Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Nghệ Thuật Lĩnh Hội
Nghệ Thuật Lĩnh Hội
Nghệ Thuật Lĩnh Hội
Ebook272 pages4 hours

Nghệ Thuật Lĩnh Hội

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Hành trình theo Chúa là hành trình khám phá lý thú. Lĩnh hội và bắt chước người khác là nghệ thuật học hỏi đã có từ nghìn xưa. Chính Chúa Jêsus cũng chọn nghệ thuật này, biến nó thành phương pháp huấn luyện chính của Ngài. Bạn đừng ngần ngại mà bỏ qua phương pháp huấn luyện đã được thời gian kiểm chứng này, tốt hơn hãy tìm hiểu nét đẹp và sự khiêm nhu ẩn đằng sau nghệ thuật lĩnh hội.

Khi đọc sách này, bạn sẽ trả lời được: tôi nên lĩnh hội ai, cái gì, và lĩnh hội thế nào cho đúng. Một đầu sách rất hay của tác giả Dag Heward-Mills bàn về nghệ thuật lĩnh hội, một đầu sách đã đặt nghệ thuật này về đúng vị trí của nó trong hành trình trải nghiệm đời sống Cơ Đốc.

LanguageTiếng việt
Release dateApr 5, 2018
ISBN9781641348584
Nghệ Thuật Lĩnh Hội
Author

Dag Heward-Mills

Bishop Dag Heward-Mills is a medical doctor by profession and the founder of the United Denominations Originating from the Lighthouse Group of Churches (UD-OLGC). The UD-OLGC comprises over three thousand churches pastored by seasoned ministers, groomed and trained in-house. Bishop Dag Heward-Mills oversees this charismatic group of denominations, which operates in over 90 different countries in Africa, Asia, Europe, the Caribbean, Australia, and North and South America. With a ministry spanning over thirty years, Dag Heward-Mills has authored several books with bestsellers including ‘The Art of Leadership’, ‘Loyalty and Disloyalty’, and ‘The Mega Church’. He is considered to be the largest publishing author in Africa, having had his books translated into over 52 languages with more than 40 million copies in print.

Related to Nghệ Thuật Lĩnh Hội

Related ebooks

Reviews for Nghệ Thuật Lĩnh Hội

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Nghệ Thuật Lĩnh Hội - Dag Heward-Mills

    Chương 1

    Nghệ Thuật Lĩnh Hội Là Gì?

    Định nghĩa nghệ thuật lĩnh hội

    1.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật bắt chước.

    2.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật làm theo.

    3.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật noi gương.

    4.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật làm giống ai đó.

    5.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật trở thành bản sao của ai đó.

    6.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật nhân bản.

    7.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật nhân bội lên theo bản gốc.

    8.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật trở thành một đôi, một cặp giống nhau.

    9.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật bắt kịp người đi trước.

    10.      Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật tiến bộ.

    Ai lĩnh hội giỏi

    1.      Trẻ em dùng nghệ thuật lĩnh hội.

    T

    rẻ em dùng nghệ thuật bắt chước để tiến bộ nhanh; chỉ trong một thời gian rất ngắn chúng đã có thể bắt kịp và học nói các ngôn ngữ phức tạp. Đa phần tri thức và kỹ năng trẻ em tiếp thu được đều nhờ nghệ thuật lĩnh hội, sao chép và bắt chước.

    2.      Các quốc gia duy trì trạng thái thịnh vượng suốt nhiều thế kỷ nhờ nghệ thuật lĩnh hội.

    Châu Âu và Mỹ có truyền thống thịnh vượng lâu đời. Các nước Châu Âu biết cách học hỏi và bắt chước láng giềng, nên họ có mức độ thịnh vượng khá tương đồng. Đường xá, cao ốc, cơ sở hạ tầng của họ tương đương nhau về đẳng cấp. Hệ thống ngân hàng và kinh tế của Châu Âu cũng na ná nhau. Trình độ quân sự cũng na ná. Lối sống và điều kiện sinh hoạt của đại bộ phận người dân các nước Châu Âu rất giống nhau. Nhờ giỏi bắt chước, họ bắt kịp trình độ của nhau. Họ không chấp nhận bị bỏ lại trong cuộc đua đi đến bến bờ thịnh vượng.

