You are on page 1of 3

Sưu tầm trên Internet Nguyễn Văn Tiếng

Thế nào là Quy tắc 70%

Jeffrey Babener

Những ai là nhà phân phối KDTM chắc hẳn sẽ không thể làm việc bên ngoài"
quy tắc 70% ". Họ nhìn thấy nó trong các hợp đồng, chính sách và thủ tục của
nhà phân phối. Điều khoản trên được đề cập trên những đơn đặt hàng sản
phẩm của họ.

Các cơ quan chính quyền và Phòng quản lý Kinh doanh, cũng như những hiệp
hội thương mại và cơ quan báo chí phục vụ người tiêu dùng đều từng đề cập đến quy tắc 70 %.

Vậy quy tắc 70 % này là gì và tại sao nó lại phổ biến như vậy? Những công ty và các nhà phân phối
cần phải biết gì về lịch sử của nó và cách áp dụng quy tắc đó trong giai đoạn hiện nay?

Tóm lược về Quy tắc 70 %

Nói tóm tắt, quy tắc 70 % sẽ được tìm thấy trong các hợp đồng nhà phân phối hoặc chính sách và
thủ tục của đa số các công ty KDTM hàng đầu. Mục đích dụng ý của quy tắc này là để ngăn ngừa
việc nhà phân phối mua hàng tích trữ với số lượng quá lớn hoặc bất hợp lý. Đại để là, quy tắc yêu
cầu rằng những nhà phân phối chỉ được phép đặt những đơn hàng mới khi họ đã tự mình bán ra ít
nhất 70 % hàng tồn trữ của đơn hàng cũ được mua trước đó. Điểm mấu chốt là nhà phân phối không
nên tiếp tục đặt hàng trừ phi đơn hàng trước đã được chuyển giao hết cho người tiêu dùng cuối
cùng.

Quy tắc 70 %

Quy tắc đó không phải do thượng đế ban hành, mà nó là sản phẩm của đạo đức kinh doanh. Nó
không được quy định trên Thiên đàng. Quy tắc này là một quy tắc thiêng liêng đến mức mà những
công ty và nhà phân phối được cổ suý tin tưởng rằng nó đã tồn tại từ thời đại bán hàng trực tiếp còn
diễn ra giữa hai người. Thật ra, quy tắc này không rơi xuống từ thiên đàng, cũng không phải là được
khắc bằng a-xít trên đá cổ, và nó thậm chí cũng không đến với chúng ta qua con đường luật pháp
nhà nước. Quy tắc 70 % giành được sự công nhận trong một trường hợp án lệ hành chính của FTC
(cơ quan bảo vệ người tiêu dùng) liên quan đến Amway. Vào khoảng 1975, Amway bị FTC Hoa Kỳ
truy vấn vì tội vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của FTC. Sau nhiều năm kiện tụng, vào 1979,
Amway thắng kiện và phương pháp tiếp thị của công ty này vẫn được bảo toàn là một cơ hội kinh
doanh hợp pháp đối nghịch với một sơ đồ hình tháp bất hợp pháp.

Trong quyết định công nhận chương trình kinh doanh của Amway đã có chỉ ra ba đặc tính tốt như
thế này:

1. Mười chính sách khách hàng bán lẻ yêu cầu doanh số thực phải là bán cho những khách hàng
mua lẻ

2. Quy tắc 70 % yêu cầu những nhà phân phối phải bán được 70 % sản phẩm đã mua trước đó trước
khi đặt đơn hàng mới,
Sưu tầm trên Internet Nguyễn Văn Tiếng

3. Chính sách trả lại hàng dành cho hàng tồn của những nhà phân phối đã chấm dứt hợp đồng.

Trong nhiều năm liền, những chính sách này của Amway và Án lệ FTC - Amway đã được trích dẫn
hết lần này đến lần khác như “bùa hộ mệnh" Amway. Những công ty nào muốn đặt mình dưới
"chiếc Ô bảo vệ hợp pháp " của quyết định Amway nói chung thường viện đến"bùa hộ mệnh
Amway " mà trong số đó quy tắc 70 % đã được chấp nhận rộng rãi trong ngành bán hàng trực tiếp.

Chín người mười ý

Tuy nghe có vẻ quá đơn giản, nhưng thực tế qua nhiều năm, quy tắc 70 % lại biến trướng nhiều
nghĩa với những đối tượng khác nhau. Những cách giải thích khác nhau này dẫn tới sự mâu thuẫn
trong cả các chính sách của chính quyền lẫn những quyết định của Toà Án. Tình trạng mâu thuẫn
đó đã không được giải quyết trong một thời gian dài, và vì thế, hết lần này đến lần khác, những
công ty KDTM phải tự tìm lấy cách giải thích, phụ thuộc vào ai là người quyết định, sẽ xét quy tắc
này trong vùng xám hoặc với một đám mây trên đầu của họ.

