You are on page 1of 20

CHƯƠNG HAI

ÁP DỤNG DỊCH LÝ VÀO TỬ VI

Phần lập thành lá số là phần quan trọng nhất trong Tử Vi. Vì Sao? Vì nó là viền
mối của tất cả những cơ cấu cũng như nguyên lý, mà Thánh Nhân đã áp dụng để lập
thành lá số. Song, có lẽ vì tam sao thất bổn hoặc cổ nhân cho rằng nó không quan
trọng, nên đa số các sách chỉ có bảng lập thành mà không hề cho biết nguyên lý của
sự thành lập. Bởi vậy càng lúc Tử Vi càng trở nên mơ hồ, và nhiều vấn đề không giải
thích được.

Chúng tôi đã cố gắng hết sức để bươi móc tất cả những nguyên lý nào có thể tìm
được trong Tử Vi, còn lại đành phải làm “người thợ sửa xe”. Chúng tôi sẽ đưa độc giả
đến gần với thực thể và thực dụng. Chúng tôi chỉ chú trọng đến những nguyên lý căn
bản cho nền tảng của sự hiểu biết Tử Vi, còn những lý thuyết để biểu diễn sự thông
thái thì đã có quá nhiều bậc đàn anh đi trước làm rồi. Tôi nói vậy là vì nhiều người chỉ
dịch lại từ chữ Hán hay từ sách Tàu mà người dịch không thấu triệt Tử Vi, nên đã đưa
ra những câu chú giải mơ hồ.

Chúng tôi chỉ là người đọc sách giùm các bạn, và cố gắng đúc kết tất cả những
tinh hoa có thể dẫn chứng, hoặc chứng minh được vào đây. Hầu mong qúy vị hậu học
đỡ tốn thì giờ tìm tòi!

BỐN VỊ THỨ
Dần Mão Thìn: Mộc Tỵ Ngọ Mùi: Hỏa
Thân Dậu Tuật: Kim Hợi Mão Mùi: Thủy

Đây là nói về Lệnh Tinh (Sao đương thời – Lệnh, Tinh – chỉ Ngũ Hành), tức là Xuân
Hạ Thu Đông Ngũ Khí vậy. Xuân: Dần Mão Thìn – Mộc, đương thời Lệnh; Hạ: Tỵ Ngọ
Mùi – Hỏa, đương thời Lệnh; Thu: Thân Dậu Tuất – Kim, đương thời Lệnh; Đông: Hợi Tí
Sửu – Thủy, đương thời Lệnh.
TỊCH QUÁI MƯỜI HAI THÁNG

Hình 11

Tháng Giêng – Kiến Dần – Quẻ Thái


“Nguyệt Lệnh” “Mạnh Xuân” Trịnh Huyền chú giải: “Mạnh Xuân nầy, Nhật Nguyệt
hội ở Châu tư (1) mà là thời Đẩu Kiến Dần(2). Tháng giêng là tháng Tam Dương; Thái
là Tam Dương vì vậy đem phối với tháng Giêng”.

Tháng Hai – Kiến Mão – Quẻ Đại Tráng


“Nguyệt Lệnh” “Trọng Xuân” Trịnh Huyền chú giải: “Trọng Xuân nầy, Âm Dương
hội ở Giáng Lâu, mà là thời Đẩu Kiến Mão. Tháng Hai tháng của Tứ Dương. Đại Tráng
là quẻ Tứ Dương vì vậy đem phối với tháng Hai”. Phần nầy do Trịnh Huyền chú giải
nên không lập lại nữa.

__________________

1. Châu Tư: là thứ nhất trong 12 thứ, ở dưới cũng giống vậy. Thời cổ đại lấy để đo
lường độ của vị trí và sự vận động của Nhật, Nguyệt, đem Hoàng Đạo phân thành 12
phần gọi là “12 thứ”.
2. Đẩu Kiến Dần: người thời cổ theo mặt đất phân thành 12 phương vị, lấy 12 Địa
Chi để biểu thị sự phân biệt. Đó giống như lịch nhà Hán, Dần của tháng Giêng, vào
lúc hoàng hôn chuôi của sao Bắc Đẩu chỉ Đông Bắc là phương Dần, vì vậy gọi là Kiến
Dần. Mỗi tháng di chuyển một vị. Đó chính là lịch pháp của thời cổ đại của “12
tháng Kiến”.
Tháng Ba – Kiến Thìn – Quẻ Quải
“Nguyệt Lệnh Quý Xuân, Nhật Nguyệt hội ở Đại Lương, mà là thời Đẩu Kiến Thìn.
Tháng Ba tháng của Ngũ Dương. Quải quẻ Ngũ Dương vì vậy đem phối vào”.

Tháng Tư – Kiến Tỵ – Quẻ Càn


“Nguyệt Lệnh Mạnh Hạ, Nhật Nguyệt hội ở Thực Trầm, mà là thời Đẩu Kiến Tỵ.
Tháng Tư là tháng thuần Dương. Càn là quẻ thuần Dương vì vậy đem phối vào”.

Tháng Năm – Kiến Ngọ – Quẻ Cấu


“Nguyệt Lệnh Trọng Hạ, Nhật Nguyệt hội ở Thuần Thủ, mà là thời Đẩu Kiến Ngọ.
Hạ Chí có nhất Âm bắt đầu sinh. Quẻ Cấu có nhất Âm vì vậy đem phối vào”.

Tháng Sáu – Kiến Mùi – Quẻ Độn


“Nguyệt Lệnh Quý Ha, Nhật Nguyệt hội ở Thuần Hỏa, mà là thời Đẩu Kiến Mùi.
Tháng Sáu là tháng của nhị Âm. Quẻ Độn có nhị Âm vì vậy đem phối vào”.

Tháng Bảy – Kiến Thân – Quẻ Bĩ


“Nguyệt Lệnh Mạnh Thu, Nhật Nguyệt hội ở Thuần Vĩ, mà là thời Đẩu Kiến Thân.
Tháng Bảy là tháng của tam Âm. Quẻ Bĩ có tam Âm vì vậy đem phối vào”.

Tháng Tám – Kiến Dậu – Quẻ Quan


“Nguyệt Lệnh Trọng Thu, Nhật nguyệt hội ở Thọ Tinh, mà là thời Đẩu Kiến Dậu.
Tháng Tám là tháng của tứ Âm. Quẻ Quan có tứ Âm vì vậy đem phối vào”.

Tháng Chín – Kiến Tuất – Quẻ Bác


“Nguyệt Lệnh Quý Thu, Nhật Nguyệt hội Đại Hỏa, mà là thời Đẩu Kiến Tuất.
Tháng Chín là tháng của ngũ Âm. Quẻ Bác có Ngũ âm vì vậy đem phối vào”.

Tháng Mười – Kiến Hợi – Quẻ Khôn


“Nguyệt Lệnh Mạnh Đông, Nhật Nguyệt hội ở Tích Mộc, mà là thời Đẩu Kiến Hợi.
Tháng Mười là tháng của thuần Âm. Quẻ Khôn là quẻ thuần Âm vì vậy đem phối
vào”.

Tháng Mười Một – Kiến Tí – Quẻ Phục


“Nguyệt Lệnh Trọng Đông, Nhật Nguyệt hội ở Tinh Kỷ, mà là thời Đẩu Kiến Tí.
Đông Chí nhất Dương bắt đầu sinh. Phục, quẻ của nhất Dương, vì vậy đem phối vào”.

Tháng Mười Hai – Kiến Sửu – Quẻ Lâm


“Nguyệt Lệnh Quý Đông, Nhật Nguyệt hội ở Huyền Hiêu mà là thời Đẩu Kiến Sửu.
Tháng Chạp là tháng của nhị Dương. Quẻ Lâm có nhị Dương vì vậy đem phối vào”.

