You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Đề tài :

Hoạt động nghiệp vụ của phóng viên ban Quốc Tế ở một số tờ báo ở TP Hồ Chí
Minh (Khảo sát ở ba tờ báo TUỔI TRẺ, THANH NIÊN, SÀI GÒN GIẢI PHÓNG trong
năm 2005)

Chương I : Khái quát hoạt động của ban Quốc Tế ở ba tờ báo :


1. Tình hình hoạt động :
1.1 Điều kiện kinh tế-xã hội:
- Chính sách của Đảng và nhà nước hướng đến đổi mới và hội nhập, hướng đến giao
lưu kinh tế, văn hoá...
• Tình hình kinh tế Việt Nam những năm sau 1986 (năm đổi mới của nền kinh tế). Những biến động
về kinh tế kéo theo những thay đổi sâu sắc trong sinh hoạt văn hoá, tinh thần của người Việt.
• Tuy nhiên, cụm từ “đổi mới” và “hội nhập” vẫn chưa thực sự phát huy được sâu sắc ý nghĩa của nó
trong cuộc sống mới. Đời sống văn hoá vẫn bó hẹp trong sinh hoạt văn hoá địa phương, hoặc có xa
hơn cũng chỉ là trong các nước XHCN với nhau.
• Chủ trương đổi mới thực sự phát huy tác dụng từ những năm....
• Những chuyển biến mạnh trong giao lưu kinh tế, văn hoá sau cột mốc đó
• Những ví dụ tiêu biểu về hiện tượng ngày càng mở rộng giao lưu kinh tế-văn hoá ở nước ta sau cột
mốc đó
• Ví dụ về kinh tế : những quốc gia đã bắt đầu hợp tác kinh tế với Việt Nam, những liên doanh lớn, nổi
trội ...ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người Việt.
• Ví dụ về văn hoá-xã hội : các cuộc giao lưu văn hoá lớn, vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia hay khối
XHCN.
• Khái quát lại nội dung phần này (trong 1 câu nhỏ)
- Trình độ dân trí ngày càng cao ,”món ăn tinh thần” của bạn đọc cũng đòi hỏi phải
được mở rộng, không thể bó hẹp mãi trong những nội dung trong nước mà buộc phải
mở rộng ra thế giới bên ngoài
• Đôi nét về những tiến bộ trong giáo dục Việt Nam những năm sau này.
• Những con số tiêu biểu về phổ cập giáo dục tiểu học, trung học, phổ thông trung học.
• =>đưa ra nhận định khái quát về trình độ dân trí của cư dân ở thành thị và nông thôn.
• Nhu cầu thưởng thức văn hoá tăng lên cả về số lượng (các loại hình nghệ thuật, các thể loại sách
báo, mật độ công chiếu và phát hành...) lẫn chất lượng (nội dung nghệ thuật, chất lượng nghệ thuật,
hàm lượng tri thức...).
• Tất yếu dẫn đến đòi hỏi bức bối phải biết “CÁI GÌ ĐANG DIỄN RA BÊN NGOÀI?” đặc biệt với
bạn đọc của báo chí – những người luôn có nhu cầu được thông tin với số lượng và chất lượng tăng
không ngừng.
• =>Nhu cầu buộc báo chính phải có ban Quốc Tế, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, phục vụ cho nhu
cầu giao lưu, tiếp nhận văn hoá, đi đôi với sáng tạo làm dầy thêm truyền thống văn hoá dân tộc
• Tiểu kết, yêu cầu bức thiết buộc ban QT ở các tờ báo phải ra đời.
1.2 Điều kiện từ tự thân các tờ báo:
Tuy nhiên, việc ra đời của ban QT cũng phải lệ thuộc vào điều kiện, yêu cầu của các tờ báo.
- Đội ngũ phóng viên giỏi ngoại ngữ, thường trú ở nước ngoài ngày càng nhiều:
• Do giao lưu, mở cửa nền kinh tế. Việc đi lại giữa trong và ngoài nước diễn ra dễ dàng và thuận tiện
hơn.Các nhu cầu : du học, làm việc ở nước ngoài, du lịch, định cư...đã làm số lượng người Việt trẻ
có tri thức ngày càng gia tăng.
• Nhu cầu được theo dõi tin tức từ quê nhà và tin tức tương tác tại vùng mình đang sống đòi hỏi các oà
soạn phải nỗ lực gia tăng đội ngũ phóng viên thường trú tại nước ngoài.
• Bản thân những ngoại kiều cũng vừa là đọc giả vừa là nhà báo, những cây bút đắc lực của địa
phương.
- Điều kiện kinh tế cụ thể ở các tờ báo :
Điều kiện này sử dụng tài liệu được cung cấp từ cụ thể các tòa soạn báo.
a) Tuổi Trẻ
• Những bước đột phá trong việc đưa bạn đọc lên đúng tầm vị trí của họ : LÀ
NHỮNG NGƯỜI NUÔI SỐNG TỜ BÀO. Khiến cho tờ báo này sống dễ dàng với
thị trường.
• Chú ý những bước chuyển đổi trong lịch sử riêng của tờ báo với hoạt động Quốc Tế
đặc trưng (phụ thuộc và gắn liền với nội lực kinh tế, vật chất của tờ báo.
(xem “TUỔI TRẺ 30 NĂM”)

b) Thanh Niên
• Nội dung khai thác dựa vào tư liệu lịch sử của ban Quốc Tế ở riêng tờ báo này.
• Điều kiện tài chính, những tiềm lực tự thân khiến cho ban Quốc Tế ra đời, điều kiện
cơ sở vật chất dành cho ban Quốc Tế
• Khả năng nuôi sống trang tin Quốc Tế
c) Sài Gòn Giải Phóng
• Yêu cầu thúc bách buộc SGGP phải cho ra đời trang tin Quốc tế (vị thế cạnh tranh
trên một thị trường báo chí khắc nghiệt)
• Thời điểm thành lập: gắn liền với những chuyển biến, những phát khởi và những
động lực để ban Quốc Tế được ra đời, chính thức hoạt động chuyên môn.
