You are on page 1of 31

5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 1

5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 2


Thứ Bảy 01/9/07
NHIỆT TÂM CỘNG TÁC VỚI CHÚA
“Hỡi đầy tớ tồi tệ biếng nhác!… đáng lý anh phải gửi số bạc
của tôi cho các chủ ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu hồi của thuộc
về tôi cùng với số lời chứ!!” (Mt 25,14-30)
Suy niệm: Trong việc tuyển chọn nhân sự, hai tiêu chí hàng
đầu là “năng lực” và “nhiệt tâm.” Nhưng năng lực và nhiệt tâm, điều
nào quan trọng hơn? Trong thực tế, qui luật của cuộc chơi, chẳng hạn
của thế giới kinh doanh, là: hễ anh sinh lời nhiều, anh được trọng
dụng; còn nếu anh không làm lợi cho công ty, anh sẽ bị đào thải. Như
vậy, cái mà người ta quan tâm là thành quả (nhiều ông chủ không cần
bạn yêu mến ông ta đâu, nhưng chỉ cần năng lực sinh lời của bạn
thôi.) Thiên Chúa thì khác. Ngài không đặt nặng thành quả của chúng
ta. Điều Ngài quan tâm là nhiệt tâm, tức tấm lòng của chúng ta đối
với Ngài. Sự khác biệt về số vốn ban đầu của mỗi người không phải
là một sự khác biệt trong cái nhìn của Chúa. Điều quan trọng là
chúng ta có sẵn lòng cộng tác với Ngài để sinh lời từ khả năng mà
Ngài ban cho hay không. Chính sự sẵn lòng cộng tác này sẽ đo lường
tình yêu của chúng ta dành cho Ngài.
Mời bạn: Không hờn dỗi khi thấy Chúa chỉ trao cho mình có
một nén (học vấn hạn chế, kinh tế yếu, sức khoẻ kém…), nhưng biết
tận tâm sử dụng một nén ấy để góp phần, dù bé nhỏ, vào công cuộc
của Chúa.
Chia sẻ: Têrêxa nhỏ là phận liễu yếu, lại bệnh hoạn trầm kha
và hầu như cả đời không ra khỏi tu viện. Bạn nghĩ đâu là cái ‘lý’ của
việc Giáo Hội tôn ngài làm bổn mạng các xứ ‘truyền giáo,’ ngang
tầm với Phanxicô Xaviê, nhà thừa sai lừng danh?
Sống Lời Chúa: Chúng ta tập làm từng việc nhỏ với cả tấm
lòng yêu mến Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, chỉ vì yêu thương con mà Chúa đã


mời gọi con cộng tác trong công cuộc của Chúa. Xin cho con luôn
nhiệt tâm làm phần việc bé nhỏ của mình, với cả tấm lòng mến yêu.
Amen.
Chúa Nhật XXII TN 02/9/07
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 3
NHƯỜNG CHỖ NHẤT
“Khi anh được mời, hãy ngồi vào chỗ cuối…” (Lc 14,1.7-14)
Suy niệm: Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp! Người
ta hãnh diện vì được coi là ‘lá cờ đầu’, được xếp vị trí ‘đầu bảng’,
hay có tên trong danh sách ‘top ten’ (10 cái nhất) nào đó. Không lạ gì
người Biệt Phái khi dự đám tiệc cố tìm cho mình một chỗ ngồi danh
dự nhất. Với họ, mâm cỗ không còn là nơi chia sẻ niềm vui và tình
yêu thương huynh đệ nhưng đã biến thành chỗ tranh giành thanh thế,
uy tín cá nhân. Chúa Giêsu vạch ra thói xấu này nơi họ. Điều Người
muốn dạy chúng ta là: tìm về chỗ Chúa dành cho mình, là sống
khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa và anh chị em.
Mời bạn: Phấn đấu để thành công, hay để có những cơ hội
phuc vụ tốt hơn đồng thời phát triển khả năng Chúa ban là điều chính
đáng. Nhưng nếu chỉ vì bả danh lợi phù vân mà sống quá bon chen,
căng thẳng, nặng vật chất, thiếu tình người, thì chúng ta trở thành
những Pharisêu đáng thương. Niềm hạnh phúc và vinh dự đích thực
của con cái Chúa là vinh quang Thiên Chúa và sự hiển trị của vương
quốc Ngài. Những ai toàn tâm tìm Chúa, sống cho Ngài sẽ biết sống
siêu thoát và quân bình thanh thản; họ mở lòng ra quan tâm đến
người khác chứ không khư khư vun quén cho mình.
Chia sẻ: Trong sinh hoạt đoàn thể, chúng ta có bị chi phối bởi
tính háo danh háo thắng? Chúng ta có tôn trọng những người thấp bé
trong cộng đoàn không?
Sống Lời Chúa: Tôi sẵn sàng chấp nhận những khiếm khuyết
của mình và nhìn nhận những ưu điểm nơi người khác. Tôi cư xử với
người nhỏ bé bằng thái độ tôn kính.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn con học nơi Chúa
lòng hiền từ và khiêm nhường. Xin cho con biết xoá mình đi để Chúa
có chỗ trong anh em. Chớ gì con không là vật cản nhưng là con
đường dẫn đưa người khác về với Chúa. Amen.

Thứ Hai 03/9/07- Thánh Grêgôriô Cả Giáo hoàng


ĐỂ TIN MỪNG GIẢI THOÁT BẠN
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 4
“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi… để tôi loan báo Tin Mừng
cho kẻ nghèo hèn.” (Lc 4,16-30)
Suy niệm: Có một thời, mỗi khi mở nắp chai bia hay bật nắp
lon nước ngọt, khách hàng hồi hộp xem được trúng món gì? Xe hơi,
xe đạp, hay dàn máy vi tính? Còn nhớ một dạo, báo chí nói nhiều đến
hệ thống bán hàng “đa cấp” mà thực tế là một kiểu lường gạThánh
Đau đớn là trong số người bị lừa, có cả bạn thân, bồ bịch, cha mẹ!
Ngẫm cho cùng thì không riêng chi khách hàng uống bia hay người
bán hàng đa cấp, mà hầu như tất cả chúng ta đều đang bị quay vòng
theo một quỹ đạo nào đó, đang tự nguyện giam mình trong một thứ
ngục tù đam mê, hay đang mù quáng chạy theo những thế giới ảo nào
đó. Đức Giêsu, ngay trong bài diễn văn đầu tiên, đã cho thấy đường
hướng sứ mệnh của Người: đem Tin Mừng cho người nghèo, cụ thể
là tha cho người bị giam cầm, làm sáng mắt người mù, trả tự do cho
người bị áp bức. Thế nhưng, Tin Mừng chỉ có thể là Tin Mừng cho
người muốn nghe, cho người biết nhận thức sự thật rằng mình là
người nghèo và cần được Giêsu cứu độ.
Mời bạn: “Phá vỡ một định kiến còn khó hơn phá vỡ một hạt
nhân nguyên tử” (Einstein). Ta cần phá vỡ những định kiến, nhất là
những cái nhìn sai lệch về mình và về các giá trị, để Đức Giêsu có
đất dụng võ nơi tâm hồn ta. Đức Giêsu và Lời của Người phải thực
sự trở thành Tin Mừng cho cuộc đời ta, giúp giải thoát ta khỏi những
ngục tù đang giam hãm không cho ta được tự do bay cao.
Chia sẻ: Tôi đang bị cuốn theo vòng quỹ đạo có tên là gì?
Làm sao phá vỡ?
Sống Lời Chúa: Nhận ra mình là người nghèo cần được Tin
Mừng của Chúa cứu độ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi những bả giàu
sang, danh vọng, khoái lạc, cho con được tự do ngước lên cao và
sống cho những giá trị tốt đẹp hơn. Amen.
Thứ Ba 04/9/07
LỜI CÓ UY QUYỀN
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 5
“Người xuống Ca-phác-na-um, một thành miền Ga-li-lê, và
ngày sa-bát, Người giảng dạy họ. Họ sửng sốt về cách Người giảng
dạy, vì lời của Người có uy quyền.” (Lc 4,31-37)
Suy niệm: Chúng ta sửng sốt và thán phục những bước tiến kỳ
diệu của khoa học kỹ thuật hôm nay, những kỳ quan thiên nhiên và
nhân tạo trong thế giới, những người đẹp ‘đổ nước nghiêng thành’
giành vương miện trong các cuộc thi hoa hậu đỉnh cao, những bàn
thắng ‘để đời’ của các cầu thủ ‘Quả Bóng Vàng FIFA,” và vô số thứ
khác … Nhưng có lẽ chúng ta ít thực sự sửng sốt trước con người
Đức Giêsu và những lời giảng dạy của Người như được trình bày
trong các Sách Tin Mừng. Nếu vậy, hẳn là bởi vì chúng ta chưa cảm
nhận được uy quyền toát ra từ chính Chúa và Lời của Chúa. Thế rồi
đến lượt mình truyền giảng Lời Chúa, lời rao giảng của chúng ta khó
đủ ‘lực’ để đánh động các tâm hồn.
Mời bạn: Thử dò tìm xem uy quyền hay sức thu hút thực sự
của lời rao giảng đến từ đâu. Nó không thiết yếu đến từ việc trau câu
chuốt chữ, hay ép hơi gò giọng như kiểu người ta học hùng biện.
Đúng hơn, nó đến từ cái thần thái và xác tín của con người rao giảng:
Anh ta ăn nói không dựa vào xác tín của bất cứ ai khác mà dựa vào
xác tín của chính mình, một xác tín được anh ta ý thức đầy đủ chứ
không phải kiểu cuồng tín do bị tẩy não. Đây chính là thứ uy quyền
mà những thính giả ở Ca-phác-na-um nhận ra nơi Đức Giêsu và họ
đã sửng sốThánh
Chia sẻ: Có bao giờ bạn sửng sốt khi đọc Lời Chúa chưa?
Nhiều vị thánh lớn trong Giáo Hội đã sửng sốt trước Lời Chúa và đã
được Lời Chúa thúc đẩy nên thánh. Bạn kể một trường hợp tiêu biểu.
Sống Lời Chúa: Bạn chuyên cần dành 5 phút mỗi ngày để tiếp
xúc với Lời Chúa, qua đó khám phá thêm và hiểu thêm về con người
Đức Giêsu.
Cầu nguyện: Hát bài “Lắng Nghe Lời Chúa”
Thứ Tư 05/9/07
CÒN NỮA VÀ CÒN NỮA
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 6
“Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các
thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó.” (Lc 4,38-44)
Suy niệm: Loan báo Tin Mừng là công cuộc của mọi người tin
– vì một đức tin đáng sống thì nhất thiết cũng là một đức tin đáng
Chia sẻ! Mặt khác, loan báo Tin Mừng là công cuộc hướng đến mọi
người, không trừ ai. Đã qua rồi thời kỳ đóng khung, loại trừ
(exclusive). Ngày nay, bối cảnh đa nguyên văn hoá càng thúc đẩy
một thái độ bao hàm (inclusive) nơi những tác nhân loan báo Tin
Mừng. Không thể tiếp tục cho rằng văn hoá của mình là nhất rồi đem
áp đặt lên kẻ khác, coi như mình đang ‘làm ơn’ cho họ, và coi như đó
là phần thiết yếu để có thể truyền bá Phúc Âm! Lịch sử cho thấy cách
làm ấy chỉ đem lại tin buồn thay vì tin mừng. Ngay hai chữ “truyền
giáo” trong Việt ngữ thật ra cũng không phản ảnh mấy sứ mạng của
Đức Giêsu NadaréThánh Người loan một Tin Mừng và Người dạy
một đạo để sống Tin Mừng ấy đúng hơn là Người truyền bá một tôn
giáo. Và phương thức sứ mạng của Người là: đi đến, hiện diện, chữa
lành, và hoà giải.
Mời bạn: Nhiều tông đồ hôm nay tiếp tục ‘ra đi’ đến những
vùng xa xôi hay những cảnh vực khác nhau của đời sống xã hội để
chỉ làm một việc là hiện diện, sống, và bằng đời sống của mình họ kể
câu chuyện Đức Giêsu cho anh chị em mình. Bạn hãy là một tông đồ
như thế, qua một cuộc sống đầy quan tâm, cách riêng đối với người
nghèo và những kẻ bị gạt bên lề xã hội.
Chia sẻ: Trong hoàn cảnh cụ thể của bạn hiện nay, bạn có thể
loan báo Tin Mừng bằng cách nào?
Sống Lời Chúa: Như Đức Giêsu, bạn ý thức để sống với mọi
người xung quanh bằng một sự hiện diện đầy sức chữa trị.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho đời con trở thành một trang
Tin Mừng mở ra trước mặt mọi người. Amen.

