You are on page 1of 3

“Nhà khoa học” chữa bệnh...

cho xe maý

(VietNamNet) - Quyết định "giải phẫu" chiếc xe @ để chữa "bệnh" hôi xăng, anh Nguyễn
Danh Nam đã tìm ra giải pháp giúp tiết kiệm tới 50% nhiên liệu cho xe. Nhà khoa học “thường
dân” này từng trải qua rất nhiều công việc khác nhau nhưng chưa việc nào dính đến chế tạo máy, ô
tô…

Một lần nghe có người quen giới thiệu về một "công nghệ mới" có thể tiết kiệm 50% lượng
xăng cho xe ô tô, mô tô, tôi ngạc nhiên, bán tín bán nghi tìm đến công ty Long Life, nơi anh
Nguyễn Danh Nam làm giám đốc. Anh Nam nhiệt tình cho tôi xem cơ cấu từng bộ phận của "công
nghệ mới" mà anh đã chế tác.

Tìm đến người từng sử dụng hỏi cho chắc ăn thì anh Ninh, một người từng dùng thử sản
phẩm này cười khề khà trước bộ mặt tò mò đến thộn của tôi: "Không ngờ ông à, tôi canh xăng chạy
thử đi thử lại mấy lần rồi, 1 lít chạy không dưới 100 cây số, mà xe tôi là xe Trung Quốc đấy...".

Hiện tại, anh Nam chưa tung ra thị trường sản phẩm của mình vì còn đợi đang ký tác quyền
nhưng ngày nào cũng có khách tìm đến công ty đặt lắp công nghệ mới này. Hỏi, cũng chỉ nhận
được một câu ở rất nhiều khách hàng: "Dạ, người quen giới thiệu tới đây, khó tin nhưng chạy thử
rồi mới thấy đúng sự thật là 1 lít xăng chạy hơn 100km."

Lập dàn bài khám bệnh cho xe

Anh Nguyễn Danh Nam sinh năm 1958 ở xã Cổ Dũng huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.
Nhà nghèo, quê hương cũng nghèo nên học xong phổ thông anh xốc ba lô hành “Nam tiến”. Năm
1977 tham gia thanh niên xung phong ở Đồng Nai, bốn năm sau ra quân, anh không về quê mà lại
vác ba lô vào Sài Gòn học nghề sửa máy công nghiệp ở trường nghề Thành Mỹ. Nhưng anh Nam
lại khởi nghiệp bằng việc mở lớp dạy nghề cắt may và sửa máy may ở phường Trung Dũng, TP.
Biên Hoà tỉnh Đồng Nai… Năm 2000, anh liên kết với ĐHSP TP.HCM mở trung tâm luyện thi đại
học và hiện tại là giám đốc Công ty TNHH Long Life chuyên kinh doanh xe máy nằm ở số 5E
Quang Trung Q. Gò Vấp, TP.HCM.

Chuyện bắt đầu từ chiếc xe máy hàng hiệu của anh. ”Mua được nó đã mừng, thế mà trùm
chăn để nhà nhiều hơn chạy trên đường. Nó "ăn" xăng không chịu nổi, có ngày tốn tới 50.000 tiền
xăng", - Anh Nam kể. Nhưng điều khiến anh bực bội nhất vẫn là "bệnh" rò xăng của "con" @.
Nhiều lúc ngồi trong phòng làm việc mà mùi xăng bốc lên không chịu được, anh loay hoay tháo ra
lắp vào mấy bận, cố tìm hiểu lý do. Nhiều đêm mất ngủ. Chán, lại chạy chiếc Wave đi làm… Hỏi
bạn bè, người quen, hoá ra xe của rất nhiều người cũng bị tình trạng như vậy.

Anh nhớ lại lần đầu tiên tháo banh chiếc xe tay ga hiệu @ 150 phân khối ở ngay trong sân
trung tâm luyện thi, thầy Nguyễn Tấn Trung, giảng viên ĐHSP TP.HCM đang dạy ở đây bắt gặp..
Thầy có vẻ ngạc nhiên trước hành động kỳ quặc của Nam. Nam trả lời nửa đùa nửa thật: “Muốn xe
hết mùi xăng thì phải tìm ra lý do, lập được một dàn bài rồi mới giải quyết từng vấn đề một. Nó
giống như học trò của thầy làm bài vậy!”.

Xe @, 1 xị xăng chạy 21 km

Từ dạo ấy, ngày nào Nam cũng mày mò tìm hiểu các bộ phận đốt nhiên liệu của xe, tìm hiểu
tại sao lại có hiện tượng thừa nhiên liệu để cải tạo chính chiếc xe của mình cho đỡ chảy xăng thừa,
giảm mùi hôi. Anh muốn giữ lại chiếc xe chứ không phải vì nó hôi xăng, hay ngốn xăng quá nhiều
mà bán nó đi.
Vậy là anh bắt đầu rảo các nhà sách tìm mua những cuốn sách viết về động cơ ô tô, xe máy
để đọc đồng thời hỏi bạn bè trong các lĩnh vực cơ khí, máy móc, động cơ đốt trong... Cuối cùng,
giải pháp tiết kiệm xăng toàn diện cho động cơ cũng được anh hình thành dần dần với 5 phần cơ
bản: phần chế hòa khí, phần điện, phần lọc gió, phần thoát nhiệt cho máy, phần giảm ma sát tổng
hợp.

Theo Vụ Năng lượng - Bộ Công nghiệp, hiệu ứng buồng đốt động cơ theo giải pháp tiết
kiệm xăng của ông Nguyễn Danh Nam lên đến hơn 90%.

