You are on page 1of 9

THÀNH ĐOÀN HÀ NỘI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN ĐHQGHN

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG


WEBSITE ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

1. MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA WEBSITE


- Quảng bá về hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Hà Nội
tới các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: (1) Giới thiệu chung: lịch sử Đoàn
ĐHQGHN, Mục tiêu và các chương trình hành động của nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức (Ban
chấp hành, các ban chức năng, các đơn vị trực thuộc), gương mặt tiêu biểu trong công tác
Đoàn - Hội; (2) Tin tức Hoạt động; (3) Phóng sự; (4) Sổ tay cán bộ Đoàn - Hội; (5) Điểm
báo Đoàn - Hội; (6) Văn bản của Đoàn; (7) Hình ảnh tư liệu; (8) Giới thiệu sách.
- Một kênh trao đổi thông tin giữa các Đoàn viên, thanh niên trong toàn ĐHQGHN.
- Các dịch vụ hỗ trợ đoàn viên, thanh niên: (1) hoạt động hỗ trợ kỹ năng, nghiệp vụ
cho cán bộ Đoàn các cấp; (2) dịch vụ hỗ trợ Đoàn viên, thanh niên trong học tập, nghiên
cứu (liên kết thư viện giáo trình, bài giảng điện tử, E-Learning,....)
2. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Tất cả các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thông tin về công tác Đoàn và
phong trào thanh niên Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Các đối tác có quan hệ hợp tác với Đoàn ĐHQGHN.
- Cán bộ, Đoàn viên và thanh niên trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. NỘI DUNG CỦA WEBSITE TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
3.1 Giới thiệu về Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội
- Giới thiệu chung: + Lịch sử Đoàn ĐHQGHN; + Mục tiêu và chương trình hành
động của nhiệm kỳ; + Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ liên quan: Ban chấp hành,
Ban thường vụ, Uỷ ban kiểm tra, các Ban chức năng, các đơn vị đoàn trực thuộc, +
gương mặt tiêu biểu trong công tác Đoàn, Hội.
- Các chủ trương, chính sách, chương trình hành động và kế hoạch công tác của
Đoàn ĐHQGHN.
- Tin tức hoạt động Đoàn-Hội trong toàn ĐHQGHN, các phóng sự chuyên đề về
cuộc sống sinh viên, …
- Giới thiệu về các công trình thanh niên
3.2 Kênh trao đổi thông tin giữa các Đoàn viên, thanh niên trong toàn ĐHQGHN
- Chuyên mục hỏi đáp của đoàn viên, thanh niên và cán bộ Đoàn về các nội dung
liên quan đến Hoạt động của Đoàn ĐHQGHN.
- Diễn đàn trao đổi của Đoàn viên, thanh niên
- Thăm dò dư luận đoàn viên, thanh niên về những chủ đề khác nhau tuỳ từng thời điểm.
3.2 Các dịch vụ hỗ trợ Đoàn viên, thanh niên
- Đối với cán bộ Đoàn - Hội: Hỗ trợ về kỹ năng, nghiệp vụ như sổ tay công tác
Đoàn, chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động, ….
- Đối với Đoàn viên, thanh niên nói chung: hỗ trợ đoàn viên, thanh niên trong học
tập và nghiên cứu khoa học như: giới thiệu sách, truy vấn cơ sở dữ liệu học tập,…
4. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT
4.1 Yêu cầu kỹ thuật về hệ thống phần mềm sử dụng để xây dựng website
4.1.1 Môi trường và nền tảng phát triển
- Hệ điều hành: Chạy trên nền tảng Microsoft Windows 2000 server hoặc Linux Kernel
2.4 trở lên