Thứ Năm 06/9/07


DỰA VÀO LỜI THẦY
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 7
“Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được
gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới. ” (Lc 5,1-11)
Suy niệm: “Không thầy đố mày làm nên.” Phêrô cho thấy ông
rất ý thức sự thật này qua lời tuyên bố đầy xác tín: “chúng tôi đã vất
vả suốt đêm mà chẳng được gì, nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả
lưới.” Ông gác qua kinh nghiệm đánh cá rất dày dạn của mình và
nghe theo lời Thầy trong chính chuyện… đánh cá! Phêrô đã thể hiện
cái tâm “tầm đạo” của ông bằng thái độ cởi mở, hoàn toàn phá chấp,
sẵn sàng lắng nghe. Và ông trúng đậm: một mẻ cá đầy đến gần rách
cả lưới! Nhưng đó mới chỉ là ‘khúc dạo đầu’ có tính tượng trưng thôi;
từ đây Phêrô bỏ mọi sự mà theo Đức Giêsu và rồi ông sẽ trở thành
một tay ‘đánh lưới người’ cự phách. Từ đây, ông lấy lời của Thầy làm
động lực và điểm tựa cho cả cuộc đời ông.
Mời bạn: Nhìn xem đâu là những động lực mạnh nhất đang
lèo lái tư tưởng và hành động của con người hôm nay? Phải chăng đó
là tinh thần độc tôn lợi nhuận của nền kinh tế toàn cầu hoá với cơ
man những triệu chứng của nó? Phải chăng đó là chủ nghĩa hưởng
thụ, hưởng lạc được hỗ trợ bởi đủ thứ tiện nghi và dịch vu,ï và được
quảng bá bởi cả một cỗ máy truyền thông đồ sộ? Phải chăng đó là
tham vọng quyền lực dẫn người ta đến chỗ phe cánh kình chống triệt
hạ nhau, sẵn sàng dùng mọi phương tiện miễn sao đạt mục đích của
mình?
Chia sẻ: Trong một bối cảnh như thế, là môn đệ của Đức
Kitô, ta phải làm gì để thượng tôn Lời Chúa, để Lời Chúa thật sự trở
thành “ngọn đèn soi cho con bước,” trở thành động lực sâu xa nhất
của đời ta?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn dành thời giờ suy niệm Lời
Chúa, để Lời Chúa thấm nhập và dẫn dắt mọi việc làm của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, chỉ có Chúa là Thầy dạy đích
thực. Xin cho con luôn biết nghe và thực hành Lời Chúa. Amen.
Thứ Sáu 07/9/07
ĐỔI MỚI CÁCH TRUNG DUNG
“Rượu mới đổ vào bầu da mới.”(Lc 5,33-39)
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 8
Suy niệm: Đức Hồng Y Lustiger, nguyên tổng giám mục Paris,
vừa qua đời. Ngài là một khuôn mặt sáng chói của Giáo Hội Pháp,
được ca ngợi như là “người của truyền thống và của canh tân… Ngài
đã thành công lớn trong việc tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm
1997, biểu tượng cho sự đổi mới không mặc cảm trong Giáo Hội...”
(x. Vietcatholic 8.8.2007). Những nhận xét trên về Đức Hồng Y
Lustiger như một minh hoạ cho sứ điệp Tin Mừng hôm nay. Đổi mới
để thích nghi và đáp ứng cho hoàn cảnh mới là qui luật tất yếu của
cuộc sống và mọi cơ chế, nếu ta không muốn phá hư cả ‘rượu’ lẫn
‘bầu da’. Đức Giêsu xuất hiện trong tôn giáo và xã hội Do Thái như
một nhà canh tân triệt để; và “Người đã bị từ khước không phải vì
Người mang đến tin mừng mà vì Người mang đến tin mới mẻ” – theo
cách nói của Cha A. de Mello.
Mời bạn: Dĩ nhiên, khẩu hiệu “đổi mới” có thể dễ bị lạm dụng
và gây ra những xáo trộn không cần thiếThánh ‘Nhân đức đứng
giữa’, tức trung dung, có vai trò quan trọng ở đây, như câu ngạn ngữ
Latinh: “Virtus in medio staThánh” Nghĩa là, điều quan trọng là ta
biết dừng lại, suy xét xem đâu đích thực là sự đổi mới? Ai đề ra sự
đổi mới này? Đâu là những thuận lợi và bất lợi? Có cần một thời gian
thử nghiệm không?
Chia sẻ: Để sống Tin Mừng trong thời đại hôm nay thì giáo
xứ hay cộng đoàn bạn cần đổi mới những gì? Cách nào?
Sống Lời Chúa: Là Kitô hữu, ta không đứng bên lề, nhưng
trong lòng xã hội. Ta cố gắng thích nghi với những dấu chỉ mới của
thời đại, nhưng đồng thời cũng không tối mặt ‘vơ’ hết những trào lưu
mà xã hội hôm nay ‘tọng’ cho mình (x. Thư gởi Điônhêtê).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin biến đổi con mỗi ngày, để con có
thể góp phần biến đổi thế giới xung quanh mình trong Ánh Sáng của
Chúa. Amen.
Thứ Bảy 08/9/07 - Sinh nhật Đức Maria
NGÀY SINH NHẬT, NGÀY NHỚ ƠN
“Này ông Giuse, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a
vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh
Thần.” (Mt 1,16.18-23)
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 9
Suy niệm: Khác với thế hệ cha anh, giới trẻ Việt Nam hiện nay
chú ý đến ngày sinh nhật của mình. Dịp này, họ được cha mẹ, bạn bè
trao những món quà và những lời chúc mừng tốt lành nhấThánh
Ngày được sinh ra trên cõi đời là ngày hạnh phúc. Thánh Kinh cho
thấy rõ ràng có bàn tay của Thiên Chúa trong sự kiện chào đời của
Môi-sen, của Sa-mu-en, của Sam-son, của Gioan Tẩy giả, … và nhất
là của Đức Giêsu. Thật ra, điều này đúng cho hết tất cả mọi người,
không trừ ai; vì mọi người, không trừ ai, đã được chính Chúa đưa từ
hư không vào hiện hữu. Như lời Kinh Cám Ơn ta thường đọc: “Con
cám ơn Đức Chúa Trời … chẳng để con không đời đời mà lại sinh ra
con, cho con được làm người…” Quả thật, hồng ân sự sống, tức hồng
ân ‘được sinh ra làm người’, là ân huệ đầu tiên và căn bản nhất mà
mỗi người chúng ta lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa, do tình yêu tuyệt
đối nhưng không của Ngài. Tình yêu nhưng không, vì ta chưa hề hiện
hữu để có thể làm cái gì đó đáng cho Ngài yêu ta cả!
Mời bạn: Nghĩ về hồng ân sự sống, tâm tình thích đáng của ta
phải là dạt dào tri ân cảm tạ; và như Đức Maria và Thánh Giuse, ta sẽ
dùng cả đời sống mình để đáp lại ân tình cao vời khôn tả của Chúa.
Chia sẻ: Bạn thường có tâm tình gì khi mừng sinh nhật của
mình?
Sống Lời Chúa: Cách thiết thực để cảm tạ Chúa và cha mẹ
mình về hồng ân sự sống: đó là sống tốt từng giây phút đời mình.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, con kính mừng sinh nhật Mẹ và
cùng Mẹ dâng lời cảm tạ Thiên Chúa: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa…
Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật
chí thánh chí tôn. Amen.

