You are on page 1of 8

Kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm

Cua biển phân bố nhiều ở vùng biển nước ta, trong đó là cua xanh
có tên khoa học là Scylla serrata (Forskal) là loài có kích thước
tương đối lớn, có giá trị kinh tế cao...
1. Đặc Điểm sinh học của cua biển :
Cua biển phân bố nhiều ở vùng biển nước ta, trong đó là cua xanh
có tên khoa học là Scylla serrata (Forskal) là loài có kích thước
tương đối lớn, có giá trị kinh tế cao.
Cua biển Tính ăn :
Cua biển là loài ăn tạp nghiên về động vật. Giai đoạn ấu trùng
thức ăn là những loài động vật phù du (luân trùng, moina, artemia…). Giai đoạn từ cua con đến cua
trưởng thành thức ăn là cá, ốc, tép tươi sống.
Sinh trưởng :
Từ ấu trùng đến trưởng thành cua phải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi lần lột xác thì thay đổi
về kích thước và hình thái cấu tạo thực thụ của cua.
Ở giai đoạn ấu trùng và cua bột thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn từ : 2-3 ngày hoặc 3-5
ngày. Ở giai đoạn cua trưỏng thành thường lột xác vào chu kỳ của thuỷ triều (đầu con nước).
Điều kiện môi trường sống :
pH :Cua sống vùng nước lợ có độ pH trong khoảng 7.5 – 9.5, thích hợp nhất là 7.5 – 8.2. Tuy
nhiên cua có thể chịu đựng được trong nước có độ pH thấp hơn 6.5
Độ mặn :Cua có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi độ mặn của nước. Cua có thể sống
trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn 33 %0.
Nhiệt độ nước :Cua biển phân bố rất rộng và ở những vùng vĩ tuyến cao cua chịu đựng nhiệt độ
nước thấp tốt. Ở vùng biển phía nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 29 0C.
Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của cua, là một trong nhưng nguyên
nhân gây chết.
Nơi cư trú :Cua thích sống ở nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh, có những vùng bán ngập, có bờ để
đào hang, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác. Vùng rừng ngập mặn cửa sông ven biển có nhiều
cua sinh sống.

