You are on page 1of 10

1.

Đối tượng nghiên cứu của Mĩ Học và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu :
- Thời kỳ cổ điển Đức, Kant cho đối tượng của mỹ học là lĩnh vực sự phán đoán về
thị hiếu thẩm mỹ, như vậy chỉ nhấn mạnh yếu tố chủ quan mà giản lược đi yếu tố
khách quan.
- Giữa thế kỷ XIX, Trécnexépxki coi đối tượng của mỹ học là quan hệ thẩm mỹ của
con người với hiện thực.
- Hoạt động văn hoá nghệ thuật được phản ánh một cách sâu rộng, nhanh nhạy kịp
thời, sinh động qua các phương tiện thông tin đại chúng cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ
XXI, có thể thấy mỹ học phải nghiên cứu mặt thẩm mỹ của đời sống xã hội.
Mặc dù có thể có những phương diễn đạt khác nhau về mỹ học, nhưng vẫn có nét cơ
bản giống nhau đó là quan niệm mỹ học như một khoa học triết học, nghiên cứu quan
hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, trong đó có cái đẹp là trung tâm, nghệ thuật
là đỉnh cao của quan hệ ấy.

2. Bản chất của giá thị thẩm mỹ :


Khái niệm : Giá trị thẩm mĩ là loại giá trị xã hội khi chủ thể tiến hành gía trị đánh
giá thẩm mĩ đối với đối tượng. Mối tương quan giữa đánh giá thẩm mĩ và QHTM
cũng giống như mối tương quan giữa đánh giá và giá trị nói chung.
Giá trị thẩm mĩ có 6 đặc trưng :
- Là 1 loại giá trị xã hội như mọi loại giá trị xã hội khác nghĩa là nó đều được chủ thể
đánh giá dựa trên lợi ích xã hội của chính mình.
- Loại gía trị tinh thần – cảm tính .
- Loại giá trị mang tính tổng hợp đa diện
- Là loại giá trị mang tính hình thức – nội dung của giá trị.
- Giá trị thẩm mĩ của đối tượng chỉ được bộc lộ được phơi bày khi chủ thể đánh
giá trực tiếp đối tượng.
- Loại giá trị in đậm dấu ấn tình cảm và là loại giá trị kép.
=> Giá trị thẩm mĩ mang tính tổng hợp nhất của các loại gí trị thẩm mĩ , điều này bắt
nguồn từ tính nguyên hợp toàn vẹn đặc trưng của hoạt động thẩm mĩ , từ khác thể
chủ thể, từ phương thức quan hệ kết quả đánh giá .

3. Điều kiện hình thành quan hệ thẩm mĩ :


+ Chỉ hình thành khi cùng 1 lúc có sự tiếp xúc , gặp gỡ trực tiếp giữa con người đủ
điều kiện là chủ thể thẩm mĩ với sự vật hiện tượng đủ điều kiện là khách thể thẩm mĩ
+ Sau khi quan hệ hình thành , đòi hỏi điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong
đảm bảo cho nó tồn tại và phát triển :
- Bên trong :
• Khách thể phải có sức hấp dẫn không ngừng
• Năng lực tinh thần của chủ thể phải không ngừng được nâng cao hoàn thiên
chính bản thân
- Bên ngoài :
• Điều kiện thuận lợi . VD : môi trường tự nhiên, XH để quan hệ diễn ra.

4. Tính chất cơ bản của QHTM :


Tính chất thứ nhất của quan hệ thẩm mỹ là tính chất xã hội, nó được thể hiện bởi
một số đặc tính:
- Sự ra đời của quan hệ thẩm mỹ gắn liền với sự hình thành xã hội loài người. Trình
độ phát triển của quan hệ thẩm mỹ thể hiện trình độ phát triển cuả xã hội.
2

