You are on page 1of 31

5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 1

5 phuùt/ ngaøy
cho Lôøi Chuùa

Thaùng 06/2007
Thứ Sáu đầu tháng 01/6/07
Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 2
Thánh Giút-ti-nô Tử đạo, Ngày Thiếu Nhi
ĐỨC TIN ĐỦ MẠNH CHƯA?
“Thầy nói với anh em, tất cả những gì anh em cầu xin, anh em
cứ tin là mình đã được, thì sẽ được như ý.” (Mc 11,11-26)
Suy niệm: Kể từ cơn bão Xangsane hồi đầu tháng 10 năm ngoái,
có thêm một điểm “hành hương” mới tại Giáo phận Đà Nẵng: Đức
Mẹ Sao Biển. Câu chuyện bắt đầu từ sự kiện pho tượng Đức Mẹ cùng
với mái che sơ sài, ở điểm ‘đầu sóng ngọn gió’ là bờ biển Mỹ Khê,
vẫn còn nguyên vẹn sau khi trận cuồng phong lịch sử càn quét qua
thành phố này. Mỗi ngày thêm nhiều tấm bia đá tạ ơn Đức Mẹ “đã
nhậm lời gia đình con cầu xin” treo trên những thân cây phi lao trơ
trụi vì gió bão, giữa ngập đầy hoa tươi nến sáng đêm ngày. Sự kiện
thì có thực, nhưng việc Đức Mẹ chuyển cầu đắc lực tại nơi đây thì
chưa ai đứng ra kiểm chứng. Giáo quyền Đà Nẵng cũng chưa lên
tiếng gì. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem đó là chuyện ‘tào lao’
được. Kinh nghiệm đạo đức của Giáo Hội và chính Phúc Âm nói với
ta rằng nếu thành tâm cầu nguyện với đức tin sâu sắc thì việc ta nhận
được ơn là chuyện đương nhiên.
Mời Bạn: Đức tin là khả năng Chúa ban cho con người. Đức tin
là sức mạnh của lời cầu nguyện. Bạn hãy cầu nguyện với Đức tin.
Muốn cầu nguyện nên, bạn cần củng cố Đức tin cho sống động hơn.
Chia sẻ: Bạn có siêng năng cầu nguyện và tin vào lời cầu nguyện
đủ chưa? Kinh nghiệm của bạn về việc “nhận được ơn nhờ cầu
nguyện”?
Sống Lời Chúa: Như con trẻ đặt trọn niềm tin vào Cha mình,
chúng ta cũng xác tín Chúa luôn hiện diện và lắng nghe ta.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa yêu trẻ thơ vì trẻ thơ biết đơn sơ
phó thác. Xin giúp chúng con vững tin vào Chúa trong tinh thần trẻ
thơ như Chúa dạy. Xin cho tuổi thơ hôm nay được bảo vệ khỏi bao
gương xấu tràn ngập trong cuộc sống hằng ngày.

Thứ Bảy đầu tháng 02/6/07 - Thánh Maselinô


Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 3
SỬA SAI
Họ mới trả lời Chúa Giêsu: “Chúng tôi không biếThánh” (Mc
11,27-33)
Suy niệm: Ngày nay người ta nói nhiều về dự án và việc quản lý
dự án, trong đó hai khâu giám sát và lượng giá từng hạng mục trong
quá trình thực hiện dự án mang một ý nghĩa rất quan trọng. Người ta
phải kiểm tra và đánh giá cách khách quan, nghiêm túc để quyết định
về khả năng tiếp tục hay đình chỉ, hay những sự điều chỉnh cho kịp
thời. Nói cho cùng, đây là việc nhìn lại và kiểm điểm để sửa sai, một
công việc không chỉ cần thiết trong quản lý dự án mà nói chung trong
mọi cảnh vực của đời sống, nếu ta thật sự mong muốn tiến bộ.
Những người Do Thái đến ‘gài bẫy’ Đức Giêsu. Nhưng Người đã
đặt họ đối diện với tình trạng cứng tin của chính họ. Thay vì khiêm
nhường nhìn nhận những cái sai cần được sửa nơi mình, họ đã phủi
tay: “Chúng tôi không biết Thánh” Nghĩa là họ cố tình tránh né sự
thật, lừa dối chính mình lẫn người khác.
Mời Bạn: Ai cũng thấy sửa sai là cần thiết, thế nhưng không dễ
sửa sai nhất là khi phải nhìn nhận và sửa cái sai của mình. Ta thường
thiếu lòng khiêm tốn nhưng lại thừa sự cầu an, muốn sống an toàn
trong những cái khung sẵn có, ngại thay đổi cho dù thấy cái cũ không
còn kiến hiệu. Thế nhưng, Kitô hữu đích thực phải sống trong Thánh
Thần, chấp nhận để mình không ngừng được Thánh Thần uốn nắn và
đổi mới.
Chia sẻ: Tác giả Nguyễn Thị Oanh đã viết về hiện trạng “Dối trá
được bình thường hóa” trong xã hội chúng ta (x. Tuổi Trẻ Cuối Tuần
số 1218, 28-1-2007, tr. 22). Bạn nghĩ gì về nhận xét này?
Sống Lời Chúa: Phương thế tốt nhất giúp ta đối diện với sự thật
về mình là đọc Lời Chúa và kiểm điểm đời sống dưới ánh sáng Lời
Chúa.
Cầu nguyện: Hát: “Lạy Chúa, xin dẫn đưa con tìm chân lý
Ngài…”
Chúa Nhật IX TN 03/6/07 - Lễ Chúa Ba Ngôi
Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 4
CHA, CON, VÀ THÁNH THẦN!
“Thần Khí sự thật … sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn… Moi
sự Chúa Cha có đều là của Thầy.” (Ga 16,12-15)
Suy niệm: Lễ Chúa Ba Ngôi, một tuần sau lễ Hiện Xuống, như để
tổng hợp các mầu nhiệm đã cử hành cho tới nay: Đức Giêsu là nhà
thừa sai được Cha gửi đến để cứu độ nhân loại: nhập thể, giáng sinh,
ẩn dật, hoạt động sứ vụ, khổ nạn, phục sinh, vinh thăng - thế rồi lịch
sử cứu độ chuyển sang kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần, Đấng là nhà
thừa sai bởi Cha và Con… Đã có thời, khi trình bày về Chúa Ba
Ngôi, người ta thường dùng những hình ảnh như tam giác đều, những
kiểu nói như “1 mà 3”, “3 mà 1”, “3 trong 1” … Trong huấn giáo về
Chúa Ba Ngôi, nhiều giảng viên chỉ cố dạy sao cho học viên của
mình trả lời chính xác rằng “có một Chúa, nhưng có ba Ngôi.” Đức
Giêsu thì không bao giờ trình bày mầu nhiệm này bằng ‘kỹ thuật số’
như vậy; Người không bao giờ dùng chữ ‘Ba Ngôi’; Người chỉ nói
‘Cha, Con, và Thánh Thần’ – trong đó chính Người là Con. Đức
Giêsu chỉ sống và thể hiện mối tương quan mật thiết giữa Người với
Cha và Thánh Thần.
Mời Bạn: Chiêm ngắm Đức Giêsu trong tương quan với Cha và
Thánh Thần và nhận ra: trong sứ mạng của Người, Đức Giêsu vừa
hoàn toàn thuộc về Cha vừa luôn luôn ở trong tác động của Thánh
Thần. Đây là nguyên mẫu của mọi đời sống và mọi sứ mạng Kitô
giáo.
Chia sẻ: Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mời gọi bạn điều gì?
Sống Lời Chúa: Trân trọng sự khác biệt giữa các thành viên
trong gia đình, giáo xứ, và nỗ lực phối hợp các khác biệt một cách
hoà điệu, hiệp nhất, để làm cho cộng đồng nên phong phú.
Cầu nguyện: Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và
Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng
có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Thứ Hai 04/6/07


Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 5
ÔNG CHỦ TỐT – QUẢN LÝ TỒI
“Có một người kia trồng được một vườn nho ; ông rào dậu
chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông cho tá
điền canh tác, rồi trẩy đi xa.” (Mc 12,1-12)
Suy niệm: Câu chuyện bắt đầu thật đẹp: ông chủ tạo lập cơ ngơi
và mời tá điền cộng tác. Vui vẻ cả đôi đàng! Nhưng thật buồn vì câu
chuyện kết thúc không có hậu: do ngạo mạn và tham lam, đám tá
điền đã phản trắc, quyết chiếm đoạt cơ ngơi của chủ, và dĩ nhiên là
họ phải trả giá cho hành động ngông cuồng của mình. Câu chuyện
buồn này đang diễn ra trong thế giới và nhân loại hôm nay: Thiên
Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh của Thiên Chúa để con
người quản lý thế giới này; nhưng con người dùng các khả năng
Chúa ban nhiều khi theo chiều hướng ‘lợi bất cập hại’, hậu quả là con
người đang tàn phá chính công trình của Chúa, là môi trường mình
sống, và có thể tận diệt chính mình bất cứ lúc nào.
Mời Bạn: Câu chuyện buồn trên không chỉ liên quan tới những
cái ‘vĩ mô’ như tầng ôzôn thủng lỗ chỗ trên kia, như tình trạng tiệt
chủng của nhiều sinh vật, như hiện tượng El Nino làm đảo lộn các
chu kỳ thời tiết, hay như cái danh sách ngày càng dài tên các quốc gia
sở hữu vũ khí hạt nhân. Câu chuyện phản trắc ấy vẫn diễn ra nơi cách
mà mỗi người quản lý cuộc đời và con người mình. Bao nhiêu khả
năng suy luận, trí nhớ, trí tưởng tượng của tôi đã từng được huy động
để tàn phá chính tâm hồn tôi? Bao nhiêu sự lạm dụng thân xác mình
trong đó tôi đi ngược Thánh ý Chúa, Đấng là chủ nhân đích thực của
thân xác tôi? Thiên Chúa luôn là ‘ông chủ tốt’, nhưng phải chăng tôi
thường là một ‘quản lý tồi’?
Chia sẻ: Bạn hãy nêu một số biểu hiện của nền ‘văn hoá sự chết’
trong cuộc sống của chúng ta hôm nay?
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết trở nên người “khéo
quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Chúa. Amen.

