You are on page 1of 3

Bài tập Vật lý 10 - Cơ học 1/3

Phần Cơ 10C
Chương Tĩnh học 10C-VR
Dạng bài Mô tả Mức độ Số lượng
Cân bằng vật rắn dưới tác dụng của 3 lực
10C-VR 1.1 Bắt đầu
không song song
10C-VR 2.1 Momen lực Bắt đầu
10C-VR 2.2 Cân bằng vật rắn quay (tìm độ lớn của lực) Bắt đầu
Cân bằng vật rắn chịu tác dụng của 3 lực
10C-VR 3.1
song song

Tải toàn bộ bài tập tại đây.

10C-VR 1.1: Cân bằng vật rắn dưới tác dụng của 3 lực không song song (tìm
độ lớn lực)

1 Cho một hệ vật như hình 1.1.1. Thanh sắt có khối lượng 2 kg. Góc hợp
bởi dây và tường là 600. Tìm lực căng dây và áp lực tác dụng vào tường.

2 Cho một hệ vật như hình 1.1.2. Góc nghiêng 300. Vật có khối lượng 5 kg.
Ma sát không đáng kể.
a. Tìm lực căng dây và lực phản lực tác dụng lên vật.
b. Thay dây bằng một lò xo có độ cứng k =100 N/m. Tìm độ biến dạng
của lò xo.

3 Cho một hệ vật như hình 1.1.1. Dây chỉ có thể chịu lực căng dây tối đa là
20 N. Thanh nặng 3 kg. Hỏi dây cần phải treo hợp với tường một góc nhỏ
nhất là bao nhiêu để có thể cân bằng?

4 Cho một hệ vật như hình 1.1.1. Góc hợp bởi dây và tường là 300. Dây
chịu được lực căng tối đa 30 N. Thanh sắt có khối lượng 1 kg. Chất thêm đồ
từ từ lên thanh sắt thì thấy đến một khối lượng m thì dây đứt. Hỏi khối lượng
tối đa có thể thêm vào là bao nhiêu? Khi đó áp lực lên tường là bao nhiêu?

5 Cho một hệ vật như hình 1.1.3. Góc treo của 2 dây hợp với tường là 450.
Khối lượng của vật là 20 kg. Tính lực căng của dây.

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 30/04/2009


Bài tập Vật lý 10 - Cơ học 2/3

6 Cho một hệ vật như hình 1.1.2. Phản lực tác dụng lên vật là 10 N. Góc
nghiêng 450. Tìm khối lượng của vật và lực căng dây. Ma sát không đáng kể.

10C-VR 2.1: Tính momen lực

1 Một người tác dụng một lực 30 N vào một tấm ván tại vị trí A cách tấm
quay O 20 cm như hình 2.1.1. Tìm momen lực trong trường hợp lực có
phương hợp với vectơ OA một góc:
a. 900.
b. 00.
c. 300
ĐS: a. 6 N.m; b. 0; c. 3 N.m

3 Một thanh được đặt như trong hình 2.1.2. Đặt vào 2 vị trí A, B cách O lần
lượt là 10 cm và 20 cm, 2 lực FA = 20 N, FB = 30 N theo phương hướng
xuống. Vẽ cánh tay đòn và tính momen lực trong 2 trường hợp:
a. Thanh nằm ngang.
b. Thanh nằm lệch với phương ngang 1 góc 300 như trong hình.
ĐS: a. M1 = 2 N.m; M2 = 6 N.m;

10C-VR 2.2: Điều kiện cân bằng của vật rắn quay (tìm độ lớn lực)

1 Tác dụng 2 lực F1, F2 có chiều hướng xuống, vào một tấm ván quay
quanh một tâm O.Cánh tay đòn của lực F1 và F2 đối với tâm O lần lượt là 20
cm và 30 cm. Tấm ván không quay.
a. Tìm tỉ số F1 và F2
b. Biết F1 = 20 N. Tìm F2.

2 Một người gánh một quang gánh dài 1 m nằm ngang. Vị trí đặt vai ở ngay
chính giữa gánh. Treo một vật nặng có khối lượng 30 kg ở cuối gánh. Hỏi
người đó phải tác dụng một lực F bằng bao nhiêu vào vị trí cách vai 20 cm
để giữ gánh thăng bằng?

3 Đặt một thanh AB dài 5m có khối lượng 20 kg lên một điểm O cách A một
đoạn 1,2 m. Phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu ở vị trí điểm A để có thể
giữ thanh thăng bằng?

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 30/04/2009


Bài tập Vật lý 10 - Cơ học 3/3

4 Đặt một thanh AB dài 4m có khối lượng 10 kg lên một điểm O cách A một
đoạn 1 m. Ở vị trí của A đặt thêm một vật nặng 20 kg. Phải tác dụng một lực
bằng bao nhiêu ở vị trí điểm B để có thể giữ thanh thăng bằng?

5 Đặt một thanh AB dài 3m có khối lượng 15 kg lên một điểm O cách A một
đoạn 1 m. Để thanh thăng bằng, người ta phải đặt thêm một vật có khối
lượng 5kg. Xác định vị trí để đặt vật.

6 Một thanh xà AB dài 10 m, có khối lượng 5 kg có thể quay quanh điểm O


cách A 4 m.
a. Người ta phải đặt một vật nặng có khối lượng 10 kg lên đâu để thanh
thăng bằng?
b. Người ta phải đặt một vật nặng khối lượng bao nhiêu lên điểm A để
thanh thăng bằng?

10C-VR3.1: Quy tắc hợp lực song song - CB Vật rắn chịu tác dụng 3 lực //

1 Một thanh xà được đặt trên 2 trụ AB cách nhau 5 m. Nếu đặt lên điểm O ở
cách A 2 m một vật nặng khối lượng 30 kg thì mỗi trụ cầu chịu tác dụng của
một lực là bao nhiêu?

2 Một người gánh hai bao thóc và gạo nặng lần lượt 50 kg và 80 kg đặt 2
đầu gánh dài 1,3 m. Hỏi vai người phải đặt ở đâu và chịu tác dụng của một
lực là bao nhiêu?

http://gocriengtrenban.wordpress.com     Cập nhật lần cuối 30/04/2009

You might also like