Chúa Nhật XXIII TN 09/9/07


TỪ BỎ HẾT NHỮNG GÌ MÌNH CÓ
“Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình
có, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14,25-33)
Suy niệm: Đức Giêsu đòi hỏi môn đệ Người phải “từ bỏ hết
những gì mình có,” kể cả “cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 10
mạng sống mình” để “vác thập giá mình” mà đi theo Người. Thật
triệt để. Không có chỗ cho thái độ ‘lập lờ hàng hai’ ở đây. Chúng ta
nhớ đến một chỗ khác, Đức Giêsu nói rằng: “Nước Trời phải được
chinh phục bằng sức mạnh và chỉ những ai đủ mạnh mới chiếm
được.” Và lời này của Thánh Phaolô: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt
thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của
tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức
Kitô, và được kết hợp với Người” (Pl 3,8-9a). Chúng ta tự hỏi: từ bỏ
triệt để như vậy để được gì? Chính Thánh Phaolô đã trả lời thay cho
ta: “để được Đức Kitô, và được kết hợp với Người.” Dĩ nhiên, Chúa
cũng hứa rằng những kẻ đi theo Người sẽ “được gấp bội ở đời này và
sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (x. Lc 18, 29-30); nhưng nhìn vào Phêrô,
Phaolô và các Tông Đồ, ta còn thấy những cái ‘được’ khác nữa: gian
truân, bắt bớ, tù đày, chết chóc…
Mời bạn: Đừng vội gói những đòi hỏi quyết liệt trên đây của
Đức Giêsu để chỉ dành riêng cho một ‘thiểu số ưu tú’ nào đó (chẳng
hạn: linh mục, tu sĩ). Mỗi người tin là một môn đệ của Đức Giêsu và
đều được mời gọi “từ bỏ hết những gì mình có” – dù cách thức từ bỏ
có thể khác nhau.
Chia sẻ: Hiện tại, điều gì đang ngăn cản bạn bước theo Chúa
Giêsu?
Sống Lời Chúa: Trong suy nghĩ, lời nói, hành động của mình
mỗi ngày, bạn tập tự do hơn đối với những ràng buộc, để thuộc về
Chúa nhiều hơn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con dám từ bỏ mọi sự
để chỉ chọn Chúa mà thôi. Amen.
Thứ Hai 10/9/07
ĐỨC GIÊSU DŨNG CẢM ĐƯƠNG ĐẦU
“Ngày sa-bát được phép … cứu mạng người hay huỷ diệt?”
(Lc 6,6-11)
Suy niệm: Như một phim truyện đạt đến chỗ cao trào: Trong
khi “các kinh sư và những người Pharisêu rình xem” Đức Giêsu có
chữa bệnh trong ngày sa-bát không, thì Đức Giêsu quyết định cho ‘nổ
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 11
trái bom’; Người ‘chơi ván bài lật ngửa’ bằng cách bảo người bại tay
chỗi dậy ra đứng giữa hội đường. Bầu khí chắc hẳn nặng nề và căng
thẳng lắm. Và Đức Giêsu đã nhìn thẳng vào mắt họ, Người dõng dạc
chất vấn: “Ngày sa-bát, được phép … cứu mạng người hay huỷ diệt?”
Người nhìn vào mắt từng anh kinh sư và Pharisêu đang há miệng
sững sờ ấy, rồi công khai chữa lành người bại tay trước cơn “giận
điên lên” của họ.
Mời bạn: Dùng trí tưởng tượng để chiêm ngắm cung cách của
Đức Giêsu trong ‘đoạn phim’ trên. Bạn hình dung sự việc diễn ra
càng chi tiết càng tốt, chẳng hạn: thái độ lấm lét và những tiếng xầm
xì của nhóm kinh sư và Pharisêu, hình hài ủ rũ của người bại tay với
ánh nhìn ngơ ngác xa xăm nhưng vẫn đọng sâu trong đáy mắt niềm
hy vọng về một điều gì đó, Đức Giêsu trong cung cách vừa khoan
thai vừa dứt khoát của một người biết mình phải nói gì làm gì và sẽ
phải trả giá gì…
Chia sẻ: Bạn cảm nghiệm gì về tấm lòng, về mối quan tâm số
một của Đức Giêsu và về chính sứ mạng của Người khi nghe Người
hỏi: “Ngày sa-bát, được phép … cứu mạng người hay huỷ diệt?”
Sống Lời Chúa: Mặc lấy tâm tình và thái độ của Chúa, chúng
ta tập sống một cách có bản lĩnh, dũng cảm đương đầu với mọi thứ
phi nhân, và luôn chọn lựa con người và sự sống con người, nhất là
những con người bất hạnh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, giữa một thế giới đầy những lực chết
chóc và huỷ diệt, xin cho con mạnh dạn đứng về phía sự sống con
người, vì Chúa là nguồn sự sống. Amen.
Thứ Ba 11/9/07
ĐỨC GIÊSU BẬN RỘN
“Đoàn lũ dân chúng … đến để nghe Người giảng và để được
chữa lành bệnh tật… Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có
một năng lực từ nơi Người phát ra…” (Lc 6,12-19)
Suy niệm: “Trăm kẻ bán, vạn người mua.” Ở đây không phải
trăm mà xem ra chỉ có một kẻ bán cho vạn người mua. Một con
người được vây quanh bởi đoàn lũ đám đông thì chắc chắn không
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 12
nhàn nhã chút nào. Đã vậy còn ‘bị’ tất cả đám đông tìm cách sờ vào
nữa chứ. Bận rộn lắm! Đó là hình ảnh Đức Giêsu trong sứ mạng.
Nhiều tông đồ hôm nay cũng chìm ngập trong trăm công ngàn việc:
chưa xong việc này đã nảy ra ba bốn việc khác; chưa tiếp xong người
này thì đã thấy lấp ló người kia, chuông điện thoại thì reo liên hồi;
lịch làm việc mới xếp xong là xáo trộn ngay, vì những biến cố đột
xuất… Trong tình hình như thế, phải làm sao để tránh căng thẳng
(stress) và để không ‘cháy máy’ (burnt out)?
Mời bạn: Để trả lời cho câu hỏi có tính “sống còn” trên,
chúng ta có thể nghĩ đến một số ‘phương pháp tổ chức công việc’,
một số ‘kỹ thuật buông xả ức chế tâm lý hay thể lý’… Nhưng bài học
số một đáng gọi là ‘bí quyết’ vẫn phải được tìm thấy nơi chính Đức
Giêsu, Đấng đã làm sứ mạng mà ta đang làm và không có chỗ nào
trong các Sách Tin Mừng cho thấy Người bị căng thẳng hay ‘cháy
máy’. Nhìn cung cách sống và làm việc của Đức Giêsu, ta ghi nhận ít
là 3 điều này: Người có một tấm lòng với sứ mạng; Người giữ quân
bình trong cầu nguyện và hoạt động; và Người không thực sự đơn
độc, nhưng có mời gọi người khác cộng tác (nhóm 12, nhóm 72, các
phụ nữ…)
Chia sẻ: Theo bạn, yếu tố nào trong 3 yếu tố trên cần được
chúng ta quan tâm hơn?
Sống Lời Chúa: Bắt chước Chúa, bạn làm việc một cách cần
mẫn và có nguyên tắc.
Cầu nguyện: Xin Chúa dạy con biết quảng đại và phụng sự
Chúa cho xứng đáng.
Thứ Tư 12/9/07
ĐỨC GIÊSU NGHÈO KHÓ
“Phúc cho anh em là những người nghèo khó, vì Nước Thiên
Chúa là của anh em.” (Lc 6,20-26)
Suy niệm: Theo lẽ thường, ai chẳng mong muốn một cuộc
sống sung túc. Và những người nghèo, rất đông, đang cố vùng vẫy để
thoát khỏi cảnh cùng khổ. Khi nói rằng hoàn cảnh mà người nghèo
đang gánh chịu là một hồng phúc, phải chăng ta đang tàn nhẫn chế
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 13
giễu họ? Hoặc như có nhiều người phê phán, câu nói “Phúc cho
người nghèo” chẳng qua chỉ là một lời xoa dịu người nghèo để họ
cam chịu số phận chờ đợi hạnh phúc Nước Trời mai sau! Chúa sẽ trả
lời cho những vấn nạn đó rằng: Không phải thế! Bằng chứng là trong
lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn đứng về phía người nghèo, và đã
thực hiện công trình cứu độ để giải thoát họ khỏi cảnh bị nô lệ, bất
công. Và hơn nữa, không như những chính trị gia mị dân nhằm hốt
phiếu từ đám dân nghèo, Con Thiên Chúa là Đức Giêsu đến sống
kiếp nghèo với nhân loại để chia sẻ, và chịu chết như một tử tội để
giải cứu nhân loại khỏi cảnh nô lệ tồi tệ nhất: nô lệ tội lỗi. Người
nghèo có phúc vì Chúa yêu thương họ và đến giải cứu họ khỏi cảnh
nghèo đó.
Mời bạn: Để cảm nghiệm được cái phúc là “người nghèo của
Thiên Chúa,” mời bạn đọc 2Cr 8,9: “Đức Giê-su Ki-tô, vốn giàu sang
phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo
của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.” Bạn thấy đó, dù giàu
hay nghèo, bạn vẫn có thể trở nên giống với Đức Ki-tô nghèo khó
bằng cách sống chia sẻ với anh em mình.
Chia sẻ: Đâu là những nguyên nhân thường cản trở bạn sống
liên đới và Chia sẻ?
Sống Lời Chúa: Cắt giảm một khoản chi tiêu thường xuyên
của mình để dành vào việc giúp người nghèo.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết yêu sống
nghèo để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa hơn. Amen.
Thứ Năm 13/9/07 - Thánh Gioan Kim Khẩu
CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG
“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân
từ.” (Lc 6,27-38)
Suy niệm: Báo chí hằng ngày vẫn đưa tin về những xung đột
đủ loại và đủ mức độ giữa con người với nhau. Người ta chửi nhau,
đánh nhau, chém giết thanh toán nhau vì tình, vì tiền, vì quyền, vì …
đủ thứ. Đó là chưa nói đến những xung đột tuy không ầm ĩ nhưng
không kém sức tàn phá: những giận hờn, lườm nguýt, sân si, những ý
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 14
nghĩ chanh chua về nhau… Tất cả chỉ vì thiếu tình yêu, chỉ vì con
người không nhận ra nhau là anh chị em cùng là con của một Cha
trên trời. Tôi chỉ thường yêu thương những người yêu thương tôi;
những kẻ gây phiền phức cho tôi thì tôi hậm hực oán trách và trả đũa
– thế nên hận thù, đau khổ và bế tắc cứ chồng chấThánh Làm sao để
vượt qua? Không có cách nào khác hơn là nghe và sống đạo lý nhân
từ của Đức Giêsu, nhân từ đến độ yêu thương cả kẻ thù ghét mình.
Mời bạn: Người với người không thể cứ sống với nhau như
‘lang sói’, phải không? “Giết người đi [dù bằng lời nói] thì ta ở với
ai?” Tranh chấp, giành giật nhau để được gì? Cuối cùng, tay trắng
vẫn về trắng tay thôi. “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng.”
Bạn đang oán trách ai? Hãy ân cần tìm lý do để thông cảm và tha thứ
cho người đó. Bạn có thể tìm thấy cả nghìn lẻ một lý do đấy.
Chia sẻ: Về một người thực việc thực với tấm lòng bao dung
nhân hậu mà bạn rất cảm kích.
Sống Lời Chúa: Tấm lòng bao dung là kết quả của nỗ lực rèn
luyện mỗi ngày. Hôm nay, bạn cố gắng đối xử dịu dàng với mọi
người, cách riêng với những người mà bạn không thích.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con một trái tim
quảng đại, một tinh thần hoà bình, để con trở nên khí cụ bình an của
Chúa. Amen.

