You are on page 1of 15

A.

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN


• A1. CUNG CẤP HÀNG PHÙ HỢP VỚI HỢP ĐỒNG
Giống nhau cho cả FOB và FCA
Người bán phải cung cấp hàng và hóa đơn thương mại hoặc dữ liệu truyền thông
điện tử tương đương phù hợp với hợp đồng mua bán và mọi bằng chứng khác về
sự phù hợp mà hợp đồng yêu cầu

Bình luận: Người bán phải cung cấp hàng hoá đúng theo quy định của hợp đồng.
Theo thực tiễn thông thường, để trả được tiền, người bán phải cing cấp hoá đơn
cho người mua. Ngoài ra người bán phải xuất trình những bằng chứng khác quy
định trong hợp đồng để chứng minh rằng hàng hoá được cung cấp theo đúng hợp
đồng.

• A2. GIẤY PHÉP VÀ THỦ TỤC


Giống nhau cho cả FOB và FCA
Người bán phải, với rủi ro và chi phí của mình, xin phép xuất khẩu hoặc giấy phép
chính thức khác nếu có qui định, hoàn thành mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có
để xuất khẩu hàng.

Bình luận: Người bán phải thông quan hàng xuất khẩu và chịu mọi chi phí liên
quan. Do đó, nếu có 1 lệnh cấm xuất khẩu hay các loại thuế nào đặc biệt áp dụng
đối với hàng xuất khẩu, hoặc có yêu cầu bắt buộc khác của chính phủ làm tăng chi
phí dự kiến của hàng xuất khẩu thì tất cả mọi chi phí phát sinh từ các tình huống đó
do người bán chịu. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán thường có những điều khoản đặc
biệt mà người bán có thể dựa vào đó để tránh các sự cố nêu trên.

A3 HỢP ĐỒNG VẬN TẢI VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM


a. Hợp đồng vận tải người bán có thể kí hợp đồng vận tải.

FCA

Không có nghĩa vụ FOB


Tuy nhiên, nếu được người
mua yêu cầu hoặc do tập Không có nghĩa vụ
quán thương mại và người
mua không có chỉ thị ngược
lại trong thời gian hợp lý,

1
BL: Tất cả các điều kiện F đều quy định nghĩa vụ của người bán được giới hạn
trong việc chuyển hàng cho người mua chỉ định. Do vậy, người bán không có
nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải. Tuy nhiên nếu việc sắp xếp chuyên chở không khó
khăn và cước phí gần như nhau bất kể ai là người kí hợp đồng vận tải, thì thực tế sẽ
tiện lợi hơn nếu người bán thực hiện việc này nhưng chi phí và rủi ro do người
mua chịu. Điều này giải thích tại sao trong nhiều trường hợp các bên vẫn chọn
cách này trong thực tiễn thương mại. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, người
bán không có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải và ngưòi mua không buộc phải cho
phép cho ngưòi bán làm việc đó.

• A4. GIAO HÀNG


FCA: FOB:
Người bán phải giao hàng cho Người bán phải giao hàng lên con
người chuyên chở hoặc một người tàu do người mua chỉ định, tại
khác được người mua chỉ định, cảng bốc hàng qui định và theo tập
hoặc được người bán lựa chọn. quán thông thường của cảng.

BL: FCA: việc sử dụng container hoặc phương tiện đóng các kiện hàng
thành từng đơn vị vận chuyển trước khi phương tiện vận tải được đưa tới.
Trong các trường hợp ấy, nên sử dụng FCA thay cho FOB do điều kiện FOB
được sử dụng thích hợp khi người bán giao hàng qua lan can tàu. Bằng việc
sử dụng FCA thay cho FOB, địa điểm giao hàng sẽ chuyển từ lan can tàu về
một điểm trước đó, nơi mà hàng được giao cho người vận tải hoặc giao tại
địa điểm tập kết của người này, hoặc tại xe được đưa tới nơi nhận hàng, sau
khi hàng đã được đóng xếp vào container hoặc được phân ra thành từng đơn
vị vận tải tại cơ sở người bán.
FOB: lan can tàu có vai trò quan trọng như là một ranh giới tưởng tượng
giữa lãnh thổ của người bán và người mua. Nhưng sử dụng lan can tàu làm
đường phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro giữa các bên không phải lúc
nào cũng hoàn toàn thích hợp. Dường như không thực tế nếu vịêc phân chia
nghĩa vụ giữa các bên khi hàng đang được đưa từ bên này sang bên kia lan
can tàu.