    3.      Một số quốc gia gần đây nổi lên mạnh mẽ trên bản đồ thịnh vượng nhờ giỏi lĩnh hội.

    Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc là những quốc gia nổi tiếng về khả năng lĩnh hội, học hỏi, bắt chước. Các quốc gia này gần đây nổi lên trên bản đồ thịnh vượng đều nhờ giỏi vận dụng nghệ thuật lĩnh hội.

    Họ đã ghi tên mình vào các danh sách nước giàu trong 50 năm qua nhờ tài năng lĩnh hội. Nhiều sản phẩm họ làm ra đa phần đều nhờ nghệ thuật bắt chước. Ban đầu họ sản xuất xe hơi giống y hệt các mẫu xe nổi tiếng của Châu Âu. Hàn Quốc bắt chước một cách triệt để, không hề hổ thẹn khi ra ra đời mẫu xe Daewoo vốn là bản nhái của Opel, Ssanyong là bản nhái của Mercedes Benz, Huyndai là bản nhái của Toyota. Do không ngần ngại sao chép, họ bắt kịp trình độ các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới.

    Trong hầu hết các ngành nghề kinh tế, công nghệ, ai giỏi bắt chước sẽ phát triển mạnh mẽ lên một đẳng cấp cao hơn, tạo ra vốn liếng của cải đồ sộ khiến kẻ khác chỉ biết đứng nhìn mà thèm thuồng ước ao. Ai ngại bắt chước sẽ tụt hậu, còn các bậc thầy sao chép sẽ trở thành triệu phú, tỷ phú và đại tỷ phú.

    4.      Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, đã sử dụng nghệ thuật lĩnh hội.

    Chúa Jêsus đã dùng nghệ thuật lĩnh hội để chuyển hóa cuộc đời các ngư phủ không có học thức thành lãnh đạo trong phong trào giảng Phúc Âm đã bùng nổ toàn cầu. Nếu Con Đức Chúa Trời còn sử dụng nghệ thuật lĩnh hội, nếu nói cho đúng thì đây là phương pháp đào tạo duy nhất của Ngài, rõ ràng nghệ thuật lĩnh hội là phương pháp học tập, giảng dạy, huấn luyện tối ưu.

    Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật bắt chước người khác. Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật học hỏi người mà bạn ngưỡng mộ. Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật trở thành bản sao của tiền nhân. Qua nghệ thuật này bạn sẽ bắt kịp thế giới và tiến xa trong chức vụ.

    Chương 2

    Con Đường Thành Công Trong Nghệ Thuật Lĩnh Hội

    Đến nỗi anh em không lười biếng, nhưng cứ bắt chước…

    Hê-bơ-rơ 6:12

    N

    hiều câu Kinh Thánh dạy chúng ta bắt chước người khác. Kinh Thánh có rất nhiều ví dụ về sự lĩnh hội. Trong chương này, bạn sẽ được học các nguyên tắc lĩnh hội, sao chép, bắt chước, bắt kịp người đi trước bạn.

    9 nguyên tắc lĩnh hội

    1.      Muốn thành công trong nghệ thuật lĩnh hội, hãy bắt chước Chúa.

    Vậy, ANH EM hãy trở nên NHỮNG NGƯỜI BẮT CHƯỚC ĐỨC CHÚA TRỜI như các con yêu dấu của Ngài. HÃY BƯỚC ĐI TRONG TÌNH YÊU THƯƠNG như Đấng Christ đã yêu thương chúng ta, xả thân Ngài vì chúng ta như một lễ vật và sinh tế tỏa ngát hương thơm dâng lên Đức Chúa Trời.

    Ê-phê-sô 5:1-2

    Muốn bắt chước Chúa bạn phải bước đi trong tình yêu thương và sự hy sinh. Bạn có khả năng bắt chước Chúa không? Trên đời này còn ai tốt hơn Chúa để ta có thể bắt chước.