- Quan hệ thẩm mỹ bao giờ cũng do con người trực tiếp tiến hành, do vậy nó mang rõ
nét dấu ấn cá nhân, dấu ấn những phẩm chất xã hội của con người thực hiện nó.
- Quan hệ thẩm mỹ bao giờ cũng mang tính lịch sử, tính giai cấp.
Quan hệ thẩm mỹ ảnh hưởng tích cực đến các quan hệ xã hội khác và bản thân nó lại
bị các quan hệ xã hội khác chi phối.
Tính chất thứ hai là tính trực tiếp – cảm tính, tức là đối tượng được đánh giá phải là
những sự vật, hiện tượng toàn vẹn, cụ thể – cảm tính và chủ thể có thể cảm nhận được
một cách trực tiếp thông qua các giác quan của con người.
Trong QHTM thì thị giác và thính giác được phát triển cao về cả phương diện tự
nhiên lẫn phương diện xã hội để có thể cảm nhận khách thể thẩm mĩ .
QHTM không thể thực hiện nếu thiếu sự tiếp xúc trực tiếp của chủ thể với đối tượng
 Tính chất thứ ba là tính tình cảm. Tình cảm giữ vai trò động lực trong quan hệ
thẩm mỹ, là sự hệ thống và liên kết những cảm xúc, những rung động trực tiếp cụ thể
khi phản ánh cuộc sống.
Ngoài ba tính chất cơ bản nói trên người ta còn có thể nói đến một số tính chất khác
như tính thời đại, tính dân tộc, tính giai cấp, tính cá nhân …nhưng chúng cũng chỉ là
hệ quả phát sinh của ba tính chất cơ bản đã nêu

5. Sự phân loại hiện tượng thẩm mĩ :


 Khái niệm hiện tượng thẩm mĩ : là sự tồn tại 1 cách khác quan có chứa đựng giá trị
thẩm mĩ . Đây là những hiện tượng được đặt trong mối quan hệ của chủ thể thẩm mỹ`
và đang được coi là khách thể thẩm mỹ của mối quan hệ đó.

Các hiện tượng thẩm mĩ hết sức đa dạng được phân chia thành nhiều loại và tiểu
loại khác nhau, nhưng đáng chú ý là sự phân chia này không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của 1 cá nhân mà được xác lập 1 cách khách quan trong suốt chiều dài hoạt
động thực tiễn của nhân loại .
Để phân loại các hiện tượng thẩm mỹ có hai loại tiêu chí chính:
• Loại thứ nhất, áp dụng đối với các sự vật trong tự nhiên, bao gồm cả con
người về phương diện hình thức của nó, căn cứ vào mức độ phát triển, hoàn
thiện của các sự vật so với giống loài của mình.
• Loại thứ hai, áp dụng đối với các hiện tượng xã hội, bao gồm cả con người xét
về phương diện nội dung của nó, căn cứ vào mức độ phù hợp với tiến bộ xã
hội.

Căn cứ vào tiêu chí phân loại, có thể chia ra ba cặp hiện tượng thẩm mỹ cơ bản: đẹp –
xấu, bi – hài, cao cả – thấp hèn trong đó có bốn hiện tượng được nghiên cứu sâu sắc
và cho bốn phạm trù mỹ học cơ bản tương ứng: cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả.

6. Bản chất của cái đẹp và biểu hiện của cái đẹp :
 Bản chất của cái đẹp :
- Platôn : cái đẹp là 1 ý niệm bất biến chỉ có trong vương quốc của thần linh.
- Hêghen : sự thể hiện đầy đủ của ý niệm tuyệt đối trong 2 sinh thể riêng lẻ là đẹp
- Cantơ : cái đẹp không tồn tại khách quan
- Đêmôcrít quan niệm cái đẹp tồn tại khách quan, gắn với các sự vật như là các thực
thể.
Quan niệm của Mỹ Học Mác – Lênin :
Cơ sở phương pháp luận :