Thứ Sáu 14/9/07 - Suy tôn Thánh Giá


KITÔ GIÁO VÀ THÁNH GIÁ
“Con Người cũng phải được giương cao, để ai tin vào Người
thì được sống muôn đời.” (Ga 3,13-17)
Suy niệm: Kể từ khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, cây thánh giá
không còn là một nhục hình kinh tởm, mà trở thành niềm vinh dự và
tự hào của Kitô giáo: “Vinh quang của ta là thánh giá Đức Kitô, nơi
Người ơn cứu độ của ta, sức sống của ta, phục sinh của ta...” Thánh
giá hiện diện trên các cơ sở tôn giáo. Dấu thánh giá khởi đầu mọi cử
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 15
hành phụng vụ và việc đạo đức. Thánh giá được vạch trên mọi đồ vật
tôn giáo, trên mọi kitô hữu. Phép lành được ban với hình thánh giá.
Tất cả nói lên thánh giá gắn liền với Kitô giáo. Đấy là bên ngoài, còn
bên trong tâm hồn kitô hữu, họ được mời gọi yêu mến, ôm ấp đón
nhận và kiên trì vác thánh giá theo Chúa. Kitô hữu không xin Chúa
cất cho mình thánh giá, nhưng xin Chúa thêm sức mạnh để mình vác
thánh giá theo chân Chúa (Kinh Mân Côi, gẫm thứ 4 mùa Thương).
Mời bạn: Môn đệ Chúa là người vác thánh giá theo Chúa.
Dòng Mến Thánh Giá chọn châm ngôn: “Đức Kitô chịu đóng đinh là
đối tượng duy nhất của lòng trí tôi.” Thánh Têrêxa Avila khát khao
thánh giá đến nỗi cầu xin Chúa rằng: “Cho con chịu đau khổ, không
thì cho con chết đi.” Ước gì những gương sáng đó khích lệ bạn yêu
mến và tích cực đón nhận thánh giá trong đời bạn.
Chia sẻ: Bạn xét xem đâu là những thánh giá hiện nay của đời
bạn. Có thể đó là một người, một sự kiện, bệnh tật, thất bại, một điều
trái ý bạn. Hãy nhìn vào cây thánh giá trước mặt bạn, và cầu xin sức
mạnh của Chúa để chấp nhận.
Sống Lời Chúa: Hôm nay, bạn hãy vui tươi đón nhận mọi
thánh giá bạn gặp trên đường và vác đi trong tin yêu.
Cầu nguyện: Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu
Kitô; vì Chúa đã dùng Rất Thánh Giá mà chuộc tội cho nhân loại.

Thứ Bảy 15/9/07 - Mẹ Sầu Bi


VÌ MẸ LÀ MẸ CỦA CON
“Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều
người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho
người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều
người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn
bà.” (Lc 2,33-35)
Suy niệm: Tiên tri Si-mê-on tiên báo về số phận của con trẻ
Giêsu và gắn liền với số phận đó là số phận của Đức Mẹ: Con sẽ bị
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 16
người ta chống đối; lòng Mẹ sẽ như bị gươm đâm thâu. Điều đó có
nghĩa rằng cuộc đời của Mẹ liên đới chặt chẽ với cuộc đời của Con;
số phận của Con là tương lai của mẹ; thánh giá của con là khổ giá của
mẹ; đường con đi là đường mẹ đi tới; mẹ với con cùng một ngày mai.
Người ta khó hình dung những gì xảy ra trong lòng Đức Maria lúc ấy.
Dầu vậy, khi chứng kiến Mẹ hiện diện bên cạnh con mình trên đỉnh
núi Sọ, người ta có thể khẳng định rằng Mẹ luôn Chia sẻ những biến
cố cuộc đời của Chúa Giêsu, con của Mẹ, và sẵn sàng “xin vâng”
theo ý của Chúa Cha trong mọi hoàn cảnh với niềm phó thác.
Mời bạn: Bạn nhớ đến những người mẹ đang cưu mang hay
nuôi nấng con của mình. Có những người mẹ đang phải lo lắng vì
một người con sẽ sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn kinh tế, bệnh
tậThánh Có những người mẹ đang ưu tư về tương lai của con cái. Có
những người mẹ đang phải khốn đốn vì những đứa con hư hỏng, bê
tha. Họ đang cần lời Cầu nguyện và sự ủi an, Chia sẻ của bạn.
Chia sẻ: Là con cái, bạn thường có tâm tình gì đối với mẹ
mình?
Sống Lời Chúa: Cầu nguyện và giúp những người mẹ phiền
muộn vì con, để họ biết can đảm Chia sẻ số phận con mình.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, xin cho các bà mẹ biết đón nhận
sự sống của con mình và Chia sẻ mọi cảnh huống của con như Mẹ đã
sống với Chúa Giêsu. Amen.

