You are on page 1of 3

Sưu tầm trên Internet Nguyễn Văn Tiếng

Làm thế nào để không rơi vào “cái bẫy quản lý”?

Rất có thể, yếu tố hay dẫn đến thất bại trong kinh doanh mạng nhất là do ta cho rằng ta phải quản lý
những nhà phân phối đứng dưới ta. Đây là một tình huống điển hình: những thành viên mới trong
1-2 tháng đầu thường tuyển dụng 10 -15 người quen của mình, sau đó họ dồn hết thời gian vào việc
cố làm cho những người đó thành công. Chúng tôi gọi hiện tượng này là “cái bẫy quản lý”. Chúng
tôi muốn nhấn mạnh ngay rằng: có một sự khác biệt lớn giữa quản lý và hỗ trợ các tầng dưới trong
mạng. Khi cố tỏ vẻ là người đỡ đầu cho các tầng dưới, những người mới gia nhập kinh doanh mạng
thường phải bỏ nhiều thời gian một cách không cân xứng cho một nhánh nào đó và làm ảnh hưởng
đến công việc chung. Và họ vấp phải 2 vấn đề khá nghiêm trọng nảy sinh từ “cái bẫy quản lý”.
Thứ nhất, nó tạo ra những nhà phân phối yếu kém và thiếu nhuệ khí, bởi vì có ai đó làm hộ phần
việc của họ.
Thứ hai, khi chỉ lo cho người khác, những nhà phân phối này sẽ mất thời gian quý báu của mình
mà nhẽ ra họ có thể dùng để tuyển dụng những nhà phân phối mới và tuyên truyền lối kinh doanh
mạng.
Bạn hãy nhớ rằng: quá trình đỡ đầu liên tục các thành viên mới tạo ra sức sống cho lối kinh doanh
này. Nếu bạn ngưng tuyển dụng sẽ dẫn đến việc đánh mất nền tảng của nó. Và tệ hại hơn nữa là các
nhà phân phối dưới bạn cũng sẽ theo gương bạn mà bỏ công việc chính và chỉ lo quản lý các thành
viên cấp dưới, bởi công việc này được xấy dựng trên tấm gương của chính bạn. Mặt khác, sự hỗ trợ
của tổ chức chính là một phần tạo nên cái gọi là phương pháp đồng đội vốn là đặc điểm của kinh
doanh mạng. Nó bao gồm việc giúp đỡ các cộng sự đứng dưới trong rút ngắn khoảng cách với các
khách hàng quan trọng nhất, động viên họ khi họ chán nản. Ở đây chúng tôi sẽ phân tích sự khác
nhau giữa việc tạo ra tính phụ thuộc trong mạng lưới và việc hỗ trợ cho tính tự lập.
Đỡ đầu các thành viên trong gia đình và tổ chức công việc cho họ
Sau khi tuyển bố mình vào mạng lưới, Mark gặp phải một số vấn đề khá nghiêm trọng:
“… Đó là lần đầu tiên tôi rơi vào “cái bẫy quản lý” này, nghĩa là quản lý một hàng dưới tôi. Và tôi
muốn giúp bạn tránh được cạm bẫy xảo quyệt này bởi nó có thể làm mất hiệu quả công việc của bạn
và rất hay dẫn đến thất bại. Chính bố mẹ chúng ta, anh chị em chúng ta là những người hay kéo ta
vào cạm bẫy này nhất… Tôi đã bỏ ra 4 tháng để cố giúp bố tôi xây dựng mạng lưới của ông. Khó
khăn chính là ở chỗ tất cả các cộng sự của bố tôi đều xem tôi như thủ lĩnh, bởi vì tôi làm hộ hết mọi
việc cho bố. Nhưng cái hại không chỉ có vậy. Cả nhóm còn lại của tôi đều phải chịu hậu quả vì tôi
không thể hỗ trợ họ. 4 tháng mà tôi bỏ ra để hướng dẫn bố tôi và nhóm của ông chính là thời gian
kém hiệu quả nhât trong cả sự nghiệp kinh doanh mạng của tôi. (Cái lợi duy nhất mà tôi rút ra được
ở đây chính là tôi đã nhận thấy việc làm bảo mẫu cho một nhánh nào đó trong mạng là sai lần ghê
gớm thế nào, và tôi đã đưa ngay kiến thức này vào quá trình đào tạo những thành viên mới của
mình để họ khỏi lặp lại những sai lầm của tôi). Ngay sau khi tôi ngừng giúp bố, tất cả những gì tôi
tạo dựng cho ông đều sụp đổ. Bố tôi rất buồn vì ông không biết làm sao để hướng dẫn những cộng
sự của mình, và họ cũng không coi ông là thủ lĩnh. Song, điều đáng buồn nhất là bố tôi thật sự có
năng lực rất lớn đế đạt được thành công trong kinh doanh mạng, điều có thể giúp ông xây dựng
được một công ty tầm cỡ quốc tế và điều hành nó một cách thành công. Song tôi đã chính tay mình
phá vỡ cơ hội đó. Bạn có thấy không, tôi rất yêu ông và muốn giúp ông thành công, nhưng kết quả
là tôi lại biến một con người mạnh mẽ thành một người yếu đuối.
Sưu tầm trên Internet Nguyễn Văn Tiếng

