You are on page 1of 25

Chương 3

Tăng trưởng kinh tế


I. Khái niệm và đo lường tăng trưởng
kinh tế
 Tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của
mức sản lượng quốc dân
Y t −Y t −1
g =t
t −1
x 100%
Y
Trong đó:
gt là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t
Yt và Yt-1 là GDP thực tế của thời kỳ t và t-1

• Tăng trưởng kinh tế tính bằng phần trăm thay đổi GDP
thực tế bình quân đầu ngườit −1
y t
− y
g tpc = t −1
x 100%
Trong đó:
y
gt pc là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t

yt và yt-1 là GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t và t-1
II. Tăng trưởng kinh tế trên thế giới

GDP thực tế bình quân GDP thực tế bình quân Tỷ lệ tăng trưởng
Nước Thời kỳ
đầu người đầu kỳ* đầu người cuối kỳ* hàng năm

Nhật 1890-2000 $1,256 $26,460 2.81%


Brazin 1900-2000 650 7320 2.45
Mexico 1900-2000 968 8810 2.23
Canada 1870-2000 1984 27330 2.04
Germany 1870-2000 1825 25010 2.03
Trung Quốc 1900-2000 598 3940 1.90
Argentina 1900-2000 1915 12090 1.86
Mỹ 1870-2000 3347 34260 1.81
India 1900-2000 564 2390 1.45
Indonesia 1900-2000 743 2840 1.35
Anh 1870-2000 4107 23550 1.35
Pakistan 1900-2000 616 1960 1.16
Bangladesh 1900-2000 520 1650 1.16
•GDP thực tế tính theo năm đô la năm 2000
Nguồn: Mankiw N. Gregory, Principles of Macroeconomics, Third Edition,
Worth Publishers, New York
II. Tăng trưởng kinh tế trên thế giới

 Theo HR 2007/08: HDI của Việt Nam 0.733, xếp vị trị


thứ 105 trong tổng số 177 nước được xét

tuổi thọ trung bình: 73.7


tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 90.3%

Tỷ lệ tăng
GDP bình quân đầu người trưởng
hằng năm

US$ PPP US$ (%)


2004 2004 1990-2005
631 3071 5.9
Tăng trưởng kép và quy tắc 70

 Quy tắc 70 giải thích:


 Nếu một biến tăng trưởng với tốc độ x
phần trăm một năm, thì giá trị của nó
sẽ tăng gấp đôi sau 70/x năm
 Ví dụ: 5000 đôla đầu tư với lãi suất
10% một năm, giá trị của khoản đầu tư
này sẽ là 10,000 đôla sau:
70 / 10 = 7 năm
III. Các nhân tố quyết định tăng trưởng
kinh tế

1. Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế


 Tăng trưởng kinh tế cao nhằm để nâng cao mức sống và đẩy
mạnh an ninh quốc gia.
 Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo thuận lợi cho tính năng động
về mặt kinh tế xã hội
 Tăng trưởng tạo nguồn vốn cho cộng đồng

2. Vai trò của năng suất đối với tăng trưởng kinh tế
 Năng suất đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức sống
của mọi quốc gia.
III. Các nhân tố….
2. Vai trò của năng suất đối với tăng trưởng kinh tế

Tại sao năng suất lại quan trọng?


 Năng suất phản ánh lượng hàng hoá và dịch vụ mà một công
nhân sản xuất ra trong một giờ lao động
 Để hiểu được sự khác biệt lớn trong mức sống giữa các quốc
gia, chúng ta phải nhìn vào quá trình sản xuất hàng hoá và dịch
vụ

Năng suất được xác định như thế nào?


 Các đầu vào được sử dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ
được gọi là các nhân tố của sản xuất.
 Những nhân tố của sản xuất quyết định trực tiếp đến năng suất
III. Các nhân tố quyết định tăng trưởng
kinh tế

3. Các nguồn lực của tăng trưởng


 Vốn nhân lực
 Là thuật ngữ được dùng để chỉ kiến thức và những
kỹ năng mà người lao động thu được thông qua
giáo dục, đào tạo, và tích luỹ kinh nghiệm
 Giống như tư bản hiện vật, vốn nhân lực làm tăng
năng lực sản xuất hàng hoá và dịch vụ của một
quốc gia
III. Các nhân tố….
3. Các nguồn lực của tăng trưởng
 Vốn hiện vật/Tư bản hiện vật
 Là nhân tố sản xuất được sản xuất ra
 Nó là đầu vào của quá trình sản xuất mà trước đó đã
từng là sản lượng của quá trình sản xuất khác

 Là khối lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất dùng


trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ
 Các dụng cụ được sử dụng để lắp ráp và sửa chữa
máy móc
 Các dụng cụ được sử dụng để đóng đồ gỗ