“Khảo Nguyên Phụ Luận” (1) nói rằng: “Sử Ký - Thiên Quán Thư nói: Phàm Nguyệt
Kiến, hoàng hôn dùng Tiêu (2) để lấy Kiến (ba sao Cán, Gáo ở chòm sao Bắc Đẩu);
nửa đêm Kiến dùng Hành (3); rạng sáng Kiến dùng Khôi (4). Còn “Xuân Thu Vận Đẩu
Cực” nói rằng: “Thứ nhất – Thiên Khu; thứ hai – Tòan (Ngọc Toàn); thứ ba – Cơ (Ngọc
Cơ); thứ tư – Quyền; thứ năm – Hành; thứ sáu – Khai Dương; thứ bảy – Dao Quang. Từ
thứ nhất đến thứ tư là Khôi, thứ năm đến thứ bảy là Tiêu, hợp lại mới là Đẩu. Như
tháng Giêng hoàng hôn sơ thì dùng Đẩu Tiêu chỉ dẫn, nửa đêm thì dùng Đẩu Hành chỉ
dẫn, rạng sáng thì dùng Đẩu Khôi chỉ dẫn. Chỗ cung của Nhật Nguyệt hội đó gọi là
Nguyệt Tướng (5), Châu Tư – Hợi, Giáng Lâu – Tuất, Đại Lương – Dậu, Thực Trầm –
Thân, Thuần Thủ – Mùi, Thuần Hỏa – Ngọ, Thuần Vĩ – Tỵ, Thực Tinh – Thìn, Đại Hỏa –
Mão, Tích Mộc – Dần, Tinh Kỷ – Sửu, Huyền Hiêu – Tí.
“Tí gọi là Thần Hậu, Sửu gọi là Đại Cát, Dần gọi là Công Tào, Mão gọi là Thái Xung,
Thìn gọi là Thiên Cương. Tỵ gọi là Thái Ất, Ngọ gọi là Thắng Quang, Mùi gọi là Tiểu
Cát, Thân gọi là Truyền Tống. Dậu gọi là Tòng Khôi, Tuất gọi là Hà Khôi, Hợi gọi là
Đăng Minh.

“Nguyệt Kiến chuyển vần trên Thiên Đạo hướng về phía trái, thuận hành là Thiên
Quan.
Nguyệt Tướng chuyển vần trên Thiên Đạo hướng về phía trái, thuận hành là Thiên
Quan.
Nguyệt Tướng vâng theo Địa Đạo hướng về phía phải, nghịch hành là Địa Trục”.
(6)

_________________

1. “Khảo Nguyên” tức là “Tinh Lịch Khảo Nguyên” thời Khang Hi cho Lý Quang Địa
biên soạn.
2. Tiêu: Bắc Đẩu có bảy sao, từ sao thứ năm đến sao thứ bảy hợp lại gọi là Tiêu.
3. Hành: Ngôi sao thứ năm của chòm Bắc Đẩu.
4. Khôi: Chòm sao Bắc Đẩu từ ngôi thứ nhất đến ngôi thứ tư hợp lại gọi là Khôi.
5. Nguyệt Tướng là thuật ngữ của phép trắc toán Lục Nhâm, chỉ mỗi tháng, trong
một ngày tú, vị trí của mặt trời đang ở chỗ nào.
6. Trích trong “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” (trang 64-67).
TINH TƯỢNG MƯỜI HAI THỜI,
HAI MƯƠI TÁM TÚ

Hình 12

“Lãi Hải Tập” nói rằng:

- Mười Hai sinh tiêu (Cầm Tinh), Tí là Âm Cực, u ám, ẩn hối, mà chuột thích u
ám để dấu vết tích, vì vậy lấy chuột phối cho Tí.
- Ngọ là Dương Cực mà hiện rõ là cứng mạnh, mà chiến mã thì chạy như lao
tới, có khí cương kiện, vì vậy lấy mã phối cho Ngọ.
- Sửu là Âm nhìn xuống mà từ ái, mà ngưu có lòng từ liếm lông cho bê nghé,
vì vậy lấy trâu phối cho sửu. Mùi là dương ngửa mặt lên trời, kính trọng mà giữ lễ,
mà dê có cái ân là quỳ xuống cho bú, vì vậy lấy dê phối cho Mùi.
- Dần là tam Dương, Dương thắng thì hung bạo mà hổ thì tính bạo ngược, vì
vậy lấy hổ phối cho Dần.
- Thân là tam Âm, Âm thắng thì giảo hoạt mà khỉ thì tính giảo hoạt, vì vậy lấy
khỉ phối cho Thân.
- Mão, Dậu là của Nhật, Nguyệt: thỏ, gà hai tinh tượng đều có một khiếu. Thỏ
liếm lông con đực thì có chửa, cảm mà không giao hợp; gà đạp nhau mà vô hình,
giao mà không cảm.
- Thìn, Tỵ Dương khởi lên mà bie6’n hóa, long là thịnh, xà là thứ, vì vậy lấy
rồng rắn màphối vào cho Thìn, Tỵ.
- Tuất, Hợi Âm thu liễm lại mà cầm giữ, cẩu là thịnh, trư là thứ vậy, vì vậy đem
chó, lợn phối cho Tuất Hợi. Cẩu, trư là vật trấn tĩnh”.
Hoặc nói rằng: “Đều dùng các vật không thật trọn vẹn phối cho loại thuộc
giống hệt nhau, không phải vậy. Loài vật rất nhiều, hàng vạn loài, chẳng phải chỉ
có 12 loài đâu! Huống chi đó là vật vô nghĩa lý, không đủ sáng tỏ để mà tin”.
Quả thật giải thích như trên thấy quá gượng ép.

“Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng:


- Thuyết nói về 12 con vật Cầm Tinh đã có từ rất lâu rồi, không rõ từ đâu lại.
Theo từ sự lưu truyền chép lại ở Tí sử khảo xét vễ văn hiến, thì từ thời Xuân Thu
Chiến Quốc đã có thuyết nầy. Cho đến 28 tú phối với cầm tượng thì là từ Nguyên
Minh về sau mới có việc đó. Quan sát về việc chọn “tượng” đó, chẳng qua là
nhân 12 con vật cầm tinh mà khuếch rộng ra thôi. Tại sao mà biết được? Phép
nầy lấy Tí Ngọ Mão Dậu làm bốn trọng cung, mỗi cung quản ba tú, được 12 tú.
Như cung Tí là 3 tú Nữ Hư Nguy, tú Hư đóng ở giữa vì vậy lấy chuột làm tượng
của mình. Nữ là bức (con dơi), Nguy là yến thì chọn nó tựa giống chuột đem phối
vào.
Cung Mão là Đê Phòng Tâm, Đê là lạc (con chồn), Tâm là hồ (cáo), Phong ở
giữa là thỏ nên lấy thỏ làm tượng của mình (nhưng Việt Nam để mèo vì gần cọp
vậy).
Cung Ngọ là Liễu Trinh Trương. Liễu là chương (con hoẵng), Trương là lộc
(hươu), Trinh ở giữa là ngựa nên lấy ngựa làm tượng của mình.
Cung Dậu là Vị Mão Tất. Vị là con trĩ, Tất là con quạ, Mão ở giữa là con gà nên
lấy gà làm tượng của mình.
Qua đến 8 cung Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi thì mỗi cung quản 2 tú,
mà lấy tú ở gần cung giữa làm chủ, đóng ở bên thì chọn loài nào tương tự phối
vào.
Như cung Thìn, Cang gần giữa cung vì vậy lấy rồng làm tượng của mình. Giác
đóng ở bên nó thì chọn Giao (thuồng luồng) là loại rồng đem phối vào.
Cung Dần, vĩ ở gần giữa cung vì vậy lấy hổ làm tượng của mình. Cơ đóng ở
bên nó thì chọn con báo là loài của hổ đem phối vào.
Cung Sửu, Ngưu ở gần giữa cung vì vậy lấy trâu làm tượng của mình. Đẩu ở
bên nó thì chọn Hải là loại của trâu đem phối vào.
Cung Hợi, Thất ở gần giữa cung vì vậy lấy lợn làm tượng của mình, Bích đóng
ở bên nó thì chọn Dữ là loài của lợn đem phối vào.
Cung Tuất, Lâu ở gần giữa cung vì vậy lấy cẩu làm tượng của mình, Khuê ở
bên nó thì chọn lang (chó sói) là loài của chó đem phối vào.
Cung Thân, Chuỷ ở gần giữa cung vì vậy lấy hầu (con khỉ) làm tượng của
mình, Sâm đóng ở bên nó thì chọn viên (con vượng) là loài của khỉ đem phối vào.
Cung Mùi, Quỷ ở gần giữa cung vì vậy lấy dê làm tượng của mình, Tỉnh đóng ở
gần bên nó thì chọn ngạn là loại của dê đem phối vào.
Cung Tị, Dực ở gần giữa cung vì vậy lấy xà (rắn) làm tượng của mình, Chẩn
đóng ở bên nó thì chọn dẫn (con giun đất) là loài của rắn đem phối vào vậy”.
NGŨ HÀNH VÀ SỰ SINH, KHẮC
Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Lục Kinh luận về Ngũ Hành, bắt đầu thấy ở
‘Thượng Thư – Hồng Phạm’ và ‘Ngũ Mộ’ cho là Ngũ Hành gốc ở số của Hà Đồ – Lạc
Thư, nhưng Thổ trong Đồ Thư đều là số 5–10 của trung cung, không có định vị, không
có chuyên thể”. (Đại để số của Đồ Thư thì 1-6 là Thuỷ, 2-7 là Hỏa, 3-8 là Mộc, 4-9 là
Kim, 5-10 là Thổ ở trung cung. Số của Hà Đồ chuyển theo phía trái – chiều kim đồng
hồ – mà tương sinh; số của Lạc Thư thì chuyển theo chiều nghịch – phía phải – mà
tương khắc).

