You are on page 1of 3

Đề tài :

Hoạt động nghiệp vụ của phóng viên ban Quốc Tế ở một số tờ báo ở TP Hồ Chí Minh
(Khảo sát ở ba tờ báo TUỔI TRẺ, THANH NIÊN, SÀI GÒN GIẢI PHÓNG trong năm
2005)

1. Lý do chọn đề tài :
Những phần tin quốc tế thường chỉ nằm vẻn vẹn từ 1 đến 2 trang trong một tờ báo tin
tức dày từ 18- 20 trang . Nhưng không phải vì thế mà phần tin Quốc Tế trở thành
phụ, thành không quan trọng. Đối với riêng tôi, phần tin Quốc Tế trên mỗi tờ báo tin
tức thực sự là một “món lạ” trong bữa ăn tri thức không thể thiếu mỗi ngày. Nếu như
những trang tin trong nước trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân con
người Việt, trực tiếp ảnh hưởng tới nhận thức và hành động của một cá nhân sinh
viên như tôi thì phần tin Quốc Tế lại có ý nghĩa như một ống kính góc rộng mở tầm
nhìn ra xa mãi tận những chân trời mình chưa từng đặt chân đến.
Đọc phần tin Quốc Tế, đọc những bản tin viết bằng tiếng Anh, đó là một cách tôi
thưởng thức thông tin theo kiểu sinh viên báo chí. Ấn tượng lạ về mỗi vùng đất, mỗi
không gian khác hẳn Tổ Quốc mình có ý nghĩa thật sự to lớn trong việc học tập cách
nhìn nhận và đánh giá các thông tin, sự kiện đối với những sinh viên của thời đại mở
cửa như chúng tôi hôm nay.
Tôi chọn đề tài về hoạt động nghiệp vụ của phóng viên ban Quốc Tế ở ba tờ báo in
lớn ở TP.HCM như một thúc bách tự thân tìm đến để một phần nào đó được hiểu,
được biết ơn những phóng viên đã thổi hồn vào những phần tin “xa lạ” để chúng trở
thành người bạn tri thức cho chúng tôi.
Mỗi sự phát triển đều mang trong mình sự khởi đầu, những nhọc nhằn, gian truân ,
những bước ngoặt và cả vinh quang. Đối với những phóng viên làm phần tin Quốc Tế
cũng vậy. Thật khó khăn trong những ngày đầu thực hiện chính sách của Đảng và nhà
nước hướng đến đổi mới, hội nhập, giao lưu kinh tế , văn hoá. Giai đoạn “đóng cửa”
qua đi với những cơn chuyển mình đau đớn và vinh quang với ngành báo chí nói
chung và với ban Quốc Tế nói riêng. Sự phát triển mới, những bước đi mới, những
thách thức mới, tất cả đều đè nặng lên vai những người phóng viên làm phần tin
Quốc Tế. Nhìn vào năm 2005, với những sự kiện nổi bật và những bước chuyển mình
vĩ đại của dân tộc thực sự đã là những yếu tố nâng cao vai trò, tầm vóc của những
trang tin Quốc Tế giữa hàng chục trang về những vấn đề trong nước . Nhân dân cần
tự nâng cao nhận thức về vai trò của cá nhân mình và đất nước trong bước ngoặt lịch
sử này – đó là yêu cầu thực sự mà độc giả gửi tới những phóng viên làm trong ban
Quốc Tế .
Một vấn đề không kém quan trọng mà nhiều sách vở và đề tài luận văn của sinh viên
báo chí đã đề cập đến nhưng lại ở tình trạng còn tranh cãi :phóng viên ban quốc tế ở
Việt Nam đã thực là phóng viên hay chưa ? Công việc của họ liệu có phải là công
việc chính thức của một nhà báo? Việc thừa nhận phóng viên ban Quốc Tế là phóng
viên hay không thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của các toà
soạn trong công tác phát triển ban này. Đồng thời, qua cách đánh giá đó, các nội dung
đào tạo ngành báo chí ở mảng này sẽ đi theo hướng nào? Trong nội dung của đề tài,
một lần nữa tôi lật lại vấn đề, xem xét các khía cạnh và cố gắng đưa ra một lí giải
theo quan điểm của riêng mình về nội dung còn gây tranh luận này nhằm góp thêm
một quan điểm nhìn nhận về công việc đặc thù này.
Và, thật đặc biệt, khi thế giới trở nên “phẳng”, mọi khoảng cách được thu hẹp với tốc
độ chóng mặt bởi công nghệ trong truyền thông đại chúng đã có những bước phát
triển vượt bậc, internet, các kĩ nghệ truyền thông đa phương tiện (multimedia) cùng
lúc đã làm bệ phóng mạnh mẽ giúp cho hoạt động của ban Quốc Tế ở các tờ báo trở
