You are on page 1of 8

Khám phá Chiang Mai (Thái Lan)

Nguồn: Báo Lao Động


Cập nhật: 17/10/2008, 09:10:21
Dịch SARS, sóng thần, rồi bạo động, Thái Lan đang trải qua
những khó khăn liên tiếp những năm gần đây, nhưng ngành du
lịch chỉ chao đảo rồi lại vươn dậy mạnh mẽ.
Chiang Mai, thành phố lớn thứ hai của Thái Lan sau Bangkok,
đã khởi động mùa du lịch năm 2009 với "Diễn đàn du lịch vùng đông
bắc Chiang Mai lần thứ 5"; cùng với các điểm du lịch khắp cả nước,
trong một slogan chung "Invitation to Amazing Thailand 2009". Bạo
động xảy ra ở Bangkok nhưng chỉ là một số điểm phố chính, còn lại
thành phố vẫn yên bình và Chiang Mai - mệnh danh "Bông hồng
phương bắc" vùng đông-bắc Thái Lan, cách thủ đô khoảng 800km thì
hoàn toàn yên tĩnh.
Chiang Mai đứng thứ ba trong các thành phố tốt nhất Châu Á do Travel
and Leisure Magazine bình chọn trong năm 2008.
Đón khách và tiễn khách
Người Thái Lan biết chiều khách, như cách nói của người Việt là
"Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi".
Vừa đặt chân xuống sân bay, đã thấy ngay lời mời "Invitation to
Amazing Thailand 2009", các cô gái Thái xinh đẹp chờ sẵn hai
bên với nụ cười thân thiện, choàng vòng hoa nhài trắng vào cổ
khách. 4 ngày sau, khi rời Chiang Mai, tôi được chứng kiến một ban
nhạc thiếu nhi lí lắc biểu diễn ngay trong phòng chờ sân bay.
Không chỉ ở Bangkok mà ngay ở Chiang Mai, các thông tin về
du lịch, các poster, brochure, biển quảng cáo... tràn ngập khắp
nơi trong sân bay, trên đường phố, trong nhà hàng, khách
sạn...(ở việt nam mình thì cũng có poster nhưng luôn luôn bị
xé,)
Một sự chuyên nghiệp từng công đoạn của ngành du lịch Thái Lan. Như
ông Vichai - Giám đốc văn phòng Tổng cục Du lịch Thái (TAT-
Tourism Authority of Thailand) tại TPHCM nói: Làm sao để du khách
đến đây đều thấy rõ Thái Lan không tệ như những gì người ta
nhìn thấy trên TV. Không phải vô cớ mà ngành du lịch hàng năm
đóng góp 6% GDP - tương đương 16 tỉ USD cho nền kinh tế quốc gia.
Dự kiến năm 2009, Thái Lan đón 17 triệu lượt khách.

Thăm vườn thú Chiang Mai Zoo - gần công viên Ratchamakla, thành
lập từ năm 1974, hiện có trên 200 ngôi nhà đồng cỏ, trên 8.000 con
thú trong một môi trường xanh với hai thác nước, một công viên mở,
khu vực cho thú ăn... đi cả ngày không hết, ngắm đủ loài thú quý hiếm,
voi Châu Phi, hổ trắng... hình ảnh hai con gấu nô giỡn nhau trên nền
tuyết trắng nhân tạo, ấm áp vô cùng.
Trong Chiang Mai Zoo có Chiang Mai Zoo Aquariaum, mở cửa tháng
10.2000 với hơn 8.000 loài cá nước mặn và nước ngọt... Đón khách
bằng món quà chim cánh cụt, lúc khách sắp về lại níu chân bởi một lễ
hội dân gian đặc sắc.
Đêm dạ tiệc ngoài trời chủ đề "Lanna Market" ở Mandarin Oriental
Dhara Dhevi Chiang Mai với gần 1.000 khách thật hoành tráng. Đêm
của ánh sáng, màu sắc, của những vũ nữ Thái Lan đẹp mê hồn bởi
nghệ thuật trang điểm, của những màn múa lửa ma quái phô trương sự
dẻo dai, khéo léo và sức mạnh của những chàng trai... Đêm của ẩm
thực mang hương vị Thái: Vị chua và cay đậm đà.
Trên hết là một không gian mở tạo cảm giác cho du khách muốn chia
sẻ, kết nối. Sự thân thiện, mến khách - có lẽ là điều mà người Thái Lan
muốn thể hiện. Sự thân thiện đó thể hiện ngay từ khi khách bước chân
lên máy bay của Hàng không Thái đã nhận được nụ cười tươi tắn và lời
chào với hai bàn tay chắp lại hình hoa sen của cô tiếp viên hàng không.
Một ấn tượng mạnh cho tôi là bữa tối ở Trung tâm văn hoá
Chiang Mai. Mua một vé: 370 baht/người (không tính đồ uống) -
gần 10USD là có quyền ngồi ăn tối với 4-5 món và xem hai
show diễn. Bạn có thể ngồi bệt xuống sàn nhà, ngồi ở bàn hay dọc hai
bên cánh à ăn, xem múa truyền thống Thái trên sân khấu nhỏ. Hết
show diễn cũng là lúc ăn xong.
Ra ngoài tản bộ, ngó nghiêng mấy dãy hàng bán đồ lưu niệm,
chừng 10 phút sau, show diễn thứ hai diễn ra ngoài trời trong
ánh sáng mờ tỏ, chỉ là mô phỏng một vài sinh hoạt văn hoá dân
gian của người dân tộc thiểu số: Đi chợ, thổi kèn, sàng sảy gạo,
nhưng rất sinh động, gợi cảm giác tò mò, muốn khám phá thêm
của du khách.
Khách sắp ra cửa thì màn pháo sáng ngoạn mục như một lời
chia tay đẹp. Xem show diễn này, tôi chợt nghĩ: Du lịch VN
hoàn toàn có thể làm được và làm hay, nhưng tại sao chúng ta
không làm được? Phải chăng sự lười nhác trong tư duy đã tạo
ra những chương trình nghệ thuật na ná như nhau, dài dòng,
nhạt nhẽo, gây cảm giác "bội thực" !
Thai massage cao cấp