• Đánh giá yếu tố tài chính mà toà soạn dành cho ban này.
2. Giới thiệu hoạt động của ban Quốc Tế :
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển :
- Thời điểm thành lập của ban Quốc Tế, những chuyển biến từ một trang tin đi kèm
thành một ban hoạt động biệt lập và mang tính chuyên môn cao
- Giai đoạn phát triển ban đầu : những khó khăn về kĩ thuật, nguồn nhân lực, nguồn
tin, tính thời sự của nguồn tin, những nguyên tắc mang tính tư tưởng. Khả năng khắc
phục những khó khăn, cách khắc phục những khó khăn đó ở ba tờ báo.
- Thời kì “cực thịnh”: trang thiết bị kĩ thuật mới (sự hỗ trợ từ tự thân tờ báo), nguồn
nhân lực phát triển, kĩ năng ngoại ngữ trên mặt bằng chung được nâng cao =>việc tìm
kiếm những phóng viên có khả năng ngoại ngữ tốt + biết nhiều ngoại ngữ không còn
là vấn đề quá khó khăn, nguồn tin được khai thác thuận lợi nhờ những nguồn tin được
mua, được khai thác từ Internet, cộng tác viên thường trú ở nước ngoài...
- Những bài viết của các giáo sư định cư ở Nhật Bản của Tuổi Trẻ, cộng tác viên
người Canada (Joe) của Thanh Niên,...
2.2 Những bứơc ngoặt quan trọng:
- Chuyển biến trong nội dung
(theo dõi tài liệu luận văn “bản tin thời sự quốc tế” của Triệu Thanh Lê).
- Chuyển biến trong nội lực ban Quốc Tế : vấn đề phát triển nguồn nhân lực, hệ thống
cộng tác viên ở nhiều quốc gia và là người nhiều quốc tịch khác nhau.
- Phóng viên đầu tiên của ban trực tiếp tác nghiệp ở nước ngoài : thời điểm, nội dung
thông tin khai thác , trang bị và thành quả đạt được.
- Để bản tin Quốc Tế thực sự có thể mang tính cạnh tranh trong một “rừng báo” hàng
ngàn tờ với nhiều nội dung tin Quốc Tế khác nhau.
- Ý nghĩa của những bước ngoặt quan trọng đó ở 3 tờ báo
3. Tổng kết :
• Tiềm lực sẵn có cộng với những yếu tố khách quan của thời đại đã là những nhân tố thúc đẩy sự
phát triển mạnh của ban Quốc Tế ở các tờ báo ở TPHCM, đặc biệt là với những tờ báo có vị trí
vững vàng trong cả nứơc như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng.
• Vị trí của ban Quốc Tế dần được khẳng định, bản tin Quốc Tế đã trở thành món ăn “hội nhập”
không thể thiếu của người dân.
• Từ những bước nhảy vọt đó, yêu cầu của sự phát triển đòi hỏi ban Quốc Tế phải phát triển
không ngừng .Một yếu tố trong sự phát triển đó mang ý nghĩa trung tâm mà không một toà soạn
nào không chú ý : NHÂN TỐ CON NGƯỜI.
Chương 2 : Đào tạo nguồn nhân lực cho ban Quốc Tế ở các tờ báo ở TPHCM
1.Nguồn phóng viên mà các báo ở TPHCM tuyển vào làm việc ở ban Quốc Tế :
1.1 Phương thức tuyển phóng viên ban Quốc Tế trong năm 2005 :
Các phương thức tuyển phóng viên có ý nghĩa rất lớn trong định hướng chung của toà soạn báo và ban Quốc
Tế.Những tiêu chí tuyển chọn cũng phần nào cho thấy hiệu quả hoạt động, tiềm năng phát triển và định
hướng khai thác nguồn tin Quốc Tế của các toà soạn.
Chú ý: Tuổi Trẻ thiên về khai thác tin chính trị,xã hội .Trong khi đó Thanh Niên chú trọng nhiều vào mảng
văn hoá, văn nghệ. Ảnh hưởng qua lại của việc tuyển chọn này đến định hướng nội dung tin cũng như việc
định hướng nội dung tin cho việc tuyển chọn.
- Phóng viên tuyển mới :
• Các đợt tuyển phóng viên của các toà soạn.Phóng viên tuyển mới thường là sinh viên báo chí mới ra
trường, các phóng viên của các toà soạn khác muốn tìm kiếm những cơ hội làm việc mới, những
người theo đuổi các ngành học thiên về ngoại ngữ, kĩ thuật...có thể phục vụ cho ban Quốc Tế và
công tác hoạt động có liên quan đến những vấn đề Quốc Tế.
• Thời gian diễn ra các đợt tuyển phóng viên mới này.
• Thống kê từ tư liệu của các toà soạn: từ ngày thành lập cho đến năm 2005, các toà soạn đã diễn ra
bao nhiêu lần tuyển phóng viên mới cho ban Quốc Tế ?
• Mục đích cơ bản của các đợt tuyển phóng viên mới đó ?Những yêu cầu cho giai đoạn đổi mới của
ban Quốc Tế đòi hỏi việc “làm mới” này.
• Kết quả của những đợt tuyển mới phóng viên?

- Phóng viên sẵn có


• Nguồn nhân lực cốt cán cho hoạt động của ban Quốc Tế những ngày đầu tiên.
• Phóng viên sẵn có mang tính chất định hướng nội dung cho trang tin Quốc Tế phù hợp với tiêu chí
của tờ báo trong mỗi giai đoạn.