Chúa Nhật XXIV TN 16/9/07


MẶC CẢM TỰ TÔN!
“Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng
cha cậu ra năn nỉ...” (Lc 15,1-32)
Suy niệm: Cha Flor McCarthy kể câu chuyện như sau: Người
nọ chết và lên thiên đàng. Thánh Phêrô đón anh ở cổng, đưa anh vào
và dẫn anh đi tham quan một vòng các nơi chốn bên trong. Tới chỗ
nọ, anh thấy một khu vực biệt lập có tường rào vây kín. Đi ngang qua
chỗ đó, Phêrô bảo: “Cậu thinh lặng tuyệt đối nhé, đừng gây bất cứ
tiếng động nào khi đến gần khu vực này.”
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 17
-“Sao vậy?” Anh hỏi.
-“Để tránh quấy rầy những người bên trong.” Phêrô trả lời.
-“Ai ở bên trong vậy?” Anh thắc mắc.
-“Những người Công Giáo! Cậu biết đó, họ nghĩ họ là những
người duy nhất ở thiên đàng này. Nếu họ phát hiện có những kẻ khác
cũng ở thiên đàng, họ sẽ rất thất vọng. Thậm chí một số trong họ có
lẽ sẽ đòi trả ‘tiền’ lại nữa đó.”
“Những người Công Giáo” trong câu chuyện hư cấu trên
chính là những anh con cả của dụ ngôn mà Đức Giêsu kể hôm nay.
Họ nghĩ mình tốt lành và chỉ có mình là xứng đáng ở trong nhà Cha.
Nhiều khi họ hậm hực vì thấy Cha thương những kẻ (mà họ cho là)
tội lỗi!

Mời bạn: Suy ngẫm một trích dẫn nữa, lần này là của Cha
Timothy Radcliffe: “Không có chứng cứ nào cho thấy chúng ta, các
Kitô hữu, thì tốt lành hơn những người khác… Đức Giêsu đến không
phải để kêu gọi người công chính nhưng là để kêu gọi các tội nhân,
và Người vẫn đang tiếp tục làm thế…”
Chia sẻ: Hãy kể vài dấu hiệu của tự tôn mặc cảm nơi người
Công Giáo chúng ta.
Sống Lời Chúa: Bạn tập rứt mình khỏi lòng ganh tị, và chân
thành vui mừng khi thấy người khác nhận được ơn huệ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi. Con cảm tạ Chúa đã
dủ lòng thương con.
Thứ Hai 17/9/07 - Thánh Rô-be-tô
LÒNG TIN VỮNG MẠNH
“Ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi cũng chưa thấy một người
nào có lòng tin mạnh như thế.” (Lc 7,1-10)
Suy niệm: Người có đạo lâu năm không đương nhiên là có
đức tin mạnh hơn các anh chị em tân tòng; những người lớn tuổi chưa
chắc là có đức tin kiên cường hơn những người tuổi nhỏ, bởi vì đức
tin không tùy thuộc vào tuổi tác và ngày tháng ghi trong sổ Rửa Tội.
Thậm chí, đôi khi người ngoại đạo nhưng lại có lòng tin mạnh mẽ
vào quyền năng và tình yêu của Chúa hơn cả những người mang
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 18
danh là đạo gốc từ nhiều đời. Viên đại đội trưởng ngoại giáo hôm nay
là một điển hình. Ông tin vào quyền lực của Đức Giêsu đến mức
Người phải thán phục thốt lên: “Ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi cũng
chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế.”
Mời bạn: Nhìn lại chính lòng tin của mình và thử đánh giá
xem bạn tin mạnh mẽ đến mức nào. Chẳng hạn, bạn có tin vững vàng
rằng Thiên Chúa là Cha yêu thương, rằng Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ
cho mọi người, rằng Chúa Thánh Thần đang không ngừng hoạt động
cách mầu nhiệm để dẫn dắt và thánh hoá con người và lịch sử? Bạn
có tin Chúa Kitô hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh Thể? Bạn có
tin vào ơn tha thứ của Chúa trong bí tích Hoà Giải? Và chúng ta
không quên: muốn lượng giá đức tin, phải xem xét hành động.
Chia sẻ: Hãy chia sẻ về lòng tin mạnh mẽ của một người
ngoài Kitô giáo, hay một tân tòng, hay một em thiếu nhi mà bạn
biếThánh
Sống Lời Chúa: Căn tính của người Kitô hữu là lòng tin vào
Đức Kitô; bạn hãy bảo đảm rằng mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm của
mình đều phản ảnh lòng tin ấy.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù ở giữa những gian nan thử thách,
những cô đơn tuyệt vọng, những ê chề sa ngã, xin cho con vẫn một
niềm tin tưởng vào quyền năng và tình yêu của Chúa. Amen.

