You are on page 1of 18

Một số vấn đề

về hoạt động
Franchise tại Việt Nam
Biên soạn: Hồ Hữu Hoành
Vietlotus Pte.
0908 519 605
hoanh.ho@vietfranchise.com
PHẦN 1
CĂN CỨ PHÁP LÝ
I/ TRƯỚC 01/01/2006
Đây là giai đoạn mà Franchise vẫn chưa được luật hóa,
chỉ được nhắc đến trong văn bản pháp quy
Năm 1999: Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT có nhắc đến cụm từ
“hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh, tiếng Anh gọi là franchise”

Năm 2005: Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP và Thông tư
30/2005/TT-BKHCN quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ, theo đó,
hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh là hoạt động chuyển giao công
nghệ.

Áp dụng luật trong giai đoạn này:


Hoạt động franchise phải thực hiện theo quy định pháp luật
về chuyển giao công nghệ
II/ KỂ TỪ NGÀY 01/01/2006
(thời điểm có hiệu lực của Luật Thương mại 2005)

* Khái niệm “nhượng quyền thương mại”


mại được định nghĩa cụ thể tại điều 284
Luật Thương mại 2005.

* Điều 755 Bộ luật Dân sự 2005 liệt kê “cấp phép đặc quyền kinh doanh” là
đối tượng của chuyển giao công nghệ
* Theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 thì “cấp phép đặc quyền
kinh doanh” không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật này

* Chính phủ ban hành Nghị định 35/2006/NĐ-CP, Thông tư 09/2006/TT-


BTM để hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động NQTM.

Áp dụng thực hiện:


Chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại, tuy nhiên
nếu việc NQTM có liên quan đến đối tượng sở hữu công
nghiệp thì phải thực hiện thêm các quy định về pháp luật sở
hữu trí tuệ.
PHẦN 2
THỦ TỤC PHÁP LÝ ĐĂNG
KÝ FRANCHISE
I/ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG NQTM

1. Đối với Bên nhượng quyền:


- Hệ thống kinh doanh đã hoạt động ít nhất 01 năm
- Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh hợp pháp
- Đã có văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động NQTM

2. Đối với Bên nhận quyền:


- Phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp hoạt động NQTM
- Đáp ứng điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền

II/ CƠ QUAN TIẾP NHẬN ĐĂNG KÝ

1. Sở Thương mại: Đối với hoạt động NQTM mang tính nội địa
2. Bộ Thương mại: Đối với hoạt động NQTM có yếu tố nước ngoài
III/ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NQTM
1. Hồ sơ đăng ký:
- Đơn đăng ký theo mẫu của Bộ Thương mại
- Tài liệu UFOC theo mẫu của Bộ Thương mại
- Bản sao có chứng thực: Giấy CN Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư,
Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

IV/ TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ


- Khi tiếp nhận, cơ quan đăng ký (CQDK) trao biên nhận cho thương nhân
- Nếu hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ thời
điểm nhận hồ sơ hợp lệ, CQDK ghi vào sổ Đăng ký và gửi Thông báo
chấp thuận đăng ký hoạt động NQTM cho thương nhân. Thương nhân phải
đóng lệ phí đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính
- Nếu hồ sơ cần bổ sung, hoàn chỉnh, CQDK phải thông báo cho thương
nhân được biết trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
- Trường hợp từ chối đăng ký, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận hồ sơ, CQDK phải gửi Thông báo từ chối cho thương nhân và nêu rõ
lý do.
IV/ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NQTM
Sau khi nhận được Thông báo chấp thuận đăng ký NQTM, thương nhân có
thể tiến hành việc cấp quyền thương mại cho đối tác theo quy định pháp
luật hiện hành.
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin:
- Bên nhượng quyền phải cung cấp tài liệu UFOC, hợp đồng mẫu cho Bên
dự kiến nhận quyền tham khảo ít nhất 15 ngày làm việc trước thời điểm dự
kiến ký hợp đồng.
- Đối với các Bên nhận quyền đã ký, nếu có thay đổi quan trọng liên quan
đến hệ thống NQTM thì phải có trách nhiệm thông báo ngay.
- Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu
của Bên nhượng quyền để xem xét, đánh giá các tiêu chuẩn đặt ra làm cơ
sở cho việc quyết định ký kết hợp đồng nhượng quyền. Do đó Bên nhượng
quyền cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi về tiêu chuẩn, điều kiện để được
nhận quyền
2. Lựa chọn luật áp dụng:

- Đối với trường hợp NQTM có yếu tố nước ngoài, các bên cần xét lợi ích
khi lựa chọn hệ thống luật áp dụng, cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp
3. Quy tắc kinh doanh (cẩm nang hoạt động)
- Bên nhượng quyền cần xây dựng Bản quy tắc kinh doanh để cung cấp,
hướng dẫn cho Bên nhận quyền thực hiện hoạt động kinh doanh. Bản quy
tắc kinh doanh thường đi kèm với hợp đồng nhượng quyền.
- Bản Quy tắc kinh doanh phải đảm bảo tính rõ ràng, không phân biệt đối xử
giữa các bên nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền kinh doanh

4. Phí nhượng quyền:


- Phí nhượng quyền có thể bao gồm: phí nhượng quyền ban đầu, phí
nhượng quyền thu định kỳ, phí quảng cáo, phí đào tạo... Bên nhuợng quyền
phải quy định rõ các loại phí này và phải ghi rõ trong tài liệu UFOC