• Khả năng tác nghiệp dày dạn kinh nghiệm đem đến sự ổn định cho trang tin Quốc Tế : cả về tổ chức
lẫn nội dung.
• Tổng quan về tình hình sử dụng phóng viên sẵn có của toà soạn cho ban Quốc Tế còn rất mới sau
này.
(Sử dụng tư liệu từ các toà soạn báo)
• Khái quát những thành quả, ý nghĩa quan trọng nhất của nguồn nhân lực này của ban Quốc Tế trong
hoạt động.

1.2 Những tiêu chí chọn lựa phóng viên vào làm việc ở ban Quốc Tế ở các toà
soạn(khảo sát trong năm 2005) :
- Yêu cầu về ngoại ngữ :
• Năm 2005 đánh dấu những bước chuyển mới trong quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của
Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới (nói rõ những biến đổi đó)
• Khả năng ngoại ngữ-mặt bằng chung về ngôn ngữ ở môi trường như TPHCM không còn dừng ở chỉ
mỗi tiếng Anh như trứơc kia .Một tầm mới trong sử dụng ngôn ngữ : biết từ 2 ngoại ngữ trở lên,
thông thạo đọc viết, dịch thuật và giao tiếp.
• So sánh tiêu chí ngoại ngữ trong công tác tuyển dụng năm 2005 với những năm trước đó ở ban
Quốc Tế : có gì nâng cao? Có gì khác biệt?có gì đổi mới?
• Yêu cầu mới này có ý nghĩa như thế nào trong vấn đề sử dụng nhân lực, khai thác thông tin Quốc
Tế từ nhiều nguồn khác nhau ?
• Những yêu cầu này có là quá lớn so với khả năng của phóng viên xin việc ở ban này trong năm
2005 ?
- Yêu cầu về nghiệp vụ báo chí :
• Hiện nay, đại học KHXH&NV TPHCM là một trong những nguồn chủ yếu cung cấp các cử nhân
Báo Chí cho các toà soạn. Tuy nhiên, tỉ lệ cử nhân báo chí làm việc trong ban này là bao nhiêu? Tỉ
lệ này nói lên điều gì trong công tác sử dụng phóng viên cho ban Quốc Tế?
• Nhận xét của các tổng biên tập, các trưởng ban và biên tập viên về yêu cầu nghiệp vụ báo chí của
phóng viên ban này (phỏng vấn).
• Từ đó, một vấn đề mới được quan tâm : PHÓNG VIÊN BAN QUỐC TẾ CÓ ĐƯỢC XEM LÀ
PHÓNG VIÊN BÁO CHÍ?
• Dẫn chứng các ý kiến, khảo sát các quan niệm và các luận chứng về vấn đề này của các đề tài
nghiên cứu khoa học trước đó, khảo sát ý kiến của các trưởng ban Quốc Tế, của các tổng biên tập,
của chính phóng viên báo chí
(thông quan phỏng vấn, ghi nhận và tham khảo tài liệu đề tài nghiên cứu, các sách về nghiệp vụ
báo chí, các tư liệu từ ban Quốc Tế 3 tờ báo).
• Quan điểm riêng của bản thân : PHÓNG VIÊN BAN QUỐC TẾ THỰC SỰ LÀ PHÓNG VIÊN
• Các luận chứng chứng minh và bảo vệ quan điểm vừa nêu trên
• Chính vì khẳng định quan điểm đó : tôi xem yêu cầu về nghiệp vụ báo chí là một yêu cầu bắt buộc
đối với phóng viên ban Quốc Tế, một tiêu chí để tuyển dụng.
• Khẳng định và khái quát một lần nữa : phương thức tuyển chọn của các toà soạn thực sự quan tâm
đến vấn đề xem phóng viên ban Quốc Tế thực sự là phóng viên.
(dẫn chứng từ tư liệu toà soạn)
- Yêu cầu về kiến thức chuyên môn nội dung phụ trách :
• Kiến thức chuyên môn : đó có phải là một vấn đề đã được các toà soạn chú ý quan tâm trong quá
trình tuyển chọn phóng viên cho ban Quốc Tế?
• Ý kiến cá nhân : Đây phải là một tiêu chí được chú trọng và ưu tiên.
Phóng viên làm về nội dung kinh tế phải thực sự hiểu biết sâu sắc về kinh tế để không gặp rắc rối
trong dịch thuật, sử dụng tin tức nước ngoài, cũng như biết cách nhìn nhận vấn đề sao cho không
làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, nền kinh tế quốc gia. Cũng như thế với phóng viên về các vấn
đề chính trị phải là người nhạy cảm với các vấn đề chính trị, thông hiểu luật pháp cũng như phải là
người có kiến thức vững vàng trong dự báo các vấn đề Quốc Tế cũng như biết cách lựa chọn các
loại tin chính trị, vùng chính trị phù hợp với nước mình, không gây ảnh hưởng xấu đến đất nước.
• Khảo sát ở các toà soạn : số lượng phóng viên có chuyên môn (ở đây xét đến trình độ Đại Học trở
lên với chuyên ngành đó mới xem là có chuyên môn),tỉ lệ, việc phân bổ họ trong công tác thế nào,
phù hợp hay không phù hợp.Phân công như vậy đã tạo ra thuận lợi và bất lợi như thế nào trong ban
Quốc Tế.
• Trong năm 2005, yêu cầu chuyên môn đó được xem là tiêu chí có ý nghĩa ra sao trong việc tuyển
dụng? Tỉ lệ phóng viên mới được tuyển có chuyên môn riêng so với phóng viên chỉ chuyên về báo
chí ?
1.3 Đào tạo phóng viên ban Quốc Tế sau khi tuyển dụng :
• Vấn đề đào tạo là vấn đề lớn của mỗi toà soạn để tạo ra những thế “chân kiềng” vững chãi và ổn
định cho hoạt động chung của toà soạn, ít gây ra rúng động trong những khoảng thời gian khắc
nghiệt nhất của mỗi tờ báo.