 Các nhà văn phòng, trường học, v.v…


III. Các nhân tố….
3. Các nguồn lực của tăng trưởng

 Tài nguyên thiên nhiên


 Là đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên
mang lại như đất đai, sông ngòi và khoáng sản
 Tài nguyên tái tạo được: rừng
 Tài nguyên không tái tạo được: dầu mỏ

 Có ý nghĩa quan trọng nhưng không nhất thiết là


nguyên nhân làm cho nền kinh tế có năng suất cao
trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ
III. Các nhân tố….
3. Các nguồn lực của tăng trưởng

 Tri thức công nghệ


 Là những hiểu biết về cách thức tốt nhất để sản
xuất ra hàng hoá và dịch vụ
 Lưu ý: cần phân biệt tri thức công nghệ và vốn
nhân lực.
 Tri thức công nghệ phản ánh kiến thức của xã hội trong
việc nhận thức thế giới vận hành ra sao
 Vốn nhân lức phản ánh mức độ lực lượng lao động hấp

thụ và tiếp nhận nguồn tri thức như thế nào


Hàm sản xuất

Y = A F(L, K, H, N)
 Y = sản lượng
 A = trình độ công nghệ sản xuất hiện có
 L = lượng lao động
 K = khối lượng tư bản
 H = khối lượng vốn nhân lực
 N = khối lượng tài nguyên thiên nhiên
 F( ) là hàm biểu thị cách kết hợp các đầu vào của sản xuất
 Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô nếu
với bất kỳ số dương x nào cho trước ta có
xY = A F(xL, xK, xH, xN)
Do đó, nếu tăng gấp đôi lượng của các đầu vào thì
lượng sản xuất ra cũng tăng gấp đôi.
Hàm sản xuất
 Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô có
một ý nghĩa thú vị.
Đặt x = 1/L,
Y/ L = A F(1, K/ L, H/ L, N/ L)
Trong đó:
Y/L = sản lượng trên một công nhân
K/L = lượng tư bản hiện vật trên một công nhân
H/L = lượng vốn nhân lực trên một công nhân
N/L = lượng tài nguyên thiên nhiên trên một công nhân

Phương trình trên cho thấy năng suất (Y/L) phụ thuộc vào trang bị máy
móc cho mỗi công nhân (K/L), vốn nhân lực trên mỗi công nhân (H/L),
và lượng tài nguyên thiên nhiên trên một công nhân (N/L), cũng như
phụ thuộc vào trình độ công nghệ (A).
IV. Một số lý thuyết xác định nguồn
lực của tăng trưởng kinh tế
1. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển của Malthus

Giả định:
- đất đai cố định
- mức lương thực tế vừa đủ (subsistance real wage rate)
- quy luật lợi tức giảm dần đối với lao động

Tăng trưởng kinh tế chỉ là tạm thời và khi GDP thực tế bình
quân đầu người tăng trên mức sống tối thiểu thì dân số sẽ
bùng nổ khiến cho GDP thực tế bình quân đầu người quay trở
về mức sống tối thiểu.
IV. Cơ sở lý thuyết xác định nguồn
lực của tăng trưởng kinh tế
1. Lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes:
Harrod Domar
• Để tăng trưởng kinh tế nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một
phần thu nhập của mình, tiết kiệm và đầu tư càng nhiều thì
tăng trưởng càng nhanh.

• Tầm quan trọng của tiết kiệm và đầu tư: Một cách để nâng
cao năng suất trong tương lai là đầu tư nguồn lực hiện có vào
quá trình sản xuất hàng đầu tư
• Ví dụ: Trong giai đoạn 1960-1991, tỷ lệ phần trăm của GDP
dành cho đầu tư của Nhật Bản là gần 35%, nên tỷ lệ tăng
trưởng của Nhật Bản vào khoảng hơn 5%. Ở Hàn Quốc con số
tương ứng là gần 25% và gần 6%. Ở Anh: gần 18% và 2%
IV. Cơ sở lý thuyết xác định nguồn
lực của tăng trưởng kinh tế
1. Lý thuyết tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Giả định:
- hàm sản xuất thuần và có hiệu quả không đổi theo quy mô
- một đầu ra đồng nhất duy nhất được sản xuất bằng hai loại đầu
vào, tư bản và lao động.
- nền kinh tế là cạnh tranh và luôn hoạt động ở mức toàn dụng
nhân công
- có tiết kiệm và đầu tư

GDP thực tế bình quân đầu người tăng do đổi mới công
nghệ
IV. Cơ sở lý thuyết xác định nguồn
lực của tăng trưởng kinh tế
1. Lý thuyết tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Ý tưởng trung tâm: lượng tư bản trên một công nhân (K/L) và hàm
năng suất – đó là mối quan hệ giữa sản lượng trên một công nhân và
mức sản lượng trên một công nhân (Y/L)
Để tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế nhấn mạnh đến sự cần
thiết tăng cường tư bản theo chiều sâu

Tăng cường tư bản theo chiều sâu là quá trình trong đó lượng
tư bản tính trên đầu người công nhân tăng theo thời gian.

