You are on page 1of 6

1.

Phân biệt tiền với tư bản:

Tiền là sản phẩm của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức
biểu hiện đầu tiên của tư bản. Trên thị trường, tư bản được biểu hiện trước
hết bằng một số tiền nhất định, mặc dù không phải lúc nào tiền cũng là tư
bản.

Với tính cách là tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền vận
động theo công thức: H-T-H; còn với tính cách là tư bản, tiền vận động theo
công thức: T-H-T’,

Hai công thức lưu thông nói trên có những điểm giống nhau: đều cấu
thành bởi hai nhân tố hàng và tiền; đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau
là mua và bán; đều biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.
Nhưng, giữa hai hình thức lưu thông này có những điểm khác nhau về chất.

Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán (H-T0 và kết
thúc bằng hành vi mua (T-H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình
đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Ngược lại, lưu thông của
tiền với tính cách là tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T-H) và kết thúc bằng
hành vi bán (H-T’). Tiền vừa điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá
trình, còn hàng hóa đóng vai trò trung gian.

Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng, nên các
hàng hóa trao đổi với nhau phải có giá trị sử dụng khác nhau. Còn mục đích
của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị lớn hơn nên số tiền thu về phải lớn
hơn số tiền ứng ra. Vậy, với tính cách là tư bản, công thức vận động của tiền
là T-H-T’, trong đó T’=T+t; t là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra, số tiền
trội hơn đó gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu bằng m.

T- H -T’ (T’ = T + m)

Công thức T-H-T’ được gọi là công thức chung của tư bản; vì mọi tư
bản cho dù là chúng mang lại những hình thái cụ thể nào cũng đều là giá trị
mang lại giá trị thặng dư.

Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, lưu thông chỉ là phương tiện để
đạt được mục đích tiêu dùng nằm ngòai lưu thông, nên sự vận động của nó
có giới hạn. Nó sẽ chấm dứt ở giai đọan thứ hai, khi T chuyển thành H (T-
H). Còn mục dích của lưu thông tư bản là sự lớn lên không ngừng của giá
trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của nó không có giới hạn.
2, Sản xuất hàng hóa và sản xúât tư bản chủ nghĩa:
Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời từ nền kinh tế hàng hoá giản
đơn, nhưng có những đặc điểm căn bản khác với nền kinh tế hàng hoá giản
đơn. ở đây người sản xuất trực tiếp là những người công nhân làm thuê,
không phải là người sở hữu tư liệu sản xuất, còn tư liệu sản xuất thuộc nhà
tư bản, sản phẩm lao động do những công nhân làm thuê tạo ra thuộc về chủ
sở hữu tư liệu sản xuất.

Sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời khi có hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất, phải có sự tập trung một số tiền lớn vào tay một số ít người
đủ để lập ra các xi nghiệp.

Thứ hai, các ông chủ phải tìm ra đuợc người lao động làm thuê. Đó là
những người tự do sở hữu năng lực lao động cuả mình, có thể bán sức lao
động cuả mình cho người cần mua trong quan hệ bình đẳng với nhau về mặt
pháp lý. Khi bán sức lao động, người lao động vẫn sở hữu sức lao động cuả
mình. Đó là điều khác với những người nô lệ trước đây. Hơn nữa họ phải
đem bán sức lao động của mình để kiến sống, vì không còn tư liệu sản xuất
để trực tiếp kết hợp với sức lao động của mình

“Tư bản chỉ phát sinh ở nơi nào người chủ những tư liệu sản xuất và
tư liệu sinh hoạt tìm thấy được người lao động tự do với tư cách là người
bán sức lao động cuả mình ở trên thị trường và chỉ một điều kiện lịch sử ấy
cũng bao hàm cả một lịch sử thế giới. Vì thế, ngay từ lúc mới xuất hiện, tư
bản đã báo hiệu một thời đại đặc biệt cuả quá trình sản xuất xã hội”

Hai điều kiện ra đời cuả phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đó đã
xuất hiện do sự phát triển cuả sản xuất hàng hoágiản đơn dưới tác động cuả
quy luật giá trị.

Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, tác động cuả quy luật giá trị
dẫn tới sự phát triển tự phát cuả lực lượng sản xuất. vì hàng hoá được mua
bán theo giá trị xã hội cuả nó, cho nên người lao động cố làm cho hao phí lao
động cuả mình đạt mức hao phí lao động xã hội cần thiết. nhưng vẫn bán
hàng hoá theo giá cả như những người sản xuất khác, do đó họ làm giàu
nhanh.

Do tác động tự phát cuả quy luật giá trị, do sự biến động cuả giá cả và
cạnh tranh đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá và trong giai
đoạn phát triển lịch sử nhất định làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản. kinh tế hàng
hoá giản đơn đẻ ra chủ nghiã tư bản.
Tuy nhiên, nếu chỉ dưới tác động cuả quy luật giá trị thì cần có một
thời gian lịch sử lâu dài mới có thời gian tạo ra những điều kiện cho sự ra
đời cuả chủ nghiã tư bản

Trong thực tế, lịch sử ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã được đẩy nhanh nhờ quá trình tích lũy ban đầu của tư bản. Tích
lũy ban đầu cuả tư bản là quá trình lịch sử tách rời bằng bạo lực hàng lọat
những người sản xuất và tập trung những tư liệu sản xuất ấy vào trong tay
nhà tư bản. Quá trình này diễn ra ở các nước Tây Âu chủ ytếu vào hồi thế kỷ
XVI-XVIII. Tích lũy ban đầu của tư bản là khởi điển của sự thiết lập phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là sự phát sinh của chủ nghĩa tư bản trong
lịch sử mà thực chất của nó là việc xóa bỏ chế dộ tư hữu dựa trên lao động
của chính bản thân.

Sự vận động lịch sử biến những người lao động làm thuê, một mặt, thể
hiện thành sự giải phóng họ khỏi sự phụ thuộc phong kiến và cường bức của
cường hội; mặt khác, biến họ thành những người bị tước hết tư liệu sản xuất
và mọi thứ bảo đảm đời sống do chế độ phong kiến cũ cung cấp cho họ. Về
phần mình những nhà tư bản công nghiệp chẳng những phải gạt bỏ các thợ
cả phường hội, mà còn gạt bỏ chúa phong kiến nắm các nguồn của cải. Cơ
sở của tòan bộ quá trình trên đây là sự tước đọat ruộng đất của nông dân,
lịch sử ra đười chủ nghĩa tư bản ở Anh là điển hình về việc dùng bạo lực
đuổi nông dân ra khỏi những vùng đất đai mà họ vẫn canh tác để biến đồng
ruộng thành bãi chăn cừu; đồng thời ban hành những “đạo luật máu” để
chống lại những người nông dân đã bị mất ruộng đất, như cấm họ đi lang
thang hoặc ra nước ngòai, nhằm buộc họ phải đi làm thuê. Lượng cầu về
làm thu tăng lên nhanh cùng với tích lũy tư bản, trong khi lượng lượncg cung
về làm thuê tăng một cách rất chậm chạp. Bởi vậy nhà nước đã ban hành
pháp chế về lao động làm thuê để tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp tư bản
bốc lột công nhân.

Chính việc biến những người tiểu nông thành công nhân làm thuê và
biến những tư liệu sản xuất và tư liệu sinh họat của họ thành những yếu tố
vật chất của tư bản. Nếu trước kia gia đình nông dân tự mình sản xuất và
chế biến tư liệu sinh hoạt và nguyên liệu để mình tiêu dùng một phần lớn, thì
giờ đây những nguyên liệu và tư liệu sinh ọat ở đó trở thành hàng hóa, Vậy
là, đi đôi với việc tước đọat những người nông dân độc l65p trước đây và
việc tách họ khỏi tư liệu sản xuất cũng diễn ra sự thủ tiêu nghề phụ gia đình
ở nông thôn. Và, chỉ có sự thủ tiêu nghề phụ gia đình ở nông thôn mới làm
cho thị trừơng bên trogn của một nước có được quy mô và sự ổn định cần
thiết cho phương thức sản xuất TBCN.
Tích lũy ban đầu còn được thực hiện bằng việc khai thác những mỏ
vàng, bạc mới được phát hiện ở Châu Mỹ, dựa vào việc sử dụng những nô lệ
bản xứ; bằng việc mua bán nô lệ ở Châu Phi; bằng việc chinh phục và cướp
bóc thuộc địa thông qua việc thực hiện chính sách thực dân, thực hiện
thương mại bất bình đẳng, mua rẻ, bán đắt; bằng phát hành công trái, thi
hành hcế độ thuế hiện đại và thuế quan bảo hộ, v.v.