• Tuổi Trẻ là toà soạn đã xem vấn đề đào tạo phóng viên là một vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của toà soạn.Với ban Quốc Tế , cơ cấu đào tạo này ra sao?(sử dụng tư liệu từ toà soạn
này).
• Khái quát vấn đề này ở Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng.
• Chi tiết được giải quyết như sau :
1.3.1 Cơ chế đào tạo sau tuyển dụng ở các tờ báo ở TPHCM :
• Đối tượng đào tạo sau tuyển dụng được chú trọng nhất : Những cá nhân xuất sắc hay tất cả phóng
viên mới được tuyển ?
(Tư liệu ở các toà soạn cho biết về điều này ra sao?)
• Thời gian đào tạo ?
• Chuyên môn đào tạo được phân bố ra sao ?
• Đối tượng được đào tạo với các nội dung cụ thể ?
(sự lựa chọn, phù hợp với chuyên môn nào?)
• Đánh giá về ý nghĩa của việc đào tạo này
• Thành quả sau đào tạo có gì ? Những nét nhận thấy và những tiềm lực còn chưa được biết đến.
• Nội dung đào tạo quyết định điều gì trong đào tạo sau tuyển dụng, quyết định gì với hoạt động thực
tế của ban Quốc Tế ở các tờ báo ?
• Phát biểu của các tổng biên tập về mối quan tâm dành cho đào tạo phóng viên ở toà soạn nói chung,
phóng viên ban Quốc Tế nói riêng.
1.3.2 Nội dung đào tạo chủ yếu cho phóng viên ban Quốc Tế ở các toà soạn báo ở
TPHCM:
a) Ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn nội dung phụ trách:
• Yếu tố ngoại ngữ được đào tạo ra sao? Theo hướng tự phát triển của phóng viên hay theo
yêu cầu về chuẩn mực của toà soạn.
• Yêu cầu của mỗi toà soạn về số ngôn ngữ phóng viên phải thông thạo, mức độ thông thạo.
Khả năng sử dụng mà toà soạn chú ý đào tạo cho phóng viên: khả năng dịch thuật, giao tiếp
hay viết.
• Đánh giá của các tổng biên tập và trưởng ban Quốc Tế về vấn đề này.
• Phóng viên tự phát biểu và nhìn nhận về khả năng ngoại ngữ của bản thân mình trong tác
nghiệp.
• Những thay đổi về đào tạo mảng này trong năm 2005 cho phù hợp với thời điểm hội nhập
của đất nước.
b) Kiến thức cho tác nghiệp
• Với những phóng viên chưa bao giờ làm công tác báo chí ( trái ngành) thì nội dung đào tạo
tác nghiệp ra sao?
• Kiến thức đào tạo tác nghiệp này được đánh giá theo quy chuẩn nào?
• Thời gian và nội dung đào tạo chi tiết ở một toà soạn tiêu biểu
• Đánh giá chung về đào tạo kiến thức tác nghiệp
• Tự học tác nghiệp của phóng viên ban Quốc Tế như thế nào?
• Những khó khăn ban đầu trong quá trình học một nội dung mà các phóng viên này chưa
từng chạm đến.
• Hiệu quả sau đào tạo? Khả năng tác nghiệp đã có ý nghĩa ra sao trong việc làm của phóng
viên.
• Những “tai nạn nghề nghiệp’ trong thời gian vừa học vừa làm : khó khăn và sự tự khắc
phục.
c) Kiến thức sử dụng các thiết bị kĩ thuật cao trong tác nghiệp và khả năng tự
vạch kế hoạch tác nghiệp ở nơi xa.
• Đây là loại kiến thức đặc biệt trong tác nghiệp của phóng viên ban Quốc Tế mà thường chỉ đòi
hỏi ở phóng viên truyền hình.Yêu cầu ở mảng này gây thêm nhiều khó khăn và đòi hỏi đối với
phóng viên ban Quốc Tế
• Khả năng sử dụng các thiết bị kĩ thuật cao của các phóng viên học chuyên ngành báo chí ở Đại
học thường không cao vì nội dung đào tạo không chú trọng đến điều này.
• Điểm này thuận lợi thế nào với những phóng viên đã rất thông thạo việc sử dụng kĩ thuật cao
• Kiến thức sử dụng các thiết bị kĩ thuật cao trong tác nghiệp và khả năng tự vạch kế hoạch khi
tác nghiệp có vị trí thế nào trong công việc của phóng viên ban Quốc Tế
• Những tự đánh giá qua kinh nghiệm và những bài học của các phóng viên ban Quốc Tế về vấn
đề nêu trên.
• Khó khăn: các thiết bị kĩ thuật cao thay đổi từng giờ và thậm chí còn thay đổi cả trong những
điều kiện tác nghiệp khác nhau (có thể rất hiện đại ở toà nhà Quốc Hội nhưng lại không thể
kiếm ra ở vùng chiến sự...). Các yêu cầu về thích nghi và tự tác nghiệp ở nơi “xứ người” rất đa
dạng và thậm chí cực kì khắc nghiệt với phóng viên. Nếu không có khả năng tự động, tự thích
nghi, tự tìm kiếm và nhạy bén , những chuyến tác nghiệp trên đất lạ có thể mang lại nhiều nguy
hiểm cho phóng viên.
• Quan điểm và nội dung đào tạo những kĩ năng này cho phóng viên ở các toà soạn. (khảo sát từ
những năm đầu tiên và so sánh với năm 2005)
• Đào tạo có theo kịp với thực tế và tạo ra tối ưu cho phóng viên hay không?
• Thành quả đạt được và những sự kiện đáng ghi nhớ .