Ví dụ, vài luật sư giải thích rằng quy tắc 70 % yêu cầu rằng những nhà phân phối bán được ít nhất
70 % số lượng hàng tồn trữ chỉ cho “những khách hàng lẻ hoàn toàn không tham gia mạng lưới”
trước khi đặt mua hàng mới. Cách giải thích này thì khá cứng nhắc và mâu thuẫn với định nghĩa mà
đa số các công ty KDTM tiêu biểu, vốn nhìn nhận rằng rằng thành phần cá nhân nhà phân phối sử
dụng là nhân tố quan trọng trong doanh số bán hàng của họ. Vì vậy, đa số các công ty hàng đầu đều
đưa ra quy định rằng quy tắc 70 % yêu cầu những nhà phân phối chưa được đặt mua hàng mới cho
đến khi nào họ bán được hoặc cá nhân họ sử dụng hết ít nhất 70% trong đơn hàng đã mua trước đó.
Vài công ty đưa ra quy tắc 70 % chi tiết đến mức quy định " 70 % doanh số bán " có nghĩa là số sản
phẩm đã được bán bao gồm cho người không tham gia mạng lưới, cho cá nhân hoặc gia đình nhà
phân phối sử dụng hoặc sản phẩm được nhà phân phối tặng dùng để làm mẫu hoặc chứng minh tác
dụng.

Một khi quy tắc 70 % không phải là một quy chế, mà chỉ đơn thuần là một khái niệm được những
quan toà xem xét và định liệu, thì liệu có phải đó là quy tắc 70 % chuẩn hay chưa? Nhất là quy tắc
này vốn thường là kết quả của việc lý giải cho một trường hợp riêng lẻ.

Nói cho đầy đủ hơn, đa số các chuyên gia có kiến thức về KDTM chấp nhận khái niệm của quy tắc
70 % như một quy tắc yêu cầu rằng những nhà phân phối có thể bán cho người khác hoặc sử dụng
sản phẩm được mua trước đó cho mục đích cá nhân hoặc gia đình mình. Nếu bạn lưu ý, chính sách
này chính là cơ sở để ngăn ngừa việc mua hàng để tích trữ, hoặc bán hàng tồn trữ với những số
lượng bất hợp lý về phương diện thương mại, thì cách lý giải này là một cách lý giải rất công bằng.

Quy định bắt buộc cho quy tắc 70%.

Các công ty áp dụng quy tắc 70% theo đủ mọi kiểu khác nhau. Vài công ty yêu cầu hoá đơn bán
hàng. Vài công ty khác đơn thuần chỉ đặt ra một cam kết trong các quy tắc và quy định của chính
sách công ty. Nhiều công ty lại đòi hỏi các nhà phân phối xác nhận vào những đơn đặt hàng sản
phẩm hoặc tại thời điểm đặt hàng rằng họ ưng thuận làm theo quy tắc 70% của công ty. Tuy nhiên
với một số công ty lại quy định theo sắc lệnh thoả thuận với các cơ quan hành pháp của chính quyền
nhằm cam kết theo dõi sát sao việc những nhà phân phối thực thi quy tắc 70%, cũng như kiểm tra
lại với những khách hàng mua sản phẩm của họ. Một lần nữa, vì quy tắc này không được tìm thấy
trong một quy chế rõ ràng, nên nó không nhất thiết là đúng hay sai. Có lẽ việc cấp giấy chứng nhận
vào lúc đặt đơn hàng sẽ là rõ ràng nhất cho tất cả các bên
Sưu tầm trên Internet Nguyễn Văn Tiếng

Loại ra những kẻ đầu cơ

Quy tắc 70% hoàn toàn khớp với những chính sách khác để ngăn ngừa hành vi mua hàng tích trữ.
Có lẽ không có hành vi nào khiến cho ngành KDTM xấu đi hơn tình trạng những công ty đã cho
phép các nhà phân phối của họ được tích trữ hàng đống sản phẩm không cần thiết để đủ tiêu chuẩn
xếp hạng vào vị trí cao hơn trong một kế hoạch trả thưởng.

Quy tắc 70% rất hiệu quả để nhằm điều chỉnh lại tính nghiêm túc trong việc đặt hàng.

Tuy nhiên, vào những giai đoạn đầu, những công ty chân chính sẽ phải xem xét nghiêm ngặt việc
giới hạn số lượng mua hàng tối đa trong thời gian 30 ngày đầu tiên và sau đó. Một chính sách cho
phép số lượng tối đa trong việc mua hàng là một chính sách tốt và nhiều công ty đã đưa ra những
chính sách ngầm để xác minh những nhà phân phối nào đặt mua hàng để dự trữ với số lượng lớn
chứng thực được rằng họ có một thị trường tiêu thụ thật sự cho những hàng hoá họ đã mua. Cách
thăm dò này có lợi cho cả ngành KDTM, cho khách hàng lẫn các công ty.

Quy tắc 70 % là một Chính sách đúng đắn.

Như vậy, nếu lần sau bạn nghe một ai đó đề cập đến quy tắc 70 %, bạn có thể đặt nó trong bối cảnh
phù hợp. Nó không phải là quy tắc do Thượng đế ban hành, mà là sản phẩm của đạo đức kinh
doanh. Rõ ràng, nó không có một chỗ trong công ty mà đang bán những dịch vụ, mà cho những
công ty đang bán cho sản phẩm dự trữ. Quy tắc 70 % có lợi cho cả ngành KDTM và công chúng.

You might also like