2
• A5. CHUYỂN RỦI RO
FCA FOB
Người bán phải chịu mọi rủi ro về Người bán phải chịu mọi rủi ro về
tổn thất hoặc hư hỏng hàng cho thất thoát hoặc hư hỏng hàng cho
đến thời điểm hàng đã được giao đến thời điểm hàng đã qua lan can
theo đúng điều kiện giao hàng. tàu tại điểm bốc hàng qui định.

BL: FCA: Việc chuyển rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng liên quan đến
các rủi ro do sự cố bất ngờ và không bao gồm mất mát hoặc hư hỏng gây ra
bởi người bán hoặc người mua, thí dụ như do bao bì hoặc kí mã hiệu không
phù hợp. Vì vậy, ngay cả khi hư hỏng xảy ra sau khi đã chuyển rủi ro, người
bán vẫn có thể phải chịu trách nhiệm nếu hư hỏng này bị coi là xảy ra bởi
hàng không được giao đúng quy định của hợp đồng.
FOB: Việc di chuyển rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng có liên quan đến
những rủi ro thuộc sự cố bất ngờ và không bao gồm mất mát hoặc hư hại gây
ra do lỗi người bán hoặc người mua. Do vậy ngay cả khi hư hỏng xảy ra,
người bán vẫn có thể chịu trách nhiệm nếu hư hỏng này có thể qui kết là do
việc hàng được giao không đúng qui định hợp đồng.

• A6 . PHÂN CHIA PHÍ TỔN


FOB FCA
• Người bán phải trả mọi Tất cả các chi phí liên quan
phí tổn liên quan đến đến hàng cho đến khi hàng
hàng cho đến khi hàng được giao.
đã qua khỏi lan can
tàu tại cảng bốc hàng
qui định.
• Nếu có qui định, các chi Nếu có qui định, các chi phí
phí về thủ tục hải quan về thủ tục hải quan cũng
bắt buộc phải có để như thuế quan, thuế và
xuất khẩu hàng cũng mọi phí tổn khác phải
như mọi khoản thuế trả lúc XK.
quan, thuế và mọi
khoản phải trả khi XK.

BL: FCA: Tất cả mọi chi phí phát sinh trước khi người bán hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng do người bán chịu nhưng tất cả các chi phí sau đó do

3
người mua chịu. Do nghĩa vụ của người bán được giới hạn ở hành động giao
hàng cho người cho người vận tải mà người mua chỉ định, nên người mua
phải chịu tất cả mọi chi phí phát sinh kể từ khi hàng đã được giao như vậy.
Tuy nhiên người bán phải trả các phí tổn để thông quan xuất khẩu cũng như
thuế quan, thuế, lệ phí và mọi chi phí chính thức khác để xuất khẩu hàng
hoá.
FOB: Phân chia chi phí xảy ra ở điểm giao hàng. Tất cả mọi chi phí phát
sinh trước khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng do người bán chịu
nhưng sau đó thì người mua chịu.

• A7. THÔNG BÁO CHO NGƯỜI MUA(


• Giống nhau cho cả FOB và FCA)
Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua là hàng dã được giao theo
đúng điều kiện giao hàng. Nếu người chuyên chở không nhận hàng vào thời
điểm đã thoả thuận, người bán phải thông báo điều này cho người mua.

• A8. BẰNG CHỨNG GIAO HÀNG, CHỨNG TỪ VẬN TẢI


Giống nhau cho cả FOB và FCA
Người bán phải cung cấp cho người mua bằng chứng thông thường về việc
giao hàng theo đúng điều kiện giao hàng. Trừ khi các chứng từ nói trên là
chứng từ vận tải, người bán phải giúp người mua theo yêu cầu và rủi ro, chi
phí của người mua, có được một chứng từ về hợp đồng vận tải.
BL: Khi người bán phải giao hàng để chuyên chở, người vận tải thường giao
cho người bán một biên nhận như là một chứng từ vận tải. Chứng từ này
không những được dùng để chứng minh cho việc hợp đồng vận tải, được kí
kết bởi người mua hoặc nhân danh người mua, mà còn chứng minh việc giao
hàng cho người vận tải.

