You are on page 1of 14

1

MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn dề tài:
Truyện Kiều là một kiệt tác cảu đại văn hào Nguyễn Du, là
tác phẩm kiệt xuất của nền văn học Việt Nam và là di sản quí giá
của thế giói. Do vậy, Truyện Kiều không những là đối tượng của
các nhà nghiên cứu, của giáo viên, sinh viên, học sinh mà nó còn là
niềm đam mê lớn đối với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, trong
chương trình dạy văn ở Trung học cơ sở có phần giảng dạy Truyện
Kiều cho nên là một nhà giáo dạy văn tôi nghỉ rằng cần phải am
hiểu, nghiên cứu tác phẩm để làm giàu vốn kiến thức, là hành trang
để bước vào đời.
Với Truiyện Kiều, vấn đề “Thi pháp câu thơ Truyện Kiều” là
vấn đà cần được nghiên cứu bởi lẽ qua việc tìm hiểu này chúng ta
có dịp phát hiện những cung bậc tình cảm, những suy nghỉ, tâm
trạng của nhà thơ qua khía cạnh nhịp điệu bởi đó là nhịp của trái
tim.
Như trên đã giới thiệu, do Truyện Kiều là tác phẩm không
những hay về nôi dung mà còn xuất sắc trong phương pháp thể
hiện tâm trạng, các biện pháp nghệ thuật cho nên Truyện Kiều như
là chất men làm say lòng người. Vì vậy đã có rất nhiều tài liệu
phân tích, bình luận, nghiên cứu,... về Truyện Kiều. Và với khả
năng thực tại, việc nghiên cứu vấn đề “Thi pháp câu thơ Truyện
Kiều” chỉ là một chi tiết nhỏ trong nghiên cứu tác phẩm nhưng là
một nét mới mang tính cụ thể, gần gũi đối với việc giảng dạy ở
trung học cơ sở.
3- Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào tác phẩm Truyện
Kiều, kiến thức đã học và tài liệu có liên quan để tiến hành nghiên
cứu bài tập này bănghf phương pháp kahỏ sát văn bản, thống kê, so
sánh, đối chiếu, phương pháp diễn dịch và qui nạp.
NỘI DUNG
Gồm 3 vấn đề sau:
1 Vấn đề nhịp điệu trong Truyện Kiều
Truyện Kiều là thuộc thể loại truyện thơ, được viết theo thể
thơ lục bát cho nên đã là thơ thì phải có nhịp điệu. Và nhịp điệu là
2

sxương sống của thơ, là một yếu tố không thể thiếu được. Thơ có
thể bỏ vần, bỏ quan hệ đều đặn về số chữ, bỏ mọi qui luật bằng
trắc, nhưng không thể vứt bỏ nhịp điệu thì lại càng cần thiết. Thơ
lục bát, thơ dân gian - bình thường nhịp khá tẻ nhạt, nếu không
hoán cải các nhịp ấy thì sã đơn điệu và Truyện Kiều giống bất cứ
Truyện Nôm nào khác.
Nhịp điệu cũng có những qui định riêng của nó, một banì thơ
trước khi sáng tác, thường tác giả chọn cho mình một thể loại thơ
phù hợp trên cơ sở nhịp điệu cơ bản của thể thơ ấy như: Thơ lục
bát được Nguyễn Du chọn trong Truyện Kiều, thể thơ song thất lục
bát được thể hiện qua các tác phẩm đồ sộ như “Cung oán ngâm
khúc” của Nguyễn Gia Thiều và “Chinh phụ ngậm” Đặng Trần
Côn. Mỗi thể thơ đều có những tính năng khác nhau trong việc thể
hiện tâm tư tình cảm... và một điều chúng ta phải biết đó là nhịp
của một bài thơ cũng giống như nhịp ccủa một bản nhạc, trước hết
phải có nhịp cơ bản, rồi trên nhịp cơ bản ấy tạo ra những biến thiên
khác để đem đến tính đa dạng, phong phú.
Truyện Kiều là tác phẩm được viết theo thể thơ lục bát do
vậy nhịp cơ bản, nhịp bình thường của thơ lục bát là nhịp 2/2/2.
Nhịp này được duy trì trong các câu để tạo nân cái nền của thể
loại. Và có tthể thơ lục bát là thể thơ truyền thống ở Việt Nam cho
nên với nhịp điệu như trên (2/2/2) cộng với đạc điểm của thơ lục
bát tạo cho Truyện Kiều có ưu điểm đễ nhớ, nhẹ nhạng, êm đềm,
du dương, đễ đi sâu vào lòng người... Vì đặc tính này nên văn học
Dân Gian mới có sức tồn tại lâu bền với những bài ca dao trữ tình,
ý nhị, nên thơ mà không có ai có thể quên được.
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”
Đối với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nhịp thơ này
trong hầu hết các câu thơ, đặc biệt là câu lục:
- Đầu lòng/hai ả/Tố Nga(2/2/2)
- Hoa cười/ ngọc thốt/ đoan trang(2/2/2)
- Êm đềm/ trướng rủ/ màn che(2/2/2)
- Bẽ bàng/ mây sớm/ đèn khuya(2/2/2)
- ...
3