Thứ Ba 05/6/07 - Thánh Bô-ni-phát, tử đạo

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 6
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ VỀ THIÊN CHÚA
Đức Giêsu nói: “Tại sao các người lại thử tôi?... Của Xê-da, trả
về Xê-da; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa.” (Mc 12,13-17)
Suy niệm: Đức Giêsu không phản đối việc nộp tiền thuế cho Xê-
da. Người xẵng giọng với nhóm Pharisêu chỉ vì họ muốn gài bẫy
Người. Đặc biệt, Đức Giêsu muốn mở vấn đề ra đến tầm rộng nhất và
đẩy nó đến độ sâu nhất khi Người hữu ý nói thêm: “Của Thiên Chúa
trả về Thiên Chúa.” Không phải tất cả mọi sự đều phải thuộc về
Thiên Chúa sao? Tất cả, trong đó gồm cả … hoàng đế Xê-da lẫn tiền
bạc! Vì thế, xét riêng về chuyện tiền bạc, ta được mời gọi tự hỏi:
Đằng sau mọi mục đích thực tế có thể có của việc ta sử dụng tiền bạc,
có tồn tại mục đích cuối cùng, ẩn sâu nhất là “trả về cho Thiên Chúa
cái của Thiên Chúa” không? Thật rõ là tiền bạc tự nó không xấu,
nhưng vấn đề nằm ở chỗ cách mà ta sử dụng tiền bạc.
Mời Bạn: Bạn có chủ trương ‘có tiền mua tiên cũng được’
không? Đồng tiền “liền khúc ruột”, nên nó rất nhạy cảm – như có
người nói: “Hãy cho tôi biết bạn tiêu tiền như thế nào, tôi sẽ cho biết
bạn là người thế nào.” Chuyện sẽ càng ‘nóng’ hơn gấp bội khi bạn là
người lãnh đạo của một nhóm, một cộng đoàn… và bạn thường phải
quyết định vấn đề chi tiêu ngân quĩ cho cái gì và chi tiêu bao nhiêu.
Nói chung, và một cách thực tế, để sử dụng tiền bạc (dù nhiều hay ít)
theo ý Chúa, thì ta phải tính đến ‘ý kiến’ của những người dân nghèo
khổ ở quanh mình!
Chia sẻ: Một kinh nghiệm áy náy lương tâm của bạn liên quan
đến việc sử dụng tiền bạc?
Sống Lời Chúa: Biết ‘trả nghĩa Chúa, trả nợï đời’, coi tiền bạc là
phương tiện giúp ta sống bác ái yêu thương.
Cầu nguyện: Đọc thong thả lời Kinh Lạy Cha với ý thức qui
hướng mọi sự về Chúa.

Thứ Tư đầu tháng 06/6/07 - Thánh Nôbetô


Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 7
SỐNG LẠI MỘT CUỘC SỐNG MỚI
“Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ
lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời.” (Mc 12,18-
27)
Suy niệm: Để phản bác niềm tin phục sinh, những người thuộc
phái Xa-đốc tạm chấp nhận giả thiết có sự sống lại và dựa vào luật
Môsê mà đưa ra trường hợp một người có thể làm vợ của cả bảy anh
em để rồi chứng minh ngược lại rằng điều đó vô lý nếu cả tám người
ấy cùng sống lại: “Khi họ sống lại, bà sẽ là vợ của ai trong số họ?”
Lập luận phản chứng của họ thật chặt chẽ nhưng lại sai ngay từ giả
thiết; họ coi cuộc sống mai sau chỉ là chuyện “vũ như cẫn”: mọi
chuyện ăn ăn uống uống, dựng vợ gả chồng ở đời này vẫn tiếp tục
như thế khi người ta sống lại. Thế nhưng, khi sống lại, “người ta sẽ
giống như các thiên thần trên trời” vì: “Việc kẻ chết sống lại cũng
vậy: gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt” (1Cr 15,42). Sự
sống lại trong Đức Ki-tô không phải là một cuộc sống giống như
trước đây, mà là cuộc sống đó đã được biến đổi trở nên “giống như
các thiên thần trên trời.”
Mời Bạn: Chủ trương theo phái Xa-đốc, người ta dễ rơi vào một
trong hai thái cực sau đây: - lối sống duy vật, ít là trong thực hành,
coi việc hưởng thụ đời này là mục đích tối hậu; - niềm tin “dương sao
âm vậy”, chẳng hạn cúng đốt vàng mã các vật dụng như thể người
quá cố có thể sử dụng những vật ấy ở cõi âm. Là Ki-tô hữu, bạn thể
hiện niềm tin vào Đức Ki-tô Phục Sinh thế nào trong cách ăn nết ở
của mình?
Chia sẻ: Thánh Phao-lô kêu gọi “cởi bỏ con người cũ” để “mặc
lấy con người mới” trong Đức Ki-tô Phục Sinh (x. Ep 4-6). Chọn vài
câu trong đoạn đó để thảo luận và đưa ra quyết định cụ thể.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con gắn bó với quê
hương thiên quốc để khi sử dụng của cải chóng qua đời này chúng
con có thể đạt tới cõi phúc chân thậThánh
Thứ Năm đầu tháng 07/6/07
ĐẠO YÊU THƯƠNG
Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 8
“Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực và yêu
người thân cận như chính mình.” (Mc 12,28b-34)
Suy niệm: Câu hỏi của vị kinh sư về điều răn trọng nhất nghe có
vẻ hấp dẫn. Và Đức Giêsu đã trả lời bằng cách chỉ ra chính cốt lõi Lề
Luật mà Thiên Chúa đã ban cho dân Ít-ra-en. Yêu thương là điều răn
đứng đầu của đạo cũ và là điều răn duy nhất của đạo mới. Nhìn vào
Giáo Hội của Đức Giêsu hôm nay người ta dễ có ấn tượng về một tổ
chức thật cồng kềnh, phức tạp (bao nhiêu là thứ, bao nhiêu là người,
bao nhiêu là qui chế, luật lệ…); nhưng chính đạo của Đức Giêsu thì
rất đơn sơ và rõ rệt: đạo đó là YÊU THƯƠNG! Thế thôi. Và dĩ nhiên,
mọi sự trong Giáo Hội phải được định hướng để phục vụ cho đạo
Yêu Thương này. Yêu thương bao giờ cũng là chuyện của tấm lòng,
cũng cần một tấm lòng. Nhưng lắm khi ta cảm thấy lòng mình thờ ơ,
lạnh lẽo, trống rỗng, không đủ ‘lửa’ để yêu thương; đó là lúc chúng ta
thất bại, và Giáo Hội (dù to lớn đồ sộ đến mấy) cũng đang thất bại
nơi chúng ta. Và nói cho cùng, chỉ có cái thất bại không thể yêu
thương là thất bại duy nhất đáng kể trong đời người Kitô hữu (Cha
Flor McCarthy). Khi ta yêu thương thì chúng ta là hình ảnh Thiên
Chúa cách rõ nét và sáng ngời nhấThánh
Mời Bạn: Khổ nỗi, ngay cả những khi ta cảm thấy mình đang
yêu thương thì cũng rất thường là ta đang yêu thương một cách lựa
lọc: yêu những người yêu mình, những người đẹp đẽ, hiền lành, dễ
thương… Còn những người xa lạ, nghèo khó, cau có, lạnh lùng với ta
thì… khó quá, ta không yêu thương được! Đây cũng không phải là
tình yêu Kitô giáo chính hiệu (x. Mt 5,46-47).
Chia sẻ: Niềm vui sâu xa khi bạn yêu thương một cách hoàn toàn
vô điều kiện.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi tâm hồn con, để con
biết yêu người như Chúa yêu. Amen.