• Nhận định của trưởng ban Quốc Tế và tổng biên tập
1.3.3 Hiệu quả đào tạo(khảo sát tương ứng ở Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Giải
Phóng) :
a) Tiềm năng sau đào tạo :
• Đánh giá của tổng biên tập, của trưởng ban Quốc Tế và những phóng viên đang trực tiếp
làm việc ở ban này
• Thuận lợi mà phóng viên có được sau quá trình đào tạo
• Những thành tích đã đạt được và được ghi nhận trong những năm trước 2005.
• Khái quát liên kết giữa quá trình đào tạo với thành quả đó.
b) Hiệu quả thể hiện trên những trang viết (Theo dõi và ghi nhận từ tư liệu báo
chí ở mảng Quốc Tế trong năm 2005)
• Những sự kiện khác biệt mà ban Quốc Tế ở các toà soạn đã làm được “khác biệt” với những
năm trước đó
• Những sự kiện lớn mà ban Quốc tế đã đeo đuổi và đạt được những thành công trong phản ánh
sự kiện và nhận được tình cảm của bạn đọc
• Quan sát, ghi nhận và tổng kết nét nổi bật của trang tin Quốc Tế trong năm 2005
1.3.4 Đào tạo phóng viên dịch chuyển khác so với đào tạo phóng viên mới tuyển
dụng ở ban Quốc Tế
• Những khác biệt về trình độ, khác biệt về tập quán hoạt động, những vị trí mà các phóng viên sẵn
có ở toà soạn được bố trí chuyển về ban Quốc Tế
• Trong năm 2005,điều này có thay đổi ra sao so với từ hồi mới thành lập ban Quốc Tế
• Thuận lợi của phóng viên đã quen công việc báo chí so với phóng viên mới tuyển,kinh nghiệm
trong tư duy tin tức và chọn lọc nội dung tin đưa.
• Những bất lợi về khả năng, thời gian công tác và tư duy không mới.
• Sơ nét về vấn đề đào tạo phóng viên sẵn có chuyển qua ban Quốc Tế.
• Những vị trí họ nắm giữ
• Ý nghĩa của vị trí và sự chuyển đổi đó
• Ý kiến của các tổng biên tập và các phóng viên đó
(phỏng vấn)
2. Kết luận:
• Ý nghĩa của công tác đào tạo phóng viên ban Quốc Tế trong việc tạo ra một “bệ phóng” lớn cho đội
ngũ phóng viên sau này phải hoạt động trong môi trường Quốc Tế thường xuyên
• Năm 2005 là một bước chuyển, khái quát ý nghĩa của bước chuyển này.
• Tiểu kết
Chương 3 : Tác nghiệp của phóng viên ban Quốc Tế ở ba tờ báo Tuổi Trẻ,
Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng trong năm 2005:
• Một lần nữa khẳng định công việc phóng viên thực sự của phóng viên ban Quốc Tế theo những luận
điểm và luận chứng đã nêu và dẫn ở chương 1(phần 1.2).Chính vì thế, việc khảo sát về tác nghiệp,
về lao động phóng viên của phóng viên ban Quốc Tế thực sự là vấn đề tất yếu để có thể có cái nhìn
đúng đắn về công việc của họ.
1. Khái quát chung về kĩ năng tác nghiệp ở nơi xa của phóng viên ban Quốc Tế :
1.1 Khảo sát xã hội học về vấn đề này:
• Ý nghĩa của khảo sát xã hội học này, nội dung nhắm đến của cuộc khảo sát.
• Khảo sát đựơc tiến hành trong thời gian nào, mẫu chọn khảo sát ra sao?
1.2 Thống kê và khái quát :
• Thời gian tiến hành khảo sát
• Mẫu chọn khảo sát, số lượng mẫu?
Số phiếu phát ra , số phiếu thu vào
• Nội dung và ý nghĩa những con số khảo sát
a) Ngoại ngữ :
• Bảng biểu
• Tỉ lệ phần trăm
• Đánh giá ý nghĩa của tỉ lệ này : số người thông thạo 1 ngoại ngữ, nhiều ngoại ngữ, những ngoại ngữ
nào đựơc ưu tiên sử dụng nhiều nhất.
• Lí do của việc khai thác và sử dụng những ngoại ngữ đó trong con6g tác chọn lọc và viết bản tin
Quốc Tế.
• Nhìn nhận của các trưởng ban Quốc Tế về vấn đề này.
(phỏng vấn)
b) Kĩ năng tác nghiệp:
• Bảng biểu
• Tỉ lệ phần trăm
• Đánh giá ý nghĩa của tỉ lệ này : số lượng cử nhân báo chí , những phóng viên từng có kinh
nghiệm tác nghiệp trước khi làm việc ở ban này. Quá trình đào tạo đã làm nên kết quả thế nào?
• Ý nghĩa của kĩ năng tác nghiệp được các phóng viên tự nhìn nhận rao sao qua kinh nghiệm, qua
quá trình lao động.
c) Khả năng sử dụng phương tiện kĩ thuật cao và tự vạch kế hoạch:
• Bảng biểu
• Tỉ lệ phần trăm
• Số lượng phóng viên sử dụng thành thạo các thiết bị kĩ thuật cao và có khả năng làm việc hoàn
toàn độc lập.
• Công việc thường xuyên của phóng viên có thế mạnh này ở ban Quốc Tế.
• Ghi nhận từ thực tế tác nghiệp
2. Nội dung các nguồn tin quốc tế mà phóng viên ở các ban Quốc Tế chú trọng
Khai thác nội dung từ luận văn tốt nghiệp cử nhân báo chí của sinh viên Triệu Thanh Lê, khoa Ngữ Văn &
Báo Chí, Đh KHXH&NV TPHCM với những tranh luận riêng.