Nguyễn Du đã rất tinh tế khi chọn thể thơ lục bát đồng thời
lại sử dụng “ phép tiểu đối” một cách tài tình vượt hẳn bao thi nhân
khác. Phép biến đổi luôn luôn biến chuyển vừa phân nhịp, vừa tạo
một nhịp điệu biến chuyển phù hợ với tứ thơ.
VD: Hoa cười/ngọc thốt/đoan trang
Đối
Trường hợp này: Hai chữ đầu bài với hai chữ giữa nhưng
cũng có trường hợp hai chữ giữa đôi với hai chữ cuối.
VD: Êm đềm /trướng rũ/ màn che
Đối
Nhờ cách này mà đối với nhạc thơ êm ái, du dương, góp phần
gây nên một năng lực truyền cảm ý nhị.
Trên cơ sở cái nền nhịp (2/2/2), căn cứ vào sự kết hợp của
những nhóm từ để đem đến sự thống nhất về thông báo, tức là về
nội dung ngữ nghĩa lại có những nhịp khác chồng lên để phá vỡ cái
vẻ đơn điệu của câu thơ. Đó là nhịp (3/3), nhịp (4/4). Nhịp (3/3) có
80 câu trên 1627 cau lục bat chiếm tỷ lệ 4,9%.
Nhịp (4/4) có 312 câu trên 1627 câu bát chiếm tỷ lệ 19.1%.
Đây là một tỷ lệ hoán cải nhịp mà trước đó chưa hề có. Sự
thay đổi nhịp như thế này có ý nghĩa gì?
Do nhịp 3/3 ở câu lục (chỉ có một chỗ dừng) cho nên sẽ tiết
kiệm được chỗ dừng.
Tương tự nhịp 4/4 câu bát khác nhịp 2/2/2/2 sẽ tiết kiệm
được hai chỗ dừng. Từ đó cho ta kết quả: Thứ nhất: Phần thời gian
đọc từng vế một sẽ dài hơn, câu thơ sẽ có vẻ như chậm lại, sự đọc
chậm lại trong câu thơ dẫn tới sự suy nghỉ, nhất là khi câu thơ lại
gồm hai vế đối nhau
Thứ hai: Các nhịp 3/3, 4/4 chia tách hai vế dẫn đến tư duy
theo kiểu so sánh.
Thứ ba: Hai vế sẽ đối, tuy đối theo kiểu đối không nhiều,
chẳng hạn như các câu:
- Làn thu thuỷ/ nét xuân sơn (25)
- Nền phú hậu / bậc tài danh (141)
- Người yểu điệu / kẻ văn chương (2841)
Đối theo kiểu câu đối không vì hai lý do:
4