    Lời Chúa hướng dẫn rõ ràng cách bắt chước Chúa. Chúng ta cần học cách yêu thương và hy sinh. Khi làm được hai điều này, bạn đang bắt chước Chúa.

    Nếu bạn bắt chước Chúa, bạn đang bước đi trong tình yêu thiên thượng vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương.

    2.      Muốn thành công trong nghệ thuật lĩnh hội, hãy noi gương người bắt chước Đấng Christ.

    Hãy noi gương tôi, như chính tôi noi gương Đấng Christ vậy.

    I Cô-rinh-tô 11:1

    Sứ đồ Phao-lô hướng dẫn Hội Thánh Cô-rinh-tô bắt chước ông, nhưng ông khuyên họ chỉ bắt chước ông khi ông còn bắt chước Chúa Jêsus.

    Nhiều người hầu việc Chúa thích bắt chước triệu phú, giám đốc điều hành, chính trị gia hơn là bắt chước Chúa. Nhìn vào các tựa sách họ thích đọc, bạn sẽ biết ngay họ đang muốn bắt chước ai. Họ bắt chước thế gian, họ muốn giống người thế gian hơn giống Chúa Jêsus. Ngày nay, nhiều mục sư chỉ thích đọc tiểu sử tổng thống Mỹ, các triệu phú và các doanh nhân thành đạt. Nhiều người hầu việc Chúa chỉ thích bắt chước triệu phú, giám đốc điều hành, chính trị gia hơn là bắt chước Chúa.

    3.      Muốn thành công trong việc bắt chước tôi tớ Chúa, hãy quan sát người đang lĩnh hội trực tiếp từ một tôi tớ Chúa mà bạn muốn học hỏi.

    Thưa anh chị em, xin hãy bắt chước tôi và QUAN SÁT NHỮNG NGƯỜI ĐANG SỐNG THEO GƯƠNG CHÚNG TÔI.

    Phi-líp 3:17 (BD2011)

    Cách đây nhiều năm, tôi muốn bước vào chức vụ làm phép lạ. Tôi biết mình cần noi theo một người đã từng thành công trong chức vụ này. Tôi quyết định bắt chước bà Kathryn Khulman vì bà có chức vụ làm phép lạ đầy ơn, có lẽ chưa ai sánh được với bà trong lĩnh vực này. Là bác sĩ, tôi cực kỳ ấn tượng với các phép lạ trong chức vụ của bà. Nhưng có một vấn đề là bà qua đời rồi. Tôi lúng túng không biết phải làm sao đây, chẳng lẽ tôi noi theo...người chết. Tôi dâng hiến cho người chết cách nào đây? Chẳng lẽ tôi nói chuyện với người chết? Rồi chẳng lẽ tôi..gọi hồn bà?

    Tự dưng Thánh Linh phán với tôi: Hãy bắt chước Benny Hinn nếu con muốn bắt chước Kathryn Khulman. Tôi nhận được ánh sáng từ Chúa, lập tức tôi biết mình cần làm gì. Tôi bắt đầu hành trình học hỏi Benny Hinn. Tôi học tất cả những điều hay về ông: chức vụ chăn bầy, chức vụ chữa lành, chức vụ làm phép lạ. Đây là nguyên tắc chính sứ đồ Phao-lô đã chia sẻ với tín hữu lại thành Phi-líp: Hãy bắt chước tôi, và quan sát những người đang sống theo gương chúng tôi.

    4.      Hãy bắt chước nhóm người đang bước đi trong ân điển của Đức Chúa Trời.

    Anh em đã THEO GƯƠNG CỦA CHÚNG TÔI và của Chúa, vì anh em đã tiếp nhận đạo giữa nhiều hoạn nạn với niềm vui của Đức Thánh Linh.

    I Tê-sa-lô-ni-ca 1:6

    Thay vì chỉ bắt chước một người, bạn có thể bắt chước một nhóm người đang đi theo cùng một xu hướng thuộc linh lành mạnh nào đó. Ví dụ, bạn có thể bắt chước các lãnh đạo Hội Thánh hay các chức vụ nhất định. Bạn cũng có thể bắt chước một nhóm bạn bè đang đồng công hầu việc Chúa với nhau.

