You are on page 1of 12

NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI

VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I.

“Hãy giữ vững tinh thần của người cộng sản. Tinh thần trong suốt
như pha lê, rắn chắc như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào
quang của lòng tin tưởng. Người cộng sản rất yêu cuộc sống
nhưng khi cần có thể nhẹ như lông hồng mà chết được.”

Hoàng Văn Thụ

Bất giác mình đọc khẽ:


“ Bây giờ trời biển mênh mông
Bác ơi có thấu tấm lòng trẻ thơ”…
Không, mình không còn thơ dại nữa mình đã lớn đã dày dạn trong
gian khổ những lúc này đây sao mình cảm thấy thèm khát đến vô
cùng bàn tay chăm sóc của một người mẹ mà thật ra bàn tay của
một người thân hay tệ hơn chỉ là một người quen cũng được, hãy
đến với mình, nắm chặt bàn tay mình trong lúc cô đơn, truyền cho
mình tình thương, sức mạnh để vượt qua những chặng đường gian
khổ trước mắt.

* * *

Những dòng trên được trích ở đầu và cuối của Nhật ký Đặng Thuỳ
Trâm, người viết đã đi từ những tâm tư sâu kín của một cá nhân cụ
thể:
II.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh những khái niệm “dân” và “nhân


dân” có nội hàm rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo gắn kết,
vừa là mỗi cá nhân cụ thể - đó là “mọi con dân nước Việt” , “con
Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, già trẻ, gái
trai, giàu nghèo, trừ bọn Việt gian. Như vậy có thể suy rộng ra cho
khái niệm “con người”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN, là sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
là sự kết tinh tinh hoa văn hoá dân tộc và trí tuệ thời đại mà mục
tiêu hướng tới là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người.

Một cách cụ thể hơn mục tiêu ấy là “độc lập - tự do” và “hạnh
phúc”. Hạnh phúc có thể hiểu giản đơn là cảm xúc vui sướng của
con người khi được thoả mãn nhu cầu và lợi ích. “Cảm xúc” – luôn
gắn với một cá nhân cụ thể. Nên nói đến “hạnh phúc” hay “ý thức”
- trước hết phải nhìn nhận ở cá nhân cụ thể - trong một hoàn cảnh
không gian và lịch sử cụ thể. Quan tâm đến nhu cầu, lợi ích, hạnh
phúc của mỗi cá nhân cụ thể luôn là động lực của tiến bộ xã hội.

Con người sinh ra được bú ẵm, dạy đi, dạy nói, dạy đọc, dạy viết,
dạy nghề... Khái quát hơn, đó là sự yêu thương, chăm sóc, giáo dục
của gia đình, nhà trường và xã hội. Dường như ở mỗi người đều
nhận được trước khi có ý thức cho đi – ý thức về “nghĩa vụ” đối
với mọi người.
Nghĩa vụ là nhận thức và tình cảm của mỗi cá nhân biết đem nhu
cầu và lợi ích của mình kết hợp hài hoà và tôn trọng lợi ích của
người khác, của toàn xã hội; khi cần thiết biết đem nhu cầu và lợi
ích của mình phục vụ nhu cầu, lợi ích của người khác, của toàn xã
hội. Một con người có ba mặt cơ bản: nhận thức, tình cảm, hoạt
động – khi ba mặt ấy thoả mãn được “nghĩa vụ” - ấy là khi có thể
nói người ấy là “ĐẠO ĐỨC”.

III.

Môi trường xã hội của con người được hình thành từ sự phát triển
của lao động và sản xuất – tác động lịch sử đến đất, nước, núi,
sông, trời, biển, đảo. Trong môi trường đó có chế độ chính trị và
quan hệ xã hội; có tiếng nói, chữ viết, có phong tục, tập quán, có
tôn giáo và nền văn hoá lâu đời. Môi trường này có tên là “Đất
nước”, gọi một cách thiêng liêng trìu mến là “Tổ quốc”.

Lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên đã có từ lâu đời của dân
tộc Việt Nam. Nó được lớn dần lên cùng sự mở rộng quan hệ của
con người với môi trường xã hội. Qua nhiều thế hệ, lòng yêu nước
được kết tinh, được kế thừa và nâng cao lên mãi.

Lòng yêu nước là nhận thức và tình cảm đạo đức biểu hiện ở xu
hướng muốn đem toàn bộ hoạt động của mình phục vụ lợi ích của
Tổ quốc.

Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu? Từ tình yêu cha, mẹ, anh, chị
em, họ hàng và những người xung quanh. Lòng yêu nước cũng bắt
nguồn từ tình yêu quê hương. Quê hương lúc đầu là thôn xóm, làng
xã, huyện tỉnh – nơi sinh ra mình, nơi gắn bó những kỉ niệm ấu
thơ, những vật, những điều gần gũi. Từ tình yêu người thân, yêu
người xung quanh và yêu quê hương, mỗi người dần tiến đến tình
yêu đất nước, yêu nhân dân.
Chủ nghĩa yêu nước chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh
thần của người Việt Nam. Khi nói đến lòng yêu nước, ta nói đến ý
thức và tình cảm đạo đức. Nhưng khi nói đến chủ nghĩa yêu nước,
ta nói đến một phạm vi rộng lớn hơn, là nguyên tắc đạo đức và
chính trị, là tình cảm đạo đức và lòng trung thành với Tổ quốc, là
lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của dân tộc, là ý chí bảo vệ và
cống hiến cho những lợi ích của Tổ quốc.

Đất nước Việt Nam ở vào một vị trí địa lý đặc biệt. Con người Việt
Nam sớm đã giao lưu với nhiều dòng văn hoá, sớm giáp mặt với
nhiều loại kẻ thù. Nhiều thế hệ Việt Nam đã đứng lên, kiên cường
cải tạo thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm. Chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam là một sản phẩm của tự nhiên và lịch sử.

Tinh thần dựng nước và giữ nước đã được nhân dân thần thoại hoá
với những biểu tượng đẹp như “Sơn Tinh”, “Thánh Gióng”. Và
những con người thực có công với nước với dân như Hai Bà
Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... được khắp các
làng xã, địa phương thần hoá, lập đền thờ cúng, đời đời biết ơn,
ngưỡng mộ.

Người Việt Nam yêu nước, gắn chặt vận mệnh cá nhân với vận
mệnh đất nước. Ở người Việt Nam, yêu nước là tư tưởng, tình cảm
thiêng liêng, cao quí nhất.

IV.

Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh – đó là : Trung với nước, hiếu với dân; Yêu
thương con người; Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; Tinh thần
quốc tế trong sáng. Những phẩm chất đạo đức này thống nhất
trong đạo đức mỗi con người.
1. Trung với nước, hiếu với dân:

Nếu như lòng yêu nước là nhận thức và tình cảm đạo đức thì
“trung với nước, hiếu với dân” là hành vi đạo đức. Nhận thức, tình
cảm đạo đức là cơ sở của hành vi đạo đức. Với người cách mạng,
đây là phẩm chất, là chuẩn mực hàng đầu.

Dưới thời phong kiến, trung là với vua, hiếu là với cha mẹ. Hồ Chí
Minh bàn đến “trung” và “hiếu” cũng với ý nghĩa là bổn phận,
nghĩa vụ, trách nhiệm của con người nhưng đã gạt bỏ nội hàm hạn
hẹp của quan niệm cũ, gạt bỏ những hạn chế trong tư tưởng đạo
đức của Nho giáo và đưa vào những nội dung đạo đức mới.

Cụ thể, “trung với nước, hiếu với dân” là: Phải đặt lợi ích của cách
mạng, của Tổ quốc lên trên hết; phải quyết tâm đấu tranh cho sự
phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân; phải tin tưởng ở
sức mạnh ở quần chúng nhân dân, khẳng định và tạo điều kiện để
nhân dân thực hiện quyền dân chủ; phải gương mẫu và hướng dẫn
nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước...

2. Yêu thương con người:

Hồ Chí Minh vừa là con người của tư tưởng, vừa là con người của
hoạt động thực tiễn. Lòng yêu thương con người của Bác vừa bao
la biển trời, lại vừa gần gũi với từng số phận con người.

Lòng yêu thương con người, lòng nhân ái, sự cảm thông,
chia sẻ - mỗi con người chúng ta đều hơn một lần cảm nhận được.
Mỗi người sống trong xã hội ai cũng hướng tới hạnh phúc, hướng
tới những điều tốt đẹp. Điều thực sự đáng sợ là khi ta không thể
cảm thông, chia sẻ đối với người khác. Bởi cuộc sống đâu chỉ toàn
những điều vui. Như thế yêu thương là hạnh phúc của con người.
Lòng thương yêu con người là cơ sở của những hành vi xã hội đẹp.
Yêu thương con người là bản chất của nhân dân lao động, là nét
đẹp của chủ nghĩa xã hội.

3. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư:

Hồ Chí Minh đề cập đến “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”
một cách thường xuyên. Vì đó là ý thức và hành vi đạo đức của
mỗi người với chính mình, với công việc. Đó là vấn đề hàng ngày
hàng giờ và suốt quá trình đấu tranh cách mạng. Đó là biểu hiện và
minh chứng cho phẩm chất đạo đức “trung với nước, hiếu với
dân”.

