You are on page 1of 4

Bài tập Vật lý 11 – Điện học

Tô Lâm Viễn Khoa


Phần 1 Điện học – Điện từ học 11Đ
Chương 1 Dòng điện không đổi 11Đ-1C
Dạng bài Mô tả Mức độ Số lượng
11Đ-1C3.1 Định luật Ohm trong đoạn mạch Bắt đầu 6

11Đ-1C 3.1: Bài tập về định luật Ohm trong đoạn mạch

1. Một mạch điện gồm 2 điện trở R1 = R2 = 200 Ω được mắc vào một hiệu
điện thế U = 200V. Vẽ hình và tìm cường độ dòng điện qua mạch chính
và các mạch nhánh trong 2 trường hợp:
a. 2 điện trở mắc nối tiếp
b. 2 điện trở mắc song song
ĐS: a. 0,5A ; b. 2A
2. Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = R2 = 100 Ω và một điện trở R3 = 50
Ω được mắc vào một hiệu điện thế U = 100V. Vẽ hình và tìm cường độ
dòng điện qua mạch chính và mạch nhánh trong các trường hợp :
a. R1 nt R2 nt R3
b. R1 // R2 // R3
c. (R1 nt R2) // R3
d. (R1 // R2) nt R3
ĐS : a. 0,4A ; b. 4A ; c. 2,5A ; d. 1A
3. Một mạch điện gồm 4 điện trở R1 = R3 = 100 Ω và R2 = R4 = 50 Ω, được
mắc vào một hiệu điện thế U = 50V. Vẽ hình và so sánh cường độ dòng
điện qua mạch chính trong các trường hợp :
a. (R1 nt R3) // (R2 nt R4)
b. (R1 // R2) nt (R3 // R4)
ĐS : a. 0,75A ; b. 0,75A
4. Một mạch điện được cho như hình vẽ :
R1 R3

R2 R4

Đặt hiệu điện thế UAB = 200V vào 2 đầu mạch điện.
R1 = 100 Ω, R2 = 80 Ω, R3 = 50 Ω.
a. Dòng điện trong mạch chính là 1A, tìm giá trị R4.
b. Xác định U giữa hai đầu mỗi điện trở.
ĐS : a.
5. Một mạch điện như hình vẽ :
R1 R3

R2 R4

R1 = 1,2R2 = 1,5R3 = 2R4 = 100 Ω

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 02/11/2008


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa
a. Dòng điện qua R1 là 1,5A. Xác định hiệu điện thế UAB đặt giữa 2
đầu đoạn mạch.
b. Người ta muốn dòng điện trong mạch giảm xuống 1A thì cần
phải đặt thêm một điện trở như thế nào và mắc ra sao vào
mạch ?

6. V
R4 R5

R1 R2 R3
A1

R6
A2

R1 = R3 = R5 = 100 Ω; R2 = R4 = R6 = 80 Ω
Vôn kế chỉ giá trị 100V. Tìm số chỉ các Ampe kế.

11Đ-1C 2.1: Bài tập về CDDD – suất điện động

1. Một điện lượng 6 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn
trong khoảng thời gian 2 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
này.
ĐS: 3 mA
2. Cường độ dòng điện trung bình đi qua mạch là 6 A. Hỏi trong
khoảng thời gian 0,5 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây là
bao nhiêu?
ĐS: 3 C
3. Suất điện động của một pin là 1,5 V. Tính công của lực lạ khi dịch
chuyển điện tích 4 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.
ĐS: 6 J