2. Kỹ Thuật Nuôi :
Xây dựng ao nuôi :
Ao nuôi cua con thành cua thương phẩm thường có diện tích từ 500m2 đến 5000m2. Đây là hình
thức nuôi thâm canh : thả giống, cho ăn tích cực, chăm sóc quản lý chặt chẽ.
Địa điểm : Ao nuôi cần được xây dựng ở vùng dễ thay nước nhờ vào thuỷ triều để giảm chi phí.
Ở những vùng có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, ít sóng
gió mạnh và dòng chảy lớn. Bờ ao được đắp bằng đất (cũng có thể xây gạch nếu có khả năng đầu
tư), bờ cần được nén kỹ để chóng mội, rò rỉ và sạt lỡ. Chân bờ ao rộng từ 3-4m, chiều cao từ 1.5 đến
2m, cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0.5m. Mỗi ao nuôi nên có hai cống ở hai đầu đối
diện nhau, nếu ao hình chữ nhật thì hai cống sẽ đặt ở hai bờ thuộc chiều rộng. Cống thoát đặt sát
đáy và thông với kênh trong ao. Phía trong ao, cách bờ 2-3m đào một kênh rộng 3-4m bao quanh ao.
Ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0.2-0.3m. Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn
nấp. Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài, có thể dùng lưới mùng loại thưa bao
quanh, đăng tre, ….Đăng chắn phải nghiêng về phía trong ao một góc 600, đăng phải cao từ 0.8-1m.
Tuỳ theo độ phèn của đáy ao mà có cách xử lý cho phù hợp, nếu pH của đất dưới 6 thì rải vôi
bột (CaCO3) cho đáy ao: tháo cạn nước rải vôi đều trên đáy ao, cả lòng kênh và mép bờ ao. Lượng
vôi rải từ 7-10 kg/100m2 ao. Phơi đáy ao 2-3 ngày, sau đó cho nước ra vào 3-4 lần xả sạch nước
phèn.
Độ mặn của nước : cua con trong giai đoạn sinh trưởng sống ở vùng nước lợ mặn 15- 25% 0. Tuy
vậy cua chịu sự thay đổi độ mặn rất lớn, cua sống và phát triển tốt ở độ mặn 5%0 đến 30%o.
Thả giống :
Nguồn cua giống cung cấp cho nghề nuôi cua chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên. Nguồn
cua giống thu được ở hàng đáy, ghe cào ở các cửa sông, tìm bắt ở các bãi sình vùng ngập mặn.
Cua giống có các cỡ :
Loại nhỏ 60-120 con/kg
Loại vừa 25-50 con/kg
Loại lớn 10-15con/kg
Tốt nhất là nên thu mua cua giống từ vùng lân cận và sau khi đã đánh bắt được chuyển nhanh
về nơi thả nuôi. Tính toán số lượng cần thả đặt mua trong mấy ngày liên tục để thả cua vào ao nuôi
trong thời gian tương đối ngắn.
Trong từng ao nên thả cua cùng cỡ. Cũng có thể chọn cỡ cua theo mong muốn ngay ở nơi cung
cấp cua giống, hoặc tuyển chọn trước lúc thả nuôi.
Mật độ thả:
Cua nhỏ 3-5 con/m2, loại vừa 2-3 con/m2, cỡ lớn 0.5-1 con/ m2. Thả giống ở nhiều điểm khác
nhau trong ao. Cắt bỏ dây buộc, buông từ từ cua trên mép bờ để cua tự bờ xuống nước. Đây là cách
để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cua : những con khoẻ mạnh nhanh chóng chạy xuống nước,
những con yếu thường nằm tại chổ hoặc bò chậm. Những con như vậy thu lại cho vào giai đểtheo
dõi, nếu phục hồi thì thả xuống ao. Mỗi ao nên thả giống trong một hai ngày cho đủ số lượng.
Quản lý, chăm sóc :
Cho ăn : cua nuôi trong ao chủ yếu dựa vào thức ăn cung cấp hàng ngày, lượng thức ăn tự nhiên
trong ao không có nhiều. Thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống : cá vụn, còng, ba khía, đầu cá …
Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6% trọng lượng cua, cua thường hoạt động bắt mồi vào buổi
tối. Mỗi ngày cho cua ăn một lần vào thời gian từ 17 – 19h. Thức ăn được rải đều quanh ao để cua
khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng
cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu
cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức
ăn.
Hàng ngày phải cho cua ăn, không được để cua đói. Những cua lớn bị đói sẽ giết những cua nhỏ
ăn thịt. Vì vậy nuôi cua phải có thức ăn dự trữ. Những ngày không có thức ăn tươi sống thì cho cua
ăn thức khô : cá vụn, tép, moi phơi khô. Trước lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào
nước vài chục phút cho cá mềm ra.
Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất là nuôi mật độ dày
cho ăn thức ăn tươi sống. Ở những nơi có thuỷ triều lên xuống hằng ngày cần thay nước thường
xuyên. Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một
lần. Khi thay nước nên lấy nước ở tầng dưới và tầng giữa tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô nhiễm.
Nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.
Trong thời gian nuôi khoảng 2 tuần một lần bắt cua cân đo để xem sinh trưởng của cua, xem xét
tình trạng của cua : cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ, xem trong xoang mang có bị ký sinh
hay không. Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.
Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn nhiều nên môi
trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Cho nên việc thay nước thường xuyên kiểm tra môi trường rất có ý
nghĩa. Trong một số trường hợp, đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn,
gạn cua và làm vệ sinh đáy ao : cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức ăn thừa thối rữa đi.
Thu hoạch :
Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng. Cua thường phẩm phải đạt 250g/con trở lên. Cua chắc thịt
hoặc đã đầy gạch (cua cái). Khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn, được giá thì thu hoạch cua để bán.
Những cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì
có thể đem nuôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời gian đạt tiêu chuẩn thu hoạch bán sẽ
được giá hơn.
Nuôi cua thương phẩm từ cua con, thời gian từ 3 – 8 tháng thường tỉ lệ hao hụt tương đối lớn
(40 – 60%) nhưng trọng lượng cua tăng từ 3 – 4 lần (tăng từ 60-80g/con lên 250-350g/con). Tổng
trọng lượng của cua thương phẩm tăng từ 1.5 – 2 lần tổng trọng lượng cua giống.
Một số điểm cần chú ý để nuôi cua thành công :
- Cua giống phải đồng cỡ, thả cùng một lúc;
- Phải có đủ nguồn nước trong sạch để thay thường xuyên;
- Phải có đủ nguồn thức ăn tươi sống;
- Phải có đăng chắn ở trên bờ ao;