2
3

- Cái đẹp do con người tạo ra, phát hiện ra trong quá trình hoạt động thực tiễn của
mình bản chất của cái đẹp không thể tách rời vấn đề bản chất của con người.
- Họat động thẩm mỹ , hoạt động cải biến cuộc sống theo qui luật của cái đẹp chỉ là
hình thức hoạt động thực tiễn của con người.
- Cái đẹp ra đời trên kết quả của sự giao hòa giữa 2 mặt tự nhiên được nhân hóa .
- Cái đẹp là 1 giá trị chứ không phải là 1 thực thể .
- Cái đẹp là 1 phạm trù mỹ học mang tính lịch sử cụ thể vì quan niệm về cái đẹp trong
nhiều không gian và thời gian khác nhau.
Như vậy, cái đẹp là phạm trù mỹ học trung tâm, phản ánh giá trị thẩm mỹ tích cực ở
các sự vật, hiện tượng mang lại khoái cảm vô tư, trong sáng cho con người.
Biếu hiện của cái đẹp : Các sự vật hiện tượng được đánh giá là đẹp
* Trong tự nhiên :
- Kết cấu hình thức hấp dẫn.
- Thể hiện được khát vọng tốt đẹp của con người
- Đáp ứng được nhu cầu xử dụng.
* Trong xã hội :
- Con người như một thực thể xã hội, vẻ đẹp của con người xét về phương diện xã
hội, nó bao hàm các yếu tố tinh thần như tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, tư tưởng.
- Vẻ đẹp hình thức của con người có ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp nội dung theo cả xu
hướng tích cực lẫn tiêu cực.
- Vẻ đẹp nội dung ở con người lâu bền hơn so với vẻ đẹp hình thức.
- Trong quan hệ giữa con người với con người: những cách ứng xử văn minh, lịch sử,
nhân hậu, phù hợp với tiến bộ xã hội được quan niệm là đẹp.
- Những hoạt động lao động làm cho bản thân con người trực tiếp tham gia vào lao
động cảm thấy hứng khởi, say mê, được coi là lao động đẹp, còn những yếu tố làm
con người cảm thấy nô dịch, đày ải không được coi là lao động đẹp
* Trong lĩnh vực nghệ thuật :
- Cái đẹp trong nghệ thuật luôn luôn là cái đẹp điển hình nhất .
- Cái đẹp mang tính biểu cảm
- Cái đẹp biểu hiện ở cả nội dung và hình thức chính là líc tưởng thẩm mỹ tích cực .

7. Bản chất của cái cao cả và biểu hiện của cái cao cả :
Bản chất của cái cao cả :
- Các hiện tượng thẩm mỹ cao cả tồn tại một cách khách quan trong hoạt động thực
tiễn của con người, nó có bao chứa một giá trị thẩm mỹ lớn hơn, gây cảm xúc tích cực
mạnh hơn so với hiện tượng đẹp.
- Mỹ học Mác – Lênin xác định rằng hiện tượng thẩm mỹ được xem là đối tượng của
cái cao cả bao gồm hai phương diện:
• Về phương diện khách thể : sự vật được coi là cao cả, hùng vĩ khi có quy mô,
khối lượng và kích thước vượt xa các chuẩn mực quen thuộc
• Về phương diện chủ thể: ở chủ thể xuất hiện những tình cảm thẩm mỹ mạnh
mẽ, hoà trộn nhiều sắc thái như ngạc nhiên, thán phục, khâm phục, hân hoan
Tóm lại, cái cao cả là phạm trù mỹ học cơ bản, phản ánh giá trị thẩm mỹ tích cực ở
cấp độ phi thường, gây nên cảm xúc khâm phục, choáng ngợp cho chủ thể thẩm mỹ.
 Biểu hiện của cái cao cả :
- Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được coi là biểu hiện của cái cao cả phải có
quy mô và sức mạnh phi thường, lại phải có một khoảng cách tương đối gần đối với
chủ thể thẩm mỹ.

3
4

- Trong xã hội, cái cao cả được biểu hiện ra ở các giai cấp khi nó đại diện cho sự phát
triển của xã hội, ở các cuộc cách mạng thay đổi một cách căn bản trật tự xã hội,
cái cao cả trong xã hôi biểu hiện ra ở các vĩ nhân, danh nhân với sự đóng góp lớn lao
của họ vì sự tiến bộ của xã hôi loài người.
- Cái cao cả được thể hiện ra trong nghệ thuật thông thường qua các hình thức điển
hình như tính đồ sộ, hoành tráng. Các nghệ sĩ chân chính luôn quan tâm đến các đề tài
cao cả, anh hùng do nó có thật trong cuộc sống và có khả năng phản ánh rất sâu sắc
tâm tư, tình cảm.