Thứ nhất: Đôi 3/3 ở tục ngữ, thành ngữ Việt Nam rất ít.
Thứ hai: Dễ bị phá vỡ khuôn thanh điệu.
VD: Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Thường chữ thứ ba pahỉ bằng nhưng ở đây lại trắc. Không
phải vô tình mà Nguyễn Du thay đổi nhịp fđiệu của câu thơ mà nó
có hàm chứa cả một dụng ý nghệ thuật. Khi nôi dung thơ là kể lại,
hay miêu tả cuộc sống bình thường trái lại khi bước vào một cuộc
sống mới, nên thơ, hay một bước ngoặc quan trọng gây nên vcảm
xúc mãnh liệt thì Nguyễn Du sử dụng kiến trúc hai phần, nhất là
kiến trúc đối.
VD1: 14 câu đầu truyện
Trăm năm trong cỏi người ta (1)
...
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia (14)
Nhịp điệu bình thường vì chỉ kể một câu chuyện bình thường.
Nhưng từ câu (15) đến câu (30):
Đầu lòng hai ả Tố Nga (15)
...
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm (30)
Khi nói đến tài sắc chị em Thuý Kiều, chúng ta bước vào thế
giới khác, thế giói của thơ. Đoạn này có kiến trúc hai vế (16 câu có
8 câu theo kiểu đối xứng)
- Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân (17)
- Mai cốt cách, tuyết tinh thần (18)
- Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang (20)
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da (22)
- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn (25)
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh (26)
- Sức đành đòi một, tài đành hoạ hai (28)
- Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm (30)
Trong 16 câu có câu thứ (16)theo kiến trúc cân đối nhưng tại
sao phải đổi nhịp ở đoạn này? Bởi vì vấn đề chính phải nói ử đây
là tài sắc Thuý Kiều, nó khác biệt Thuý Kiều đến mức độ tới hạn
cho nên nhịp tthơ phải trang trọng, đĩnh đạc.
VD2: Kiều vào lầu xanh lần ha (Từ câu 2151-2164)
5

Chém cha cái số đào hoa (2151)


...
Cũng liều mặt phấn, cho rồi ngày xanh (2164)
Toàn những lời kêu than phẫn uất. Có một câu cuối (2164)
đối. Đây là một ccần thiết để gây tác dung suy nghĩ.
VD3: Từ Hải gặp Kiều (Từ câu 2165 - 2178)
Lần thâu gió mát trăng thanh (2165)
...
Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa (2178)
Từ Hải xuất hiện có thể thay đổi cuộc đời nàng, lại xuất hiện
4 câu đối:
- Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao (2168)
- Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài (2170)
- Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo(2174)
- Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa (2178)
VD4: Kiều sống chung hạnh phúc vời Từ Hải, 4 câu đã có 3
câu đối: (2209-2212)
Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn
Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên (2210)
Trai anh hùng, gái thuyền quyên (2211)
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng (2212)
Bên cạnh đó, câu hai có vế đối còn được dùng để miêu tả,
nhằm đem dến tính cân đối của bức tranh thiên nhiên, một biện
pháp quen dùng trong bố cục tranh cổ. cách miêu tả này đem đến
cho thiên nhiên cái vẻ trọn vẹn, hoàn chỉnh mang màu sắc vĩnh
viễn như ta thường thấy trong câu thgơ Đường miêu tả thiên nhiên
nhiên. Trong cảnh cân đối của thiên nhiên phản phất một băn
khoăn của tâm trạng cũng bị tách đôi ra làm hai nửa, vừa băn
khoăn cho hiện tại, vừa lo lắng cho tương lai.
VD: - Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia (1036)
- Nửa in gối chiếc, nửa chia dặm trường (1026)
- Bóng hoa rợp đất, vẻ ngân ngang trời (2064)
- Cỏ cao hơn thước, liễu gầy vài phân (2234)
Tính chất hoàn chỉnh của cân đối đem đến cho các nhịp đoi
trong câu thơ Nguyễn Du cái vẻ trọn ven của một tư tưởng gẫy
6