Lại tiếp:
“Lã Thị Xuân Thu” dùng thẳng tháng quý Hạ là Thổ để thành chỗ chứa của Ngũ
Hành tương sinh. “Bạch Hổ Thông” lại dùng thẳng Thìn Tuất Sửu Mùi của “tứ quý” là
Thổ, phân ra vượng ở bốn mùa. Nay xét theo chỗ nói về Hành, ấy là ý tứ Hành ở địa.
Chất của Hành đó ở địa mà khí thông ở thiên, số nó có 5, vì vậy gọi là Ngũ Hành. Địa
tức là Thổ. Đối với thiên nhiên mà nói thì là địa, lấy chất của nó mà nói ấy là Thổ.
Thổ là vua của bốn Hành, mà vua thì không chuyên ở ty nào, không đóng ở bộ nào.
Đúng vốn là lấy Hỏa để khắc Kim mà Thu lại chính là thừa tiếp thời lệnh của Hạ. Vì
đã có bốn phương tất có trung ương, mà trung ương vốn đã là Thổ vậy, nên có thể lấy
thừa kế Hỏa đã già mà sinh Kim; lấy theo thứ tự đổi thay của Xuân Thu, Đông Hạ, bốn
Hành chuyển vận nhiều mà Thổ chuyển vận ít, cho nên tháng quý tất là Thìn Tuất Sửu
Mùi, mà chính là Thổ vậy. Giảm bớt 12 ngày lấy cùng với bản thời lệnh, còn dư ra 18
ngày là Thổ vương dụng sự, khiến cho Ngũ Hành (mỗi mùa) đều vượng 72 ngày vậy.
Khôn, Cấn hai Thổ đóng ở chỗ bốn mùa giao là chân thể của Thổ thì tượng trong Đồ
Hậu Thiên đã rõ ràng. Càn, Tốn hai phương là nhà của Khôi, Cương (Địa Khôi, Thiên
Cương chính là trưng cho thiên môn, địa hộ), chỉ ra sự thần dụng của Thổ, thì “Tố Vấn
Vận Khí” đã nói rõ kỹ càng Thổ là vua của bốn Hành. Đích xác rồi. Như thế còn đều
là có tượng có thể chỉ ra vậy. Nếu nó không có tượng chỉ ra thì Dần Thân Tỵ Hợi, Tí
Ngọ Mão Dậu thực không một cái nào rời khỏi Thổ vậy. Tại sao thế? Vì không Thổ thì
Thuỷ Hỏa Kim Mộc không thể lấy được Hành – chúng có thể lấy được Hành, đều là do
Thổ vậy”.
“Thần Khu Kinh” nói rằng: “Ngũ Hành vượng đều có thời, duy Thổ đóng không có
chốn nhất định, chính ở trước bốn vị trí, mỗi chỗ vượng 18 ngày”.
“Lịch Lệ nói rằng: “Lập Xuân – Mộc, Lập Hạ – Hỏa, Lập Thu – Kim, Lập Đông –
Thuỷ, mỗi cái vượng 72 ngày. Thổ ở trước bốn vị trí đó, mỗi chỗ vượng 18 ngày, hợp
lại cũng là 72 ngày, cộng chung là 360 ngày thành đủ năm rồi”. Trên thực tế thì Quái
Khí Đồ lấy 60 quẻ, mỗi quẻ chủ 6 ngày 7 phân, nhân cho 60 quẻ thì thành một năm
có 365 và 1/4 ngày.
(Bài nầy là yếu quyết và nguyên lý của Ngũ Hành, độc giả cần phải chú ý lắm
vậy).
A. Ngũ Hành Sinh Vượng

CAN DƯƠNG (THUẬN) CAN ẤM (NGHỊCH)


Vòng
Tràng Bính Đinh
Sinh Giáp Mậu Canh Nhâm Ất Kỷ Tân Qúy

Sinh Hợi Dần Tí Thân Ngọ Dậu Tí Mão


Dục Tí Mão Ngọ Dậu Tí Thân Hợi Dần
Q. Đới Sửu Thìn Mùi Tuất Thìn Mùi Tuất Sửu
L. Quan Dần Tí Thân Hợi Mão Ngọ Dậu Tí
Vượng Mão Ngọ Dậu Tí Dần Tí Thân Hợi
Suy Thìn Mùi Tuất Sửu Sửu Thìn Mùi Tuất
Bệnh Tí Thân Hợi Dần Tí Mão Ngọ Dậu
Tử Ngọ Dậu Tí Mão Hợi Dần Tí Thân
Mộ Mùi Tuất Sủu Thìn Tuất Sửu Thìn Mùi
Tuyệt Thân Hợi Dần Tí Dậu Tí Mão Ngọ
Thai Dậu Tí Mão Ngọ Thân Hợi Dần Tí
Dưỡng Tuất Sủu Thìn Mùi Mùi Tuất Sửu Thìn

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng:

“Mộc Tràng Sinh ở Hợi, Hỏa Tràng Sinh ở Dần, Kim Tràng Sinh ở Tỵ, Thuỷ Tràng
Sinh ở Thân, Thổ cũng Tràng Sinh ở Thân, sống nhờ ở Dần. Tất cả từ Tràng Sinh, Mộc
Dục, Quan Đái, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng, thuận
kinh qua 12 thời. Thiên Đạo tuần hoàn, sinh sinh không ngừng. Cho nên phương Mộc
vượng mà Hỏa đã sinh; phương Hỏa Vượng mà Kim đã sinh, phương Kim vượng mà
Thuỷ đã sinh, phương Thuỷ vượng mà Mộc đã sinh. Từ Tràng Sinh thuận đẩy lên, nhỏ
bé non nớt tất nhiên lớn mạnh, mới vượng thịnh thì tất suy nhược, dứt hết mới quay
trở lại bắt đầu, vận động không cùng. Cho nên đó là đạo lý khiến cho Xuân, Hạ, Thu,
Đông bốn mùa đan xen nhau vận hành, cho nên khí của Ngũ Hành thuận bày ra”.

- Đối với nghĩa của Ngũ Hành Tràng Sinh “Khảo Nguyên” đã trình bày mười phần
sáng tỏ, nhưng đối với Thổ sinh ở Dần, Thân thì dẫn ra mà không luận. Do nay khảo
sát Thuỷ, Thổ sở dĩ cùng sinh ở Thân là bởi vì Thân là Khôn, Khôn là địa, địa tức là
Thổ, Thuỷ tất được Thổ mà sau mới ngưng tụ. Thổ ký ký gửi ở Dần ư, là bởi vì Dần là
mạnh Xuân, tháng mạnh Xuân thiên khí giáng xuống, địa khí thăng lên, trời đất hòa
đồng, cỏ cây sinh sôi nẩy nở, vạn vật nảy sinh đều có ý dựa vào Thổ. Cho nên các
nhà Hồng Phạm lấy Thổ sinh ở Thân là “Thể” của Ngũ Hành, các nhà Âm-Dương
tuyển chọn thì lấy Thổ sinh ở Dần là “Dụng” của Ngũ Hành. Đại để, Tràng Sinh tại
Dần thì Lâm Quan tại Tỵ, chính là Thổ vượng. Kim sinh với Mộc, Hỏa, Thuỷ cũng cùng
một lệ. Thuyết đó với “Nguyệt Lệnh” Thổ vượng ở chỗ Hạ Thu giao nhau, thuận theo
thứ tự bốn mùa tương sinh xuôi thuận, cùng sinh ra ở lý tự nhiên, không phải là ức
thuyết.

Ngoài thế ra lại có thuyết Dương tử Âm Sinh, Dương thuận Âm nghịch. Giáp Mộc
tử ở Ngọ, thì Ất Mộc sinh vậy; Bính Mậu tử ở Dậu, thì Đinh Kỷ sinh vậy; Canh Kim tử ở
Tí, thì Tân Kim sinh vậy; Nhâm Thuỷ tử ở Mão, thì Quý Thuỷ sinh vậy. Từ Tràng Sinh
đến Mộc Dục, 11 vị trí đều nghịch chuyển, Dương tử thì Âm sinh, Âm tử thì Dương
sinh, như thế hai khí phân chia ra vậy. Dương Lâm Quan thì Âm Đế Vượng, như thế
bốn mùa hội vậy. Thuận nghịch, phân hợp đều diệu lý vô cùng. Luận 10 Can thì phân
Âm Dương (phân ra Dương thuận Âm nghịch), luận Ngũ Hành thì Dương thống quản
Âm, đặc biệt là nghĩa của trời đất tự nhiên (nghĩa là chỉ đi theo chiều thuận mà thôi).
Như vậy phàm nói về số đều bắt chước thế. Cát hung Thần Sát do từ đó khởi lên”.
Tức là phần nầy bàn về Tràng Sinh của Thiên Can, nên đọc giả chớ lầm lẫn với
Tràng Sinh của Ngũ Hành. Bởi Cổ Nhân “luận 10 Can thì Tràng Sinh có phân ra Dương
thuận Âm nghịch, còn luận về Ngũ Hành thì Tràng Sinh chỉ đi theo chiều thuận mà
thôi, đó là nghĩa lý tự nhiên của trời đất vậy”.