    Cách đây nhiều năm, sau khi được tiếp xúc với Kenneth Hagin, tôi để ý tìm hiểu ai là người mà ông có mối thông công chặt chẽ. Các tôi tớ Chúa như Kenneth Copeland, Jerry Savelle, Fred Price, Charles Capps, và John Osteen thường xuyên xuất hiện trong các đại hội bồi linh và tạp chí Cơ Đốc do chức vụ Kenneth Hagin tổ chức và phát hành. Tôi bị thu hút bởi những con người đầy đức tin này. Tôi quyết định bắt chước nhóm người đặc biệt này. Tôi đọc sách, tôi học hỏi nhiều từ họ.

    5.  Muốn thành công trong nghệ thuật bắt chước, hãy bắt chước các Hội Thánh.

    Thưa anh em, anh em đã NOI GƯƠNG CÁC HỘI THÁNH của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus tại Giu-đê, vì anh em cũng cùng chịu những nỗi khổ từ chính đồng bào mình như các Hội Thánh ấy đã chịu từ người Do Thái,

    I Tê-sa-lô-ni-ca 2:14

    Bạn có thể bắt chước một Hội Thánh bằng cách học hỏi tấm gương lãnh đạo, lịch sử Hội Thánh, giáo lý đúng đắn, sự đắc thắng của Hội Thánh, cách họ đối diện với khủng hoảng, sai lầm họ mắc phải.v.v… Để bắt chước đúng bạn phải tìm hiểu mọi thứ, phải nghiên cứu lịch sử Hội Thánh đó. Vì theo thời gian Hội Thánh trải qua những biến đổi lạ lùng. Bạn không thể so sánh rồi đòi hỏi Hội Thánh ngày nay phải giống với Hội Thánh cách đây hàng trăm năm.

    Cách đây nhiều thế kỷ, Hội Thánh ở Thụy Sĩ rất mạnh, đến nỗi họ sai đi nhiều nam nữ thanh niên vào các cách đồng truyền giáo xa xôi, hầu việc Chúa rồi chịu tử đạo ở đó. Nhờ công khó của Hội Thánh Thụy Sĩ, sự cứu rỗi đã lan tỏa đến nhiều quốc gia, góp phần hình thành nhiều cộng đồng tín hữu ở Ghana, Nigeria. Ngày nay, Hội Thánh Thụy Sĩ đã tắt ngấm, con cái Chúa bỏ nhóm nhiều. Cơ Đốc Giáo được xem là hoạt động tín ngưỡng của người nước ngoài và dân nhập cư.

    Ngày nay ở Thụy Sĩ, trung tâm sai phái giáo sĩ đã từng sai đi biết bao giáo sĩ liều mình đi khắp thế giới giờ đã trở thành một khách sạn. Tài liệu ghi nhận các công cuộc truyền giáo kỳ vĩ đang được bảo quản dưới…hầm rượu của khách sạn!

    Tôi cũng học hỏi được nhiều điều hay từ Hội Thánh Giám Lý. Tôi bắt chước điểm tốt của họ và nghiên cứu cuộc đời người sáng lập ra hệ phái này. Khi tôi bắt chước họ, Chúa ban cho tôi hiểu biết sâu sắc và hướng đi chức vụ.

    6.      Muốn trở thành người bắt chước các điều lành, hãy để Đức Thánh Linh chỉ dẫn.

    Nếu anh em NHIỆT THÀNH LÀM ĐIỀU LÀNH thì có ai làm hại anh em?

    I Phi-e-rơ 3:13

    Hãy bắt chước điều lành. Nếu Đức Thánh Linh đụng chạm, Ngài muốn bạn bắt chước chức vụ khác thì bạn nên lĩnh hội, Chúa đang muốn bạn chú ý vào việc cần phải làm. Đức Thánh Linh luôn chỉ ra điều tốt lành để chúng ta làm theo. Điều đó tùy thuộc vào việc bạn có mở lòng đón nhận điều lành từ Hội Thánh và các chức vụ khác hay không.