Thứ Ba 18/9/07
MẸ GÓA CON CÔI
“Khi Đức Giêsu đến gần cửa thành, thì kìa người ta khiêng
một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta
lại là một bà góa.” (Lc 7,11-17)
Suy niệm: Ở đâu và thời nào cũng có những bà góa nghèo và
những đứa con mồ côi cha sớm. Những mảnh đời đáng thương này
thường bị nhiều người coi thường, khinh khi, ức hiếp… Trong sứ vụ
của Người, Đức Giêsu dành sự quan tâm đặc biệt đối với những kẻ bé
nhỏ nghèo hèn, trong đó có những người mẹ góa con côi. Người đã
thẳng tay lên án nhóm Pharisêu vừa đạo đức giả hình vừa nhẫn tâm
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 19
nuốt hết tài sản và ức hiếp những kẻ góa bụa (Mt 23,14b). Có lần
Người biểu dương một bà góa nghèo đã bỏ vào thùng tiền dâng cúng
chỉ hai đồng tiền kẽm (Lc 21,2-4). Và nhất là Đức Giêsu đã chạnh
lòng thương an ủi bà góa thành Naim. Thân phận góa bụa đã khốn
khổ lắm rồi, thế mà giờ đây bà bị tước mất cả đứa con trai duy nhất!
Bà bị nhận chìm trong đau khổ tột cùng. Trông thấy bà, Chúa không
thể cầm lòng; Người đã “chạnh lòng thương” và đã cho con trai bà
sống lại.
Mời bạn: Nghe lời Thánh Phaolô nhắc nhở Timôthê hãy ân
cần trong cách đối xử với các bà góa (x. 1Tm 5,3-16). Họ là hình ảnh
của những người nghèo vật chất cũng như tinh thần, những người cô
đơn, đau khổ.
Chia sẻ: Bạn đã gặp ai đau khổ như hoàn cảnh bà góa thành
Naim chưa? Bạn đã làm gì? Hãy chia sẻ tâm tình của bạn.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày sống của bạn hãy vọng lại lời Chúa
nói: “Phúc thay ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót
thương.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chạnh lòng thương và
thi ân giáng phúc cho bà goá thành Naim thuở nào, xin cho con cũng
biết nhìn thấy và tích cực tìm cách xoa dịu những nỗi đau của bao
con người tận cùng bất hạnh xung quanh đời con. Amen.
Thứ Tư 19/9/07
TẬP SỐNG TƯ DUY TÍCH CỰC
“Vậy tôi phải ví người thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ
ngồi ngoài chợ gọi nhau mà nói. Tụi tôi thổi sáo cho các anh mà các
anh không nhảy múa.” ( Lc 7,31-32)
Suy niệm: “Tôi bảo” là tên của một trò chơi trong sinh hoạt
giới trẻ. Trong trò chơi này, mọi người tham gia đều phải làm theo
bất kỳ cử điệu nào của người quản trò khi người ấy nói “Tôi bảo… ”
Những người chơi không làm đúng theo “Tôi bảo…” sẽ bị phạt hoặc
bị loại khỏi cuộc chơi.
Đức Giêsu và các ngôn sứ cũng đã chạm trán với kiểu trò
chơi “Tôi bảo” của người Do Thái. Gioan Tẩy Giả bị cho là người “bị
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 20
quỷ ám,” Đức Giêsu bị dán cho cái nhãn là “tay ăn nhậu, bạn bè với
quân thu thuế và phường tội lỗi,” chỉ vì các ngài không sống theo như
những suy nghĩ của họ.
Mời bạn: Trò chơi “Tôi bảo” vẫn còn thịnh hành trong thế
giới hôm nay. Tại Trung Quốc, vẫn còn những giám mục, linh mục bị
bắt bớ và mất tích vì không thuận theo yêu cầu của những người
“quản trò” trong xã hội. Tại Pakistan, các tín hữu vẫn còn bị sát hại vì
không theo yêu cầu của những nhà quản trò Hồi giáo cực đoan. Và đó
đây vẫn còn nhiều lệnh “Tôi bảo” khác trong các cảnh vực thông tin
văn hoá, y tế, xã hội giáo dục…
Chia sẻ: Bạn là thành viên trong gia đình, giáo xứ, công ty,
cộng đoàn… Bạn thường làm gì để đẩy lùi nạn “Tôi bảo…” và kích
thích sự TƯ DUY TÍCH CỰC nơi chính mình và cộng đoàn?
Sống Lời Chúa: Ý thức rằng hiệp nhất không phải là đồng
nhất, bạn sẵn sàng cởi mở đón nhận những khác biệt nơi người xung
quanh trong tinh thần cộng tác để xây dựng cuộc sống chung nên
phong phú.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin mặc cho con quả tim, lối suy nghĩ
và cái nhìn của Chúa, để con biết khắm phá và tôn trọng những nét
đẹp của anh chị em chung quanh con. Amen.
Thứ Năm 20/9/07
Thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung Hasan và các bạn
AI ĐI BƯỚC TRƯỚC?
“Tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được
tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều.” (Lc 7,36-50)
Suy niệm: Bị đè bẹp dưới gánh nặng của mặc cảm tội lỗi là
điều mà những người tội lỗi công khai phải gánh chịu. Trong sâu
thẳm tâm hồn, họ muốn thoát ra, nhưng có quá nhiều rào cản làm họ
cảm thấy mình bất lực. Như một người lún cả hai chân trong vũng
lầy, không thể tự mình xoay xở, vì càng vùng vẫy càng lún sâu hơn.
Người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay ở trong hoàn cảnh như vậy,
và chị đã được Đức Giêsu cứu vớThánh Gặp Đức Giêsu, chị được
giải thoát và được phục hồi nhân phẩm. Bây giờ thiên hạ nghĩ gì
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 21
không quan trọng, điều quan trọng là chị đã được thứ tha, được giải
thoát và tự do.
Mời bạn: Mặc lấy tâm tình và thái độ cư xử như Đức Giêsu
đối với những người tội lỗi, để cứu vớt và chữa lành. Để được thế,
bạn phải trở nên một ‘Kitô khác,’ như Cha Anthony de Mello xác
nhận: “Bạn không thể bắt chước Đức Kitô duy chỉ bằng cách bắt
chước cử chỉ bên ngoài của Người. Bạn phải trở thành Đức Kitô. Bấy
giờ bạn sẽ hiểu rõ phải làm gì trong một tình huống cụ thể.”
Chia sẻ: Thái độ của bạn đối với những người được cho là tội
lỗi công khai như thế nào? Bạn có dám đến với họ không hay là sợ bị
liên lụy?
Sống Lời Chúa: Là môn đệ của Đức Giêsu chúng ta phải tiếp
tục sứ vụ của Người, đó là “đến để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13).
Ta ý thức với Cha Timothy Radcliffe rằng “Giáo Hội là mái nhà của
mọi người, nhất là những người đang sống trong một mớ ngổn ngang
những vấn đề rối rắm.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi con nên giống
Chúa hơn; để con đem Tin Mừng tình yêu và tha thứ cho mọi người
chung quanh đời con. Amen.
Thứ Sáu 21/9/07
HỌC VỚI CHÚA LÒNG NHÂN
’Tôi đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu
gọi người tội lỗi.” (Mt 9,9-13)
Suy niệm: Con người thường đánh giá nhau qua công đức,
thành tích bên ngoài, nhưng Thiên Chúa thì nhìn sâu trong tấm lòng.
Ngài thấy rõ thiện chí của mỗi người và Ngài nâng đỡ, khích lệ, giúp
họ đạt được ơn cứu độ. Đối tượng được dự phần trong Vương quốc
của Thiên Chúa hẳn không bao gồm chỉ những con người (ta cho là)
công chính, mà còn là những người (ta cho là) tội lỗi nữa. Bởi vì
“Chúa đến để kêu gọi người tội lỗi.” Kitô hữu đầu tiên lên được
Thiên Đàng là ai vậy? Là tên trộm bị đóng đinh bên cạnh Đức Giêsu
đó. Theo một bài thơ Xyri cổ thì khi anh trộm đến cửa Thiên Đàng,
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 22
thiên thần canh cửa đã cố ngăn cản không cho anh vào, vì anh…
không thuộc loại người được vào đó!
Mời bạn: Biết nhìn người khác như Đức Giêsu nhìn, chứ
không như cách nhìn của thiên thần trong bài thơ nói trên. Chúng ta
khiêm tốn chân thành với anh chị em mình, nghĩ tốt về người khác
chứ không xét đoán, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân trước mặt
Chúa.
Chia sẻ: Đã có bao giờ bạn cảm thấy chính mình là người đã
cản trở, đã làm nản lòng, nhụt chí người khác, vì những lời dèm pha,
những thái độ nghi kỵ… khi họ đến với Chúa không?
Sống Lời Chúa: Hôm nay bạn cố gắng để không chỉ trích hay
nói xấu ai. Khi nghe ai nói điều không tốt về một người thứ ba, bạn tế
nhị không hưởng ứng. Gặp ai gây bực mình cho bạn, bạn cố gắng để
không mất kiềm chế.
Cầu nguyện: Xin Chúa cho con một tấm lòng bao dung quảng
đại như Chúa, để con biết đón nhận anh chị em mình trong tất cả sự
thật của họ, như con vẫn mong được người khác đón nhận trong tất
cả sự thật của mình. Amen.

Thứ Bảy 22/9/07


KIÊN TRÌ GIEO HẠT
“Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe lời với tấm lòng
cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết
quả.” (Lc 8,4-15)
Suy niệm: Kể dụ ngôn này với các môn đệ, Chúa Giê-su bị
giới lãnh đạo Do Thái chống đối ra mặThánh Nhưng Người vẫn ung
dung tiếp tục sứ vụ của mình: rao giảng, dạy dỗ, chữa bệnh, trừ quỉ…
Người làm việc như một người gieo hạt cần mẫn. Dẫu biết rằng có
những hạt giống rơi trên vệ đường, trong bụi gai, trên đá sỏi sẽ không
sống được nhưng người gieo vẫn cứ gieo vì biết có rất nhiều hạt khác
rơi trên đất tốt, hứa hẹn một mùa gặt chắc chắn sẽ đến.
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 23
Mời bạn: Bức tranh thế giới hôm nay thật ảm đạm: ô nhiễm
môi trường, hiệu ứng nhà kính, khoảng cách giàu nghèo, nguy cơ
khủng bố và chiến tranh hạt nhân, nợ nước ngoài, đại dịch
HIV/AIDS. Thêm vào đó là: tham nhũng hối lộ, đạo đức suy thoái,
cơ chế bất công, nội chiến triền miên, thất nghiệp, giáo phái lộng
hành…. Tuy vậy người môn đệ Đức Kitô vẫn tin tưởng vào chiến
thắng cuối cùng của Nước Thiên Chúa. Cùng với Chúa Giêsu họ
tham gia vào cuộc chiến chống lại ác thần, không coi thường cũng
không để mình bị bóp nghẹt bởi thế lực của tội lỗi.
Chia sẻ: Khi gặp thất bại thử thách, bạn có nản lòng không?
Làm sao để luôn giữ được nhiệt huyết tông đồ?
Sống Lời Chúa: Biết bao người đang dấn thân xây dựng xã
hội công bằng bác ái. Họ là những mảnh đất tốt đang đón nhận hạt
giống Lời Chúa và đang sinh hoa kết trái. Tôi vui mừng tạ ơn Chúa
và quyết tâm kiên trì dấn thân cho Nước Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, dù cuộc sống không luôn mỉm cười
với con, nhưng xin cho con luôn sống vui tươi và tín thác nơi Chúa.
Khi con bị cám dỗ chùn bước hay buông thả, xin cho con biết nắm
chặt bàn tay Chúa để Chúa sẽ dìu con lên. Amen.

