You are on page 1of 33

5

Phút/ngày
cho lời Chúa

1
Thứ Hai 01/05/06 - Thánh Giuse thợ
VÌ NHỮNG GIÁ TRỊ CAO HƠN…

2
“Các ông hãy ra công làm việc không phải vì
lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường
tồn.” (Ga 6,22-29)
Suy niệm: Thánh giám mục Gio-an Kim Khẩu nói
rằng con người như bị ‘đóng đinh’ vào những sự vật của
đời này. Thử quan sát quanh mình và thấy ngài nói có lý!
Nhà doanh nghiệp đầu tư thời giờ, tiền bạc để có thêm lợi
nhuận; viên chức tìm mọi cách để được thăng quan tiến
chức, kể cả bằng cách ‘chạy’ cửa hậu; nông dân đêm ngày
trông mong thời tiết thuận hoà để được vụ mùa bội thu;
công nhân đấu tranh, đình công để được tăng lương; kẻ
‘no cơm rững mỡ’ chỉ mong vui chơi trác táng sa đoạ;
nghệ sĩ miệt mài đêm ngày để có những tác phẩm để
đời… Hối hả hay chậm rãi, say mê hay bất đắc dĩ, siêng
năng ‘cày’ hay lao động sơ sơ ‘trớt quớt’, tất cả tâm trí,
tay chân chúng mình như bị ‘đóng đinh’, bị dán chặt vào
các giá trị của cuộc sống này, không còn chỗ cho những
giá trị vĩnh cửu của Nước Trời.
Mời Bạn: Đáp lại lời Đức Giê-su: ra công làm việc
không phải chỉ nhằm có của ăn của để, mua sắm đồ đạc
tiện nghi, vui chơi giải trí, hay chỉ để tồn tại qua ngày,
nhưng còn vì những giá trị đem lại sự sống đời đời như
“Tám Mối Phúc Thật” (khó nghèo, khiết tịnh, hiền lành,
công chính…), xây dựng nền văn minh tình thương…
Sống Lời Chúa: Sống tốt đẹp những giá trị trần thế (nghề
nghiệp, gia đình, học đường, giao tế) để tôn vinh Thiên
Chúa cho người chung quanh.
Cầu nguyện: Lạy Cha chí nhân, vũ trụ trái đất và
tài nguyên của nó, là quà tặng Cha cho mọi người có
quyền hưởng. Thế giới còn nhiều người đói nghèo là vì
chúng con giữ quá điều cần giữ. Xin dạy chúng con biết
đầu tư làm giàu, nhờ sống chia sẻ yêu thương. (Rabbouni)

Thứ Ba 02/05/06 – Thánh Atanaxiô


HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY
3
“Chính Tôi là bánh trường sinh. Ai đến với Tôi sẽ
không hề phải đói; ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ”
(Ga 6,30-35)
Suy niệm : Có lẽ không ai trong chúng mình được
ơn đặc biệt như chị Marthe Robin (Mác-tơ Rô-banh)
(1902-1981), một người giáo dân trong 53 năm không ăn
bất cứ thứ gì, chỉ uống nước và rước Mình Thánh Chúa,
vậy mà vẫn sống. Tuy nhiên, chúng mình lại giống chị ở
chỗ cũng được một ơn cao trọng : hiệp thông sự sống đời
đời nhờ đón nhận Chúa Giê-su là bánh trường sinh. Thật
vậy, theo tự nhiên, mọi vật luôn có một sự hiệp thông để
sống và tồn tại, theo định luật sau đây: những gì thấp sẽ
được chuyển hóa thành những gì cao hơn, chẳng hạn: hoá
chất (phân bón, khí trời…) được hấp thụ thành thực vật,
thực vật (rau cỏ, trái cây…) thành động vật, và động vật
(thịt, cá) thành con người. Con người chúng mình, nhờ
hiệp thông với Đấng từ trời xuống, sẽ được tham dự vào
bản tính thần linh của Thiên Chúa. Đúng là không có hạnh
phúc nào lớn hơn!
Mời Bạn: “Những yếu tố chính làm nên hạnh phúc
ở đời: có việc gì đó để làm, có ai đó để yêu và có điều gì
đó để hy vọng” (J. Adison). Người Ki-tô hữu có những giá
trị trần thế (nghề nghiệp, gia đình, giao tế) để chu toàn; có
cả thế giới để yêu thương và có niềm hy vọng vào sự sống
lại. Họ hạnh phúc, họ không đói, cũng chẳng khát về
phương diện tinh thần, nhờ tin vào Đức Giê-su phục sinh.
Sống Lời Chúa: Mỗi khi rước lễ, bạn dành 5 phút cám ơn
sốt sắng, vì ý thức mình đang được hiệp thông vào sự
sống cao cả của Thiên Chúa.
Cầu nguyện : Lạy Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa đã hạ
mình trở thành lương thực thiêng liêng cho chúng con.
Xin cho chúng con luôn ghi nhớ hồng ân này.
Thứ Tư 03/05/06 - Thánh Philípphê và Giacôbê
NHẬN RA CHÚA THẬT GẦN

4
“Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-
phê, anh chưa biết Thầy ư?” (Ga 14,6-14)
Suy niệm: Hơn hai thập niên trở lại đây, nhiều
người, cả ta lẫn tây, từ khắp nơi trên thế giới đổ xô về
‘Làng Mận’ của Thầy Nhất Hạnh ở miền nam nước Pháp
để học linh đạo. Điều gì nơi nhà sư Phật giáo người Việt
Nam này có sức thu hút đến thế? Thưa đó chính là linh
đạo của Thầy, gói gọn trong hai chữ “quan tâm”
(mindfulness). Linh đạo “quan tâm” giúp người ta nhìn ra
bao điều kỳ diệu nơi chính mình và xung quanh mình ở
đây và lúc này. Linh đạo “ý thức” của Cha Anthony de
Mello, S.J., cũng cùng một hướng ấy. Quan tâm hay ý
thức là để nhận ra “hạnh phúc quá đơn sơ mà tôi đâu có
ngờ” – nói theo nhạc sĩ Trần Tiến. Đức Giê-su nhắc nhở
chúng ta qua lời Ngài nói với Phi-líp-phê, rằng chính vì
thiếu sự “quan tâm” đó mà mặc dù chúng ta ở rất gần với
Ngài nhưng vẫn chưa nhận biết Ngài: “Thầy ở với anh em
bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư?”
Mời Bạn: Bạn đã “quan tâm” tới những người anh
chị em sống quanh bạn, những thực tại rất bình thường
trong cuộc sống bạn đủ để cảm nếm sự hiện diện của Đức
Kitô Phục Sinh chưa?
Chia sẻ: Kinh nghiệm của bạn về tình trạng ‘thị nhi
bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị’ (nhìn mà
không thấy, nghe mà không hiểu, ăn mà không thấy ngon)
vốn thường làm ta bắt hụt bao hạnh phúc trong tầm tay.
Sống Lời Chúa: Tập sống với Đức Ki-tô hôm nay, không
chỉ với Đức Ki-tô hôm qua hay Đức Ki-tô ngày mai.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết quan tâm
tới anh chị em con, để con nhận ra Chúa vẫn đồng hành
thật gần với con qua sự hiện diện của họ.

Thứ Năm đầu tháng 04/05/06


SỨC MẠNH TÌNH YÊU

5
“Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh
này, sẽ được sống muôn đời.” (Ga 6, 44-51)
Suy niệm: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống.”
Để nói được điều nầy, Con Thiên Chúa đã thực hiện một
‘cú đúp’ hai cuộc biến đổi: thứ nhất, nhập thể làm người;
thứ đến, biến mình thành tấm bánh. Thật ngoạn mục, ngạc
nhiên chưa! Với cử tọa bấy giờ, câu nói đó khó nghe ghê,
các môn đệ cũng trách Ngài sao mà “chướng tai quá!”.
Nhưng Chúa Giê-su biết Ngài phải làm gì và tại sao làm
vậy; nếu không vì tình yêu, Ngài chẳng làm những gì xem
ra ‘điên dại’ như thế! Đôi khi trong cuộc sống, có những
việc mà đối với người này là bình thường nhưng lại dại
dột so với người kia: một chàng đẹp trai sáng sủa lại đi
cưới một cô gái ‘ma chê quỷ hờn’, người đó ‘ngon lành’
như thế sao lại đi tu nhỉ?... Và cuộc sống sẽ tốt biết bao
khi mọi hành vi đều được thúc đẩy bởi tình yêu.
Mời Bạn: Thế giới này Thiên Chúa dựng nên chưa hoàn
hảo, cả ơn cứu độ cũng chưa hoàn thành, nghĩa là sứ mạng
của mỗi người vẫn còn đó. Làm gì ư? Hãy yêu đi rồi bạn
biết mình phải làm gì.
Chia sẻ: Tình yêu, nói thì dễ nhưng sống thật khó,
tự bạn nỗ lực hay đã kín múc nó từ đâu?
Sống Lời Chúa: Thánh Thể là Bánh từ trời xuống, hãy
vượt qua rào cản và đến với nguồn thần lương ấy mỗi
ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể là nguồn
mạch mọi ơn phúc, xin đổ tình yêu Chúa đầy tâm hồn con;
xin thay đổi nhịp tim con bằng nhịp đập yêu thương của
Chúa, để mỗi điều con nghĩ và mọi việc con làm đều là
một nghĩa cử yêu thương thiết thực, ngõ hầu cùng Chúa
con làm cho thế giới quanh con trở nên tốt đẹp hơn.