Thứ Sáu 08/6/07


ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ CHÚA

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 9
“Chính vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì do đâu
Đấng Kitô lại là con vua ấy được?” (Mc 12,35-37)
Suy niệm: Mấy tháng nay người ta nói nhiều về quyển sách mới
được xuất bản của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Không phải vì
sự kiện ‘một ông cụ 80 tuổi ra sách’ mà vì chính đề tài thời sự mà
‘ông cụ’ muốn trình bày: Đức Giêsu NadaréThánh Thật vậy, Đức
Giêsu vẫn đang là ‘gai góc’ đối với con người hôm nay. Và một thách
thức lớn trong sứ mạng loan báo Tin Mừng là làm sao trình bày sự
thật về Người cách tốt nhất để giúp người ta đón nhận. Thật khá dễ
nhìn nhận Thiên Chúa thiêng liêng cao vời, nhưng không dễ đón
nhận Thiên-Chúa-làm-người. Thật khá dễ nói về Thiên Chúa, nhưng
không dễ lắng nghe Thiên Chúa nói với mình. Thật khá dễ ý niệm
Thiên Chúa trong tâm trí; nhưng đứng trước vị Người-Chúa thì người
ta thường lúng túng, lắc đầu. Người Do Thái xưa gặp khó khăn trong
việc nhìn nhận con người Giêsu bằng xương bằng thịt ấy là Thiên
Chúa; con người hôm nay, trái lại, thường gặp khó khăn để nhìn nhận
rằng Thiên Chúa đã làm người cách thật sự và trọn vẹn.
Mời Bạn: Nhìn lại bao vấn đề ngổn ngang nơi chính mình và nơi
thế giới hôm nay, rồi đối chiếu với Đức Giêsu của các Sách Tin
Mừng, để đi đến xác tín rằng Đức Giêsu và con đường của Người
chính là sự chữa trị, sự cứu độ cho tất cả.
Chia sẻ: Kinh nghiệm riêng của bạn trong việc đọc và suy niệm
Lời Chúa.
Sống Lời Chúa: Xác tín với Tôma rằng Đức Giêsu “là Chúa, là
Thiên Chúa của con” bằng cách đặt Người làm cố vấn tối cao trong
mọi quyết định của mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu là Thiên Chúa của con, xin hướng
dẫn và làm chủ đời con, đừng để con xa mất Chúa. Xin cho con biết
khát khao sự hiện diện của Chúa trong con. Amen.

Thứ Bảy 09/6/07


CHO THÌ CÓ PHÚC HƠN LÀ NHẬN

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 10
“Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem
bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào
đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.” (Mc
12,38-44)
Suy niệm: Trong bài diễn văn nhận giải Nô-ben Hòa Bình năm
1979, Mẹ Têrêxa kể câu chuyện cảm động như sau: “Một ông nọ đến
nhà chúng tôi và bảo: ‘Mẹ Têrêxa à, có một gia đình 8 con; họ không
có gì ăn lâu rồi; Mẹ làm điều gì đi!’ Thế là tôi lấy một ít gạo rồi lập
tức đi đến đấy. Tôi thấy mấy em bé với cặp mắt ánh lên vì đói… Bà
mẹ cầm lấy gạo, chia ra hai phần, rồi đi ra ngoài. Khi bà trở về, tôi
hỏi bà: ‘Bà đi đâu vậy?’ Bà đơn sơ trả lời: ‘Họ cũng đói.’ Điều làm
tôi ngạc nhiên thích thú nhất là bà ấy biết họ là ai - là một gia đình
Hồi Giáo - bà ấy biết rõ. Tôi không đem thêm gạo tối hôm ấy vì tôi
muốn để cho họ hưởng trọn niềm vui chia sẻ.”
Hành động của người mẹ trong câu chuyện trên thật đáng khâm
phục. Tấm lòng của bà là loại tấm lòng của bà góa trong câu chuyện
Tin Mừng hôm nay. Đức Giêsu đã công khai đề cao tấm lòng quảng
đại đến quên mình này.
Mời Bạn: Rất thường, ta dễ cho đi tiền dư bạc thừa. Nhưng Đức
Giêsu mời gọi chúng ta tỏ ra anh hùng hơn thế - nói theo chính ngôn
ngữ của Mẹ Têrêxa: Hãy cho đi cho đến khi hành động cho đi ấy thực
sự đụng chạm đến mình, làm mình phải nhức nhối, phải xáo trộn,
phải thiệt thòi.
Chia sẻ: Cảm nghiệm của bạn khi chia sẻ cho người khác cái rất
thiết thân với mình, cái mà chính mình thực sự cần?
Sống Lời Chúa: Tâm niệm và thực hành lời nhắc nhở của Thánh
Phaolô: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con vượt qua tính tham lam ích
kỷ để có thể quảng đại chia sẻ cho anh chị em với lòng mến yêu chân
thành. Amen.
Chúa Nhật X TN 10/6/07 - Mình Máu Thánh Chúa
CHÍNH ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 11
“Xin Thầy cho đám đông về, để họ … kiếm thức ăn.” Đức Giêsu
bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” (Lc 9,11b-17)
Suy niệm: Nhà viết kịch cổ La tinh Terence để lại câu nói thời
danh: “Tôi là người, không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với
tôi.” Vô hình chung, đây cũng là tuyên ngôn của cả cuộc đời Đức
Giêsu. Người không chỉ lo việc ‘thiêng liêng’, không chỉ quan tâm
đến linh hồn người ta, không chỉ nói chuyện ‘trên trời’. Người còn
quan tâm đến bệnh hoạn tật nguyền trên thân xác người ta nữa,
Người cảm nhận cơn đói cơn khát của họ, Người cùng ăn cùng uống
với họ. Đám đông đến nghe Người giảng, bụng đói meo, Người bảo
các môn đệ lo ‘cái ăn’ cho họ. “Chính anh em hãy cho họ ăn” – lệnh
truyền này nhắc chúng ta rằng đạo của Đức Giêsu không chỉ bao gồm
những chuyện ‘trong nhà thờ’ hay ‘phần linh hồn’ thôi, mà còn liên
quan đến hoàn cảnh đời sống hằng ngày của người ta nữa.
Mời Bạn: Nghe lại và suy ngẫm hai câu này trong Thư Giacôbê:
“Giả như có người không có áo che thân và không đủ của ăn hằng
ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: ‘Hãy đi bình an, mặc cho
ấm và ăn cho no’, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ
đang cần, thì nào có lợi gì?” Trong khả năng của mình, bạn hãy
quảng đại chia sẻ cho những người bất hạnh, để họ được sống xứng
với nhân phẩm của mình hơn.
Chia sẻ: Đâu là những trở ngại không cho phép bạn thực hành
chia sẻ cách cụ thể?
Sống Lời Chúa: Chúng ta tập bước ra khỏi vỏ ốc của bản thân, lô
cốt an toàn của gia đình… để chia cơm sẻ áo cho người túng thiếu.
Cầu nguyện: Lạy Cha, xin cho con biết quảng đại với anh chị em
mình, nhất là những người có hoàn cảnh đời sống quá khó khăn, để
góp phần xoa dịu những khổ đau của họ. Amen.

Thứ Hai 11/06/07 – Thánh Ba-na-ba, tông đồ


PHÚC THẬT
Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 12
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay …” (Mt 5,1-12)
Suy niệm: Gần đây, trên các đường phố lại thấy xuất hiện các
băng-rôn và pa-nô quảng cáo ‘Hội Chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng
Cao’ có kèm thêm 3 chữ MADE IN VIETNAM thật to. Người ta
muốn giới thiệu những nhãn hiệu hàng Việt Nam ‘chất lượng cao’
thật sự, để phân biệt với những hàng hoá cùng loại nhưng chất lượng
kém hơn. Đây là một cách để cung cấp thông tin thị trường và hướng
dẫn người tiêu dùng! Trong Mt 5,1-12, Đức Giêsu cũng làm công
việc cung cấp thông tin và hướng dẫn người tầm đạo bằng cách liệt
kê ‘các mối phúc thật’ để phân biệt với những thứ ‘phúc giả’. Một số
‘mối phúc thật’ của Đức Giêsu làm ta thấy thích nhưng đồng thời
cũng thấy thật gay go, đòi hỏi nhiều bản lĩnh (ví dụ: hiền lành, khao
khát công chính, xót thương người, trong sạch, xây dựng hoà bình).
Một số ‘mối phúc’ khác thì thoạt nghe đã thấy khó thích, thậm chí
thấy sợ, như: ‘có tâm hồn nghèo khó’, ‘sầu khổ’, ‘bị bách hại vì sống
công chính’… Như vậy, ta cần phải thử ‘hàng’, phải đích thân sống
và kinh nghiệm các mối phúc của Đức Giêsu để tự mình xác nhận
xem đó có phải là phúc thật không.
Mời Bạn: Trong giòng lịch sử Kitô giáo, thời nào cũng có những
người đã chọn sống các mối phúc của Đức Giêsu, vì cảm nhận sâu xa
đó là phúc thậThánh Hôm nay, Chúa mời chúng ta nối gót những con
người đó.
Chia sẻ: Bạn hãy kể một số ‘phúc giả’ dễ bị lầm tưởng là ‘phúc
thật’.
Sống Lời Chúa: Chọn một mối phúc thật và tập nội tâm hoá dần
dần cho đến khi bạn sống mối phúc đó như một thói quen.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con khát vọng hạnh phúc, và Chúa
đã ân cần chỉ cho con con đường hạnh phúc đích thực. Xin cho con
đủ quảng đại và dũng cảm lấy các mối phúc của Chúa làm khuôn
vàng thước ngọc của đời con. Amen.
Thứ Ba 12/06/07
CHO TRẦN GIAN