- Cần kiệm: “Cần” yêu cầu con người có ý thức và hành vi lao
động nghiêm túc, đạt năng suất cao; làm tốt công việc mà xã hội đã
giao phó; không lười biếng; không gian dối, lừa đảo. “Kiệm” yêu
cầu tiêu dùng đúng mức, phù hợp với khả năng tài chính và vật
chất mà con người có được, không xa hoa, lãng phí; “kiệm” cũng
không có nghĩa là bủn xỉn, “vắt cổ chày ra nước” dẫn đến những
hạn chế trong công việc và đời sống.

- Liêm chính:

Liêm: Nói đến “liêm” là nói đến sự trong sạch trong đạo đức. Với
người dân bình thường, “liêm” yêu cầu không gian dối, trộm cắp.
Đối với những người làm chức việc cho nhà nước thì “liêm” nghĩa
là không tham ô, tham nhũng.

Chính: là nói đến sự ngay thẳng, trung thực chính mình và với
người khác. Mình có chính trực thì mới yêu cầu người khác chính
trực được.

- Chí công vô tư: đó là hết lòng vì công việc, vì sự công bằng,


không thiên vị, không chạy theo lợi ích cá nhân mà phải đặt lợi ích
của Tổ quốc, của nhân dân, của tập thể lên trước. Chí công vô tư
đòi hỏi hết sức tránh những sai phạm có liên quan đến tình cảm
thân quen, sự ban ơn trả nghĩa, hối lộ đút lót...

Hồ Chí Minh cho rằng giữa các khái niệm “cần” - “kiệm” – “liêm”
– “chính” – “chí công” – “vô tư” có sự liên hệ chặt chẽ, tác động
lẫn nhau. Đó là phẩm chất đạo đức của mỗi người. Và đặc biệt
quan trọng với Đảng viên, với cán bộ, quan chức Nhà nước, bởi
trong công cuộc cách mạng, trong quá trình thực hiện các chủ
trương chính sách, các dự án kinh tế, nếu thiếu “cần”- “kiệm”-
“liêm”- “chính”- “chí công”- “vô tư” họ sẽ thành hủ bại, sâu mọt
đục khoét của nhân dân. Thực tế ngày nay, chủ nghĩa cá nhân, thói
quan liêu, hoang phí, nạn tham ô, tham nhũng hết sức trầm trọng -
thực sự là nguy cơ lớn đối với công cuộc cách mạng của ta, đòi hỏi
sự đấu tranh phải quyết liệt.

4. Tinh thần quốc tế trong sáng:

Thế giới chúng ta đang sống gồm nhiều quốc gia. Bên cạnh những
mối quan hệ trong nội bộ quốc gia, luôn tồn tại các mối quan hệ
giữa các quốc gia. Nếu những quan hệ quốc gia và lòng nhân ái
giữa người trong nước với nhau làm nảy sinh lòng yêu nước thì
những quan hệ quốc tế và lòng nhân ái giữa người nước này với
nguời nước khác là nền tảng nảy sinh tinh thần quốc tế.

Khi nói “tinh thần quốc tế”, ta nói đến ý thức và tình cảm đạo đức
cao đẹp. Khi nói “chủ nghĩa quốc tế”, ta nói đến nguyên tắc cơ bản
của hệ tư tưởng giai cấp công nhân các nước – đoàn kết đấu tranh
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
“Chủ nghĩa quốc tế” đối lập với “chủ nghĩa dân tộc” - một trong
những nguyên tắc của hệ tư tưởng tư sản - đề cao quyền lợi vị kỉ
dân tộc, quốc gia mình, chà đạp lên các dân tộc, quốc gia khác.

Dưới góc độ đạo đức, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “ Trên thế
giới này chỉ có hai giống người: bóc lột và bị bóc lột. Những người
bị bóc lột dù màu da, tiếng nói, chúng tộc có khác nhau vẫn có thể
thương yêu nhau như anh em một nhà, vẫn có thể đại đoàn kết, đại
hoà hợp. Trên thế giới chỉ có tình hữu ái thực sự là tình hữu ái
vô sản”.

Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến vấn đề đoàn kết với nhân dân
tiến bộ toàn thế giới, với giai cấp công nhân thế giới, với các dân
tộc bị áp bức. Người luôn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan
hệ chặt chẽ với cách mạng thế giới; coi việc ủng hộ và giúp đỡ
cách mạng thế giới đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến
bộ xã hội là bổn phận, nghĩa vụ của người cách mạng.

Trong công cuộc cách mạng ngày nay, quan điểm của Đảng và
nhân dân ta là: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế
giới trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nước khác, bình đẳng hợp tác cùng
có lợi.

V.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiến sĩ cộng sản, là người Việt Nam đẹp
nhất. Người được toàn thể người dân Việt và bạn bè trên thế giới
yêu kính. Người là linh hồn của hai cuộc kháng chiến, của cách
mạng Việt Nam. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kế thừa
những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, những giá trị đạo đức
Đông Tây, những giá trị đạo đức tiến bộ từ chủ nghĩa Mac – Lenin
và thực tiễn cách mạng nhân loại. Người cũng là một tấm gương
thực hành đạo đức tuyệt vời. Ngày nay chúng ta nêu cao sống, học
tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
VI.