Theo lý thuyết tân cổ điển, ở trạng thái dừng thì K/L, H/L, N/L là
các nhân tố cơ bản giải thích thay đổi của năng suất
Quy luật lợi suất giảm dần và hiệu ứng
đuổi kịp
 Quy luật lợi suất giảm dần: Khi khối lượng tư bản tăng, mức
sản lượng được sản xuất thêm từ một đơn vị tư bản tăng thêm
sẽ giảm xuống.
 Vì lợi suất giảm dần, sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm chỉ dẫn tới tăng
trưởng nhanh hơn trong một thời gian nào đó.
 Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, dẫn đến năng suất và thu
nhập cao hơn, nhưng không làm các biến số này tăng nhanh
hơn.
 Hiệu ứng đuổi kịp hàm ý là một nước có xuất phát điểm thấp
thường tăng trưởng với tốc độ cao.
Giúp lý giải vì sao trong giai đoạn 1960-1991, Mỹ và Hàn Quốc có
tỷ trọng đầu tư trong GDP tương đương nhau, nhưng Mỹ chỉ đạt
mức tăng trưởng bình quân 2% trong khi đó Hàn Quốc đạt mức
tăng trưởng hơn 6%
V. Chính sách thúc đẩy tăng trưởng

 Chính phủ có thể thực hiện nhiều cách để làm


tăng năng suất và mức sống
 Chính sách của chính phủ để làm tăng năng suất
và mức sống
 Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
 Khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài
 Khuyến khích việc giáo dục và đào tạo
 Xác định quyền sở hữu tài sản và duy trì sự ổn định
chính trị
 Thúc đẩy tự do thương mại
 Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai công nghệ mới
 Kiểm soát tăng trưởng dân số
Khuyến khích thu hút đầu tư từ nước ngoài

 Chính phủ có thể tăng tích luỹ vốn và tăng trưởng


kinh tế dài hạn bằng việc khuyến khích đầu tư từ
nước ngoài
 Đầu tư từ nước ngoài có hai dạng:
 Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI)
 Đầu tư vốn thuộc sở hữu và được điều hành bởi một thực
thể nước ngoài.
 Đầu tư nước ngoài gián tiếp (FPI)
 Các khoản đầu tư được tài trợ bằng tiền nước ngoài
nhưng được người dân trong nước điều hành.
Giáo dục

 Đối với tăng trưởng dài hạn của một quốc gia,
giáo dục ít nhất cũng đóng vai trò quan trọng như
đầu tư vào tư bản hiện vật.
 Ở Mỹ, có thêm một năm đến trường được hưởng mức
lương cao hơn khoảng 10%.
 Vì vậy, một cách để Chính phủ có thể tăng mức sống là
cung cấp trường học và khuyến khích người dân tham
gia vào hệ thống này.
Quyền sở hữu tài sản và sự ổn định chính
trị

 Quyền sở hữu tài sản để chỉ khả năng của con


người trong việc thực thi quyền của mình đối với
những nguồn lực mà họ sở hữu.
 Sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản trong toàn bộ nền
kinh tế là một tiền đề quan trọng để hệ thống giá cả hoạt
động.
 Điều quan trọng đối với các nhà đầu tư là họ cảm thấy
các khoản đầu tư của họ là an toàn.
Thương mại tự do

 Thương mại, nói theo một cách cụ thể nào đó, là


một loại công nghệ.
 Một nước tháo dỡ những rào cản thương mại sẽ
có tăng trưởng kinh tế giống như khi nó đạt được
sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ.
 Một số nước đã theo đuổi . ..
. . . Chính sách thương mại hướng nội, nhằm tránh
giao lưu với thế giới bên ngoài
 . . . Chính sách thương mại hướng ngoại, cho phép sự
hội nhập với thế giới bên ngoài.
Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới

 Tiến bộ của tri thức công nghệ đã làm mức sống


cao hơn.
 Phần lớn tiến bộ về công nghệ xuất phát từ các nghiên
cứu riêng của các hãng và các nhà sáng chế độc lập.
 Chính phủ có thể khuyến khích sự phát triển của công
nghệ mới thông qua việc tài trợ cho các nghiên cứu, ưu
đãi về thuế, và hệ thống bản quyền.
Chính sách kiểm soát dân số

 Các nhà kinh tế học và các nhà khoa học xã hội


có đã tranh luận sự gia tăng dân số tác động như
thế nào đến xã hội.
 Sự gia tăng dân số tác động tới các nhân tố khác
của quá trình sản xuất:
 Làm giảm lượng tài nguyên thiên nhiên
 Làm giảm lượng vốn
 Thúc đẩy tiến bộ công nghệ

You might also like