- Trong ao phải có các ụ chà làm nơi trú ẩn cho cua.

Nguyễn Thanh Bình


Theo Khuyến Ngư Kiên Giang

Kỹ thuật nuôi cua biển


I. Đặc điểm sinh học của cua biển: Cua biển phân bố nhiều ở vùng
biển nước ta, trong đó là cua xanh có tên khoa học là Scylla
serrata (Forskal) là loài có kích thước tương đối lớn, có giá trị kinh
tế cao.
1. Tính ăn
Cua biển là loài ăn tạp nghiêng về động vật. Giai đoạn ấu trùng
thức ăn là những loài động vật phù du (luân trùng, moina, artemia…).
Cua biển Giai đoạn từ cua con đến cua trưởng thành thức ăn là cá, ốc, tép tươi
sống.

2. Sinh trưởng
Từ ấu trùng đến trưởng thành cua phải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi lần lột xác thì thay
đổi về kích thước và hình thái cấu tạo thực thụ của cua.
Giai đoạn ấu trùng và cua bột thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn từ 2-3 ngày hoặc 3-5
ngày. Giai đoạn trưởng thành cua thường lột xác vào chu kỳ của thuỷ triều (đầu con nước).

3. Điều kiện môi trường sống


pH: Cua sống vùng nước lợ có độ pH trong khoảng 7.5 – 9.5, thích hợp nhất là 7.5 – 8.2.
Độ mặn: Cua là loài rộng muối, có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn
33 %o. Khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của độ mặn cua có thể nuôi ở vùng ven biển thuộc
Tứ Giác Long Xuyên, Bán Đảo Cà Mau và dọc theo sông Cái Lớn
Nhiệt độ nước: Cua biển phân bố rất rộng, chịu đựng nhiệt độ nước thấp tốt. Ở vùng biển
phía nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 290C. Nhiệt độ cao thường ảnh
hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của cua, đây là một trong những nguyên nhân gây chết cua.
Nơi cư trú: Cua thích sống ở nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh, có những vùng bán ngập, có bờ
để đào hang, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác. Vùng rừng ngập mặn, cửa sông, ven biển có
nhiều cua sinh sống.

II. Kỹ thuật nuôi


1. Xây dựng ao nuôi
Ao nuôi cua con thành cua thương phẩm thường có diện tích từ 500m2 đến 5000m2, sâu 1-1,5
m
Địa điểm: ao nuôi cần được xây dựng ở vùng dễ thay nước nhờ vào thuỷ triều để giảm chi phí.
Chọn những vùng có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, nông nghiệpvà
nước thải sinh hoạt sinh hoạt.
Bờ ao: bờ cần được nén kỹ để chống mọi, rò rỉ và sạt lỡ. Chân bờ ao rộng từ 3-4m, chiều cao
từ 1.5 đến 2m, cao hơn mực nước triều cao nhất ít nhất là 0,5m.
Kênh: phía trong ao, cách bờ 2-3m đào một kênh rộng 3-4m bao quanh ao. Ở giữa ao chừa lại
một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0.2-0.3m. Trong kênh nên bỏ thêm chà (nhánh cây được phơi khô)
cho cua ẩn nấp.
Cống : mỗi ao nuôi nên có hai cống ở hai đầu đối diện nhau, nếu ao hình chữ nhật thì hai
cống sẽ đặt ở hai bờ thuộc chiều rộng. Cống thoát đặt sát đáy và thông với kênh trong ao.
Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài, có thể dùng lưới mùng loại thưa
bao quanh, đăng tre. Đăng chắn phải nghiêng về phía trong ao một góc 600, đăng phải cao từ 0.8-
1m.