Đất nước ta đã độc lập, thống nhất hơn ba mươi năm, thực hiện
đổi mới toàn diện hơn hai mươi năm. Thông qua đổi mới, trọng
tâm là đổi mới về kinh tế, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu
quan trọng. Song chặng đường trước mắt còn vô vàn những khó
khăn, thử thách.

Ta: Thuở ấu thơ sống trong sự đùm bọc, yêu thương, chăm sóc.
Những kỉ niệm ấu thơ thật khó phai theo suốt đời người. Thời
thanh niên đi qua những bước ngoặt quan trọng của đời người: một
tư cách công dân đầy đủ, sức trẻ và lý tưởng, hoài bão, Đảng và
Đại học, yêu đương và gia đình, công việc và trách nhiệm... Trung
niên là khi chín chắn, vững vàng gánh vác nhiều trọng trách. Và
tuổi già được nghỉ ngơi, chăm sóc, kính trọng. Đời người thật
mong manh, ta phải sống mỗi ngày sao cho ý nghĩa!?

Con người là sản phẩm của thời đại, thế hệ sau có sự kế thừa đối
với các thế hệ trước.

Ở phần đầu, người viết đã trích dẫn những dòng nhật ký Đặng
Thuỳ Trâm, đó là là những suy cảm của một thanh niên thời chiến
nhưng cũng mang tâm hồn cả dân tộc. Đó là những năm tháng
“lãng mạn cách mạng”. Một thời đại hào hùng, thời đại Hồ Chí
Minh. Họ đã giành được độc lập, tự do cho dân tộc. Họ yêu cầu thế
hệ sau phải sống cho xứng đáng.

Trong nhật ký Đặng Thuỳ Trâm dường như trang viết nào cũng
buồn. Rất kỳ lạ: niềm lạc quan chiến đấu và niềm tin vững vàng
kiên định vào chiến thắng lại toát nên từ chính những dòng đầy sự
đa sầu, đa cảm đó. Vì sao chúng ta là những người chiến thắng
qua cuộc chiến vô cùng khốc liệt : vì chúng ta đều là những con
người đa cảm, đa sầu. Những con người rất người.
Cuốn nhật ký nhỏ của Thuỳ Trâm còn quý giá và có sức hấp dẫn ở
khía cạnh: nó rất đời, nói về tất cả với một sự chân thật đến thắt
lòng. Một con người đòi hỏi cao về đạo đức, về tình yêu, về lòng
yêu Tổ quốc; rất nhân hậu, rất rộng lòng mà cũng đầy tự ái, dễ bị
tổn thương. Có lẽ đây là “chất lửa”, gây xúc động từ sâu thẳm
tâm hồn, có sức cảm hoá lớn, khiến cho cả những con người bên
kia chiến tuyến phải sửng sốt, trân trọng.

Con người của chúng ta ngày ấy, những người con trai con gái
của chúng ta ngày ấy là như vậy đấy. Ngọn lửa chiến tranh vừa
thiêu đốt quê hương, vừa chiếu rọi những góc đẹp sâu kín mà
phong phú đến không ngờ trong con người. Những góc đẹp tuyệt
vời mà có thể trong chen chúc đời sống ngày nay, chúng ta lỡ để
cho vùi lấp mất rồi. Cuốn nhật ký nhỏ của một cô gái nhẹ nhàng
mà nghiêm khắc nhắc chúng ta về những giá trị tâm hồn, những
giá trị đạo đức.

Trong xây dựng đất nước, trong nền kinh tế thị trường, con người
chạy theo những giá trị vật chất. Những giá trị đạo đức, tinh thần ít
nhiều bị tổn thương. Phải đồng thời coi trọng động lực vật chất và
tinh thần đối với sự phát triển con người và xã hội. Bồi dưỡng,
phát triển toàn diện con người thì trong đó đạo đức, tinh thần
chiếm một vị trí quan trọng, to lớn. Kinh tế học có khái niệm
“tư bản xã hội” – đó là sự thừa nhận vai trò của những giá trị
truyền thống, những giá trị đạo đức, tinh thần. Gìn giữ, phát huy
những giá trị ấy là kỳ vọng của tiền nhân, cũng là nhiệm vụ của
chúng ta ngày nay.

Bài viết này xin được kết thúc bằng những dòng cuối cùng của
cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc – như một sự tri ân đối
với thế hệ đi trước.
Ừ, nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng
sau này? Tôi chỉ có ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn
lại đằng sau sẽ toàn những dòng sôi nổi và đông đúc. Đừng để
trống trải và bí ẩn như những trang giấy này./

.................

You might also like