- Lĩnh vực chủ đạo :
• Trước kia là thời sự chính trị xã hội
• Sau này, những vấn đề khác như khoa học, sức khoẻ,môi trường, từ thiện, sinh hoạt văn hoá các
vùng đất cũng được quan tâm
• Lĩnh vực chủ đạo được khai thác trong năm 2005. Lí do của lĩnh vực được khai thác này.
- Khu vực địa lý được quan tâm nhất :
• Những điểm nóng của thế giới (trong năm 2005 là những nơi nào?)
• Tỉ lệ khảo sát được từ tư liệu của các toà soạn trong năm 2005 ở các châu lục trên thế giới.
• Nguồn tin tự khai thác của tờ báo hướng đến khu vực nào nhiều nhất (chú ý đặc biệt vào việc đưa
phóng viên ra nứơc ngoài).
• Những khu vực gần gũi với tình hình trong nước.Sự quan tâm của các toà báo với nội dung này ra
sao?
• Ý nghĩa của việc “khoanh vùng” nguồn tin được sử dụng.
• Thế mạnh của mỗi toà soạn với mỗi khu vực khác nhau trên thế giới. Nguồn công tác viên, phóng
viên thường trú có ý nghĩa ra sao trong vấn đề này.
- Thể loại báo chí thường sử dụng ở các trang mục của ban Quốc Tế:(từ Luận văn)
• Tin ngắn
• Tin vắn
• Tin tổng hợp
• Tin bình luận
• Khảo sát thêm của cá nhân
• Những thay đổi trong năm 2005 so với các năm trước
- Ý nghĩa chính trị của việc chọn lựa đó :
• Phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước : trước đây chỉ quan tâm đến chính trị, nhưng khi trình
độ dân trí ngày càng cao họ càng đòi hỏi nhiều thông tin ở các mảng sức khoẻ, khoa học, văn hoá
văn nghệ...
• Ý nghĩa của các bản tin Quốc Tế là hướng đến việc phát triển tư duy hội nhập cho quần chúng nhân
dân theo định hướng của nhà nước trong giai đoạn đổi mới
• Tạo nên nếp sống, nếp nghĩ văn minh và phát triển cho một bộ phận dân cư còn sống trong tình
trạng thông tin chỉ cục bộ trong đất nước.
• Tư tưởng và lập trường chính trị của các toà soạn trong việc lựa chọn này ra sao.
• Việt Nam có vị thế nào trong những nội dung tin đó,làm sao cho thấy được một Việt Nam hoà hiếu,
sẵn sàng bắt tay cho hợp tác hoà bình và cùng nhau phát triển với các quốc gia trên thế giới. Định
hướng Chủ Nghĩa Xã Hội ?
3.Khai thác nguồn tin quốc tế
3.1 Vị trí , dung lượng của phần tin quốc tế trên ba tờ báo :
• Khảo sát thông qua hình thức, cách bố trí trang mục, ý nghĩa của việc bố trí đó đối với nội dung
trang tin Quốc Tế.
• So sánh vị trí của phần tin Quốc Tế trên ba tờ báo, ý nghĩa này bị chi phối ra sao bởi định hướng
riêng của mỗi tờ.
3.2 Nguồn tin từ tổng hợp, dịch thuật từ các tạp chí, trang tin, kênh truyền hình
nước ngoài :
- Mật độ của loại nguồn tin này trên tổng số bài viết trong năm 2005
• So sánh giữa các tờ báo để nhận ra cách sử dụng và những yếu tố mang tính “ngầm” mà mỗi toà báo
hướng đến.
- Nguồn tin từ các hãng tin quan trọng được các tờ báo lựa chọn sử dụng :
• Các hãng tin có mua tin
• Các hãng tin không mua tin mà chỉ khai thác miễn phí qua internet
• Nguồn ảnh nước ngoài
- Nguồn tin từ các cơ quan thông tấn tại đại sứ quán:
• Được khai thác trên cơ sở nào
• Cách thức mỗi toà soạn sử dụng mối liên hệ này
• Nguồn tin này có vị trí ra sao trong toàn bộ bản tin Quốc Tế trên mỗi số báo.
• Độ kịp thời và tính “nóng” của loại tin này so với nguồn tin đựơc mua và khai thác trực tuyến.
- Vấn đề bản quyền trong loại nguồn tin này:
• Đối với tin mua : đây là hoạt động trao đổi mua bán thông tin hợp pháp.Nó còn chứng tỏ mức độ tin
cậy của nguồn tin cũng như tiềm lực rất lớn của tòa soạn đó.
• Dẫn chứng về các nguồn tin mà 3 toà soạn có mua (hoặc không có thì không đề cập)
• Đánh giá về các nguồn tin mua : sự độc quyền, hợp pháp và vị thế của hãng tin hợp tác với toà soạn
đó.
• Đối với nguồn tin khai thác miễn phí trên Internet : Những thông tin đã đựơc tung lên và có thể
download về để sử dụng thì đó đã là những thông tin miễn phí.Việc sử dụng các thông tin này
không có gì trái pháp luật.Hơn nữa, các phóng viên cũng phải xử lí , tổng hợp và viết lại thông tin
với sự chọn lọc riêng dành riêng cho bạn đọc người Việt.
• Theo quan điểm cá nhân , tôi không xem đây là hoạt động vi phạm tác quyền.
• Những luận chứng bảo vệ ý kiến trên.
• Nguồn ảnh nước ngoài : Đây là vấn đề gây tranh cãi vì chúng ta đã tham gia vào công ước Berne về
tác quyền. Những bức ảnh được quy định phải mua bản quyền mới được sử dụng thường được đưa
lên mạng internet với hình thức là ảnh nhỏ, ảnh có độ phân giải rất thấp,không thể chỉnh sửa hoặc
có chi tiết thông tin bảo vệ, có ghi chú tên tác giả và các nội dung tác quyền liên quan.