• A9. KIỂM TRA, BAO BÌ, KÝ MÃ HIỆU

Giống nhau cho cả FOB và FCA


Người bán phải trả mọi chi phí về việc kiểm tra (Chất lượng, khối lượng, trọng lượng, số
lượng) cần thiết cho việc giao hàng theo đúng điều kiện giao hàng.
Người bán phải cung cấp bao bì đóng gói,với chi phí của Người bán,bắt
buộc phải có để v.chuyển hàng trong chừng mực mà các đ.kiện liên quan đến
vận tải đã được NB biết trước khi kí hợp đồng bán hàng. Bao bì phải ghi ký
mã hiệu thích hợp.
BL: Điều cần thiết đối với người mua là phải bảo đảm rằng người bán đã
hoàn thành nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với hàng hóa. Điều này đặc biệt quan

4
trọng khi người mua trả tiền hàng trước khi nhận và kiểm hàng. Tuy nhiên,
người bán không có trách nhiệm sắp xếp và trả tiền giám định hàng trước
khi giao, trừ khi hợp đồng mua bán có qui định điều này.

B. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

• B1. TRẢ TIỀN HÀNG


Giống nhau cho cả FCA và FOB

Người mua phải trả tiền hàng theo qui định của hợp đồng mua bán.
Bình luận : Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo đúng thoả
thuận của hợp đồng mua bán. Việc trả tiền hàng đưa ra nghĩa vụ cơ bản này
tương ứng với nghĩa vụ “ cung cấp hàng đúng theo hợp đồng mua bán” của
người bán

• B2. GIẤY PHÉP VÀ CÁC THỦ TỤC


Giống nhau cho cả FCA và FOB

Người mua phải lấy giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép chính thức khác và
nếu có qui định, hoàn thành mọi thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng và quá
cảnh hàng qua các nước khác.
Bình luận : Do người bán hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng việc giao hàng
để vận chuyển và thông quan xuất khẩu nên người mua phải lưu ý thực hiện
mọi thủ tục cần thiết để hàng quá cảnh và thông quan hàng nhập khẩu.

5
• B3. HỢP ĐỒNG VẬN TẢI VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

a. Hợp đồng vận tải


FCA FOB
Người mua phải kí hợp đồng, với Người mua phải kí hợp đồng vận
chi phí của mình, để chở hàng từ tải với chi phí của mình để chuyên
địa điểm qui định chở hàng từ cảng bốc hàng qui
định

b. hợp đồng bảo hiểm


FCA FOB
Không có nghĩa vụ
Bình luận :
FCA FOB
Theo tất cả điều kiện nhóm F, Người mua phải kí kết hợp đồng
người mua có nghĩa vụ kí kết hợp vận tải để hàng có thể được giao
đồng vận tải, mặc dù người bán có lên tàu
thể sắp xếp được công việc
này,như là 1 dịch vụ tăng thêm,với
chi phí và rủi ro do người mua
chịu.

• B4. NHẬN HÀNG


Giống nhau cho cả FCA và FOB
Người mua phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo đúng điều kiện giao
hàng.
Bình luận : Người mua phải nhận hàng khi hàng đã được đặt dưới sự định
đoạt của người mua vào thời gian và địa điểm được qui định tại điều kiện
giao hàng. Nếu không nhận hàng như vậy, người mua vẫn phải trả tiền hàng
và thiếu sót này có thể dẫn tới sự duy chuyển trước rủi ro về mất mát hoặc
hư hỏng hàng.
• B5. CHUYỂN RỦI RO
FOB FCA
Kể từ thời điểm hàng Kể từ khi hàng đã được
đã qua lan can tàu giao theo đúng điều kiện
tại cảng bốc hàng giao hàng
quy định