Chúa Nhật XXV TN 23/9/07


BÀI HỌC TIÊN LIỆU
“Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : hãy dùng tiền của
bất chính mà mua lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc họ sẽ đón rước
anh em vào nơi ở vĩnh cửu.” (Lc 16,1-13)
Suy niệm: Người ta thường nói có ba thứ đi qua mà ta không
thể lấy lại được, đó là cơ hội, lời nói và thời gian. Quĩ thời gian đời
người không phải vô hạn. Nó rất ngắn ngủi và thậm chí có thể kết
thúc bất cứ lúc nào. Người khôn ngoan, vì thế, là người biết dùng
những phút giây hiện tại một cách ‘có lợi’ nhấThánh Đây là cách của
người quản gia bất lương trong câu chuyện kể của Đức Giêsu: Anh
gọi các con nợ của chủ đến và sửa giấy nợ theo hướng giảm nhẹ cho
họ. Anh được ông chủ khen là “đã hành động khôn khéo.” Anh khôn
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 24
khéo ở chỗ anh biết tiên liệu. Dĩ nhiên chúng ta không được khuyến
khích hành động cách ma mãnh láu cá như anh chàng này, nhưng sự
tiên liệu của anh vẫn là bài học cho mỗi người chúng ta dọc suốt cuộc
đời dương thế này.
Mời bạn: Trong chương trình quảng cáo sữa Nutty, cậu bé
chiến thắng và đoạt giải không phải là cậu bé chạy về đích trước,
nhưng là cậu bé sẵn sàng dừng lại, quay lui để dìu một bạn khác bị
vấp ngã trên đường đua. Cách tiên liệu của chúng ta cũng phải như
thế: biết dùng khả năng của mình để chia sẻ chứ không phải để thâu
tóm, để phục vụ người khác chứ không phải để thỏa mãn chính
mình…
Chia sẻ: Nhiều người dành trọn tâm lực phục vụ tha nhân:
thăm viếng người neo đơn, giúp đỡ kẻ túng ngặt… Bạn cảm nhận gì
khi nhìn tấm gương quảng đại của họ?
Sống Lời Chúa: “Thiên Chúa đã trao trái đất và mọi vật trong
đó cho con người sử dụng” (VaThánh II, Vui Mừng và Hy Vọng, 69).
Bạn sử dụng các khả năng và phương tiện trong tay mình trong ý
thức mình là người quản lý của Thiên Chúa.
Cầu nguyện: Hát Kinh Hòa Bình.
Thứ Hai 24/9/07
ĐẶT ĐÈN TRÊN ĐẾ
“Chẳng có ai đốt đèn rồi để dưới gầm giường, nhưng đặt
trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng.” (Lc 8,16-18)
Suy niệm: Nắm một bài thuốc gia truyền thật hay, nhưng
‘sống để bụng, chết đem đi’, biến nó thành… thất truyền! Mua một
quyển sách thật hay rồi đem về cất kỹ trong tủ, không bao giờ đọc!
Miệt mài nghiên cứu nhiều năm để có được phát minh mới mẻ,
nhưng chẳng bao giờ đưa phát minh vào ứng dụng cả! Những chuyện
trên cũng vô lý và vô nghĩa như chuyện “đốt đèn rồi để dưới gầm
giường.” Đức Kitô và Lời của Người là ánh sáng cho trần gian. Sẽ
thật vô lý và vô nghĩa nếu ta bảo rằng mình ‘có’ ánh sáng này nhưng
lại vô tâm cất kỹ cho riêng mình và không buồn chia sẻ cho người
khác.
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 25
Mời bạn: Nhìn những panô và hộp đèn quảng cáo rực rỡ ở các
khu trung tâm, quảng trường, sân vận động…, bạn nghĩ gì? Tại sao
người ta chấp nhận bỏ ra những khoản tiền rất lớn để được đặt các
bảng quảng cáo ở những vị trí có nhiều người nhìn thấy nhất? Đành
rằng đây là một phần tất yếu của công cuộc kinh doanh, dĩ nhiên;
nhưng cái ‘lý’ của hành động trên chính là: người ta tin rằng sản
phẩm của mình rất tốt, rất có giá trị, và rất đáng phổ biến cho nhiều
người. Bạn có tin rằng Đức Kitô và Tin Mừng của Người rất tốt, rất
có giá trị, và rất đáng phổ biến cho nhiều người không?
Chia sẻ: Bạn nghĩ trong hoàn cảnh của mình, bạn có thể loan
báo Tin Mừng Đức Kitô bằng những cách nào?
Sống Lời Chúa: Trong những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, những
câu chuyện hằng ngày…, bạn tế nhị nhưng tích cực đưa chất Tin
Mừng vào, để chia sẻ ánh sáng mà bạn xác tín cho (những) người đối
diện.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết mạnh dạn chứ
không nhút nhát, để làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Amen.
Thứ Ba 25/9/07 - Tết Trung Thu
TỐT ĐẠO ĐẸP ĐỜI
“Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa
và đem ra thực hành.” (Lc 8, 19-21)
Suy niệm: Ngày nay xét nghiệm DNA giúp giám định liên hệ
huyết thống tự nhiên giữa hai con người. Cách đây hai ngàn năm,
Đức Giêsu đã đưa ra một loại xét nghiệm ‘DNA thiêng liêng’ để giám
định liên hệ ‘gia đình thiêng liêng’ của con cái Thiên Chúa. Người
xác nhận rằng những ai có ‘gien’ “nghe lời Thiên Chúa và đem ra
thực hành” thì đó là “mẹ và anh em” của Người. Rõ ràng Đức Giêsu
không nhằm chối bỏ mối quan hệ huyết thống tự nhiên, song là khẳng
định một chân lý bao hàm hơn: Có tồn tại một gia đình thiêng liêng
của Chúa; gia đình ấy rộng lớn hơn và có sức chứa đựng cả gia đình
cốt nhục. Ở đây ta thấy “đạo” không loại trừ “đời” như ánh sáng và
bóng tối, cũng không song song với đời như hai thanh “ray” của một
đường tàu, nhưng “đạo” chứa đựng và làm thăng hoa “đời.”
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 26
Mời bạn: Nhìn Đức Maria để thấy ngay cả trong xét nghiệm
‘DNA thiêng liêng’ này thì Mẹ cũng là người thứ nhất ở trong số “mẹ
và anh em” của Đức Giêsu. Vì không ai có thể sánh với Mẹ về thái
độ sẵn sàng “lắng nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.”
Chia sẻ: Lâu nay chúng ta vẫn thường nghe hoặc nói khẩu
hiệu “tốt đạo đẹp đời.” Bạn có nghĩ rằng khẩu hiệu trên có thể là một
‘cái bẫy’ tạo ra cách nghĩ phân lập đạo đời không? Là Kitô hữu,
chúng ta phải sống đạo bao nhiêu giờ nếu không phải là 24/24 giờ
một ngày, và sống đạo ở đâu nếu không phải là ở bất cứ nơi nào ta có
mặt?
Sống Lời Chúa: Gia đình cốt nhục là cộng đoàn đầu tiên để ta
sống “đạo” và qua đó sống “đời.” Nếu một gia đình biết “nghe lời
Thiên Chúa và đem ra thực hành,” thì trong gia đình ấy, và ở giữa gia
đình ấy, còn có một thành viên tên là “Giêsu” nữa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết sống tốt đạo, để đẹp
đời. Amen.
Thứ Tư 26/9/07
SAI ĐI – RAO GIẢNG – CHỮA LÀNH
Chúa Giê-su sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và
chữa lành bệnh nhân. (Lc 9,1-6)
Suy niệm: Cách đây không lâu, nhiều người đổ xô đi tìm mua
một loại “thần dược”, nghe đâu xuất xứ từ Campuchia, có khả năng
chữa lành bá bệnh. Đến khi báo chí phanh phui ra mới biết đó là
thuốc ‘dỏm’. Sự kiện đó nói lên một thực tế là con người vẫn đang bị
hành hạ bởi nhiều chứng bệnh, thể lý cũng như tâm linh và họ khao
khát biết bao được ‘gặp thầy gặp thuốc’ để được chữa lành. Đức Giê-
su sai các môn đệ ra đi “rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành
bệnh nhân;” nhưng khác biệt ở chỗ người môn đệ Chúa không chỉ
chữa bệnh, cũng không chữa bệnh như một phương thế kiếm ăn, và
nhất là chữa bệnh không phải bằng một thứ “thần dược” nào cả; trái
lại nhờ quyền năng Thánh Thần do Đức Giê-su thông ban, việc chữa
lành luôn đi liền với việc loan báo Tin Mừng để làm dấu chỉ và bằng
chứng rằng Nước Trời mà họ rao giảng nay đã đến (x. Mt 12,28; Lc
11,20).
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 27
Mời bạn: Có người gặp cơn hoạn nạn, bạn có làm gì cụ thể để
Chia sẻ? Có ai đó đang đau buồn hoặc bất hoà với nhau, bạn đã làm
gì để chữa lành vết thương lòng của họ? Có những người bị áp bức
bất công, bạn có làm gì để nâng đỡ bênh vực họ? Bạn “rao giảng Đức
Ki-tô chịu đóng đinh” (1Cr 1,23) bạn có dám “mang thương tích” để
góp phần “chữa lành” (Is 53,5; 1Pr 2,24) những vết thương đó của
tha nhân không?
Chia sẻ: Bất công xã hội đang là căn bệnh nhức nhối. Cộng
đoàn bạn làm gì để chống lại căn bệnh ấy và góp phần làm cho xã hội
được lành mạnh hơn?
Sống Lời Chúa: Làm những gì Chúa thúc đẩy bạn khi trả lời
những vấn nạn trên.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết mến yêu và phụng sự
Chúa trong mọi người. Xin hãy dùng con như khí cụ bình an của
Chúa.
Thứ Năm 27/9/07
BẤT CHÍNH VÀ BẤT AN
“Vua Hê-rô-đê nói: ‘Ông Gioan, đây ta đã cho chém đầu