- Webserver:
Có khả năng tích hợp với các webserver Microsoft IIS 5+ hoặc Apache 2.0+
- Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu:
Có khả năng tích hợp với các hệ quản trị CSDL như Microsoft SQL Server 7+,
ORACLE 8/9i, MySQL, v.v...
- Về phía người dùng:
Hỗ trợ trình duyệt web (browser) như Microsoft IE 5.5+, Netscape Navigator 6+ .v.v.
4.1.2. Tính mở và tính khả chuyển
- Hệ thống phải được thiết kế xây dựng theo các chuẩn công nghệ, đảm bảo khả năng nâng
cấp, thay đổi và bổ sung thêm các thành phần khi cần thiết.
- Tuân thủ các chuẩn công nghiệp: TCP/IP, HTTP, FTP, SSL, LDAP, XML...
4.1.3. Giao diện
- Giao diện người dùng, kể cả giao diện khai thác và quản trị, hoàn toàn trên Web;
- Về phương diện mỹ thuật có khả năng dễ dàng ứng dụng các hiệu ứng đa phương tiện.
- Ngôn ngữ giao diện: là tiếng Việt và tiếng Anh, có khả năng dễ dàng bổ sung các ngôn
ngữ khác trong tương lai
- Sử dụng bảng mã chuẩn Quốc tế UNICODE để mã hoá và lưu trữ dữ liệu dạng văn bản.
Đối với văn bản tiếng Việt phải tuân thủ theo TCVN 6909 với bộ mã mặc định là dựng sẵn (Pre-
compound) và có thể chuyển đổi và xử lý dữ liệu sang bộ mã tổ hợp (compound) khi cần thiết
- Có khả năng tuỳ biến (customize) giao diện
- Người sử dụng đăng nhập một lần có thể sử dụng các dịch vụ Portal.
4.1.4. Dữ liệu
- Hệ thống xử lý được các dạng dữ liệu thông dụng trên môi trường Web và các định dạng
thường được sử dụng như HTML, XML, PostScript, PDF, MS Word, RTF, TeX, Plain text, GIF,
JPG...
- Dữ liệu trong hệ thống được phân loại một cách khoa học.
- Hệ thống có khả năng tích hợp với các CSDL bên ngoài. Dữ liệu từ các CSDL bên ngoài
có thể được khai thác, tìm kiếm, trình bày... dễ dàng trong hệ thống.
4.1.5. Quản trị, bảo mật và an toàn hệ thống
- Hệ thống có khả năng phần quyền và hạn chế mức độ truy cập cho các lớp người sử dụng
khác nhau
- Hệ thống hỗ trợ chuẩn truyền thông bảo mật SSL
- Khuyến khích cơ chế phân tải (load-balancing) và chịu lỗi (fail-over)
- Có nhật ký hệ thống (system log), ghi nhận ai đã làm gì và vào lúc nào
- Có cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu
4.2 Yêu cầu phần mềm nền định hướng Portal
4.2.1 Các yêu cầu đối với phần mềm nền Portal
- Phần mềm nền Portal là nền tảng để tích hợp các ứng dụng và dịch vụ của Giải pháp cổng
thông tin điện tử, do vậy cần có khả năng mở rộng và có các công cụ phát triển mạnh.
- Có khả năng hoạt động an toàn và ổn định (24/24 giờ mỗi ngày, 7/7 ngày mỗi tuần). Có
biện pháp khôi phục nhanh chóng hoạt động của phần mềm nền khi có sự cố hỏng hóc phần
cứng
- Có khả năng phục vụ số lượng lớn các kết nối đồng thời (cho cả những người dùng khai
thác thông tin, cập nhật thông tin và quản trị) với tốc độ nhanh.
- Có giải pháp chống virus trên các máy chủ. Có khả năng kiểm tra virus tự động những dữ
liệu được đưa vào hệ thống.
- Cho phép kiểm soát hoàn toàn bởi người quản trị hệ thống như khoá thông tin cục bộ,
cấm truy cập khi có sự cố, v.v...
- Có khả năng tích hợp với công cụ phân tích, thống kê các giao dịch của Portal (như lượng
người truy cập trong tuần, tháng, năm, các trang được truy cập nhiều nhất...)
- Có hệ thống trợ giúp sử dụng dịch vụ trực tuyến (online help) với cấu trúc hợp lý, chi tiết