6
Kể từ ngày FCAth.thuận hoặc ngày hết hiệu lực của t.hạnFOB giao hàng,
Người muaphát sinh
phải do
trả : Người mua phải trả
- Người
Mọi phímuatổnkhông
liên quan
chỉ định
đếnngười
hàng chuyên- chở
Mọihoặc
chi phí
1 người
liên khác
quan nhận
đến hàng
theotừđúng
kể khi điều
hàngkiệnđã được
giao hàng
giao theo kể từ thời điểm hàng đã qua lan
- Do người
đúng điều kiện
chuyên
giao chở
hànghay người đc Người can tàu
muatạichỉ
cảng
định
bốckhông
qui định
thực hiện
-trách
Mọinhiệm
chi phí
nhận
phát
hàng sinh
vàothêm,
thời gian
do thỏa -thuận
Mọi phí tổn phải trả thêm do tàu
- Do người
người mua muakhôngkhông
chỉ thông
định người
báo thích hợp
người
cho người
mua bánchỉ định không đến
chuyên chở hoặc người khác, hoặc đúng thời gian hoặc không thể tiếp
• người
do chuyên
B6. PHÂN chở hay
CHIA PHÍdoTỔNngười nhận hàng, hoặc ngưng xếp hàng
mua chỉ định thực hiện trách trước thời gian đã qui định, hoặc
nhiệm nhận hàng đúng thời gian do người mua không thông báo
thoả thuận, hoặc do người mua cho người bán, nhưng với điều
không thông báo thích hợp cho kiện hàng đã được tách biệt rỏ
người bán, nhưng với điều kiện ràng cho hợp đồng, có nghĩa là đã
hàng đã được tách biệt rõ ràng cho được dành riêng cụ thể, hoặc bằng
hợp đồng cách khác, được nhận biết là hàng
- Nếu có qui định, tất cả các khoản của hợp đồng.
thuế quan, thuế và các chi phí về - Nếu có qui định, tất cả các khoản
thủ tục hải quan phải trả khi nhập thuế quan, thuế lệ phí cũng như chi
khẩu hàng và quá cảnh hàng qua phí về thủ tục hải quan phải trả khi
nước khác nhập khẩu hàng và quá cảnh qua
nước khác

7
Bình luận :
FCA FOB
Theo FCA người bán hoàn thành Theo điều kiện FOB người bán
nghĩa vụ giao hàng theo điều kiện hoàn thành nghĩa vụ giao hàng qui
giao hàng bằng việc chuyển giao định tại điều kiện giao hàng sau
hàng cho người vận tải. Người khi đã bốc hàng lên tàu tại cảng
mua phải trả cước phí và các chi bốc qui định
phí phát sinh sau khi hàng đã được
giao cho người vận tải.
Do phải kí hợp đồng vận tải, nên
người mua cũng có thể phải trả tất
cả các chi phí phát sinh do việc “
người vận tải do người mua chỉ
định không tiếp nhận hàng”

• B7. THÔNG BÁO CHO NGƯỜI BÁN

FCA FOB
Người mua phải thông báo đầy đủ Người mua phải thông báo đầy đủ
cho người bán về tên tàu, địa điểm cho người bán tên của người vận
bốc hàng và thời gian giao hàng tải và nếu cần, nói rõ phương thức
cần thiết vận tải, ngày hoặc thời hạn giao
hàng cho người vận tải

\nh luận
Bình lu
ận :
FCA
Nếu người mua không thông báo FOB
cho người bán về thời gian giao Người mua không thông báo cho
hàng hoặc nơi đến – trong khi hợp người bán về tên tàu, địa điểm bốc
đồng mua bán người mua lựa chọn hàng và thời gian giao hàng cần
người quyết định những vấn đề thiết có thể làm cho rủi ro về mất
này - thì thời gian có thể được mát hoặc hư hỏng hàng đowcj
chuyển trước hoặc hư hỏng hàng chuyển trước khi hàng được giao
có thể được chuyển trước khi hàng theo mục giao hàng và cũng buộc
được giao người mua phải chịu mọi chi phí

8
phát sinh do thiếu sót của người
mua

• B8. BẰNG CHỨNG GIAO HÀNG, CHỨNG TỪ VẬN TẢI


Giống nhau cho cả FCA và FOB

Bình luận : Người mua phải chấp nhận bằng chứng về giao hàng của người
bán nếu bằng chứng đó là xác đáng. Tuy nhiên, nếu người mua vẫn từ chối
các chứng từ mà chúng thể hiện các bằng chứng ( chẳng hạn như bằng cách
chỉ thị cho ngân hàng không tra tiền cho người bán theo tín dụng chứng từ),
thì người mua đã vi phạm hợp đồng, điều này cho phép người bán sử dụng
các biện pháp qui định trong hợp đồng mua bán để bảo vệ mình trước sự vi
phạm của hợp đồng của đối tác ( chẳng hạn quyền được huỷ hợp đồng, hoặc
đòi bồi thường thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng của đối tác)