2. Cải tạo ao
Tuỳ theo độ phèn của đáy ao mà có cách xử lý cho phù hợp, nếu pH của đất dưới 6 thì rải vôi
bột (CaCO3) cho đáy ao: tháo cạn nước rải vôi đều trên đáy ao, cả lòng kênh và mép bờ ao.
Lượng vôi rải từ 7-10 kg/100m2 ao. Phơi đáy ao 2-3 ngày, sau đó cho nước ra vào 3-4 lần xã
sạch nước phèn .

3. Con giống
Nguồn cua giống cung cấp cho nghề nuôi cua chủ yếu dựa vào nguồn giống khai thác trong
tự nhiên. Cua giống thu được ở hàng đáy, ghe cào ở các cửa sông; tìm bắt ở các bãi sình vùng ngập
mặn. Hiện nay có nơi đã cho sinh sản nhân tạo giống cua biển
Cua con có các cỡ :
Cua hạt tiêu (chiều rộng mai từ 0,5-0,7 cm);
Cua hạt me (chiều rộng mai từ 1-1,5 cm);
Cua mặt đồng hồ (chiều rộng mai từ 3-4 cm).
Tốt nhất là nên mua cua giống từ vùng lân cận và sau khi đã đánh bắt được chuyển nhanh về
nơi thả nuôi.
Trong từng ao nên thả cua cùng cỡ. Cũng có thể chọn cỡ cua theo mong muốn ngay ở nơi
cung cấp cua giống, hoặc tuyển chọn trước lúc thả nuôi

4. Mật độ thả giống


Cua hột tiêu 2-3 con/m2, cua hột me 1-2 con/m2, cua mặt đồng hồ 0.5-1 con/ m2. Thả giống
vào lúc trời mát, ở nhiều điểm khác nhau trong ao. Mỗi ao nên thả giống trong một hai ngày cho đủ
số lượng.

5. Quản lý, chăm sóc


Cho ăn : cua nuôi trong ao phải cung cấp thức ăn hàng ngày. Thức ăn chủ yếu là cá vụn,
còng, ba khía, đầu cá … Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 4 – 6% trọng lượng cua, cua thường hoạt
động bắt mồi vào buổi tối. Mỗi ngày cho cua ăn một lần vào thời gian từ 17 – 19h.
Cách cho ăn : thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để
kiểm tra sức ăn của cua. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì
có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn
Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ.
Hàng ngày phải cho cua ăn, không được để cua đói. Những cua lớn bị đói sẽ giết những cua
nhỏ ăn thịt. Vì vậy nuôi cua phải có thức ăn dự trữ. Những ngày không có thức ăn tươi sống thì cho
cua ăn thức khô : cá vụn, tép phơi khô. Trước lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào
nước vài chục phút cho cá mềm ra.
Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất là nuôi mật độ dày
cho ăn thức ăn tươi sống. Ở những nơi có thuỷ triều lên xuống hằng ngày cần thay nước thường
xuyên. Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một
lần. Nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.
Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.
Trong thời gian nuôi khoảng 2 tuần một lần bắt cua cân đo để xem sinh trưởng của cua, xem
xét tình trạng của cua : cua khoẻ nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ; xem trong xoang mang có
bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử
lý.
Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn nhiều nên môi
trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Do đó, việc thay nước, thường xuyên kiểm tra môi trường rất quang
trọng..
Trong một số trường hợp, đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn
cua và làm vệ sinh đáy ao: cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức ăn thừa thối ra ngoài

6. Thu hoạch
Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng. Cua thương phẩm đạt 250g/con trở lên. Cua chắc thịt
hoặc đã đầy gạch (cua cái). Khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn, được giá thì thu hoạch cua để bán.