    Đôi khi bạn thấy người nọ người kia trong Hội Thánh của người ta chơi nhạc tốt quá. Dàn hợp xướng của họ hát hay quá. Nhà vệ sinh của Hội Thành kia sạch sẽ quá. Kiến trúc của nhà thờ này đẹp quá. Bài giảng của người này tốt thật. Người kia hát hay quá chừng. Mọi thứ tốt lành mà bạn nhìn xem đó là thông điệp Đức Thánh Linh dành cho bạn, hãy bắt chước.

    7.      Muốn bắt chước tôi tớ Chúa, hãy bắt chước luôn người họ tín thác và bổ nhiệm.

    … Vậy, tôi nài khuyên anh em: Hãy bắt chước tôi. VÌ LẼ ĐÓ, TÔI ĐÃ SAI TI-MÔ-THÊ, con yêu quý và trung tín của tôi trong Chúa, đến nhắc lại cho anh em đường lối của tôi trong Đấng Christ, như tôi vẫn dạy trong Hội Thánh khắp mọi nơi.

    I Cô-rinh-tô 4:16-17

    Sứ đồ Phao-lô muốn Hội Thánh ở Cô-rinh-tô bắt chước ông nhiều hơn nữa. Vì lẽ đó, ông ủy thác Ti-mô-thê và sai phái thanh niên này đến Hội Thánh ở Cô-rinh-tô. Ai muốn giao thiệp với sứ đồ Phao-lô phải giao thiệp với Ti-mô-thê.

    Ai không giao thiệp với người được ủy thác hoặc người được chỉ định đang đánh mất cơ hội học tập và bắt chước. Người nổi tiếng thường ủy thác một đại diện đến gặp bạn và tiếp xúc với bạn.

    Nếu bạn thất bại trong việc giao tiếp hoặc giao thiệp vì lý do không biết cách cư xử phải phép, bạn đánh mất nhiều nguồn phước hạnh. Nghệ thuật lĩnh hội là nghệ thuật bắt chước người được ủy thác.

    Tôi đến Hàn Quốc nhiều lần để thiết lập mối quan hệ với mục sư David Yonggi Cho. Tôi thiết lập mối quan hệ với người mà mục sư Cho chỉ định sẽ chăm sóc tôi, tôi cũng giao thiệp cởi mở với các thành viên khác trong ban trị sự Hội Thánh. Vui mừng đón nhận người mục sư Cho ủy thác là chìa khóa giúp tôi được ích lợi qua mối quan hệ này. Người nào quá kiêu ngạo, không chịu đến gần thẩm quyền được ủy thác, sẽ không thể lĩnh hội!

    8.  Muốn bắt chước tôi tớ Chúa, hãy bắt chước đức tin và lòng kiên nhẫn của họ.

    Đến nỗi anh em không lười biếng, nhưng cứ bắt chước những người bởi đức tin và lòng kiên nhẫn mà hưởng được lời hứa.

    Hê-bơ-rơ 6:12

    Có hai yếu tố thuộc linh quan trọng bạn cần bắt chước, đó là đức tin và lòng kiên nhẫn. Sao tôi nói vậy ? Kinh Thánh dạy nhờ đức tin và lòng kiên nhẫn chúng ta kế thừa lời hứa của Chúa.

    Đức tin và lòng kiên nhẫn của Kenneth Hagin mang lại cho ông một chức vụ trải rộng khắp thế giới. Đức tin và lòng kiên nhẫn của Yonggi Cho đã sản sinh ra Hội Thánh lớn nhất thế giới. Đức tin và lòng kiên nhẫn của Benny Hinn sản sinh ra những buổi truyền giảng chữa lành đầy phép lạ. Đức tin và lòng kiên nhẫn của Fred Price giúp ông có một chức vụ vĩ đại vượt trội. Đức tin và lòng kiên nhẫn của Reinhard Bonnke đem lại cho ông những buổi truyền giảng quy mô khổng lồ ở Châu Phi.

    Các chức vụ vươn tầm vĩ đại không phải nhờ tiền bạc, các mối quan hệ quen biết, hoặc quảng cáo rầm rộ, nhưng bởi đức tin và lòng kiên nhẫn.