• B9. KIỂM ĐỊNH HÀNG


Giống nhau cho cả FCA và FOB

Người mua phải trả chi phí về k.tra hàng trước khi hàng được giao,trừ khi
việc kiểm tra đó được th.hiện theo lệnh của các cơ quan chức năng nước
xuất khẩu

Bình luận : Người mua phải trả mọi chi phí về kiểm định hàng hoá, trừ khi
hợp đồng qui định người bán chịu 1 phần hoặc toàn bộ các chi phí này.
Trong 1 số trường hợp, hợp đồng có thể qui định người bán chịu các chi phí
này nếu kết quả kiểm tra thể hiện hàng không phù hợp với hợp đồng mua
bán.

9
Theo điều kiện FOB, người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người mua tại lan
can tàu cảng gởi hàng, còn người mua có nghĩa vụ thuê và đưa tàu đến cảng
gởi hàng, nhận hàng tại tàu và bắt đầu chịu rủi ro và chi phí tăng thêm và
hàng hóa kể từ đó. Như vậy theo điều kiện đó, lan can tàu (ship’s rail) chính
là ranh giới phân chia rủi ro và chi phí tăng thêm giữa người mua và người
bán và điểm giao hàng (critical point) chính là điểm nằm trên lan can tàu tại
cảng gởi hàng. Nói một cách khác thì người bán phải giao và người mua
phải nhận hàng tại lan can tàu tại cảng gửi hàng. Rủi ro và chi phí chuyển
giao giữa người mua và người bán được thực hiện tại lan can tàu.

Đối với hàng rời, hàng hóa được kiểm tra, kiểm đếm, thông quan ngay khi
giao cho người chuyên chở tại lan can tàu. Việc giao hàng tại lan can tàu phù
hợp với hàng rời, và đó là buôn bán truyền thống. Người chuyên chở và
người nhập khẩu cùng nhận hàng hóa từ người xuất khẩu tại lan can tàu,
người XK khi giao hàng cho người chuyên chở tại lan can tàu thì đồng thời
giao hàng cho người nhập khẩu,

Khi giao hàng bằng container, người XK không thể thực hiện việc giao hàng
tại lan can tàu được vì các container rất lớn (20-30 tấn hàng, tùy theo mỗi
lọai container) nên không thể thực hiện ngay được việc kiểm tra, kiểm đếm,
thông quan tại cầu tàu. Chỉ cần dỡ hàng hóa từ một container ra để kiểm tra
sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động tại Cảng dỡ hàng. Do vậy các container
hàng hóa phải được giao cho ngừơi chuyên chở tại các bãi để container-CY
(container yard) hay các trạm giao hàng lẻ-CFS (container freight station) ở
trên bờ, việc kiểm tra, kiểm đếm, thông quan được thực hiện tại đó.

Theo FOB, ngừơi XK có nghĩa vụ phải giao hàng cho người NK tại lan can
cầu tàu, nhưng khi giao container, người XK phải giao tại CY, CFS. Mâu
thuẩn này ở đây là dù đã giao hàng cho người chuyên chở, nhưng ngừơi XK
vẫn chưa giao được hàng cho người NK. Trách nhiệm về hàng hóa trong thời
gian container tại CY, CFS cũng như đọan vận chuyển từ CY, CFS ra tới
cảng cho đến khi container được xếp lên tàu vẫn thuộc người XK dù họ đã
giao container cho người chuyên chở. Mong muốn của người XK là sớm
được hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người NK. Mặc khác, theo hợp
đồng FOB, người XK phải thanh toán bằng vận đơn đã xếp hàng, nhưng

10
container hàng lại được giao ở trên bờ (CY, CFS) vì thế người XK chỉ được
người vận chuyển cấp vận đơn nhận để xếp, do đó người XK không thanh
toán được tiền hàng . Như vậy điều kiện FOB không phù hợp với vận tải
container, mà chỉ phù hợp với việc buôn bán hàng rời. Để khắc phục tình
trạng trên, cần sử dụng điều kiện FCA (free carrier) thay thế trong điều kiện
FOB khi chuyên chở hàng hóa bằng container.