nên mạnh mẽ, tự chủ và thật sự sôi nổi.
Tuy nhiên, cũng trong “thế giới phẳng” đó, vấn đề tác quyền trở nên quan trọng và
nóng hổi hơn bao giờ hết. Internet đã xoá nhoà khoảng cách biên giới, xoá nhoà cả sự
cách trở không gian và thời gian. Thông tin dành cho tất cả mọi người và mọi quốc
gia. Vậy thông tin mà các phóng viên ban Quốc Tế khai thác không qua việc mua bản
quyền từ các hãng tin lớn trên thế giới có phải là một kiểu vi phạm tác quyền? Trong
khi nước ta đã kí vào công ước Berne về quyền tác giả và nước ta đã bước vào sân
chơi chung WTO toàn cầu thì vấn đề này đã và đang được nhìn nhận ra sao? Tôi thực
sự quan tâm đến vấn đề này khi các nội dung khác như âm nhạc, văn chương...đã chú
ý nhiều đến vấn đề tác quyền.Trong khi đó, báo chí và các mảng tin quốc tế vẫn chưa
quan tâm nhiều lắm đến ý nghĩa tác quyền này.Tôi cũng xin đưa ra vấn đề tác quyền
như một tranh luận trong đề tài của mình với những lí giải riêng.
Và cuối cùng, những trang tin Quốc Tế là niềm say mê của riêng tôi Việc được hiểu
rằng những trang tin đó đã ra đời từ những bàn tay lao động ra sao thực sự cuốn hút
tôi, và tôi chọn đề tài này để thoả mãn cho sự “bị” lôi cuốn đó của bản thân mình.
Đó là những lí do cơ bản khiến tôi chọn đề tài này, với sự quan tâm thực sự đặc biệt
dành cho báo viết .
2.Giới hạn nghiên cứu :
Đề tài chú trọng nội dung nghiên cứu và hoạt động nghiệp vụ của phóng viên ở ban
Quốc Tế, tức tập trung vào yếu tố con người chứ không phải nhấn mạnh ở nội dung
phần tin Quốc Tế trên các tờ báo in. Vì khả năng còn hạn chế nhiều và một phần do
yếu tố thời gian, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trên ba tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên
và Sài Gòn Giải Phóng trong thời gian giới hạn gói gọn trong năm 2005, một năm với
nhiều sự kiện và bước ngoặt lớn mà các hoạt động Quốc Thế ảnh hưởng thực sự sâu
sắc đến Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Thu thập tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển cũng như hoạt động trong năm
2005 của ban Quốc Tế ở ba tờ báo.
Thu thập và phân tích tư liệu từ các trang tin Quốc Tế của ba tờ báo trong năm 2005.
Thực hiện điều tra xã hội học dành cho phóng viên hoạt động ở ban Quốc Tế của ba
tờ báo với nội dung xoay quanh hoạt động nghiệp vụ, khả năng tác nghiệp và những
đặc trưng khác biệt của lao động phóng viên ban Quốc Tế so với phóng viên các ban
khác ở các toà soạn.
Phân tích, tổng hợp các tư liệu đã có, viết bài và viết báo cáo.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài :
Tính đến nay, đã có những đề tài nghiên cứu về nội dung nguồn tin Quốc Tế trên các
tờ báo in và một số đề tài về phần tin Quốc Tế của đài truyền hình nhưng vẫn chưa có
một đề tài nào thực sự chú trọng đến yếu tố con người trong mảng hoạt động Quốc Tế
ở các tờ báo ở TPHCM. Trong khả năng hạn hẹp, chúng tôi cố gắng đưa ra những nội
dung cơ bản nhất khái quát tổng thể nội dung hoạt động Quốc Tế ở ba tờ báo ở
TPHCM trong năm 2005.
5. Ý nghĩa của đề tài :
Với kiến thức hạn hẹp của một sinh viên, tôi chỉ mong đề tài có thể góp phần đưa ra
một hình dung khái quát về hoạt động của phóng viên ban Quốc Tế ở các tờ báo và
giúp được điều gì đó cho công tác sắp xếp, chỉ đạo và chăm sóc hoạt động của phóng
viên ban Quốc Tế ở các tờ báo .
Đề tài cũng cố gắng cung cấp một lượng thông tin cần thiết để sinh viên báo chí có
thể hình dung ra rõ ràng hoạt động nghiệp vụ của phóng viên ở ban Quốc Tế nhằm
giúp những sinh viên có đam mê với công việc này có thể có thêm một tham khảo
cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình thêm phần vững chắc.

You might also like