Thứ Sáu đầu tháng 05/05/06


BÁNH SỰ SỐNG

6
“Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và
tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ
tôi mà được sống như vậy.” (Ga 6,52-59)
Suy niệm: Khát vọng lớn nhất của con người từ cổ
chí kim vẫn là lòng ham sống. Người ta tìm mọi cách để
kéo dài sự sống, dù chỉ là cuộc sống tạm bợ. Thế nhưng
khi Chúa Giê-su đưa ra phương thế của Ngài để kéo dài sự
sống đến vô cùng thì người ta lại bị “dội”. Phương thế đó
là “ăn” chính “Thịt và Máu” của Ngài chịu hiến tế trên
thập giá; nhờ đó chúng ta có được sự sống của Đức Giê-su
và được thông hiệp trong sự sống đời đời của Chúa Cha.
Thật vậy, chẳng thể chấp nhận chân lý này nếu không tin:
tin Ngài là Đấng Chúa Cha sai đến, chết và sống lại để ban
ơn cứu độ. Việc người Do Thái không tin là bài học kinh
nghiệm. Có tin nhận Đức Giê-su Ki-tô là Chúa với một
niềm tin mãnh liệt, thì việc đến “ăn” Thánh Thể Chúa mới
đem lại sự sống đời đời.
Mời Bạn: Ngày xưa người Do thái thắc mắc: “Làm
sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?”
Thách đố cho chúng ta ngày nay cũng không khác: Làm
sao bánh và rượu có thể trở thành Thịt Máu Chúa cho
chúng ta ăn và được sống đời đời? Nhớ lại kinh nghiệm
của các tông đồ, đặc biệt của hai môn đệ Em-mau: có hiểu
Kinh Thánh mới có thể tin nhận Chúa Ki-tô phải chịu chết
rồi mới phục sinh; có tin nhận Chúa Ki-tô phục sinh mới
có thể nhận ra Ngài trong bí tích Thánh Thể.
Sống Lời Chúa: suy niệm Lời Chúa mỗi ngày để
tin vào Chúa; siêng năng rước lễ để được sống đời đời với
Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, xin cho
con luôn biết nhận lãnh sức mạnh tình yêu từ nơi Ngài, để
con biết sống tình yêu đó với anh em con.
Thứ Bảy đầu tháng 06/05/06
LUÔN BÁM VÀO CHÚA

7
“Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai
? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.” (Ga
6,60-69)
Suy niệm: Tục ngữ Việt Nam nói: “Sự thật mất
lòng”. Chúa Giê-su không sợ mất lòng mà sợ mất sự thật.
Vì thế Ngài khẳng định sự thật: Ngài chính là Bánh đem
lại sự sống đời đời, bất chấp cho lời đó chướng tai gây
‘sốc’ khiến các môn đệ rời bỏ Ngài. Trước tình huống phải
chọn lựa một trong hai ấy, Phê-rô đã không ‘a dua’ theo
đám đông mà bỏ Thầy; trái lại ông dám khảng khái tuyên
xưng đức tin “bỏ Thầy chúng con biết đến với ai” dù cho
ông không thấy, không hiểu hết nội dung điều ông vừa
tuyên xưng. Ông chỉ biết một điều là luôn bám chặt vào
con người Thầy Giê-su, Đấng mà ông tin tưởng ngay cả
trong lúc tối tăm vô định nhất, tin tưởng ngay cả khi
không có gì để kiểm chứng, để bám víu, ngay cả khi con
người ông vẫn còn những yếu đuối khuyết điểm.
Mời Bạn: “Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Đức
tin cũng là một thứ vàng cần phải được thanh luyện.
Những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống đòi chúng ta
phải chọn lựa dứt khoát theo Chúa hay là không theo
Chúa; đó chính là hòn đá thử xem chất vàng đức tin của
chúng ta đã ‘đủ tuổi’ hay chưa ngõ hầu ‘trụ’ được trước
những thách đố của tinh thần thế tục, hưởng thụ của cải,
lạc thú, quyền lực… đang tìm cách làm xói mòn, hoen rỉ
đức tin.
Chia sẻ: Bạn đã gặp tình huống cụ thể nào đòi bạn
phải chọn lựa một cách quyết liệt theo Chúa hay là chối bỏ
Ngài? Mời bạn chia sẻ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn vững tin
vào Chúa, dù có nhiều thách đố đang chờ đón; cho con
luôn bám chặt vào Chúa, vì chỉ mình Chúa mới có Lời ban
sự sống đời đời.

Chúa Nhật IV PS 07/05/06 - Chúa Chiên Lành


ĐƠN ĐẶT HÀNG CỦA CHÚA

8
“Tôi chính là Mục Tử nhân lành, tôi biết chiên
của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và
tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình vì đàn
chiên.” (Ga 10,11-18)
Suy niệm: Người ta không khỏi thắc mắc về con số
đông đảo những người có bằng cấp cao trong nước ta,
nhưng lại có quá ít nhân sự cao cấp đáp ứng nhu cầu của
các công ty đang cần đến. Một trong những giải thích đó
là việc đào tạo nhân sự không xứng tầm với nhu cầu –
nghĩa là với “đơn đặt hàng” – của thời đại. Khi lãnh nhận
bí tích rửa tội, mỗi Ki-tô hữu đều nhận được từ Chúa Giê-
su một “đơn đặt hàng” trong sứ mạng chăn dắt của mình:
chăn dắt một gia đình, một cộng đoàn lớn nhỏ. Yêu cầu
của “đơn đặt hàng” này là “biết chiên” và “hy sinh mạng
sống vì đàn chiên”, một yêu cầu không phải hai hay ba
trong một, mà là tất cả trong một. Xin nhắc lại với nhau,
đây là “đơn đặt hàng” của Chúa Giê-su, vì Ngài đã sống
như thế và muốn những người theo Ngài cũng phải là
những “nhân sự cao cấp” trong việc phục vụ các linh hồn
như thế.
Mời Bạn: Bạn dễ dàng nhận ra đòi hỏi của Chúa
Giê-su dành cho bạn rồi chứ ? Những khả năng, tài năng,
chức vụ, vị trí hiện đang của bạn có được hòa quyện vào
trong đòi hỏi ưu tiên trên của Chúa Giê-su không ?
Chia sẻ: Thế nào là “biết chiên” và “hy sinh mạng sống vì
đàn chiên” ?
Sống Lời Chúa: Dành thì giờ đặt mình trước Chúa
Giê-su mà nhìn lại những con người và công việc Chúa
muốn bạn đảm đương.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa muốn lửa
mến Chúa được bừng cháy lên nơi mỗi người. Con xin
thực thi ước muốn của Chúa nơi con. Xin thêm sức cho
con.
Thứ Hai 08/05/06
ĐỂ ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO
9
“Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy.
Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống đồi
dào.” (Ga 10,1-10)
Suy niệm: Trong bài giảng hôm thứ Sáu Tuần
Thánh vừa qua tại đền thờ thánh Phêrô, cha Cantalamessa
(Can-ta-la-mét-xa) đã dùng lời Chúa trong thư gởi Ti-mô-
thê để cảnh báo nguy cơ hiện nay là “sẽ đến thời người ta
không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo
những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy
nọ” (2Tm 4,3-4). Nói chung, người ta đang ham thích
những điều lạ hơn là tìm kiếm chân lý, điều lạ trong một
số tác phẩm, một số chủ thuyết, một bộ phim hay những
tin giật gân, vô bổ và chẳng màng đến hậu quả, ấy là niềm
tin của mình vào Thiên Chúa bị “trộm” mất, “thiệt hại và
phá hủy”. Chiên nghe tiếng người lạ và đi theo là lọai
chiên gì nhỉ? Chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa và đi
theo Chúa. Chiên của Chúa luôn tìm kiếm và đào sâu giáo
lý họ nhận được từ Hội Thánh, nhờ đó họ có sự sống, vì
Chúa cho chiên của Ngài “được sống và sống dồi dào”.
Mời Bạn: Bạn kiểm soát xem loại “kẻ trộm” nào đang rình
rập chung quanh, những thứ làm cho bạn mất nhân cách,
tác hại đức tin, mất thì giờ vô ích. Nhận diện chúng, chắc
hẳn bạn có phương cách đề phòng chúng?
Chia sẻ: Nhận diện những tác phẩm, bộ phim, tư tưởng,
chủ thuyết làm hại đức tin và cảnh báo cho nhau.
Sống Lời Chúa: Thực hành và cổ động việc suy niệm Lời
Chúa hằng ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin đừng để con nô
lệ điều lầm lạc, nhưng cho con tìm được niềm vui, và lẽ
sống nơi Lời Chúa và trong giáo huấn Hội Thánh, khám
phá được sự sống dồi dào của Chúa nơi bí tích Thánh Thể.