    Bạn thân mến, bạn có muốn lĩnh hội điều tốt lành từ tôi tớ Chúa không? Hãy bắt chước đức tin và lòng kiên nhẫn của họ! Bắt chước đức tin nghĩa là gì? Bắt chước đức tin của người khác là đặt câu hỏi: "Họ tin gì và tại sao họ tin vậy? Khi tôi tìm hiểu về nền tảng đức tin của Billy Graham, tôi thấy ông ấy nắm bắt đức tin hết sức mạnh mẽ. Ông tin cả Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời. Vì vậy khi giảng Tin Lành cho tội nhân, ông đưa nhiều câu Kinh Thánh vào bài giảng. Ông tin nếu đây quả thật là Lời Đức Chúa Trời, khi đọc cho mọi người nghe, mọi lời quyền năng của lời này sẽ cứu rỗi, chữa lành và giải cứu tội nhân.

    Nếu đọc sách và nghiên cứu kỹ, bạn sẽ nhìn thấy đức tin của những con người vĩ đại. Bạn còn cách nào khác để nhìn thấy đức tin của họ nữa hay không? Hãy quan sát và lắng nghe lời công bố của họ khi họ mới bước vào những năm đầu tiên của chức vụ! Những năm cuối chức vụ, bạn sẽ thấy kết quả vô cùng to lớn ứng nghiệm qua lời công bố của họ. Trong giai đoạn đầu chức vụ của họ, bạn có cảm giác họ đang khởi sự thực hành đức tin qua lời công bố. Giai đoạn đầu chức vụ hầu như không có gì đặc biệt xảy ra, nhưng đức tin và lời công bố của họ rất dạn dĩ. Chúng ta thấy dù những con người này ở trong giai đoạn đồng vắng, họ vẫn tin rằng điều vĩ đại sẽ xảy ra. Thật là thú vị!

    Bắt chước đức tin và lòng kiên nhẫn của người vĩ đại là điều đúng đắn. Ngày nay, người ta thích bắt chước cách ăn mặc quần áo, giày dép, xe hơi của tôi tớ Chúa. Kinh Thánh không dạy chúng ta phải kế thừa lời hứa xe cộ, nhà cửa, quần áo của họ! Chúng ta phải kế thừa đức tin và lòng kiên nhẫn của họ!

    Bắt chước lòng kiên nhẫn là như thế nào? Bạn có thể học hỏi lòng kiên nhẫn của họ bằng cách tìm hiểu xem khi nào họ bắt đầu có đức tin và khi nào họ thực sự kinh nghiệm sự đáp lời nhờ đức tin. Khi tính ra số năm, bạn sẽ ngạc nhiên trước sự kiên nhẫn lớn của họ.

    Trong nhiều năm liền, người hầu việc Chúa lao động cật lực, nhưng họ chỉ nhận lại được kết quả hết sức khiêm tốn. Điều này cho thấy Đức Chúa Trời sắp sửa làm điều kỳ vĩ trong năm cuối chức vụ. Thật vậy, đức tin và lòng kiên nhẫn là chìa khóa thành công trong chức vụ.

    9.      Bạn phải đắc thắng thói lười biếng, bê trễ, lề mề để bắt chước.

    Đến nỗi anh em không LƯỜI BIẾNG, nhưng cứ bắt chước những người bởi đức tin và lòng kiên nhẫn mà hưởng được lời hứa.

    Hê-bơ-rơ 6:12

    Bệnh lười là nguyên nhân khiến nhiều người không thể bắt chước thành công, phải không bạn? Người lười biếng không muốn bắt chước cũng không muốn học hỏi. Họ nói như thế này:

    Wow, chẳng qua là vì bạn có ân điển của Chúa đổ trên cuộc đời bạn rồi.

    Đây là ân điển mà Chúa đã ban cho để bạn có nhiều Hội Thánh.

    Wow Họ giải thích: Tôi thích cách bạn làm. Đây là ân điển mà bạn có.

    Tôi không có ân điển giống bạn. Tôi không có sự kêu gọi.