và dễ dùng
- Cho phép dễ dàng in ấn các nội dung từ Portal.
4.2.2 Các thành phần của phần mềm nền Portal
a. Cơ chế phân loại (categorization)
- Cơ chế phân loại cho phép tổ chức thông tin theo một cấu trúc cây phân cấp (thư mục),
bao gồm nhiều nhánh và nhiều mức. Mỗi nhánh có thể có các mục thông tin và các nhánh con.
- Cơ chế phân loại được thiết kế tổng quát để có thể sử dụng một khung phân loại bất kỳ.
- Người quản trị thông tin có thể tạo mới, xoá, di chuyển, đổi tên một nhánh bất kỳ của thư
mục phân loại.
- Có khả năng phân loại tự động theo một khung phân loại định sẵn dựa trên các thuộc tính
của thông tin.
- Cho phép duyệt các nhánh của thư mục phân loại để tìm thấy những thông tin cần thiết.
- Thư mục phân loại có thể được trình bày bằng nhiều cách tuỳ theo yêu cầu của dịch vụ, ví
dụ theo kiểu cây thư mục hoặc theo kiểu thư mục của Yahoo!.
b. Công cụ tìm kiếm (search engine)
- Thư mục phân loại có thể được trình bày theo kiểu cây thư mục
- Có khả năng xử lý được nhiều dạng văn bản khác nhau, đặc biệt là những dạng văn bản
thường dùng trong tài liệu điện tử như: HTML, XML, PostScript, PDF, MS Word, PowerPoint,
Excel, RTF, TEX, Plain text...
- Các kết quả tìm được phải có khả năng chuyển đổi sang dạng HTML để khai thác trực
tuyến mà vẫn đảm bảo giữ nguyên được định dạng trình bày.
- Cho phép tìm toàn văn (full-text search) và tìm theo các thuộc tính của thông tin.
- Cung cấp cả hai dạng tìm kiếm đơn giản và tìm kiếm nâng cao. Tìm kiếm nâng cao cho
phép tìm kiếm thông tin kết hợp nhiều yếu tố trên cơ sở các toán tử Boolean, tìm các nội dung có
liên quan, tìm theo một chủ đề nhất định, sắp xếp kết quả theo các tiêu chí khác nhau...
c. Cơ chế xác thực và phân quyền theo vai trò, quản trị người dùng
- Cho phép định nghĩa các vai trò (roles) khác nhau và gán quyền cho các vai trò đó.
- Cho phép một người sử dụng có thể có đồng thời nhiều vai trò, cũng như nhiều người có
thể đảm nhận cùng một vai trò.
- Cho phép gán quyền đến từng đối tượng (dịch vụ, nhánh thông tin, mục tin, danh sách
người dùng...), các quyền này có thể là quyền đọc, tạo mới, sửa, xoá...
- Các quyền được gán phải có tính thừa kế.
- Giao diện quản trị phải cho phép quản lý (tạo mới, sửa, xoá...) các danh sách người dùng,
vai trò và quyền được quy định trên từng đối tượng.
d. Cơ chế cá nhân hoá (personalization)
- Người sử dụng trong hệ thống có thể tạo ra những trang cá nhân hoá (personalized page),
trong đó chứa những thông tin theo yêu cầu cá nhân, được tập hợp từ những nội dung có trong hệ
thống.
- Khi tạo ra một mục tin trong một trang cá nhân hoá, hệ thống chỉ tham chiếu đến một
thông tin có sẵn, mà không cần phải tại bản sao (duplicate) lại thông tin đó cho trang cá nhân
hoá.
- Mọi thông tin trong hệ thống, bao gồm cả các thông tin động, đều phải đưa được vào các
trang cá nhân hoá: các mục tin tức cập nhật, các bài tạp chí về một lĩnh vực nào đó, thông tin của
các khoa, phòng, ban...
- Người dùng có thể tuỳ ý lựa chọn hình thức hiển thị của các nhánh thông tin trên các
trang cá nhân hoá của mình.
- Người dùng có thể lưu lại danh sách các mục thường dùng (favorites) để nhanh chóng