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 13
“Chính anh em là muối cho đời…. Chính anh em là ánh sáng
cho trần gian.” (Mt 5,13-16)
Suy niệm: Cơn khủng hoảng lớn về đức tin trên thế giới hiện nay
không xuất phát từ chỗ Giáo Hội thiếu thốn phương tiện cơ sở hay tổ
chức ban bệ, cũng không phải vì bị cấm cách bách hại cho bằng vì
chính cuộc sống của các Ki-tô hữu lắm khi trở nên “thiếu hương vị,
thiếu một niềm tin trọn vẹn, thiếu cảm nghiệm về Thiên Chúa, thiếu
phẩm chất của Tin Mừng, thiếu tinh thần triệt để của người môn đệ.”
Nơi người môn đệ Chúa phải mặn mà chất Tin Mừng, và phải có sức
toả lan CHO TRẦN GIAN chất Tin Mừng ấy. Nếu không có vị mặn,
nếu không thể toả sáng, thì sự hiện diện của người Ki-tô hữu trở
thành vô vị tẻ nhạt “chỉ đáng quăng ra ngoài cho người ta chà đạp
thôi” (c. 13).
Mời Bạn: Chúng ta đã là muối mặn, đã là ngọn đèn cháy sáng rồi
khi chúng ta được mai táng và sống lại với Đức Ki-tô qua Bí Tích
Thánh Tẩy. Để tiếp tục là muối, là ánh sáng cho trần gian, chúng ta
phải được nuôi dưỡng bằng ân sủng qua đời sống bí tích và cầu
nguyện. Các cơn khủng hoảng đức tin luôn gắn liền với hiện tượng
bỏ bê việc lãnh nhận các bí tích, lơ là việc cầu nguyện, coi nhẹ việc
học hỏi giáo lý …
Chia sẻ: Theo bạn, cách nào để lấy lại và bảo toàn căn tính ‘muối
cho đời, ánh sáng cho trần gian’ của mình và gia đình mình?
Sống Lời Chúa: Chấn chỉnh lại một thực hành đang bị xao nhãng
(tham dự Thánh lễ, suy niệm Lời Chúa, giờ kinh gia đình…).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa ban cho chúng con Lời Hằng Sống
và chính Mình Máu Thánh Chúa để nuôi dưỡng chúng con. Xin cho
chúng con biết đón nhận hồng ân đó với tâm tình biết ơn.

Thứ Tư 13/6/07 - Thánh An-tôn Pa-đô-va


HÃY LÀ MÌNH

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 14
“...Trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể
là người cao cả trong Nước Trời. ” (Mt 5,17-19)
Suy niệm: Một số nhà tâm lý và linh đạo gần đây (như John
Walsh, Scott Peck, A. de Mello, và nhất là Harriet Lerner) tiếp cận cái
‘tôi’ không phải như một ‘cái tôi đáng ghét’ nhưng như một cái ‘tôi’
đáng gìn giữ và củng cố cho vững mạnh. Sự vững mạnh của cái ‘tôi’
theo nghĩa tích cực này đòi nó phải có tính liên tục và nhất quán. Dù
hoàn cảnh đổi thay, dù đời ‘bể dâu dâu bể’, dù thời gian ‘ngựa chạy
tên bay’, tôi vẫn phải là tôi, phải còn là mình. Tôi vốn “tính bản
thiện” (theo Nho giáo); hơn thế nữa, tôi vốn là hình ảnh của Thiên
Chúa, đã lỡ sa ngã nhưng đã được cứu độ (theo Kitô giáo). Căn tính
ấy, hình ảnh ấy phải được thể hiện xuyên suốt hành trình lịch sử đời
Kitô hữu của tôi, một cách nhất quán.
Mời Bạn: Chúa Giêsu không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn.
Người đã đánh mất chính mình Người để bạn tìm lại được chính
mình. Vậy nếu bạn giữ được hình ảnh Thiên Chúa “đã mất nhưng đã
lại được tìm thấy” nơi mình, và dạy người ta (ít là những người trong
gia đình) giữ được điều đó, thì bạn là “người cao cả” trong cái nhìn
của Đức Giêsu rồi đó.
Chia sẻ: Trong môi trường, hoàn cảnh và công việc làm của bạn,
đâu là những ‘lực’ đáng kể nhất thường lôi kéo bạn về hướng đánh
mất chính mình? Bằng cách nào bạn sẽ giữ được nơi mình “hình ảnh
Thiên Chúa” đã được tái tạo bởi Đức Giêsu Kitô?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày, bạn có những khoảnh khắc lắng đọng
(một mình trong Nhà Thờ, trước Hang Đá Đức Mẹ, hay sau giờ kinh
tối gia đình...) để nhìn lại xem căn tính Kitô hữu của mình đang thế
nào.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến để tái tạo con theo
hình ảnh Thiên Chúa. Xin cho con biết trân trọng phẩm giá này của
mình suốt đời con. Amen.
Thứ Năm 14/6/07
ĐẠO CỦA YÊU THƯƠNG

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 15
“... Hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh
em ấy đã... ” (Mt 5,20-26)
Suy niệm: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực
nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh..., hãy đi làm
hòa với người anh em ấy đã...” Chưa khi nào Chúa Giêsu nối kết tôn
giáo và tình bác ái huynh đệ chặt chẽ như vậy. Quả thật, hiểu sâu sắc
thì mỗi Thánh lễ và lời cầu nguyện của tôi phải đẩy tôi tiến thêm một
bước nữa trong tình yêu thương huynh đệ. Về điều này, Lời Chúa
hôm nay đòi tôi phải thực hiện hai cái trước :
1. Sống tốt mối tương quan huynh đệ trước, rồi mới có thể sống
đẹp mối tương quan với Chúa sau (cũng như châm ngôn: sống tốt đời
đẹp đạo).
2. Chúa muốn tôi đi bước trước, khi dạy: “...hãy làm hòa với
người anh em ấy đã ...” Ngay cả dù tôi là kẻ vô tội trong chuyện này,
hay tôi là kẻ đang bất bình với người anh em đã gây ra sự việc, Chúa
đều muốn tôi đi bước trước để hòa giải. Như thế của lễ tôi dâng lại
càng đẹp lòng Chúa vì thơm hương nhân ái, tha thứ, quảng đại.
Mời Bạn: Ý thức những lần chúng ta đi dâng lễ, rước lễ mà trong
tâm hồn còn chất chứa ghen ghét, bất bình với một người anh em, lúc
đó trong tâm hồn chúng ta chẳng còn chỗ cho Chúa, và Chúa không
vui thích được đón tiếp trong một tâm hồn hẹp hòi nhỏ nhen như vậy.
Chia sẻ: Đạo Chúa dạy ta sống nhân ái từ trong tư tưởng, đến lời
nói và việc làm. Nguyên sự giận dỗi trong lòng, mắng chửi ngoài
miệng thì đã là lỗi phạm nặng nề đức yêu thương rồi (c.22).
Sống Lời Chúa: Tập làm người kiến tạo hoà bình, trước hết ngay
nơi chính lòng mình, nghĩa là không nuôi lòng giận hờn ghen ghét ai.
Cầu nguyện: Hát: “Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa
Trời. Đâu có lòng từ bi, ở đó có ân sủng Người………”

Thứ Sáu 15/6/07 - Thánh Tâm Chúa Giêsu


ĐI TÌM CHIÊN LẠC
Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 16
“... Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn
năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần
phải sám hối ăn năn. ” (Lc 15,3-7)
Suy niệm: Thường tình chúng ta nghĩ rằng hễ là người khôn
ngoan thì không giao du với những kẻ xấu. Con cái mà chơi với bạn
xấu thì cha mẹ sẽ lo lắng. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” mà!
Chúng ta chia xã hội làm hai loại người – người tốt và người xấu – và
chúng ta cẩn thận tránh người xấu, chỉ giao du với người tốt thôi, để
cho được ‘bằng an vô sự’. Đức Giêsu thì có một sự khôn ngoan khác,
một cung cách hành động khác. Dụ ngôn về ‘người chủ bỏ lại 99 con
chiên để đi tìm một con chiên lạc’ được Đức Giêsu kể trong bối cảnh
những người Pharisêu lẩm bẩm phàn nàn rằng Người hay lui tới với
những kẻ tội lỗi. Và cái lý của Đức Giêsu là: “trên trời sẽ vui mừng vì
một người tội lỗi ăn năn sám hối.” Thì ra, Đức Giêsu không phân biệt
giữa ‘người tốt’ và ‘người xấu’. Người chỉ phân biệt giữa ‘tốt’ và
‘xấu’ thôi. Người ghét tội, nhưng Người yêu thương tội nhân, và yêu
đến cùng, yêu không tính toán thiệt hơn, để sẵn sàng bỏ lại 99 con
chiên mà đi tìm cho bằng được con chiên bị lạc.
Mời Bạn: Cảm nhận mình được yêu thương và được tìm kiếm
bởi Chúa. Mỗi chúng ta, không trừ ai, đều là tội nhân. Và chính vì là
tội nhân nên chúng ta có cải khả năng tuyệt vời là trao tặng niềm vui
cho cả thiên đàng. Bằng cách nào? Rất đơn giản: chúng ta sám hối và
quay về với Chúa, mặc lấy con người mới, sống tinh thần mới.
Chia sẻ: Chúa đi tìm từng con chiên lạc; còn chúng ta, nhiều khi
chỉ quanh quẩn với sự ‘Thánh thiện’ của mình. Chúa có hài lòng
không? Tại sao?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày có những giây phút xét mình để chân
thành sám hối và tặng cho Chúa niềm vui.
Cầu nguyện: Đọc Kinh Ăn Năn Tội.

