You are on page 1of 3

Lập trình gia công phay trong ProE 2.

0
Bài viết này mình trình bày những trình tự cơ bản khi tiến hành lập trình phay trong ProE

1. Đưa sản phẩm cần gia công vào môi trường gia công
Khi lập trình trong ProE ta không ngồi viết các câu lệnh thủ công mà chủ yếu là chọn các bề
mặt cần gia công để ProE xuất các câu lệnh đó cho ta..Vì vậy nếu không đưa sản phẩm vào thì
lấy mặt đâu để chọn ! Bạn có 2 cách để đưa chi tiết cần gia công vào ProE đó là vẽ trực tiếp
hoặc nhập những chi tiết đã vẽ từ trước vào (file .prt hoặc .igs)
2. Chọn phôi cho quá trình gia công
Bạn cũng có 2 cách để thiết lập phôi cho quá trình gia công : vẽ trực tiếp (chi tiết và phôi đơn
giản) hoặc nhập phôi đã được vẽ sẵn từ trước vào (ví dụ phôi ở dạng đúc sẵn, có hình dáng
phức tạp gần giống với chi tiết cần gia công).Thật ra bạn không cần đưa phôi vào vẫn có thể
tiến hành lập trình được, nhưng việc đưa phôi vào cũng chẳng mất thời gian bao lâu mà nó lại
giúp bạn chủ động hơn trong lúc lập trình nên đây là một việc nên làm.
3. Thiết lập các thông số công nghệ khác

Ở bước này, bạn đi chọn các thông số sau


Máy để gia công : tùy vào mức độ phức tạp bạn có thể chọn máy phay (3, 4, 5 trục),
máy tiện, tiện – phay, hay EDM.
Đồ gá : để cố định chi tiết.Bạn có thể bỏ qua bước này
Chuẩn : để ProE xác định được vị trí phôi và chi tiết khi lập trình.Bạn chú ý bước này :
trong môi trường Part trục Z hướng ra khỏi màn hình nhưng trong môi trường Gia công, trục
Z hướng lên.Nếu bạn nào muốn chọn hệ trục của ProE để làm chuẩn cần phân biệt 2 hệ trục
này (tốt nhất là chọn trên Model Tree)
Mặt phẳng lùi dao (retract) : là mặt phẳng dao lùi về khi kết thúc gia công.Thiết lập này
chung cho toàn bộ quá trình gia công.Nếu muốn thay đổi, bạn có thể chọn riêng mặt retract
này trong từng bước gia công.
Dao cụ : bạn có thể chọn quá trình lập trình các bước gia công.
4. Lập trình các bước gia công, xây dựng đường chạy dao
Đây là bước quan trọng nhất và khó nhất trong khi lập trình gia công với ProE.Mình
nói khó là vì nó đòi hỏi rất nhiều kiến thức công nghệ của người lập trình.Trong ProE có 14
phương pháp phay với vô số các kiểu chạy dao và các yếu tố khác.Người lập trình phải biết
với chi tiết đó cần phải dùng dao phay gì, phương pháp phay nào, kiểu chạy dao làm sao…rồi
thông báo điều đó cho ProE biết chứ nó khôn đến mức tự chọn cách chạy dao cho mình đâu
(à, mà có chứ - nó cho mình kiểu default của nó, nhưng mà gãy dao thì nó không chịu trách
nhiệm cho mình !).
Bước tiếp theo là bạn phải cho ProE biết chế độ cắt khi gia công (tốc độ trục chính,
bước tiến, chiều sâu cắt…).Các bạn quan sát 2 hình bên dưới : để gia công được, ProE chỉ cần
bạn cho nó biết chừng 10 thông số thôi, nhưng để tối ưu hóa đường chạy dao, bạn cần gấp 3
lần số đó.
Nói tóm lại, ProE chỉ giúp bạn việc xuất chương trình gia công thôi, còn mọi cái còn
lại bạn phải làm tất.Đừng nghĩ rằng có ProE rồi thì có quyền quên những môn cơ sở như
Nguyên lý cắt kim loại, công nghệ chế tạo máy nhé

5. Mô phỏng chương trình gia công


Đây là bước được mong đợi nhất của quá trình gia công (không biết mấy bạn sao chứ
khi mình mới học gia công, khoái nhất là nhình con dao nó ngoáy ngoáy trên màn hình).Để
mô phỏng bạn có thể dùng NC_check có sẵn trong ProE hoặc VeriCUT (lựa chọn cài đặt nó
khi bạn cài ProE). VeriCUT thì mô phỏng trơn mượt đẹp hơn nc_check của ProE nhưng mất
thời gian hơn.Tuy nhiên nếu đã quen với việc lập trình thì mình khuyên các bạn không nên
dùng 2 cách trên vì nó chỉ cho mình coi đại khái quá trình gia công như thế nào thôi, chứ
không cho biết chính xác đường chạy dao và vị trí dao tại mỗi thời điểm (mấy cái này rất quan
trọng).Để có được những thông số này, bạn mô phỏng kiểu Screen Play (hình bên phải)
6. Tạo dữ liệu đường chạy dao và xuất chương trình gia công
Sau khi tạo dữ liệu đường chạy dao (cutter location – CL) bạn có thể mô phỏng toàn bộ
quá trình gia công nhưng dữ liệu này chỉ có ProE mới hiểu được (file có dạng .ncl).Để gia
công được trên máy CNC, bạn phải tiến hành công việc cuối cùng là biên dịch file CL Data ra
file chứa các câu lệnh có thể đọc và hiểu được (có dạng .tap).Đến đây, việc lập trình gia công
trên ProE xem như hoàn tất.

Tất nhiên đây là những bước cơ bản thôi.Khi bạn đã thành thạo việc lập trình bạn còn
nhiều cách khác nữa, những đường ngang, ngõ tắt … sẽ giúp bạn lập trình nhanh chóng và
hiệu quả hơn.
Giữa ProE 2.0 và ProE 3.0 có những khác biệt về giao diện trong môi trường gia công
(tính năng thì mình chưa khảo sát nên chưa dám nói).Theo nhận xét của mình ProE 3.0 giao
diện đẹp hơn, trực quan hơn.Ví dụ ở ProE 3.0 dao cụ được vẽ đẹp hơn, dễ hình dung hơn (các
bạn coi hình bên dưới)

You might also like