B. Ngũ Hành Tương Sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh
Kim (đi theo chiều thuận).

Thánh Nhân đã áp dụng Hà Đồ (Tiên Thiên) để lập ra Ngũ hành tương sinh! Nếu
nhìn Đồ Tương Sinh hình 8a, ta biết chính là Hà Đồ đổi dạng vì số 7 Hỏa ở Phương
Nam, còn số 9 Kim ở Phương Tây, và Ngũ Hành Tương Sinh đi theo chiều thuận.

(Nam)
7 Hỏa

Kim 9 (Taây)
(Đông) 3 Mộc Kim 9 (Tây)
Thổ

1 Thủy
(Bắc)

Hình 8a, Đồ Tương Sinh

(Nam)
9 Kim

Thổ
(Đông) 3 Mộc Hỏa 7 (Tây)
1 Thủy
Bắc

Hình 8b, Đồ Tương khắc

C. Ngũ Hành Tương Khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc
khắc Thổ (đi theo chiều nghịch).

Phần Ngũ Hành tương khắc, Thánh Nhân đã dùng Lạc Thư (Hậu Thiên) để lập thành.
Qua Đồ Tương Khắc hình số 8b, ta thấy số 7 Hỏa đã đổi qua phương Tây và số 9 Kim
lên phương Nam, giống y như Lạc Thư, và Ngũ Hành Tương Khắc đi theo chiều
nghịch.

Dựa theo sự sinh khắc Ngũ Hành ta thấy Hà Đồ và Lạc Thư rất quan trọng đối với khí
Tiên Thiên và Hậu Thiên. Nên chi muốn hiểu thâm thúy về khoa TỬ VI hay những
môn học Huyền Bí Đông Phương thì không thể rời Hà Đồ, Lạc Thư, Tiên Thiên và Hậu
Thiên Bát Quái vậy.

D. Ngũ Hành Sinh Khắc:

1. Kim: Kim vượng gặp Hỏa sẽ trở thành vũ khí có ích.

a. Kim có thể sinh Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Kim chìm; Kim tuy cứng nhưng có thể
bị Thủy dũa cùn.
b. Kim có thể khắc Mộc, nhưng Mộc nhiều, cứng thì Kim bị mẻ; Mộc yếu gặp Kim tất
sẽ bị chặt đứt.
c. Kim nhờ Thổ sinh, nhưng Thổ dày, nhiều thì Kim bị vùi lấp; Thổ có thể sinh Kim
nhưng Kim nhiều thì Thổ bị tiết khí.

2. Hỏa: Hỏa vượng gặp Thủy thì trở thành ứng cứu cho nhau.

a. Hỏa có thể sinh Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Hỏa tối, không sáng; Hỏa yếu gặp Thổ sẽ
bị dập tắt; Hỏa mạnh Thổ sẽ bị khô.
b. Hỏa có thể khắc Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa tắt; Kim yếu gặp Hỏa tất sẽ bị chảy.
c. Hỏa nhờ Mộc sinh, Mộc nhiều thì ngọn lửa mạnh, nhưng Hỏa yếu gặp Mộc nhiều thì
lửa nghẹt; tuy Mộc có thể sinh Hỏa nhưng Hỏa nhiều thì Mộc sẽ bị thiêu rụi.

3. Thủy: Thủy vượng gặp Thổ sẽ thành ao hồ.

a. Thủy có thể sinh Mộc, nhưng Mộc nhiều thì Thủy bị khô; Thủy mạnh nhưng gặp
Mộc mạnh thì khí thế bị chận lại nên yếu đi.
b. Thủy có thể khắc Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy khô; Hỏa nhược gặp Thủy tất bị
dập tắt.
c. Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy đục (không trong sạch); Kim có thể
sinh Thủy nhưng khi Thủy nhiều thì Kim bị chìm xuống.

4. Thổ: Thổ vượng gặp Mộc thì việc hành thông.


a. Thổ có thể sinh Kim, nhưng Kim nhiều thì Thổ bị hao mòn; Thổ mạnh gặp Kim thì
được tiết bớt khí.
b. Thổ có thể khắc Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị lở; Thủy nhược mà gặp Thổ tất
sẽ bị bế tắt, dơ đục .
c. Thổ nhờ Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ bị cháy khô; Hỏa có thể sinh Thổ nhưng
Thổ nhiều thì Hỏa bị tàn lụn.

5. Mộc: Mộc vượng gặp Kim sẽ thành dụng cụ, cột trụ.

a. Mộc có thể sinh Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Mộc bị thiêu rụi; Mộc mạnh gặp Hỏa thì
Mộc bị xì hơi, tiết khí.
b. Mộc có thể khắc Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị lấn át hoặc bị gãy; Thổ yếu gặp
Mộc thì sẽ trở thành khô cằn nứt nẻ.
c. Mộc nhờ Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt; Thủy có thể sinh Mộc
nhưng mộc nhiều thì Thủy bị ứ lại.

CAN CHI NGŨ HÀNH


A. THIÊN CAN

Nhiều người cho rằng Thiên Can là Cán là gốc tự trời, chủ về động, nên lộ ra bên
ngoài dễ nhận. Còn Địa Chi là Chí nhánh mọc ở đất, chủ về tính tàng ẩn ở phía dưới,
tiềm tàng để chờ sử dụng. Nên chi Sát Tinh hình, khắc Can tuổi cũng rất nguy hại!

1. Thập Thiên Can:


Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

2. Ngũ Hành của Thiên Can:


Giáp-Ất thuộc Mộc, Giáp là Dương Mộc, Ất là Âm Mộc; Bính-Đinh thuộc Hỏa, Bính là
Dương Hỏa, Đinh là Âm Hỏa; Mậu-Kỷ thuộc Thổ, Mậu là Dương Thổ, Kỷ là Âm Thổ;
Canh-Tân thuộc Kim, Canh là Dương Kim, Tân là Âm Kim; Nhâm-Quý thuộc Thủy,
Nhâm là Dương Thủy, Quý là Âm Thủy.

3. Phương Vị của Thiên Can:


Giáp-Ất phương Đông (Mộc); Bính-Đinh phương Nam (Hỏa); Mậu-Kỷ trung ương
(Thổ); Canh-Tân phương Tây (Kim); Nhâm-Quý phương Bắc (Thủy).

Điểm đáng chú ý của 10 Thiên Can là Ngũ Hành tương sinh cho nhau theo thứ tự:
Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.

4. Thập Can Phối Bốn Mùa:


Giáp-Ất thuộc Xuân, Bính-Đinh thuộc Hạ, Mậu-Kỷ thuộc về tứ quý, Canh-Tân thuộc
Thu, Nhâm-Quý thuộc Đông.

5. Thập Can Phối Tạng Phủ, Thân Thể:

a. Thập Can phối tạng phủ:

Giáp là mật, Ất là gan, Bính là ruột non, Đinh là tim, Mậu là dạ dày, Kỷ là lá lách,
Canh là ruột già, Tân là phổi, Nhâm là thận, Quý là bàng quang. Số lẻ là phủ thí dụ:
Giáp là 1 (lẻ), số chẵn là tạng thí dụ: Ất là 2 (chẵn).

Bính, D. Hỏa Đinh, Âm Canh


(Ruột non) Hỏa Dương Kim
Mậu, Thổ (Tim) (Ruột già)
(Dạ dày Kỷ, Thổ
(Lá lách)
Tân
Âm Kim
(Phổi)

Giáp
Dương
Mộc
(Mật)
Giaùp Qúy Nhâm
Döông Âm Thủy D. Thủy
Moäc (Thận) (Bàng
(Maät) quang)

b. Thập Can phối thân thể:

Giáp là đầu, Ất là vai, Bính là trán, Đinh là răng lưỡi, Mậu-Kỷ là mũi mặt, Canh là
gân, Tân là ngực, Nhâm là cổ, Quý là chân.

6. Thập Can Hợp Hóa Khí:

Giáp hợp Kỷ hóa Thổ, Ất hợp Canh hóa Kim, Bính hợp Tân hóa Thủy, Đinh hợp
Nhâm hóa Mộc, và Mậu hợp Quý hóa Hỏa.