Thứ Bảy 16/6/07 - Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ


THỀ HAY SỐNG ?

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 17
“Nhưng hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không, thêm
thắt điều gì là do ác quỷ. ” (Mt 5, 33-37)
Suy niệm: Trong đời sống hằng ngày, đã có nhiều khi chúng ta
phải thề. Có nhiều lý do. Có thể vì lời nói chúng ta không đủ trọng
lượng. Có thể có lần chúng ta đã nói dối. Đã từng có lần “không”
nhưng nói “có”, “có” lại nói “không”… Người khác không tin lời
mình. Và rồi để thuyết phục họ, chúng ta phải nại đến một vật thế
chấp đến từ bên ngoài, nhằm bảo đảm và đặt cọc cho giá trị của
mình. Nhưng chúng ta cũng có lần kinh nghiệm rằng thay vì trấn an
hay thuyết phục người khác, đôi khi lời thề lại gây ra hiệu quả ngược
lại. Nếu đã tin nhau thì không cần thề thốThánh Tin ai là tin vào
người ấy, chứ không phải tin vào lời thề của họ, hay bất cứ viện dẫn
nào từ bên ngoài.
Đọc kỹ đoạn Tin Mừng, chúng ta thấy rằng Chúa không cấm thề,
nhưng Chúa muốn lời nói của chúng ta phải là lời của sự thậThánh
Có thể nói rằng Ki-tô giáo là một tôn giáo của Lời: Ngôi Lời đã nhập
thể và ở giữa chúng ta, “nơi miệng Người không một lời gian dối”.
Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, con cái của Lời. Chúng ta không
được mời gọi để thề thốt, hay làm chứng cho chính mình, nhưng để
sống và làm chứng cho sự thật, cho Tin Mừng, cho Lời Chúa.
Mời Bạn: Chúa bảo “thêm thắt điều gì là do ác quỷ”, theo bạn thì
lời này có nặng quá không?
Chia sẻ: Ngoài những lý do đã nêu ra, còn lý do nào khác nữa đã
làm cho chúng ta sống xa sự thật? Làm thế nào để tránh?
Sống Lời Chúa: Tôi quyết giữ trung thực với người khác như tôi
muốn mọi người trung thực với mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết trách nhiệm về những
lời con nói và xin giúp con luôn sống trong sự thậThánh amen.

Chúa Nhật XI TN 17/6/07


“AI KÊU TUI ĐÓ?”

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 18
“Một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người
đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu.” (Lc 7,36-8,3)
Suy niệm: “Ai kêu tui đó?” là câu nói thường được nghe trong
bối cảnh ‘khách không mời mà đến’. Những người không mời mà tự
đến thì thường thuộc hai hạng người: hoặc là người quá thân, hoặc là
người tham ăn. Nhưng người phụ nữ trong câu chuyện Tin Mừng
hôm nay đến làm khách nhà ông Pha-ri-sêu không thuộc hai hạng
người nói trên. Bởi vì, một người tội lỗi như nàng thì không thể là
hàng thân thiết với những người Biệt Phái; và nàng cũng không phải
là hạng người vì miếng thịt chén rượu mà đến. Nhưng nàng đã đến
theo tiếng thúc giục trong tâm hồn mình: đến để gặp lòng nhân từ
cảm thông của Thầy Giêsu, để được Thầy ban cho niềm vui khôn
cùng: Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu
mến nhiều!
Mời Bạn: Rút ra bài học còn mãi tính thời sự mà người phụ nữ
trong câu chuyện hôm nay trao cho chúng ta: Gặp Đức Giêsu là ưu
tiên số một, là điều cần thực hiện bằng mọi giá; không một chướng
ngại nào hay mặc cảm nào có thể chặn bước chân ta đi tìm gặp Chúa.
Chia sẻ: Nhiều anh chị em vùng sâu hằng tuần phải lội bộ hàng
chục cây số để đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, trong khi
nhiều anh chị em khác ở rất gần nhà thờ nhưng vẫn thờ ơ, lạnh
nhạThánh Theo bạn, vì sao có sự trái ngược này?
Sống Lời Chúa: Hãy là những người khách ‘không cần mời cũng
đến’ với cộng đoàn cầu nguyện, cử hành bí tích, nhất là Thánh Lễ, để
gặp gỡ Đức Kitô và được Người trao ban chính Người!
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con ngày càng liên kết mật thiết
với chúa nhờ việc tham dự tiệc Thánh thể. xin đừng để con quá sa đà
mê đắm chuyện thế gian đến độ thờ ơ lạnh nhạt với Chúa. Amen.

Thứ Hai 18/6/07


DĨ ÂN BÁO OÁN
Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 19
“Còn Thầy, Thầy bảo anh em: “Đừng chống cự người ác, trái
lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.” (Mt
5,38-42)
Suy niệm: Lời đầu tiên của Đức Giêsu khi Người bị treo trên
Thập Giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”
(Lc 23,34). Trong cơn đau đớn cùng cực, Đức Giêsu đã cầu nguyện,
bào chữa cho những kẻ giết mình. Theo gương Đức Giêsu, Phaolô đã
cầu nguyện và chúc lành cho những kẻ bách hại ngài; ngài khuyên
nhủ các tín hữu Rôma: “Hãy chúc lành cho những kẻ bắt bớ anh
em…” hoặc “Đừng lấy ác báo ác” hay “Nếu kẻ thù ngươi đói, hãy
cho nó ăn; khát, hãy cho nó uống… đừng để cho sự ác thắng được
mình nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,19.21). Năm 1984,
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đích thân đến nhà giam
Rebibbia để nói chuyện và tha thứ cho Ali Agca là kẻ đã ám sát ngài
… Vâng, dĩ ân báo oán, oán ấy tiêu tan và cuộc sống sẽ đậm đà
hương vị của tình yêu thương tha thứ.
Mời Bạn: Về vấn đề sự dữ, trong quyển Thức Tỉnh của ngài, Cha
Anthony de Mello để lại những giòng ‘thần bí’ như sau: “Khi bạn
chiến đấu với chuyện gì thì bạn cũng bị cột trói vào đó luôn, bởi bao
lâu bạn còn chiến đấu thì bấy lâu bạn còn tạo năng lực cho nó. Năng
lực mà bạn tạo cho nó cũng nhiều như năng lực mà bạn sử dụng để
chiến đấu với nó. Bạn phải biết ‘đón nhận’ các sự dữ, bởi vì chống lại
chúng có nghĩa là nạp thêm sức mạnh cho chúng.” Phải chăng những
giòng trên được gợi hứng từ chính hình ảnh Đức Giêsu trên thập giá?
Chia sẻ: Theo bạn, những người bị vả má bên trái mà giơ luôn
má bên phải là những người yếu hay mạnh? Tại sao?
Sống Lời Chúa: Chúng ta tập kiểm soát các phản ứng của mình,
nhất là những khi cảm thấy mình bị xúc phạm.
Cầu nguyện: Hát “Kinh Hoà Bình”.

Thứ Ba 19/6/07 - Thánh Rômoanđô


THA THỨ

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 20
“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh
em.” (Mt 5,43-48)
Suy niệm: Tâm hồn con người sẽ trở nên nặng nề, trống vắng và
mất bình an khi chất chứa những hiềm khích, hận thù, chia rẽ… Đức
Giêsu dạy các môn đệ hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ
ngược đãi mình. Giữa người với người thì luôn dễ có đụng chạm,
phiền lòng, nên yêu trước hết là ‘chín bỏ làm mười’, là sẵn sàng thứ
tha vô điều kiện. Thật vậy, làm sao có thể yêu và cầu nguyện cho kẻ
thù được, nếu trước tiên chúng ta không tha thứ? Hận thù và trả đũa
là phản ứng dây chuyền kéo dài đến vô tận, và do đó tình trạng mất
bình an trong lòng người cũng sẽ… vô tận kéo dài! Chỉ có tha thứ
mới là yếu tố đột biến có khả năng phá vỡ qui luật của trả đũa và hận
thù, để tái lập sự bình an sâu xa trong lòng người. Maria Goretti trước
khi tắt thở đã nói với người giết hại mình: “Vì Chúa, tôi tha thứ và
cầu nguyện cho anh.” Chỉ mấy tiếng đó thôi, nhưng người thiếu nữ
ấy bộc lộ một sức mạnh khủng khiếp mà xem chừng các vị nguyên
thủ quốc gia uy phong lẫm liệt của chúng ta cũng không có được. Sức
mạnh ấy được rút từ sức mạnh của Con Người bị treo trên thập giá
cách đây hai ngàn năm: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết
việc họ làm” (Lc 22,34).
Mời Bạn: Tìm lại bình an trong tâm hồn bằng cách giải quyết
những đố kỵ, ganh ghét, oán hờn còn ngổn ngang. Cách nào? Bạn đi
bước trước để thứ tha và hoà giải.
Chia sẻ: Hãy kể lại một gương thứ tha đầy cảm kích trong cuộc
sống mà bạn được biếThánh
Sống Lời Chúa: Chúng ta tập chân thành cầu nguyện và muốn
điều tốt đẹp cho những người mà mình không ưa hoặc những người
không ưa mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết xây dựng hoà bình
ngoài xã hội, trong gia đình, và nơi chính tâm hồn con bằng tinh thần
QUẢNG ĐẠI THỨ THA. Amen.
Thứ Tư 20/6/07
“KHEN THƯỞNG”

