y phụ vân hành vũ thí chi thiên Mộc đức phò Thân Nhật ổn phong hào
chi cảnh : Thổ chủ về mây, phụ chủ về mưa cho nên Thổ lâm phụ động thì có tượng
mây mưa rơi. Mộc chủ về nắng cho nên hào Mộc lâm tài động thì có cảnh chủ gió
mát.
Bàn tình bàn vũ quái trung tài phụ đồng hương : thế tài phụ mẫu đều động tất
nhiên ngoài đó chủ nửa nắng nửa mưa thì nên lấy phụ hào không hay bất không,
nóng nên thì nên xem kỹ hào phục hay không phục từ đó mà biết được Dụng thần lại
cả kèm luôn coi cả Nguyên thần, vì vậy nên đựơc nói rằng phụ không tài phục thì
phải nghiên cứu kỹ hào Nguyên thần, ta luận về trước sau thì động làm trước biến
sau, cùng động thì lấy vượng làm trước suy làm sau.
Mẫu hóa tử tôn vũ hậu trường hồng đái đống, đệ liên phước đức vân trong Nhật
Nguyệt xuất hiện thử : Mặt trời, mặt trăng, lẹm, vồng trời đều Thuộc về hào tử
tôn. Nếu gặp hào phụ hóa xuất tất nhiên sau khi mưa thì ta thấy lẹm. Nếu huynh
hóa xuất thì trong mây thấy mặt trời.
Phụ trì Nguyệt kiến tất nhiên âm vũ liên tuần : nếu muốn xem được trời nắng mà
được Nguyệt kiến phò không có tài hào, tử tôn động thì mưa liên miên suốt tuần
lễ.
Huynh tao tương sanh nghị định cuồng phong lụy Nhật : Thần trường sinh là manh

96
nha của sự khởi đầu của mọi sự việc như hào phụ gặp thì mưa suốt ngày. Nếu hào
huynh gặp thì gió suốt ngày. Nếu hào quan gặp thì mây mù không tan. Tài hào gặp
thì đừng mong mưa nên chờ đến ngày mộ tuyệt thì mới mưa, lúc đó mưa rơi ngừng
gió thì hết, mây mù tan trời sáng sũa trở lại.
Phụ tài vô tư hàn liễu Thủ trường : Quan quỷ phụ mẫu vô khí mà tài hào động
vượng thì chủ là Hạn hán. Tử tôn thê tài vô khí mà phụ mẫu vượng động thì trời
làm lụt khi gặp nó ta rất sợ cho nên hật Nguyệt đến sanh phò thì lụt lớn, Hạn
hán thì cây khô. Như phụ tài hai hào tuy động nhưng được khắc chế mà không có sự
phụ trợ thì có lúc lụt lúc Hạn không chừng.
Phước đức đãi hình Nhật Nguyệt tất thực : Tử tôn mà bị hình hóa quan quỷ hợc
hào quan quỷ động đến khăc Hại, hoặc hào phụ cớ đằng xà đến khắc Hại đểu chủ
Nhật Nguyệt thực. Nếu hào dương tức mặt trời bị thực, hào âm thì mặt trăng bị
thực.
Vũ khiêm thê vi chi phùng Xuân : Nếu coi về trời mưa mà hào tài âm động, tức
phụ mẫu chịu sự âm thương thì mưa chưa hy vọng thấy được.
Tình lợi phụ hào chi nhập mộ : Hào phụ mà nhập mộ lại không có Nhật thần động
hào xung khai mộ khố thì mưa ngừng.
Tử phục tài phi thiềm Hạ bao phu do ngường uất : Tài hào chủ về nắng không chủ
về mặt trời được, hào tử tôn xuất hiện động vượng tướng khi đó mới thấy mặt
trời. Nếu như không có tử tôn thì tài hào không có gốc tức quan quỷ sẽ chuyên
quyền cho nên không phải là triệu chứng nắng.
Phụ suy quan vượng môn tiền hành khách thương xu thư : Lấy mưa lấy phụ làm chủ
mà được hào quan vượng tướng thì có mưa như phụ hào lâm không thì trời không mưa
nhưng có mây kín (chủ trương thành ra phải đợi hào phụ xuất không và gặp xung
thì mới mưa được). Như phụ suy tài vượng thì nắng nhiều mưa ít, phụ vượng tài
suy thì mưa nhiều nắng ít.
Đa vu đa yến hào, thượng tài quan giai động : Hào tài mà động chủ nắng, hào
quỷ động chủ âm u, quan vượng tài suy thì ngày đó mù nhiều có mưa nhỏ, quỷ suy
tài vượng có mây mù trong chốc lát lại nắng.
Thân trực đồng nhân, tùy tình nhi Nhật lung hãm nhiệt. Thế trì phước đức tống
vũ nhi lôi cổ tàn thanh : Phàm huynh trì thế động thì đó là khắc tài. Nếu như
tài hào vượng tướng thì bầu trời chẳng được sáng sũa. Tử tôn trì thế động thì sẽ
khắc quan, nếu quan động thì có mưa mà không có tiếng sấm.
Phụ không tài phục ta cứu phụ hào khắc Nhật Thủ kỳ đương minh chiêm pháp : Như
chiêm về mưa thì phụ hào là Dụng thần, quan quỷ là Nguyên thần. Như chiêm về
trời nắng thì ta lấy thê tài hào làm Dụng thần và tử tôn làm Nguyên thần. Như

97
Dụng thần bị không phục, suy vượng động, tĩnh, mộ tuyệt hợp xung Nguyệt phá thì
ta lấy phép đoán như về bệnh và Thuốc.

CUỐN THỨ NHỨT:


Chương thứ nhứt :Bát quái
2 :Bát quái đồ
3: Bát cung
4: Hỗn Thiên Giáp Tý
5: Lục thân ca
6: Thế Ứng
7: Động biến
8: Dụng thần
9 : Dụng thần,Nguyên thần,Kỵ thần,Cừu thân
10: Nguyên thần,Kị thần suy vượng
11: Ngũ hành tương sinh
12: Ngũ hành tương khắc
13 : Khắc xứ phùng xanh
14: Động,tịnh sinh khắc
15(a): Động tĩnh xung khắc,xung hợp
15(b): Tứ thời vượng tướng
16: Nguyệt tướng
17: Nhựt thần
18: Lục thần
19: Lục hạp
20: Lục xung
21: Tam hình
22: Ám động
23: Động tán
25: Phản phục
26(a):Tuần không
26(b): Sanh,Vượng,Mộ,Tuyệt
26(c): Các môn loài đề-đầu tổng chú
26(d): Các môn loại ứng-kỳ tổng chú
26(e): Quy hồn,Du hồn
CUỐN THỨ NHÌ
Chương thứ 27:Nguyệt Phá
28:Phi,Phục thần
29:Tiến-thần,Thối-thần
30:Tùy quỉ nhập mộ
31:Độc phát
32:Lưỡng hiện
33:Tinh sát
34:Tăng san Huỳnh Kim Sách,Thiên Kim Phú
35:Thiên Thời

98

You might also like