- Phí nhượng quyền ban đầu cần phải áp dụng đồng nhất để tránh phân
biệt đối xử. Phí nhượng quyền thu định kỳ có thể tính trên doanh số, sản
phẩm cung cấp hoặc có thể là một mức cố định, nhưng phải đảm bảo
nguyên tắc áp dụng đồng nhất trong hệ thống kinh doanh nhượng quyền
5. Đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật
- Bên nhượng quyền cần có chương trình đào tạo ban đầu, hỗ trợ kỹ thuật
cụ thể. Nội dung đào tạo, hỗ trợ được cung cấp cho Bên dự kiến nhần
quyền thông qua tài liệu UFOC, và được cụ thể hóa trong hợp đồng NQTM
6. Các trường hợp chấm dứt hợp đổng NQTM trước thời hạn (D16 - ND35)

* Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt nếu:

- Bên nhượng quyền không cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng
quyền, hoặc cung cấp tài liệu có nội dung sai lạc làm phát sinh thiệt hại;

- Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ đào tạo ban đầu, trợ giúp kỹ thuật;

- Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ hướng dẫn thiết kế, sắp xếp địa điểm
kinh doanh cho Bên nhận quyền;

- Bên nhượng quyền không đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng
được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền đối xử không bình đẳng đối với các bên nhượng quyền
trong hệ thống nhượng quyền
* Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt nếu:

- Bên nhận quyền không còn tư cách pháp lý kinh doanh;

- Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại
nghiêm lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại;

- Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp
đồng NQTM trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo
bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phàm từ Bên nhượng quyền.
IV/ THAY ĐỔI, XÓA ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NQTM
1. Thực hiện thông báo cho CQDK khi có sự thay đổi nội dung UFOC, tư
cách pháp lý kinh doanh, vấn đề sở hữu công nghiệp. Ngoài ra định kỳ
15/01 hằng năm, thương nhân phải cập nhật thông tin tại phần B của tài
liệu UFOC gửi cho CQDK.

Đồng thời, Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo cho các Bên nhận
quyền trong hệ thống được biết các nội dung thay đổi này.

2. Xóa đăng ký hoạt động NQTM: CQDK sẽ xóa đăng ký hoạt động NQTM
nếu Bên nhượng quyền ngừng kinh doanh, chuyển sang ngành nghề khác,
bị thu hồi Giấy CNĐKKD, Giấp phép đầu tư.

3. Đăng ký lại hoạt động NQTM áp dụng trong trường hợp Bên nhượng
quyền di chuyển trụ sở chính sang tỉnh khác.
PHẦN 3
NHỮNG LƯU Ý KHI
ĐĂNG KÝ FRANCHISE
I/ ĐỐI VỚI BÊN NHƯỢNG QUYỀN

- Xem lại điều kiện thực hiện NQTM, bảo hộ sở hữu công nghiệp
- Xác định cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký
- Việc xây dựng tài liệu UFOC phải đáp ứng các tiêu chí luật định
- Nếu nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, lưu ý vấn đề hợp pháp
hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt
- Báo cáo tài chính phải có kiểm toán độc lập
-Sau khi đăng ký, phải thực hiện thủ tục thông báo kịp thời hoặc định kỳ cho
CQDK theo quy định pháp luật

II/ ĐỐI VỚI BÊN NHẬN QUYỀN


- Lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp
- Nghiên cứu kỹ tài liệu UFOC
- Yêu cầu Bên nhượng quyền cung cấp tài liệu chứng minh được phép
hoạt động nhượng quyền
- Nên tiến hành kiểm toán hằng năm
PHẦN 4
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I/ LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ

- Bên nhượng quyền thứ cấp (của Bên nhượng quyền ban đầu là thương
nhân Việt Nam) có cần phải áp dụng điều kiện “phải hoạt động kinh doanh
theo phương thức nhượng quyền ít nhất 01 năm tại Việt Nam” ? (Đ5 ND35)

- Trường hợp nhượng quyền từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan... ra
nước ngoài và ngược lại thì đăng ký tại cơ quan nào? (Đ18 NĐ 35 không
quy định rõ)

- Hiện tại, Bộ Tài chính chưa ban hành quy định về mức phí đăng ký, ==>
sự lúng túng đối với CQDK khi thực hiện

- Chưa quy định cụ thể cơ chế khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong trường
hợp thương nhân bị từ chối đăng ký hoạt động NQTM
II/ VỀ NỘI DUNG BẢN GIỚI THIỆU NQTM MẪU (TT 09)
- Trùng lắp tiêu đề một số mục; tiêu đề chưa phù hợp với nội dung thông tin
- Sắp xếp nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên chưa hợp lý
-Một số yêu cầu thông tin can thiệp hơi sâu vào bí mật kinh doanh của Bên
nhượng quyền
III/ YÊU CẦU BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÓ KIỂM TOÁN
- Yêu cầu này là hợp lý, phù hợp với pháp luật NQTM quốc tế, tuy nhiên cần
tính đến cơ chế áp dụng có thời hạn, vì hiện nay đa phần doanh nghiệp VN
thuộc quy mô vừa và nhỏ, chưa quen với việc kiểm toán
IV/ CƠ CHẾ PHÁP LÝ CHƯA HOÀN CHỈNH
- Kết nối giữa các Luật Dân sự, Thương mại, Sở hữu trí tuệ, Chuyển giao
công nghệ chưa thông suốt ==> xuất hiện tình trạng “dẫm chân”, nhập
nhằng về phạm vi điều chỉnh

- Pháp luật về thuế chưa có quy định cụ thể việc hạch toán, tính thuế đối với
mức phí nhượng quyền, các khoản thu khác liên quan đến nhượng quyền
-Chính phủ chưa ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt
động NQTM
WEBSITE THÔNG TIN VỀ
FRANCHISE TẠI VIỆT NAM
BẢN TIN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
www.VietFranchise.com
www.franchising.vn
www.nhuongquyenthuongmai.info

You might also like