Massage với người Thái là một nghệ thuật- một đặc sản mà ai cũng
nghe và muốn trải nghiệm. Đâu đâu cũng dày đặc những quảng cáo về
foot massage, oil massage, body massage và Thai massage. Ngay khu
chợ đêm, hình ảnh những du khách nằm dài ra thoải mái cho những cô
gái nâng niu xoa bóp bàn chân, bên cạnh khu ẩm thực ngào ngạt mùi
tôm càng nướng... như một ví dụ về sự hưởng thụ. Khu massage sang
nhất ở Chiang Mai nằm trong một resort có tên là Rarin Jinda Welliness
Spa Resort. Hơn 30 phòng cho khách nghỉ với giá khoảng 150USD/đêm.
Giá Thai massage thường từ 140 baht/1 giờ ngoài vỉa hè, 250
baht/giờ trong KS, ở đây giá trung bình là 1.500 baht/2 giờ (chưa kể
tiền VAT 7% và tiền tip cho nhân viên). Khách vào cửa được đón chào
bằng ly nước thơm mùi lá dứa. Nếu khách có nhu cầu, sẽ được tư vấn
khám bệnh từ bác sĩ của resort qua máy xét nghiệm mồ hôi tay.
Khởi đầu là ngâm chân bằng nước ấm với hương liệu, sau đó khách có
quyền yêu cầu phòng đơn hay phòng lớn. Kỹ thuật massage của nhân
viên không khác mấy so với các chỗ massage chất lượng ở ta. Có
chăng là được thư dãn toàn thân trong tiếng nhạc trữ tình không lời êm
dịu, mùi hương liệu toả nhẹ quấn quýt, những động tác thuần thục,
điệu nghệ của nhân viên.
Người đàn bà massage nói rất ít, chị ta bảo đã học nghề 1 năm và làm
ở đây trên chục năm. Chị nói: Hôm nay vui vì chị được massage cho 4
người; còn hôm kia, hôm qua, hai ngày có 1 khách.
Hỏi về thu nhập, chị ta cười: "Nói cho ông, ông lại đi nói cho bạn ông à.
Nhưng không nhiều tiền đâu".
Có lẽ nhân viên massage ở đây cũng giống hướng dẫn viên du lịch Thái
Lan, không có lương mà hưởng theo lượng khách hàng. Rồi thì 120
phút sung sướng cũng hết. Khách được mời dùng hoa quả, trà,
cà phê trước khi ra về.
Săn tìm đối tác
Ở Chiang Mai còn nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Thành phố cổ
Wiang Kum Kam, làng Noong Noc, Vườn hồng, Viện Bảo tàng
quốc gia, Vườn quốc gia Chiang Dao, Công viên voi, cung
đường thú ăn đêm Safari, thăm các ngôi chùa cổ ở LamPang...,
dạo phố trên những chiếc xe ngựa lóc cóc, ghé cửa hàng gốm
sứ...
Đến với "Diễn đàn du lịch vùng đông bắc Chiang Mai lần thứ 5" này,
ngoài việc khám phá, khảo sát các cung đường mới để mở tour, mọi
người còn có điều kiện gặp gỡ hứa hẹn những hợp tác về sau.