Sau đó tôi quyết định lao vào xây dựng hệ thống cho em gái tôi. Tôi tuyển dụng những người
trưởng nhóm trong mạng lưới của cô ấy, đào tạo họ và hỗ trợ họ. Lại một lần nữa tôi thấy mình là
nạn nhân của vai trò quản lý. Trong khi đó thì những người trong hệ thống của tôi trên khắp các
miền đất nước rất thất vọng vì ít liên lạc được với tôi, vì tôi bận ngập đầu vào việc quản lý các
nhóm của gia đình tôi.
Tóm lại, tôi đã phí thời gian 8 tháng trời vô ích để xây dựng mạng lưới cho bố và em gai. Chỉ trong
một năm, cả hai người cùng bỏ công việc đó, còn những người trong mạng lưới của họ thì hoặc bỏ
kinh daonh mạng, hoặc trở thành những người mua hàng sỉ. Tôi đã mất rất nhiều thời gian vô bổ và
tệ hơn nữa là dù tôi cố gắng làm cho người thân của mình tất cả những gì trong khả năng tôi, song
tôi lại không cho họ cơ hội thể hiện bản lĩnh thủ lĩnh của họ.
Đúng ra tôi chỉ nên bỏ cho bố và em gái mỗi người một tuần để huấn luyện. Sau đó thì họ đã có thể
tự xây dựng được mạng lưới của mình.
...Nếu bạn cảm thấy bơ vơ trong kinh doanh mạng khi không có người thân bên cạnh hỗ trợ thì có
những cách đúng đắn hơn nhiều so với việc lôi kéo họ đến với công việc này và làm hộ họ hết mọi
việc. Nếu chúng ta muốn thay đổi người khác, trước tiên chúng ta phải thay đổi mình, thái độ của
mình, và lúc đó thì những người xung quanh ta tự nhiên cũng sẽ thay đổi”.
Không thể phủ nhận một sự thật là khả năng đạt được điều gì đó của chúng ta chỉ phụ thuộc một
phần vào yếu tố di truyền, sự may mắn và hoàn cảnh, song quan trọng hơn cả là lòng tin của chúng
ta vào việc chúng ta có thể làm được.
Phức cảm Cứu thế
"Phức cảm Cứu thế" rất giống với “cái bẫy quản lý”, song có chiều hướng thiên về “cứu”. Chúng ta
rất hay cố gắng cứu rỗi khi thì cả thế giới, lúc lại số nguời chúng ta đỡ đầu. Nhưng thực tế hết lần
này đến lần khác đã cho ta thấy rằng điều đó hoàn toàn vô ích. Cái trớ trêu là ở chỗ những nhà phân
phối chiếm ít công sức của chúng ta nhất sau này lại là những người thành công nhất. Bài học rút ra
là: Những nhà phân phối cần ta giúp nhiều hơn sẽ thành công muộn hơn và ngược lại, những người
tự lập tự chủ sẽ là những người gặt hái thành công trước nhất.
Mark hồi tưởng: "Tôi có cảm giác lòng tự ái bị tổn thương khi Denis lần đầu tiên không hề yêu cầu
tôi giúp đỡ trong suốt cả tháng. Nhưng khi tôi thức tỉnh khỏi ý nghĩ “muốn làm người hữu dụng”,
tôi chợt phát hiện ra một cách tâm phục khẩu phục rằng cậu ấy đã vượt tôi. Chỉ có trong kinh doanh