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng:

“Ngũ hợp nầy, tức là ngũ vị tương đắc mà đều hữu hợp. Hà Đồ 1 và 6, 2 và 7, , 3
và 8, 4 và 9, 5 và 10 tất cả đều hữu hợp. Lấy thứ tự của 10 Can mà nói thì: 1 là Giáp,
6 là Kỷ vì vậy Giáp với Kỷ hợp; 2 là Ất, 7 là Canh vì vậy Ất với Canh hợp; 3 là Bính, 8
là Tân vì vậy Bính với Tân hợp; 4 là Đinh, 9 là Nhâm vì vậy Đinh với Nhâm hợp; 5 là
Mậu, 10 là Quý vì vậy Mậu với Quý hợp. Lại năm khởi tháng, ngày khởi giờ, vượt qua
5 thì hết chu kỳ 60 Hoa Giáp mà quay trở lại ban đầu, mà tháng thì cùng Can, cũng
tức là nghĩa Ngũ Hợp (của 10 Thiên Can)”.
- Theo lý của hóa khí, Thẩm Quát dựa vào “Hoàng Đế Tố Vấn” luận hết sức sáng
tỏ. “Tố Vấn” có thuyết về “Ngũ Vận” “Lục Khí”. Chỗ gọi là Ngũ Vận, ấy là Giáp Kỷ là
Thổ Vận, Ất Canh là Kim Vận, Bính Tân là Thuỷ Vận, Đinh Nhâm là Mộc Vận. Hoàng
Đế hỏi Kỳ Bá, chỗ bắt đầu của Ngũ Vận. Kỳ Bá dẫn “Thái Thuỷ Thiên Nguyên Sách
Văn”, nói rằng: “Bắt đầu phân ra ở Mậu Kỷ. Chỗ nói là Mậu Kỷ phân ra, Khuê Bích,
Giác Chẩn vậy; Khuê Bích, Giác Chẩn là cửa ngõ của Thiên Địa vậy. Vương Bằng chú
dẫn “Độn Giáp” rằng: Lục Mậu là Thiên Môn, Lục Kỷ là địa hộ. Thiên Môn tại khoảng
giữa Tuất Hợi, chỗ Khuê Bích phân ra; địa hộ tại khoảng giữ Thìn Tỵ, chỗ Giác Chẩn
phân ra. Âm Dương đều bắt đầu ở Thìn. Ngũ Vận khởi ở Giác Chẩn nầy cũng bắt đầu
ở Thìn. Năm Giáp Kỷ, Mậu Kỷ là khí Kim Thiên (trời vàng) kinh qua Giác Chẩn. Giác
thuộc Thìn, Chẩn thuộc Tỵ nên năm đó được Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Can đều là Thổ vì vậy là
Thổ Vận. Năm Ất Canh, Canh Tân là khí của Tố Thiên (trời trắng) kinh qua ở Giác
Chẩn nên năm đó được Canh Thìn, Tân Tỵ, Can đều là Kim vì vậy là Kim Vận. Năm
Bính Tân, Nhâm Quý là khí của Huyền Thiên (trời màu đen) kinh qua ở Giác Chẩn nên
năm đó được Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Can đều là Thuỷ vì vậy là Thuỷ Vận. Năm Đinh
Nhâm, Giáp Ất là khí của Thương Thiên (trời xanh thẫm) kinh qua ở Giác Chẩn nên
năm đó được Giáp Thìn Ất Tỵ, Can đều là Mộc vì vậy là Mộc Vận. Năm Mậu Quý, Bính
Đinh là khí của Đan Thiên (trời màu đỏ) kinh qua ở Giác Chẩn nên năm đó được Bính
Thìn, Đinh Tỵ, Can đều là Hỏa vì vậy là Hỏa Vận. Vận lâm vào Giác Chẩn thì khí tại
Khuê Bích.
Ngũ Hành Gia lấy Mậu gửi ở Tỵ, Kỷ gửi ở Ngọ.
Lục Nhâm Gia lấy Mậu gửi ở Tỵ, Kỷ gửi ở Mùi.
Duy “Tố Vấn” lấy Mậu gửi ở Tuất, Kỷ gửi ở Thìn.
Độn Giáp lấy lục Mậu là thiên môn, lục Kỷ là địa hộ, giống với “Tố Vấn”. Quản Âm
Dương bắt đầu ở Thìn, Ngũ Vận khởi ở Giác Chẩn trên thực tế cũng là bắt đầu ở Thìn.
Khí với Vận thường coi cửa ngõ của trời đất. Mà cửa ngõ của trời đất chính là chỗ bắt
đầu của hầu (khí hậu), chỗ sinh của Đạo, chỗ vạn vật từ đó sinh ra tất hẳn do đường
đó. Đó cũng chính là nguồn gốc lý luận của 10 Can hóa khí vậy”.

*******

NGŨ HỔ ĐỘN:

Năm Giáp Kỷ tháng Giêng khởi Bính Dần; năm Ất Canh tháng Giêng khởi Mậu
Dần, năm Bính Tân tháng Giêng khởi Canh Dần, năm Đinh Nhâm tháng Giêng khởi
Nhâm Dần; năm Mậu Quý tháng Giêng khởi Giáp Dần.

Tại sao mỗi năm Can của tháng Dần đều thay đổi, mà xưa nay lại chưa thấy ai
dẫn giải? “Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng: “Mới đầu lịch thượng cổ năm, tháng,
ngày, giờ đều khởi ở Giáp Tí, là năm Giáp Tí hẳn tháng Giáp Tí là Đông Chí tháng 11
năm trước. Mà tháng Giêng, Kiến Dần vì vậy được Bính Dần, tháng hai Đinh Mão,
thuận số thẳng đến tháng Chạp là Đinh Sửu; tháng Giêng năm sau là Mậu Dần vì vậy
năm Ất tháng Giêng khởi Mậu Dần. Từ Giáp đến Kỷ vượt qua 5 năm, tổng cộng là 60
tháng, hết vòng Hoa Giáp, quay trở lại ban đầu, nên tháng Giêng năm Kỷ cũng là
Bính Dần”.

Chúng ta nên chú ý một điều, thời cổ dùng Can Chi phối với năm, Địa Chi của mỗi
tháng là cố định bất biến. Tức tháng Giêng là Dần, tháng Hai là Mão, tháng Ba là
Thìn, tháng Tư là Tỵ, thẳng đến tháng Chạp là Sửu vậy. Còn Can của tháng vì theo
năm mà có khác. Ngày xa xưa người ta dùng tháng Tí là tháng của đầu năm, về sau
lại đổi tháng Dần thành tháng đầu năm nên mới sinh ra rắc rối lôi thôi vậy.

NGŨ THỬ ĐỘN:

Ngày Giáp Kỷ khởi giờ Giáp Tí; ngày Ất Canh khởi giờ Bính Tí; ngày Bính Tân khởi
giờ Mậu Tí; ngày Đinh Nhâm khởi giờ Canh Tí; ngày Mậu Quý khởi giờ Nhâm Tí.

Nguyên lý của khởi Can giờ Tí từ Can ngày cũng giống như cách khởi Can tháng
(Ngũ Hổ Độn) từ năm vậy.
Từ những lý luận trên, ta có thể lập thành công thức để tìm Thiên Can của tháng
từ năm, Thiên Can của giờ từ ngày như sau:

Tìm Thiên Can Tháng: Ta lấy Thiên Can tháng SINH cho hợp hóa của Can năm. Thí
du:
1. Năm Giáp Kỷ hóa Thổ, nên dùng Bính (Hỏa sinh Thổ) làm tháng Bính Dần
(Giêng), rồi từ đó khởi Đinh Mão và tiếp theo ...
2. Năm Ất Canh hợp hóa Kim, nên dùng Mậu (Thổ sinh Kim) làm tháng Mậu Dần
(Giêng), tiếp đến Kỷ Mão...
3. Năm Bính Tân hóa Thủy, nên dùng Canh (Kim sinh Thủy) làm tháng Canh Dần
(Giêng), tiếp đến Tân Mão...
4. Năm Đinh Nhâm hóa Mộc, nên dùng Nhâm (Thủy sinh Mộc) làm tháng Nhâm
Dần (Giêng), tiếp đến Quý Mão...
5. Năm Mậu Quý hóa Hỏa, nên dùng Giáp (Mộc sinh Hỏa) làm tháng Giáp Dần
(giêng), tiếp đến Ất Mão...