Chuyến Fam trip 5 ngày (đi Chiang Mai và Nakhon Ratchasima), để


công bố năm Du lịch Thái, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã tổ chức mời
khoảng 2.800 người - đại diện các Cty lữ hành quốc tế, hàng không,
báo chí, truyền thông của 18 nước về dự. Năm du lịch 2009, Thái Lan
chú ý nhiều hơn vào du lịch "lên rừng" - bên cạnh du lịch "xuống biển".
Nhấn mạnh yếu tố văn hoá trong du lịch với các loại hình văn hoá,
nghệ thuật dân gian...
Theo con số mà bên Tổng cục Du lịch Thái Lan đưa ra, trong năm nay
có khoảng 300.000 người Việt tới Thái Lan. Ơ chiều ngược lại, lượng
khách Thái Lan đến VN bằng 1/2 con số đó. Vì sao Thái Lan hấp dẫn
khách Việt? Bởi giá cả hợp lý, đi lại thuận tiện, có nhiều điểm ăn, vui
chơi giải trí và shopping.
Người Thái Lan "dẫn dụ" khách bằng 6 yếu tố: Image (hình
ảnh), taste (mùi vị), scent (khứu giác), sound (âm thanh),
touch (giao tiếp, tiếp xúc) và mind (sự thoả mãn về mặt tinh
thần". Bởi vì người Thái quan niệm: Ấn tượng đầu tiên sẽ tồn
tại mãi mãi. (First impression that last forever).
Du lịch VN có đuổi kịp Thái Lan?
18:39' 10/09/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - VN có trên 3.200km bờ biển với nhiều bãi biển
đẹp như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc... thế nhưng lượng
khách đến VN tổng cộng cũng chỉ bằng số du khách đến Pat-
taya, một điểm du lịch biển của Thái Lan. VN phải làm gì để phát
huy thế mạnh biển và liệu chúng ta có đuổi kịp Thái Lan?
Ông TJ Grundl-Hong. Ảnh: Ana Mandara.
VietNamNet đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với ông TJ Grundl-Hong,
Giám đốc kinh doanh kiêm Giám đốc Phát triển dự án của Tập đoàn Six
Senses, tập đoàn chuyên quản lý các resort (khu nghỉ dưỡng cao cấp)
tại nhiều nước trên thế giới và cũng đang quản lý 3 resort tại VN (Ana
Mandara Nha Trang, Vịnh Ninh Vân và Đà Lạt). 20 năm làm trong ngành
quản lý du lịch nghỉ dưỡng, trong đó 5 năm tại Thái Lan và 6 năm tại
VN ông TJ đã có những chia sẻ thiết thực cho du lịch VN.