gọn, rất thích hợp để khẳng định một sự thực của lý trí hay của tâm
trạng:
VD:
- Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều (2362)
- Dọc ngang trời rộng, vùng vẫt biển khơi (2550)
Hoặc của tâm trạng
- E dè sóng gió, hãi hùng cỏ hoa (2436)
- Sớm ngơ ngẩn bóng, đêm năn nỉ lòng (1784)
- Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm (1856)
Say cho cùng, tính đa dạng của nhịp điệu ở đây, bên cạnh
chức năng đưa ra một thông báo gẫy gọn, trọn vẹn còn đảm bảo
chức năng biểu cảm dành riêng cho nó nâng cuộc sống từ mức độ
bình thường lên cái thang của huyền thoại, nói lên một vẻ đẹp cân
đối, mang màu sắc vĩnh viễn thể hiện một tư tưởng hay một tình
cảm chân thực. Nhịp 4/4 rất gần gũi với thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam
VD:
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Có công mài sắc, có ngày nên kim
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài...
Ngoài ra còn có một số dạng nhịp cá biệt như sau:
Nhịp 1/5 trong câu lục được sử dụng 28 lần để mở đầu cho
một câu chuyện kể, chữ thứ nhất là “rằng”
VD:
- Rằng: Trăm năm cũng từ đây(355)
- Rằng: Ta có ngựa truy phong (1007)
- Rằng: Con biết tội đã nhiều (1397)
- Nhịp 2/ cũng giới thiệu một lời nói:
VD:
- Sinh rằng: “Gió mát trăng trong” (455)
- Dạy rằng: May rũi đã đành (1750)
- Nàng rằng: Quãng vắng đêm trường (441)
- Nàng rằng: Xin hãy rốn ngồi ()
Nhịp 3/5 xuất hiện 12 lần đem lại tính đa dạng trong cách
đọc, không có tác dụng biểu cảm riêng:
7

VD:
- Nửa chừng xuân/thoắt/gãnh cành thiên hương
- Vạch da cây,/vịnh/bốn câu ba vần
Nhịp 6/2 xuất hiện ít (8 lần) nhưng mang một ý nghĩa quan
trọng, hai chữ cuối bị tách ra mang tất cả sức nặng của ý nghĩa
hoặc nó nhấn mạnh giá trị biểu cảm hoặc nhấn mạnh một sự ngờ
vực:
VD:
- Rộn đường gần với nỗi xa, bời bời (178)
- Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy, năm canh (1884)
Như trên đã thống kê là một số nhịp phổ biến trong câu thơ
Truyện Kiều nhưng không phải là tất cả mà cũng còn một số nhịp
khác được Nguyễn Du sử dụng như: 4/2/2,2/4/2... góp phần tạo
nên nét phong phú trong cách ngắt nhịp, thể hiện tiết điệu đa dạng
đồng thời giá trị biểu cảm của câu thơ đễ được bộc lộ dưới nhiều
góc cạnh.
Cách ngắt nhịp không những làm cho ý tưởng rõ ràng, giúp
tác giả diễn đạt được điều cần nói mà còn là một trong những yếu
tố góp phần tạo nên tính nhạc trong câu thơ. Cùng với cách nhắt
nhịp, luật bằng, trắc cũng góp phần tạo nên cơ sở của âm hưởng để
tạo nên tính nhạc trong Truyện Kiều. Đối với thể thơ lục bát, câu
lục chỉ cho phép chữ thứ 4 là trắc, câu bát chỉ cho phép chữ thứ 4
là trắc.
Song đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du, câu lục có tỷ lệ
2/3 là trắc, đó là tỷ lệ quá cao. Ở Truyện Kiều có 144 lần phá
khuôn để đạt độ tối đa là một câu có 4 chữ vần trắc, trong khi hai
âm tiết đầu và cuối là bằng, đó là biện pháp Nguyễn Du sử dụng để
đem dến tính đa dạng về âm nhạc cho câu thơ của mình:
VD:
- Có cổ thụ, có sơn hồ (1915)
- Nước vỏ lụa, máu mào gà (837)
Câu lục là vậy còn câu bát có 196 trường hợp sử dụng vần
trắc tối đa (trừ chữ 2,6,8 là bằng)
VD:
- Chữ tài, chữ mệnh, khéo là ghét nhau (2)
8