Thứ Ba 09/05/06
HÀNH ĐỘNG CHỨNG MINH TẤT CẢ

10
“Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những
việc đó làm chứng cho tôi.” (Ga 10,22-30)
Suy niệm: Người Do-thái đang trông chờ Đấng Ki-
tô xuất hiện, Người sẽ giải thoát họ khỏi ách nô lệ người
Rô-ma. Thế rồi, Đức Giê-su đến làm nhiều phép lạ, giảng
dạy như Đấng có quyền… Họ tự hỏi: Phải chăng Ngài là
Đấng phải đến? Nhưng sao Ngài lại từ chối “làm một dấu
lạ từ trời”? Sao Ngài lại ẩn mặt khi họ muốn tôn Ngài lên
làm vua? Sao Ngài không chiêu tập binh mã để thi hành
“án thần tru” như trong thời Gio-su-ê hay Ê-li-a? “Nếu
ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói công khai cho chúng tôi
biết.” Đáp lại, câu trả lời của Chúa Giê-su đặt ra cho họ
một đòi hỏi lớn: “Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi,
những việc đó làm chứng cho tôi”. Họ đã hiểu sai sứ mạng
cứu thế của Ngài. Phải biết nhìn vào những công việc
Ngài “làm nhân danh Chúa Cha” mới hiểu được ý nghĩa
đích thực của sứ mạng đó.
Mời Bạn: Lời Chúa cũng đặt ra cho chúng mình
một yêu cầu kép: 1/ nhìn ngắm những công việc Chúa
Giê-su “làm nhân danh Chúa Cha”, đó là cuộc đời, cái
chết và sự sống lại của Đức Giê-su để tin vào Ngài; 2/ kết
hợp với Ngài, làm mọi việc nhân danh Chúa để chứng
minh niềm tin vào Đấng Phục Sinh.
Chia sẻ: Thực hiện việc chia sẻ Lời Chúa trong
nhóm của bạn.
Sống Lời Chúa: Trong suốt năm nay, tập thành thói
quen suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã dùng cái chết của
Con Chúa và sự Phục Sinh của Ngài để chứng minh tình
yêu của Chúa dành cho con người. Xin giúp con thực hiện
những hành động yêu thương để minh chứng con luôn tin
vào Chúa và thuộc trọn về Ngài.
Thứ Tư 10/05/06
KHÔNG PHẢI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO

11
“Tôi là ánh sáng, tôi đã đến thế gian, để bất cứ ai
tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối.” (Ga 12,44-50)
Suy niệm: Các nhà khoa học Mỹ vừa chế tạo thành
công một chất liệu mới, có thể khiến các bức tường, trần
nhà hay ngay cả đồ nội thất phát ra ánh sáng giống với ánh
sáng tự nhiên hơn những loại bóng đèn hiện nay. Chất liệu
này có thể chồng được lên bề mặt thủy tinh hoặc nhựa và
do đó có thể khiến biến trần nhà thành một bóng đèn
khổng lồ với chi phí thấp và tiết kiệm năng lượng do
không phát ra sức nóng như loại bóng đèn thông thường.
Mọi nỗ lực của các nhà khoa học nhằm giúp con người,
nhờ ánh sáng nhân tạo, con người có điều kiện sinh hoạt
dễ dàng trong đêm tối. Thế nhưng, mọi ánh sáng của ngọn
nến, ngọn đèn ở trên trần gian này rồi cũng đến lúc tắt
ngúm, bởi vì máy phát điện hết nhiên liệu, hết năng lượng,
hết chất liệu. Chúa Giê-su thật là ánh sáng, ánh sáng loan
truyền ánh sáng và sự sống, Ngài là Đấng dựng nên ánh
sáng là nguồn của ánh sáng không bao giờ tắt, ánh sáng
Phục Sinh chiến thắng cả tối tăm và sự chết.
Mời Bạn: Thánh Phao-lô có nói, sự sống con
người theo Chúa là một sự giằng co lựa chọn giữa tối tăm
và ánh sáng (2C 6,14), Bạn có đồng ý đến với Chúa để
Chúa soi sáng không hay lại cố náu mình vào bóng tối?
Chia sẻ: “Lời Chúa là ngọn đèn soi bước chân
con” (Tv 119). Bạn và nhóm bạn làm gì để Lời Chúa nên
nguồn sáng cho mình và những người khác?
Sống Lời Chúa: Đọc Kinh Thánh thường xuyên để
áp dụng Lời Chúa như ánh sáng cho mọi hành động của
bạn.
Cầu nguyện: Xin cho con ngày càng tin vào Lời
Chúa, để con đón nhận ánh sáng sự sống cho cuộc đời của
con.
Thứ Năm 11/05/06
ĐÓN TIẾP SỨ GIẢ CỦA CHÚA

12
“Thật, Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người
Thầy sai đến là đón tiếp Thầy và ai đón tiếp Thầy là đón
tiếp Đấng đã sai Thầy.” (Ga 13,16-20)
Suy niệm: Trong một chuyến hành hương về thăm
các xứ đạo cổ trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, các
thành viên trong đoàn thật ngạc nhiên vì đi đến đâu cũng
được đón tiếp rất niềm nở chu đáo. Các tín hữu Việt Nam
tại những nơi đó quí mến đón tiếp đoàn hành hương như
người đại diện của Chúa, đặc biệt nếu đó lại là các linh
mục tu sĩ. Đây là sự kết hợp tốt đẹp giữa truyền thống hiếu
khách theo tinh thần dân tộc với lòng đạo đức của người
tín hữu Việt Nam, một điểm son cho việc thực thi giáo
huấn Tin Mừng. “Đón tiếp tha nhân như đón tiếp sứ giả
của Chúa và như đón tiếp chính Ngài”, phải chăng đây
chính là cánh cửa mở rộng cho công cuộc hội nhập văn
hoá, để những giá trị truyền thống văn hoá dân tộc được
đậm chất Tin Mừng hơn?
Mời Bạn: Phải thừa nhận rằng truyền thống hiếu
khách này đang dần bị mai một nhất là tại các thành phố
lớn. Người Ki-tô hữu có thể góp phần làm cho bản sắc văn
hoá dân tộc mình luôn đậm đà nhờ việc thực thi những giá
trị Tin Mừng này. Đừng để cho những giá trị tốt đẹp bị
mất đi chỉ vì lòng ham huởng thụ và tính ích kỷ cá nhân.
Chia sẻ: Trong cuộc sống bạn niềm nở đón tiếp người này
nhưng lại lạnh nhạt với người kia, vì sao vậy ?
Sống Lời Chúa: Vui vẻ, niềm nở đón tiếp những
người mình không ưa, ngay cả vào những giờ mình không
thích. Đọc Tin Mừng Mt 25,31-46.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết đón tiếp
rộng lòng đón tiếp tha nhân và mau mắn tiếp nhận những
điều Chúa gởi đến qua sứ giả của Ngài.

Thứ Sáu 12/05/06 - Thánh Nêrêô và Akilêô


GIÊ-SU, ĐƯỜNG ĐI VÀ ĐIỂM ĐẾN

13
Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy,
chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết
được đường?” Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con
đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với
Chúa Cha mà không qua Thầy…” (Ga 14,1-6)
Suy niệm: Đường không để đứng yên mà là để đi;
đường không để dừng lại nơi chính mình mà để đến một
nơi nào đó. Con đường mà dân Ít-ra-en trong Cựu Ước đã
trải qua là cuộc vượt qua, là cuộc xuất hành ra khỏi Ai
Cập, là con đường dài khó nhọc 40 năm trong hoang địa
để đến được Đất Hứa. Khi đã tới Đất Hứa, con đường dân
tiếp tục đi là cả cuộc sống, sống theo luật Mô-sê. Trong
Tân Ước, đường đi đồng thời là điểm đến; bước đi trong
Đức Ki-tô là đồng thời đạt tới đích điểm bởi vì Đức Giê-
su Ki-tô chính là “con đường, là sự thật và là sự sống”: Đi
theo Đức Giê-su là con đường, ở trong Ngài để tin nhận
Ngài là sự thật, được Ngài ở trong mình để được sự sống.
Mời Bạn: Con đường Giê-su, đó là con đường hẹp của hy
sinh vác thập giá theo Ngài; đó là con đường đến và cảm
nhận được chân lý nhờ lắng nghe Lời Ngài; đó là con
đường đến và ở lại với Ngài để được sống dồi dào nhờ
lãnh nhận Bánh Hằng Sống. Bạn đã sẵn sàng đi vào con
đường Giê-su chưa? Hãy nhìn thẳng vào cuộc sống của
bạn, xem bạn đã chọn và đi con đường nào?
Sống Lời Chúa: Xác lập lại chương trình sống của
bạn với những điểm mốc: đọc Lời Chúa hằng ngày và
siêng năng rước Thánh Thể để chắc chắn rằng bạn luôn đi
trên con đường Giê-su.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con biết
lắng nghe tiếng gọi của Chúa, biết nắm chặt tay Ngài và
phó thác mọi sự để Chúa dẫn con đi trên đường của Ngài
về với Cha là Chân Thiện Mỹ.
Thứ Bảy 13/05/06 - Đức Mẹ Fatima
THẤY THIÊN CHÚA HỮU HÌNH