8. Bản chất của cái bi và biểu hiện của cái bi :


Bản chất của cái bi :
- Theo Mỹ Học Mac – Lênin,những sự đau thương do các quy luật tự nhiên mang lại,
sự đau thương mang tính ngẫu nhiên không phải là đối tượng chính mà phạm trù cái
bi phản ánh.
- Cơ sở khách quan của bi kịch : Mâu thuẫn khách quan
• Giữa con người với tự nhiên .
• Giữa những lực lượng đối kháng trong Xã Hội.
• Ngay trong bản thân con người
- Cái bi chỉ bao gồm các hành vi của con người nhưng các hành vi này phải có bản
chất là cái đẹp và cái đẹp ấy bị tổn thất .
• Cái đẹp mà chiến thắng thì không bi.
• Sự tiêu vong mất mát của cái xấu thì không bi.
• Sự thất bại của cái bi bao giờ cũng chỉ là sự thất bại tạm thời của hành vi đấu
tranh cho lí tưởng sự thất bại của cái bi là gieo mầm chiến thắng.
• Con người đứng trước cái bi thì vừa xót xa, tiếc nuối vừa khâm phục vì đấy là
1 hành vi đẹp.
Cái bi là 1 phạm trù mỹ học cơ bản dùng để khái quát những hình tượng thẩm mỹ
là hành vi tích cực của con người bị tạm thời thất bại trong cuộc đấu tranh kiên cường
để khẳng định lí tưởng tốt đẹp.
 Biểu hiện của cái bi :
*Trong cuộc sống :
- Bi là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của chúng ta vì nguyên nhân làm nảy
sinh cái bi khá phổ biến .
- Cái bi thường đậm đặc hơn trong những hoàn cảnh đặc biệt – xã hội có áp bức bóc
lột , ở trong xã hội có trình độ sản xuất thấp kém , dân trí thấp.
* Trong Nghệ thuật :
- Cái bi trong nghệ thuật phản ánh cái bi trong cuộc sống một cách tập trung nhất, gây
ấn tượng đau thương thấm thía và cảm xúc về sự cao thượng.Các thời đại khác, các
thể chế chính trị xã hội khác nhau có các dạng bi kịch khác nhau, do đó trong nghệ
thuật cũng có các hình thức bi kịch khác nhau.
• Bi kịch Hy Lạp cổ đại phản ánh sự thất bại của con người chống lại thần linh,
định mệnh.
• Bi kịch thời Trung cổ mang nặng màu sắc tôn giáo.
• Bi kịch thời Phục hưng chống lại sự trì trệ, tăm tối của xã hội thần quyền.
• Bi kịch thời khai sáng con người cá nhân khẳng định mình và chống lại những
tàn tích của đạo đức trung cổ.

4
5

• Bi kịch tư sản hiện đại khắc họa sâu vào sự bi quan, mất niềm tin hoặc cảm
nhận phi lý về đời sống hiện thực, hoặc cái nhìn u ám về tương lai của nhân
loại.
• Bi kịch lạc quan xuất hiện chủ yếu trong nghệ thuật xã hội chủ nghĩa, nó xuất
hiện ở thời kỳ đấu tranh giành và giữ chính quyền cách mạng

