You are on page 1of 4

CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM(40-43)

I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ:


Vào năm 179 TCN, Triệu Đà đưa quân sang xâm lược , đánh bại An Dương
Vương và sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt. Đến năm 111 TCN, nhà Hán kéo
hơn 10 vạn quân sang đánh chiếm Nam Việt , Triệu Đà đã quỳ gối xin hàng . Đất
Âu Lạc lại rơi vào tay của nhà Hán. Dưới ách đô hộ của nhà Đông Hán, nhân dân
Âu Lạc càng bị áp bức, bóc lột nhiều hơn thời Triệu và Tây Hán chia thành các
quận, huyện. Năm Giáp Ngọ(34), vua Quang Vũ sai Tô Định thay Tích Quang làm
Thái thú Giao Chỉ lại càng tỏ ra tàn bạo, tham tham hơn. Đông Quan Hán ký mô tả
y “thấy tiền thì gương mắt lên” Y cùng bọn tay chân ra sức đốc thúc nhân dân nộp
cống, thuế, thẳng tay trừng trị những người có tư tưởng và hành vi chống lại chính
quyền đô hộ, chèn ép các lạc tướng và con cháu họ…Tất cả những điếu đó khiến
cho cả quý tộc cũ và nhân dân đều oán hận chính quyền đô hộ. Trước tình hình
đó, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân tộc của nhân dân ta đã đạt đến mức
cao.
Chính sách cai trị tàn bạo đó đã thôi thúc Trưng Trắc, Trưng Nhị và chồng
của Trưng Trắc là Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống lại, nhưng chẳng may
mọi việc đã bị lộ. Để đề phòng hậu quả, Tô Định đã giết chết Thi Sách trước khi
cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định không những không dập
tắt ý chí đấu tranh của hai Bà Trưng, mà trái lại làm cho ngọn lửa căm thù bốc
cao.
Như vậy, nguyên nhân cơ bản của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là vì tinh
thần yêu nước, giải phóng và khôi phục nền độc lập cho đất nước, chống áp
bức, thống trị và nô dịch, đồng hóa của nhà Đông Hán và mặc khác là do thù
Tô Địch giết Thi Sách nên Trưng Trắc và Trưng Nhị đã kêu gọi quần chúng nhân
dân nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là phong trào nổi dậy đỉnh cao của
nhân dân toàn đất nước.
II DIỄN BIẾN CUỘC KHỞI NGHĨA :
1.Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa:
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị( nhân dân
ta thường gọi là hai Bà Trưng.)
Sơ nét về tiểu sử Hai Bà Trưng:
Hai Bà Trưng ( Trưng Trắc và Trưng Nhị) là con gái của lạc tướng huyện
Mê Linh, người thuộc dòng dõi nhiều đời của vua Hùng Vương. Quê ở bên bờ
khu vực bên bờ sông Hồng, đoạn từ Hạ Lôi đến khu vực chùa Mía.
Mẹ hai bà là bà Man Thiện , thuộc dòng dõi quý tộc bản địa có ý thức bất
khuất và tự chủ. Bà góa chồng sớm nên phải một mình nuôi dạy Trưng Trắc và
Trưng Nhị. Bà đã hết lòng truyền dạy cho hai con gái tinh thần thượng võ và ý chí
quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Theo ghi chép của sử sách nhà Hán thì Trưng Trắc là người “rất hùng
dũng”, “có can đảm, dũng lược”. Bà vùa có sức khỏe vừa có chí lớn. Chồng bà là
Thi Sách, con trai của Lạc Tướng Chu Diên ( Hà Tây). Quan hệ thong gia gắn bó
giữa hai gia đình Lạc Tướng càng làm cho thanh thế của hai vùng thêm lớn.
Mặc dù vậy, với sự giúp đỡ và cổ vũ của bà Man Thiện, lại được ủng hộ
của nhiều quan lang , phụ đạo và nhân dân quanh vùng , Trưng Trắc cùng em đã
hô hào nhân dân vùng lên khởi nghĩa.
2. Diễn biến:
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phát động và và lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa lớn ngay trên quê hương của mình. Địa điểm xuất phát cuộc khởi nghĩa là ở
Hát Môn( cửa sông Hát , huyện Phú Thọ, Hà Tây) và tại đây bà đã làm lễ tế cờ
khởi nghĩa.Trong tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà
trước giờ xuất binh:

“Một xin rửa sạch nước thù


Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.”
Khi cờ khởi nghĩa phất lên, liền được đông đảo nhân dân khắp nơi
nhiệt liệt phản ứng.Thao Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết:”
Trưng Trắc, Trưng Nhị hô một tiếng mà các quận Cửa Chân, Nhật Nam,
Hợp Phố và 64 thành trì của Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng”
“ Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên”
Nhiều nhà yêu nước khắp nơi rầm rập kéo về tụ nghĩa ở của sông
Hát. Có nhiều phụ nũ đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa và đã trở thành
tướng soái của Hai Bà Trưng như nữ Tướng Lê Chân, Vũ Thục Nương,
Thiều Hoa, Man Thiện….Hai Bà còn liên lạc và phối hợp với các cuộc đấu
tranh vũ trang ở các địa phương khác đang hoạt động.Như vậy, lực lượng
quân của Bà ngày cành lớn mạnh.
Sau khi Hai Bà Trưng đã chuẩn bị lực lượng, phát động cuộc khởi
nghĩa và mở hội thề ở của sông Hát, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan
rộng ra toàn bộ sông Hồng: từ của sông Hát, đại quân kéo xuống đánh
chiếm Đô úy trị( Hạ Lôi, Mê Linh, Vĩnh Phúc), tiến công thành Cổ Loa
( Đông Anh, Hà Nội) và từ đó mở cuộc tiến công có ý nghĩa quyết định
giải phónh thanh2 Luy Lâu, dinh Thái thú Tô Định( Thuận Thành, Bắc
Ninh) .Phong trào đã nhanh chóng trở thành cuộc khởi nghĩa toàn dân,
vừa mang tính chất quy tụ, vừa mang tính chất lan tỏa rộng. Đây rõ rang
là sự thức tỉnh dân tộc Việt.Cuộc jhởi nghĩa Hai Bà Trưng phản ánh ý thức
dân tộc đã khá rõ rệt của các lạc tướng, lạc dân trong các bộ lạc hợp
thành nước Âu Lạc cũ.
Kết quả:
 Thái Thú Tô Định hoảng hốt bỏ thành Luy Lâu, bỏ cả ấn tín, cắt tóc,
cạo râu lẻn trốn vế Nam Hải. Bọn quan lại Đông HÁn cũng hoảng sợ
bỏ hết của cải, giất tờ, ấn tín tháo chạy về nước. Chính quyền đô hộ
đã tan rã và sụp đổ nhanh chóng trước sức tấn công của quần
chúng.
 Chỉ trong một thời gian ngắn, ngonngọn cờ chính nghĩa của khởi
nghĩa Hai Bà trưng đã thu phục được 65 huyện thành, Cuộc khởi
nghĩa hoàn toàn thắng, cả bốn quận được giải phóng. Nền độc lập
dân tộc lại phục hồi sau hơn 200 năm chìm đắm dưới ách đô hộ của
Trung Quốc.
 Sau khi thắng lợi, được các lạc Tướng, tầng lớp quý tộc cúng với
nhân dân cả nước ủng hộ và suy tôn,Trưng Trắc cùng em là Trưng
Nhị đã xưng Vương ( Trưng nữ Vương) đóng đô ở Mê Linh( Hạ Lôi,
Vĩnh Phúc).Điều đó khẳng định một nhà nước độc lập tự chủ của
nhân dân ta.
“ Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước”
(Nam Đại quốc sử ca)
Chính quyền mới do Trưng Vương đứng đầu đã xá thuế hai năm liền
cho nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Nhân dân Âu Lạc được s6ng1
trong một đất nước độc lập tự chủ trong gần hai năm.
Mùa hè năm 42, Vua nhà Hán phong Mã Viện làm Phục Ba tướng
quân chỉ đạo hai vạn quân cùng 2000 thuyền xe kéo sang xâm lược nước
ta. Mã Viện lúc này đã 58 tuổi , là một lão tướng có tài quân sự và nhiều
chiến công,đã từng đàm áp nhiểu cuộc khởi nghĩa của người Khương và
phong trào đấu tranh của nông dân ở Hoãn Thành ( An Huy, Trung Quốc).
Quân Mã Viện chia thành 2 đạo : một đạo quân bộ do Mã Viện trực tiếp
chỉ huyvượt qua Quảng Tây, Quảng Đông đến Hợp Phố tiến vào Âu
Lạc.Đạo quân thủy do Đoàn Chí chỉ huy theo đường biển đến Hợp Phố để
hội quân với đạo quân bộ của Mã Viện để cùng tiến vào Âu Lạc.Như vậy,
quân Mã Viện theo hai đường thủy, bộ tiến vào Âu Lạc.
Trưng Vương đã chủ động tổ chức lực lượng đánh địch ngay tại vùng
địa đầu Tổ Quốc( khu vực cửa sông Bạch Đằng), rồi sau đó lui về chặn
đánh địch ở Lãng Bạc.Sau một thởi gian chờ đợi, chưa thấy Mã Viện tiến
quân, Hai Bà Trưng đã chủ động kéo quân tấn công giặc.Cuộc tiến công
ác liệc diễn ra ở vùng Lãng Bạc. Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu kiên
cường như do tương quan lực lượng quá chênh lệch nên bị thất bại nặng
nề.Hai bà buộc phải cho quân lui về Mê Linh rồi đến Cấm Khê.Hai BàTrưng
cùng với các tướng sĩ mặc dù chiến đấu rất anh dũng, bảo vệ đến cùng
căn cứ Cấm Khê, nhưng cuối cùng đạ bị Mã Viện dồn sức đánh bại.Hai Bà
Trưng đã chạy đến sông Hát và đã nhảy xuống sông tự tử.
“ Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cũng liều xuống sông”
Đất nước ta lại một lần nuẫ mất quyền tự chủ
3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