>>> Ana Mandara Vietnam: Khu nghỉ mát tốt nhất thế giới
- Là người am hiểu về du lịch Thái Lan và VN ông có nhận xét gì về du
lịch của 2 quốc gia này trong quá khứ, hiện tại và tương lai?
- Du lịch Thái Lan phát triển trước VN khoảng 20 năm và được
như ngày hôm nay là nhờ vào hàng không phát triển mạnh, có
nhiều hãng máy bay và lịch bay đa dạng. Đồng thời chiến lược
khai thác du lịch của Tổng cục Du lịch Thái Lan rất mạnh, sẵn
sàng đầu tư nhiều tiền để phát triển ngành.
VN trước đây và cả bây giờ đều không có 3 yếu tố trên (du lịch VN ra
đời sau, hàng không ít, Tổng cục Du lịch VN chưa đầu tư quảng
bá mạnh cho thương hiệu du lịch VN).
Tuy nhiên, VN đang được du khách quốc tế xem là điểm đến mới, đây là
một thế mạnh. Số lượng du khách đến Thái Lan luôn nhiều hơn
VN nhưng nếu tính % tăng trưởng thì VN có chỉ số phát triển
nhanh. Khả năng VN có thể phát triển tốt hơn nữa nếu có sự
phối hợp giữa hàng không, khách sạn, dịch vụ du lịch…
- Hiện Ana Mandara đang quản lý các resort tại Phulket và nay là Nha
Trang, ông có so sánh nào giữa Phulket với Nha Trang?
- Tôi cho rằng hàng không là yếu tố cần thiết để thúc đẩy du
lịch phát triển. Ở Phulket cứ 30 phút là có 1 chuyến bay. Hơn
nữa tại Phulket đã có mặt các thương hiệu khách sạn, du lịch lớn trên
thế giới. Trong khi đó, tại VN các tuyến bay trong nước rất ít,
Nha Trang thì hiện chưa có sân bay gần thành phố (sân bay
Cam Ranh cách TP Nha Trang 40km nhưng lịch bay rất mỏng).
Nha Trang chỉ mới phát triển được 20% so với khả năng vốn có
của nó. Từ Cam Ranh cho đến Nha Trang trong vài năm nữa có
thể phát triển rất mạnh nếu các hoạt động du lịch tại đây được
đầu tư thêm.
VN mới khai thác được khoảng 10% tài nguyên du lịch biển.
Theo tôi từ 5 - 7 năm nữa Nha Trang sẽ trở thành điểm du lịch nổi tiếng
trong khu vực Đông Nam Á nhờ có thế mạnh là dân cư đông. Người dân
VN thích làm ăn và phát triển tại quê nhà của mình trong khi đó
Phulket rất ít dân, điều này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nhân lực, nhân sự
cao cấp. Ví dụ, sau các resort ở Đà Lạt, Ninh Vân (Khánh Hoà), Nha
Trang chúng tôi dự định phát triển ở Côn Đảo và Phú Quốc nhưng còn
đang gặp khó khăn về nhân sự cao cấp. Đặc tính của ngành này cần
phải có những người quản lý giỏi, dày kinh nghiệm nhưng tại các địa
phương này lại hiếm nhân sự.
- Tôi được biết chỉ tính riêng lượng du khách đến Pat-taya đã bằng số
khách đến VN, ông nghĩ gì về điều này?
- Pat-taya quá ô nhiễm và xô bồ. Có thể doanh thu hiện nay của
Pat-taya rất tốt nhưng đứng về hướng phát triển trong tương
lai thì không tốt. VN cần có thời gian từ 5-10 sẽ lớn mạnh. Phải có
thời gian chứ nếu gấp rút sẽ tự hủy mình, Chính phủ VN cần kiểm soát
không để du lịch phát triển tự phát dẫn đến xô bồ và việc quan trọng
nữa là VN cần khuếch trương, quảng bá thị trường du lịch nhiều hơn.
- Tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng tại VN ra sao? Mức độ cạnh tranh trong
ngành này đến đâu thưa ông?
- VN có trên 3.200km bờ biển VN nhưng điểm phát triển du lịch
biển chưa nhiều, tôi nghĩ hiện VN chỉ mới sử dụng hơn 10%
tổng diện tích biển và rất nhiều tỉnh có biển đẹp nhưng chưa
được khai thác. Do vậy tiềm năng của du lịch nghỉ dưỡng rất
lớn. Theo kế hoạch đến năm 2010 chúng tôi sẽ có tổng cộng 6
khu resort tại VN. Bên cạnh tiềm năng chúng tôi luôn lo ngại về
con người, rất thiếu người có kinh nghiệm và kiến thức điều
hành.
ãi biển Nha Trang. Ảnh: Ana Mandara
ạnh tranh cũng đang bắt đầu diễn ra trong ngành, theo tôi biết hiện
đang có ít nhất từ 5-6 tập đoàn và các công ty quản lý resort
quốc tế muốn bước chân vào VN, họ dòm ngó vào miền Trung,
từ Đà Nẵng, Hội An đến miền Nam.
- Đối tượng khách đến Ana Mandara là đối tượng nào? Tiêu chí gì để Six
Senses chọn một địa điểm phát triển kinh doanh? Người ta nói các tập
đoàn ngoại vào VN sẽ mang bí quyết, công nghệ theo, vậy Six Senses
đã mang gì vào VN?
- Lượng khách đến đây chủ yếu nghỉ dưỡng hoặc tìm hiểu về văn hóa
hoặc là khách đã đến nhiều nước Đông Nam Á nay muốn tìm điểm mới
lạ là VN. Nhìn chung đây là khách cao cấp (hơn 90% người nước ngoài)
- đối tượng tiềm năng của du lịch VN trong những năm tới.
Chúng tôi có 2 hướng để phát triển resort tại một nơi nào đó: bãi biển
đẹp riêng tư và quỹ đất rộng để có thể xây dựng lớn (làm người tiên
phong tại địa danh đó). Bí quyết, công nghệ Six Senses là kỹ năng
sales marketing, chiến lược đầu tư, hình thức đầu tư, khái niệm về đầu
tư và phát triển con người.
Chiang Rai
Bãi biển Nai Yang
Bãi biển Patong P
Phi Phi Leh
Phuket (thành phố)
W
Wat Chalong Đ
Đảo Phi Phi
Đảo Phi Phi Don

You might also like