KS. Nguyễn Thanh Bình

Theo Khuyến Ngư Kiên Giang


Kỹ thuật nuôi Cua lột
Ở một số tỉnh ven biển phía Nam, bà con thường phát triển hình thức nuôi
cua lột. Đây là hình thức nuôi cua thương phẩm cho giá trị kinh tế cao...
1. Thiết kế ao nuôi:

Nuôi cua lột  Muốn cua lột liên tục thì phải thiết kế 3 loại ao:
- Ao nuôi cua nguyên liệu: Diện tích 500-1.000m2, sâu 0,8-1m. Ao có 2 cống cấp và thoát
nước. Bờ và xung quanh ao rào chắn phên, đăng lưới để chống thất thoát cua.
- Ao nuôi cua tạo "nu" (cua tái sinh càng chân): Diện tích 200-300m2, sâu 0,6-0,8m, có 2
cống cấp, thoát nước. Ao có hình chữ nhật, chiều dài gấp 4-5 lần chiều rộng để dễ thu hoạch cua.
Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước, nền đáy là đất thịt pha sét, lớp bùn dày không
quá 15cm.
- Ao nuôi cua lột: Có diện tích 150-200m2, ngoài ra có thể nuôi trong lồng với kích thước (1,5-
2)m chiều dài x (1-1,2)m chiều rộng x (0,5-0,7)m chiều cao; làm bằng tre, ngập nước 0,25-0,3m.
2. Kỹ thuật nuôi cua:
Nuôi cua nguyên liệu :
- Cua nguyên liệu được thu gom ở các ao nuôi cua thịt để phục vụ cho nuôi cua lột, theo tiêu
chuẩn: khối lượng 50-100g/con, không bị tổn thương ở mai, có đầy đủ các chân, càng, cua bò di
chuyển nhanh nhẹn.
- Cua thường lột quanh năm nhưng tập trung vào từ tháng 3-7, nên phải tuyển chọn cua nguyên
liệu đưa vào nuôi từ tháng 2.
- Mật độ nuôi từ 10-12 con/m2.
- Thức ăn nuôi cua là cá tạp, moi, ốc, nhuyễn thể... Khẩu phần thức ăn chiếm 3-4% khối lượng
cua nuôi. Ngày cho cua ăn 2 lần vào sáng và chiều tối.
Tạo nu để nuôi cua :
Vào mùa cua lột, chọn cua nguyên liệu đưa vào ao tạo nu.
- Trước khi thả nuôi cần tiến hành kích thích cua tạo nu như sau: bắt từng con cua, dùng kìm bẻ
nhẹ đôi càng, những đôi chân bò, chỉ để lại chân bơi. Chú ý khi bẻ dùng kìm kẹp phần giữa của
càng hoặc chân và thao tác nhẹ nhàng, không được kẹp sát mai hay bẻ quá mạnh làm tổn thương
đến việc tái sinh càng và chân. Tiếp đó đặt cua vào khay men chứa 5-10cm nước.
- Sau đó đem cua đã bẻ càng và chân thả vào ao nuôi nu. Mật độ nuôi từ 25-50 con/m2, mực
nước trong ao nuôi nu 0,6-0,8m. Thay nước cho ao nuôi hàng ngày theo lịch thuỷ triều.
- Cho cua ăn cá tạp hoặc đầu tôm, nhuyễn thể, rau củ băm nhỏ, trộn đều. Khẩu phần thức ăn và
số lần cho ăn giống như nuôi cua nguyên liệu.
- Sau khi nuôi được từ 7-10 ngày, kiểm tra cua nếu thấy càng và chân đã tái sinh nhú mầm (mọc
nu), chuyển cua sang nuôi ở ao hoặc lồng nuôi để cua lột.
Nuôi cua lột (trong lồng) :
- Bắt những con cua đã nhú mầm tái sinh càng, chân thả vào lồng nuôi.
- Mật độ 3-5kg/m3 lồng.
- Cho cua ăn bình thường và thường xuyên theo dõi cua lột xác. Nếu thấy càng, chân tái sinh
hoàn chỉnh, mai cua khô giòn có vết nứt vòng quanh mai là cua chuẩn bị lột xác.
- Sau khi cua lột xác 1-2 giờ phải nhanh chóng nhặt cua đem bảo quản.
- Dụng cụ bảo quản cua lột gồm: thùng gỗ kích thước 1,5x1,8x0,4m, trong thùng có lót lớp vải
thấm ướt để giữ ẩm.
- Cua được xếp vào thùng theo từng lớp, giữa các lớp lót một lớp lá (lá chuối) làm lớp đệm để
ngăn cách cua, lá được rửa sạch và còn ướt để giữ ẩm.
- Khi xếp cua vào thùng không để ánh sáng chiếu vào cua và gió lùa vào thùng.
Nếu điều kiện bảo quản tốt thì cua có thể để được trong 92 giờ.