truy cập lại.
e. Cơ chế đăng nhập một lần (single sign-on)
- Người sử dụng chỉ đăng nhập một lần, nhưng có thể sử dụng được các dịch vụ thông tin
và các ứng dụng của hệ thống mà người đó có quyền truy cập (dựa trên những vai trò mà người
đó có).
- Để thực hiện việc đăng nhập một lần, các dịch vụ và ứng dụng của hệ thống cần sử dụng
các tính năng của cơ chế phân quyền theo vai trò được mô tả trong mục 3 ở trên.
f. Giao diện quản trị trên Web
- Mọi thao tác quản lý hoạt động của hệ thống, quản trị và cập nhật thông tin trên Portal
đều phải thực hiện qua giao diện quản trị, được xây dựng trên nền Web.
- Các thao tác quản lý hoạt động của hệ thống phải bao gồm: khởi động lại hoặc tắt
(shutdown) dịch vụ, các thiết đặt liên quan đến CSDL, đặt lịch bảo trì tự động (sao lưu, kiểm tra
tính toàn vẹn của CSDL), đặt lịch cập nhật thông tin từ các nguồn bên ngoài, theo dõi các tài
nguyên hệ thống...
- Các thao tác liên quan đến thư mục phân loại, tạo chỉ mục tìm kiếm, thay đổi các mẫu
hiển thị (Template)... phải được thực hiện qua giao diện quản trị.
- Giao diện quản trị phải cung cấp các thông tin cần thiết khác như thống kê truy nhập, các
thông báo lỗi...
4.3 Yêu cầu về các dịch vụ của Web site
Các dịch vụ của Web site phải được xây dựng trên cơ sở phần mềm nền Portal được mô tả
trong phần 2 và phải bao gồm ít nhất những dịch vụ sau:
4.3.1.Dịch vụ quản trị nội dung – Content Management System
Dịch vụ quản trị nội dung (viết tắt là CMS) phải đảm bảo thực hiện một qui trình đầy đủ từ
thu thập, biên tập, hiệu đính, duyệt, lưu trữ, xuất bản và tra cứu thông tin trên Web. Toàn bộ quy
trình này phải được kiểm soát bởi cơ chế dòng công việc và cơ chế phân quyền của phần mềm
nền Portal. Dưới đây là yêu cầu chi tiết về các tính năng của CMS:
- Phân quyền người dùng và quản lý truy cập nội dung
+ Có cơ chế phân quyền người dùng theo vai trò do phần mềm nền Portal cung cấp.
+ Có định nghĩa sẵn một số vai trò đặc biệt như Cộng tác viên, Biên tập viên, Người duyệt
bài, Tổng biên tập... Các vai trò này có thể được định nghĩa riêng cho từng nhánh thông tin
+ Thông tin trong CMS cần có các trạng thái, chẳng hạn như “mới khởi tạo”, “chờ duyệt”,
“đã xuất bản”... Số lượng các trạng thái này tuỳ thuộc kiểu thông tin chứ không được quy định
cứng.
+ CMS cần có cơ chế dòng công việc (workflow engine) cho phép kiểm soát truy cập tới
từng nội dung dựa vào trạng thái của nội dung đó.
- Tạo nội dung thông tin (thu thập, đưa thông tin vào hệ thống)
+ Cho phép tạo ra các kiểu nội dung khác nhau (như Tài liệu, Tin tức, Liên kết, Sự kiện, ...)
hoàn toàn thông qua giao diện Web.
+ Có khả năng bóc tách nội dung của các văn bản kiểu Word, PDF, PostScript, TeX,
RichText... , nhờ đó cho phép tìm kiếm toàn văn (full-text search) và hiển thị văn bản trên giao
diện Web
+ Hỗ trợ các giao thức mạng HTTP, FTP, WebDAV, cho phép người biên tập có thể sử
dụng các công cụ thiết kế Web chuyên nghiệp như Macromedia Dreamweaver.
+ Có công cụ soạn thảo trực quan thuận tiện cho người sử dụng, hỗ trợ các chức năng như
chèn ảnh, chèn liên kết, định dạng, sao chép, cắt dán một các trực quan, không đòi hỏi người
dùng phải biết về HTML.