14
Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho
chúng con thấy Chúa Cha và như thế là chúng con mãn
nguyện.” Đức Giê-su trả lời: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa
Cha… Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong
Thầy.” (Ga 14,7-14)
Suy niệm: “Thiên Chúa không ai thấy bao giờ…”
(1Ga 4,12). Thế nhưng, được nhìn thấy Thiên Chúa vẫn là
khát vọng của mọi người, mà thánh tông đồ Phi-líp-phê
đại diện để nói lên: “Thưa Thầy xin tỏ cho chúng con thấy
Chúa Cha”. Đức Giê-su là câu trả lời cho khát vọng đó:
Không thể thấy Thiên Chúa vô hình bằng con mắt thịt,
nhưng chúng ta lại có thể thấy Thiên Chúa hiện diện một
cách hữu hình nơi Đức Giê-su: “Ai thấy Thầy là thấy
Chúa Cha”. Nhờ đức tin, chúng ta thấy Thiên Chúa là Cha
nhân từ qua Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa, Đấng đã làm
người, đã chết và đã sống lại để cho nhân loại một cuộc
sống mới, cuộc sống vĩnh hằng.
Mời Bạn: Nhờ đức tin, bạn thấy Chúa Cha qua
Chúa Giê-su là hình ảnh Chúa Cha; và qua cuộc sống đức
tin của bạn, bạn cũng tỏ cho người khác thấy Đức Giê-su;
vì nhờ bí tích thánh tẩy, bạn mang trong mình hình ảnh
Ngài.
Chia sẻ: Nhiều bạn trẻ bị khủng hoảng đức tin vì
không gặp được Chúa trong cuộc sống. Đâu là nguyên
nhân? Bằng cách nào để phục hồi niềm tin?
Sống Lời Chúa: Tiếp cận với Đức Giê-su bằng việc siêng
năng đọc Lời Chúa và rước Thánh Thể.
Cầu nguyện: Lạy Cha là Đấng toàn năng hằng hữu,
cảm tạ Cha đã dựng nên con giống hình ảnh Cha và đã đặt
vào tâm hồn con một niềm khát khao sâu xa về Cha. Xin
cho con có được niềm vui khi nhận ra Cha là Thiên Chúa
duy nhất, để con cũng nhận ra mọi người là anh em.
Amen.

Chúa Nhật V PS 14/05/06


ĐỂ CÂY ĐỜI SINH HOA TRÁI
15
“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong
Thầy… thì người ấy sinh nhiều hoa trái.” (Ga 16,1-8)
Suy niệm: Có người nói đùa rằng nếu sinh ra ở
Việt Nam, hẳn Đức Giê-su sẽ dùng một hình ảnh khác:
Thầy là cây xoài, Thầy là cây mít, Thầy là cây ổi …
những cây quen thuộc với người Việt, tựa như cây nho với
người Do Thái. Thôi thì cây nào cũng được, miễn là nói
lên tính cách sống còn, bất khả phân ly giữa cành và cây,
giữa Ki-tô hữu và Đức Ki-tô, được Ngài nhắc đi nhắc lại
qua chữ “ở lại”. Nhờ “ở lại” trong cây, cành mới đơm hoa
kết trái. Những cành đã có hoa trái, để có thể sinh nhiều
hoa trái hơn nữa, phải chịu cắt tỉa, một công đoạn tuy gây
đau đớn cho cành, nhưng thật sự cần thiết. Đức Giê-su
cũng cảnh báo cành nào không sinh hoa trái, sẽ bị quăng
vào lửa, một kết cục bi thảm.
Mời Bạn: Nhớ “ở lại” trong Đức Giê-su qua việc
siêng năng rước Thánh Thể, lãnh bí tích giao hòa (giải
tội), cầu nguyện thường xuyên, đọc Lời Chúa mỗi ngày và
đem ra thực hành trong đời sống. Để Thiên Chúa cắt tỉa
qua việc nỗ lực đi ngược tinh thần thế tục, dám từ bỏ
những ước muốn bất chính, những đam mê tội lỗi. Rốt
cuộc, hoa trái của bạn là hoa trái yêu thương, là an bình,
niềm vui, hạnh phúc cho người lân cận.
Chia sẻ: Tôi cần để Chúa cắt tỉa, làm sạch những
gì để có thể sinh hoa trái ?
Sống Lời Chúa: Tập kết hợp với Chúa qua việc
cầu nguyện 5 phút mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, sống cho Chúa thật
là điều khó. Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa, để
con tựa nương vào một mình Chúa. Chúa thích cắt tỉa con
khỏi những cái rườm rà, để cây đời con sinh thêm hoa trái.
Xin cho con dám ra khỏi mình, để sống theo đòi hỏi bất
ngờ của Chúa. (Rabbouni)
Thứ Hai 15/05/06
ĐỂ ĐƯỢC “RỒNG ĐẾN NHÀ TÔM”!

16
“Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của
Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến
và ở lại với người ấy.” (Ga 14,21-26)
Suy niệm: “Khách đến nhà không gà thì gỏi”.
Lòng hiếu khách như vậy thật là tuyệt vời; nhưng dù thế
cũng không thể diễn tả hết tâm tình thắm thiết đậm đà của
cụ Nguyễn Khuyến khi ông bạn vong niên của mình là cụ
Dương Khuê tới thăm: “Bác đến chơi đây, ta với ta.” Tình
bạn bằng vai bằng lứa đã thế huống chi là thân phận con
người chúng ta đã được Chúa “đến chơi nhà” và còn “ở
lại” với chúng ta nữa. Thật chẳng khác nào được “rồng
đến nhà tôm”! Mà Ngài đâu có đòi hỏi phải dọn cho Ngài
những món ‘đặc sản’ nào ngoại trừ một tình yêu, một tấm
lòng với tấm lòng, một tình bằng hữu giữa “ta với ta”: chỉ
cần “yêu” và “giữ Lời Chúa” là đủ để Ngài kết mối tình
thân mật đó rồi.
Mời Bạn: Thân ‘tôm’ chúng ta còn mong được
vinh dự và hạnh phúc nào hơn thế nữa không? Bạn đã
chuẩn bị đón Chúa “đến chơi nhà” linh hồn mình thế nào?
Bạn đã dọn sạch tâm hồn mình khỏi những tham lam ích
kỷ, những ham mê thú vui bất chính chưa? Bạn đã làm
theo Lời Chúa dạy là tha thứ cho người xúc phạm bạn,
phục vụ người anh em bé mọn nhất của bạn chưa?
Chia sẻ cảm nhận của bạn qua lời mẹ Têrêxa Calcutta:
“Tôi yêu Đức Giê-su trong mỗi con người. Đức Giê-su
hiện diện trong bí tích Thánh Thể và trong người nghèo
khổ”.
Sống Lời Chúa: bác ái để dâng lên Chúa Giê-su
Thánh Thể mỗi khi bạn tiếp rước Ngài.
Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.