Nguyễn Thanh Bình

Theo Khuyến Ngư Kiên Giang

Tầm sư... đỡ đẻ cho cua

Những năm đầu thập niên 1990, cả xã ven biển Long


Vĩnh (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) xôn xao với việc triệt phá
những dãy rừng ngập mặn mênh mông, chuyển sang nghề
nuôi tôm sú bởi nguồn tin loan truyền hấp dẫn: nuôi tôm một
vốn chục lời. Trước cơ hội đổi đời, thầy giáo tiểu học
Nguyễn Văn Tùng bỏ nghề, gom góp vốn liếng, mướn nhân
công bao bờ làm cống, chuyển hơn 5 ha đất hương hỏa ngoài
Vàm Rạch Cỏ thành vuông nuôi tôm sú. Năm đầu tiên thả
nuôi vuông tôm cho lợi nhuận kha khá, đã thúc đẩy anh vay
thêm vốn, dốc sức đầu tư để nhanh chóng làm giàu với con
tôm sú. Ở đời ai học được chữ ngờ, liên tiếp những vụ sau,
do môi trường nước bị ô nhiễm cộng với kỹ thuật chăm sóc
không đúng qui cách, hàng loạt tôm trong vuông tôm nhà
anh cũng như phần lớn vuông tôm ở xã Long Vĩnh lăn ra
chết vì bị bệnh đỏ thân, rồi bệnh đốm trắng... Không ít gia
đình ở Long Vĩnh lâm vào canh lao đao.

Anh Nguyễn Văn Tùng.

“Thua keo này bày keo khác”

Năm 1998, anh Tùng xoay qua nghề nuôi cua. Cua biển vốn là nguồn lợi tự nhiên mà thiên
nhiên đã hào phóng ban tặng cho các xã ven biển ĐBSCL, nhất là vùng đất Long Vĩnh quê anh.
Trước đây, hàng năm, khi dứt mùa mưa những cua con bằng ngón tay từ đâu ngoài biển khơi lội về,
đeo kín rễ mắm, rễ dừa nước... tìm đường lên cạn nảy nở sinh sôi. Sau ngày đất nước mở cửa, cua
biển được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước, giá cua thương phẩm ngày một nhích lên thì lượng
cua tự nhiên trên những cánh đồng ven biển ĐBSCL ngày một giảm xuống. Do vậy, lợi nhuận từ
con cua nuôi không kém các vuông tôm sú được mùa, trong khi vốn đầu tư cũng như công chăm
sóc nhẹ hơn nhiều. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khiến nghề nuôi cua biển ở các xã ven biển Trà
Vinh (và cả ĐBSCL) khó mở rộng diện tích là nguồn cua giống tự nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt.
Số lượng cua con tự nhiên không nhiều nên người nuôi phải thu mua thành nhiều đợt, khiến cho độ
đồng đều của cua trong vuông nuôi không cao, độ hao hụt lớn mà chất lượng cua thu hoạch cũng
không như ý. Việc săn tìm, săn mua cua giống tự nhiên trở thành cuộc chiến thực sự của những chủ
vuông nuôi cua với biết bao chuyện tranh giành, cự cãi. Rốt cuộc nguồn cua giống vẫn không đáp
ứng được nhu cầu chuyển đổi từ nghề nuôi tôm sú chứa đựng nhiều rủi ro sang nghề nuôi cua biển
ở các xã ven biển Trà Vinh.