Tìm Thiên Can giờ: (Can ngày, khó có thể tính ra đây được vì quá phức tạp). Ta
lấy Thiên Can của ngày trong Vạn Niên Lịch, dùng cách hợp hóa của Thiên Can ở trên,
nhưng dùng Can giờ để KHẮC Hành hợp hóa của Can ngày đó. Thí dụ:
1. Ngày Giáp Kỷ hợp hóa Thổ, nên dùng Giáp (Mộc khắc Thổ) làm giờ Giáp Tí, vì
giờ đầu của ngày là Tí không phải Dần. Rồi tiếp đến là Kỷ Sửu vân, vân.
2. Ngày Ất Canh hợp hóa Kim, nên dùng Bính (Hỏa khắc Kim) làm giờ Bính Tí,
Đinh Sửu ...
3. Ngày Bính Tân hóa Thủy, nên dùng Mậu (Thổ khắc Thủy) làm giờ Mậu Tí, Kỷ
Sửu ...
4. Ngày Đinh Nhâm hóa Mộc, nên dùng Canh (Kim khắc Mộc) làm giờ Canh Tí, Tân
Sửu ...
5. Ngày Mậu Quý hợp hóa Hỏa, nên dùng Nhâm (Thủy khắc Hỏa) làm giờ Nhâm
Tí, Quý Sửu ...

Độc giả hãy cố nhớ công thức, lợi về sau, vì sẽ nhớ dai hơn là học vẹt! Chẳng
những vậy, quí vị còn có thể hiểu được rõ ràng nguyên lý, một khi có cơ hội ngộ.

B. ĐỊA CHI

Cổ nhân dùng 12 Địa Chi để làm tên gọi của 12 năm, 12 tháng, và 12 giờ: Tí, Sửu,
Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Nghiên cứu đến đây chúng ta đã biết Thiên Can và Địa Chi tương phối thì Địa Chi
là gốc của Thiên Can, vì Thiên Can sống gửi ở 12 Địa Chi... Do đó, Địa Chi là mấu chốt
quyết định Sinh, Vượng, Tử, Tuyệt của Thiên Can. Nên chi tính quan trọng của Địa
Chi lớn hơn Thiên Can, nặng hơn Thiên Can.

I. ÂM-DƯƠNG CỦA 12 CHI:

1. Mười hai Địa Chi:


Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất Hợi.

2. Âm-Dương Ngũ Hành của Địa Chi:

Như chúng ta đã biết ở phần “Dịch” phía trước, số Dương là số lẻ, số Âm là số


chẵn. Vậy nên:

- Tí (1), Dần (3), Thìn (5), Ngọ (7), Thân (9), Tuất (11) là Dương.
- Sửu (2), Mão (4), Tỵ (6), Mùi (8), Dậu (10), Hợi (12) là Âm.
- Dần-Mão thuộc Mộc, Dần là Dương Mộc, Mão là Âm Mộc.
- Tỵ-Ngọ thuộc Hỏa, Tỵ là Âm Hỏa, Ngọ là Dương Hỏa.
- Thân-Dậu thuộc Kim, Thân là Dương Kim, Dậu là Âm Kim.
- Hợi-Tí thuộc Thủy, Hợi là Âm Thủy, Tí là Dương Thủy.

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ: Thìn Tuất là Dương Thổ, Sửu Mùi là Âm Thổ. Mùi
Tuất là đất Khô vì Mùi có chất Hỏa của Ngọ, còn Tuất là mộ khố của Hỏa Cục; nên đất
khô thì trong có chứa chất Hỏa. Sửu Thìn là đất ướt vì Sửu có chất Thủy của Tí, còn
Thìn là mộ khố của Thủy Cục, đất ướt thì trong có chứa chất Thủy.

Đồng thời, Thìn có dư khí của Mộc, Tuất có dư khí của Kim, Sửu có dư khí của
Thủy, Mùi có dư khí của Hỏa vì dựa theo cách tính Dần, Mão, Thìn (mùa Xuân thuộc
Đông Phưong Mộc); Tỵ, Ngọ, Mùi (Hạ thuộc Nam Phương Hỏa); Thân, Dậu, Tuất (Thu
thuộc Tây Phương Kim); Hợi, Tí, Sửu (Đông thuộc Bắc Phương Thủy).

3. Bốn Mùa và Phương Vị của Địa Chi:

a. Dần Mão là mộc còn Thìn là Thổ, thuộc mùa Xuân, phương Đông. Nhưng Dần là
Đông Bắc, Mão là chánh Đông, còn Thìn là Đông Nam (Đông ghé Nam). Thiếu Dương
thấy ở Dần, mạnh ở Mão, suy ở Thìn.

b. Tỵ Ngọ là Hỏa còn Mùi là Thổ, thuộc mùa Hạ, phương Nam. Nhưng Tỵ là Đông
Nam, Ngọ là chánh Nam, còn Mùi là Tây Nam (Nam ghé Tây). Thái Dương thấy ở Tỵ,
mạnh ở Ngọ, suy ở Thân.

c. Thân Dậu là Kim còn Tuất là Thổ, thuộc mùa Thu, phương Tây. Nhưng Thân là
Tây Nam, Dậu là chánh Tây, còn Tuất là Tây Bắc (Tây ghé Bắc). Thiếu Âm thấy ở Thân,
mạnh ở Dậu, suy ở Tuất.

d. Hợi Tí là Thủy còn Sửu là Thổ, thuộc mùa Đông, phương Bắc. Nhưng Hợi là Tây
Bắc, Tí là chánh Bắc, còn Sửu là Đông Bắc (Bắc ghé Đông). Thái Âm thấy ở Hợi,
mạnh ở Tí, suy ở Sửu.
e. Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ là giao mùa, tức là bốn mùa Thổ làm chuyển tiếp
hay giao điểm của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vì Thổ vượng.

4. Địa Chi phối Tạng Phủ:

Dần là Mật, Mão là gan, Thìn Tuất là dạ dày, Tỵ là tim, Ngọ là ruột non, Mùi Sửu là
lá lách, Thân là ruột già, Dậu là phổi, Hợi là Thận, Tí là bàng quang.

5. Địa Chi phối với Nguyệt Kiến và Tiết Lệnh:

a. Nguyệt Kiến:

Tháng Giêng kiến Dần, tháng Hai kiến Mão, Tháng Ba kiến Thìn, tháng Tư kiến Tỵ,
tháng Năm kiến Ngọ, tháng Sáu kiến Mùi, tháng Bảy kiến Thân, tháng Tám kiến Dậu,
tháng Chín kiến Tuất, tháng Mười kiến Hợi, tháng Mười Một kiến Tí, tháng Mười Hai
kiến Sửu.

Tháng Giêng kiến Dần tức là lấy Dần (Mộc) làm Lệnh, nhưng phải sau lập Xuân
mới có quyền sinh sát. Nếu gặp Tiết Kinh Trập thì Mão (Mộc) nắm lệnh (những tháng
khác cũng theo nguyên tắc tương tự). Vậy nên, tháng Giêng và tháng Hai là Mộc,
tháng Tư và tháng Năm là Hỏa, tháng Bảy và tháng Tám là Kim, tháng Mười và tháng
Mười Một là Thủy, tháng 3, 6, 9, và 12 là Thổ.

Tháng Giêng kiến Dần, tức tháng Giêng là tháng Dần, vì chuôi của sao Bắc Đẩu
chỉ vào cung Dần. Do đó, tháng Giêng là tháng Dần phải ở cung Dần, rồi khởi đi từ
đó. Nhưng, không hiểu tại sao đa số các thầy Tử Vi thời nay không lấy tháng Giêng ở
cung Dần???.

b. Tiết Lệnh:

Tháng Giêng Lập Xuân, tháng Hai Kinh Trập, tháng Ba Thanh Minh, tháng Tư Lập
Hạ, tháng Năm Mang Chủng, tháng Sáu Tiểu Thử, tháng Bảy Lập Thu, tháng Tám
Bạch Lộ, tháng Chín Hàn Lộ, tháng Mười Lập Đông, tháng Mười Một Đại Tuyết, tháng
Mười Hai Đại Hàn.

Mười hai Tiết Lệnh là Lệnh của 12 tháng. Do đó khi xem lịch thấy đề ngày Lập
Xuân thì biết là Lệnh của tháng Giêng bắt đầu từ ngày ấy. Tuy nhiên trên thực tế, Tử
Vi xài thẳng tháng, không xài Tiết Lệnh!

6. Địa Chi phối 12 giờ:

Chú ý: nếu sanh từ 23 -1 giờ đêm hôm nay tức là giờ Tí của ngày hôm sau, vì đã
thuộc ngày mới.

GIỜ ĐỒNG HỒ GIỜ GIỜ ĐỒNG HỒ GIỜ


TỬ VI TỬ VI
Từ 23 giờ đến 1 giờ Tí Từ 1 giờ đến 3 giờ Sửu
Sửu
--- 3 --- --- 5 -- Dần -- 5 -- --- 7 -- Mão
--- 7 -- --- 9 -- Thìn -- 9 -- --- 11 -- Tî
--- 11 -- --- 13 -- Ngọ -- 13 -- --- 15 -- Mù̀i
--- 15 -- --- 17 -- Thân -- 17 -- --- 19 -- Dậu
--- 19 -- --- 21 -- Tuất -- 21 -- --- 23 -- Hợi

7. Địa Chi phối 12 con vật:

Tỵ Ngọ Mùi Thân


Rắn Ngựa Dê Khỉ
6 7 8 9
Thìn Dậu
Rồ̀ng Gà
5 10
Mão Tuất
Mèo Chó
4 11
Dần Sửu Tí Hợi
Cọp Trâu Chuột Heo
3 2 1 12

Tí là cực Âm (tính theo không gian và thời gian), còn


Ngọ là cực Dương.