+ Công cụ soạn thảo cần có bộ gõ tiếng Việt và công cụ kiểm tra chính tả (tiếng Việt và
tiếng Anh) tích hợp.
+ Cung cấp hai giao diện tìm kiếm: Tìm kiếm đơn giản và Tìm kiếm nâng cao với khả
năng tìm kiếm trên các trường dữ liệu mô tả hoặc toàn văn của nội dung.
+ Có cơ chế cho phép người sử dụng huỷ bỏ (undo) các thao tác lỗi trong khi tạo nội dung
thông tin.
+ Giao diện tạo nội dung thông tin phải có các công cụ hỗ trợ cho người biên tập một cách
tiện lợi nhất.
- Hiệu đính và duyệt nội dung
+ Quy trình hiệu đính và duyệt nội dung thông tin phải dựa trên cơ chế phân quyền theo
vai trò và cơ chế workflow. Quy trình này có thể thay đổi linh hoạt tuỳ theo yêu cầu sử dụng.
+ Tự động thông báo cho người có vai trò hiệu đính và duyệt nội dung danh sách những
thông tin đang ở trong trạng thái chờ duyệt mỗi khi họ đăng nhập hệ thống.
+ Người duyệt thông tin có thể hiệu đính lại nội dung, các thuộc tính và dữ liệu mô tả.
+ Sau khi đã hiệu đính, người duyệt thông tin có thể lựa chọn các thao tác sau:
 Công bố nội dung: Cho phép xuất bản nội dung và đưa ra khai thác theo thời gian
có hiệu lực đã qui định.
 Trả về: Trả lại cho người biên tập để sửa đổi, đồng thời có thể bổ sung chú thích về
lý do trả lại.
- Lưu trữ nội dung
+ Cần sử dụng bảng mã chuẩn quốc tế UNICODE để mã hoá lưu trữ tất cả các dữ liệu dạng
văn bản. Dữ liệu tiếng Việt phải sử dụng bảng mã chuẩn UNICODE TCVN 6909.
+ CMS phải cung cấp công cụ để chuyển đổi và xử lý dữ liệu từ bộ mã dựng sẵn (Pre-
compound) sang bộ mã tổ hợp khi cần thiết.
- Xuất bản nội dung
+ CMS phải có cơ chế cho phép thiết lập thời gian bắt đầu có hiệu lực và thời gian hết hạn
cho mỗi nội dung được xuất bản.
+ Những nội dung sau khi đã hết hiệu lực phải được đưa vào lưu trữ và vẫn có thể được
khai thác qua công cụ tìm kiếm.
+ Các nội dung sau khi xuất bản phải được công bố khi đến thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
- Khai thác nội dung
+ Người sử dụng có thể khai thác thông tin bằng nhiều cách gồm:
+ Sử dụng thư mục phân loại
+ Sử dụng công cụ tìm kiếm
+ Sử dụng kết hợp thư mục phân loại và công cụ tìm kiếm (cho phép tìm kiếm tại một
nhánh nào đó của thư mục phân loại)
+ Toàn bộ nội dung trong hệ thống phải được phân loại theo thư mục phân loại. CMS phải
cung cấp công cụ để xây dựng thư mục phân loại theo một khung phân loại được lựa chọn.
+ Cung cấp hai giao diện tìm kiếm đơn giản và tìm kiếm nâng cao. Kết quả tìm kiếm phải
được tự động chuyển đổi sang bảng mã Unicode.
- Tuỳ biến và cá nhân hoá
+ Dựa trên cơ chế cá nhân hoá của phần mềm nền Portal (mô tả trong phần 2), Hệ thống
CMS phải cho phép tuỳ biến giao diện theo đối tượng sử dùng và theo lựa chọn của người sử
dụng.
+ Với người sử dụng có vai trò biên tập hoặc duyệt nội dung, giao diện cần xuất hiện thêm
các mục để cho phép tạo nội dung, biên tập, xuất bản... tương ứng với vai trò của người sử dụng
đó.
+ Khả năng cá nhân hoá của hệ thống phải cho phép mỗi người sử dụng có thể tự thay đổi
giao diện của mình. Hệ thống phải cung cấp hai mức cá nhân hoá giao diện:
+ Lựa chọn giao diện dựa trên một danh sách các giao diện thiết kế sẵn.
+ Cá nhân hoá cách trình bày và nội dung bên trong một giao diện. Người sử dụng có thể