9. Bản chất của cái hài và biểu hiện của cái hài :
 Bản chất của cái hài :
- Cái hài thuộc hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực như vậy bản chất cúa cái hài là cái xấu,
cái đã hết vai trò với lịch sử. Nhưng không phải cái xấu nào cũng là cái hài : những
cái xấu trong thiên nhiên, đồ vật, loài vật, những vật không mang ý nghĩa xã hội….
- Những cái xấu quá mức cũng khôngphải là cái hài.
- Những cái xấu che đậy nó phơi bày 1 cách công khai cũng không phải là hài.
hài là hành vi tiêu cực của con người được ngụy trang : do cố tình và không nhận
thức được bàn chất của mình. Hành vi ấy chỉ là cái hài khi ta phơi trần được nó.
- Hài luôn chứa 2 loại mâu thuẫn :
• Xấu : mâu thuẫn với lí tưởng tốt đẹp.
• Xấu có che đậy : mâu thuẫn bên trong giữa bản chất với hiện tượng, giữa nội
dung với hình thức, giữa lời nói và việc làm….
- Tiếng cười là phản ánh chủ quan của con người khi đứng trước hiện tượng khách
quan là cái gây cười. Do cái hài là những hiện tượng có ngụy trang nên cái hài là
những tiếng cười tâm sinh lí.
Cái hài là 1 phạm trù Mỹ Học cơ bản dùgn để khái quát các hiện tượng thẩm mỹ là
các hành vi của con người mang bản chất tiêu cực nhưng được ngụy trang bằng vỏ
cảu cái đẹp khi các mâu thuẫn này bị phát hiện đột ngột thì hiện tượng này sẽ hiện ra
ở chủ thể tiếng cười có tính phê phán. Và tiếng cười là biểu hiện khẳng định sự thay
thế của cái đẹp với cái xấu.
 Biểu hiện của cái hài :
 Trong cuộc sống :
- Cái hài luôn luôn gắn liền với sự đấu tranh của cái mới tốt đẹp và cái cũ đã lỗi thời
cũng như gắn liền với quá trình phấn đấu của cái mới.
 Trong Nghệ thuật :
- Nghệ thuật phản ánh cái hài nhằm mục đích : “ với vai trò là người đào huyệt chôn
vùi mọi cái xấu xa lỗi thời”.
- Tác phẩm còn đóng vai trò “ bà đỡ” cho sự ra đời cảu cái mới .
Nghệ thuật phản ánh cái hài chỉ phát triển rực rỡ khi ở trong xã hội có trình độ dân
chủ hóa đã đạt đến 1 trình độ nhất định.

10. Cái đẹp là phạm trù giữ vị trí trung tâm trong các phạm trù mỹ học vì :
- Về phạm vi biểu hiện : cái đẹp là 1 phạm trù khái quát rộng rãi nhất các hiện tượng
thẩm mỹ .
- Cái đẹp luôn luôn được coi là chuẩn mực để đánh giá hiện tượng thẩm mỹ . Khi
quan niệm về cái đẹp thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi phủ định quan niệm về các
hiện tượng thẩm mỹ khác.
- Trong quan niệm về cái đẹp thì lí tưởng thẩm mỹ, hình mẫu hoàn mỹ về đối tượng
được thể hiện công khai trực tiếp rõ ràng nhất.