B B B
- Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay (120)
B B B
- Giá đành tú khẩu, cẩm tâm khác thường (208)
B B B
Nếu như cách sử dụng tối đa vần trắc sẽ tạo ra tính đa dạng
về âm nhạc cho câu thơ Truyện Kiều thì cách nhắt nhịp cũng có tác
dụng không kém trong lĩnh vực này bời vì nhịp thơ ở đây cũng còn
là nhịp của trái tim, nhịp của tâm hồn, nhịp của tâm trạng cho nên
nhịp thơ góp phần tạo nên tính nhạc trong câu thơ. Thử lắng nghe
và đọc hai câu thơ sau:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Hai câu thơ thật “văn hữu dư ba” lối viết này làm cho câu
không tẻ mà lại hay hơn, đẹp hơn. Song có những câu khi đọc lên
gợi cho ta sự liên tưởng đến điệu nhac, khúc nhạc du dương có sự
lôi cuốn mạnh mẽ:
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành mỉa mai
Câu thơ trên đọc lên thật nhẹ nhàng êm ái, nghe như tiếng
đàn cẩm văng vẳng bên tai vậy.
- Vó câu khập khểnh bénh xe gập nghềnh.
Với câu thơ này khi đọc lên đúng với cách nhắt nhịp 4/4 làm
cho người đọc tưởng như nghe được tiếng chân ngựa bước, tiếng
bánh xe lăn ở đường trường không?
Xét cho cùng nhịp điệu thi ca Việt Nam chỉ là hệ thống tương
quan về tiếng bằng trắc. “Tiếng bằng là những tiếng mà âm thanh
dùng đề chỉ mọi hình thức, mọi nhịp điệu mềm yếu, lả lướt, mơ hồ,
bi ai, tròn trĩnh, không cõ cạnh. Còn tiếng trắc là toàn những tiếng
chỉ mọi hình thức, mọi nhịpđiệu rắn rỏi, vạm vỡ, gân guốc, hung
hăng, cựa quậy”. Và ta nhận thấy trong thơ lục bát bao giờ tiếng
bằng cũng nhiều hơn tiếng trắc.
VD:
- Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
9

- Hải đường lả ngọn đông lân


Giọt sương gieo nặng cành xuân là đà
Thể thơ lục bát tuy có êm đềm thật nhưng với cách ngắt điệu
cổ điển của nó nhiều khi làm cho đàn một điệu cũng phải phát
ngấy. Với ngòi bút Nguyễn Du đã có cách ngắt điệu đa dạng,
phong phú và mới mẻ. Phải nói rằng tính đa dạng về nhịp, kết hợp
với sự phối hợp của âm thanh, lặp di lặp lại, đem đến cho câu thơ
một sắc thái miêu tả riêng, miêu tả bằng âm thanh trong một số
đoạn nhưng không thành quy luật đã tạo cho thơ Nguyễn Du nhạc
tính cao nhất trong thể lục bát.
2- Cách tổ chức câu thơ thành khổ thơ:
Như ta đã biết thông thường câu thơ trùng với dòng thơ. Vậy
cách tổ chức các câu thơ thành một khổ thơ thể hiện như thế nào?
Trước hết ta phải khẳng định: Khổ thơ là sự phối hợp giữa các
dòng thơ (câu tơ). Các khổ thơ thường có 4 dòng, 5 dòng... với số
chữ giống nhau. Vậy cách tạo nên từng khổ độc lập nhằm mục
đích gì?
Trước hết tạo khổ tránh được sự đơn điệudo cứ lặp đi lặp lại
câu 6 và câu 8. Có mấy cách tạo khổ của Nguyễn Du như sau:
Đó lẳ dụng một hay nhiều chữ láy đi láy lại với một khoảng
cách khá đều đặn, để tạo nên tính thống nhất của toàn khổ.
VD1: Khổ từ (câu 51 - 58) nói về tiết Thanh Minh:
Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thơ thẩn giang tay ra về
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có phần thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Nguyễn Du sử dụng mỗi câu có một từ láy âm: Tà tà, thơ
thẩn, nao nao, nho nhỏ, sè sè, dầu dầu... để tạo nên một khổ thơ
hoàn chỉnh.
VD2: Kiều ở lầu Ngưng Bích (1047 - 1054) gồm 8 câu:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
10