Thứ Ba 16/05/06
CẢM NGHIỆM BÌNH AN CỦA CHÚA
17
“Thầy ban cho anh em bình an của Thầy.” (Ga
14,27-31)
Suy niệm: Từ những biến cố gây chấn động trong
những năm đầu thiên niên kỷ này: vụ khủng bố Toà Tháp
Đôi, nạn khủng bố lan tràn nhiều nơi trên thế giới, thảm
hoạ sóng thần, cơn bão thế kỷ Katrina, v.v… người ta
nhận ra rằng con người thời nay thường cố tạo ra cho
mình cảm giác an toàn nhưng thực tế cho thấy cảm giác
đó rất mong manh. Nhưng sự sợ hãi trước các thảm hoạ đó
vẫn chưa khốc liệt bằng nỗi sợ hãi khuất phục trước sự cai
trị của những chế độ độc tài.
Và cũng chưa nguy hiểm bằng nỗi sợ hãi do quá
luỵ thuộc lòng ham mê hưởng thụ vật chất. Đức Giê-su
cứu thế nhằm giải thoát con người khỏi mọi nỗi sợ hãi,
nhất là sự sợ hãi do tội lỗi gây nên, là căn nguyên mọi thứ
sợ hãi khác. Vì thế xuyên suốt cuộc đời tại thế của Ngài là
hai chữ bình an: lời “bình an dưới thế cho người thiện
tâm” trong ngày Ngài giáng sinh, lời “Thầy đây đừng sợ”
đem lại cho các môn đệ sự bình an giữa cơn sóng gió, và
khi sống lại lời đầu tiên của Ngài cho các môn đệ vẫn là
lời chúc: “Bình an cho anh em.”
Sống Lời Chúa: Bạn có thể cảm nghiệm được
hương vị bình an của Chúa: êm đềm thú vị khi ở với Chúa
Giê-su Thánh Thể, thanh cao nhẹ nhàng khi bạn làm một
việc hy sinh phục vụ âm thầm, tin tưởng cậy trông khi bạn
vuợt thắng một cơn cám dỗ thử thách, đầy cảm kích khi
bạn quảng đại tha thứ cho nhau… Mời bạn hãy thực hiện
những việc đề nghị trên để cảm nếm được bình an Chúa
ban cho bạn.
Chia sẻ: Chúa nói: “Thầy ban cho anh em bình an
của Thầy… không như thế gian ban tặng.” Theo bạn, bình
an của Chúa khác bình an của thế gian chỗ nào?
Cầu nguyện: Hát Kinh Hoà Bình.
Thứ Tư 17/05/06
CHỊU CẮT TỈA ĐỂ SINH HOA TRÁI
18
“Thầy là Cây nho thật, và Cha Thầy là người
trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa
trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái thì
Người cắt tỉa.” (Ga 15,1-8)
Suy niệm: Hình ảnh cây nho trong Kinh Thánh là
biểu tượng cho mối tình của Thiên Chúa đối với dân Ít-ra-
en. Khi Đức Giê-su dùng lại dụ ngôn này Người muốn xác
định: “Người đích thực thuộc về Dân của Thiên Chúa, Ít-
ra-en mới”. Cha Người là Chủ vườn nho. Ngài luôn chăm
sóc vườn nho đó là Giáo Hội ngày nay. Đã là cành trên
cây nho thì phải sinh hoa trái. Cành đừng tưởng là cứ xanh
tươi trên cây là được đâu! Muốn có hoa trái thì phải chịu
cắt tỉa, chịu đau đớn. Mà khi tỉa cành, cây nho phải
“khóc”, phải đau đớn khi toát ra những giọt nhựa sống,
trước khi vỏ cây khép kín lại thành sẹo! Nếu không chịu
để cắt tỉa thì chỉ có thể nảy ra lá tốt xanh um chứ chẳng có
thể sinh ra được những chùm nho chín mọng!
Mời Bạn: Có thể nói qua dụ ngôn cây nho, Chúa
Giê-su đã phát biểu một qui luật. Muốn sinh nhiều hoa trái
trong đời sống thiêng liêng chẳng những phải kết hiệp mật
thiết với Ngài, như cành nho gắn liền với thân nho, mà
còn phải chịu để cho Thiên Chúa là chủ vườn nho cắt tỉa,
trau giồi, thanh luyện.
Sống Lời Chúa: Dâng lên Chúa lời tạ ơn mỗi khi
bạn gặp phải một điều trái với ý muốn của bạn và xin
Chúa giúp bạn dùng nó để thanh luyện mình.
Cầu nguyện: Chúa ơi, cám ơn Chúa đã cảnh tỉnh
con phải sinh hoa trái. Cám ơn Chúa cũng đã luôn chăm
sóc Giáo Hội của Chúa với bao ân tình. Cám ơn Chúa
giúp con biết đón nhận những đau khổ Chúa gửi đến như
những sự thanh luyện cần thiết để con sinh nhiều hoa trái
thiêng liêng cho vườn nho của Chúa.
Thứ Năm 18/05/06 - Thánh Gioan I
Ở LẠI TRONG TÌNH THƯƠNG

19
“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng
yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình
thương của Thầy.” (Ga 15,9-11)
Suy niệm: Tình yêu không phải là một khái niệm
có được nhờ bàn luận phân tích mà là niềm hạnh phúc
người ta cảm nghiệm và tận hưởng khi được yêu và yêu
lại. Tình yêu Thiên Chúa dù có lớn lao sâu đậm mấy cũng
trở thành vô vị nếu như chúng ta không thể tận hưởng
được. Chính vì thế để cảm nếm hạnh phúc lớn lao đó,
Chúa Giê-su mời gọi mọi người chúng ta ở lại trong tình
yêu của Ngài. Ở lại trong tình yêu của Chúa Giê-su là
sống trọn cuộc đời với Chúa Giê-su, chia sẻ cùng một sự
sống với Ngài. Ở lại trong tình yêu của Chúa là chấp nhận
để Chúa yêu mình và đồng thời đáp lại bằng cách cũng
yêu Chúa bằng tất cả cuộc sống của mình.
Bạn ơi, Chúa Giê-su yêu bạn biết bao! Hẳn bạn
cảm nhận một niềm hạnh phúc khôn tả khi biết mình được
yêu thương tha thiết như thế! Hẳn bạn thấy mình phũ
phàng tệ bạc vô cùng nếu như mình đón nhận những món
quà của tình yêu rồi lại xúc phạm đến chính tình yêu đó!
Bạn ở lại trong tình yêu của Chúa chứ?
Chia sẻ: Chân phước An-rê Phú Yên ở lại trong
tình yêu Chúa một cách thật đơn sơ theo cung cách Việt
Nam: “thuỷ chung một lòng và giữ nghĩa cùng Chúa Giê-
su cho đến trọn đời”. Phần bạn, bạn làm gì để sống thuỷ
chung và giữ nghĩa với Chúa đến trọn đời?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn hãy tập sống và làm
mọi việc vì yêu Chúa Giê-su như thánh Phao-lô đã dạy:
“Anh em có làm gì, nói gì thì hãy làm, hãy nói nhân danh
Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.”
(Col 3,17)
Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.

Thứ Sáu 19/05/06


KHUÔN MẪU CỦA TÌNH YÊU

20
“Đây là điều răn của Thầy là anh em hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga
15,12-17)
Suy niệm: Dù tình yêu là chuyện “xưa như trái
đất” và “không có gì mới dưới ánh mặt trời”, nhưng trong
xã hội thực dụng hôm nay, chứng kiến những kiểu tình
duyên thời @ (a-còng) “kết hôn trên mạng”, “yêu cuồng
sống vội”, bạn và tôi không khỏi tự hỏi: Thế nào mới là
tình yêu? Yêu như thế nào? Đâu là chuẩn mực của tình
yêu? Bất cứ một tổ chức nào, dù lớn hay bé, vẫn luôn luôn
có một mục đích, một tôn chỉ làm hướng đi chung cho mọi
thành viên. Các Ki-tô hữu, những người thuộc về Vương
Quốc của Đức Ki-tô, đi theo tôn chỉ Đức Ki-tô để lại,
không phải bằng chữ viết, nhưng bằng giáo huấn và
gương mẫu là chính cuộc sống và cuộc tử nạn của Ngài:
“Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”
Bạn thân mến, chuẩn mực của tình yêu theo Chúa
dạy là “Hãy yêu như Giê-su yêu”. Khi đạo Ki-tô truyền
vào Việt Nam, anh chị em lương dân đã không sai khi gọi
các Ki-tô hữu là những người theo “đạo yêu thương”. Bạn
đã thể hiện trong cuộc sống của bạn như thế nào? Có
những lời nói và hành động nào mà bạn đã xúc phạm, làm
tổn thương đến người khác? Bạn sẽ có những quyết tâm
sửa đổi nào trong mùa Phục sinh này?
Chia sẻ: Một công tác từ thiện xã hội sẽ khác đi thế
nào nếu bạn làm với chuẩn mực Giê-su?
Sống Lời Chúa: Trước mọi hành động, bạn hãy tự
hỏi: “Nếu là Chúa Giê-su, Ngài sẽ hành động thế nào?”
Cầu nguyện: Lạy Chúa, giữa biết bao bon chen của xã hội
hào nhoáng và thực dụng, xin cho con luôn bình tâm kết
hiệp mật thiết với Chúa. Giữa những đố kỵ và hận thù, xin
cho con luôn biết yêu như chính Chúa đã yêu thương con.
Thứ Bảy 20/05/06 - Thánh Bênađinô Xiêna
CHỌN LỰA, KHÔNG THỂ NƯỚC ĐÔI!