5
6

11. Bản chất của nhu cầu thẩm mỹ :


- Hoạt động thẩm mỹ xuất hiện là do con người có nhu cầu thẩm mỹ ………
- Nhu cầu của con người ngày càng phát triển, phong phú hơn về loại và sâu sắc hơn
về độ.
- Nhu cầu thẩm mỹ là loại nhu cầu …. được thỏa mãn bằng 1 hiện tượng vật chất có
chứa đựng giá trị thẩm mỹ
- Nhu cầu thẩm mỹ có tính vô tư : không cần phải …… các đối tượng khác mà hiện
tượng đấy sẽ có tính thích nghi .
- Nhu cầu thẩm mỹ được thỏa mãn đó là nhu cầu được phát triển bởi vì khi thỏa mãn
nhu cầu các khách thể có khả năng định hướng sự phát triển của nhu cầu.
12. Thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu Nghệ thuật :
Thị hiếu thẩm mỹ :
- Thị hiếu thẩm mỹ là là 1 loại thị hiếu xã hội , là sở thích của con người về phương
diện thẩm mỹ. Đó là thái độ tình cảm của con người trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái
hài, cái cao cả trong cuộc sống và nghệ thuật.
- So với cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ ổn định và bền vững hơn, nó đã là sự
thống nhất giữa tình cảm thẩm mỹ và lý trí
- Trình độ học vấn, mức độ được giáo dục về mặt thẩm mỹ, được tiếp xúc với nghệ
thuật, ảnh hưởng và chi phối mạnh đến thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhân.
- Thị hiếu thẩm mỹ ở mỗi con người thay đổi tuỳ theo từng lứa tuổi, từng thời kỳ, theo
giới tính khác nhau. Nó vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội
- Giữa thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và thị hiếu thẩm mỹ độc hại không có ranh giới
cứng nhắc, chúng chịu sự chi phối của quan điểm chính trị của một xã hội nhất định
nào đó
- Đối tượng đánh giá của thị hiếu thẩm mỹ bao giờ cũng có tính toàn vẹn không chia
cắt.
- Đánh giá của thị hiếu thẩm mỹ luôn luôn biểu hiện cảm xúc cá nhân và phơi bày cá
tính
 Thị hiếu Nghệ thuật :
- Thị hiếu nghệ thuật là nói tới năng lực đánh giá các tác phẩm nghệ thuật bằng cảm
xúc.
- Thị hiếu nghệ thuâtj là 1 bộ phận của thị hiếu thẩm mỹ, cũng như các tác phẩm nghệ
thuật cũng là bộ phận của các hiện tượng thẩm mỹ.
- Vì tác phẩm nghệ thuật là 1 hiện tượng thẩm mỹ nên để có 1 thị hiếu nghệ thuật tốt,
để có khả năng đánh giá đúng tác phẩm nghệ thuật thì cần fải cso thêm 1 số điều kiện
nữa :
• Phải tiếp xúc thường xuyên với nghệ thuật thì năng lực thẩm mỹ của con
người mới được rèn luyện, nâng cao.
• Phải am hiểu đặc trưng ngôn ngữ của lọai hình, loại thể mà mình cảm thụ.
• Phải am hiểu hoàn cảnh xã hội Lich sử mà tác giả,tác phẩm ra đời.
• Phải am hiểu trách nhiệm xã hội của nghệ sĩ và nghệ thuật
Như vậy, giữa 2 loại thị hiếu này có tác động qua lại với nhau, người có thị hiểu
thẩm mỹ tốt thường có khả năng đánh giá đúng tác phẩm nghệ thuật, cũng có thể đánh
giá đúng hiện tượng thẩm mỹ.

13. Bản chất của lí tưởng thẩm mỹ và vai trò của nó trong cuộc sống nghệ thuật :
 Bản chất của lí tưởng thẩm mỹ :

6
7

- Lí tưởng thẩm mỹ là 1 hình thái lí tưởng xã hội , hình thành trên cơ sở cá nhân của
đời sống thẩm mỹ và là mô hình dự kiến cách giải quyết mâu thuẫn trong lĩnh vực
tinh thần.
- Lí tưởng thẩm mỹ là hình thái lí tưởng mang tính cụ thể cảm tính và toàn vẹn nhất
- Lí tưởng thẩm mỹ là 1 phạm trù lịch sử ví nó có sự biến đổi trong thời gian và
không gian khác nhau
- Lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật là sự thể hiện một cách tập trung sâu sắc lý
tưởng thẩm mỹ ngoài đời sống xã hội, nó có khả năng dẫn dắt lý tưởng thẩm mỹ
ngoài hiện thực.