rồi ! Vậy ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?’” (Lc
9,7-9)
Suy niệm: Con người, dù con người bán khai trong hang động
mấy ngàn năm trước hay con người văn minh thời “a còng’ (@) hôm
nay, hễ dính vào chuyện bất chính thì đương nhiên tâm hồn sẽ bất an.
Hêrôđê là tiêu biểu cho điều này. Ông lấy vợ của anh mình, bị Gioan
phản đối, ông bỏ tù Gioan để bịt miệng, rồi cuối cùng ông cho chém
đầu Gioan chỉ vì một lời hứa ‘quàng’ khi đã thấm hơi men. Nhưng dù
bỏ tù hay chém đầu Gioan thì Gioan vẫn không chết đối với ông.
Cách nào đó, Gioan vẫn sống và cào cứa trong tâm hồn của con
người lộng quyền và bất nhân này. Ta hiểu tại sao khi nghe chuyện về
Đức Giêsu, Hêrôđê vẫn ngờ ngợ rằng đó là Gioan… sống lại! Gioan
là một ám ảnh khôn nguôi không cho phép Hêrôđê được bình an
thanh thản. Người ta nói rằng một con cọp sau khi ăn thịt con vật
khác thì ngủ ngon giấc, nhưng một con người sau khi ra tay sát hại
đồng loại thì không thể ngủ ngon!
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 28
Mời bạn: Ai trong chúng ta cũng khao khát sự bình an trong
tâm hồn. Ta gọi đó là hạnh phúc. Và sự bình an đích thực chỉ có nơi
những tâm hồn không vướng mắc điều gì bất chính. Vì thế, bước thứ
nhất để vãn hồi sự bình tâm là: tự do đối với tội lỗi.
Chia sẻ: Bạn nghĩ gì về một người có quyền lực hay tiền rừng
bạc bể nhưng không có sự bình an trong tâm hồn?
Sống Lời Chúa: Để giữ sự bình an trong tâm hồn, bạn bắt đầu
bằng việc tập quan tâm đến người khác, bớt đi sự ghen ghét, nóng
giận, phàn nàn hay bực dọc đối với những ai bạn tiếp xúc, gặp gỡ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa thế giới còn nhiều bất ổn vì lòng
người bất an. Xin cho chúng con biết tránh xa tội lỗi, để luôn cảm
nếm niềm bình an sâu xa và làm lan toả bình an ấy nơi môi trường
mình sống. Amen.
Thứ Sáu 28/9/07
TÔI BẢO ĐỨC KITÔ LÀ AI?
“Đám đông nói Thầy là ai? … Còn anh em, anh em bảo Thầy
là ai?” (Lc 9,18-22)
Suy niệm: Cha John Walsh, từng là thừa sai ở Nhật Bản, đã
ghi lại nhận xét sau đây trong quyển “Bước Quyết Định, để gặp Chúa
trong đời” của ngài: “Nhiều người Nhật đến với Kitô giáo ở tuổi
thanh niên hoặc muộn hơn nữa, sau một cuộc tìm hiểu lâu dài và cam
go. Họ trải qua nhiều kinh nghiệm về những vấn đề rắc rối và những
khủng hoảng cá nhân. Trên con đường đến với Kitô giáo, họ đã vấp,
đã té, đã bị lung lạc, mất hướng, đã sợ hãi, thịnh nộ, và bị thương tích
nữa. Đối với họ, đức tin đến ở cuối một con đường ngoằn ngoèo xa
lắc xa lơ. Họ hoàn toàn bỏ ngỏ vấn đề cho tới lúc có một quyết định
thực sự của riêng mình.” Vâng, “một quyết định thực sự của riêng
mình” mới phát huy được hết tự do và trách nhiệm của mình trong
quyết định đó. Ta hiểu vì sao sau khi thăm dò xem “đám đông nghĩ
Thầy là ai?”, Đức Giêsu đã đặt vấn đề trực tiếp với các môn đệ: “Còn
anh em, anh em bảo Thầy là ai?”
Mời bạn: Câu hỏi “Đức Kitô là ai?” đã được trả lời bằng cả
núi sách vở giáo lý, thần học, linh đạo… Nhưng núi sách vở ấy chỉ
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 29
giúp như một gợi mở, chứ không trả lời thay cho bạn. Cha mẹ, anh
chị em, bạn bè cũng không trả lời thay cho bạn được. Chính bạn phải
đưa ra câu trả lời cho mình. Hơn thế nữa, đó là câu hỏi mà ta phải
luôn luôn cập nhật câu trả lời của mình, chứ không thể ‘một lần thay
cho tất cả’.
Chia sẻ: Tôi bảo Đức Kitô là ai? Bạn chia sẻ với nhóm câu trả
lời của bạn lúc này.
Sống Lời Chúa: Trong từng ý nghĩ, quyết định, lời nói, việc
làm, cả trong khi ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí, chúng ta đều bộc lộ câu
trả lời của mình cho câu hỏi “Tôi bảo Đức Kitô là ai?” Bạn tập ý thức
điều đó.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin chinh phục con và sống
trong con, để con hoàn toàn thuộc về Chúa mọi nơi và mọi lúc.
Thứ Bảy 29/9/07
Tổng lãnh Thiên Thần Micael, Gabriel, Raphael
PHỤNG SỰ VÀ PHỤC VỤ
“Các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên
Con Người. ” (Ga 1,47-51)
Suy niệm: Trong Kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng Chúa là
“Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”. Các thiên
thần chính là những tạo vật vô hình đó. Sứ mạng của các ngài là
phụng sự Thiên Chúa (Gabriel, Micael; bài đọc I, Tin Mừng) và phục
vụ con người (Raphael). Các ngài cũng bị thử thách để tỏ lòng trung
tín với Chúa, và một số thiên thần bội phản đã trở thành ma quỉ
(GLCG số 311; 391; cf bài đọc II). Tuy thiêng liêng, các ngài rất gần
gũi với chúng ta như bạn hữu để giúp đỡ chúng ta trong cuộc chiến
thiêng liêng. Giáo Hội muốn chúng ta sống thân mật với các thiên
thần, nhất là thiên thần bản mệnh của mỗi người.
Mời bạn: Học gương của các thiên thần trong việc phụng sự
Thiên Chúa. Đừng nói “Non serviam” (Tôi bất tuân phục) như Satan,
nhưng mau mắn thực hiện ý Chúa như Gabriel. Cũng học gương các
ngài để tận tình phục vụ anh chị em như Raphael (cf. truyện Tobia).
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 30
Đấy cũng là thực hành “sống đạo bằng yêu thương và phục vụ” theo
Thư Chung 2007 của HĐGMVN.
Chia sẻ: Các thiên thần là gạch nối giữa Thiên Chúa và con
người (“các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con
Người.” Bạn có tin rằng mỗi chúng ta cũng được mời gọi là gạch nối
như vậy?
Sống Lời Chúa: Tin Mừng kể lại rằng khi Chúa giáng sinh,
các thiên thần ca hát chúc tụng Chúa (cf. Lc 2,13); khi Đức Giêsu
chịu cám dỗ, các thiên thần đến hầu hạ Người (cf. Mt 4,11), và trong
cơn hấp hối ở Vườn Cây Dầu, Đức Giêsu cũng được các thiên thần
đến an ủi (cf. Lc 22,43). Bạn hãy là một ‘thiên thần’ chia vui sẻ buồn
với anh chị em xung quanh.
Cầu nguyện: “Lạy Chúa, giữa chư vị thiên thần, con xin đàn
ca kính Chúa” (Tv 137,1).
Chúa Nhật XXVI TN 30/9/07
SAO NỠ VÔ TÌNH?
“… một người nghèo khó … thèm được ăn cho no những thứ
trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống.” (Lc 16,19 -31)
Suy niệm: Hình ảnh những người đói rách chờ chực để được
ăn chút thức ăn thừa tại các quán ăn bên đường là một hình ảnh
không quá xa lạ đối với nhiều người chúng ta. Một nữ tu
Chia sẻ: “Hôm ấy tôi bước vào một quán phở bình dân để xoa
dịu cơn đói sau chuyến đi xe mệt nhọc. Tôi thấy một cậu bé ăn xin
đứng ở góc nhà lấm lét nhìn từng người khách đang hả hê với tô phở
nóng bốc khói. Một ông khách vừa ăn xong; ông đang lấy tăm xỉa
răng thì cậu bé chạy lại, chụp lấy tô phở còn chút nước cặn húp lấy,
húp để và đưa tay bóc luôn miếng thịt mà ông khách bỏ dở vì thịt
dai… Đó là một hình ảnh rất ‘đời thường’ nhưng làm tôi trăn trở mãi,
nhất là mỗi khi tôi ăn thức ăn còn thừa. Cái vô tình của ta là cái hữu ý
của người khác!”
Mời bạn: Trong câu chuyện kể của Đức Giêsu, anh Lazarô
thèm được ăn những thứ rơi rớt xuống từ trên bàn ăn của ông phú hộ.
Ông phú hộ thì quá vô tình. Câu chuyện không nói ông phú hộ này đã
bóc lột hay bất công với ai. Có lẽ ông giàu nhờ làm ăn lương thiện.
5 phút/ngày cho Lời Chúa tháng 9/2007 Trang 31
Có điều là ông đã vô tình không quan tâm đến người bên cạnh đang
cần sự giúp đỡ của ông. Và hậu quả xảy ra thật đáng tiếc!
Chia sẻ: Bạn có nghĩ nhiều khi ta bỏ hụt bổn phận chia sẻ
không phải vì không có khả năng chia sẻ, cũng không phải vì quá
tham lam, mà vì ta quá vô tâm vô cảm và không nhận ra cơn đói khát
của những con người ở ngay bên cạnh mình không?
Sống Lời Chúa: Sống đạo là sống yêu thương, cụ thể hoá
bằng sự quan tâm chia sẻ. Chúng ta tập nhạy cảm với những nhu cầu
của người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ để giúp xoa dịu nỗi khổ của
họ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa luôn chạnh lòng thương
trước những nỗi đau của con người. Xin giúp con có một trái tim trắc
ẩn như trái tim của Chúa. Amen.

You might also like