• Nhưng nhu cầu sử dụng ảnh của chúng ta còn chưa cao. Một bức ảnh có độ phân giải thấp ta vẫn có
thể sử dụng vào làm 1 bài báo, minh hoạ cho một vấn đề. Nên ta vẫn khai thác những ảnh này mà
không làm tròn nghĩa vụ tác quyền với tác giả ảnh.
• Đây là 1 vấn đề còn gây tranh cãi
• Nêu 1 số ý kiến tranh cãi
• Ý kiến và bảo vệ của bản thân.
3.3 Nguồn tin do ban Quốc Tế tự chủ động khai thác và trực tiếp thực hiện :
- Mật độ của loại tin bài này trong tổng sổ bài viết trong năm 2005
• Không nhiều (cụ thể)(
• Ý nghĩa lớn , lạ và thu hút nhiều bạn đọc
• Không có sự nóng hổi của tin tức nhưng có sự nóng của vấn đề, hơi thở của sự sống trong trang viết
thu hút bạn đọc nhiều hơn.
- Cử phóng viên đến quốc gia sở tại có nguồn tin :
• Trong 3 toà soạn, toà soạn nào chú ý đến vấn đề này nhiều nhất?
• Tại sao?
• Tiềm lực từ tự thân ban Quốc Tế quyết định bao nhiêu đến việc cử phóng viên đi như vậy?
• Các tổng biên tập, trưởng ban Quốc Tế nói gì về điều này.
• Phỏng vấn các phóng viên đã từng đi các công tác này
• Tại sao với nội dung tin đó họ được cử đi
• Thành quả đạt đựơc sau các chuyến đi.
• Các bài viết tiêu biểu
- Khai thác từ các phát ngôn viên của các cơ quan cấp cao của nước ngoài đang đóng
trụ sở trong nước :
• Đánh giá về nguồn tin này : rất quan trọng,vì các cơ quan này đều có quan hệ trực tiếp đến các vấn
đề kinh tế, chính trị, xã hội...đang diễn ra trên nước ta.
• Các phỏng vấn từ các phát ngôn viên của các cơ quan đó
• Nguồn tin này các toà soạn lấy bằng cách nào? Dựa trên quan hệ ra sao? Vấn đề mua tin?
• Nguồn tin này thường tập trung ở mảng nào? Ý nghĩa với cục diện và ảnh hưởng đến lợi ích quốc
gia ra sao?
• Trong năm 2005, những nét nổi bật mà nguồn tin này đã làm nên.
- Internet, phương tiện truyền thông kĩ thuật cao góp phần vào việc thu nhận nguồn
tin và truyền tin dễ dàng hơn cho phóng viên tác nghiệp ở xa.
• Nguồn tin từ các thông tín viên, phóng viên ở nước ngoài
• Ý nghĩa và nội dung nguồn tin này thường xuyên hướng đến: Ảnh hưởng đến đời sống văn hoá xã
hội và những sự giao lưu thông tin trong giai đoạn mở cửa, thay đổi nhận thức từ những bài học
thực tế nhất mà các phóng viên thường trú này đem lại.
• Độ tin cậy của các nguồn tin miễn phí và không có bản quyền: TRANH CÃI
• Những “hậu quả”
• Trong năm 2005, hàm lượng loại thông tin này trong tổng quan cả bản tin Quốc Tế.
• Các kĩ thuật hiện đại đã được sử dụng để thu nhận loại tin này.
• Đánh giá chung
3.4 Mật độ các kĩ năng phóng viên ban Quốc Tế sử dụng
(đánh giá qua khảo sát xã hội học đã thống kê ở phần 1 chương 3)
- Kĩ năng nghiệp vụ báo chí
- Ngoại ngữ
- Kĩ năng sử dụng các thiết bị kĩ thuật cao và tự vạch kế hoạch khi tự thân tác nghiệp
ở nước ngoài.
3.Lao động phóng viên của phóng viên ban Quốc Tế khác gì so với phóng viên các
ban khác.
3.1 Vị trí của phóng viên ban Quốc Tế ở một toà soạn báo hiện nay :
• Một ban Quốc Tế đã được thành lập và hoạt động chuyên môn hoá, chứ không còn mang ý nghĩa
“kèm theo” như trước.
• Vị thế của ban Quốc Tế ngày càng được khẳng định .Trong bước ngoặt năm 2005 và những năm
sau này vị trí của ban Quốc Tế sẽ càng được củng cố.
• Lương và các chế độ phụ cấp, các loại lương và mức lương.
những ưu tiên danh cho họ trong tác nghiệp.
3.2 Cường độ làm việc của phóng viên ban Quốc Tế so với phóng viên ở các ban
khác ở các toà soạn:
• Số giờ/ngày
• Yêu cầu về số lượng bài viết, chất lượng bài viết...
• Những thời gian khác khi công tác xa, ưu đãi và nghĩa vụ.
• Những ưu đãi trong nghỉ ngơi sau công tác.
• Những trường hợp “đặc biệt”.
3.3 Độ nhạy cảm chính trị của phóng viên ban Quốc Tế khi lựa chọn tin bài
• Độ nhạy cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
• Kiến thức chuyên ngành khiến tư duy này trở nên nhạy cảm.
• Kinh nghiệm nhiều năm trong việc viết và lựa chọn thông tin.
• Khả năng dự báo những chuyển biến của thông tin dẫn đến lựa chọn chính xác.
• Đánh giá của các phóng viên về khả năng này của bản thân.
• Xác định độ nhạy cảm chính trị và những yêu cầu về tư tưởng trong nguồn tin của Tổng biên tập,
trưởng ban Quốc Tế, ban biên tập.
• Vai trò của độ nhạy cảm chính trị trong mỗi bản thân phóng viên ban Quốc Tế. Ý nghĩa trong tác
nghiệp.