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xã xa?


Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt dất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kê quanh ghế ngồi.
“Buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo nên tính chỉnh thể về
hình thức cũng như nội dung của văn bản khổ thơ miêu tả tâm
trạng lẻ loi, buồn bã,cô đơn, lo sợ cho tương lai của Thuý Kiều khi
ngồi cô độc một mình ở lầu Ngưng Bích:
VD3: Kiều ở lầu xanh (1235 - 1240)
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dặn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Mặt người mưa Sở, mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì!
Khổ thơ gồm có 6 câu trong đó có một số từ: “Khi sao”, “Giờ
sao”, “Mặt sao”, “Thân sao” tạo nên 4 câu hỏi mà không có trả lời.
Trong Truyện Kiều, cứ một đoạn tự sự lại đén một đoạn phân
tích nội tâm, sau một đoạn đối thoại là một đoạn miêu tả thiên
nhiên hoặc sự việc. Do vậy bài thơ có tầng lớp rõ ràng, tránh được
sự đơn điệu của lục bát.
VD: Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư (1477 - 1494) đến Thúc
Sinh chuẩn bị lên đường (1495 - 1504). Và đến đoạn miêu tả cảnh
chia ly và mong đợi (1519 - 1526)
Với Truyện Kiều, Nguyễn Du cố giữ và duy trì tính chất câu
thơ lục bát. Chữ dùng giản dị, thiên về biện pháp láy âm và điệp từ,
không thích điển cố... nhờ vậy mà Truyện Kiều dân gian hơn, mộc
mạc hơn, có thể người ta mới Lẩy Kiều, Vịnh Kiều, Ngâm Kiều...
Đó là cách tổ chức các khổ thơ một cách độc lập từ các dòng
thơ, câu thơ. Giữa khổ thơ này và khổ thơ khác được Nguyễn Du
chuyển ý tinh tế, nhẹ nhàng. Về điểm này Nguyễn Du bỏ lại xa, xa
tất cả mọi tác phẩm trước và sau nó. Từ khổ này chuyển sang khổ
11

