You are on page 1of 29

Tổng quan về Kinh tế Vĩ mô

Những nội dung chính

I. Kinh tế học là gì?


II. Nguyên lý kinh tế học
III. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản
IV. Nghiên cứu kinh tế vĩ mô như thế
nào?
I. Kinh tế học là gì?

Từ KINH TẾ (Economy) xuất phát từ


tiếng Hy Lạp, có nghĩa là người điều
hành một gia đình.

Vậy người đó muốn gì và phải làm gi???


I. Kinh tế học là gì?

 Muốn
• Có lương thực
thực phẩm
• Giải trí
• Chơi thể thao  Trong điều
• ???` kiện
o Thu nhập
o Thời gian
o Sức khoẻ
o ???
I. Kinh tế học là gì?

 Cá nhân/hộ gia đình và nền kinh tế phải


đối mặt với nhiều quyết định:
 Ai sẽ làm việc/sản xuất?
 Sản xuất cái gì và bao nhiêu?

 Nguồn lực gì nên được sử dụng trong quá


trình sản xuất?
 Hàng hoá nên được bán ở mức giá bao
nhiêu?
I. Kinh tế học là gì?

Xã hội và nguồn lực khan hiếm:


 Quản lý các nguồn lực của xã hội là điều rất
quan trọng vì nguồn lực là khan hiếm.
 Khan hiếm. . . được hiểu là xã hội có
nguồn lực có giới hạn và vì vậy không thể
sản xuất tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà
mọi người mong muốn
I. Kinh tế học là gì?

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu việc


nền kinh tế quản lý/phân bổ các nguồn lực
khan hiếm của nó
 Kinh tế học vi mô: nghiên cứu việc các hãng
và cá nhân ra quyết định và tương tác với
nhau trên những thị trường cụ thể
 Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu hành vi của nền
kinh tế với tư cách là một tổng thể
Tại sao chúng ta phải nghiên cứu
kinh tế học?

 Trong điều kiện nguồn lực có hạn/khan hiếm


thì cả hộ gia đình/cá nhân và nền kinh tế
đều phải đối mặt với việc phải lựa chọn.

 Nghiên cứu kinh tế học là việc nghiên cứu


cách mọi người đưa ra sự lựa chọn để giúp
chúng ta đưa ra quyết định lựa chọn tốt hơn.
II. Nguyên lý kinh tế học
 Con người ra quyết định như thế nào?
1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi
2. Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ
bỏ để có được thứ đó
3. Người hợp lý là người suy nghĩ tại điểm
cận biên
4. Con người phản ứng với các kích
thích/sự khuyến khích
Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự
đánh đổi

Đánh đổi cái gì?

 Súng v. Bơ

 Thực phẩm v. Quần áo

 Nghỉ ngơi v. Làm việc

 Hiệu quả v. Công bằng


Nguyên lý 2: Chí phí là những gì mà
người ta phải từ bỏ để có một cái gì đó

1. Sẽ đi học đại học hay đi làm ?

2. Ở nhà học bài hay đi chơi ?

3. Đến lớp học hay ở nhà ngủ ?

Chi phí cơ hội là giá trị của


phương án tốt nhất bị bỏ qua
không được lựa chọn
Nguyên lý 3: Người hợp lý là người
suy nghĩ tại điểm cận biên
Để ra quyết định bạn phải so sánh lợi ích
và chi phí tại điểm cận biên
 Lợi ích xuất hiện từ việc tăng thêm một
hoạt động được gọi là lợi ích cận biên.
 Chi phí xuất hiện từ việc tăng thêm một
hoạt động gọi là chi phí cận biên.
Nguyên lý 4: Con người phản ứng
với các kích thích/sự khuyến khích
 Sự thay đổi lợi ích cận biên và chi phí
cận biên có thể dẫn đến sự thay đổi
hành vi của con người.
 Người hợp lý lựa chọn những hành
động mang lại lợi ích cân biên lớn hơn
chi phí cận biên.
II. Nguyên lý của kinh tế học
 Con người tác động qua lại với nhau
như thế nào?
1. Thương mại làm cho mọi người đều có
lợi
2. Thị trường luôn là phương thức tốt nhất
để tổ chức hoạt động kinh tế
3. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được
kết cục của thị trường
II. Nguyên lý của kinh tế học
 Nền kinh tế với tư cách là một tổng
thể vận hành như thế nào?
1. Mức sống của một nước phụ thuộc vào
năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ
của chính nước đó
2. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều
tiền
3. Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn
giữa lạm phát và thất nghiệp
III. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô

 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)


 Lạm phát
 Thất nghiệp
 Cán cân thanh toán
III. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô

 Nghiên cứu các vấn đề này trên các


khía cạnh:
 Khái niệm của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
 Giải thích các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

 Phân tích chính sách tác động


IV. Nghiên cứu kinh tế học như thế nào

• Phương pháp khoa học


 Quan sát thực tế
 Tổng hợp thành xu thế
 Rút ra lý thuyết
 Kiểm định lý thuyết bằng số liệu cập
nhật