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 21
“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có
phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được
cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng.” (Mt 6,1-6.16-18)
Suy niệm: Chuyện rằng tại một giáo xứ nọ, khi một vị đại ân
nhân qua đời thì hội đồng giáo xứ được triệu tập để bàn xem phải tổ
chức lễ an táng thế nào cho xứng đáng. Có một ý kiến cho rằng cần
phải tổ chức thật long trọng để sau này giáo xứ còn có nhiều người
giúp đỡ. Và ý kiến ấy xem ra được nhiều người ủng hộ. Cách nghĩ và
cách làm đó vô tình làm cớ cho người ta phô trương công đức của
mình, dẫn tới chỗ cám dỗ người ta làm việc chỉ vì hư danh. Trái lại,
Thiên Chúa muốn chúng ta âm thầm làm việc thiện, đừng phô trương
công đức, đừng tỏ ra là mình đạo đức Thánh thiện hơn người khác,
nhưng chỉ làm việc vì lòng mến Chúa và yêu thương anh chị em mà
thôi.
Mời Bạn: Sống trong một xã hội thích thi đua, khen thưởng, báo
cáo thành tích nhiều hơn những gì làm được trong thực tế, người Kitô
hữu chúng ta cũng dễ bị ảnh hưởng. Chúng ta cần cảnh giác đối với
não trạng thích báo cáo ‘thành tích đạo đức’, thích được tuyên dương.
Chia sẻ: “Sổ vàng”, “Bia đá ghi ơn” dễ kích thích người ta mở
hầu bao. Bạn có nghĩ rằng nhiều khi cách làm đó vừa ‘móc túi’ người
khác vừa ‘lấy đi’ phần thưởng của họ ở trên trời không?
Sống Lời Chúa: Chúng ta âm thầm làm việc thiện, không sờn
lòng nản chí cho dù chẳng hề ai hay biết công việc mình làm.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, sau cuộc đời trần thế, con hy vọng được
vui hưởng nhan Chúa nơi quê thật trên trời. Con không muốn thu
thập công trạng để được lên thiên đàng, con chỉ làm việc vì tình yêu
Chúa mà thôi. Amen. (Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu)

Thứ Năm 21/6/07 – Thánh Lu-y Gon-da-ga


ANH EM HÃY CẦU NGUYỆN THẾ NÀY

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 22
“…Vì Cha anh em biết rõ anh em cần gì trước khi anh em cầu
xin, vậy anh em hãy cầu nguyện thế này…” (Mt 6,7-15)
Suy niệm: Hồi năm rồi, khi bản dịch Việt ngữ mới của Sách Lễ
Rôma được phổ biến, người ta đã tốn nhiều giấy mực để tranh luận
về câu cú, chữ nghĩa - trong đó có cuộc tranh luận về việc nên gọi
“Chúa” hay “Cha” trong một số văn mạch. Điều thật rõ ràng là Đức
Giêsu đã dạy các môn đệ Người ngày xưa (và chúng ta hôm nay) gọi
Thiên Chúa là Cha. Điều này không thấy nơi bất cứ tôn giáo nào
khác. Không ai gọi Thần, Phật, Thượng Đế, Đấng Tối Cao là cha của
mình cả… Các Đấng ấy xem chừng quá cao, quá xa – và người ta giữ
thái độ “kính nhi viễn chi”… Tiếng “Cha” mà người Kitô hữu dùng
để gọi Thiên Chúa, vì thế, là một cuộc cách mạng, một mạc khải thật
lớn và thật bất ngờ: Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ngài luôn ở gần bên
ta, Ngài yêu thương và biết rõ ta cần gì trước cả khi ta lên lời, Ngài
hằng quan tâm săn sóc ta.
Mời Bạn: Chúa Giêsu khuyên ta “đừng lải nhải như dân ngoại,”
vì “không phải nói nhiều là được nhận lời.” Người dạy ta cầu nguyện
với Cha trên trời bằng Kinh Lạy Cha. Với trọn tâm tình, ta xin cho
Danh Cha cả sáng, Nước Cha hiển trị, Thánh ý Cha được thực hiện…
Chúng ta cũng xin Cha ban cho mình những phương tiện để sống, và
nhất là ta xin Cha thứ tha những lỗi lầm, kèm với lời hứa rằng mình
sẽ tha thứ cho anh chị em… Quả thực, Kinh Lạy Cha là lời cầu
nguyện mẫu mực.
Chia sẻ: Gọi Thiên Chúa là “Cha” và biết rằng Ngài thực sự là
Cha của mình, điều đó đem lại cho bạn những cảm xúc nào?
Sống Lời Chúa: Trong Thánh Lễ và trong kinh nguyện hằng
ngày, bạn chú tâm đọc Kinh Lạy Cha thật sốt sắng.
Cầu nguyện: Chọn một tư thế thích hợp nhất (quì hoặc đứng,
chắp tay hoặc dang tay) để đọc hay hát Kinh Lạy Cha.

Thứ Sáu 22/6/07-Thánh Pao-li-nô, Gio-an Phi-sơ, và Tô-ma Mô


KHO TÀNG TRÊN TRỜI

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 23
“Hãy tích trữ cho mình kho tàng trên trời, nơi mối mọt không
làm hư nát…. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đấy.” (Mt
6,19-23)
Suy niệm: Nền kinh tế thị trường cống hiến nhiều cơ hội làm ăn
hơn nhưng cũng mở ra cuộc chiến chiếm đoạt tiền của lợi lộc. Cá lớn
nuốt cá bé, kẻ quá giàu, người quá nghèo. Các giá trị đạo đức truyền
thống bị đặt vào cơn lốc xoáy không biết sẽ đi về đâu. Trong vụ khám
xét vũ trường New Century ngay giữa thủ đô Hà Nội hôm 28/4/2007
vừa qua, trong số 1.160 thanh thiếu niên nam nữ bị bắt giữ, có 500
bạn có dấu hiệu sử dụng ma túy. Mới hay có những kẻ đang làm giàu
bằng cách đầu độc người trẻ. Trong bối cảnh này, lời Chúa kêu mời
‘hãy tích trữ kho tàng trên trời’ thúc đẩy mọi người cùng quan tâm
trước mắt bảo vệ kho tàng những giá trị đạo đức và luân lý trong một
xã hội coi trọng tiền của, lạc thú mà xao lãng đời sống tâm linh.
Mời Bạn: Có những đại gia ra tòa vì làm ăn gian xảo nhưng
không thiếu những doanh nhân, nghệ sĩ, chính trị gia hi sinh thì giờ
tiền của cứu giúp người nghèo, người đau khổ. Tấm lòng nhân ái làm
cho họ có thêm kho ơn phúc mà ‘mối mọt không đục khoét’ được.
Đấy cũng là cách làm giàu của người Kitô hữu: vừa làm ra của cải
vật chất, vừa biết sống công bình bác ái để tích lũy cho mình kho
tàng thiêng liêng trên trời.
Chia sẻ: Một nhà văn đã viết: “Muốn biết rõ về ai nên nhúng
người ấy nhiều lần vào tiền. Cái thứ dung dịch siêu thặng này làm
trôi đi những màu mè bọc ngoài.” (Nguyễn Việt Hà. Cơ hội của
Chúa. Hà nội: Nxb Văn Học, 1999. tr.436.) Người Kitô hữu hôm nay
bị cám dỗ về tiền của như thế nào? Lòng tham của cải làm mất đức
tin như thế nào?
Sống Lời Chúa: Không kiếm tiền bằng những phương tiện bất
chính.
Cầu nguyện: Hát: Kinh Hòa Bình.
Thứ Bảy 23/6/07
CHỌN THIÊN CHÚA HAY TIỀN CỦA

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 24
“Không ai có thể làm tôi hai chủ... Anh em không thể vừa làm
tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được.” (Mt 6,24-34)
Suy niệm: Trong đời người, có những thời điểm ta phải chọn lựa
rất quyết liệThánh Và mỗi ngày sống từ sáng đến tối, dù rất bình
thường, cũng bao hàm nhiều sự chọn lựa. Ta phải chọn giữa điều tốt
và điều xấu. Một số trường hợp, ta cũng phải chọn lựa giữa những
điều cùng tốt (điều nào thì tốt hơn?). Và trong một số trường hợp
khác, ta bị buộc phải chọn lựa giữa những điều xấu (điều nào ít xấu
hơn?) Đời sống đức tin giả thiết rằng bất luận trường hợp nào mọi sự
chọn lựa của ta phải hợp với Thánh ý Thiên Chúa, nghĩa là ta phải
chọn chính Thiên Chúa. Đức Giêsu vạch cho thấy rõ rằng tiền của là
một trong những lực đáng ngại nhất tương tranh với chính Thiên
Chúa trong lòng người ta. Điều này đúng ở xứ sở của Đức Giêsu
trong thời của Người, và vẫn đúng như thế ở mọi nơi và mọi thời.
Mời Bạn: Điều thường xảy ra là ta không muốn bỏ Chúa, nhưng
đồng thời ta cũng không muốn bỏ tiền của. Thế là ta chọn … cả hai!
Đúng là những anh ‘ba phải’, những kẻ ‘làm tôi hai chủ’! Nhưng ta
đừng quên: Đức Giêsu quả quyết rằng ‘làm tôi hai chủ’ là điều không
thể được, “hoặc nó sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia; hoặc gắn bó với
chủ này mà khinh dể chủ nọ.”
Chia sẻ: Trong đời sống đạo, một dấu hiệu của việc chọn Thiên
Chúa là chuyên cần tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật với đầy ý thức.
Theo bạn, đâu là những lý do thường làm cho các Kitô hữu bỏ lễ
Chúa Nhật?
Sống Lời Chúa: Tập sống siêu thoát ngay trong nhịp sống hằng
ngày, xem tiền của là phương tiện chứ không là cứu cánh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa muốn con sốùng giữa thế gian
nhưng không thuộc về thế gian. Xin cho con luôn biết chọn Chúa là
gia nghiệp đời mình. Amen.