21
“Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng
nó đã ghét Thày trước. Giả như anh em thuộc về thế gian,
thì thế gian yêu thích cái thuộc về nó.” (Ga 15,18-19)
Suy niệm: “Thế gian” luôn đối lập với Đức Ki-tô.
Cung cách của “thế gian” luôn khác với cung cách Đức
Ki-tô. Chính vì thế, nó ghét Đức Ki-tô và ghét lây cả
những ai thuộc về Ngài.
Mời Bạn: Bạn đã hiểu tại sao “thế gian” ghét các
môn đệ Đức Ki-tô rồi chứ? Cung cách của bạn có khác với
“thế gian” không? Hay bạn đang sống cùng kiểu với họ?
Tiền bạc, của cải…, tự nhiên ai lại chẳêng ham? Nhưng
nếu bạn sống công bằng, liêm khiết thì thế gian sẽ nói bạn
là người “không có chỗ đứng trong xã hội ngày nay!” Nếu
bạn sống trong sạch, không bê tha xác thịt, họ sẽ cho bạn
là người “bệnh hoạn”! Nếu bạn yêu thương và tha thứ cho
kẻ thù thì họ sẽ cho bạn là người “ủy mị, nhút nhát”. Nếu
bạn dành thời giờ đọc kinh cầu nguyện, thờ phượng Chúa
thì thế gian sẽ đánh giá bạn ‘vô hiệu năng”, “lỗi thời”….
Nếu bạn can trường tuyên xưng niềm tin, họ sẽ cho bạn là
người mê tín, vô nghĩa! Đấy, nếu bạn và họ khác nhau như
vậy tức là bạn đã đi ngược chiều với thế gian rồi, thì có lạ
gì nếu bạn bị thế gian chê ghétù? Vậy đâu là điều chọn lựa
cơ bản của bạn? Tiếp tục làm môn đệ Đức Giêsu, bạn sẽ
phải thế gian chê ghét! Còn nếu bạn muốn được thế gian
yêu mến thì chỉ có cách thuộc về nó, yêu thích điều nó yêu
thích! Nhưng bạn không thể đi nước đôi, không thể “làm
tôi hai chủ”!
Cầu nguyện: Chúa ơi, xin giúp con hiểu đúng điều
Chúa muốn dạy con hôm nay: là “ki-tô hữu” là dám chấp
nhận “chịu bắt bớ”, “chế diễu” “khinh khi”. Xin giúp con
dám đi ngược chiều với sự Dữ, với thế gian, để con luôn
đi đồng chiều với Chúa. Xin Chúa giúp con!
Chúa Nhật 21/05/06
SỐNG THÂN TÌNH VỚI BẠN GIÊ-SU

22
“Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì
Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em
biết.” (Ga 15,9-17)
Suy niệm: Có những đôi vợ chồng sống với nhau
đến đầu bạc răng long, không còn những biểu hiện sôi nổi,
lãng mạn như thuở còn son trẻ, nhưng tình nghĩa vợ chồng
vẫn keo sơn gắn bó, lại còn mặn nồng hơn cả thuở ban đầu
nữa, chẳng khác nào đôi bạn tri âm tri kỷ nhất trên đời.
Thế nên có người nhận xét rằng mọi thứ tình, kể cả tình
yêu vợ chồng khi phát triển đến mức hoàn hảo đều qui về
tình bạn. Đức Giê-su cho chúng ta dự phần trong gia đình
của Chúa khi Ngài dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha.
Thế cũng chưa đủ, trước khi chịu chết để cứu chuộc, Ngài
lại còn đối xử với chúng ta bằng mối tình bằng hữu: “Thầy
gọi anh em là bạn hữu” vì Ngài không dấu giếm chúng ta
“những gì Ngài đã nghe biết nơi Cha Ngài”.
Mời Bạn: Bạn thử nghĩ chúng ta là gì mà đáng
được Con Thiên Chúa nhận làm bạn ‘đồng vai đồng vế’
như thế? Bạn có biết chúng ta diễm phúc thế nào không
khi được Chúa chia vui sẻ buồn với chúng ta như với
người bạn tâm giao như thế? Đã là bạn ‘nối khố’ với nhau,
lẽ nào chúng ta không sống thân tình với Ngài? Lẽ nào
chúng ta không gánh vác đỡ thập giá với Ngài? Lẽ nào
chúng ta lại thoái thác sứ mạng loan báo Tin Mừng Ngài
trao cho chúng ta?
Chia sẻ: Một vị thánh nói: Chúa Giê-su làm bạn
với ai thì Chúa trao thập giá cho người đó. Bạn suy nghĩ gì
về lời đó?
Sống Lời Chúa: Sống thân tình với bạn Giê-su
bằng cách: - năng tâm sự với Ngài; - làm một việc mà
Chúa ưa thích.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã chịu chết vì yêu
con. Con muốn yêu Chúa hết lòng, không tiếc với Chúa
điều gì.
Thứ Hai 22/05/06 – Thánh Rita Casia
CHỨNG TỪ CỦA CỘNG ĐOÀN.

23
“Đấng An Ủi là Thần Chân Lý sẽ làm chứng về
Thầy.” (Ga 15,26-16,4)
Suy niệm: Chúa Thánh Thần làm chứng về Chúa
Ki-tô phục sinh bằng cách nào? Có thể thưa ngay rằng:
một trong những cách thức cổ xưa và hữu hiệu nhất, đó là
hoạt động của Ngài trong đời sống cộng đoàn. Trong cộng
đoàn tín hữu thời sơ khai, không thiếu những hình thức
bách hại, từ đe dọa, vu cáo đến lùng bắt, đánh đòn hoặc
ném đá. Nhưng dù vậy, các Tông Đồ vẫn can đảm rao
giảng và củng cố lời giảng bằng các phép lạ. Mọi người
đều đồng tâm nhất trí với nhau, chăm lo cầu nguyện, liên
đới với người nghèo, năng nổ, nhạy bén với sứ vụ đến với
muôn dân rao giảng Tin Mừng. Cuộc sống cộng đoàn trở
nên lời chứng hùng hồn về sự hiện diện của Đấng Phục
Sinh và sức sống mãnh liệt trong Chúa Thánh Thần.
Mời Bạn: Hẳn bạn có thấy trong các chi họ, các
giáo khóm, giáo xứ của chúng ta ngày nay, không thiếu
những anh chị em giáo dân âm thầm thăm viếng người
đau yếu, giúp đỡ người nghèo, nhắc nhủ nhau xưng tội,
rước lễ, học hỏi giáo lý, chia sẻ Lời Chúa. Qua họ, Thánh
Thần Chúa tiếp tục canh tân Giáo Hội và thế giới từ bên
trong. Họ đem lại niềm vui, tình yêu thương và sự an bình,
làm cho người chung quanh có được một kinh nghiệm
trung thực về Thiên Chúa và tình yêu thương của Ngài.
Chia sẻ: Trong cộng đoàn của tôi, có điểm nào nổi
bật chứng tỏ sức hoạt động của Chúa Thánh Thần?
Sống Lời Chúa: - siêng năng cầu xin Chúa Thánh
Thần xuống trên gia đình, làng xóm tôi; - tập quan tâm
hơn đến đời sống chung, công việc chung; - sẵn sàng đóng
góp tài chính, công sức, sáng kiến để làm cộng đoàn đuợc
thăng tiến.
Cầu nguyện: Đọc kinh Chúa Thánh Thần
Thứ Ba 23/05/06
VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN

24
“(Khi Đấng Bảo Trợ đến), Người sẽ chứng minh
rằng thế gian đã sai lầm.” (Ga 16,5-11)
Suy niệm: Chắc chắn rằng vũ trụ là công trình sáng
tạo của Thiên Chúa và cũng chính Ngài thiết định và giám
sát, duy trì những qui luật vận hành trong đó. Chúa Thánh
Thần là Đấng Bảo Trợ, Thần Chân Lý mà Chúa Giê-su sai
đến không phải để can thiệp vào dòng chảy của trật tự tự
nhiên này. Ngài đến để vạch cho ta thấy ba thứ sai lầm của
thế gian: sai lầm về tội lỗi vì không tin Chúa Giê-su. Sai
lầm về sự công chính vì người Do Thái không nhận ra
Chúa Giê-su là Đấng công chính nên đã giết Ngài. Sai lầm
về xét xử: không lấy sự thật, công bằng, tình thương để
xét xử mà lại lấy dư luận, thành kiến, vụ lợi cá nhân đê
hèn thiếu khách quan để kết án.
Mời Bạn: Coi chừng có lúc chính bạn đang là “thế
gian”, sống theo kiểu “thế gian” khi bạn đi ngược với giáo
huấn của Đức Ki-tô. Lúc đó, Chúa Thánh Thần cũng sẽ
vạch ra ba sai lầm của chúng ta: - về tội lỗi vì đã tin Chúa
mà không sống xứng danh con cái Ngài; - về sự công
chính vì đã ỷ lại lòng Chúa thương xót, bao dung để rồi
mải mê trong tội mà không sửa mình; - về việc xét xử vì
đã không lắng nghe ơn soi sáng của Ngài để phân định và
sống theo chân lý. Mời bạn nhìn lại đời sống xem mình đã
sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần chưa.
Sống Lời Chúa: Sống dưới sự hướng dẫn của Chúa
Thánh Thần là sống công tâm, yêu công bằng, tôn trọng
chân lý, không thỏa hiệp với sự dữ .
Cầu nguyện: Hát hoặc đọc: “Lạy Chúa xin ban
xuống trên chúng con: Thần Trí tác tạo của Chúa, Người
đổi mới tâm can, đổi mới muôn lòng.”