Chỉ bằng một số dụng cụ, thiết bị lắp đặt thêm ở bên ngoài động cơ. Chi phí cho mỗi bộ
thiết bị giải pháp tiết kiệm cho xe máy hiện tại giá 500.000đ, xe tay ga các loại 1triệu, xe ô tô
2triệu.

Với xe mô tô, xe gắn máy khi áp dụng giải pháp này 1 lít xăng có thể chạy được trên 100
km thay vì 45 - 50 km, xe ga đạt gần 80 km thay vì 25 - 30 km như trước kia. Thử nghiệm với ôtô
dung tích 2.000 phân khối, chạy 100 km chỉ mất khoảng 7 - 8 lít xăng trong khi thông thường phải
từ 14 -15 lít.

Ý tưởng cho giải pháp đã hình thành xong, anh bắt tay vào ngay nhưng cũng mất thời gian
gần một năm trời để khắc phục từng bộ phận một, phần nào cũng được tìm hiểu kỹ để đưa ra giải
pháp riêng biệt.

Anh lật từng trang cuốn đề cương đề tài khoa học ra giải thích với tôi: “Trong 5 giải pháp
trên, giải pháp hòa khí là quan trọng nhất vì luôn bị dư xăng. Khi xe chạy ở tốc độ cao từ 5.000
vòng - 10.000 vòng/phút, sức hút của pít-tông rất lớn, xăng bị hút lên nhiều nên cháy không hết.
Thông thường 1gr xăng thì phải có đủ 15,84gr gió thì mới cho ra sự cháy hoàn hảo. Trong trường
hợp này thì rất khó phân chia tỷ lệ hợp lý, cách khắc phục tình trạng này của tôi là cài chặt một con
cóc thiết kế bằng mút vào ống cao su vào ống thông hơi.”.

Khi hoàn thiện chế tác, chiếc @ dựng trong phòng ở không còn mùi xăng. Quan trọng là
anh phát hiện ra xe chạy thấy ít hao xăng, một tuần chỉ chế xăng có một lần thay vì hai ba lần như
trước.

Vào một ngày Chủ nhật, quyết tâm chạy thử nghiệm trên chính chiếc @ của mình, anh
mang ra một chai xị 240 mml và một chiếc phễu tự tạo được cắt từ chai nước suối. Từ trung tâm
luyện thi chạy đến cầu Quang Trung Q.Gò Vấp, dừng xe lại, hút hết xăng từ bình xăng con, bình
xăng lớn ra và đổ vào xe đúng một chai xăng 1 xị; Anh cho xe lao về phía Bình Chánh, chạy đến
khi xe tắt máy thì xem đồng hồ km báo hơn 21 km. Mừng quá, ở lại đấy uống cà phê, đánh bi da tới
4h chiều mới về.

Vui lắm, nhưng không dám nói cho ai nghe chuyện này cả chỉ vì anh muốn tiếp tục thử
nghiệm, kiểm tra xem có phản ứng phụ nào không. Một thời gian sau, thấy xe vẫn chạy tốt, anh bắt
đầu nghĩ đến chuyện chế tác rộng rãi bộ thiết bị giúp hạn chế lượng tiêu thụ xăng cho xe mô tô, ô tô
góp phần giảm lượng khí thải ra môi trường.

Chiếc bánh có 36 cách gói và bóc…

Giải pháp được sản xuất rộng rãi, thời gian đầu anh Nam lắp giải pháp này để thử nghiệm là
chính. Với khoảng gần 100 chiếc gồm cả ô tô và xe máy chủ yếu là ở TP.HCM đã được nhiều
người sử dụng thử đánh giá cao.
Anh Nguyễn Anh Ninh, F. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức TP.HCM sau khi chạy thử nghiệm
một thời gian cho biết: “Trước Tết, anh Nam có lắp cho chiếc xe Dream Trung Quốc của tôi bộ giải
pháp mới do anh chế tác, tính đến thời điểm này đã hơn 3 tháng nhưng xe tôi vẫn chạy bình thường,
không có tác dụng phụ mà lại mạnh hơn trước. Điều đáng ngạc nhiên là hạn chế được 50% chi phí
cho xăng”.

Khi tôi sắp hoàn thành bài viết này thì anh Nam từ Hà Nội gọi điện vào cho tôi, khoe mới
vừa ký xong hợp đồng với Công ty sản xuất xe máy Lisohaka ở Hà Nội, chuẩn bị lắp ráp và tung ra
thị trường 2.000 sản phẩm có gắn thiết bị công nghệ mới của anh…. Ngoài ra, một số công ty lắp
ráp xe máy khác ở Hà Nội cũng rục rịch mời gọi anh.

Giải pháp công nghệ mới này đã được anh Nam đăng ký sở hữu tại Cục Sở hữu trí tuệ và
chuẩn bị xin phép sản xuất rộng rãi trong thời gian sắp tới ở Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng…

Không ít người bạn của Nam, khi nghe nói anh đang mày mò tìm công nghệ mới cho xe
máy đã cho là gàn, hoài tưởng, viễn vông… “Không phải là người trong ngành chế tạo máy, còn
lâu mới làm được”, họ nói. Những lúc ấy, anh chỉ cười trừ. Chỉ có thầy Nguyễn Tấn Trung, người
đã có phen ngạc nhiên khi bắt gặp cảnh "nhà khoa học" tháo banh chiếc @ giữa sân trung tâm mấy
năm về trước là giúp anh, ủng hộ Nam rất nhiệt tình.

“Một chiếc bánh có 36 cách gói và bóc, chọn cách nào tốt nhất đó mới là vấn đề. Nghĩ thế
nên tôi phải quyết tâm đi tìm cách tốt nhất”. Khi đã vượt qua giải pháp kỹ thuật rồi, chắc là việc
thuyết phục thị trường không khó lắm với Nguyễn Danh Nam.

Công Khanh

You might also like