Chúa Nhật XII TN 24/6/07 - Thánh Gioan Tẩy Giả


MỘT CUỘC ĐỜI

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 25
“Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” (Lc 1,57-66.80)
Suy niệm: Vừa qua báo chí nhắc đến câu chuyện cậu bé “thần
đồng trị giá 1 triệu đô la” ở Long An. Đó là em Trần Ngọc Châu
Long, 3 tuổi, có trí nhớ kỳ diệu. Từ lúc lên hai, em đã biết đọc và làm
toán. Được biết rằng em có thể đọc cả những con số khá dài bằng
tiếng Anh! Nhưng mọi sự phía trước còn tuỳ thuộc vào sự hỗ trợ
đúng mức của gia đình và xã hội dành cho em. Không ai biết chắc
cậu bé ấy rồi ra sẽ thế nào...
Khi cậu bé Gioan Tẩy Giả chào đời, người ta cũng đã tự hỏi
tương tự: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Gioan Tẩy Giả chắc
không phải là thần đồng theo nghĩa là có những khả năng phi thường
ngay từ thuở nhỏ. Nhưng rõ ràng là trong chương trình của Thiên
Chúa, Gioan Tẩy Giả đã trở thành một nhân vật ‘ra trò’ thực sự. Ông
là sứ giả, là ‘đặc phái viên tiền trạm’ mở đường cho sự xuất hiện của
Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ tuyên bố rằng “trong số những phàm nhân
do người nữ sinh ra không có ai cao trọng bằng Gioan Tẩy Giả.”
Mời Bạn: Chúng ta ngưỡng mộ con người và cuộc sống đầy tính
ngôn sứ của Gioan Tẩy Giả, nhưng ta không quên rằng đó là một
cuộc đời nhiệm nhặt, đầy ‘vật lộn’, và đã kết thúc bằng một cái chết
tức tưởi. Ta có dám chọn sống một cách ‘ngôn sứ’ và trả giá cho sự
chọn lựa của mình không?
Chia sẻ: Bạn hãy nêu một số ‘gương mặt ngôn sứ’ của thời hiện
đại.
Sống Lời Chúa: Như Gioan Tẩy Giả, chúng ta lấy Đức Kitô, và
chỉ Đức Kitô thôi, làm ý nghĩa cho sự hiện hữu của mình.
Cầu nguyện: đọc Thánh Ca Benedictus: Chúc tụng Đức Chúa là
Thiên Chúa Ít-ra-en, đã viếng thăm cứu chuộc dân Người. Từ dòng
đõi trung thần Đavít, Người đã cho xuất hiện vị Cứu Tinh quyền thế
để giúp ta…. Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng
Tối cao….
Thứ Hai 25/6/07
ĐỪNG XÉT ĐOÁN!

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 26
“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán. ” (Mt
7,1-5)
Suy niệm: Ngày nọ, Khổng Tử sai môn sinh sủng ái nhất của
mình là Nhan Hồi vào bếp nấu cơm. Đang đọc sách nhà trên, bỗng
nghe tiếng động, ông nhìn vào bếp và bắt gặp Nhan Hồi xới cơm đưa
vào miệng. Ông cho rằng học trò tín cẩn của mình là kẻ ăn vụng.
Thực ra, khi mở vung xới cơm, Nhan Hồi đã sơ ý để một cơn gió thổi
bụi vào nồi. Thay vì xới phần bẩn bỏ đi, Nhan Hồi đã quyết định ăn,
coi như mình đã ăn xong phần mình, nghĩ rằng không nên bỏ phí
trong hoàn cảnh cơm ít, người đông. Hiểu được sự thật, Khổng Tử
ngẩng đầu than rằng: “Trên đời có những việc chính mắt mình trông
thấy rành rành mà vẫn không thể hiểu được đúng sai!” Kinh nghiệm
này của Khổng Tử cũng được gặp thấy trong giáo huấn của Đức
Giêsu: “Đừng xét đoán!” Thực tại thì muôn vẻ, cái nhìn của ta về
thực tại thường phiến diện; vô số các suy luận và kết luận của ta rất
bấp bênh. Chính vì thế Đức Giêsu chỉ dành quyền xét đoán cho Thiên
Chúa, Đấng “thấu suốt mọi bí ẩn” (Mt 6,6); “còn ta là ai mà dám xét
đoán anh em mình” (Gc 4,12)?
Mời Bạn: Nếu có một ai đó cần được tôi xét đoán, thì người đó
chính là tôi, như lời Chúa nhắc nhở: “Hãy lấy cái xà ra khỏi mắt anh
trước đã, rồi mới lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.”
Chia sẻ: Hãy kể một kinh nghiệm về sự sai lầm đáng tiếc của
bạn vì đã suy luận và kết luận cách chủ quan về ai đó.
Sống Lời Chúa: Để tránh tật xét đoán tha nhân, ta tập cái nhân
đức ngược lại: tập cắt nghĩa tốt, giải thích tốt cho họ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con đừng săm soi những thiếu
sót nhỏ của người khác trong khi không nhận ra bao điều tốt đẹp nơi
họ. Xin cho con biết nghiêm khắc với mình hơn và độ lượng với
người hơn. Amen.

Thứ Ba 26/6/07
QUA CỬA HẸP

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 27
“Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì
đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và
đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mt
7,6.12-14)
Suy niệm: Báo chí thường mượn hình ảnh “cửa hẹp” để mô tả
tình cảnh của đội tuyển bóng đá trước tình huống khó khăn chỉ có
một lựa chọn là phải chiến thắng mới có thể trụ hạng hoặc đoạt giải.
Và lắm khi trong bước đường cùng ấy, các tuyển thủ lại dốc toàn lực
thi đấu và đã vượt qua được “cánh cửa hẹp” để đạt thắng lợi. Chúa
Ki-tô đã từ chối giải pháp dễ dãi của ma quỉ là biến đá thành bánh
hay làm các phép lạ ‘hoành tráng’. “Cửa hẹp” và “đường chật” mà
Người lựa chọn chính là vâng theo Thánh ý Chúa Cha, chấp nhận
chương trình cứu độ bằng khổ nạn thập giá để rồi nhờ cuộc phục
sinh, Người đưa chúng ta đến sự sống.
Mời Bạn: Trong bối cảnh “mở cửa, hội nhập” hôm nay, nước nào
xây dựng được một nền kinh tế thịnh vượng phát triển được coi là
thành công; người nào có một cơ ngơi đầy đủ mọi tiện nghi sang
trọng hiện đại nhất được coi là thành đạt, trong số đó không ít người
sở hữu những thứ đó một cách dễ dàng trên mồ hôi nước mắt của biết
bao người khác. Phải chăng con đường hẹp của Đức Ki-tô đã lỗi thời,
“chẳng còn mấy ai đi”? Là môn đệ của Đức Ki-tô, bạn có thể đi con
đường nào khác hơn con đường Thầy Giê-su đã đi? Là môn đệ của
Người, bạn có nhìn, đánh giá và sử dụng những phương thế trần gian
này theo cùng một cung cách với Người chưa?
Chia sẻ: Bạn áp dụng “con đường hẹp” của Đức Ki-tô thế nào
vào cuộc sống để thắng được sức cám dỗ của chủ nghĩa tiêu thụ?
Sống Lời Chúa: Trước khi mua sắm một đồ vật gì, bạn nhận định
bạn có đang đi trên con đường hẹp của Đức Ki-tô không.
Cầu nguyện: Đọc kinh “Sáng Soi”.