Thứ Tư 24/05/06
SỰ THẬT TOÀN VẸN
25
“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng
bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí
sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.”
(Ga 16,12-15)
Suy niệm: Châm ngôn Nga có câu: “Một nửa ổ
bánh mì, vẫn là bánh mì; nhưng một nửa sự thật không
phải là sự thật”. Đức Ki-tô khi đến trong trần gian đã đem
lại cho nhân loại sự thật về Thiên Chúa tình yêu. Ngài rao
giảng sứ điệp đó không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng cả
một cuộc đời hiến tế, để có thể nói lên tiếng nói yêu
thương cho đến cùng, cho đến chết trên thánh giá. Tuy
nhiên, con đường đó lại là “điên rồ đối với người Hy lạp”,
“vấp phạm đối với người Do thái”, và cũng là “nghịch lý”
đối với người thời nay. Vì thế, đó cũng là con đường
không mấy ai hiểu, không mấy ai theo; hoặc không muốn
hiểu, không muốn theo: “Bây giờ, anh em không có sức
chịu nổi”. Sự thật toàn vẹn đó chỉ có thể hiểu nổi, theo nổi
nhờ Thần Khí.
Mời Bạn: Bao lâu còn sống trong thân phận người
giữa thế gian, mỗi người Ki-tô hữu, cũng như toàn thể Hội
Thánh, phải không ngừng tìm kiếm sự thật toàn vẹn của
Thiên Chúa, như đã từng tìm kiếm hơn 2000 năm lịch sử
đã qua; và chúng ta chỉ hoàn thành ơn gọi của mình, khi
sẵn sàng để Thần Khí hướng dẫn, đồng thời phải đón nhận
sự thật đó với bất cứ giá nào. Nếu không chúng ta mới chỉ
sống với một nửa sự thật.
Sống Lời Chúa: Trong năm Sống Lời Chúa này, và
nhất là để chuẩn bị lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần trong
ngày lễ Hiện Xuống, bạn tổ chức việc học hỏi Lời Chúa
trong gia đình bạn.
Cầu nguyện: Trong giờ kinh tối gia đình, hát hoặc
đọc kinh Chúa Thánh Thần.
Thứ Năm 25/05/06 - Thánh Bêđa
XA MẶT KHÔNG CÁCH LÒNG

26
“Ít lâu nữa anh em sẽ không còn trông thấy Thầy,
rồi ít lâu nữa anh em sẽ lại thấy Thầy.” (Ga 16,16-20)
Suy niệm: Ai cũng mong người thân luôn hiện diện
bên mình, không muốn xa cách. Tuy nhiên lòng mong
muốn đó không phải bao giờ cũng được toại nguyện, bởi
vì rồi cũng có lúc người thân yêu của mình đi xa, trong
một thời gian nào đó hay cũng có khi ra đi vĩnh viễn. Có
lẽ lúc đó chúng ta mới thấm thía sự trống vắng, mất mát.
Nhưng quy luật của cuộc đời là thế làm sao có thể tránh
khỏi được. Rồi thời gian cũng làm cho con người nguôi
ngoai nỗi nhớ mong. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự ngưôi
ngoai thì chẳng có gì đáng nói, đằng này phải ‘còn hơn thế
nữa’, nghĩa là chúng ta sẽ được vui mừng gấp bội vì lại
gặp người thân yêu của mình, gặp lại vĩnh viễn không bao
giờ xa cách nữa. Chỉ có trong niềm tin vào Đức Giê-su
Phục sinh chúng ta mới có được cái ‘hơn‘ ấy, cái hơn ‘xa
mặt mà không cách lòng’.
Mời Bạn: Chắc chắn bạn tin vào sự phục sinh của
Đức Ki-tô ; đó là niềm tin căn bản mà. Thế nhưng đứng
trước sự ra đi vĩnh viễn của người thân, Bạn phản ứng thế
nào? Cách thực hành của bạn trong việc ma chay có nói
lên niềm tin của bạn vào Đấng Phục Sinh không?
Chia sẻ: Cảm nhận của bạn thế nào khi chứng kiến
cảnh khóc than của những người mất người thân. Và bạn
có nghĩ mình phải làm gì lúc đó không ?
Sống Lời Chúa: Làm một việc nói lên niềm tin của
bạn vào việc phục sinh (lời an ủi, cầu nguyện,…) khi bạn
tham dự một đám tang, một buổi cúng giỗ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con thường là than
khóc thảm thiết khi có người thân qua đời. Xin thêm lòng
tin cho chúng con để con biết biến đau nỗi buồn đó thành
một lời tuyên xưng đức tin.
Thứ Sáu 26/05/06 - Thánh Philípphê

27
NỖI BUỒN CHÓNG VÁNH, NIỀM VUI LÂU
BỀN
Đức Giê-su nói: “Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi
buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16,20-23)
Suy niệm: Báo chí có lần nói đến những hy sinh
thầm lặng nhưng rất đáng khâm phục của các vận động
viên thể dục dụng cụ: phải xa nhà sang Trung Quốc tập
luyện khi tuổi đời còn rất trẻ, mỗi ngày phải khổ luyện
nhiều tiếng đồng hồ đau nhức cả người, phải nhịn ăn
(chẳng hạn kiêng ăn kem) không cho tăng cân… Thế
nhưng, chỉ cần đạt tấm huy chương óng ánh của SEA
Games là các em như quên hẳn những giọt mồ hôi đã đổ
ra trên sàn tập. Đức Giê-su cũng nhắn nhủ các môn đệ
mình rằng nỗi u sầu của các ông sẽ mau qua, sẽ nhanh
chóng biến đổi thành niềm vui, vì thập giá phải đến trước
vương miện, và niềm vui phục sinh sẽ làm ta không còn
nhớ gì đến vất vả thập giá. Ai là bạn với đau khổ của Ngài,
sẽ là bạn với vinh quang của Ngài.
Mời Bạn: Nhà văn H. Anderson (An-đéc-xơn)
nhận định: ‘Mỗi con người là một câu chuyện thần tiên
được viết bởi bàn tay của Tạo hóa’. Tựa câu chuyện thần
tiên, cuộc đời ai cũng có nét đẹp riêng, đẹp nhất là một kết
thúc có hậu: Thiên Chúa ban thưởng hạnh phúc vĩnh cửu
cho người tốt lành, và lúc ấy, những đau khổ, nhọc nhằn
trong cuộc sống chỉ như một giấc mộng.
Sống Lời Chúa: Vui vẻ đón nhận một trái ý trong
cuộc sống: bệnh tật, người thân, hoàn cảnh… để biến đổi
nên tốt hơn nếu có thể, và phó thác nơi Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin dạy con biết
phụng sự Chúa cho xứng với uy linh Ngài. Biết cho đi mà
không tính toán, biết chiến đấu không ngại thương tích,
biết hiến thân mà không mong chờ phần thưởng nào,
ngoài việc biết rằng mình đã chu toàn thánh ý Chúa.
Amen.
Thứ Bảy 27/05/06 - Thánh Âutinh Cantơbơri
28
HÃY DÁM CẦU XIN
“Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh
em nên trọn vẹn.” (Ga 16,24-28)
Suy niệm: Cơ chế “xin-cho” đã từng và vẫn còn
kìm hãm tốc độ phát triển của đất nước. Trong bối cảnh
đó, chúng ta lắm khi bị dị ứng với việc cầu nguyện như
thể là hễ cầu nguyện là phải ‘xin xỏ’ điều chi đó. Chính vì
thế, chúng ta ‘né’ việc “cầu xin”, thậm chí ‘né’ cả việc cầu
nguyện. Thế nhưng, Chúa bảo chúng ta: “Cứ xin đi.”
Trong Tin Mừng, rất nhiều người tội lỗi, bệnh hoạn, tật
nguyền đến xin Đức Giê-su cứu giúp và họ đều toại
nguyện. Khi ta “xin” một cách chân thành thì việc “xin”
ấy thể hiện lòng khiêm tốn; ta nhận rằng mình thiếu thốn
và cần được giúp đỡ. “Xin” diễn tả niềm tin tưởng đặt nơi
người mình xin. Sâu xa hơn, “xin” làm cho cả hai bên, cho
và nhận, đi vào sâu hơn trong mối tương giao: nhận biết
giới hạn thực sự của thân phận con người và tuyên xưng
địa vị tuyệt đối của Thiên Chúa. Vì thế, không dám “xin”
là một cách khước từ tương giao và do đó đánh mất những
cơ hội quý báu được sống trong mối quan hệ thân tình của
ta với Thiên Chúa.
Mời Bạn: Lắng nghe lời Chúa Giê-su khích lệ:
“Cứ xin đi, anh em sẽ được.” Và chính Người quả quyết:
“để niềm vui của anh em nên trọn vẹn.”
Chia sẻ: Đối với bạn, việc cầu xin Chúa một cách
đơn sơ chân thành như đứa con nhỏ nói với cha mẹ mình
là việc dễ hay khó? Tại sao?
Sống Lời Chúa: Tập thói quen nguyện tắt, để luôn
thưa với Chúa về những khó khăn mà mình bất chợt gặp –
và luôn tạ ơn về những ơn lành Chúa ban.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết xin những
điều đẹp ý Chúa. Xin cho con luôn sống trong tâm tình tạ
ơn, và hạnh phúc vì biết rằng mình được Chúa yêu
thương.
Chúa Nhật - Chúa Thăng Thiên 28/05/06
SỨ MẠNG MỚI
29
Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự
bên hữu Thiên Chúa. Còn các tông đồ thì ra đi rao giảng
khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông… (Mc
16,15-20)
Suy niệm: Xem ra việc phục sinh là thời cơ để
Chúa tung ra một chiến dịch phục hồi uy tín của Ngài đã
bị tiêu tan khi Ngài chịu tử nạn. Nếu việc làm cho La-da-
rô sống lại đã khiến nhiều người Do thái tin vào Chúa, thì
nay đích thân Ngài quảng bá việc Ngài đã chết rồi nay
phục sinh như lời Ngài đã báo trước, ắt là kết quả còn
ngoạn mục biết chừng nào. Thế sao Chúa Giê-su lại ‘vội
vã’ về trời, ‘đùn đẩy trách nhiệm’ cho các tông đồ đang
lúc công việc loan báo Tin Mừng cứu độ hầu như phải bắt
đầu lại từ số không? Nhưng thánh ý Chúa vượt quá suy
tính của con người. Khi sai các tông đồ ra đi, Chúa không
‘đem con bỏ chợ’, nhưng Ngài “cùng hoạt động với các
ông” “với những dấu lạ kèm theo”. Giờ đây, mỗi tông đồ,
mỗi Ki-tô hữu là một Giê-su tràn đầy Thần Khí, lo gì mà
không thể “đi khắp tứ phương thiên hạ” mà “loan báo Tin
Mừng cho mọi loài thọ tạo” nữa!
Mời Bạn: Ấy thế mà cũng đáng lo đấy, nếu như
ngày hôm nay, bạn và tôi chểnh mảng không chu toàn sứ
mạng Ngài đã phân công cho chúng ta khi Ngài về trời!
Bạn thử kiểm điểm xem mình đã thực hiện thế nào công
tác loan báo Tin Mừng này.
Sống Lời Chúa: Mỗi tháng đặt ra cho cá nhân bạn,
cho nhóm của bạn một chủ điểm loan báo Tin Mừng. Cuối
tháng kiểm điểm tiến độ thực hiện trước khi đặt ra chủ
điểm mới.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã sai chúng con đi
loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Xin đổ tràn đầy
ơn Thánh Thần xuống trên chúng con, để chúng con luôn
nhiệt tâm thực thi mệnh lệnh Chúa truyền dạy.
Thứ Hai 29/05/06
THẦY ĐÃ THẮNG THẾ GIAN!