mạng mới có chuyện người đứng dưới bạn lại đạt đến cấp hoa hồng cao nhất trong Marketing plan
trước bạn và điều đó rất hay”.
Những thành viên mới hay kêu ca, rên rỉ và than phiền thường chỉ sau vài tháng là bỏ kinh doanh
mạng. Còn những triệu phú tương lai chính là những người gần như luôn tự mình làm hết mọi việc.
Hãy nhớ là nếu những thành viên mới tham gia kinh doanh mạng sau khi kết thúc khoá huấn luyện
và bắt tay vào việc mà không gọi điện cho bạn hàng ngày để nhờ bạn làm hộ cho họ tất cả mọi việc,
bạn không cần phải tự ái. Bạn cần phải vui là khác! Điều gì làm cho công việc kinh doanh này của
chúng ta lớn lao hơn bất cứ một công việc truyền thống nào? Chính là việc năng suất làm việc của
chúng ta luôn luôn được đãi ngộ xứng đáng! Nếu những cộng sự mới muốn làm ra nhiều tiền hơn
một người đứng trên, anh ta chỉ cần làm việc năng suất hơn, tức là tìm được nhiều nhà phân phối và
khách hàng hơn để họ phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Đó chính là điều mà chúng ta thích nhất
trong kinh doanh mạng. Trên thực tế, chúng ta không bao giờ bị mất các nhóm phân phối đứng
dưới, nhưng những người đứng đầu các nhóm dưới vẫn có thể vượt ta về thu nhập. Và một số
người đã làm được điều đó, đặc biệt là khi chúng ta quá bận bịu với việc tạo ra hình tượng cho công
việc của ta qua các bài báo và thông cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, bài giảng ở các
trường đại học, các câu lạc bộ và các tổ chức khác nhau và cả viết sách nữa. Chúng ta hầu như
không tuyển dụng tích cực như trong những năm đầu kinh doanh mạng, bởi vì chúng ta dành tự do
có được cho mục đích khác. Do chúng ta thường xuyên bận đi đây đi đó nên một số người chủ chốt
Sưu tầm trên Internet Nguyễn Văn Tiếng

trong các nhóm dưới ta, ngay cả những người mới làm kinh doanh mạng chỉ bằng nửa thời gian của
chúng ta cũng đã có nhiều tiền hơn chúng ta. Tại sao vậy? Bởi vì họ tiếp tục tuyển dụng không
ngừng, mà đó phương pháp chính để tăng thu nhập. Song cũng có một số đông những người xứng
đáng có thu nhập lớn nhưng lại không có được bởi họ bị lún vào “cái bẫy quản lý” và “phức cảm
Cứu thế”.
Để đạt được thành công, trước hết cần phải có lòng tin, cần phải biết hình dung được kết quả và có
được những cảm xúc tương ứng rất lâu trước khi điều đó thật sự xảy ra. Không cần thiết phải dùng
phương pháp quản lý. Tất cả những gì chúng ta cần làm với tư cách một người đứng đầu là cung
cấp cho các cộng sự mới đứng dưới ta một chiến lược dễ áp dụng và tạo điều kiện cho họ tự xây đắp
thành công của mình.

You might also like