Thứ Tư 27/6/07 - Thánh Syrilô


VUN TRỒNG CÁC NHÂN ĐỨC

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 28
“Cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. ” (Mt 7,15-
20)
Suy niệm: Cuộc thảm sát đẫm máu xảy ra vào buổi sáng
16/4/2007 tại trường Đại học Công Nghệ Virginia, nước Mỹ, đã làm
chấn động cả thế giới. Cho Seung Hui, kẻ sát nhân, đã nã súng bắn
chết 32 sinh viên rồi cuối cùng tự kết liễu đời mình. Điều tra về thân
thế của hung thủ, người ta mới nhận ra anh là một con người mắc
chứng tự kỷ từ nhỏ, thích sống cô độc và nuôi dưỡng lòng hận thù.
Nếu như gia đình và xã hội quan tâm loại trừ những mầm mống xấu
nơi con người anh sớm hơn và triệt để hơn thì có lẽ thảm kịch ấy đã
không xảy ra. Rất nhiều thảm kịch trong gia đình và xã hội là hậu quả
của những nhân cách bệnh hoạn, lệch lạc. “Cây tốt thì sinh quả tốt,
cây xấu thì sinh quả xấu.” Đây là kinh nghiệm của người trồng cây;
đây cũng là kinh nghiệm ngàn đời trong công cuộc trồng người.
Mời Bạn: Ý thức rằng trong con người chúng ta luôn tồn tại hai
khuynh hướng: tốt – xấu, hướng thượng – hướng hạ… Để làm điều
tốt, chúng ta phải phấn đấu, hy sinh rất nhiều; nhưng để làm những
điều không tốt thì thật là dễ. Muốn trở thành cây tốt để sinh trái tốt,
chúng ta phải không ngừng vun trồng các nhân đức (tức tập luyện các
thói quen tốt) và tháo gỡ các thói tật xấu nơi mình.
Chia sẻ: Hãy chia sẻ kinh nghiệm thành công hay thất bại của
bạn trong việc tập luyện một thói quen tốt (hay loại trừ một tật xấu).
Sống Lời Chúa: Là Kitô hữu, “sinh trái tốt” là ơn gọi của bạn.
Hôm nay bạn bắt đầu bỏ một tật xấu - Tại sao không nhỉ?
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con dọn dẹp mảnh đất đời mình
để hạt giống lời chúa được dễ dàng phát triển. Xin cho con biết kiên
nhẫn vun trồng các nhân đức để làm cho cuộc sống được đẹp hơn và
để chúa được vinh danh hơn. Amen.

Thứ Năm 28/6/07 - Thánh Irênê


NGƯỜI KITÔ HỮU ĐÍCH THỰC
Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 29
“Chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời
mới được vào (Nước Trời) mà thôi. ” (Mt 7,21-29)
Suy niệm: Người Việt Nam có câu “Khẩu phật tâm xà,” hoặc “Bề
ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao.”
Hai câu trên muốn nói cái thiện tâm, thiện ý mới thực sự quan trọng,
mới làm thành một con người tốt đúng nghĩa. Sống đạo thật sự không
chỉ là giữ luật mà điều quan trọng là giữ với tấm lòng như thế nào.
Có một tấm lòng với Chúa, người ta sẽ tự nhiên đi tìm Thánh ý Chúa
mà thực hiện. Ý Chúa ở nơi Lời Chúa, nơi giáo huấn của Giáo Hội,
nơi những gợi ý nhiều khi rất tế nhị của Chúa trong các hoàn cảnh
cuộc sống mà chỉ những người đủ nhạy cảm mới có thể nhận ra.
Không thể có được sự nhạy cảm này nếu không có một tấm lòng.
Mang danh Kitô hữu với 3 chữ “Thiên Chúa giáo” trong lý lịch chưa
đủ; phải sống theo tiếng lương tâm, phải thi hành Thánh ý Chúa thì
mới là Kitô hữu đích thực.
Mời Bạn: Dành mỗi cuối ngày ít phút nhìn lại xem hôm nay
mình đã “thi hành ý Chúa” như thế nào? Thánh ý Chúa trước hết là
những việc thuộc bổn phận; bạn có chu toàn các việc bổn phận
không? Việc cầu nguyện cũng là việc bổn phận, nếu không nói là bổn
phận hàng đầu; bạn cầu nguyện như thế nào? “Thi hành ý Chúa” còn
có nghĩa là KHÔNG làm những việc nào đó; bạn có làm gì bất công
bất chính không? …
Chia sẻ: Có người nói “từ đầu (hay miệng) tới bàn tay nhiều khi
là con đường thiên lý.” Bạn nghĩ sao?
Sống Lời Chúa: Chúng ta tránh mọi hình thức nệ luật, nghĩa là
chỉ giữ luật cách máy móc mà không hề có một tấm lòng – chẳng
hạn: đi lễ trễ, về sớm, hoặc vừa dự lễ vừa nghe điện thoại di động,
hút thuốc…..
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết tìm kiếm và thi hành
Thánh ý Chúa với trọn tấm lòng con. Amen.
Thứ Sáu 29/6/07 - Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông đồ
NIỀM TIN CỦA PHÊRÔ

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org


5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 30
“Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16,13-
19)
Suy niệm: Giáo Hội mừng kính trong một lễ, hai Thánh Phêrô và
Phaolô, trụ cột của Hội Thánh, cùng chịu tử vì đạo ở Rôma, khiến
Rôma được vị trí trổi vượt trên mọi Giáo Hội khác. Tử vì đạo, có
nghĩa là “làm chứng” cho đức tin, đức tin của Thánh Phêrô mà Giáo
Hội chuyển lại cho ta. Lời tuyên tín của Phêrô đáp trả hai câu hỏi của
Đức Giêsu: “Người ta nói Con Người là ai?” và “Còn anh em, anh
em bảo Thầy là ai?” Câu trả lời của Phêrô mở ra một ơn gọi và một
sứ mạng. Chúa đặt tên mới cho Phêrô, đời ông thay đổi từ đó. Từ một
ngư phủ, nay ông trở thành người giữ cửa Nước Trời. Mừng kính hai
Thánh Tông Đồ hôm nay là chúng ta cử hành chính đức tin và sứ
mạng của chúng ta.
Mời Bạn: Hôm nay, Chúa cũng hỏi bạn hai câu hỏi mà Chúa đặt
cho các Tông Đồ ngày xưa. Bạn sẽ không thể trả lời câu hỏi thứ hai
mà không trả lời câu hỏi thứ nhất: “Những người sống gần con hôm
nay nói Thầy là ai?” Phêrô nói Thầy là Đấng Mêsia, vì ông thấy Thầy
đáp ứng được sự mong chờ và niềm hy vọng của dân chúng. Còn
bạn, bạn sẽ làm gì để giải thích rằng Chúa Giêsu là đường, là sự thật
và là sự sống cho người thời nay? Nhiều người đang chờ đợi chúng ta
trao những chứng từ, chứng tá, như Phêrô và Phaolô đã trao cho
những người đương thời các ngài.
Chia sẻ: Bằng cách nào bạn có thể chia sẻ niềm tin của bạn với
người xung quanh?
Sống Lời Chúa: Hãy nỗ lực sống niềm tin của bạn, để có thể làm
chứng như Thánh Phaolô: “Tôi biết tôi đã tin vào ai” (2 Tm 1,12), và
như Thánh Phêrô: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta...
về những sự kiện đó (Đức Kitô đã sống lại), chúng tôi xin làm
chứng...” (Cv 5,29.32).
Cầu nguyện: “Lạy Chúa, con tin, nhưng xin Chúa giúp lòng tin
yếu kém của con.”
Thứ Bảy 30/6/07
BAO NHIÊU LÒNG KỂ LÀ NHIỀU?
Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org
5 phút/ngày cho lời Chúa tháng 6/2007 Trang 31
“Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh
hoạn của ta.” (Mt 8,5-17)
Suy niệm: Để lại sau lưng một cuộc đời đầy biến cố, đầy thao
thức kiếm tìm nhưng chẳng gặp được mấy những điều mình tìm
kiếm, một cựu giáo sư đại học 77 tuổi, là tín hữu Công Giáo, đã viết
những vần thơ này trên giường bệnh: “Một mai đến tận cùng đường.
Khi chiều sương xuống hỏi sương hỏi chiều. Bao nhiêu lòng kể là
nhiều? Thập hình ngã bóng càng chiều càng xa.” Chiều là khép lại,
khép lại một ngày, khép lại một đời. Nhưng chiều càng xuống, bóng
thập hình càng vươn xa. Và khi chiều xuống đến tận cùng, thì đó
cũng là lúc bóng thập hình phủ trùm đến vô tận, dù không còn được
nhìn thấy nữa bởi mắt phàm. Thế giới này đầy khổ đau, nó cần được
cứu độ; và thế giới này đã được cứu độ, kể từ buổi chiều trên đồi
Canvê ấy, bởi Đấng “đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy
các bệnh hoạn của ta.”
Mời Bạn: Đức Giêsu đã chữa trị các bệnh hoạn, tật nguyền của ta
không phải bằng cách ‘xử lý ngoài’ kiểu thu gom và đốt rác! Người
đã mang lấy, gánh lấy, nghĩa là đã đảm nhận tất cả nơi chính mình
Người. Người đã chết vì bệnh của ta, chứ không phải vì bệnh của
Người, và ta được cứu sống. Bạn nghĩ xem, để đáp lại ơn cứu sinh ấy,
thì “Bao nhiêu lòng kể là là nhiều?”
Chia sẻ: Có bao giờ bạn mong mình được chịu lấy nỗi thống khổ
tinh thần hay cơn đau đớn thể xác đang đè bẹp một người thân của
mình, để người ấy bớt khổ bớt đau? Bạn nghĩ gì về ơn chữa trị mà
Đức Giêsu đã đem lại cho bạn?
Sống Lời Chúa: Bạn sống mọi nơi mọi lúc trong tâm tình của
người được kẻ khác chết thay cho mình. ‘Kẻ khác’ chính là Chúa đó!
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết vì con. Xin cho con
biết sống chỉ vì Chúa mà thôi. Amen.

Địa chỉ trang chủ : www.tinvui.org

You might also like