Cuộc kháng chiến của nhân dân dưới sự lãnh đạo của hai Bà Trưng
bị thất bải, đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến nhà Hán,
nhưng nó có một ý nghĩa thời đại to lớn , định hướng mở đường cho công
cuộc giành độc lập của nhân dân ta sau đ, trpng suốt một ngàn năm bị đô
hô. Đó là ý chí kiên quyết đấu tranh bằng mọi giá để giành nền độc lập,
tự do cho đất nước và cho dân tộc
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mãi mãi là tài sản vô giá về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường
bất khuất của nhân dân Việt Nam
Điều đó càng chứng tỏ Hai Bà Trưng đã quyết chiến đấu đến cùng, và hy sinh tính
mạng trên chiến trường vì nền độc lập của dân tộc chúng ta. Cuộc khởi nghĩa Hai BÀ
Trưng là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử thế
giới, Hai Bà Trưng được ghi nhận là trường hợp người phụ nữ đầu tiên nổi lên sớm
nhất chống lại quân ngoại xâm giành lại nền độc lập cho dân tộc. Sự hi sinh của Hai
Bà Trưng đó là một sự hy sinh vĩ đại của một bậc nữ lưu mà cổ kim đông tây không
thấy có, và đời đời dân tộc Việt tưởng nhớ ghi ơn.Đây là mốc bản lề khẳng định
những giá trị vĩnh viễn của thời kỳ Hùng Vương –An Dương Vương và định hướng cho
tươmng lai phát triển của đất nước,

You might also like