II. HỢP HÓA CỦA 12 ĐỊA CHI

1. Lục Hợp của 12 Địa Chi:

Tí với Sửu hợp, Dần với Hợi hợp, Mão với Tuất hợp, Thìn với Dậu hợp, Tí với Thân
hợp, Ngọ với Mùi hợp.

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Lãi Hải Tập” nói rằng: “Địa Chi lục hợp là
của Âm Dương gia làm ra. Nhật nguyệt hội ở Tí thì Đẩu kiến Sửu, nhật nguyệt hội ở
Sửu thì Đẩu kiến Tí, vì vậy Tí Sửu hợp. Nhật nguyệt hội ở Dần thì Đẩu kiến Hợi, nhật
nguyệt hội ở Hợi thì Đẩu kiến Dần, vì vậy Dần với Hợi hợp. Nhật Nguyệt hội ở Mão thì
Đẩu kiến Tuất, nhật nguyệt hội ở Tuất thì Đẩu kiến Mão, vì vậy Mão với Tuất hợp.
Nhật Nguyệt hội ở Thìn thì Đẩu kiến Dậu, nhật nguyệt hội ở Dậu thì Đẩu kiến Thìn, vì
vậy Thìn với Dậu hợp. Nhật nguyệt hội ở Tỵ thì Đẩu kiến Thân, nhật nguyệt hội ở
Thân thì Đẩu kiến Tỵ, vì vậy Tỵ với hợi hợp. Nhật nguyệt hội ở Ngọ thì Đẩu kiến Mùi,
nhật nguyệt hội ở Mùi thì Đẩu kiến Ngọ, vì vậy Ngọ với Mùi hợp”.

2. Hợp Hóa của 12 Địa Chi:


Tí hợp Sửu hóa Thổ; Dần hợp với Hợi hóa Mộc; Mão hợp với Tuất hóa Hỏa; Thìn
hợp với Dậu hóa Kim; Tỵ hợp với Thân hóa Thủy; Ngọ hợp với Mùi hóa Thổ.

Chỗ hợp hóa Ngũ Hành, Ngũ Tinh thì “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” giải thích rằng:
- Đại để Thiên tức là nhật, nguyệt, Tinh là chỗ dư của nhật, nguyệt. Ngọ Mùi
đóng ở cung Ly, Tí Sửu đóng ở phương Khảm. Ly là nhật vì vậy Ngọ tức là nhật.
Khảm là nguyệt, tại làm sao Tí không phải là nguyệt? Bởi vì nguyệt là tinh tuý của
Thuỷ, treo ở trên mà hưởng thụ quang huy của nhật, không phải vị trí của Tí ở
phương Bắc vậy. Khí của Tí Sửu xung lên ở trên mà cùng với nhật đều ở phương đó,
tất vốn ở tại Mùi vậy. Địa nầy là Thuỷ là Thổ, Tí là Thuỷ, Sửu là Thổ, mà Sửu lại là Thổ
của Thuỷ. Đó là Thể của địa, vì vậy Tí Sửu là Thổ. Ngôi vị của trời ở trên, ngôi vị của
đất ở dưới. Hành ở khoảng giữa trời đất, hẳn là Mộc Hoả Kim Thuỷ rồi, vì Tí Sửu là
Thuỷ Thổ. Trong khoảng giao nhau của Thuỷ Thổ, Mộc tất sinh ở đó, cho nên Hợi Dần
là Mộc, nhưng một là Tràng Sinh, một là vị trí Lộc vậy. Mộc thành mà Hỏa đã sinh ra
rồi, Dần là Hỏa Tràng Sinh. Mão là Mộc Vượng (cực) vậy, vượng cực thì tất thay đổi,
biến đổi thì tất quay về gốc, vì vậy Mão Tuất là Hỏa vậy. Mão Tuất là Hỏa thì Tuất là
khí của Hòang Thiên (hay Kim Thiên – trời ở trung ương) là chỗ ở của Tuất. Khí của
Hoàng Thiên bắt đầu ở Thìn. Thổ vượng tất sinh Kim vì vậy Thìn Dậu là Kim. Dậu nầy
là Đế của Kim, vì đóng ở chỗ Kim cực vượng, ở chỗ Mùi đến cực mà Thuỷ đã sinh ở
Thân, đối cung là Tỵ; Tỵ (Hỏa) là mẹ của Kim (vì ở trong tàng Mậu Thổ, hơn nữa Kim
nhờ Hỏa mới thành vũ khí). Thuỷ tất lấy Thân Tỵ, Thân Tỵ bức sát Ngọ Mùi là đất tối
cao, không có Thuỷ vậy. Mẹ nổi lên thì con quay trở về, Thuỷ không thích hợp được
nhà Thổ mới tự lập, chỗ phụ dựa dính gắn vào ở Thổ ấy là ngôi vị của Tí Sửu, chỗ nhíp
quyền của Thổ, Mệnh là Thổ, không phải là Thuỷ. Nếu chỗ đó rời Thổ ra mà nói Thuỷ,
tất thu nhân ở khí mẹ, vì vậy Thân Tỵ là Thuỷ. Thuỷ là nguồn nước nuôi sống vạn
vật, ấy là dựa theo nhật, nguyệt. Đó là dựa vào thứ tự tự nhiên của đại địa. Lấy thứ
tự của ngũ đại Hành Tinh (Ngũ Tinh là Kim Tinh, Mộc Tinh, Thuỷ Tinh, Hỏa Tinh, Thổ
Tinh) Kim Mộc Thuỷ Hỏa Thổ mà khảo sát. Thuỷ Tinh tiếp cận Thái Dương (nhật, mặt
trời) hơn hết, rồi đến Kim Tinh, kế là Hỏa Tinh, sau cùng là Mộc Tinh. Thổ Tinh ở Mùi,
đó là lấy Thái Dương (mặt trời) làm hạt tâm của thứ tự tự nhiên. Bởi thế, sự an định
của Ngũ Tinh, Ngũ Hành đều có căn cứ thực tế, không phải theo sự tưởng tượng của
cá nhân.

Nhưng trong hợp có khắc có sinh. Nếu trong hợp có sinh thì rất tốt, càng lúc càng
tốt thêm. Ngược lại, trong hợp có khắc thì trước tốt sau xấu. Ta thấy có nhiều cặp vợ
chồng, hoặc bạn bè bắt đầu rất tốt, nhưng sau đó cãi vả, ly hôn, còn bạn bè cãi vã,
chia rẽ... Thí dụ:

a. Tí hợp Sửu: Tí là Thủy, Sửu là Thổ, Thổ khắc Thủy.


b. Mão hợp Tuất: Mão là Mộc, Tuất là Thổ, Mộc khắc Thổ.
c. Tỵ hợp Thân: Tỵ là Hỏa, Thân là Kim, Hỏa khắc Kim.

2. Tam Hợp Cục của 12 Địa Chi:

a. Thân, Tí, Thìn: hợp hóa Thủy Cục.


b. Hợi, Mão, Mùi: hợp hóa Mộc Cục.
c. Dần, Ngọ, Tuất: hợp hóa Hỏa Cục.
d. Tỵ, Dậu, Sửu: hợp hóa Kim Cục

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng: “Chỗ gọi
là tam hợp Cục, tức chọn Ngũ Hành sống nhờ ở 12 cung, lấy ba cung Sinh, Vượng, Mộ
để hợp Cục. Thuỷ sinh ở Thân, Vượng ở Tí, Mộ ở Thìn, vì vậy Thân Tí Thìn hợp lại là
Thuỷ Cục. Mộc Sinh ở Hợi, Vượng ở Mão, Mộ ở Mùi, vì vậy Hợi Mão Mùi hợp lại thành
Mộc Cục. Hỏa Sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, vì vậy Dần Ngọ Tuất hợp lại thành
Hỏa Cục. Kim sinh ở Tỵ, vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu, vì vậy Tỵ Dậu Sửu hợp lại thàn Kim
Cục”.

Tuy nhiên, trong sách ấy lại không nói đến tam hợp Thổ Cục, có lẽ vì ở trên đã nói
qua Thể của Thổ sinh ở Thân, Vượng ở Tí, Mộ ở Thìn nên ở đây không nhắc lại chăng.
Có lẽ vì nhiều người không hiểu được nguyên lý cung Dần là Dụng của Thổ, nên đã
tranh luận về việc Thổ Sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, hoặc một nơi nào khác ở
12 cung vậy!