3.4 Bồi dưỡng ngôn ngữ trong tác nghiệp
• Bồi dưỡng bằng việc theo học riêng và theo đào tạo của toà soạn
• Bồi dưỡng bằng quá trình công tác
• Những yêu cầu mới trong quá trình hội nhập : đánh giá những yêu cầu mới này theo phân tích nội
dung một loại tin tiêu biểu đặc biệt có ý nghĩa trong năm 2005 và các năm sau này : các bài phỏng
vấn trực tiếp.( thể hiện khả năng giao tiếp, tư duy bằng ngoại ngữ, viết bài bằng ngoại ngữ...)
• Tai nạn nghề nghiệp có liên quan đến vấn đề ngôn ngữ.
• Cách khắc phục
• Bồi dưỡng ngôn ngữ là quá trình liên tục, bắt buộc và mang tính tự thân nhiều.
3.5 Đối tượng phóng viên ban Quốc Tế thường tiếp xúc trong tác nghiệp ở các toà
báo :
• Các quan chức chính phủ, quan chức cấp cao nước ngoài
• Các doanh nghiệp nước ngoài
• Các nghệ sĩ, cầu thủ...đến Việt Nam hay có ảnh hưởng đến đời sống văn hoá Việt Nam đương đại.
• Tội phạm quốc tế bị bắt ở Việt Nam
• Trong năm 2005, những đối tượng có gì thay đổi, có gì mới và gia tăng ra sao?
• Đòi hỏi gì ở phóng viên ban Quốc Tế khi tiếp xúc với các đối tượng đó?Yêu cầu gì cần phải được
chú ý để những cuộc gặp gỡ với các đối tượng như vậy tiến hành thuận lợi.
3.6 Những nguy cơ, rủi ro trong tác nghiệp đối với phóng viên ban Quốc Tế :
• Những nguy cơ từ các vùng chiến sự khi tác nghiệp ở xa
• Nguy cơ, rủi ro trong vấn đề luật pháp địa phương quốc gia bản xứ.Những tai nạn trong vấn đề này
đã gặp phải trước kia.
• Nguy cơ từ các nguồn tin miễn phí : Sai lệch, thiên về mưu mô và ý đồ chính trị, thiên về bóp méo
sự thật và gây xung đột tôn giáo, quốc gia...
• Khả năng bị kiện về tác quyền.
• Tai nạn : “trong nghề mới hiểu”
• Ứng xử của các toà soạn báo với những vấn đề này.
• Sự nhìn nhận và cải cách đã được tiến hành ra sao? Đã làm trong năm 2005 chưa?
Chương 4 : Hướng phát triển và tầm quan trọng của ban Quốc Tế ở các tờ báo .
Tương lai có gì ?
1.Cạnh tranh với báo hình và báo mạng và các tờ báo in khác ở mảng Quốc Tế
• Thế mạnh của báo hình: Trực quan sinh động, hấp dẫn vì khả năng biểu hiện rất cao.
• Thế mạnh của báo mạng: Tức thời, nhanh chóng, vượt qua cách trở địa lí và quốc gia, lãnh thổ...
• Báo in – một thể loại không thể thay thế: dù chậm hơn, ít trực quan sinh động hơn, ít “đất” và ít linh
động hơn nhưng trang tin Quốc Tế trên các tờ báo in lớn này vẫn thể hiện rõ sức mạnh của mình
trong độ sâu sắc của bản tin, nền tảng nìêm tin vững chắc (dã in lên báo giấy là không thể sửa đổi
gì, phải chắc đúng mới in), sự bình dân và phổ thông với mọi tầng lớp trong xã hội.
• Báo in vẫn đóng vai trò rất lớn trong việc định hướng tư tưởng nhân dân để nước ta hội nhập và
phát triển thật tốt.
2. Đổi mới để phù hợp với giai đoạn hội nhập
• Sự nhanh chóng và tức thời của thông tin trên báo in đã có nhiều tiến bộ.
• Hơi thở “thực” của các bản tin Quốc Tế do phóng viên các báo tự thực hiện đã làm nên sự hấp dẫn
không thể thay thế của các thông tin đó.
• Lạ nhưng vẫn phù hợp, vẫn mang tính giáo dục cao chứ không biến mình thành “lá cải”. Thể hiện
tiếng nói bền vững trong nhân dân

3. Chủ động trong đưa tin .


• Làm mới mình, chủ động trước những sự kiện.
• Chủ động định hướng thông tin thật đúng cho dư luận.
• Dù phần tin Quốc Tế ít nhiều còn là “xứ lạ quê người” với người Việt nhưng đã trở thành món ăn
tinh thần không thể thiếu để bạn đọc tự tìm kiếm những sáng tạo trong thời kì đổi mới: Báo Chí chủ
động trong giáo dục tư duy hội nhập.
Chương 5: Kết luận
1. Ý nghĩa, vai trò của ban Quốc Tế trong một tờ báo:
• Nêu từ các tư liệu ở các toà soạn.
• Ý kiến cá nhân.
2. Tầm quan trọng trpng tiếp nhận, đào tạo phóng viên ở ban này
• Đào tạo và sử dụng phóng viên trong tiêu chí hướng đến những nền tảng vững chắc cho một ban sẽ
là rất quan trọng trong những năm sau này.
3.Tương lai rộng mở
• Việt Nam dã trở thành một phần được cả thế giới chú ý đến. Sự chú ý đó sẽ đem lại cả những tác
động.Ban Quốc Tế khi ấy sẽ không chỉ đơn thuần là tổng hợp tin, đưa tin ở các nước ngoài mà sẽ
còn làm nhiệm vụ đưa Việt Nam hoà nhập vào sân chơi thế giới đó, với sự công bằng và bảo vệ
niềm tin Việt Nam
• Nghề phóng viên trong ban Quốc Tế : cơ hội đựơc làm việc một cách năng động, chuyên nghiệp
nhưng đầy những thách thức.

You might also like