thay đổi cách thức và vị trí hiển thị của những nội dung, nhánh thông tin mà mình quan tâm (và
được phép truy cập).
+ Những lựa chọn của người sử dụng phải được hệ thống lưu lại và áp dụng cho các phiên
làm việc sau.
+ Mỗi người sử dụng phải có một danh sách các liên kết tới những nhánh thông tin mà họ
thường quan tâm (tương tự tính năng favorites trong Internet Explorer). Người sử dụng có thể bổ
sung, xoá, sửa danh sách này một cách dễ dàng.
- Trao đổi nội dung với các nguồn thông tin bên ngoài
+ Dựa trên cơ chế trao đổi thông tin với các nguồn tin trên Internet qua giao thức RSS,
CMS phải cung cấp hai tính năng trao đổi nội dung thông tin sau:
+ Cung cấp tin (news syndication): cho phép các website khác có thể sử dụng thông tin của
CMS trong các kênh cung cấp đã được thiết lập bằng cách tải về các bản ghi RSS dưới dạng
XML
+ Thu thập tin (news aggregation): Quá trình ngược lại với việc cung cấp tin. Tính năng
này cho phép CMS sử dụng lại thông tin từ các nguồn cung cấp tin theo chuẩn RSS bằng cách tải
về từ các kênh cung cấp tin được người quản trị lựa chọn và theo thời gian biểu đã định trước.
Sau khi tải về, những tin này sẽ được ghi vào cơ sở dữ liệu của CMS và có thể được tìm kiếm,
khai thác như những tin tức của chính hệ thống CMS.
4.3.3. Lịch thông báo sự kiện (event calendar)
- Cho phép lập lịch thông báo các loại sự kiện cho các đối tượng sử dụng của hệ thống.
- Các sự kiện có thể gồm các thông tin như: loại sự kiện, tiêu đề, mô tả, địa điểm, thời gian,
thành phần tham dự...
- Cung cấp cơ chế thông báo sự kiện tới nhóm người dùng liên quan qua Email hoặc nhắn
tin ngắn (SMS). Có khả năng thiết đặt tính lặp (repeater) của tin báo.
- Cho phép hiển thị và thống kê các sự kiện theo tuần, tháng và năm.
- Giao diện người dùng trên Web, bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
4.3. 4. Trưng cầu ý kiến (polling)
- Đây là cơ chế thu thập ý kiến người dùng về một vấn đề nào đó.
- Cho phép tạo ra các mục trưng cầu ý kiến một cách dễ dàng.
- Có khả năng thống kê và lưu trữ kết quả trưng cầu ý kiến.
- Giao diện người dùng trên Web bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
5. YÊU CẦU VỀ MẶT NỘI DUNG
5.1 Mô hình tổng thể của toàn bộ trang website
Mô hình tổng thể website được giới thiệu trong hình bên dưới gồm các phần sau
đây:
- Phần Giới thiệu: Giới thiệu khái quát về công tác đoàn và phong trào thanh niên
ĐHQGHN, cụ thể gồm các mục:
+ Lịch sử Đoàn ĐHQGHN
+ Cơ cấu tổ chức (có sơ đồ tổ chức Đoàn ĐHQGHN gồm: Đoàn ĐHQGHN, các
Đoàn trường Đại học thành viên, các Đoàn khoa trực thuộc; các chi đoàn trực thuộc. Sơ
đồ này ở trạng thái động có thể thêm bớt được, mỗi khối trong sơ đồ là một trang giới
thiệu về tổ chức đó)
+ Mục tiêu và chương trình hành động của nhiệm kỳ.
+ Gương mặt tiêu biểu (giới thiệu các gương mặt tiêu biểu trong công tác đoàn và
phong trào thanh niên: truy vấn được tới thư viện các gương mặt tiêu biểu qua các thời
kỳ).
- Phần tin tức hoạt động: cập nhật và xuất bản liên tục các bản tin hoạt động Đoàn
và phong trào thanh niên trong toàn ĐHQGHN (website phải có chức năng thêm, bớt,
thay đổi linh hoạt các mục tin-cơ chế mở)
Trang chủ