khác nếu người không tinh khó mà nhận thấy. Nhiều khi những câu
chuyển ý chỉ là những bức tranh con con kéo dài ý phần trên dẫn
đến ý phần dưới.
Chẳng hạn khổ thơ đầu miêu tả sự gặp gỡ ba chi em Thuý
Kiều với Kim Trọng và khổ sau miêu tả cảnh chia tay được liện
chuyển bởi hai dòng thơ:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Là câu thơ tả cảnh lúc hoàng hôn buông xuấng thật đẹp,
phong cảnh hữu tình, nên thơ thể hiện tâm trạng, tình cảm bịn rịn,
quyến luyến của những người trước phút chai tay.
Hoặc sự chuyển ý thể hiện giữ miêu tả Kiều ngồi một mình ở
lầu Ngưng Bích và khổ đề cập đến việc giúp đỡ, giải thoát Kiều
khỏi chốn thanh lâu của tên Sở Khanh được Nguyễn Du bộc lộ một
cách tinh tế qua các câu:
Chung quanh những nước non người
Đau lòng lưu lạc, nên vài bốn câu
Ngậm ngùi rủ bước rèm châu
Cách tường nghe tiếng đâu hoạ vần.
Những câu thơ chuyển ý trên miêu tả nét buồn bả, nỗi niềm
đơn lẽ
Chán chường trước cảnh thiên nhiên trong tình cảnh ấy Kiều
như vừa tìm được chiếc phao cứu đời mình ra khỏi chốn thanh lâu
song kết quả ra sao sẻ được thể hiện một cách sinh động qua khổ
thơ miêu tả “hành động nghĩa hiệp” của Sở Khanh.
3- Biện pháp lặp từ trong câu thơ:
Bên cạnh cách thể hiện tâm trạng qua nhịp điệu còn có một
biện pháp nghệ thuật mà chúng ta không thể bỏ qua, khi biện pháp
này lại là một trong những yếu tố rất phổ biến vầmng nét nghệ
thuật độc đáo trong thi pháp câu thơ thường dùng biện pháp lặp
trong thơ ca? Một điều mà ia trong chúng ta cũng điều biết đó lặp
nhằm nhấn mạnh nội dung ý nghĩa cần diễn đạt. Biện pháp lặp từ
đem lại cho câu thơ một sức nặng đặc biệt, bởi vì nếu nội tâm đầy
cảm xúc, thì ngôn ngữ cũng phải chứa đựng một đọ thừa thãu khá
cao, nhưng cần nhấn mạnh rằng cái thừa ấy là cái thừa nghệ thuật.
12

Tìm cách thay thế nó ta sẽ được những câu thơ khô khan của tư
duy thuần lý, thiếu sức biểu cảm.
VD: Làm cho, cho hại cho tàn cho cân (1270)
Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng cho mình
Giật mình mình lại thương mình xót xa
- Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa
- Lòng riêng mừng sợ khôn cần
Sợ thay mà lại mừng thầm cho ai
- Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đày đoạ cất đầu lẫn nhau
- Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay.
- Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
- Oan kia theo mãi với hình
Một mình mình biết một mình mình hay
...
Thơ lặp có tác dụng nhấn mạnh ý tưởng cần diễn đạt đồng
thời tạo âm vang trong tâm tưởng người đọc. Âm vang ấy như
tiếng vọng dội sâu vào tiềm thức, như lôi cuốn người đọc đị sâu
vào khám phá để phát hiện nội tâm, phát hiện cái bên trong, cái
cảm xúc mà tác giả muốn thể hiện từ đó người thưởng thức dễ
dàng tìm thấy sự rung cảm từ nghệ thuật lặp - một nét nghệ thuật
phổ biến trong thi ca mà nhất là đối với Truyện Kiều.
Truyện Kiều lôi cuốn người đọc một phần do ngôn ngữ hoàm
xúc, gẫy gọn giàu sức biểu cảm nhưng đồng thời cũng rất gần gũi
với người đọc nhờ biện pháp lặp Nguyễn Du đã lặp từ ngay trong
phép đối để tránh cho câu thơ khỏi mang vẻ trang trọng mà gần với
dân gain hơn.
VD:
- Khi gió gác, khi trăng sân (1295)
- Khi hương sớm, khi trà trưa (1297)
- Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời (2522)
- Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều (2362)
13

