You are on page 1of 3

Nghe thuat mua lan rong su tu

Vào những ngày giáp Tết, đâu đó chợt vang lên tiếng trống
thùng thình, tiếng thanh la khua vang của những chiếc xe bán đầu lân, trong lòng mỗi người
chợt dâng lên cảm giác nôn nao về hình ảnh của những chú lân, rồng rực rỡ và uy dũng trong
ánh nắng mai.
Múa Lân - Sư - Rồng là một môn nghệ thuật dân gian có nguồn gốc từ Trung Hoa. Theo
dấu chân của những người Hoa lập nghiệp trên vùng đất mới trong đó có Việt Nam, đặc biệt
là thành phố Hồ Chí Minh, nghệ thuật này càng ngày càng phát triển với sự yêu thích của
đông đảo người thưởng thức.
Nghệ thuật biểu diễn lân sư rồng thường xuất hiện trong những dịp lễ hội, đặc biệt là Tết
Nguyên tiêu, tết Trung Thu và Tết Nguyên đán hàng năm. Vì theo quan niệm chung của
người Á Đông, ba con vật này tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và hanh
thông. Múa Lân - Sư - Rồng vừa thể hiện nét đẹp của loại hình nghệ thuật dân gian vừa thể
hiện tính mỹ thuật và đặc trưng văn hóa vùng.
Tùy theo không gian rộng – hẹp và tính chất của từng lễ hội, múa lân - sư - rồng sẽ có
những bài bản khác nhau. Đôi khi ba loại hình múa được thể hiện riêng rẽ, đôi khi cũng có
sự phối hợp với nhau tạo thành bộ ba hoàn hảo, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người xem
bởi điệu bộ và cử chỉ, sự uy dũng và cái thần riêng của từng nhóm múa khác nhau.

Múa lân
Thông thường, lân có hai loại, bao gồm lân có sừng và lân không sừng. Lân không sừng
có hình dáng giống hổ là biểu tượng của Tháng giêng. Đầu lân không sừng dùng để múa,
thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ, viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có

You might also like