QUAN SÁT, LÝ THUYẾT, VÀ KIỂM ĐỊNH BẰNG


QUAN SÁT MỚI
IV. Nghiên cứu kinh tế học như thế nào

 Vai trò của các giả định/giả thuyết


 Các nhà kinh tế đưa ra các giả định để nhìn nhận
thế giới một cách dễ dàng hơn.
 Nghệ thuật của các nhà kinh tế đưa ra quyết định
dựa trên các giả định đã được đặt ra.
 Các nhà kinh tế sử dụng những giả định khác
nhau để trả lời cho những câu hỏi khác nhau.
* Khi các giả thuyết/giả định kinh tế
được thành lập và được kiểm chứng
bằng thực nghiệm, và thực hiện lặp đi
lặp lại nhiều lần cho kết quả đúng như
giả thuyết thì giả thuyết kinh tế được coi
là lý thuyết kinh tế.
IV. Nghiên cứu kinh tế học như thế nào

•D Cách thể hiện vấn đề


--- --- --- --- ---
C  Đồ thị
A

B  Bảng biểu
0 + b
 Phương trình a x
Y =
 Mô hình
IV. Nghiên cứu kinh tế học như thế nào

 Mô hình kinh tế
 Mô hình kinh tế là sự trìu tượng hoá thế giới
hiện thực để làm cơ sở cho phân tích.
 Hai mô hình kinh tế cơ bản hay được sử
dụng đó là :
 Vòng chu chuyển
 Đường giới hạn khả năng sản xuất
Mô hình vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô

Doanh thu Chi tiêu


THỊ TRƯỜNG HH va DV
•Hộ gia đình mua
Bán HH và DV Mua HH va DV
•DN bán

HÃNG (DN) HỘ GIA ĐÌNH


•Sản xuất và bán •Mua và tiêu dùng
HH va DV HH và DV
•Thuê và sử dụng •Sở hữu và bán
Các nhân tố xản xuất Nhân tố sản xuất

Các nhân tố sx THỊ TRƯỜNG Lao động, đất đai,


CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT Và vốn

Tiền lương, tiền tthue •Hộ gia đình bán IThu nhập
Và lợi nhuận •DN mua
= Luồng luân chuyển
HH và Dv
= Luồng tiền
Đường giới hạn khả năng sản xuất
Production Possibility Frontiers
Nếu chúng ta sử dụng hết
Lương thực các nguồn lực để sản xuất
lương thực thì chúng ta
sản xuất tối đa được Ym
Ym tấn lương thực.
Nếu chúng ta sử dụng hết
các nguồn lực để sản xuất
Yo A quần áo thì chúng ta sản
xuất tối đa được Xm bộ
quần áo

Y1 B

Xo X1 Xm
Quần áo
Đường giới hạn khả năng sản xuất
(Production Possibility Frontiers)

 PPF được hiểu là đường mô tả tất cả các kết hợp


hàng hoá và dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản
xuất với ràng buộc về các nguồn lực sản xuất và công
nghệ hiện tại.
 Bất cứ điểm nào nằm dưới đường PPF là những kết
hợp phi hiệu quả do lãng phí hay không tận dụng hết
những nguồn lực sản xuất hiện có.
 Bất cứ điểm nào nằm ngoài đường PPF là không thể
đạt được với nguồn lực hiện tại
 PPF có thể biểu diễn tính hiệu quả, sự đánh đổi, chi
phí cơ hội hay tăng trưởng kinh tế.
IV. Nghiên cứu kinh tế học như thế nào
1. Phương pháp so sánh tĩnh
 Giả định các yếu tố khác không đổi: để phân tích mối
quan hệ giữa các biến số.
VD: mối quan hệ giữa giá xăng dầu với lượng xăng dầu tiêu thụ
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
 Trong mô hình có biến ngoại sinh và biến nội sinh
 Biến ngoại sinh là biến số phát sinh từ ngoài mô hình –
chúng là đầu vào của mô hình.
 Biến nội sinh là biến số phát sinh ngay trong mô hình - đầu ra
của mô hình.
 Biểu diễn trên đồ thị thì
 sự thay đổi của biến ngoại sinh làm dịch chuyển đồ thị
 sự thay đổi của biến nội sinh làm di chuyển trên đồ thị
Các nhà kinh tế như
các nhà tư vấn chính sách
 Khi các nhà kinh tế cố gắng giải thích
điều gì, họ là các nhà khoa học
 Khi các nhà kinh tế cố gắng thay đổi thế
giới, họ là các nhà tư vấn chính sách
IV. Nghiên cứu kinh tế học như thế nào

 Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học


thực chứng
 Kinh tế học thực chứng: mô tả nền kinh tế
 Kinh tế học chuẩn tắc: bình luận và đánh
giá nền kinh tế
Thực chứng hay chuẩn tắc ?
 Chiến tranh vùng vịnh 1990 đã làm tăng giá
dầu mỏ, điều này dẫn đễn làm giảm việc tiêu
dùng xăng dầu.
 Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh
hơn nền kinh tế Việt Nam.
 Người nghèo nên không phải đóng thuế.
 Chính phủ nên trợ cấp cho những nhà sản
xuất đường.

You might also like