Nhận xét về tích lũy ban đầu, C.mác viết: “Việc tìm thấy những vùng
có mỏ vàng và mỏ bạc ở Châu Mỹ, việc tuyệt diệt người bản xứ, bắt họ làm
nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ, việc bắt đầu đi chinh phục và cướp
bóc miền Đông Ấn, việc biến Châu Phi thành khu cấm để săn bắt buôn bán
người da đen, - đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất TBCN. Những
quá trình thơ mộng ấy là những yếu tố chủ yêu của tích lũy ban đầu và “…
tất cả các phương pháp đó đều lợi dung quyền lực nhà nước, tức là bạo lực
xã hội tập trung và có tổ chức, để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa của
phương thức sản xuất phong kiến thành phương thức sản xuất TBCN, và rút
ngắn những giai đọan quá độ của quá trình đó lại. Bạo lực là bà đỡ của một
chế độ XH cũ đang thai nghén một chế độ mới. Bản thân bạo lực là một tiềm
lực kinh tế”.

3. Vai trò lịch sử của pthức sản xuất TBCN:

Quá trình lịch sử tách hàng loạt những người sản xuất nhỏ khỏi tư liệu
sản xuất bằng bạo lực là khởi điểm của sự thiết lập phương thức sản xuất
TBCN, là tiền sử của CNTB. Việc sức lao động trở thành hàng hóa đánh dấu
một bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tư
liệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến. Sự
cưỡng bức lao động bằng biện pháp phi kinh tế đã được thay bằng việc ký
kết hợp đồng mua và bán giữa hai người bình đẳng về hình thức: giữa người
sở hữu sức lao động và người sở hữu tư liệu sản xuất. Sự bình đẳng về hình
thức ấy che đậy bản chất bóc lột của CNTB, chế độ bóc lột được xây dựng
trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Chính sự
kết hợp giữa biện pháp cưỡng bức lao động bằng kinh tế với quyền tự do của
mỗi cá nhân là mâu thuẫn nội tại của nền dân chủ tư sản

Trong chủ nghĩa tư bản đương đại đã tồn tại nhiều công ty cổ phần,
trong đó một bộ phận cổ đông là người lao động. từ đó, xuất hiện quan niệm
cho rằng, không còn việc bóc lột giá trị thặng dư, bởi vì người lao động đã
cùng làm chủ cùng với các nhà tư bản. Một số học giả tư sản đã dựa vào hiện
tượng này để đề ra thuyết chủ nghĩa tư bản nhân dân và chúng minh rằng, xã
hội tư bản hiện nay đã thay đổi bản chất. mặc dù đây là một hiện tượng có
thật trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng số cổ phiếu của công nhân
không thấm vào đâu so với số cổ phiếu của các nhà tư bản, phần lớn lợi tức
cổ phần vẫn nằm trong tay các nhà tư bản. Công nhân có cổ phần nhưng
không có vai trò chi phối trong doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, lợi
tức cổ phiếu của công nhân chỉ có ý nghĩa như lợi tức cho số tiền gửi tiết
kiệm đóng vai trò bổ sung cho thu nhập của họ. Thu nhập của công nhân
chủ yếu vẫn do tiền công đem lại.

Tư bản là một quan hệ XH, là quan hệ sản xuất giữa giai cấp tư sản và
giai cấp công nhân làm thuê.