    Vâng! Có thể đúng là ân điển của Chúa đang vận hành, nhưng ai quá lười biếng thì không thể học tập điều mới mẻ! Họ chẳng bận tâm thực hiện ý tưởng và nguyên tắc họ thấy.

    Thật vậy, muốn giống người đi trước, bạn sẽ phải lao động cật lực. Muốn khám phá bí quyết thành công của lãnh đạo và bắt chước họ, bạn sẽ mất nhiều thời gian đấy. Người lười biếng không thể và sẽ không bao giờ thành công trong nghệ thuật lĩnh hội.

    Chương 3

    Bảy Chìa Khóa Cho Nghệ Thuật Lĩnh Hội

    1. Bắt chước tôi tớ Chúa qua lời dạy hoặc việc làm của họ.

    Thưa ngài Thê-ô-phi-lơ, trong sách thứ nhất, tôi đã viết về MỌI ĐIỀU ĐỨC CHÚA JÊSUS ĐÃ LÀM VÀ DẠY TỪ BAN ĐẦU

    Công Vụ Các Sứ Đồ 1:1

    L

    ời dạy dỗ và việc làm quan trọng như nhau. Muốn bắt chước Chúa Jêsus Christ bạn phải bắt chước mọi điều Ngài dạy và làm. Phúc Âm chứa đựng lời dạy dỗ của Đấng Christ cũng như những câu chuyện ký thuật việc Ngài làm. Trong Kinh Thánh, lời dạy của Chúa Jêsus in mực đỏ; việc Ngài làm in mực đen.

    Hai khía cạnh này dù khác nhau nhưng đều quan trọng. Có nhiều điều Chúa Jêsus Christ không dạy. Nhiều việc Chúa làm mà không hề giải thích. Đó là tại sao Thê-ô-phi-lơ được khuyên bảo là chúng ta phải học hỏi công tác của Chúa Jêsus và sự dạy dỗ của Ngài.

    2.      Bắt chước tôi tớ Chúa bằng cách lĩnh hội lời dạy dỗ của họ.

    Bạn phải hiểu rằng một số người được ban cho ân tứ dạy dỗ. Do đó họ có thể chia sẻ lời dạy dỗ, giáo lý, quy tắc, ý tưởng. Ví dụ, Kenneth Hagin đầy ơn trong mục vụ tiên tri và chữa lành. Ông dạy dỗ nhiều về cách thi hành chức vụ và cách làm nhiều việc lớn cho Chúa. Tôi học hỏi chức vụ này bằng cách thu lượm lời dạy dỗ của ông. Có nhiều tiên tri vĩ đại khác đã sống và mất cùng thời kỳ với Kenneth Hagin nhưng không ai để lại lời dạy dỗ, chỉ dẫn người khác bước vào chức vụ tương tự như Kenneth Hagin đã làm.

    3. Bắt chước tôi tớ Chúa bằng cách làm theo điều họ làm.

    Nhiều người làm việc lớn cho Đức Chúa Trời nhưng để lại rất ít lời dạy dỗ về cách thức hầu việc Chúa. Ví dụ, Kathryn Khulman có chức vụ chữa lành đầy quyền năng khiến tôi khâm phục và muốn học hỏi. Nhưng tôi biết cách bước vào chức vụ quyền năng như thế nào vì bà không để lại hướng dẫn nào.

    Tuy nhiên, khi tôi nghiên cứu sâu về cuộc đời Kathryn Khulman, tôi được ích lợi rất nhiều. Đọc đi đọc lại tiểu sử của bà, tôi nhận biết sâu sắc về điều bà đã làm được trong chức vụ chữa lành.

    Mặc dù đã cố gắng hết sức học hỏi lời dạy dỗ của John Wesley, tôi không thể hiểu nổi sự giảng dạy của ông ấy. Ngay cả ngôn ngữ tiếng Anh của ông cũng khác so với tiếng Anh thời nay. Nhưng khi tìm hiểu về cuộc đời, thử thách, hoạn nạn trên đời sống ông, tôi thấy rất phước hạnh. Tôi học hỏi rất nhiều điều

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1