Nhìn thấy “cuộc chiến” tranh giành cua giống của những người nuôi cua, bất giác anh Tùng
nảy ra ý tưởng: Sao không tìm cách cho cua đẻ trong ao. Là người sinh ra, lớn lên ngay tại làng
biển Long Vĩnh, anh hiểu rằng cua biển là loài động vật sinh sống trên cạn, nhưng cứ đến khoảng
tháng 10 âm lịch trở đi, sau mùa động dục, cua cái ôm trứng tìm mọi cách ra biển để sinh nở, duy
trì và phát triển nòi giống. Cua đẻ ngoài biển khơi được thì sẽ đẻ được trong ao nuôi, nếu ta tạo
được môi trường thích hợp cho chúng. Nghĩ vậy, mùa mưa dứt hột, vợ chồng anh tìm đến những
vựa thu mua cua thương phẩm ở chợ Long Vĩnh để “chia” lại những “nàng” cua cái có vóc dáng,
trọng lượng, sức khỏe tốt nhất mang về. Rồi anh thuê ghe ra khơi, cách bờ hơn chục cây số (là nơi
cua sinh sản tự nhiên) chở nước biển về, đổ vào ao nhà. Gặp môi trường nước thích hợp, những
“nàng” cua cái không muốn tìm đường ra biển nữa. Vợ chồng anh khấp khởi chờ đợi, ngày đêm
chong đèn theo dõi từng diễn tiến một của đàn cua bố mẹ... Những “nàng” cua cái trong ao nuôi có
mai từ màu xanh đặc trưng chuyển dần sang màu đỏ son, rồi chuyển dần về màu xanh... Ao sinh
sản cua thử nghiệm nhà anh Tùng không thấy bóng dáng chú cua con nào.

Trại ươm cua giống đầu tiên ở Trà Vinh.

Không nản chí, anh Tùng tìm đến


những bậc cao niên nhiều kinh nghiệm ở địa
phương tìm hiểu đặc tính sinh sản của cua
biển, để mùa cua sinh sản năm sau lại vay
vốn tiếp tục nuôi thử nghiệm. Lại thất bại!
Nợ nần ngày càng chồng chất. Vợ con, bà
con thân tộc khuyên anh từ bỏ ý định viển
vông, tập trung vào nghề nuôi cua thịt dễ ăn
hơn nhiều. Nhưng, càng thất bại, Tùng càng
quyết tâm, bởi anh hiểu rằng chỉ có thành
công trong việc ươm cua giống trong môi
trường nhân tạo mới đáp ứng được nhu cầu
mở rộng diện tích vuông cua hiện nay. Hơn
nữa, người ta đã ươm tôm sú giống thành công thì tại sao lại không ươm được cua giống? Nghĩ vậy,
Tùng tìm về Trung tâm Khuyến ngư Trà Vinh cầu cứu. Nhưng cả Trung tâm cũng bó tay vì ngành
Thủy sản Việt Nam đến thời điểm đó chưa có tài liệu nào về cua biển sinh sản trong môi trường
nhân tạo, trừ đề tài nghiên cứu khoa học mà Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Trung ương III tại
Nha Trang... đang tiến hành. May sao, năm 2003, đề tài cua biển sinh sản của Trung tâm thành
công và Viện chiêu sinh mở lớp đào tạo kỹ thuật viên ươm cua giống. Theo giới thiệu của Trung
tâm Khuyến ngư Trà Vinh, anh Tùng vay nợ 30 triệu đồng làm lộ phí, âm thầm giấu cả bà con thân
tộc, lên đường ra Nha Trang tầm sư học nghề... đỡ đẻ cho cua.