Nếu các quy luật của sản xuất hàng hóa giản đơn biểu hiện bản chất
các mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa nhỏ dựa trên
lao động của bản thân mình, thì các quy luật của sản xuất hàng hóa TBCN
dựa trên cơ sở lao động làm thuê. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng
hóa giản đơn là quy luật giá trị, còn quy luật kinh tế cơ bản của CNTB là
quy luật giá trị thặng dư. Sản xuất nhiều gía trị thặng dư là mục đích, là
động lực của nền sản xuất TBCN.

Quy luật giá trị thặng dư ra đời cùng với sự ra đời của quan hệ sản
xuất TBCN, nó tồn tại và phát huy tác dụng cùng với sự tồn tại và vận động
của nền kinh tế TBCN. Nó tạo ra động lực cho sự vận động, phát triển của
CNTB, đồng thời cũng đưa tới những mâu thuẫn quyết định sự diệt vong của
CNTB.

Hiện nay, ở một số nước tư bản phát triển, một bộ phận người lao
động làm thuê có mức sống tương đối sung túc, thậm chí rất cao. Phải chăng,
như thế có nghĩa là CNTB ngày nay không còn là chế độ bóc lột nữa, hoặc
nếu còn thì mức độ bóc lột cũng không như ngày xưa?

Chế độ người bóc lột người chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế
nhất định. Trong xã hội tư bản hiện nay, mặc dù có những biến đổi nhất định
trong hình thức sở hữu, quản lý và phân phối, nhưng sự thống trị của chế độ
chiếm hữu tư nhân TBCN vẫn tồn tại nguyên vẹn. Nhà nước tư sản hiện đại,
tuy có tăng cường hoạt động điều tiết, can thiệp vào đời sống kinh tế và xã
hội, nhưng cơ bản đó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản.

Do sự phát triển lịch sử của văn minh và do đấu tranh của giai cấp
công nhân mà một bộ phận không nhỏ của công nhân ở các nước tư bản phát
triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức
lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Có điều là, ngày nay
sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã đưa đến sự biến đổi sâu sắc các yếu
tố sản xuất và bản thân quá trình sản xuất làm cho việc sản xuất giá trị thặng
dư có những đặc điểm mới.

Một là, do máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến được sử dụng rộng
rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu là do tăng năng suất
lao động. Ở đây, việc tăng năng suất lao động có đặc điểm là chi phí lao
động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay
thế được nhiều lao động sống hơn.Đồng thời, do việc sử dụng máy móc hiện
đại nên chi phí lao động quá khứ trong một đơn vị sản phẩm cùng giảm
xuống một cách tuyệt đối.

Hai là, ngày nay cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản công
nghiệp phát triển có sự biến đổi lớn. Do chuyển sang cơ sở công nghệ mới,
phát triển sản xuất theo chiều sâu, lao động phức tạp tăng lên và thay thế lao
động giản đơn. Để có lợi cho mình, các nhà tư bản buộc phải chú trọng đến
nhân cách sáng tạo của người lao động làm thuê. Điều đó nói lên rằng lao
động trí óc, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết
định trong việc sản xuất giá trị thặng dư và chính tầng lớp công nhân này có
mức sống tương đối sung túc, đồng thời họ cũng đem lại tỷ suất giá trị thặng
dư tăng lên cho các nhà tư bản.

Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản phát triển ngày càng mở rộng ra
phạm vi quốc tế dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao
đổi không ngang giá… Sự bòn rút siêu lợi nhuận từ các nước kém phát triển
mà CNTB hiện đại giành được trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp
nhiều lần. Nợ nần chồng chất của các nước này đã lên tới hàng nghìn tỷ
USD. Sự cách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng
tăng và đang trở thành một mâu thuẫn nổi bật trong thời đại hiện nay. Còn
phải kể đến sự bòn rút chất xám, sự hủy họai môi sinh và phá hủy những cội
rễ đời sống văn hóa - xã hội mà các nước tư bản phát triển gây ra cho các
nước lạc hậu, chậm phát triển.

You might also like