14. Nghệ thuật – hình thái đặc biệt của ý thức xã hội :
 Nghệ thuật là 1 hình thái ý thức xã hội vì nó tuân thủ đầy đủ các quy luật về mối
tương quan giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Nghệ thuật luôn luôn chịu sự qui định của tồn tại xã hội và luôn luôn phản ánh tồn
tại xã hội đó. Bất kì tác phẩm nghệ thuật nào cung ghi lại dấu ấn KT , CT của xã hội
mà nó ra đời.
- Ý thức xã hội luôn tác động tích cực trở lại xã hội trong khi nghệ thuật luôn luôn
tham gia tích cực vào việc xây dựng , củng cố hoặc đả phá 1 trật tự xã hội.
- Sự tồn tại của ý thức xã hội mang tính đôc lập tương đối đối với sự phát triển của
tồn tại xã hội.
 Đối tượng phản ánh :
- Hình thái ý thức xã hội chỉ xem xét 1 mặt, 1 bộ phận, 1 khía cạnh nào đó của con
người và cuộc sống con người . Nhưng nghệ thuật quan tâm tới cái toàn vẹn,cảm tính,
sinh động của con người và cuộc sống ấy như nó đang tồn tại hay nói 1 cách khác,
nghệ thuật tiếp cận đối tượng áy dưới góc độ thẩm mỹ.
 Nội dung phản ánh :
- Từ cuộc sống đến nghệ thuật bao giờ nó cũng được khúc xạ qua lăng kính khách
quan của người nghệ sĩ. Mọi vẫn đề đều được người nghệ sĩ nhận thức và đánh giá
theo quan điểm của mình. Cùng 1 đối tượng phản ánh nhưng nội dung được phản ánh
trong tác phẩm lại khác nhau.
 Phương thức phản ánh :
- Phương thức tư duy khái niệm trừu tượng : họ luôn luôn cố gắn đạt tới cái chung
phổ biến ( loại bỏ cái riêng biệt, độc đáo, đa dạng )
- Phương thức tư duy hình tượng, cụ thể : họ thể hiện cái chung, cái phổ biến ấy dưới
dạng cái riêng biệt độc đáo.
 Hình thức phản ánh:
- Mỗi hình thái ý thức xã hội có 1 hình thức phản ánh riêng như : CT, triết học,
KHXH….Hình thức phản ánh là qui luật – phạm trù – khái niệm
• KHTN : tồn tại dưới các định luật định lí, công thức…
• Đạo đức : chuẩn mực
• Luật pháp : bộ luật, điều luật.
• Tôn giáo : các tín điều.
• Nghệt thuật : hình tượng

15. Nghệ thuật là hình thái biểu hiện tập trung nhất các mối quan hệ thẩm mỹ
của con người :

16. Chức năng xã hội của nghệ thuật :

7
8

 Chức năng thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ : đây là chức năng đặc thù của nghệ
thuật. Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu cái đẹp và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ là thỏa hợp
hàng loạt các nhu cầu khác.
Chức năng nhận thức - phản ánh:
- Là chức năng chủ yếu với mọi hình thái ý thức xã hội, trong đó ý thức thẩm mỹ,
được tập trung một cách cao nhất trong nghệ thuật.
- Nghệ thuật giúp con người nhận thức hiện thực khách quan trong tính chỉnh thể toàn
vẹn của nó, cái hiện thực khách quan dưới góc độ thẩm mỹ chứ không phải những cấu
trúc thuần tuý của bản thân nó. Hơn nữa, nghệ thuật phản ánh quan hệ thẩm mỹ của
con người với thế giới hiện thực khách quan, chủ yếu là cảm xúc của con người.
- Nghệ thuật giúp con người nhận thức được chính mình một cách sâu sắc xem xét
quan hệ của mình với người khác với toàn xã hội và môi trường sống của mình.

Chức năng giáo dục:


- Với nội dung chính là giáo dục thẩm mỹ, giáo dục phẩm chất đạo đức, giáo dục
niềm tin tôn giáo, ý thức chính trị, ý thức công dân.
Người nghệ sĩ đã định hướng tư tưởng cảm xúc theo hướng của mình
Chức năng thông tin :
- Nghệ thuật luôn luôn được tồn tại dưới những kí hiệu thẩm mỹ, đây là phương thức
mã hóa bằng những tác phẩm nghệ thuật
Chức năng rèn luyện các năng lực thẩm mỹ ( nhu cầu, tình cảm, thị hiếu, ;í
tưởng thẩm mỹ ) được kết tinh trong các tác phẩm
Chức năng giải trí – sáng tạo :
Mọi loại hình laọi thể nghệ thuật có ưu thế riêng và thông thương ưu thế của loại
hình này lại là hạn chế của loại hình kia

