You are on page 1of 2

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HK1 (08-09) VẬT LÝ 10

A. Câu hỏi :
1. Momen lực: định nghĩa - viết biểu thức
2. Độ lớn lực ma sát trượt ?
3. Cho biết các đặc điểm của lực và phản lực ?
4. Phát biểu định luật Hooke (Huc)
5. Viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn áp dụng cho Trái Đất M và vật có khối lượng m.
Suy ra biểu thức của gia tốc rơi tự do của vật ở độ cao cách mặt đất h.
6. Khi nào có sự tăng, giảm và mất trọng lượng ?
7. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hỏi các lực tác dụng vào vật ? vào chiếc bàn ?
8. Điểm giống nhau và khác nhau giữa Lực quán tính và Lực cơ học tự nhiên ?
9. Định luật vạn vật hấp dẫn : Phát biểu – Biểu thức
10. Nêu thí dụ về ma sát có ích, có hại
11. Hệ lực cân bằng là gì ? Vẽ hình minh hoạ trường hợp ba lực cân bằng nhau.
12. Nêu rõ phương, chiều, độ lớn của lực đàn hồi ở lò xo.Vẽ lực tác dụng lên sàn nhà khi lò
xo bị nén đặt thẳng đứng trên sàn nhà.
13. Sự xuất hiện lực ma sát nghỉ. Đặc điểm độ lớn của lực ma sát nghỉ.
14. Thế nào là tầm bay xa của chuyển động vật ném xiên/ngang và nêu cách tính (công
thức)?
15. Lực quán tính là gì ? Công thức tính lực này ?
16. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định ( quy tắc momen lực ) ?

B. Bài toán :
Bài 1 : Một xe đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, xe đi được 80m vận tốc
còn 43,2km/h. Tính thời gian từ lúc hãm phanh cho đến khi ngừng hăn..
Bài 2: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 2m so với mặt đất. Vật bay xa được 7m
2
(theo phương ngang) . Tính thời gian chuyển động và vận tốc đầu của vật.(g =10m / s )
Bài 3 : Một quả bóng có khối lượng m = 300g được treo vào tường nhờ một sợi dây.
Dây làm với tường một góc α= 30°. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả bóng với
tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả bóng.g
2
= 10m / s
Bài 4 : Một thanh chắn đường AB dài 10m, có trọng lượng 1000N và có trọng tâm G ở
cách đầu bên trái GA = 1m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang ở cách đầu bên
trái OA = 1,5m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực F bằng bao nhiêu để giữ thanh ấy
nằm ngang?
Bài 5 : Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy. Tính thời gian ô tô đi được
kể từ lúc tắt máy đến lúc dừng hẳn. Hệ số ma sát lăn giữa xe và mặt đường là 0,06. Cho g =
10m/s2
Bài 6: Vật m = 30 kg chuyển động đều v = 36 km/h, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,3,
cho g = 9,8 m/s2. Tính độ lớn của lực kéo song song với mặt đường ? Ngưng kéo, vật chạy
thêm quãng đường là bao xa ?

http://gvphuong.googlepages.com Page 1
Bài 7: Cho bán kính Trái Đất R = 6400km. Hỏi độ cao nào mà gia tốc rơi tự do bằng một 3/4
gia tốc rơi tự do ở mặt đất.
Bài 8 : Hai ca nô kéo một xà lan với các lực bằng nhau.F1 =
F2 = 1000 (N) và hợp với nhau góc 300. Tìm lực cản của
nước lên xà lan chạy đều
Bài 9: Một xe máy đang chuyển động với vận tốc 36km/h gặp vật cản phải hãm phanh gấp. Xe
chuyển động chậm dần rồi dừng lại sau quãng đường 5m. Tính thời gian từ khi hãm xe đến lúc
dừng lại.
Bài 10 : Từ độ cao 15m so với mặt đất, một vật được ném chếch lên với vận tốc ban đầu hợp
với phương nằm ngang một góc 450, độ lớn 72km/h.Hỏi tầm xa vật đi được theo phương
ngang(g = 10 m/s2).
Bài 11 : Một vật có khối lượng 6 kg treo vào 1 lực kế lò xo gắn trên trần thang máy. Cho g =
9,8 m/s2. Hỏi số chỉ lực kế khi thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2
Bài 12 : Một xe lăn khi được đẩy bằng lực F = 20 N nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều .
Khi chất lên xe 1 vật có khối lượng 20 kg thì phải tác dụng lực F’ = 60 N nằm ngang xe mới
chuyển động thẳng đều . Tính hệ số ma sát ?
Bài 13 : Từ độ cao 10 m so với mặt đất, một vật được ném xiên lên với vận tốc đầu 15 m/s hợp
với phương nằm ngang một góc 600. Tính độ cao lớn nhất (so với mặt đất ) mà vật lên tới ?
Cho g = 10 m/s2
Bài 14 : Một vật có khối lượng 1 kg được móc vào 1 lực kế treo vào trần của 1 thang máy .
Thang máy đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 2 m/s hướng lên thì giảm vận tốc và sau
2s thì vận tốc là 1 m/s. Tính số chỉ của lực kế trong giai đoạn giảm tốc ? Cho g = 10 m/s2 .
Bài 15 : Một đầu máy A có khối lượng mA = 10 tấn kéo toa B có khối lượng mB = 5 tấn . Sau khi
khởi hành 10 s đoàn tàu có vận tốc 5 m/s . Biết hệ số ma sát với mặt đường B
là 0,02 và g = 10 m/s2 . Tính lực kéo của đầu máy ?
Bài 16 : Một vật có khối lượng m = 2 kg được treo tại A bằng 2 thanh nhẹ A
AB và AC . Xác định độ lớn các lực đàn hồi xuất hiện trên 2 thanh ? Cho g =
10 m/s2 . Góc ABC = 600 ; góc ACB = 300
Bài 17 : Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu (v0 = 16m/s)
hợp với phương ngang 1 góc 600. Tính độ cao cực đại mà vật lên được. Lấy
g = 10m/s2 . C
Bài 18 : Một xe ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì thấy một
chướng ngại vật cách xe 55m. Hỏi lực hãm phải bằng bao nhiêu để xe dừng lại cách chướng
ngại vật 5m.
Bài 19 : Người ta vắt qua 1 chiếc ròng rọc cố định 1 đọan dây, ở 2 đầu có treo 2 vật A và B có
khối lượng là mA = 2 kg , mB = 3 kg . Sau khi buông ra hai vật bắt đầu chuyển động. Tính vận
tốc của mỗi vật vào cuối giây thứ 3 ?
Bài 20 : Một vật được ném từ độ cao 49m với vận tốc ban đầu (v0 = 16m/s) theo phương
ngang. Hỏi tốc độ của vật khi chạm đất. Lấy g = 10m/s2

Chúc học sinh ôn & thi tốt

http://gvphuong.googlepages.com Page 2

You might also like