Theo FCA, người XK chỉ phải giao hàng cho người chuyên chở. Việc giao
hàng có thể thực hiện tại lan can tàu, tức là xếp lên tàu, hay cũng có thể giao
trên bờ mà chưa xếp hàng lên tàu. Điều kiện FCA hoàn toàn phù hợp với vận
tải container, vì theo hợp đồng mua bán FCA, người XK có thể giao hàng
cho người NK ở trên bờ và khi giao container, người bán cũng giao
container cho ngừơi chuyên chở ở trên bờ, có nghĩa là khi giao container
hàng cho người chuyên chở tại CY, CFS người XK cũng đồng thời giao
hàng cho người NK. Và điểm giao hàng giữa người XK và người NK hoàn
toàn phù hợp với điểm giao hàng giữa người XK với người chuyên chở, điều
mà hàng hải và thương mại luôn luôn hướng tới.

Một vấn đề khác cũng được giải quyết là điều kiện FCA không đòi hỏi người
XK phải thanh toán bằng vận đơn đã xếp hàng , vì thế người XK có thể
thanh toán bằng vận đơn nhận để xếp, nên khi đã hoàn thành được việc giao
container cho người chuyên chở tại CY,CFS, người XK có thể thanh toán
được tiền hàng ở Ngân hàng không cần chờ đến khi container được xếp lên
tàu, do vậy tiết kiệm được thời gian để thanh toán tiền- hàng.

Vấn đề thực ra cũng không có gì phức tạp, nhưng có lẽ cũng do thói quen,
nên các thương nhân vẫn dùng FOB khi vận chuyển hàng hóa bằng
container. Rất đơn giản thay vì dùng FOB, chúng ta hãy dùng FCA.

11
Lâu nay chúng ta giao hàng cà phê XK có thói quen dùng phương thức FOB
trong ký kết hợp đồng XK khi vận chuyển hàng hóa cà phê bằng container.
Phương thức này nhà XK phải thanh toán bằng vận đơn đã xếp hàng, trong
khi container lại được giao ở trên bờ (CY, CFS), vì vậy nhà XK chỉ được vận
chuyển cấp vận đơn nhận để xếp, do đó nhà XK không thanh toán được tiền
hàng. Điều kiện FOB hiện không còn phù hợp với vận tải container, chỉ còn
phù hợp với việc buôn bán hàng rời. Cần sử dụng điều kiện FCA (free
carrier) thay thế cho điều kiện FOB khi chuyên chở hàng hóa bằng container.
Để phù hợp với thực tiễn trong giao nhận hàng XK hiện tại, các DN nên
thống nhất khi giao hàng cà phê XK bằng container nên dùng điều kiện FCA
thay vì dùng FOB, nhà XK có thể giao hàng cho nhà nhập khẩu ở trên bờ,
khi đó người bán cũng giao container cho người chuyên chở trên bờ và khi
giao container cho người chuyên chở tại các bãi để container ( CY ) hoặc các
trạm giao hàng lẻ ( CFS ), nhà XK đồng thời giao hàng cho người nhập
khẩu, nên nhà XK có thể thanh toán bằng vận đơn nhận để xếp. Vì vậy, khi
hoàn thành việc giao container cho người chuyên chở tại CY, CFS, nhà XK
có thể thanh toán được tiền hàng ở ngân hàng mà không cần chờ đến khi
container được xếp lên tàu, không bị ứ đọng vốn.

Tại Việt Nam, giao hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (Free On Board)
đã được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng từ lâu. Theo điều kiện FOB,
nhà xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng cho nhà nhập khẩu tại lan can tàu và
hết trách nhiệm của mình.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu các doanh nghiệp đang áp dụng phương
thức giao hàng FOB xuất các lô hàng nhỏ thay vì trong các container như
hiện nay.
Tổng giám đốc Inexim Dak Lak, phân tích các doanh nghiệp xuất khẩu
không thể tự “vác” các container giao cho nhà nhập khẩu tại lan can tàu. Và
không ai có thể kiểm tra container ngay tại cầu tàu trước khi đưa qua lan can
tàu, bởi lẽ chỉ cần dỡ một container ra kiểm tra sẽ làm ách tắc cả cầu tàu.

Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu phải giao cho người chuyên chở tại các
bãi để container (gọi là CY- Container Yard) hay các trạm giao hàng lẻ (gọi
là CFS- Container Freight Station) ở trên bờ. Việc kiểm tra, kiểm đếm giữa

12
hai bên và cả việc thông quan của cơ quan hải quan đều diễn ra ở CY hay
CFS. Và đây mới chính là “lan can tàu” theo đúng nghĩa của hàng đóng
container.

Hạn chế của FOB là từ lúc giao container cho người chuyên chở tại CY cho
tới lúc nhận được vận đơn của hãng tàu phải mất 5 đến 7 ngày. Mùa xuất
khẩu cao điểm phải chờ trên 10 ngày, có khi còn lâu hơn.

Đây chính là thiệt hại cho doanh nghiệp vì hàng đã giao cho nhà nhập khẩu
nhưng chưa thể lấy được tiền. Trong khi kinh doanh xuất khẩu nhiều doanh
nghiệp phải vay ngân hàng ngay khi ký được hợp đồng, trễ nhận tiền ngày
nào là chịu lãi ngày đó.

Trên thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế, nhiều nước đã áp dụng phương
thức FCA (Free Carrier) cho giao nhận container. Với FCA, nhà xuất khẩu
chỉ phải giao container hàng cho người chuyên chở của nhà nhập khẩu ở trên
bờ, và chỉ cần nhận vận đơn của nhà chuyên chở container trên bờ là có thể
thực hiện thanh toán với nhà nhập khẩu, thay vì phải đợi vận đơn của hãng
tàu.

Như vậy việc áp dụng FCA không chỉ trả về đúng bản chất của giao hàng
bằng container, mà còn có lợi trong thanh toán cho nhà xuất khẩu, tránh
những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đưa container từ bãi lên trên tàu.
Hơn nữa nếu ký hợp đồng mua bán theo phương thức giao nhận FCA, nhà
xuất khẩu Việt Nam còn không phải chịu phí xếp dỡ container (THC) mà các
hãng tàu đang thu ở Việt Nam

Tuy nhiên theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, việc áp dụng FCA thay cho
FOB sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là thói quen ký theo giá FOB đã ăn sâu vào
tiềm thức của nhiều doanh nghiệp trong nước, thay đổi FOB sang FCA có
nghĩa phải thay đổi lại nhiều điều kiện đã cam kết với nhà nhập khẩu.
Trước đây, việc các hãng tàu miễn cưỡng chấp nhận thanh toán THC có thể
giải thích tại sao các bên của hợp đồng vẫn tiếp tục sử dụng điều kiện FOB .
Tuy nhiên, các hãng tàu đã từng đàm phán chuyện thu phí THC, và các
doanh nghiệp Việt Nam đòi phải không thu trước ngày 1-1-2008, nhưng cuối
cùng các hãng tàu vẫn thu được. Vậy thì tại sao chúng ta không đoàn kết để
thực hiện FCA.

13
Tuy nhiên họ vẫn cho rằng vẫn có thể áp dụng FCA nếu có sự đoàn kết của
các doanh nghiệp trong từng hiệp hội và cả cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam, và phải có người đứng ra khởi xướng.

Hiện nay, Vicofa đang kêu gọi các nhà xuất khẩu cà phê, là hội viên, thống
nhất cùng nhau trong việc thương lượng với các nhà nhập khẩu để chuyển
sang ký hợp đồng xuất khẩu theo phương thức giao nhận FCA.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thể bán và giao hàng theo phương thức
FCA nếu thỏa mãn được ba yếu tố là thế mạnh của doanh nghiệp xuất khẩu,
của ngành hàng, kỹ năng đàm phán và cuối cùng là sự đoàn kết của các
doanh nghiệp trong cùng ngành hàng.

Như vậy, việc áp dụng FCA chỉ là vấn đề thời gian đối với các doanh nghiệp
Việt Nam.

14
• Đồng Thị Trúc My
• Trương Trần Xuân Nhã
• Mạc Anh Thư
• Nguyễn Thị Thùy Trang
• Nguyễn Hữu Vinh

15

You might also like