11Đ-1C 2.2: Bài tập về công và công suất điện

4. Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường 2
A chạy qua một dây dẫn điện trong thời gian 20p, biết hiệu điện thế giữa
2 đầu dây là 10 V.
ĐS: 12000 J; 20 W
5. Sử dụng một ấm điện có công suất 300 W để đun sôi 2 lít nước từ
nhiệt độ 20 0C. Bỏ qua hao phí do toả nhiệt. Tính thời gian để đun sôi.
Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.độ
ĐS:
6. Một bóng đèn được đặt vào một hiệu điện thế 20 V thì có dòng điện
0,8 chạy qua nó. Tính công suất tiêu thụ của bóng đèn và điện năng mà
bóng đèn sử dụng để thắp sáng trong thời gian 15p biết hiệu suất thắp
sáng là 90%.
ĐS:
7. Một bóng đèn có ghi trên đó là 200V – 300W.
a. Tính điện trở của bóng đèn.
b. Lắp bóng đèn vào mạch điện có hiệu điện thế 100 V. Tính công
suất tiêu thụ của đèn và lượng điện năng mà nó tiêu thụ trong 30 phút.

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 02/11/2008


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa
ĐS:
8. Một bếp điện có tổng điện trở là 500 Ω, được đặt vào một hiệu điện
thế 200 V. Đặt lên bếp một ấm nước có chứa 1,5 lít nước ở nhiệt độ 25
0
C.
a. Bỏ qua hao phí để làm nóng ấm. Hỏi nước sôi sau bao lâu. Cho
nhiệt dung riêng của nước là 4200 J.kg/độ.
b. Nếu muốn thời gian đun nước giảm đi một nửa thì ta phải tăng
hiệu điện thế lên thành bao nhiêu?

9.

11Đ-1C 2.2: Bài tập về định mức

10. Cho một đoạn mạch điện có sơ đồ rút gọn như sau (R1 // R2) nt (R3 //
R4). Trong đó R1 = R3 = 30 Ω; R2 = R4 = 60 Ω.
a. Vẽ hình.
b. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 120 V. Xác định
giá trị cường độ dòng điện toàn mạch.
c. Thay R4 bằng một bóng đèn thì thấy đèn sáng bình thường mà
cường độ dòng điện toàn mạch cũng không đổi. Xác định các
giá trị định mức của đèn.

11. Có hai bóng đèn (120V – 60W) giống nhau y hệt.


a. Xác định điện trở và cường độ dòng điện định mức của đèn.
b. Lắp 2 bóng song song vào một hiệu điện thế 240 V. Cần phải
mắc thêm một điện trở R1 nối tiếp vào đoạn mạch có giá trị bao
nhiêu để 2 đèn sáng bình thường?
c. Lắp 2 bóng nối tiếp vào một hiệu điện thế 240 V. Cần phải mắc
thêm một điện trở R2 song song vào đoạn mạch có giá trị bao
nhiêu để 2 đèn sáng bình thường?

12. Có một bóng đèn (60V – 120W) được mắc vào một mạch điện gồm
có: (R1 nt R2)//(Rx nt Đ). Trong đó, R1 = 50 Ω, R2 = 100 Ω, Rx là một biến
trở.
a. Vẽ hình.
b. Ban đầu Rx = 40 Ω, hiệu điện thế hai đầu là 120 V. Hỏi đèn sáng
như thế nào? Nếu muốn đèn sáng bình thường thì phải điều
chỉnh Rx bằng bao nhiêu?
c. Khi đèn sáng bình thường, hãy tính cường độ dòng điện mạch
chính và công suất toả nhiệt trên mỗi điện trở và của của toàn
mạch.

13. Một bóng đèn có ghi 220V nhưng bị nhoè mất con số công suất
định mức. Người ta đặt nó trong đoạn mạch có hiệu điện thế 200 V thì
thấy dòng điện đi qua nó là 0,5 A. Vậy công suất định mức của nó là
bao nhiêu?
ĐS: 121 W
14. Một bóng đèn có ghi 220V nhưng bị nhoè mất con số công suất
định mức. Người ta đặt nó nối tiếp với một điện trở 100 Ω trong đoạn
mạch có hiệu điện thế 200 V thì thấy dòng điện đi qua nó là 0,5 A. Vậy
công suất định mức của nó là bao nhiêu?

15.

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 02/11/2008


Bài tập Vật lý 11 – Điện học
Tô Lâm Viễn Khoa

16.

[Gõ văn bản] Cập nhật lần cuối 02/11/2008

You might also like