30
“Can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian!” (Ga
6,29-33)
Suy niệm: Các môn đệ có làm cho chúng ta ngạc
nhiên, khi nói rằng : “Bây giờ chúng con tin Thầy từ
Thiên Chúa mà đến”? Sau ba năm sống gần Thầy, thấy các
phép lạ, nghe các lời dạy bảo của Thầy, mà đến bây giờ
các ông mới tin vào Chúa, kể cũng... đã muộn! Thế nhưng
chúng ta còn ngạc nhiên hơn, khi thấy rằng thật ra các ông
“nói vậy nhưng không phải vậy”: trong cuộc khổ nạn, các
ông đã thất đảm, chối thầy, phản bội, chạy trốn, bỏ mặc
Chúa một mình... Chúa Giê-su thấy rõ đức tin non nớt của
các ông. Ngài không trách, trái lại, còn cảm thông và củng
cố bằng những lời đầy khích lệ: “Trong thế gian, anh em
sẽ phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên! Thầy đã
thắng thế gian”.
Mời Bạn: Để cùng chiến thắng với Đức Ki-tô mời
bạn đặt niềm tin vào Ngài: “Ai là kẻ thắng được thế gian,
nếu không phải là người tin rằng Đức Giê-su là Con Thiên
Chúa?” (1Ga 5,5). Nhiều khi chúng ta tưởng mình đã tin
Chúa vững mạnh, nhưng khi phải đối diện với thử thách,
chúng ta mới nhận ra rằng niềm tin của mình còn mong
manh lắm. Bạn đã áp dụng những phương thế nào để củng
cố đức tin: học hỏi giáo lý, Kinh Thánh, tham dự phụng
vụ, lãnh nhận bí tích?
Sống Lời Chúa: Bạn đưa các phương thế nói trên
vào chương trình sống để bồi dưỡng thường xuyên đức tin
của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, lòng tin của chúng con
mỏng dòn lắm, xin thêm đức tin cho chúng con. Xin Lời
Chúa trở thành ánh sáng soi đường con đi, để cùng Chúa,
chúng con vượt qua những gian nan khốn khó đời này mà
đạt tới sự sống đời đời. Amen.
Thứ Ba 30/05/06
NGỘ RA CHA CỦA TA

31
“Sự sống đời đời là nhận biết Cha.” (Ga 17,1-11a)
Suy niệm: Ngày nay người ta đánh giá rất cao tri
thức. Nhờ hiểu biết qui luật vận hành của vũ trụ, nhân loại
đạt được những tiến bộ vượt bậc. Nhưng tri thức không
chỉ có một loại. Triết gia Socrates (Xô-cra-tét) nói “Biết
mình” là đầu mối mọi sự khôn ngoan. Sự “giác ngộ” của
Đức Phật giúp vạch ra con đường giải thoát khỏi bể khổ.
Chúa Giê-su giúp chúng ta đào sâu tri thức tới ngọn nguồn
của nó, một tri thức thực thụ, hoàn hảo, không chỉ là biết
vũ trụ, biết mình mà còn là “nhận biết Thiên Chúa Cha”,
thứ tri thức đem lại “sự sống đời đời”.
Mời Bạn: Thực tế cuộc sống đang diễn ra với biết
bao triển vọng và thách đố, biết bao vui buồn sướng khổ,
với nền khoa học kỹ thuật tiến triển không ngừng. Giữa
cảnh đời vàng thau lẫn lộn, và biến chuyển nhanh chóng
này, làm sao ta có thể “ngộ” ra Cha của Ta, “ngộ” ra Thiên
Chúa tình yêu đã đi vào đời chúng ta và đang đồng hành
với chúng ta nơi Con Một Ngài là Đức Ki-tô? Liệu hình
ảnh của Thiên Chúa có đang bị lu mờ giữa một thế giới
duy vật và hưởng thụ của ngày hôm nay không? Việc “ngộ
ra Cha của Ta” là điều cần thiết để giúp chúng ta “giác
ngộ” con người thực của mình và mở cửa tâm hồn để lãnh
nhận sự sống đời đời là hạnh phúc Nước Trời.
Chia sẻ: Điều kiện cần để “ngộ ra Cha” là: “Nhận biết
Đức Giê-su Ki-tô, là Đấng Cha sai đến”. Tại sao thế?
Sống Lời Chúa: Để “nhận biết Đức Ki-tô”, bạn
mời bạn tham gia những khoá học hỏi Kinh Thánh và
trung thành suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần cho
chúng con để chúng con nhận ra Chúa nơi Con Một Chúa
là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con.

Thứ Tư 31/05/06 - Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét


BIẾT MÌNH DIỄM PHÚC

32
“Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi
thế này? Vì này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa
con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.” (Lc 1,39-56)
Suy niệm: Có một số báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật –
không nhớ số báo nào, ai biết xin chỉ giùm – đăng bài về
một chàng thanh niên khuyết tật Nhật viết sách tự thuật,
mô tả mình sinh ra với thân hình như một củ khoai có gắn
bốn cục thịt nho nhỏ gọi là tay chân, đã nỗ lực vượt qua
cảnh ngộ bất hạnh của mình. Cuốn sách đó mang tựa đề
“Tôi Không Bất Hạnh”. Một tuyên ngôn thật đáng khâm
phục và học tập, nhất là khi đối chiếu với biết bao nhiêu
người có đủ mọi điều kiện thuận lợi mà vẫn luôn mồm kêu
khổ! Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tiến xa hơn nữa
trong tinh thần lạc quan của Tin Mừng. Bà Ê-li-sa-bét biết
mình diễm phúc vì được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm.
Thai nhi trong lòng bà cũng nhảy mừng vì cảm nhận được
diễm phúc đó. Đức Ma-ri-a cất lời “ngợi khen Đức Chúa”
vì “từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Vậy là
“trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ”, ai cũng được diễm
phúc!
Mời Bạn: Là Ki-tô hữu, bạn cũng nằm trong số
những người diễm phúc đó, vì “Thiên Chúa, Đấng cứu
độ” ở với bạn. Vậy thì bạn đừng ‘càm ràm’ vì mấy chuyện
khó chịu ‘lẻ tẻ’ xảy ra trong cuộc sống. Giữ nét mặt vui
tươi, thái độ lạc quan, sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, dù
gặp nghịch cảnh, bạn đang chứng tỏ mình là người diễm
phúc, và bạn có “Thiên Chúa, Đấng cứu độ”, ở cùng.
Sống Lời Chúa: Luôn bắt đầu một ngày bằng câu
tâm niệm: “Hôm nay, tôi luôn vui tươi, hoà nhã với mọi
người.”
Cầu nguyện: Với tâm tình của Mẹ Ma-ri-a, đọc
hoặc hát kinh Magnificat: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức
Chúa” (Lc 1,46-55).

33

You might also like