Giới thiệu chung Phần giới thiệu chung

Tin tức hoạt động


Phần tin tức hoạt động

Phóng sự Phần phóng sự

Sổ tay cán bộ Đoàn - Hội Phần sổ tay cán bộ Đoàn - Hội

Điểm báo Đoàn-Hội Phần Điển báo Đoàn-Hội

Văn bản của Đoàn Phần Văn bản của Đoàn

Tư liệu ảnh Phần Tư liệu ảnh

Giới thiệu sách Phần Giới thiệu sách

Truy vấn thông tin Đoàn viên Phần truy vấn thông tin Đoàn viên

Thăm dò dư luận Phần Thăm dò dư luận

Tài liệu học tập Phần tài liệu học tập

Diễn đàn Phần Diễn đàn

Chương trình, kế hoạch và các Phần Chương trình, kế hoạch và các mảng
mảng công tác lớn của Đoàn công tác lớn của Đoàn

Tìm kiếm Phần tìm kiếm

Thống kê lượt truy cập Phần thống kê lượt truy cập


- Phần phóng sự: cập nhật và xuất bản các phóng sự chuyên đề. (Website phải có
chức năng thêm bớt, thay đổi linh hoạt các chuyên đề-cơ chế mở)
- Phần Sổ tay cán bộ Đoàn- Hội: cho phép cập nhật và xuất bản nội dung tin, bài
thuộc các mục sau (các mục này có thể thêm bớt hoặc thay đổi linh hoạt trong phần quản
trị):
+ Các văn bản hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ Đoàn-Hội
+ Kinh nghiệm công tác Đoàn-Hội.
- Phần Điểm báo Đoàn-Hội: cho phép tự cập nhật các tin bài từ các website Đoàn-
Hội có đường link cho trước. Ngoài ra, còn cho phép người biên tập tự cập nhật tin bài.
- Phần Văn bản của Đoàn: cập nhật liên tục các văn bản liên quan đến công tác
Đoàn và Phong trào sinh viên các cấp:
- Phần Hình ảnh tư liệu: giới thiệu về tư liệu ảnh của Hoạt động Đoàn Hội qua các
thời kỳ.
- Phần Giới thiệu sách: giới thiệu những cuốn sách hay được xuất bản.

- Phần truy vấn thông tin Đoàn viên: cho phép người sử dụng truy vấn thông tin
đoàn viên trong ĐHQGHN với một số trường thông tin như họ và tên đoàn viên, thuộc
đơn vị đoàn nào,… Phần quản trị thông tin: cho phép người quản trị cập nhật thêm đoàn
viên, in ấn, thống kê đoàn viên.
- Phần thăm dò dư luận: cho phép thực hiện điều tra và tổng hợp kết quả online
một số chủ đề tuỳ theo từng giai đoạn.
- Phần tài liệu học tập: Cho phép người dùng có thể truy cập để lấy một số tài liệu
học tập (được phân theo ngành học).
- Phần diễn đàn: liên kết tới diễn đàn thanh niên-sinh viên ĐHQGHN được thiết kế
cùng với website này.
- Phần các chương trình, kế hoạch, mảng công tác lớn của Đoàn: cho phép thông
báo những kế hoạch, chương trình lớn dưới dạng logo quảng cáo. Khi truy cập, người
dùng sẽ có thông tin chi tiết về chương trình, kế hoạch đó.
- Phần tìm kiếm: cho phép người dùng tìm kiếm dữ liệu trên web (tin tức, cán bộ,
sinh viên,...)
- Phần thống kê truy cập: cho phép thống kê số lượt truy cập website của trường.
5.2 Giao diện website
Top banner
(chứa logo, tên, một vài hình ảnh đặc trưng có thể ở dạng động)

Trang chủ Diễn đàn


Giới thiệu chung Đăng nhập

Tin tức hoạt động User:

Phóng sự Password

Sổ tay cán bộ Đoàn-Hội Chương trình, kế


Điểm Báo Đoàn-Hội hoạch, mảng công tác
lớn của Đoàn
Văn bản của Đoàn (hiển thị dạng logo quảng
Tư liệu ảnh cáo, có thể bổ sung, thay
đổi theo từng giai đoạn)
Giới thiệu sách
Thăm dò dư luận
Search GO
Phần tin tức và sự kiện nổi bật, (hiển thị các câu hỏi, và số
Kết quả thống kê lượt truy cập liệu thống kê kết quả , chủ
các thông báo quan trọng của đề thay đổi theo từng giai
Các website liên kết Đoàn ĐHQGHN đoạn)

Truy vấn thông tin


đoàn viên

Một số hình ảnh tiêu biểu Tài liệu học tập


(được update theo tuần,
khoảng 3 ảnh. Việc hiển thị Một số hình ảnh
ảnh được thực hiện tự động) tiêu biểu
(được update theo
tuần, khoảng 3 ảnh)

Bottom Banner
(Chứa các thông tin về địa chỉ liên hệ và các thông tin khác)

5.3 Tổng kinh phí thực hiện: 40.000.000 đ (Bốn mươi triệu đồng chẵn)

You might also like