3. Tam Hội hóa Cục:

a. Dần, Mão, Thìn: tam hội thành phương Đông, Mộc.


b. Tỵ, Ngọ, Mùi: tam hội thành phương Nam, Hỏa.
c. Thân, Dậu, Tuất: tam hội thành phương Tây, Kim.
d. Hợi, Tí, Sửu: tam hội thành phương Bắc, Thủy.

Sức của Tam Hợp Hội Cục lớn hơn, mạnh hơn Tam Hợp Cục vì: khí của nó cùng hội
tụ về một phương. (Đây chính là lý do tại sao “Tam Hóa Liên Châu” lại tối quý).

1. Tương Xung của 12 Địa Chi:

Tí, Ngọ tương xung; Sửu, Mùi tương xung, Dần Thân tương xung; Mão, Dậu tương
xung; Thìn Tuất tương xung.

Phàm trong xung có cát có hung, nếu bị Sát Tinh xung thì hung, Phúc Tinh xung
thì cát. Tuy nhiên, nếu xung tuổi thì đa số trường hợp xấu, nhất là những tuổi như
tuổi Tuất gặp năm Thìn hay tuổi Thìn gặp năm Tuất; hoặc tuổi Mùi gặp năm Sửu hay
tuổi Sửu gặp năm Mùi. Vì trong Tử Vi bốn tuổi này Tiểu Hạn gặp năm xung đều là
xung Thái Tuế, nếu chồng chất Sát Tinh thì rất nguy hiểm, nặng thì tai họa bệnh tật,
gia đình ly tán, nhẹ ra cũng lao tâm khổ tứ. Riêng năm 49 tuổi là năm Lưu Niên Thái
Tuế gặp năm tuổi mà Đại Tiểu Vận nhiều Sát Tinh thì rất dễ mất mạng đối với những
người tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi. Còn những tuổi khác nếu chồng chất quá nhiều Sát Tinh
thì cũng dễ mất mạng, hoặc bệnh tật tai họa xém chết nếu may mắn gặp được các
sao chế giải hoặc được nhiều Phúc Tinh cứu giúp.

2. Tương hại của 12 Địa Chi:

a. Tí Mùi tương hại: vì Tí hợp với Sửu, Mùi đến thì xung tan nên Tí Mùi tương hại.
Tí và Mùi tương hại vì Mùi Thổ vượng, Tí Thủy vượng nên gọi là gia thế tương hại,
không có lợi cho những người thân trong gia đình.

b. Sửu Ngọ tương hại: vì Sửu hợp với Tí, Ngọ đến thì xung tan nên Sửu Ngọ tương
hại. Sửu Ngọ tương hại vì Ngọ lấy vượng Hỏa để khinh thường tử Kim trong Sửu nên
gọi là quan lộc, công danh bị tương hại.

c. Dần Tị tương hại: vì Dần hợp với Hợi, Tỵ đến thì xung tan nên Dần Tỵ tương
hại. Dần Tỵ tương hại vì được thăng quan mà bị tương hại, bất lợi.

d. Mão Thìn tương hại: vì Mão hợp với Tuất, Thìn đến thì xung tan nên Mão Thìn
tương hại. Mão lấy vượng Mộc để xem thường tử Thổ ở trong Thìn, lấy trẻ mà lừa già
nên bị hại.

e. Thân Hợi tương hại: vì Thân hợp với Tỵ, Hợi đến thì xung tan nên Thân Hợi
tương hại; đây là do đặc cách thăng quan nhưng cuối cùng vì đố kỵ tài năng tranh
giành nhau mà bị hại.

f. Dậu Tuất tương hại: vì Dậu hợp Thìn, Tuất đến thì xung tan nên Dậu Tuất tương
hại. Tuất là tử Hỏa hại vượng Kim của Dậu là đố kỵ tương hại. Do đó, Dậu gặp Tuất
thì xấu, nhưng Tuất thấy dậu thì vô hại.

3. Tương Hình của 12 Địa Chi:

a. Tí hình Mão, Mão hình Tí: là hình phạt do vô lễ. Tí thuộc Thủy, Mão thuộc Mộc,
Tí Thủy là mẹ sinh cho Mão Mộc là con. Con tương hình mẹ tức là vô lễ vậy.

b. Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần: là hình phạt vì vong ơn. Giáp Mộc
trong Dần hình phạt Mậu Thổ trong Tỵ, Mậu lấy Quý tương hợp làm vợ (ta khắc là
Thê, Tài), Quý Thủy là mẹ của Giáp Mộc, Mậu Thổ là cha của Giáp Mộc, Giáp hình
khắc cha là tội vong ơn. Bính trong Tỵ hình phạt Canh trong Thân, Canh trong Thân
hình phạt Giáp trong Dần cũng có nghĩa như trên. Hỏa sinh trong Dần hình phạt
Canh Kim trong Tỵ, Mậu Thổ ở trong Tỵ hình phạt Nhâm Thủy ở trong Thân, Nhâm
Thủy ở trong Thân hình phạt Bính ở trong Dần, vì không sinh ra nhau lại còn hinh
khắc sát phạt nhau nên gọi là hình phạt vong ơn.

c. Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu: là hình phạt do đắc quyền đắc thế
dẫn đến. Trong Sửu có vượng Thủy, ỷ thế vượng mà hình phạt mộ Hỏa trong Tuất.
Tuất ở vị trí tôn quý trong lục Giáp, còn Mùi là hèn yếu, Tuất ỷ thế cao sang mà hình
phạt Mùi hèn kém. Mùi nhờ có vượng Thổ, hình phạt vượng Thủy trong Sửu; Mùi nhờ
có vượng Hỏa mà hình phạt Tân Kim trong Sửu; Tuất nhờ có Tân Kim hình phạt Ất Mộc
trong Mùi, đều là lấy mạnh đè yếu.
Hình phạt do đắc quyền đắc thế là do mình có quyền thế, làm bậy, làm càn, lừa
dối hoặc áp đảo người khác mà dẫn đến phạm pháp hoặc tai họa.

d. Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi: là hình phạt tự mình gây ra. Tự hình kỵ nhất là Thìn gặp
Thìn, Ngọ gặp Ngọ, Dậu gặp Dậu, Hợi gặp Hợi.

Trong vấn đề hình và hợp ta thấy ân sinh ra hại, hại sinh ra ân. Tam Hình sinh ra ở
Tam Hợp, Lục Hại sinh ra ở Lục hợp (nhị hợp).

a. Tam hợp Thân Tí Thìn: lại còn thêm ba ngôi Dần, Mão, Thìn, vì Thân hình Dần, Tí
hình Mão, Thìn gặp Thìn là tự hình.

b. Tam hợp Dần Ngọ Tuất: thêm ba ngôi Tỵ, Ngọ, Mùi, vì Dần hình Tỵ, Tuất hình
Mùi, Ngọ gặp Ngọ là tự hình.

c. Tam hợp Tỵ Dậu Sửu: thêm ba ngôi Thân, Dậu, Tuất, vì Tỵ hình Thân, Sửu hình
Tuất, Dậu gặp Dậu là tự hình.

d. Tam hợp Hợi Mão Mùi: thêm ba ngôi Hợi, Tí, Sửu, vì Hợi gặp Hợi là tự hình, Mão
hình Tí, Mùi hình Sửu.

Nếu trong hợp sinh hình thì sợ nhất là vợ chồng gặp phản hợp vì thường dẫn đến
hình hại, gây tổn thương. Nói chung Xung Khắc Hình Hại là chủ Lưu Niên Thái Tuế
hình hại xung khắc với tuổi của đương số hoặc Đại Vận và Tiểu Vận tạo thanh tam
hình hay lục hại thì mới đáng sợ. Nhưng dù gặp xung hình hay hại gì mà có Khôi Việt,
Thiên Nguyệt Đức, Quan Phúc, Quang Quý... và nhiều Cát Tinh, thì gặp hung vẫn hóa
cát, hoặc dù gì cũng bình an.

Sỡ dĩ tôi phải dài dòng vì sợ viết không đây đủ sẽ uổng phí và có hại cho quý độc
giả nên đành phải viết hết. Thà là quý vị thờ ơ với những gì tôi cho là quan trọng, còn
hơn là tôi mang tội vô tình. Nếu các bạn thuộc nằm lòng những căn bản Âm Dương,
Ngũ Hành, Thiên Can, Địa Chi, và biết áp dụng sinh khắc chế hóa thì sẽ không sợ bị
lọt vào mê hồn trận của Tử Vi (vì tam sao thất bổn) nữa! Tự các bạn có thể nghiên
cứu một cách rành rẽ mà không sợ lầm đường lạc lối. Và chắc chắn những cách lý
giải sai lầm sẽ không thể nào qua được mắt các bạn!

You might also like