17. Bản chất của hình tượng nghệ thuật :


- Hình tượng nghệ thuật là phương thức đặc thù của nghệ thuật để mô tả hiện thực và
thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ.
- Hình tượng nghệ thuật – phương tiện đặc thù để phản ánh hiện thực.Hình tượng gắn
với biểu tượng , hình tượng cùng1 lúc vừa cá thể hóa cao, 1 lúc vừa khái quát hóa cao
hơn.
- Hình tượng nghệ thuật dựa trên nguyên tắc, hay hai phẩm chất quan trọng: đó là:
tính trừu tượng và tính cụ thể cảm tính. Nó được thể hiện ở ba cấp độ: trình độ tư
tưởng, tâm lý và vật chất (đó là ngôn ngữ, âm thanh và màu sắc).
- Mỗi hình tượng nghệ thuật là một yếu tố của khách quan đã được chủ quan hoá bởi
nghệ sĩ, sau khi hình thành nó lại tồn tại độc lập khách quan đối với người sáng tạo
- Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ vì nó buộc phỉa khái quát cao cuộc sống có
chiều rộng lẫn chiều sâu, mang tính cụ thể toàn vẹn sinh động của cuộc sống.
- Hình tượng nghệ thuật có tính đã nghĩa : nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa trựa tiếp, gián
tiếp….

18. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ
thuật :
- Nội dung là hiện thực đã được phản ánh trong tác phẩm, nó là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan, đã được đánh giá thông qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ.
- Hình thức bao gồm các khía cạnh cấu trúc, kết cấu, xây dựng thể loại của nghệ
thuật, nó gắn với nội dung và đôi khi trở thành nội dung một cách trực tiếp. Hình thức

8
9

cũng có thể là phương tiện vật chất được tổ chức theo một cách thức nhất định để thể
hiện nội dung.
Giữa nội dung và hình thức nghệ thuật có sự thống nhất biện chứng, biểu hiện ở
chỗ: Nội dung là nội dung của hình thức, hình thức là hình thức của nội dung nhất
định.
- Nội dung giữ vai trò chủ đạo,quyết định đối với hình thức nghệ thuật. Khi nội dung
thay đổi thì hình thức cũng thay đổi theo.
- Nội dung có xu hướng đổi mới thường xuyên, bởi nó gắn bó trực tiếp hơn đối với
thực tại đang phát triển và trạng thái tinh thần của nghệ sĩ. Trong khi đó, hình thức
kém năng động hơn, có xu hướng tụt lại sau nội dung, kìm hãm sự phát triển của nội
dung. Chính vì vậy hình thức có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nội dung.

20. Vai trò của công tác giáo dục thẩm mỹ trong việc hoàn thiện nhân cách :
Khái niệm giáo dục thẩm mỹ trong mỹ học Mác – Lênin được xác định ở hai
nghĩa:
- Ở nghĩa hẹp, đó là giáo dục quy về cái đẹp: giáo dục cho con người biết thụ cảm,
đánh giá và sáng tạo cái đẹp.
- Ở nghĩa rộng đó là sự giáo dục và tự giáo dục, phát huy mọi năng lực bản chất
người theo quy luật của cái đẹp.
Giáo dục thẩm mỹ tồn tại mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống, nó đồng nghĩa với sự
hình thành thẩm mỹ.Giáo dục thẩm mỹ là 1 bộ phận , 1 thành tố hữu cơ không thể
thiếu được của hệ thống giáo dục quốc dân trong mục tiêu hướng tới sự phát triểncon
người toàn diện.
 Vai trò :
- Tạo lập sự định hướng giá trị thẩm mỹ cho nhân cách.
- Phát triển năng lực sáng tạo thẩm mỹ cho nhân cách ấy
- Cung cấp cho chủ thể thẩm mỹ những quan niệm cơ bản và đúng đắn để phân tích
các giá trị thẩm mỹ
- Tạo cơ sở để hình thành một thị hiếu thẩm mỹ phát triển và lành mạnh

You might also like