Lớp học có 11 học viên (Tùng là người duy nhất của khu vực ĐBSCL), với mức học phí 15
triệu đồng, theo phương thức “cầm tay chỉ việc” vừa lý thuyết lẫn thực hành. Với trình độ của một
giáo viên tiểu học, nhiều phen thất bại trong nghề ươm cua giống, anh tiếp thu nhanh nhất và trở
thành người được cấp chứng chỉ sớm nhất lớp sau 8 tháng học tập, thay vì 14 tháng như dự kiến
của Trung tâm. Càng học, Tùng càng thấy sự liều lĩnh của mình mấy năm trước là không vô ích.
Những thất bại của mấy năm mày mò đã giúp anh rút ngắn thời gian hơn 6 tháng trong cuộc chạy
đua cùng các bạn đồng học, tạo ra một ưu thế nhất định trong cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh
khốc liệt hiện nay.

Ra trường, trở về Long Vĩnh, anh âm thầm xây bể làm thử nghiệm kiểm chứng với mấy
nàng cua cái đầu tiên mua được ngoài chợ. Từ màu xanh, cua chuyển sang ánh lên màu đỏ son,
nghĩa là cua đang đẻ, được anh chuyển sang bể ấp trứng có độ mặn trên 30 phần ngàn. Đúng 12
ngày sau, dưới kính hiển vi, những chú Zoa (ấu trùng cua) có kích thước vài trăm micromet xuất
hiện. 20 ngày sau, Zoa rụng đuôi, rồi mọc dần 8 ngoe, 2 càng để biến thành Megalov (cua bột). 10
ngày nữa, Megalov lớn nhanh như thổi, trở thành cua giống có kích thước theo chiều ngang của
chiếc mai xinh xắn gần 1 phân tây. Gần một tháng rưỡi, Nguyễn Văn Tùng bỏ ăn bỏ ngủ, quên cả
vợ con, bám riết lấy bể ươm. Lứa thử nghiệm đầu tiên của anh, tỷ lệ sống từ ấu trùng lên cua bột
chỉ đạt không tới 3%, trong khi con số ấy đạt được trong quá trình anh học tập tại Nha Trang là 25 -
30%. Nhưng không sao, quan trọng hơn hết là qui trình đã thành công, ý tưởng đưa cua biển vào
sinh sản trong môi trường nhân tạo mà anh ấp ủ bấy lâu nay đã thành hiện thực. Vấn đề còn lại chỉ
là thời gian cùng việc hoàn chỉnh và vận dụng trơn tru qui trình ấy.

Đầu năm 2005, Nguyễn Văn Tùng cùng người cháu (người lâu nay vẫn hỗ trợ và khuyến
khích anh lao vào lĩnh vực này) hùn vốn hơn 300 triệu đồng, mở trại ươm cua biển giống mang tên
Thịnh Bình, tọa lạc tại ấp Thốt Lốt, xã Ngũ Lạc (Duyên Hải, Trà Vinh). Khi chúng tôi đến thăm,
tháng 7-2005, lứa Megalov đầu tiên đã ra đời mà tỷ lệ sống đạt gần 5%, có nghĩa là với một cua cái
mẹ có trọng lượng khoảng 0,5 ký có thể cho ra đời không dưới 10.000 con cua giống, mà giá cua
giống hiện nay trên thị trường khoảng 800 - 1.000 đồng mỗi con. Kinh nghiệm từ hai mẻ thử
nghiệm thành công, anh Tùng dần dần đi vào chính xác hóa qui trình với các thông số kỹ thuật như
độ mặn bể dưỡng cua bố mẹ, độ mặn và nhiệt độ phòng ấp, độ mặn bể ươm Zoa, bể ươm Megalov
và bể dưỡng cua bột, việc xử lý nguồn nước, lượng ôxy đưa vào của mỗi giai đoạn...

Tất cả đã sẵn sàng để trại giống Thịnh Bình - trại ươm cua giống đầu tiên ở ĐBSCL - cung
cấp đủ nhu cầu với số lượng lớn, chất lượng ổn định nguồn cua biển giống sinh sản trong môi
trường nhân tạo trong mùa thả nuôi cuối năm 2005 này. Anh Nguyễn Văn Tùng đã góp phần không
nhỏ trong việc mở ra một vận hội mới, đầy hứa hẹn cho nghề nuôi trồng thủy sản ven biển Trà Vinh
nói riêng và cả khu vực ĐBSCL nói chung.

You might also like