Phải khẳng định rằng thơ lặp chiếm vị trí quan trọng trong thi
ca, có tác dụng như dội vào tâm thức người đọc. Ta cũng bắt gặp
biện pháp này trong những câu thơ của tác phẩm “Chinh phụ
ngâm”
VD:
Càng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những máy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
Đây là đoạn thơ được sử dụng phương pháp điệp ngữ liên
hoàn tạo cảm giác mênh mông, nỗi buồn tràn đầy tâm trạng.
Bên cạnh phép lặp thực từ (Danh từ, Động từ, Tính từ...) có ý
nghĩa nhấn mạnh ý cần cần diễn đạt tạo cho ncâu thơ sức nặng,
chiều sâu về ý nghĩa thì lặp hư từ (quan hệ từ, phụ từ, tình thái
từ...) có tác dụng làm tăng sức biểu cảm, tạo cho câu thơ một nét
mới trong cách thể hiện phong phú tâm trạng, tình cảm của nhà
thơ.
VD:
- Người sao hiêu nghĩa đủ đường
Kiếp sao chịu những đoạn trường thế thôi?
- Cớ chi ngồi nhẫn tàn canh
Nỗi riêng còn mắt mối tình chi đây?
- Ki tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi đau đôi mày
- Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới xa nửa vời
- Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau rậm rạp như trời đổ mưa
- Này chồng này mẹ này cha
Này là em ruột hay là em dâu
...
Nói một cách khái quát, nghệ thuật Truyện Kiều bên cạnh
cách sử dụng ngôi từ tinh xảo thì tính đa dạng về nhịp, kết hợp với
sự phối hợp của âm thanh, lặp đi lặp lại đem đến cho câu thơ một
sắc thái miêu tả riêng, miêu tả bằng âm thanh (diễn tả nội tâm, tâm
14

trạng của Kiều qua tiếng đàn) nhưng không thnàh qui luật đã tạo
cho câu thơ Nguyễn Du nhạc tính cao nhất trong thể lục bát. Có thể
nói Nguyễn Du đã nâng thể thơ lục bát ở Việt Nam đến đỉnh cao về
giá trị nghệ thuật trong đó có biện pháp lặp. Ý nghĩa của biện pháp
lặp trong thơ là vậy còn đối với văn xuôi, nếu tác phẩm rơi vào lặp
(từ, ngữ, câu...) thì ý nghĩa của phép lặp hoàn toàn trái ngược với
thi ca. Nếu như lặp trong thơ là một biện pháp nghệ thuật độc đáo
góp phần làm nên cái hay cái đẹp của thơ ca thì lặp trong văn xuôi
sẽ đem đến cho người đọc cảm giác nặng nề, nhàm chán, tẻ nhạc
và rất khó tiếp nhận.
C. KẾT LUẬN:
Với những giá trị của Truyện Kiều nên có những người say
mê Truyện Kiều và đến với tác phẩm với nhiều hình thức: Nghiên
cứu, phân tích, phê bình, Lẩy Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều... và tất
cả đều cùng chung mục đích là thâm nhập, am hiểu Truyện Kiều
hơn. Do vậy, việc nghiên cứu “Thi pháp câu thơ Truyện Kiều” là
một việc làm cần thiết đối với người giáo viên dạy văn bởi nó phục
vụ trực tiếp công việc giảng dạy: Tìm hiểu những vấn đề nghệ
thuật mang tính chất cơ bản thể hiện qua khía cạnh câu thơ trong
tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Nhưng nỗi trội
trong đè tài này mà chúng ta đã tìm hiểu là biện pháp lặp, cách tổ
chức câu thơ thành khổ thơ và cách chuyển khổ linh hoạt thông
qua những câu thơ miêu tả thiên nhiên, cùng với nhịp điệu phong
phú, đa dạng khi vận dụng thể thơ lục bát truyền thống đã đem đến
cho Truyện Kiều giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Khi đến với bất kì tác phẩm thơ nào, muốn phân tích phải tìm
ra ba yếu tố cơ bản: tứ thơ, nhịp điệu, giọng điệu. Và việc khai thác
những vấn đề nghệ thuật trong đề tài này sẽ góp phần thiết thực, bổ
ích trong phương pháp phân tích tác phẩm thơ. Là giáo viên dạy
Văn nên việc phận tích tác phẩm thơ ca là công việc mang tính
thường xuyên, liên tục. Song để phân tích tác phẩm sao cho hay, có
chiều sâu mới là điều quan trọng cho nên nghiên cứu lại càng trờ
nên cần thiêta hơn và là cơ sở để góp phần nâng cao năng lực cảm
thụ văn học cho học sinh.

You might also like